Mục tiêu nghiên cứu của đề án gồm: 1 phân tích thực trạng xâydựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới tại một số xã điền hình trên địa bàn tinh; 2 phân tích mức độ tham gia va sự hai lòng
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
NGUYÊN VĂN TÚ
PHAN TÍCH THUC TRẠNG XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI THEO BỘ TIEU CHÍ GIAI DOAN 2022-2025 TẠI MOT SO
XA TREN DIA BAN TINH TIEN GIANG
ĐÈ AN TOT NGHIỆP THAC SĨ QUAN LÝ KINH TE
Thanh phố Hồ Chi Minh, Thang 03/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠOTRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP HCM
NGUYÊN VĂN TÚ
PHAN TÍCH THUC TRẠNG XÂY DỰNG NONG THÔN MỚI
THEO BỘ TIEU CHÍ GIAI DOAN 2022-2025 TẠI MỘT SO
XA TREN DIA BAN TINH TIEN GIANG
Chuyén nganh: Quan ly Kinh té
Mã số ngành: 8.31.01.10
ĐÈ AN TOT NGHIỆP THẠC SĨ QUAN LÝ KINH TE
Hướng dẫn khoa học
TS THÁI ANH HÒA
TS DANG LÊ HOA
Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 03/2024
Trang 3PHAN TÍCH THUC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI THEO BỘ TIỂU CHÍ GIAI DOAN 2022-2025 TẠI MỘT SO
XA TREN DIA BAN TINH TIEN GIANG
NGUYEN VAN TU
Hội đồng chấm đề an tốt nghiệp:
1 Chủ tịch: TS LÊ CÔNG TRỨ
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
2 Thư ký: TS NGUYÊN NGỌC THÙY
Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh
3 Ủy viên: TS TRAN MINH TÂM
Học Viện Chính Tri Khu Vực II
Trang 5LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong đề án là trung thực và chưa từng được ai công
bố trong bat kỳ công trình nao khác
TÁC GIA DE ÁN
Nguyễn Văn Tú
Trang 6động viên và hướng dẫn khoa học trong suốt thời gian thực hiện đề án Đồng thời
chân thành cảm ơn các thầy/cô thuộc Khoa Kinh tế, Phòng Sau Đại học - Trường
Đại học Nông Lâm TP.HCM đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu đểgiúp tôi hoàn thành Chương trình Sau đại học.
Xin gửi lời cám ơn đến lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Tiền Giang, Chi cục Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, Lãnh đạo UBND,
UB.MTTQ Việt Nam xã, các Tổ chức chính trị - xã hội, công chức phụ trách xây
dựng nông thôn mới các xã: Tân Thanh (huyện Cái Bè), Tam Bình (huyện Cai Lậy),
Kim Sơn (huyện Châu Thành), Phước Thạnh (thành phố Mỹ Tho), Đồng Thạnh
(huyện Gò Công Tây), Tân Thới (huyện Tân Phú Đông) đã tận tình giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình điều tra thu thập số liệu thực tế
Tôi cũng không quên cảm ơn đến các bạn học viên lớp Cao học Quản lýKinh tế, Khóa 2021 và bạn bè đã đóng góp ý kiến, chia sẻ tài liệu nghiên cứu trongsuốt thời gian hoàn thành đề án này
Xin ghi nhớ và biết ơn gia đình của tôi, là những người thân yêu của tôi, luôntheo sát động viên, ủng hộ về vật chat và tinh than trong suốt thời gian theo học
TÁC GIÁ ĐÈ ÁN
Nguyễn Văn Tú
iv
Trang 7TÓM TẮT
Đề án “Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giaiđoạn 2022-2025 tại một số xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang” được thực hiện từtháng 05/2023 Mục tiêu nghiên cứu của đề án gồm: (1) phân tích thực trạng xâydựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới tại một số xã điền hình trên địa bàn tinh;
(2) phân tích mức độ tham gia va sự hai lòng của người dân trong quá trình xây
dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới tại các xã điền hình; và (3) đề xuất một sốgiải pháp để nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nông thôn mới trong thời giantới Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôntỉnh Tiền Giang, qua điều tra, khảo sát thực tế tại 60 nông hộ và phỏng vấn chuyêngia là những cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng nông thôn mới
Kết quả nghiên cứu cho thấy tình hình xây dựng nông thôn mới tại một số xã
điển hình trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đã đạt được những kết quả rất tích cực làmthay đổi diện mạo nông thôn, hệ thông cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội được đầu tư
ngày càng hoàn chỉnh, môi trường, cảnh quan nông thôn xanh, sạch và dep hơn; gia
trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, an ninh chính tri được giữ vững Bên cạnh kếtquả đạt được vẫn còn ton tại những hạn chế nhất định như: Chất lượng đạt chuẩn vàviệc duy trì bền vững của một số xã sau khi đạt chuẩn còn hạn chế; môi trường ởnông thôn tuy được quan tâm nhưng van còn có địa phương chưa thật sự chuyểnbiến; tỷ lệ thu gom và phân loại rác thải sinh hoạt còn hạn chế Việc giữ gìn, khaithác, tôn tạo và sử dụng các thiết chế văn hóa, các công trình hạ tầng đã được đầu tư
chưa thật sự hiệu quả; tình hình trật tự xã hội ở nông thôn có lúc, có nơi còn diễn
biến phức tạp Vai trò chủ thể của cộng đồng dân cư nông thôn chưa thật sự pháthuy, chưa khơi dậy được tinh thần tự nguyện và nguồn lực tự nguyện cũng nhưtrách nhiệm của nhân dân trong xây dựng nông thôn mới Dựa vào kết quả nghiên
cứu, đề tài đề xuất một số giải pháp đề nâng cao hiệu quả công tác xây dựng nôngthôn mới trong thời gian tới.
Trang 8The research entitled "Analyzing the current situation of new rural construction
according to the set of criteria for the period 2022-2025 in some communes in Tien
Giang province" has been carried out since May 2023 The research objectives consist
of: (1) to analyze the current situation of new rural construction according to a new set
of criteria in some typical communes in the province; (2) to analyze the level of
participation and satisfaction of people in the process of building new rural areas
according to a new set of criteria in typical communes; and (3) to propose solutions to
improve the efficiency of new rural construction in the future Research data were
collected from the Department of Agriculture and Rural Development of Tien Giang
province, through investigation, field surveys at 60 farming households and interviews
with experts who are state management officials in rural construction new.
Research results show that the construction of new rural areas in some typical
communes in Tien Giang province has achieved very positive results, changing the
appearance of rural areas and the economic infrastructure system - Investment in
society is becoming more and more complete, the environment and rural landscape
are greener, cleaner and more beautiful; Traditional cultural values are preserved
and political security is maintained Besides the achieved results, there are still
certain limitations such as: Standard quality and sustainability of some communes
after meeting standards are still limited; Although the rural environment is of
concern, there are still localities that have not really changed; The rate of collection
and classification of household waste is still limited The preservation, exploitation,
renovation and use of cultural institutions and invested infrastructure projects are
not really effective; The social order situation in rural areas is sometimes and in
some places still complicated The main role of rural communities has not really
been promoted, the spirit of volunteerism and voluntary resources as well as the
responsibility of the people in building new rural areas has not been aroused Based
on the research results, the project proposes some solutions to improve the
efficiency of new rural construction in the future.
VI
Trang 9MỤC LỤC
TRANG
Trang tựa
J0 4< |
EG CHIC ATTN BH ÏonsssunngnthinthötitgGiSSGISAISG9848GA3M0048SE3HB-JB.ISSB53.N058g5BGĐSHBTSGSGBNSEESEBESIENSGHSS.IESHSEA.054088 1
LLỠÏ-@8ImIOBRT etncssaceceneneroene cme ee ON Eee 111 TGC AI sesesecesensss coves TIEERGSSSGDXGHHGĐ9053ã105E2ISNIĐEGNSSISGHRGHICNSISGI2SESGSIGDNS-XGHEGSESBIEIGGUDISBHIGEDUSHBISGESE ivTóm tat occ eccccccccccesccscssesscsvsscsvescsessssssesuesessssnsssacsusacecsusavssesneaesissueaeseesucavseesucaececeeeees Vv
USC EC zeae indesign wee ie Suc seein ie isa onsen lace nino rience Saeed vi
NiE ÍIiffleszaaytrrrtrorrttrtttorrrrtritartrltirxlitiitattrtyrrstienttimitriiistilirriayitrsetystistirityirtn VilDanh mục chữ viết tat c cccccccccccsccccscscseceesececsseecsesscevsvsecsesscevevsecsesecevsesecsvsevevseeessees 1XDanh tục cáo ba 8 sssseesnssedsniieniasiisetiissssniD10/0033066638633358055538599500435056001588514101038338/8040 x
Danh sach cae link XI
See, ee 51.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quate eeceeccccececeeceeceeseeseeeeeeeeeees 5 1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu -2+2222222E22EE22E22E2222222222222e2 8
Lil Wi trị địa, Wy wari en ĐH €lTTNTHLessssessssessteobdse-gtoltikiGigu00005920/8k080228g6 8
1.2.2 Tăng trưởng kinh tế va mức sống dan CU cccecceccecceceeseeseeseeseeeeeeeeeees 8Chương 2 NOI DUNG VA PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2- 112.1 NOi dung nghién CWU eee 112,1,1, Khải quất vỗ NT ccccccsavesassscemnanvesecervastarneryesesemmnevenssernenenemmuness 11 2.1.2 Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2010-2020 - 14 2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2022-2025 l6 2.1.4 Vai trò chủ thé người dân trong xây dựng nông thôn mới 16
2.2 Phương pháp nghiên cứu - +52 2222 + 322 E**2EE+zEE+zEEzvEerreerreerreereeee 18
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu: 2 2 22+2222£2EE+2E£2EE2EE+2Ez2zzzzxe2 18 2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu: 2 2 2+2z+z2+Ez+zzzsz=s2 19
Trang 10Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -2-©2¿+2¿22+2222E2E2E+2E2zzzxzzez 333.1 Phân tích thực trạng xây dựng NTM tại một số xã điền hình trên địa
ban tỉnh Tiền Giang theo Bộ tiêu chí mới 2 22 22222222z2zz+2zz2 23 3.1.1 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại một số xã điển hình trên địa bàn tinh Tiền Giang theo Bộ tiêu chí mớii -.-2- 2 2+2z+Ez+E+Ezzzzzzze 22 3.1.2 Những kết quả nỗi bật trong xây dựng NTM tại các xã điển hình 29 3.1.3 Công tác củng có, nâng chat theo Bộ tiêu chi mới tại các xã điển hình30 3.1.4 Công tác kiểm tra, giám sát -2©222222222221221221122122122121221 xe 32 3.1.5 Công tác tuyên truyền về xây dựng nông thôn mới - s2 33 3.1.6 Kế hoạch lộ trình xây dựng NTM trong thời gian tới - 343.2 Phân tích mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân trong quá
trình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới tại các xã điển hình 363.2.1 Phan tích mức độ tham gia người dân trong qua trình xây dựng NTM 363.3 Những van đề đặt ra trong xây dựng NTM tại một số xã đã được công nhận dat chuẩn - 2-22 +22ESE32E22E2E12E271221212112121211212112112211 2 Eexe 53 3.4 Đề xuất giải pháp dé nâng cao hiệu quả công tác xây dựng NTM trong
3.4.1 Nhóm giải pháp thực hiện các nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về NTM55
3.4.2 Nhóm giải pháp phát huy vai trò chủ thể người dân và cộng đồng
PRE 3102; 538M, PT ưng 58KET LUẬN VA KIÊN NGHỊ 2 2 S2SE2SE2SE£EE2EE2EE22E2E2212122121221222 2e 60
IV )8015908957.) 84719125 -+ 63
HT HH Ga dong nano tang kg/B00060018001460008010ã06100380008.0103606108.006530046/036g0040 006400363) 66
vill
Trang 11DANH MỤC CHU VIET TAT
ATIP : An toàn thực pham
CNTT : Công nghệ thông tin
NTM : Nông thôn mới
MTQG : Mục tiêu quốc gia
PL.CTR : _ Phân loại chất thải ran
TNXH : Té nan xã hội
UBND : Uy ban nhân dân
XHCN : Xã hội chu nghĩa
Trang 12DANH MỤC CÁC BANGBANG TRANG
Bang 3.1 Kết qua xây dựng xã NTM trên địa ban tinh Tiền Giang đến năm
I DD itso tee rom ities tel aie ostinato 22
Bang 3.2 Két quả ra soát theo Bộ tiêu chí mới tai một số xã điển hình trên địa
bàn tỉnh Tiền Giang 22- 52222222222 22322211221122122712211211 21121121121 xe 23Bang 3.3 Công tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng nông thôn mới - 31Bảng 3.4 Công tác kiểm tra, giám sát về xây dựng NTM trong thời gian qua
TECTIA DA WD -auessasdeavdssrnidkecduBeisuiôiesirpurairgrkiDsoEirkndtdrsieiotrirsaRsppifuobsiiieindeikimnalnorasiekslnavki 32Bảng 3.5 Công tác thông tin, tuyên truyền về xây dựng NTM trên địa bàn xã 33
Bảng 3.6 Kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM trong thời gian tới - 34Bảng 3.7 Nguồn lực cần huy động để hoàn thiện tiêu chí nông thôn mới, tiến
tới xây dựng nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu -35Bảng 3.8 Chủ thê nhận thức chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nha nước về xây dựng NTM 22 222222222EzzEerxrrtrererrerercese 3ÓBang 3.9 Người dân tham gia xây dựng các tiêu chí hạ tầng kỹ thuật 39
Bang 3.10 Nhân dân đóng góp xây dựng nông thôn mới - - - - 40
Bang 3.11 Người dân tham gia phát triển kinh tế nông thôn -. 41Bảng 3.12 Người dân tham gia xây dựng tiêu chí về văn hóa - xã hội - môi
(TƯỜ Hi: nan boe non 00 010610156GG1G188/3ESHENEAABIRSESESSSAS83 SSE3GSSESESSDMEESSLESEEGSSSERBEEHSAEOIS483.80c840.505 43
Bảng 3.13 Chủ thé kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng NTM 45Bảng 3.14 Người dân tham gia xây dựng hệ thống chính trị cơ sở 45Bảng 3.15 Mức độ hài lòng người dân về những thành quả đem lại từ
Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay - 5-55 S+<s++cs+ 47
Bang 3.16 Đánh giá sự hài lòng của người dân đối với các công trình hạ tang 47Bảng 3.17 Sự hài lòng đối với hoạt động phát triển sản xuất - - 50
Bang 3.18 Sự hài lòng về công tác lãnh đạo, chi đạo chính quyền địa phuong 51
Bảng 3.19 Sự hài lòng về vai trò trách nhiệm của người dân trong xây dựng
Trang 13DANH SÁCH CÁC HÌNHHÌNH TRANGHình 3.1 Hiểu biết người dân về Chương trình MTQG xây dựng NTM 37Hình 3.2 Hiểu biết người dân về Bộ tiêu chí xã NTM -2-52¿5525522 38Hình 3.3 Người dân tham gia đóng góp ý kiến công tác lập quy hoạch 38Hình 3.4 Cống ngăn mặn trên sông Rạch Gam xã kim Sơn -2- 48Hình 3.5 Hình ảnh Trường tiểu học Đồng Thanh, xã Đồng Thạnh, huyện Gò
CONG TAY xis binh S0 118 01005116136 85536 S84EEĐS4SESIEESSSEESSEEENGEESSLEE4S04551489E0/40385E1350000004000 49
Hình 3.6 Thiết kế mẫu nhà văn hóa ấp của tỉnh Tiền Giang -2- 50
Trang 14MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết đề tài
Xây dựng nông thôn mới (NTM) là một trong những chủ trương lớn của Đảng
và Nhà nước, là chương trình trọng điểm quốc gia có tính chiến lược và được thựchiện trên tổng thé tat cả các xã nông thôn trên cả nước Sau hơn 10 năm triển khaithực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (MTQG) về xây dựng NTM, Đảng bộ,chính quyền và nhân dân tỉnh Tiền Giang đã không ngừng nổ lực, phan đấu và tậptrung cao thực hiện hoàn thiện các tiêu chí nông thôn mới Tính đến cuối năm 2022,toàn tỉnh Tiền Giang có 137/142 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới (đạt
tỷ lệ 96,48%).
Kết quả đạt được đã làm chuyền biến tích cực, bộ mặt nông thôn, chất lượng
y tế, giáo dục thay đổi rõ nét, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm tăng nhanh, đạt
trên 92%, tăng hơn 38% so với năm 2011; Chất lượng giáo dục toàn diện được giữvững, đã đạt chuân phô cập giáo dục mầm non cho trẻ em 05 tuổi bền vững: đạt chuẩn
phổ cấp giáo dục tiêu học mức độ 3; đạt chuẩn phô cập giáo dục trung học cơ sở mức
độ 2; đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2 bền vững: môi trường, cảnh quan nông thôn
xanh, sạch và đẹp hơn; giá trị văn hóa truyền thống được bảo tồn, an ninh chính trị
tỷ lệ hộ nghèo ở nông thôn giảm từ 9,63% năm 2011 xuống còn 1,27% năm 2022,khoảng cách phát triển giữa nông thôn - đô thị từng bước được thu hẹp
Tuy nhiên, chất lượng đạt chuẩn và công tác duy trì, nâng chất bền vững kếtquả sau đạt chuẩn còn nhiều hạn chế Nhiều địa phương đạt chuẩn theo bộ tiêu chínông thôn mới ở giai đoạn trước, đên nay chưa đáp ứng được một sô yêu câu của bộ
Trang 15tiêu chí mới.Theo bao cáo tổng kết năm 2022 của Thường trực Ban Chỉ đạo thựchiện Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền Giang hiện chỉ có36/137 xã đã được công nhận đạt chuẩn duy trì, giữ vững đạt 19/19 tiêu chí theo
quy định mới Một số công trình hạ tầng chưa thực sự quan tâm, duy tu, bảo dưỡng
thường xuyên nên đang xuống cấp Môi trường nông thôn còn nhiều bất cập, cáccông trình xử lý rác thải còn thiếu đồng bộ; tỷ lệ thu gom và xử lý nước thải sinhhoạt đạt thấp, ngày càng gây ô nhiễm môi trường sống, sản xuất khu vực nông thôn
Trong giai đoạn 2021-2025, các chủ trương, chính sách, định hướng của Đảng
và Nhà nước là đây mạnh và nâng cao hơn nữa phong trào xây dựng NTM theo hướng
thực chất, hiệu quả, nhằm nâng cao đời sống vật chat, tinh thần cho người dân nôngthôn, đều đó thể hiện rõ qua Quyết định số 263/QĐ-TTg ngày 22/2/2022 của Thủtướng Chính phủ phê duyệt Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2021 - 2025 và Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM các cấp giai đoạn 2021-2025 có
sự thay đồi từ cấp trung ương đến địa phương (về số lượng tiêu chí, chỉ tiêu, nội dungcũng như mức độ đánh giá; về quan điểm, định hướng thực hiện Chương trình cũng có
nhiều thay đổi), chú trọng kết quả thực hiện các tiêu chí phải đi vào chiều sâu, chất
lượng, hiệu quả, gắn với điều kiện thực tế ở địa bàn nông thôn, đặc biệt là Nghị quyết
số 24-NQ/DH ngày 15/10/2020 của Đại hội đại biêu Đảng bộ tinh lần thứ XI nhiệm kỳ2020-2025 đã đề ra mục tiêu đến năm 2025 tỉnh Tiền Giang được Thủ tướng Chính
phủ công nhận hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Đề đánh giá được hiện trạng kết quả đạt được của các xã đã được công nhận
đạt chuẩn nông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025, đồng thời, nêu ra
được những tồn tại, hạn chế, rút ra những bài học kinh nghiệm trong công tác xâydựng NTM thời gian qua Từ đó đề ra phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp thật cụthé dé các xã duy trì, nâng chất đạt chuẩn theo quy định Bộ tiêu chí mới, tiễn tớixây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiều mẫu Từ những van đề trên và qua thực tiễnkinh nghiệm công tác về xây dựng NTM, vấn đề “Phân tích thực trạng xây dựngnông thôn mới theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025 tại một số xã trên địa bàntỉnh Tiền Giang”được lựa chọn làm đề án thạc sĩ chuyên ngành quản lý kinh tế
Trang 16Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung
Mục tiêu chung của đề án là phân tích hiện trạng xây dựng NTM theo Bộ tiêu
chí giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tại các xã đã được công nhậnđạt chuẩn NTM từ năm 2021 trở về trước, trên cơ sở đó đề xuất giải pháp nhằm
thúc đây các xã đạt chuẩn theo bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025 (sau đây gọi tắt là
bộ tiêu chí mới).
