1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Bảo tồn và phát huy giá trị các làng truyền thống gắn với du lịch di sản tại huyện Đan phượng trong bối cảnh Đô thị hóa

130 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Bảo Tồn Và Phát Huy Giá Trị Các Làng Truyền Thống Gắn Với Du Lịch Di Sản Tại Huyện Đan Phượng Trong Bối Cảnh Đô Thị Hóa
Tác giả Phạm Văn Khôi
Người hướng dẫn TS. Vũ Hoài Đức
Trường học Đại học Quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 130
Dung lượng 4,04 MB

Nội dung

Bảo tồn và phát huy giá trị các làng truyền thống gắn với du lịch di sản tại huyện Đan phượng trong bối cảnh Đô thị hóa

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM VĂN KHÔI

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LÀNG TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH DI SẢN TẠI HUYỆN ĐAN PHƢỢNG TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

HÀ NỘI – 2023

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

KHOA CÁC KHOA HỌC LIÊN NGÀNH

PHẠM VĂN KHÔI

BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CÁC LÀNG TRUYỀN THỐNG GẮN VỚI DU LỊCH DI SẢN TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Chuyên ngành: QUẢN LÍ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ

Mã số: 8900201.04 QTD

Người hướng dẫn khoa học: TS Vũ Hoài Đức

HÀ NỘI – 2023

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan luận văn này là công trình nghiên cứu do cá nhân tôi thực

hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Vũ Hoài Đức, không sao chép các công

trình nghiên cứu của người khác Số liệu và kết quả của luận văn chưa từng được công bố ở bất kì một công trình khoa học nào khác

Các thông tin thứ cấp sử dụng trong luận văn có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ, trung thực và đúng quy cách

Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về tính xác thực và nguyên bản của luận văn

Học viên

Phạm Văn Khôi

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Trong quá trình thực hiện luận văn, bên cạnh sự cố gắng và nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của các nhà khoa học, các thầy cô giáo và sự giúp đỡ, những ý kiến đóng góp của các cá nhân, tập thể để giúp tôi hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn TS Vũ Hoài Đức đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn sự góp ý, chỉ bảo ân cần của các thầy, cô giáo Khoa Các khoa học liên ngành - Đại học Quốc gia Hà Nội và các thầy cô tham gia giảng dạy chuyên ngành Quản lý phát triển đô thị

Ngoài ra, tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, đồng nghiệp, bạn bè đã tạo điều kiện về mọi mặt cho tôi trong thời gian thực hiện đề tài này

Mặc dù cũng đã có rất nhiều cố gắng xong đây là đề tài nghiên cứu có phạm vi rộng, quá trình nghiên cứu, khảo sát và năng lực của bản thân còn hạn chế nên vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót nhất định, kính mong nhận được những ý kiến góp ý chân thành từ các Thầy, Cô giáo, đồng nghiệp và các bạn

Trân trọng cảm ơn!

Hà Nội,ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Văn Khôi

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG BIỂU vi

DANH MỤC HÌNH vii

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG 5

1.1 Khái niệm và thuật ngữ 5

1.2 Tổng quan tài liệu 6

1.3 Quá trình hình thành và phát triển đô thị tại Đan Phượng 9

1.3.1 Quá trình hình thành 9

1.3.2.Đánh giá tiềm năng khu vực nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hóa 10

1.3.2 Một số loại hình đô thị 13

1.3.3 Tác động của quá trình đô thị hóa 14

1.4 Giá trị Làng xã truyền thống của huyện Đan Phượng, những yếu tố và tác động đến Làng, xã trong quá trình đô thị hóa 19

1.4.1 Những giá trị Làng xã truyền thống của huyện Đan Phượng .20

1.4.2 Những yếu tố và tác động đến Làng, xã trong quá trình đô thị hóa 34

1.5 Du lịch di sản 37

CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KHOA HỌC TRONG QUẢN LÝ BẢO TỒN LÀNG XÃ GẮN DU LỊCH DI SẢN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 40

2.1 Cơ sở pháp lý 40

2.1.1 Các văn bản pháp luật của nhà nước 40

2.1.2 Các văn bản dưới luật 41

2.2 Cơ sở lý luận 42

2.2.1 Làng xã truyền thống Việt Nam theo Phạm Hùng Cường: 42

2.2.2 Cơ sở lý luận của sự phát triển đô thị 48

2.2.3 Lý thuyết phát triển du lịch bền vững 53

2.2.4 Lý luận về đô thị du lịch 58

Trang 7

2.3 Cơ sở thực tiễn 60

2.3.1 Kinh nghiệm nước ngoài 60

2.3.2 Bài học trong nước 63

CHƯƠNG 3 CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG TRONG QUẢN LÝ BẢO TỒN - PHÁT HUY GIÁ TRỊ LÀNG TRUYỀN THỐNG TẠI HUYỆN ĐAN PHƯỢNG GẮN VỚI DU LỊCH DI SẢN TRONG BỐI CẢNH ĐÔ THỊ HÓA 67

3.1 Đánh giá tiềm năng phát triển đô thị dựa trên động lực xây dựng và bảo tồn di sản văn hóa 67

3.1.1 Phát triển du lịch tại Đan Phượng dựa trên phát triển hạ tầng giao thông 67

3.1.2 Du lịch di sản bền vững 70

3.1.3 Dịch vụ hệ sinh thái gắn với du lịch di sản khu vực 71

3.2 Các kịch bản phát triển đô thị với bảo tồn và phát huy di sản văn hóa địa phương nhằm giữ gìn bản sắc dân tộc trên địa bàn huyện Đan Phượng 74

3.2.1 Kịch bản đô thị du lịch cộng đồng: 74

3.2.2 Kịch bản phát triển du lịch gắn với bảo tồn phát huy di sản văn hóa 78

3.2.3 Kịch bản phát triển không gian vùng huyện theo hướng phân vùng phát triển 82

3.3 Chương trình hành động trong quản lý bảo tồn - phát huy giá trị Làng truyền thống tại huyện Đan Phượng gắn với du lịch di sản trong bối cảnh đô thị hóa 84

3.3.1 Du lịch di sản trong bối cảnh đô thị hóa tại huyện Đan Phượng 84

3.3.2 Chương trình hành động trong quản lý , bảo tồn, phát huy giá trị Làng truyền thống trong bối cảnh đô thị hóa 86

KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ 89

TÀI LIỆU THAM KHẢO 90

PHỤ LỤC 91

Trang 8

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Địa giới hành chính của huyện Đan Phƣợng từ 1945 đến nay 9 Bảng 3.1 danh sách làng nghề Đan Phƣợng .87

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 1.1 Vị trí, địa điểm nghiên cứu 10

Hình 1.2 Giếng Đại Phùng 22

Hình 1.3 Giếng Đông Khê 23

Hình 1.4 Giếng Đoai Khê 24

Hình 1.5 Bên trong Đình Đại Phùng xã Đan Phượng, Di tích quốc gia cấp đặc biệt 25

Hình 1.6 Đình Vạn Xuân, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng 30

Hình 1.7 Đền Văn Hiến xã Hạ Mỗ 31

Hình 2.1 Cổng làng Đường Lâm, Sơn Tây 46

Hình 2.2 Sơ đồ chung của khung quy hoạch bền vững đô thị 51

Hình 2.3 Khung phát triển du lịch bền vững 54

Hình 2.4 Khung phát triển của Chiến lược quốc gia về phát triển du lịch của Thái Lan 55

Hình 2.5 Hình ảnh liên kết hoạt động của con người với các chức năng phục vụ du lịch của đô thị 59

Hình 2.6 Hình ảnh quạt gấp truyền thống Miyawaki Baisenan -Nhật Bản 60

Hình 2.7 Hình ảnh chế biến Kim chi 62

Hình 2.8 Hình ảnh Làng gốm Bá Tràng bên Sông Hồng 64

Hình 2.9 Hình ảnh Tranh Đông Hồ 65

Hình 3.1 Hệ thống giao thông đã được đầu tư, chưa được đầu tư 68

Hình 3.2 Bản đồ định hướng phân vùng chức năng 73

Hình 3.3 Bản đồ quy hoạch HTKT-HTXH 74

Hình 3.4 Bản đồ quy hoạch phân vùng cụm du lịch 77

Hình 3.5 Bản đồ một số vị trí di tích, điểm đến du lịch chính trên địa bàn huyện 79

Hình 3.6 Bản đồ quy hoạch phân vùng cụm du lịch 84

Trang 10

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài nghiên cứu

Làng, xã có những giá trị tinh thần, vật chất vô cùng quý giá mà cha ông đã

để lại, mặt khác Làng xã có vai trò rất quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - giữ vững ổn định chính trị và nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo xã hội ổn định

Đan Phượng là huyện ven đô ở phía Tây thành phố Hà Nội, phía Bắc giáp sông Hồng và huyện Mê Linh; phía Đông giáp quận Bắc Từ Liêm, phía Phía Đông Nam giáp huyện Hoài Đức; phía Tây và Tây Nam giáp huyện Phúc Thọ; toàn huyện có 16 đơn vị hành chính cấp xã gồm 1 thị trấn và 15 xã; diện tích tự nhiên 7.782,8 ha (NQ-2020) Theo quy hoạch quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 được UBND thành phố Hà Nội phê duyệt tại Quyết định 5149/QĐ-UBND ngày 07/12/2021, diện tích đất nông nghiệp bị thu hẹp còn 1214,2ha chủ yếu ở vùng bãi sông Đáy, sông Hồng và một phần vùng đồng; Đan Phượng có 129 thôn, làng, cụm dân cư, tổ dân phố, tuy nhiên việc bảo tồn và phát huy giá trị Làng truyền thống gắn với du lịch di sản tại huyện Đan Phượng trong bối cảnh đô thị hóa gặp nhiều vấn đề khó khăn, thách thức

Với vị trí đặc biệt, nằm ở cửa ngõ kinh thành Thăng Long xưa, huyện Đan Phượng được biết đến là một vùng đất “địa linh nhân kiệt”, một địa bàn chiến lược quan trọng trong quá trình đấu tranh dựng nước, giữ nước của dân tộc Nơi đây đã sản sinh ra nhiều loại hình văn hóa dân gian độc đáo như chèo Tàu, ca Trù, thả Diều’…góp phần làm phong phú nền văn hóa Thăng Long – Hà Nội Đặc biệt, Đan Phượng là nơi có hệ thống di tích lịch sử, văn hóa dày đặc và đa dạng Hầu như, mỗi Làng, thôn, cụm dân cư, khu phố đều có những ngôi chùa, ngôi đình, quán, miếu từ bao đời nay do các tiền nhân xây dựng Theo Quyết định số 5745/QĐ- UBND ngày 14/10/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, huyện Đan Phượng có 155 di tích lịch sử văn hóa, trong đó 1 di tích xếp hạng Quốc gia đặc biệt, 37 di tích xếp hạng cấp Quốc gia, 34 di tích xếp hạng cấp Thành phố Một số

di tích có giá trị lịch sử, văn hóa tiêu biểu như cụm di tích đền Văn Hiến, đình Vạn Xuân ở Hạ Mỗ, đình Đại Phùng, chùa Hải Giác, đình Đông Khê, quán Đoài Khê (Thuyết minh QHVH -2023) … Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về lịch sử trong bối cảnh đô thị hóa đang là vấn đề em rất quan tâm bởi tất cả

