1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Đảng lãnh Đạo cuộc kháng chiến chống mỹ, cứu nước từ năm 1954 1975 bài thu hoạch lịch sử Đảng

11 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 2,08 MB

Nội dung

Đây là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng, miền Nam, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự thăng lợi đầu tiên của cách mạng và có ý nghĩa chiến lược đới với chính sách xâm lư

Trang 1

——— ==«+‹t+ee==e—

HỌC VIỆN THANH THIẾU NIÊN VIỆT NAM

ĐÀO XUÂN HẠNH ĐƠN VỊ: BIDV CN CHỢ LỚN

CHỦ ĐÈ:

ĐÁNG LÃNH ĐẠO CUỘC KHÁNG CHIẾN CHÓNG MỸ,

CỨU NƯỚC TỪ NĂM 1954 - 1975

Y

\

BAI THU HOACH: LICH SU DANG

LOP TRUNG CAP LY LUAN CHINH TRI - HANH CHINH KHOA K65D29B KHOI DNTW (NAM HỌC 2021 — 2022)

TP HO CHi MINH, THANG 03/2022

———————s-*+>«>*Ì¿»—=—=©=— —

Trang 2

PHAN MO DAU Cuộc kháng chiến chống Mỹ kéo dải 21 năm có nhiều giai đoạn, mỗi giai đoạn là

một thời kỳ đất nước ta có những chuyền biến lớn, nhằm chống lại âm mưu và hành động cua My - Neuy Ma trong đó, những chủ trương, sách lược, những nhận định và hành động của Đảng là cực kỳ quan trọng

Việc chia quãng thời gian 21 năm này ra làm nhiều thời kỳ cũng là một cách nghiên cứu, tìm hiểu rõ hơn sự lãnh đạo của Đảng trong những năm từ 1954-1975

Các giai đoạn gồm có:

- 1954-1960: Mớ đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá độ lên

CNXH ở miễn Bắc

-_ 1961-1965: Xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ”

của để quốc Mỹ

- _ 1965-1968: Chuyên hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến

tranh cục bộ” của Mỹ

- 1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” — Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Trang 3

PHẢN NỘI DUNG

I Giai đoạn 1954-1960: Mở đầu sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước - Quá

độ lên CNXH ở miền Bắc

! Hoàn cảnh lịch sử của thời kỳ

Chiến thắng Điện Biên Phủ vang dội năm 1954 đã dẫn đến thắng lợi của Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương, công nhận chủ quyền độc lập thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam Tại Việt Nam, vĩ tuyến 17 được chọn làm nơi ngăn cách, là gidi tuyến quân sự tạm thời, hai bên đưa quân đội về hai vùng Hiệp định cũng qui định cả nước sẽ tiến hành tong tuyén cử tự do va thang 7-1956 Đất nước ta tạm thời bị chia cắt thành hai miền Bắc Nam

Ở miền Nam, Mỹ đã hất cẳng Pháp, xâm chiếm miền Nam Âm mưu cơ bản của

chúng là đè bẹp phong trào cách mạng của nhân dân ta, thôn tính miền Nam, biến miền Nam thành thuộc địa kiểu mới Trong thời kỳ đầu, mục tiêu của chúng là áp đặt chế độ thực dân mới ở miền Nam, tiêu diệt lực lượng cách mạng và gap rút chuẩn bị tấn công miền Bắc Những hành động của Mỹ thể hiện ở việc chúng xây dựng bộ máy neụy quyền Ngô Đình Diệm; việc xây dựng quân đội ngụy với lực lượng hơn nửa triệu (có 20 vạn quân chính qui); tuyên truyền, mạo danh là “Cách mạng quốc gia”, nêu chiêu bài “Đả thực”; ráo riết thực hiện quốc sách “Tế cộng diệt cộng”, lập “Ap chiến lược” tất cả đều nhằm mục đích bắt bớ, trả thù tất cả những người yêu nước cũ và đàn áp, đập tắt phong trào cách mạng miền Nam

Hoàn cảnh lúc này đặt trách nhiệm lịch sử lên vai Đảng cộng sản Việt Nam - là tìm

x

AR 66

ra giải pháp cho bài toán về “con đường giải phóng miền Nam và con đường quá độ lên

Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc”

2 Chủ trương, lãnh đạo của Đảng chống lại âm mưu và hành động của Mỹ - Ngụy Với tình hình diễn ra không có lợi cho việc tiếp tục tiến công, Đảng ta chủ trương duy trì phong trảo cách mạng, giữ gìn lực lượng cách mạng ở Miền Nam, đấu tranh thích hợp nhằm hạn chế tốn thất Hình thức đấu tranh bấy giờ là: đấu tranh quân sự chủ yếu, các cuộc đấu tranh chính trị, cuộc biểu tình, bãi công rộng lớn, huy động hàng triệu lượt người tham gia, đòi chúng phải thi hành việc ngừng bắn, tô chức Hiệp thương tổng tuyên

cử với miền Bắc, đòi thực hiện các quyền dân sinh, dân chủ, chống mọi hoạt động khủng

bố, đản áp người kháng chiến cũ Nhận định này của Đảng là rất sáng suốt, bởi trong thời

kỳ đầu, việc nghiêm chỉnh thực hiện điều kiện đã ký, ta sẽ có cơ sở hợp lý đòi Mỹ — Ngụy thí hành những điều khoản trong hiệp định Việc hợp thức hóa các hình thức đấu tranh vũ trang thành đấu tranh chính trị không những tranh thủ được sự đồng tình của

nhân dân cả nước và bạn bẻ quốc tế mà còn buộc chúng không dám vi phạm hiệp định

một cách trắng trợn như trước kia

Báo cáo của Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa II) diễn ra từ

15 đến 17-7-1954 tại Việt Bắc chỉ ra rằng: “Sau thắng lợi ở Điện Biên Phủ, thế ta ngày cảng mạnh, thế địch ngày cảng yếu, nhưng thế mạnh và thế yếu ấy là tương đối Đề quốc

Mỹ âm mưu kéo dải chiến tranh Đông Dương, phá hoại hiệp định Giơnevơ, tìm cách hất

Trang 4

căng Pháp để độc chiếm Việt Nam, Campuchia và Lào, biến ba nước ay thành thuộc địa của Mỹ” Do đó, báo cáo cũng nhận định: “Tranh lấy hòa bình không phải là chuyện dễ,

nó là cuộc dau tranh trường kỳ, gian khổ và phức tạp”

Vào cuối năm 1957, đầu năm 1958, kẻ thù bị thất bại trong chính sách thực dân mới

cô điện là thống trị mà không cần dùng đến chiến tranh Sự thất bại đó thê hiện ở việc Mỹ-Diệm chuyền sang chính sách phát xít hóa nhằm cứu vãn sự phá sản của kế hoạch Aixenhao Chúng tiến hành các cuộc càn quét, khủng bố đến điên cuồng, lê máy chém đi

khắp nơi trên miền Nam Đặc biệt là việc thí hành luật phát xít 10-59, loại hình tòa án

quân sự đặc biệt có thé dua thang người bi bắt ra xét xử và bắn tại chỗ

Trong tình hình nguy cấp nảy, Đảng ta nhận định rằng: chính sách phát xít của Mỹ-

Diệm đã gây nhiều khó khăn cho cách mạng miền Nam, nhưng cũng thế hiện thế yêu của

kẻ thủ, mâu thuẫn giữa Mỹ-Diệm với nhân dân miền Nam ngày càng bị khoét sâu Do đó

chủ trương mới của Đảng ta, mục tiêu trước mắt lả: Kiên trì phát động quần chúng nhân

dân đấu tranh chính trị, tiếp tục p1ữ gin lực lượng đi đôi với mục tiêu trước mắt là việc, củng cố, xây dựng các lực lượng vũ trang, chuẩn bị đối đầu với những thử thách mới Trước khí thế mạnh mẽ của phong trào giải phóng dân tộc, Đảng ta nhận định rằng: chúng ta không thê chờ đợi được nữa, phải có quyết định dứt khoát - đánh hay không

đánh? Tháng 1-1959, hội nghị lần thứ 15 BCH Trung ương Đảng (khóa II) đã thông qua

Nghị quyết về đường lỗi cách mạng miền Nam Nghị quyết này được đưa ra sau quãng thời gian đắn đo, suy nghĩ rất lâu dài của Bộ chính trị, vì nó là quyết định liên quan đến

cả một vận mệnh của một dân tộc, cần sự nhìn nhận chính xác về tình hình, về thời cuộc lúc bấy giờ Tư tưởng chỉ đạo cực kì quan trọng để chuyển cách mạng miền Nam sang bước chuyên biến mới có tính nhảy vọt được đề ra trong Nghị quyết mang tính lịch sử này là: “Nhân dân miền Nam phải dùng con đường bạo lực cách mạng đề tự giải phóng mình, ngoài ra, không còn con đường nào khác `

Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, cách mạng miễn Nam đã có sự nhảy vọt Các cuộc khởi nghĩa nhỏ lẻ ở từng địa phương đã phát triển thành cao trảo “Đồng Khoi” trong toan

vùng, từ Tây Nguyên đến miền Đông, Tây Nam Bộ và đồng bằng liên khu V Từ thắng lợi của cao trao, ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ra đời Đây là bước nhảy vọt có ý nghĩa lịch sử của cách mạng, miền Nam, đồng thời cũng là cột mốc đánh dấu sự thăng lợi đầu tiên của cách mạng và có ý nghĩa chiến lược đới với chính sách xâm lược thực dân mới của đề quốc Mỹ

H Giai đoạn 1961-1965: Đánh thắng chiến lược “chiến tranh đặc biệt ” của Mỹ

1 Hoàn cảnh lịch sử của thời ki

Thắng lợi của phong trào “Đồng Khởi” của nhân dân miền Nam đã đây chính quyền

ngụy Sài Gòn vào thời ki khủng hoảng triền miên, chiến lược chiến tranh đặc biệt của Aixenhao ở miền Nam VN bị phá sản hoàn toàn Phong trào giải phóng dân tộc trên thé giới đang cuồn cuộn dâng lên, làm sụp đồ từng mảng lớn của hệ thống thuộc địa cũ của chủ nghĩa thực dân

Trang 5

Tại Mỹ, Kennedy đã lên làm tổng thông, hắn đã để ra chiến lược “Phản ứng linh

hoạt” thay cho “trả đùa ồ ạt” với ba loại hình chiến tranh: chiến tranh đặc biệt, chiến tranh cục bộ và chiến tranh tong lực vũ khí hạt nhân

Trước hết, trong thời kì áp đặt chiến tranh đặc biệt ở miền Nam VN - loại hình chiến

tranh xâm lược kiểu mới, Mỹ dùng hai thủ đoạn chủ yếu: Tăng cường ngụy quân có bổ sung thêm phương tiện chiến tranh hiện đại của Mỹ Đây là điểm khác biệt với cuộc chiến trong thời kì 1954-1960 Ngoài ra, chúng đây mạnh việc lập “Ap chiến lược”, coi

đó là “quốc sách” để bình định phong trào cách mạng miền Nam (Với phương châm “tát nước bắt cá”, coi dân là nước, Đảng viên là cá, tát sạch nước sẽ bắt được cá)

Về triển khai, cuộc chiến dự định chia làm 3 bước:

- _ Bước l: Trong 18 tháng dồn toàn bộ 16.000 đân vào ấp chiến lược — Cơ bản bình

định miền Nam — Gây gián điệp ở miền Bắc

- - Bước 2: Khôi phục nền kinh tế miền Nam trong năm 1963 — Hoàn tắt việc tăng

cường lực lượng quân Ngụy - tiến hành gây rỗi, pha hoại miền Bắc

-_ Bước 3: Tập trung phát triển kinh tế miền Nam - tắn công miền Bắc

2 Sự lãnh đạo của Đảng chong lại các âm mưu và hành động của Mỹ -Ngựy

Đề đối phó với âm mưu và hành động của địch, Hội nghị BCT tháng 1-1961 và 2-

1962 đã phân tích và nhận định một cách khoa học, so sánh lực lượng p1ữa ta và địch ở miền Nam sau cao trào “ Đồng Khởi” Hội nphị chỉ ra rằng “chiến tranh đặc biệt” là một chiến lược thâm độc, nguy hiém, gay nhiều khó khăn cho cuộc chiến đầu của nhân dân ta Tuy nhiên, chiến lược này ra đời trong thế yếu của Mỹ, nó không những không phát huy tác dụng mà từng bước bị bẻ øãy trước cao trào nỗi dậy tiến công của lực lượng cách mạng BCT cũng chủ trương chuyền từ “khởi nghĩa sang chiến tranh cách mạng” Đây là

chủ trương cực kì quan trọng, đánh dấu thời kì đôi mới của cách mạng Từ các cuộc đầu

tranh chỉ đừng 6 mức khởi nghĩa nhỏ lẻ tại từng địa phương, nay đã chuyển sang đấu tranh trên cả một vùng rộng lớn, ở mọi nơi mọi lúc Hội nehị cũng đề ra chủ trương chỉ đạo chính xác là tiếp tục giữ vững tư tướng tiễn công chiến lược, thực hiện kế hoạch: ““2 chân, 3 mũi, 3 vùng” Tức là cách mạng miền Nam đứng vững trên hai chân — đấu tranh chính trị kết hợp với đâu tranh vũ trang: cuộc chiến của ta đánh địch bằng 3 mũi giáp công phối hợp: quân sự, chính trị, binh vận và nô ra trên cả 3 vùng chiến lược là: vùng núi, nông thôn, đồng bằng Ngày 15-2-1961 các lực lượng vũ trang cách mạng thống nhất

thành Quân Giải phóng miền Nam Việt Nam Đường Trường Sơn cũng được mở rộng,

tạo điều kiện cho việc chi viện cho chiến trường miền Nam đánh My Hon 80% ap chién lược bị ta phá bung, biến chúng thành những pháo đài chống Mỹ Trong khi đó ở đô thị, phong trào đấu tranh diễn ra mạnh mẽ, đây chế độ thống trị của Diệm nhanh chóng sụp

đô Kế hoạch Xtalay-Taylor hoàn toàn bị phá sản

Đầu năm 1964, tông thống mới Johnson của Mỹ, đã thông qua kế hoạch Macnamara,

nội dung chủ yêu của kế hoạch cũng không khác gì mấy so với kế hoạch Xtalay-Taylor nhưng có sự tăng cường về số lượng quân Ngụy, chỉ huy Mỹ và phương tiện chiến tranh Vẫn lập ấp chiến lược, vẫn ra sức bình định tập trung xung quanh Sai Gon, c6 gang 6n

Trang 6

định tình hình trong vòng hai năm 1964-1965 và dùng không quân tiến hành cuộc chiến

tranh phá hoại ở miền Bắc

Đại hội I tháng 11-1964 Mặt trận dân tộc Giải phóng miền Nam kêu gol quan và dân miền Nam “Dốc toàn lực thực hiện đến củng cuộc kháng chiến toàn diện và trường kì chống đế quốc Mỹ và tay sai bán nước” Thực hiện chủ trương của Đảng và lời kêu gọi của Mặt trận dân tộc Giải phóng, trong hai năm 1964-1965, sự nỗ lực vượt bậc đây mạnh

chiến tranh cách mạng của nhân dân miền Nam đã đem lại cho ta những thắng lợi liên

tiếp có ý nghĩa quyết định Chiến thắng Bình Giã (12-1964) mở đầu cho một loạt chiến thắng khác như An Lão (Bình Định 12-1964); Ba Gia (Quảng Ngãi 6-1965); Đồng Xoài

(Biên Hòa 6-1965) Đến giữa năm 1965, ba chỗ dựa vũng chắc của đề quốc Mỹ trong chiến lược chiến tranh đặc biệt nảy đều bị lung lay tận gốc: Ngụy quân tan rã, ngụy quyền khủng hoảng do các cuộc đảo chính liên tục ngay trong nội bộ địch sau thời kì anh

em Diệm-Nhu bị lật đô, ấp chiến lược bị phá tan (hơn 85%) Chiến lược chiến tranh đặc biệt của Mỹ đã được triển khai đến mức cao nhất đã hoàn toàn bị phá sản

HH Giai đoạn 1965-1968: Chuyển hướng xây dựng miền Bắc - Đánh thắng chiến lược “chiến tranh cục bộ” của Mỹ

Ry

1 Âm mưu và hành động của Mỹ tiễn hành “chiến tranh cục bộ” ở miễn Nam

Bị thất bại trong chiến lược chiến tranh đặc biệt, tong thống Mỹ Johnson đã chuyền sang hình thức “Chiến tranh cục bộ”, là một trong ba hình thức chiến tranh phủ hợp với

chiến lược toàn cầu “phản ứng linh hoạt”, là loại hình chiến tranh xâm lược thực dân mới

ở mức độ cao hơn chiến tranh đặc biệt Nhằm:

- - Tạo ra ưu thế nhanh chóng về thế và lực quân sự để đánh gãy xương sống của Việt cộng Chúng muốn giành lại thế chủ động trên chiến trường, đây lực lượng

vũ trang của ta về thế phòng ngự, buộc ta phân tán ra làm cho cách mạng tản lụi dần

- _ Chuyến tử phương châm “Tát nước bắt cá” sang “Tìm diệt” tức là không cần phải dồn “cá” vào một chỗ mà tìm được là diệt luôn Rõ ràng đó là một phương châm cực kỳ nguy hiểm cho cách mạng của chúng ta Bên cạnh đó, chúng cũng ra sức

mở rộng, củng cô vùng chiếm đóng, kết hợp các hoạt động càn quét với các hoạt động chính trị, xã hội lừa bịp, tung tiền, đồ của nhiều hơn nhằm “tranh thủ trái tim dân” với cách mạng Thực chất là gianh lại dân, bắt họ trở lại ách kìm kẹp Mỹ-Ngụy Với hai gọng kìm là “Tìm diệt” vả “Bình định”, Mỹ tín tưởng rang sé nhanh chóng vô hiệu hoa phong trào cách mạng của quân và dân miễn Nam Trong khi đó, Mỹ cũng ra sức mở rộng cuộc chiến tranh phá hoại ra miền Bắc với ý

đồ làm sập căn cứ quốc phòng, ngăn sự chi viện của nhân dân miền Bắc cho chiến trường miền Nam Đây cùng là một bộ phận của chiến lược chiến tranh cục bộ

2 Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng trước hành động của để quốc Mỹ

Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa III) lần thứ 11 và 12 nhận định rằng chiến tranh cục bộ của My-Neuy dé ra trong thé thua, thé that bai, thé di xuống: nó chứa đựng đây rẫy các mâu thuẫn khó có thể đứng vững Nói cách khác, vị thế của Mỹ đã yếu

Trang 7

thế đi nhiều Do vậy, tại Hội nghị lần thứ 11, Đảng ta đã quyết định: Chuyển toàn bộ hoạt động miễn Bắc từ thời bình sang thời chiến; tiếp tục sự nghiệp xây dựng XHCN trong điễu kiện có chiến tranh, quyết tâm đánh bại cuộc chiến tranh phá hoại của không quân và hải quân Mỹ; phát huy vai trò của hậu phương lớn đối với tiền tuyến miền Nam đồng thời làm tròn nghĩa vụ quốc tế đối với hai nước bạn Lào và Campuchia Ö hội nghị lần thứ 12, Đảng cũng đã kết luận, dù Mỹ đưa vào hàng vạn quân viễn chỉnh thì chúng cũng không thế dồn hết sức lực của mình vào chiến trường miền Nam Bởi lẽ đây là cuộc

chiến tranh phi nghĩa không thể tuyên bố chính thức trên toàn thê giới, chỉ dám lừa bịp

bằng con đường ngụy biện là bảo vệ cho Ngụy Do đó không huy động được sức mạnh của toàn dân Mỹ, nền kinh tế không chuyến sang thời chiến, nên nhu cầu chiến tranh không được đáp ứng đủ, dẫn đến khó khăn mọi mặt cho cuộc chiến ở miền Nam Trong khi đó, Mỹ vẫn phải dựa vào Ngụy trong cuộc chiến này, các hoạt động quân sự cũng vì thế mà mất di tính chủ động, tính bí mật và bất ngờ

Từ các nhận định trên, Hội nghị hạ quyết tâm chiến lược: Động viên lực lượng cả nước, kiên quyết đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược của để quốc Mỹ trong bất kì tình huống nào, cuộc kháng chiến chống Mỹ là nhiệm vụ thiêng liêng của cả dân tộc Phương châm chiến lược chung vấn là đánh lâu dài, dựa vào sức mình là chính Tuy nhiên, trong hoàn cảnh cụ thể lúc đó, Hội nghị cũng dự báo một khả năng khác: Trên cơ sở quán triệt vận dụng nội dung phương châm đánh lâu dài, cần phải cố gắng cao độ, tập trung lực lượng của cả hai miền để tranh thủ thời cơ, giành thăng lợi quyết định trong thời gian tương đối ngắn trên chiến trường miền Nam Cùng với việc đánh vào đòn tâm lý của Mỹ,

đó chính là điểm mẫu chốt của sự tài tình, khôn khéo của Đảng ta trong việc không để cho Mỹ chuyến sang giai đoạn tiếp theo của chiến lược “phản ứng linh hoạt” là chiến tranh tong lực hạt nhân

Dưới chủ trương rõ ràng, cụ thể của Hội nghị, một cao trào đánh Mỹ đã dây lên mạnh mẽ khắp chiến trường miền Nam Từ chiến thắng Núi Thành (Quảng Nam 5-1965) đến Vạn Tường (Quảng Ngãi 8-1965), đã làm tăng thêm niềm tin của quân và dân ta vào khả năng đánh và thắng Mỹ trong cuộc chiến nảy Sự tự tin đó thê hiện ở việc ta đã đập tan hai cuộc phản công chiến lược vào mùa khô liên tiếp (1965-1966; 1966-1967) cua

Mỹ Các mục tiêu “Tìm diệt” và “Bình định” của chiến lược bị phá sản hoàn toàn Tầm ảnh hưởng của phong trào cách mạng miền Nam đã vang dội trên khắp thế giới, cũng qua

đó chúng ta đã tranh thủ được sự ủng hộ của bẻ bạn thế ĐIỚI

Vào cuối năm 1967, cuộc chiến tranh cục bộ của Mỹ đã được đây lên đỉnh cao Số quân viễn chính Mỹ để vào chiến trường miền Nam đã lên tới con số 48 vạn, vượt quá dự kiến của chiến lược chiến tranh cục bộ, làm cho Mỹ bị vắt kiệt sức, khó có thê có khả năng đối phó với các cuộc nổi dậy khác trên thế giới Trong tình thế “tiến thoái lưỡng nan” này Johnson vẫn dự định leo thang mở cuộc tiến công trên bộ ở miền Bắc, nhằm cố tìm lấy một chiến thắng quân sự trên chiến trường miền Nam với hi vọng sẽ tái đắc cử vào chiếc phế Tổng thống trong kỳ tông tuyến cử vào đầu năm 1968 Sự nghiệp giải

phóng miền Nam và bảo vệ miền Bắc đòi hỏi nhân dân ta phải chặn đứng âm mưu leo

thang nguy hiểm đó của Mỹ Do đó Bộ chính trị của Đảng đã quyết định chuyên cuộc

Trang 8

chiến tranh miền Nam sang thời kì mới - thời kì giành thắng lợi quyết định Con đường dẫn đến thắng đó là “Tổng công kích - Tông khởi nghĩa” Quyết tâm của chiến lược trên được thế hiện ngay bằng cuộc tông tiễn công Mậu Thân đầu năm 1968, làm lung lay ý chí chiến thắng của Mỹ, khiến chúng dao động trên chiến trường miền Nam Chiến thắng này

đã buộc Mỹ phải ngồi vào bàn đàm phán với ta Bản thông báo của Johnson ngày 31-3-

1968 là sự thừa nhận thất bại của Mỹ trong chiến lược chiến tranh cục bộ của Mỹ ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc

IV Giai đoạn 1969-1975: Nhân dân ta từng bước làm phá sản chiến lược “Việt Nam hóa chiến tranh” — Hoàn thành sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đắt nước

1 Âm mưu và hành động của Mỹ

nO?

Sau that bai nang nề của chiến lược “chiến tranh cục bộ” ở miền Nam VN, nước Mỹ

lâm vào cuộc khủng hoảng nặng nề cả về tinh than và chính trị Tình hình đòi hỏi giai cấp

thống trị ở Mỹ phải điều chỉnh chiến lược để tiếp tục thực hiện âm mưu bá chủ thế ĐIỚI Năm 1969, Nickson lên làm Tổng thống thay Johnson, đưa ra cái gọi là “Học thuyết Nickson” nhằm áp dụng vào miền Nam VN, bao gồm ba nguyên tắc: Tập thể tham gia — Sức mạnh Mỹ — Sẵn sảng thương lượng Vận dụng Học thuyết Nickson, goi la chiến lược

VN hóa chiến tranh, phía Mỹ đã rút hết lính viễn chính Mỹ để lại cho Ngụy quyền Sài

Gòn tiếp quản toàn bộ miền Nam Việt Nam Cùng với hành động đó, Mỹ cũng đưa ra một loạt các biện pháp để cho Ngụy mạnh lên Hành động này của Mỹ thực chất là sự thay đối màu da trên xác chết Không có bất kỳ sự thương vong nảo từ phía Mỹ, chỉ có người Việt Nam đánh người Việt Nam Tuy nhiên bản thân chiến lược này của Mỹ nó vốn

đã chứa đựng nhiều mâu thuẫn, nên sự thất bại của Mỹ trong cuộc chiến lần này cùng đã được dự báo trước Mâu thuẫn ở đây trước hết là giữa Mỹ và quân đội Ngụy: Mỹ muốn rút quân càng nhanh cảng tốt, nhưng nếu thế chính quyền Ngụy vốn non yếu nay càng như ngọn đèn dầu trước gió, sẽ sập bất cứ lúc nào; nhưng nêu như Mỹ không rút quân nhanh thì vấp phải sự phản đối của nhân dân Mỹ, họ không hề muốn người thân của mình

ở lại lâu trên chiến trường Đó chính là mâu thuẫn thứ hai Thứ ba, bản thân nội bộ nước

Mỹ vốn có nhiều Đảng phái khác nhau, có Đảng ủng hộ cuộc chiến nhưng cũng có không

ít người phản đối Nói tóm lại là có rất nhiều mâu thuẫn mà Mỹ khó có thể khắc phục

được - đó chính là chỗ yếu của Mỹ mà Đảng ta cần khai thác

2 Chủ trương, sự lãnh đạo của Đảng làm phá sản chiến lược “VN hóa chiến tranh”

— Hiệp định Paris năm 1973

Đề củng cố tính thần quyết tâm chống Mỹ cứu nước của quân và dân ta, trong thư chúc mừng năm mới đầu năm 1969, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kêu gọi “Vì độc lập, vì tự

do, đánh cho Mỹ cút, đánh cho Ngụy nhào” Rút kinh nghiệm từ cuộc tông tiến công Mậu Thân năm 1968, lại nhận được sự chi viện mạnh mẽ và kip thời từ đồng bào miền Bắc, quân và dân miền Nam anh dũng đồng loạt mở các hai cuộc tiến công mùa Xuân và Hè

1969, điệt hàng vạn tên địch, hỗ trợ nhân dân nhiều nơi nồi dậy giành chính quyền Trên

đà thắng lợi đó, tháng 6-1969, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam VN ra

Trang 9

doi, cing cố mạnh mẽ phong trào cách mạng, nâng cao vị trí trên trường quốc tế của

Cộng hòa miễn Nam VN

Tuy nhiên, sau các đợt hoạt động Xuân và Hè 1969, lực lượng ta bị hao mòn chưa kịp củng có thì phía địch lại lợi dụng mùa mưa phản kích quyết liệt tại các vùng nông

thôn, các căn cứ ở miền núi Đồng thời đã xuất hiện tư tưởng hữu khuynh, tiêu cực trong một số cán bộ, Đảng viên Khiến cho trong thời kì nảy chúng ta gặp rất nhiều khó khăn

Vùng chiếm đóng của địch được mở rộng Hội nghị lần thứ 18, Ban chấp hành Trung

ương Đảng khóa III tháng 1-1970 đã đánh giá, tông kết các thắng lợi, các bải học kinh

nghiệm, các ưu, khuyết điểm của hai năm 1968-1969 Hội nghị này đánh dấu sự chuyền hướng quan trọng về chỉ đạo chiến lược: tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ở các thành thị, đây mạnh đấu tranh quân sự và nối dậy quần chúng ở nông thôn, mở rộng vùng giải phóng

Nhờ Nghị quyết sáng suốt của Đảng, đã tạo ra sự nhất trí, tin tưởng và quyết tâm mới trong toàn quân, toàn dân chúng ta không những đã giúp hai nước anh em Lào và

Campuchia đánh tan hai chiến lược “Lào hóa chiến tranh” và “Campuchia hóa chiến

tranh” do Mỹ thực hiện, tăng cường tình đoàn kết gắn bó giữa các dân tộc, mà còn mở

cuộc tông tiến công và nỗi dậy với qui mô lớn chưa từng có ở Đông Dương Cuộc tiến

công chiến lược năm 1972 nỗ ra nhằm giành thắng lợi quyết định, buộc đế quốc Mỹ phải cham dứt chiến tranh bằng thương lượng trên thế thua, đồng thời cũng là sự chuẩn bị sẵn sàng cho trường hợp chiến tranh kéo dài Cùng với thắng lợi của trận Điện Biên Phủ trên không vang dội của quân dân miền Bắc, cuộc tông tiến công năm 1972 đã làm chuyển biến cơ bản cục diện chiến tranh Buộc Mỹ phải thừa nhận chủ quyền và toàn vẹn lãnh

thổ VN

3 Cuộc tổng tiễn công và nồi dậy mùa Xuân năm 1975 giải phóng miễn Nam Sau hiệp định Paris ngày 27-1-1973 được kí kết, tình hình so sánh lực lượng ở miền Nam thay đổi một cách mau lẹ có lợi cho cách mạng Tuy nhiên, dù bị thất bại nặng nề, buộc phải ký kết hiệp định về “Chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở VN” song với bản chất ngoan cố, đế quốc Mỹ không hè từ bỏ đã tâm kéo dài cuộc chiến để áp đặt chủ nehĩa thực dân mới và chia cắt lâu dại nước ta Ngay sau khi quân đội Mỹ và các nước chư hầu rút hết khỏi miền Nam VN, chúng đã ngay lập tức viện trợ 6 at cho quân đội Neguy nham tang hắn về số lượng và trang thiết bị Mỹ Đây là cuộc chiến xâm lược của

Mỹ mà không có lính Mỹ Chúng nhanh chóng mở các cuộc trả đũa, chiếm lại các vùng

giải phóng mới và một số vùng giải phóng cũ Rõ ràng chúng đã không hè thi hành bắt cứ

điều khoản nảo của hiệp định Paris

Nhu câu bức thiết của lịch sử đòi hói Đảng ta phải đánh giá đúng tình thế cách mạng, vạch ra phương hướng và nhiệm vụ trước mắt để đưa cách mạng tiến lên Đảng nhận định

rằng Mỹ-Ngụy hiện tại là thế đang mạnh nhưng thế mạnh đó chỉ là nhất thời bề ngoài

Chỗ yếu căn bản của Ngụy là mất chỗ dựa vào quân Mỹ Sau khi Mỹ rút đi, Ngụy quyền Sài Gòn chỉ còn là cái vỏ bọc Ngụy đã vậy, Mỹ cũng không hơn gì Sau 8 năm sa lầy vào chiến tranh, tổn thất cực kỳ tốn kém, lại gap hai cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới liên tiếp 1969-1971; 1973-1974 làm cho nước Mỹ ngập chìm trong khó khăn Nguồn viện trợ

Trang 10

duy nhất càng ngày bị cắt giảm Đảo chính diễn ra liên miên làm cho Ngụy quyền lâm vào tỉnh thế cực kỳ bi đát Bãi công, quân lính đảo ngũ, phong trào đấu tranh ở các đô thị miền Nam ngay càng lên nhanh

Hội nghị Bộ Chính Trị (30-9 đến 7-10-1974) và Hội nghị Bộ Chính Trị mở rộng (18-

12 đến 8-1-1975) nhận định: “Chưa bao giờ ta có điều kiện đầy đủ về quân sự, chính trị,

có thời cơ chiến lược to lớn như hiện nay để hoàn thành cách mạng dân tộc dân chủ ở miền Nam, tiến tới hòa bình thông nhất đất nước” Từ nhận thức đó, kế hoạch hai năm được đề ra: Năm 1975 tranh thủ bất ngờ tấn công lớn và rộng, khắp, tạo điều kiện đề năm

1976 tiến hành tông công kích, tông khới nghĩa giải phóng hoàn toản miền Nam Bộ chính trị cũng dự kiến: nếu trong năm 1975 ta có đủ thời cơ đề tổng khởi nghĩa thì chúng

ta sẽ thực hiện luôn cuộc tiễn công

Thực hiện chủ trương trên, ta tập trung chủ lực mạnh với binh khí hiện đại ngày 10-

3 quân và dân ta tiến công thị xã Buôn Ma Thuột, tiến lên giải phóng Tây Nguyên ngày 26-3 giải phóng Huế - Da Nẵng Quân Ngụy đứng trước nguy cơ sụp đô hoàn toàn, còn quân Mỹ thì tỏ ra bất lực, dù chúng có can thiệp thế nào cũng không thể cứu nguy cho quân Ngụy được

Ngày 31-3-1975, Bộ chính trị có nhận định hết sức quan trọng: “Từ giờ phút này, trận quyết đấu cuối cùng của quân và dân ta đã bắt đầu nhằm hoàn thành cách mạng dân

tộc dân chủ ở miền Nam và thống nhất đất nước” Đồng thời cũng hạ quyết tâm giải

phóng Sài Gòn trước mùa mưa tháng 5-1975 ngày 14-5, Đảng ta quyết định lấy tên chiến

dịch tống tiến công vả nổi dậy giải phóng Sài Gòn là chiến dích Hồ Chí Minh, là ngảy

mở đầu cho hàng loạt chiến thắng tiếp theo Giờ phút lịch sử đến vào lúc 11h30 ngày 30- 4-1975, giờ phút lá cờ cách mạng tung bay trên nóc phủ Tổng thống chính quyền Sài Gòn, báo hiệu sự toàn thắng của chiến dịch Thừa thắng, quân và dân ta xông lên giải phóng các tỉnh còn lại của Nam Bộ Đến hết ngày 2-5-1975, tất cả các tỉnh Nam Bộ và miền Nam nước ta đã hoàn toàn được giải phóng Đất nước ta từ nay đã hoàn toàn được

tự do, nhân dân ta không còn phải chịu bất kỳ ách áp bức bóc lột nào nữa Họ đã được sống và làm việc trong khung cảnh hòa bình mà không một ai có thể cướp đi nữa sự nghiệp giải phóng, thông nhất nước nhà đã hoàn thành một cách vẻ vang Đây là chiến thắng không chỉ có ý nghĩa với bản thân nước ta mà nó còn có ý nghĩa thời đại, mang tầm

cỡ thế giới

1

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:49