1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Tiểu luận kết thúc môn học học phần nhập môn hàn quốc học Đề tài phụ nữ hàn quốc trong xã hội cận Đại

60 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phụ Nữ Hàn Quốc Trong Xã Hội Cận Đại
Tác giả Nguyễn Văn Hưng, Nguyễn Ánh Ngọc, Trần Thị Thùy Trang, Nghiêm Thị Ngân, Đinh Thúy Ngân, H Doanh, Đặng Lưu Tuyết Hoa, Đặng Thanh Trúc, Từ Nữ Hoàng Tiên
Người hướng dẫn Th.s Nguyễn Trung Hiệp
Trường học Đại Học Quốc Gia Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Nhập Môn Hàn Quốc Học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 5,58 MB

Nội dung

Tương tự ở Hàn Quốc, những người phụ nữ xưa dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tư tưởng Nho giáo đã chuyển mình thay đổi suy nghĩ tạo ra một định nghĩa về phụ nữ khác hẳn hoàn toàn so với địn

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI & NHÂN VĂN

Giảng viên: Th.s Nguyễn Trung Hiệp  Sinh viên thực hiện: Nhóm 11

  Lớp: Hàn 3, Hàn 4  Niên khóa: 2022- 2023

Trang 3

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN:

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 5

1 Lý do chọn đề tài

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu

3 Lịch sử nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn

6 Bố cục

NỘI DUNG

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THƯC TIỄN

1 Định nghĩa khoảng thời gian “cận đại”

2 Định nghĩa về여여 trong các từ điển

3 Định nghĩa여여여

4 Sự xuất hiện “Phụ nữ mới” ở các quốc gia

4.1 Phương Tây

4.2 Phương Đông

CHƯƠNG 2: “PHỤ NỮ MỚI” Ở HÀN QUỐC THẾ KỈ XIX- XX

1 Phụ nữ Hàn Quốc thời phong kiến:

1.1 Thời Joseon và quan điểm về phụ nữ

1.2 Những hạn chế mà người phụ nữ phải cam chịu

2 Nguyên nhân hình thành trào lưu “Phụ nữ mới”

2.1 Nguyên nhân chủ quan

2.2 Nguyên nhân khách quan

3 Những đặc trưng chính của trào lưu này

3.1 Những thay đổi về ngoại hình

3.2 Giáo dục 3.3 Phong trào “Phụ nữ mới”

4 Xuất hiện trên các phương tiện truyền thông

4.1 Tạp chí

4.2 Văn học

5 Những nhân vật tiêu biểu

6 Những sự kiện tiêu biểu

7 Sự ảnh hưởng của phong trào “여여여”đối với xã hội cận đại Hàn Quốc

4

Trang 5

8 So sánh với các quốc gia khác

8.1 Mỹ

8.2 Trung Quốc

8.3 Việt Nam

CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA “PHỤ NỮ MỚI” TỚI CÁC THẾ HỆ TIẾP THEO, PHỤ NỮ HÀN QUỐC THỜI HIỆN ĐẠI

1 Những giá trị được tiếp nối

1.1 Sự thay đổi giữa phụ nữ ngày nay và thời xưa

1.2 Những ảnh hưởng tới phụ nữ hiện đại

2 Những hạn chế và nhược điểm của “Phụ nữ mới”

3 Những mục tiêu, nhiệm vụ cho việc tiếp tục khai phóng phụ nữ trong thời đại  hiện nay

KẾT LUẬN

TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài:

Ngày nay, phụ nữ không chỉ đóng vai trò là hậu phương chăm lo cho gia đình mà

họ còn có đóng góp không hề nhỏ vào sự phát triển của xã hội Trong hầu hết các lĩnhvực của xã hội thậm chí là những lĩnh vực mà xưa nay người ta đều nghĩ rằng chỉ đànông mới có thể làm được thì ngày nay đều có sự tham gia đóng góp của phụ nữ Và càngngày những đóng góp cũng như năng lực của phụ nữ càng nhận được nhiều sự công nhậncủa xã hội Song để có được như ngày hôm nay, những người phụ nữ kể cả phụ nữ phương Đông hay là phụ nữ phương Tây đều đã trải qua muôn khó khăn, định kiến cổ hủ

để thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận về chuẩn mực của một người phụ nữ

Tương tự ở Hàn Quốc, những người phụ nữ xưa dưới sự ảnh hưởng mạnh mẽ của

tư tưởng Nho giáo đã chuyển mình thay đổi suy nghĩ tạo ra một định nghĩa về phụ nữ khác hẳn hoàn toàn so với định nghĩa về phụ nữ trước đây, gọi là “phụ nữ hiện đại HànQuốc” (여여 여여 여여) Cùng với sự phát triển của xã hội Hàn Quốc vị thế của phụ nữ HànQuốc đã có những bước tiến nổi bật, họ tham gia vào quá trình phát triển của nhiều lĩnhvực như: kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, Họ có quyền đưa ra ý kiến của bản thân, thểhiện cá tính màu sắc riêng của chính họ chứ không bị gò bó bởi những quy chuẩn hà khắcnhư xưa Tuy rằng vị thế của người phụ nữ đã được nâng lên rất nhiều nhưng so với đànông thì vẫn còn nhiều hạn chế Hàn Quốc là quốc gia phát triển nhưng những suy nghĩ,định kiến văn hóa đã ăn sâu vào tiềm thức của con người thì cũng không dễ dàng bị phai

mờ Quá trình chuyển chuyển mình của họ không chỉ là ngày một ngày hai có thể làmđược mà đó là cả một giai đoạn lịch sử dài đằng đẵng với sự thay đổi ở nhiều góc độ của

xã hội như gia đình, giáo dục, việc làm , Đây chắc chắn không phải là một quá trình dễdàng, nhưng liệu rằng nó đã khó khăn đến mức nào? Họ đã làm những gì và trải quanhững gì để đi đến được như ngày hôm nay? Và sự chuyển mình của họ đã diễn ra như thế nào? Những khó khăn và hạn chế của phụ nữ hiện đại là gì? Phụ nữ hiện đại HànQuốc đã và đang chủ đề nhận được nhiều sự quan tâm của người Hàn Quốc nói riêng và

cả thế giới nói chung

Với muôn vàn thắc mắc và sự tò mò dành cho phụ nữ hiện đại Hàn Quốc nhómnghiên cứu đã tìm hiểu, khai thác những vấn đề xoay quanh phụ nữ hiện đại Hàn Quốc vàđưa ra những kết luận giá trị có ý nghĩa khoa học lẫn ý nghĩa thực tiễn

2 Mục đích và đối tượng nghiên cứu:

2.1 Mục đích nghiên cứu:

Trong thời đại mới, bên cạnh vai trò làm vợ, làm mẹ trong gia đình, phụ nữ đãkhông ngừng trau dồi tri thức, kĩ năng và không ít người đã đạt đến những địa vị caotrong xã hội, đóng góp tích cực cho sự phát triển của cộng đồng Như vậy, người phụ nữ không chỉ có vai trò đặc biệt quan trọng trong gia đình mà còn có vai trò quan trọng đốivới sự phát triển của xã hội Sau khi Đại Hàn Dân Quốc trải qua một cuộc cách mạng vĩ 

6

Trang 7

đại, cuộc sống của phụ nữ cũng có nhiều thay đổi, mở ra kỷ nguyên mới của phụ nữ Giaiđoạn “여여” là giai đoạn trải qua sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, những thayđổi của thời đại xuất hiện cùng với những luồng tư tưởng hiện đại đã làm thay đổi những

tư tưởng truyền thống hiện có Sự xuất hiện của phụ nữ mới là một hiện tượng của thờiđại và sự xuất hiện của các lực lượng xã hội mới, chứ không phải chỉ là sự xuất hiện củamột số cá nhân tiên phong.Những người phụ nữ mới (여 여여 - New Women) mang chomình phong cách và lối sống mới tiến bộ hơn, nhiều đặc điểm và suy nghĩ khác biệt sovới các thế hệ phụ nữ trước đây Để thực sự hiểu và biết về những người phụ nữ đi đầutrong sự phát triển này vào thời điểm đó, chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu những thayđổi và phát triển mà phụ nữ đã mang lại trong thời kỳ đó, chẳng hạn như phụ nữ trongthời kỳ cận đại đã có những đặc điểm gì? Xã hội nhìn nhận sự thay đổi của phụ nữ như thế nào? Phụ nữ cận đại Hàn Quốc thì có khác gì so với những nước khác?, Mục đíchchủ yếu của bài nghiên cứu là làm rõ những thay đổi trong quan điểm về phụ nữ vàokhoảng những năm đầu thế kỷ 19 Đặc biệt thuyết “Phụ nữ mới”, chủ trương phổ biếntrong cách nhìn của phụ nữ trong thời kỳ này

2.2 Đối tượng nghiên cứu:

Trong đề tài này, chúng tôi tập trung vào nghiên cứu 여여 여여 여여여 (Phụ nữ cận đạiHàn Quốc),여여 여 (Phụ nữ mới), và phụ nữ các nước Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam,phương Tây,

3 Lịch sử nghiên cứu:

Thuật ngữ “여여여” (New Women - Phụ nữ mới), lần đầu xuất hiện ở Hàn Quốc vàokhoảng thập kỷ những năm 1910 Thuật ngữ này bắt nguồn từ thế kỷ thứ 19 ở PhươngTây và dần dần trở nên phổ biến trên thế giới Khi các thành phố mở rộng ở Châu Âu vàHoa Kỳ, bứt ra khỏi rào cản và quan niệm “phong kiến cổ hủ” bao đời nay rằng phụ nữ chỉ được quanh quẩn lo việc gia đình và không được tham dự vào những công việc ngoài

xã hội, thì người phụ nữ đã thoát khỏi vị trí truyền thống trong gia đình để dần đảm nhậnnhững vai trò công cộng trong xã hội, dần trở nên độc lập Những người phụ nữ nàykhông chỉ tự lo cho bản thân trong đời sống kinh tế và xã hội của họ mà còn trong cảnhững mối quan hệ riêng tư nam nữ

Để định nghĩa rõ hơn về khái niệm của “여여여” (New Women - Phụ nữ mới), đã córất nhiều những bài báo, những cuốn sách được xuất bản để nghiên cứu về hướng pháttriển của “여여여” và sức ảnh hưởng của nó đến những người phụ nữ Hàn Quốc trong giaiđoạn cận đại Cuốn sách“한한한, 한한한 한한” (Phụ nữ mới, khái niệm và lịch sử) được xuấtbản ngày 09 tháng 5 năm 2016 của Giáo sư Kim Kyung Il (여여여) , một nhà sử học nổitiếng đã làm rõ và xác định “tọa độ” của những người phụ nữ mới trong lịch sử cận đạiHàn Quốc Tác phẩm này góp phần làm sáng tỏ cấu tạo phức hợp và thực thể của ngườiphụ nữ mới được thực hiện trong bối cảnh lịch sử “여여여,여여여 여여” đã trả lời những câuhỏi được nêu ra từ xưa cho đến nay về một khái niệm thực tế của người phụ nữ mới, qua

đó cũng nêu ra những tiến trình lịch sử từ xưa đến nay của quá trình hình thành và phát

Trang 8

triển một “khái niệm” về Phụ nữ mới Cuốn sách này là kết quả của nghiên cứu lâu đờicủa ông được thực hiện bằng phương pháp hiểu phụ nữ hiện đại.

Luận văn Thạc sĩ “한한 한한한 한한한 한한한 한한” (Sự xuất hiện và xu hướng ý thức củaphụ nữ cận đại” của여여여 năm 2008 của여여여여여 여여여여여 (Trường Cao đẳng Giáo dục Đạihọc Bukyung) Dù đề tài của luận văn chỉ xoay quanh sự xuất hiện và sự phát triển, xuhướng ý thức của phụ nữ cận đại, tuy nhiên cũng đã giúp chúng ta hiểu hơn về nhữngbiến đổi trong tư tưởng, hiệu quả của giáo dục, ảnh hưởng của xã hội lên những ngườiphụ nữ mới Thông qua việc phân tích những sự biến đổi, tác động của xã hội, giáo dụcđến xu hướng phát triển của Phụ nữ cận đại,여여여 đã đưa ra những giới hạn, rào cản ảnhhưởng đến sự phát triển của Phụ nữ cận đại

Liên quan đến “여여 여” ,ngoài những phân tích ở thực tế cận đại ở Hàn Quốc thờibấy giờ, sự xuất hiện và hình tượng của “여여여” còn được thể hiện dưới một góc nhìnkhác, đó là Văn học Những tác phẩm văn học dưới ngòi bút của các nhà văn nữ tronggiai đoạn Nhật thuộc đã khắc họa khá rõ về Phụ nữ mới thời cận đại Có rất nhiều nhàvăn viết về sự tiến bộ của người phụ nữ, và trong đó có một nhóm tác giả nữ đã có nhữngtác phẩm đặc sắc và tiên phong trong việc xây dựng hình ảnh người phụ nữ mới như làmột trào lưu trong văn học cận đại Hàn Quốc thời bấy giờ Điển hình như Choi Jung Heevới tác phẩm Lễ tổ trên núi (1938), Kang Kyung Ae với tác phẩm Mẹ và con gái (1931),Baek Shin Ae với tác phẩm Hoàng hôn đẹp (1939), Những nhà văn này khi viết nhữngtác phẩm này đã đi vào công kích chế độ phong kiến, đặc biệt là những luân lý kìm kẹpnhững người phụ nữ, qua đó thể hiện khát khao tiến bộ, lên án những luân lý truyềnthống đã trói buộc người phụ nữ Qua những tác phẩm này, chúng ta còn thấy cả nhữngmặt tối, mặt hạn chế của chế độ, thời thế bấy giờ đã kìm kẹp, hạn chế sự phát triển củaPhụ nữ mới trong thời cận đại bấy giờ

Nhìn chung, đã có khá nhiều những công trình, nghiên cứu về “여여 여” ở thời cậnđại Hàn Quốc; mỗi tác phẩm, công trình nghiên cứu đều khắc họa từng khía cạnh riêng

về “여여여” qua từng góc nhìn cả về khách quan và chủ quan Tuy nhiên dù thế nào đichăng nữa, đây cũng là nguồn tài liệu quý báu có giá trị khoa học, làm cơ sở định hướngđầu để để nhóm em tiếp tục tìm hiểu, đi sâu vào phát triển nghiên cứu đề tài “여 여 여여여여여여:여여여여 여여여여 (New women/Modern girls)”

4 Phương pháp nghiên cứu:

Các phương pháp được sử dụng trong đề tài bao gồm:

1/ Phương pháp hỏi ý kiến chuyên gia: Tiến hành tìm hiểu, thu thập những quanđiểm và ý kiến của những tác giả, những chuyên gia trong lĩnh vực liên quan hoặc có liênquan trực tiếp đến nghiên cứu Từ đó nhóm tiến hành kiểm tra, bổ sung lẫn nhau để đưa

ra những cái nhìn tổng quan và hướng phát triển tích cực cho đề tài

2/ Phương pháp phân tích - tổng hợp lý thuyết: Nhóm đã tiến hành khai thác, tìmhiểu những bài viết, công trình, nghiên cứu có liên quan đến chủ đề “여여여”, từ đó tiếnhành phân tích và tổng hợp những lý thuyết, những khía cạnh của vấn đề một cách ngắn

8

Trang 9

gọn sao cho chính xác Bên cạnh đó, vận dụng những hiểu biết, quan sát của chính bảnthân những thành viên trong nhóm về đề tài Đồng thời từ đó đưa ra những kết luận,những ý kiến rút ra được từ những nghiên cứu có trước đó để tiến hành chuẩn bị nghiêncứu.

5 Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn:

5.1 Ý nghĩa khoa học:

Chứng minh vai trò quan trọng của người phụ nữ trong xã hội Hàn quốc, đặc biệt

là phụ nữ hiện đại Hàn Quốc

Cho thấy quá trình thay đổi nhận thức suy nghĩ của những người phụ nữ trong xãhội cũ để trở thành người phụ nữ hiện đại

6 Bố cục:

Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo thì phần nội dung của tiểu luậngồm 03 chương:

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN

Ở chương này, chúng tôi đi vào trình bày những cơ sở lý luận làm nền tảng cho việc nghiên cứucác vấn đề

Ngoài ra, chương này còn cung cấp khái quát các định nghĩa, khái niệm về vấn đề “Phụ

nữ mới”, sự xuất hiện ở các quốc gia trên thế giới và đặc biệt là Hàn Quốc

CHƯƠNG 2: “PHỤ NỮ MỚI” Ở HÀN QUỐC THẾ KỈ XIX- XX

Chương này xác định bối cảnh, thời gian và không gian xuất hiện của “Phụ nữ mời” trênvùng bán đảo Triều Tiên” Sau đó đi sâu phân tích nội dung và những đặc trưng của tràolưu “Phụ nữ mới” ở quốc gia này Bằng những dẫn chứng cụ thể, nhằm đưa ra cái nhìntổng quan về người phụ nữ trong xã hội đầy biến động lúc bấy giờ Ngoài ra phần nghiêncứu còn so sánh sự khác biệt giữa những quốc gia khác cùng thời điểm để làm nổi bậtnhững sự chuyển biến từ bên ngoài đến bên trong con người tại thời điểm đó

CHƯƠNG 3: NHỮNG ẢNH HƯỞNG CỦA “PHỤ NỮ MỚI” TỚI CÁC THẾ HỆ

TIẾP THEO, PHỤ NỮ HÀN QUỐC THỜI HIỆN ĐẠI

Dựa vào kết quả chương 2, chương 3 tập trung phân tích những sự thay đổi mạnh mẽ củangười phụ nữ qua thời gian, đồng thời chỉ ra những ảnh hưởng của trào lưu “Phụ nữ mới”

đã để lại những ảnh hưởng sâu sắc đến những teh61 hệ phụ nữ người Hàn sau này Kế đó,

Trang 10

chúng tôi cũng nêu lên những thách thức mà ngời phụ nữ cần phải vượt qua để giành lấyquyền bình đẳng trong xã hội đổi mới.

