1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo nghiên cứu khoa học Đề tài một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5 6 tuổi theo quan Điển montessori

66 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Biện Pháp Giáo Dục Kỹ Năng Tự Phục Vụ Cho Trẻ 5-6 Tuổi Theo Quan Điển Montessori
Tác giả Nguyễn Ngọc Khánh, Nguyễn Thị Hồng Nhi, Bùi Phan Phương Linh, Kiều Thị Thanh Nhàn, Tô Kim Chi
Người hướng dẫn T.S Nguyễn Thị Thúy Hạnh
Trường học Trường Đại Học Thủ Đô Hà Nội
Chuyên ngành Sư Phạm
Thể loại Báo cáo nghiên cứu khoa học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 66
Dung lượng 277,49 KB

Nội dung

Do đó, ngoài việc truyền đạt kiến thức, giáo viên vàphụ huynh cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Những kỹ năng cơ bản như kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ ĐÔ HÀ NỘI

KHOA SƯ PHẠM

BÁO CÁO NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO

TRẺ 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂN MONTESSORI.

Giảng viên hướng dẫn : T.S Nguyễn Thị Thúy Hạnh

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Ngọc Khánh Nguyễn Thị Hồng Nhi Bùi Phan Phương Linh Kiều Thị Thanh Nhàn

Tô Kim Chi Lớp : GDMN D2023A

Hà Nội, tháng 9 năm 2024

Trang 3

  Lời đầu tiên, trước khi bắt đầu làm đề tài môn “Phương pháp nghiên cứu khoahọc giáo dục mầm non”, nhóm chúng em xin được bày tỏ sự kính trọng và lòng biết

ơn tới nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em được học tập, tiếp cận môn họcnày Đặc biệt, chúng em muốn gửi lời cảm ơn đến Giảng viên Nguyễn Thị ThúyHạnh - người đã trực tiếp giảng dạy, tận tình truyền dạy kiến thức, kinh nghiệmquý báu của mình và giúp đỡ chúng em trong quá trình học tập

Trong quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, do điều kiện, năng lực và thời giancòn hạn chế dẫn đến việc nghiên cứu không tránh khỏi những thiết sót và hạn chế.Nhóm chúng em rất mong nhận được sự góp ý, nhận xét từ phía thầy cô để nhóm

có thể hoàn thiện hơn bài tập lần này và cũng là rút kinh nghiệm để những nghiêncứu sau này đạt được hiệu quả tốt hơn

Nhóm chúng em xin chân thành cảm ơn!

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

“Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”

Trẻ em là tương lai của đất nước, và việc đầu tư vào thế hệ trẻ chính là xâydựng nền tảng vững chắc cho tương lai của quốc gia Vì lẽ đó, các cấp chínhquyền, các ngành và các bậc phụ huynh, các nhà giáo dục đều đặt nhiều kỳ vọngvào sự phát triển của trẻ em – thế hệ sẽ gánh vác trọng trách xây dựng và pháttriển đất nước Đảng và Nhà nước ta trong những năm qua luôn coi giáo dục làquốc sách hàng đầu, với mục tiêu nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồidưỡng nhân tài Để đạt được những mục tiêu lớn lao ấy, giáo dục từ bậc mầmnon là vô cùng cần thiết, bởi đây là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dụcquốc dân và đóng góp rất lớn trong việc hình thành, phát triển nhân cách của trẻ.Mục tiêu của giáo dục mầm non là giúp trẻ phát triển toàn diện về thể chất,tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ, từ đó hình thành những yếu tố cơ bản của nhâncách và chuẩn bị tâm thế sẵn sàng cho trẻ bước vào lớp một Ở giai đoạn này,trẻ em đang tiếp cận và làm quen với thế giới xung quanh, mọi thứ đối với trẻđều mới mẻ và đầy thú vị Do đó, ngoài việc truyền đạt kiến thức, giáo viên vàphụ huynh cần đặc biệt chú trọng đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.Những kỹ năng cơ bản như kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng xãhội là hết sức quan trọng, trong đó không thể thiếu kỹ năng tự phục vụ bản thân.Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo phương pháp Montessorimang lại nhiều lợi ích lớn trong việc hình thành tính tự lập, tự tin và phát triểntoàn diện cho trẻ Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ,khi các kỹ năng về thể chất, nhận thức, và xã hội đang dần được hoàn thiện Ở

độ tuổi này, trẻ bắt đầu có khả năng tự thực hiện các hoạt động cơ bản hàngngày, như tự ăn uống, mặc quần áo, dọn dẹp đồ chơi và vệ sinh cá nhân Việcgiáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ không chỉ giúp trẻ pháttriển kỹ năng tự chăm sóc bản thân mà còn góp phần xây dựng tính cách mạnh

mẽ, độc lập, và có trách nhiệm

Trang 5

Phương pháp Montessori là một triết lý giáo dục nhấn mạnh vào việc tạo ramột môi trường học tập tự do trong khuôn khổ, nơi trẻ được khuyến khích tựkhám phá, học hỏi và phát triển theo tốc độ riêng của mình Đặc biệt,Montessori rất chú trọng đến việc phát triển kỹ năng tự phục vụ, với mục tiêugiúp trẻ tự tin vào khả năng của mình và biết cách chăm sóc bản thân Thôngqua việc khuyến khích trẻ tự làm những công việc phù hợp với độ tuổi, trẻ họcđược cách chịu trách nhiệm về các hoạt động hàng ngày, tăng cường sự tự lập

và tính kỷ luật Những kỹ năng này không chỉ giúp trẻ trong các hoạt động hàngngày mà còn tạo ra nền tảng vững chắc cho các kỹ năng sống và học tập trongtương lai

Đặc biệt, đối với trẻ mẫu giáo từ 5-6 tuổi – lứa tuổi chuẩn bị bước vào tiểuhọc – việc hình thành và phát triển kỹ năng tự phục vụ là vô cùng quan trọng.Đây là giai đoạn trẻ có đủ khả năng để thực hiện tốt các kỹ năng cơ bản nếuđược người lớn hướng dẫn đúng cách và khuyến khích Trẻ không chỉ có thểlàm được mà còn cảm thấy thích thú khi được tự mình hoàn thành những côngviệc như tự ăn, mặc quần áo, hoặc sắp xếp đồ dùng cá nhân

Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, khi điều kiện kinh tế gia đìnhngày càng phát triển, nhiều bậc phụ huynh có xu hướng chăm sóc con cái quámức Nhiều gia đình quan niệm rằng trẻ 5-6 tuổi còn quá nhỏ để tự làm nhữngviệc phục vụ bản thân, do đó họ thường làm thay mọi việc cho con Kết quả là,trẻ em trở nên thụ động, không biết tự chăm sóc bản thân hay ứng phó với cáctình huống bất ngờ Những việc đơn giản như mặc quần áo, đánh răng, rửa mặthay thậm chí là tự xúc ăn cũng phải nhờ vào sự giúp đỡ của người lớn

Phương pháp Montessori, với trọng tâm là giúp trẻ phát triển độc lập và tựtin thông qua các hoạt động thực tế, là một cách tiếp cận lý tưởng để giáo dục

kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi Bằng cách tạo ra một môi trường học tậpphù hợp, nơi trẻ được khuyến khích tự làm, tự trải nghiệm và tự chịu tráchnhiệm, phương pháp này giúp trẻ hình thành những kỹ năng và thói quen cầnthiết để phát triển toàn diện

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lụa chọn đề tài “Một số biện

pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori” để nghiên cứu”.

Trang 6

2 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu này nhằm đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori, với mục tiêu giúp trẻ phát triển khảnăng tự lập và nâng cao nhận thức về vệ sinh cá nhân Các biện pháp bao gồmviệc hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động như rửa tay, rửa mặt, đi tất và giày,mặc và cởi quần áo, trải tóc, trải và gấp chăn, sắp xếp đồ dùng cá nhân và đồchơi đúng nơi quy định, lau bàn ghế, và quét nhà Qua các hoạt động này, trẻkhông chỉ trở nên mạnh dạn và nhanh nhẹn hơn mà còn biết cách giữ gìn vệsinh cơ thể và môi trường lớp học

Bằng cách khuyến khích trẻ thực hiện các nhiệm vụ tự phục vụ và bảo quản

đồ dùng cá nhân cũng như đồ dùng chung của lớp, nghiên cứu giúp trẻ hìnhthành thói quen tự giác, độc lập, tự chủ và tự tin Trẻ sẽ chủ động hơn trong việcchăm sóc bản thân và phát triển kỹ năng sống quan trọng, chuẩn bị tốt cho việcbước vào lớp 1

Nghiên cứu cũng nhằm hỗ trợ giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng tự phục

vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi, đồng thời giúp phụ huynh nhận thức rõ tầm quantrọng của việc rèn luyện những kỹ năng này Điều này không chỉ giúp trẻ xâydựng những thói quen tốt mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển toàndiện trong tương lai

3 Đối tượng nghiên cứu và khách thể

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nhằm đáp ứng mục tiêu của chương trình giáo dục mới với phương châm

“Lấy người học làm trung tâm” nghiên cứu tập trung vào việc áp dụng cácphương pháp giáo dục theo quan điểm Montessori để giúp trẻ phát triển các kỹnăng tự phục vụ, bao gồm rửa tay, đánh răng, mặc và cởi quần áo, sắp xếp đồdùng cá nhân, và giữ gìn vệ sinh môi trường Đồng thời, nghiên cứu cũng xemxét cách các hoạt động này được tích hợp vào chương trình học thông qua cáctrò chơi dân gian và hoạt động trải nghiệm nhằm hỗ trợ việc hình thành thóiquen tự lập và nâng cao hiệu quả học tập của trẻ

Xuất phát từ những nguyên do trên, đối tượng nghiên cứu của nhóm chúngtôi là trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non Đoàn Thị Điểm

3.2 Khách thể

Trang 7

- Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori.

4 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đề xuất: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổitheo quan điểm Montessori

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6tuổi theo quan điểm Montessori

- Nghiên cứu cơ sởthực tiễn của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6tuổi theo quan điểm Montessori

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theoquan điểm Montessori

5 Giả thuyết khoa học

 Dự đoán về thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quanđiểm Montessori:

- Hiện trạng kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi:

Ở giai đoạn này, trẻ đã bắt đầu phát triển ý thức về tự lập và khả năng thựchiện một số công việc cá nhân cơ bản như mặc quần áo, rửa tay, hay tự dọn đồchơi Tuy nhiên, kỹ năng tự phục vụ của trẻ vẫn còn nhiều hạn chế, đặc biệt làtrong việc thực hiện các nhiệm vụ một cách độc lập và có trách nhiệm Trẻ cóthể chưa hiểu rõ ý nghĩa của việc tự phục vụ, dẫn đến sự phụ thuộc vào ngườilớn trong nhiều tình huống Phương pháp Montessori có tiềm năng giúp trẻ pháttriển kỹ năng này thông qua các hoạt động tự thực hiện dưới sự hướng dẫn củagiáo viên Tuy nhiên, việc áp dụng phương pháp này tại các trường mầm nonvẫn còn gặp nhiều thách thức

- Nguyên nhân hạn chế:

+ Một số giáo viên và phụ huynh chưa có kiến thức sâu về phương phápMontessori và cách thức sử dụng phương pháp này để hỗ trợ trẻ phát triển kỹnăng tự phục vụ Họ có thể chưa hiểu rõ cách thiết lập môi trường học tậpMontessori sao cho trẻ có cơ hội thực hành các kỹ năng tự lập, hoặc chưa biếtcách điều chỉnh hoạt động phù hợp với độ tuổi và mức độ phát triển của từngtrẻ

+ Sự phối hợp giữa giáo viên và phụ huynh trong việc giáo dục kỹ năng tựphục vụ cho trẻ chưa được thực hiện hiệu quả Trong nhiều trường hợp, phụ

Trang 8

huynh không tiếp tục khuyến khích trẻ thực hành các kỹ năng tự phục vụ ở nhà,gây ra sự thiếu nhất quán và gián đoạn trong quá trình phát triển kỹ năng củatrẻ.

- Tác động của các biện pháp hiện tại:

Hiện tại, một số giáo viên đã sử dụng phương pháp Montessori để hướng dẫntrẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ như tự mặc quần áo, dọn dẹp sau khi ăn,hay chăm sóc môi trường xung quanh Tuy nhiên, kết quả chưa thực sự cao dothiếu sự điều chỉnh và linh hoạt trong cách tiếp cận Một số trẻ gặp khó khăn khiphải thực hiện nhiều nhiệm vụ phức tạp mà không có sự hỗ trợ thích hợp, dẫnđến cảm giác thất bại hoặc chán nản Điều này làm giảm hiệu quả của phươngpháp trong việc phát triển thói quen tự lập và kỹ năng tự phục vụ

- Dự đoán:

Nếu phương pháp Montessori được áp dụng một cách hệ thống, với sự phốihợp chặt chẽ giữa giáo viên và phụ huynh, trẻ 5-6 tuổi sẽ có cơ hội phát triển tốthơn về kỹ năng tự phục vụ Trẻ sẽ dần tự tin hơn khi thực hiện các nhiệm vụ cánhân, hiểu rõ hơn về ý nghĩa của việc tự lập, và từ đó hình thành thói quen tựgiác trong cuộc sống hàng ngày Việc tạo ra một môi trường học tập phù hợp,nơi trẻ được khuyến khích tự làm và học từ chính trải nghiệm của mình, sẽ giúptrẻ nâng cao hiệu quả học tập và phát triển kỹ năng một cách toàn diện hơn

6 Giới hạn phạm vi nghiên cứu

- Nội dung: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo

quan điểm Montessori

- Khách thể:

+ Trẻ: 20

+ Giáo viên mầm non: 2

+ Phụ huynh: 20

- Địa bàn nghiên cứu: Trường mầm non Đoàn Thị Điểm

7 Phương pháp nghiên cứu

7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận.

Tìm tài liệu, đọc, phân tích, đánh giá, hệ thống hoá các vấn đề lý luận liênquan đến một số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theoquan điểm Montessori

Trang 9

7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn.

- Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi: Xây dựng các phiếu điềutra/trưng cầu ý kiến/phiếu khảo sát các nội dung liên quan đến đề tài về một

số biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểmMontessori

- Quan sát: Trực tiếp quan sát nhằm thu thập thông tin thực tiễn cho đề tài

Trang 10

NỘI DUNGChương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI 1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề.

1.1.1 Những nghiên cứu về kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi.

Trong lĩnh vực nghiên cứu kỹ năng tự phục vụ ở trẻ mầm non, có nhiều quanđiểm khác nhau từ các nhà giáo dục và các chuyên gia tâm lý Dưới đây là một sốquan điểm tiêu biểu và nhận xét, đánh giá về từng quan điểm này:

+ Quan điểm phát triển theo giai đoạn (Piaget, Erikson): Theo các nhà tâm lýhọc phát triển như Jean Piaget và Erik Erikson, kỹ năng tự phục vụ của trẻ mầmnon được hình thành và phát triển theo từng giai đoạn nhất định trong quá trìnhphát triển nhận thức và tâm lý xã hội Jean Piaget nhấn mạnh vai trò của tư duy trựcquan và thực hiện hành động qua quá trình trải nghiệm, giúp trẻ dần hiểu được cáckhái niệm cơ bản về chăm sóc bản thân Erik Erikson lại tập trung vào sự phát triểncủa ý thức tự chủ và tự tin, từ đó thúc đẩy trẻ thực hiện các kỹ năng tự phục vụ nhưmặc quần áo, tự ăn uống Nhận xét: Quan điểm này cho rằng kỹ năng tự phục vụ làmột phần tự nhiên trong quá trình phát triển của trẻ, và cần được khuyến khích qua

sự trải nghiệm thực tiễn Tuy nhiên, mô hình này có thể không tính đến sự khácbiệt cá nhân giữa các trẻ, và không đủ nhấn mạnh đến vai trò của môi trường vàgiáo viên trong việc hỗ trợ sự phát triển của trẻ Đánh giá: Đây là một quan điểmhợp lý khi nghiên cứu sự phát triển tự nhiên của trẻ, tuy nhiên cần kết hợp với cácyếu tố khác như môi trường và giáo dục để có cái nhìn toàn diện hơn

+ Quan điểm hành vi (Behaviorism - B.F Skinner): Quan điểm này tập trungvào vai trò của việc củng cố và tạo thói quen cho trẻ thông qua các phần thưởnghoặc hình phạt Theo B.F Skinner, trẻ học các kỹ năng tự phục vụ nhờ sự củng cốtích cực, khi chúng được khen ngợi hoặc thưởng khi thực hiện đúng các hành vimong muốn

