1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Tài chính ngân hàng: Áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

73 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Áp Dụng Các Chuẩn Mực Của Hiệp Ước Basel Trong Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng Tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam
Tác giả Nguyễn Thị Vân Anh
Người hướng dẫn ThS. Lớ Thị Phương Thảo
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Tài Chính - Ngân Hàng
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 73
Dung lượng 39,93 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾKHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG AP DỤNG CÁC CHUAN MỰC CUA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CO PHAN NGOẠI TH

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

AP DỤNG CÁC CHUAN MỰC CUA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MAI CO PHAN

NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Phương Thảo Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vân Anh

Mã sinh viên : 19050608Ngày sinh : 25/03/2001Lớp : QH2019E TCNH CLG

Hà Nội, 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ KHOA TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG

ÁP DỤNG CÁC CHUẨN MỰC CỦA HIỆP ƯỚC BASEL TRONG

QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGAN HANG THƯƠNG MẠI CO PHAN

NGOẠI THƯƠNG VIET NAM

Giáo viên hướng dẫn : ThS Lê Thị Phương Thao

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Vân Anh

Mã sinh viên : 19050608Ngày sinh : 25/03/2001Lớp : QH2019E TCNH CLC3

Hà Nội, 2023

Trang 3

1 Tính cấp thiết của đề tài c-cc©-+ek 2 k2 A.21111.21111 111 1111 1111 1110.11110.1111012111 111xe, 1

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên CỨU e +©++++rkeErkeEkkrtkkrtkrittrirtrirtriririirrrrirrrrrrirke 1

3 Đối tượng và phạm vi nghiên CỨu -cc+ccc+vtcrrvrtrrrrertrrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrree 2

4 Phương pháp nghiên CỨU <6 SE E* E111 H111 1111111111111 11111 rkrri 2

5 DONG Op CHa NGHIEN ai 2

G6 K@t CaU CUa ni 3

CHƯƠNG II: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE QUAN TRI RỦI RO TÍN DUNG TAI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VON BASEL - s2 ©csszvEEeeseerEEvvsservrersasrrrrrrasse 4

2.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tin dụng ccc cccvceecccvvvertrrrrvvrrrerrrrerrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 4

2.1.1 Khái niệm rủi ro tin dỤng -‹«-sxc+cxesrttrihtrrrtrrHHH H1 ri 4

2.1.2 Phân loại rủi ro tin Ụng - - scsxsck tt it re 4

2.2 Quan trị rủi to tín dụng trong hoạt động ngân hàng - c cc«ccccerxeerrerrerree 6

2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín ụng -cxscrserirtrirtrirtiriiiiiiiiirirrii 6

2.2.2 Tầm quan trọng của quản trị rủi ro tín ụng ccccxsecxeeerrserrreserrerrrrrrrrrr 7

2.2.3 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng ‹-cscccxserteerreerrrerrrtrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrr 7

2.2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng sc<Scckih he 9

2.2.5 Quy trình quản trị rủi ro tin ụng - ss+xxecxkkxkttkietkittrirtriikriirrirrrrrrrrrrrrrke 10

2.3 Quản trị rủi ro tín dung theo Hiệp ước Basel c series 12

2.3.1 Sự cần thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng 12

V200 sẽ 0n 12

Trang 4

Vu )0ì( 23 000 13 2.3.4 Hiệp ước Basel III -«-++xserrxttrrkrtrrkrttrkttrkrtrrktrtkktrrkrrrkrrrkrrrkrrrrerrrkerrrkerrrrree 15

2.4 Kinh nghiệm triển khai áp dụng Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước 17

2.4.1 Kinh nghiệm triển khai tại Trung QUỐC -cc ccscccvescervetsrreesrrreesrrrkesrrrrer 172.4.2 Kinh nghiệm triển khai tại Nhật Bản cc-:-cccccccscrrrvrerrrrrrrerrrrrrrrerrrrrrrer 182.4.3 Kinh nghiệm triển khai tại Singapore csssssssssssssssssssecssssessssseesssssessssseesssseesssssessssseesssseessns 182.4.4 Kinh nghiệm triển khai tại Philippines -. -ccscscccvveeeerteetrrreserrrrerrrrrrrrer 192.4.5 Kinh nghiệm triển khai tai MalaySia c-cccccecscrrErktterirtrrrrrriirrrrrrrrrrrree 192.4.6 Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam 20

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU -cccecessss-eerrrrvrrrrvveevessssssree 22

ESN(0N0)00130( 10a 22 3.2 Phương pháp nghiÊn CỨU « «5s +tEEE+EkkEEEEkrHEHH H111 011111011111111111e1kcrrrke 22

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu cssc«SrEsttHEHH HH1 tre 22

K20) 6ä 20 07 22

3.3 Mô tả dữ liệu và nguồn dữ liệu cc -cccccccccvrerrrerttrkrrtrtrrrrtrrrrrtrrrrrrrrrrrrrrirrirrriie 23

3.3.1 Co SO án, 5a ẽ ,ÔỎ 23

3.3.2 bai n0 iu ẻ.ẽ 24

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU QUẢN TRỊ RỦI RO ÁP DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL

TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM -cc.s cssssccvcvsssservcss 25

4.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 25

4.1.1 Lich sử hình thành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam 25

4.1.2 Cơ cấu tổ chức, định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược - 254.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt

Trang 5

4.2.5 Đổi mới hệ thống quản tri ngân hàng ccc-cccxxveeeerrktrrirrrrirrrrrrrirrrrrrrkee 32 4.2.6 Hiện đại hóa hệ thống công nghệ ngân hàng -cc-ecccxveerrrrkxeerrrrrrkee 32

4.3 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại

THONG Viet NAM 0307 32

4.3.1 Hoạt động tín dụng tại Ngân hang Thuong mai Cổ phan Ngoại thương Việt

4.3.2 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần

Ngoại thương Việt Nam «sàn Hà Hàn Hà Hà TH HH HH Hành niệu 39

CHƯƠNG V: LỘ TRÌNH VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG THEO HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM 50

5.1 Những quy định hiện hành tại Việt Nam về tiêu chuẩn trong giám sát vốn 51

5.1.1 Về yêu cầu ty lệ an toàn vốn cc-++e+erxvetrrrtrtttrrtitrtrrrittrririrrrrrrrrrrrrrrrrrrrrer 515.1.2 Về yêu cầu đảm bảo an toàn thanh khoản c-ceecccccvveececcxveerrrrkexerrrrrrkee 515.1.3 Hệ thống quản lý giám sát và khuôn khổ pháp lý . -c-ccccccxeeerser 525.2 Đề xuất kế hoạch và giải pháp quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel III tại Ngânhang Thương mại Cổ phần Ngoại Thương Việt Nam c-cccccxvererrreeertrrrkrerrrrie 52

5.3 Giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoai throng Vidt Nam 00771777 54

5.4 Kiến nghị giải pháp đối với Ngân hang Nha nước dé hoàn thiện Quan trị rủi ro tin dung

0198p) 1:00) e85+11007000 na ố ốốốẽốẽ 56

5.4.1 Xây dựng lộ trình và khuôn khổ chính sách chung .-e-c-sececcss+ 56

5.4.2 Xây dựng khung pháp lý -s«-cxetrrkrthr th hư nghe ghe 57

5.4.3 Cải thiện hệ thống kế toán ngân hàng theo chuẩn mực quốc tế 575.4.4 Tăng cường hoạt động thanh tra, kiểm tra, giám sát -cccccecerrrvee 57

5.4.5 Tăng cường tổ chức giao lưu gắn kết giữa các Ngân hàng Thương mại đã triển khai

thành công Basel II và các ngân hàng còn lại -s«+xeskietrittrirtrirririiriirerie 58

KET LUAN 01 — ,ÔỎ 59

TÀI LIEU THAM KHẢO - se: es-eseseEEEsEEEssEEESsEEExsEEEvaEErtstErtstrrtsrrrtsrrrrasrrrssrrrssrrrsae vii

Trang 6

LỜI CẢM ƠN

Trên thực tế không có sự thành công nào mà không gắn liền với những sự hỗ trợ, giúp

đỡ dù ít hay nhiều, dù trực tiếp hay gián tiếp của người khác Để thực hiện và hoàn thành đề

tài khóa luận này, em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới Trường Đại học Kinh

tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo nên môi trường cho em được học tập và nghiên cứu

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô giáo hướng dẫn - Lê Thị Phương Thảo Trong quá trình làm khóa luận, em đã nhận được sự quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn rất tận tình vànhiệt tình của cô Cô là người đã định hướng cho em cách tư duy, kỹ năng nghiên cứu, cách

làm việc khoa học Đó là những góp ý rất quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp

này.

