Abstract: Bài nghiên cứu phân tích hệ quả trừng phạt của cha mẹ dựa trên một tình huống trong bộ phim Con của bạn không phải của bạn tại Trung Quốc.. Mong muốn tiếp cận nhiều độc giả qua
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA SEN
BỘ MÔN TÂM LÝ HỌC
HỆ QUẢ TRỪNG PHẠT THỂ CHẤT CỦA CHA
ME DỰA TRÊN PHIM CON CỦA BẠN KHÔNG
PHẢI CỦA BẠN BÀI TẬP NHÓM TÂM LÝ HỌC HÀNH VI
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Minh Thành, MSc Nhóm 4_Lớp 0100
Đỗ Nguyễn Ngân Ánh 2180475
Nguyễn Thị Diệu Hương 2196583
Nguyễn Ngọc Khánh 2196493
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 21 tháng 6 năm 2020
Trang 2Mục lục
Trang 3Abstract:
Bài nghiên cứu phân tích hệ quả trừng phạt của cha mẹ dựa trên một tình
huống trong bộ phim Con của bạn không phải của bạn tại Trung Quốc Sử
dụng lý thuyết hành vi của Skinner cùng một số khái niệm khác như trốn chạy, tránh né, hậu bùng nổ sau dập tắt của cậu bé Yan Từ đó, phân tích hành vi, cảm xúc, tinh thần của cậu bé Yan ảnh hưởng do sử dụng trừng phạt lâu dài,
đề xuất phương án giáo dục mới cho gia đình trong quá trình nuôi dạy con cái
1 Giới thiệu bài nghiên cứu:
Nền giáo dục hiện đang được đổi mới, phát triển thể hiện qua các
chương trình đào tạo và các trường quốc tế nhưng sự giáo dục từ những bậc phụ huynh chưa được khai thác nhiều, hầu hết vẫn sử dụng phương thức trừng phạt Sự trừng phạt có thể ảnh hưởng lớn đến thể chất, sức khỏe tinh thần và
xu hướng giao tiếp xã hội suy giảm hoặc trở nên bạo lực Theo như nghiên cứu (Cuartas, etal., 2020)nhìn nhận rằng trẻ em và thanh thiếu niên không có
Trang 4sự trừng phạt về thể xác có biểu hiện hành vi xã hội và khả năng tiếp thu từ vựng tốt hơn so với nhóm còn lại Ngoài ra, trừng phạt từ phụ huynh tác động trực tiếp đến mối quan hệ cha mẹ và con cái về mặt tình cảm, sự gắn bó Trẻ
có khả năng rút lui khỏi cha mẹ hoặc người chăm sóc họ bởi hình phạt thể xác gây ra, mong muốn thoát khỏi kích thích đau đớn (Gershoff, 2002) Mong muốn tiếp cận nhiều độc giả quan tâm, hiểu được hậu quả nghiêm trọng của việc trừng phạt thân thể đến sức khỏe thể chất và tinh thần nhằm hạn chế cách giáo dục này, nhóm quyết định nghiên cứu đề tài “Hệ quả trừng phạt thể chất của cha mẹ” qua bộ phim Con của bạn không phải của bạn
2 Nội dung bộ phim
Bộ phim lấy bối cảnh tại Trung Quốc - nền văn hóa Nho giáo nên quan niệm về giáo dục sẽ không giống với những nền văn hóa khác Trong Nho
Trang 5giáo, triết lý Tam cương - khái niệm về cấp bậc trong xã hội, trong đó con người tôn trọng thứ bậc cho nên việc con cái phải tôn trọng, tuân thủ và làm cho cha mẹ tự hào ở Trung Quốc được cho là bắt buộc Cha mẹ Trung Quốc thường sử dụng hình phạt thể chất trong việc điều chỉnh hành vi trẻ (Tang, 2006)
Nhân vật Yan - sống dưới áp lực gia đình phải đạt thành tích cao và đậu vào trường đại học danh tiếng nhưng cậu không có thành tích nổi bật và luôn phải chịu đựng những hình phạt đến từ cha, mẹ và gia sư
3 Kiến thức tổng quan
3.1 Lý thuyết hành vi tạo tác của Skinner
Dựa theo nghiên cứu (Cuartas et al., 2019), Skinner đã tạo ra phương pháp học tập thay đổi hành vi qua củng cố và trừng phạt vào năm 1938 Hành vi tạo tác - hành vi có chủ đích, tự do, tự nguyện và tự kiểm soát, việc đạt được và thực hiện thêm một hành động phụ thuộc vào kết quả sau khi hoàn thành Skinner cho rằng hành vi bị ảnh hưởng bởi kết quả tạo ra, không phải thao tác vật lý được phát sinh, bao gồm tác động đến môi trường bao quanh cơ thể Củng cố - các phản ứng từ môi trường làm tăng xác suất của một hành vi được lặp lại, chia ra bao gồm củng cố: củng cố tích cực và củng cố tiêu cực Với
Trang 6củng cố tích cực, củng cố hành vi bằng cách tạo ra một kích thích mong muốn sau khi một hành vi cụ thể diễn ra Với củng cố tiêu cực, hình thành hành vi tạo tác với mong muốn làm cho kích thích biến mất nhằm triệt tiêu hành vi trong tương lai Trừng phạt - suy giảm hoặc loại bỏ hành vi, bao gồm hai loại trừng phạt: trừng phạt tích cực và trừng phạt tiêu cực Với trừng phạt tích cực, tiến trình tạo tác thêm vào làm giảm hành vi không phù hợp và dừng lại Với trừng phạt tiêu cực, tiến trình lấy đi kích thích làm suy giảm hành vi tạo tác
3.2 Các khái niệm khác
Trốn chạy và tránh né là tìm cách thoát khỏi trừng phạt bằng một phản ứng thay thế Tuy nhiên, trốn chạy là hành vi xảy ra khi trừng phạt vẫn đang diễn ra, tránh né là hành vi xảy nhằm tránh khỏi trước khi trừng phạt xảy ra (Pierce & Cheney , 2017)
Trang 74 Bàn luận
Bài viết phân tích dựa trên lý thuyết chính hành vi tạo tác của Skinner cùng các khái niệm hành vi tránh né phân tích hệ quả trừng phạt thể chất bởi cha, mẹ và gia sư đối với nhân vật Yan
4.1 Thực trạng mối quan hệ với nhân vật Yan
Với người cha, mối quan hệ không gần gũi nhiều, ông hiếm khi về nhà
và cuộc nói chuyện giữa hai người chỉ liên quan đến điểm số của cậu Ông
thường đánh giá Yan bởi kết quả học tập qua các lời thoại “Biết không? Nó
lớp mấy? Lớp mấy thế? Biết nó học lớp mấy làm cái gì? Cho tôi xem kết quả.
Đó là cái tôi quan tâm Không có kết quả tốt, ai quan tâm nó học lớp một hay lớp hai chứ? Hay lớp ba, bốn, năm? Kết quả của Guo-Yan là rác rưởi!” Khi
nhận được thông báo kết quả thi đại học không cao, ông vừa la vừa đánh cậu
rất nhiều “Con gần như không qua! Trường nào sẽ nhận con? Con muốn kết
thúc như bà mẹ ngu ngốc của con sao?” Người cha không chỉ có thái độ
không tốt với Yan, bên cạnh đó ông cũng thường có tranh cãi với vợ và đổ lỗi Yan học kém do người mẹ không chu toàn việc nhà Sau khi mắng cậu, ông sẽ ngay lập tức Ông chửi và đánh vợ, trách móc bà không biết chăm lo con cái
và đảm đương việc nhà, ông không quan tâm Guo-Yan có nghe được hay không Ông muốn bán căn nhà và gửi Guo-Yan ra nước ngoài; và mỗi lần như
Trang 8vậy Guo-Yan phải đứng đó, cắn răng lắng nghe Khi ông bỏ đi, cậu hất ghế và nằm trên giường, nhìn vào đôi tay bị đánh của mình
Với người mẹ, vai trò nội trợ, chăm sóc gia đình toàn thời gian và phải chịu đàn áp từ người chồng mỗi khi con trai bị điểm kém Như khi cậu bị gia
sư cũ từ chối dạy, bà đã lôi Yan từ trong phòng ra, kéo lê cậu và la con trước mặt người thợ sửa ống nước, dùng tay đánh vai con và đưa cây thước gỗ cho người thợ, kêu đứa trẻ quên việc học đi và hãy đi theo học nghề người thợ
Ngoài ra, việc người chồng luôn trách móc bà về điểm số của con và áp lực từ gia đình chồng, khiến bà suy nghĩ nếu Yan đạt điểm cao sẽ cải thiện mối quan
hệ vợ chồng, nâng cao hạnh phúc gia đình “Toàn là lỗi của con Con không
thể nâng cao thành tích Nên mọi người nghĩ đó là lỗi của mẹ vì không dạy con đúng cách” Người mẹ luôn cố gắng làm mọi cách để giúp cậu đặt điểm
cao, bà tiết kiệm tiền sửa trần nhà dột dùng thuê gia sư cho cậu “Nếu con tự
đạt điểm tuyệt đối, mẹ không cần phải thuê gia sư Tiền đó, mẹ có thể tìm thợ
Trang 9giỏi hơn để sửa mái nhà Và bố con sẽ về ăn tối” Bà rất yêu thương con trai,
thể hiện ở việc chở cậu đi học, mua đồ ăn sáng và nói chuyện nhẹ nhàng ân cần với cậu, dù vậy, bà lại có niềm tin vào trừng phạt thể chất nên bà đã cầm cây roi cầu khấn phật tổ rồi đưa nó cho gia sư và đưa nói rằng bản thân hoàn toàn đồng ý với mọi hành vi trừng phạt nào mà gia sư đề xuất.“Cô ơi, đánh
nó nếu muốn Chúng tôi chấp thuận với mọi yêu cầu của người giám hộ”,
“Tin tôi đi, cái này có tác dụng với nó” Chứng kiến những hình ảnh bạo lực
từ người cha, chịu đựng lý do rạn nứt tình cảm gia đình, Yan tự dằn vặt bản thân đã ảnh hưởng đến mẹ
Với gia sư dạy kèm, dưới yêu cầu đánh từ người mẹ, gia sư sử dụng hình phạt thể chất, Người gia sư quát lớn, nắm lấy tay cậu và dùng cây thước
gỗ đánh liên tục: “Guo - yan Zhong! Bao nhiêu lần nữa tôi phải dạy cậu nữa?
Ta sẽ kết thúc chuyện này Đưa tay đây!”, lên khớp nối giữa bàn tay và cánh
tay của Yan
4.2 Hệ quả hành vi với nhân vật Yan
Mỗi khi trường thông báo kết quả học tập, Yan bị đánh mạnh và liên tục vào tay, sự trừng phạt của gia sư và người bố đã hình thành hành vi tránh
né mỗi khi cậu gặp gia sư hoặc khi tiếp xúc với bố Trong phim, mỗi khi có kết quả học tập nhằm tránh khỏi sự trừng phạt, Yan thường tránh gặp mặt gia
Trang 10sư và người bố bằng các biểu hiện khác gập người, cúi mặt xuống, giấu tay vào giữa đùi để không bị đánh Hành vi né tránh của Guo-Yan đối với người
mẹ không thể hiện như ở người bố và gia sư cũ, nhưng mỗi khi cậu ở cạnh mẹ hoặc khi cậu an ủi bà, cậu luôn rất dè dặt khi mở miệng, và luôn tỏ ra sợ hãi khi mẹ không hài lòng về điểm của cậu Những cảm xúc tiêu cực của trẻ như tức giận hay sợ hãi được xuất hiện trong quá trình trừng phạt, có thể hình thành hành vi tránh né với người gây ra hành vi ngược đãi đó (Gershoff, 2002) Gia sư và người bố muốn giảm việc Yan bị điểm kém bằng trừng phạt tích cực (đánh đòn) không có dấu hiệu dừng lại, hoặc dùng hành vi thay thế Yan bị đánh rất đau và nhiều lần trong thời gian dài như vậy nhưng cậu không
có hành vi kháng cự lại có thể giải thích do sự bất lực có điều kiện – tiếp xúc liên tục với kích thích ác cảm mức độ mạnh và khống trốn được, cá thể học cách từ bỏ và ngừng cố gắng trốn chạy hay tránh né khi có thể (Seligman & Maier, 1967) Những tác động từ hai nhân vật trên, không giúp Yan thay đổi
Trang 111 0
điểm số mà còn tạo nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần Theo công trình (Afifi, et al., 2012) nghiên cứu những đứa trẻ chịu đựng trừng phạt trong thời gian dài có thể dẫn đến một số vấn đề về mặt tinh thần như trầm cảm, rối loạn lo âu và nhiều vấn đề khác Ngoài ra, Yan có vấn đề về dạ dày, khó tiêu thức ăn điều này có thể do hệ quả từ việc trừng phạt thân thể đã nêu trên Nghiên cứu (Gunnar & Quevedo, 2007) cho thấy những đứa trẻ trải qua các tình huống mang tính đe dọa có thể dẫn tới cơ chế căng thẳng phản xạ không phù hợp, dẫn tới sự thay đổi sinh học thần kinh,trao đổi chất, miễn dịch hay cân bằng nội môi
Bên cạnh đó, Yan có ảo tưởng về thế giới song song, nơi mà cậu có thể thực hiện những hành vi và không phải chịu trách nhiệm cho những hành vi
đó, và cậu có thể đạt được điều mà bản thân mong muốn nhất Chứng kiến sự bạo lực diễn ra giữa bố và mẹ trong quá trình phát triển dẫn đến việc sử dụng bạo lực và trừng phạt như một cách giải quyết vấn đề với những mối quan hệ xung quanh bên ngoài xã hội Ngoài ra, cậu gặp ảo tưởng về thế giới song song do cô bạn cùng lớp truyền đạt Trong một lần Yan vô tình ngược đãi mèo đạt điểm tuyệt đối trong kì thi thử đại học, do đó cậu tin rằng thế giới đó có thật và và gia tăng hành vi hại mèo Mỗi khi Yan nhìn thấy mặt trăng xanh, cậu tin rằng mình đã đi vào thế giới song song, nếu cậu hại mèo ở thế giới đó thè mèo ở thế giới thật sẽ biến thành một bông hoa và cậu sẽ đạt điểm cao Sử dụng hành vi tạo tác Skinner, kích thích phân biệt là cảm giác áp lực mỗi kỳ
Trang 121 1
thi sắp đến tạo ra phản hồi ngược đãi mèo, ảo tưởng thế giới khác; sau mỗi lần hành động Yan cảm thấy thỏa mãn, dễ chịu và tin rằng mình đạt điểm cao Sau một thời gian, niềm tin được củng cố, Yan ngày càng giết hại mèo nhiều hơn thay vì cố gắng đạt điểm cao như mong muốn của gia đình Các hành vi trừng phạt thân thể có thể làm tăng thái độ chống đối xã hội và giảm khả năng thực hiện hành vi mà việc trừng phạt thân thể muốn thúc đẩy ( Gershoff, 2008)
Sau khoảng thời gian dài trôi qua, chuyện ngược đãi mèo bị bại lộ, cảnh sát bắt Yan và xử lý pháp luật; người mẹ đã phát hiện cậu bị giam giữ trong xe cảnh sát trên đường về nhà Từ đó, người mẹ ngừng quan tâm, bà khóa cửa phòng mình vào buổi tối, không còn chăm lo cho cậu, thể hiện qua cảnh quay thức ăn nhanh đầy trên bàn, chén bát không được rửa và rác không được dọn Trước đây, người mẹ luôn quan tâm, chăm sóc Yan mang lại củng
cố tích cực, mong muốn con gia tăng hành vi học giỏi nhưng sau khi biết con mình ngược đãi mèo, bà ngừng quan tâm đến Yan Hành vi ngừng quan tâm
Trang 131 2
được biến đổi từ củng cố tích cực thành trừng phạt tiêu cực Khiến Yan đã rạch tay để thu hút sự chú ý của mẹ, yêu cầu bà ôm mình nhưng bị từ chối Cuối cùng, Yan gào lên, bóp cổ bà, mặc cho bà chống cự
4.3 Kết phim:
Tại thời điểm, hai mẹ con đang tranh chấp, mèo mẹ hạ sinh bốn chú mèo con, hai mẹ con Yan đã dừng lại khi nghe âm thanh tiếng mèo con sinh
ra, và chạy lại chuồng mèo để xem Họ nhìn thấy mèo mẹ đang chăm sóc cho mèo con rồi nhìn nhau khóc và mỉm cười Cuối cùng hai người ôm nhau Sau những chuyện xảy ra, Yan mới bắt đầu nói những suy nghĩ trong lòng của
mình với mẹ “Con biết rất khó cho mẹ, nhưng mẹ có yêu con không? Đã bao
giờ mẹ để ý đến cảm giác của con? Mẹ có biết con lo cho mẹ nhiều như thế nào không? Sao mẹ chỉ nghĩ cho mẹ? Sao con lại ra nông nỗi này? Bố mẹ không nhìn con đã cố gắng như thế nào! Bố mẹ chỉ muốn con trở thành thứ bố
mẹ muốn nhìn!” Mẹ Yan nhận ra bà đã sai trong cách giáo dục, bà tạo ra cho
con một áp lực quá lớn mà chưa từng nghĩ đến cảm giác của Yan Tất cả những điều đó không những không mang lại điều gì tốt đẹp, mà còn khiến con tổn thương Bà quyết định ly dị với chồng, bắt đầu sống cuộc đời khác chủ hai
mẹ con một cách vui vẻ Lắng nghe và không áp đặt, cho phép Yan thực hiện những điều mình thích như cho cậu dù đó là công việc bình thường thợ phụ
Trang 141 3
sửa ống nước
5 Hạn chế của bài nghiên cứu:
Bài nghiên cứu phân tích hành vi của nhân vật hư cấu Guo-Yan dựa trên bộ
phim Con của bạn không phải là của bạn tại Trung Quốc Tính chính xác về
mặt thực tế cần phải cân nhắc vì những tình tiết trong phim đã được lên kịch bản sẵn dưới góc nhìn đạo diễn Bài viết tập trung phân tích một vấn đề là hệ quả của việc sử dụng trừng phạt trong việc nuôi dạy con cái, và lấy bối cảnh theo bộ phim là ở Trung Quốc, nơi mà việc trừng phạt được cho là một chuẩn mực xã hội, nên tính khái quát của bài dừng lại ở những quốc gia có nền văn hóa tương đồng
Trang 151 4
6 Kết luận:
Kết quả từ bài nghiên cứu từ bộ phim này đã nêu ra mối quan hệ giữa trừng phạt tích cực với những vấn đề về sức khỏe tinh thần với trẻ em Cụ thể, ảnh hưởng đến tâm lý liên quan đến các rối loạn, suy giảm hành vi tương tác
xã hội Mặc dù mối quan hệ cha mẹ và con cái luôn gắn bó, thân thiết với nhau nhưng sự trừng phạt sẽ làm giảm sự gần gũi, tương tác Trong một số tình huống, sử dụng trừng phạt có thể phù hợp nhưng cần cân nhắc do hệ quả gây
ra Hành vi trừng phạt chỉ dập tắt tại một thời điểm nhưng sẽ quay trở lại khi trừng phạt không còn tiếp diễn, tạo nên những nỗi sợ dẫn đến những hành vi không mong muốn Hạn chế của trừng phạt, cha mẹ cấm trẻ em không được lặp lại hành vi nhưng không dạy hành vi thay thế cho phù hợp Đoạn kết bộ phim cho thấy rằng chỉ có lời xin lỗi, lắng nghe cảm giác mới chữa lành những vết thương lòng do quá khứ Như vậy, dù đây chỉ là bộ phim điện ảnh dưới sự biên tập của đạo diễn về giáo dục gia đình nhưng họ đều có đề cao mục tiêu chung giáo dục tích cực, lắng nghe con cái
7 Mở rộng
Từ kết quả bài báo cáo và những dẫn chứng từ các bài nghiên cứu
Trang 161 5
trước đây, đã chứng minh trừng phạt ảnh hưởng đến tâm lý lẫn sức khỏe của trẻ em Cha mẹ luôn mong muốn mang lại những ký ức hạnh phúc, những điều tốt đẹp dành cho con nhưng có thể do không biết phải làm thế nào để chơi và dạy con học Mặc dù dùng hình phạt thể chất, lời nói tổn thương hoặc ép buộc con cái theo ý kiến cha mẹ nhưng chung quy lại luôn hướng con đến lợi ích tốt nhất Hiện nay, nền giáo dục ngày càng phát triển, các nhà nghiên cứu đã đưa
ra nhiều phương pháp dạy con cùng với những hướng dẫn sử dụng lời khen, phần thưởng phù hợp và hạn chế sự trừng phạt trong giáo dục con cái Các tổ chức quốc gia định nghĩa nuôi dạy tích cực bao gồm daỵ dỗ, thấu hiểu, hướng dẫn, lắng nghe, cung cấp sự an toàn và đưa ra kỷ luật rõ ràng, nhất cùng với sự đồng ý của trẻ (Seay et al., 2014) Nuôi dạy con đúng cách theo hướng hướng tích cực giúp mối quan hệ cha mẹ và con cái trở nên gắn bó và có thể thúc đẩy thành tích học tập Nuôi dạy con cái khắc nghiệt có nguy cơ rạn nứt sự gắn bó
và ảnh hưởng xấu đến kết quả học tập theo nhiều cách khác nhau (Wang et al., 2018) Nhà trường có thể hỗ trợ phụ huynh, mời những chuyên gia tâm lý học