Trang 11

Nhận xét: Quan điểm hành vi chú trọng vào việc tạo ra thói quen thông qua sự

củng cố, điều này rất có ích trong việc giúp trẻ phát triển nhanh chóng các kỹ năng

cơ bản Tuy nhiên, việc quá chú trọng vào phần thưởng có thể dẫn đến sự phụthuộc vào chúng, khiến trẻ mất đi động lực nội tại

Đánh giá: Phương pháp này hiệu quả trong việc hướng dẫn trẻ thực hiện các kỹ

năng tự phục vụ ban đầu, nhưng cần kết hợp với việc khuyến khích động lực nội tại

để trẻ tự chủ hơn trong tương lai

+ Quan điểm học thuyết xã hội (Bandura): Theo Albert Bandura, trẻ mầm nonphát triển các kỹ năng tự phục vụ thông qua quá trình quan sát và bắt chước các môhình hành vi từ người lớn hoặc các trẻ khác Trẻ học cách tự chăm sóc bản thânbằng cách nhìn thấy người lớn thực hiện các hành vi này trong cuộc sống hàngngày

Nhận xét: Quan điểm này nhấn mạnh vai trò của việc quan sát và học hỏi từ môi

trường xung quanh Đây là một yếu tố quan trọng, đặc biệt trong bối cảnh trẻ nhỏhọc cách thực hiện các kỹ năng tự phục vụ bằng cách bắt chước người khác Tuynhiên, nó có thể không giải thích được toàn bộ sự phát triển khi trẻ không có đủ các

mô hình hành vi tốt để quan sát

Đánh giá: Đây là một quan điểm có cơ sở thực tế mạnh mẽ, nhấn mạnh vai trò

của môi trường xã hội và sự gương mẫu Tuy nhiên, cần kết hợp với các yếu tốkhác như giáo dục và sự hướng dẫn cụ thể

+ Quan điểm hệ thống sinh thái (Bronfenbrenner): Urie Bronfenbrenner đưa ra

mô hình hệ thống sinh thái, cho rằng sự phát triển của trẻ là kết quả của sự tươngtác giữa trẻ và các yếu tố môi trường xung quanh, bao gồm gia đình, trường học,cộng đồng và các yếu tố văn hóa

Nhận xét: Quan điểm này cho thấy kỹ năng tự phục vụ không chỉ là kết quả của

sự phát triển cá nhân mà còn phụ thuộc rất nhiều vào môi trường xung quanh Nếumôi trường khuyến khích, hỗ trợ, trẻ sẽ có cơ hội phát triển kỹ năng này tốt hơn

Đánh giá: Đây là một quan điểm toàn diện, nhấn mạnh đến tác động của các yếu

tố môi trường lên sự phát triển của trẻ, nhưng nó đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữanhiều yếu tố khác nhau (gia đình, nhà trường, xã hội) để có hiệu quả tối ưu

+ Quan điểm giáo dục Montessori: Maria Montessori cho rằng trẻ nhỏ có khảnăng tự học và phát triển thông qua các hoạt động thực tế Trong môi trường học

Trang 12

tập Montessori, trẻ được khuyến khích tự do thực hiện các hoạt động tự phục vụnhư tự rửa tay, mặc quần áo, ăn uống Giáo viên chỉ đóng vai trò hướng dẫn và tạođiều kiện để trẻ tự khám phá và học hỏi

Nhận xét: Phương pháp Montessori đặt trọng tâm vào việc trẻ tự quản lý và phát

triển khả năng tự lập Điều này giúp trẻ xây dựng sự tự tin và kỹ năng tự phục vụ.Tuy nhiên, phương pháp này đòi hỏi một môi trường học tập đặc biệt và giáo viênđược đào tạo chuyên sâu

Đánh giá: Đây là một phương pháp hiệu quả trong việc phát triển tính tự lập ở

trẻ, tuy nhiên có thể khó áp dụng rộng rãi trong các hệ thống giáo dục truyền thống

do yêu cầu về môi trường và cách tiếp cận khác biệt

Kỹ năng tự phục vụ của trẻ mẫu giáo (5-6 tuổi) là một lĩnh vực quan trọng tronggiáo dục mầm non, và nhiều quan điểm đã được đưa ra để nghiên cứu và lý giải sựphát triển này Dưới đây là nhận xét về ưu điểm và hạn chế của các quan điểm tiêubiểu:

- Quan điểm phát triển theo giai đoạn (Piaget, Erikson)

+ Ưu điểm: Nhấn mạnh sự phát triển theo từng giai đoạn, giúp hiểu rõ các mốcphát triển tự nhiên về kỹ năng tự phục vụ của trẻ Giải thích được quá trình tư duy

và nhận thức của trẻ trong từng giai đoạn phát triển, giúp giáo viên và phụ huynh

có những kỳ vọng hợp lý Tạo nền tảng để hiểu được quá trình phát triển sự tự lậpcủa trẻ, nhất là việc phát triển cảm giác tự chủ và tự tin

+ Hạn chế: Thiếu linh hoạt trong việc tính đến sự khác biệt cá nhân giữa các trẻ (vídụ: trẻ có thể phát triển sớm hoặc muộn hơn các giai đoạn tiêu chuẩn) Ít nhấnmạnh vai trò của giáo dục, môi trường xã hội, và sự can thiệp từ bên ngoài trongviệc thúc đẩy hoặc hạn chế sự phát triển của trẻ Không đủ chú trọng đến việc kếthợp giữa lý thuyết và thực tế, dẫn đến khó ứng dụng trong việc dạy trẻ ở môitrường lớp học mầm non

- Quan điểm hành vi (Behaviorism - B.F Skinner)

+ Ưu điểm: Hiệu quả trong việc xây dựng thói quen, kỹ năng tự phục vụ thôngqua việc củng cố hành vi tích cực (ví dụ: phần thưởng khi trẻ tự xúc ăn, tự mặcquần áo) Phù hợp cho việc áp dụng trong các lớp học đông học sinh, vì có thể tạo

ra những tiến bộ nhanh chóng nhờ vào việc củng cố nhất quán Cung cấp cách tiếp

Trang 13

cận rõ ràng, dễ hiểu cho giáo viên và phụ huynh về cách thức khuyến khích trẻ pháttriển kỹ năng tự phục vụ

+ Hạn chế: Dễ dẫn đến sự phụ thuộc vào phần thưởng bên ngoài, trẻ có thể thiếuđộng lực tự nhiên để thực hiện hành vi tự phục vụ khi không có phần thưởng.Không tập trung vào việc xây dựng động lực nội tại cho trẻ, điều này có thể hạnchế sự phát triển lâu dài của sự tự lập Thiếu sự tập trung vào khía cạnh cảm xúc vànhận thức trong sự phát triển của trẻ, mà chỉ chú trọng vào hành vi

- Quan điểm học thuyết xã hội (Albert Bandura)

+ Ưu điểm: Nhấn mạnh vai trò của việc học hỏi qua quan sát, giúp trẻ phát triển

kỹ năng tự phục vụ một cách tự nhiên thông qua việc bắt chước người lớn và cácbạn cùng lứa Tôn vinh vai trò của môi trường xã hội, nhất là gia đình, giáo viên vàbạn bè, trong việc hình thành kỹ năng tự phục vụ của trẻ Dễ dàng áp dụng vàothực tế giáo dục, vì trẻ mầm non thường có xu hướng bắt chước và học qua việcquan sát

+ Hạn chế: Phụ thuộc nhiều vào chất lượng của mô hình quan sát Nếu trẻ không

có những tấm gương tích cực (ví dụ: bố mẹ hoặc giáo viên không thực hành kỹnăng tự phục vụ đúng cách), trẻ có thể bắt chước các hành vi không đúng Thiếu sựtập trung vào quá trình nội tại của trẻ, chẳng hạn như cảm xúc và động lực cá nhântrong việc thực hiện hành vi tự phục vụ Mặc dù quan sát là quan trọng, nhưng trẻcũng cần có sự hướng dẫn cụ thể, điều này không được nhấn mạnh đủ trong lýthuyết này

- Quan điểm hệ thống sinh thái (Bronfenbrenner)

+ Ưu điểm: Quan điểm toàn diện, giải thích sự phát triển kỹ năng tự phục vụ như

là kết quả của tương tác giữa trẻ và môi trường (gia đình, nhà trường, xã hội) Nhấnmạnh rằng không chỉ yếu tố cá nhân mà cả yếu tố xã hội, văn hóa và kinh tế cũngảnh hưởng đến việc phát triển kỹ năng tự phục vụ của trẻ Giúp hiểu rõ vai trò củanhiều hệ thống khác nhau trong sự phát triển của trẻ, từ hệ thống gia đình đến cộngđồng lớn hơn

+ Hạn chế: Do cách tiếp cận toàn diện và phức tạp, việc áp dụng lý thuyết nàytrong thực tế có thể gặp khó khăn vì đòi hỏi sự phối hợp đồng bộ giữa nhiều bên(gia đình, nhà trường, xã hội) Không cung cấp giải pháp cụ thể để phát triển kỹnăng tự phục vụ, mà chỉ nhấn mạnh vào tầm quan trọng của môi trường xung

Trang 14

quanh Khó triển khai ở những môi trường giáo dục không có đủ sự hỗ trợ về mặt

xã hội và gia đình

- Quan điểm giáo dục Montessori

+ Ưu điểm: Phương pháp tập trung vào sự tự lập và khả năng tự quản lý của trẻ,giúp trẻ phát triển kỹ năng tự phục vụ một cách tự nhiên và theo nhịp độ cá nhân.Tạo điều kiện để trẻ học qua trải nghiệm thực tế, cho phép trẻ tự làm, tự học, từ đóphát triển sự tự tin và kỹ năng giải quyết vấn đề Phương pháp Montessori nhấnmạnh vai trò của môi trường học tập, thiết kế phù hợp với trẻ, giúp trẻ dễ dàng thựchiện các hoạt động tự phục vụ

+ Hạn chế: Đòi hỏi môi trường học tập đặc biệt và giáo viên được đào tạo chuyênsâu, không dễ áp dụng rộng rãi trong các lớp học truyền thống Đòi hỏi mức độ tự

do và linh hoạt cao, điều này có thể dẫn đến khó khăn trong việc kiểm soát tiến độhọc tập của trẻ trong các hệ thống giáo dục có chương trình chuẩn Trẻ cần có sự

hỗ trợ cá nhân hóa, điều này có thể khó khăn nếu lớp học có quá nhiều trẻ và giáoviên không đủ thời gian để theo dõi từng trẻ

Kết luận: Nghiên cứu cần xem xét các yếu tố cá nhân như tính cách, nền tảng

gia đình, điều kiện kinh tế - xã hội và cả khả năng thể chất để đưa ra các phươngpháp hỗ trợ hiệu quả hơn Cần nghiên cứu sâu hơn ảnh hưởng của yếu tố văn hóa

và xã hội đến kĩ năng tự phục vụ của trẻ Xây dựng các công cụ và tiêu chí đánh giákhoa học để đo lường sự tiến bộ của trẻ trong lĩnh vực này là rất cần thiết, giúp cácnhà giáo dục có thể điều chỉnh phương pháp giảng dạy sao cho phù hợp

1.1.2 Những nghiên cứu về giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi.

Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi là một nội dung quan trọng tronggiáo dục mầm non, nhằm giúp trẻ phát triển sự tự lập, tự tin và trách nhiệm Dướiđây là một số quan điểm về giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ ở độ tuổi này:

- Phát triển kỹ năng tự lập: Trẻ 5-6 tuổi đã bắt đầu có khả năng thực hiện nhiềuhoạt động tự phục vụ, như tự ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân Việc giáo dục

kỹ năng tự lập giúp trẻ có thể tự chăm sóc bản thân và không phụ thuộc vào ngườilớn

Nhận xét: Ở độ tuổi này, trẻ thường rất ham học hỏi và thích tự làm mọi thứ.

Hướng dẫn trẻ tự lập không chỉ giúp phát triển kỹ năng mà còn khuyến khích tínhtrách nhiệm và tự tin trong việc hoàn thành các nhiệm vụ cá nhân

Trang 15

Đánh giá: Đây là quan điểm đúng đắn và cần thiết Việc phát triển kỹ năng tự

lập giúp trẻ sẵn sàng hơn khi bước vào môi trường tiểu học, nơi các bé phải đối mặtvới nhiều thử thách đòi hỏi sự tự chủ cao hơn

- Tăng cường khả năng tư duy và giải quyết vấn đề: Khi trẻ thực hiện các nhiệm

vụ tự phục vụ như tự ăn, tự vệ sinh, trẻ phải suy nghĩ về cách làm thế nào để hoànthành công việc hiệu quả Điều này giúp phát triển khả năng tư duy và giải quyếtvấn đề của trẻ

Nhận xét: Việc cho trẻ thực hành và trải nghiệm thực tế qua các hoạt động tự

phục vụ là cách hiệu quả để trẻ học hỏi Trẻ phải tự tìm cách để cầm muỗng ăn,mặc quần áo hay buộc dây giày, điều này giúp trẻ tư duy linh hoạt và tự tin hơn khiđối diện với các vấn đề khác

Đánh giá: Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ không chỉ là dạy các thao tác cơ

bản, mà còn góp phần xây dựng nền tảng tư duy độc lập cho trẻ Đây là một cáchtiếp cận giáo dục toàn diện, hỗ trợ cho sự phát triển toàn diện của trẻ

- Giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ còn có tácđộng tích cực đến phát triển kỹ năng xã hội của trẻ Khi trẻ tự phục vụ, trẻ sẽ họccách chia sẻ, hợp tác và giúp đỡ người khác, đặc biệt là trong các hoạt động nhóm

Nhận xét: Trẻ em thường xuyên quan sát và học hỏi từ những người xung

quanh Khi được khuyến khích tự lập và tự chăm sóc bản thân, trẻ có cơ hội thamgia vào các hoạt động tập thể với các bạn đồng trang lứa, từ đó phát triển kỹ nănggiao tiếp và hợp tác

Đánh giá: Đây là một yếu tố quan trọng trong quá trình giáo dục kỹ năng tự

phục vụ, đặc biệt trong môi trường lớp học Trẻ không chỉ học cách tự chăm sócbản thân mà còn phát triển sự nhạy cảm xã hội, biết quan tâm và giúp đỡ bạn bè

- Tạo nền tảng cho việc học tập và phát triển sau này: Kỹ năng tự phục vụ lànền tảng để trẻ sẵn sàng cho các giai đoạn học tập và phát triển cao hơn Khi trẻ cókhả năng tự lập trong các hoạt động thường ngày, trẻ sẽ dễ dàng tiếp thu các kỹnăng phức tạp hơn sau này, như học đọc, viết và tính toán

Nhận xét: Việc học tập không chỉ giới hạn trong những kiến thức học thuật mà

còn bao gồm cả kỹ năng sống Khi trẻ đã thành thạo các kỹ năng tự phục vụ, trẻ sẽtập trung tốt hơn vào việc học tập và phát triển các kỹ năng khác

Trang 16

Đánh giá: Đây là một quan điểm chính xác và có giá trị lâu dài Việc phát triển

kỹ năng tự phục vụ ở giai đoạn này sẽ giúp trẻ hình thành thói quen tự chủ và tinhthần trách nhiệm, tạo tiền đề cho sự phát triển cá nhân bền vững trong tương lai

- Tôn trọng sự phát triển tự nhiên của trẻ: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cần phùhợp với từng giai đoạn phát triển của trẻ, không nên ép buộc hay gây áp lực Trẻcần được học qua các hoạt động vui chơi và trải nghiệm thực tế, thay vì yêu cầuphải hoàn thành nhiệm vụ một cách máy móc

Nhận xét: Việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cần dựa trên sự phát triển tự nhiên

và nhu cầu của trẻ Nếu quá ép buộc, có thể gây ra áp lực và khiến trẻ mất hứng thútrong việc tự lập

Đánh giá: Đây là một quan điểm hợp lý, đặc biệt trong giai đoạn mầm non.

Việc giáo dục nên linh hoạt và khuyến khích trẻ khám phá thay vì ép buộc Điềunày giúp trẻ cảm thấy hào hứng và thích thú với các kỹ năng mới học được

1.1.3 Những nghiên cứu về biện pháp kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm giáo dục Montessori.

Phương pháp Montessori là một triết lý giáo dục được phát triển bởi bác sĩ vànhà giáo dục người Ý, Maria Montessori vào đầu thế kỷ 20 Nó nhấn mạnh vàoviệc giáo dục trẻ dựa trên sự tôn trọng cá nhân, phát triển tự nhiên và thúc đẩy tính

tự chủ:

+ Học thông qua trải nghiệm trực tiếp: Montessori cho rằng trẻ em học tốt nhấtkhi họ được khám phá môi trường xung quanh thông qua các hoạt động thực tiễn.Phương pháp này khuyến khích trẻ tự do lựa chọn các hoạt động học tập trong mộtmôi trường chuẩn bị sẵn, với các công cụ và tài liệu học tập đặc biệt để hỗ trợ pháttriển các kỹ năng

Nhận xét: Đây là một quan điểm rất tiên tiến, vì nó giúp trẻ phát triển cả tư duy

lẫn kỹ năng vận động, khuyến khích sự tò mò và sáng tạo

Đánh giá: Tư duy học tập bằng trải nghiệm rất hiệu quả trong việc hình thành

khả năng tự lập và tự tin Tuy nhiên, cần có sự giám sát và hướng dẫn cẩn thận đểđảm bảo trẻ học đúng cách

+ Tôn trọng tốc độ phát triển cá nhân: Mỗi trẻ em có tốc độ phát triển khác nhau

và giáo viên cần tôn trọng điều đó Thay vì áp đặt một chương trình học chung cho

Trang 17

tất cả, Montessori tạo ra các hoạt động để trẻ tự khám phá và phát triển theo tốc độriêng của mình

Nhận xét: Quan điểm này thể hiện sự nhạy bén và tinh tế trong việc quan sát và

tôn trọng sự khác biệt của trẻ

Đánh giá: Phương pháp này giúp trẻ phát triển tự nhiên, tránh áp lực, nhưng có

thể gặp khó khăn khi áp dụng ở các môi trường giáo dục truyền thống, nơi yêu cầutiêu chuẩn đồng nhất

+ Tự do trong khuôn khổ: Trẻ được tự do lựa chọn hoạt động và học hỏi theocách riêng, nhưng vẫn phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản về trật tự, kỷ luật và

sự tôn trọng

Nhận xét: Quan điểm này cân bằng giữa tự do cá nhân và sự phát triển kỷ luật,

giúp trẻ học cách quản lý bản thân

Đánh giá: Sự tự do trong khuôn khổ giúp trẻ phát triển tính tự lập mà không bỏ

qua các giá trị quan trọng như trách nhiệm và kỷ luật Tuy nhiên, điều này đòi hỏimôi trường giáo dục phải được thiết kế rất cẩn thận

+ Giáo viên là người quan sát, không phải người chỉ dẫn: Giáo viên trong môitrường Montessori không làm người chỉ dạy mà là người hướng dẫn, quan sát quátrình học tập của trẻ và chỉ can thiệp khi cần thiết Trẻ tự do khám phá và học hỏidưới sự quan sát của giáo viên

Nhận xét: Đây là một cách tiếp cận đột phá, khuyến khích sự tự chủ và tự tin ở

trẻ Tuy nhiên, nếu giáo viên không đủ kinh nghiệm, có thể khó xác định khi nàocần can thiệp

Đánh giá: Giáo viên trong phương pháp Montessori cần phải được đào tạo kỹ

lưỡng để có thể cân bằng giữa việc quan sát và hướng dẫn Nếu thực hiện tốt,phương pháp này rất có giá trị trong việc khơi gợi tiềm năng của trẻ

+ Môi trường học tập chuẩn bị sẵn: Phương pháp Montessori nhấn mạnh vàoviệc tạo ra một môi trường học tập được chuẩn bị kỹ lưỡng, nơi mọi thứ được sắpxếp cẩn thận và có mục đích Môi trường này giúp trẻ phát triển tính trật tự, khảnăng tự lập và học hỏi

Nhận xét: Đây là một quan điểm rất có giá trị vì nó giúp trẻ phát triển trong một

không gian được thiết kế phù hợp với nhu cầu và khả năng của mình

Trang 18

Đánh giá: Việc tạo ra môi trường học tập này đòi hỏi sự đầu tư về cơ sở vật chất

và sự am hiểu của giáo viên, nhưng nếu thực hiện tốt sẽ mang lại hiệu quả lớn cho

sự phát triển toàn diện của trẻ

+ Học tập theo từng giai đoạn phát triển: Montessori chia sự phát triển của trẻ

em thành các giai đoạn rõ ràng, mỗi giai đoạn có những nhu cầu và khả năng họchỏi riêng biệt Phương pháp này tập trung vào việc cung cấp các hoạt động phù hợpvới từng giai đoạn phát triển

Nhận xét: Quan điểm này cho thấy sự hiểu biết sâu sắc về tâm lý và sự phát triển

của trẻ em, tạo điều kiện để trẻ phát triển tối ưu ở từng giai đoạn

Đánh giá: Đây là một điểm mạnh của phương pháp Montessori, giúp trẻ phát

triển toàn diện từ khả năng vận động, tư duy logic đến cảm xúc

Kết luận: Cần nghiên cứu cách tích hợp hợp lí công nghệ vào phương pháp

Montessori mà không làm mất đi giá trị cốt lõi của phương pháp, về các công cụđánh giá thay thế phù hợp để theo dõi sự tiến bộ của trẻ mà vẫn phù hợp với triết líMontessori

1.2 Kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi.

1.2.1 Kỹ năng tự phục vụ

1.2.1.1 Kỹ năng

Kỹ năng (skill) là những khả năng, kiến thức và năng lực mà một người sửdụng để thực hiện một công việc, giải quyết một vấn đề nào đó Kỹ năng có thể baogồm cả khả năng vận dụng kiến thức và kinh nghiệm vào thực tế, cũng như khảnăng thích nghi và học hỏi trong các tình huống mới

1.2.1.2 Tự phục vụ

Tự phục vụ là khả năng thực hiện các hoạt động chăm sóc bản thân mà khôngcần sự hỗ trợ từ người khác, bao gồm việc thực hiện các nhiệm vụ hàng ngày mộtcách độc lập Điều này bao gồm việc tự vệ sinh cá nhân, như rửa tay và đánh răng,

tự ăn uống bằng cách sử dụng đũa, thìa, và tự mặc quần áo Tự phục vụ cũng baogồm việc sắp xếp và dọn dẹp đồ dùng cá nhân, như cất sách và đồ chơi về đúng chỗsau khi sử dụng

1.2.2 Đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi

1.2.2.1 Đặc điểm tâm lí của trẻ 5-6 tuổi

Trang 19

Về mặt tâm lý, trẻ 5-6 tuổi bắt đầu phát triển đáng kể khả năng tư duy và tậptrung, cho phép chúng tham gia vào các hoạt động đòi hỏi tư duy và tính kiên nhẫntrong thời gian dài hơn Trẻ có thể dành nhiều thời gian để giải quyết các câu đốhoặc trò chơi ghép hình mà không dễ dàng bỏ cuộc Điều này cho thấy sự phát triểncủa kỹ năng giải quyết vấn đề, khi trẻ có thể phân tích các yếu tố và tìm ra giảipháp phù hợp, chẳng hạn như nhận biết các mảnh ghép phải khớp với nhau theohình dạng và màu sắc để hoàn thành bức tranh Đồng thời, trẻ ở giai đoạn này bắtđầu có khả năng nhận thức rõ hơn về cảm xúc của bản thân Khi gặp phải tìnhhuống khiến trẻ cảm thấy bực bội, thay vì chỉ khóc hay la hét như trước, trẻ có thể

sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt cảm xúc, chẳng hạn như nói ra lý do mình không hàilòng Khả năng nhận diện và thể hiện cảm xúc này là một bước tiến quan trọngtrong quá trình phát triển tâm lý, giúp trẻ hiểu rõ và quản lý tốt cảm xúc của mình.Không chỉ vậy, trẻ còn bắt đầu phát triển khả năng nhận thức về cảm xúc của ngườikhác Ví dụ, khi thấy một bạn cùng lớp buồn bã, trẻ có thể nhận ra và phản ứng phùhợp, từ đó hình thành sự đồng cảm Điều này đóng vai trò quan trọng trong việcxây dựng các mối quan hệ xã hội đầu đời của trẻ, giúp trẻ biết cách chia sẻ, hợp tác

và trò chuyện với bạn bè

1.2.2.2 Đặc điểm sinh lí của trẻ 5-6 tuổi

Về mặt sinh lý, trẻ 5-6 tuổi tiếp tục phát triển mạnh mẽ cả vận động tinh và vậnđộng thô, giúp trẻ không chỉ trở nên linh hoạt hơn trong các hoạt động hằng ngày

mà còn tự chủ hơn trong việc tự phục vụ bản thân Khả năng vận động tinh của trẻđược nâng cao, cho phép trẻ thực hiện các hoạt động đòi hỏi sự chính xác và khéoléo Chẳng hạn, trẻ có thể tự mặc quần áo một cách thuần thục hơn như việc cài nút

áo sơ mi, kéo khóa quần mà không cần sự trợ giúp từ người lớn Trong ăn uống, trẻ

có thể tự dùng đũa, thìa để ăn cơm, thịt, rau một cách thành thạo, uống nước từ cốc

mà không làm đổ Khả năng vận động thô của trẻ cũng được cải thiện rõ rệt, đặcbiệt là khả năng phối hợp tay mắt trong các hoạt động như cắt giấy thành hình dạngtheo yêu cầu, vẽ tranh với các chi tiết tinh xảo hơn, hoặc sử dụng bút chì để viếtchữ cái và số một cách chính xác Những kỹ năng này không chỉ giúp trẻ hoànthiện các hoạt động hằng ngày mà còn thúc đẩy sự tự tin trong việc tự chăm sócbản thân.Về vệ sinh cá nhân, trẻ biết tự rửa tay trước và sau khi ăn bằng xà phòng

và nước, tự đánh răng vào buổi sáng và tối bằng bàn chải và kem đánh răng mà

Trang 20

không cần nhắc nhở Khi chọn trang phục, trẻ bắt đầu biết lựa chọn quần áo phùhợp với thời tiết và hoàn cảnh, ví dụ như mặc áo khoác khi trời lạnh hay đội mũ khi

ra ngoài nắng Trẻ cũng có khả năng tự mặc quần áo, từ việc cài nút, kéo khóa đếnviệc thắt dây giày Ngoài ra, trẻ còn biết tự sắp xếp đồ dùng cá nhân sau khi sửdụng, như cất sách vào kệ, dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong và giữ cho khônggian sống của mình sạch sẽ và ngăn nắp Những kỹ năng này giúp trẻ hình thànhthói quen tự lập, tự tin và có ý thức tự giác trong việc chăm sóc bản thân cũng nhưquản lý cuộc sống hằng ngày

Tóm lại, đặc điểm tâm sinh lý của trẻ 5-6 tuổi thể hiện sự phát triển toàn diện

và mạnh mẽ ở cả khía cạnh trí tuệ và thể chất Trẻ không chỉ nâng cao khả năng tậptrung, giải quyết vấn đề, hiểu và diễn đạt cảm xúc mà còn phát triển khả năng tựchăm sóc bản thân thông qua các hoạt động tự phục vụ hằng ngày Việc giáo dục

và rèn luyện những kỹ năng này cho trẻ không chỉ giúp trẻ trở nên tự lập, tự tin và

có ý thức tự giác mà còn tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển sau này, giúp trẻthích nghi tốt với những thay đổi của cuộc sống

1.3 Giáo dục kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi.

1.3.1 Khái niệm kỹ năng tự phục vụ của trẻ 5-6 tuổi:

Kỹ năng tự phục vụ là khả năng mà trẻ tự thực hiện những công việc cá nhânhằng ngày mà không cần sự giúp đỡ của người lớn Đối với trẻ 5-6 tuổi, đây là giaiđoạn quan trọng trong việc phát triển kỹ năng này, giúp trẻ tự lập hơn trong cáchoạt động hàng ngày như ăn uống, mặc quần áo, vệ sinh cá nhân, và dọn dẹp đồchơi

Trang 21

- Phát triển tính tự lập: Kỹ năng này giúp trẻ hình thành thói quen tự lập, giảm

sự phụ thuộc vào người lớn và tạo ra cảm giác tự tin khi có thể tự chăm sóc bảnthân

- Phát triển kỹ năng xã hội: Khi trẻ tự lập hơn, trẻ có thể dễ dàng hòa nhập vàocác hoạt động chung với bạn bè, biết chia sẻ và chịu trách nhiệm về hành động củamình

- Tăng cường kỹ năng vận động: Thông qua các hoạt động như mặc quần áo,buộc dây giày, dọn dẹp đồ chơi, trẻ phát triển kỹ năng vận động tinh và thô

1.4 Quan điểm giáo dục Montessori.

Phương pháp giáo dục Montessori gồm hai yếu tố xây dựng trọng tâm: môitrường giáo dục và vai trò của giáo viên

a) Môi trường giáo dục.

- Môi trường giáo dục gồm tài liệu giáo dục (giáo cụ) và sự luyện tập với tài liệugiáo dục Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàng đầucho phương pháp giáo dục của bà

- Phương pháp giáo dục Montessori tạo môi trường tốt giúp trẻ có thể tự mình tìmtòi, khám phá cuộc sống, nhanh chóng thích ứng với môi trường xung quanh Môitrường giáo dục mà Montessori xây dựng có nhiều điểm khác biệt với môi trườnggiáo dục truyền thống Trong đó có 3 điểm khác biệt chính thể hiện cho 3 đặc trưng

cơ bản của phương pháp này, là: việc học của trẻ thông qua sự trải nghiệm các giácquan, tôn trọng những đặc tính riêng biệt, đề cao tính độc lập của trẻ và sự trộn lẫnlứa tuổi trong lớp học

+ Trẻ trong lớp học Montessori học thông qua sự trải nghiệm các giác quan.Trong môi trường lớp học Montessori, trẻ thỏa sức làm việc với các giáo cụ bằngcách trải nghiệm tất cả các giác quan Thông qua những ấn tượng thu được từ cácgiác quan trẻ dễ dàng lĩnh hội kiến thức nhân loại, khái niệm trừu tượng, từ đó giúptrẻ phát triển ngôn ngữ, nhận thức và tư duy

+ Phương pháp giáo dục Montessori luôn đề cao nét tính cách riêng biệt, sự độc

lập của trẻ Phương pháp này chấp nhận sự duy nhất của mỗi trẻ và cho phép trẻphát triển tùy theo những khả năng riêng và thời gian riêng của mình Trẻ thực hiệncông việc theo nhịp độ, tiến độ của bản thân, trẻ có thể làm công việc trong thờigian dài mà không bị ngắt quãng giữa chừng Trẻ tự đánh giá kết quả của mình một

Trang 22

cách khách quan và tự biết bản thân mình làm đúng hay sai ở đâu vì giáo cụMontesssori có chức năng “giáo dục tự động”

+ Montessori xây dựng môi trường giáo dục là những lớp học có sự trộn lẫn lứa

tuổi Việc học của trẻ trong lớp học Montessori diễn ra tự nhiên, nhẹ nhàng Trẻ tự

chia sẻ kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau

b) Vai trò của giáo viên.

Mặc dù Montessori nhấn mạnh môi trường giáo dục là yếu tố xây dựng hàngđầu trong phương pháp của bà, tuy nhiên, trong phương pháp của bà không thể bỏqua yếu tố xây dựng thứ hai là vai trò của giáo viên

Giáo viên không phải là người dạy trẻ mà là người tạo dựng môi trường, ngườihướng dẫn và người quan sát trẻ

Sau những nỗ lực tạo ra mọi thứ mà trẻ cần, giáo viên đóng vai trò người quansát còn những đứa trẻ thì tự do hoạt động Ngay cả khi trẻ làm sai thì giáo viêncũng để trẻ tự nhận ra và tự điều chỉnh lỗi sai của mình Điểm này khác hoàn toànvới cách giáo dục của các trường học bình thường, giáo viên thường đảm nhiệm vaitrò chủ động còn những đứa trẻ ở vào vị trí bị động

1.5 Biện pháp giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori.

Biện pháp 1: Lập kế hoạch giáo dục kĩ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo

5-6 tuổi.

Căn cứ vào khả năng của trẻ chúng ta lựa chọn ra được 12 kỹ năng tự phục vụ

và phân theo nhóm cụ thể:

Trang 23

Biện pháp 2: Thiết kế các bộ giáo cụ và tạo môi trường lớp học thân thiện

- Thiết kế giáo cụ trực quan:

+ Với phương pháp Montessori thì mỗi một bài học trẻ sẽ được thực hiện một bộgiáo cụ riêng nhằm mục đích giúp trẻ phát triển tối đa Đặc biệt giáo cụ còn có khảnăng kiểm soát lỗi, vì vậy cần thiết kế các bộ giáo cụ riêng biệt, kích cỡ giáo cụ có

tỷ lệ phù hợp, cân đối với cơ thể trẻ và phù hợp với bàn tay trẻ để trẻ sử dụng vàocác hoạt động vui chơi

+ Ưu tiên các giáo cụ từ thiên nhiên: Các giáo cụ từ thiên nhiên sẽ mang tớinhiều cơ hội cho sự trải nghiệm đa giác quan và có tính thẩm mỹ cũng như dễ chịuhơn khi trẻ chạm vào Các giáo cụ được lau rửa thường xuyên đảm bảo vệ sinh và

dễ dàng được làm sạch Bên cạnh đó một trong những đặc điểm ưu tiên của giáo cụ

là sự an toàn Các đồ vật có cạnh sắc được bo viền các góc và bọc lại

Kỹ năng trong ăn uống 1 Cách sử dụng đũa

2 Cách sử dụng kéo

3 Cách lau chùi nước

Kỹ năng vệ sinh cá nhân 4 Cách rửa tay, lau mặt

Kỹ năng về trang phục 11 Cách mặc áo, cởi áo (gấp áo)

12 Cách cài khuy áo, kéo khóa

Trang 24

- Tạo môi trường lớp học thân thiện:

+ Môi trường lớp học thân thiện, gần gũi và tiện nghi giúp trẻ giải quyết được hếtnhững nhu cầu phát triển của bản thân trong một bầu không khí yên bình và hứngkhởi, sạch sẽ, ngăn nắp Đây là dấu hiệu đặc trưng nhất của lớp học Montessori sovới lớp học thông thường khác bởi thông qua đó trẻ sẽ hoạt động một cách chủđộng, biết chăm sóc môi trường lớp học, chăm sóc bản thân Ví dụ: Ở đây trẻ có ýthức vệ sinh lớp học, vệ sinh đồ dùng, tự lấy và cất đồ dùng mỗi khi tham gia cáchoạt động học và chơi

+ Môi trường dạy học Montessori được chuẩn bị tốt với môi trường học tậpphong phú, có các góc học tập với đồ dùng được cấu trúc hóa và được bố trí nhiềukhông gian khác nhau: không gian cho việc làm nhóm đôi, cá nhân, hoạt độngchung, thảo luận Lớp học Montessori có cấu trúc với các góc học tập, khoảngkhông trên tường để trưng bày sản phẩm của trẻ hay các góc đồ dùng văn phòngphẩm, góc đọc sách Môi trường học tập được chuẩn bị dựa trên đặc điểm của trẻtrong lớp theo độ tuổi, khả năng và sở thích của trẻ sẽ khơi gợi tiềm năng trí tuệgiúp trẻ phát triển tốt nhất

Biện pháp 3: Tăng cường cho trẻ rèn luyện kỹ năng tự phục vụ thông qua hoạt động vui chơi:

- Hoạt động vui chơi là một trong các loại hình hoạt động của trẻ ở trường mầmnon, là hoạt động chủ đạo của trẻ mẫu giáo được người lớn tổ chức, hướng dẫnnhằm giúp trẻ thỏa mãn các nhu cầu vui chơi và nhận thức, đồng thời nhằm giáodục và phát triển toàn diện cho trẻ Bên cạnh đó hoạt động vui chơi còn là phươngtiện giáo dục và phát triển trí tuệ cho trẻ, góp phần củng cố, làm phong phú vốnhiểu biết của trẻ về thế giới xung quanh

- Trong quá trình chơi trẻ học hỏi được cách ứng xử giao tiếp, thấu cảm đượctình người của con người với con người, con người với thiên nhiên và với thế giới

đồ vật, góp phần hình thành hành vi kỹ năng xã hội cho trẻ

- Trong giờ vui chơi trẻ được thực hành trải nghiệm nhiều vai chơi khác nhautrong cuộc sống của người lớn, vì vậy đây thực sự là một điều kiện tuyệt vời giúptrẻ được thực hành các kỹ năng tự phục vụ một cách hiệu quả Tôi tiến hành lồngghép giáo dục kỹ năng tự phục vụ vào vui chơi, qua đó trẻ được rèn luyện các kỹnăng tự phục vụ, giáo viên theo dõi quan sát lắng nghe để kịp thời sửa đổi cho trẻ

Trang 25

những kỹ năng chưa tốt Đồng thời giúp trẻ hình những kỹ năng cần thiết trongcuộc sống Ví dụ: Góc gia đình: Mẹ dạy các con cách mặc áo, cởi áo; Cách càikhuy; Cách sử dụng đũa, sử dụng thìa đúng cách Ví dụ: Góc văn học : dạy trẻ kỹnăng xử lý khi hắt xì qua truyện “Thỏ Nâu bị ốm”, dạy trẻ kỹ năng luồn dây quakhuyết với truyện “Hươu con và những chiếc lá non”

Biện pháp 4: Tạo cơ hội cho trẻ thực hành thường xuyên:

- Trẻ cần có cơ hội thực hành kỹ năng tự phục vụ một cách thường xuyên.Montessori đề cao việc lặp lại các hoạt động này hàng ngày để trẻ dần dần hoànthiện và trở nên thành thạo

+ Giáo dục kỹ năng tự phục qua giờ đón, trả trẻ: Giờ đón trẻ hoặc trả trẻ tôi rất

ân cần nhắc nhở trẻ cất giày dép, ba lô đúng cách và đúng chỗ Ngoài ra giáo viên

có thể hướng dẫn trẻ cách cởi áo, cất áo một cách gọn gàng Nếu dành thời gianhướng dẫn trẻ trong những giờ đón trẻ như thế này, sẽ đem lại những hiệu quả bấtngờ, trẻ sẽ hình thành các kĩ năng này một cách thuần thục, nhanh nhạy trong mộtthời gian ngắn bởi đó đều là những kĩ năng đơn giản mà trẻ ngày nào trẻ cũng đượclàm nên rất dễ dàng được hình thành ở trẻ Ngoài những lúc đón trẻ thì thời gian trảtrẻ cũng là thời điểm giúp trẻ được thực hành lại những kĩ năng này, giáo viên vừatrả trẻ vừa nhắc nhở nhẹ nhàng trẻ lấy đồ đạc, mặc áo khoác (áo chống nắng) trướckhi về Được cô giáo và cha mẹ khen trẻ sẽ rất thích thú và hằng ngày tự thực hiệncác kỹ năng đó một cách tự giác

+ Giáo dục kĩ năng tự phục vụ trong hoạt động chăm sóc - nuôi dưỡng - sứckhoẻ: Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không chỉ được tiếnhành trong các giờ học, giờ chơi mà còn được tôi đưa vào các hoạt động chăm sócnuôi dưỡng trẻ Giờ ăn trưa , ăn chiều giáo dục trẻ kỹ năng: biết rửa tay bằng xàphòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn; xúc miệng nước muối; có thóiquen lau mặt hàng ngày Đây đều là những công việc thường xuyên trẻ làm nênnhững kỹ năng này nhanh chóng trở thành những kỹ xảo, trẻ tự giác thực hiện màkhông cần cô giáo phải nhắc nhở Chính trẻ sẽ trở thành những người phát hiện lỗisai và sửa lỗi sai cho nhau khi có bạn thực hiện chưa tốt

+ Giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho thông qua các hoạt động ngoài giờ lên lớp:tham quan, du lịch Việc học kỹ năng tự phục vụ không chỉ diễn ra trên lớp mà diễn

ra trong nhiều môi trường, hoàn cảnh khác nhau Muốn tạo hứng thú học tập cho

Trang 26

trẻ giáo viên nên khuyến khích trẻ bằng những buổi đi tham quan dã ngoại Thôngqua các buổi tham quan dã ngoại, trẻ nhìn thấy và học được những kỹ năng từnhững bạn nhỏ xung quanh mình Đó là động lực giúp các em tự giác, tích cực tậpluyện để có kỹ năng cho mình Thông qua các buổi chơi, giáo viên nên tổ chức cáctrò chơi thi giáo dục kỹ năng nhằm củng cố và phát hiện các kỹ năng tự phục vụ màtrẻ thực hiện tốt hoặc chưa tốt để có các phương pháp giáo dục phù hợp Việc pháthiện được những điểm đã đạt và chưa đạt của trẻ giúp giáo viên biết được những kỹnăng nào trẻ cần luyện tập sớm nhất và giáo viên tiến hành lên lịch hình thành vàtập luyện cho trẻ

Biện pháp 5: Giảng dạy thông qua việc làm mẫu để trẻ bắt chước theo:

Thay vì giảng giải bằng lời nói, thì chúng ta sẽ sử dụng cách làm mẫu để trẻquan sát và làm theo, vì ở lứa tuổi này trẻ sẽ có thói quen làm theo, bắt chước theo

cô Ví dụ: Giáo viên có thể thực hiện việc gấp quần áo hoặc lau bàn, sau đó để trẻbắt chước

Biện pháp 6: Tuyên truyền phối hợp với các bậc phụ huynh:

Việc hình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi không chỉriêng bản thân giáo viên mà còn là việc làm hết sức cần thiết và quan trọng của cácbậc cha mẹ và người chăm sóc trẻ Vì chỉ khi có sự kết hợp từ phía gia đình thì việchình thành kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi mới có hiệu quả thiết thực Trao đổivới phụ huynh về tầm quan trọng của giáo dục kỹ năng tự phục vụ đối với trẻ mẫugiáo nói chung và trẻ 5-6 tuổi nói riêng Việc trẻ có thể trở thành con người tự lập,

tự tin trong cuộc sống là một điều vô cùng cần thiết và ý nghĩa Qua đó, phụ huynhnhận thức ý nghĩa của vấn đề để cùng nhà trường giáo dục trẻ 5-6 tuổi Phụ huynhdành thời gian chăm sóc con cái như vệ sinh thân thể, chải răng đúng cách, phụhuynh phải luôn mẫu mực trong mọi hành vi ở nhà để trẻ noi theo Đồng thời chú ýsửa sai trẻ kịp thời những thiếu sót trong hành vi đối với bạn bè, đối với người lớn

Biện pháp 7: Khuyến khích sự độc lập của trẻ:

Trẻ em trong độ tuổi này được khuyến khích tự làm các việc như rửa mặt,đánh răng, thay quần áo và dọn dẹp đồ chơi Giáo viên và phụ huynh cần kiênnhẫn, để trẻ có thời gian tự thực hiện, không nên can thiệp quá sớm khi trẻ gặp khókhăn Giáo viên và phụ huynh khuyến khích và động viên khi trẻ có tiến bộ, haykhi trẻ tự làm cá việc cá nhân Những biện pháp trên giúp trẻ không chỉ phát triển

Trang 27

kỹ năng tự phục vụ mà còn nâng cao tính tự lập, tự tin, và ý thức trách nhiệm đốivới bản thân và môi trường xung quanh.

Tiểu kết chương 1.

Trong Chương 1, nhóm đã trình bày cơ sở lý luận tổng quát về giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori Chương này bao gồmviệc làm rõ các khái niệm liên quan đến kỹ năng tự phục vụ, phương pháp giáo dục

kỹ năng này, cũng như quan điểm giáo dục của Montessori Bên cạnh đó, nhómcũng đưa ra một số biện pháp giáo dục cụ thể nhằm phát triển kỹ năng tự phục vụcho trẻ trong độ tuổi này Những nội dung này tạo nền tảng lý luận vững chắc đểnhóm triển khai nghiên cứu chi tiết hơn trong Chương 2

Chương 2

Trang 28

THỰC TRẠNG VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG TỰ PHỤC

VỤ CHO TRẺ 5-6 TUỔI THEO QUAN ĐIỂM MONTESSORI.

2.1 Địa bàn và khách thể nghiên cứu.

2.1.1 Địa bàn nghiên cứu:

- Cơ cấu tổ chức:

+ Đội ngũ giáo viên đang theo dạy trong trường mầm non Đoàn Thị Điểm

Bảng 2.1 Trình độ chuyên môn của GVMN của trường mầm non Đoàn Thị

Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng khách thể khảo sát

2.2 Tổ chức khảo sát thực trạng

2.2.1 Mục đích khảo sát

Khảo sát, đánh giá thực trạng giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo

quan điểm Montessori tại trường mầm non Đoàn Thị Điểm trên địa bàn quận Tây

Hồ, thành phố Hà Nội

2.2.2 Nội dung khảo sát

Trang 29

- Khảo sát thực trạng nhận thức của giáo viên về tầm quan trọng của giáo dục kỹnăng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori.

- Khảo sát mục đích giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểmMontessori

- Khảo sát nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểmMontessori

- Khảo sát thực trạng phương pháp, hình thức tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori

- Khảo sát thực trạng đánh giá kết quả giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổitheo quan điểm Montessori

- Khảo sát thực trạng điều kiện tổ chức giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6tuổi theo quan điểm Montessori

- Khảo sát thực trạng mức độ kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểmMontessori

Trang 30

D Hoàn toàn không đồng ý

4 Bạn có thường xuyên áp dụng phương pháp Montessori vào giảng dạy kỹ năng tựphục vụ không?

A Thường xuyên

B Thỉnh thoảng

C Hiếm khi

D Chưa bao giờ

5 Theo bạn, những kỹ năng tự phục vụ nào là quan trọng nhất đối với trẻ 5-6 tuổi?(Có thể chọn nhiều đáp án)

C Nếu có, vui lòng nêu rõ:

7 Bạn có cho rằng môi trường lớp học Montessori hỗ trợ tốt cho việc phát triển kỹnăng tự phục vụ của trẻ không?

A Rất đồng ý

B Đồng ý

C Không đồng ý

D Hoàn toàn không đồng ý

Phần 3: Đề xuất và ý kiến cá nhân

1 Theo bạn, những biện pháp nào có thể giúp giáo viên cải thiện việc dạy kỹ năng

tự phục vụ cho trẻ?

Trang 31

2 Bạn có ý kiến hoặc đề xuất gì thêm về việc phát triển kỹ năng tự phục vụ cho trẻ5-6 tuổi theo phương pháp Montessori không?

* Khảo sát mục đích giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori.

1 Nhận thức của phụ huynh/giáo viên về giáo dục kỹ năng tự phục vụ

Bạn có hiểu rõ về quan điểm giáo dục kỹ năng tự phục vụ trong phương phápMontessori không?

Nếu có, những hoạt động nào?

3 Hiệu quả của giáo dục kỹ năng tự phục vụ

Bạn nhận thấy trẻ có tự tin khi tự mình thực hiện các hoạt động tự phục vụ không?

Trang 32

Theo bạn, phương pháp Montessori có tác động tích cực như thế nào đến việc pháttriển kỹ năng tự phục vụ của trẻ?

4 Thái độ của trẻ đối với các hoạt động tự phục vụ

Trẻ có hứng thú với việc tham gia các hoạt động tự phục vụ không?

A Có

B Không

Trẻ có tỏ ra chủ động trong việc tự chăm sóc bản thân không, hay cần sự nhắc nhở

từ người lớn?

5 Sự hỗ trợ của môi trường Montessori trong phát triển kỹ năng tự phục vụ

Bạn có thấy môi trường học Montessori (công cụ, vật dụng, không gian lớp học) hỗtrợ trẻ thực hành các kỹ năng tự phục vụ không?

6 Đánh giá chung về vai trò của kỹ năng tự phục vụ

Bạn đánh giá mức độ quan trọng của kỹ năng tự phục vụ trong việc phát triển tính

tự lập và sự trưởng thành của trẻ?

Những kỹ năng tự phục vụ nào mà bạn thấy quan trọng nhất để phát triển cho trẻ

5-6 tuổi?

7 Khó khăn trong việc phát triển kỹ năng tự phục vụ

Bạn gặp khó khăn gì khi dạy trẻ các kỹ năng tự phục vụ?

Những rào cản nào bạn nghĩ là thách thức trong việc giáo dục kỹ năng tự phục vụcho trẻ theo quan điểm Montessori?

8 Mong đợi và cải thiện

Trang 33

Bạn mong đợi điều gì từ chương trình giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổitrong tương lai?

Bạn có đề xuất gì để cải thiện việc dạy kỹ năng tự phục vụ cho trẻ trong môi trườngMontessori?

* Khảo sát nội dung giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi theo quan điểm Montessori.

1 Bạn hiểu thế nào về kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6 tuổi?  

   - (Câu trả lời tự do)

2 Bạn đánh giá tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng tự phục vụ cho trẻ 5-6tuổi như thế nào? 

Ngày đăng: 10/12/2024, 05:02

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w