Trong quá trình thực hiện đề tài, do giới hạn về thời gian nghiên cứu, cũng như kiến

thức cá nhân còn hạn chế nên em chưa thể có những nhận xét chuyên sâu, đánh giá thực sự

sắc sảo về những vấn đề đặt ra trong khóa luận Em rất mong nhận được sự góp ý, chỉnh sửa

của thầy cô và các bạn để bài khóa luận tốt nghiệp của em được hoàn thiện, sát thực và khả

thi hơn.

Em xin chân thành cảm ơn.

Trang 7

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân em và được sự hướng dẫn

khoa học của ThS Lê Thị Phương Thảo Các nội dung nghiên cứu trong đề tài “Áp dụng các

chuẩn mực của hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hang TMCP Ngoại

thương Việt Nam” của em là trung thực và chưa công bố dưới bất kỳ hình thức nào trước đây

Những số liệu trong các bảng biểu phục vụ cho việc phân tích, nhận xét, đánh giá được cá

nhân thu thập từ các nguồn khác nhau có ghi rõ nguồn gốc Nếu phát hiện có bất kỳ sự gian lận nào em xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung bài khóa luận của mình.

Hà Nội, năm 2023

Người cam kết

Nguyễn Thị Vân Anh

ii

Trang 8

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

STT Ký hiệu chữ viết tắt Các chữ viết đầy đủ

1 BCTC Báo cáo tài chính

2 CN Chi nhánh

3 NHNN Ngân hàng Nhà nước

4 NHTM Ngân hàng Thương mại

5 NHTMNN Ngân hàng Thương mại Nhà nước

6 NHTW Ngân hàng Trung ương

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình Tên hình Số trang

Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng 5

Hình 4.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý Vietcombank 26

Hình 4.2 Diễn biến dư nợ theo thời hạn cho vay 35

Hình 4.3 Diễn biến dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 37

Hình 4.4 Sơ đồ bộ máy quản lý rủi ro tín dụng 40, 41

1V

Trang 10

DANH MỤC BẢNG

Bảng Tên bảng Số trang

Bảng 2.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody's 12

Bảng 4.1 Tóm tắt các quy định về hệ số CAR tại các NHTM Việt 29,30

Nam

Bảng 4.2 Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của hệ thống Ngân hàng Việt 30

Nam

Bảng 4.3 Diễn biến dư nợ tín dụng 32,33

Bảng 4.4 Dư nợ theo thời hạn cho vay 34

Bảng 4.5 Dư nợ theo loại hình doanh nghiệp 35,36

Bảng 4.6 Dư nợ theo ngành 37,38

Bảng 4.7 Dự phòng rủi ro cho vay khách hàng 46

Bảng 5.1 Lộ trình ap dụng Hiệp ước Basel II tại Việt Nam 52,53

Trang 11

TÓM TẮT

Theo nhận định của nhiều chuyên gia, trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu

rộng như hiện nay, ngành Ngân hàng phải đối mặt với rất nhiều rủi ro đặc biệt là rủi ro tín

dụng, rủi ro hoạt động và rủi ro thị trường Việc các ngân hàng thương mại (NHTM) áp dụng

tiêu chuẩn Basel là một xu thế tất yếu và bắt buộc khi Việt Nam hội nhập sâu rộng vào nềnkinh tế thế giới.

Triển khai quản lý rủi ro nói chung và quản lý rủi ro hoạt động nói riêng theo chuẩnmực hiệp ước Basel không chỉ dừng lại ở việc tuân thủ yêu cầu của cơ quan chức năng mà đã

thực sự trở thành nhu cầu tự thân của ngân hàng nhằm nâng cao năng lực quản trị nội tại, từng bước đáp ứng chuẩn mực quốc tế, sẵn sàng để hội nhập Bên cạnh những lợi ích mang

lại, không thể phủ nhận triển khai Basel là một hành trình không có điểm dừng, buộc các ngân

hàng phải đối mặt với nhiều thách thức, trở ngại và đòi hỏi những nỗ lực to lớn.

Xuất phát từ thực tiễn, luận văn được thực hiện nhằm tìm hiểu mô hình quản trị rủi ro

và các công cụ triển khai quản lý rủi ro hoạt động đã triển khai thành công trên thế giới và tạiNgân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, hướng đến triển khai quản trị rủi rotín dụng theo Hiệp ước Basel trong thời gian sớm nhất từ đó rút ra bài học kinh nghiệm vàkhuyến nghị cho các ngân hàng thương mại Việt Nam

VI

Trang 12

CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Hoạt động ngân hàng là việc kinh doanh, cung ứng thường xuyên một hoặc một số nghiệp vụ: Nhận tiền gửi; Cấp tín dụng; Cung ứng dịch vụ thanh toán qua tài khoản (Luật NHNN, 2010) Trong đó cấp tín dụng là hoạt động kinh doanh chính mang lại phần lớn lợi

nhuận cho ngân hàng, đồng nghĩa với việc ngân hàng luôn luôn phải đối mặt với rủi ro tíndụng cao, nguy cơ thất thoát vốn

Nhằm nâng cao tính an toàn của các ngân hàng thương mại trong lĩnh vực dịch vụ tài

chính, từ năm 1975 đến nay, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã lần lượt ban hành các

phiên bản Hiệp ước Basel I, Basel II và Basel III với các nguyên tắc và chuẩn mực quan lý rủi

ro tốt nhất góp phần củng cố hệ thống ngân hàng toàn cầu

Từ năm 2014, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã lựa chọn 10 ngân hàng để thí điểmtriển khai Basel II Các ngân hàng chủ động thực hiện, triển khai và đến hết năm 2018 đã có

03 ngân hàng thành công trong việc hoàn tất triển khai Basel theo phương pháp tiêu chuẩn

Tuy nhiên, việc triển khai Basel hiện nay cho các ngân hàng thương mại còn lại gặp

nhiều khó khăn do chưa có các hướng dẫn triển khai cụ thể từ các cơ quan thẩm quyền cũng

như chia sẻ bài học kinh nghiệm triển khai giữa các ngân hàng thương mại

Nghiên cứu này sẽ chia sẻ kinh nghiệm áp dụng các chuẩn mực của hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam về xây dựng cấu

trúc quản trị, khung quản lý rủi ro hoạt động, thực trạng quản trị rủi ro tín dụng theo hiệp

ước Basel II, lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị RRTD tại Ngân hàng VCB từ đó đưa ra

những đánh giá, những khuyến nghị, đề xuất hữu ích và khả thi không chỉ đối với bản thân

các ngân hàng, mà rộng hơn là đối với các cơ quan hữu quan trong việc thực hiện quản lý rủi

ro hoạt động theo các yêu cầu của Basel một cách hiệu quả, góp phần vào sự phát triển lớn

mạnh của ngành ngân hàng Việt Nam

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

e Phan tích, đánh giá thực trạng QTRRTD theo Hiệp ước Basel trong QTRRTD tại

Vietcombank Trong đó nêu rõ những chuẩn mực đã tiệm cận với thông lệ quốc tế vànhững điều kiện cần phải tiếp tục hoàn thiện để hoàn tất việc áp dụng Basel theo đúng

lộ trình của NHNN.

Trang 13

e Đề xuất lộ trình và giải pháp hướng đến QTRRTD theo Hiệp ước Basel III tại

Vietcombank.

e Câu hỏi nghiên cứu:

- Thực trạng công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank diễn ra như thế nào?

Những vấn đề nào cần được quan tâm cải thiện hơn nữa?

- Để hoàn thiện công tác QTRRTD theo Hiệp ước Basel, Vietcombank cần triển khai những giải

pháp nào là cốt lõi?

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

e _ Đối tượng nghiên cứu: nghiên cứu QTRRTD theo Hiệp ước Basel tại Vietcombank, hiện

tại là các nguyên tắc và chuẩn mực theo Hiệp ước Basel II, dần hướng đến Hiệp ước

Basel II.

e Pham vi nghiên cứu: luận van tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận về quan trị rủi ro tín

dụng trên các yêu cầu của Hiệp ước Basel

- Không gian nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu quá trình áp dụng Hiệp ước

Basel II vào quản trị rủi ro tín dụng tại VCB, từ đó đề xuất lộ trình và giải pháp hướngđến QTRRTD theo Hiệp ước Basell III

- Thời gian nghiên cứu: từ năm 2018 - 2022

4 Phương pháp nghiên cứu

Luận văn sử dụng phương pháp so sánh, thống kê, đối chiếu Trong đó hệ thống cơ sở

lý thuyết, phân tích và tổng hợp nhằm đánh giá mức độ hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng tại

VCB áp dụng theo chuẩn mực của hiệp ước Basel

5 Đóng góp của nghiên cứu

Qua quá trình nghiên cứu luận văn đã nêu lên được tầm quan trọng và sự cần thiếtphải áp dụng các chuẩn mực của Hiệp ước Basel vào công tác quản trị rủi ro tín dụng tronghoạt động ngân hàng Công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Vietcombank cần được chú trọng

và dần hoàn thiện hơn nữa với vai trò là ngân hàng tiên phong, đúc kết được nhiều bài học

kinh nghiệm từ thực tiễn khi triển khai thành công Hiệp ước Basel cho các NHTM khác tạiViệt Nam, từ đó tiết kiệm được nguồn lực về chỉ phí tài chính, thời gian và nhân lực, là bước

khởi đầu cho việc hoàn tất triển khai Hiệp ước Basel trong toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam

Trang 14

6 Kết cấu của đề tài

Nội dung nghiên cứu bao gồm 5 chương:

e Chuong I: Mo đầu

e Chuong II: Tổng quan nghiên cứu

e Chuong III: Phương pháp nghiên cứu

e Chuong IV: Kết quả nghiên cứu quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Hiệp ước Basel

tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

e Chương V: Lộ trình và giải pháp hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực

Hiệp ước Basel tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam

e Kết luận

Trang 15

CHƯƠNG II: TONG QUAN NGHIÊN CỨU VE QUAN TRI RỦI RO TÍN DỤNG

TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ HIỆP ƯỚC VỐN BASEL

2.1 Tổng quan về quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị rủi ro tín dụng đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho hoạt

động tín dụng của ngân hàng và góp phần giảm thiểu rủi ro trong hoạt động ngân hàng Quảntrị rủi ro (RRTD) được hiểu là quá trình nhận diện, phân tích nhân tố rủi ro, đo lường mức độ

rủi ro, trên cơ sở đó lựa chọn triển khai các biện pháp và quản lý các hoạt động tín dụng nhằm

hạn chế và loại trừ rủi ro trong quá trình cấp tín dụng

2.1.1 Khái niệm rủi ro tín dụng

Theo nghiên cứu của Joel Bessis: “Rủi ro tín dụng là rủi ro quan trọng nhất trong ngân

hàng Đó là rủi ro đối tác sẽ vi phạm nghĩa vụ trả nợ” (Quản trị rủi ro trong ngân hàng)

Theo định nghĩa của Ủy ban Basel: “Rủi ro tín dụng là khả năng mà khách hàng vay

hoặc bên đối tác không thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa

thuận”.

Theo Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 02/2013/TT-NHNN ngày 21/01/2013 quy định về

phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích lập dự phòng rủi ro và việc sử dụng dự

phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động của TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài: “Rui ro tíndụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt

động ngân hàng của TCTD do khách hàng không thực hiện được hoặc không có khả năng thực

hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết”

Như vậy có thể hiểu RRTD trong hoạt động ngân hàng là khả năng xảy ra tổn thất, thiệt

hại về kinh tế do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ củamình theo cam kết

2.1.2 Phân loại rủi ro tín dụng

Trang 16

Hình 2.1 Phân loại rủi ro tín dụng

Căn cứ vào khả năng trả nợ của

khách hàng

N1 N2 N3 ao

- Rui ro giao dich (Transaction): La một hình thức của rủi ro tín dung mà nguyên nhân

Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh

rủi ro

° Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh rủi ro:

phát sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay, đánh giá khách

hàng.

Rủi ro giao dịch có ba bộ phận chính:

lo Rủi ro lựa chọn: là rủi ro khi ngân hàng lựa chọn và đánh giá những phương án vay

vốn có hiệu quả để ra quyết định cho vay

° Rui ro bảo dam: là rủi ro xuất phat từ các tiêu chuẩn dam bảo như: chủ thé dam bao,

cách thức đảm bảo, loại tài sản đảm bảo

° Rui ro nghiệp vu: rủi ro liên quan đến xây dựng và thực hiện chính sách tuyển dụng

- Rủi ro danh mục (Portfolio): là một hình thức của RRTD mà nguyên nhân là do những

hạn chế trong quản lý danh mục tín dụng ngân hàng, bao gồm: rủi ro nội tại và rủi ro tập

trung.

fo Rui ro nội tai: xuất phat từ các yếu tố mang tính riêng biệt của chính bên đi vay hoặc

ngành kinh tế

Trang 17

° Rủi ro tập trung: là mức dư nợ cho vay được gán cho một số khách hàng, một số ngành

kinh tế hoặc một số loại cho vay hoặc một khu vực địa lý.

° Căn cứ vào khả năng trả nợ của khách hàng:

Khả năng trả nợ của khách hàng được đánh giá dựa trên lịch sử tín dụng CIC sẽ phân

khách hàng vào 1 trong 5 nhóm dưới đây:

- Nhóm 1: Dư nợ đủ chuẩn Các khoản nợ được thanh toán trong hạn hoặc nợ quá hạn dưới

10 ngày

- Nhóm 2: Dư nợ cần chú ý Các khoản nợ quá hạn từ 10 - 90 ngày, các khoản nợ được điều

chỉnh lại kỳ hạn thanh toán

- Nhóm 3: Dư nợ dưới tiêu chuẩn Các khoản nợ quá hạn từ 30 - 90 ngày, các khoản nợ được

điều chỉnh nhưng quá hạn dưới 30 ngày, các khoản được miễn hoặc giảm lãi do không đủ khả

năng trả lãi.

- Nhóm 4: Nợ nghi ngờ mất vốn Các khoản nợ quá hạn từ 90 - 180 ngày, các khoản nợ được

điều chỉnh nhưng vẫn quá hạn 30 - 90 ngày, các khoản được điều chỉnh thanh toán lần thứ 2.

- Nhóm 5: Nợ có khả năng mất vốn (Nợ xấu) Các khoản nợ quá hạn dưới 180 ngày, các khoản

nợ điều chỉnh kỳ hạn nhưng vẫn quá hạn 90 ngày, các khoản được điều chỉnh thanh toán lần

thứ 3.

2.2 Quản trị rủi to tín dụng trong hoạt động ngân hàng

2.2.1 Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng

Quản trị là những hành động được tiến hành bởi các nhà quản trị Những hành độngnày được xuất phát từ nhu cầu, mục tiêu chung và hướng vào việc điều hòa các nguồn lực conngười và vật chất sao cho sự hao tổn để đạt các mục đích, mục tiêu nhất định là thấp nhất có

thể.

Theo Decottignise (1981) “Quản trị rủi ro, đó là dự phòng - với chi phí thấp nhất - cácnguồn lực tài chính, cần và đủ tùy theo từng tình huống cụ thể Đó chính là kiểm soát và loại

trừ nếu có thể bằng cách giảm thiểu hay chuyển giao chứng, tối ưu hóa cách thức sử dụng các

nguồn lực tài chính doanh nghiệp”

Từ những quan điểm và nội dung như đã đề cập ở trên có thể hiểu: Quản trị rủi ro tíndụng là một quá trình từ việc hoạch định chiến lược đến việc tổ chức thực hiện, điều khiển và

Trang 18

kiểm soát việc thực hiện chiến lược, phòng ngừa, hạn chế và xử lý rủi ro trong hoạt động tín

dụng mà NHTM đã đề ra.

2.2.2 Tam quan trọng của quản trị rủi ro tín dụng

Các cuộc khủng hoảng kinh tế liên tục diễn ra với cường độ ngày càng cao, mức độ rủi

ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng càng ngày càng gia tăng Đối với các nước đang pháttriển như Việt Nam thì môi trường kinh tế chưa ổn định, thông tin bất cân xứng, hệ thốngpháp luật đang dần hoàn thiện thì hoạt động ngân hàng càng trở nên rủi ro hơn, gây ra tổnthất, làm giảm lợi nhuận, có thể gây ra nguy cơ phá sản ngân hàng

Do đó quản trị rủi ro tín dụng góp phần làm giảm thiểu rủi ro, từ đó nâng cao hiệu quả

hoạt động ngân hàng.

2.2.3 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung cơ bản của quản trị rủi ro tín dụng bao gồm: xây dựng chiến lược và chínhsách quản trị rủi ro tín dụng; xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng và tổ chức thực hiện

quản trị rủi ro tín dụng.