Mục tiêu cụ thể
Mục tiêu 1: Phân tích thực trạng xây dựng nông thôn mới theo bộ tiêu chí mới
tại một số xã điền hình trên địa bàn tỉnh
Mục tiêu 2: Phân tích mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân trong quátrình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới tại các xã điển hình
Mục tiêu 3: Dé xuất giải pháp dé nâng cao hiệu quả công tác xây dựng NTM
trong thời gian tới.
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề án là thực trạng xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí
giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
Phạm vi nghiên cứu
Về không gian: Đề án khảo sát 06 xã đại diện 03 vùng phát triển kinh tế - đô
thị tỉnh Tiền Giang: (1) Vùng phía Tây, gồm huyện Cái Bè, huyện Cai Lậy, thị xã
Cai Lậy và huyện Tân Phước; (2) Vùng phía Đông, gồm huyện Gò Công Tây,
huyện Gò Công Đông, thị xã Gò Công và huyện Tân Phú Đông; (3) Vùng Trung
tâm, gồm thành phố Mỹ Tho, huyện Châu Thành và huyện Chợ Gạo Mỗi vùngchọn 02 xã dé khảo sát các nhóm đối tượng có liên quan đến quá trình xây dựngnày, cụ thể: (1) nhóm cán bộ quản lý nhà nước về xây dựng NTM, gồm: Bí thư hoặcChủ tịch xã, đại diện Lãnh đạo các tổ chức chính trị xã hội xã, và công chức đượcgiao phụ trách công tác xây dựng NTM xã, nhằm thu thập các nguồn thông tinmang tính đại diện dé đánh giá kết quả thực hiện xây dựng NTM tại các xã đã được
Trang 17công nhận đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Tiền Giang: và (2) một số hộ dân trên địa bàn
06 xã (mỗi xã khảo sát 10 hộ dân) dé đánh giá vai trò chủ thé người dân và sự hài
lòng của họ trong quá trình xây dựng NTM địa phương.
Về thời gian: đề tài thực hiện từ tháng 5/2023
Kết cấu của đề án
Cấu trúc của đề án được chia làm các phần chính như sau:
Phần mở đầu: giới thiệu lý do chọn đề tài và các mục tiêu nghiên cứu
Chương 1: Tổng quan
Mô tả tông quan về tài liệu, các công trình nghiên cứu liên quan đến xây dựngNTM, tại tỉnh Tiền Giang, tong quan về điều kiện tự nhiên, tăng trưởng kinh tế,
chuyền dịch cơ cau kinh tế và dinh hướng phát triển của tỉnh Tiền Giang
Chương 2: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Nêu lên cơ sở lý luận dé tiến hành đề tài như khái niệm, quan điểm truyềnthống về phát triển nông thôn, quan điểm về xây dựng NTM hiện nay, khái quát vềxây dựng NTM giai đoạn 2010-2020, Bộ tiêu chí quốc gia về NTM giai đoạn 2022-2025; xác định phương pháp thu thập số liệu, phân tích số liệu cho phù hợp với đề
án.
Chương 3: Kết quả và Thảo luận
Trong Chương này tác giả dự kiến đi sâu phân tích: (1) Thực trạng xây dựngNTM tại một số xã điển hình trên địa ban tỉnh Tiền Giang theo Bộ tiêu chí giai đoạn2022-2025; (2) Phân tích mức độ tham gia và sự hài lòng của người dân trong quátrình xây dựng NTM theo bộ tiêu chí mới tại các xã điển hình (3) Đề xuất giải pháp
dé nâng cao hiệu qua công tác xây dựng NTM trong thời gian tới
Kết luận và Kiến nghị: tóm tắt các kết quả nghiên cứu chính và các đề xuất
liên quan.
Trang 18Chương 1
TONG QUAN
1.1 Tổng quan về các nghiên cứu có liên quan
Cao Văn Phường (2012) nghiên cứu triển khai dự án xây dựng NTM tại
xã Trí Phải và Trí Lực, huyện Thới Bình, tỉnh Cà Mau Đề tài kết hợp các nhómphương pháp: tổng hợp, phân tích, thống kê số liệu (sẵn có) với nhóm phươngpháp xã hội học (bảng câu hỏi, phỏng vấn, nhật ký thực địa) để cho ra sản phẩmlàm cơ sở khoa học và thực tiễn xác định giải pháp xây dựng NTM ở 02 xã TríLực và Trí Phải đến năm 2020, qua đó làm cơ sở dé nhân rộng mô hình
Dương Thị Bích Diệp (2014), sử dụng phương pháp thống kê mô tả và sosánh để đánh giá thực trạng thực trạng xây dựng Chương trình Nông thôn mới ởViệt Nam thông qua kết quả rà soát tại 11 xã điểm do Trung ương chỉ đạo tìm ranguyên nhân dẫn tới hạn chế, bat cập; từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm tiếptục thực hiện hiệu quả chủ trương xây dựng nông thôn mới trên cả nước Kết quả
đã đề ra 8 giải pháp nhằm tiếp tục thực hiện và phát huy được hiệu quả củaChương trình Xây dựng nông thôn mới, khắc phục được hạn chế từ các nguyên
nhân đã được phân tích.
Hoàng Sỹ Kim (2013) nghiên cứu về thực trạng xây dựng NTM và những vấn
đề đặt ra đối với quản lý nhà nước Đề tài đã đi sâu vào nghiên cứu, phân tích và làm rõthực trạng của quá trình xây dựng NTM ở Việt Nam từ năm 2009 đến năm 2013, tìm rađược những van dé cần phải giải quyết đối với quan lý nhà nước về NTM, đồng thờiđưa ra các nhóm giải pháp cụ thê nhằm giải quyết các vấn đề đặt ra
Ngọc Hải (2018) phân tích về việc phát huy vai trò chủ thể của người nôngdan trong xây dựng NTM ở nước ta Tác giả đã phân tích, rút ra bài học kinh nghiệm
dé thực hiện thành công Chương trình MTQG xây dựng NTM, do là: Sự tin tưởng,
Trang 19hưởng ứng, đóng góp tích cực về mọi mặt của người dân nông thôn; sự cần thiết phải
phát huy vai trò chủ thé của người nông dan trong quá trình xây dựng NTM Đồng thời,
nêu ra những hạn chế, thách thức cần tiếp tục tháo gỡ đối với người nông dân khithực hiện vai trò chủ thé trong NTM
Huỳnh Thanh Hiếu (2011) nghiên cứu về việc phát huy vai trò của nôngdân trong thực hiện chính sách Tam nông ở tỉnh Hậu Giang Nghiên cứu đã xácđịnh vai trò, vi tri của nông dân trong mối liên hệ tồn tại và phát triển của ba chủthé - vấn đề: Nông nghiệp, nông dân và nông thôn (tam nông); chỉ ra và phântích thực trạng về vai trò của giai cấp nông dan trong chính sách tam nông ở tỉnhHậu Giang, đồng thời xây dựng những giải pháp phát huy vai trò của nông dân
trong việc thực hiện chính sách tam nông ở tinh Hau Giang.
Hà Quang Trung, Nguyễn Thanh Hiếu, và Ngô Tắt Thắng (2020) nghiêncứu về sự hài lòng của người dân tỉnh Lào Cai về kết quả xây dựng NTM trên
địa bàn tỉnh Nhóm tác giả đã chỉ ra được những mặt được, mặt chưa được dưới
góc độ đánh giá của người dân - chủ thé của chương trình cũng là đối tượng thụ
hưởng của chương trình Cùng với việc phân tích các tài liệu thứ cấp, trong bàiviết đã sử dung thang do Likert khảo sát 60 hộ dân dé đánh giá sự hài lòng về
chương trình xây dựng NTM Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số khía cạnhhoạt động trong xây dựng NTM cần quan tâm như: sự vào cuộc của các doanhnghiệp chưa cao; hệ thống tín dụng phục vụ nông nghiệp nông thôn vẫn còn bấtcập Những gợi ý giải phải của bài viết có thể sử dụng tham khảo cho xây dựngNTM giai đoạn tiếp theo
Phạm Huỳnh Minh Hùng (2017) nghiên cứu về việc phát huy vai trò chủthể của nông dân trong xây dựng NTM ở tỉnh Bến Tre Tác giả đã phân tích,đánh giá thực trạng vai trò chủ thể người dân trong xây dựng NTM và đề xuấtcác giải pháp dé tiếp tục phát huy vài trò chủ thé người dân trong xây dựng NTMtỉnh Bến Tre trong thời gian tới Kết quả nghiên cứu việc phát huy vai trò chủthể người dân trong xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Bến Tre đạt được nhiều
thành tựu quan trọng, nhưng đông thời cũng đặt ra nhiêu vân đê và yêu câu mới
Trang 20đòi hỏi người nông dân phải tự điều chỉnh và vượt qua đó là sự cần thiết phải
thay đổi về nhận thức, hành vi trong sinh hoạt và sản xuất, trình độ dan tri phảiđược nâng lên, ý thức pháp luật phải được coi trọng
Đỗ Kim Chung và Kim Thị Dung (2018) đánh giá kết quả thực hiện Chươngtrình MTQG xây dựng NTM Trên cơ sở đánh giá thực trạng triển khai chương trình
NTM, bài viết này chỉ ra những bất cập và đề xuất một số giải pháp về chính sáchnhằm hoàn thiện chương tình NTM ở nước ta Sự chưa phù hợp trong bộ tiêu chí đánhgiá, cách tiếp cận, sự thiên lệch trong lựa chọn các xã điểm, chất lượng quy hoạchNTM thấp, chưa phát huy thật tốt sự tham gia của dân, chưa chú trọng đầu tư vào pháttriển kinh tế, nhân lực va thé chế, thiếu sự kết hợp giữa các cấp và các ngành, trình độ
và năng lực quản lí của cán bộ cơ sở còn hạn chế là những nguyên nhân cơ bản làmcho hiệu quả các chương trình phát triển nông thôn thấp Thực hiện cách tiếp cận có sựtham gia, lay dan lam trung tam cho su phat triển, bổ sung và hoàn thiện bộ tiêu chíđánh giá, ban hành các chính sách hướng dẫn, triển khai xây dựng NTM phù hợp vớitừng vùng miền, tập trung nhiều hơn vào mục tiêu kinh tế, coi trọng van đề xã hội, thực
hiện phối kết hợp giữa các cấp và các ngành, lồng ghép hữu cơ các chương trình dự án,phát triển nguồn nhân lực địa phương là những giải pháp quan trọng góp phan triển
khai thăng lợi chương trình và đảm bảo cho nông thôn phát triển bền vững
Nguyễn Văn Hùng (2015), luận án tiến sĩ “xây dựng nông thôn mới trong
phát triển kinh tế - xã hội ở tỉnh Bắc Ninh” Trên cơ sở xác định những tiềm năng,cùng với những thuận lợi, khó khăn ảnh hướng đến quá trình xây dựng NTM tỉnh
Bắc Ninh, tác giả đánh giá thực trạng xây dựng NTM ở địa phương theo 11 nội
dung thành phần Chương trình (tương ứng 19 tiêu chí NTM), xác định kết quả đạtđược, những tồn tại hạn chế và nguyên nhân tồn tại, hạn chế trong xây dựng NTM;
đề xuất giải pháp xây dựng NTM trong phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bắc Ninh
trong thời gian tới.
Các nghiên cứu nói trên đã đề cập về thực trạng, kết quả, và giải pháp về xâydựng NTM Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào tập trung làm rõ những
vấn đề lý luận, thực tiễn, thực trạng kết quả xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí quốc gia
Trang 21giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang tại các xã đã được công nhận đạtchuân NTM Do vậy, tôi nhận thấy rằng, cần phải nghiên cứu về vấn đề này; vớimong muốn luận văn thạc sĩ ngành quản lý kinh tế mà tôi chọn nghiên cứu sẽ góp
phần giúp các xã trên địa bàn tỉnh Tiền Giang hoàn thiện nâng cao chất lượng các
tiêu chí xây dựng NTM, tiến tới xây dựng xã NTM nâng cao
1.2 Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
1.2.1 Vị trí địa lý, ranh giới hành chính
Tiền Giang là một tỉnh thuộc Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đồng thời
nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
a) Ranh giới hành chính tỉnh Tiền Giang được xác định như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Long An;
Phía Đông Bắc giáp thành phố Hồ Chí Minh;
Phía Đông Nam giáp Biên Đông;
Phía Tây Bắc giáp tinh Đồng Tháp;
Phía Tay Nam giáp tỉnh Vĩnh Long;
Phía Nam giáp tỉnh Bến Tre
b) Tọa độ tỉnh Tiền Giang:
1.2.2 Tăng trưởng kinh tế và mức sống dân cư
1.2.2.1 Tăng trưởng kinh tế và các yếu tố đóng góp vào tăng trưởng
Về tăng trưởng kinh tế, trong giai đoạn 2011-2015, nhịp tăng trưởng GRDPđạt bình quân 7,42%/năm; những năm đầu trong giai đoạn 2016-2020, trước khi đại
Trang 22dich Covid-19 bùng phát, GRDP của tỉnh duy trì ở mức tăng trên 7% và chỉ thực sự
sụt giảm nhịp tăng trong hai năm 2019, 2020, kéo nhịp tăng trưởng toàn giai đoạn
xuống mức 5,69%/năm Năm 2021, tiếp tục bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịchcovid 19 nên GRDP của tỉnh giảm 0,7% so với năm 2020 Về quy mô kinh tế tỉnh,đến năm 2021, GRDP của tinh (theo giá hiện hành) đạt 100.314,5 tỷ đồng, gap hon1,5 lần quy mô kinh tế của tỉnh năm 2015
Đóng góp của các ngành vào năng tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nếu xét năm
2015, trong 8% tăng trưởng GRDP của tỉnh, khối ngành nông-lâm-ngư nghiệp
(KVI) đóng góp 21,8 điểm %, khối ngành công nghiệp và xây dựng (KV2) đóng
góp 41,3 điểm %, khối ngành dịch vụ (KV3) đóng góp 32,2 điểm % và thuế đónggóp 4,8 điểm % Loại trừ tác động của dịch bệnh trong năm 2020 (tăng trưởng
0,6%) và năm 2021 (tăng trưởng -0,7%), bức tranh kinh tế tỉnh cho thấy vai trò của
các khối ngành trong kinh tế tỉnh đã có chiều hướng thay đổi khi khả năng đóng gópcho tăng trưởng từ KV1 có xu hướng giảm, từ 21,8 điểm % năm 2015, xuống còn19,6 điểm % năm 2019; trong khi đó, tỷ lệ này của KV2 là 41,3 điểm % năm 2015xuống con 27,1 điểm % năm 2019 KV3 có vai trò ngày càng quan trọng đối vớikinh tế tỉnh Tiền Giang khi khu vực này có đóng góp 32,2 điểm % cho tăng trưởng
GRDP toan tỉnh năm 2015, tăng lên 48,7 điểm % trong năm 2019 Những lợi thế về
sản xuất nông nghiệp, thủy sản chất lượng cao với các sản phẩm nỗi tiếng như tráicây và rau màu; lợi thế về phát triển công nghiệp và dịch vụ thương mại, du lịch,vận tải, dịch vụ đô thị chưa thực sự được phát huy trong thời gian qua Năm 2021,
chỉ có KVI có tăng trưởng dương (1,7%).
1.2.2.2 Chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế
Cơ cau kinh tế của tinh trong giai đoạn 2016-2020 chuyên dich theo hướng
tăng tỷ trọng khu vực phi nông nghiệp và giảm tỷ trọng khu vực nông nghiệp Tỷ
trọng khu vực công nghiệp - xây dựng năm 2015 là 19,9% và năm 2020 tăng lên
26,2% trong GRDP của tỉnh; tỷ trọng khu vực dịch vụ (bao gồm thuế sản phẩm)tăng từ 34,3% năm 2015 lên 35% GRDP của tỉnh vào năm 2020; tỷ trọng của khuvực nông, lâm, ngư nghiệp giảm từ 45,8% năm 2015 xuống 38,8% GRDP của tỉnh
Trang 23vào năm 2020 Trong năm 2021, mặc dù khối ngành nông, lâm, ngư nghiệp là khốingành duy nhất có tăng trưởng dương nhưng đóng góp vào cơ cấu kinh tế thì khốingành này vẫn tiếp tục giảm, chiếm 38,6% (giảm 0,2 điểm phần %), KV2 đóng góp
26,9%, KV3 đóng góp 28,7% và thuế sản phẩm đóng góp 5,8%
Nhìn chung, chuyển dịch cơ cau kinh tế của tỉnh có chuyên biến tích cực, dokhu vực nông, lâm, ngư nghiệp vẫn còn nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng thấp sovới kế hoạch khu vực công nghiệp - xây dựng tăng trưởng khá, trong khi khu vực
dịch vụ tăng trưởng thấp hơn tốc độ tăng trưởng chung Kinh tế của tỉnh vẫn còn
phát triển theo chiều rộng, theo số lượng, chưa phát triển theo chiều sâu, giá trị giatăng chưa cao, nhất là trong sản xuất công nghiệp, phát triển thương mai, dich vụ 1.2.3.3 Thu nhập bình quân đầu người
Thu nhập bình quân đầu người tăng từ 36 triệu đồng năm 2015, tăng lên 56,2triệu đồng/người năm 2020 Riêng năm 2021 có giảm do ảnh hưởng bởi dịch covid
19 nên mức thu nhập bình quân đầu người chỉ đạt 47,14 triệu đồng/người/năm Tỷ
lệ hộ nghèo đa chiều chiếm 1,47%
Trang 24Chương 2
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Nội dung nghiên cứu
2.1.1 Khái quát về NTM
2.1.1.1 Khái niệm về NTM
Đại hội Đảng lần thứ X xác định “xây dựng NTM ngày càng giàu đẹp, dânchủ, công bằng, văn minh, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kếtcau hạ tầng kinh tế, xã hội phát triển ngày càng hiện dai Tạo chuyên biến mạnh mẽtrong sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn với các nhiệm vụ chủ yếu: Phảiluôn coi trọng đây mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hóa lớn, đa dạng, phát triển nhanh
và bền vững” Như vậy, phải qua nhiều thập niên tìm tòi sáng tạo, chủ trương xâydựng NTM dan dan được hình thành rõ nét
Việc xây dựng NTM nhằm phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế của quê hương,dat nước trong giai đoạn mới Sau gần 40 năm thực hiện đường lối đổi mới dưới sựlãnh đạo của Đảng, nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thànhtựu to lớn Tuy nhiên, nhiều thành tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và
lợi thế: Nông nghiệp phát triển còn kém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyên giao
khoa học - công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp, nôngthôn phát triển thiếu quy hoạch, kết cấu hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trườnghọc, trạm y tế, cấp nước còn yếu kém, môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống
vật chat, tinh thần của người nông dân còn thấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu
nghèo giữa nông thôn và thành thị còn lớn phát sinh nhiều van đề xã hội bức xúc.Không thể có một nước công nghiệp nếu nông nghiệp và nông thôn còn lạc hậu và
đời sống nhân dân còn thấp Vì vậy, xây dựng NTM là một trong những nhiệm vụ
1]
Trang 25quan trọng hàng đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá quê hương, đất
nước Đồng thời, góp phan cai thiện, nâng cao đời sống vật chat và tinh thần cho
người dân sinh sống ở địa bàn nông thôn
Vì vậy NTM là nông thôn mà trong đó đời sống vật chất, văn hóa, tinh thần của
người dân không ngừng được nâng cao, giảm dan sự cách biệt giữa nông thôn và thành
thị Nông dân được dao tạo, tiếp thu các tiến bộ kỹ thuật tiên tiễn, có bản lĩnh chính trị
vững vàng, đóng vai trò làm chủ NTM NTM có kinh tế phát triển toàn diện, bền vững,
cơ sở hạ tầng được xây dựng đồng bộ, hiện đại, phát triển theo quy hoạch, gan két hop
ly giữa nông nghiệp với công nghiệp, dich vụ va đô thị Nông thôn én định, giàu bansắc văn hóa dân tộc, môi trường sinh thái được bảo vệ Sức mạnh của hệ thống chính
trị được nâng cao, đảm bao giữ vững an ninh chính trị và trật tự xã hội.
Tiêu chí: Tiêu chí là sự thé hiện tinh chất, dấu hiệu để dựa vào đó mà phânbiệt một vật, một hiện tượng, là cơ sở dé phé phan nhằm đánh giá một đối tượng,
một quá trình khách quan.
Chỉ tiêu: là sự phản ánh về mặt lượng của tiêu chí
Tiêu chuẩn: là mức độ được quy định dùng làm chuẩn để phân loại đánh giá
Ví dụ: để đánh giá mức độ đạt chỉ tiêu đường trục xã, Bộ tiêu chí quy định mức tiêuchuẩn đề đạt là 100% đường xã đạt chuẩn theo quy định của Bộ Giao thông vận tải.2.1.1.2 Quan điểm truyền thống về xây dựng nông thôn
Theo Tổ chức Nông lương Liên Hợp quốc (FAO), có thể định nghĩa nôngthôn theo hai phương pháp: (1) Thành thị được xác định bởi Luật, theo đó là tất cảnhững trung tâm của tỉnh, huyện và các vùng còn lại được định nghĩa là nông thôn;
(2) Sử dụng mức độ tập trung dân sống thành cụm quan sát được dé xác định vùng
thành thị Việt Nam theo phương pháp thứ nhất dé xác định thành thị và nông thôn.Theo đó nông thôn theo quy định về hành chính và thông kê của Việt Nam là những
Trang 26cơ cau kinh tế nông thôn.
Xây dựng nông thôn hay phát triển nông thôn là một tô hợp các hoạt động dadạng, có sự tham gia của cá nhân, nhóm, tô chức, đảm bảo cho sự phát triển của
cộng đồng nông thôn Nhìn chung mô hình phát triển nông thôn củ tập trung chủ
yêu vào phát triển sản xuất và mở rộng kinh tế thị trường, các nước xã hội chủnghĩa thì phát triển sản xuất và địch vụ do nhà nước kiểm soát Ở Việt Nam, pháttriển nông thôn cũng đã được tiến hành từ lâu trong lịch sử đấu tranh dựng và giữnước của dân tộc Phát triển nông thôn thể hiện trước hết ở mục tiêu nâng cao đờisong vat chất, tỉnh thần người dân.
Nhìn chung chủ trương phát triển nông thôn đã được thực hiện từ khá lâu,chủ yêu gắn với nội dung phát triển nông nghiệp nói chung, nhưng phạm vi mớidừng lại ở việc thí điểm ở một số địa phương
Sau khi thực hiện đường lối đổi mới dưới sự lãnh đạo của Đảng, nông nghiệp,nông dân, nông thôn nước ta đã đạt nhiều thành tựu to lớn Tuy nhiên, nhiều thành
tựu đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế: Nông nghiệp phát triển cònkém bền vững, sức cạnh tranh thấp, chuyên giao khoa học - công nghệ và đào tạonguồn nhân lực còn hạn chế Nông nghiệp, nông thôn phát triển thiếu quy hoạch, kết
cau hạ tầng như giao thông, thủy lợi, trường học, trạm y tế, cap nước còn yếu kém,môi trường ngày càng ô nhiễm Đời sống vật chất, tỉnh thần của người nông dân cònthấp, tỷ lệ hộ nghèo cao, chênh lệch giàu nghéo giữa nông thôn và thành thị còn lớnphát sinh nhiều van đề xã hội bức xúc Không thé có một nước công nghiệp nếu nôngnghiệp và nông thôn còn lạc hậu và đời sống nhân dân còn thấp
Chính vì thế Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều Chỉ thị, Nghị quyết về pháttriển nông nghiệp, xây dựng nông thôn Ngày 05/8/2008, Ban Chấp hành Trungương Dang đã thông qua Nghị quyết số 26-NQ/TW về nông nghiệp, nông dân, nôngthôn, trong đó dé ra mục tiêu xây dựng NTM Xây dựng NTM được xác định là một
nhiệm vụ chiên lược.
13
Trang 272.1.1.2 Quan điểm về xây dựng NTM hiện nay
Chương trình MTQG về xây dựng NTM là chương trình mang tính tổng hợp,sâu, rộng, có nội dung toan diện; bao gồm tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xãhội, chính trị, an ninh - quốc phòng Mục tiêu chung của chương trình được Đảng taxác định là: xây dựng NTM có kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội (KT-XH) từng bướchiện đại; cơ cấu kinh tế và các hình thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn nông nghiệpvới phát triển nhanh công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển nông thôn với đô thị theo
quy hoạch; xã hội nông thôn dân chủ, ôn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc; môitrường sinh thái được bảo vệ; an ninh trật tự được giữ vững; đời sống vật chất và
tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao Chương trình MTQG về xâydựng NTM bao gồm 11 nội dung, được cụ thé bằng Bộ tiêu chí quốc gia về NTM
Nguyên tắc xây dựng NTM: (1) Phải hướng tới mục tiêu phát triển kinh tế - xãhội của địa phương và thực hiện theo đúng quy định Bộ tiêu chí quốc gia về NIM;(2) Phải đảm bảo những mục tiêu phát triển nông thôn bền vững trong hiện tại vàtương lai; (3) Phát huy vai trò chủ thé của cộng đồng dân cư địa phương là chính,
Nhà nước đóng vai trò định hướng, ban hành các cơ chế, chính sách đề hỗ trợ, hướng
dẫn thực hiện; (4) phải thực hiện lồng ghép các chương trình, dự án khác; (5) Xácđịnh xây dựng NTM là nhiệm vụ của cả hệ thống chính tri và toàn xã hội
Điểm mới của Chương trình MTQG xây dựng NTM hiện nay: Thứ nhất, xây
dựng NTM theo Bộ tiêu chí chung, được định trước; thứ hai, xây dựng nông thôn
địa bàn cấp xã và trong phạm vi cả nước, không thực hiện thí điểm; thứ ba, công
đồng dân cư là chủ thé quá trình xây dựng NTM Như vậy, xây dựng NTM chính là
thực hiện chương trình phát triển toàn diện, vững chắc nông nghiệp, nông dân, nôngthôn nhằm nâng cao đời sống vật chat, tinh thần người dân, là quá trình làm thay đổitoàn diện về kinh tế - xã hội của địa phương
2.1.2 Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2010-2020
Đề đảm bảo được sự thong nhat trong thuc hién chuong trinh MTQG vềNTM, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 vềviệc ban hành Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới và Quyết định số
Trang 28800/QĐ-TTg ngày 04/6/2010 về việc phê duyệt Chương trình mục tiêu Quốc gia
về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2020 Đây là những căn cứ pháp lý
quan trọng dé triển khai thực hiện trên phạm vi cả nước Trên cơ sở đó, Thông tư
số 54/2009/TT-BNNPTNN ngày 21/8/2009 của Bộ Nông nghiệp và phát triển
Nông thôn tại điều 2, phần I (Quy định chung) hướng dẫn: “Bộ tiêu chí quốc gia
về nông thôn mới là căn cứ dé các địa phương chỉ đạo việc xây dựng, phát triểnnông thôn mới; là cơ sở dé đánh giá công nhận xã đạt tiêu chuân nông thôn mới”
Ngày 17/10/2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số
1980/QD-TTg về Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020 (thay thế Quyết định
số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 và Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20/02/2013).Căn cứ quy định Trung ương, tỉnh Tiền Giang đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về
xã NTM giai đoạn 2017-2020 trên dia bàn tinh theo Quyết định số 1633/QĐ-UBND
ngày 19/5/2017 giữ nguyên 19 tiêu chí và nâng lên 49 chỉ tiêu, đảm bảo mức đạt
chuẩn từ bằng đến cao hơn so quy định Trung ương
Tuy nhiên, qua triển khai thực tế, Bộ tiêu chí vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế:
chưa thực sự phù hợp đối với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội từng địa phương (tinhTiên Giang có huyện Tân Phú Đông là huyện đáo, tuy nhiên vẫn áp dụng Bộ tiêu chichung, không có quy định riêng nên đến năm 2020, huyện chỉ có 1/6 xã được công
nhận đạt chuẩn NTM); Tiêu chi NTM chưa phan ánh được day đủ những van đề thực
sự cần quan tâm ở nông thôn: Có tiêu chí dé hoàn thành (như tiêu chí lao động cóviệc làm thường xuyên) nên chưa tạo được động lực triển khai, tỷ lệ xã đạt tiêu chí
này rất cao nhưng trên thực tế vấn đề việc làm cho lao động nông thôn còn nhiều bấtcập; một số tiêu chí có yêu cầu mức độ đạt còn chung chung (như: “Đạt”, hoặc “theo
quy định của pháp luật”); nhiều tiêu chí chưa được lượng hóa cụ thê nên khó đánh giá(như tiêu chí thuỷ lợi về đáp ứng nhu cầu tưới tiêu nhưng chưa khuyến khích sử dụngnước hiệu quả, tiết kiệm); một số tiêu chí chưa phản ánh được chất lượng xây dựngNTM; Tiêu chí NTM chưa gắn liền với các mục tiêu phát triển bền vững: Một số nộidung về biến déi khí hậu, an toàn thực phẩm, dinh dưỡng, bình dang giới, sử dụng tiết
kiệm các nguồn tài nguyên tự nhiên đã được quan tâm lồng ghép vào Bộ tiêu chí
15
Trang 29quốc gia về xã NTM giai đoạn 2016-2020, song còn nhiều nội dung liên quan đến các
cam kết của Việt Nam về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hiệp
quốc chưa được tích hop; Chưa có tiêu chi/chi tiêu đánh giá vai trò chủ thé của người
dân, cộng đồng Bộ tiêu chí mới quan tâm đến kết quả đầu ra theo các lĩnh vực của
phát triển nông thôn, chưa có tiêu chí phản ánh vai trò và sự tham gia của cộng đồng
dân cư cũng như các tổ chức chính trị - xã hội
2.1.3 Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn 2022-2025
Đề khắc phục những hạn chế, bất cập và ton tại của giai đoạn trước, giai đoạn2021-2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM theoQuyết định số 318/QĐ-TTg ngày 08/3/2022 Trên cơ sở đó, Uy ban nhân dân tinhTiền Giang đã ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM trên địa bàn tỉnh giai đoạn2022-2025 theo Quyết định số 1981/QĐ-UBND ngày 19/7/2022 Bộ tiêu chí vẫngiữ nguyên bố cục và nội hàm của Bộ tiêu chí giai đoạn 2016-2020 dé áp dụng chocác xã phan đấu đạt chuẩn trong giai đoạn 2022-2025, bao gồm: 19 tiêu chí, 57 chỉtiêu (tăng 08 chỉ tiêu so với giai đoạn 2016-2020) Theo đó: điều chỉnh nội ham,
tên, nội dung 15 tiêu chí (gồm các tiêu chí: 1, 2, 4, 5, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16,
17, 18, 19); Lược bỏ 02 chỉ tiêu cũ (chỉ tiêu 12 và 18.2); Bồ sung 08 chỉ tiêu mới
cho phù hợp với chính sách mới ban hành trong thời gian qua và yêu cầu thực tếxây dựng xã NTM.
(Đính kèm bảng so sánh nội dung Bộ tiêu chí quốc gia về xã NTM giai đoạn
2022-2025 so Bộ tiêu chí giai đoạn 2017-2020 tỉnh Tì ién Giang theo phụ lục O01 đính kèm)
Bộ tiêu chí Quốc gia về xã NTM và các văn bản hướng dẫn thực hiện của các
sở, ngành tỉnh có liên quan là cơ sở pháp lý quan trọng, định hướng cho các địa
phương trên tỉnh đồng loạt triển khai thực hiện, đảm bảo tính thống nhất gắn vớinhững nội dung, tính chất mới cùng với những bước đi, lộ trình phù hợp phát triểntổng hợp cả về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng an ninhtrên địa bàn nông thôn một cách bền vững
2.1.4 Vai trò chủ thể người dân trong xây dựng nông thôn mới
Phát huy vai trò người dân là vấn đề có tính nền tảng và bao trùm trong xây
Trang 30dựng NTM nước ta Bởi lẽ, mot Ja mọi vấn đề liên quan, mọi chính sách tác động
đến chủ thé của bat cứ hoạt động nào cũng luôn là quan trong, là yếu tố chủ quan có
tính nền tảng; hai là người dân tham gia toàn bộ mọi hoạt động xây dựng NTM, là
người đề xuất nhu cầu, tham gia xây dựng kế hoạch, đóng góp nguồn lực và triển
khai thực hiện; là người hưởng thụ thành quả, có trách nhiệm và nguyện vọng kiêmtra giám sát mọi tiêu chí NTM Họ là chủ thể không chỉ trong phát triển kinh tế, xâydựng hạ tầng, mà còn trong bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống,phát triển các giá trị văn hóa mới, kết hợp giữa truyền thông với hiện đại trong quản
lý xã hội nông thôn; là người kiến tạo nông thôn mới có bản sắc trong kết nối với đôthị Có thể nói, bàn về bất kỳ mục tiêu, nội dung nào của xây dựng nông thônmới,cũng được quy chiếu đến vai trò chủ thể của người dân, đều cần đánh giá từgóc nhìn của người dân.
Vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng NTM được thể hiện ở:
(i) Chủ thể nhận thức chủ trương, đường lối, chính sách của Dang và Nhanước về xây dựng NTM Từ coi dân là đối tvong của tuyên truyền, phổ biến, trởthành chú thé nhận biết (dân biết) là sự khác biệt về tư tưởng phát huy sức dân;
(ii) Chủ thé thực hiện mọi hoạt động xây dựng NTM: Người dân trực tiếp
tham gia trong phát triển kinh tế, tổ chức lại sản xuất, xây dựng hạ tầng thiết yếu,
bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, xây dựng đời sống mới và quản lý xã hội,xây dựng va git gìn cảnh quan, bảo vệ môi trường, git gìn an ninh trật tự Họ góp
ý, góp công, góp sức, góp tiền, góp đất, góp hiện vật, thời gian và nhiều loại tài sản
hữu hình, vô hình khác trong các hoạt động này;
(iii) Chủ thé kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội trong xây dựng NTM với tưcách độc lập của người dân, cũng như thông qua các tô chức chính trị - xã hội, đoànthể quần chúng và các tô chức tự quản;
(iv) Chủ thé xây dựng hệ thống chính trị cơ sở “của dan, do dân và vì dân”.Hola lực lượng chính xây dựng tổ chức và tích cực tham gia hoạt động của chínhquyền, đoàn thể các cấp, qua đó thể hiện trách nhiệm xã hội của mình;
(v) Chủ thé hưởng thụ thành quả xây dựng NTM Đây chính là chủ thê thực chat,
Meg
Trang 31thúc đây người dân tích cực tham gia, kiểm tra, giám sát quá trình xây dựng NTM.
2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập số liệu:
2.2.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp:
Day là những nguồn thông tin cơ bản rất quan trong dé tổng hợp, phân tích và
đưa ra những nhận xét, đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp phù hợp với mục
tiêu của đề tài
Số liệu thứ cấp được thu thập từ: Sách, báo, tạp chí, các ấn phẩm đã ban hành,các đề tài khoa học có liên quan của các nước trên thế giới và ở Việt Nam Các văn
bản pháp quy của nhà nước, chính phủ và các tổ chức có liên quan
Các báo cáo tổng kết và những số liệu, tài liệu có liên quan của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở Nông nghiệp và Phát triểnnông thôn, Cục Thống kê tỉnh, các cơ quan có liên quan
Số liệu thứ cấp này để thu thập thông tin tổng quan về địa bàn nghiên cứu,tăng trưởng kinh tế và mức sống người dân; tìm hiểu tổng quan về các nghiên cứu
có liên quan; kết quả xây dựng NTM ở nước ta giai đoạn 2010-2020; Bộ tiêu chíquốc gia về NTM giai đoạn 2022-2025 trên địa bàn tỉnh Tiền Giang; vai trò chủ thé
người dân trong xây dựng NTM; đánh giá những tồn tại, hạn chế trong xây dựng
NTM tại các xã; giải pháp xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời
gian tỚI.
2.2.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp:
Bảng 2.1 Phỏng vấn chuyên gia (KIP: key informant panel)
Ks gã Ễ k k Số quan
TT Đôi tượng điêu tra, phỏng vần Phương pháp sẽ
1 Bi thư/Chủ tịch xã Phỏng van KIP 06
Đại diện Lãnh đạo tô chức đoàn thé :
Trang 32Đề tài thực hiện phỏng vấn nhóm cán bộ am hiểu về xây dựng NTM, gồm: Bí
thư hoặc Chủ tịch xã, đại diện Lãnh đạo các tổ chức đoàn thé chính trị - xã hội xã va
công chức phụ trách xây dung NTM xãvới các nội dung chủ yếu: công tác lãnh đạo,
chỉ đạo xây dựng NTM theo Bộ tiêu chí giai đoạn 2022-2025; những kết quả đạtđược, cũng như ton tai, han ché trong qua trinh triển khai thực hiện Bộ tiêu chí mới,những kinh nghiệm hay trong quá trình xây dựng NTM địa phương (theo Phụ lục
02), cụ thé dé tài đã thực hiện:
- Phỏng vấn 4 Bí thư và 2 Chủ tịch UBND xã với những thông tin thu thập vềcông tác lãnh đạo, chỉ đạo xây dựng NTM.
- Phỏng vấn đại diện lãnh dao 05 tổ chức đoàn thé của 06 xã với những nội
dung về vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tô chức chính trị - xã hội trong xây
dựng NTM hiện nay và công tác phối hợp Chính quyền cơ sở trong xây dựng NTM
- Phỏng vấn công chức phụ trách xây dựng NTM của 06 xã với các nội dung về
công tác rà soát, đánh giá lại hiện trạng theo Bộ tiêu chí của xã cũng như những khó
khăn và hạn chế trong quá trình triển khai thực hiện theo Bộ tiêu chí mới mục tiêuxây dựng NTM trong thời gian tới xã
Điều tra, phỏng vấn trực tiếp 60 hộ dân trên địa bàn 06 xã đại diện cho 03
vùng phát triển kinh tế - đô thị tỉnh Tiền Giang (mỗi vùng chọn 02 xã): Vùng Phía
Tây chọn xã Tân Thanh, huyện Cái Bé và xã Tam Bình, huyện Cai Lay; Vùng Phía
Đông chọn xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây, xã Tân Thới, huyện Tân Phú
Đông; Vùng Trung tâm chọn xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, xã Phước Thạnh,
thành phố Mỹ Tho (mỗi xã điều tra phỏng van trực tiếp 10 hộ dân) dé đánh giá vai
trò chủ thể và nhận định của người dân về những thuận lợi và khó khăn trong quátrình xây dựng NTM tại địa phương (theo Phụ lục 03).
2.2.2 Phương pháp xử lý, phân tích số liệu:
2.2.2.1 Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng các phương pháp tông hợp, thống kê, tínhtoán các chỉ tiêu và thông số thông qua phần mềm Excel trong Microsoft Office
19
Trang 332.2.2.2 Phương pháp phân tích số liệu
a) Phương pháp so sánh:
Việc sử dụng phương pháp so sánh trong phân tích là đối chiếu các chỉ tiêu,tiêu chí đã được lượng hoá có cùng một nội dung, một tính chất tương tự để nhằmmục đích xác định xu hướng và mức độ biến động của các chỉ tiêu, tiêu chí đó.Phương pháp so sánh sẽ tổng hợp được những nét chung, trên cơ sở đó sẽ đánh giá
được mức phát triển hay kém hiệu quả trong việc nâng chất các chỉ tiêu, tiêu chí
theo quy định mới.
Dựa trên hệ thống các chỉ tiêu, so sánh kết quả thực hiện các chỉ tiêu, tiêu chí
Bộ tiêu chí mới so với thời điểm cuối năm 2020 Để có thể đáp ứng các mục tiêunghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phương pháp so sánh cơ bản sau:
- So sánh bằng số bình quân: cho thay mức độ đạt các tiêu chí, chỉ tiêu của xã
so với bình quân chung của tỉnh Qua đó, xác định được vi trí hiện tại của xã (khá,trung bình, yếu kém) Ví dụ như tiêu chí thu nhập, so sánh thu nhập bình quân đầu
người trên địa bàn xã so thu nhập bình quân toàn tỉnh.
- So sánh bằng số tương đối động thái: so sánh bằng số tương đối sẽ nắm đượckết cau, mối quan hệ, tốc độ phát triển, mức độ phổ biến và xu hướng biến động củacác chỉ tiêu, tiêu chí và sử dung dưới dạng số tương đối định gốc [có định kỳ gốc:
y⁄y0 (= 1, n)].
b) Phương pháp thống kê mô tả:
Phương pháp này được sử dụng để tính toán và phân tích kết quả thực hiện
xây dựng NTM tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn trên địa bàn tỉnh Tiền Giangnhư: kết quả xây dựng trường học; kết quả thực hiện tiêu chí giao thông: kết quảđầu tư cải tạo và xây dựng mới đường điện;
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả với các chỉ tiêu như tần số, tỷ lệ, sốtrung bình trong nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng các tiêu chí, chỉ tiêu Bộ tiêu chíquốc gia về xã nông thôn mới thông qua:
- Bảng phân phối tần số: để mô tả và tìm hiểu về đặc tính phân phối của một
mẫu số liệu thô, bước đầu tiên là lập bảng phân phối tần số Bảng phân phối tần số
là bảng thể hiện phân tô hay cơ cau của một chỉ tiêu nào đó theo phan trăm của tong
Trang 34số mẫu hay số mẫu thực.
- Số trung bình cộng: là chỉ tiêu trung bình đại điện cho mẫu hoặc tổng thể.Nguồn dữ liệu khác nhau có tính khác nhau về số trung bình Số trung bình dùngđem so sánh với nhiều tổng thể/mẫu khác nhau cùng chỉ tiêu trong trường hợplượng biến động tương đối đồng đều Tần suất, tỷ lệ, số trung bình dé phân tích kếtquả xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh các phương pháp phân tích trên, đề tài nghiên cứu sử dụng thang đo
do Rennnis Likert - 1932 (thang đo 5 bậc) để đánh giá sự hài lòng của người dân vềxây dựng NTM tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn NTM Các mức độ đánh giácủa thang đo cụ thé: (i) Rất không hài lòng (1diém); (ii) Không hài lòng (2điểm);(iii) Trung lập (3 điểm); (iv) Hài lòng (4 điểm); (v) Rất hai lòng (5 điểm)
Điểm bình quân được tính bằng công thức tính số bình quân cộng gia quyền:
4,21-5,0: Rat hai long
Cùng với việc phân tích các tài liệu thứ cấp, đề tai đã sử dung thang do Likertkhảo sát hộ dân đề đánh giá sự hài lòng của người dân về kết quả xây dựng NTM tại
các xã đã được công nhận đạt chuan nhằm chi ra được những mặt được, mặt chưađược dưới góc độ đánh giá của người dân - chủ thể của chương trình cũng là đối
tượng thụ hưởng của chương trình.
21
Trang 35Chương 3
KET QUA VÀ THẢO LUẬN
3.1 Phân tích thực trạng xây dựng NTM tại một số xã dién hình trên địa bàntỉnh Tiền Giang theo Bộ tiêu chí mới
3.1.1 Kết quả xây dựng nông thôn mới tại một số xã điển hình trên dia bàntỉnh Tiền Giang theo Bộ tiêu chí mới
Bảng 3.1 Kết quả xây dựng xã NTM trên địa bàn tỉnh Tiền Giang đến năm 2022
Tong số Số xã đã được Kết quả duy
Don vị xã công nhận đạt trì theo Bộ
chuẩn NTM tiêu chí mới
Huyện Cái Bè 24 24 02
Vùng Huyện Cai Lậy 15 15 03
phía Tay Thị xã Cai Lay 10 10 04
Huyện Tân Phước lãi 1] 08
hông Huyện Gò Công Đông 11 11 05
Huyện Tân Phú Đông 6 3 01
Tổng 142 137 36
(Nguôn: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2022)Theo báo cáo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan Thườngtrực thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tỉnh Tiền
Trang 36Giang) đến hết năm 2022, toàn tỉnh Tiền Giang có 137/142 xã đã được công nhận
đạt chuẩn quốc gia về xã NTM Kết qua rà soát theo Bộ tiêu chí mới hiện chỉ có
36/137 xã duy trì mức đạt chuẩn, đạt tỷ lệ 26,28% Phần lớn các xã chưa đạt các
tiêu chí: giao thông, trường học, tô chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn, y
tế, môi trường và an toàn thực phẩm
Bảng 3.2 Kết quả rà soát theo Bộ tiêu chí mới tại một số xã điển hình trên địa bantỉnh Tiền Giang
Năm được công Ket quả rà soát
TT Xã/huyện nhận đạt chuân theo Bộ tiêu chi
NTM mới
I Xa Tân Thanh, huyện Cái Bè 2014 12/9
2 Xã Tam Bình, huyện Cai Lay 2014 12/19
3 Xã Kim Sơn, huyện Châu Thanh 2016 12/19
4 _ Xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho 2018 13/19
5 Xã Đồng Thạnh, huyện Gò Công Tây 2019 13/19
6 Xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông 2020 13/19
(Nguồn: báo cáo kết qua xây dựng NTM của các xã, năm 2022)
Trong dé tài chọn khảo sát 06 xã đại điện cho 03 vùng phát triển kinh tế - đôthị tỉnh Tiền Giang (mỗi vùng chọn 02 xã): Vùng Phía Tây chọn xã Tân Thanh,huyện Cái Bè và xã Tam Bình, huyện Cai Lậy; Vùng Phía Đông chọn xã Đồng
Thạnh, huyện Gò Công Tây, xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông; Vùng Trung tâm
chọn xã Kim Sơn, huyện Châu Thành, xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho Lý do
chọn 06 trên là do các xã chưa duy trì theo Bộ tiêu chí mới và dự kiến phan đấu xây
dựng xã NTM nâng cao.
Kết quả khảo sát 6/6 xã chưa hoàn tat công tác lập quy hoạch, đang thực hiệnmột trong các giai doan:T6 chức lập; lấy ý kiến; thâm định; trình phê duyệt quyhoạch; có 2/6 xã (Tân Thanh, Tam Bình) chưa đảm bảo duy trì chỉ tiêu đường xã,
đối với chỉ tiêu đường ấp hiện chỉ có 1/6 xã duy trì đạt chuẩn theo Bộ tiêu chí mới
(xã Phước Thạnh); chỉ tiêu đường ngõ, xóm có 3/6 xã duy trì (xã Phước Thạnh,Đồng Thạnh, Tân Thới)
23
Trang 37Hiện nay, hệ thống công trình thủy lợi toàn tỉnh nói chung và qua khảo sát
thực tế các xã nói riêng cơ bản đảm bảo phục vụ tưới, tiêu cho diện tích đất sản xuất
nông nghiệp; Kết quả khảo sát, có 4/6 xã có tỷ lệ điện tích đất sản xuất nông nghiệp
được tưới và tiêu nước chủ động đạt 100%, trong đó xã đạt thấp nhất là xã Tân Thới93,65%.
Với việc đầu tư cải tạo, phát triển lưới điện trong thời gian qua, đã đảm bảocung cấp đủ điện, ôn định phục vụ cho nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt củanhân dân Đặc biệt lưới điện nông thôn trên địa bàn các xã xây dựng nông thôn mới
đã giảm được khoảng cách cấp điện từ đường dây hạ áp đạt chuẩn đến hộ sử dụng
điện, đảm bảo chất lượng điện áp, giảm tốn thất điện năng, lưới điện hạ áp từ saucông tơ kéo về nhà dân đảm bảo an toàn,đảm bảo mỹ quan, đồng thời đã kết hợp cấp
điện phục vụ bơm nước tưới tiêu khu vực nông thôn, góp phần cho sự phát triển kinh
tế - xã hội của tỉnh Tuy nhiên, kết quả khảo sát thực tế cho thấy còn một số tuyếnđường điện chưa được nhà nước đầu tư hạ thế, chưa đảm bảo an toàn cho người dân(còn chang chit, các trụ đỡ chỉ là tru cây và chỉ mang tinh tạm thời, ); Tình trạng
dây điện thoại, dây cáp của các nhà mạng còn chang chit, xen lẫn với lưới điện, câyxanh ở một số tuyến đường trên địa bàn xã gây mất mỹ quang và không đảm bảo an
toàn, cần phải có giải pháp khắc phục đảm bảo theo đúng quy định
Hệ thống mạng lưới trường học trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng đượcqui hoạch và xây dựng theo hướng trường chuẩn quốc gia, đáp ứng được yêu cầunâng cao chất lượng giáo dục ở địa phương Tuy nhiên, cơ sở vật chất trường học các
cấp tại các xã đã được công nhận đạt chuẩn xã nông thôn mới từ trước năm 2020 (xã
Kim Sơn, Tân Thanh, Đồng Thạnh, Tam Bình) còn thiếu so với quy định của Thông tư
số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Dao tạo
Về cơ sở vật chất văn hóa: qua khảo sát thực tế tại 06 xã đều có nhà văn hóa
hoặc Trung tâm văn hóa - thê thao xã, có đủ trang thiết bị, các phòng chức năng(phòng hành chính, phòng thông tin - truyền thanh, phòng sinh hoạt câu lạc bộ )tổng số ấp của 6 xã là 27 ấp, trong đó có 16 nhà văn hóa ấp hoặc nhà văn hóa liênap; Hội trường nha văn hóa xã có sức chứa từ 200 cho ngôi trở lên, nhà văn hóa ap,
Trang 38liên ấp có sức chứa 100 chỗ ngồi; Sân khấu trong hội trường đạt chuẩn theo quy
định, có sân tập thể thao đơn giản, đảm bảo phục vụ văn nghệ, thể dục thể thao, vui
chơi, giải trí, tô chức họp hội, sinh hoạt cộng đồng, nâng cao mức hưởng thụ văn
hóa của nhân dân.
Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn: thời gian qua các xã được quan tâm đầu
tư xây dựng, nâng cấp, phát triển hệ thống hạ tang chợ ngày càng hoàn chỉnh, khangtrang, đáp ứng được nhu cầu mua bán hàng hoá của nhân dân, tạo điều kiện thuậnlợi cho người dân trao đổi hàng hóa Kết quả khảo sát 6/6 xã có chợ nông thôn đảm
bảo đạt chuẩn theo quy định
Kết quả khảo sát 6/6 xã có điểm phục vụ bưu chính và được trang bị đầy đủ cơ
sở vật chất đảm bảo cho việc tổ chức cung ứng và phục vụ nhu cầu sử dụng dịch vụbưu chính tại địa phương; Trên địa ban các xã có trạm thu phát sóng, dam bảo nhân
có thể sử dụng các dịch vụ viễn thông; có điểm kinh doanh dịch vụ Internet côngcộng; Xã có đài truyền thanh được trang bị đầy đủ hệ thống cơ sở vật chất đảm bảophục vụ thông tin tuyên truyền tại địa phương Tuy nhiên, các đài truyền thanh xã
chưa đáp ứng theo yêu cầu Đài truyền thanh ứng dụng công nghệ thông tin - viễnthông (hầu hết là đài truyền thanh hữu tuyến) Xã có ứng dụng công nghệ thông tin
trong công tác quản lý và điều hành; Có ứng dụng quy trình xử lý văn bản đi trên
phần mềm; có ứng dụng chữ ký số; 100% cán bộ, công chức các xã được trang bịmáy vi tính phục vụ công tac.
Về nhà ở dân cư: Kết quả khảo sát 6 xã không có hộ dân sống trong nhà tạm,
đột nát; tỷ lệ hộ có nhà ở kiên cố, hoặc bán kiên có đạt khá cao từ 90% trở lên, riêng
có xã Tân Thới, huyện Tân Phú Đông tỷ lệ đạt còn thấp (80,5%)
Kết quả điều tra thu nhập năm 2023 các xã đều đảm bảo đạt tiêu chí số 10 thunhập, xã có kết quả điều tra thu nhập thấp nhất là Tam Bình, huyện Cai Lậy (62,57triệu đồng/người/năm) và xã có thu nhập cao nhất là xã Tân Thanh, huyện Cái Bè(69,32 triệu đồng/người/năm); Đến cuối năm 2022, tỷ lệ nghèo đa chiều của các xãtheo chuẩn nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2021-2025 đạt so với yêu cầu tiêu chí
(< 4%), trong đó có 4 xã Tân Thanh, Tam Bình, Kim Sơn, Phước Thạnh tỷ lệ nghèo
25
Trang 39đa chiều tuy đạt nhưng vẫn ở mức cao từ 3,56% đến 4%.
Về lao động việc làm: Kết quả khảo sát 6/6 xã đều đảm bảo duy trì tiêu chí,
tuy nhiên đối với chỉ tiêu tỷ lệ lao động qua đào tạo có bằng cấp, chứng chỉ ở các xã
đạt ở mức thấp: xã Kim Sơn 25,4%, Tam Bình 26,3%, Tân Thanh 27,6%, Phước
Thạnh 30,5%, Đồng Thạnh 31,5% (so quy định > 25%)
Về tô chức sản xuất và phát triển kinh tế nông thôn: qua khảo sát 6 xã có 08HTX đang tổ chức hoạt động với tổng số thành viên của các HTX là 3.413 thànhviên (trong đó xã Tân Thanh, Tam Bình mỗi xã có 02 HTX, các xã còn lại đều có
01 HTX hoạt động) Tất ca các HTX đã chuyên đổi và hoạt động theo đúng LuậtHTX năm 2012 Tổng số vốn điều lệ 08 HTX là 6.445 triệu đồng Hợp tác xã xâydựng và thực hiện theo phương án sản xuất kinh doanh hàng năm, có trích lập quỹđầu tư phát triển và thực hiện chế độ báo cáo tài chính theo quy định Doanh thubình quân của các HTX khoảng 565 triệu đồng/năm; lợi nhuận bình quân khoảng60,8 triệu đồng/năm; đã tạo việc làm thường xuyên cho 25 lao động địa phương; 6/6
xã chưa thực hiện tốt mô hình liên kết gắn tiêu thụ sản phẩm chủ lực của địa
phương, chưa thực hiện truy xuất nguồn gốc các sản phâm chủ lực của xã gắn vớixây dựng vùng nguyên liệu tập trung; có 6 Tổ khuyến nông cộng đồng được thành
lập tại 6 xã trên với 64 thành viên.
Về giáo dục và đào tạo: Kết quả khảo sát 6/6 xã duy trì và đạt chuẩn phô cập
cho trẻ mầm non 5 tuôi đạt 100%; 6/6 xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đạtmức độ 3; 6/6 xã đạt chuẩn phố cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 2; 6/6 xã đạt
xóa mù chữ mức độ 2; 6/6 xã có Trung tâm học tập cộng đồng được đánh giá xếp
loại hằng năm đạt từ 90 điểm trở lên và được xếp loại tốt; 6/6 xã có tỷ lệ trẻ em 6tuổi vào lớp 1 đạt 100%
Về y tế: các xã đều có trạm y tế phục vụ cho công tác y tế dự phòng cũng như
khám chữa bệnh cho người dân; tất cả các xã đều đã được công nhận đạt chuanquốc gia về y tế xã; có 5/6 xã đạt tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế, hiện còn
xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho chưa dat tỷ lệ này (87%); Tỷ lệ trẻ em dưới 5tuôi bị suy dinh dưỡng thé thấp còi chiếm tỷ lệ thấp từ 6,1% đến 11,8% (so quy
Trang 40định < 19%).
Về văn hóa: Các xã thực hiện tốt việc đăng ký xây dựng gia đình văn hóa; ấp
văn hóa; Tỷ lệ hộ gia đình văn hóa hàng năm các xã đạt trên 93%; có 27/27 ấp vănhóa được công nhận danh hiệu 5 năm liên tục; Hoạt động văn hóa - văn nghệ, thểdục - thé thao luôn được duy trì và phát triển, các ấp có CLB don ca tài tử, hát vớinhau; CLB “Gia đình phát triển bền vững”
Về môi trường và an toàn thực phầm: Qua khảo sát, có 6/6 xã đạt tỷ lệ hộ sửdụng nước sạch đạt chuẩn quốc gia, trong đó có 3/6 xã đạt tỷ lệ 100% (Tân Thanh,Tam Bình, Phước Thạnh) và xã có tỷ lệ đạt thấp nhất là Tân Thới với 91,29%; trênđịa bàn 6 xã có 306 cơ sở lập hồ sơ môi trường, đạt tỷ lệ 100% (trong đó có 294 cơ
sở sản xuất kinh doanh và 12 cơ sở nuôi trồng thuỷ sản); Đất cây xanh sử dụng côngcộng tại điểm dân cư nông thôn: đây là chỉ tiêu mới, hầu hết Đồ án quy hoạch xâydựng nông thôn mới các xã giai đoạn trước không có quy hoạch điểm dân cư nôngthôn Hiện nay, các xã đang rà soát lập mới quy hoạch, có điều chỉnh, bé sung nộidung này, nhưng các điểm dân cư này chưa được hình thành trên thực tế nên chưa
có cơ sở dé đánh giá kết quả thực hiện nội dung này; Mai táng, hỏa táng phù hợp
với quy định và theo quy hoạch: các xã trên không có quy hoạch nghĩa trang nhân dân Người dân thực hiện việc mai táng theo tập tục địa phương, hình thức địa tángtại đất nhà hoặc tại các nghĩa địa nhân dân và nghĩa địa gia đình, dòng tộc Việctang được tổ chức theo quy định pháp luật về bảo vệ môi trường, pháp luật về y tế
và các quy định pháp luật khác có liên quan; có 6/6 xã có hợp đồng thu gom, vận
chuyên và xử lý rác thải trên địa bàn, việc tô chức thu gom định kỳ 2 ngày/lần Tuynhiên, hầu hết các xã tổ chức thu gom ở các tuyến đường chính của xã nên ty lệ đạt
còn thấp, chỉ có xã Phước Thạnh, thành phố Mỹ Tho đạt tỷ lệ này (92,6%), do xãthuộc địa bàn thành phố nên được đầu tư hệ thống giao thông tương đối hoàn chỉnh,
có tổ chức đội thu gom rác ở các tuyến đường ngõ xóm Ủy ban nhân dân các xã có
tuyên truyền, hướng dẫn người dân phân loại và xử lý rác thải tại nguồn Tuy nhiênvẫn còn hạn chế, người dân chưa rõ phân loại rác, nên tỷ lệ này còn rất thấp; 6 xã đã
bồ trí 395 bề, thùng chứa bao gói thuốc bảo vệ thực vật sau sử dụng bằng bê tông
27