Trang 11

những nét đặc trưng đó là những giá trị truyền thống được kết tinh bao đời, để bảo tồn những giá trị truyền thống đó đòi hỏi sự nỗ lực chung tay cả chính quyền địa phương và người dân Làm thế nào để người dân có thể bảo tồn và phát triển được

du lịch, gắn với sinh kế của người dân, để từ đó họ chung tay cùng cấp chính quyền

bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống vốn đã là “Nét xưa” trong bối cảnh hiện đại

như hiện nay

Xuất phát từ thực trạng nêu trên, em đã nghiên cứu đề tài “Bảo tồn và phát

huy giá trị các Làng truyền thống gắn với du lịch di sản tại huyện Đan Phượng trong bối cảnh đô thị hóa” nhằm phát triển du lịch Đan Phượng trở thành một

ngành kinh tế có vị trí xứng đáng trong cơ cấu kinh tế - xã hội của huyện, đồng thời đẩy mạnh phát triển sự nghiệp văn hóa nói chung, lĩnh vực di sản văn hóa nói

riêng, góp phần xây dựng huyện Đan Phượng xanh -văn minh – văn hiến

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về bảo tồn, phát huy giá trị Làng truyền thống trong quá trình đô thị hóa

- Đánh giá thực trạng không gian kiến trúc cảnh quan Làng truyền thống trên địa bàn huyện Đan Phượng

- Đề xuất giải pháp quy hoạch - kiến trúc và quản lý bảo tồn và phát huy giá trị không gian kiến trúc cảnh quan Làng truyền thống phục vụ phát triển kinh tế -

xã hội trong quá trình đô thị hóa như hiện nay

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Các Làng truyền thống trên địa bàn huyện Đan Phượng còn lưu giữ được kiến trúc, cảnh quan đặc trưng Kiến trúc cảnh quan góp phần quan trọng tạo nên nét đặc trưng cho các Làng truyền thống,

ở đó có sự kết hợp giữa cảnh quan Làng truyền thống và không gian đô thị

- Phạm vi nghiên cứu của đề tài:

+ Về mặt không gian nghiên cứu: Thuộc phạm vi địa bàn huyện Đan Phượng - thành phố Hà Nội

+ Về mặt thời gian nghiên cứu trong giai đoạn từ 2010-2022 và định hướng cho các năm tiếp theo

+ Nguồn số liệu: Các số liệu được lấy từ các nghiên cứu khoa học, sách, báo, tạp chí khoa học, các trang thông tin điện tử, số liệu của cơ quan thống kê và các tài liệu chuyên ngành khác

Trang 12

4 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

* Phương pháp điều tra khảo sát: Điều tra, khảo sát thực địa mục đích, kiểm tra thực trạng, chụp ảnh tư liệu, đúc rút đánh giá thực tiễn nhằm có một cái nhìn đúng đắn về hệ thống các giá trị vật thể - phi vật thể, tình hình biến đổi của không gian kiến trúc - cảnh quan Làng truyền thống trên địa bàn huyện Đan Phượng cũng như cung cấp các tài liệu, số liệu và làm cơ sở cho việc đánh giá, nhận xét và xây dựng các nội dung chuyên đề nghiên cứu, đề tài sẽ tiến hành điều tra đánh giá thực trạng kiến trúc, quy hoạch, quản lý xây dựng tại một số Làng truyền thống tiêu biểu của huyện

* Phương pháp cơ sở dữ liệu:

Thu thập, tập hợp đánh giá hệ thống văn bản cơ sở pháp lý có liên quan đến quản lý quy hoạch - kiến trúc - xây dựng, bảo tồn, phát huy giá trị hệ thống giá trị kiến trúc, cảnh quan, du lịch Làng nghề truyền thống của huyện Đan Phượng

* Phương pháp thống kê: Thống kê định lượng phân loại và đánh giá hệ thống các các giá trị các Làng nghề truyền thống thuộc đối tượng và phạm vi nghiên cứu theo các nhóm tiêu chí: - Giá trị về lịch sử - Giá trị nghệ thuật - Giá trị văn hóa xã hội - Giá trị khoa học - Giá trị khai thác sử dụng - Giá trị biểu trưng

* Phương pháp tổng hợp: Dựa trên các số liệu thu thập từ thống kê và khảo sát, phân tích tổng hợp tổng thể hệ thống các giá trị Làng nghề truyền thống về các mặt (giá trị về lịch sử, giá trị nghệ thuật, giá trị văn hóa xã hội, giá trị khoa học, giá trị khai thác sử dụng, giá trị biểu trưng)

* Phương pháp chuyên gia: Thu thập lấy các ý kiến của chuyên gia để so sánh đối chiếu với các tiêu chí, chỉ tiêu về kiến trúc cảnh quan, bảo tồn và phát huy giá trị, phát triển du lịch trong các định hướng phát triển, văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn - quy chuẩn hiện hành, từ đó rút ra những nhận định, những kết luận và kiến nghị cho đề tài góp phần hiện thực hóa những nội dung của luận văn

5 Đóng góp của luận văn

- Về thực tiễn:

Kết quả nghiên cứu và những gợi ý, kiến nghị và đề xuất của luận văn về bảo tồn, phát huy giá trị Làng xã gắn du lịch di sản bối cảnh đô thị hóa, từ đó hỗ trợ các nhà quản lý, quản trị, phát triển, hoạch định chính sách trong điều chỉnh chính

Trang 13

sách, đường hướng, chiến lược và các phương tiện quản lý cho phù hợp, hiệu quả, sát với thực tế hơn Nhờ vậy mục tiêu chung là đạt được duy trì và phát triển Làng

xã trong lòng đô thị hiện nay

6 Kết cấu luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và kiến nghị, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm ba chương chính:

Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và thực trạng

Chương 2: Cơ sở khoa học và thực tiễn trong quản lý bảo tồn Làng xã gắn với di sản trong bối cảnh đô thị hóa

Chương 3: Chương trình hành động trong quản lý Bảo tồn - Phát huy giá trị

Làng truyền thống tại huyện Đan Phượng gắn với du lịch di sản trong bối cảnh đô thị hóa

Trang 14

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG

1.1 Khái niệm và thuật ngữ

Làng truyền thống: Nó là nơi tập hợp dân cư chủ yếu theo quan hệ láng giềng,

cùng sống trên một khu vực gồm một khu đất để làm nhà ở và một khu đất để trồng trọt, một tập hợp những gia đình nhỏ sản xuất và sinh hoạt độc lập Làng truyền thống là đơn vị xã hội cơ bản, xã là đơn vị hành chính có thể bao gồm 1 Làng hoặc nhiều Làng Dưới xã có các thôn, dưới Làng có các xóm Có xã 1 thôn thì Làng, xã, thôn là một Có khi nhiều xã hợp lại thì một xã lại trở thành thôn Tuy xã là đơn vị hành chính, có thể có những thay đổi qua các giai đoạn nhưng Làng vẫn là đơn vị

cơ bản của xã Nói “Làng xã” là đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa của điểm dân cư truyền

thống (Phạm Hùng Cường, 2014)

Di sản kiến trúc: Là công trình kiến trúc có giá trị về lịch sử xây dựng và nghệ thuật kiến tạo tiêu biểu trong lịch sử của một dân tộc, một quốc gia ( Phạm Đình Việt, 2008)

Di sản văn hóa vật thể: Di sản văn hóa vật thể là sản phẩm vật chất có giá trị

lịch sử, văn hóa, khoa học, bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh,

di vật, cổ vật, bảo vật quốc gia (Quốc hội khóa, 2001, Luật Di sản Văn hóa, 2001)

Di sản phi văn hóa vật thể: là sản phẩm tinh thần có giá trị lịch sử, văn hóa,

khoa học, được lưu giữ bằng trí nhớ, chữ viết, được lưu truyền bằng truyền miệng, truyền nghề, trình diễn và các hình thức lưu giữ, lưu truyền khác, bao gồm tiếng nói, chữ viết, tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, ngữ văn truyền miệng, diễn xướng dân gian, lối sống, nếp sống, lễ hội, bí quyết về nghề thủ công truyền thống, tri thức về y, dược học cổ truyền, về văn hóa ẩm thực, về trang phục truyền

thống dân tộc và những tri thức dân gian khác (Quốc hội, 2001, Luật Di sản Văn hóa, 2001)

Du lịch di sản: Du lịch di sản phát triển khá mạnh mẽ và đóng vai trò ngày

càng quan trọng trong nền kinh tế ở nhiều nước trên thế giới, nhất là các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Đây là loại hình du lịch được phát triển trên cơ sở khai thác các giá trị di sản văn hóa, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống Du lịch di sản có nhiều loại hình khác nhau, như du lịch tâm linh, du

lịch cội nguồn, du lịch trải nghiệm văn hóa (Trần Hữu Sơn, 2021)

Trang 15

Đô thị hóa: Là quá trình dân số tập trung ở thành thị hoặc tăng tỷ lệ dân cư

sống ở thành thị do dịch cư từ nông thôn ra thành thị hoặc do diện tích đất ở đô thị

tăng lên (U.52 - UN Habitat, 1992)

Đô thị di sản: Là đô thị có vị trí và cấu trúc toàn đô thị hay một phần của đô

thị được bảo tồn một cách toàn vẹn, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận, được phát triển trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá

trị di sản và hòa hợp với thiên nhiên (Lưu Đức Hải, 2022)

1.2 Tổng quan tài liệu

Ở Việt Nam, khái niệm về Làng hay ngôi Làng là một khu định cư của một cộng đồng người, nó lớn hơn xóm, ấp nhưng nhỏ hơn một thị trấn, với dân số khác nhau, từ một vài trăm đến một vài ngàn.Làng thông thường là nơi ở, sinh hoạt cộng đồng xã hội sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên cũng xuất hiện Làng sản xuất phi nông nghiệp Với đặc điểm của một nước nông nghiệp lúa nước như Việt Nam thì Làng hay ngôi Làng thường xuất hiện ở khu vực nông thôn Tuy nhiên, ngày nay, khi quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì Làng hay Làng truyền thống có gì thay đổi Làm thế nào để người dân có thể bảo tồn và phát triển được du lịch, gắn với sinh kế của người dân, để từ đó họ chung tay cùng cấp chính quyền bảo tồn và phát

huy giá trị truyền thống vốn đã là Nét xưa trong bối cảnh hiện đại như hiện nay

PGS.TS.KTS Phạm Hùng Cường “Làng xã truyền thống Việt Nam, bảo tồn và phát triển”, NXB Nông nghiệp (2014) Nội dung tài liệu giới thiệu lịch sử về Làng xã

truyền thống thuộc Đồng bằng sông Hồng, đồng thời cũng đã đưa ra được các giá

trị của Làng xã truyền thống về vật thể và phi vật thể (Phạm Hùng Cường, 2014)