2.2.3.1 Xây dựng chiến lược và chính sách quản trị rủi ro tín dụng

Ngân hàng cần xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng toàn diện và đảm bảo cácyêu cầu sau:

e Chiến lược QTRRTD phải làm cơ sở cho việc xây dựng mô hình QTRR phù hợp với từng

giai đoạn phát triển của ngân hàng, chính sách cấp tín dụng vực địa lý, đồng tiền cấptín dụng, thời hạn cấp tín dụng, hạn mức cấp tín dụng, chính sách lãi suất và phi lãisuất, cơ chế xử lý các trường hợp ngoại lệ và các vấn đề khác

e _ Chiến lược QTRRTD phải phản ánh được mức độ chấp nhận rủi ro (khẩu vị rủi ro) của

ngân hàng và mức sinh lời mà ngân hàng kỳ vọng khi chấp nhận các rủi ro tín dụng

e Chiến lược QTRRTD cần xem xét, đánh giá các mục tiêu về chất lượng tín dụng, thu

thập và tăng trưởng trong mối tương quan qua lại, trong quan hệ với tiềm năng nội tại

của ngân hàng và với môi trường kinh doanh tổng thể

e Chiến lược quản trị rủi ro tín dụng phải gắn bó với lựa chọn phương thức QTRR phù

hợp với từng giai đoạn phát triển của ngân hàng Đó chính là cơ chế đánh giá, định

Trang 19

lượng rủi ro và các biện pháp ứng phó, đưa ra các quyết định QTRR phù hợp với từnggiai đoạn phát triển của ngân hàng.

2.2.3.2 Xây dựng mô hình quản trị rủi ro tín dụng

Mô hình QTRRTD là cách thức tổ chức quản trị, đo lường, kiểm soát RRTD nhằm hạn

chế rủi ro trong một giới hạn cho phép theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận của TCTD, được

xây dựng và vận hành một cách đầy đủ, toàn diện và liên tục trong hoạt động QTRRTD của

ngân hàng.

Hiện nay, ở Việt Nam có 2 mô hình quản trị rủi ro tín dụng phổ biến là mô hình quản

trị rủi ro tín dụng tập trung và phân tán.

e _ Mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung

Mô hình này có sự tách biệt giữa 3 chức năng: quản lý rủi ro, kinh doanh và tác nghiệp.

Mục đích là nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro, phát huy tốt nhất kỹ năng chuyên môn của các vị

lo Xây dựng chính sách quản lý rủi ro thống nhất cho toàn hệ thống.

© Thích hợp với ngân hàng quy mô lớn.

- Điểm yếu:

fo) Đồi hỏi phải đầu tư nhiều công sức va thời gian để xây dựng và triển khai mô hình này.

lo Đội ngũ nhân sự phải có kiến thức nền tảng và biết cách áp dụng trong thực tiễn.

e Mô hình quản trị rủi ro tín dung phân tán

Mô hình này không có sự tách biệt giữa 3 chức năng quản lý rủi ro, kinh doanh và tác

nghiệp Trong đó, phòng tín dụng của ngân hàng chịu trách nhiệm hoàn toàn việc chuẩn bị

cho một khoản vay.

- Điểm mạnh:

° Cơ cấu tổ chức don giản, gọn nhẹ

lo Thích hợp với ngân hàng quy mô nhỏ

- Điểm yếu:

Trang 20

le) Nhiều công việc tập trung vào một nơi, thiếu sự chuyên môn hóa.

° Quản lý hoạt động tín dụng đều theo phương thức từ xa dựa trên số liệu báo cáo củachi nhánh hoặc quản lý gián tiếp thông qua chính sách tín dụng

2.2.4 Thực trạng rủi ro tín dụng tại ngân hàng

2.2.4.1 Thực trạng rủi ro tín dụng

Bất cứ khoản vay nào từ vay trả góp, vay online, vay tiền mặt đều có rủi ro tín dụng.Bởi vậy các ngân hàng luôn cố gắng duy trì rủi ro ở mức thấp nhất Thông thường nợ xấu của

ngân hàng rơi vào khoảng 2% - 4% cao hơn ở các ngân hàng thương mại Hầu như các ngân

hàng đều chú trọng đến quản trị rủi ro tuy nhiên như trong năm vừa qua dịch bệnh cũng ảnh hưởng không nhỏ đến rủi ro nợ xấu của ngân hàng.

2.2.4.2 Tác hại của rủi ro tín dụng với ngân hang

Rủi ro tín dụng ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của ngân hàng Gây thiệt hại tới thunhập của ngân hàng do bị mất nguồn thu từ lãi suất Nặng hơn có thể ảnh hưởng đến nguồnvốn tự có của ngân hàng

Vốn sử dung dé chi vay chủ yếu là vốn huy động từ các khoản tiền gửi của khách hàng

Trong trường hợp nợ xấu quá nhiều ngân hàng sẽ phải sử dụng đến nguồn vốn của mình để

bù đắp vào những phần thiếu hụt Đến một mức nợ xấu quá nhiều ngân hàng không đủ nguồn

vốn để trả cho người gửi thì có thể rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán có thể dẫn đến

phá sản.

2.2.4.3 Nguyên nhân của rủi ro tín dụng

e Rủi ro tín dụng do môi trường pháp ly

- Nhiều lỗ hổng trong luật pháp ảnh hưởng đến việc xử lý nợ xấu

- Việc kiểm tra giám sát của nhà nước vẫn nặng hình thức

e Rủi ro tín dụng do môi trường kinh tế

- Chu kỳ phát triển kinh tế: Khi kinh tế phát triển ổn định sẽ hạn chế rủi ro tín dụng và ngược lại khi kinh tế có nhiều biến động.

- Rủi ro do quá trình hội nhập quốc tế và tự do hóa tài chính: Xu hướng toàn cầu khiến môitrường kinh tế mở cạnh tranh khốc liệt tăng nguy cơ nợ xấu khi khách vay của ngân hàng rơi

9

Trang 21

vào quy luật của sự đào thải khốc liệt Ngoài ra các ngân hàng trong nước cũng phải chịu sự

cạnh tranh của các ngân hàng nước ngoài.

- Ngoài ra không thể bỏ qua yếu tố về thiên tai dịch bệnh ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế khiếnrủi ro nợ xấu tăng cao

e Rủi ro tín dung do ngân hang

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng và chính sách cũng như cách quản trịrủi ro của ngân hàng cũng là một nguyên nhân quan trọng.

- Tình hình tài chính doanh nghiệp mập mờ: Để vay được nợ ngân hàng doanh nghiệp có thể

làm giả báo cáo tài chính để dễ dàng vay hơn nhưng không chắc chắn về khả năng trả nợ.

2.2.5 Quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Dựa vào khái niệm, quy trình QTRRTD được xây dựng bao gồm: Nhận biết RRTD; đolường RRTD; kiểm soát RRTD

Trang 22

e Phat sinh từ phía khách hàng: thiếu hợp tác trong quá trình kiểm tra theo định kỳ/đột

xuất của ngân hàng, các hệ số thanh toán thấp và giảm dần, thường xuyên thay đổi cơcấu của hệ thống quản trị hoặc ban điều hành

e Phat sinh từ phía ngân hàng: cơ cấu tín dụng quá tập trung, quy mô tăng trưởng vượt

khả năng QTRR, tỷ lệ nợ xấu tăng và vượt quá giới hạn an toàn hoạt động.

2.2.5.2 Do lường rủi ro tin dụng

e _ Mô hình định tính về rủi ro tín dụng - Mô hình 6C

- Character - Tư cách người vay: xác người vay có mục đích rõ ràng và có thái độ nghiêm chỉnh,

có thiện chí trả no.

- Capacity - Năng lực của người vay: người đi vay phải có năng lực pháp luật và năng lực hành

vi dân sự, nếu là tổ chức thì phải là đại diện hợp pháp

- Cashflow - Thu nhập trả nợ: xác định nguồn thu nhập để trả nợ của khách hàng

- Collateral - Tài sản bảo đảm: xác định rõ tài sản bảo đảm cho khoản vay, có thể là tài sản vô

hình hoặc tài sản hữu hình, được nhận theo quy định của ngân hàng.

- Conditions - Các điều kiện: ngân hàng quy định các điều kiện tuỳ theo chính sách tín dụng

từng thời kỳ.

- Control - Kiểm soát: kiểm soát khoản vay sau khi giải ngân về mục đích sử dụng vốn, giá trị

tài sản bảo đảm, năng lực hoạt động của khách hàng vay.

e _ Đo lường rủi ro theo mô hình xếp hạng của Moody's

Mô hình này xếp hạng tình trạng hoạt động của doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ rủi ro hàngnăm Các doanh nghiệp được xếp hạng cao khi tỷ lệ rủi ro dưới 0,1%

11

Trang 23

Bang 2.1 Xếp hạng doanh nghiệp của Moody’s

2.3 Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ước Basel

2.3.1 Sự cần thiết phải áp dụng Hiệp ước Basel trong quản trị rủi ro tín dụng

Bài học kinh nghiệm từ các cuộc khủng hoảng tài chính trên thế giới, việc tang cường

năng lực quản trị rủi ro và khả năng tài chính là giải pháp tối ưu để các NHTM trụ vững trướcnhững biến động của thị trường tài chính

Việc triển khai Hiệp ước Basel trong công tác QTRRTD giúp chuẩn hóa, cải thiện và

lành mạnh hóa lĩnh vực ngân hàng Áp dụng Hiệp ước Basel cho phép các NHTM định lượng

được rủi ro cho mọi hoạt động, từ đó lượng hóa được vốn cần thiết để đảm bảo an toàn

Ngoài ra, Hiệp ước Basel đã tạo nên các khung quản lý rủi ro theo thông lệ chung, là

bước chuyển hóa cơ bản đầu tiên để NHTM thay đổi phương thức điều hành, đưa ra quyết

định kinh doanh tiếp cận từ khía cạnh rủi ro.

2.3.2 Hiệp ước Basel I

e Basel I là hệ thống đo lường vốn cung cấp khung đo lường RRTD được giới thiệu vào

năm 1988.

12

Trang 24

e Tiêu chuẩn:

(1) Tỷ lệ vốn dựa trên rủi ro - “Tỷ lệ Cook”: ngân hàng phải duy trì mức vốn tối thiểu là 8%của rổ tài sản, tùy thuộc vào độ rủi ro của chúng

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền (RWA)

(2) Vốn của ngân hàng: bao gồm vốn cấp 1 và vốn cấp 2

Vốn cấp 1: vốn chủ sở hữu và các quỹ được trích từ lợi nhuận trước thuế

Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại chưa công bố (quỹ khác), vốn tăng do đánh giá lại tài sản

và các khoản góp vốn đầu tư dài hạn, một phần tỷ lệ dự phòng chung.

Theo đó quy định giới hạn: Vốn cấp 1 > Vốn cấp 2(3) Tài sản tính theo rủi ro gia quyền:

RWA = Tổng (Tai sản x Mức rủi ro cho từng tài sản) + Tổng (Nợ tương đương x Mức rủi

ro ngoại bảng)

Mức độ đủ vốn được tính toán bằng phương pháp trọng số rủi ro, trong đó vốn liên

quan đến các nhóm Tài sản Có và cam kết ngoại bảng khác nhau nhân với các hệ số rủi ro

tương ứng.

Mức rủi ro cho từng loại tài sản từ 0%, 10%, 20%, 50% và 100% theo phương pháp định lượng của ngân hàng tương ứng

e Những điểm hạn chế:

- Basel I rất đơn giản khi triển khai thực hiện vì sử dụng các hệ số rủi ro được xác định trước

- Basel I chỉ chủ yếu tập trung đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi ro hoạt động

- Các trọng số rủi ro không phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau, không phânbiệt theo loại rủi ro mà trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản phẩm hoặc loại hình kháchhàng - không có sự khác biệt theo xếp hạng tín dụng

- Basel I rất đơn giản khi triển khai thực hiện vì sử dụng các hệ số rủi ro được xác định trước.

- Basel I chỉ chủ yếu tập trung đề cập đến RRTD mà không đề cập đến rủi ro hoạt động.

- Các trọng số rủi ro không phản ánh được bản chất thật sự của rủi ro phía sau, không phân

biệt theo loại rủi ro mà trọng số rủi ro được quyết định bởi loại sản phẩm hoặc loại hình kháchhàng - không có sự khác biệt theo xếp hạng tín dụng

2.3.3 Hiệp ước Basel II

Để hoàn thiện hơn về cơ chế, Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng bắt đầu lấy ý kiếngóp ý về Basel II vào năm 1999 trong một tài liệu có tên “Thống nhất quốc tế về chuẩn mực

13

Trang 25

vốn và đo lường vốn” và đến tháng 06/2004 Hiệp ước Basel II được ban hành thể hiện rõ quan

điểm công tác quản trị rủi ro cần phải được xem xét trên phương diện tổng thể các rủi ro trong

hoạt động ngân hàng, với 03 Trụ cột cơ bản có tác động hỗ trợ qua lại lẫn nhau, cụ thể:

e Trụ cộtI- Yêu cầu về vốn tối thiểu;

e Trụ cộtII- Quy trình đánh giá nội bộ và giám sát mức độ đủ vốn;

e Tru cột III - Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường

Để đánh giá RRTD từ đó xác định các hệ số rủi ro tài sản, Basel II cho phép thực hiện

ba cách tiếp cận: cách tiếp cận tiêu chuẩn hóa (SA), cách tiếp cận cơ bản dựa trên xếp hạng tíndụng nội bộ (FIRB) và cách tiếp cận nâng cao dựa trên xếp hạng tín dụng nội bộ (AIRB)

Nội dung:

e Trụ cột]

Ty lệ CAR vẫn duy trì ở mức không thấp hon 8% Tuy nhiên, tổng tài sản có rủi ro lần

này được xem xét không chỉ dựa trên RRTD, mà còn dựa trên rủi ro thị trường và rủi ro hoạt động.

Tý lệ CAR thể hiện mối quan hệ giữa các quy định về vốn của ngân hàng và tài sản đượcđiều chỉnh theo trọng số rủi ro, tính toán khả năng gánh chịu rủi ro của ngân hàng

Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) = Vốn bắt buộc / Tài sản tính theo độ rủi ro gia quyền

(RWA)

Vốn ngân hàng bao gồm: vốn cấp 1, vốn cấp 2 và vốn cấp 3

- Vốn cấp 1: Vốn chủ sở hữu, Lợi nhuận giữ lại, Lợi thế thương mại

- Vốn cấp 2: Lợi nhuận giữ lại không công bố, Dự phòng đánh giá lại tài sản, Dự phòng chung.

- Vốn cấp 3: Vay ngắn hạn

Theo đó quy định giới hạn:

- Vốn cấp 1 > Vốn cấp 2

- Nợ thứ cấp < 50% Vốn cấp 1

- Dự phòng chung < 1.25% Tài sản có rủi ro

- Dự phòng đánh giá lại tài sản được chiết khấu 55%

- Thời gian đáo hạn còn lại của nợ thứ cấp tối thiểu là 5 năm

- Vốn chủ sở hữu không bao gồm vốn vô hình

Các ngân hàng tùy vào đặc điểm kinh doanh được lựa chọn giữa hai phương phápchung để tính vốn yêu cầu cho RRTD là:

14

Trang 26

- Phương pháp tiêu chuẩn: đo lường RRTD dựa trên các đánh giá tín dụng độc lập của các công

ty xếp hạng tín nhiệm để xác định các trọng số rủi ro

- Phương pháp xếp hạng tín dụng nội bộ: dựa trên các ước tính mô hình về các yếu tố rủi ro

để xác định mức vốn tối thiểu Trong một số trường hợp ngân hàng sẽ phải áp dụng các giá trị

do Cơ quan giám sát đưa ra.

e (2) Trụ cộtII

Basel II cho phép Cơ quan giám sát ngân hàng quyền quyết định về mức vốnyêu cầuphù hợp, đánh giá mô hình nội bộ về vốn cho từng ngân hàng và nhanh chống can thiệp nếu vốn ngân hàng giảm mạnh Trong đó công tác giám sát phải tuân thủ 04 nguyên tắc:

- Thứ nhất, mức độ đủ vốn phải được đánh giá, giám sát thường xuyên bởi bộ phận chuyêntrách, quản lý cấp cao, từ đó có chiến lược về vốn trong tương lai nhằm duy trì hoặc tăng vốn

e (3) Trụ cột III - Yêu cầu công bố thông tin để tăng cường kỷ luật thị trường

Mục đích của Trụ cột III là bổ sung cho Trụ cột I và II, cho phép các thành viên tham giathị trường hiểu được mối liên hệ giữa rủi ro và vốn của ngân hàng Các thành viên tham giathị trường có thể đánh giá các thông tin chủ yếu về cơ cấu vốn, quy trình đánh giá rủi ro vàcuối cùng là mức độ đủ vốn của ngân hàng

Trụ cột III khái quát sự cần thiết cho Cơ quan giám sát ngân hàng can thiệp nhanhchóng nếu như vốn ngân hàng hoặc các mô hình sử dụng để tính vốn không phù hợp Trụ cộtnày cũng có thể không có hiệu quả vì những bên có liên quan mà không có rủi ro sẽ không cóhoặc có ít động cơ để giám sát hoặc ảnh hưởng đến các ngân hàng của họ Do đó ít có nhu cầu

đối với các thông tin công khai minh bạch.

2.3.4 Hiệp ước Basel II

e Nhitng điểm mới trong nội dung Hiệp ước vốn Basel III

Sau cuộc họp ngày 12/9/2010 của Ủy ban Giám sát ngân hàng Basel, các thành viên đã đạt

được thỏa thuận về những chuẩn mới trong Basel III Những sửa đổi căn bản trong phiên bản

`" ` x ` a `» `" nN 2 a ` ` an aA Zz a `» Z + * `"

lần này tăng cường yêu cầu về vốn của ngân hàng và giới thiệu các yêu cau mới quy định về

15

Trang 27

tính thanh khoản ngân hàng và đòn bẩy ngân hàng Thứ nhất, các tiêu chuẩn trong Basel III

được đưa ra để nâng cao chất lượng vốn của các ngân hàng một cách đáng kể Thứ hai, Hiệp

ước vốn Basel III yêu cầu các ngân hàng bổ sung thêm vốn Thứ ba, Basel III đã giới thiệuphương pháp giám sát an toàn vĩ mô hệ thống để các ngân hàng áp dụng Thứ tư, quy định vềtiêu chuẩn thanh khoản đối với các ngân hàng

e Lộ trình áp dụng Basel II

Ủy ban Basel cùng các nhà lãnh đạo của các nước G20 đã thống nhất rằng việc thực hiện Basel

III sẽ được triển khai sao ch o không ảnh hưởng tới tốc độ phục hồi kinh tế của các nước Ngoài

ra, sẽ cần có thời gian để đưa những tiêu chuẩn quốc tế mới vào những quy định riêng của cácquốc gia Theo tỉnh thần như vậy, BIS đã đưa ra một lộ trình để thực hiện bất đầu từ tháng1/2013 và hoàn thành vào cuối năm 2018

e _ Điều kiện áp dụng Basel III

- Cơ sở pháp lý cho hoạt động tài chính ngân hàng.

- Hệ thống quản trị rủi ro trong ngân hàng

- Mô hình đo lường rủi ro.

- Kho dữ liệu đầy đủ, cập nhật và chính xác nhằm phục vụ cho cô ng tác đo lường rủi ro.

- Cơ quan xếp hạng tín dụng

- Cán bộ ngân hàng có năng lực quản trị rủi ro.

- Hệ thống thông tin hoàn thiện

Để nâng cao hơn nữa chất lượng quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng, Hiệp ướcBasel III đã được ký kết ngày 12/09/2010 áp dụng cho 27 ngân hàng thành viên (bao gồm

Argentina, Úc, Bỉ, Brazil, Canada, Trung Quốc, Pháp, Đức, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, ý, Nhật, Hàn Quốc, Luxembourg, Mexico, Hà Lan, Nga, A Rap Xé Út, Singapore, Nam Phi, Tây Ban

Nha, Thụy Điển, Thụy Sĩ, Thổ Nhĩ Kỳ, Anh và Mỹ), trong đó thể hiện các đề xuất, kiến nghị của

Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng để tăng cường các quy định về vốn và thanh khoản nhằm

mục đích hình thành một khu vực ngân hàng bền vững và lành mạnh hơn.

e Mục tiêu:

Khắc phục những hạn chế về quy định vốn tăng cường quản lý rủi ro thông qua việc

gia tăng tiêu chuẩn về an toàn vốn và đưa ra các tiêu chuẩn về thanh khoản của hệ thống

NHTM, từ đó tăng cường khả năng ứng phó, tự giải thoát của các ngân hàng trước những

khủng hoảng tài chính mà không cần phải nhờ đến gói cứu trợ.

16

Trang 28

Basel III với những quy định mới về khái niệm và các tiêu chuẩn tối thiểu cao hơn,

cùng phương pháp giám sát an toàn vĩ mô được đánh giá là sự thay đổi lịch sử trong quy định

về hoạt động ngân hàng Bộ tiêu chuẩn này được coi là khá khắt khe đối với hệ thống ngân

hàng trên thế giới nói chung và đối với một số nước mới tham gia vào WTO nói riêng

2.4 Kinh nghiệm triển khai áp dụng Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước

2.4.1 Kinh nghiệm triển khai tại Trung Quốc

Trung Quốc đã dần dần tiếp cận Basel I, áp dụng Basel II và chuyển sang áp dụng Basel

III trong hệ thống ngân hang vì những lý do sau: (i) Ủy ban quản lý ngân hang Trung Quốc(CBRC) đã nhận thấy áp dụng Hiệp ước vốn Basel là phù hợp với sự tiến bộ và phát triển củangành công nghiệp tài chính Trung Quốc Hầu hết các nước thành viên và nhiều quốc gia khôngphải là thành viên của Ủy ban Basel đã áp dụng Basel II, và gần đây là Basel III vào hoạt độngquản lý các ngân hàng quốc tế của mình Nếu không dần tiếp cận với Basel II các ngân hàngTrung Quốc sẽ không đuổi kịp sự phát triển của ngành công nghiệp tài chính quốc tế và cũng

sẽ đánh mất nhiều cơ hội để chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về QTRR, những kĩ thuật chuyên

môn trong lĩnh vực tài chính ngân hàng với các quốc gia phương Tây khác; (ii) Áp dụng Basel

giúp các ngân hàng Trung Quốc mở rộng kinh doanh và thành lập các chỉ nhánh mới trên toàncầu Để có thể mở một chỉ nhánh mới ở một nước phát triển, ngân hàng bắt buộc phải tuân

theo các yêu cầu, đòi hỏi của các cơ quan giám sát ở chủ nhà Rõ ràng một trong những điều

kiện tiên quyết chính là việc thực hiện các nguyên tắc của Basel II nếu ngân hàng Trung Quốc

muốn mở các ngân hang tai các nước là thành viên của Ủy ban giám sát Basel; (iii) Áp dụngBasel II góp phần nâng cao, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động cạnh tranh cho các ngânhàng Trung Quốc trên thị trường quốc tế Phương pháp IRB căn bản và nâng cao với nhiều chỉ

số định lượng và định tính sát thực hơn nên số vốn yêu cầu tính toán theo phương pháp này thấp hơn Để tạo lợi thế về vốn, nhiều ngân hàng các nước phát triển đã chuyển sang phương pháp IRB Do vậy, áp dụng Basel II và tiếp cận với phương pháp IRB là điều cần thiết đối vớicác ngân hàng Trung Quốc có chi nhánh nước ngoài có thể cạnh tranh công bằng với các ngân hàng nước ngoài khác; (iv) IMF thường bắt buộc các quốc gia thành viên thực hiện và tuân thủ các nguyên tắc đó Tổ chức Thương mại Thế giới WTO cũng sử dụng các dự án hỗ trợ kỹ thuật để thu hút các đối tác hưởng lợi của mình cùng áp dụng các nguyên tắc của Basel Như

vậy nếu không áp dụng Basel II, các ngân hàng Trung Quốc có khả năng rơi vào thế bất lợi khi

xin hỗ trợ và các khoản cho vay lãi suất thấp từ IMF và WB Các quy định trong Quy tắc vốn

17

Trang 29

mới của Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng với Basel II, Quy tắc này yêu cầu các NHTMTrung Quốc phải công bố thông tin mục tiêu và chính sách quản lý rủi ro, phạm vi áp dụng

vốn, tỷ lệ an toàn vốn, và rủi ro tín dụng và thị trường

2.4.2 Kinh nghiệm triển khai tại Nhật Bản

Quá trình xây dựng cụ thể các văn bản hướng dẫn hoạt động giám sát và thực hiện

những yêu cầu trong các trụ cột 1 và 3 ở các ngân hàng đã đóng vai trò quan trọng để hệ thốngngân hàng Nhật Bản hoàn thành thực hiện các quy định Basel II Cơ quan quản lý Nhật đã nhấnmạnh Basel II là một cấu trúc QTRR hiệu quả và bền vững, Nhật Bản đã cải tiến các quy địnhphù hợp với các ngân hàng lớn và các tổ chức tín dụng Trong vòng 10-15 năm qua, các cơquan giám sát của Nhật Bản đã rất chú trọng xây dựng và phát triển các chuẩn mực kế toán

Trước đây, theo quy định các ngân hàng ở Nhật Bản thường áp dụng nguyên tắc kế toán (GAAP) để lập báo cáo Song từ tháng 3/2005 đã bắt đầu diễn ra xu hướng hội tụ giữa nguyên tắc GAAP của Nhật Bản với chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS-International FinancialReport Standards) Theo Hiệp định Tokyo tháng 8/2007, FSA đã lên kế hoạch điều chỉnh các

nguyên tắc kế toán nước mình theo hướng tiệm cận với tiêu chuẩn quốc tế Đến cuối năm

2008, 26 sự khác biệt lớn giữa GAAP và IFRS được loại bỏ Một số khác biệt đã được xóa bỏvào tháng 6/2011 Nhật Bản đang ở giai đoạn cuối cùng của việc hội tụ với các chuẩn mực báocáo tài chính quốc tế Hệ thống luật pháp liên quan đến vấn đề công khai và minh bạch ở NhậtBản rất đầy đủ và toàn diện Luật Ngân hàng yêu cầu các ngân hàng phải công bố các báo cáohàng năm về hoạt động kinh doanh và tài chính của ngân hàng Luật Doanh nghiệp quy địnhcác công ty phải công bố thông tin cho cổ đông Các ngân hàng đã được niêm yết phải công bốcông khai và gửi cho FSA báo cáo tài chính hàng năm theo như quy định tại Điều 435 của Luật

Doanh nghiệp Báo cáo tài chính phải được kèm theo tài liệu giải thích về hoạt động kinh doanh

và tài sản Các báo cáo tài chính được công bố rộng rãi cho công chúng và được gửi đến tận

các chi nhánh Sở Giao dịch chứng khoán và Hiệp hội đại lý chứng khoán Nhật Bản (JSDA) cũng

đã yêu cầu công ty niêm yết phải kịp thời công bố thông tin về hoạt động của mình

2.4.3 Kinh nghiệm triển khai tại Singapore

Các ngân hàng Singapore hoạt động dưới sự quản lý của Cơ quan Tiền tệ Singapore(MAS) - NHTW của Singapore Để triển khai Hiệp ước Basel III, căn cứ vào tình hình thực tếcủa hệ thống ngân hàng, MAS đưa ra các quy định nâng cao chất lượng vốn của ngân hàng như

sau:

18

Trang 30

Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6,5% (Basel II quy định là 4,5%).Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 8% (Basel III quy định là 6%) được thực hiện theo từnggiai đoạn Từ đó tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu sẽ là 10%, vượt qua mức tối thiểu là

8% quy định tại Basel II.

Ngoài các yêu cầu về vốn tối thiểu sẽ có một bộ đệm bảo toàn vốn ở mức 2,5% theo

đúng mức tối thiểu của Basel II Quy định này được thực hiện bắt đầu từ ngày01/01/2016 đến ngày 01/01/2019.

Với những thay đổi này, các ngân hàng Singapore được yêu cầu đáp ứng vốn cao hơn

mức tối thiểu trong Basel III và thời gian triển khai sớm hơn 02 năm, bắt đầu từ năm 2013.

2.4.4 Kinh nghiệm triển khai tại Philippines

Bangko Sentral ng Pilipinas (BSP) là NHTW của Philippines BSP đã đưa ra một loạt các

cải cách tập trung về tỷ lệ an toàn vốn được giám sát đầu từ năm 2014, 10 ngân hàng lớn nhấtcủa Philippines phải tuân theo các quy tắc và yêu cầu về vốn nghiêm ngặt hơn, duy trì mức

đệm cao hơn và có dự phòng kế hoạch phục hồi để ngăn chặn sự sụp đổ ảnh hưởng đến toàn

bộ hệ thống ngân hàng Philippines Cụ thể:

Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 6% (Basel III quy định là 4,5%).Trong đó khấu trừ các khoản đầu tư trong các tổ chức phi tài chính liên kết và không

liên kết.

Yêu cầu vốn cấp 1 tối thiểu là 7,5% (Basel III quy định là 6%)

Tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 10% cho các ngân hàng lớn (Basel II

Ngoài ra vốn cấp 2 theo quy định của BSP chỉ bao gồm cổ phiếu ưu đãi, vì vậy sẽ nhỏ

hơn vốn cấp 2 do Ủy ban Basel quy định tại Basel II.

2.4.5 Kinh nghiệm triển khai tại Malaysia

NHTW của Malaysia (BNM - Bank Negara Malaysia) ủng hộ mục tiêu của Basel II] nhằm tăng cường chất lượng vốn nắm giữ bởi các ngân hàng và đưa ra định nghĩa mới về vốn, tập

19

Trang 31

trung nhiều hơn vào vốn chủ sở hữu, đồng thời tăng cường các tiêu chí đủ điều kiện cho cáccông cụ vốn khác.

Yêu cầu tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tối thiểu là 4,5%, tổng vốn cấp 1 tối thiểu ởmức 6%, tỷ lệ tổng vốn yêu cầu tối thiểu là 8% theo đúng quy định của Basel III vào

năm 2015.

Ngoài việc tăng cường chất lượng vốn, các ngân hàng cũng sẽ được yêu cầu nắm giữ

một bộ đệm bảo toàn vốn tối thiểu là 2,5 tỷ lệ vốn chủ sở hữu phổ thông tùy vào đánhgiá mức độ rủi ro hệ thống thông qua các chỉ số liên quan đến tăng trưởng tín dụng và

tỷ lệ đòn bẩy Yêu cầu về vốn cao hơn sẽ được thực hiện dần dần ở Malaysia bắt đầu từnăm 2013 đến năm 2015 và bộ đệm bảo toàn vốn từ năm 2016 đến năm 2019, phù hợp

với giai đoạn đề xuất của Ủy ban Basel.

2.4.6 Bài học kinh nghiệm khi triển khai Hiệp ước Basel tại Việt Nam

Từ kinh nghiệm triển khai Hiệp ước Basel tại hệ thống ngân hàng các nước tiên tiến,NHNN đã tích cực triển khai các nhiệm vụ quan trọng tạo nền tảng, tiền đề cho việc triển khaiHiệp ước Basel theo kế hoạch đề ra Trong đó bao gồm:

Đánh giá khoảng cách chênh lệch giữa thực trạng và tác động định lượng QIS của 10

NHTM được lựa chọn thí điểm triển khai Hiệp ước Basel II so với các chuẩn mực của

Hiệp ước Basel II

Tạo cơ sở pháp lý đầy đủ cho các ngân hàng thực hiện Hiệp ước Basel II theo lộ trình

đã được Thống đốc NHNN phê duyệt thông qua ban hành văn bản: Thông tư41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn theo phương pháp tiêu chuẩn Basel II;Thông tư 13/2018/TT-NHNN quy định hệ thống kiểm soát nội bộ, trong đó có đánh giánội bộ mức đủ vốn ICAAP

Áp dụng kinh nghiệm quốc tế về thanh tra trên cơ sở rủi ro đối với Trụ cột 2 của Hiệp

ước Basel II, góp phần kéo gần khoảng cách giữa vốn yêu cầu tối thiểu và rủi ro thực

tế, tăng cường các biện pháp quản lý rủi ro nhằm mục đích giám sát và kiểm soát rủi ro

trong ngân hàng.

Thiết lập cơ chế phối hợp, hỗ trợ và giám sát giữa NHNN và các NHTM cho quá trình

triển khai Basel

Tiếp tục ưu tiên thực hiện những giải pháp hỗ trợ các NHTM, trong đó tạo cơ hội để các

NHTM Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm với các chuyên gia, cán bộ thực hành giàu kinh

20

Trang 32

nghiệm của các Ngân hàng quốc tế nội dung liên quan đến việc xây dựng lộ trình chỉtiết triển khai Basel II, thực hiện đánh giá mức độ đủ vốn nội bộ (ICAAP), quản lý hệthống và dữ liệu rủi ro theo Basel II - hiện đang là những khó khăn, thách thức mà các

ngân hàng Việt Nam gặp phải.

Kết luận chương II

Chương II đã nêu tổng quan những nội dung cơ bản về QTRRTD của NHTM và các Hiệpước vốn Basel I, Basel II, Basel III Trong đó làm rõ khái niệm, phân loại về RRTD; khái niệm,nội dung, quy trình và tầm quan trọng của QTRRTD đối với các ngân hàng Ngoài ra nội dungcủa các HIệp ước Basel cũng được hệ thống lại trong đó nêu rõ những thành tựu đạt được vềcông tác QTRRTD và những ưu nhược điểm trong quy trình để phát huy, sửa đổi bổ sung cho

phù hợp với tình hình thực tế, nhằm làm cơ sở lý luận để đánh giá công tác QTRRTD theo

chuẩn mực quốc tế của hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay nói chung và của Vietcombank

nói riêng.

Nội dung chương II cũng nêu khái quát bài học kinh nghiệm trong quá trình triển khaiHiệp ước Basel II, Hiệp ước Basel III từ các quốc gia có hệ thống tài chính ngân hàng phát triểntiên tiến như Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia và Philippines Từ đó hệ thống ngânhàng Việt Nam có thể áp dụng sau khi điều chỉnh các yếu tố sao cho phù hợp với điều kiện

kinh tế vĩ mô tại nước mình nhắm tiết kiệm thời gian và nguồn lực nghiên cứu, triển khai.

21

Trang 33

CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHAP NGHIÊN CỨU

3.1 Nội dung nghiên cứu

Dựa trên các mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu đã trình bay ở trên, nghiên cứu tập

trung trình bày các vấn đề sau:

Thứ nhất là tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro

tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam cũng như Hiệp ước Basel.

Thứ hai là trình bày thực trạng, quy trình quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn mực Hiệp

ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Thứ ba là đề xuất lộ trình, giải pháp để hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp

ước Basel tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho

các ngân hàng thương mại khác.

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Dữ liệu thứ cấp là những dữ liệu được thu thập từ những nguồn sẵn có và đã qua ít

nhất một lần tổng hợp, xử lý Nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ cho nghiên cứu khá đa dạng,

được lấy từ các nguồn: Báo cáo thường niên của Ngân hàng TMCP Vietcombank từ 2018 đến

năm 2022 trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng, sách, báo, tạp chí, tài liệu chuyên môn;

Website cập nhật các tin tức và báo cáo liên quan đến vấn đề nghiên cứu

Thu thập những tài liệu nghiên cứu về thực tiễn áp dụng Hiệp ước vốn Basel trong

quản trị rủi ro ở các ngân hàng thương mại trong nước và trên thế giới

Thu thập số liệu về danh mục vốn và tài sản, báo cáo tài chính của một số ngân hàng

tại các trung tâm thông tin của các ngân hàng thương mại.

3.2.2 Phương pháp xử lý số liệu

e Đánh giá giá trị dữ liệu: để đảm bảo dữ liệu đã được thu thập đúng cách, khách quan

và phục vụ tốt cho bài nghiên cứu.

22

Trang 34

Phân tích và giải thích dữ liệu: Phân tích, rút ra những thông tin có từ dữ liệu thứ cấp

phù hợp với bài nghiên cứu.

Phương pháp kế thừa: Thu thập, tổng hợp, phân tích, đánh giá các tài liệu nghiên cứu

trong nước, kế thừa có chọn lọc những tài liệu này để phần cơ sở lý luận và thực tiễn

về hiệp ước vốn Basel

Phân tích tổng hợp: Sử dụng các thông tin từ các nghiên cứu, các báo cáo của WB, IMF,

Ủy ban Basel để phân tích đánh giá việc thực hiện các nguyên tắc của chuẩn mực hiệpước Basel ở hệ thống ngân hàng Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore, Malaysia,

Philippines và Việt Nam.

Phân tích so sánh: Trong quá trình phân tích, luận văn tiến hành nghiên cứu so sánh

về thực tiễn áp dụng Basel với một số quốc gia.

3.3 Mô tả dữ liệu và nguồn dữ liệu

3.3.1 Cơ sở lý thuyết

Theo Greuning và Bratanovic (2003), trong hoạt động ngân hàng, RRTD là rủi ro có

thể phát sinh thất thoát tài chính cho ngân hàng khi người đi vay không thể chỉ trả tiềnlãi hoặc hoàn trả vốn gốc so với thời hạn đã ấn định trong hợp đồng tín dụng RRTD là

khả năng mà một người đi vay ngân hàng sẽ không thực hiện được nghĩa vụ của mình

theo các điều khoản đã thỏa thuận (Basel Committee on Banking Supervision, 2006).RRTD sẽ dẫn đến những tổn thất về tài chính và các tổn thất về hiệu quả kinh doanhcho cả ngân hàng và khách hàng Điều này đòi hỏi các NHTM phải tiến hành triển khai

và kiểm soát hoạt động tín dụng và quản trị RRTD

Theo Ủy ban Basel (1999) về giám sát ngân hàng, mục tiêu của quản trị RRTD là tối đa

hoá lợi suất rủi ro hiệu chỉnh của ngân hàng bằng việc duy trì mức độ rủi ro ở một tỷ

lệ chấp nhận được Các NHTM cần quản trị RRTD cho toàn bộ danh mục cũng như rủi

ro cho từng khoản vay hoặc các giao dịch khác Theo Greuning và Bratanovic (2003),

quản trị RRTD là vấn đề cốt lõi trong sự tồn tại của phần lớn các ngân hàng lớn

Bên cạnh đó, theo Bessis (2015), mục đích của quản trị RRTD chỉ khả thi khi nhận biết

và đánh giá chính xác về nguyên nhân gây ra RRTD Đồng thời, RRTD có thể giảm đi

bằng việc ban hành hệ thống các chính sách giới hạn tín dụng cho các bên vay mượn

và nguy cơ đổ vỡ đến các bên liên quan Việc phân loại danh mục tín dụng và dự phòng

23

Trang 35

rủi ro cho các khoản tín dụng ngăn ngừa khả năng giảm giá trị của danh mục cho vay

(Trần Kiên Nghị, 2017).

Theo Ủy ban Basel, thực tế quản trị RRTD bao gồm 4 nguyên tắc chung (1) Xây dựngmôi trường tín dụng thích hợp; (2) Thực hiện cấp tín dụng lành mạnh; (3) Duy trì mộtquá trình quản lý, đo lường và theo dõi tín dụng phù hợp; (4) Kiểm soát đầy đủ đối với

nợ xấu Căn cứ vào nhóm khách hàng, NHTM sẽ áp dụng và triển khai các mô hình đo

lường RRTD tương ứng (Hoàng Trọng Anh Tuấn, 2013), chẳng hạn như: Hệ thống

Chuyên gia; Mô hình điểm số tín dụng tiêu dùng; Phương pháp chấm điểm khách hàng

cá nhân của Trung tâm Thông tin tín dụng quốc gia Việt Nam (CIC); Mô hình điểm số

Z-score; Mô hình CreditMetrics.

3.3.2 Mô hình nghiên cứu

Từ việc tham khảo và đánh giá kết quả nghiên cứu của các tác giả như Louzis & cộng

sự (2010); Pestova & Mamonov (2011); Nkusu (2011); Zergaw (2019); Trần Thị Việt

Thạch (2016); Trần Kiên Nghị (2017); Lê Bá Trực (2018), mô hình nghiên cứu đề xuất

về các nhân tố ảnh hưởng đến quản trị RRTD tại Vietcombank

24

Trang 36

CHƯƠNG IV: KẾT QUA NGHIÊN CỨU QUAN TRI RỦI RO ÁP DỤNG THEO

HIỆP ƯỚC BASEL TẠI NGÂN HÀNG TMCP NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM

4.1 Sự hình thành và phát triển Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

4.1.1 Lịch sử hình thành của Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam trước đây, nay là Ngân hàng TMCP Ngoại thương

Việt Nam (Vietcombank) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động ngày 01/04/1963

với tổ chức tiền thân là Cục Ngoại hối (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam) Là ngân

hàng thương mại nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hóa,Vietcombank chính thức hoạt động với tư cách là một ngân hàng thương mại cổ phần vào ngày02/06.2008 sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành cổphiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/06/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoánVCB) chính thức được niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM Trải qua gần 60 nămxây dựng và trưởng thành, Vietcombank đã có những đóng góp quan trọng cho sự nghiệp ổnđịnh và phát triển của kinh tế đất nước Từ một ngân hàng chuyên doanh phục vụ kinh tế đối

ngoại, VCB ngày nay đã trở thành một ngân hàng đa năng, hoạt động đa lĩnh vực, cung cấp cho khách hàng đầy đủ các dịch vụ tài chính hàng đầu trong lĩnh vực thương mại quốc tế; trong

các hoạt động truyền thống như kinh doanh vốn, huy động vốn, tín dụng, tài trợ dự án cũng

như mảng dịch vụ ngân hàng hiện đại: kinh doanh ngoại tệ và các công cụ phái sinh, dịch vụ

thẻ, ngân hàng điện tử Sau hơn nửa thế ký hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là

một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt nam với trên 15.000 cán bộ nhân viên,tính đến 31/12/2022 Vietcombank hiện có 121 Chi nhánh với 510 phòng giao dịch hoạt độngtại 58/63 tỉnh thành thành phố cả nước, trụ sở chính đặt tại Hà Nội Bên cạnh đó, VCB thiết

lập và duy trì quan hệ ngân hàng đại lý với 1.163 ngân hàng quốc tế tại 93 quốc gia và vùng

lãnh thổ trên toàn thế giới

4.1.2 Cơ cấu tổ chức, định hướng phát triển và mục tiêu chiến lược

4.1.2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý

25

Ngày đăng: 08/12/2024, 20:09

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN