1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lịch sử văn minh thế giới Đề tài kiến trúc la mã

16 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Kiến Trúc La Mã
Tác giả Đặng Thị Thùy Dương, Bùi Thị Ngọc Huyền, Trần Nhi Hoàng, Phan Thị Như Hiếu, Nguyễn Lệ Quyên, Nguyễn Thúy Hiền, Đinh Thị Hà, Võ Thị Tú Trinh, Ngô Bùi Thu Hà, Đỗ Thị Bích Hiền, Lê Phạm Như Hiền
Trường học Đại học Đà Nẵng
Chuyên ngành Lịch sử
Thể loại đề tài
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 16
Dung lượng 4,1 MB

Nội dung

Nội dungChương I: Một số nét chính liên quan đến sự ra đời nền văn minh Hy Lạp, La Mã: 1.1.Hy Lạp Vùng đất của Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, gồm : miền Nam bán đ

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA LỊCH SỬ

*******

HỌC PHẦN: LỊCH SỬ VĂN MINH THẾ GIỚI

Đề tài : Kiến trúc La Mã

Đà Nẵng, tháng 5, năm 2022

Trang 2

Thành viên nhóm 7:

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I MỘT SỐ NÉT CHÍNH LIÊN QUAN ĐẾN SỰ RA ĐỜI CỦA VĂN MINH HY LẠP-LA MÃ 5

1.1 Hy Lạp 5

1.2 La Mã 5

CHƯƠNG II.MỘT SỐ CÔNG TRÌNH TIÊU BIỂU CỦA LA MÃ CỔ ĐẠI 6

2.1 Đấu trường Colosseum 6

2.2 Đền Pantheon 7

2.3 Khải Hoàn Môn Constatinus 9

2.4 Cột Trajan 10

2.5 Cầu Pon du Gard 12

CHƯƠNG III.ĐẶC ĐIỂM KIẾN TRÚC LA MÃ CỔ ĐẠI 13

CHƯƠNG IV.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA KIẾN TRÚC LA MÃ-HY LẠP 14 CHƯƠNG V.ĐÁNH GIÁ 14

KẾT LUẬN 15

TÀI LIỆU THAM KHẢO 16

Trang 4

Lời mở đầu

Lịch sử luôn là một sự bí ẩn với loài người, nó luôn chứa những điều ta không biết hoặc biết nhưng chưa biết Chúng ta đều biết về bán đảo Ý-một dải đất dài và hẹp, một chiết hia xinh đẹp duỗi thẳng xuống Địa Trung Hải với diện tích lớn gấp năm lần bán đảo Hy Lạp, đó chính là nơi phát sinh quốc gia La Mã cổ đại Kiến trúc La Mã cùng với kiến trúc

Hy Lạp đã tạo nên những “cái chuẩn” mà đời sau còn tiếp tục sử dụng lâu dài “Kiến trúc La Mã cổ đại” đây là một đề tài hay, đã đem lại cho nhóm chúng em thêm một kiến

thức hiểu biết song vẫn còn hạn chế, nhóm em xin lắng nghe những lời nhận xét đánh giá

từ cô và cả lớp

Trang 5

Nội dung

Chương I: Một số nét chính liên quan đến sự ra đời nền văn minh Hy Lạp, La Mã:

1.1.Hy Lạp

Vùng đất của Hy Lạp cổ đại lớn hơn nước Hy Lạp ngày nay rất nhiều, gồm : miền Nam bán đảo Bancăng (Balkans), các đảo trên biển Êgiê (Aegean) và phía tây Tiểu Á Trung tâm của Hy Lạp cổ đại nằm ở phía nam bán đảo Bancăng

Đất đai không phì nhiêu, không thuận lợi trồng cây lương thực, địa hình bị chia cắt thành nhiều vùng đồng bằng nhỏ hẹp Bù lại, Hy Lạp có nhiều vũng, vịnh, thuận lợi cho việc lập những hải cảng Có nhiều khoáng sản lại tương đối dễ khai thác như đồng, vàng, bạc…Chính vì vậy, kinh tế Hy Lạp cổ đại chú trọng phát triển về công, thương nghiệp hơn nông nghiệp, nhất là buôn bán đường biển

Dân cư Hy Lạp cổ đại gồm nhiều tộc người như người Êôliêng (Eolien), Akêăng (Acheen), Đôriêng (Dorien)…Tới thế kỉ VIII-VII (TCN) các tộc người đó đều tự gọi tên chung là Helen (Hellenes) và đất nước mình là Hella (Hella) tức Hy Lạp

Lịch sử Hy Lạp chia làm những thời kì sau:

Thời kì Homer (TK XI-IX TCN)

Thời kì thành bang (TK VIII-IV TCN)

Thời kì Hy Lạp hóa (năm 337- 30 TCN)

1.2.La Mã

La Mã (Rôma) là tên một quốc gia cổ đại, phát nguyên từ bán đảo Ý, một bán đảo dài và hẹp ở Nam Âu, hình chiếc ủng vươn ra Địa Trung Hải, diện tích khoảng 300.000 km2

 Phía Bắc có dãy Anpơ ngăn cách Ý với châu Âu

 Phía Nam có đảo Xixin

 Phía Tây có đảo Coocxơ và đảo Xacdennhơ

Là vùng có nhiều đồng bằng màu mỡ và đồng cỏ thuận lợi cho chăn nuôi gia súc Ý còn nhiều kim loại như đồng, chì, sắt để chế tạo công cụ sản xuất, vũ khí Bờ biển phía Đông không thuận tiện cho tàu bè đi lại nhưng phía Nam có nhiều vịnh và cảng tốt Bán đảo Ý lớn gấp 5 lần bán đảo Hy Lạp Sau khi làm chủ bán đảo Ý, La Mã còn xâm chiếm

Trang 6

các vùng bên ngoài, lập thành một đế quốc rộng lớn bao gồm đất đai của 3 châu: Âu, Á, Phi, bao quanh Địa Trung Hải Cư dân chủ yếu và có mặt sớm nhất ở bán đảo Ý gọi là người Ý (Italoes) Trong đó bộ phận sống ở vùng Latium gọi là người Latinh đã dựng lên thành La Mã trên sông Tibrơ, từ đó họ được gọi là người La Mã Ngoài ra còn có người Gôloa, người Etơruxcơ ở miền Bắc và miền Trung, còn người Hy Lạp thì ở các thành phố ven biển phía Nam và đảo Xixin

Lịch sử La Mã cổ đại chia làm những thời kì sau:

 Thời kì cổ đại Estrucque ( TK 8- TK 4 TCN)

 Thời kì Cộng hòa La Mã (TK 3-TK 1 TCN)

 Thời kì đế quốc La Mã (TK 1 TCN- năm 476)

Chương II : Một số công trình tiêu biểu của La Mã:

2.1.Đấu trường Colosseum

Đấu trường Colosseum là một trong những đấu trường lớn nhất và là biểu tượng của La Mã cổ đại Theo tiếng Ý, “Colosseum” có nghĩa là khổng lồ Được khởi công xây dựng vào năm 72 sau Công

nguyên thời Hoàng đế VespasienTitus (năm 80

sau Công nguyên), là một công trình vật chất nhưng

phản ánh đầy đủ đời sống tinh thần của người La Mã

cổ đại

Có dạng hình E-lip với chu vi 527m, chia làm bốn phần, 2 trục dài (188m) và 2 trục ngắn (156m) tương đương với một tòa nhà 12-15 tầng với sức chứa 50.000 người trong đó có 45.000 chỗ ngồi và 500 chỗ đứng, trên dưới 80 lối ra vào

Đấu trường có kết cấu hệ thống toàn diện, hệ tường cột chạy vòng quanh mặt đứng công trình tạo nên 80 vòm cuốn đá cùng hệ thống tường ngang hình rẻ quạt 80 bức cả thảy đỡ toàn bộ khán đài và các sàn tầng của công trình Tường bên ngoai chu vi 545m và cần phải dùng 100.000m đá Travertine được giữ với nhau bằng 30 tấn vòng kẹp sắt.3

Ngày nay, đấu trường Colosseum không còn nguyên vẹn, lớp nền đá biến mất để lộ ra các mê cung, hành lang xà lim và lối đi bên dưới Nếu nhìn từ phía ngoài đấu trường là sự kết hợp các thể thức kiến trúc của Hy Lạp:

 Tầng 1 là thể thức Doric

 Tầng 2 là một cột theo kiểu Ionic

Trang 7

 Tầng 3 là kiểu thức Corinthian

 Tầng 4 sử dụng mảng đặc là chính

Phía dưới sàn gỗ đấu trường là một hệ thống phòng ốc và lối đi phức tạp dành cho các loài dã thú, trang thiết bị phục vụ cho các màn trình diễn đẫm máu

Việc sử dụng tài tình các mái vòm cuốn, hành lang, các bậc lên xuống dẫn đến chỗ ngồi Một tấm vải bạt khổng lồ che nắng, mưa được căng

ra bên trên và trong các buổi trinh diễn đêm, một đèn chum bằng sắt khổng lồ treo lơ lửng bên trên đấu trường Qua nhiều thế kỉ, nó đã bị

hư hỏng do thiên nhiên tác động Bên trong đấu trường, giữa sân là một bãi nổi cao rộng như sân bóng dùng làm nơi thi đấu, dưới các bậc ngồi là hầm giam nô lệ Nơi đây diễn ra những cuộc thi đấu đâm chêm đẫm máu giữa các nô lệ và thú dữ với nhau để mua vui cho hoang đế, quý tộc, chủ nô, thị dân

La Mã

Cho đến khi đế chế La Mã sụp đổ vào năm 476, đấu trường bị bỏ hoang Dưới thời Giáo hoàng Benoit (1740-1788) nơi đây được dùng làm lễ phong thánh

2.2.Đền Pantheon

Đền Pantheon ban đầu được xây dựng vào khoảng năm

27 trước Công nguyên bởi Marcus Agrippa (con rể

của hoàng đế Augustus) Nó đã bị hư hỏng nặng nề sau

hai trận hỏa hoạn vào năm 80 và năm 110 Vào năm 118

- 124, dưới triều đại vua Publius Aelius Hadrianus,

Pantheon được xây dựng lại hoàn toàn với thiết kế tồn

tại cho đến ngày nay

Năm 330, thủ đô của đế chế La Mã được hoàng đế

Constantine chuyển từ Rome đến Byzantium (ngày nay

Trang 8

là Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ) Pantheon gần như bị bỏ hoang và không được trùng tu trong một thời gian dài Tới năm 609, hoàng đế Byzantine Phocas đã cho phép Giáo hoàng Boniface IV chuyển đổi đền Pantheon thành nhà thờ Thiên chúa giáo với tên gọi Basilica

di Santa Maria ad Martyres (Thánh Mary và các thánh tử đạo) Việc chuyển đổi này đóng một vai trò quan trọng trong sự tồn tại của Pantheon vì giáo hoàng có đủ nguồn lực và tài chính để tu bổ duy trì ngôi đền

Pantheon là một ngôi đền dành cho các vị thần La Mã, tên của nó có nguồn gốc từ tiếng

Hy Lạp, "Pan" có nghĩa là “tất cả”, và "theon" có nghĩa là “các vị thần” Mái vòm của công trình tượng trưng cho vòm trời, nơi các vị thần ngự trị theo tín ngưỡng của người La

Mã Tính đến nay, Pantheon đã gần 2.000 năm tuổi và là một trong những di tích được bảo tồn tốt nhất ở Rome, bằng chứng của quyền lực mạnh mẽ, sự giàu có của đế chế La Mã

Được coi là kiệt tác kiến trúc bởi mái vòm của ngôi đền từ việc chọn vật liệu, sắp xếp, xây dựng đều cho thấy những tính toán cực kỳ chính xác Mái vòm được làm hoàn toàn bằng bê tông không có cốt thép với đường kính 43,3m

Trong suốt 13 thế kỷ, đây là mái vòm lớn nhất thế giới,

cho đến khi mái vòm nhà thờ Santa Maria del Fiore ở

Florence của kiến trúc sư Brunelleschi được hoàn thành

thì nó mới bị mất ngôi vị quán quân Bán kính của mái vòm đúng bằng độ cao của bức tường nên nếu lộn ngược mái vòm xuống nó sẽ vừa tiếp giáp mặt đất Để chịu tải được mái vòm khổng lồ đó, tường đền hình trụ phải dày đến 6,2m Điều đặc biệt hơn là Pantheon không hề có cửa

sổ, chỉ có duy nhất một “con mắt” được gọi là Oculus

hình tròn có đường kính 8,3m ở chính giữa mái vòm để ánh sáng, không khí lọt vào và phân bổ khắp không gian sảnh

Tuy có một lỗ hỏng lớn ở trên trần, nếu mưa nhỏ thì không có hạt mưa nào rơi vào bên trong đền Pantheon

Lý do là cấu trúc mái vòm nên luôn có một luồng khí nóng từ dưới bốc lên, thêm sức nóng từ các ngọn nến được thắp sáng bên trong đền đã khiến các giọt mưa bốc hơi ngay lập tức mà không kịp rơi xuống Nếu trời mưa to thì nước sẽ lọt qua lỗ hỏng chảy dọc theo mái vòm xuống đất,

đó là lý do tại sao trên nền nhà của Pantheon lại có một loạt lỗ thoát nước

Mặt tiền của Pantheon tương tự những ngôi đền phong cách Hy Lạp với ba hàng cột trụ theo dạng thức Corinthian bằng đá Mỗi cột nặng khoảng 60 tấn, cao 11,8m, đường kính 1,5m được mang về từ Ai Cập Dòng chữ chạm khắc trên mặt tiền của đền:

“M:AGRIPPA.L.F.COS.TERTIUM.FECIT” có nghĩa: “Marcus Agrippa con trai của

Lucius đã xây ngôi đền này vào lần thứ ba ông chấp chính”

2.3.Khải Hoàn Môn Constatinus

Trang 9

Khải hoàn môn Constantinus (tiếng

Latinh: Arcus Constantini, tiếng Ý: Arco di Costantino) là Cổng

chào chiến thắng tại Roma, nằm giữa Đấu trường La Mã và đồi Palatine Cổng được lập nên bởi Viện Nguyên lão La Mã để kỷ

niệm chiến thắng của Hoàng đế

La Mã Constantinus

I trước Maxentius trong trận chiến

trên cầu Milvius (312 CN) Cổng được khánh thành năm 315 CN và

là Khải Hoàn Môn lớn nhất Roma hiện tại Cổng án ngữ con

đường Via triumphalis, nơi lễ khải hoàn diễn ra khi các vị Hoàng đế La Mã tiến vào trung

tâm thành Roma qua con đường này

Vì là một công trình mừng chiến thắng nên bề mặt Khải Hoàn Môn được trang hoàng bằng rất nhiều phù điêu minh họa cho chiến thắng của hoàng đế Constantine I ở trên cổng phụ, đó là:

 Cảnh hình ảnh Constantine Đại đế đang săn một con sư tử và một con lợn lòi

 Cảnh hoàng đế đang thực hiện nghi thức cúng tế cho các vị thần Hercules và Apollo

 Hình ảnh của cuộc vây hãm Verona

 Cảnh hoàng đế đang ban phát tiền bạc cho dân chúng

Mặc dù được xây dựng dành riêng cho Constantinus, nhưng phần lớn Khải hoàn môn lại

là sự chắp vá từ các vật liệu trang trí của các công trình kiến trúc xây dựng dưới thời các hoàng đế Traianus (98-117), Hadrianus (117-138) và Marcus Aurelius (161-180) trước

đó Cổng sử dụng kiểu kiến trúc spolia, tái sử dụng

nhiều mảnh phù điêu từ các tượng đài chiến thắng vào

thế kỷ thứ 2

Khải hoàn môn Constantinus có chiều cao 21 m, chiều

rộng 25.9 m và chiều sâu là 7.4 m, gồm 3 cổng: cổng

chính giữa cao 11.5 m, rộng 6.5 m và hai cổng phụ,

mỗi cổng cao 7.4 m và rộng 3.4 m Phía trên các cổng

là tầng áp mái kiểu Attic, vật liệu là gạch được trát vữa

và đá cẩm thạch Một cầu thang được thiết kế đi vào từ

một cửa hướng về phía tây đối diện với đồi Palatine,

Trang 10

tại một số độ cao nhất định Phần chính giữa của khải hoàn môn là các cột theo thức Corinth và tầng áp mái với dòng chữ tôn vinh hoàng đế ở phía trên, theo khuôn mẫu của Khải hoàn môn Septimius Severus tọa lạc tại Forum La Mã

2.4.Cột Trajan

Cột được dựng lên để tôn vinh hoàng đế Dacian

vĩ đại - Mark Ulpius Trajan Ông được biết đến

với những cuộc chinh phạt, sau đó Đế chế La Mã

chỉ phát triển về quy mô và củng cố quyền lực của

mình

Sau cuộc chinh phục Dacia, Trajan được tuyên bố

bởi hoàng đế Dacian Và sau sự kiện này, một cột

tưởng niệm đã xuất hiện tại diễn đàn La Mã lớn

nhất, ở chính trung tâm của Apollodorus của

Damascus đã trở thành kiến trúc sư mà chúng ta

mang ơn đài tưởng niệm này, nó vẫn ở nguyên vị

trí của nó trong gần hai thiên niên kỷ

Kiến trúc: Cột được làm bằng vật liệu quý - đá

cẩm thạch carrara Nó có thể được chia theo điều

kiện thành ba phần:

 Thủ đô - phần trên

 Cột chính nó

 Bệ - chân cột

Cột Traiano có chiều cao phần trang trí là 30m trên tổng chiều cao 38m của cây cột, với

20 phiến đá marble Carrara có đường kính 4m và nặng đến 40 tấn Tổng chiều dài trang trí bên ngoài là 190m chia làm 23 mảnh nhỏ Bên trong cột tượng có 185 bậc cầu thang xoắn ốc đưa khách tham quan lên đỉnh cột Theo mô tả trên những đồng xu cổ, biểu tượng đứng trên đỉnh cột là một con chim, có thể là đại bàng nhưng sau này đã bị thay bằng tượng của Trajan Bức tượng được làm vào thời Trung cổ cho đến năm 1588, Giáo hoàng Sithus V đã yêu cầu đặt tượng của thành Peter lên đỉnh cột, ruy băng phù điêu quấn quanh cột 23 lần và thể hiện cho người nhìn những cảnh sử thi của hiện thực trong quá khứ Đây là một mô tả về Chiến tranh Dacian và Hoàng đế Trajan Tổng số các số liệu trên cột có thể được đếm hơn hai nghìn rưỡi

Trang 11

Trên bệ của cột có khắc một dòng chữ chứng tỏ tượng đài bằng đá cẩm thạch này được dựng lên từ ai

và cho ai Và đây là chính văn bản:

“Thượng viện và người dân La Mã

đã dựng cột này cho Hoàng đế Caesar Nerve Trajan Augustus, con trai của thần Nerva, người Germanic, Dacian, Đại giáo chủ, được ban tặng cho sức mạnh của tòa án nhân dân lần thứ 17, Hoàng

đế lần thứ 6, lần thứ 6, lần thứ 6,

Tổ quốc ghi công, để có thể thấy ngọn đồi đã được đào xuống cao như thế nào để mở đường cho việc xây dựng những công trình ý nghĩa này”

Trajan's Column là một trong những lời nhắc nhở về sức mạnh của Đế chế La Mã và sự uy nghiêm của các vị hoàng đế của nó

Để thực hiện dự án, kiến trúc sư đã phải phá bỏ một phần sườn của hai ngọn đồi Quirinal và Capitoline Ban đầu, cột được gắn vương miện với hình điêu khắc của một con đại bàng (biểu tượng của sự thành công trong quân sự), sau khi Trajan qua đời, nó được thay thế bằng tượng của hoàng đế, sau đó được thay thế bằng tượng của Sứ đồ Peter, tô điểm phần trên cấu trúc cho đến ngày nay

Ngoài việc thay thế các hình ảnh điêu khắc vương miện của những người khác những thay đổi đáng kể trong suốt lịch sử hàng thế kỷ của nó, tòa nhà đã không trải qua Dưới thời trị vì của Trajan, có lệnh cấm chôn cất trong thành phố Nhưng sau cái chết của hoàng đế, một ngoại lệ đã được thực hiện cho ông, tro của ông nằm ở chân cột, vì vậy

nó là một loại bia mộ

Trang 12

2.5.Cầu Pont du Gard:

Pont du Gard là cầu dẫn nước cổ đại gồm 3 tầng khung vòng cung hoàn toàn bằng đá, được xây dựng mang kiểu dáng hình học rất đẹp Cầu có chiều dài 275 m và cao 49 m Cầu dẫn nước được tu sửa rất nhiều lần trong suốt thời gian 2.000 năm qua nhằm bảo vệ an toàn cho nó Vào thế kỷ XIX, cầu được trùng tu với quy mô lớn Trên tầng thứ nhất của khung vòng cung được sử dụng làm đường lưu thông thuận tiện bắc qua sông Gard Tầng trên cùng được sử dụng giống như rãnh dẫn nước hiệu quả của thời La Mã Cầu có thể cung cấp một lượng nước khổng lồ với khoảng 20.000 m3/ngày Toàn bộ máng dẫn nước của Pont du Gard được thiết kế theo một độ dốc thoai thoải giữa 2 vách tường thấp giúp việc vận chuyển nước một cách dễ dàng

Pont du Gard có vai trò dẫn nước từ Vzes ở phía Bắc đến thành phố Nimes ở phía Nam nước Pháp Tại Vzes có một dòng suối bắt nguồn từ vùng núi cao, đây chính là nguồn cung cấp nước dồi dào cho thành phố Nimes lúc bấy giờ Vào thời đó, thành phố Nemausus, tên gọi khác của Nimes là thành phố đặt dưới sự cai quản của người La Mã Sự gia tăng dân số của thành phố khiến nguồn nước phục vụ cho các công trình dân sự và công cộng như vòi phun

nước bị thiếu hụt trầm trọng, do đó việc dẫn nước từ Vzes đến

Nimes là rất cần thiết Tuy nhiên, người ta đã không thể xây

dựng hệ thống dẫn nước theo đường thẳng từ Vzes đến Nimes

vì gặp trở ngại bởi địa lý Do đó, một đường vòng dài 50 km

dùng để dẫn nước đã được xây dựng

Kiến trúc phần vòng cung của cầu được chống đỡ bằng khung

sườn hình bán nguyệt Thêm vào đó, mỗi vòng cung trên từng

tầng được thiết kế cùng kích cỡ, các tảng đá cũng được gọt

giũa theo một khối thống nhất có cùng trọng lượng Toàn bộ

công trình kiến trúc này được xây dựng từ một nguyên liệu duy

nhất là đá Để hoàn thành cây cầu này, người La Mã đã phải

huy động tới 1.000 nhân công, lao động trong 3 năm Điều đặc

biệt là cây cầu được xây từ những tảng đá lớn có trọng lượng

tới 6 tấn mỗi tảng, được cắt xẻ rất khéo Giữa những lớp đá

này, hoàn toàn không có chất kết dính nào

Ngày đăng: 11/12/2024, 10:18

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w