1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con Đường nào khác ngoài con Đường cách mạng vô sản (hồ chí minh toàn tập, nxb chính trị quốc gia

17 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản
Tác giả Nguyễn Thị Minh Hõn, Nguyễn Quục Hao, Nguyễn Huy Hoàng, Vũ Hiểu Hoàng, Tran Thanh Hong, Dang Phan Quoc Hung
Người hướng dẫn Lường Thị Phượng
Trường học Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tư tưởng Hồ Chí Minh
Thể loại bài tập
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 17
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

LỜI MỞ ĐẦU Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã kiên trì, bền bỉ, có lúc phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt để vận dụng và phát triển lý luận c

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH

BÀI TẬP NHÓM 10

Môn học: Tư tưởng Hồ Chí Minh

Học kỳ I (2022-2023)

Chủ đề: Anh/Chị hãy phân tích vì sao Hồ Chí Minh khẳng định: “ Muốn cứu nước và

giải phóng dân tộc không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản (Hồ Chí Minh: toàn tập, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2011, tập 12, trang 30) Đảng Cộng Sản Việt Nam đã vận dụng quan điểm trên của Hồ Chí Minh trong giai đoạn hiện nay như thế nào?

Lớp: 21DTV1

Trường: Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh Giảng viên: Lường Thị Phượng

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2022

Mục Lục LỜI MỞ ĐẦU 3

Trang 2

1 Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX 4

2 Hành trình tìm ra con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh 4

II Nội dung luận điểm 6

1 Cơ sở lý luận của luận điểm 6

a Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam 6

b Chủ nghĩa Mác – Lênin 6

2 Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng giai cấp là trước hết, trên hết 7 3 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội 7

III Giá trị, ý nghĩa của luận điểm 8

1 Giá trị, ý nghĩa của luận điểm: "Muốn cứu nước không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản" 8

a Giá trị - Tầm nhìn thời đại của Bác trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc. 8 b Ý nghĩa to lớn con đường Bác chọn đối với cách mạng Việt Nam 10

2 Giữ vững và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay 11

3 Giữ vững và vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay 12

IV Đảng ta đã vận dụng và phát triển quan điểm trên của Hồ Chí Minh như thế nào 13

1 Xây dựng Đảng về Chính trị: 13

2 Xây dựng Đảng về tư tưởng: 13

3 Xây dựng Đảng về văn hóa, xã hội: 14

4 Xây dựng Đảng về kinh tế: 14

5 Xây dựng Đảng về Quốc phòng – An ninh: 15

V Kết luận 15

VI Tài liệu tham khảo 16

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh đã kiên trì, bền bỉ, có lúc phải vượt qua những thử thách khắc nghiệt để vận dụng và phát triển lý luận cách mạng vô sản phù hợp với thực tiễn Việt Nam, gắn độc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội; xây dựng nên một học thuyết về cách mạng giải phóng và phát triển dân tộc; từng bước giải quyết đúng những yêu cầu cấp thiết ảu cách mạng Việt Nam, đưa

sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc dến thành công, kháng chiến chống đế quốc xâm lược đến thắng lợi, góp sức cùng nhân loại biến thế kỷ XX thành một thế kỷ giải trừ chủ nghĩa thực dân, đặt nền móng đưa đất nước vững bước đi lên theo con đường xã hội chủ nghĩa

Người đã vận dụng và phát triển sáng tạo lý luận cách mạng vô sản vào Việt Nam, xây dựng học thuyết giải phóng và phát triển dan tộc theo khuynh hướng vô sản, gắn độc lập dân tộc lập dân tộc với chủ nghĩa xã hội

Ngay từ những năm đầu của thập niên 20 của thế kỷ XX, Người đã có sự lựa chọn đúng đắn khi khẳng định con đường đi đến thắng lợi của cách mạng Việt Nam: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản" Chỉ có phong trào đấu tranh cách mạng cảu giai cấp công nhân liên minh với giai cấp nông dân và các tầng lớp nhân dân lao động khác dưới sự lãnh đạo của Đảng, lấy Chủ nghĩa Mác - Lênin làm nề tảng tư tưởng và kim chỉ nam trong hành động, Người

đã mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước Việt Nam đầu thế

kỷ XX, đồng thời khởi động đến tiến trình đưa cách mạng Việt Nam hội nhập vào trào lưu cách mạng thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội

Trang 4

I Bối cảnh bấy giờ.