Có lẽ, Làng trong tâm thức của mỗi chúng ta đều là những hình ảnh rất đỗi thân quen, đó là những cây đa, bến nước, sân đình, hay cái cổng khắc ghi nhiều kỷ niệm… tất cả những không gian kiến trúc đó đã tạo nên một cấu trúc Làng truyền thống gắn kết chặt chẽ giữ phong tục tập quán với những di sản văn hóa và những giá trị truyền thống của Làng (cấu trúc hiện hữu của Làng) Từ xa xưa, Làng xã không chỉ đơn thuần là những giá trị tinh thần mà cha ông đã để lại mà còn giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - giữ vững ổn định chính trị và nâng cao đời sống của người dân, đảm bảo xã hội ổn

định.“Làm mới lại cấu trúc Làng Việt”, Tạp chí Kiến trúc Việt Nam, Số 4 năm

Trang 16

2006, PGS.TS.KTS Phạm Hùng Cường đã đề xuất nhằm biến cấu trúc đóng của Làng thành cấu trúc mở, với 5 nguyên tắc chính đó là:

(1) Thiết lập tuyến đường bao Đây là giải pháp chủ đạo, đường ô tô bao quanh Làng là kênh k thuật liên kết Làng xã với bên ngoài, với đồng ruộng, với các hoạt động kinh tế, sản xuất, với điểm dân cư mở rộng;

(2) Nối thông các ngõ cụt ra đường bao, tạo liên kết giao thông dạng mạng;

(3) Hệ thống thoát nước không dồn về trung tâm mà phân tán theo đường nối ngõ cụt với đường bao, dễ thu gom và xử lý nước thải;

(4) Có một vùng biên là không gian mở phục vụ cho sự phát triển của các công trình công cộng: Chợ, trường học, khu thể thao, khu cây xanh Đây cũng là đất dự trữ cho sự xuất hiện của các chức năng mới, quy mô mới;

(5) Thiết lập các điểm sản xuất tiểu thủ công nghiệp tập trung, chia tách các khu sản xuất quy mô lớn, gây ô nhiễm ra khỏi Làng xã Có cấu trúc mở này, các phần bên trong của Làng xã mới có điều kiện cải tạo, bảo tồn các công trình lịch sử, các cảnh quan có giá trị

Gần đây nhất, NXB Xây dựng (2021) đăng nội dung về “Quy hoạch và giữ gìn bản sắc văn hóa trong xây dựng nông thôn mới vùng Đồng bằng sông Hồng” của

PGS.TS.KTS Phạm Hùng Cường Nội dung tài liệu giới thiệu một số nguyên tắc và giải pháp quy hoạch, thiết kế kiến trúc, cảnh quan và hạ tầng trong trong xây dựng nông thôn mới hướng tới mục tiêu nâng cao chất lượng môi trường sống, tổ chức không gian Làng xã có bản sắc, đóng góp vào sự phát triển của nông thôn…Tài liệu gồm 6 chương:

(1) Bản sắc văn hóa trong Làng xã truyền thống vùng Đồng bằng sông Hồng, (2) Bảo tồn và phát huy giá trị các di sản cộng đồng trong Làng xã truyền thống, (3) Mô hình phát triển kinh tế nông thôn từ tiềm năng văn hóa,

(4) Quy hoạch nông thôn và giữ gìn bản sắc văn hóa,

(5) Thiết kế cảnh quan và giữ gìn bản sắc văn hóa,

(6) Quản lý quy hoạch có sự tham gia tích cực của cộng đồng

PGS.TS.KTS Phạm Hùng Cường” Bảo tồn thích ứng, phương pháp tiếp cận

để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Làng xã truyền thống”, Tạp chí Kiến trúc, số

10, 2016 Bài báo khoa học này đã đề cập đến 2 nhóm giá trị hệ thống di sản, đó là

Trang 17

Nhóm 1 là hệ thống di sản văn hóa vật thể (gồm: Giá trị di sản về cấu trúc: Cấu trúc không gian, cách thức phát triển và hình thành Làng; Giá trị về kiến trúc nhà ở truyền thống; Giá trị về kiến trúc các công trình công cộng, tôn giáo, tín ngưỡng: Gồm các công trình tôn giáo, tín ngưỡng: Đình, chùa, miếu, phủ, văn chỉ, nhà thờ họ…và các công trình phục vụ cộng đồng: Giếng, ao, cổng Làng, lũy tre, đường,

cầu, quán…) Nhóm 2 là iá trị di sản phi vật thể và vật thể khác (gồm:Danh nhân:

các vị vua, các anh hùng, nhân vật có công với nước, với Làng; Phong tục, tập quán, tín ngưỡng: Lễ hội, ma chay, cưới xin, lệ Làng, lễ tết…; Lối sống cộng đồng: Quan hệ láng giềng, dòng họ, gia đình; Truyền thuyết, ngữ văn truyền miệng; Văn bản: Gia phả, văn bia; Phương thức sản xuất, nghề truyền ương thống; Ẩm thực; Trang phục truyền thống; Đồ dùng gia đình truyền thống; Nghệ thuật biểu diễn: Tuồng, chèo, múa rối, quan họ… Bài báo cũng đã đưa ra vài hạn chế của công tác bảo tồn di sản hiện nay và đưa ra một số giải pháp để tiếp cận và bảo tồn di sản

(Phạm Hùng Cường, 2016)

Đề cập tới phương án bảo tồn không gian Làng xã ở một khu đô thị cụ thể, tác giả Cao Thị Hải Bắc- Trường Đại học Ngoại ngữ, Đại học Quốc gia Hà Nội Phạm Văn Đồng, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu Nước ngoài, Tập 36,

Số 2 (2020) 43-57“Phương án bảo tồn không gian Làng trong lòng đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh” (tham khảo mô hình bảo tồn Làng Hahoe của Hàn Quốc) Nội

dung tài liệu này gồm 6 mục, kết quả nghiên cứu tác giả đã thực nêu ra 3 vấn đề chính: Thứ nhất, về thực trạng các Làng thuộc khu vực đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh hiện nay; thứ hai các nôi dung chính cần được bảo tồn tại các Làng trong khu vực đô thị trung tâm tỉnh Bắc Ninh; thứ ba, về mô hình bảo tồn Làng Hahole của

Hàn quốc (Cao Hoài Bắc, 2020)

Từ những công trình nghiên cứu của các tác giả nêu trên đều tập trung đưa ra

các phương án nhằm Bảo tồn thích ứng, phương pháp tiếp cận để bảo tồn và phát huy giá trị di sản Làng xã truyền thống hay một Làng cụ thể để Làm mới lại cấu trúc Làng Việt Việc bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống về lịch sử trong

bối cảnh đô thị hóa đang là vấn đề cần được quan tâm Làm thế nào để những giữ gìn và phát huy những giá trị truyền thống được kết tinh bao đời, để bảo tồn những giá trị truyền thống đó đòi hỏi sự nỗ lực chung tay cả chính quyền địa phương và

Trang 18

người dân Một khi công tác bảo tồn và phát triển được du lịch, gắn với sinh kế của người dân được triển khai đồng nghĩa với việc người dân trở thành đối tượng thụ hưởng thì việc bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống vốn của những ngôi Làng Việt mãi trường tồn, đặc biệt là trong bối cảnh đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ thì vấn đề này càng phải được chú trọng và quan tâm không chỉ ở cấp chính quyền mà cần có sự chung tay của mọi cấp mọi ngành và người dân

1.3 Quá trình hình thành và phát triển đô thị tại Đan Phượng

1.3.1 Quá trình hình thành

Đan Phượng là một vùng đất cổ, theo sách Đại Nam nhất thống chí, tên huyện

có từ thể kỷ XIII (thời vua Trần Thái Tông - 1246); đến thời thuộc Minh có tên là Đan Sơn, thuộc châu Từ Liêm, phủ Giao Châu Sang thời Hậu Lê, Đan Phượng thuộc phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây Năm 1831, vua Minh Mạng điều chỉnh địa giới hành chính và thành lập các tỉnh mới Huyện được tách ra thành huyện riêng vào năm 1832 vẫn thuộc phủ Quốc Oai Đến năm 1888, sau khi vua Đồng Khánh cắt

Hà Nội cho Pháp, huyện Đan Phượng được nhập về phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông

Bảng 1.1 Địa giới hành chính của huyện Đan Phượng từ 1945 đến nay

thuộc bắc Liên Bắc do Ban cán sự bắc Liên Bắc nắm

Tháng 4/1954, thuộc tỉnh Sơn Tây

Ngày 20/4/1961 thuộc tỉnh Hà Đông

Ngày 21/4/1965 thuộc tỉnh Hà Tây

27/12/1975 thuộc tỉnh Hà Sơn Bình

Ngày 29/12/1978 thành phố Hà Nội quản lý

Ngày 12/8/1991 thuộc tỉnh Hà Tây

ngày 01/8/2008 thuộc thành phố Hà Nội quản lý cho đến ngày nay

(Nguồn :Tác giả tổng hợp)

Trang 19

Hình 1.1 Vị trí, địa điểm nghiên cứu

(Nguồn: Phòng QLĐT huyện Đan Phượng, 2021)

1.3.2.Đánh giá tiềm năng khu vực nghiên cứu trong bối cảnh đô thị hóa

Đánh giá vị thế của khu vực nghiên cứu trong bối phát triển đô thị trên địa bàn huyện Đan Phượng nói riêng và trong quá trình đô thị hóa nói chung là việc làm cần thiết Đặc biệt là sau khi Quy hoạch Chung xây dựng Thủ đô Hà Nội đến năm

2030 và tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 1259/QÐ- TTg ngày 26/7/2011, Hà Nội đã tiếp tục đẩy nhanh triển khai các

đồ án quy hoạch Phân khu đô thị cũng như các đồ án quy hoach chi tiết làm cơ sở

để quản lý, triển khai các dự án đầu tư theo quy hoạch làm động lực cho việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố

Trang 20

a.Tài nguyên du lịch nhân văn

Đan Phượng là có bề dày lịch sử lâu đời và truyền thống cách mạng, là nơi hội tụ nhiều danh nhân, là quê hương có phong tục tập quán phong phú Huyện có

155 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị trong đó có 64 di tích đã được xếp hạng (gồm: 01 di tích quốc gia đặc biệt, 37 di tích cấp quốc gia và 26 di tích cấp tỉnh); 91 chưa được xếp hạng

Cùng với địa chỉ các di tích lịch sử, Đan Phượng còn thừa hưởng nét văn hóa truyền thống ở hầu hết các xã, thị trấn gắn với các Lễ hội đầu xuân được tổ chức hàng năm Ngoài cảnh quan thiên nhiên và lễ hội truyền thống, trên địa bàn huyện còn có một số nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời, là một nét văn hóa đẹp đang được gìn giữ và phát huy như: nghề sản xuất bánh kẹo xã Song Phượng, chế biến Giò chả xã Tân Hội, Nem thị trấn Phùng những địa chỉ Làng nghề này chính là một điều kiện để phát triển du lịch địa phương

b Các di tích lịch sử, văn hóa tiêu biểu

- Đền Văn Hiến (xã Hạ Mỗ): nơi thờ danh nhân Tô Hiến Thành (1102-1179),

vị Thái úy nổi tiếng dưới 3 triều vua Lý Thần Tông, Lý Anh Tông và Lý Cao Tông

- Đình Vạn Xuân (xã Hạ Mỗ): ngôi đình cổ có kiến trúc đặc biệt kiểu “nội vương, ngoại quốc”, nơi thời Lý Bát Lang, Hậu Lý Nam đế, là những vị quân vương có công đánh giặc Lương xâm lược Nơi đây cũng gắn liền với thành cổ Ổ Diên, kinh đô nhà nước Vạn Xuân ở thế kỷ thứ VI

- Chùa Hải Giác (xã Hạ Mỗ): ngôi chùa cổ kính có kết cấu kiểu trăm gian với nhiều pho tượng cổ, độc đáo; cũng là nơi nhà sư Thanh Trang trụ trì, đã tham gia cuộc khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lược do Vương Quốc Chính lãnh đạo, ông đã hy sinh anh dũng tại ngôi chùa này năm 1898

- Đền Vân Môn (xã Trung Châu) Di tích lịch sử cấp quốc gia, nằm bên hữu ngạn sông Hồng, nơi thờ Hai Bà Trưng, nữ anh hùng dân tộc

- Chùa Đôi Hồi (xã Song Phượng): Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia, nơi Cơ quan báo Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh hoạt động thời kỳ tiền khởi nghĩa và cơ sở hoạt động bí mật của cán bộ Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp

- Đình Sông (xã Đồng Tháp): Di tích lịch sử văn hóa và cách mạng cấp quốc gia, địa điểm tổ chức Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ nhất (ngày 19/5/1947)

Trang 21

Đền Nhà Bà (xã Liên Hà): nơi thờ bà Sa Lãng, nữ tướng tài của Hai Bà Trưng, là di tích cấp quốc gia được xấp hạng đầu tiên của huyện Đan Phượng

Đình Đại Phùng (xã Đan Phượng): Là công trình kiến trúc nghệ thuật tiêu biểu thế kỷ XVII, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia đặc biệt

Chùa Đông Khê (xã Đan Phượng): ngôi chùa cổ với hệ thống tượng Phật độc đáo, còn bảo tồn một số hiện vật có niên đại thời nhà Mạc (TK XVI), di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia

c Một số lễ hội tiêu biểu

Lễ hội Đền Nhà Bà (xã Liên Hà): Lễ hội truyền thống Đền Nhà Bà (ngày 8/3

âm lịch) được ghi nhận là lễ hội lớn nhất của huyện Đan Phượng với hội đua thuyền rồng và đánh cờ người nổi tiếng

Lễ hội đền Bồng Lai (xã Hồng Hà): Lễ hội tổ chức vào ngày 14/3 âm lịch, gắn với Thánh Mẫu Hạo Nương, phi tần của vua Lý Thánh Tông, thân mẫu thái tử Linh Lang Lễ hội Đền Bồng Lai nổi tiếng với tục rước nước và hội đua thuyền rồng

Hội thả Diều Làng Bá Giang (xã Hồng Hà: Nơi đây có nghề làm diều sáo truyền thống nổi tiếng, hội thả diều Làng Bá Giang tổ chức vào ngày 15/3 âm lịch thu hút nhiều khách trong và ngoài nước tham gia Hội thả diều Làng Bá Giang được công nhận là địa chỉ văn hóa dân gian

Hội hát chèo tàu xã Tân Hội (tổ chức vào ngày 15/1 âm lịch): đây là loại hình múa hát cổ độc đáo chỉ có ở địa phương Tân Hội, được các ca nhi diễn xướng trên thuyền và voi Hội hát chèo tàu xã Tân Hội được TW Hội văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa dân gian

Hát ca trù tại đền Đầm Giếng, xã Thượng Mỗ: Lễ hội tổ chức vào ngày 2/3

âm lịch Thượng Mỗ là địa phương có dòng ca trù nổi tiếng từ rất sớm Đền Đầm Giếng là nơi thờ cung phi Nguyễn Thị Hồng, một đào nương ca trù nổi tiếng được vua Lê Hy Tông truyền cho vào cung dạy hát và phong làm cung phi Ca trù Thượng Mỗ được Trung ương Hội văn nghệ dân gian Việt Nam công nhận là địa chỉ văn hóa dân gian

d Hệ thống tượng đài

Tượng đài kỷ niệm phong trào phụ nữ Ba đảm đang (thị trấn Phùng): Công trình nghệ thuật ghi nhận Đan Phượng - nơi khởi nguồn phong trào phụ nữ Ba đảm

Trang 22

đang của cả nước, tôn vinh vai trò, công lao và sự hy sinh to lớn của phụ nữ trong cuộc kháng chiến chống M cứu nước

- Tượng đài chiến thắng chợ Gốc ngô (xã Trung Châu): nơi ghi dấu sự kiện lịch

sử ngày 17/8/1948, du kích và nhân dân xã Trung Châu bằng vũ khí thô sơ như đòn gánh, đòn xóc tổ chức tập kích tấn công giặc Pháp đến cướp bóc tại chợ Gốc Ngô

- Tượng đài chiến thắng “Ba ngày năm trận” (xã Tân hội, Tân Lập): công trình kỷ niệm sự kiện bộ đội, du kích, nhân dân xã Tân Hội anh dũng chiến đấu chống lại 5 trận càn của giặc Pháp trong 3 ngày ( 22-23-24/8/1948), diệt hàng trăm tên địch, gây được tiếng vang lớn, góp phần cổ vũ phong trào cách mạng của huyện

và vùng Liên Bắc

Ngoài ra huyện còn có Nhà truyền thống huyện (thị trấn Phùng): nơi trưng bày giới thiệu về địa lý, lịch sử, truyền thống, cách mạng của vùng đất và con người Đan Phượng

e Ẩm thực

Nem Phùng: Kẻ Phùng xưa, thị trấn Phùng ngày nay là địa danh nổi tiếng với nhiều món ăn dân dã, nhưng tiếng tăm nhất phải kể đến đặc sản nem Phùng với nguyên liệu chính từ bì, mỡ, nạc lợn, đỗ tương được chế biến bởi bí quyết gia truyền

Nem Phùng ăn với lá sung

Cho người tứ sứ nhớ nhung một đời

Rượu: Bá Giang (Hồng Hà), Hạ Mỗ

Giò, chả xã Tân Hội

Cháo se xã Hạ Mỗ, Liên Trung

Bánh tẻ xã Đan Phượng

Kẹo lạc, kẹo vồ xã Song Phượng…

1.3.2 Một số loại hình đô thị

- Đô thị thông minh: là đô thị được ứng dụng CNTT&TT và các phương tiện

khác nhằm cải thiện, nâng cao chất lượng sống Đảm bảo hiệu quả trong quá trình

quản lý vận hành, cung cấp các dịch vụ và mức độ cạnh tranh của đô thị (Lưu Đức Hải – 2022)

- Đô thị công nghiệp: là đô thị mà ở đó chức năng sản xuất công nghiệp là chính (Lưu Đức Hải – 2022)

Trang 23

Đô thị di sản: là đô thị có vị trí và cấu trúc toàn đô thị hay một phần của đô

thị được bảo tồn một cách toàn vẹn, trong đó có hệ thống di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận, được phát triển trên nguyên tắc bảo tồn, phát huy giá

trị di sản và hòa hợp với thiên nhiên (Lưu Đức Hải, 2022)

Đô thị đại học: là sự liên kết các trường đại học với nhau có quy mô diện

tích tương đương như một thị trấn Có cấu trúc bao gồm một hạt nhân trung tâm là các trường đại học và các khu chức năng tổng hợp phục vụ cho cộng đồng đô thị đại học đó Chức năng chính của đô thị đại học là cung cấp hệ thống cơ sở hạ tầng cho các trường đại học và cao đẳng các cơ sở an sinh xã hội và hậu cần theo một cơ

chế quản lý nhất định để điều hành và quản lý các thành phần trong khu vực.(Lưu Đức Hải, 2022)

Đô thị xanh: là đô thị được đầu tư xây dựng có quan tâm đến điều kiện sống

tốt nhất cho mọi dân cư đô thị, giảm thiểu nhu cầu về năng lượng, ít ô nhiễm môi trường, đa dạng về sinh học đảm bảo kiến trúc cảnh quan đô thị có không gian xanh, công trình xanh, có hệ thống giao thông đạt tiêu chuẩn xanh, các khu công nghiệp xanh và môi trường đô thị đạt chất lượng xanh, đảm bảo cung cấp các điều

kiện tốt nhất về kinh tế, xã hội, môi trường cho cư dân đô thị” (Lê Minh Thoa, Luận

án tiến sĩ, 2019)

1.3.3 Tác động của quá trình đô thị hóa

Quá trình đô thị hóa có tác động không nhỏ đến kinh tế và sinh thái khu vực Sau quá trình quan sát cho thấy, sự tác động của đô thị hóa làm cho lối sống, tâm lý của người dân thay đổi Những người phản đối xu thế đô thị hóa cho rằng, quá trình này đã làm tăng chi phí đầu tư vào cơ sở hạ tầng k thuật, tăng khoảng cách giao thông và có ảnh hưởng xấu đến sự phân hóa xã hội do người dân ở khu vực ngoại ô không còn quan tâm đến các vấn đề khó khăn của khu vực nội đô

Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa bao gồm: Điều kiện tự nhiên, điều kiện xã hội, văn hóa và trình độ phát triển kinh tế

a Điều kiện tự nhiên:

Điều kiện tự nhiên là nhân tố quan trọng, đóng vai trò quyết định đến quá trình

đô thị hóa Các yếu tố tự nhiên thu hút dân cư mạnh hơn, từ đó quá trình đô thị hóa diễn ra sớm hơn với quy mô rộng hơn Căn cứ vào yếu tố này, có thể kể ra một số yếu tố tự nhiên điển hình trên địa bàn huyện Đan Phượng như:

Trang 24

Thời tiết, khí hậu: Huyện Đan Phượng mang các đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, với đặc trưng nóng ẩm, mưa nhiều vào mùa hè và mùa đông khô lạnh (đầu mùa đông hanh khô, cuối mùa đông ẩm ướt) Nhiệt độ trung bình vào mùa hè khoảng trên 230C, mùa đông từ 15-160

C Chịu ảnh hưởng của gió mùa đông bắc nên dao động nhiệt độ trong năm của Đan Phượng khá lớn tạo cho Đan Phượng thời tiết có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt

Diện tích tự nhiên, đặc điểm địa hình: Tổng diện tích đất tự nhiên của huyện Đan Phượng là 7.778,48 ha Huyện Đan Phượng nằm trong khu vực châu thổ sông Hồng và sông Đáy; địa hình nghiêng dần từ tây Bắc xuống đông Nam, được phân làm 4 tiểu vùng tự nhiên là tiểu vùng ven Đáy, tiểu vùng Bãi ven sông Hồng, tiểu vùng Tiên Tân và tiểu vùng Đan Hoài

Do thuận lợi về vị trí địa lý và địa hình tương đối bằng phẳng, có đường giao thông thuận lợi nên Đan Phượng là huyện chịu tác động khá mạnh của quá trình đô thị hóa và xây dựng các cụm công nghiệp, Làng nghề Trên địa bàn đã có một số dự

án xây dựng khu đô thị mới, các cụm công nghiệp được triển khai xây dựng

Với đặc điểm của địa hình cho phép Đan Phượng có thể phát triển dịch vụ, thương mại và phát triển các Làng nghề, khu đô thị tại vùng đồng trong tương lai Sông ngòi, hệ sinh thái: Trên địa bàn huyện Đan Phượng có sông Hồng và sông Đáy chảy qua địa phận huyện, có tổng chiều dài khoảng 25 km trong đó sông Hồng dài khoảng 15 km, sông Đáy dài khoảng 10km

Hạ tầng giao thông: Trong giai đoạn 2015-2020 huyện Đan Phượng tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao, theo đó hệ thống giao thông đường bộ từng bước được đầu tư xây dựng, cụ thể các tuyến giao thông chính như sau: Quốc lộ 32, tỉnh lộ 422, tỉnh lộ 417, đường Đan Phượng – Tân Hội, đường Tân Hội – Hạ Mỗ, đường N12, đường đê sông Hồng, đường đê La Thạch, đường đê Tiên Tân, đường Nhánh 2 mương Đan Hoài, đường N4, đường nhánh 6 Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện Đan Phượng có hệ thống giao thông đường thủy với 2 con sông chảy qua: sông Hồng qua các xã: Trung Châu, Hồng Hà, Liên Hồng, Liên Hà, Liên Trung; và sông Đáy qua các xã: Thọ An, Thọ Xuân, Phương Đình, Đồng Tháp, Song Phượng

Hệ thống đường thủy hiện nay mới được sử dụng để phục vụ sản xuất, chưa được đầu tư cải tạo Do vậy chưa khai thác được tiềm năng, lợi thế về đường thủy cho sự phát triển kinh tế-xã hội

Trang 25

b Điều kiện xã hội

Điều kiện xã hội được thể hiện thông qua sự chuyển biến, thay đổi của nền kinh tế, khả năng đáp ứng nhu cầu sống của con người Trong đó, lực lượng sản xuất được nâng cao, cải thiện từng ngày góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước

Các yếu tố về điện kiện xã hội ảnh hưởng đến quá trình đô thị hóa bao gồm: Trình độ lao động, khả năng nhận thức của người dân; Tiềm năng phát triển kinh tế

và cơ hội việc làm; Hiệu quả lưu thông hàng hóa trên địa bàn huyện; Chất lượng sống của người dân; Chính sách phát triển của địa phương

c Mốt số chính sách phát triển của địa phương

Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Đan Phượng lần thứ XXIV, chương trình hành động thực hiện nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện, Ban chấp hành Đảng bộ huyện Đan Phượng xây dựng Chương trình “Phát triển văn hóa-xã hội, xây dựng nếp sống thanh lịch, văn minh; đảm bảo an sinh xã hội; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2021-2025”, các mục tiêu và chỉ tiêu cụ thể như sau:

1 Mục tiêu:

Phát huy các giá trị văn hóa, đảm bảo gắn kết hài hòa giữa phát triển văn hóa

xã hội với phát triển kinh tế; đẩy mạnh xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh, khơi dậy niềm tự hào, khát vọng phát triển Đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao; nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho Nhân dân; thực hiện tốt chính sách xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của Nhân dân, tạo động lực hoàn thành xây dựng huyện thành quận giai đoạn 2021-2025

2 Các chỉ tiêu cụ thể:

Phấn đấu đến năm 2025, thực hiện đạt một số chỉ tiêu chính:

93% số hộ gia đình; 65,6% thôn (Làng), cụm dân cư; 77,8% tổ dân phố đạt danh hiệu văn hóa; 90% cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa; 15/15 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; xây dựng 02 tuyến phố văn minh đô thị

50% số trẻ trong độ tuổi nhà trẻ được đến lớp; 99% số trẻ từ 3-5 tuổi đến trường mầm non (trong đó 100% trẻ 5 tuổi đến lớp); duy trì 100% trường công lập

Trang 26

đạt chuẩn quốc gia mức độ 1; phấn đấu có thêm 10 trường chuẩn quốc gia mức độ

2 Thành lập thêm 09 trường; xây dựng thêm 01 trường chất lượng cao

95% dân số tham gia bảo hiểm y tế; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp trên 90%; hàng năm giải quyết việc làm thêm, việc làm mới cho 3000 lao động

Tỷ lệ hộ nghèo: Phấn đấu đến năm 2025 cơ bản không còn hộ nghèo

Giảm tỷ lệ sinh: 0,1%/năm, trong đó giảm tỷ lệ người sinh con thứ 3 trở lên: 0,1%/năm

Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng cân nặng/tuổi xuống còn 7,1% Duy trì 100% xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế(theo tiêu chí mới)

Tỷ lệ hỏa táng 65%

d Điều kiện văn hóa

Từ năm 2015 đến nay, trên địa bàn huyện có 53 di tích được tu bổ tôn tạo (không kể các di tích tu sửa nhỏ); tổng mức đầu tư khoảng 297,7 tỷ đồng; trong đó, nguồn ngân sách đầu tư 182,6 tỷ đồng, nhân dân đóng góp 111,1 tỷ đồng (29 di tích được tu bổ do nhân dân đóng góp 100% kinh phí)

Năm 2018, UBND huyện ban hành Quyết định số 1374/QĐ-UBND ngày 06/4/2018 của UBND huyện Đan Phượng về việc phê duyệt đề án Bảo tồn, tôn tạo

và phát huy giá trị di tích lịch sử - văn hóa xếp hạng cấp Quốc gia thuộc huyện Đan Phượng giai đoạn 2018-2025 Trong 3 năm (2018-2020) thực hiện Đề án, có 8 di tích được tu bổ, tôn tạo với tổng mức đầu tư 40,9 tỷ đồng (nguồn ngân sách 29,4 tỷ đồng; nhân dân đóng góp 11,5 tỷ đồng)

Mỗi dân tộc có nền văn hóa riêng, thể hiện nét đặc trưng của dân tộc đó Nền văn hóa này có ảnh hưởng sâu sắc đến mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội, bao gồm chính trị, xã hội, kinh tế… Bên cạnh đó, văn hóa dân tộc còn quyết định đến hình thái đô thị của một khu vực lãnh thổ

Những hình thức ảnh hưởng của văn hóa dân tộc đến quá trình đô thị hóa bao gồm: Định hướng phát triển văn hóa đô thị với hình ảnh văn hóa giàu bản sắc; Đẩy mạnh các hoạt động vui chơi giải trí, thu hút khách du lịch; Giữ gìn và phát triển các giá trị văn hóa, hình thành nền văn hóa dân tộc với bề dày nghìn năm; Sự khác biệt văn hóa giữa các vùng miền tạo nên quần thể đô thị đa dạng với nhiều màu sắc độc đáo

Trang 27

Cùng với địa chỉ các di tích lịch sử, Đan Phượng còn thừa hưởng nét văn hóa Làng nghề gắn với các lễ hội đầu xuân được tổ chức hàng năm như lễ hội xã Liên

Hà, Liên Trung Ngoài cảnh quan thiên nhiên và lễ hội truyền thống, trên địa bàn huyện còn có một số nghề truyền thống nổi tiếng từ lâu đời, là một nét văn hóa đẹp đang được gìn giữ và phát huy như: nghề sản xuất bánh kẹo xã Song Phượng, chế biến Giò chả xã Tân Hội, Nem thị trấn Phùng những mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp công nghệ cao, kết hợp du lịch trải nghiệm được hình thành và phát triển khá tốt như: Mô hình rau sạch HTX nông nghiệp Cuối Quý, mô hình nho Hạ Đen hộ gia đình Hợi Hường của xã Đan Phượng…

e Trình độ phát triển kinh tế

Trình độ phát triển kinh tế phản ánh rõ nét quá trình đô thị hóa Khi trình độ phát triển kinh tế càng thấp, quá trình đô thị hóa diễn ra càng chậm và ngược lại Bên cạnh đó, yếu tố này cũng ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của người dân Chất lượng đời sống tăng dẫn đến sự cởi mở về tinh thần cũng tăng theo

Cơ cấu kinh tế trên địa bàn huyện đã chuyển dịch mạnh theo hướng ngày càng hợp lý, tỷ trọng công nghiệp-xây dựng và dịch tăng nhanh, tỷ trọng nông nghiệp giảm dần

Tốc độ phát triển kinh tế trên địa bàn huyện khá mạnh, tăng trưởng kinh tế bình quân 3 năm (2016, 2017, 2018) đạt 9,17% Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng tăng tỷ trọng ngành thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp,

cụ thể đến hết năm 2018: Công nghiệp - Xây dựng đạt 48,40%, Thương mại dịch

vụ đạt 43,54%, Nông nghiệp –Thủy sản đạt 8,06% Tổng giá trị sản xuất năm 2018 đạt: 11.636 tỷ đồng tăng 9,38% so với năm 2017

Như vậy trong cơ cấu các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn huyện Đan Phượng chủ yếu là các cơ sở kinh doanh cá thể tức là các hộ gia đình kinh doanh nhỏ lẻ nằm rải rác ở các xã, thị trấn, số lượng các doanh nghiệp lớn, hay vừa và nhỏ còn khá khiêm tốn

Loại hình phổ biến nhất của các cơ sở kinh doanh thương mại, dịch vụ (chưa

có thống kê riêng rẽ về du lịch, khách sạn) là các hộ kinh doanh cá thể nhỏ lẻ; phân

bố ở tất cả các xã, thị trấn trong huyện trong đó, các hộ kinh doanh tập trung chủ yếu ở thị trấn Phùng và các xã có hệ thống chợ, các xã có sản phẩm Làng nghề

Trang 28

truyền thống như: Song Phượng, Hồng Hà, Liên Hà, Liên Trung, Hạ Mỗ, Tân Hội với các cửa hàng bán buôn, bán lẻ và các loại hình dịch vụ khác phát triển

Có thể nói, Là một huyện ven đô, quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện Đan Phượng diễn ra chậm hơn so với những địa phương khác, do hệ thống giao thông xương sống chưa được đầu tư hoàn chỉnh như: Vành đai 4, đường trục Tây Thăng long, các tuyến đường liên vực thuộc phân khu đô thị S1 kết nối Đan Phượng với các địa phương khác Các khu đô thị phía đông vành đai 4 triển khai chậm như: Green Cty, nhịp sống mới, nhà ở Tân Lập, khu đô thị Đan Phượng

Toàn huyện hiện có 1.044 doanh nghiệp, 38 HTX đang hoạt động và 1.771

hộ sản xuất, kinh doanh dịch vụ Ngoài ra, huyện có 5 cụm công nghiệp với tổng diện tích 85,9 ha gồm:Cụm công nghiệp Thị trấn Phùng (32,3ha), cụm công nghiệp Liên Hà (19,2 ha), cụm công nghiệp Đan Phượng, Đồng Tháp (21,6 ha); cụm công nghiệp Hồ Điền xã Liên Trung (12,8 ha), cụm công nghiệp Tân Hội (4,7 ha) Các cụm công nghiệp, Làng nghề đã đi vào hoạt động ổn định, tỷ lệ lấp đầy trên 90% thu hút gần 40 nghìn lao động

Giá trị sản xuất ngành công nghiệp, xây dựng tăng bình quân 3 năm 2018) là 8,5%, tổng giá trị sản xuất (theo giá cố định 2010) năm 2018 đạt 5.440 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 48,4% trong cơ cấu ngành kinh tế

(2016-1.4 Giá trị Làng xã truyền thống của huyện Đan Phượng, những yếu tố và tác động đến Làng, xã trong quá trình đô thị hóa

Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên quá trình đô thị hóa diễn ra mạnh

mẽ ở các vùng đô thị lớn và khu vực nông thôn ven đô Trên thực tế, các thành phố trực thuộc Trung ương như Hà Nội, TP.HCM, Đà Nẵng, Cần Thơ, Hải Phòng các

đô thị loại I trong giai đoạn 2010-2020 có xu hướng mở rộng không gian từ trung tâm lõi đô thị ra ngoại vi Khu vực ven các thành phố lớn thường là đầu mối gắn kết hoạt động sản xuất, thương mại giữa hai thị trường đô thị - nông thôn, cung cấp nguyên liệu, lao động cho đô thị cũng như các công trình hạ tầng kinh tế - xã hội vùng, là cầu nối liên kết đô thị trung tâm với các đô thị vệ tinh khác trong vùng đô thị lớn Theo dự báo quốc gia, tỷ lệ đô thị hóa toàn quốc đến năm 2035 đạt 50-55% (năm 2017 là 35,03%)

Quá trình đô thị hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ, điều này đã khiến cho việc nghiên cứu và mở rộng Hà Nội là điều tất yếu Theo đó, ngày 21/10/2019, Chủ tịch

Trang 29

UBND TP Hà Nội đã ký ban hành 4 Quyết định phê duyệt Đề án đầu tư xây dựng 4 huyện: Gia Lâm, Đông Anh, Thanh Trì, Đan Phượng thành quận đến năm 2025

Để xây dựng huyện Đan Phượng trở thành quận, huyện Đan Phượng cần tập trung phát triển kinh tế, đẩy mạnh huy động các nguồn vốn cho đầu tư xây dựng cơ

sở hạ tầng theo hướng đô thị, quan tâm đầu tư phát triển các lĩnh vực văn hóa, giáo dục, y tế, hoàn thiện các tiêu chí về phát triển kinh tế - xã hội và hệ thống cơ sở

hạ tầng, phấn đấu đến năm 2025 huyện Đan Phượng và các xã, thị trấn thuộc huyện đáp ứng các yêu cầu, tiêu chuẩn của quận, phường theo quy định

Trong tương lai phát triển theo hướng bền vững, trở thành Quận hiện đại, điểm nhấn là các đô thị cao cấp, khu đô thị sinh thái, trung tâm mua sắm cao cấp, các khu vui chơi giải trí, khu dịch vụ cao cấp về chăm sóc sức khỏe, đồng thời gìn giữ

và phát huy bản sắc, giá trị của miền quê giàu truyền thông lịch sử, văn hóa lâu đời; kết nối đồng bộ hạ tầng k thuật, hạ tầng xã hội của các khu đô thị mới với hạ tầng nông thôn hiện nay

Vậy với việc nâng cấp huyện trở thành quận trong thời gian tới đang đặt ra vấn đề chuyển đổi từ khu vực nông thôn lên đô thị Điều này sẽ kéo theo nhiều thay đổi, cụ thể như: Đô thị hóa vùng nông thôn ven đô có nhiều biến động về nhân khẩu, đất đai dẫn đến cấu trúc nông thôn truyền thống bị phá vỡ đột ngột, hạ tầng quá tải gây nên những vấn nạn về môi trường; nhà ở, hạ tầng xã hội và hạ tầng k thuật chưa kịp đáp ứng nhu cầu; đất đai xây dựng dàn trải thiếu kiểm soát, mất đất nông nghiệp, an ninh trật tự xã hội mất ổn định; ngoài ra, những giá trị truyền thống của vùng nông thôn sẽ dần mất đi, dẫn đến những hệ lụy khác là những tồn tại diễn ra ở những khu vực ven đô trong quá trình đô thị hóa

Để có thể định hướng và tìm ra công cụ quản lý cho giai đoạn quá độ chuyển đổi từ nông thôn lên đô thị, chúng ta cần nhận diện giá trị Làng xã truyền thống, những yếu tố và tác động đến Làng, xã trong quá trình đô thị hóa trên địa bàn nghiên cứu để từ đó đưa ra những giải pháp phù hợp

1.4.1 Những giá trị Làng xã truyền thống của huyện Đan Phượng

a.Nét truyền thống từ góc độ giá trị

Trong quá trình tồn tại của Làng Việt, do ảnh hưởng của những tác động từ bên ngoài hoặc do những nhu cầu biến đổi tự thân, Làng luôn có xu hướng thay đổi

Trang 30

và chuyển hóa Có thể nói không có Làng Việt bất biến mà chỉ có Làng biến đổi nhiều hay ít để thích nghi với những điều kiện và hoàn cảnh lịch sử cụ thể Vì thế không nên nhìn nhận Làng như một cơ chế cố định, cô lập và bất biến mà phải coi Làng như một cấu trúc động luôn luôn chịu sự tác động của các mối quan hệ bên trong, bên ngoài, và luôn luôn biến đổi, chuyển hóa theo tiến trình lịch sử, gắn với quá trình hình thành và phát triển của đô thị

Ở Đan Phượng, quá trình hình thành Làng xã gắn liền với sự phát triển của lịch sử, do vậy, việc đánh giá nét truyền thống của Làng cần được nhận diện và đánh giá bởi một hệ giá trị đa dạng, tổng hòa, đã được tích tụ, lưu truyền trong suốt quá trình hình thành, tồn tại của nó Việc đó bắt nguồn từ việc nhận diện các giá trị của quá khứ tạo nên bản sắc, đặc trưng của mỗi ngôi Làng, đó là hệ giá trị tổng hợp trong đó có cấu trúc không gian Làng xã truyền thống, những công trình kiến trúc

và cảnh quan cùng toàn bộ cuộc sống cộng đồng dân cư với mối quan hệ sinh thái bền vững Mỗi Làng đều có những đặc trưng riêng, phụ thuộc nhiều vào việc cải tạo và thích ứng với môi trường tự nhiên ở đó Các giá trị di sản vật thể và phi vật thể hiện có tại huyện Đan Phượng gồm:

Giá trị vật thể: Toàn huyện có 120 Làng, với 155 di tích lịch sử văn hóa nghệ thuật có giá trị 210 hồ nước, giếng Làng (điểm hình là các giếng cổ xã Đan

Phượng: Đoài Khê, Đông Khê, Đại Phùng) (Nguồn: UBND xã Đan Phượng, 2022)

Giếng Đại Phùng: Múc cả ngày cũng không vơi, nằm ở vị trí ngay đầu hồi bên phải của đình Đại Phùng Giếng Đại Phùng hơi khác lạ so với nhiều giếng cổ khác Giếng này không làm phần chân đế mà được vạt thẳng xuống Toàn bộ cổ giếng nằm lộ hoàn toàn trên mặt đất có bề cao 55cm và dày 13,5cm Giếng hình tròn, đường kính tính đến mép ngoài là 130cm, đường kính trong 83cm Dưới cổ giếng có một phần xây gạch trát xi măng cao 70cm, đây là độ cao tôn cổ giếng lên vào năm 2010 Dưới phần xi măng là những viên đá ong xây lòng giếng ban đầu chạy dài xuống đáy Đặc biệt, ở giếng cổ này, ở bên trong trên miệng, người xưa đã đục những rãnh nhỏ liền nhau để tránh việc nứt vỡ cổ giếng Nước giếng vẫn rất trong và sạch, có thể dùng pha trà hoặc đồ xôi Giếng không phải do thợ địa phương hay người Bắc làm mà được tạo tác do bàn tay khéo léo của những người thợ Chăm

Trang 31

Hình 1.2 Giếng Đại Phùng

(Nguồn: UBND xã Đan Phượng, 2022)

Giếng Đông Khê: Bí ẩn tuổi thật,cách giếng thôn Đại Phùng không xa là giếng cổ Đông Khê Giếng nằm sát bên con đường Làng và được bao bọc bởi hàng rào sắt hình bát giác Giếng làm bằng đá xanh nguyên khối được khoét đục khá cầu

kỳ theo kiểu chậu úp Cổ giếng cao 78cm, phần thành giếng cao 40cm, chân cao 38cm Sát chân cổ giếng có 2 lượt đá xanh, tạo thành thềm giếng hình tròn Lòng giếng gồm những thanh đá có mặt cắt hình chữ nhật, được chế tác hơi cong để tạo hình tròn cho giếng, xếp so le nhau xuống tận đáy giếng Các thanh đá này dài ngắn không đều nhau nhưng có độ dày đồng nhất 18cm Những thanh đá này tạo thành lòng giếng vững chắc và có tác dụng như một bộ lọc nước Bên trong phía trên miệng giếng, người xưa đã đục những rãnh nhỏ liền nhau, song song chạy dọc xuống, có mặt cắt hình chữ V Đây là k thuật làm cho cổ giếng bền vững không bị nứt vỡ trong điều kiện thời tiết thay đổi Mặt trong, trên miệng cổ giếng, người xưa

đã đục những rãnh nhỏ liền nhau, song song chạy dọc xuống nhằm làm cho cổ giếng không bị nứt vỡ do vật liệu đá co ngót hay giãn nở trong điều kiện thời tiết thay đổi Khi tiến hành nạo vét đã phát hiện ra dưới đáy giếng có một khối đá to

Trang 32

tròn, liền khối Khối đá này giúp các thanh đá bên trên lún đều Hiện tại, nước giếng vẫn rất trong, chất lượng nước tốt

Hình 1.3 Giếng Đông Khê

(Nguồn: UBND xã Đan Phượng, 2022)

Giếng Đoài Khê: Dấu tích lập Làngnằm ở phía tây xã Đan Phượng Giếng nằm cách cổng Làng khoảng chục thước ta Toàn bộ giếng cổ Đoài Khê được làm

từ một khối đá ong liền mạch Thềm giếng hình tròn, lát bằng loại gạch thẻ có độ cứng cao Giếng có đường kính ngoài 130cm, đường kính trong 90cm Trong lòng, ngay dưới phần cổ giếng có một lượt gạch thẻ xếp lóng dọc, tiếp xuống là một lượt gạch thẻ xếp lóng ngang Hai lượt gạch thẻ này chính là kết quả của một đợt trùng

tu để nâng cổ giếng lên, đồng thời lát thềm giếng Căn cứ vào loại gạch, có thể suy đoán đợt trùng tu này được thực hiện vào những thập kỷ đầu tiên của thế kỷ 20 Dưới các lớp gạch thẻ là những viên đá ong được xếp so le liền khít xuống tận đáy giếng Theo các cụ cao niên trong Làng, giếng có thể có từ thế kỷ 18

Cũng giống như 2 giếng cổ quý của thôn Đại Phùng và thôn Đông Khê, giếng Đoài Khê cũng hằn rõ những vết rãnh do dây gầu kéo nước tạo ra Miệng giếng đá ong trông giống như răng cưa rất đẹp và bóng Người xóm giếng bảo rằng,

Trang 33

thời xưa nhiều cao nhân về Làng lấy nước giếng pha trà Đến thời thực dân Pháp đô

hộ, lính Tây cũng thường từ bốt Phùng vào đây lấy nước về sử dụng

Hình 1.4 Giếng Đoai Khê

(Nguồn: UBND xã Đan Phượng, 2022)

Như vậy, có thể thấy, những giếng cổ trên địa phận xã Đan Phượng rất quý Với tốc độ đô thị hóa hiện nay, nguy cơ những giếng cổ bị xâm hại là đáng kể Vì vậy cần tích cực tuyên truyền về giá trị văn hóa lịch sử Đan Phượng xưa và nay

Đình Đại Phùng là Ngôi đình của làng Đại Phùng ở xã Đan Phượng, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Đình thờ Vũ Hùng, một vị tướng đã có công dẹp giặc loạn đời vua Trần Nghệ Tông (1370-1372) Làng Đại Phùng là nơi ông đã từng đóng quân Nhớ ơn ông, dân làng lập đền thờ, lấy ngày 18 tháng Giêng âm lịch làm lễ đản sinh và ngày 18/1 dương lịch làm lễ hoá thần Đình Đại Phùng có từ đời vua Trần Nghệ Tông, nhưng hiện tại chỉ còn dấu ấn của kiến trúc nghệ thuật thời Lê, thế kỷ XVII Đình có quy mô lớn, gồm Tiền tế và Đại đình Toà Đại đình

có các bức chạm khắc thể hiện tài nghệ sáng tạo của nghệ nhân, bao gồm hai phần Đại bái và Hậu cung Đình nằm trong tổng thể các ngôi đình xứ Đoài nổi tiếng, tuy không to lớn, bề thế nhưng lại có những mảng chạm khắc dân gian rất đặc sắc, tiêu

Trang 34

biểu cho đình xứ Đoài Về kiến trúc, đình gồm hai công trình, phía trước là toà hiền

tế, phía sau là toà đại đình có kết cấu ba gian hai chái, rộng rãi và cao hơn toà hiền

tế Về nghệ thuật chạm khắc, trang trí ở đình được tập trung thể hiện ở các đầu dư, cốn, kẻ, cửa võng và bộ vì nóc "Có thể nói những mảng chạm tinh tế đã thể hiện các ý tưởng, nội dung có giá trị cao về nghệ thuật, phong phú về thể loại và tập trung khai thác các đề tài sinh hoạt văn hoá dân gian, tâm linh, thể hiện những ước vọng của người dân Những bức chạm đã toát lên một khung cảnh thanh bình của giai đoạn này

Hình 1.5 Bên trong Đình Đại Phùng xã Đan Phượng, Di tích quốc gia cấp đặc biệt

(Nguồn: Tác giả sưu tầm)

Đình Vạn Xuân thuộc xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội, được Bộ Văn hóa – Thông tin – Thể thao và Du lịch (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch) xếp hạng di tích quốc gia năm 1991 Đình thờ Hy Minh Dũng Nghị Đại vương, tức Lý Bát Lang, hoàng tử thứ 6 của Hậu Nam đế Lý Phật Tử

Đình Vạn Xuân nằm ở trung tâm làng, xây dựng theo hướng Tây, là tâm đối xứng của hai ngôi đền Hàng Văn (Văn Hiến Đường) và đền Hàng Võ (Tri Chỉ đường) ở hai đầu Bắc – Nam của làng Đình được xây cất trên khu đất rộng, thế

Trang 35

quy vờn ngọc Phía sau là một gò nhỏ áp tường nhà Hậu phòng nằm nhô ra hồ bán nguyệt (nay đã bị san lấp) Phía trước là sân rộng, vuông vức trên 600 m2, tả hữu mạc mỗi bên đều rộng 5 gian Bao quanh sân ở 4 góc là 4 cửa quấn thư Đông, Tây, Nam, Bắc Ngoài cùng là hệ thống cột đồng trụ cùng hai nhà tả nghi, hữu nghi kiến trúc kiểu cổ diêm tám mái tạo nên một không gian vừa thoáng đạt, vừa mạnh mẽ uy nghi Nối tiếp cổng, sân gạch là sân cỏ rộng kề bên ao đình có gò tròn ở giữa, cây cối xanh rờn soi bóng quanh năm

Nhà tiền tế rộng 5 gian, 2 chái Tiếp theo là tòa đại đình Từ gian giữa nhà tiền tế là hệ thống mái dọc chạy thẳng vào gian giữa đại đình nối liền với hậu cung Ngôi nhà dọc này được nâng cao cả hai tầng mái Nhà hậu cung gồm 2 gian dọc nối với gian giữa đại đình cùng hai tầng bốn mái như dãy nhà dọc chạy suốt đại đình ra tiền tế Nối nhà tiền tế và đại đình ở hai đầu là hai dãy hành lang nhỏ gồm 3 gian hẹp nòng Sau hậu cung là 3 nếp nhà nối liên nhau gọi là nhà hậu phòng, mỗi nhà đều có 3 gian

Nằm giữa các tòa tiền tế, đại đình, dãy nhà dọc và nhà hành lang ở 2 bên là

hồ vuông đối xứng do 8 bờ xối nước chảy vào tạo thành Ở bên trong cũng có 2 hồ tương tự nằm giữa tòa đại đình, nhà hậu cung, hậu phòng Bốn hồ nước này vừa tạo không gian thoáng mát, sáng sủa, vừa là điểm nhấn trên mặt bằng cấu trúc kiểu nội vương ngoại quốc của đình Vạn Xuân

Hiện nay, Đình Vạn Xuân còn lưu giữ được một tấm bia 2 mặt, được giấu kín ở ruột tường bên cánh phải ngôi đình (khai quật năm 1987 của Viện Hán Nôm) Mặt bia “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” khắc năm Vĩnh Trị thứ 4 đời vua Lê Hy Tông (1679); mặt bia “Kiến mưu phúc viễn thạch bi chi đồ” khắc năm Vĩnh Trị thứ

5 (1680) Theo “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” thì đình Vạn Xuân là một thắng cảnh lớn trong vùng:

“Diên đình linh tích, lâm Hạ danh hương

Đương niên tại kỷ, long nguyệt thượng lương

Đống vũ quy chế, nguy nghiệp tương vương…”

Nghĩa là:

“Ngôi đình thiêng liêng, Hạ Mỗ nổi tiếng

Vào năm Kỷ Mùi, tháng 3 lên nóc

Rường cột quy mô, cao vút nguy ngạ ”

Trang 36

Từ mái đình này, người Hạ Mỗ đã truyền cho nhau về niềm tự hào, tự tin và hoài bão lớn “Kiến mưu phúc viễn thạch bi chi đồ” có đoạn ghi:

“Hoàng thượng thọ vạn vạn tuế, Thánh chủ thọ vạn vạn niên, Phó vương phủ thọ vạn vạn tảị”

Ký tại thần văn võ bách quan hiệp đồng công đức, hưng khởi trị công đương thử chi thời: Quân quân, thần thần, bách tính âu ca, vị chi thái bình thiên hạ Tuế tửu hưng phù ế chi thi; kích nhưỡng bá khang cù chi vĩnh Tư đình dã, thanh minh văn vật chi khả quan, lễ nhạc khả quan chi sở tụy Văn phát vi khoa mục chi văn,

vũ phát xuất công hầu chi vũ, gia môn phú thọ khang ninh, hương đảng mục hòa phồn hậụ ”

Nghĩa là:

“Hoàng thượng sống lâu muôn tuổi, Thánh chúa còn mãi ngàn năm, Phó vương phủ thọ đến ngàn đời.”

Các vị đại thần văn võ bách quan đồng lòng, hiệp sức, hưng khởi trị vì trong thời này Lúc này, vua sáng tôi hiền Đúng là “Thiên hạ thái bình” Rượu say hứng ngâm thơ phù ế, gõ chậu ca khúc hát khang cù Mái đình này, rõ ràng khả quan văn vật, tốt đẹp lễ nhạc y quan Ngành văn nổi các khoa mục khác, ngành võ xuất những công hầu, nhà nhà phú thọ khang ninh, làng xóm mục hòa phồn hậu.”

Thành hoàng làng Hạ Mỗ được thờ tại miếu Hàm Rồng và đình Vạn Xuân là

Hy Minh Dũng Nghị đại vương, tức Lý Bát Lang, vị hoàng tử thứ 6 của Hậu Nam

đế Lý Phật Tử

Cuốn thần phả do Hàn Lâm Viện Đông các học sĩ Nguyễn Bính soạn năm Hồng Phúc thứ nhất, đời vua Lê Anh Tông (Nhâm Thân 1572) cho ta biết: ngay sau khi hoàng tử Lý Bát Lang mất, vua Lý Phật Tử đã lệnh cho nhân dân Hạ Mỗ (bấy giờ là hương Ô Diên) lập miếu thờ trên phủ đệ cũ của hoàng tử, trong khu vực thành Ô Diên, người đời sau gọi là Quán Bét (đọc chệch tiếng bát tức Lý Bát Lang) hay miếu Hàm Rồng (chỗ 3 dòng sông: sông Hồng, sông Hát (hay sông Đáy) và sông Nhuệ (xưa gọi là sông Tống Bình hay sông Từ Liêm) gặp nhau ở đầu nguồn Nhuệ Giang) Đình Vạn Xuân ra đời sau miếu Hàm Rồng và cũng là nơi thờ thành hoàng, nơi tổ chức sinh hoạt và hội hè truyền thống của làng

Trang 37

Do cuốn thần phả được viết sau sự kiện lịch sử gần 1.000 năm nên thời điểm

ra đời của miếu Hàm Rồng và đình Vạn Xuân chưa biết được đích xác Qua những niên hiệu ghi trên các sắc phong như: Hoằng Định tứ niên, thập niên (1604, 1610), Đức Long, Dương Hòa, Phúc Thái… cũng như niên đại ghi ở câu đầu trái tòa tiền

tế “Thái tuế Ất Mùi niên, lục nguyệt sơ bát nhật thìn thời thụ trụ thượng lương đại cát” (Ngày mùng 8 tháng 6 năm Ất Mùi) tức thời điểm làm đình phải có trước lần

tu tạo ghi trong “Tu tạo mãi trù văn khế chi bi” (Kỷ Mão 1679) Niên đại này chưa

rõ ở năm Ất Mùi nào như các năm 1655, 1599, 1539… nhưng chắc chắn, đình Vạn Xuân phải có mặt ít nhất là từ cuối thế kỷ 16 trở về trước

Tháng Hai năm Canh Thìn (3/1940), sau lần dân làng Hạ Mỗ phải góp tàn quạt… cho huyện đón quan phủ và tổng đốc Hà Đông, lúc đem về, cụ từ soi đóm kiểm tra hòm đựng đồ tế tự bằng vải vóc, vì sơ ý gây ra hỏa hoạn thiêu rụi ngôi đình, chỉ còn 2 vì đốc nhà tiền tế

Cuối năm Nhâm Ngọ (1942), dân làng chung sức dựng lại đình Vạn Xuân y như mẫu cũ, do hai hiệp thợ Bắc – Nam thi công, mỗi hiệp làm một nửa sau khớp lại Cách tổ chức thi công này vừa thúc đẩy tiến độ công trình, đồng thời đặt ra cho các hiệp thợ một tinh thần trách nhiệm rất cao, đảm bảo đúng yêu cầu về k , m thuật của ngôi đình Việc dựng lại đình chỉ tiến hành trong một thời gian ngắn, thêm vào đó là khả năng kinh phí hạn hẹp nên phần chạm trổ, điêu khắc theo mẫu

cũ không được phục chế hoàn toàn mà chỉ phác họa một vài đường nét giản đơn

Du khách hôm nay tới thăm, ngoài việc cảm nhận về sự đồ sộ, quy mô hoành tráng của ngôi đình cổ, còn phân biệt ngay được sự khác biệt về trình độ chạm khắc tinh

tế, điêu luyện của nghệ nhân mộc thời xưa

Toàn bộ đồ tế tự đều được sửa sang, bổ sung đầy đủ như bài trí khi trước Bức đại tự “M tục khả phong” cũng được phục chế và đặt trang trọng ở gian đầu tòa đại đình

Khẳng định về giá trị lịch sử – văn hóa – khoa học nghệ thuật của đình Vạn Xuân được ghi trong hồ sơ di tích đã nêu rõ: Về kiến trúc, đình Vạn Xuân có quy mô lớn, nổi cao trên những kiến trúc dân dụng của làng Đặc điểm này, ngoài việc khẳng định vị trí quyền uy của vị thần bảo hộ đối với dân làng còn cho thấy sự hưng thịnh của Hạ Mỗ trong nhiều thế kỷ trước Tuy bề thế khang trang song các nếp nhà vẫn giữ nguyên vẻ cổ kính của kiến trúc truyền thống Cảm giác bay bổng của ngôi đình

do các đao cong mang lại là vẻ đẹp đặc trưng của kiến trúc cổ Việt Nam

Trang 38

Điểm độc đáo thứ hai của đình Vạn Xuân nằm trong quy hoạch khác biệt đối với các ngôi đình làng hiện còn ở nước ta hiện nay Nếu các đình làng khác có quy hoạch theo kiểu “chữ nhất”, “chữ nhị”, “chữ công”, “chữ môn”…, nếu đình Đình Bảng (Bắc Ninh) hợp thành bởi 4 mái nhà, thì đình Vạn Xuân lại quy hoạch theo cấu trúc “nội công ngoại quốc”, bao gồm mười nóc nhà liên kết tạo thành (không

kể hai nhà tả mạc và hữu mạc phía trước) Hệ thống cửa bức bàn kéo dài suốt mặt trước cùng tiền sảnh nhà đại đình vươn cao phảng phất bóng dáng của một hành cung, dinh thự lớn dưới thời phong kiến trước đây

Ngoài việc tạo không gian, ánh sáng thuận lợi cho chức năng sử dụng, nếp nhà dọc chính giữa đình có tác dụng tôn thêm vẻ đẹp bề thế cho kiến trúc và sự trang nghiêm trong quá trình hành lễ của tín ngưỡng thờ thần hoàng làng Nhìn từ

xa, tòa đại đình là nếp nhà hai tầng, hai lớp rõ rệt Trên phương diện này, đình Vạn Xuân là tư liệu quý trong việc khẳng định sự phong phú, đa dạng trong kiến trúc đình làng Việt Nam

Giá trị kiến trúc của đình Vạn Xuân còn được thể hiện qua kết cấu bên trong của bộ khung nhà Tuy có quy mô kiến trúc lớn song các bộ vì không còn sự nặng

nề thường thấy trên các thức vì chồng giường Các mảng chạm hợp lý, sinh động đã đem lại thẩm m cao, cuốn hút lòng say mê, ngưỡng vọng của con người đối với những giá trị tinh thần và di sản vật chất của tổ tiên truyền lại Giá trị của đình Vạn Xuân về mặt kiến trúc nằm ở vẻ đẹp, sự độc đáo hiếm thấy trong các ngôi đình cổ hiện còn Bao quanh hai bề phải trái tiếp nối tòa đại bái và tiền tế là hệ thống sàn gỗ lim có diện tích trên 200 m2, đủ chỗ ngồi dự tiệc và họp hành của dân làng thuộc 4 giáp Đông, Tây, Nam, Bắc (hay còn gọi giáp Nhất, Nhị, Ba, Tư) khi xưa

Với giá trị lịch sử và nghệ thuật, đình Vạn Xuân đã được Bộ Văn hóa – Thông tin xếp hạng là Di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia năm 1991

Trang 39

Hình 1.6 Đình Vạn Xuân, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng

(Nguồn: Tác giải sưu tầm)

Đền Văn Hiến, tên chữ là Văn Hiến Đường thuộc làng Hạ Mỗ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, thành phố Hà Nội Xưa kia Đền Văn Hiến là văn chỉ thờ Khổng Tử và là nơi biểu dương các danh nhân khoa bảng trong làng Sau khi Thái

úy Tô Hiến Thành, người con ưu tú của quê hương qua đời, nhân dân xây mộ và thờ ông tại đây Tháng 11/1991, Bộ Văn hóa-Thông tin thể thao và du lịch đã xếp hạng đền Văn Hiến là di tích lịch sử và kiến trúc nghệ thuật

Đền là nơi thờ chính hai vị đại hiền của làng Hạ Mỗ là Thái úy Tô Hiến Thành

và quan nghề Đỗ Trí Trung Năm Duy Tân thứ 2 (Mậu Thân – 1908), sau lễ Đồng Giáng bút tại chùa Hải Giác (Đinh Mùi – 1907), các nho sĩ và nhân dân Hạ Mỗ tiến hành sửa sang, quy hoạch lại di tích thành đền Văn Hiến như ngày nay

Đền Văn Hiến tọa lạc trên khu đât cao đầu làng, nằm bên hữu ngạn sông Nhuệ cổ Các kiến trúc chính của đền được xây dựng theo hướng Đông Sau lần tôn tạo năm 2005, quy hoạch mặt bằng nhà đền và nhà mẫu chuyển sang phía trái Khu

“Tô Vương lăng Thái sư mộ” nhìn thẳng nhà bia “Văn Hiến Đường bi ký” bên hồ bán nguyệt Gian giữa nhà tiền tế chiếu trực diện tượng danh nhân Tô Hiến Thành nằm ở trung tâm khuôn viên đền Văn Hiến

Trang 40

Từ đường cái làng bước vào đền qua cổng lớn có bức đại tự “Thánh vực hiền quan” (của người hiền, cõi thần thánh) cùng đôi câu đối:

“Nhuệ thủy giang biên, Văn Hiến thiện đường kim thành vực

Ô Diên thành ngoại, Kim Sơn linh tích cổ hiền quan.”

Nghĩa là:

“Bên bờ nước sông Nhuệ tại Văn Hiến Đường nay là cõi thánh

Phía ngoài thành Ô Diên ở Kim Sơn linh tích trước thuộc cửa hiền

Khuôn viên đền Văn Hiến nay được mở rộng, phía trước sân lớn là hồ bán nguyệt Bao quanh tượng danh nhân Tô Hiến Thành là vườn hoa, cây cối xanh tốt

Hình 1.7 Đền Văn Hiến xã Hạ Mỗ

( Nguồn: Tác giả sư tầm)

Văn Hiến Đường bao gồm tiền tế, bái đường và hậu cung Nhà tiền tế cao hơn mặt sân 0,50m Gồm 5 gian xây gạch bít dốc, phía trước có hàng hiên tương xứng với 5 khoảng hoành Các vi mái bào trơn đóng bén, diềm mái chạm hổ phù, hoa giây

Phần chính của đền hình chữ đinh (chuôi vồ) gồm đại bái và hậu cung Tất

cả đều xây gạch bao quanh tạo không gian khép kín Đại bái xây bít đốc, lợp ngói

Ngày đăng: 08/12/2024, 08:46

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w