1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Một số phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở ngoại cảnh

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Một Số Phương Pháp Xét Nghiệm Tìm Ký Sinh Trùng Ở Ngoại Cảnh
Tác giả Lương Thị Ái, Lờ Thị Thanh An, Đặng Thị Phương Anh, Nguyễn Khoa Diệu Ánh, Huỳnh Bỏch, Đặng Vũ Mai Anh
Trường học Trường Đại Học Y Dược Huế
Thể loại báo cáo thực hành
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 8,72 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾBỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG BÁO CÁO THỰC HÀNH MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TRONG VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM Chủ đề: MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG Ở

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC HUẾ

BỘ MÔN KÝ SINH TRÙNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH MỘT SỐ XÉT NGHIỆM KÝ SINH TRÙNG TRONG

VỆ SINH AN TOÀN THỰC PHẨM

Chủ đề:

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP XÉT NGHIỆM TÌM KÝ SINH TRÙNG Ở NGOẠI CẢNH

Trang 2

DANH SÁCH THÀNH VIÊN Nhóm 3.1 XNYH21B:

1 Lương Thị Ái

2 Lê Thị Thanh An

3 Đặng Thị Phương Anh

4 Nguyễn Khoa Diệu Ánh

5 Huỳnh Bách

6 Đặng Vũ Mai Anh

Trang 3

MỤC LỤC

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ: 1

I Tính cấp thiết: 1

II Mục đích: 1

III Đối tượng: 2

B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ: 0

I Phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở rau xanh (phương pháp Đặng Văn Ngữ): 3

II Phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở đất: (Phương pháp Đặng Văn Ngữ) 6

III Phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở nước: 7

IV Nuôi cấy và phân lập nấm mốc sinh độc tố Aflatoxin trên thực phẩm: 9

V So sánh với kết quả của các phân nhóm khác: 13

C/ KẾT LUẬN: 15

Trang 4

A/ ĐẶT VẤN ĐỀ:

I Tính cấp thiết:

Xét nghiệm ký sinh trùng trong vệ sinh an toàn thực phẩm đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của các sản phẩm thực phẩm mà chúng ta tiêu thụ hàng ngày Ký sinh trùng là các loại vi sinh vật có khả năng sống ký sinh trên hoặc bên trong cơ thể của các sinh vật khác, và khi chúng xuất hiện trong thực phẩm, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cho con người Quá trình xét nghiệm ký sinh trùng trong vệ sinh an toàn thực phẩm thường bao gồm một loạt các phương pháp phân tích và kiểm tra để phát hiện sớm và ngăn chặn sự lây lan của các loại ký sinh trùng có thể gây hại Các phương pháp này thường bao gồm việc thu thập mẫu thực phẩm từ các nguồn khác nhau, nhưng phổ biến nhất là từ các nhà sản xuất thực phẩm, các cửa hàng bán lẻ, hoặc thậm chí là từ môi trường tự nhiên Một số phương pháp phổ biến được sử dụng trong xét nghiệm ký sinh trùng bao gồm kiểm tra vi khuẩn trong mẫu thực phẩm để xác định sự hiện diện của ký sinh trùng, sử dụng kính hiển vi để phân tích các mẫu thực phẩm, hoặc sử dụng các phương pháp phân tích phân tử như PCR (Polymerase Chain Reaction) để phát hiện và định tính ký sinh trùng với độ chính xác cao Quá trình này không chỉ giúp xác định xem một sản phẩm thực phẩm có chứa ký sinh trùng hay không, mà còn giúp đánh giá mức độ nhiễm ký sinh trùng và đưa ra các biện pháp phòng tránh và kiểm soát phù hợp Điều này giúp tăng cường sự an toàn và tin cậy cho người tiêu dùng và ngành công nghiệp thực phẩm

II Mục đích:

Xét nghiệm xác định mầm bệnh ký sinh trùng ở ngoại cảnh là một trong những phương pháp đánh giá tình trạng ô nhiễm phân người ra môi trường bên ngoài (đất, rau, nước,…)

Trang 5

III Đối tượng:

- Rau

· Rau diếp cá: vườn nhà khu vực đường Bùi Thị Xuân

· Rau xà lách: chợ Bến Ngự

· Rau muống: chợ Phước Vĩnh

· Rau thơm: chợ Bến Ngự

· Rau cải: vườn nhà khu vực đường Bùi Thị Xuân

- Đất

· Đất nhà: khu vực đường Nguyễn Huệ

· Đất ruộng: khu vực Tố Hữu

- Nước

· Nước sông:khu vực Đào Duy Anh

· Nước ao: trường Đại học Khoa Học Huế

· Nước cống: khu vực Lịch Đợi

- Hạt

· Gạo: chợ Bến Ngự

· Đậu phộng: chợ Bến Ngự

· Tiêu: chợ Bến Ngự

· Đậu nành: chợ Đông Ba

· Mè đen: chợ Bến Ngự

Ngô: chợ Đông Ba

Trang 6

rau muống,rau thơm, rau cải, rau xà lách, rau diếp cá

(từ trái qua phải)

ss

Các loại hạt

Trang 7

B/ NỘI DUNG THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ:

I Phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở rau xanh (phương pháp Đặng Văn Ngữ):

1 Chuẩn bị:

- Rau xanh (Mỗi loại 100g): Rau muống,Rau diếp cá,Rau thơm,Rau xà lách,Rau cải

- Nước cất

- Bô can thủy tinh ( 1000ml )

- Ống fancol

- Máy ly tâm

- Lam kính, lamel

- Kính hiển vi

1 Cách tiến hành:

Mỗi mẫu rau (100g) rửa 3 lần, mỗi lần bỏ vào bô can đựng 500ml nước cất, rửa từng lá một từ cuống đến ngọn, rửa cả rễ từ mặt trên đến mặt dưới

Thu hồi toàn bộ nước sau mỗi lần rửa, để lắng sau 6 giờ, gạn lấy phần nước

ở dưới đem ly tâm lấy cặn xét nghiệm tìm mầm bệnh ký sinh trùng (hoặc để lắng

tự nhiên sau 24 giờ, lấy cặn làm xét nghiệm)

Trang 8

3.Kết quả:

Rau muống: đơn bào, ấu trùng giun.

Trang 9

Rau diếp cá: đơn bào

Rau xà lách: đơn bào

Trang 10

Rau thơm:đơn bào.

Rau cải: Âm tính

II Phương pháp xét nghiệm tìm ký sinh trùng ở đất: (Phương pháp Đặng Văn Ngữ)

1 Chuẩn bị:

· Túi nylon, cân

· Đất (100g/ mỗi loại) : đất vườn, đất ruộng

· Muối rang NaCl

· Dung dịch Natri nitrat (NaNO3) bão hòa

· Cốc xét nghiệm

· Kính hiển vi

· Lam kính, lamel

2 Cách tiến hành:

- Phương pháp lấy mẫu đất: Mỗi mẫu đất lấy 100g ở những vị trí nghi ngờ,

đựng vào túi nylon sạch

- Tán nhỏ mẫu đất cần xét nghiệm, trộn đều mẫu đất với muối rang theo tỷ

lê 5g đất : 3g muối rang (100g đất trộn 60g muối)

Trang 11

Sau đó cho đất đã trộn muối vào cốc xét nghiệm, cho thêm dung dịch Natri Nitrat (NaNO3) bão hòa vào cốc với lượng vừa đủ để trộn đất với muối thành

hồ nhão

Bổ sung thêm NaNO3 bão hòa vào cốc sao cho mức dung dịch đến ¾ cốc, khuấy đều vớt hết các vật bẩn nổi trên mặt dung dịch ra Để thời gian 1 giờ cho chúng nổi lên mặt dung dịch rồi dùng vòng hớt váng thu hồi váng ở trên mặt dung dịch để lên phiến kính, soi kính hiển vi tìm trứng giun

3 Kết quả thu được:

Đất ruộng: đơn bào.

Đơn bào

Đất vườn: Âm tính

4 Đánh giá mức độ ô nhiễm:

Đất vườn: đất bị ô nhiễm ít, hầu như không tìm thấy ký sinh trùng trong

đất

Đất ruộng: đất bị ô nhiễm ít, chỉ tìm thấy đơn bào, không tìm thấy ký

Trang 12

· Kính hiển vi.

2 Cách tiến hành:

Để lắng 24h nước mỗi loại

Bỏ phần nước ở trên, gạn lấy phần nước ở dưới cho vô ống fancol rồi đem

ly tâm

Lấy cặn sau khi ly tâm phết lên lam kính, úp lamen rồi tìm mầm bệnh ký sinh trùng

3 Kết quả thu được:

Nước cống: đơn bào.

Trang 13

Nước sông: đơn bào.

Nước ao hồ: ấu trùng giun,đơn bào.

4 Đánh giá mức độ ô nhiễm nước:

Nước ao : nước bị ô nhiễm ít chỉ tìm thấy đơn bào và ấu trùng giun.

Nước cống: nước bị ô nhiễm trung bình, tìm thấy nhiều đơn bào hoạt

Trang 14

Loài sinh độc tố Aflatoxin: A flavus, A.parasiticus,

Loài không độc tố có nhiều ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm: A.oryzae, A.sojae, A.tamarii dùng nhiều ở Châu Á và có các đặc điểm hình thái cần phân biệt với các loài sinh độc tố

2 Chuẩn bị:

6 loại hạt: đậu phộng, mè, tiêu, gạo, đậu đen, đậu nành mỗi loại 10-20g

2 đĩa môi trường PDA

Đèn cồn

Panh

Lam kính, lamen

Kính hiển vi

Băng dính

Dung dịch LPCB

3 Cách tiến hành:

· Chuẩn bị mẫu vật các loại hạt cho ba hạt vào đĩa petri chứa sẵn môi trường

· Cho 2 đĩa để ở nhiệt độ phòng

· Tiến hành quan sát sự phát triển của nấm mốc hàng ngày Sau khoảng thời gian nuôi cấy từ 5 đến 7 ngày, dùng que cấy lấy một ít bào tử nấm mốc nghi ngờ là Aspergillus (dựa trên hình thái và màu sắc bào tử nấm mốc) cấy lên môi trường trong đĩa petri

· Tiến hành ủ ở nhiệt độ phòng và quan sát sự phát triển của nấm mốc hàng ngày

· Thao tác di truyền được thực hiện nhiều lần cho đến khi mẫu hoàn toàn thuần chủng không có lẫn sợi nấm lạ

4 Kết quả thu được:

Gạo, mè, tiêu: không nuôi cấy được nấm

Đậu nành, đậu phộng: bị ngoại nhiễm, nghi ngờ nấm sợi

Ngô: nuôi cấy được nấm

Trang 15

Mặt sau

Trang 16

5 Định danh nấm ở ngô:

Đại thể:

Màu sắc khúm nấm: mặt trước đen vàng, mặt sau vàng

Kích thước khúm nấm: 11mm

Sinh sắc tố trong môi trường thạch, hạch nấm: không có

Vi thể:

Đặc điểm bào đài: hình cầu, bào đài mọc từ tế bào chân, ngọn dính bào đài, trên các bào đài sinh các bào tử có kích thước nhỏ trông giống hình hoa cúc

Có 1 hàng tiểu bào đài

→Kết luận: Nấm sinh ra từ hạt ngô là Aspergillus niger.

Trang 17

V So sánh với kết quả của các phân nhóm khác:

1 Rau:

muống Rau diếp cá Rau xà lách Rau thơm Rau cải

-ấu trùng

giun

2 -trùng roi

-trùng lông

giun -trùng lông -trùng roi

giun -trùng roi

-trùng lông

giun tự do

trùng roi trùng lông

do

giun tự do

đơn bào tự do

-đơn bào tự do

giun tự do

-đơn bào tự do

giun tự do

2 Đất:

Trang 18

3 Nước:

Nước ao

hồ

-đơn bào

-ấu trùng

giun

đơn bào tự do

-trùng lông -amip -ấu trùng lông tự do

đơn bào

đơn bào tự do

Nước

sông

đơn bào đơn bào tự

do

-trùng lông -amip

đơn bào

đơn bào tự do

Nước

cống

đơn bào đơn bào tự

do

-trùng roi -amip

đơn bào

đơn bào tự do

4 Hạt:

1 -Ngô: nấm A.niger

-Đậu nành, đậu phộng: bị ngoại nhiễm,nghi ngờ nấm sợi

2 -Ngô: nấm Penicillium sp

-Đậu nành:A.niger, Cladosporium sp

-Đậu phộng: A.niger

3 -Ngô: nấm Aspergilus sp

-Mè,tiêu,gạo,đậu phộng,đậu nành: ngoại nhiễm

4 -Ngô,mè :nấm Aspergilus sp

5 - Ngô,đậu phộng:nấm Aspergilus sp.

-Gạo:nấm Penicillium spp

Trang 19

C/ KẾT LUẬN:

Trong vệ sinh an toàn thực phẩm, việc xét nghiệm ký sinh trùng đóng vai trò không thể phủ nhận trong việc đảm bảo chất lượng và an toàn của sản phẩm thực phẩm Các phương pháp xét nghiệm như kiểm tra vi khuẩn, sử dụng kính hiển vi và PCR đã chứng minh hiệu quả trong việc phát hiện và đánh giá sự hiện diện của ký sinh trùng trong thực phẩm

Việc phát hiện sớm và ngăn chặn sự lây lan của các loại ký sinh trùng trong thực phẩm là cực kỳ quan trọng để bảo vệ sức khỏe của người tiêu dùng Đồng thời, việc thực hiện các biện pháp kiểm soát và phòng tránh dựa trên kết quả xét nghiệm cũng là một phần không thể thiếu trong quy trình sản xuất và lưu thông thực phẩm

Nhờ vào các phương pháp xét nghiệm tiên tiến và quy trình kiểm soát chặt chẽ, ngành công nghiệp thực phẩm có thể nâng cao sự tin cậy và an toàn cho sản phẩm của mình, từ đó tăng cường niềm tin của người tiêu dùng và bảo vệ sức khỏe cộng đồng Điều này là chìa khóa để đạt được một môi trường ăn uống an toàn và lành mạnh cho mọi người

Ngày đăng: 09/12/2024, 17:40

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN