1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Áp dụng một số bài tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích Đội tuyển môn Đá cầu nữ ở trường thpt

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Một Số Bài Tập Huấn Luyện Nhằm Nâng Cao Thành Tích Đội Tuyển Môn Đá Cầu Nữ Ở Trường THPT
Tác giả Nguyễn Thị Huê, Mai Văn Nam, Đỗ Thị Lụa, Bùi Thị Tâm
Trường học Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy
Chuyên ngành Đá cầu
Thể loại sáng kiến
Năm xuất bản 2022-2023
Thành phố Ninh Bình
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

- Giúp học sinh hiểu được kỹ thuật động tác, vận dụng được các động tác vào tập luyện và thi đấu.. - Có thể thấy được quá trình vận dụng của học sinh đi đến việc hoàn thiện kỹ thuật động

Trang 1

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Tên sáng kiến:

ÁP DỤNG MỘT SỐ BÀI TẬP HUẤN LUYỆN NHẰM NÂNG CAO THÀNH TÍCH ĐỘI TUYỂN MÔN ĐÁ CẦU

NỮ Ở TRƯỜNG THPT CHUYÊN LƯƠNG VĂN TỤY

Ninh Bình, năm học 2022-2023

: Nguyễn Thị Huê Tác giả

Đồng tác giả : Mai Văn Nam

Đỗ Thị Lụa Bùi Thị Tâm Chức vụ

Đơn vị công tác

: Giáo viên : Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Trang 2

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN 2

I Tên sáng kiến kinh nghiệm 2

II Nội dung 2

III Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được 7

IV Điều kiện và khả năng áp dụng 8

PHỤ LỤC 9

PHẦN A ĐẶT VẤN ĐỀ 9

PHẦN B GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 11

I Thực trạng công tác dạy và học môn đá cầu ở trường THPT Chuyên Lương Văn Tụy 11

II Biện pháp thực hiện các bài tập bổ trợ phát triển thể lực trong các giờ tập luyện để nâng cao thể lực: 11

PHẦN C MINH CHỨNG VỀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC BIỆN PHÁP 22

I Kết quả thu được 22

II Kết luận 22

TÀI LIỆU THAM KHẢO 23

Trang 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN ĐỀ NGHỊ CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO NINH BÌNH

năm sinh

Nơi công tác

Chức danh

Trình độ chuyên môn

Tỷ lệ (%) đóng góp

1 Mai Văn Nam 28/09/1979

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Nhóm trưởng Cử nhân 30 %

2 Nguyễn Thị Huê 29/05/1988

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Giáo viên Cử nhân 30 %

3 Đỗ Thị Lụa 07/02/1982

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Giáo viên Cử nhân 20 %

4 Bùi Thị Tâm 20/02/1974

Trường THPT chuyên Lương Văn Tụy

Giáo viên Cử nhân 20 %

I Tên sáng kiến kinh nghiệm

Là tác giả (nhóm tác giả) đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Áp dụng một số bài

tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển môn đá cầu nữ ở trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy”

Lĩnh vực áp dụng: Giảng dạy

II Nội dung

a Giải pháp cũ thường làm.

Ưu điểm:

- Khi giáo viên lên lớp thực hiện chương trình theo từng tiết học đã quy định sẵn Thời gian tổ chức các hoạt động học tập chỉ trong phạm vi 1 tiết học 45 phút, hình thức tổ chức các tiết học chỉ dừng lại ở việc luyện tập các bài tập giáo viên quy định

- Tạo điều kiện để học sinh bộc lộ khả năng, thi đấu tập luyện động tác một cách không hạn chế, do đó có điều kiện để đánh giá đầy đủ việc tập luyện của học sinh

Trang 4

- Giúp học sinh hiểu được kỹ thuật động tác, vận dụng được các động tác vào tập luyện và thi đấu

- Có thể thấy được quá trình vận dụng của học sinh đi đến việc hoàn thiện kỹ thuật động tác

Nhược điểm và những tồn tại cần khắc phục:

- Dạy học theo phương pháp truyền thống nhiều khi chưa khuyến khích được học sinh tham gia vào các hoạt động học Học sinh không có nhiều cơ hội được trải nghiệm thực tế, ít có cơ hội bộc lộ các năng lực khác, hình thức học tập còn đơn điệu,

… Do đó học sinh ít có hứng thú trong hoạt động học

- Trước đây, học sinh tập luyện nhưng không biết vận dụng kiến thức môn khác phục vụ cho bài học, cho việc giải quyết các vấn đề trong thực tiễn

- Kết quả học tập thấp, học sinh sẽ chán học, uể oải, ngại đến trường, luôn coi môn Thể dục chỉ là môn học phụ, vận động nhiều, kết quả học lực khá giỏi bộ môn còn nhiều hạn chế

- Học sinh chưa kết hợp một cách linh hoạt và có tổ chức kiến thức, kĩ năng với thái độ, tình cảm, giá trị, động cơ cá nhân… nhằm giải quyết hiệu quả một nhiệm vụ

cụ thể trong bối cảnh thực

- Kiểm tra, đánh giá nặng về thành tích không thúc đẩy được việc dạy học Đánh giá học sinh theo hướng tích cực, không phát huy được tính tích cực chủ động khai thác kiến thức kĩ năng của học sinh, không đánh giá được về mặt năng lực vận dụng thực tế

- Giáo viên không chủ động phân chia được thời gian, ngại tích hợp kiến thức của các bài học khác và của các môn học khác trên một bối cảnh thực nên thường bỏ qua những kiến thức liên quan rất gần gũi, sinh động

- Giáo viên chưa dạy được cách học - hình thành và phát triển năng lực cho học sinh

- Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh nhớ được/học được những gì?

- Giáo viên chưa quan tâm đến việc học sinh làm được gì, giải quyết được vấn đề thực tiễn gì từ những kiến thức, kĩ năng đã được học?

- Hạn chế việc tìm tòi, sáng tạo của giáo viên

b Giải pháp mới cải tiến: ( Mô tả nội dung chi tiết của giải pháp mới )

Lý do chọn đề tài

Trong giai đoạn đất nước ta bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập và phát triển thì giáo dục thể chất trong nhà trường góp phần thực hiện mục tiêu của sự nghiệp giáo dục

Trang 5

và đào tạo “nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài” Nâng cao chất

lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng yêu cầu phát triển nguồn nhân lực phục

vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước phù hợp với thực tiễn và truyền thống Việt Nam

“Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói “…tập thể dục, bồi bổ sức khỏe là bổn phận của mỗi người dân yêu nước” Bác kêu gọi “tôi muốn đồng bào ta ai cũng cố gắng tập thể dục” và “tự tôi ngày nào cũng tập” Trong công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước xã

hội chủ nghĩa thì con người là yếu tố quyết định mà sức khỏe là vốn quý nhất của con người Để có con người hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội thì giáo dục cần phải đáp ứng được hai yêu cầu phát triển trí lực và thể lực Vì thế, trong công tác giáo dục hiện nay, ngoài việc trang bị cho học sinh về mặt tri thức thì việc giáo dục thể chất trong nhà trường đóng góp một vai trò quan trọng

Hiện nay, môn học đá cầu là một nội dung được học tập xuyên suốt ở các cấp học với số tiết được phân bố ngày một nhiều hơn Chính vì thế đá cầu là nội dung có tầm quan trọng trong quá trình giáo dục thể chất ở nhà trường đá cầu là một nội dung được giảng dạy nhằm đi sâu vào sự yêu thích của học sinh và phát triển năng khiếu cá nhân Do đó, đá cầu được học sinh yêu thích và say mê tập luyện Hiện nay, việc tập luyện và tham gia thi đấu cầu lông đã trở thành truyền thống hàng năm thu hút đông đảo học sinh tham gia tập luyện và thi đấu Nội dung giảng dạy thể dục trong nhà trường cũng rất đa dạng và phong phú

Đá cầu là một trong số các môn có lịch sử phát triển lâu đời Từ phương pháp

để người xưa vượt qua các hào rãnh trong săn b n, hái lượm dần trở thành một phương tiện r n luyện để phát triển các tố chất thể lực, đặc biệt là tốc độ, sức mạnh tốc

độ, sự phát triển linh hoạt, khéo léo và trở thành một môn thể thao

Đây là kỹ thuật phức tạp, hoạt động không mang tính chu kỳ, đòi hỏi người tập phải n m vững những tư duy động tác đồng thời thực hiện động tác một cách nhịp nhàng, thuần thục

Như chúng ta đã biết hai yếu tố này có mối quan hệ khăng khít, có tác dụng thúc đẩy để đạt thành tích cao Đặc biệt là yếu tố kỹ thuật, qua kinh nghiệm thực tế của các huấn luyện viên lâu năm và các công trình nghiên cứu khoa học thể dục thể thao của các tác giả trong nước đã chứng minh rằng động tác kỹ thuật càng thành thục, chính xác thì càng tiết kiệm được sức, vận dụng và phát huy được khả năng dùng sức của cơ thể giúp nâng cao thành tích của mình Tuy nhiên trong quá trình học tập của học sinh hiện nay, học sinh thường m c những sai lầm rất cơ bản trong học kỹ thuật Chính yếu

Trang 6

tố này đã ảnh hưởng rất nhiều đến thành tích học tập và thi đấu của các em mà hai yếu

tố đó lại chính là kết quả giai đoạn chuẩn bị, bật nhảy tạo ra

Nhiều công trình nghiên cứu khoa học đã khẳng định, quá trình hình thành kỹ

năng, kỹ xảo vận động dựa trên quá trình nhận thức “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng, từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn” Như vậy, tính trực quan trong quá

trình giảng dạy thể dục thể thao giữ một vai trò quan trọng Vì hoạt động tiếp thu kiến thức động tác của học sinh về cơ bản là mang tính chất thực tiễn vận động phát triển các cơ quan cảm giác, từ đó học sinh hình thành thói quen vận động đúng

Để xây dựng kỹ năng vận động được tiến hành không chỉ bằng thị phạm động tác, mà bằng cả lời nói và tư duy, tức là phải sử dụng các phương pháp dạy học thể dục trong việc xây dựng kỹ năng vận động cho người luyện tập thể dục thể thao mà đối tượng ở đây là học sinh trung học phổ thông, và người huấn luyện hướng dẫn đó là giáo viên dạy thể dục thể thao Trong thời gian của một tiết dạy chỉ 45 phút giáo viên phải làm thế nào để truyền tải kiến thức giúp học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng vận động, nghĩa là vừa xây dựng nhận thức cho các em về kỹ thuật động tác vừa phải đảm bảo đủ lượng vận động cần thiết cho các em trong một tiết học, hay nói cách khác trong một thời gian cực ng n người giáo viên phải vừa giúp các em n m được yếu lĩnh

kỹ thuật động tác, vừa phải hướng dẫn cho các em thực hiện động tác

Muốn đạt được điều này, theo tôi, người thầy phải tăng cường sử dụng các phương pháp và các hình thức tổ chức như phương pháp sử dụng lời nói, nhóm phương pháp trực quan, nhóm phương pháp luyện tập Hay phải tăng cường làm mẫu thị phạm kết hợp với sử dụng lời nói giảng giải ng n gọn, mấu chốt, đủ ý Hay nói cách khác là vận dụng một số phương pháp dạy học tích cực như: Dạy học vấn đáp; Dạy và học phát hiện giải quyết vấn đề; Dạy và học hợp tác trong nhóm nhỏ vào giảng dạy để giúp học sinh hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động

Trong dạy học, toàn bộ hoạt động của giáo viên đều liên quan đến việc sử dụng lời nói, bằng lời nói giáo viên truyền thụ kiến thức cho học sinh, kích thích tư duy, giao nhiệm vụ, phân tích và đánh giá kết quả, điều chỉnh hành vi người học Đối với học sinh, lời nói cũng rất cần thiết trong quá trình nhận thức, tự đánh giá và tự điều chỉnh hành động Các hình thức sử dụng lời nói gồm: Thuyết trình (giảng giải), kể chuyện và thảo luận (đàm thoại),… đôi khi giáo viên còn kết hợp sử dụng các phương tiện trực quan, nhưng các phương tiện trực quan đóng vai trò minh họa lời nói giáo viên

Trang 7

Trong quá trình giảng dạy, người giáo viên còn dùng các động tác bổ trợ là những động tác đơn giản hơn hoặc có kết cấu gần giống nhưng dùng sức nhẹ hơn động tác chính Ngoài ra chúng ta thường sử dụng thêm các phương pháp trò chơi, thi đấu

và tổng hợp,…vào giáo dục thể chất

Vậy làm thế nào để học sinh nhanh chóng hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động và tiến tới phát triển các tố chất nâng cao sức khoẻ?

Qua thực tế giảng dạy từ khi về trường đến nay tôi nhận thấy rằng cần phải đầu

tư cho nội dung đá cầu nhiều hơn ở các mặt để góp phần nâng cao chất lượng giáo dục thể chất trong nhà trường Đặc biệt là đối với học sinh khối 10 là học sinh đầu cấp cần

n m vững kỹ thuật cơ bản về môn thể thao tự chọn này là một điều kiện hết sức cần thiết thuận lợi cho việc phát triển kỹ năng, kỹ xảo vận động làm nền tảng cho các năm học tiếp theo Vậy việc tìm ra phương pháp để truyền đạt cho học sinh là một vấn đề cần thiết để nâng cao chất lượng dạy và học kĩ thuật

Từ sự phân tích nếu trên tôi mạnh dạn nghiên cứu sáng kiến kinh nghiệm : “

Áp dụng một số bài tập huấn luyện nhằm nâng cao thành tích đội tuyển môn đá cầu nữ ở trường trung học phổ thông chuyên Lương Văn Tụy”

Cơ sở lí luận:

Để đất nước ta có nguồn lực lượng lao động đảm bảo sức khoẻ, đạt chuẩn về trình độ kiến thức, có kĩ thuật tay nghề cao, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục hiện nay và giáo dục thể chất nói riêng để xây dựng con người phát triển một cách cân đối

và toàn diện, đáp ứng yêu cầu đổi mới của đất nước Vì vậy, muốn đạt được mục đích của giáo dục thể chất thì cần phải làm cho môn học thể dục trở thành môn học yêu thích của học sinh Tuy nhiên, qua thực tế giảng dạy giáo dục thể chất còn gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn về trang thiết bị dạy học và sân bãi học tập, một số thiết bị dạy học thì đã cũ kỉ, hư hỏng, giáo viên chủ yếu giảng dạy trong điều kiện thiếu thốn và học sinh tự trang bị cho mình những thiết bị học tập, những khó khăn, thiếu thốn Bên cạch đó, một tiết học thể dục thường đan xen nội dung học tập do sân bãi tập không đủ lại càng thêm khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức hình thành kỹ năng, kỹ xảo vận động ở học sinh và đa phần học sinh còn xem nhẹ môn học thể dục và coi thể dục là môn học phụ, còn e ngại và lười biếng trong tập luyện chính vì thế chất lượng của giáo dục thể chất vẫn chưa cao, hiệu quả còn tương đối thấp so với một số môn văn hoá khác

Trang 8

Cơ sở thực tiễn:

Nội dung thể thao đá cầu các em học sinh cấp dưới chỉ mới được tiếp xúc ít, chưa

n m được các kỹ thuật cơ bản Nên khi lên lớp trên các em đang còn bỡ ngỡ và khi học lại gặp điều kiện thời tiết không thuận lợi tập luyện không được thường xuyên, điều kiện cơ sở vật chất trang thiết bị dạy và học không đảm bảo sẽ tạo cho các em uể oải, mất hứng thú trong học tập, không chú trọng và hình thành được kỹ năng, kỹ xảo vận động dẫn đến kỹ thuật và số lần thực hiện động tác cũng như thành tích thấp không ổn

định

Cách thức tiến hành

Giáo viên tự tập kĩ thuật và soạn nội dung giáo án Những kĩ thuật khó phức tạp giáo viên có thể sưu tầm trên internet hoặc tham khảo các VĐV trong tỉnh Sau đó, giáo viên làm mẫu kĩ thuật động tác bài giảng trên lớp Sử dụng hình ảnh trực quan rất thuận tiện cho việc giảng dạy giáo viên khi lên lớp, rút ng n thời gian, mà học sinh có thể tư duy động tác theo ý hiểu Do đó giáo viên có thể hướng dẫn học sinh làm nhiều bài tập hơn, học sinh được quan sát từng bước vận dụng đước kĩ thuật Ngoài ra, bài giảng còn làm cho tiết học trở lên sinh động hơn, thu hút được học sinh, làm cho học sinh có sự hứng thú và say mê môn học

Tính mới, tính sáng tạo của giải pháp

Với sự quan sát cụ thể trực quan hoặc những nội dung khó bằng học trước của một số tranh ảnh hoặc trình chiếu giáo án điện tử

Học sinh tự nghiên cứu động tác, trao đổi dẫn đến ham muốn, hứng thú tự tìm hiểu kĩ thuật và vận dụng được trong tập luyện, thi đấu

III Hiệu quả kinh tế, xã hội dự kiến đạt được

Hiệu quả kinh tế:

- Tiết kiệm thời gian đào tạo

- Tiết kiệm thời gian tư duy, thực hiện được động tác

Hiệu quả xã hội:

- Gây hứng thú cho học sinh đối với môn học

- Phát huy tính sáng tạo của giáo viên và học sinh

- Gây chuyển biến, tạo niềm tin, say mê yêu nghề cho các giáo viên Đáp ứng được yêu cầu đổi mới của giáo dục

- Nâng cao hiệu quả giờ dạy trên lớp, phát triển, đổi mới tư duy kỹ thuật, phát hiện, sáng tạo các sáng kiến kỹ thuật đáp ứng sự thay đổi nhanh chóng của khoa học

Trang 9

kỹ thuật và đòi hỏi của thị trường lao động cần người có trình độ và kỹ năng nghề nghiệp ngày càng cao góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc

IV Điều kiện và khả năng áp dụng

Điều kiện áp dụng:

- GV phân tích, làm mẫu, thực hiện hoàn chỉnh theo 3 bước giảng dạy nội dung

kĩ thuật

- Cơ sở vật chất của nhà trường đáp ứng được việc ứng dụng công nghệ thông tin

để giảng dạy như máy chiếu, loa, máy tính….vào công việc giảng dạy môn Thể dục ngoài trời

Khả năng áp dụng:

- Áp dụng cho giáo viên giảng dạy và soạn giáo án kĩ thuật môn đá cầu bằng các hình ảnh sinh động để học sinh dễ hiểu, dễ định hình được động tác kĩ thuật

Chúng tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật

và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật

XÁC NHẬN CỦA LÃNH ĐẠO

ĐƠN VỊ CƠ SỞ

Ninh Bình, ngày 09 tháng 05 năm 2023

Người nộp đơn

(Ký và ghi rõ họ tên)

Mai Văn Nam

Nguyễn Thị Huê

Đỗ Thị Lụa

Bùi Thị Tâm

Trang 10

PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

HLV huấn luyện viên

Ngày đăng: 08/12/2024, 20:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w