BÁO CÁO BIỆN PHÁP SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TNXH LỚP 1 CÁNH DIỀU Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn
Trang 1TRƯỜNG TIỂU HỌC …
BÁO CÁO BIỆN PHÁP
SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP "BÀN TAY NẶN BỘT" GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH
TRONG MÔN TNXH LỚP 1 (CÁNH DIỀU)
Tác giả/đồng tác giả : … Trình độ chuyên môn: … Chức vụ: Giáo viên Đơn vị công tác: …
, ngày tháng năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP 1
1 Tên báo cáo biện pháp: 1
2 Tác giả: 1
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn biện pháp 1
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu 2
3 Mục đích nghiên cứu 2
PHẦN NỘI DUNG 2
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện 2
2 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện 11
PHẦN KẾT LUẬN 13
1 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá trình áp dụng các biện pháp 13
2 Những kiến nghị, đề xuất để triển khai, ứng dụng các biện pháp vào thực tiễn 13
Trang 31
THÔNG TIN CHUNG VỀ BÁO CÁO BIỆN PHÁP
1 Tên báo cáo biện pháp:
Sử dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" giúp phát triển năng lực và sự sáng tạo của học sinh trong môn TNXH lớp 1 (Cánh diều)
2 Tác giả:
- Họ và tên: …… Nam (nữ):
- Trình độ chuyên môn:
- Chức vụ, đơn vị công tác:
- Điện thoại: ……Email:
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn biện pháp
Tự nhiên và Xã hội là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết
cơ bản ban đầu về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội với mối quan hệ trong đời sống thực tế của con người, những kiến thức cơ bản của bậc học, góp phần bồi dưỡng phẩm chất, nhân cách toàn diện của con người Để đáp ứng yêu cầu phát triển của nền giáo dục nước nhà, chương trình GDPT 2018 đã thực hiện đổi mới Sách giáo khoa và nội dung chương trình dạy học ở các lớp, các môn học nói chung và môn Tự nhiên và xã hội lớp 1 nói riêng Chương trình
đã được xây dựng theo quan điểm tích hợp trong bộ sách Cánh diều Quan điểm này hoàn toàn phù hợp với quy luật nhận thức của con người Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng Thực hiện tốt mục tiêu đổi mới của môn Tự nhiên
và Xã hội, người giáo viên phải thực hiện đổi mới các phương pháp dạy học sao cho học sinh là người chủ động, nắm bắt kiến thức của môn học một cách tích cực sáng tạo góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu tự học, tự phát hiện
tự giải quyết các tình huống có vấn đề đặt ra trong bài học Từ đó chiếm lĩnh nội dung mới của bài học, môn học
“Bàn tay nặn bột” là một trong phương pháp dạy học tích cực và thích hợp ứng dụng dạy TNXH lớp 1, hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, bài tập vận dụng thực tế để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống Học
Trang 42
sinh có thể đặt ra câu hỏi, giả thiết và tiến hành thí nghiệm, thực hành để tìm kiếm câu trả lời Nhờ đó, các em có cơ hội thảo luận, so sánh, phân tích và tổng hợp kiến thức dưới sự trợ giúp của giáo viên Như vậy, phương pháp "Bàn tay nặn bột" đề cao vai trò chủ thể tích cực, độc lập, sáng tạo của học sinh, hình thành cho các em phương pháp học tập đúng đắn Với tất cả những lý do trên, tôi đã lựa
chọn cho mình đề tài: “Sử dụng phương pháp "bàn tay nặn bột" giúp phát
triển năng lực và sự sáng tạo của học sinh trong môn TNXH lớp 1 (Cánh diều)”
2 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy môn TNXH lớp 1
- Phạm vi nghiên cứu: Học sinh lớp 1 trường Tiểu học…
3 Mục đích nghiên cứu
Tìm ra những biện pháp ứng dụng phương pháp bàn tay nặn bột trong giảng dạy TNXH lớp 1 nhằm phát triển năng lực và sự sáng tạo cho học sinh lớp 1 Từ
đó, tạo điều kiện tối đa cho học sinh tự khám phá, mở mang kiến thức, nâng cao
kĩ năng sống, để từ đó các em dễ dàng vận dụng vào cuộc sống
PHẦN NỘI DUNG
1 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
Là một phương pháp dạy học tích cực, thích hợp cho việc giảng dạy các kiến thức khoa học tự nhiên, đặc biệt là đối với bậc tiểu học, khi học sinh đang ở giai đoạn bắt đầu tìm hiểu mạnh mẽ các kiến thức khoa học, hình thành các khái niệm
cơ bản về khoa học Tập trung phát triển khả năng nhận thức của học sinh, giúp các em tìm ra lời giải đáp cho những thắc mắc trẻ thơ bằng cách tự đặt mình vào tình huống thực tế, từ đó khám phá ra bản chất vấn đề
Qua việc tìm hiểu và vận dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy
học các môn TNXH, tôi nhận thấy những ưu điểm sau:
- Kích thích tính tò mò, ham muốn khám phá và say mê khoa học của học sinh
Trang 53
- Rèn luyện kỹ năng diễn đạt thông qua ngôn ngữ nói và viết cho học sinh,
kĩ năng xử lí tình huống, kĩ năng phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân
- Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải
- Kiến thức được HS tiếp nhận một cách tự nhiên, thoải mái, không gò ép
- HS mạnh dạn tự tin trước đám đông
- Tự chiếm lĩnh kiến thức qua thực nghiệm sẽ nhớ lâu
Giáo viên đang hướng dẫn học sinh theo phương pháp bàn tay nặn bột
Những điều cần lưu ý khi sử dụng phương pháp bàn tay nặn bột:
- Thực hiện phương pháp này không thể nóng vội, cần thực hiện từng bước
để tạo thói quen cho học sinh Lúc đó việc dạy học với phương pháp bàn tay nặn bột sẽ dễ dàng và đem lại hiệu quả cao
- Tất cả các câu hỏi của học sinh đưa ra ta không bỏ vào sọt rác mà sẽ trả lời qua bài học (câu hỏi nào chưa có trong nội dung bài ta cần khéo léo dẫn dắt, khi nào có kiến thức ở các bài khác liên quan ta sẽ trả lời cho các em)
Trang 64
- Trước giờ ta vẫn làm củng cố bài là phải nhắc lại nội dung kiến thức để các em nhớ được thì nay với phương pháp bàn tay nặn bột sẽ là những thử thách mới để các em tìm tòi khám phá ở nhà
Ví dụ: Khi dạy bài 3: An toàn khi ở nhà (trang 20 TNXH 1 bộ sách Cánh
diều), ta thực hiện các bước dạy như sau:
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát : GV cho HS lần lượt kể tên một số
đồ vật có thể gây tai nạn
- HS lần lượt nêu tên một số đồ vật có thể gây tan nạn
- GV kết luận: Một số đồ vật có thể gây tai nạn như: dao, vật nhọn, vật thủy tinh dễ vỡ…
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về tai nạn xảy ra do các đồ vật nêu trên
- GV cho học sinh thảo luận nhóm 6 người các bức tranh trang 20, 21 và các
em có thể nêu một số trường hợp xảy ra do một số đồ vật trong nhà như :
- Li thủy tinh vỡ làm đứt tay
- Em bé đùa nghịch với đèn dầu
Trang 75
- Nghịch phích cắm vào ổ điện sẽ bị điện giật
- Chạy giỡn gần các khu vực nước sôi có thể bị bỏng
GV kết luận: Nên cẩn thận khi sử dụng các đồ vật có thể gây tai nạn cho mình:
- Nếu lỡ làm vỡ ly thủy tinh nên nhờ người lớn dọn dẹp cho an toàn
- Không được để đèn dầu, vật dễ gây cháy gần với khu vực có trẻ em hoặc
để trẻ đùa nghịch cùng
- Khi sử dụng đồ điện phải cẩn thận, không sờ vào phích cắm hay ổ điện để tránh bị điện giật
- Tránh đùa giỡn, chạy nhảy gần các khu vực có nước sôi vì có thể va chạm gây bỏng
Bước 3: Đề xuất câu hỏi ( dự đoán /giả thuyết ) và phương pháp tìm tòi
- Em sẽ làm gì khi:
+ Khi dùng dao
+ Ly thủy tinh bị vỡ
+ Nếu đèn dầu bị đổ Em bé chạy đến siêu nước sôi
+ Em bé nghịch phích cắm điện
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- Khi bưng khay đựng nước lỡ
đụng vào bạn làm vỡ ly?
- Nếu thấy em bé nghịch đèn dầu
em làm gì?
- Nếu em bé chạy đến ấm nước
sôi?
- Em bé nghịch phích cắm?
- Dùng chổi hốt những mảnh vỡ
- Ngăn em không cho em nghịch đèn dầu
- Nắm em lại không để em đến gần ấm nước
- Không để bé nghịch phích cắm điện
GV chốt ý: Cẩn thận khi sử dụng đồ vật trong nhà
Trang 8SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP
"BÀN TAY NẶN BỘT" GIÚP PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VÀ
SỰ SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH TRONG MÔN TNXH LỚP 1
Bộ sách Cánh diều
Trang 9Bố cục biện pháp
1 Lý do chọn biện pháp
2 Nội dung các biện pháp của tác giả đã thực hiện
3 Hiệu quả của các biện pháp đã thực hiện
4 Những bài học kinh nghiệm được rút ra từ quá
trình áp dụng các biện pháp
5 Những kiến nghị, đề xuất
Trang 101 Lý do chọn biện pháp
Tự nhiên và Xã hội
là một môn học cung cấp cho học sinh những hiểu biết cơ bản ban đầu
về các sự vật, sự kiện hiện tượng trong tự nhiên, xã hội
Chương trình GDPT 2018
đã xây dựng theo quan điểm tích hợp trong bộ sách Cánh diều, phù hợp với quy luật nhận thức của con người
“Bàn tay nặn bột”
là phương pháp hình thành kiến thức cho học sinh bằng các thí nghiệm, bài tập vận dụng thực tế để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống
Trang 112 Nội dung các biện pháp
Ưu điểm của phương pháp “Bàn tay nặn bột”
năng xử lí tình huống, kĩ năng phán đoán, lập luận, bảo vệ ý kiến cá nhân.
• Không phải tốn thời gian cho việc thuyết trình giảng giải.
Trang 122 Nội dung các biện pháp
Những điều cần lưu ý
bước để tạo thói quen cho học sinh.
ra giáo viên sẽ trả lời qua bài học.
những thử thách mới để học sinh
tìm tòi khám phá ở nhà.
Trang 132 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài 3: An toàn khi ở nhà
Bước 1: Đưa ra tình huống xuất phát: GV cho HS lần lượt kể tên một số đồ vật có thể gây tai nạn.
Bước 2: Làm bộc lộ những hiểu biết ban đầu của HS qua vật thực hoặc hình vẽ về tai nạn xảy ra do các đồ vật nêu trên.
Trang 142 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài 3: An toàn khi ở nhà
Bước 3: Đề xuất câu hỏi (dự đoán/giả
thuyết) và phương pháp tìm tòi
Em sẽ làm gì khi:
Trang 152 Nội dung các biện pháp
Ví dụ: Bài 3: An toàn khi ở nhà
Bước 4: Thực hiện phương án tìm tòi
- Khi bưng khay đựng nước lỡ đụng vào bạn
làm vỡ ly?
- Nếu thấy em bé nghịch đèn dầu em làm
gì?
- Nếu em bé chạy đến ấm nước sôi?
- Em bé nghịch phích cắm?
- Dùng chổi hốt những mảnh vỡ.
- Ngăn em không cho em nghịch đèn dầu
- Nắm em lại không để em đến gần ấm nước.
- Không để bé nghịch phích cắm điện.