Cấu trúc tiểu luận tuân theo phần MỤC LỤC đã nêu trên.

10

Trang 11

NỘI DUNGCHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Định nghĩa khoảng thời gian “한한”

한한한 한한 là thời kì diễn ra vào cuối thế kỉ 19 Thời kì cận đại của Hàn Quốc được đánh dấu khi nhà nước phong kiến sụp đổ và kế tiếp đó là sự xuất hiện của chủ nghĩa tư  bản Đây là một gia đoạn trung gian tiếp nối xã hội phong kiến và xã hội tư bản hiện đại.

Từ thời vua Triều Tiên Anh Tổ (1724- 1776), đã có sự xuất hiện của Thiên Chúa Giáotrên lãnh thổ Triều Tiên Tiếp theo đó, nhà nước Triều Tiên Lý thị bước vào buổi hoànghôn với hàng loạt những sự suy yếu nghiêm trọng Tham nhũng, đấu tranh phe phái giànhquyền lợi trong triều đình, sự suy yếu của quân đội, tăng thuế là những nguyên nhân thúcđẩy các cuộc nổi dậy của nhân dân, cũng chính là hồi chung của một vương triều phongkiến Trong khi đó, thực dân phương Tây với khoa học- kĩ thuật phát triển mạnh mẽ đãnhòm ngó tới các quốc gia Á Đông như Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên cũng khôngngoại lệ Thế nhưng với chính sách bảo thủ, từ chối giao thương với bên ngoài và đàn ápThiên Chúa Giáo đã trở thành cái cớ cho Pháp xâm chiếm đảo Ganghwa vào năm 1866,tiếp theo đó năm 1871, quân Mỹ cũng đặt chân lên Ganghwa nhưng cả hai đều bị đánhbại Năm 1876 Nhật ép Triều Tiên kí kết điều ước Giang Hoa, yêu cầu Triều Tiên mở cửa

3 hải cảng và cho phép người Nhật được cư trú ở những khu vực nhất định trên lãnh thổTriều Tiên Sự kiện này được nhiều người công nhận là sự kiện khởi đầu cho một thời kìmới của xã hội Triều Tiên, đánh dấu điểm bắt đầu của thời kì cận đại

Thời kì xã hội xuất hiện nhiều thành phần nước ngoài, trong đó có phương Tây vàNhật Bản, xã hội Triều Tiên có sự phân hoá mạnh mẽ Một bộ phận không nhỏ đã ý thứcđược cần phải có sự đổi mới trong đường lối chính trị và phát triển đất nước như NhậtBản đã làm trong cuộc Duy Tân Minh Trị, có như vậy mới giữ được độc lập dân tộc.Cuối những năm 90 của thế kỉ XIX, phong trào Khai sáng ái quốc nổi lên như một ngọnđuốc chỉ lối cho nhân dân trong các lĩnh vự kinh tế, giáo dục đào tạo, chính trị, kèm theo

đó là vai trò phát triển công nghiệp và giáo dục để xây dựng đất nước giàu mạnh, đồngthời trả các món nợ cho Nhật Bản để đất nước được độc lập kinh tế

2 Định nghĩa về한한 trong các từ điển

“Khi nói đến phụ nữ, người ta thường mô tả họ trái ngược với nam giới qua đặctrưng khác biệt về sinh lý Tuy nhiên, sự khác biệt giới tính không chỉ đơn giản dựa trênyếu tố sinh học, mà còn là cấu trúc xã hội và văn hóa trong khi trải qua những trải nghiệmkhác nhau theo giới tính, tức là cơ chế khác biệt của một cấu trúc xã hội cụ thể Trên thực

tế, sự khác biệt về mô hình hành vi và tính cách theo giới tính có thể được tìm thấy trong

sự tương tác phức tạp giữa các yếu tố quyết định sinh học và các yếu tố văn hóa xã hội

Trang 12

Từ quan điểm sinh học, vai trò khác nhau của nam và nữ trong chức năng sinh sản có thểảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển tâm lý của nam và nữ.”

nữ mới” (New Woman) Kim Won-ju, biên tập viên của tạp chí여여여 đã định nghĩa rằng:

" Người Phụ nữ mới là người phá vỡ quy tắc đạo đức đã kìm nén cô ấy bấy lâu nay, và là người có một cuộc sống khai sáng cho bản thân họ về tự do, quyền lợi của bản thân và cuộc sống bình đẳng không phân biệt giới tính.”1

Những người phụ nữ mới đã xuất hiện từ khi Hàn Quốc kí hiệp định Giang Hoa

1876, tuy nhiên phải đến năm 1920 mới có một định nghĩa đàng hoàng cho những đốitượng này.여여여 (여여 여 ) là một thuật ngữ mới được hình thành trong giai đoạn này, màtrước đó nó không hề tồn tại hay được dùng.여 (여, tân) là những cái mới mẻ, trong khi đó

여여 (여 여, nữ tính) để chỉ những người phụ nữ Trước 1920, người phụ nữ được gọi bằngnhững từ여여여(여여여), 여여 (여여), 여여 (여여) trong đó xác định rõ vai vế và địa vị của ngườiphụ nữ trong căn nhà2 Người phụ nữ phải sống dựa vào cha mình (khi chưa kết hôn) vàtuân theo chồng (khi đã lập gia đình) theo chuẩn mực Nho giáo của xã hội phương Đông.Việc thành lập một danh từ mới để chỉ về người phụ nữ mà trong danh từ đó chữ 여여chỉđơn giản nói lên bản dạng giới của người đó chứ không bao hàm nghĩa vụ và vị trí của họtrong gia đình đã phần nào thể hiện sự khai phóng và đổi mới trong tư tưởng con ngườilúc bấy giờ Nổi lên như một tia sáng mới mẻ trong xã hội còn đậm chất tư tưởng Khổnggiáo thời đó,여여여 như thách thức một xã hội cũ còn đầy quan niệm bảo thủ và cố hữu.Thuật ngữ 'phụ nữ mới' là một từ mới xuất hiện từ miệng của một số tri thức mới từ những năm 1910 Bắt đầu từ những năm 1920, thuật ngữ này trở nên phổ biến trong giớitrí thành thị 'Người phụ nữ mới' ban đầu được dùng để chỉ những phụ nữ được giáo dụcmới, nhưng dần dần nó được dùng để chỉ những phụ nữ mặc quần áo phương Tây, cắt tócngắn và trang điểm dạo phố Vào thời điểm đó, người phụ nữ mới không chỉ đơn giản lànói đến những người phụ nữ sống một kiểu sống mới mà trước đó khi Kim Myeong-soon,

Na Hye-seok và Kim Il-yeop, những người được gọi là thế hệ phụ nữ mới đầu tiên, hoạtđộng tích cực, sự ca ngợi dành cho phụ nữ mới đạt đến đỉnh điểm

Những người phụ nữ mới thế hệ đầu tiên chỉ trích gay gắt hệ thống gia đình phongkiến và hệ thống hôn nhân đã áp bức phụ nữ Đặc biệt, Kim Myung-soon, Na Hye-seok

và Kim Il-yeop, từng du học tại Nhật Bản, rất quan tâm đến vấn đề bất bình đẳng giới do

1  Young Na Kim, Being Modern: Representing the “New woman” and “Modern Girl” in Korean Art, Seoul N Uni

2  Han Hee Sook, Women Life During Joseon Dynasty, International Journal of Korean History(Vol.6, Dec.2004), p.113

12

Trang 13

ảnh hưởng của tư tưởng tự do mà họ gặp phải khi du học Họ nhấn mạnh sự cần thiết phảigiáo dục phụ nữ, đặc biệt phê phán mạnh mẽ chế độ hôn nhân kìm hãm và áp bức phụ nữ 

và tiêu chuẩn kép về giới được áp dụng khác nhau giữa nam và nữ

4 Sự xuất hiện “Phụ nữ mới” ở các quốc gia

4.1 Phương Tây:

  Phương Tây có lẽ là nơi khai sinh ra khái niệm “New Woman” Năm 1900, cụm

từ "New Woman" ban đầu được đặt ra bởi Henry James nhằm mô tả những người Mỹ xa

xứ sống ở châu Âu: “ Những người phụ nữ giàu có và nhạy cảm, có lẽ bởi khả năng tài chính mạnh mẽ của mình mà họ có cuộc sống độc lập và hành động quyết đoán”.3Thuậtngữ này đề cập đến những người phụ nữ thực hiện quyền kiểm soát cuộc sống của mình.Tuy nhiên, lần đầu tiên nó được sử dụng rộng rãi ở Hoa Kỳ là trong hai thập kỷ cuối củathế kỷ 19, đối tượng được nhắc tới chính là những cô gái có học thức và địa vị cao trong

xã hội Phần lớn trong số họ là những người được tiếp nhận giáo dục đại học Nổi bậttrong số đó phải kể đến Alice Freeman Palmer và bạn cùng lớp của cô ở đại họcMichigan và những cô gái như Lucy Salmon, Angie Chapin, và Mary Marston, được đàotạo tại hoặc giảng dạy tại các trường đại học dành riêng cho nữ giới Hoặc như ElizaMosher và Cora Benneson là hai sinh viên tốt nghiệp đầu tiên của Đại học Michigan, họtheo đuổi sự nghiệp của mình bằng con đường y hoặc luật Họ được đào tạo chuyênnghiệp, họ có ý thức xây dựng sự nghiệp và cuộc sống một cách tự chủ và độc lập trongsuốt quãng đời của mình Đó chính là những nhân vật đại diện cho một thế hệ mới củaphụ nữ Mỹ, một thế hệ mà độc lập khỏi sự kiểm soát của nam giới và có khả năng tổchức cuộc sống của họ tương tự như những phụ nữ độc thân ngày nay Những người theotrào lưu này tin rằng họ là người đại diện cho sự phát triển bản thân, tâm trí của họ khôngcòn chịu khuất phục trong công việc nội trợ gia đình hoặc phải sống và hy sinh tất cảnhững gì mình có cho gia đình Trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 20, thuật ngữ “NewWoman” được sử dụng để mô tả tất cả những nhà cải cách: nhà cải cách, vận động viên,nhà khoa học Tờ báo Jazz Age năm 1920, đã viết về những người phụ nữ mới với tư tưởng phóng khoáng, hướng tới tự do tình dục và cá nhân và có trách nhiệm về cuộc sốngcủa họ về cách cư xử và chuẩn mực đạo đức, quyền được uống rượu hoặc mặc váy ngắn

và đặc biệt nhấn mạnh đến việc thoát khỏi sự kiểm soát của nam giới Ví dụ như DaisyMiller, một nhân vật trong tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Mỹ Henry James đã có đoạnkhẳng định rằng: "Tôi chưa bao giờ cho phép một quý ông ra lệnh cho tôi hay can thiệp vào bất cứ điều gì tôi làm."

3   Alice Freeman Palmer, A defnition o the “The New Woman”, The Evolution o a New Woman, a 1993 biography by Ruth Bordin.

Trang 14

Hình 1.1 Nhân vật Daisy Miler trong bộ phim chuyển thể từ tiểu thuyết của nhà

văn Henry James4

4.2 Phương Đông (Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc):

*Trung Quốc:

Trước đây, phụ nữ Trung Quốc bị rằng buộc bởi nhiều quy cũ hà khắc và khôngđược pháp tham vào những hoạt động chính trị, kinh tế hay xã hội Trong hàng ngàn nămlịch sử, người phụ nữ Trung Quốc đã phải sống với nhiều quy tắc trật tự bất bình đẳngcủa xã hội gia trưởng trọng nam khinh nữ Vào thời kỳ này, phụ nữ hoàn toàn không cótiếng nói trong cả gia đình và xã hội Thế nhưng cùng với sự phát triển của xã hội vị thế của người phụ nữ Trung Quốc cũng dần dần thay đổi Đã có nhiều chính sách được thựchiện để thúc đẩy bình đẳng giới tại Trung Quốc dưới thời đại Mao, tập tục bó chân củangười Trung Quốc cũng dần biến mất cho thấy nhận thức của họ đang dần được thay đổi.Phụ nữ cũng tham gia làm việc để tăng năng suất lao động vào thời kỳ này, tuy nhiên họvẫn còn chiếm số ít và hiếm khi nắm giữ các vị trí quan trọng Dù vậy, sự tham gia củaphụ nữ vào lực lượng lao động đã khiến cho vị thế của phụ nữ được nâng lên đáng kể khi

mà phụ nữ có thể đảm nhận các vai trò truyền thống của nam giới Cùng với quá trìnhtoàn cầu hóa, phụ nữ Trung Quốc đã tham gia vào vào phong trào phụ nữ quốc tế Họcũng tham gia vào chính trị mặc dù tỷ lệ tham gia lãnh đạo thấp Có thế thấy vị thế củaphụ nữ Trung Quốc đã thay đổi và được cải thiện rõ rệt, từ những người phụ nữ phải sống

lệ thuộc vào đàn ông nay họ đã có thể quyết định và chủ cuộc sống của bản thân

4  Ngu ồ n:

https://m.cinemagia.ro/flme/daisy-miller-9654/images/2192123/#PhotoSwipe168365518905 6

14

Trang 15

Hình 1.2 Ba chị em họ Tống, những người có sức ảnh hưởng lớn đến phụ nữ Trung Hoa

*Nhật Bản:

Ở thời kỳ trước, phụ nữ Nhật Bản chỉ tập trung vào công việc chăm sóc gia đình

và không tham gia phụ trách kinh tế Trong xã hội phân biệt giới tính Nhật Bản, phụ nữ luôn là những người yếu thế và phải nghe theo lời của đàn ông Dù bị đối xử và chịunhiều bất công nhưng những phụ nữ Nhật Bản theo dòng chảy của thời gian sự phát triểncủa xã hội thị họ cũng dần có sự thay đổi thay đổi trong nhận thức về địa vị của của mìnhtrong gia đình xã hội Từ sau thế chiến thứ hai, kinh tế Nhật Bản phát triễn mạnh mẽ cùngvới tốc độ phát triển nhanh chóng của quá trình đô thị hóa đã làm cho nhiều người từ nông thôn đi đến thành phố để phát triển công ăn việc làm Điều này đã làm cho vị trítrong gia đình có sự thay đổi khi người đàn ông đi làm kiếm tiền và người vợ sẽ chăm lotoàn bộ mọi việc trong gia đình, khác với trước đây là người đàn ông sẽ quản lý toàn bộmọi việc trong gia đình Vì vậy, vị thế của người phụ nữ trong gia đình đã có sự thay đổi,phụ nữ dần có vị thế cao hơn trong gia đình Cũng sau thế chiến thứ hai, công cuộc xâydựng đất nước sau chiến tranh đã đưa phụ nữ tham gia vào kinh tế Từ đây, vai trò củaphụ nữ cũng đã thay đổi so với hình ảnh người phụ nữ mẫu mực của gia đình như trướcđây Từ những ảnh hưởng của các phong trào đấu tranh đòi bình đẳng giới trên thế giới,phụ nữ Nhật Bản cũng có đã bắt đầu đầu tranh đòi quyền lợi cho mình Trong đó Đại hộiPhụ nữ toàn cầu lần thứ nhất diễn ra năm 1975 và Thập niên Quốc tế Phụ nữ (1976 – 1985) đã đem đến những thay đổi quan trọng về vị thế xã hội của người phụ nữ NhậtBản Thập niên 80 của thế kỷ XX, phụ nữ Nhật Bản đã có quyền lựa chọn cuộc sống củamình là ở nhà làm nội trợ hay đi làm hoặc là tham gia các hoạt động xã hội Ngày nay, sốlượng phụ nữ Nhật Bản tham gia và nắm giữ các chức vụ cao trong cơ quan nhà nướcngày càng tăng Không những thế, phụ nữ Nhật Bản cũng nắm nhiều chức vụ quan trọngtrong cơ quan, tổ chức quốc tế

5 Ngu ồ n:https://ko.wikipedia.org/wiki/%EC%8B%A0%EC%97%AC%EC%84%B1#/media/%ED

%8C%8C%EC%9D%BC:Soong_sisters_in_their_youth.jpg

Trang 16

Hình 1.3 Ichiyo Higuchi, nữ nhà văn hiện đại đầu tiên thời Minh Trị, chân dung của bà

xuất hiện trên tờ 5.000 yên6

*Hàn quốc:

Từ sau giải phóng năm 1945, nhận thức và vị thế của người phụ nữ Hàn Quốc đãbắt đầu có sự thay đổi vì họ đang từng chút tiếp xúc với nền văn minh phương Tây và trảinghiệm cuộc sống hiện đại từ thời kỳ khai sáng Mặc dù sự thay đổi này chỉ tập trung vàomột số ít phụ nữ có học vấn nhưng cùng với quá trình đô thị hóa hiện đại hóa thì sự thayđổi này sẽ nhanh chóng lan rộng ra với nhiều người phụ nữ hơn Tuy nhiên, vào nhữngnăm 1950 cuộc sống của phụ nữ Hàn Quốc một lần nữa bị bó hẹp trong sự áp bức dân tộc

và ách gia trưởng sau khi trải qua thời kỳ chính quyền quân sự của Hoa Kỳ và Chiếntranh Triều Tiên Mãi đến sau khi phong trào dân chủ hóa lên đỉnh điểm vào năm 1987thì xu hướng này mới dần thay đổi Vào những năm 1990, nhận thức xã hội về phụ nữ mới bắt đầu trở nên dân chủ hóa hơn Điều này đã làm cho việc giải quyết các vấn đề về

tư tưởng gia trưởng và phân biệt giới tính lan rộng ra nhiều nơi hơn Dù vậy nhưng chỉ sốbình đẳng giới của Hàn Quốc vẫn còn thấp so với những nước phương Tây Sau khi giảiphóng thì đóng góp của phụ nữ vào công nghiệp hóa và tăng trưởng kinh tế của HànQuốc là rất lớn Phụ nữ không chỉ tập trung vào thi trường lao động mà còn quán xuyếnhầu hết các công việc nội trợ trong gia đình Từ những năm 2000, xã hội Hàn Quốc đangđược cấu trúc thành một hệ thống tân tự do hơn nhiều trong bối cảnh kinh tế trì trệ hơnsau khi thị trường lao động tăng tốc độ linh hoạt sau cuộc khủng hoảng năm 1997 Chủnghĩa tư bản công nghiệp và sự lan rộng của chủ nghĩa nữ quyền đã nâng cao hơn nữa vịthế của phụ nữ

6  Ngu ồ n:

https://en.wikipedia.org/wiki/Ichiy%C5%8D_Higuchi#/media/File:Higuchi_Ichiyou.png

16

Trang 17

Hình 1.4 Những ngời phụ nữ trong nền giáo dục khai phóng ở Hàn Quốc đầu

thế kỉ XX7

 Như chúng ta đã thấy, sự xuất hiện của “Phụ nữ mới” xuất hiện không phải nội sinh trong đất nước Hàn Quốc, mà được phương Tây du nhập vào Nhật Bản thông qua phong trào Duy Tân Minh Trị diễn ra vào cuối thế kỉ XIX Qua việc Nhật Bản xâm chiếm Hàn Quốc, xu hướng đưa con em thuộc gia đình có thế lực và tài chính ra nước ngoài trở nên thịnh hành và Nhật Bản là một trong những điểm đến được ưa chuộng lúc bấy giờ Thông qua đó, những người phụ nữ trẻ đã học về những nền văn hóa mới cùng với những lối tư duy mới mẻ, lột bỏ lối suy nghĩ bị kìm hãm bởi tư duy Nho giáo cổ hủ và bất công.

7  Nguồn: https://m.khan.co.kr/culture/art-architecture/article/201712271514001

Trang 18

CHƯƠNG 2: “PHỤ NỮ MỚI” Ở HÀN QUỐC THẾ KỈ XIX- XX

1 Phụ nữ trong thời phong kiến ở Hàn Quốc

1.1.Thời Joseon và quan điểm về phụ nữ 

Ngưởi Joseon tin rằng, trong tổng số nhân loại thì phụ nữ chiếm một nửa NgườiJoseon coi phụ nữ phải có một tấm lòng thật thà và chung thủy Trong thần thoại cổDangun, việc Hùng Nữ hóa thân từ gấu cho thấy người thời đó coi trọng đức tính kiên trìnhẫn nại, chịu đựng khó khăn và yêu thương chồng mình thật lòng Những người phụ nữ trong thần thoại khoác lên mình những đức tính kiên nhẫn và tiết chế bản thân, chăm lonội trợ đã trở thành hình mẫu cho người phụ nữ noi theo suốt hàng ngàn năm.8 Như thế,trong tầng lớp lao động thường dân, có nhiều người phụ nữ đã phải sống một cuộc sốngkhổ cực do phải làm việc cả ngày Họ không được phép biểu lộ cảm xúc hay khát khaođược vui chơi giải trí Phụ nữ đức hạnh là phụ nữ không được làm điều sai trái với chồng,không được ly hôn và kết hôn lần hai với ngời đàn ông khác Như vậy có thể thấy, phụ nữ sống trong âm thầm, câm lặng, chỉ biết phục tùng nam giới là hình ảnh ở Joseon thờiphong kiến

Trong truyện kể về Hoàng Hậu Nhân HIển, một nhân vật tiêu biểu của phụ nữ thờiJoseon, miêu tả bà khi chưa xuất giá như sau: “Nàng Nhân Hiển nhanh nhẹn tháo vát vớitài nữ công gia chánh Nàng trong sáng, ít nói và nghiêm nghị, không ai biết nàng có tâm

sự gì Nàng luôn cư xử nhẹ nhàng, ôn hòa, lễ phép, hiếu nghĩa, chu đáo, chững chạc,đoan trang và độ lượng Nàng như được gió xuân ấm áp bao bọc cùng với những áng mâylành nên chẳng ai dám ngước nhìn Sự thằng thắn và cao thượng của nàng Nhân Hiểnđược ví như vàng, như ngọc, như cây tùng, cây bách Từ nhỏ, nàng In Hyeon đã khôngthích sự đùa cợt và xa xỉ Nhân Hiển quang minh chính đại và giỏi hàng trăm công việc.Tuy thông thạo văn chương và am tường lịch sử, nhưng nàng luôn tỏ ra khiêm tốn, nênnàng được cha mẹ và các anh em họ hàng hết mực yêu thương.” 9Qua đây ta có thể thấyđược hình mẫu tiêu biểu của người phụ nữ thời Joseon được coi là đẹp khi có dung mạođoan trang phúc hậu, và tính cách trầm lắng sắc sảo, lễ nghĩa, nhu mì

8  여여여, 2010, 여여 여여 여 여여, 여여여여여여여여여

9

 Chung Eun Im, Hoàng Hậu In Hyeon truyện, NXB Văn hóa- Văn nghệ.

18

Trang 19

1.2.Những hạn chế mà người phụ nữ phong kiến phải cam chịu

Xã hội phong kiến Hàn Quốc là một xã hội mà tầng lớp Lưỡng ban (quý tộc) nắmgiữ sức mạnh to lớn và có khi lấn át quyền lực của Hoàng tộc Đặc biệt vào thời Joseon,khi mà tư tưởng Tân Nho Giáo được tiếp thu và áp dụng một cách chặt chẽ, những ngườithuộc tầng lớp quý tộc đã ra sức xây dựng một xã hội tuân theo những quy tắc, luật lệnghiêm khắc của hệ tư tưởng này Phụ nữ thời Joseon được chia ra nhiều tầng lớp khácnhau, trong đó bao gồm: phụ nữ trong gia đình hoàng tộc, phụ nữ trong gia đình Lưỡngban (quý tộc), thường dân và nô lệ Vai trò và giá trị của người phụ nữ trong thời kì nàycũng bị ảnh hưởng rất nhiều, như phụ nữ phải giữ gìn tiết hạnh của mình cho tới khi được

gả về nhà chồng, việc tái hôn sau khi chồng qua đời là một việc hết sức bị cấm cản Xãhội thời kì này chứng kiến sự thay đổi chế độ hôn nhân từ 여여여여여- 여여여여여 - Nam quy nữ gia hôn, chú rể sau kết hôn sẽ ở nhà vợ) thành 여여여여- 여여여여- Thân nghinh chế độ, cô dâuphải theo về nhà chồng10) Bên cạnh đó, người phụ nữ sau kết hôn còn được chia thànhhai loại là chính thất (thê) và vợ lẽ (thiếp), những người con của chính thất trong nhà mớiđược quyền thừa kế gia sản Do những nỗ lực truyền bá mạnh mẽ của giới quý tộc Joseon

mà những tư tưởng này đã lan rộng và gây ra sự hạn chế mạnh mẽ đến quyền lợi và sự tự 

do của người phụ nữ

Hình 2.1 Đám cưới thời Joseon.11

Thời Goryeo, khi mà người phụ nữ vẫn có cho mình những quyền lợi trong cuộcsống hàng ngày, cuộc sống của họ có phần tự do hơn Tuy nhiên, sự sụp đổ của Goryeođược các học giả Joseon nhận định một phần nguyên nhân của nó là do sự thiếu quy tắctrong các chuẩn mực xã hội hằng ngày Chính vì thế, để tránh mắc phải sai lầm dẫn đến

sự suy tàn của một quốc gia, đồng thời mong muốn xây dựng một quốc gia có tính ổnđịnh lâu dài, giới cầm quyền đã tiếp thu tư tưởng Tân Nho Giáo với đặc điểm hà khắc trở 

10   Han Hee Sook, Women Life During Joseon Dynasty, International Journal of Korean History (Vol.6, Dec.2004), p.127

11

Nguồn: https://ncms.nculture.org/ceremonial/story/1512

Trang 20

thành hệ thống tư tưởng chính trị Một sản phẩm của thời kì đó là 여여여- 여여여- Nội ngoạipháp, mà theo đó, nam giới sẽ lo xử lý những công việc bên ngoài (여), còn phụ nữ sẽphải lo những công việc bên trong nhà (여) 여여여여- 여여여여- Kinh tế Lục điển, được banhành thời vua Sejong (1418- 1450) có nhửng quy định về những điều mà phụ nữ bị cấmđoán, đặc biệt đưa ra những áp đặt hạn chế sự giao tiếp giữa hai giới nam và nữ Phụ nữ thời kì này bị cấm đi viếng đền chùa và các địa điểm thờ tự, các nhà sư cũng không thểđến thăm những góa phụ Bên cạnh đó, nam và nữ không được phép đi cùng một conđường, không được gặp nhau ở chợ và càng không được sống ở những khu vực gần nhau.Nội ngoại pháp gây ảnh hưởng sâu sắc đến cuộc sống và sinh hoạt của người phụ nữ, nó

áp đặt những hạn chế vô cùng nghiêm trọng lên cuộc sống con người lúc bấy giờ Theo

đó, phụ nữ thuộc mọi tầng lớp, trừ nô lệ, đều phải che kín khuôn mặt của họ khi rađường Tầng lớp quý tộc sử dụng 여여 và được tháp tùng khi ra ngoài bằng ngựa hoặckiệu, còn tầng lớp thường dân thì sử dụng여여 여여, việc sử dụng phục trang khác nhau như vậy cũng nhằm thể hiện thân phận và điạ vị của người đó Hơn thế nữa, con người trong

xã hội thời đó cũng cố gắng chia tách sự gặp gỡ và tiếp xúc giữa nam và nữ Trong khuônviên ngôi nhà, chỗ ở của nam và nữ được chia tách riêng biệt, khu vực dành cho nữ giớisinh sống là여여còn khu vực của nam giới là 여여여 cho thấy nỗ lực cô lập hai giới Trongthời kì này, tư tưởng 여여여여- Nam tôn nữ ti, cũng trở nên vô cùng phát triển Nam giớiđược ví như quẻ Càn (tượng trưng cho trời), còn phụ nữ được ví như quẻ Khôn (tượngtrưng cho đất) Thông qua cách lý giải này, vị trí của người nam được đặt lên trên người

nữ trong mối quan hệ xã hội là điều hoàn toàn thuận tự nhiên, phụ nữ phải chịu sự áp đặt

từ nam giới là điều không thể bàn cãi Sơ kì Joseon, Tân Khổng Giáo mới chỉ xuất hiện

và chưa thực sự gây ảnh hưởng mạnh mẽ Nhưng từ trung kì và hậu kì trở về sau, nó đãtrở thành một nền tảng vững chắc và chi phối người dân Người phụ nữ sống trong thời kìnày phải chịu đựng nhiều sự khác nghiệt và bất công, những hoạt động xã hội của họ bịhạn chế một cách nghiêm ngặt và cuộc sống bị thu hẹp lại đáng kể Những người phụ nữ tái hôn hoặc ly dị chồng được xã hội xem như điều xấu hổ, và con cái hoặc người thâncủa họ không được tham gia vào những vị trí quan trọng của bộ máy nhà nước Ngườiphụ nữ có tới bảy điều lỗi (thất xuất) nếu vi phạm sẽ bị chồng từ bỏ, nhưng chỉ có 3 điều

để bảo vệ bản thân (tam bất khả xuất)

20

Trang 21

 Hình 2.2 Bên trái là여여bên phải là여여 여여12

Việc giáo dục phụ nữ trong thời kì này không được chú trọng so với nam giới Chỉnhững phụ nữ thuộc tầng lớp quý tộc và hoàng gia là được dạy dỗ tử tế Rất hiếm nhữnggia đình thường dân có con gái học hành đến nơi đến chốn và điều đó càng không xuấthiện ở tàng lớp nô lệ Tuy vậy, những gì họ được dạy là quy tắc ứng xử trong các mốiquan hệ với cha, chồng và con mình, và cách trau dồi những đức tính cần có của mộtngười phụ nữ Từ thời vua Sejong, vị vua này đã cho biên soạn nhiều sách có giá trị giáodục tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ nữ, sống theo những quy chuẩn đạo đức của một

xã hội Nho giáo Những cuốn sách như여여여여여- 여여여여여- Tam cương hành thực đồ, nói

về những tấm gương đạo đức nổi tiếng nhân gian;여여- 여여- Nội huấn, một cuốn sách củaVương hậu Sohye hướng tới phụ nữ tầng lớp quý tộc về những quy tắc tứng xử trong sinhhoạt hằng ngày, cùng với những cách thức xử lý khi trong nhà có những sự việc như hiếu,

hỷ, tang, lễ,… Ngoài ra, ở các trường học cấp địa phương 여여- sở học, thường chú tâmgiảng dạy về những nguyên lý và đạo đức cơ bản của con người và nhấn mạnh tính trật tự của một xã hội Theo đó, một nước không thể có hai vua và vợ thì chỉ được phép có mộtchồng duy nhất suốt đời Thời đó, không có ai là không biết 여여여여-여여여여- Tam tùng chiđạo, là quy tắc mà bất cứ người phụ nữ nào cũng phải tuân theo suốt cuộc đời Khi còn ở nhà phải tuân theo lời cha, khi đã kết hôn phải theo sự chỉ bảo của chồng, và nếu có contrai phải nghe theo con Ngoài ra người phụ nữ phải trau dồi những phẩm chất như công,dung, ngôn, hạnh của mình nhằm làm tốt công việc của người phụ nữ trong nhà. Tầnglớp Sĩ đại phu 13cũng đã xuất bản nhiều cuốn sách nhằm truyền bá tư tưởng, phụ nữ 

Trang 22

phải giữ gìn đức hạnh và trinh tiết, rằng không có gì quý hơn sự trong trắng củangời phụ nữ Điều này dẫn đến những người phụ nữ đã từng có quan hệ trước hônnhân được xem là nỗi ô nhục cho một gia đình và những góa phụ có chồng mấttrong chiến tranh hoặc bệnh tật sẽ phải sống trong cô độc suốt đời Nhìn chunggiáo dục dành cho phụ nữ thời này chủ yếu hạn chế sự phát triển của họ Nhữngđiều giảng dạy chỉ xoay quanh đức hạnh, trinh tiết, và những công việc nội trợ màkhông hề giúp họ giải phóng những giá trị tiềm ẩn bên trong mình Điều này còngây sự lệ thuộc của phụ nữ đối với nam giới và khiến cuộc đời họ cam chịu nhiềubất công.

2. Nguyên nhân hình thành

2.1. Nguyên nhân chủ quan

Trong thời kỳ 19-20, phụ nữ Hàn Quốc đã phải đối mặt với rất nhiều định kiến vàhạn chế trong xã hội Như là phụ nữ chỉ nên ở nhà và chăm sóc gia đình, đây là quanniệm truyền thống của xã hội Hàn Quốc ở thời kỳ đó, khi mà phụ nữ được coi là ngườichịu trách nhiệm chính trong việc nuôi dưỡng gia đình và phải tuân thủ các quy tắc vàtruyền thống của gia đình Ngoài ra Phụ nữ thời đó không được phép học hành và đượcgiáo dục chỉ để trở thành một người vợ tốt Trong các hoạt động xã hội phụ nữ đều khôngđược phép tham gia.Tuy nhiên, sau khi Hàn Quốc trở thành một quốc gia công nghiệphóa, phụ nữ đã được phép học hành và tham gia vào các ngành nghề khác nhau Xã hộiHàn Quốc đã trải qua nhiều thay đổi trong tất cả các lĩnh vực trong thời kỳ chuyển đổi từ 

xã hội truyền thống sang hiện đại từ nửa sau thế kỷ 19 đến đầu thế kỷ 20 và trong thời kỳ

đó Phụ nữ Hàn Quốc cũng đã tham gia vào việc xây dựng một quốc gia hiện đại Như vậy nhận thức và định hướng của người phụ nữ đã thay đổi từ thời điểm này, họ cũngnhận thấy được sự bất công của xã hội và định kiến đối với họ và bắt đầu đấu tranh vàthay đổi nó Trong giai đoạn từ những năm 1890, phụ nữ đã thoát khỏi sự thống trị vàtiền đề của nam giới gia trưởng truyền thống và bắt đầu chủ trương cá tính, bình đẳng vàgiải phóng bản thân khỏi sự ràng buộc và định kiến xưa và “phụ nữ mới” cũng được xuấthiện

2.2. Nguyên nhân khách quan

Liên quan đến sự xuất hiện của “phụ nữ mới”, thì người ta cho rằng Cơ đốc giáo làmột trong những yếu tố quan trọng chính là các nhà truyền giáo Thiên chúa giáo lúc bấygiờ Giáo dục phụ nữ được thúc đẩy thông qua việc thành lập cơ sở giáo dục dành chophụ nữ trong khi tiến hành các hoạt động truyền giáo Vào thời điểm này, nhận thức về ýthức phụ nữ thông qua giáo dục đã dẫn đến nhiều hoạt động hiện đại Cụ thể Vào đầunhững năm 1900, với chế độ gia trưởng sâu sắc, những người phụ nữ lúc bấy giờ bị cấm

ra ngoài Cuộc sống của phụ nữ là học việc nhà và được nuôi dạy như một người con dâutuyệt vời Tuy nhiên, một số xã hội đã có động thái từ chối cuộc sống của những người

22

Trang 23

phụ nữ này thông qua giáo dục phụ nữ và để lại tiếng nói của họ đã xuất hiện, và họ đượcgọi là “phụ nữ mới” ‘Người phụ nữ mới' đề cập đến một hình ảnh mới về phụ nữ trongthời kỳ hiện đại, những người nêu ra các vấn đề về bất bình đẳng xã hội, chính trị và thểchế đối với phụ nữ và theo đuổi tự do và giải phóng Đây là một hiện tượng toàn cầu bắtđầu ở Châu Âu và Hoa Kỳ vào cuối thế kỷ 19 và được sử dụng ở các nước Châu Á như Nhật Bản và Joseon vào đầu thế kỷ 20 Năm 1886, Trung tâm Giáo dục Phụ nữ đầu tiênđược mở cửa Tiếp đó, nhiều trường nữ sinh đã được thành lập vào năm 1895 như Họcviện Nữ thần một trường Cơ đốc giáo và Trường Nữ sinh Jinmyeong, một trường nữ tư thục vào năm 1906 Ngày càng có nhiều phụ nữ được trao cơ hội giáo dục Ngoài ra, tư tưởng bình đẳng nam nữ đã được truyền bá đến phụ nữ Trong bầu không khí xã hội này,vào năm 1908 chính phủ đã công bố sắc lệnh số 22 về việc thực hiện giáo dục phổ thôngtrung học cho phụ nữ Theo đó, trường nữ sinh trung học phổ thông tỉnh được quản lý đãđược thành lập Việc thành lập trường nữ sinh quản lý đã làm cho giáo dục phụ nữ trở nên tích cực hơn Chỉ có 90.000 phụ nữ đi học bình thường Cùng với việc mở rộng giáodục cho phụ nữ, cái gọi là “phụ nữ mới” cũng tăng lên Nữ tiến sĩ đầu tiên của đất nướcHàn Quốc Kim Hwal Ran, là một người phụ nữ mới tiêu biểu vào thời điểm đó ParkEsther, nữ du học sinh Mỹ đầu tiên, đã trở thành nữ bác sĩ đầu tiên vào Hàn Quốc.

3. Những đặc trưng chính của trào lưu này

3.1. Những thay đổi về ngoại hình

*Cách ăn mặc

Thuật ngữ 'người phụ nữ mới' bắt nguồn từ Châu Âu và Châu Mỹ vào cuối thế kỷ

19 và được sử dụng ở Nhật Bản và các nước Châu Á khác vào đầu thế kỷ 20 Mặc dù có

sự khác biệt trong định nghĩa về khái niệm giữa các quốc gia, nhưng có thể nói rằng đó làmột hình ảnh mới thay đổi về phụ nữ trong thời kỳ hiện đại, đặt ra các vấn đề về bất bìnhđẳng xã hội, chính trị và thể chế vốn chỉ giới hạn ở phụ nữ theo đuổi tự do và giải thoát.Trong trường hợp của Joseon, phụ nữ có học thức và có học hiện đại xuất hiện sau nhữngnăm 1890, và thuật ngữ này bắt đầu được sử dụng trên các phương tiện truyền thông vàtạp chí lớn từ những năm 1910 và được sử dụng thường xuyên từ giữa những năm 1920đến cuối những năm 1930 Trong xã hội Joseon vào thời điểm đó, sau khi hệ tư tưởngthống trị của Nho giáo mới được thiết lập vững chắc sau thế kỷ 17, một trật tự gia trưởnglấy nam làm trung tâm triệt để đã được thi hành, và địa vị xã hội của phụ nữ lúc bấy giờ 

là rất kém Đặc biệt, trách nhiệm mang thai, sinh nở, nuôi dạy con cái và nội trợ do hônnhân gây ra đã cản trở phụ nữ tham gia các hoạt động xã hội Những người chống lại tìnhtrạng phân biệt đối xử với phụ nữ và để lại tiếng nói của họ đã xuất hiện, và họ được gọi

là · phụ nữ mới' Khi quá trình hiện đại hóa trang phục phát triển, văn hóa trang phụcphương Tây được du nhập và trang phục truyền thống dần chuyển sang phong cáchphương Tây Đặc biệt, có một phong trào để tạo ra những bộ quần áo thoải mái và thiếtthực, không cản trở các hoạt động xã hội của phụ nữ bằng cách cải tiến quần áo. Mặc một

Trang 24

bộ hanbok cải tiến với một chiếc jeogori dài, xếp ly rộng và mặc một chiếc váy ngắn để

lộ bắp chân, hay quấn một chiếc khăn choàng bên ngoài chiếc váy và để tóc ngắn và đigiày cao gót, là diện mạo điển hình của một người phụ nữ mới tại thời điểm đó Hìnhtượng này hoàn toàn khác với hình ảnh người mẹ, người vợ trong xã hội Nho giáo truyềnthống Sự che giấu luôn được yêu cầu đối với phụ nữ trong nền văn minh Nho giáotruyền thống Vẻ đẹp hình thể, khả năng tình dục, v.v của phụ nữ được che giấu và vẻđẹp bên trong được nhấn mạnh Người ta nói rằng họ mặc nhiều lớp váy dưới ngực đểcác đường nét cơ thể phụ nữ không bị lộ ra nhiều nhất có thể Trái ngược với truyềnthống này, trong thời hiện đại, thay vì che giấu, người ta lại theo đuổi việc tiết lộ, chegiấu bị coi là áp bức, và tiết lộ được nhấn mạnh là giải phóng và tự do

Hình 2.3 (Trái) Hình minh họa đơn giản hóa quần áo từ những năm 1900 đến 1920 (Bảotàng Quốc gia Daegu) (Phải) Đồng phục nữ hanbok, những năm 1910, ( Bảo tàng Sứ 

mệnh Y tế)Vào những năm 1900, hanbok trở nên đơn giản hơn Chiều dài của jeogori được rút ngắn,đường dưới nách được kéo dài và cổ áo được bo tròn Với sự thay đổi về hình dạng củahanbok, quần áo trắng bị cấm và quần áo màu bắt đầu được khuyến khích

24

Trang 25

Hình 2.4 (Khoảng năm 1910, phụ nữ bắt đầu sử dụng ô thay cho quần áo dài (trái).Trang phục hanbok của nữ sinh (giữa) trong phong trào độc lập Vào những năm 1930,

họ bắt đầu cài khuy hoặc trâm cài thay vì puss, đi tất và đi giày thay vì tabi (phải) (Bảo

tàng Quốc gia Daegu)

Hình 2.5 Nữ diễn viên Han Hyo Joo trong bộ Hanbok cách tân thời Nhật trị, phim Love

Lies (2016)14 14

 Nguồn: Pinterest

Trang 26

Hình 2.6 Trang phục của phụ nữ đầu thế kỉ XX.

Hình 2.7 Sự thay đổi của đồng phục nữ sinh Hàn Quốc thế kỉ XX16

Trang 27

Phụ nữ mới đề cập đến những phụ nữ trẻ nhận được nền giáo dục mới trong nhữngnăm 1920 và 1930 Họ thường được trang bị với vẻ ngoài khác thường như tóc bồng bềnh

và những chiếc thước kẻ ngắn Vì thể hiện quyết tâm cắt bỏ kiếp nô lệ trong mái tóc dài,

cô còn được gọi là cô gái hiện đại Đặc biệt, kiểu tóc bồng bềnh của phụ nữ bắt đầu thịnhhành từ những năm 1920 và tồn tại rất lâu cho đến giữa đến cuối những năm 1930 Có thểcoi tóc ngắn là một trong những biểu hiện tiêu biểu cho sự hiện đại của phụ nữ mới, đếnmức thuật ngữ 'cô gái hiện đại' (여여여 ) xuất hiện Tóc bồng bềnh, được gọi là 'modan' vàothời điểm đó, không chỉ đơn thuần là cắt tóc, nó còn có nghĩa là một biểu tượng tiến bộ

và một cải cách để từ bỏ ý thức cũ và chào đón một nền văn minh mới Tuy nhiên, cũngvào những năm 1920, một số phụ nữ mới theo con đường xã hội chủ nghĩa đã từ bỏ máitóc bồng bềnh và quay trở lại kiểu tóc truyền thống đề đến gần hơn với công chúng khimái tóc bồng bềnh không được công chúng dễ dàng đón nhận. Choi Seung-hee trở lạiHàn Quốc vào năm 1929 sau khi hoàn thành các khóa học khiêu vũ ở Nhật Bản Tuynhiên, nhiều phụ nữ mới nhìn thấy bức ảnh của cô gái tóc ngắn đã rất ngạc nhiên Mái tócngắn của Choi Seung Hee không uốn theo kiểu tóc bob dài mà rẽ ngôi sang hai bên Xuhướng cắt tóc ngắn là dòng chảy mạnh mẽ của thời đại không thể ngăn chặn Từ khoảngnăm 1934, những làn sóng tóc ngắn thổi qua đất nước Không cần phải nói đến sự đơngiản của mái tóc bồng bềnh, đó còn là một 'kiểu tóc bình đẳng' không phân biệt giàunghèo, địa vị xã hội Tóc bồng bềnh là một kiểu tóc thời thượng giữa kiểu tóc kẹp và uốn

truyền thống

Hình 2.8.여여여17

17

 Nguồn: https://m.khan.co.kr/article/200409081822271

Trang 28

Sau khi mở cảng theo Hiệp ước đảo Ganghwa (1876), các kỹ thuật trang điểm và phươngpháp thẩm mỹ mới xâm nhập vào Hàn Quốc, văn hóa trang điểm của Hàn Quốc cũngđứng trước những thay đổi và bước ngoặt mới Các phương pháp làm đẹp thông thường,

mỹ phẩm và phương thức sản xuất và phân phối mỹ phẩm đã thay đổi sang các loại mỹphẩm và phương pháp trang điểm mới Mỹ phẩm nhập khẩu từ nước ngoài như TrungQuốc, Nhật Bản và Nga đã trở nên phổ biến rộng rãi Mỹ phẩm nhập khẩu chủ yếu làkem, phấn, xà phòng và nước hoa, rất được phụ nữ ưa chuộng vì bao bì sản phẩm đẹp vàchất lượng tuyệt vời Một ví dụ về sản phẩm như vậy là ‘여여여(여여여,여여여여)’, nhưng nóhầu như chỉ được sử dụng bởi phụ nữ thuộc tầng lớp thượng lưu vì giá cao khi nhu cầu

18

 Nguồn: Wikipedia

28

Trang 29

tăng cao Đó là lý do tại sao여여여 (Bak Ga-bun), loại mỹ phẩm số một được bắt đầu sảnxuất trong nước lần đầu tiên, xuất hiện vào năm 1916, đã trở nên nổi tiếng nhờ giá rẻ và

dễ sử dụng Năm 1922, nó chính thức được cấp phép sản xuất và đăng ký dưới tên '여여여여여여여' Với sự thành công của Bak Ga-bun, phấn làm đẹp, dung dịch dưỡng da, kemdưỡng da làm trắng, kem dưỡng da và dầu dưỡng da cũng lần lượt được tung ra thịtrường Tuy nhiên, vì Bak Gabun có chứa chì nên nó gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng

và nó biến mất vào năm 1937 Sau đó, 여여여 (Oh Yeop-joo), một nữ du học sinh NhậtBản, đã mở tiệm làm tóc đầu tiên của mình tại Trung tâm thương mại Hwashin ở Jongno

và giới thiệu các kỹ thuật trang điểm mới và mỹ phẩm mới như kem vanishing. Ngoàiphấn phủ19, sáp thơm và kem dưỡng da cũng được sản xuất và bán, đặc biệt phổ biến làloại kem có tên여여 여여여 Kem là một loại mỹ phẩm mới không có trong mỹ phẩm truyềnthống của Hàn Quốc, và nó giúp ngăn ngừa da tay hoặc da mặt bị nứt nẻ vào mùa đông.Dongdong Gurimu được đặt theo tên của một người bán kem Nga, người đã bán kemtrong khi vừa bán kem vừa chơi nhạc gió vào thời điểm đó Sau khi đánh trống hai lần thìhét lên phát âm tiếng Nhật của kem là "Gurimu" Dongdong Gurimu, có thể mua khi cần,

là loại mỹ phẩm được phụ nữ yêu thích từ thời kỳ thuộc địa của Nhật Bản cho đến giảiphóng Những người bán rong Hàn Quốc và Nhật Bản cũng bán mỹ phẩm trên xe kéo và

xe tải Vào khoảng thời gian này, phấn phủ và kem lót đã gắn bó mật thiết với côngchúng và trở thành loại mỹ phẩm thiết yếu

Phương pháp trang điểm cũng khác nhau tùy thuộc vào địa vị xã hội Lớp trangđiểm của các kỹ nữ được tô đủ trắng để khiến khuôn mặt trông nhợt nhạt, kẻ lông màymỏng và đánh phấn đỏ lên má và môi Trang điểm này được gọi là ' 여여 여여’ bằng cách sử dụng 'Bunbunja' và 'Eyebrow Eater' Mặt khác, phụ nữ trong các gia đình bình thường chỉthoa một ít phấn lên mặt, nhưng họ gọi nó là여여여 vì lớp trang điểm của họ rất nhẹ

Hình 2.10 Phong cách trang điểm của phụ nữ Hàn qua các thời kì20

19   http://contents.history.go.kr/mobile/km/view.do?levelId=km_009_0090_0030_0050

20

 Nguồn: http://plug.hani.co.kr/futures/2502127  

Trang 30

3.2.Giáo dục

Năm 1886, trường Nữ sinh Ehwa (Ewha Hakdang;여여여여-여여여여), ngôi trường đầutiên dành riêng cho phụ nữ, được thành lập bởi Mary F Scranton, một nhà truyền giáongười Mỹ Trong thời kì Hiệp ước Bảo hộ kí kết với Nhật Bản, nhân dân hưởng ứng phongtrào Khai sáng yêu nước (여여여여여여- 여여여여여여) nên chỉ trong 5 năm từ 1905 đến 1910 đã

có hơn 100 ngôi trường dành riêng cho phụ nữ được thành lập Ngay cả sau khi sáp nhập

Đế quốc Đại Hàn thành lãnh thổ của Nhật Bản năm 1910, người Nhật vẫn coi phụ nữ Hàn Quốc là mắt xích quan trọng trong việc gây ảnh hưởng đồng hoá tới từng hộ giađình, chồng và con cái họ, và sau cùng là toàn bộ đất nước

Hình 2.11 Các giáo viên và học sinh Trường Ehwa21

Nền tảng đầu tiên cho sự xuất hiện của phụ nữ mới có thể được coi là sự mở rộnggiáo dục của phụ nữ hiện đại Bắt đầu với 여여여여여여여 (Ihwa Dang), cơ sở giáo dục đầutiên dành cho phụ nữ hiện đại vào năm 1886, nhiều trường học dành cho nữ sinh như 여여여여여여여 (Trường nữ sinh Jeongui) và 여여여여여여여 (Trường nữ sinh Baehwa) đã đượcthành lập Sau những năm 1920, giáo dục phụ nữ được phát triển tích cực trong cácphong trào giác ngộ và phong trào yêu nước bên cạnh giáo dục nhà trường Tập trung vàocác tổ chức phong trào quốc gia khác nhau, các nữ tiên phong và nữ sinh viên đã đi khắpđất nước và tích cực tham gia vào phong trào khai sáng và thúc đẩy ý thức dân tộc thôngqua các bài giảng, bài giảng và trường học ban đêm và nhiều phụ nữ Joseon bắt đầu đi duhọc Ngoài ra, thông qua phương pháp này, giáo dục hiện đại và nuôi dưỡng tinh thần dântộc đã được truyền cảm hứng cho phụ nữ ở nông thôn và trong điều kiện khó khăn để cóđược cơ hội giáo dục Theo cách này, các hoạt động giáo dục bên ngoài nhà trường liên

21

 Nguồn: https://encykorea.aks.ac.kr/Article/E0036367

30

Ngày đăng: 09/12/2024, 04:53

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w