Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, t
Trang 1MỤC LỤC
ang
II Nội dung sáng kiến
1 Đặt vấn đề
2 Nội dung sáng kiến
2.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập
2.2 Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động
học
2.3 Thực trạng về hứng thú học tập môn bóng chuyền
2.4.Thực trạng của trường, lớp, học sinh trước khi áp dụng biện pháp
2.5 Nội dung của sáng kiến
3 Các giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học bóng chuyền nói riêng và
GDTC nói chung cho HS khối 10 THPT Kim Sơn B
2
IV Điều kiện và khả năng áp dụng
1 Điều kiện cần thiết để áp dụng phương
2 Khả năng áp dụng của phương pháp
11
V Kết luận và kiến nghị
1 Kết luận
2 Kiến nghị
12
PHỤ LỤC I Kết quả kiểm tra trước thực nghiệm
PHỤ LỤC II Giáo án minh họa
PHỤ LỤC III Phiếu khảo sát hứng thú với môn học bóng chuyền
PHỤ LỤC IV Kết quả kiểm tra sau thực nghiệm
PHỤ LỤC V Bảng tổng hợp kết quả thi đấu cấp cụm, cấp tỉnh
PHỤ LỤC VI Bảng phân công nhiệm vụ nhóm
PHỤ LỤC VII Hình ảnh minh họa tiết dạy bóng chuyền
Trang 2I Tên sáng kiến, lĩnh vực áp dụng
- Tên sáng kiến: “sử dụng bài tập nhảy zumba thay thế bài khởi động chung nhằm nâng cao hứng thú học tập môn bóng chuyền khối 10”
- Lĩnh vực áp dụng: Môn Bóng chuyền khối 10
II Nội dung sáng kiến
1 Đặt vấn đề
Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục:“Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh Mục đích của GDTC phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước
Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới
Chúng ta thường nghĩ rằng, tập luyện thể dục thể thao (TDTT) đơn giản chỉ là
để thư giãn và rèn luyện cơ bắp, tuy nhiên, thực tế cho thấy luyện tập TDTT còn có nhiều lợi ích khác nữa Vì chưa biết đến tác dụng của việc tập luyện TDTT nên nhiều người chưa coi trọng việc tập luyện TDTT Tâm lí ngại luyện tập TDTT cũng tồn tại ở một bộ phận không nhỏ ở học sinh THPT Cái quý nhất của mỗi con người là sức khỏe và trí tuệ Có sức khỏe tốt sẽ tạo điều kiện cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại TDTT giúp học sinh có được sức khỏe tốt, từ đó, có thể học tập tốt và tham gia các hoạt động ở nhà trường đạt hiệu quả cao hơn
TDTT góp phần nâng cao chất lượng giáo dục giúp các em có một nếp sống lành mạnh vui tươi, học tập và làm việc khoa học, trở thành con người có ích cho xã hội
Ở học sinh phổ thông, tâm sinh lý của các em đang có nhiều thay đổi lớn, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em Vì vậy, trong môn thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các
em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn
Ngoài ra, trong mấy năm học vừa qua, việc không tính điểm môn thể dục cho tổng kết chung nếu trong quá trình giảng dạy không chịu đầu tư, giảng dạy đơn điệu, phương pháp giảng dạy không đổi mới sẽ dẫn tới sự nhàm chán cho các em Vậy phải làm thế nào để gây hứng thú tập luyện thể dục thể thao cho học sinh? Một câu hỏi đang đặt ra là cần một lời giải đáp hợp lý
Trang 3Mặc dù vậy, đối với học sinh việc nhận thức được vấn đề không phải là chuyện
dễ, vì vậy hiện nay vẫn còn tình trạng học sinh xem thường giờ học Bóng chuyền nói riêng và môn Thể dục nói chung Các em coi giờ học đó như một giờ học “thủ tục” dẫn đến tình trạng giờ học Thể dục đối với các em rất nhàm chán, không chú trọng
Vì vậy, việc nghiên cứu giải pháp nâng cao hứng thú trong giờ học Bóng chuyền nói riêng và môn học Thể dục nói chung của học sinh sẽ là cơ sở khách quan cho việc tăng cường chất lượng, hiệu quả hoạt động Thể dục, góp phần đào tạo nhân cách phát triển toàn diện con người Với những yêu cầu cấp bách trên chúng tôi lựa chọn:
“sử dụng bài tập nhảy Zumba thay thế bài khởi động chung nhằm nâng cao hứng thú học tập môn bóng chuyền khối 10”
2 Nội dung
2.1 Khái niệm hứng thú và hứng thú học tập
Hứng thú là thái độ đặc biệt của cá nhân đối với đối tượng nào đó, nó có ý nghĩa đối với cuộc sống và có khả năng mang lại khoái cảm trong quá trình hoạt động Hứng thú biểu hiện ở sự tập trung cao độ, ở sự say mê, hấp dẫn bởi nội dung hoạt động, ở bề rộng và chiều sâu của hứng thú Hứng thú làm nảy sinh khát vọng hành động, làm tăng hiệu quả của hoạt động nhận thức, tăng sức làm việc
Hứng thú học tập môn bóng chuyền nói riêng và GDTC nói chung là thái độ lựa chọn đặc biệt của người học đối với kết quả, quá trình của sự lĩnh hội và vận dụng những tri thức cũng như kỹ năng của môn học GDTC, do thấy được sự hấp dẫn và ý
nghĩa thiết thực của môn học đối với bản thân
Hứng thú học tập môn Bóng chuyền nói riêng và GDTC nói chung của học sinh biểu hiện ở mặt nhận thức, xúc cảm, hành động và kết quả học tập
Gồm 3 mức độ: hứng thú cao, hứng thú trung bình, chưa có hứng thú
GDTC được hiểu là: “Quá trình sư phạm nhằm giáo dục và đào tạo thế hệ trẻ, hoàn thiện về thể chất và nhân cách, nâng cao khả năng làm việc, và kéo dài tuổi thọ của con người”
2.2 Tầm quan trọng của hứng thú đối với các hoạt động sống và hoạt động học
Hứng thú có một vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động của con người Sự hứng thú thể hiện trước hết ở sự tập trung chú ý cao độ, sự say mê của chủ thể hoạt động Sự hứng thú gắn liền với tình cảm của con người, nó là động cơ thúc đẩy con người tham gia tích cực vào hoạt động đó Khi được làm việc phù hợp với hứng thú
dù phải khó khăn con người cũng vẫn cảm thấy thoải mái và đạt được hiệu quả cao Ngược lại nếu không có hứng thú, dù là hành động gì cũng sẽ không đem lại kết quả cao Đối với các hoạt động nhận thức, sáng tạo, hoạt động học tập, khi không có hứng thú sẽ làm mất đi động cơ học, kết quả học tập sẽ không cao, thậm chí xuất hiện cảm xúc tiêu cực Thực tế cho thấy hứng thú đối với các bộ môn của học sinh tỉ lệ thuận với kết quả học tập của các em
2.3 Thực trạng về hứng thú học tập môn học Bóng chuyền
Trong những năm gần đây, việc học tập môn Bóng chuyền nói riêng và GDTC của học sinh khối 10 trường THPT Kim Sơn B vẫn còn nhiều hạn chế, chưa
Trang 4mang lại hiệu quả như mong muốn, không ít học sinh sợ học môn Bóng chuyền nói riêng và GDTC nói chung, coi việc học GDTC là một việc mệt nhọc, những kỳ thi là cực hình…Hứng thú học tập giữ một vai trò đặc biệt quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả của các quá trình học tập Việc hình thành hứng thú học tập môn GDTC sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập môn học này, góp phần tăng thêm lòng yêu thích, cũng như trách nhiệm của học sinh đối với việc rèn luyện sức khỏe của bản thân
Qua kinh nghiệm giảng dạy tôi nhận thấy chất lượng học tập nói chung
và kết quả học tập môn học GDTC nói riêng phụ thuộc đáng kể vào thái độ của học sinh với môn học, mà biểu hiện ra bên ngoài bằng sự hứng thú say mê của người học đối với môn học
Trong quá trình học tập theo tâm lý của học sinh phần lớn chỉ tập trung vào các môn học khối mà thờ ơ, coi nhẹ việc học môn GDTC Điều gì chi phối thái độ của các em đối với môn học GDTC và làm thế nào để nâng cao hứng thú, tích cực của học sinh trong giờ học GDTC Chính là trong suy nghĩ của các em chỉ coi môn học GDTC là môn phụ Hầu hết học sinh tập trung cho việc học các môn khối là chính Khi môn khối được tập trung một cách tối đa như vậy thì đồng nghĩa với việc những môn học phụ bị xem nhẹ Tố chất thể lực yếu, ra tập sợ người khác chê cười, luyện tập vất vả, chưa ý thức được tác dụng của môn học, điều kiện thời tiết xấu, ý thức rèn luyện thể dục thể thao chưa cao, hay nội dung môn học còn nghèo nàn là những nguyên nhân dẫn tới sự thiếu hứng thú của học sinh với giờ học GDTC
Bên cạnh đó còn một nguyên nhân nữa và đó cũng là yếu tố làm ảnh hưởng rất lớn đến quá trình học tập cũng như việc tạo hứng thú cho các em học sinh trong quá trình học môn GDTC, đó chính là sân bãi tập luyện Do điều kiện chỉ có một sân tập bóng chuyền, sân trường chật hẹp, không đảm bảo cho các em học tập trong những ngày nắng, ngày mưa Có những buổi học trên sân lên tới 5, 6 lớp mà trung bình mỗi lớp từ 36-43 học sinh Vậy thử hỏi sau mỗi buổi học các em học sinh tập được những gì và tiếp thu được bao nhiêu, khi mà chỗ đứng của các em trên sân còn không đủ Như vậy làm thế nào để tạo được hứng thú cho học sinh khi mà nhận thức của các em về môn học GDTC còn nhiều hạn chế, cơ sở vật chất còn hạn hẹp Đây chính là một trong những vấn đề khó khăn mà các thầy cô trong bộ môn GDTC-QP trường Kim Sơn B đang phải đối mặt
2.4 Thực trạng của trường, lớp, học sinh trước khi áp dụng
2.4.1 Những mặt mạnh
* Về phía nhà trường
- Ban giám hiệu nhà trường rất quan tâm đến bộ môn Thể dục do đó luôn tạo điều kiện thuận lợi để công tác giảng dạy cũng như huấn luyện môn Thể dục trong nhà trường được phát triển
- Nhà trường luôn quan tâm, chỉ đạo, định hướng trong công tác đổi mới phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực học sinh
- Nhà trường luôn tạo điều kiện thuận lợi về thời gian và kinh phí để giáo viên được tham gia đầy đủ, hiệu quả các lớp tập huấn về đổi mới phương pháp, các chuyên
Trang 5đề do Sở giáo dục phối hợp với các nhà trường tổ chức, sau đó sẽ cho báo cáo, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm để áp dụng vào dạy học
- Đầu tư tương đối đầy đủ trang thiết bị phục vụ cho dạy học và tập luyện
- Khích lệ giáo viên tích cực thực hiện đổi mới phương pháp dạy học bằng cách khen thưởng kịp thời đối với các cá nhân, tổ nhóm
* Về phía giáo viên
- Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục đầy đủ, có trình độ chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy, đó là vấn đề thuận lợi cho quá trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện
- Đội ngũ giáo viên trẻ, say mê chuyên môn, có tình yêu nghề và tinh thần ham học hỏi vì vậy đa số các giáo viên đều khá nhanh nhạy trong việc tiếp cận với công nghệ, phương pháp dạy học mới và vận dụng hiệu quả
- Luôn cố gắng không ngừng để trau dồi, nâng cao năng lực chuyên môn
- Bản thân tôi được học hỏi rất nhiều kinh nghiệm, kiến thức từ những thầy cô, đồng nghiệp có trình độ chuyên môn vững vàng, tôi luôn cố gắng tiếp cận cái mới từ
đó chắt lọc để vận dụng cho phù hợp trong giảng dạy
* Về học sinh
- Phần lớn học sinh ngoan, có ý thức học tập tốt, luôn cố gắng vươn lên trong học tập và cuộc sống
- Rất nhiều học sinh ham thích môn học thể dục, đặc biệt là những giờ học thực hành Học sinh có tư duy tốt, có năng khiếu nên tiếp thu rất nhanh
Trên đây là những ưu thế nổi bật giúp tôi có thể vận dụng thành công các phương pháp dạy học tích cực
Cụ thể năm học 2022 – 2023 cá nhân tôi được giao phụ trách 6 lớp với những điểm mạnh như sau:
- Khối tự nhiên: 10a1, 10a2, 10a3 tỉ lệ học sinh nam và nữ tương đối bằng nhau thuận lợi cho việc tổ chức các hoạt động, học sinh khối tự nhiên có tư duy khá tốt, sôi nổi, năng động, ham thích hoạt động rất thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp
- Khối xã hội: 10a6, 10a7, 10a8 tỉ lệ học sinh nữ nhiều hơn nam Học sinh nữ chăm chỉ, chịu khó, ham học hỏi, nhanh nhạy, sáng tạo, hoạt bát trong các hoạt động thuận lợi cho việc áp dụng phương pháp
2.4.2 Những tồn tại, hạn chế
* Về cơ sở vật chất
Điều kiện cơ sở vật chất đối với môn học thể dục là rất cần thiết, trong nhiều năm trước do nhiều quan điểm và cách nhìn quá đơn thuần nên việc quy hoạch của nhà trường không có sân rộng để phục vụ cho nhiều lớp học cùng lúc
Bên cạnh những điểm mạnh được phân tích ở trên thì vẫn còn tồn tại những hạn chế Cụ thể:
- Tuy ngôi trường được xây mới khang trang, rộng rãi hơn nhưng sân bãi dành cho học thực hành môn thể dục nói chung còn hạn chế, đặc biệt:
- Dụng cụ, thiết bị phục vụ cho dạy học và tập luyện đôi khi chưa được kịp thời
Trang 6PHỤ LỤC: 2( giáo án bóng chuyền khối 10)
TRƯỜNG THPT KIM SƠN B
TỔ: THỂ DỤC-QPAN&GDCD
GV:
Ngày soạn : / /2022
CHUYÊN ĐỀ BÓNG CHUYỀN
Tiết 10: - Ôn: Kỹ thuật di chuyển bước lướt
- Học: Kỹ thuật di chuyển bước chéo
Các bài tập bổ trợ BT3, BT4/Tr29-SGK10
I Mục tiêu:
1 Kiến thức
- Biết cách thực hiện các kĩ thuật di chuyển cơ bản trong môn bóng chuyền
- Biết điều chỉnh, sửa các lỗi sai khi thực hiện các bước di chuyển thông qua quan
sát, nghe, tập luyện cùng các bạn theo hướng dẫn của giáo viên
2 Năng lực
a Năng lực chung
- Năng lực tự chủ, tự học:
+ HS có ý thức tập luyện cá nhân, phát huy năng lực tự học khi hoạt động nhóm
+ Biết quan sát động tác trong tranh ảnh, động tác mẫu của giáo viên
- NL giao tiếp, hợp tác: giữa học sinh với học sinh, học sinh với giáo viên, biết
phân công, hợp tác khi tập cặp đôi, nhóm để hoàn thành các bài tập
- NL giải quyết vấn đề
HS tự phát hiện lỗi sai của bản thân và của bạn bè trong khi tập luyện, cùng bạn
khắc phục lỗi sai khi tập luyện
b Năng lực đặc thù
- NL vận động cơ bản:
+ Mô tả được kỹ thuật của các kĩ thuật di chuyển cơ bản trong môn bóng chuyền
+ HS thực hiện được di chuyển cơ bản trong môn bóng chuyền
+ HS thực hiện được các bài tập bổ trợ kĩ thuật
+ Hoàn thành lượng vận động theo yêu cầu của giáo viên trong giờ học
- NL hoạt động TDTT
+ Vận dụng các bước di chuyển trong tập luyện và thi đấu môn Bóng chuyền
3 Phẩm chất
- Hành vi thái độ học tập nghiêm túc, có ý thức trách nhiệm, chăm chỉ, tự giác
nhiệt tình, sôi nổi
II Thiết bị dạy học và học liệu:
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án, Còi, tranh ảnh minh họa, quả bóng chuyền
Trang 72 Chuẩn bị của học sinh:
- Trang phục, Giày tập, quả bóng chuyền
- Sân bóng chuyền sạch sẽ, khô giáo
III Tiến trình dạy học:
Hoạt động 1: Mở đầu (7-8p)
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 Ổn định tổ chức
- Nhận lớp, giới thiệu giáo
viên dự giờ (nếu có)
- Kiểm tra sĩ số, sức khỏe
HS, dụng cụ và trang phục tập
luyện
2 Phổ biến nội dung, yêu cầu
bài học
3 Khởi động:
- Khởi động chung:
Khởi động bài nhảy Zumba
trên nền nhạc bài hát “ Việt
Nam ơi”
- Khởi động chuyên môn:
+ Khởi động với bóng
4 Kiểm tra bài cũ
1-2p
1-2p
5-6p 2l
GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số, sức khỏe học sinh, phổ biến nội dung, mục tiêu,
yêu cầu bài học
GV giao nhiệm vụ các bài tập khởi động chung, khởi động chuyên môn; báo cáo bài tập chuẩn bị ở nhà
GV quan sát nhắc nhở, đôn đốc
Lớp trưởng tập hợp, báo cáo sĩ số
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
Đội hình khởi động
* * * * *
* * * *
* * * * *
* * * *
Học sinh khởi động tích cực theo nhạc và hướng dẫn của GV hoặc CB lớp
Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (9-10p)
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách di chuyển bước lướt, bước chéo, bài tập bổ trợ
- Nội dung: Cách di chuyển bước lướt, bước chéo, bài tập bổ trợ
- Sản phẩm: HS biết thực hiện các kĩ thuật di chuyển cơ bản trong môn Bóng chuyền Biết thực
hiện các bài tập bổ trợ
- Tổ chức thực hiện:
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 Ôn kĩ thuật đã học:
- Ôn kĩ thuật di chuyển bước
lướt
10p
10l
Chuyển giao nhiệm vụ:
- Cho hs quan sát trang ảnh minh họa
- Làm mẫu kết hợp
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
D
D
Trang 82 Học: Kỹ thuật di chuyển
bước chéo
+ TTCB: Trung bình
+ Động tác: Khi di chuyển
sang trái thì chân phải bước
chéo sang bên trái rồi chân
trái bước tiếp trở lại tư thế cơ
bản và ngược lại Khi thực
hiện 2 chân bước chéo nhau
+ Kết thúc: Về tư thế chuẩn
bị
3 Các bài tập bổ trợ BT3,
BT4/Tr29-SGK10
- BT3: Di chuyển về đích
- BT4: Di chuyển bắt bóng
phân tích kĩ thuật di chuyển bước lướt
- Hướng dẫn HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- Quan sát đôn đốc giúp đỡ hỗ trợ kịp thời
Chú ý: ở hoạt động này chú ý cho HS tư duy, hình dung kĩ thuật động tác để chuẩn bị cho hoạt động luyện tập
Kết luận, nhận định:
GV nhận xét động tác, chốt lại yêu cầu cần đạt, nhận xét đánh giá chung
Thực hiện nhiệm vụ: HS quan sát tranh ảnh, động tác mẫu, tư duy kĩ thuật động tác
- Tự cá nhân nghiên cứu động tác và tự tập, sau đó tập đồng loạt theo nhịp hô
* * * * *
* * * *
* * * * *
* * * *
Báo cáo, thảo luận: HS thực hiện lại kĩ thuật hoặc trình bày kết quả sau khi theo dõi tranh ảnh bằng cách trả lời câu hỏi, HS khác nghe phát biểu ý kiến
Hoạt động 3: Luyện tập (18-20p)
- Mục tiêu: Giúp HS biết cách tập các bài tập di chuyển bước lướt, bước chéo, bài tập bổ trợ
- Nội dung: Các bài tập kĩ thuật di chuyển, di chuyển kết hợp với bóng, bài tập bổ trợ
- Sản phẩm: HS biết thực hiện các các bài tập di chuyển, di chuyển kết hợp với bóng, bài tập bổ
trợ
- Tổ chức thực hiện:
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động nhóm:
1 Luyện tập
+ Ôn kt di chuyển bước lướt
2 Học mới
Kỹ thuật di chuyển bước chéo
+ TTCB: Trung bình
+ Động tác: Khi di chuyển
sang trái thì chân phải bước
chéo sang bên trái rồi chân trái
bước tiếp trở lại tư thế cơ bản
và ngược lại Khi thực hiện 2
chân bước chéo nhau
3-5p
15p 5p
5l
5l
Sau khi HS báo cáo kết quả ở hoạt động 2 GV tiếp tục chuyển sang hoạt động 3
Chuyển giao nhiệm vụ:
phổ biến ND, phương pháp hình thức tập luyện, phân công nhiệm vụ
(Nếu cần GV làm mẫu
và phân tích lại kt)
- Chia nhóm cử nhóm trưởng tổ chức tập
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
HS nghe, quan sát, tư duy
kĩ thuật động tác để thực hiện
Chia thành các nhóm nhỏ mỗi nhóm 6-8 em tự nghiên cứu và thay nhau thực hiện kĩ thuật
D
D
D
Trang 9+ Kết thúc: Về tư thế chuẩn bị
- Bài tập bổ trợ
+ BT3:Di chuyển về đích:
Người tập xếp thành hàng dọc
trước vạch xuất phát, lần lượt
thực hiện các bước di chuyển
về đích
+ BT4: Từng đôi đối diện nhau
4m, di chuyển bước lướt ngang
tung và bắt bóng liên tục cho
nhau đến khi về đích
10p
luyện các nội dung
- Hỗ trợ, kiểm tra đánh giá quá trình tập luyện của HS
GV nhận xét kĩ thuật động tác, chốt lại yêu cầu cần đạt, nhận xét
đánh giá chung
- Sơ đồ di chuyển về đích
* * * * *
- Luyện tập cặp đôi
* * *
*
- Các thành viên trong nhóm quan sát và nhận xét
-GV quan sát kết hợp sửa sai kĩ thuật động tác cho từng nhóm
Báo cáo kết quả: HS thực hiện kĩ thuật, HS khác thảo luận nhận xét động tác của bạn
Hoạt động 4: Vận dụng, củng cố và kết thúc (5-7p)
TG SL Hoạt động của GV Hoạt động của HS
1 Củng cố:
2 Thả lỏng hồi tĩnh
3 Kết thúc và vận dụng
1-2p
2-3p 2lx
8n
Trên cơ sở các nhóm báo cáo kết quả ở hoạt động 3, GV củng cố
ND của bài học, sau đó hướng dẫn tập thả lỏng hồi tĩnh
- Quan sát nhắc nhở, đôn đốc
- Nhận xét ưu điểm và tồn tại trong giờ học
ĐH củng cố báo cáo kết quả và củng cố
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
••••••••••••••••••
HS thực hiện các bài tập thả lỏng tích cực
* * * * *
* * * *
*
* * * * *
* * * *
* D
D
Trang 10RÚT KINH NGHIỆM
Kim sơn, ngày tháng năm 2022
Tổ trưởng ký duyệt
PHỤ LỤC: 3
KHẢO SÁT HỨNG THÚ CỦA HỌC SINH
1 Phiếu khảo sát (249 HS 6 lớp 10a1, 10a2, 10a3, 10a6, 10a7, 10a8 năm học
2022 - 2023)
Giờ học sử dụng PPDH truyền thống Giờ học sử dụng PP mới
Không hứng
thú
Ít hứng thú Rất hứng
thú
Không hứng thú
Ít hứng thú Rất hứng
thú
1-2p - Hướng dẫn HS bài
tập về nhà và vận dụng những kĩ năng đã học
áp dụng vào thực tiễn cuộc sống tập luyện thường xuyên để tăng cường sức khỏe
Sau đó dồn 4 hàng ngang (như ĐH nhận lớp)
- Học sinh nghe để rút kinh nghiệm cho bản thân
- Nghiên cứu, sưu tầm các
tư liệu, video các VĐV có thành tích cao … để trau dồi kĩ thuật …
- Chuẩn bị ND về nhà cho buổi học sau