1 Hoàn cảnh lịch sử cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX.

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX – đầu thế kỷ XX là giai đoạn mà lịch sử Việt Nam có những biến đổi hết sức to lớn Thực dân Pháp nổ súng xâm lược nước ta, chính quyền triều Nguyễn đã từng bước khuất phục trước cuộc xâm lược của Pháp, lần lượt ký kết các hiệp định đầu hàng, từng bước thừa nhận sự bảo hộ của Pháp trên toàn cõi Việt Nam Cho đến cuối thế kỷ XIX, các cuộc khởi nghĩa vũ trang dưới khẩu hiệu “Cần Vương” do vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết lãnh đạo cuối cùng đi đến thất bại cho thấy chế độ phong kiến Việt Nam với hệ tư tưởng Nho giáo ngày càng tỏ ra bất lực trước những nhiệm vụ lịch sử cấp thiết để bảo vệ nền độc lập dân tộc Trong nội bộ giai cấp địa chủ phong kiến

có sự phân hóa sâu sắc Các cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp khiến cho xã hội nước ta có sự chuyển biến và phân hóa, giai cấp công nhân, tầng lớp

tư sản, tiểu tư sản bắt đầu xuất hiện, tạo ra những tiền đề cho phong trào yêu nước giải phóng dân tộc Việt Nam đầu thế kỷ XX

Phát huy truyền thống yêu nước của dân tộc Việt Nam anh hùng, các sĩ phu có tư tưởng tiến bộ, tiêu biểu như là: Phan Bội Châu và Phan Chu Trinh đã

cố gắng tổ chức và vận động cuộc đấu tranh yêu nước chống Pháp theo mục tiêu

và con đường mới Song, với chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục nền độc lập của Phan Bội Châu đã thất bại; Chủ trương nâng cao trình độ trí tuệ và đạo đức của người Việt, phát triển kinh tế - văn hóa, học những tư tưởng tiến bộ của Phương Tây, từ bỏ phong tục tập quán lạc hậu của Phan Chu Trinh cũng không thành công Từ đó có thể thấy, phong trào cứu nước của nhân dân ta muốn giành được thắng lợi thì phải đi theo một con đường mới

2 Hành trình tìm ra con đường cứu nước của chủ tịch Hồ Chí Minh.

Ba phong trào lớn với ba khuynh hướng cách mạng khác nhau đều thất thại, dẫn tới cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối

Trang 5

cứu nước Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã xuất hiện và tìm ra lời giải đáp cho cách mạng Việt Nam Qua nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới nhưng Người đi đến kết luận là các cuộc cách mạng đó đều thất bại hoặc không đạt được mục đích cuối cùng

Đó cũng không phải là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bởi vì, đối với Người, giải phóng dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, giải phóng con người một cách triệt để

Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh đất nước bị thực dân xâm lược, dân tộc bị áp bức nặng nề, người thanh niên Nguyễn Tất Thành đã bộc lộ tình yêu tổ quốc sâu sắc, có ý chí muốn đưa đất nước bước qua cảnh lầm than Anh đã tích cực tham gia các hoạt động ái quốc do các nhà cách mạng tiền bối tổ chức Trong quá trình đó, Nguyễn Tất Thành đã suy nghĩ nhiều về con đường cứu nước của Hoàng Hoa Thám, Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh…, chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Dật Tiên Dù rất quý trọng và khâm phục lòng yêu nước, đánh giá cao những cống hiến của họ, nhưng với một dự cảm chính trị thiên tài, Nguyễn Tất Thành nhận thấy ở các con đường cứu nước ấy còn có nhiều hạn chế và bế tắc về mục tiêu và phương pháp Anh quyết định đi tìm con đường cứu nước mới

Ngày 5/6/1911, Nguyễn Tất Thành từ bến cảng Nhà Rồng, đi sang một nền văn minh mới khác với văn minh phương Đông, sang tận nơi có cái gọi là

“Tự do”, “Bình đẳng”, “Bác ái” mà người Pháp thực dân tuyên truyền để tìm hiểu ngọn nguồn của chế độ thực dân đô hộ dân tộc Việt Nam Hành trang mà Người mang theo là lòng yêu nước nồng nàn và quyết tâm thực hiện hoài bão tìm ra con đường giải phóng dân tộc khỏi áp bức bóc lột Tháng 7-1920, Người sung sướng khi đọc “Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc

và vấn đề thuộc địa” của V.I Lênin Luận cương đã mở ra cánh cửa để Người đến với chủ nghĩa Mác - Lênin và cách mạng vô sản Người khẳng định: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc, không có con đường nào khác con đường cách

Trang 6

mạng vô sản” Nguyễn Ái Quốc lựa chọn con đường cách mạng giải phóng dân tộc theo con đường Cách mạng Tháng Mười Nga (1917), bởi theo Người:

“Trong thế giới bây giờ chỉ có cách mệnh Nga là đã thành công, và thành công đến nơi, nghĩa là dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật” Việc lựa chọn con đường giải phóng dân tộc theo khuynh hướng cách mạng vô sản, thể hiện tầm nhìn chiến lược và phù hợp với xu thế thời đại, đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của các tầng lớp nhân dân lao động Đến thời điểm này, cách mạng vô sản là cuộc cách mạng toàn diện, sâu sắc và triệt để nhất Cuộc cách mạng đó không chỉ giải phóng giai cấp, mà gắn liền với nó là giải phóng dân tộc, giải phóng xã hội

1 Cơ sở lý luận của luận điểm

a Giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam

Chủ nghĩa yêu nước là giá trị xuyên suốt trong những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam Đó là động lực, là sức mạnh giúp cho dân tộc Việt Nam tồn tại và vượt qua mọi khó khăn trong quá trình dựng nước và xây dựng đất nước Chính chủ nghĩa yêu nước là nền tảng tư tưởng, là điểm xuất phát và là động lực thúc đẩy Hồ Chí Minh ra đi tìm đường cứu nước, và tìm thấy con đường cứu nước cứu dân ở chủ nghĩa Mác – Lênin

Trong quá trình lãnh đạo nhân dân Việt Nam xây dựng và bảo vệ tổ quốc, Người hết sức chú trọng kế thừa, phát triển những truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam là yêu nước gắn liền với yêu dân, có tinh thần đoàn kết, nhân

ái, khoan dung trong cộng đồng và hòa hiếu với các dân tộc lân bang; tinh thần cần cù, dũng cảm, sáng tạo và lạc quan, thương người của dân tộc Việt Nam Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, con người là vốn liếng đáng quý nhất, là nhân tố quyết định thành công của cách mạng; dân là gốc của nước; nước lấy dân làm gốc; gốc có vững cây mới bền; đoàn kết dân tộc gắn liền với đoàn kết quốc tế là một nguyên tắc chiến lược quyết định thắng lợi của cách mạng Việt Nam

Trang 7

b Chủ nghĩa Mác – Lênin

Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 và thời đại mới cũng như chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở lý luận quyết định bước phát triển mới về chất trong tư tưởng Hồ Chí Minh, khiến Người vượt hẳn lên phía trước so với những người yêu nước cùng thời Với việc vận dụng và phát triển một cách sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã giải quyết được cuộc khủng hoảng đường lối cứu nước và lãnh đạo cách mạng ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Đối với Hồ Chí Minh, chủ nghĩa Mác – Lênin là thế giới quan, phương pháp luận trong nhận thức và hoạt động cách mạng Trên cơ sở lập trường, quan điểm

và phương pháp của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh đã triệt để kế thừa, đổi mới, phát triển những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam, tinh hoa văn hóa nhân loại kết hợp với thực tiễn cách mạng trong nước và thế giới hình thành lên một hệ thống các quan điểm cơ bản, toàn diện về cách mạng Việt Nam Chủ nghĩa Mác – Lênin tiền đề lý luận quan trọng nhất, có vai trò quyết trong quyết định trong việc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh

2 Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng giai cấp là trước hết, trên hết.

Theo quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh, sự nghiệp giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng con người không có bức tường ngăn cách mà

là cách mạng không ngừng Giải phóng dân tộc là tiền đề, điều kiện để giải phóng giai cấp, giải phóng con người Ðộc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, mới bảo đảm mọi quyền và đem lại hạnh phúc cho con người Người khẳng định: “Chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ Chỉ có chủ nghĩa cộng sản mới cứu nhân loại, đem lại cho mọi người không phân biệt chủng tộc, nguồn gốc, sự tự do bình đẳng, bác ái, đoàn kết, ấm no trên quả đất, việc làm cho mọi người” Tuy nhiên cũng theo tư tưởng của Người về con đường của cách mạng Việt Nam, Người khẳng định: “Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan

hệ chặt chẽ với nhau Giải phóng dân tộc là vấn đề trên hết, trước hết Độc lập

Trang 8

dân tộc mà chưa giành được thì vấn đề giai cấp cũng không giải quyết được Giải phóng dân tộc tạo tiền đề để giải phóng giai cấp” Vì thế ta có thể kết luận: “Giải phóng dân tộc gắn với giải phóng giai cấp, trong đó giải phóng giai cấp là trước hết, trên hết”

3 Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội.

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong toàn bộ hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh và trong đường lối của cách mạng Việt Nam Tư tưởng đó thể hiện sự lựa chọn sáng suốt của Đảng ta, của Chủ tịch

Hồ Chí Minh và cả dân tộc Việt Nam, phù hợp với xu hướng của thời đại Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, các phong trào yêu nước, giải phóng dân tộc diễn ra theo nhiều khuynh hướng khác nhau Tiêu biểu là phong trào Đông Du của Phan Bội Châu theo khuynh hướng bạo động tới phong trào Duy Tân của Phan Châu Chinh theo hướng tư bản chủ nghĩa nhưng đều đi đến thất bại Cách mạng Việt Nam rơi vào tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước Trong bối cảnh đó, Nguyễn Tất Thành - Hồ Chí Minh đã xuất hiện và tìm

ra lời giải đáp cho cách mạng Việt Nam Qua nghiên cứu, khảo nghiệm các cuộc cách mạng tư sản điển hình trên thế giới nhưng Người đi đến kết luận là các cuộc cách mạng đó đều thất bại hoặc không đạt được mục đích cuối cùng Đó cũng không phải là sự lựa chọn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Bởi vì, đối với Người, giải phóng dân tộc phải gắn liền với tự do, ấm no và hạnh phúc thật sự cho nhân dân, giải phóng con người một cách triệt để

Tư tưởng nhân văn ấy, Người đã tìm thấy trong Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917, vì Cách mạng Tháng Mười Nga đã giải phóng triệt để con người,

là một cuộc cách mạng hoàn thiện, một cách thật sự, mở ra một thời đại mới -thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội, đem lại ấm no, tự do, hạnh phúc cho toàn thể loài người Từ đó, Người đã lựa chọn cách mạng Việt Nam đi theo con đường của Cách mạng Tháng Mười Nga - con đường cách mạng vô sản, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội theo hệ tư tưởng

Trang 9

Mác-Lênin Người khẳng định: “chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ” và “cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn”

đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản".

a Giá trị - Tầm nhìn thời đại của Bác trong việc lựa chọn con đường cứu nước, giải phóng dân tộc.

Để giải phóng dân tộc khỏi ách thống trị của thực dân Pháp, ông cha ta

đã sử dụng nhiều con đường gắn với những khuynh hướng chính trị khác nhau,

sử dụng những vũ khí tư tưởng khác nhau

Tất cả các phong trào yêu nước vào cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, mặc dù đã diễn ra vô cùng anh dũng, với tinh thần "người trước ngã, người sau đứng dậy", nhưng rốt cuộc đều bị thực dân Pháp dìm trong biển máu Đất nước lâm vào "tình hình đen tối tưởng như không có đường ra" Đó là tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước ở Việt Nam vào đầu thế kỷ XX Nó đặt ra yêu cầu bức thiết phải tìm một con đường cứu nước mới

Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước đã bị biến thành thuộc địa, nhân dân phải chịu cảnh lầm than, Hồ Chí Minh được chứng kiến các phong trào cứu nước của ông cha Người nhận thấy con đường của Phan Bội Châu chẳng khác gì "đưa hổ cửa trước, rước beo cửa sau"; con đường của Phan Châu Trinh cũng chẳng khác gì "xin giặc rủ lòng thương"; con đường của Hoàng Hoa Thám tuy có phần thực tế hơn, nhưng vẫn mang nặng cốt cách phong kiến

Chính vì thế, mặc dù rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng Hồ Chí Minh không tán thành các con đường của họ mà quyết tâm ra đi tìm một con đường mới

Trang 10

Trong khoảng 10 năm vượt qua các đại dương, đến với nhân loại cần lao đang tranh đấu ở nhiều châu lục và quốc gia trên thế giới, Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo sát thực tiễn, nhất là ở ba nước tư bản phát triển: Anh, Pháp, Mỹ

Người đọc Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, tìm hiểu thực tiễn cuộc cách mạng tư sản Mỹ; đọc Tuyên ngôn dân quyền và nhân quyền của cách mạng Pháp, tìm hiểu cách mạng tư sản Pháp Người nhận thấy: "Cách mệnh Pháp cũng như cách mệnh Mỹ, nghĩa là cách mệnh tư bản, cách mệnh không đến nơi, tiếng

là cộng hòa và dân chủ, kỳ thực trong thì nó tước lục công nông, ngoài thì nó áp bức thuộc địa" Bởi lẽ đó, Người không đi theo con đường cách mạng tư sản

Hồ Chí Minh thấy được Cách mạng Tháng Mười Nga không chỉ là một cuộc cách mạng vô sản, mà còn là một cuộc cách mạng giải phóng dân tộc Nó nêu tấm gương sáng về sự nghiệp giải phóng các dân tộc thuộc địa và "mở ra trước mắt họ thời đại cách mạng chống đế quốc, thời đại giải phóng dân tộc" Người "hoàn toàn tin theo Lênin và Quốc tế thứ ba" bởi vì V.I Lênin và Quốc tế thứ ba đã "bênh vực cho các dân tộc bị áp bức" Người thấy trong lý luận của V.I Lênin một phương hướng mới để giải phóng dân tộc: con đường cách mạng vô sản

Trong bài Cuộc kháng chiến, Hồ Chí Minh viết: "Chỉ có giải phóng giai cấp vô sản thì mới giải phóng được dân tộc cả hai cuộc giải phóng này chỉ có thể

là sự nghiệp của chủ nghĩa cộng sản và của cách mạng thế giới"

Vượt qua sự hạn chế về tư tưởng của các sĩ phu và của các nhà cách mạng có xu hướng tư sản đương thời, Hồ Chí Minh đã đến với học thuyết cách mạng của chủ nghĩa Mác - Lênin và lựa chọn khuynh hướng chính trị vô sản Người khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản" chỉ có chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản mới giải phóng được các dân tộc bị áp bức và những người lao động trên thế giới khỏi ách nô lệ"

b Ý nghĩa to lớn con đường Bác chọn đối với cách mạng Việt Nam

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:24

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN