Mục tiêu của chủ đề này là giới thiệu và phân tích các công cụ, phương pháptrong phân tích kỹ thuật, đồng thời minh họa cách chúng hỗ trợ nhà đầu tư đưa raquyết định đúng đắn trong việc
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VIỆN NGÂN HÀNG - TÀI CHÍNH
Trang 2MỤC LỤC
NỘI DUNG
1 Khái niệm, đặc điểm và vai trò về phân tích kỹ thuật
1.1 Khái niệm
1.2 Các giả định trong phân tích kỹ thuật
1.3 Vai trò của phân tích kỹ thuật
2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kĩ thuật
2.1 Lý thuyết Dow
2.2 Lý thuyết Elliot
3 Các công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật
3.1 Biểu đồ
3.1.1 Biểu đồ đường (Line chart)
3.1.2 Biểu đồ then chắn (Bar chart)
3.1.3 Biểu đồ nến (Candlestick chart)
3.2 Những hình mẫu cơ bản của phân tích kỹ thuật
3.2.1 Một số khái niệm
3.2.2 Các hình mẫu cơ bản
4 Chiến lược giao dịch theo xu hướng dựa trên các chỉ báo phân tích kỹ thuật
4.1 Một số khái niệm cơ bản
4.2 Các chỉ báo phân tích kỹ thuật
4.2.1 Đường trung bình trượt (Moving Averages)
4.2.2 Chỉ số sức mạnh tương đối (RSI - Relative Strength Index)
4.2.3 Chỉ báo MACD (Moving Average Convergence Divergence)
5 Điểm mạnh và hạn chế của phân tích kỹ thuật
5.1 Điểm mạnh
5.1.1 Nhanh chóng nắm bắt xu hướng
5.1.2 Độ ứng dụng trong thực tiễn cao
5.1.3 Dự đoán các mức độ rủi ro một cách chính xác
5.2 Hạn chế
5.2.1 Không thể phản ánh đầy đủ xu hướng thị trường
5.2.2 Phụ thuộc vào cách nhìn nhận riêng của từng nhà đầu tư khác nhau
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Phân tích kỹ thuật là một công cụ quan trọng trong lĩnh vực đầu tư chứngkhoán, giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác dựa trên những xu hướng và
mô hình giá trong quá khứ Khác với phân tích cơ bản, phân tích kỹ thuật không dựatrên các yếu tố tài chính nội tại của doanh nghiệp mà tập trung vào việc theo dõi biếnđộng giá và khối lượng giao dịch để dự báo xu hướng tương lai Phương pháp này đãtrở nên phổ biến trong việc phân tích thị trường tài chính, đặc biệt là trong bối cảnh thịtrường chứng khoán ngày càng biến động phức tạp
Trong đầu tư chứng khoán, phân tích kỹ thuật không chỉ cung cấp các chiếnlược giao dịch ngắn hạn mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc tối ưu hóa cácquyết định đầu tư dài hạn Việc sử dụng các chỉ báo kỹ thuật như đường trung bìnhđộng (Moving Averages), chỉ số sức mạnh tương đối (RSI), MACD (Moving AverageConvergence Divergence) cùng với các công cụ hỗ trợ khác đã tạo ra những phươngpháp giao dịch hiệu quả, giúp nhà đầu tư xác định được xu hướng giá và thời điểmthích hợp để mua hoặc bán cổ phiếu
Mục tiêu của chủ đề này là giới thiệu và phân tích các công cụ, phương pháptrong phân tích kỹ thuật, đồng thời minh họa cách chúng hỗ trợ nhà đầu tư đưa raquyết định đúng đắn trong việc giao dịch trên thị trường chứng khoán Việc hiểu và ápdụng phân tích kỹ thuật đúng cách sẽ giúp nhà đầu tư không chỉ nắm bắt được các cơhội sinh lời mà còn giảm thiểu rủi ro trong quá trình giao dịch Bên cạnh đó, phân tích
kỹ thuật còn giúp nhà đầu tư phát triển một chiến lược giao dịch phù hợp với mục tiêu
và phong cách đầu tư của mình, từ đó nâng cao hiệu quả và thành công trong đầu tư
Trang 4Lý thuyết Dow, giúp hình thành nên cơ sở cho phương pháp này.
Tuy nhiên, có thể rút ra một nhận định ngắn gọn về phân tích kĩ thuật:"Phân tích
kỹ thuật là một kỹ thuật phân tích (phương pháp phân tích) chỉ dựa vào các diễn biếncủa giá và khối lượng giao dịch trong quá khứ để dự đoán xu thế giá trong tương laicũng như các áp lực cung cầu có ảnh hưởng đến giá Các nhà phân tích kỹ thuật sửdụng công cụ toán học và các đồ thị (hình mẫu kỹ thuật) để xác định xu thế thị trườngcủa một loại cổ phiếu nào đó, từ đó đưa ra quyết định thời điểm thích hợp để mua bánchứng khoán Sử dụng phân tích kỹ thuật để có thể trả lời câu hỏi: Giao dịch cái gì vàgiao dịch khi nào?”
1.2 Các giả định trong phân tích kỹ thuật
Giả định 1: Biến động thị trường phản ánh tất cả
Giả định này có thể được coi là nền tảng của phân tích kỹ thuật Để xem xét cácgiả định tiếp theo thì trước hết chúng ta phải chấp nhận và hiểu giả định này Các nhàphân tích kỹ thuật cho rằng bất cứ yếu tố nào có khả năng ảnh hưởng đến giá như tâm
lý, chính trị hay các yếu tố tài chính của doanh nghiệp, tổ chức đều được phản ánhtrong sự biến động giá chứng khoán trên thị trường Do đó, nhà phân tích kỹ thuật chorằng việc nghiên cứu biến động của giá là tất cả những gì ta cần
Ý nghĩa của nguyên lý này là nhà đầu tư chỉ cần nhìn vào biểu đồ giá là biết đượctác động của tất cả các yếu tố khác lên giá mà không cần phải phân tích riêng từng yếu
tố và việc phân tích riêng lẻ các yếu tố đôi khi mang lại những sai sót nhất định, chẳnghạn như yếu tố đó không ảnh hưởng đến giá nhưng nhà đầu tư lại phân tích tác động
Trang 5của nó đến giá, hoặc mức độ ảnh hưởng của nó không đáng kể dẫn đến các kết quả đisai hướng.
Giả định 2: Giá chứng khoán vận động theo xu thế
Với giả định này các nhà phân tích kỹ thuật cho rằng giá chứng khoán có khả nănglặp lại theo một quy luật nào đó trong tương lai Theo giả định này, phân tích kỹ thuậtxác định sự lặp lại của những dạng biến động của giá đã xuất hiện trong quá khứ để cóthể đưa ra những quyết định phù hợp trong tương lai
Giá vận động theo xu thế là giả định quan trọng nhất của Phân tích kỹ thuật, giảđịnh này dựa trên cơ sở sự vận động của giá không phải là một biến ngẫu nhiên theothời gian mà sự biến động này tuân theo những quy luật nhất định Nguyên lý này cónghĩa là giá cả luôn dịch chuyển theo một xu hướng cụ thể nào đó, có thể là đi lên(upside), đi xuống (downside) hoặc đi ngang (sideway) và trong thực tế thì chúng ta cóthể thấy được những xu hướng đó rất rõ trên đồ thị giá Nếu phủ nhận nguyên lý này,đồng nghĩa với việc cho rằng giá dịch chuyển không theo một xu hướng nào thìphương pháp phân tích kỹ thuật xem như “vô dụng” vì mục đích chính của phân tích
kỹ thuật là dự báo về xu hướng của giá, mà giá không đi theo xu hướng, nghĩa là giáluôn luôn di chuyển loạn xạ, hỗn độn thì những dự báo về xu hướng của giá là sai, làkhông có ý nghĩa
Giả định 3: Lịch sử sẽ lặp lại
Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động giá đều nhằm vào nghiên cứu tâm
lý con người Vì vậy, giả định này được hiểu là: "Chìa khóa để nắm bắt tương lai nằmtrong việc nghiên cứu quá khứ" hay "tương lai chỉ là sự lặp lại của quá khứ"
Phần lớn nội dung của Phân tích kỹ thuật và việc nghiên cứu biến động thị trườngđều phải nhằm vào nghiên cứu tâm lý con người
Một câu hỏi đặt ra là Cái gì sẽ được lặp lại? Và câu trả lời hợp lý nhất có lẽ là “Tất
cả mọi thứ liên quan đến giá, hành vi của giá sẽ được lặp lại” Từ các chu kỳ tăng/giảmcủa giá, các mô hình giá, các điểm đảo chiều, các điểm tiếp diễn xu hướng, các mức hỗtrợ/kháng cự…tất cả đều đã xảy ra trong quá khứ và lặp đi lặp lại nhiều lần Nhà đầu
Trang 6tư phân tích kỹ thuật sẽ dựa vào đó để tìm ra những điểm mà lịch sử có khả năng đượclặp lại để tìm kiếm các cơ hội giao dịch.
1.3 Vai trò của phân tích kỹ thuật
Đối với nhà đầu tư, Phân tích kỹ thuật đóng vai trò quan trọng với 3 chức năngchính là báo động, xác thực và dự đoán
Công cụ báo động
Phân tích kỹ thuật cảnh báo sự phá vỡ hỗ trợ và kháng cự, đồng thời có thể thiếtlập nên các ngưỡng an toàn mới thay vì tiếp tục dao động quanh một mức giá cũ CácNĐT nhận biết sự thay đổi sớm để có thể đưa ra hành động mua bán một cách chínhxác nhất
Công cụ xác nhận
Các phương pháp kỹ thuật có thể được sử dụng kết hợp để xác định xu hướng củagiá Sử dụng kết hợp các phương pháp kỹ thuật giúp NĐT đưa ra quyết định nhanhnhất và chính xác nhất
Công cụ dự đoán
Các nhà đầu tư sử dụng các phân tích kỹ thuật để đưa ra dự đoán về sự thay đổicủa giá trong tương lai Nhờ phương pháp này, NĐT có thể giảm thiểu khả năng đoánsai do thiếu thông tin hoặc bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng đám đông
2 Cơ sở lý thuyết của phân tích kĩ thuật
Trang 7Cơ sở để xây dựng cũng như đối tượng nghiên cứu của lý thuyết chính là nhữngbiến động của thị trường (thể hiện trong chỉ số trung bình của thị trường) và hoàn toànkhông giống phân tích cơ bản là phân tích hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Những người ủng hộ lý thuyết này thường cố gắng phát hiện ra xu hướng chính vàluôn phải lưu ý rằng xu hướng cấp hai thường diễn biến theo hướng ngược lại với xuhướng chính Họ nhận ra rằng một thị trường lên giá không biến động tăng giá liên tục
mà gồm có nhiều lần giảm giá nhỏ mà tại đó các nhà đầu tư quyết định chốt lời
Ưu điểm và hạn chế của lý thuyết Dow:
- Cung cấp nền tảng cho phân tích kỹ
thuật hiện đại
- Giúp nhà đầu tư xác định xu hướng
thị trường tổng thể
- Đơn giản và dễ hiểu, phù hợp với
nhiều nhà đầu tư
- Có thể áp dụng cho nhiều loại thị
trường và khung thời gian
- Không phải lúc nào cũng xác định chínhxác điểm đảo chiều thị trường
- Có thể dẫn đến việc bỏ lỡ cơ hội giao dịch
- Không phù hợp cho giao dịch ngắn hạn
Mặc dù có những hạn chế, Lý thuyết Dow vẫn là một công cụ hữu ích để hiểu xuhướng tổng thể của thị trường Nhà đầu tư nên kết hợp nó với các phương pháp phântích khác để có cái nhìn toàn diện hơn
Trang 82.2 Lý thuyết Elliot
Sóng Elliott là một lý thuyết (hoặc nguyên tắc) mà các nhà đầu tư và trader có thể
áp dụng trong việc phân tích kỹ thuật Nguyên tắc này dựa trên ý tưởng rằng thị trườngtài chính có xu hướng tuân theo các mô hình cụ thể, bất kể trong khung thời gian nào.Nguyên tắc sóng Elliott (Elliot Wave Theory - EWT) do Ralph Nelson Elliott –một kế toán và tác giả người Mỹ tạo ra vào những năm 30 Tuy nhiên, lý thuyết nàychỉ trở nên phổ biến vào những năm 70 nhờ nỗ lực của Robert R Prechter và AJ Frost
Là một công cụ phân tích kỹ thuật, EWT hiện dùng để xác định các chu kỳ và xuhướng của thị trường, đồng thời công cụ này còn có thể được áp dụng trên nhiều thịtrường tài chính Tuy nhiên, sóng Elliott không phải là một chỉ báo hoặc kỹ thuật giaodịch Thay vào đó, đây là một lý thuyết có thể giúp dự đoán hành vi thị trường
Các hình mẫu cơ bản trong lý thuyết sóng
- Sóng 1, 3 và 5 được gọi là sóng tới
- Sóng 2 và 4 được gọi là sóng điều chỉnh
- Sóng 6, 7 và 8 điều chỉnh xu hướng chính tạo ra bởi sóng 1 đến sóng 5
- Xu hướng chính tạo ra bởi sóng 1 - 5 có thể là xu hướng tăng giá hoặc xu hướnggiảm giá
- Sóng 6, 7 và 8 luôn luôn vận động theo xu hướng ngược với xu hướng tạo ra bởisóng 1 - 5
Trang 9Lý thuyết sóng Elliot cho rằng mỗi một chu kỳ sóng nhỏ trong một sóng lớn đềugồm sóng 5 - 3 Elliot chia quá trình biến động giá chứng khoán thành 9 cấp độ.Sóng kéo dài trong thời gian dài nhất được gọi là Grand Supercycle (GrandSupercycle gồm có sóng Supercycles và sóng supercycles thì gồm các chu kỳ sóngnhỏ Quá trình này tạo nên các sóng cấp 1 (primary), sóng trung bình, sóng nhỏ, sóngminute, sóng minuette và sóng sub-minuette.)
Điều thú vị là ngày càng có nhiều trader kết hợp Lý thuyết sóng Elliott với các chỉbáo kỹ thuật để tăng tỷ lệ thành công và giảm rủi ro Các chỉ báo Hồi quy Fibonacci vàFibonacci mở rộng có lẽ là những ví dụ phổ biến nhất
3 Các công cụ cơ bản sử dụng trong phân tích kỹ thuật
3.1 Biểu đồ
3.1.1 Biểu đồ đường (Line chart)
Đồ thị dạng đường biểu diễn các mức giá đóng cửa được nối liên tục với nhau.Dạng biểu đồ này thường được sử dụng phổ biến nhất trong các ngành khoa học
để mô phỏng các hiện tượng kinh tế và xã hội…và nó cũng là loại biểu đồ được conngười dùng trong thời gian lâu dài nhất
Nhưng hiện nay trên Thị trường chứng khoán, do khoa học kỹ thuật phát triển,diễn biến của Thị trường chứng khoán ngày càng phức tạp cho nên loại biểu đồ nàyngày càng ít được sử dụng, nhất là trên các Thị trường chứng khoán hiện đại
Trang 10- Ưu điểm: của loại biểu đồ này là dễ sử dụng, Ít bị nhiễu bởi các biến động trongphiên, dễ nhận dạng đường xu hướng toàn cảnh nhanh chóng, do vậy nó được
sử dụng trên tất cả các Thị trường chứng khoán trên khắp thế giới từ trước tớinay
- Nhược điểm: Tuy nhiên, do thị trường chứng khoán hiện đại ngày nay thườngdiễn biến khá phức tạp, mức độ dao động trong thời gian ngắn với độ lệch khácao, nếu dùng loại biểu đồ này để phân tích thì thường mang lại hiệu quả thấptrong phân tích
- Không phân tích Price Action được;
- Không trực quan để xác định điểm vào lệnh
3.1.2 Biểu đồ then chắn (Bar chart)
Đồ thị được sử dụng để biểu diễn khoảng giá giao dịch hàng ngày, hàng tuần, hàngtháng, hàng năm, được thể hiện bằng một cột đứng cho mỗi giai đoạn
Một then chắn bên phải của cột thể hiện mức giá đóng cửa, một then chắn bên tráicủa cột thể hiện mức giá đóng cửa
Trên các Thị trường chứng khoán hiện đại trên thế giới hiện nay, các chuyên viênphân tích thường dùng loại biểu đồ này trong phân tích, Tính ưu việt của loại biểu đồnày là khả năng phản ánh rõ nét sự biến động của giá chứng khoán
Hình mẫu biểu đồ dạng then chắn
Trang 11Loại biểu đồ này thường được áp dụng để phân tích trên các Thị trường chứngkhoán hiện đại khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh liên tục, độ dao động của giáchứng khoán trong một phiên giao dịch là tương đối lớn.
- Ưu điểm: Thể hiện rõ các mức giao động chứng khoán trong ngày (đầy đủ, gọngàng)
- Nhược điểm: Tương đối phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải nghiên cứu kỹ.Thực tế vẫn có Trader sử dụng bar chart làm biểu đồ để phân tích, vì nó làm biểu đồtrông tối giản và dễ hiểu, vẽ đường xu hướng hoặc kênh giá sẽ rất chính xác
3.1.3 Biểu đồ nến (Candlestick chart)
Đây là dạng biểu đồ cải tiến của biểu đồ dạng then chắn (Bar chart) Hiện nayđược sử dụng rộng rãi trong phân tích kỹ thuật
Hình mẫu biểu đồ dạng nến
Nó được người Nhật Bản khám phá và áp dụng trên Thị trường chứng khoán của
họ đầu tiên Giờ đây, loại biểu đồ này đang phổ biến hầu hết trên các Thị trường chứngkhoán hiện đại trên toàn thế giới
Dạng biểu đồ này phản ánh rõ nét nhất về sự biến động của giá chứng khoán trênthị trường chứng khoán khớp lệnh theo hình thức khớp lệnh định kỳ
Trang 12Nó cũng thể hiện phạm vi biến động trong một ngày (khung thời gian) giao dịch.Được chia thành nến xanh (hoặc nến trắng) là nến tăng giá, khi đó mức giá đóng cửa
sẽ cao hơn mức giá mở cửa; và nến đỏ (nến đen) là nến giảm giá, khi đó mức giá đóngcửa sẽ thấp hơn mức giá mở cửa, ngoài ra cũng có mức giá cao nhất và thấp nhất
- Ưu điểm:Thể hiện rõ ràng, dễ nhìn các mức giao động chứng khoán trong ngày
- Nhược điểm: Các mẫu hình đối phức tạp, đòi hỏi người sử dụng phải nghiên cứu
kỹ, ngoài ra có cả thông tin nhiễu
Ngoài ra có nhiều loại biểu đồ khác: biểu đồ vùng, biểu đồ điểm và số liệu, Biểu đồđường cơ sở, Biểu đồ Renko…
3.2 Những hình mẫu cơ bản của phân tích kỹ thuật
3.2.1 Một số khái niệm
Trong lĩnh vực chứng khoán, mẫu hình (hay còn được gọi là mô hình hoặc pattern)
là các mẫu nhận dạng được trong biểu đồ giá cổ phiếu hoặc chỉ số chứng khoán.Những biểu đồ này có thể lặp đi lặp lại nhiều lần trong quá trình giao dịch của cácnhà đầu tư Thông thường, các mẫu hình được tạo ra từ sự biến động của giá cổ phiếuqua thời gian và thường được sử dụng để dự đoán xu hướng giá trong tương lai.Trong chứng khoán có 2 mẫu hình chính làmẫu hình đảo chiều vàmẫu hình giátiếp diễn
3.2.2 Các hình mẫu cơ bản
Mẫu hình giá đảo chiều
Trên đồ thị kỹ thuật số, mô hình giá được tạo ra khi các điểm giá được nối lại vớinhau trong một khoảng thời gian nhất định Hiện nay, những mẫu hình giá đảo chiều
có thể dễ bắt gặp như: Mẫu hình kinh cương, Mẫu hình vai đầu vai, Mẫu hình 2 đáy, Mẫu hình 3 đáy, Mẫu hình 2 đỉnh, Mẫu hình 3 đỉnh
Mẫu hình kim cương (Diamond Top)
Đây là loại mô hình giống viên kim cương, được hình thành thông qua hai hìnhtam giác ghép vào với nhau Mẫu hình này thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều
Trang 13của một xu hướng tăng giá Nó có thể dự báo sự thay đổi từ xu hướng tăng sang xuhướng giảm.
Diamond Top có dạng hình kim cương, gồm hai đường chéo kéo dài qua một chu
kỳ tăng giá và giá giảm Khi giá tiếp tục tăng, tạo ra đỉnh của mô hình, sau đó giảm đểtạo thành đáy của mô hình Sau đó, giá tiếp tục tăng lên và tiếp tục giảm, hình thànhđỉnh thứ hai cao hơn đỉnh đầu tiên, tạo nên hình dạng kim cương
Mô hình này thường cho thấy sự suy yếu của lực mua và có thể là tín hiệu cảnhbáo về một sự đảo chiều trong xu hướng giá
Một khi mẫu hình kim cương được xác nhận, có thể có xu hướng giá giảm tiếptheo Các nhà giao dịch thường sử dụng mẫu hình này như một tín hiệu bán ra hoặcmột cơ hội để đặt các lệnh bán
Tuy nhiên, như với bất kỳ công cụ phân tích kỹ thuật nào, không có gì đảm bảorằng mô hình này sẽ xảy ra và đảo chiều thị trường Do đó, nó nên được sử dụng cùngvới các công cụ và chỉ báo khác để đưa ra quyết định đầu tư
Mẫu hình kim cương thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều của một xuhướng tăng giá
Mẫu hình vai đầu vai (Head And Shoulders)
Được coi là một trong những mô hình đảo chiều phổ biến nhất, vai đầu vai thườngxuất hiện trong giai đoạn cuối của một xu hướng tăng giá và có thể dự báo sự chuyểnđổi từ xu hướng tăng sang giảm
Trang 14Mô hình vai đầu vai bao gồm ba đỉnh (vai trái, đầu và vai phải) và hai đáy (đáytrái và đáy phải), tạo thành hình dạng giống như một phần trên của cơ thể người có đầu
và hai vai Đỉnh đầu tiên và đáy trái thường cao hơn đỉnh và đáy phía sau, tạo ra một
sự đối xứng
Sau đây là hai chiến thuật mà nhà đầu tư có thể áp dụng mô hình vai đầu vai:
- Trường hợp 1: Thực hiện vào lệnh SELL ngay khi thị trường xuất hiện mô hìnhvai đầu vai Tuy nhiên để lệnh bán hiệu quả nhất, nhà đầu tư cần thời điểm giáphá vỡ đường viền cổ
- Trường hợp 2: Nhà đầu tư vẽ mô hình vai đầu vai, sau đó đo khoảng cách vàchiều cao các điểm để xác định khoảng lợi nhuận Sử dụng vai để đặt lệnh cắt lỗ
và thoát lệnh tại giao điểm với đường viền cổ
Mô hình vai đầu vai thường xuất hiện trong giai đoạn cuối của một xu hướng tănggiá
Mô hình 2 đáy (Double Bottom)
Mô hình 2 đáy thuộc các mô hình trong chứng khoán với hình dạng giống chữ “W”,thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều của một xu hướng giảm và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng
Mô hình 2 đáy bao gồm hai đáy giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trên biểu
đồ giá Đáy đầu tiên được hình thành khi giá giảm và đạt đến một mức hỗ trợ, sau đógiá tăng lên tạo thành một đỉnh tạm thời Sau đó, giá tiếp tục giảm và tạo ra đáy thứ hai
Trang 15ở mức hỗ trợ tương tự như đáy đầu tiên Hai đáy này tạo thành một mô hình gần nhưsimetris và thể hiện sự suy yếu của lực bán.
Mô hình 2 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hìnhthành bởi đỉnh tạm thời giữa hai đáy Điều này cho thấy sự tăng cường của lực mua và
có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng
Những lưu ý cần biết khi sử dụngmô hình 2 đáy:
- Khi giá nằm dưới đường M20, nhà đầu tư không nên giao dịch với mô hình 2đáy
- Khoảng cách hai đáy được tạo trong mô hình Double Bottom càng lớn thì tỷ lệ
mô hình đó thành công càng cao
- Mô hình có tín hiệu tích lũy gần khu vực kháng cự (Neckline) thì khả năngBreakout sẽ càng cao
- Trường hợp, nhà đầu tư tham gia thị trường có mô hình 2 đáy Double Bottom đã
rõ ràng thì nên đợi giá pullback và retest lại vùng hỗ trợ mới hoặc đợi dấu hiệukhác
- Các để lọc mô hình 2 đáy là giá di chuyển ở vùng hỗ trợ trong khung thời giancao và xuất hiện mô hình 2 đáy ở khung thời gian thấp
Mô hình 2 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hìnhthành bởi đỉnh tạm thời giữa hai đáy
Trang 16Mẫu hình 3 đáy (Triple Bottom)
Đây là mô hình có 3 đáy và 2 đỉnh có dạng chữ A Ở phần đoạn cuối cùng của môhình 3 đáy là một điểm đột phá breakout nằm trên đường kháng cự Mô hình trongchứng khoán này thường xuất hiện trong quá trình đảo chiều của một xu hướng giảm
và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng
Mô hình 3 đáy bao gồm ba đáy giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trên biểu
đồ giá Đáy đầu tiên được hình thành khi giá giảm và đạt đến một mức hỗ trợ, sau đógiá tăng lên tạo thành một đỉnh tạm thời Sau đó, giá lại giảm và tạo ra đáy thứ haitương tự như đáy đầu tiên Quá trình này lặp lại lần nữa, tạo thành đáy thứ ba cũng ởmức hỗ trợ tương tự Ba đáy này tạo thành một mô hình gần như simetris và thể hiện
sự suy yếu của lực bán
Mô hình 3 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hìnhthành bởi các đỉnh tạm thời giữa các đáy Điều này cho thấy sự tăng cường của lựcmua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng tăng
Khi sử dụng mô hình trong chứng khoán này nhà đầu tư cần lưu ý một số điểm đólà:
- Trường hợp mô hình 3 đáy nằm trong xu hướng giảm mạnh thì dễ thất bại
- Thời gian hình thành mô hình 3 đáy càng lâu thì càng thành công
- Đáy thứ ba cao hơn đáy thứ hai thì xu hướng tăng càng mạnh hơn
- Mức kháng cự của mô hình Triple Bottom được coi là đường viền cổ
- Mô hình 3 đáy thường ít xảy ra hơn mô hình 2 đáy nhưng tính hiệu của TripleBottom mạnh mẽ và chính xác hơn
Trang 17Mô hình 3 đáy được xem là xác nhận khi giá vượt qua mức kháng cự, được hìnhthành bởi các đỉnh tạm thời giữa các đáy.
Mẫu hình 2 đỉnh (Double Top)
Mô hình 2 đỉnh là một mô hình trong chứng khoán có hình dạng giống chữ M vàbáo hiệu sự chuyển đổi sang xu hướng giảm
Mô hình 2 đỉnh bao gồm hai đỉnh giá tương đối ngang nhau, nằm gần nhau trênbiểu đồ giá Đỉnh đầu tiên được hình thành khi giá tăng và đạt đến một mức kháng cự,sau đó giá giảm tạo thành một đáy tạm thời Sau đó, giá lại tăng và tạo ra đỉnh thứ hai
ở mức kháng cự tương tự như đỉnh đầu tiên Hai đỉnh này tạo thành một mô hình gầnnhư simetris và thể hiện sự suy yếu của lực mua
Mô hình 2 đỉnh được xem là xác nhận khi giá phá vỡ đường cổ (đường ngang kếtnối đáy tạm thời giữa hai đỉnh) và tiếp tục giảm xuống dưới mức đáy tạm thời Điềunày cho thấy sự suy yếu của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướnggiảm
Nhà đầu tư khi sử dụng mô hình chứng khoán này sẽ cần nhớ một số điểm sau:
- Mô hình hai đỉnh có một số tên gọi khác như: mô hình đỉnh kép, mô hình đáykép
- Mô hình hai đỉnh hoạt trượt kém hiệu quả trong xu hướng tăng mạnh
Trang 18- Khoảng cách thời gian giữa 2 đỉnh càng lớn thì xác suất đạt thành công của môhình sẽ càng cao.
- Một cách để nhà đầu tư giao dịch an toàn đó là tìm tín hiệu tích lũy trước khi giáBreakout khỏi Neckline
- Nhà đầu tư kết hợp 2 khung thời gian để có thể giao dịch với mô hình đỉnh chínhxác
Mô hình 2 đỉnh là một mô hình trong chứng khoán có hình dạng giống chữ M vàbáo hiệu sự chuyển đổi sang xu hướng giảm
Mẫu hình 3 đỉnh (Triple Top)
Đây là mô hình gồm có 3 đỉnh tương tự nhau cùng 2 đáy xếp cạnh nhau như hình
3 ngọn núi, dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm
Mô hình trong chứng khoán này có đỉnh đầu tiên được hình thành khi giá tăng vàđạt đến một mức kháng cự, sau đó giá giảm tạo thành một đáy tạm thời Sau đó, giá lạităng và tạo ra đỉnh thứ hai ở mức kháng cự tương tự như đỉnh đầu tiên Quá trình nàylặp lại lần nữa, tạo thành đỉnh thứ ba cũng ở mức kháng cự tương tự
Mô hình 3 đỉnh được xem là xác nhận khi giá phá vỡ đường cổ (đường ngang kếtnối đáy tạm thời giữa các đỉnh) và tiếp tục giảm xuống dưới mức đáy tạm thời Điềunày cho thấy sự suy yếu của lực mua và có thể dự báo sự chuyển đổi sang xu hướnggiảm
Trang 19Những lưu ý áp dụngmô hình 3 đỉnh:
- Mô hình 3 đỉnh báo hiệu áp lực bán đang mạnh
- Nhà đầu tư không nên vội giao dịch khi mô hình vừa hoàn thiện, giá đang ở vùng
hỗ trợ bởi nơi đó có áp lực mua tiềm ẩn
- Không nên chạy cố theo mô hình 3 đỉnh và đặt lệnh bán khống bởi nhiều khảnăng sẽ có pullback xảy ra nhà đầu tư cần tỉnh táo
- Để giao dịch tốt nhất với mô hình Triple Top nhà đầu tư dựa vào False Break,Buildup, lần Pullback đầu tiên và Breakout Retest
- Cần quan sát và xem xét mô hình 3 đỉnh ở khung thời gian lớn hơn Nếu nó ởtrong xu hướng tăng thì rất dễ trở thành mô hình thất bại Nhưng nếu mô hình 3đỉnh hình thành ở mức kháng cự thì xác suất thành công của mô hình rất cao
Mô hình 3 đỉnh dự báo sự chuyển đổi sang xu hướng giảm
Mẫu hình giá tiếp diễn
Mẫu hình giá tiếp diễn là các mẫu biểu đồ mà nhà đầu tư có thể nhận biết khi thịtrường dao động trong một khoản thời gian ngắn, ngay trước thời trước khi bứt phá vàdiễn biến theo xu hướng ban đầu Mô hình giá tiếp diễn có các mẫu hình trong chứngkhoán đáng chú ý như:
Mẫu hình cái nêm (Wedge Pattern)