1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Bảo vệ thực vật: Điều tra hiện trạng canh tác mít tại huyện định quán tỉnh đồng nai và đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít thái (Artocarpus heterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật

71 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Điều Tra Hiện Trạng Canh Tác Mít Tại Huyện Định Quán Tỉnh Đồng Nai Và Đánh Giá Hiệu Quả Kiểm Soát Bệnh Đen Xơ Trên Cây Mít Thái (Artocarpus heterophyllus Lam.) Của Một Số Thuốc Bảo Vệ Thực Vật
Tác giả Nguyen The Duy
Người hướng dẫn TS. Vũ Thị Ngọc Hà, ThS. Nông Hồng Quan
Trường học Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Bảo Vệ Thực Vật
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 71
Dung lượng 20,5 MB

Nội dung

40Bảng 3.12 Các bệnh hại khác xuất hiện trên vườn tại vùng điều tra...--- 40Bảng 3.13 Thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong phòng trừ bệnh hại trên cây mít tại ee 4]Bang 3.14 Anh hưởng c

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

k*w«xw«%w%*%

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

ĐIÊU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍT TẠI HUYỆN

ĐỊNH QUÁN TÍNH ĐÓNG NAI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ

KIEM SOÁT BỆNH DEN XO TREN CAY MIT THÁI(Artocarpus heterophyllus Lam.) C UA MOT SO

THUOC BAO VE THUC VAT

SINH VIÊN THUC HIEN : NGUYEN THE DUY

NGANH : BAO VE THUC VATKHOA : 2020 - 2024

Tp Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2024

Trang 2

ĐIÊU TRA HIỆN TRẠNG CANH TÁC MÍT TẠI HUYỆN ĐỊNH QUÁN TĨNH ĐÒNG NAI VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUÁ

KIEM SOÁT BỆNH DEN XO TREN CAY MIT THÁI

(Artocarpus heterophyllus Lam.) CUA MOT SO

THUOC BAO VE THUC VAT

Tac gia

NGUYEN THE DUY

Khóa luận được dé trình dé đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Đầu tiên con xin cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ, người thân đã luôn ủng hộ và tạo

điều kiện tốt nhất để con có cơ hội học tập và trưởng thành như ngày hôm nay

Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám hiệu, Quý Thầy Cô giáo Trường Đại học

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã tạo điều kiện cho tôi tham gia khóa học và tận tình

hướng dẫn tôi học tập trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS Võ Thị Ngọc Hà và ThS Nông Hồng

Quân đã tận tình hướng dẫn, chia sẻ những kinh nghiệm quý báu và luôn sẵn sàng đưa

ra những lời khuyên sâu sắc cho tôi trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện đề tàitốt nghiệp

Tôi cảm ơn các cô chú tại các nông hộ trồng mít và đặc biệt là gia đình bác Sáu

đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài tại vườn và trong quá

trình điều tra tại khu vực huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai

Tôi xin cảm ơn đến các anh, chị và các bạn sinh viên ở phòng lab côn trùng thuộc

Bộ môn Bảo vệ thực vật — Khoa Nông học trường Dai học Nông Lâm Thanh phố Hồ

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác mít tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai và

đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái (4z/ocarpus heterophyllusLam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật” được thực hiện từ tháng 11/2023 đến tháng4/2024 tại huyện Định Quán tỉnh Đồng Nai Mục tiêu của nghiên cứu nhằm (1) Đánh

giá hiện trạng canh tac và bệnh đen xơ trên cây mít Thái (Artocarpus heterophyllus

Lam.); (2) Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái (Artocarpusheterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật

Điều tra hiện trạng canh tác mít bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp 20 hộ dântrồng mít ở giai đoạn cho trái tại 4 xã thuộc huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai mỗi xãphỏng vấn ngẫu nhiên 5 hộ có diện tích vườn tối thiểu 3000m” Thí nghiệm đánh giáhiệu lực thuốc được bố trí theo khối hoàn toàn ngẫu nhiên có 7 nghiệm thức với 3 lầnlặp lại, mỗi lần lặp lại 4 cây mít Trong đó có 2 nghiệm thức đối chứng, 1 nghiệm thứcphun nước lã và 1 nghiệm thức phun thuốc nông dân sử dụng

Kết quả cho thấy tỷ lệ bệnh đen xơ chủ yếu tập trung nặng nhất vào mùa mưa,mùa nắng vẫn có xuất hiện nhưng tỷ lệ rất ít không ảnh hưởng nhiều Diện tích canh tác0,5 — 1 ha (60%), tuổi vườn 2 — 4 năm (80%), kinh nghiệm canh tác 5 — 8 năm (75%),giống mít Thái siêu sớm được trồng chủ yếu (55%), khoảng cách trồng 3 x 3 m (50%),chuyên canh là loại hình canh tác được lựa chọn nhiều (65%) và dé trái theo vụ (60%)

Có 12 hộ (60%) có thé nhận biết bệnh den xơ qua biểu hiện ngoài trái và phòng ngừabệnh bằng cách sử dụng thuốc hóa học kết hợp tuyên chọn trái (35%) Kết quả thí nghiệm

ban đầu cho thấy hiệu lực thuốc nghiệm thức phun kết hợp Nano Silic Bo + Acid

phosphonic + Oxolinic acid cho hiệu quả giảm bệnh cao nhất ở xơ là 78,8%, nghiệmthức phun kết hợp kết hợp Nano Silic Bo + Acid phosphonic + Oxolinic acid cho hiệuquả giảm bệnh cao nhất ở múi là 78,6%, nghiệm thức phun kết hợp Nano Silic Bo +Acid phosphonic + Oxolinic acid đã cho hiệu lực cao nhất ở trái là 63,9%

11

Trang 5

MỤC LỤC

(CC a ee i

ET CAST TY geuusaseaanurrrrrttrritotdttitatrrotrigrgEGEASUGSSEESRUSRSGHASSESLEHNGSYETAVSNRGEeSE IIOCU Tene oes Il

a IV

HARG GACT CAC HÍTGeoeeeerdibdiaoocndsoiagoittitstgi03Gigg008006880.8 VIII

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT 2 5< s<s<++s+se+zzserssezs+x IX

6909111000757 .ÔỎ 1

a he 1

TMHHC ĐỀU: essere sccecesseacewessvasmsenvecacnevnsssceuacasscmevesszeuausscsecsscscsacaevsesausecsusecssesaaeuasoesccauensteeeets 1

| 1CHUCUNGITDTHETH4YT TL ceerscoeeenenenmaecenne 31¡/Í íấw trợổ tỉ Hit! HỆ Ga gayaỷnraenrntiningrirortinttntiotttgtitgtstgogiG001078008901000000005001.09807000 081 3

INN No 080i 0o e‹- ai 3

1.1:3 Dae tinh thực Wat ho Cs csessncsmescnenncenenanemencsmanarnnr acum 4

1.1.4 Nhận biết một số giống mít 2-22 222222E22E22EE2EE22EE2E122322212712221221 22222 4

LVS Gia try can 5

ee 5

1.1.5.2 Giá trị đinh dưỡng - 2-22 222222222122122212211211221211211211211221211211 21 e6 6

1.2 Một số loại bệnh trên cây mít ở Việt Nam s<o<c<escsexesscsosssosressse 6

1.2.1 Bénh nttt thin xi 0 a5a4 6

1.2.2 Bệnh thối trái non 2-2 2 +S+SS£SE+E£EE£EE2E21E212112122121121112112111111111 2121122 xe 71.2.3 Bệnh đốm mau eee.cececceccccccceccsessecseseessesecsseseessessececsecssseseescseeseseseeseeseeseseseeveseeeeeseeeeess 7

80700 na 71.2.5 Bệnh thối nhũn 2-2-5252 2S9SE2SE2E22E2E32E2212212112122121121112112111211211121222 21 xe 7

1.2.7 Bérh than ng gi 8

1V

Trang 6

1:3 Bệnh đen xơ trên cây Mit.s.iscssccccccssssssesssesscssossosossssssosssnsossssossonsesssssnassossasosssovesoneoes 8

1.3.1 Thời điểm xuất Wi@m ieee cccccccccccessecsessessessessessessessessesssssessessessessessessesseeseeseess 8

13.2 Neuyéonhan gay benhiten XƠ susesccssnuosenne-cssesneaisnenseeasarne tau turenestemenrnens 9

1.3.3 Phương thức lây truyền bene cece ees eceeeseesseeceesseeseessesetestesseestesneesteseees 11060) 01 12

1.4 Biện pháp phòng trừ bệnh đen XƠ <- << << =5 << sex seseeseesee 12 L.4.1 Thời pian phat DỆTHH-sxocssssesiiseestoe bes56 S024 0110108u001988014G544G4SSSĐLERgS.381AGS09GI8S18038-080E00 12 1⁄4:2:.BTEHi/PH—N: Cait by 1A Gunsseseesrsarsoatobibietidetgootptd909iSnhgESSSIS3A:0HGSS0'GE.EEHIĐHGHGHUHĐRSRSIGG9S02G2SESIS4gE1NE 12 1.4.3 Bién phap sinh oe vn 13 1.4.4 Bién phap hoa hoe 1 14

1.4.5 Chế phẩm vi sinh Bacillus sp., Pseudomonas sp., Trichoderma sp trừ bệnh câytrong si RO MERE EATER TENT RR EE INH TERE AEE aE ETERS 141.5 Vật liệu Nano Silic Bo và hoạt chất thuốc bao vệ thực vat sử dung trong thínghiệm đánh giá kha năng kiểm soát bệnh den xơ trên cây mít Thái 15

1.5.1 Giới thiệu vật liệu Nano Silic BoO 55 5222232221 £22E£ +22 £+2ESEreereerrreree 15 1.5.2 Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của vật liệu Nano Silic Bo 15

1.5.3 Hoạt chất hóa học - + +2 SE+ESEE2EEEEEEEEEE2125121212121 1111111111111 11x exce l6

CHƯƠNG 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Nội dung nghiên cứu của đề tài -<s©cs++etrsereerrereerrxerserrsrrsrre 18

2.2 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ hỗ trợy -< << ©c<s+es+eeeeeeeeresere 18

25m1 NAb GU 11S LST OU sericea stra se See SS a St ne iam 18

2.2.2 Dụng cụ hỗ tree ececcccc sees ssesecsessseseesesessessseesssssesesesussesesisisessseesierestsseseeeseeeeees 22

2.3 Lình hình Khí tượng CHỦY Vali ncsnssseaesessoonsverssensesnenussensnssnnnsnssesncanensoserensnscarse 23 2.4 Phương pháp neohien: CW sccsscnsscsssssssssssssssecssenssessacssacsssensecssonssesessncssssasssscssvsssunsse 23 2.4.1 Đánh gia hiện trạng canh tác và bệnh đen xơ trên cây mít Thai (Artocarpus

heterophyllus Lam.) tại huyện Dinh Quán, tỉnh Đồng Nai 5255-5225 22czzc22 23

2.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấpp - 2-2 s©s+SE2EE£EE£EEEEE2EE2121212121212122 xe 23

2.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp -¿- 2 2 522122122E2EE2EE22E221221212121221221221222222e2 25

Trang 7

2.4.2 Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái (Arfocarpusheterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vi sinh và nano 26ALD Ghuẩn bì vuôn thí nghiệm các SH S2 TH ha HH an 41511868E00230 2655:1 Phương thắn bổ trị thí nghÌ[MeaeeossesesniiedaloietetuEtokioagtikdhusgudn2b/0004000640 262.4.2.3 Thời điểm xử lý thuốc: ¿-©2¿©2222222212E122E122122112212211211221211211 212 c2 272.4.2.4 Cach nôn thu6e Na oẽễa ẢẢ 28

ATi tr tr ueeeeeareaararoithotoooiiEICCHONGIGSNGDNGEISIEA2031800000f010N0036000gg00g3i 29

3.4.4 Thôi điểm tiănh.giú bệnh eseeeedinniinoeinnuidsBisagko10AS00230001302308610300180104600360G60 29WESC fos eee 292.4.4.2 Ở thời điểm 90 ngày sau khi đậu trai oe cece eeceeceeesteseeeeeesseeseeeneens 291.8 Phương phãp xữ H gà TẾ HaeagneudntandiiiGiioiiotstA4G19106000020304G6604000/6601101480366 31

CHƯƠNG 3 KET QUA VÀ THẢO LUẬN -<-2©s<©s<©s<£scssesecsscse 32

3.1 Hiện trạng canh tác mít tại huyện Dinh Quán, tỉnh Đồng Nai 323.1.1 Diện tích trồng mit và tỷ lệ bệnh theo mùa tại các vùng điều tra 323.1.2 Tình hình canh tác mít tại vùng điều tra - 2 22s2szz+zzzzzzzzzszcszc.-c. .-3Tuổi vườn của những hộ canh tac -22222222222zz2szzxezssrersrssrersreserees 333.1.3 Tình hình sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phòng trừ bệnh hại trên cây mít 4I

3.2 Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái (Artocarpus

heterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học, chế phẩm vi sinh

Và vật liệu ANd HA HD sscssssecsscsssscncessecswisnsnsssssnessesseseuavessonesoestsoacosesscosessacepeavenscdsavenused 42

3.2.1 Hiệu quả của một số hoạt chat trong quản lý bệnh đen xơ - - 42

3.2.2 Ty lệ bệnh det XO (ei trất, KO Và MU TILE sssssssá6ss4665662556556156560n805615938816388368608,45.580 43

3.2.3 Chỉ số bệnh trên xơ Va múii ¿2-22 +S¿2S2E£SE£EE+2E2E2E22E22E22E223221222222222222e2 443.2.4 Hiệu lực thuốc trên xơ, múi và trái - 2-2 2+s+SE+E£E+EEEEEEEEEEEEEEEEEEcrerrrei 45KẾT LUẬN VÀ ĐỂ NGHỊ, HH HH2 H0 800 pg.80.cug ng.) 49

BO DR scence cc SS CC EEO NEE 49

để WED ssssssnsssssvsnsensentonscennssssvensvesonsssnssunsonssansencesissunonsdsnnssnsensnbsssbaveusionssanssesanssounsontennantes 49

TALIAND TEA) WAG oeeaaaaraaereoorretortoiorratrotrrtoriyansaanetsosesossi 50

PHỤ LUC sesssssasssasenscssexcnncansvsnnssesovssnsnsreesonsvasscssnsopossssavensvnsasceeeoxseseenswsssavanecveavessesexvensed 53

VI

Trang 8

DANH SÁCH CÁC BANG

Bang 2.1 Các loại hoạt chat hóa học dùng trong thí nghiệm 2-22 22552 22Bang 2.2 Diện tích trồng mít tại tinh Đồng Nai năm 2020 22- 225522222222 24Bang 2.3 Diện tích trồng mít các xã thuộc huyện Dinh Quán năm 2015 24

Bảng 2.4 Các nghiệm thức trong thí nghiệm - - 52252 +22 *+2E**Eserrrerrerrreree 27

Bang 2.5 Sơ đồ bồ thí nghiệm tại vườn -2- 2: 22 2S22S22E22E22E22E22E2E2E2222Ezzxe2 29Bang 3.1 Diện tích trồng mít tại các vùng điều tra -. 2-c-cccscccscccsc-c-. 32

Bang 3.2 Tỷ lệ bệnh đen xơ theo mùa tai các vùng điều tra -:-22-2z55z55+2 33

Bang 3.3 Tuôi vườn ở những hộ được khảo sát giai đoạn kinh doanh 33Bảng 3.4 Số năm kinh nghiệm trồng mít Thái siêu sớm tại vùng điều tra 34Bảng 3.5 Các giống mít được trồng tại khu vực điều tra -5 -55 - 35Bang 3.6 Khoảng cách trồng giữa các cây ở hộ được điều tra -5- 36Bảng 3.7 Loại hình canh tác của các hộ tại khu vực CCU 36

Bang 3.8 Phương thức dé trái của các hộ tại khu vực điều tra - 37

Bang 3.9 Có thể nhận biết bệnh đen xơ 2-2-2 522S+2E2SE+EE2EE2EE2EE2EZE2E22Ezzze2 37Bảng 3.10 Cách nhận biết bệnh đen xơ - 2-22 ©522222z22EezEezsezsezsezsezerze-c-e- 38Bang 3.11 Một số biện pháp phòng ngừa bệnh đen xơ tai vùng điều tra 40Bảng 3.12 Các bệnh hại khác xuất hiện trên vườn tại vùng điều tra - 40Bảng 3.13 Thuốc bảo vệ thực vật được dùng trong phòng trừ bệnh hại trên cây mít tại

ee 4]Bang 3.14 Anh hưởng của Nano Silic Bo, chế phẩm vi sinh và hoạt chất hóa học đến tỷ

lễ BỆTTh:GHYDbrringitrsoeietdtgliEEGSESIEESESEIBLGEHS-BTRGSSGSSNGERĐIRhCRIGEGESRRGùSgGIIRSGEUENESUSSE0ARg8ingiamsel 43

Bang 3.15 Ảnh hưởng của một số Nano Silic Bo, chế phẩm vi sinh và thuốc bảo vệ thựcvật đến đu i00 44Bảng 3.16 Ảnh hưởng của Nano Silic Bo , chế phẩm vi sinh và hoạt chất hóa học đếnhiển lực ftnle trên Xơ và iE Hisar nnsesesssransorasvensarennsasonunarssanassnanisescunnseiemnaneeend 45Bang 3.16 Ảnh hưởng của Nano Silic Bo , chế phẩm vi sinh và hoạt chất hóa học đến

hiệu lực thuôc trên xơ và múi TmÍt - - - ¿2222222213222 1 322132213 21112152211 811 1 re rryy 46

VI

Trang 9

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 1.1 Khuan lạc Pantoea stewartii trên môi trường thạch King’s B 10Hình 1.2 Con đường vi khuẩn tan công gây bệnh xơ đen trên trái - 11Hình 2.1 Biểu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

TH ———————-——— aes 23

Hình 2.2 Mit tại thời điểm bắt đầu đậu trái - 2 52+S+2E£EE2EEEEEEE2E 21221222 cExcei 28

Hình 3.1 Hình dạng trái mít Thái siêu sớm - - 55552 5+*>+sc<sec+ecezerxerexerer-e.2Ø

Hình 3.2 Ảnh hưởng của nano Silic Bo, chế phẩm vi sinh và hoạt chất hóa học đến chỉ

số bệnh, hiệu lực trên xơ và múi mít đến mức độ biểu hiện trên múi mít tại huyện Địnheee) | -eeeeokeiereooii0020ndngegk ng, Error! Bookmark not defined.Hình 3.3 Ảnh hưởng của nano Silic Bo, chế phẩm vi sinh và hoạt chất hóa hoc đến chi

số bệnh, hiệu lực trên xơ và múi mít đến mức độ biểu hiện trên xơ mít tại huyện ĐịnhQuán, tỉnh Đồng NG eee ee ee 48

vill

Trang 10

DANH SÁCH CÁC CHỮ VIET TAT

Viết tắt Viết đầy đủ/Nghĩa

SĐT sau đậu trái

LiL lan lap lai

1X

Trang 11

GIỚI THIỆU

Đặt vấn đề

Cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam.) là loại cây dé trồng, ít bệnh, cây mít có

thé xử lý cho trái rải vụ, làm nghịch vụ nên có trái quanh năm cho đầu ra 6n định, sảnlượng không ùn ứ đem đến giá tri kinh tế cao Hiện nay tại Việt Nam mít đang được

trồng rộng rãi trên khắp cả nước ngoại trừ những vùng núi cao phía Bắc, điện tích mítđang phát triển mạnh ở miền Nam đặc biệt là giống mít Thái

Mit thái có chất lượng thịt tốt, có thé ra trái quanh năm, thời gian thu hoạch ngắn

đem đến nguồn thu nhập 6n định cho bà con nông dân Tuy nhiên đi song song vớinhững lợi ích tích cực thì cây cũng chịu tấn công của nhiều loại bệnh hại, trong đó bệnh

đen xơ gây ảnh hưởng nghiêm trọng làm giảm chất lượng trái Một số nghiên cứu ở

trong và ngoài nước cho rằng tác nhân gây ra bệnh đen xơ trên mít Thái (Artocarpus

heterophyllus Lam.) là do vi khuẩn Pantoea stewartii gây ra, day là một loại bệnh mới

xuất hiện vào năm 2014 tại Malaysia (Zulperi và ctv, 2017)

Người nông dân đã sử dụng các biện pháp và kết hợp nhiều loại thuốc khác nhau

dé xịt phòng và trừ bệnh nhưng chưa thực sự đem lại hiệu qua cao đồng thời gây lãng

phí và ô nhiễm môi trường

Vì thế, đề tài “Điều tra hiện trạng canh tác mít Thái tại huyện Định Quán, tỉnhĐồng Nai và đánh giá hiệu quả kiểm soát bệnh den xơ trên cây mít Thái (Artocarpusheterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vat” được thực hiện dé hỗ trợ bà con

nông dân.

Mục tiêu

Đánh giá được hiện trạng canh tác và bệnh đen xơ trên cây mít Thai (Artocarpus

heterophyllus Lam.) tại huyện Dinh Quán, tỉnh Đồng Nai và khả năng kiểm soát củamột số thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vi sinh và nano

Yêu cầu

Thực nghiệm đánh giá chế phẩm vi sinh, vật liệu dang Nano Silic Bo và một sốthuốc bảo vệ thực vật trên vườn mít Thái bị bệnh đen xơ dựa theo quy chuẩn khảo

Trang 12

nghiệm thuốc BVTV trên cây ăn trái Vườn được chọn dé điều tra và thử nghiệm diệntích trên 5.000 m2, tuổi vườn 2,5 năm tuôi trở lên tại huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.Giới hạn đề tài

Đề tài được thực hiện từ tháng 11 năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 trên vườn mítThái thu hoạch vụ đầu tiên có điện tích 6.000 m2 2,5 năm tuổi tại huyện Xuân Lộc tỉnhĐồng Nai

Trang 13

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Sơ lược về cây mít

1.1.1 Phân loại khoa học

Theo Zielenski (1955) cây mít được phân loại:

Ngành (Division): Spermatophyta Lớp (Class): Dicotyledoneae B6 (Ordo): Urticales

Ho (Familia): Moraceae Chi (Genus): Artocarpus Loai (Species): Artocarpus heterophyllus Mit thuộc chi Artocarpus (ho Moraceae) là một trong những loại cây ăn qua nhiệt

đới Tên đồng nghĩa : A Philippinensis Lam., A Maxima Blanco., Soccus arboreus

major Rumph., Polyphema jaca Lour., A brasiliensis Gomez Trong đó Artocarpus

heterophyllus Lamk được chap nhận và sử dụng rộng rãi nhất (Shamsudin va ctv, 2009)

1.1.2 Nguồn gốc

Cây mít (Artocarpus heterophyllus Lam., thuộc họ dau tam Moraceae) có nguồn

sốc từ các khu rừng ở Western Ghats (An D6) được các thương gia Ả Rập đưa đến bờ

biển Đông Phi và ngày nay lan rộng ra khắp vùng nhiệt đới Việc mít mọc dạng hoangđại tại các khu rừng ở Western Ghats (An Ðộ) van còn đang gây tranh cãi Một số ý kiếncho rằng có các vật liệu hoang đã có quan hệ với mít ở quần đảo Andaman, một số kháclại cho rằng Mít có nguồn gốc từ Malaysia Theo các vết tích đề lại các nhà khảo cổ họccho rằng mít xuất hiện cách đây 3.000 — 6.000 năm Mít được trồng nhiều tạiBangladesh, Mién Dién, An Độ, Indonesia, Malaysia, Philippines, Sri Lanka, Thai Lan,

và một số khu vực ở Brazil va Queensland, Ức (Goswami và Chacrabati, 2016), và đây

là quốc hoa của Bangladesh Nhờ sự tìm tòi phát triển giờ đây cây mít có thé trồng tại

3

Trang 14

tat cả các vùng sinh thái địa lý của Việt Nam, trong đó có nhiều giống mít nỗi tiếng như: Mít Thái, mít nghệ, mít mật, mít dai, mít Tố Nữ

1.1.3 Đặc tính thực vật học

Mit là cây ăn qua lâu đời được trồng tại Việt Nam và các quốc gia Đông Nam A,từng được xem là loại cây cứu đói tại nhiều quốc gia vì chứa nhiều dinh dưỡng và kíchthước trái lớn Gỗ mít con mang giá trị kinh tế cao góp phan cải thiện thu nhập cho bacon nông dân Cây mít thuộc loại lưu niên, dòng đời dai từ 20-100 năm tuổi, có khảnăng sinh trưởng và phát triển tốt Cây cao từ 8—15m, ra quả khi cây từ 3 năm tuôi Cây

có nhiều mủ nhựa từ thân đến cuốn, là và quả Quả khá lớn có hình bầu đại là loại quả

phức ăn được, vỏ mít xù tua tủa những gai nhọn nhỏ Hiện nay có khoảng 6—7 dòng mit

599 66.

Thái dang lưu hành trên thi trường với các tên gọi “mít Thái Changrai”, “mít Thái siêu sớm”, “mít nghệ Thái”, “mít Thái Tứ Quý siêu sớm”.

1.1.4 Nhận biết một số giống mít

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2012), mít chia thành hai

nhóm: Nhóm mít dai (mít ráo) thịt cứng và giòn, nhóm mít mật (mít ướt) khi chín thịt nhão.

Hiện này mít đang được ưa chuộng sử dụng trong và ngoài nước, vì thê ngày

càng nhiều giống mít được nghiên cứu và du nhập từ nước ngoài về Việt Nam dé làmtăng sự đa dạng về mặt hàng sử dụng

Theo Vũ Công Hậu (2000), đặc điểm của một số giống mít đang được mô tả:Mit nghệ tứ quý: Giống này đang được bà con trồng khá nhiều, quả nặng từ 5 —

10 kg khi chín ngả sang màu hơi vàng có mùi thơm Cây khi trồng 4 năm sẽ bắt đầu chotrái Quả mít nghệ có nhiều múi, dày, to hương thơm đặc trưng, cơm màu vàng cam, thịt

min, giòn và độ ngọt vừa phải, hạt nhỏ Khi ăn múi mít thì it bị dính tay và miệng, ăn

ngon Loại này thích hợp làm mít sấy khô

Mit Tổ Nữ: Quả thu hoạch có trọng lượng khoảng 3kg, kích thước khoảng 50cm,

bề ngang 17cm có dạng hình trứng Quả nhỏ hơn nhiều so với các giống khác nhưng

cây sẽ cho quả sai và đều Múi màu vàng tươi óng bắt mắt, mùi thơm nồng đặc trưng,

dai và nhiêu nước được nhiêu người tiêu dùng ưa chọn sử dụng.

Trang 15

Mit không hat ba láng: Loại này được phát triển vào khoảng năm 2010 và bắt đầu

được ưa chuộng vì tính độc đáo của cây khi cho quả Ưu điểm của loại này đến ngay từ

cái tên, múi mít sẽ không có hạt hoặc sẽ có ít hạt lép nên khi ăn sẽ không cần bỏ hạt.Cui nhỏ, ít xơ, khi bồ trái sẽ không chảy ra mủ nhựa đính tay và tỷ lệ phần sử dung được

của trái lên đến 90% Bên cạnh đó thời gian phát triển của cây và chín của trái sẽ lâuhơn cái giống khác, mùi thơm của trái sẽ có mùi nhẹ nhàng không thơm nồng và giáthành cao gấp 2 đến 3 lần giá mít bình thường

Mít ruột đỏ: Có nguồn gốc từ Thái Lan và mới chỉ du nhập vào nước ta thời giangần đây Nhờ vào màu sắc bắt mắt cùng với hương vị thơm ngon khác biệt nên đượcnhiều người lựa chọn Múi mít có màu cam hồng bắt mắt, thịt day vi ngọt thanh Quả tonặng từ 10—15kg, khi ăn thơm nhẹ mùi dầu chuối Vì màu sắc đặc biệt và mùi vị khácvới các giống còn lại nên giống này đang có giá nhinh hon khá là cao trên thị trường

Mit Thái siêu sớm: Gia loại này khá ồn định và thời gian thu hoạch nhanh lại có

thể quanh năm, năng suất lại cao nên càng được nông dân ưa chuộng và bắt đầu dần

chuyền sang trồng chủ yếu giống cây này Thời gian thu hoạch rất sớm, nhanh cho quả

và năng suất rất cao, có múi nọng và giòn ngọt Cây có thể trồng trên nhiều loại đất và

khí hậu các vùng khác nhau, thu hoạch quanh năm Trai vỏ mỏng, it xơ, it mủ, thịt day, giòn và thơm, khi ăn ít bị mủ dính tay.

1.1.5 Gia trị cay mít

1.1.5.1 Giá trị kinh tế

Cây mít đem lại nền kinh tế ôn định hơn hắn so với các loại cây trồng khác, mít

vừa được ưa chuộng trong nước lẫn nước ngoài Có thể dùng ăn tươi hoặc chế biến đadạng trong công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng như mít sấy khô, kẹo, trái cây đónghộp, hương liệu, hương vị bánh kẹo sử dụng trong nước và xuất khâu Mít sấy vẫn đang

là đặc sản của nhiều địa phương và được người tiêu dùng mua dé ăn hoặc làm quà Gỗmít có thé dùng làm các mặt hàng thủ công mỹ nghệ

Trước đây trái mít chủ yếu dùng dé ăn tươi Thời gian gan đây, mít được các công

ty chế biến đạng sấy khô, kẹo, trái cây đóng hộp, có thể sử dụng đề sản xuất rượu vanghoặc được sử dụng như một hương liệu nên nhu cầu về mít ngày càng tăng cao, nông

dân đã trồng mít thành vườn chuyên canh tập trung với diện tích lớn Do đó, công tác

3

Trang 16

giống mít được quan tâm, phục vụ cho nhu cau phát triển, mở rộng ngày càng tăng

(Nguyễn An Đệ và ctv, 2007; Lê Phương Thư, 2015)

1.1.5.2 Giá trị dinh dưỡng

Quả mít là một loại quả lành mạnh, ít calo chứa nhiều dinh dưỡng nhất trên câymít Thịt thơm, ngọt, dai hoặc giòn chứa nhiều nguồn vitamin C giúp cơ thé chống hiệntượng nhiễm virus và nhiễm khuẩn, vitamin A giúp b6 mắt ngoài ra còn có nhiều loại

vitamin khác như E, B9, B3, Bó Mít cũng bổ sung các khoáng chất như Natri,Kali

,Canxi ,Sắt „Magle , Mangan ,Photpho, Kẽm Hat mít khi làm chín có mùi thơm nhẹ, vi

bùi.

Mit là loại cây trồng giàu khoáng chat và vitamin Quả chín rất giàu vitamin A,giúp duy trì thị lực Phan thi quả ăn được của mít chiếm 25 — 40% trọng lượng quả, phan

xơ không ăn được giảu protein (Sidhu, 2012).

Mặc dù mùi vị thơm ngon và đem nhiều tác dụng đến thế nhưng những bệnh nhânmang bệnh tiểu đường, suy thận mãn tính, gan nhiễm mỡ nên hạn chế sử dụng loại thựcphẩm này Vì trong mít chứa nhiều đường fructose và đường glucose, khi ăn vào cơ thé

dễ hấp thu làm tăng hàm lượng đường trong máu; mít giàu kali người suy thận bị ứ đọnglại tăng kali trong máu nếu nặng làm tử vong do ngừng tim đột ngột; mít chứa nhiềunăng lượng và làm khó tiêu lại chứa nhiều đường nên dễ gây nóng trong người khôngtốt cho những người bị bệnh về gan

1.2 Một số loại bệnh trên cây mít ở Việt Nam

Theo Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa (2012), bệnh hại trên cây mít

chủ yếu gồm có các bệnh: Bệnh nứt thân xì mủ, bệnh thối quả, bệnh dém nâu, bệnh namhồng

1.2.1 Bệnh nứt thần xì mủ

Đang là căn bệnh phổ biến và gây thiệt hại nặng nề trên cây mít Do namPhytophthora palmivora gây ra Nam xâm nhập làm xi mủ trên thân, cành, gốc cây thông

qua các vết nứt có sẵn và rất dé lây lan, đặc biệt là trong mùa mưa âm bệnh xì mủ cây

có múi thường phát triển mạnh và gây thiệt hại lớn Bệnh xì mủ trên cây có múi không

chỉ gây hại ở gốc, rễ của cây mà còn làm thối cả trái ở gần mặt đất, trái trưởng thành,

Trang 17

trái trong tán Một số cây bị nhiễm bệnh trên lá và cành khiến gân chính của lá bị vàng,cảnh bị chết ngược, cây bị chảy nhiều nhựa, tán lá xơ xác Bệnh làm tổn thương thâncây, ngăn can quá trình vận chuyên nước va các chất đinh dưỡng lên để nuôi cây Lamcho cây còi cọc kém phát triển, lá vàng và rụng, lá non không mọc được, cành chết, câykhông thé quang hợp lâu ngày sẽ dẫn đến chết cây (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn

Đăng Nghĩa, 2012)

1.2.2 Bệnh thối trái non

Bệnh gây hai khá phô biến trên mít Bệnh do nam Rhizopus nigricans gây ra.Bệnh gây hại trên hoa và trái non, làm trái thối đen và rụng Vết bệnh khởi đầu là đốmmàu nâu đen, sau bệnh lan dan cả trái, làm cả trái bị thối đen Trên vết bệnh sản sinh cácsợi nam va túi bào tử màu den mọc tua tủa Bệnh có thé xuất hiện bat cứ vị trí nào của

trái, lan nhanh từ trái này sang trái khác và chi gây hại giai đọan trai non.

1.2.3 Bệnh đốm nâu

Tác nhân là nắm Phomaopsis artocarpina Bệnh chủ yếu hại lá, vết bệnh hình

tròn, lúc đầu nhỏ, màu nâu sau lớn lên đường kính 5 - 10 mm, ở gitra màu xám tro, trên

đó có những hạt nhỏ màu đen xếp thành các đường vòng đồng tâm, đó là các 6 bào tử

Khi bệnh phát sinh nhiều, phòng trừ bằng cách phun các thuốc gốc Đồng, Vimancoz,

Zin, Bendazol (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2012).

1.2.4 Bệnh nắm hồng

Tác nhân Nam Corticium salmonicolor gây ra Nam tạo thành những mảng mautrang hoặc hồng trên cành làm lá vàng héo, cành khô Phòng trừ bệnh bằng cách tỉa cànhcho cây thông thoáng, phun lên cảnh và vết bệnh các loại thuốc Validacin, Viben C,

Anvil (Nguyễn Mạnh Chinh và Nguyễn Đăng Nghĩa, 2012).

1.2.5 Bệnh thối nhũn

Bệnh do nam Pythium splendens, Phytophthora sp., Fusarium sp., Rhizoctonia

sp Bệnh thường gây hai ở những vườn ươm có độ âm cao và qua ram rạp, phát triển valây lan rất nhanh Trên thân gốc và bề mặt có nhiều hạch nắm tròn to, nhỏ dày đặc Bệnh

làm teo sốc, thân lá có đoạn tươi xanh và phần non chết gục như bị luộc trong nước

nóng

Trang 18

1.2.6 Bệnh thối gốc chảy nhựa

Do nam Phytophthora spp gây nên, chủ yêu gây hại nhiều trong mùa mưa Côntrùng sâu hại chích hút nhựa cây tạo vết thương trên thân là điều kiện thuận lợi cho nắm

Phytophthora spp thâm nhập Bệnh thể hiện ở vùng gốc có nhiều vết loét, nước dịch từ

bên trong chảy rỉ ra, vỏ vùng gốc bị thối từng mảng to, bề mặt lớp gỗ âm ướt và thâm

đen Lá vàng, rung va cây chết Thường khi phát hiện được thì bệnh ở tình trạng nặng,

khó chữa tri.

1.2.7 Bệnh thán thư

Là một trong những bệnh hại cây trồng phô biến nhất tại các vườn không được

chăm sóc kỹ lưỡng Ở vườn các tỉnh miền Tây bệnh có tốc độ lây lan rất nhanh vì hợp

với khí hậu nơi đây Bệnh gây ra bởi nắm mốc Colletotrichum gloeosporioides, nam tâncông vào các vét thương trên cây mit do bà con nông dan vô tình tạo ra trong quá trình

chăm sóc cây hay khi rễ phát triển, các nhánh tác động vào nhau vô tình tạo ra các vết

thương Khi mới nhiễm bệnh lá xuất hiện một vài đốm nâu nhỏ kèm theo hiện tượngnhữn nước, lớp vỏ của quả bị bệnh có màu thâm đen va mềm nhiin, bệnh sẽ dan ăn sâuvào thịt quả, chồi non nhiễm bệnh sẽ bị khô và chết dan Bệnh chủ yếu xâm nhập và gâyhại trên quả làm cho quả bị thối đen không mang lại nhiều giá trị kinh tế

1.3 Bệnh đen xơ trên cây mít

1.3.1 Thời điểm xuất hiện

Bệnh den xơ xuất hiện quanh năm nhưng hoạt động mạnh nhất vào mùa mưakhoảng từ tháng 4 đến tháng 11, thời gian này ngay vào lúc âm độ cao và thời gian rahoa của cây Bệnh làm trái có hình dạng trái méo mó, đầu trái nhỏ Phần xơ có màu đen,múi bị lép, hạt không phát triển, vết đen trên xơ không có hình dạng nhất định

Theo Lâm Văn Thưởng (2013), khi điều tra về hiện tượng đen xơ trên mít Tháisiêu sớm ở huyện Châu Thanh, tỉnh Hậu Giang nhận thay thời gian trái xuất hiện den xơtập trung vào khoảng thời gian tháng 9 - 10 dương lịch Cùng khảo sát về hiện tượngnày ở huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang, Đào Văn Tùng (2014) cũng có nhận định rằng

vào mùa nắng (tháng 1 - 2 dương lịch) tỷ lệ den xo chiếm khoảng 32,5% so với mùa

mưa (tháng 9 - 10 dương lịch) chiếm khoảng 67,5%

Trang 19

Theo Đào Văn Tùng (2014), điều tra về hiện tượng xơ đen trên mít tại huyện CaiLậy (tỉnh Tiền Giang) cho rằng hiện tượng xơ đen xuất hiện vào mùa mưa, trong quá

trình cây ra hoa, thụ phan gặp mưa, âm độ nên nhiều loại nắm bệnh phát triển xâm nhậpgây ra, bên cạnh đó bằng mắt thường quan sát bên ngoài trái mít sẽ không phân biệt

được trái bị xơ đen và trái bình thường.

Theo Lê Phương Thư (2015), điều tra khảo sát tại huyện Châu Thành, tỉnh Hậu

Giang cho biết có 100% hộ nông dân cho răng hiện tượng xơ đen chỉ xuất hiện vào mùamưa và họ nhận biết bằng cách những trai bị di dạng, méo mó thì tỷ lệ xơ đen cao nhưng

qua thực tế chứng minh điều đó không đúng, chỉ khi cắt ra mới biết có xơ đen hay không

Khảo sát cũng cho thấy 40% số hộ cho rằng nguyên nhân mưa nhiều gây hiện tượng xơđen, còn 60% số hộ cho rằng nguyên nhân là do cây bị thiếu dinh dưỡng Tuy nhiên,theo nhiều thông tin thì triệu chứng này xảy ra trên tất cả vùng trồng mít Thái siêu sớmtrên nhiều loại đất khác nhau thì nguyên nhân do thiếu dinh dưỡng là không hợp lý

1.3.2 Nguyên nhân gây bệnh đen xơ

Bệnh xuất hiện đầu tiên tại Malaysia vào năm 2014, đến tháng 4 năm 2016 thì cóbài báo cáo đầu tiên về bệnh đen xơ trên mít (Zulperi và ctv, 2017) Trên thé giới, bệnhxuất hiện hầu hết ở các vùng trồng mít, gây thiệt hại lớn về kinh tế cũng như năng suất

cây trồng Còn tại Việt Nam, bệnh xuất hiện nhiều ở Đông Nam Bộ.

Theo Gapasin và ctv (2014) báo cáo rằng bệnh mới xuất hiện trên cây mít ởMalaysia là do cùng một loại vi khuẩn đã gây bệnh cho ngô (bệnh héo xanh) và dứa(bệnh thối nhiin cục bộ) Thông qua một số xét nghiệm, họ đã xác nhận và xác định vikhuẩn Pantoea stewartii là tac nhân gây bệnh

Pataky và ctv (2003) bọ cánh cứng Chaetocnema pulicaria là loài côn trùng trung

gian chính của mầm bệnh Pantoea stewartii Vi khuân được đưa vào cây thông qua vết

thương do bị xây xát tạo ra khi ăn lá cây làm bệnh lây lan.

Pantoea stewartii được quan sát bằng kính hiển vi điện tử tương đối mỏng và dé

vỡ so với các loài vi khuẩn khác (Herrera và ctv, 2008)

Theo Nguyễn Thành Nhân (2018), vi khuẩn Pantoea stewartii là nguyên nhângây bệnh đen xơ trên mít siêu sớm Mau vi khuân được phân lập từ mít bị den xơ được

Trang 20

giải trình tự vùng 16S-rRNA với độ phủ thấp (10X) đã kết luận được vi khuẩn gây bệnh

xơ đen trên mit Thái siêu sớm (Artocarpus heferophyllus Lamk) tại Hậu Giang là vị

khuẩn Pantoea stewartii gây ra

Hiện tượng đen xơ trên mít ngoài do vi khuẩn còn đo cây bị thiếu Canxi Canxi

là chất rất cần thiết đối với trái mít Thái, đặc biệt là trong thời điểm mang trái, hiện

tượng xơ đen ở mít thường diễn ra vào mùa mưa là do thiếu Canxi Mưa càng nhiều thìCanxi trong đất càng bị thất thoát, dẫn tới cây mít hấp thu kém Vì vậy, đề hạn chế phát

sinh, phát triển bệnh cần bé sung canxi cho mít trong suốt quá trình mang trái của cây,đặc biệt là thời điểm trước khi ra hoa, thời điểm trái nhỏ (Lê Văn Bé và ctv, 2017)

Hình 1.1 Khuan lạc Pantoea stewartii trên môi trường thạch King’s B (Abidin, 2020)

Gapasin va ctv (2014), đã mô tả vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh den xơ là

vi khuân Gram âm với hình thái màu vàng, không hoặc có di động, không sinh bảo tử,

các tế bảo hình que thang và ngắn, kích thước khoảng 0,4 - 0,8 x 0,9-2,0 um, xuất hiện

ở dạng chuỗi đơn lẻ và ngắn Khi được nuôi cấy, các khuẩn lạc có màu vàng kem, vàng

chanh hoặc vàng cam và phẳng, lồi lên trên thạch dinh dưỡng — glucose

Vi khuẩn Pantoea stewartii là một loại vi khuẩn hiếu khí, Gram âm, sắc tố mauvàng, tạo chất nhay, không hình thành bảo tử, hình que kích thước 0,4 - 0,8 x 0,9 - 2,0

um Một số chủng phát triển ở 4°C, một số ở 37°C Khuẩn lạc trên thạch nắm dextrose-canxi cacbonat có màu vàng va lồi Khuẩn lạc trên thạch nutrient dextrose cómàu vàng kem đến vàng cam Pantoea stewartii tạo ra các polysaccharide ngoại bao cóliên quan đến khả năng gây bệnh, tức là độc lực (Bradbury; Pepper, 1967)

men-10

Trang 21

1.3.3 Phương thức lây truyền bệnh

Theo Lê Văn Bé và ctv (2017), cho rằng vào mùa mưa, nước mưa tạo điều kiện

thuận lợi cho vi khuẩn phát triển và xâm nhập vào trái mít Khi có nước mưa, vi khuan

sẽ theo nuốm của hoa khi vươn ra ngoài thụ phan xâm nhập vào trái, đi vào vòi nhụy vađến bầu noãn Tại đây, vi khuân phát triển và làm cho múi không thụ phan được, hạt bịlép Nếu khi vi khuẩn vào sau khi đã thụ tinh thì làm cho hạt non bị hư và chuyên thành

màu đen Ngoài ra, vi khuẩn có thé đi vào trái từ khe hở giữa các múi mít Do hình dạng

bên ngoài của mít lôi lõm nên vi trí lõm sẽ là nơi chứa nước mưa, có độ âm cao là môi

thương hở tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập

(A) Khoảng lõm giữa các múi mít là nơi chứa nước mưa (mũi tên),

(B) Khoảng hở giữa các múi mít là nơi vi khuân xâm nhập vào (mũi tên).

Hình 1.2 Con đường vi khuẩn tan công gây bệnh xơ đen trên trái

(Nguồn: Lê Văn Bé và ctv, 2017)

Nguyễn Thành Nhân (2018) cũng cho rằng hiện tượng mít bị đen dây có thể do

vi khuẩn tan công trái trong quá trình thụ phan theo hai con đường: (1): xâm nhập qua

vòi nhụy cai và di vào bên trong trong trai,

(2): qua khe hở giữa các múi lúc trái còn non.

Vi khuẩn Pantoea stewartii gây bệnh đen xơ trên mít xâm nhập vào trái theonước mưa bang hai con đường: Vi khuẩn theo nước mưa đi vào nuốm hoa cái mở ranhận phan Vi khuẩn phát triển trong bau noãn làm cho múi không thụ tinh và hat bị lép,

hư chuyền qua màu đen Con đường thứ hai là qua khe hở, lõm giữa các múi mít Vị trí

này thường g1ữ nước, âm.

11

Trang 22

1.3.4 Cơ chế phát bệnh

Theo Nguyễn Thành Nhân (2018), triệu chứng của hiện tượng đen xơ là xơ, thịt

trái và hột bị đen hoặc trường hợp nặng cả ba phần đều có triệu chứng Hiện tượng nàyxảy ra từng phần hoặc toàn trái, vết đen trên xơ không có hình dạng nhất định Khi khảosát bên trong trái còn non (1 — 2 tuần sau khi thụ phan, nhụy cái chuyển sang màu đen),những vệt đen xuất hiện bên trong trái Ban đầu chỉ là những vệt màu vàng sậm, sau

chuyên dân sang màu nâu đen và vệt đen nôi sân lên khi quan sát dưới kính lúp.

Hiện tượng đen xơ làm cho trái mít bị méo mó biến dạng lam giảm chất lượng,

thâm mĩ và độ ngọt của trái Trên trái cho thấy các vết đen là những chấm nhỏ xuất hiệntiếp giáp giữa múi và trung bì trái Các vết đen dần lớn theo tuổi của trái hình thànhnhiều hơn làm cho múi và xơ dính chặt lại với nhau Cuống trái xuất các đốm mau nâunhạt và lan rộng dan, san sùi khi bệnh nặng, bên trong có màu nâu đen chạy dọc cácmạch dẫn truyền

Theo một số người trồng mít lâu năm, một số dấu hiệu có thé xác định bệnh xơđen trên cây mít bao gồm: Giai đoạn 20 - 30 ngày sau đậu trái, quả mít bị xơ đen thường

có phần gai không đều (gai lớn gai nhỏ), qua bị méo mó, da đổi mau, san sùi, khôngsáng Khi bổ quả mít ra sẽ thấy cui và xơ có màu den, múi mít cũng có thé bi xơ đennhưng không nhiều

1.4 Biện pháp phòng trừ bệnh đen xơ

1.4.1 Thời gian phát bệnh

Bệnh xơ đen ở cây mít có thể xảy ra quanh năm nhưng bệnh hoạt động mạnh nhấtchủ yếu vào mùa mưa tầm tầm tháng 7 đến tháng 10, vào mùa nắng tỷ lệ bị bệnh khá làthấp Bệnh thường xảy ra ở phía Nam, khu vực Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông CửuLong Khuyến khích bà con nông dân nên hạn chế để cây ra hoa vào mùa mưa và cầnxịt thuốc phòng trừ kĩ vào thời gian này

1.4.2 Biện pháp canh tác

Thiếu Canxi cũng là một trong những nguyên nhân khiến cây dễ bị nhiễm bệnh,nông dân nên sử dụng Canxi dạng lỏng dé dé thấm vào đất lưu ý không lạm dùng quanhiều sẽ làm dày thành tế bảo ở trái khiến cho trái chậm lớn

L2

Trang 23

Khi phát hiện trái mít bị xơ đen, bà con nên cắt bỏ quả ở những cây có dâu hiệu

bệnh nhằm ngăn ngừa nhiễm trùng lây lan sang các cây khác, các vùng trồng mít và các

loại trái cây khác.

Trước và sau khi trồng cây nên dọn đẹp tàn dư mùa trước, xử lý tàn dư để tránh

bệnh và chăm sóc lại dat tăng lại đinh dưỡng nuôi cây

Nên ưu tiên những trái có dạng hình trụ, thân đêu, cuông mập, có màu xanh tươi Hạn chê những trái tròn, méo.

Chọn những trái mít có dạng hình trụ thay vì tròn, gai đều, trái không méo, móp.Chọn cuống trái mập, tròn chứ không chọn cuống đị dạng, hơi dẹp Cũng không chọn

mau cuồng xanh sam.

Sử dụng ly nhựa bao quanh hoa cái lúc chưa nhận phan cho thấy giảm hiện tượng

xơ đen | cách đáng kể, chỉ 12% trái bị bệnh xơ đen Ngược lại nghiệm thức đối chứng

có đến 69% trái bị xơ đen Tuy nhiên, các trái được bao quanh bằng ly nhựa thì méo mó

do không được thụ phấn, thụ tinh Sử dụng miếng nilon làm mái che nước mưa lúc hoacái chưa nhận phấn cho thấy có 13% trái bị xơ đen và nghiệm thức đối chứng là 66%

Các trái được che nước mưa thì tròn đều, hình dang trái đẹp do được thụ phan, thụ tinh

hoàn toàn (Lê Văn Bé và ctv, 2017).

1.4.3 Biện pháp sinh học

Nên khai thác va sử dụng những sinh vật có lợi (thiên địch, kẻ thù của sâu hạt),

các sản phâm sinh học trong phòng trừ sâu bệnh hại cây Sử dụng các chế phẩm sinhhọc có chứa các vi sinh vật đối kháng như vi khuẩn Bacillus thuringiensis phòng trừ sâu

ăn lá, nam ký sinh côn trùng Beauveria, Metarhizium, nắm đối khang Trichoderma hạn

chế một số loại nắm bệnh trong đất Các chế phẩm sinh học có thé bón chung với đợt

bón phân, hòa chung với nước để tưới vào mùa khô

Một số loại thuốc trừ bệnh sinh học được phép sử dụng theo Thông tư số

10/2020/TT-BNNPTNT 09/09/2020 như: Bionite WP, Biobac WP, Rebaci 100WP, Actinovate 1SP, TP-Zep 18EC, SH-Lifu (SH-BVI), NLU-Tri, Zianum 1.00WP, TricODHCT

13

Trang 24

1.4.4 Biện pháp hóa học

Một số loại thuốc trừ bệnh sinh học được phép sử dụng theo Thông tư số

10/2020/TT-BNNPTNT 09/09/2020 như: Xantocin 40WP (Bronopol), Supercook

85 WP (Copper Oxychloride), Acstreptocinsuper 40T (Streptomycin sulfate), Kasumin 2SL (Kasugamycin), Agrilife 100 SL (Ascorbic acid + Citric acid + Lactic acid), Ditacin

8 SL (Ningnanmycin), Starner 20WP (Oxolinic acid).

Theo Lê Tri Nhân (2020), khi khảo sát ảnh hưởng của một số loại thuốc bao vệthực vật phòng trị bệnh đến hiện tượng den xơ mit Thái siêu sớm như COC 85, Antracol,Ridomil Gold và sự kết hợp COC 85 + Antracol, COC 85 + Ridomil Gold cho thấy cácloại thuốc phòng trị bệnh không làm thay đổi đặc tính nông học và pham chất mít Thaisiêu sớm, phun COC 85 định kì 15 ngày/lần trước khi ra hoa cho đến thu hoạch trái cóthể làm giảm hiện tượng đen xơ

Bộ Nông nghiệp Malaysia (DOA) đề xuất là sử dụng thuốc xịt phòng ngừa cóchứa gốc đồng oxychloride, đặc biệt trong mùa mưa cũng như các biện pháp chăm sóc

bao gồm cắt tỉa cành thấp, hạn chế số quả, loại bỏ các chùm hoa đực bị nhiễm bệnh, khửtrùng bao gói, tiêu hủy trái bị bệnh và tránh làm tốn thương trái đang phát triển (Abidin

va ctv, 2018)

1.4.5 Chế phẩm vi sinh Bacillus sp., Pseudomonas sp., Trichoderma sp trừ bệnh

^ a

cay trong

Thanh phan hóa học: Gồm các chủng vi sinh vat va nam khuẩn có lợi như:

Bacillus sp., Pseudomonas sp., Trichoderma sp.

Công dụng: Khang khuẩn, kháng nắm gây bệnh ở lá, rễ, thân, qua, phòng trị bệnh

chết nhanh chết nhậm mốc sương, sương mai, héo rũ, héo xanh, héo vàng, phan trang,đạo ôn, xì mủ, thối lở cô rễ Có khả năng thâm thấu vào bên trong tế bao, phân bổ khángsinh cho thân, cành, lá, rễ Phân bổ quanh sốc, phục kích nắm bệnh; bảo vệ bộ rễ, thân.

Tăng sức đề kháng cây trồng; kích thích bộ rễ phát triển dài và sâu hơn, hấp thụ đượcnhiều dinh dưỡng, tăng sức chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt

14

Trang 25

1.5 Vật liệu Nano Silic Bo và hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thínghiệm đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái

1.5.1 Giới thiệu vật liệu Nano Silic Bo

Nano được xem là một chất kháng sinh phố rộng thé hệ mới với nhiều đặc tínhmới và có khả năng ứng dụng rộng rãi mà không bị kháng thuốc ( Kim và ctv, 2012) ;(Franci và ctv 2015) Bạc nano còn cho thay có thé ức chế vi sinh vật bằng nhiều conđường, vì vậy chúng có thể được sử dụng như là một sản pham da ức chế kiểm soátnhiều tác nhân gây bệnh thực vật khác nhau ( Kim va ctv, 2012)

Các nguyên tô kẽm, đồng, bạc là những nguyên tố có tính kháng nam, khángkhuẩn cao Khi các hạt nano kim loại có kích thước vài nm thì hiệu quả kháng khuẩn,kháng nam tăng lên hàng ngàn lần so với nguyên tố dang ion Ngoài ra, độc tính củachúng có tính chọn lọc cao với vi khuẩn, vi nam Hiện nay đã có nhiều chế pham nano

như nano bac, nano đồng, nano kẽm, nano chitosan, nano TiO¿, được chứng minh là

có khả năng phòng trừ hiệu quả các bệnh do vi khuẩn, nắm, vi rút gây ra trên cây trồng,không những thế chúng còn là những sản phẩm thân thiện với môi trường, an toan vớicon người (Đồng Huy Giới, 2020)

1.5.2 Nguyên lý hoạt động và ứng dụng của vật liệu Nano Silic Bo

Sử dụng Nano Silic Bo để phòng và trị bệnh do nam, khuẩn và virus gây ra (thaythế hoàn toàn thuốc BVTV hóa học dùng để phòng trị bệnh trên cây trồng) Sử dụngNano Silic Bo thường xuyên định kỳ theo các giai đoạn sinh trưởng, phát triển của câygiúp cây trồng ngăn ngừa chủ động từ xa dịch bệnh, giảm chi phí trong việc BVTV, tăng

Trang 26

1.5.3 Hoạt chất hóa học

Acid phosphonic

Công thức hóa hoc: KH2PO3 + K2HPO3

Theo Nguyễn Trần Oánh và ctv (2007), hoạt chất Acid phosphonic có đặc tính

và biện pháp sử dụng:

Đặc tính: Là một loại acid mạnh, chất lỏng, màu vảng nhạt, tan hoàn toản trongnước Sử dụng dưới dạng muối Phosphonate khi tiêm vào cây cỏ có khả năng lưu dẫn,hạn chế sự phát triển của nam trong mạch dẫn Nhóm độc III

Su dụng: Agri-fos 400SL hòa tan trong nước tưới cây dé phòng trừ bệnh thối rễ

Oxolinic acid

Công thức hóa học: Cui3Hi1NOs

Theo Tran Quang Hùng (1999), hoạt chất Oxolinic acid có đặc tinh và biện pháp

sử dụng:

Đặc tính: Thuốc kỹ thuật dạng tinh thể màu nâu nhạt, tan rất ít trong nước (3,2mg/L ở 25°C), tan trong nhiều môi trường sở hữu (hexan, xilen, metylic) LD50 quamiệng: 18 570 — 630 mg/kg LD50 qua da: >2.000 mg/kg, thuốc ít độc đối với cá, mậtong, không ảnh hưởng đến các loài ký sinh có ích

Sử dụng: Oxolinic acid là loại thuốc phòng và trừ v1 khuẩn nội hấp, diệt trừ vikhuẩn Gram âm như Xanthomonas spp., Pseudomonas spp., Erwinia spp., hại lúa, rau

và cây ăn quả Chế phẩm Starner 20WP dùng trừ bệnh hai hat lép (Pseudomonas

glunae), bạc lá lúa (Xanthomonas oryzae), dém sọc vi khuân lúa Xanthomonascampestris PV Oryzae), ung thư cam, quýt, cây ăn quả (X campestris), thối nhiin cải,

xà lách, hành, tỏi, khoai tây (Erwinia carotovora), chết xanh cà chua, thối vi khuẩn duahấu, xoài, man Bệnh Curtobacterium sp Gây chết mam và cây con ở hoa va cây cảnh

Có thé pha thuốc với nước nồng độ 0,1% phun lên cây khi bệnh mới xuất hiện (ty lệ

nhiễm bệnh <5).

16

Trang 27

Công thức hóa học: CaHøBrNOa Phân tử lượng: 200

Theo Trần Quang Hùng (1999), hoạt chất Bronopol có đặc tính và biện pháp sử

dụng:

Đặc tính: Thẻ rắn không màu hoặc màu vàng nhạt, tan tốt trong nước (250 g/L ở22°C) và trong nhiều môi trường sử dụng như Etylic, Isopropanol, bền trong điều kiệnbảo quản thông thường, nhưng rất ky nhôm Thuộc nhóm độc II LD50 qua miệng: 180

— 500 mg/kg LD50 qua da: 1600 mg/kg, ít độc đối với ong mật, cá và ký sinh có ích

Sử dụng: Thuốc oxi hóa mercapto nhóm của enzyme vi khuẩn, ức chế men

Dehidrogenaza làm tê liệt mang bảo.

Streptomycin Sulfate

Cong thức hóa học: C42Hg4N14036S83 Phan tu luong 1.457,3

Theo Trần Quang Hùng (1999) hoạt chất Streptomycin có đặc tinh và biện pháp

sử dụng:

Đặc tính: Muối Streptomycin sesquisunfat bột màu trắng, tan trong nước 20 g/L(28°C), trong metylic > 20 g/L, thuốc bền khi bảo quản nhưng rat dé hút am và bị phângiải nhanh trong môi trường kiềm tính, LD50 qua miệng: >10.000mg/kg (Streptomycin),9.000 mg/kg (muối sesquisunfat), LD50 qua da: 325 — 400 mg/kg, thuốc có thé gây dị

ứng da.

Sử dụng: Thuốc Streptomycin được sản xuất bằng phương pháp lên men chủngStreptomyces griseus và dung dịch phân lập đưới dang muối sesquisunfat, Streptomycinsesquisunfat có tác dụng nội hap, sử dụng trừ nhiều bệnh vi khuẩn hai cây ăn quả, rau,bông, thuốc lá, hoa, cây cảnh

17

Trang 28

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu của đề tài

Nội dung 1: Đánh giá hiện trạng canh tác và bệnh đen xơ trên cây mít Thái

(Artocarpus heterophyllus Lam.) tại huyện Dinh Quán, tinh Đồng Nai từ tháng 2 năm

2024 đến tháng 4 năm 2024

Nội dung 2 : Đánh giá khả năng kiểm soát bệnh đen xơ trên cây mít Thái

(Artocarpus heterophyllus Lam.) của một số thuốc bảo vệ thực vật hóa học, vi sinh và

nano điều kiện ngoài đồng tại xã Xuân Bắc, huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ tháng

11 năm 2023 đến tháng 04 năm 2024

2.2 Vật liệu nghiên cứu và dụng cụ hỗ trợ

2.2.1 Vật liệu nghiên cứu

Làm tăng năng suất cây, kích thích sự phát triển của cây

Sử dụng Nano Silic Bo dé phòng và trị bệnh do nắm, khuẩn và virus gay ra

Liều lượng sử dụng

Pha 20mL cho bình phun 20L phun ướt đều 2 mặt 1a, toàn thân, cành

-Chế phẩm vi sinh Bacillus sp., Pseudomonas sp., Trichoderma sp

18

Trang 29

Hoạt chất

Gom các chủng vi sinh vật và nam khuân có lợi như: Bacillus sp., Pseudomonas sp., Trichoderma sp.

Công dung

Kháng khuẩn, kháng nam gây bệnh ở lá, rễ, thân, quá, phòng trị bệnh chết chậm,

moc sương, sương mai, héo rũ, phân trăng, xì mủ.

Thâm thấu vào bên trong tế bào, phân bố kháng sinh cho thân, cành, lá, rễ Phân bốquanh gốc phục kích nắm bệnh,bảo vệ bộ rễ

Tăng sức dé kháng cho cây trồng, kích thích bộ rễ phát triển dai và sâu hon dé câyhấp thụ được nhiều dinh dưỡng, tăng sức chịu đựng các điều kiện khắc nghiệt

Liều lượng sử dụng

Ngâm trong nước sạch trong vòng 10 - 18 tiếng trước khi sử dụng, có thé thêm mật

rỉ đường và sục khí bằng máy trong | ngày dé hoạt hóa vi sinh vật nhanh hơn

Có thé pha thêm nước rửa chén, liều lượng 100 ml đến 200 m1/100 lít nước, dé tăng

độ bám dính.

Phun qua lá : 1 gói pha 50-200 lít nước Lọc lấy nước rồi phun đều ướt lá Phun

Liều trị nắm bệnh: 1 gói pha 50-100 lít nước

Liều phòng: 1 gói pha 100-200 lít nước

Tưới gốc: 200 g/400 lít nước Tưới sát góc, xung quanh gốc

Lưu ý

Nếu vườn đang bị nặng dùng nồng độ 10 g/L nhiều lần

Có thê pha chung với phân bón lá hoặc thuốc sinh học

Không được pha chung với thuốc hóa học

Thời gian cách ly Ú ngày

- Siêu Canxi Bo

Hoạt chất

19

Trang 30

Bo 2.600mg.l; pHH20: 5,0; Tỷ trọng 1,2 Bồ sung canxi 10%, Cu, Fe, Mg, Mn

Công dụng

Tăng sức sống hạt phan, hạn chế chế rụng hoa và trái non

Ngăn ngừa nứt trái do thiếu canxi, giảm rụng trái sinh lý do thiếu Boron

Hạn chế rụng hoa, rụng trái non, thối và héo búp, nứt thân, xì mủ, đen trái

Liều lượng sử dung

Tưới từ 2 - 20 lít dung dịch /gốc tùy theo cây nhỏ hay lớn

Tiêm thuốc (áp dụng đối với cây có đường kính thân từ 15cm trở lên): pha thuốcAGRI-FOS 400 (phosphonate) với nước sạch theo tỷ lệ 1 : 1 Tiêm 3 - 4 lần/năm, mỗilần cách nhau 3 - 4 tháng

Thời gian cách ly 15 ngày.

-Starner 20WP

Hoạt chất

Oxolinic acid 200 g/Kg

Tên hóa học: 5-ethyl-5-8-dihydro-8-oxo-1-3-dioxolo quinoline-7-carboxylic acid.

Công thức phan tử: Ci3HiiNOs Khối lượng phan tử: 261,23

Trang 31

Pha 45 g cho bình 20 L phun khi bệnh chớm phát triển hoặc phun phòng khi thaythời tiết thuận lợi cho bệnh phát triển.

Thời gian cách ly 14 ngày

Oxytetracycline hydrochloride: 550 g/kg, công thức phan tử: C22H 24 N2O0.HCL.

Streptomycin Sulfate: 350 g/kg, công thức phan tử: C21 H39N7O12.1.5H2SOu.

Phun vào sáng sớm hoặc chiều mát

Có thé pha trộn với nhiều loại thuốc trừ sâu bệnh khác

21

Trang 32

Thời gian cách ly 7 ngày

Bảng 2.1 Các loại hoạt chất hóa học dùng trong thí nghiệm

Tên thuốc Hoạt chất „ HỒNG Bộ

(hàm lượng hoạt chât trong thuôc) khuyên cáo ECO-OK Nano Silic Bo 1 mL/L

Ché pham vi Bacillus sp.,Pseudomonas sp BS,

sinh Trichoderma sp š

Siêu Canxi bo Bo (1000 ppm), Mg (0.02%), 1 mL/L

Zn (200 ppm), Vitamin BI (1000 ppm) Ychatot 900SP Oxytetracycline hydrochloride 550 g/kg 0,5 g/L

Streptomycin Sulfate 350 g/kg Agrifos 400SC Acid phosphonic 400 g/L 20 mL/L

Mono-potassium phosphonate (KH2PO3) 950 g/L di-potassium phosphonate (K2HPO3) 950 g/L Starner 20 WP Oxolinic acid 20% 3,75 g/L Xantocin 40WP Bronopol 400 g/kg 1,38 g/L

Thước dẻo nhựa Thiên Long chiều dài 40cm có độ chia Imm

Kim tiêm xi lanh nhựa 60ml, dung tích chứa lớn nhất 60 ml và nhỏ nhất 1ml

Đồ bảo hộ

22

Trang 33

2.3 Tình hình khí tượng thủy văn

Hình 2.1 Biéu đồ nhiệt độ và lượng mưa trung bình ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai

(nguồn Weather Spark, 2024)Qua Hình 2.1 cho thấy, nhiệt độ ở huyện Xuân Lộc, tỉnh Đồng Nai từ tháng 11năm 2023 đến tháng 4 năm 2024 dao động từ 26,5°C-28,5°C Lượng mưa vào các tháng

hầu như rất ít, cao nhất vào tháng 1 với 65,5 mm Nhiệt độ và lượng mưa vào thời điểm

này phù hợp để canh tác cây mít vì thuộc vào mùa nắng tạo điều kiện hạn chế sự pháttriển của bệnh đen xơ trên cây mít Thái

2.4 Phương pháp nghiên cứu

2.4.1 Đánh giá hiện trạng canh tác và bệnh den xơ trên cây mít Thái (Artocarpus

heterophyllus Lam.) tại huyện Dinh Quán, tỉnh Đồng Nai

2.4.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp

Tham khảo số liệu thứ cấp do Hồ Đức Vĩnh (2022) thu thập khi liên hệ Sở Nôngnghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đồng Nai đề thu thập thông tin và số liệu về điệntích trồng mít trên địa bàn tỉnh Đồng Nai

23

Trang 34

Bảng 2.2 Diện tích trồng mít tại tỉnh Đồng Nai năm 2020

Khu vực Diện tích trồng (ha)Thành phố Biên Hòa 2,0

Thành phố Long Khánh 1365,7

Huyện Tân Phú 1742,0

Huyén Vinh Cuu 113,3

Huyén Dinh Quan 2554,4

Huyén Trang Bom 209.4

Bảng 2.3 Diện tích trồng mít các xã thuộc huyện Định Quán năm 2015

Tên xã Diện tích trông (ha) Thanh Sơn 549,3

Trang 35

+n là tổng diện tích điều tra

+N là tổng diện tích canh tác của toàn tinh

+ e là sai số cho phép (25%)

Dựa vào công thức Yamane Taro (1967) và tông diện tích trồng mit của huyện

Định Quán, tinh Đồng Nai là 2554,4 ha, số điện tích mít cần điều tra là 15,9 ha, từ đótiến hành điều tra 4 xã có diện tích trồng mít lớn nhất Dựa vào Bảng 2.3 cho thấy xãThanh Sơn, xã Phú Tân, xã Phú lợi, xã Suối Nho là 4 xã có diện tích trồng mít nhiềunhất Tiến hành điều tra 4 xã ké trên, mỗi xã điều tra ngẫu nhiên 5 hộ dân

2.4.1.2 Thu thập số liệu sơ cấp

Các tiêu chí được sử dụng dé lựa chọn nông hộ trồng mit:

(1) Co kinh nghiệm canh tác trồng mit

(2) Có diện tích vườn tối thiểu 3000 m?

(3) Vườn mít đã cho thu trái

Phương pháp điều tra theo mẫu phiếu điều tra (Phụ lục 2) Các thông tin đượcghi nhận gồm:

- Thông tin chung về nông hộ: Họ tên chủ hộ, tuổi, địa chỉ và số năm kinh nghiệm

trồng mít

25

Ngày đăng: 11/12/2024, 12:06

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN