1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Một số kinh nghiệm cải thiện kỹ năng học hát môn âm nhạc hiệu quả cho học sinh lớp 6 (sách cánh diều)

12 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 2,48 MB

Nội dung

Vì âm nhạc là môn học độc lập nên việc dạy và học phải được giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc: Có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chu

Trang 1

PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO … TRƯỜNG TRUNG HỌC ………

- – ² ˜ -

ĐỀ TÀI:

MỘT SỐ KINH NGHIỆM CẢI THIỆN KỸ NĂNG HỌC HÁT MÔN ÂM NHẠC HIỆU QUẢ CHO HỌC SINH

LỚP 6 (Sách Cánh Diều)

Lĩnh vực: …

Họ và tên tác giả: …

Đơn vị: …

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 20….- 20…

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Lí do chọn đề tài 1

1.2 Mục đích nghiên cứu 2

1.3 Đối tượng nghiên cứu 2

1.4 Phương pháp nghiên cứu 3

2 NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM 4

2.1 Cơ sở lý luận của sáng kiến kinh nghiệm 4

2.2 Thực trạng vấn đề 5

2.3 Giải pháp và tổ chức thực hiện 6

2.3.1 Sửa sai cho học sinh khi dạy hát 7

2.3.2 Hát kết hợp gõ đệm; hát diễn cảm, tự tin 11

2.3.3 Áp dụng 1 số trò chơi trong tiết học hát 14

- Trò chơi: “Ai nhanh nhất” 15

- Trò chơi: “Tìm ca sĩ trẻ tài năng” 16

- Trò chơi: “Thay lời ca bằng âm thanh” 17

2.4 Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: 23

3.KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 25

3.1 Kết luận: 25

3.2 Kiến nghị: 25

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Lí do chọn đề tài

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật nhằm phản ánh hiện thực khách quan bằng những hình tượng có sức biểu cảm của âm thanh, nhịp điệu Âm nhạc gắn

bó mật thiết với đời sống con người Ngay từ khi chào đời, em bé được ôm ấp trong lời ru nhẹ nhàng của người mẹ, lớn lên với những bài hát đồng dao, với những điệu hò, những khúc tình ca vui buồn được nuôi dưỡng bằng cội nguồn của văn hoá âm nhạc dân gian Âm nhạc được đưa vào nhà trường THCS với tư cách là một môn học độc lập, sự có mặt của môn âm nhạc trong nhà trường làm thăng bằng nội dung học tập, góp phần phát triển tình cảm đạo đức, trí tuệ, nhân cách của học sinh Âm nhạc có một vị trí quan trọng, nó tạo cho nhà trường một không khí vui tươi, lành mạnh để học sinh tăng thêm lòng yêu quê hương đất nước, con người, cụ thể là yêu trường yêu lớp, say sưa học tập, hòa mình vào tập thể Qua môn học này, học sinh có thể thấy được âm nhạc là một liều thuốc tinh thần, tạo sự hưng phấn trong học tập và cảm nhận được phần nào sự hấp dẫn của thế giới âm nhạc Môn âm nhạc ở trường THCS sẽ cùng các môn học khác phát triển năng lực tư duy, trí tuệ, tạo cho học sinh một trình độ văn hóa âm nhạc phổ thông, từ đó xây dựng và hình thành nhân cách đạo đức con người về Đức – Trí – Lao – Thể – Mĩ

Vì âm nhạc là môn học độc lập nên việc dạy và học phải được giáo viên và học sinh thực hiện một cách nghiêm túc: Có kiểm tra, thi đánh giá cuối năm và kết quả là một trong những tiêu chuẩn để xét học sinh lên lớp hay tốt nghiệp bậc học THCS Xong, thực tế hiện nay cho thấy rằng bộ môn này chưa thực sự nhận được sự quan tâm của chính học sinh và các bậc cha mẹ học sinh nữa.Việc trang

bị cơ sở vật chất để phục vụ cho việc dạy và học âm nhạc ở THCS còn thiếu thốn

và nghèo nàn Nhà trường chưa có phòng riêng để dạy âm nhạc Một số loại nhạc

cụ, băng, đĩa nhạc kém chất lượng, tranh ảnh để phục vụ cho việc dạy học bộ môn

âm nhạc còn thiếu khá nhiều chưa đủ để đáp ứng cho việc dạy - học âm nhạc,

Trang 4

sách đọc thêm và các tài liệu tham khảo khác rất hiếm và giáo viên phải tự mình tìm tòi tài liệu, sưu tầm đồ dùng dạy học Trong khi đó yêu cầu của bộ môn lại cần phải có những trang thiết bị hiện đại (như: video, đài đĩa, máy chiếu… ) để phục vụ cho việc dạy và học tốt hơn

Đối với học sinh trường THCS nói chung và học sinh khối 6 nói riêng đa

số học sinh rất hứng thú khi học hát, các em thích ca hát, thích được học bài hát mới Tuy nhiên vẫn còn nhiều vấn đề khó khăn khi dạy – học phân môn này, các

em chưa có kĩ năng để thực hiện theo yêu cầu của bộ môn đó là: Học sinh còn chậm thuộc bài hát, biết hát nhưng còn sai giai điệu chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát, một vài học sinh còn hát sai cao độ, tiết tấu và chưa mạnh dạn khi giáo viên yêu cầu thực hiện

Tuy vậy hiện tại bản thân tôi chưa tìm thấy một tài liệu nghiên cứu nào bàn sâu về vấn đề này và là một người giáo viên đang trực tiếp giảng dạy bộ môn âm nhạc tại trường THCS, tôi tự nhận thấy việc dạy cho các em học sinh lớp 6 kĩ năng học hát là rất quan trọng và cần thiết, nên đặt lên hàng đầu để các em hình thành kĩ năng học hát cho bản thân khi mới bắt đầu bước vào chương trình âm

nhạc THCS Xuất phát từ những lí do đó tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số kinh nghiệm cải thiện kỹ năng học hát môn Âm nhạc hiệu quả cho học sinh lớp 6” theo bộ sách Cánh Diều để các đồng nghiệp cùng bạn bè xa gần tham khảo

1.2 Mục đích nghiên cứu

Đề tài nghiên cứu ”Cải thiện kĩ năng học hát cho học sinh lớp 6” theo bộ sách Cánh Diều với mục đích cơ bản là giúp giáo viên tìm ra những biện pháp

dạy thiết thực, ứng dụng những biện pháp đó một cách khoa học và có hiệu quả Giúp học sinh khắc phục nhược điểm, vận dụng kiến thức đã được học để trả lời các câu hỏi, có kĩ năng thực hành, tạo cho các em tính tích cực chủ động trong giờ học hát Từ đó chất lượng của phân môn học hát sẽ được nâng lên

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Hiện nay nước ta rất coi trọng việc giáo dục kĩ năng sống cho học sinh, bởi thế mà nó cũng được đưa vào trong các trường học; ở bất kể phương diện,

Trang 5

trường hợp nào cũng cần có cách giải quyết công việc một cách logic và khoa học nhất Trong bộ môn âm nhạc(cụ thể là phân môn học hát) cũng vậy việc tạo cho các em kĩ năng trong phân môn cũng rất quan trọng và việc để các em có kĩ năng học hát tốt không phải là việc ngày một ngày hai mà nó cả là một quá trình phải được rèn luyện

Đề tài tôi chọn hướng tới đối tượng là “Một số kinh nghiệm cải thiện kỹ năng học hát môn Âm nhạc hiệu quả cho học sinh lớp 6” theo bộ sách Cánh

Diều

Rèn kĩ năng cho học sinh lớp 6 để khắc phục những hạn chế của học sinh như :chậm thuộc bài hát, hát còn sai giai điệu chưa thể hiện được sắc thái, tình cảm của bài hát, hát sai cao độ, tiết tấu và chưa mạnh dạn biểu diễn trước lớp

1.4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng và kết hợp nhiều phương pháp như:

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết (còn gọi là Phương pháp nghiên cứu tài liệu): Tôi đã nghiên cứu tài liệu liên quan đến phương pháp dạy học nói chung, phương pháp dạy Âm nhạc THCS nói riêng… Đặc biệt nghiên cứu Sách giáo khoa, sách giáo viên Tham khảo sáng kiến kinh nghiệm của đồng nghiệp, trên mạng Internet

- Phương pháp thống kê - phân tích tổng hợp – so sánh đối chiếu và phương pháp thực nghiệm: Tôi tiến hành khảo sát thống kê số liệu học sinh, đồng thời tiến hành thực nghiệm cụ thể ở 2 lớp 6 với cùng 1 bài để so sánh đối chiếu rồi đưa ra kết luận

- Phương pháp điều tra sư phạm: Tôi trao đổi với các đồng nghiệp về các phương pháp rèn kĩ năng học hát qua các buổi sinh hoạt chuyên môn, các chuyên

đề cấp cụm, cấp Huyện…

Trang 6

Nhạc và lời: Vũ Hoàng - Lê Văn Lộc

Học sinh thường hát sai ở câu:

Thầy em tóc như bạc thêm, bạc thêm vì bụi phấn

Ở câu này học sinh thường ngân âm “thêm” cho nên kéo theo sai cả câu vì

vậy để sửa sai chỗ này giáo viên nên nói cho học sinh biết từ “tóc …thêm” phải

hát trường độ giống nhau Cũng có thể giáo viên vỗ tay theo tiết tấu để học sinh

dễ nhận thấy, sau đó yêu cầu học sinh thực hiện nhiều lần ở chỗ khó này

+ Khi học sinh học hát bài: Đi cắt lúa - Dân ca Hrê (Tây Nguyên) (trang 57

Âm nhạc 6 bộ sách Cánh Diều)

Ở bài này học sinh thường hát sai ở chỗ có đảo phách như âm “hát”,

“hương”:

khắp buôn làng mình

Vì lớp 6 các em chưa học về phần nhạc lý nhiều và nhất là lại có đảo phách

do vậy khi học sinh hát sai giáo viên không diễn giải lí thuyết dài dòng mà chỉ thực hiện trực tiếp là giáo viên đàn mẫu nhiều lần ở chỗ khó này hoặc hát mẫu kết hợp động tác gõ đệm cho học sinh nghe rồi yêu cầu học sinh thực hiện, sau

đó mới ghép vào bài

Trang 7

* Hát sai cao độ của bài hát:

+ Khi học sinh học hát bài: Tình bạn bốn phương - Nhạc: Scotland ; Lời: Đỗ

Thanh Hiền (trang 26 Âm nhạc 6 bộ sách Cánh Diều) các em rất hay hát sai cao

độ ở từ “Bạn ơi” “cùng nhau” hát bằng nhau

Trang 8

+ Khi học sinh học hát bài Lí cây đa Dân ca Quan họ Bắc Ninh (trang 12

Âm nhạc 6 bộ sách Cánh Diều) các em hay hát sai các từ đệm lới ơi a cây đa ở

trong bài

Trang 9

đó mời cả lớp đứng dậy thực hiện Khi học sinh đã quen với việc mình đang làm rồi thì chúng ta mời theo nhóm, cá nhân… Đây cũng là một cách mà tạo cho học sinh tư thế thoải mái khi hát, có vậy thì khi hát học sinh mới tự tin và thể hiện được tính chất của bài hát không còn bị gò bó, thẹn thùng khi thể hiện bài hát

2.3.3 Áp dụng 1 số trò chơi trong tiết học hát

Trò chơi âm nhạc là những hoạt động vui chơi, được lồng ghép trong đó các kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc để học sinh trải nghiệm và thu nhận Trò chơi âm nhạc vừa là cách thức để học sinh giải trí, thư giãn, đồng thời là biện pháp

để học sinh rèn luyện, tích lũy, thực hành kĩ năng, từ đó hình thành tri thức, kinh nghiệm hoạt động âm nhạc và phát triển các tình cảm tương tác xã hội

Trang 10

Có thể thấy, trò chơi âm nhạc là khái niệm được tạo thành bởi hai yếu tố chính đó là yếu tố chơi và yếu tố âm nhạc Trong đó, yếu tố chơi phải đảm bảo học sinh được vui vẻ và say mê trong khi chơi, bao gồm các vận động cơ thể, vận động trí óc khuyến khích học sinh tích cực tham gia giải quyết nhiệm vụ của trò chơi Yếu tố thứ hai - Âm nhạc là linh hồn của trò chơi Yếu tố âm nhạc ở đây được hiểu bao gồm tất cả các kĩ năng phát triển về tai nghe, về tiết tấu, về khả năng ca hát, phán đoán, nhận xét (các yếu tố cấu thành của trò chơi) và thông qua việc chơi sẽ không chỉ cung cấp mà còn giúp học sinh củng cố, rèn luyện về các kiến thức, kĩ năng thực hành âm nhạc

Các trò chơi âm nhạc đều có mục đích là tạo cơ hội cho học sinh được thực hành, củng cố, trải nghiệm các kiến thức, kĩ năng âm nhạc đã học đồng thời khám phá thêm những điều mới mẻ trong cảm xúc khi các em tự mình trải nghiệm cùng với âm nhạc qua các trò chơi Chính vì thế, trong trò chơi âm nhạc các yếu tố về nhiệm vụ, yêu cầu, nội dung chơi, luật chơi, các thao tác chơi phải đảm bảo tôn trọng các đặc trưng cũng như tính thẩm mĩ của nghệ thuật âm nhạc, căn cứ vào khả năng của học sinh cũng như cơ sở vật chất tại cơ sở để đảm bảo yếu tố an toàn và không lãng phí

Sau đây tôi xin đưa ra một số trò chơi tôi cũng áp dụng đưa vào các tiết dạy để đạt được hiệu quả cao hơn trong tiết dạy đồng thời rèn các kĩ năng của học sinh:

- Trò chơi: “Ai nhanh nhất”

Hình thức chơi:

+ Cho học sinh nghe giai điệu một đoạn nhạc( lúc đầu là các bài đã học, nếu học sinh nghe tốt thì có thể đàn giai điệu bài hát ngoài chương trình học)để đoán lời ca nhằm phát triển tai nghe cho học sinh

Hình thức thưởng:

+ Chấm điểm

+ Tuyên dương (nếu trả lời đúng)

Ví dụ:

Mỗi tổ đại diện một học sinh lên bảng

Trang 11

Giáo viên đánh đàn một đoạn bài hát: Việt Nam quê hương tôi (trang 13

Âm nhạc 6 bộ sách Cánh Diều)

Học sinh nào ghi nhanh và chính xác tên bài hát là thắng cuộc

Giáo viên chấm điểm – tuyên dương

Qua trò chơi này giúp phát triển tai nghe cho học sinh, giúp học sinh linh hoạt nhạy bén hơn

- Trò chơi: “Tìm ca sĩ trẻ tài năng”

Hình thức chơi:

+ Học sinh là ca sĩ

+ Giáo viên vừa là người dẫn chương trình vừa là nhạc công và là ban giám khảo

Ngày đăng: 02/12/2024, 21:28

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN