1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Kinh tế nông nghiệp: Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang

73 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Tham Gia Mô Hình Du Lịch Nông Nghiệp Của Nông Hộ Tại Tỉnh An Giang
Tác giả Nguyễn Thị Lan
Người hướng dẫn TS. Lê Công Trứ, TS. Phạm Xuân Kiên
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành Phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 23,63 MB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phântích các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp củanông hộ tại tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đâ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

KEKE

NGUYEN THI LAN

CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET ĐỊNH THAM GIA

MO HÌNH DU LICH NONG NGHIỆP CUA NONG HO

TAI TINH AN GIANG

DE AN TOT NGHIEP THAC SY KINH TE NONG NGHIEP

Thành phó Hồ Chi Minh, tháng 01/2024

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HÒ CHÍ MINH

KRREKKRREEE

NGUYEN THI LAN

CAC YEU TO ANH HUONG DEN QUYET DINH THAM GIA

MO HÌNH DU LICH NÔNG NGHIỆP CUA NONG HO

TAI TINH AN GIANG

Chuyên ngành: Kinh tế nông nghiệp

Trang 3

CÁC YEU TO ANH HUONG DEN QUYÉT ĐỊNH THAM GIA

MO HINH DU LICH NONG NGHIEP CUA NONG HO

TAI TINH AN GIANG

NGUYEN THI LAN

Hội dong chấm đề án tot nghiệp:

1 Chủ tịch: TS ĐẶNG LÊ HOA

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

2 Thư ký: TS ĐÀNG QUANG VANG

Trường Đại học Sư Phạm Kỹ Thuật TP Hồ Chí Minh

3 Ủy viên: TS HOÀNG HÀ ANH

Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh

Trang 4

LÝ LỊCH CÁ NHÂN

Tôi tên Nguyễn Thị Lan, sinh ngày 03 tháng 02 năm 1991 tại Vĩnh Tế, ChâuĐốc, An Giang; Tốt nghiệp THPT tại Trường THPT Võ Thị Sáu năm 2009; Tốtnghiệp đại học Trà Vinh; ngành Kế Toán năm 2017

Tháng 12 năm 2021 theo học lớp Cao học ngành Kinh tế Nông nghiệp tạiTrường Dai học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh

Từ năm 2013 đến nay: làm việc tại UBND xã Ô Long Vĩ, huyện Châu Phú, tỉnh

Trang 5

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu, kết quảnghiên cứu nêu trong đề án 1a trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bất kỳ

công trình nào khác.

Tac giả dé án

Nguyễn Thị Lan

1H

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trong thời gian học tập, nghiên cứu và thực hiện đề án thạc sĩ, tôi đã nhậnđược sự giúp đỡ rất nhiều từ cơ sở đào tạo, cơ quan công tác, gia đình, bạn bẻ và đồngnghiệp; đặc biệt là sự quan tâm hướng dẫn, diều dắt tận tình của thầy TS Lê CôngTrứ và TS Phạm Xuân Kiên Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn đến:

- TS Lê Công Trứ và TS Phạm Xuân Kiên, người trực tiếp hướng dẫn khoahọc đã hỗ trợ, giúp đỡ trong quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài nghiên cứu này

- Quý thầy, cô và cán bộ quản lý Khoa kinh tế, phòng Sau Đại học Trường Đạihọc Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong thời gianhọc tập, nghiên cứu và thực hiện đề tài

- Gia đình đã luôn động viên tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trang 7

TÓM TẮT

Đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịchnông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang” được tiến hành tại tỉnh An Giang từtháng 05 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là phântích các yếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp củanông hộ tại tỉnh An Giang, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm thúc đây phát triển môhình du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang Đề tài thu thập số liệu sơ cấp với số mẫuđiều tra 106 nông hộ; kết quả khảo sát được tổng hợp, xử lý bằng phần mềm Excel

và SPSS 20 Qua nghiên cứu thu được kết quả như sau:

Nghiên cứu cho thấy có 06 biến tác động đến khả năng tham gia mô hình dulịch nông nghiệp của nông hộ ở tỉnh An Giang và được sắp xếp theo mức độ tác độnggiảm dần như sau: Diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình (DD); Vay tíndụng (VTD); Tập huấn (TH); Chính sách hỗ trợ nông hộ tham gia mô hình du lịch

nông nghiệp (CSHT); Dân tộc (DT); Thu nhập trong một năm của hộ gia đình (TN).

Đây là căn cứ quan trọng đề đề tài đề xuất các giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp

trên dia bàn tinh An Giang.

Đề án đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh AnGiang: Giải pháp liên quan đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia đình;Giải pháp nâng cao khả năng vay tín dụng; Giải pháp tăng cường tập huấn; Giải pháptăng cường chính sách hỗ trợ; Giải pháp khắc phục yếu tố dân tộc; Giải pháp cải thiện

thu nhập của hộ gia đình.

Trang 8

The study "Factors affecting the decision to participate in the agricultural tourism model of farming households in An Giang province" will be conducted in An Giang province from May 2023 to November 2023 Research objectives of the project The topic is the factor that affects the decision to participate in the agricultural tourism model of farmers in An Giang province, thereby proposing solutions to promote the development of the agricultural tourism model in An Giang province The project collects primary data with a survey sample of 106 farming households; Survey results were compiled and processed using Excel and SPSS 20 software Through the research, the following results were obtained:

The study shows that there are 6 variables that affect the ability of farming households to participate in the agricultural tourism model in An Giang province and are arranged in descending order of impact as follows: Area of agricultural land of the household family (DD); Credit loan (VTD); Training (TH); Policies to support farm households participating in the agricultural tourism model (CSHT); Ethnicity (Ethnicity); Household income in a year (TN) This is an important basis for the project to propose solutions to develop agricultural tourism in An Giang province.

The project proposes solutions to develop agricultural tourism in An Giang province: Solutions related to the agricultural land area of households; Solutions to improve credit borrowing ability; Solutions to enhance training; Solutions to strengthen support policies; Solutions to overcome ethnic factors; Solutions to improve household income.

VI

Trang 9

MỤC LỤC

TRANG Trang tựa

ae 1

LO Cam n0 01 1H LO1 CAM O11 1V

Tiền f lï nưangnitaBtegrEstttadotriysrliitrrrdo0iiwbgprrilnggriyHdaogsriaygsgsgriaeai V

LS | bu sngronBE SE snES80ï01.850/10G155:30n380Rcingii82EExiib 4U8f023g3X:3A2BUG-23BiGG00Đf380đ8GiSE43-4:8id5i0x30tjimiix9i-SiiBsssai vil Danh sach Cac bang TA 1X Danh sách các Hình - sen 1t 0n ng ng He neo x

THỂ enc ct NC SC SR IES |

LL TOng eo 0o 4

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới -2-222222222E222E22EE2EE2EE2EE2ZEZEErrrrrrrree 4

Ld? Caemg Wien err tron Ne so: gas su gi201665g810858SGG0G015E-SS2E4ESEEEEBSEEGEIRSSRBSEE.G288Eg.A.g.08i 6 1.1.3; Danh, 814, CACTEMICH CWU cence serene eeeienem een nee: 8

1.2 Tổng quan địa ban nghiên CO cccccecccecssessessessessesseeseestesesseeseestesteseeseeeeesees 12

1.2.1 Điều kiện tự Mhien oe ececcccceceesececeeecsvsecevssecseseeevssevsvssssesesessvseseveesevevees 121.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội - 2-22 222222E2E+2E2+Ez2Ezzzzzzzzze- 141.3 Tổng quan về du lịch nông nghiệp trên thé giới và tại Việt Nam 17

OU, aeagnnneanntooBototoinhoirtrrit0RigoisostnStigitinstbietirotGtlGSgi9 R00 008B 17

1.3.2 Tat Vidt Naim 11157 20

Chương 2 NOI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 3

2.1 Co và 22 2.1.1 Du lịch nống gi p cong nung 01g tan g3994612gG81163G8i0058ĐLGA4G.DSSĐESSGE-SE4I4L838g8H.a86 22

2.1.2 Điểm khác biệt giữa du lịch nông nghiệp và các loại du lich khác 26

Pu oi sáu: 00 20:0 0 27

Vil

Trang 10

2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu 5 +22 +++£+E+sEEerkerrerrerrrrrerek 27 2,2.2›.PHEƠHE DHápP xứ lý: Plat We dữ LEU ccc cnescesrenaasncesmassnenennven eeremsmeounseun 28 22:33 M6 hình:nhi1ệnT:CỮg:zyxeecee22s00300483383HE8353383885033085853B1GIERERESgSkIGIAS38gEiG8g8G388 29Chương 3 KET QUA VÀ THẢO LUAN 00 cocccscsscsscsssessesssessesssessestieesessnstseesteeseess 33

3.1 Thực trang phát trién mô hình du lịch nông nghiệp ở tinh An Giang 33

3.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịch

nông nghiệp của nông hộ ở tỉnh An Giang -c -39

3.2.1 Pha tích dae điểm mẫu nghiỀnkỮU sasseeeeeeoiisokiokiotdictdiSt0iSi0.G0883600/460803000388 393.2.2 Mức độ ảnh hưởng của các yếu tô đến quyết định tham gia mô hình du

lịch nông nghiệp của nông hộ ở tỉnh An Giang - eee 5-<<+<c<s2 413.3 Đề xuất giải pháp phát triển du lịch nông nghiệp trên địa bàn tỉnh An

6.0 46

3.3.1 Giải pháp liên quan đến diện tích đất sản xuất nông nghiệp của hộ gia

0U a7 46 3.3.2 Giải pháp nâng cao khả năng vay tin dụng eee eens eeeeeeeees 46

3.3.3 Giải pháp tăng cường tập huấn -22222222222E22E22E2EEEErrrrrrrrree 47

3.3.4 Giải pháp tăng cường chính sách hỗ trợ -2 2- 2©222-++ze+ze+zxe- 47

3.3.5 Giải pháp khắc phục yếu tố dân tộc -222++2z+2++2++zzzzzxzzzzzxe+ 48

3.3.6 Giải pháp cải thiện thu nhập của hộ gia đình - eee eect rere 48

TAT DOT TTA 84,2 58m 5I

PHU LUC 0 ÔỎ 56

Vill

Trang 11

DANH SÁCH CÁC BANG

BANG TRANGBảng 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An

GEO soe set seo ore eee ease 9 Bang 2.1 So sánh du lịch nông nghiệp va du lich nông thôn - - 27

Bang 2.2 Các biến và kỳ vọng dau các biến 2-52+szsszeezerererece-c 32Bang 3.1 Số điểm du lịch nông nghiệp tại An Giang 2 22552555z£: 34

Bảng 3.2 Số lượng du khách tham quan du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang giai

(G811/2010 = DODD LussasseeisiedetibikatSugisdiussok-4uElbtoasSSEG108i18A080l1588tkgödsiostg.SLsgitigiraussiisrisask.2Ið)

Bang 3.3 Các di tích lịch sử - văn hóa được xếp hạng cấp quốc gia 36Bang 3.4 Một số lễ hội trên địa bàn tỉnh An Giang 22©22 5522222222222 37Bảng 3.5 Thành phần các hộ tham gia mô hình du lịch nông nghiệp được khảo

ee

Bang 3.6 Đặc điểm nông hộ khảo sát tại tinh An Giang -2-55 - 40Bang 3.7 Kết quả phân tích hồi quy -2 222252222z222+22E2EE22E+2E+zzxzzzrrsez 42Bảng 3.8 Ước tính xác suất hộ quyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp

của nông hộ O'tinh An Giang ssisssssesssexsss1i011165111604110143163535155601/381600335 8889380 45

1X

Trang 12

DANH SÁCH CÁC HÌNH

HÌNH TRANGHình 1.1 Bản đồ hành chính tinh An Giang 22 2 2222222222E2E2222z2zzzzx2 12Hình 2.1 Mô hình phân tích quyết định tham gia hoạt động du lịch của nông hộ 29

Trang 13

MỞ DAU

Đặt vẫn đề

Những năm gần đây, Việt Nam đã nỗ lực tìm hướng phát triển để nâng tầm vịthế của du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới Tài nguyên du lịch của ViệtNam da dạng, phong phú, trải doc miền đất nước mang đến cho nước ta lợi thế về

du lịch vô cùng to lớn Tuy nhiên, sự phát triển của ngành Du lịch trong nước vẫnchưa tương xứng với tiềm năng vốn có của nó Sự trùng lặp trong các sản phâm dich

vụ, yếu kém trong khả năng cung cấp các sản phẩm du lịch đặc trưng, đặc sắc khiếncho ngành Du lịch Việt Nam không tạo được ấn tượng trong lòng khách quốc tế cũng

như khách nội địa.

Du lịch nông nghiệp là loại hình đã được phát triển ở nhiều quốc gia trên thégiới Bằng cách kết hợp nông nghiệp và du lịch, du lịch nông nghiệp mang lại nguồnthu mới từ sự đa dạng sản phẩm du lịch cũng như gia tăng giá trị của hoạt động sảnxuất nông nghiệp Du lịch nông nghiệp thé hiện vai trò hap dan và đóng góp vào việc

tạo ra động lực mới cho nông thôn vùng và địa phương.

Phát triển du lịch nông nghiệp là xu hướng được quan tâm ở Việt Nam khoảng

hai thập kỉ trở lại đây Trước những tăng trưởng mạnh mẽ của dòng khách trong và

ngoài nước, việc đa dạng sản phẩm du lịch, nâng cấp hệ thống điểm đến là nhu cầutất yếu ở các địa phương; trong đó đặc biệt hướng đến các khu vực nông thôn vớitruyền thống nông nghiệp lâu đời Thực tế đã có nhiều mô hình du lịch nông nghiệp

đã và đang khai thác ở nước ta như trải nghiệm nông nghiệp công nghệ cao, tham

quan trang trại, miệt vườn cây ăn trái ở Da Lạt hay vùng Đồng bằng sông Cửu

Long Du lịch nông nghiệp trở thành một phương tiện gia tăng thu nhập cho hoạt động nông trại và nông dân, trở thành phương thức xóa đói giảm nghèo hiệu quả.

Tại An Giang việc phát triển du lịch nông nghiệp còn nhiều hạn chế như nguồnnhân lực đành cho phát triển du lịch nông nghiệp còn thiếu về số lượng và hạn chế vềchất lượng Người nông dân chưa được đào tạo về du lịch và các kĩ năng cơ bản vềkinh doanh tổ chức du lịch Các điều kiện về cơ sở hạ tầng, quảng bá hình ảnh còn

Trang 14

chưa đáp ứng được các yêu cầu của phát triển du lịch Cơ sở hạ tầng, đặc biệt là cơ

sở lưu trú, tham quan còn yếu Các hình thức quảng bá còn hạn chế Việc đầu tư chophát triển du lịch nông nghiệp còn mới ở dạng thử nghiệm Việc quy hoạch và địnhhướng tổ chức phát triển du lịch nông nghiệp còn chưa được thực hiện dé phát huycác thé mạnh sẵn có của du lịch nông nghiệp tại tỉnh

Nhằm mục tiêu vừa khai thác được thế mạnh, vừa đảm bảo yêu cầu phát triểnbền vững vùng nông thôn, An Giang đã bước đầu quan tâm đến hướng đi mới, đó làkhai thác hoạt động du lịch vùng nông thôn trong những năm gần đây, với các loạihình như homestay, chợ nôi, làng bè, làng nghề truyền thống, du lịch sông nước, dulịch tâm linh, Đề thực hiện mục tiêu đó, cần thiết có giải pháp thúc đây phát triển

du lịch nông nghiệp tỉnh An Giang.

Xuất phát từ thực tiễn đó, đề tài “Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham

gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang” được thực hiện Mục tiêu nghiền cứu

- Đánh giá thực trạng phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang

- Phân tích các yếu tổ ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lich

nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang.

- Đề xuất các giải pháp thúc đây phát triển mô hình du lịch nông nghiệp tạitỉnh An Giang.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham

gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang.

Đối tượng khảo sát của đề tài là nông hộ có tham gia và không tham gia mô

hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang.

Trang 15

Phạm vi nghiên cứu

Phạm vi không gian: các huyện Tinh An Giang.

Phạm vi thời gian: Tiến hành điều tra phỏng vấn nông hộ có tham gia và khôngtham gia mô hình du lịch nông nghiệp tại tỉnh An Giang từ tháng 06 năm 2023 đếntháng 07 năm 2023 Số liệu thứ cấp được thu thập trong thời gian từ năm 2018 đến

Chương 2: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Trình bày cơ

sở lý luận về phát triển mô hình du lịch nông nghiệp, trình bày về các phương pháplàm cơ sở cho nghiên cứu và các phương pháp chọn mẫu, thu thập số liệu, phươngpháp phân tích dit liệu dé thực hiện đề tài

Chương 3: KET QUA VÀ THẢO LUẬN: Trình bày một số đặc điểm của mẫukhảo sát, những kết quả thảo luận quan trọng về thực trạng phát triển mô hình du lịchnông nghiệp tai tinh An Giang, phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến phát triển môhình du lịch nông nghiệp và đề xuất các giải pháp phát triển mô hình du lịch nông

nghiệp tại tỉnh An Giang.

KET LUẬN VÀ KIÉN NGHỊ: Khang định kết quả nghiên cứu, nêu nhữngphát hiện của đề tài và đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo

Trang 16

Chương 1

TONG QUAN

1.1 Tổng quan tài liệu

1.1.1 Các nghiên cứu trên thế giới

Menon (2019) đã nghiên cứu sự tham gia của cộng đồng trong quan lý du lịchsinh thái tại thác nước Athirappilly và Vazhachal, hai điểm du lịch sinh thái nổi tiếngcủa Kerala An Độ Theo tác giả, sự tham gia của cộng đồng địa phương vào việc quản

lý các điểm du lịch sinh thái sẽ giúp họ nâng cao vị thế của mình đồng thời đảm bảoquản lý tài nguyên thiên nhiên một cách hiệu quả Nghiên cứu đã tìm hiểu các yếu tôảnh hưởng đến sự tham gia của cộng đồng trong quản lý du lịch sinh thái tạiAthirappilly và Vazhachal thông qua phỏng vấn 220 cán bộ quản lý Sử dụng phươngpháp phân tích nhân tố khám phá và hồi quy tuyến tính, các biến (1) Kiến thức vềMôi trường đối với Phát triển Bén vững và (2) Tác động Kinh tế được Nhận thức củaQuản lý Du lịch Sinh thái Dựa vào Cộng đồng có ảnh hưởng nhiều hơn đến Sự Thamgia vào Quản lý Du lịch Sinh thái Dựa vào Cộng đồng

Yeboah và cộng sự (2017) đã sử dụng mô hình logit để xác định các yếu tốảnh hưởng đến việc áp dụng du lịch nông nghiệp của các nông hộ nhỏ ở Bắc Carolinabằng cách sử dụng một cuộc khảo sát Kết quả cho thấy (1) trình độ đại học có tácđộng lớn nhất đến việc tham gia vào du lịch nông nghiép, tiép theo là (2) chung tộc,(3) công chúng tiếp cận trang trại dé giải tri, (4) trang trại có hơn 50 mẫu đất đượccoi là không thích hợp cho cây trồng sản lượng và (5) tổng số đất sở hữu Các yếu tôkhác như trang trại gần thành phố, mức độ sẵn sàng trả tiền để được tư vấn quản lýtrang trại và thu nhập hộ gia đình trước thuế cũng ảnh hưởng đáng ké đến việc áp

dụng du lịch nông nghiệp.

Trang 17

Theo Joo và cộng sự (2013), du lịch nông nghiệp là một nguồn thu nhập thaythé từ nông trai Tác gia đã đánh giá sự tham gia của nông dân vào các hoạt động du

lịch nông nghiệp dé đánh giá tác động của việc tham gia đối với thu nhập của nông

hộ và trở lại tài sản bằng cách sử dụng một cuộc khảo sát lớn ở cấp trang trại Sử dụng

dữ liệu Khảo sát Quản lý Nguồn lực Nông nghiệp của USDA (ARMS) cho năm 2006,

2007 và 2008, kết hợp mô hình probit, kết quả cho thấy rằng các tuổi của chủ hộ,trình độ học vấn và phụ nữ có nhiều khả năng tham gia vào lĩnh vực du lịch nôngnghiệp hơn Tuy nhiên, trợ cấp của chính phủ và dân số của khu vực có tương quannghịch với du lịch nông nghiệp Trong số các loại hình hoạt động trang trại được khảosát, các trang trại quy mô nhỏ liên quan đến du lịch nông nghiệp tạo ra thu nhập hộgia đình và lợi nhuận cao nhất cho tài sản Đối với những người điều hành các trangtrại nhỏ, du lịch nông nghiệp có thé thúc day kinh tế của các hộ nông dân

Bagi và cộng sự (2012) đã sử dụng khảo sát nông trại quốc gia và mô hìnhlogit dé xác định các yếu té ảnh hưởng đến sự tham gia của nông dân Hoa Kỳ tronglĩnh vực du lịch nông nghiệp Kết quả cho thay các yếu tố ảnh hưởng đến việc thamgia vào du lịch nông nghiệp bao gồm: (1) Diện tích dat sở hữu; (2) Phan trăm diệntích đất không thê trồng trọt; (3) Tham gia các chương trình bảo tồn; (4) Tham giacác tô chức trang trại, hợp tác x4; (5) Tuôi của người điều hành; (6) Truy cập internet;(7) VỊ trí ở vùng núi; (8) VỊ trí ở trung tâm thành phó: (9) Khoảng cách đến các thành phó; (10) Trình độ học van và (11) Tiếp cận trang trại dé giải trí Trong đó, việc hộdân tiếp cận trang trại dé giải trí có tác động tích cực lớn nhất, tiếp theo là các trangtrai gần các thành phó trung tâm, trang trại ở vùng Rocky Mountain và SouthernPlains Việc nhắm mục tiêu đến các trang trại và nông dân có những đặc điểm nay cóthé làm tăng sự thành công của các nỗ lực xúc tiến du lịch nông nghiệp

Duk-Byeong Park (2012) đã nghiên cứu các yêu tố vốn xã hội ảnh hưởng đếnquản lý xung đột cộng đồng cho người dân cộng đồng tại các làng du lịch nông thôn.Một cuộc khảo sát bao gồm các bảng câu hỏi tự quản lý đã được thực hiện với ngườidân của các cộng đồng du lịch nông thôn Các cuộc điều tra tự quản này được thuthập từ 380 cư dân cộng đồng trong khu vực nghiên cứu Phương pháp phân nhóm

Trang 18

nhân tố xác định các phân khúc khác biệt: vốn xã hội cao (52%) và vốn xã hội thấp(47,7%) Việc ước lượng mô hình hồi quy logistic nhị phân xác định các đặc điểm

của cư dân cộng đồng có nhiều khả năng gắn liền với từng loại vốn xã hội nhất Kết

quả chỉ ra rằng nông dân trồng cây ăn quả, rau và lúa, những người cũng điều hành

các cơ sở kinh doanh lưu trú tại nông trại và các chương trình hoạt động nông thôn

cho khách du lịch là những người có tính xã hội cao nhất Tác giả đề xuất rằng một

số loại chương trình chính sách của chính phủ sẽ hữu ích cho việc tăng vốn xã hội và

quản lý xung đột cộng đồng bằng cách tham gia vào hoạt động kinh doanh du lịch

1.1.2 Các nghiên cứu trong nước

Theo Đinh Phi Hồ và cộng sự (2022), du lịch nông nghiệp tạo công ăn việc làmcho các thành viên hộ gia đình, đa dạng hóa các hoạt động canh tác và các nguồn thunhập, đồng thời giảm bớt sự phụ thuộc vào thiên nhiên của hộ gia đình Nghiên cứucủa nhóm tác giả sử dụng phân tích hồi quy Binary Logistic dé tiến hành khảo sáttrực tiếp 450 hộ nông nghiệp ở Đồng bằng sông Cửu Long, Việt Nam Kết quả chỉ ra

rằng các yêu tố ảnh hưởng bao gồm: (1) tuổi của chủ hộ, (2) trình độ học vấn của chủ

hộ, (3) Diện tích đất nông nghiệp, (4) thu nhập, (5) truy cập Internet, (6) tính đa dạng

của mô hình canh tác, (7) thành viên của các hội nông dân, công đoàn và câu lạc bộ

khuyến nông, (8) thành viên trong các hiệp hội du lịch, tổ chức du lịch, (9) Nhận sự

hỗ trợ các chính sách của chính quyền địa phương, (10) nhận thức về lợi ích của dulịch nông nghiệp, (11) Khoảng cách giữa các trang trại và các điểm du lịch nôngnghiệp

Nguyễn Thị Kim Thoa (2022) đã nghiên cứu các yếu tô tác động đến tham giavào quản lý du lịch cộng đồng tại vùng Đồng Tháp Mười nhằm mục đích hiểu rõ ýđịnh tham gia của cộng đồng địa phương trong hoạt động quản lý du lịch cộng đồngtại vùng nghiên cứu Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 444 thành viên cộng đồng địaphương tại vùng nghiên cứu về các yêu tố ảnh hưởng đến tham gia quản lý du lịchcộng đồng tại vùng Đồng Tháp Mười hiện nay Nghiên cứu đồng thời đánh giá sự tácđộng lẫn nhau giữa các nhân tố này thông qua phân tích cấu trúc tuyến tính SEM và

đã khám phá các yếu tố gồm: (1) động lực dé tham gia vào du lịch cộng đồng, (2)

Trang 19

kiến thức môi trường, (3) nhận thức về kinh tế, (4) nhận thức về tác động văn hóa và(5) nhận thức về du lịch cộng đồng đối với ý định của cộng đồng có tác động đếntham gia vào quản lý du lịch cộng đồng tại vùng Đồng Tháp Mười.

Nguyễn Hồng Hà (2020) đã nghiên cứu về các yếu tô ảnh hưởng đến sự thamgia của hộ nông dân trong tô chức du lịch cộng đồng ở tỉnh Trà Vinh được thực hiệnbằng cách thu thập dữ liệu sơ cấp từ 200 hộ gia đình ở ba cù lao Tân Quy (huyện CầuKè), Long Trị (thành phố Tra Vinh) và Hòa Minh (huyện Châu Thành) của tỉnh TraVinh Thông qua việc sử dụng mô hình hồi quy Binary logistic, nghiên cứu cho thấy

có sáu yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia vào du lịch, bao gồm (1) tuéi nôngdân, chủ hộ, (2) trình độ học van của chủ hộ, (3) quy mô hộ, (4) thu nhập gia đình,(5) quan hệ xã hội và (6) nghề truyền thống Đặc biệt, ngành nghề truyền thống, thunhập hộ gia đình và các mối quan hệ xã hội ảnh hưởng mạnh mẽ đến việc nông dântham gia tổ chức các hoạt động du lịch cộng đồng ở tỉnh Trà Vĩnh

Theo Nguyễn Đoàn Hạnh Dung và Trương Thị Thu Hà (2019), sự tham giacủa cộng đồng địa phương trong việc ra quyết định, thực hiện và chia sẻ lợi ích từ dulịch được xem là một yếu tố then chốt đề phát triển du lịch bền vững tại địa phương

đó Kết quả từ số liệu điều tra 133 người dân và phỏng vấn sâu 25 đáp viên đại diệncác bên liên quan phản ánh rằng đa phần người dân ở làng Thanh Thủy Chánh hiện

đang tham gia vào du lịch ở mức “thụ động” theo thang phân loại của Tosun (2006).

Bên cạnh các đặc điểm nhân khẩu học, kết quả mô hình phân tích nhân tố khám pháEFA cho thấy quyết định tham gia của người dân vào du lịch địa phương chịu sự chiphối của 6 nhân tố theo mức độ giảm dan là: (1) hiểu biết về du lich địa phương, (2)thái độ tích cực tham gia, (3) năng lực phục vụ du lịch, (4) khả năng ra quyết định,(5) sự tin tưởng các bên liên quan và (6) năng lực tiếp cận du khách của người dân.Điều này cho thấy việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương vào pháttriển du lịch tại làng Thanh Thủy Chánh là khả quan nếu như có các giải pháp vàchính sách phù hợp để nâng cao nhận thức, năng lực, vai trò tham gia của người dân

và gắn kết chặt chẽ giữa các bên liên quan

Trang 20

Ngô Thị Liên (2018) đã đánh giá sự tham gia của người dân trong hoạt động

du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà, huyện LạcDương, tỉnh Lâm Đồng Nghiên cứu được tiến hành bằng phương pháp điều tra quabảng câu hỏi phỏng van trực tiếp 85 hộ gia đình tại xã Đa Nhim và xã Da Chais Sửdụng phương pháp thông kê mô tả, mô hình hồi quy Binary logistic và kiểm địnhANOVA, kết quả cho thay ba van đề chính: (1) Mức độ tham giam gia của cộng đồngcòn thụ động, cộng đồng tham gia từng nhóm và được trả công, cộng đồng tham giađóng góp ý kiến cho quá trình lập kế hoạch phát triển nhưng quyền quyết định vẫnphụ thuộc vào Ban Quản lý Vườn; (2) Khả năng chấp nhận tham gia du lịch của ngườidân địa phương là rất thấp 39,45%; các yếu tô ảnh hưởng đến mức độ tham gia củangười dân bao gồm độ tuổi, trao đổi văn hóa, trình độ học vấn, thời gian sinh sống;(3) Thái độ của cộng đồng đối với phát triển du lịch là rất tích cực, những người tham

gia du lịch có thái độ và nhận thức tích cực hơn những người không tham gia du lịch.

Dựa trên cơ sở đó, nghiên cứu đưa ra một số giải pháp hướng đến phát triển du lịch

bên vững tại Vườn quốc gia Bidoup Núi Bà

Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự (2012) đã xác định các nhân tốảnh hưởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân ở tỉnh

An Giang Số liệu của nghiên cứu được thu thập từ 135 hộ gia đình (80 hộ đã thamgia và 55 hộ chưa tham gia tổ chức du lịch cộng đồng) tại hai xã Mỹ Hòa Hưng (huyệnChợ M61) và xã Châu Giang (Thị xã Tân Châu) tỉnh An Giang Ứng dụng mô hìnhhồi quy Binary Logistic, nghiên cứu cho thấy, 5 nhân tố ảnh hưởng đến quyết địnhtham gia tổ chức du lịch cộng đồng của người dân là (1) trình độ học vấn của chủ hộ,(2) qui mô gia đình, (3) thu nhập gia đình, (4) vốn xã hội và (5) nghề truyền thống.Trong đó, nhân tố qui mô gia đình tác động mạnh nhất đến quyết định tham gia phat

triển du lịch của người dân

1.1.3 Đánh giá các nghiên cứu

Dựa trên các nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước liên quan đến cácyếu tô ảnh hưởng đến quyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộtại tinh An Giang và được tổng hợp trong Bang 1.1:

Trang 21

Bang 1.1 Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến quyết

định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ tại tỉnh An Giang.

STT Tên tác giả - công trình

nghiên cứu Phương pháp Nhân t6 ảnh hưởng

Ngô Thị Liên, 2018 Đánh

giá sự tham gia của người

dân trong phát triển du lịch

sinh thái dựa vào cộng đồng

tại Vườn Quốc gia

Nguyễn Hồng Ha., 2020

Nghiên cứu các yếu tố ảnh

hưởng đến việc tham gia tổ

chức du lịch cộng đồng của

hộ nông dân tại tỉnh Trà

Vinh, Việt Nam

Mô hình hồi quy

Binary Logistic

(1) tuổi nông dân, chủ hộ,(2) trình độ học vẫn của

chủ hộ, (3) quy mô hộ, (4) thu nhập gia đình, (5)

quan hệ xã hội và (6) nghềtruyền thống

sông Cửu Long, Việt Nam

Mô hình hồi quy

đa dạng của mô hình canh tác, (7) thành viên của các hội nông dân, công đoàn

Trang 22

STT Tên tác giả - công trình

nghiên cứu Phương pháp Nhân tố ảnh hưởng

Nguyễn Thị Kim Thoa,

2022 Nghiên cứu các yếu tố

tác động đến ý định tham gia

vào quản lý du lịch cộng

đồng của người dân địa

phương: Nghiên cứu điển

hình tại vùng Đồng Tháp

Mười.

Phân tích cấutrúc tuyến tính

Nguyễn Đoàn Hạnh Dung,

Trương Thị Thu Hà, 2019.

Sự tham gia của cộng đồng

địa phương trong phát triển

du lịch tại làng Thanh Thủy

năng ra quyết định, (5) sự

tin tưởng các bên liên

quan và (6) năng lực tiếpcận du khách của người dân

Menon K S.,2019 Sự tham

gia của cộng đồng trong

quản lý du lịch sinh thái với

tham chiếu đặc biệt đến

(2) Tác động Kinh tế

Bagi, F., & Reeder, R.,

2012 Các yếu tô ảnh hưởng

đến sự tham gia của nông

dân vào du lịch nông nghiệp.

Mô hình hồi quy

Binary Logistic

(1) Diện tích đất sở hữu:(2) Phần trăm diện tíchđất không thể trồng trọt;

(3) Tham gia các chương

Trang 23

Tên tác giả - công trình

STT nghiên cứu Phương pháp Nhân tố ảnh hưởng

vùng núi; (8) VỊ trí ở

trung tâm thành phố: (9)Khoảng cách đến cácthành phố; (10) Trình độhọc vấn và (11) Tiếp cậntrang trại dé giải trí

Joo, H., va cs 2013 Sự tham (1) tuổi của chủ hộ, (2)

gia của nông dân vào du lịch trình độ học vấn và (3)

9 nông nghiệp: Liệu nó có ảnh Mô hình probit giới tính, (4) trợ cấp của

hưởng đến kết quả cuối chính phủ và (5) dân sốcùng? của khu vực

Duk-Byeong Park và cs

2012 Các yêu tổ ảnh hưởng Mô hình hồi quy (1) Loai hinh trang trai,

10 dén vôn xã hội trong các _ ms (2) Loai cay trong vat

yêu tô ảnh hưởng đên việc ee ls ae - ah Be

7 ted du lịch nô hie Mô hình hôi quy tiếp cận trang trại dé giải

ich nông nghi n " : :

pews l KG: Binary Logistic trí, (4) diện tích trang trạicủa các hộ nông dân nhỏ ở " ` —_

dữ liệu khảo sát Các nghiên cứu trước đây đã xác định các yếu tố ảnh hưởng đếnquyết định tham gia mô hình du lịch nông nghiệp của nông hộ, tuy nhiên đề tài nhậnthấy có 06 yếu tố được xác định nhiều nhất là Trình độ học van, Thu nhập Diện tíchđất sản xuất, Chính sách hỗ trợ Day là cơ sở quan trọng mà dé tài có thé kế thừa

để xác định các nhân tố qua đó xây dựng mô hình nghiên cứu

11

Trang 24

1.2 Tổng quan địa bàn nghiên cứu

1.2.1 Điều kiện tự nhiên

Tinh An Giang nằm ở phía Tay Nam của vùng ĐBSCL, thuộc phần hữu ngạnsông Tiền, và có một phần nằm trong vùng tứ giác Long Xuyên Toàn tỉnh có diệntích tự nhiên 3.536,76 km? Phía Bắc và Tây Bắc giáp Campuchia với chiều dài

đường biên giới 104 km (theo Hiệp ước hoạch định biên giới Việt Nam — Campuchia

ký ngày 27/12/1985), Tây Nam giáp tỉnh Kiên Giang 69,789 km, Nam giáp tinh CầnThơ 44,734 km và Đông giáp tinh Đồng Tháp 107,628 km2

12

Trang 25

TP.Cần Thơ 60 km, cách thủ đô Phnôm Pênh khoảng 200km, có cửa khẩu quốc tếđường sông và đường bộ (cửa khâu quốc gia), trong đó trục đường bộ chính là QL91nối với QL2 của Campuchia qua cửa khẩu Xuân Tô (huyện Tịnh Biên) và trụcđường thủy quốc tế là sông Tiền, sông Hậu, bước đầu đã tạo thuận lợi trong quá trìnhhội nhập phát triển kinh tế — xã hội với các nước trong khu vực và nhất là mở rộngtrao đôi hàng hóa trực tiếp với nước bạn Campuchia cũng như các tỉnh ở Đồng bằng

sông Cửu Long.

Nhiệt độ trung bình nhiều năm (giai đoạn 2008 — 2012) là 27,49°C Chênhlệch giữa nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất (tháng 4) và tháng lạnh nhất (thang 1)

là 3,2°C Thời kỳ lạnh nhất là các tháng 12, tháng 1 và tháng 2 có nhiệt độ vào khoảng25,4°C — 27,3°C Tháng có nhiệt độ trung bình 5 năm thấp nhất là tháng 1, nhiệt độtrung bình tháng này là 26°C Thời kỳ nóng nhất là các tháng 5, tháng 6 Tháng

có nhiệt độ trung bình 5 năm cao nhất là tháng 5, nhiệt độ trung bình là 28,5°C

Vậy, với nền nhiệt cao khá đều trong năm, giàu nắng và ít bão, điều kiện khíhậu ở An Giang rất thuận lợi cho phát triển sản xuất nông nghiệp, có thể thâm canhtăng vụ và tăng năng suất cây trồng một cách rộng rãi theo không gian và thời gian

Độ âm không khí thay đổi theo mùa và phân chia thành hai mùa khô - âm khá

rõ rệt Với mùa nắng có độ âm bình quân tháng dao động trong khoảng 77% - 79,5%

và mùa mưa có độ âm bình quân tháng dao động trong khoảng 79,75% - 84,25%.Thời kỳ khô trùng với mùa ít mưa, từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, độ âm trungbình giảm xuống khoảng 78%, tháng khô nhất thường là tháng 4 và tháng 12 Thời

kỳ âm trùng với mùa mưa, từ tháng 5 đến tháng 11, độ âm trung bình thường vượt83% Tháng 4m nhất thường là thang 6 va thang 7

Mưa ở khu vực tỉnh An Giang nguyên nhân chủ yếu là do hoạt động của ápthấp nhiệt đới và gió mùa Tây Nam từ vịnh Beigan mang nhiều hơi nước thôi vào

Do mặt đất bị đốt nóng mà tạo các dòng đối lưu, buổi chiều mỗi trận mưathường chỉ đạt từ 15 - 20 mm diện hẹp Tuy nhiên vẫn có nhiều trận mưa giông đạttrên 100mm Một nguyên nhân nữa là do dai hội tụ nhiệt đới di chuyền trên đồngbằng Nam Bộ và gây ra mưa lớn và dài ngày

Trang 26

Lượng mưa trung bình nhiều năm ở An Giang vào khoảng 1200 - 1600 mm,nơi nhiều mưa nhất chủ yếu xảy ra ở vùng có địa hình là đồi núi Hằng năm có khoảng

140 - 180 ngày mưa.

Ché độ mưa bị phân hoá thành 2 mùa rõ rệt Mùa mưa xảy ra từ tháng 5 đếntháng 11 Mùa khô kéo đài từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau

Lượng mưa hàng năm tập trung hầu hết vào mùa mưa chiếm 80 - 85% tông

lượng mưa cả năm Lượng mưa mùa mưa lớn lại trùng vào mùa nước lũ của sông Mê

Kông đồn về hạ lưu nên đã gây ra tình trạng úng tổ hợp với ngập lụt, chi phối đếnnhiều hoạt động sản xuất và đời sống

1.2.2 Tình hình phát triển kinh tế - xã hội

Tình hình phát triển kinh tế

a Về tăng trưởng kinh tế

Giai đoạn 2011— 2020, GDP bình quân của tỉnh An Giang đạt tốc độ tăng bình

quân hàng năm là 9,63%/nam, trong đó giai đoạn 2016-2020 tăng 10,34%/nam va

giai đoạn 2011-2015 tăng 8,93%/nam Đây là mức tăng truởng khá ấn tuợng khi sosánh với mặt bằng chung của cả nước (tốc độ tăng trưởng của các giai đoạn

tương ứng là 7,26%, 7,01% và 7,51%) Xét riêng từng lĩnh vực, khu vực dịch vụ đạt

tốc độ tăng nhanh nhất với 13,46%/năm trong giai đoạn 2006-2010, tiếp đến là khuvực công nghiệp — xây dựng với 12,97%/năm và cuối cùng là khu vực Nông nghiệp,

Lâm nghiệp, Thủy sản tăng 3,77 %/nam.

b Về chuyén dich cơ cấu kinh tế

Cơ cấu kinh tế tỉnh An Giang tiếp tục chuyên dịch theo hướng tích cực Nhờ

đạt được sự tăng truởng mạnh, tỷ trọng của ngành dịch vụ trong GDP toàn tỉnh đã tăng từ 47,9% năm 2011 lên 52,7% năm 2016 và 57,3% năm 2020, cao hơn so với

toan vùng Đồng bằng sông Cửu Long (35%) và cao hơn của cảnước (38,3% ) Ngược

lại, tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản đã giảm tương ứng từ 39,9%

xuống còn 34,6% và 24,5%, tuy đã thấp hơn mức bình quân vùng Đồng bằng sôngCửu Long (40,1%) nhưng vẫn cao so với mặt bằng chung của cả nước (20,58%) Tỷtrọng ngành công nghiệp khá ôn định và ở mức thấp (12,8%)

14

Trang 27

c Về sản xuất Nông nghiệp

Xu hướng chuyền dich cơ cấu kinh tế của tỉnh An Giang theo hướng phi nôngnghiệp được phản ánh rõ hơn qua sự thay đổi của tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuấtnông, lâm nghiệp và thủy sản: Nếu giai đoạn 2011- 2015, tốc độ này đạt bình quân

6,2%/ năm thì giai đoạn 2016-2020 chỉ con là 3,9%/nam.

Trong hơn 10 năm, do sản xuất thủy sản luôn đạt tốc độ tăng trưởng nhanhhơn nên cơ cau giá trị sản xuất chuyền dich theo hướng tăng tỉ trọng ngành Thủy sản,giảm tỉ trọng ngành Nông nghiệp và Lâm nghiệp Tuy nhiên, sự chuyên dịch diễn rakhá chậm, ngành Nông nghiệp vẫn chiếm hơn 80% tông giá trị sản xuất chung, trongkhi ngành Lâm nghiệp chiếm tỉ trọng rất nhỏ, đến năm 2020 chỉ còn 0,5%, ngànhThủy sản chiếm 19,4% (năm 2020) Tốc độ tăng trưởng bình quân GTSX Nôngnghiệp đạt 6,2%/năm giai đoạn 2011-2015 nhưng giảm xuống chỉ còn 3,9%/năm

trong giai đoạn 2016 - 2020.

Trong những năm qua, ngành Nông nghiệp đã tập trung sản xuất theo hướngứng dụng khoa học công nghệ cao nên giá trị sản xuat/ha đất nông nghiệp (giá sosánh) đã tăng từ 25,6 triệu đồng năm 2010 lên gần 30,0 triệu đồng năm 2015 và 40,4triệu đồng năm 2010

Trồng trọt: Năm 2020, giá trị sản xuất ngành trồng trọt (theo giá thực tế) đạt23.784.6 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 84,9% trong giá trị sản xuất Nông nghiệp, trong

đó cây lương thực chiếm tỷ trọng lớn nhất là 74,78% Diện tích trồng lúa tăng nhanh,

trong giai đoạn 2000-2010 và tăng thêm124.720 ha, tập trung ở các huyện Thoại Sơn,

Tri Tôn và Châu Phú tỉnh An Giang là tỉnh đứng thứ hai vùng Đồng bằng sông CửuLong về diện tích trồng lúa và đứng thứ nhất về sản luợng lúa Lúa gạo là một trongnhững thế mạnh của sản xuất Nông nghiệp An Giang, góp phần đảm bảo an ninhlương thực và tăng kim ngạch xuất khâu hàng năm của tỉnh và của cả nuớc

Cây thực phẩm, rau đậu các loại cũng có tốc độ tăng trưởng nhanh, tỷ trọngtrong giá trị sản xuất ngành trồng trọt tăng từ 16,55% năm 2011 lên 20,52%

năm 2020.Trong khi đó, tỷ trọng cây công nghiệp giảm khá mạnh, tương ứng là

11,38% và 4,06% với các cây trồng chủ yếu là dừa, điều, thốt nót

15

Trang 28

Tình hình xã hội

a Dân số

Dân số An Giang năm 2010 là 2.749.545 người Tỷ lệ dân sống ở khu vực

thành thị - nông thôn là 28,5% - 71,5%; tỷ lệ nam - nữ là 49,98% - 50,02% Từ năm

2005 trở lại đây, tốc độ tăng dân số cơ học của tỉnh luôn ở mức âm Nghĩa là, lượngngười nhập cư vào tỉnh thấp hơn lượng người xuất cư ra khỏi tỉnh Có thể họ đến cácđịa phương khác như Tp Hồ Chí Minh, các tỉnh miền Đông Nam bộ khác dé timkiếm cơ hội việc làm tốt hơn

b Lao động và việc làm

Năm 2020, số lượng lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế trên địabản tỉnh An Giang là 1.592,2 nghìn người, chiếm 55,47% dân số, giảm nhẹ so với tỷ

lệ 55,57% năm 2016 Một trong những nguyên nhân của sự sụt giảm này là do lao

động dịch chuyền khỏi địa bàn đến các địa phương khác, nhất là Thành phô Hồ Chí

Minh.

Khu vực sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản vẫn thu hút nhiều lao độngnhất, tuy tỷ trọng đã giảm từ 60,3% năm 2016 xuống còn 58,0% vào năm 2010 (tỷ

lệ của cả nước là 48,2%) Ngược lại, tỉ trọng lao động trong các ngành công nghiệp

và dịch vụ tăng lên Xu hướng chuyền dịch lao động sang khu vực dịch vụ - công

nghiệp là phù hợp với sự mở rộng không ngừng của các lĩnh vực này trong những

năm gần đây

c Thu nhập và mức sống dân cư

Về cơ cau thu nhập, do phan lớn dân cư sống ở nông thôn và hoạt động tronglĩnh vực nông nghiệp, nguồn thu từ nông nghiệp chiếm tỷ trọng khá lớn, và tăng khá

nhanh từ 26,1% năm 2011 lên 39,9% năm 2020, trong khi tỷ trọng này của vùng

Đồng bằng sông Cửu Long là 38,9% và của cả nước là 24%

Cùng với quá trình tăng thu nhập, mức sống dân cư đã được cải thiện Sốlượng và tỷ lệ hộ nghèo của An Giang đã giảm dan, từ 13,15% năm 2006 xuống còn3,59% năm 2020 Số hộ nghèo năm 2020 theo chuẩn mới (áp dụng cho giai đoạn2011-2015) là 47.979 hộ với 198.489 nhân khâu, chiếm 9,16%, thấp hơn nhiều so

16

Trang 29

với vùng Đồng bằng sông Cửu Long (18,85%) và cả nước (9,45%)

Chỉ tiêu cho đời sống chiếm ty trọng lớn trong tông thu nhập, khoảng 70,0%.Trong đó, chỉ tiêu cho các nhu cầu thiết yếu của đời sống là chủ yêu, chiếm tới 55,5%tổng chỉ tiêu, chỉ cho các nhu cầu đời sống (không phải ăn uống hút) chiếm khoảng35,5%, phan chi khác chỉ chiếm 9,0% Đáng chú ý là chỉ cho y tế và giáo dục chiếm

tỷ trọng khá trong tông chi, đạt 9,3%

Dân số đông, mật độ phân bố cao là một trong những yếu tố làm cho sức muatrên thị trường tỉnh An Giang khá lớn Thu nhập và mức sống dân cư từng bước đượccải thiện một mặt cũng làm tăng nhu cầu hàng hóa, mặt khác sẽ kéo theo những thayđổi về cơ cau tiêu ding, thay đổi về số lượng, chất lượng nhu cầu hàng hóa va dịchvụ tác động đến hoạt động thương mại Đồng thời, những chênh lệch về mức sốngcũng dẫn đến sự khác biệt về nhu cầu hàng hoá và dịch vụ giữa các địa bàn, các vùng

Cuối của thập ky 1970, người nông dân đã nhận thay cần thiết phải có sự thayđổi trong phát triển kinh tế địa phương Họ đã xác định các yếu tô dé phát triển dulịch của Yufuin là sự kết hợp của sản phẩm nông nghiệp, phong cảnh nông nghiệp vànước khoáng nóng, mặc dù cả ba yếu tố này nếu so sánh riêng rẽ với các vùng lân cậnthì hoàn toàn không thé cạnh tranh

"Về phát triển các sản phâm du lịch, người dân cố gắng gắn du lịch với hoạtđộng sản xuất nông nghiệp và phong cảnh làng quê: Tour đạp xe thăm đồng và hái càchua vào buổi sáng: tour du lịch thăm cánh đồng bằng tàu hỏa Ngoài ra, họ cũng ý

17

Trang 30

thức bảo tồn các yếu tố truyền thống, gợi lại ký ức cho du khách về cuộc sống nôngnghiệp ngày xưa".

Sau đó, họ xây dung quy hoạch phát triển, quy chế quản lý và phát triển du lichđịa phương và thành lập Hội đồng quản lý du lịch, thường xuyên tô chức các buổitrao đối, chia sẻ kinh nghiệm quan ly Họ cũng chú trọng xây dựng và phát triểnthương hiệu địa phương, tạo sự khác biệt cho điểm đến Các sản phẩm gắn logo dongười dân địa phương tự sản xuất Trong làng sẽ sử dụng các sản phẩm nông nghiệphữu cơ do chính địa phương sản xuất, hạn chế tối đa việc nhập khẩu

Dé phục vụ khách, người dân địa phương khôi phục, bảo tồn các món ăn truyềnthống của Yufuin và sáng tạo ra các món ăn mới, sử dụng tối đa nguyên liệu là cácsản phẩm nông nghiệp, làm phong phú thêm trải nghiệm cho khách du lịch

Tại Thái Lan

Thái Lan là quốc gia ở Đông Nam Á, có ngành du lịch phát triển khá nhanh từđặc biệt sau những năm 80 của thế kỷ trước Hiện nay, hàng năm Thái Lan đón đượchơn 15 triệu khách du lịch quốc tế Tương đồng với các nước Châu Á khác, Thái Lancũng là một quốc gia có nền nông nghiệp phát triển mạnh, với nhiều tiềm năng tàinguyên gắn với sản xuất nông nghiệp có thé phát triển loại hình du lịch nông nghiệp.Quan niệm của Thái Lan về du lịch nông nghiệp gần giống như quan điểm của Ý, đó

là hoạt động gắn liền với hoạt động sản xuất nông nghiệp, với tên gọi tiếng Anh là

Agrotourism

Tuy việc phát triển loại hình du lịch nông nghiệp cũng đã được quan tâm pháttriển Tổ chức quan tâm đến việc phát triển loại hình này là Cơ quan Du lịch Quốcgia Thái Lan và Trung tâm phát triển nông nghiệp quốc gia Thái Lan

Tuy nhiên cho đến năm 2000, loại hình du lịch nông nghiệp mới thực sự bướcvào giai đoạn phát triển mạnh

Ở Thái Lan hiện có 3 chủ thể tham gia vào quá trình phát triển du lịch nôngnghiệp, bao gồm: Cơ sở trang trại của hộ kinh doanh nông nghiệp, các nông trang cá

nhân khác; Khu vực nông nghiệp có phạm vi rộng lớn; các cơ sở nông nghiệp của

nhà nước Theo thống kê, năm 2000, ở Thái Lan có 551 cơ sở, từ năm 2001 đến năm

18

Trang 31

2003 có thêm 118 cơ sở nữa tham gia vào việc cung cấp các dịch vụ cho loại hình dulịch nông nghiệp Giống như Nhật Bản, Thái Lan cũng có cuộc vận động mỗi làngmột sản phẩm với mục đích làm đa dạng và phong phú cho các sản phẩm du lịch nôngnghiệp, tạo ra sức hút đối với khách du lịch.

Chủ thể cung cấp các dịch vụ cho hoạt động du lịch nông nghiệp là chủ cácnông trại, các hội người làm vườn, hội những phụ nữ làm công tác chế biến và thuhoạch nông sản Tuy nhiên, vấn đề cung cấp dịch vụ ăn uống, lưu trú cho khách dulịch ở Thái Lan chưa phát triển chỉ giới hạn trong phạm vi tô chức và tạo không giancho khách du lịch vãn cảnh, tổ chức sản xuất sản phẩm và tạo không gian tham quan

và thưởng thức các sản phẩm là nông sản tại các địa phương

Khách du lịch nông nghiệp ở Thái Lan chủ yếu là khách du lịch nội địa, bêncạnh đó thời gian gần đây khách du lịch quốc tế đến từ các quốc gia như Hoa Kỳ,Nhật Bản, Trung Quốc cũng đến các khu vực nông nghiệp ở Thái Lan dé tham gia

các hoạt động du lịch Khách du lịch tham gia hoạt động du lịch này với các hoạt

động chủ yếu như tham quan các cơ sở, nông trang sản xuất nông nghiệp, tham quan

cảnh quan môi trường thiên nhiên, tham gia trải nghiệm các hoạt động canh tác, thu

hái các sản phẩm nông nghiệp Cụ thể, hoạt động của khách du lịch tại đây thường làviệc tham quan van cảnh các nông trại trồng rau hoa quả, chăn nuôi, trồng cây cảnh,đồng thời thưởng thức những sản vật ở địa phương và trực tiếp mua những sản phâmtại các cơ sở sản xuất Một đặc điểm khác biệt so với các ví dụ đã nêu, hoạt độngtham quan tìm hiểu các giá trị văn hoá truyền thống chưa được đề cao mà chỉ tậptrung vào tham quan các cảnh quan trồng trọt, chăn nuôi và thưởng thức các nông sảnphẩm

Khách du lịch tham gia các hoạt động du lịch nông nghiệp thông thường được hình thành theo nhóm nhỏ như gia đình, nhóm bạn bè hoặc các đoàn khách lớn Khách

chủ yếu đi theo các chương trình du lịch được xây dựng và bán bởi các doanh nghiệp

du lịch hoặc khách tự tổ chức trên cơ sở đã được tham quan một lần sau đó dẫn bạn

bẻ và gia đình đi tham quan tại các vùng nông nghiệp.

19

Trang 32

Đề đảm bảo cho hoạt động du lịch nông nghiệp được thực hiện có hiệu quả trên

cơ sở đem lại nguồn thu thứ hai cho các hộ nông dân, đồng thời với việc giữ gin vàbảo vệ môi trường tại các khu vực nông nghiệp bằng những hoạt động và phong tràokhông vứt rác bảo vệ môi trường xanh sạch đề phát triển du lịch Những phong tràonày được phổ biến rộng rãi trong công chúng, khách du lịch và các trường dai học(Ngô Kiều Oanh, 2013)

1.3.2 Tại Việt Nam

Việt Nam vốn là một đất nước có nên văn minh nông nghiệp lâu đời, diện tíchđất nông nghiệp chiếm trên 90%, cơ cấu kinh tế của Việt Nam chiếm trên 70% lànông nghiệp Nông nghiệp Việt Nam hiện nay còn lưu giữ được nhiều phong cảnh

thiên nhiên đẹp hoang sơ; địa hình đa dạng với núi đồi, sông suối, biển đảo, hang

động; hệ động, thực vật phong phú Vùng nông nghiệp với những làng quê cô kính,những cánh đồng bát ngat, phì nhiêu, những nét văn hóa truyền thông đặc sắc (đặcbiệt là văn hóa nông nghiệp), những vùng đất có lịch sử hình thành lâu đời, nơi lưugiữ nhiều di tích lịch sử và truyền thống văn hóa tập tục của người xưa, là nhữngđiều kiện hết sức thuận lợi khi phát triển loại hình du lịch nông nghiệp Người ViệtNam trải qua bao bước thăng trầm của lịch sử, với những phẩm chất cần cù chịu khó,nhân hậu, thủy chung, yêu hòa bình và giàu lòng mến khách, cùng với đôi bàn taykhéo léo, trí thông minh đã làm nên những nét văn hóa truyền thống đặc sắc ViệtNam Làng quê với những hoạt động của nghề nông, những nghề thủ công của ngườidân cư ngụ là cả một nguồn tài nguyên lớn của du lịch nông nghiệp mà du khách quốc

tế rất quan tâm Mặc dù ở Việt Nam, loại hình du lịch nông nghiệp mới xuất hiện mộtvài năm trở lại đây và chưa được nhắc tới trong các văn bản pháp lý, nhưng đã cónhững bước phát triển ban đầu Loại hình du lịch nông nghiệp ở Việt Nam được thểhiện 5 hình thức chủ yếu là “Du lich tu nhiên” (mang tính giải tri); “Du lịch vănhod” (quan tâm tới văn hoá, lich sử và khảo cổ của địa phương); “Du lịch sinhthái ” (quan tâm tới việc bảo vệ nguồn lợi tự nhiên cũng như phúc lợi, giá tri văn hoá

của người dân địa phương); “Du lich làng xã” (trong đó du khách chia sẻ với cuộc

sống làng xã và dân làng được hưởng các lợi ích kinh tế do các hoạt động du lịch

20

Trang 33

mang lại) va “Du lich nông nghiệp ” (trong đó khách du lịch tham quan và tham giavào các hoạt động nông nghiệp truyền thống, không phá hoại, hay làm giảm năngsuất cây trồng của địa phương).

Với hơn 80% dân số sống chủ yếu bằng nghề nông, có các sản vật phong phúnhư nho, thanh long, sau riêng, khoai, san, lúa gao , Việt Nam có điều kiện rất tốt

dé xây dựng và phát triển loại hình du lịch nông nghiệp Khách tham quan sẽ đến cáctrang trại hoặc làng bản, cùng sinh hoạt, làm việc với người dân bản địa; có thé mặc

áo nông dân, xuống ruộng phát cỏ, cây lúa hoặc lội đồng bắt cá, tôm cua Không chỉkhách quốc tế mới là đối tượng của loại hình du lịch này mà ngay cả người dân trongnước cũng có thê tham gia, timhiéu Những bài học góp nhặt được trong quá trình trảinghiệm sẽ giúp cho chuyến du lịch trở nên bồ ích hơn va thú vị hơn cho du khách vàviệc đầu tư khai thác loại hình du lịch này có nhiều tiềm năng mang lại hiệu quả cao

(Bùi Thị Lan Hương, 2010).

21

Trang 34

trình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, nhằm mục đích giúp khách du lịch có cơ hội

nâng cao nhận thức, trải nghiệm, hoặc thỏa mãn sở thích, nhu cầu học tập, nghiên

cứu, hoặc nghỉ dưỡng.

Nguyễn Thị Thúy Điệp (2015) cho rằng du lịch nông nghiệp là mô hình du lịchtrải nghiệm được xây dựng, tổ chức lay hoạt động sản xuất nông nghiệp tại nông traihay trang trại làm trọng tâm Phục vụ khách hàng có nhu cầu giải trí hoặc giáo dụctại địa phương Đến đây du khách có thể tham quan, tham gia trực tiếp vào các hoạtđộng nông nghiệp như trồng, thu hoạch, chế biến nông nghiệp

Du lịch nông nghiệp gồm các loại chính sau:

(1) Mô hình sản xuất nông nghiệp kết hợp du lịch

Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp nên mọi miền tổ quốc đều có các làngnghề truyền thống, loại nông nghiệp điển hình khác nhau Đây được xem là bước đệmmạnh mẽ giúp thúc day nghiên cứu về du lịch nông nghiệp ở Việt Nam phat triển

Mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch thường có một số loại hình như sau: trồng rau,tát nước, câu cá, bắt cua, lươn đến với mô hình du lịch nông nghiệp không chỉ là

bạn đi du lịch mà là còn là trải nghiệm và thử thách bản thân.

(2) Mô hình trang trại kết hợp du lịch sinh thái

Cuộc sống tấp nập hiện tại con người luôn xu hướng tìm về nơi yên bình, tránh

xa khói bụi vào dip cuối tuần hay ngày lễ Vì thé loại hình du lịch sinh thái kết hợp

22

Trang 35

trang trại đang được nhiều gia đình lựa chọn trong thời gian qua Hình thức này khôngcần đầu tư nhiều vào bé bơi hay phòng ốc hạng sang Loại hình này hướng đếnkhách hàng tìm về thiên nhiên không gian mộc mạc gần gũi với thiên nhiên Du kháchmuốn trải nghiệm gieo trồng, chăm bón thu hoạch tại không gian yên bình, trong

lành.

(3) Mô hình du lịch sinh thái kết hợp vườn cây ăn trái

Loại hình này phù hợp với khu vực có diện tích rộng, không khí thoáng mát

thường trồng được nhiều loại cây ăn quả như bơ, sầu riêng, nhãn, chôm chôm, nho

Mô hình du lịch sinh thái kết hợp vườn không những mang đến giá trị kinh tế cao màcòn tạo ra được hiệu ứng du lịch cho địa phương Khi đến du lịch tại vườn du kháchkhông chỉ được trải nghiệm chăm sóc, dạo mát mà còn có thể tự tay hái, thưởng thức

mà còn mua về làm quà biếu tặng với mức giá rất tốt (Nguyễn Thị Thúy Điệp, 2015)

2.1.1.1 Tương tác giữa du lịch và nông nghiệp

Nguyễn Thị Sơn và Nguyễn Phú Thắng (2014) cho rằng du lịch và nông nghiệp

là những ngành độc lập trong nền kinh tế và ở tùy từng nước, từng địa phương, từngthời kỳ khác nhau ma vai trò và tỷ trọng của chúng cũng thay đổi Tuy nhiên, nhìnchung thì cả du lịch và nông nghiệp đều là những ngành kinh tế quan trọng Du lịch

là một ngành được phát triển dựa trên sự tương tác và liên kết với các ngành, các khuvực kinh tế khác Những sáng kiến dựa vào các ngành có lợi thế khác để phát triển

du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển du lịch trong việc nâng cao chất lượng

và đa dạng hóa các sản phẩm du lịch, từ đó mở rộng thị trường và tăng doanh thu Tấtnhiên, việc kết hợp này cũng phải dựa trên quan hệ cung cầu của thị trường Ngượclại, việc đưa du lịch vào các ngành khác cũng có những tác động trực tiếp đối với bảnthân ngành đó và những người lao động trong ngành, đồng thời tác động gián tiếp lênnhững đối tượng có liên quan khác Không nằm ngoài quy luật đó, việc phát triển du

lịch dựa trên nông nghiệp, hay nói cách khác là khai thác du lịch dựa vào các tài

nguyên, cơ sở vật chất, nhân lực, văn hóa của hoạt động sản xuất nông nghiệp nhưtrồng trọt, chăn nuôi cũng dựa trên nền tảng mối quan hệ qua lại, tương tác giữa nôngnghiệp và du lịch Bằng việc tăng cường mối quan hệ giữa du lịch và nông nghiệp,

Trang 36

phát triển những sáng kiến du lịch nông nghiệp trên phạm vi lớn, các địa phương, cácquốc gia có thê tối đa hóa được cơ hội phát triển cũng như tính bền vững trong tươnglai của cả hai ngành kinh tế này Trước hết, phải hiểu rõ được mối quan hệ này, từ đó

sẽ giúp hiểu rõ khái niệm du lịch nông nghiệp - sự kết hợp giữa nông nghiệp và dulịch, giúp nhìn nhận rõ ràng vai trò quan trọng của việc phát triển du lịch dựa trênnông nghiệp cũng như việc phải củng cố nền nông nghiệp dé có thé phát triển du lịch

Yếu tố hàng đầu của một sản phẩm du lịch là sức hấp dẫn khách du lịch Đối

với du lịch nông nghiệp, lịch sử và văn hóa hình thành sản vật giữ một vai trò chính

yêu Đề tạo ra các sản vật mang tính hàng hóa nên mỗi sản vật đều có lich sit về nguồngốc và lịch sử văn hóa canh tác, nuôi trồng, sơ chế, chế biến và quá trình thương mạihóa sản phẩm Nói cách khác các sản vật mang tính văn hóa địa phương đã được cáccộng đồng dân cư nông nghiệp của các làng quê sản sinh ra theo dòng lịch sử tồn tạicủa mình và rat gắn kết sâu sắc với thiên nhiên ban địa Đó chính là nguồn tài nguyên

vô tận dé tạo ra các sản phẩm rất hấp dẫn cho du khách nếu biết tổ chức và khai thác

vì ngoài yếu tố thiên nhiên còn là sản pham của trí tuệ và kinh nghiệm của cả mộtcộng đồng nông nghiệp làng xóm đã tạo ra các làng nông nghiệp truyền thống với cácsản phẩm nông nghiệp đặc trưng của mình

Khi phát triển du lịch nông nghiệp sẽ giúp cho ngành du lịch và ngành nôngnghiệp ở địa phương thay đổi rất lớn từ việc tăng lượng du khách đến địa phương lúc

này thu nhập từ việc tham gia du lịch của các hộ nông dân sẽ tăng lên, khi có thêm

nhiều thu nhập người nông dân sẽ lại tiếp tục đầu tư vào nông nghiệp và tham gia tổchức du lịch nông nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh từ đó lại tạo thêmviệc làm cho các lao động khác ở địa phương Ngoài ra, nếu có sự tham gia của các

cơ quan quản lý nhà nước, hỗ trợ người nông dân xây dựng các tô hợp tác, hợp tác xã

sẽ nâng cao tính cộng đồng, tính hiệu quả trong việc tổ chức hoạt động du lịch nôngnghiệp Mặt khác, khi tham gia du lịch nông nghiệp thì du khách có thêm nhiều cơhội dé hiểu biết về sản xuất nông nghiệp, trải nghiệm cuộc sống khi tham gia làmnông nghiệp đặc biệt trong bối cảnh tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh hiện nay Tắt

24

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:49

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN