Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn Đất ngập nước ven biển Ở huyện côn Đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn Đất ngập nước ven biển Ở huyện côn Đảo, tỉnh bà rịa vũng tàu
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
LÊ THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
HÀ NỘI - 2022
Trang 2ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-
LÊ THỊ THU HƯƠNG
NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CÔN ĐẢO, TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU
Hà Nội - 2022
Trang 3
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận văn này, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy, các
cô trong Khoa Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội Cảm ơn các thầy cô đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu thực hiện và hoàn thành luận văn
Luận văn đã nhận được sự hỗ trợ về tài chính và nguồn dữ liệu từ đề tài cấp
Bộ Tài nguyên và Môi trường “Nghiên cứu, đánh giá hệ sinh thái đất ngập nước ven biển Vườn quốc gia Côn Đảo, đề xuất giải pháp bảo tồn và phát triển bền vững”, mã
số TNMT.2021.562.07, do TS Nguyễn Thị Hà Thành làm chủ trì
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất đến cô giáo – TS Nguyễn Thị Hà Thành, cô đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ và hướng dẫn em trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu, thực hiện và hoàn thành luận văn này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới sự hợp tác và giúp đỡ từ UBND huyện Côn Đảo, Ban Quản lý VQG Côn Đảo đã tạo điều kiện thuận lợi cho
em được thu thập dữ liệu, khảo sát thực địa, điều tra xã hội học tại khu vực nghiên cứu
Em xin gửi lời cảm ơn tới những người bạn, những người đồng nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ em, trong quá trình nghiên cứu luận văn
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, người thân đã luôn ủng hộ, động viên, giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn tốt nghiệp thạc sĩ
Xin chân thành cảm ơn!
Học viên
Lê Thị Thu Hương
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu 1
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu nghiên cứu 2
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 2
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu 3
3.1 Đối tượng nghiên cứu 3
3.2 Phạm vi nghiên cứu 3
4 Quy trình nghiên cứu 3
5 Ý nghĩa lí luận- thực tiễn của đề tài 4
6 Bố cục luận văn 4
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC 5
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển 5
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển 5
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu, dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch huyện Côn Đảo 7
1.1.3 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển 8
1.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước 12
1.2.1 Các khái niệm cơ bản 12
1.2.2 Các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến các khu ĐNN ven biển 14
1.2.3 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn vùng đất ngập nước 15
Trang 51.2.4 Thực trạng hoạt động du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước vùng biển đảo
Việt Nam 18
1.3 Quan điểm nghiên cứu 20
1.4 Phương pháp nghiên cứu 22
1.4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu 22
1.4.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa 22
1.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học 22
1.4.4 Phương pháp phân tích thống kê 27
1.4.5 Phương pháp phân tích SWOT 27
Tiểu kết chương 1 28
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CÔN ĐẢO 30
2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu 30
2.2 Thực trạng tài nguyên du lịch vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 33
2.2.1 Tài nguyên du lịch tự nhiên 33
2.2.2 Tài nguyên du lịch văn hóa 38
2.3 Thực trạng phát triển du lịch vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 39
2.3.1 Các tour tuyến và sản phẩm du lịch sinh thái vùng đất ngập nước ven biển Côn Đảo 39 2.3.2 Cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch 42
2.3.3 Nguồn nhân lực ngành du lịch 45
2.3.4 Lượng khách và doanh thu 45
2.4 Đánh giá mức độ hài lòng của du khách và cư dân địa phương đối với du lịch đất ngập nước ven biển Côn Đảo 48
2.4.1 Mức độ hài lòng của cộng đồng địa phương 48
2.4.2 Mức độ hài lòng của du khách 51
Trang 6Tiểu kết chương 2 54
CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC VEN BIỂN HUYỆN CÔN ĐẢO VÀ ĐỊNH HƯỚNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN 56
3.1 Thực trạng bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo cho phát triển du lịch 56
3.2 Phân tích SWOT cho phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 57
3.3 Đề xuất định hướng giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 62
3.3.1 Quan điểm phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 62
3.3.2 Một số giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo 63
Tiểu kết chương 3 67
KẾT LUẬN 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO 71
Trang 7IUCN Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên quốc tế
KNP Công viên quốc gia Kenting
UNWTO Tổ chức Du lịch Thế giới
WCED Ủy ban thế giới về môi trường và phát triển
Trang 8
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1 Đặc điểm hộ gia đình dân cư ở Côn Đảo được phỏng vấn 23
Bảng 2 Tỷ lệ các hộ gia đình tham gia kinh doanh, dịch vụ du lịch 24
Bảng 3 Đặc điểm của du khách đến Côn Đảo 25
Bảng 4 Khái quát thông tin về các đảo chính thuộc huyện Côn Đảo 31
Bảng 5 Hệ thống cơ sở lưu trú của Côn Đảo 43
Bảng 6 Hạ tầng lưu trú của VQG Côn Đảo qua các năm 45
Bảng 7 Cơ cấu doanh thu du lịch của Côn Đảo giai đoạn 2020-2021 46
Bảng 8 Mức độ đồng ý của cộng đồng địa phương đối với tác động của du lịch đến tài nguyên và môi trường đất ngập nước ven biển Côn Đảo 48
Bảng 9 Mức độ đồng ý của cộng đồng địa phương đối với tác động của du lịch đến đời sống văn hóa và sinh hoạt của cộng đồng 49
Bảng 10 Mức độ đồng ý của cộng đồng địa phương đối với thái độ của du khách đến Côn Đảo 50
Bảng 11 Mức độ hài lòng của du khách về chất lượng dịch vụ du lịch 52
Bảng 12 Mức độ hài lòng của du khách về sản phẩm và môi trường du lịch ở Côn Đảo 54
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn vùng đất ngập nước 18
Hình 2 Bản đồ vị trí huyện Côn Đảo 30
Hình 3 Bản đồ tài nguyên du lịch sinh thái đất ngập nước VQG Côn Đảo 36
Hình 4 Lượng khách du lịch đến huyện Côn Đảo từ năm 2010 đến 2021 46
Trang 101
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của nghiên cứu
Vùng đất ngập nước (ĐNN) và du lịch có mối quan hệ vô cùng mật thiết với nhau Trong nhiều thế kỷ, khu vực biển Địa Trung Hải là điểm đến rất hấp dẫn đối với khách du lịch toàn cầu Ngày nay, hàng triệu người đổ về khu vực này mỗi năm, tại Úc có nhiều rạn san hô lớn nhất thế giới Công viên biển Great Barrier Reef hàng năm đón bình quân khoảng 1,8 triệu lượt khách mỗi năm Doanh thu có thể đạt từ
235 triệu đến 355 triệu người vào năm 2025, tăng gần gấp đôi so với mức năm
1990 Ở Caribe, các rạn san hô đã tạo ra hoạt động du lịch trị giá ước tính 4,7 tỷ đô
la Mỹ và 2,1 tỷ đô la Mỹ doanh thu ròng vào năm 2000 85% hoạt động du lịch ở Hoa Kỳ diễn ra ở các khu vực ven biển - trên các bãi biển, cửa sông và đất ngập nước – vượt xa con số khách du lịch đến các công viên giải trí và di tích quốc gia (UNWTO, 2010, p.7)
Mặc dù những vai trò của du lịch đối với các khu ĐNN nói chung và ĐNN ven biển nói riêng đã được chứng minh Nhưng du lịch cũng giống như con dao hai lưỡi đối với sự chuyển đổi xã hội – môi trường Nó có thể trở thành tâm điểm chỉ trích bởi những hệ quả tác động của nó, nhưng cũng có thể lại là nguyên nhân thúc
đẩy, như công cụ để đạt được sự phát triển bền vững (Mowforth & Munt, 2003)
Tương tự, du lịch cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên của vùng (Duim & Henkens, 2007) Chỉ khi du lịch được quy hoạch tốt, và quản lý hiệu quả thì nó có thể giúp nâng cao nhận thức và hỗ trợ cho công tác bảo tồn các nguồn tài nguyên là chìa khóa mà du lịch dựa vào, cũng như tạo
cơ hội và tăng cường khả năng tham gia của cộng đồng trong quản lý đất ngập nước
(Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012)
Huyện Côn Đảo thuộc tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, là quần đảo gồm đảo lớn Côn Sơn và 15 hòn đảo nhỏ, với tổng diện tích 75,2km2 Đây là quần đảo tiền tiêu, có vị trí
vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và kinh tế- xã hội của Việt Nam Bên cạnh đó, Côn Đảo đặc trưng bởi Vườn quốc gia (VQG) Côn Đảo, là một trong 2.203 khu đất ngập nước quan trọng quốc tế (khu Ramsar), là khu Ramsar thứ 6 của Việt Nam, là khu bảo tồn cả rừng và biển Khu vực ĐNN, hệ sinh thái biển của VQG Côn Đảo có rừng ngập mặn, các rạn san hô và cỏ biển, với nhiều loài động thực vật biển và nhiều loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (BQL VQG Côn Đảo, 2020) (BQL VQG
Trang 112
Côn Đảo, 2021b) Những năm gần đây, kinh tế- xã hội Côn Đảo, đặc biệt là ngành du lịch luôn duy trì sự tăng trưởng tốt Trong giai đoạn 2016-2020, tổng doanh thu du lịch đạt khoảng 6.499,02 tỷ đồng (UBND huyện Côn Đảo, 2021b) Du lịch phát triển đã tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế - xã hội của Côn Đảo Sự phát triển của du lịch đã tác động tích cực tới Côn Đảo từ kết cấu hạ tầng đến tăng trưởng kinh tế - xã hội Thế nhưng, sự tăng trưởng đó cũng đặt ra cho huyện nhiều thách thức, trong đó vấn đề lớn nhất là bảo tồn được hệ sinh thái có giá trị của vùng đất ngập nước VQG Côn Đảo Thực hiện theo Nghị định số 66/2019/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ năm 2019 về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước, phát triển du lịch sinh thái gắn liền với bảo tồn đất ngập nước của VQG Côn Đảo được coi là định hướng chiến lược
cho Côn Đảo trong tương lai Vì thế, tác giả đã lựa chọn đề tài nghiên cứu “Nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu”, nhằm góp phần xây dựng cơ sở để thực hiện mục tiêu đến
năm 2030 đưa Côn Đảo thành đảo du lịch sinh thái hàng đầu của khu vực
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện nhằm đánh giá thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển, để từ đó đề xuất giải pháp đối với vấn đề phát triển du lịch bền vững đa dạng sinh học ở huyện Côn Đảo
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện được mục tiêu nghiên cứu nói trên, đề tài xác định các nhiệm
vụ nghiên cứu chính sau:
- Thu thập, tổng quan các tài liệu, công trình đã được công bố có liên quan đến phát triển du lịch, du lịch theo hướng bền vững và mối liên quan đến bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước, tài nguyên du lịch và tài nguyên đất ngập nước, phục vụ du lịch của vườn quốc gia Côn Đảo du lịch trong tương lai
- Xây dựng cơ sở lí luận và các bài học kinh nghiệm trên thế giới và Việt Nam về phát triển du lịch theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước
- Tiến hành điều tra khảo sát thực địa, nhằm bổ sung các dữ liệu sơ cấp và
Trang 123
thứ cấp về tài nguyên du lịch Côn Đảo, điều kiện du lịch Côn Đảo và vấn đề bảo tồn
đa dạng sinh học vùng đất ngập nước Côn Đảo
- Đánh giá thực trạng phát triển du lịch của Côn Đảo
- Đánh giá SWOT du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước của Côn Đảo
- Từ đó, đề xuất giải pháp hướng tới phát triển du lịch huyện theo hướng bền vững, gắn với bảo tồn và đa dạng sinh học vùng đất ngập nước tại huyện Côn Đảo
3 Đối tượng phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là thực trạng phát triển du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo- tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Về phạm vi nội dung nghiên cứu: đề tài tập trung nghiên cứu, đánh giá thực
trạng phát triển du lịch huyện Côn Đảo theo hướng bền vững gắn với bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo
Về không gian nghiên cứu: Phạm vi không gian nghiên cứu của đề tài được
giới hạn là vùng ĐNN ven biển huyện Côn Đảo có độ sâu không quá 6m nước khi thủy triều kiệt theo quy ước của Công ước Ramsar 1971 Bên cạnh đó, do mối quan
hệ tương quan giữa hệ sinh thái vùng ĐNN ven biển Côn Đảo với các hệ sinh thái khác trên cạn, nên ở một số phần nội dung, đề tài sẽ mở rộng phạm vi nghiên cứu ra toàn huyện Côn Đảo (như trong nội dung đánh giá thực trạng hoạt động du lịch; đánh giá du lịch cho định hướng phát triển bền vững,…)
Về thời gian nghiên cứu: đề tài thực hiện đánh giá thực trạng phát triển du
lịch của huyện Côn Đảo với nguồn dữ liệu chủ yếu trong các năm 2019-2021
4 Quy trình nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu của đề tài bao gồm các bước sau:
Bước 1: Tiến hành thu thập, tổng quan tài liệu, xây dựng cơ sở lí luận đối với phát triển
du lịch nói chung và phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển ở huyện Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu nói riêng, để từ đó lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp
Bước 2: Thiết kế phiếu điều tra; khảo sát thực địa các điểm du lịch chính và các khu
Trang 134
dân cư trên địa bàn huyện Côn Đảo; điều tra xã hội học dân cư sinh sống tại huyện Côn Đảo và du khách đến Côn Đảo
Bước 3: Từ hệ thống tài liệu, số liệu thu thập được, tác giả tiến hành đánh giá phát
triển du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển tại huyện Côn Đảo
Bước 4: Trên cơ sở đánh giá hiện trạng phát triển du lịch, tác giả sử dụng phương
pháp phân tích SWOT để đưa ra đánh giá tổng thể và định hướng giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển tại huyện Côn Đảo
5 Ý nghĩa lí luận- thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa lí luận: Đề tài được thực hiện nhằm góp phần hoàn thiện cơ sở lý
luận về phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn ở khu vực biển đảo nói chung và khu vực đất ngập nước nói riêng ở Việt Nam, đặc biệt đối với vùng đất ngập nước huyện Côn Đảo
- Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần xây dựng cơ sở
cho quá trình ra quyết định của lãnh đạo và cán bộ địa phương ở Côn Đảo, nhằm quy hoạch và đưa ra kế hoạch phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn cho huyện đảo một cách hiệu quả
6 Bố cục luận văn
Luận văn bao gồm 3 phần: Phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận trong
đó phần nội dung bao gồm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lí luận
Chương 2: Tài nguyên du lịch và đất ngập nước ven biển ở huyện Côn Đảo
Chương 3: Thực trạng phát triển du lịch và bảo tồn đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo và đề xuất giải pháp
Trang 145
CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN
VỀ DU LỊCH GẮN VỚI BẢO TỒN ĐẤT NGẬP NƯỚC
1.1 Tổng quan tài liệu nghiên cứu về du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển
1.1.1 Các công trình nghiên cứu về phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển
1.1.1.1 Ở trên thế giới
Vấn đề du lịch bền vững gắn với bảo tồn các hệ sinh thái đất ngập nước được đặc biệt quan tâm trên quy mô toàn cầu Bởi vậy, rất nhiều công trình tổng hợp các sáng kiến thực hành hoạt động du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước, trong đó có nhiều vùng đất ngập nước ven biển đã được xuất bản hoặc được tài trợ bởi các tổ chức lớn, như UNEP và GEF (Rainforest Alliance & Conservation International, 2011), Ban thư ký Công ước Ramsar và UNWTO (Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012), IUCN (IUCN, 2012),WWF (Stefano, 2004); cùng nhiều dự án khác (Parks and Benefits, 2012),
Các giải pháp thực hành du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đã được tổng hợp khá chi tiết trong nhiều công trình nghiên cứu, như: quản lý tài nguyên và năng lượng bền vững trong du lịch vùng đất ngập nước (Rainforest Alliance
& Conservation International, 2011) (IUCN, 2012); lập kế hoạch và quản lý du lịch bền vững để tăng cường khả năng bảo tồn (Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012); đánh giá dịch vụ hệ sinh thái và tính toán sức tải môi trường (Parks and Benefits, 2012),…
Trong đó, công trình Destination wetlands: supporting sustainable tourism của
Thư ký Công ước Ramsar và UNWTO (2012) là công trình tiêu biểu, đưa ra các kinh nghiệm cho hoạt động du lịch với ví dụ tại 14 vùng đất ngập nước khác nhau trên khắp thế giới, nhằm đạt đa mục tiêu: vừa phát triển du lịch, giải trí, vừa bảo tồn đất ngập nước, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế và đồng thời hỗ trợ văn hóa địa phương
(Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012) Công trình Biodiversity: My Hotel
in Action của IUCN (2012) tập hợp rất nhiều sáng kiến dành riêng cho các cơ sở kinh
doanh nhà hàng và lưu trú trong vùng đất ngập nước, từ khai thác và sử dụng nguồn nguyên vật liệu xây dựng bản địa và thân thiện với môi trường, sử dụng nguyên liệu nấu ăn có nguồn gốc rõ ràng và hợp pháp,…đến quản lý nguồn năng lượng, rác thải
hiệu quả,… (IUCN, 2012)
Trang 156
Một số quốc gia cũng đã tham gia triển khai các dự án du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước ven biển, có thể kể đến như Úc (Hansen Partnership Ltd., 2015), Iran (Iran Department of Environment & JICA, 2012) Chiến lược phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước của các quốc gia như Iran, Úc cũng tập trung vào các hoạt động quản lý du lịch sinh thái hiệu quả
Đa dạng các giải pháp có liên quan cũng được ghi nhận trong nhiều công trình của cá nhân các nhà khoa học, như: đề xuất gia tăng phí tham quan và đóng góp một phần cho hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước như nghiên cứu của Lamsal và cộng sự (Lamsal, Atreya, Pant, & Kumar, 2016), Duim và cộng sự (Duim & Henkens, 2007); giải pháp thực hành khai thác và tiêu thụ nguồn nước ngọt hiệu quả trong du lịch để đảm bảo bảo vệ môi trường hệ sinh thái vùng đất ngập nước (Stefano, 2004); tăng cường mức độ tham gia quản lý du lịch sinh thái và nâng cao trách nhiệm của các công ty lữ hành ở vùng đất ngập nước (Lin, 2011); tổ chức các hoạt động du lịch khác nhau phù hợp với đa dạng mục đích của khách đến tham quan (Suleen, Tomás, Jesús,
& Guzmán, 2016); nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý giữa các cấp khác nhau (Khoshkam, Marzuki, & Arzjani, 2014); thiết lập công cụ quản lý cho các nhà lập kế hoạch địa phương để giám sát và đánh giá các hoạt động phát triển kinh tế trong tương lai liên quan đến du lịch dựa trên một bộ chỉ số đo lường tính bền vững (Ghoochani,
Ghanian, Khosravipour, & Crotts, 2020)
1.1.1.2 Ở Việt Nam
Hiện nay, ở Việt Nam, các công trình nghiên cứu cụ thể về phát triển du lịch bền vững ở các vùng đất ngập nước còn khá ít ỏi, và chủ yếu quan tâm đến hướng phát triển du lịch sinh thái, có thể kể đến gồm: Nghiên cứu về phát triển du lịch sinh thái bền vững tại khu Ramsar Xuân Thủy (Hậu & Tuyết, Phát triển du lịch sinh thái bền vững tại Khu Ramsar Xuân Thủy (huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định), 2015); Phát triển du lịch sinh thái khu Ramsar Bàu Sấu – Vườn Quốc gia Cát Tiên (Hậu & Tuyền, 2017); Đánh giá tiềm năng để phát triển điểm đến du lịch sinh thái tại Khu Ramsar Láng Sen (tỉnh Long An) (Hậu & Tuyền, 2015); Nghiên cứu đề xuất du lịch sinh thái của khu Ramsar Mũi Cà Mau – khu Ramsar thứ 5 của Việt Nam (Phung,
Vu, & Nguyen, 2017); Nghiên cứu về phát triển sản phẩm du lịch sinh thái của Khu Ramsar Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp (Triết, Thanh, & Nga, 2019)
Trang 167
Dự án “Bảo vệ rùa biển phục vụ phát triển du lịch sinh thái có sự tham gia của cộng đồng tại khu bảo tồn biển Hòn Cau, tỉnh Bình Thuận” chính thức được triển khai từ ngày 01/4/2016 đến 31/8/2018 với mục đích “Ngăn chặn sự gia tăng và giảm thiểu các mối đe dọa đối với các bãi đẻ của Rùa biển tại khu bảo tồn biển Hòn Cau có sự tham gia của cộng đồng, góp phần bảo tồn đa dạng sinh học và nguồn vốn thiên nhiên cho phát triển du lịch sinh thái trong tương lai” (The GEF Small Grants Programme & Hội nông dân huyện Tuy Phong, 2018)
Thông qua tổng quan các công trình nghiên cứu về bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước và phát triển du lịch bền vững gắn với bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước
ở trên thế giới và ở trong nước, có thể nhận thấy rằng vấn đề bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước đã rất được quan tâm bởi chính phủ, các tổ chức và các nhà khoa học Rất nhiều các quy định và giải pháp về bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước nói chung, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước gắn với phát triển du lịch bền vững nói riêng đã được đề xuất cho nhiều vùng bảo tồn quan trọng trên thế giới Nhiều nhóm giải pháp được đưa ra như: nhóm giải pháp về tài chính; nhóm giải pháp về tiết kiệm và sử dụng hợp lý nguồn năng lượng, sử dụng nguyên vật liệu thân thiện với môi trường; nhóm giải pháp về lối sống xanh; nhóm giải pháp về tăng cường nhận thức và năng lực tham gia của cộng đồng địa phương; nhóm giải pháp về nâng cao hiệu quả đồng quản lý…
1.1.2 Tổng quan các công trình nghiên cứu, dự án bảo tồn đa dạng sinh học và phát triển du lịch huyện Côn Đảo
Trong những năm qua, một số dự án bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển đã được triển khai tại Côn Đảo Dự án GEF/UNDP hướng tới mục tiêu tăng cường năng lực địa phương để bảo tồn đa dạng sinh học biển và ven biển tại Côn Đảo, cải thiện việc lồng ghép bảo tồn và quản lý môi trường vào lập kế hoạch phát triển, thiết lập cơ chế tài chính bền vững cho bảo tồn đa dạng sinh học,
và gắn liền các nỗ lực địa phương với việc xây dựng chính sách và chiến lược quốc gia, qua đó góp phần bảo tồn đa dạng sinh học biển và ven biển có ý nghĩa toàn cầu Bên cạnh đó, Ban Quản lý Vườn quốc gia Côn Đảo phối hợp với Viện Hải Dương học Nha Trang hoàn thiện Dự án lựa chọn mô hình ứng dụng phục hồi san hô cứng tại khu Ramsar Vườn Chương trình du lịch sinh thái đang từng bước phát triển đem lại hiệu quả trong việc sử dụng bền vững nguồn tài nguyên đa dạng sinh học Côn Đảo và nâng cao thu nhập cho cộng đồng dân cư, góp phần làm tăng trưởng kinh tế huyện đảo Vườn còn thực hiện quan trắc môi trường nước biển định kỳ 2 lần/tháng, gồm các chỉ tiêu: Nhiệt độ, độ pH và độ mặn để theo dõi diễn biến các hệ sinh thái
Trang 178
biển Phương án quản lý rừng bền vững VQG Côn Đảo đến năm 2030 cũng đã được BQL VQG Côn Đảo chủ trì xây dựng với sự kết hợp của Trung tâm nghiên cứu rừng và đất ngập nước và Viện Hải dương học vào năm 2020, đưa ra đầy đủ giải pháp chiến lược để quản lý rừng bền vững trong giai đoạn tới, trong đó vùng đất ngập nước là phân khu quan trọng trong phạm vi của đề án (BQL VQG Côn Đảo, 2020)
Hoạt động du lịch tại Côn Đảo cũng nhận được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học Dự án “Bảo tồn và sử dụng bền vững đa dạng sinh học biển và ven biển tại Côn Đảo” được thực hiện bởi Ban Quản lý VQG Côn Đảo, UNDP và WWF đã thông qua phát triển du lịch sinh thái để đảm bảo tính bền vững của đa dạng sinh học biển và ven biển (UNDP, 2009) Philip Hayward, Giang Thuy Huu Tran (2014)
đã đề cập đến ý nghĩa lịch sử cách mạng ở Côn Đảo, đánh giá đặc điểm tài nguyên phục vụ loại hình du lịch kỷ niệm chiến tranh và kế hoạch phát triển du lịch ở Côn Đảo (Hayward & Tran, 2014) Thủ tướng chính phủ cũng đã phê duyệt bản quy hoạch tổng thể phát triển khu du lịch quốc gia Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đến năm 2030, trong đó xác định du lịch bền vững, du lịch xanh là những định hướng phát triển cơ bản của du lịch Côn Đảo Năm 2021, BQL VQG Côn Đảo cũng
đã xây dựng Đề án Du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, giải trí ở VQG Côn Đảo giai đoạn đến năm 2030 với các sản phẩm, tuyến điểm du lịch, các điểm cho thuê môi trường rừng để làm dịch vụ du lịch kèm theo kế hoạch, giải pháp chi tiết (BQL VQG Côn Đảo, 2021)
Ngoài ra, các thông tin về điều kiện và tài nguyên tự nhiên, điều kiện kinh
tế-xã hội của VQG Côn Đảo cũng được tổng hợp khá chi tiết trong bộ hồ sơ để đề cử Khu Ramsar năm 2013 (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2013) và Vườn Di sản Asean năm 2022 (BQL VQG Côn Đảo, 2022)
Như vậy, đã có khá nhiều nghiên cứu về hoạt động du lịch và bảo tồn đa dạng sinh học ở Côn Đảo Tuy nhiên, chưa có nhiều nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo nói chung và VQG Côn Đảo nói riêng
1.1.3 Bài học kinh nghiệm phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển
Nhiều giải pháp phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước ven biển
đã được nhiều nhà khoa học ở trên thế giới đề xuất thông qua các nghiên cứu của mình, có thể kể đến như:
Trang 189
- Tăng cường phí cho hoạt động bảo tồn thông qua hoạt động du lịch
Van der Duim, R và Henkens, R (2007) đã tổng kết một số giải pháp chính
để gia tăng quỹ cho việc bảo tồn đa dạng sinh học và tài nguyên tự nhiên thông qua các hoạt động du lịch như: thu phí điểm đến; thu phí sử dụng (phí đỗ xe, phí cắm trại, phí câu cá, phí săn bắn, phí chèo thuyền, phí lặn, chơi thể thao, chụp ảnh,…); phí nhượng quyền và cho thuê (hình thành hợp đồng giữa bộ phận quản lý vùng đất ngập nước và các doanh nghiệp hay cá nhân mà các hoạt động kinh doanh của họ được cho phép tổ chức trong khu vực); tổ chức cung cấp hàng hóa và dịch vụ thương mại (chẳng hạn như chỗ ở, hướng dẫn, thiết bị cho thuê chuyên dụng, bán thực phẩm hoặc buôn bán quần áo, đồ thủ công và đồ lưu niệm, chẳng hạn); thuế đánh vào một số loại hàng hóa, dịch vụ; tình nguyện và quyên góp các hoạt động thiện nguyện cho vùng đất ngập nước được thực hiện dựa trên việc chi trả phí của chính họ; các hoạt động quyên góp như quà tặng hoặc tiền, hoặc cũng có thể là hàng hóa và dịch vụ nhằm ủng hộ cho hoạt động bảo tồn vùng đất ngập nước (Duim &
Henkens, 2007)
- Gắn kết du lịch sinh thái với vai trò của cộng đồng địa phương tại vùng đất ngập
nước ven biển đảo
Công viên Quốc gia Kenting (KNP) được thành lập vào năm 1982 với tư cách là vườn quốc gia đầu tiên ở Đài Loan (Trung Quốc) Đây là một trong những khu bảo tồn nổi tiếng nhất của Đài Loan, đón hàng triệu khách du lịch đến để tận hưởng khu vực bờ biển, rạn san hô, vùng đất ngập nước và đa dạng sinh học KNP đang bị đe dọa bởi sự bành trướng của hoạt động du lịch ven biển gần đó Để bảo vệ các nguồn tài nguyên thiên nhiên có giá trị đồng thời hỗ trợ sự phát triển của cộng đồng địa phương, Văn phòng Quản lý KNP (AOKNP) đã khởi xướng một chương trình du lịch sinh thái với cộng đồng Shirding để thúc đẩy du lịch xanh dựa vào cộng đồng Đối tác chính của dự án du lịch sinh thái là Hiệp hội Phát triển Văn hóa Shirding (SCDA), một tổ chức cộng đồng, tổ chức các hoạt động du lịch sinh thái với các tình nguyện viên địa phương Cộng đồng Shirding, nằm ở khu vực trung tâm của KNP, là một trong những khu định cư của Người bản địa Paiwan Cộng đồng Shirding có dân số thường trú khoảng 400 người trong 60 hộ gia đình Trước đây, họ duy trì cuộc sống tự cung tự cấp bằng săn bắn, đánh cá và làm nương rẫy Dần dần, cộng đồng chuyển sang bán đồ lưu niệm và phục vụ nhu cầu ăn uống của
du khách Hiện nay, khoảng 70% dân làng làm công việc được trả công theo mùa
Trang 1910
trong lĩnh vực lâm nghiệp và nông nghiệp, hoặc kinh doanh bán lẻ trong du lịch Kể
từ năm 2009, AOKNP đã thúc đẩy và mở rộng mô hình này trong toàn bộ công viên, xây dựng mạng lưới du lịch sinh thái Năm 2010, có khoảng 4.000 lượt khách tham gia các hoạt động du lịch sinh thái Shirding; có 7.000 lượt vào năm 2011 và
hơn 10.000 lượt vào năm 2012 (Leung, Spenceley, Hvenegaard, & Buckley, 2018)
- Sáng kiến tăng cường nhận thức bảo vệ đa dạng sinh học vùng đất ngập nước
ven biển từ đồ lưu niệm
Manary Praia Hotel là một khách sạn nhỏ, lãng mạn nằm ở Natal, một thành phố có 800.000 dân ở đông bắc Brazil, và được bao quanh bởi hai khu bảo tồn chính của khu rừng nhiệt đới nguyên sinh Khu vực này là nơi sinh sống của loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng cao nhất ở Brazil: lợn biển (manatee) Để ngăn chặn việc những người dân nghèo trong khu vực săn lợn biển – loài động vật đang bị suy giảm mạnh số lượng cá thể do bị săn bắn và ô nhiễm môi trường sống –
để làm thức ăn, dự án Manatee, một dự án của chính phủ liên bang, đã phát triển một số sáng kiến Một trong những sáng kiến này liên quan đến việc sản xuất lợn biển nhồi bông và thuê con gái của những kẻ săn trộm trước đây làm nhân công Năm 2000, chủ của khách sạn Manary Praia đã có ý tưởng tặng đồ lưu niệm cho khách của khách sạn mình Khi khách vào phòng, họ nhìn thấy những món đồ chơi
dễ thương này trên giường của họ, với một tập tờ rơi nhỏ giải thích về lịch sử và mục đích của Dự án Manatee Một đĩa DVD và một cuốn sách về dự án Manatee cũng được sản xuất để dành cho du khách tham khảo Các chuyến tham quan Trung tâm Nghiên cứu Lợn biển (Centro de Mamíferos Aquáticos do IBAMA) tại Bang Pernambuco và các cơ sở của Dự án Manatee, nơi lợn biển được tái sinh với môi trường tự nhiên có thể được đặt lịch thông qua quầy lễ tân Không có lợi nhuận nào lớn được tạo ra từ sáng kiến này, ngoài những lợi ích đối với danh tiếng của khách sạn Kể từ năm 2000, khách sạn đã bán gần 600 món đồ chơi cho lợn biển, thu về 11.500USD Nhưng hơn cả vấn đề tiền, người quản lý khách sạn tin rằng thông điệp tinh tế mà họ truyền cho khách của mình cho thấy rằng luôn có thể làm điều gì đó để giúp bảo tồn đa dạng sinh học của hành tinh chúng ta Dựa trên ví dụ của Manary Praia, một cửa hàng gia dụng lớn trên toàn quốc (Tok & Stock) đã bắt đầu cung cấp các loại đồ chơi tương tự tại các cơ sở của mình, với hy vọng mang lại nhiều doanh
thu hơn nữa cho Dự án Manatee (IUCN, 2012)
- Sáng kiến quản lý du lịch sinh thái gắn kết với bảo tồn đất ngập nước ven biển
Trang 2011
đảo Couran Cove, Queensland, Úc
Sau một thời gian dài phá hủy nhiều loại thực vật và động vật bởi các khu quần cư của người châu Âu trên đảo Nam Stradbroke, hệ sinh thái ở đây cũng bị thay đổi nhiều Resort Couran Cove Island đã triển khai chương trình trồng và tái sinh hệ thực vật trên đảo nhằm duy trì và bảo tồn các loài thực vật có giá trị, bao gồm nhiều loại dương xỉ, phong lan đầm lầy, thực vật biểu sinh và rừng mưa nhiệt đới Chương trình được thực hiện với mục đích nâng cao nhận thức của cộng đồng
về vai trò quan trọng của các loài trong hệ sinh thái trên đảo Sau khi xây dựng, thảm thực vật bản địa đã được trồng lại xung quanh khu nghỉ mát để hòa hợp với môi trường một cách thẩm mỹ Các cabin sinh thái được xây dựng trong vùng rừng bạch đàn, cho phép du khách có thể ngắm nhìn môi trường sống của rừng cây từ các cabin của họ Các lối đi đã được xây dựng với mục đích bảo tồn Mặc dù không hạn chế khả năng tiếp cận để xem môi trường tự nhiên, những lối đi này cách ly du khách khỏi những khu vực dễ bị nhạy cảm hơn Những con đường đi bộ xuyên qua rừng nhiệt đới Livistona được nâng lên trên mặt đất để bảo vệ tầng đất rừng mỏng manh, giúp chu trình phân hủy, vốn rất quan trọng cho sự tái sinh của chúng trong một vùng cát tương đối nghèo dinh dưỡng – không bị gián đoạn Một phần của các lối đi bao gồm một tháp được nâng lên cao để du khách có thể ngắm nhìn toàn bộ khu rừng Livistona
Về quản lý nước và năng lượng: Một số vấn đề đe dọa đến nguồn cung cấp
nước ngọt của hòn đảo bao gồm ô nhiễm, nhiễm độc và tiêu thụ quá mức Để giảm thiểu một số vấn đề này, việc vệ sinh giặt là được thực hiện trên đất liền Máy giặt là nguyên nhân gây ảnh hưởng xấu đến nguồn cung cấp nước ngọt của hòn đảo vì chất tẩy rửa chứa hàm lượng phốt phát cao, đây là nguồn gây ô nhiễm nước chính Khu nghỉ mát sử dụng sản xuất điện từ LPG thay vì nhà máy chạy bằng dầu diesel để cung cấp năng lượng, được bổ sung bằng tuabin gió Nhiệt dư thu hồi từ máy phát điện được sử dụng để làm nóng hồ bơi và nước nóng trong các cabin sinh thái, một số phương tiện của khu nghỉ mát được sử dụng năng lượng mặt trời và các phụ kiện tiết kiệm nước được lắp đặt trong vòi sen và nhà vệ sinh
Về quản lý chất thải: Couran Cove đã thực hành nhiều ứng dụng thực tiễn
trong phân cấp quản lý chất thải để giảm thiểu tác động của chất thải đối với môi trường, cụ thể như các hoạt động tránh, tái sử dụng, tái tạo và xử lý chất thải một cách hợp lý Để tránh lãng phí, khu du lịch cố gắng thu mua số lượng lớn mỗi lần để
Trang 2112
giảm bớt việc đóng gói quá nhiều Rác hữu cơ, chẳng hạn như thức ăn thừa, trải qua một quá trình tái chế dài hơn nhiều gồm: phân loại, cân đo, xay nhuyễn, sục khí, ủ
và cuối cùng là cho giun ăn Một nhà máy chế biến trùn quế (còn được gọi là nuôi
trùn quế) đã được thành lập để tái sử dụng chất thải hữu cơ và sản phẩm phụ, được
gọi là trùn quế hoặc phân trùn quế, được sử dụng làm chất điều hòa đất và phân bón trong các dự án tái tạo cảnh quan và thảm thực vật của khu nghỉ mát Nước thải đã qua xử lý được bơm lại vào môi trường tự nhiên thông qua một hệ thống được xây dựng đặc biệt (Lim & McAleer, 2005)
1.2 Cơ sở lí luận và thực tiễn về phát triển du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước
1.2.1 Các khái niệm cơ bản
Du lịch
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Roma- Italia (21/8-5/9/1963), các chuyên
gia đưa ra định nghĩa về du lịch như sau: “Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với mục đích hòa bình Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ”
Theo hiệp hội Quốc các tổ chức lữ hành chính thức (Internationnal Union of
Official Travel Oragnization: IUOTO): “Du lịch được hiểu là hành động du khách
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền sinh sống”
Theo tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO): “Du lịch được hiểu là một hành
động du hành đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích không phải để làm ăn, tức không phải làm một nghề hay một công việc kiếm tiền sinh sống”
Ở Việt Nam, theo Luật du lịch Việt Nam tháng 6/2005: “Du lịch là các hoạt động
liên quan đến chuyến đi của con người ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định”
Còn có nhiều khái niệm về du lịch đã được đưa ra ở trong và ngoài nước,
nhưng có thể nhận thấy các nét chung đối với du lịch như sau: “Du lịch là các hoạt
Trang 2213
động liên quan đến chuyến đi của con người ra khỏi nơi cư trú thường xuyên của mình, nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, giải trí, nghỉ dưỡng, chữa bệnh, (không phải với mục đích kiếm tiền) trong một khoảng thời gian nhất định”
Du lịch bền vững
Theo định nghĩa của UNWTO đưa ra tại hội nghị về môi trường và phát triển
của Liên hiệp quốc tại Rio de Janeiro năm 1992 “Du lịch bền vững là việc phát triển
các hoạt động du lịch nhằm đáp ứng các nhu cầu của hiện tại của khách du lịch và người dân bản địa trong khi vẫn quan tâm đến việc bảo tồn và tôn tạo các tài nguyên cho việc phát triển các hoạt động du lịch trong tương lai Du lịch bền vững
sẽ có kế hoạch quản lý các nguồn tài nguyên nhằm thoả mãn các nhu cầu về kinh tế- xã hội, thẩm mỹ của con người trong đó vẫn duy trì được sự toàn vẹn về văn hoá, đa dạng sinh học, sự phát triển của các hệ sinh thái và các hệ thống hỗ trợ cho cuộc sống của con người”
Theo World Conservation Union (1996): “Du lịch bền vững là việc di chuyển
và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm về môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên và tất cả những đặc điểm văn hóa kèm theo, có thể là trong quá khứ và hiện tại theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tế- xã hội của cộng đồng địa phương”
Theo luật Du lịch Việt Nam (2014): “Phát triển du lịch bền vững là sự phát
triển du lịch đáp ứng đồng thời các yêu cầu về kinh tế - xã hội và môi trường, bảo đảm hài hòa lợi ích của các chủ thể tham gia hoạt động du lịch, không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu về du lịch trong tương lai”
Đất ngập nước
Công ước Ramsar đã định nghĩa đất ngập nước là: “Các khu vực đầm lầy, đất
than bùn hoặc nước, dù là tự nhiên hay nhân tạo, vĩnh viễn hay tạm thời, với nước tĩnh hoặc chảy, với loại nước ngọt, lợ hoặc mặn, bao gồm vùng nước biển có độ sâu không quá 6 m khi thủy triều thấp” (Ramsar Convention Secretariat, 1971)
Đất ngập nước giữ vai trò quan trọng đối với toàn nhân loại, có thể kể đến như: Cung cấp nguồn nước ngọt; Đảm bảo nguồn cung thức ăn (thủy hải sản, lúa gạo được trồng từ các vùng lúa nước); Thanh lọc các chất thải độc hại từ nước; Giảm thiểu tác
Trang 2314
động tiêu cực của thiên nhiên; Dự trữ carbon; Là môi trường sống thiết yếu cho đa dạng sinh học; Tạo nên các sản phẩm và sinh kế bền vững (Ramsar Convention Secretariat, 2015)
1.2.2 Các tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến các khu ĐNN ven biển
Mặc dù những vai trò của du lịch đối với các khu ĐNN nói chung và ĐNN ven biển nói riêng đã dược chứng minh Nhưng du lịch cũng giống như con dao hai lưỡi đối với sự chuyển đổi xã hội – môi trường Nó có thể trở thành tâm điểm chỉ trích bởi những hệ quả tác động của nó, nhưng cũng có thể lại là nguyên nhân thúc đẩy, như
công cụ để đạt được sự phát triển bền vững (Mowforth & Munt, 2003) Tương tự, du
lịch cũng có thể gây ra những ảnh hưởng tiêu cực, làm suy thoái đa dạng sinh học và tài nguyên của vùng ĐNN
Van der Duim, R và Henkens, R., (2007) đã tổng hợp những tác động tiêu cực của hoạt động du lịch đến khu đất ngập nước gồm:
+ Hoạt động xây dựng các công trình hạ tầng du lịch như nhà hàng, khách sạn, trung tâm du khách, điểm cắm trại và các hạ tầng liên quan; cũng như các vấn
đề như ô nhiễm nước và đất có thể gây ảnh hưởng nặng nề đến đa dạng sinh học của khu đất ngập nước Các hoạt động du lịch quá mức tại một khu vực cũng gây ảnh hưởng xấu đến thực vật và động vật Mặt khác, các nguồn vật liệu xây dựng, thức
ăn và nguồn nước cung cấp cho du lịch cũng có thể được khai thác từ chính khu vực đất ngập nước;
+ Hoạt động giao thông vận tải của máy bay, tàu thuyền hay xe cộ đều gây ô nhiễm không khí bởi lượng phát thải carbon, dẫn đến biến đổi khí hậu và gây ảnh hưởng đến đa dạng sinh học như tẩy trắng san hô Hoạt động giao thông vận tải cũng
có thể gây nên những ảnh hưởng xấu khác đến môi trường như làm suy giảm diện tích thảm thực vật, gây phiền nhiễu đến các loài động vật, phát thải dầu và nhiên liệu ra môi trường Các loài động vật biển cũng có thể bị thương hay bị giết bởi ảnh hưởng của hoạt động tàu thuyền
+ Du khách cũng có thể gây phiền phức đến cuộc sống hoang dã bởi tiếng ồn họ gây ra Các hoạt động săn bắn và đánh bắt cá cũng gây ảnh hưởng đến động lực dân số các loài động vật, gia tăng nhu cầu du nhập các sinh vật lạ Các đồ lưu niệm làm từ các loài động vật quý hiếm sẽ phá hủy môi trường sống tự nhiên của điểm đến (Duim &
Henkens, 2007)
Bên cạnh đó, hoạt động khai thác và tiêu thụ nước ngọt cho du lịch cũng có thể
Trang 2415
gây hại nghiêm trọng đến tài nguyên đất ngập nước Báo cáo của WWF (2004) đã tuyên bố rằng du lịch đang phá hủy các vùng đất ngập nước có giá trị và đe dọa nguồn cung cấp nước ở Địa Trung Hải Pháp, Hy Lạp, Ý và Tây Ban Nha đã mất một nửa diện tích đất ngập nước ban đầu của họ Báo cáo chỉ ra rằng khách du lịch và các cơ sở
du lịch trong khu vực sử dụng tới 850 lít nước mỗi người mỗi ngày trong mùa hè - gần gấp bốn lần lượng nước tiêu thụ hàng ngày của một cư dân trung bình ở thành phố Tây Ban Nha Bên cạnh đó, hệ thống xử lý nước kém đang không đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của du lịch, khiến nước không được xử lý gây ô nhiễm biển và sông, gây hại cho các loài cá và chim nước Ở nhiều nước như Cyprus, Hy Lạp, Israel, Ý, Libya, Tây Ban Nha và Thổ Nhĩ Kỳ, nguồn nước ngầm ven biển bị khai thác quá mức, dẫn đến việc hạ xuống thấp hơn cả mực nước biển Tình trạng xâm nhập mặn ở khu vực ven biển Địa Trung Hải cũng có thể kéo theo suy giảm chất lượng nguồn nước uống và đòi hỏi những biện pháp tiền xử lý đối với nước sinh hoạt hoặc các giải pháp thích hợp khác; nó cũng có thể gây nên xâm nhập mặn đối với đất nông nghiệp, làm giảm năng suất cây Theo Holger Schmid, thuộc Chương trình Nước ngọt Địa Trung
Hải của WWF: “Nhu cầu ngày càng tăng của ngành du lịch đối với các cơ sở và dịch
vụ sử dụng nước, chẳng hạn như công viên nước, sân gôn và cảnh quan, đang phá hủy
chính nguồn tài nguyên mà nó phụ thuộc vào” (Stefano, 2004)
M.Khoshkam và cộng sự (2014) cho rằng phát triển du lịch quá mức hoặc quản lý du lịch yếu kém có thể đe dọa đến tính toàn vẹn và thậm chí gây xáo trộn các đặc tính tự nhiên của vùng đất ngập nước (Khoshkam, Marzuki, & Arzjani,
2014)
Trong khi đó, ngay cả ở một nước phát triển như Hàn Quốc, nhận thức của cộng đồng về du lịch sinh thái vẫn còn khá thấp, mặc dù du khách có xu hướng ưa thích những hoạt động du lịch dựa vào thiên nhiên hơn Trong một nghiên cứu của Choi và Kim (2010), 70% trong số 1000 người được hỏi không có nhận thức về khái niệm du lịch sinh thái Trong khi đó, có đến 62% người được hỏi lại lựa chọn điểm đến du lịch hấp dẫn là các vùng đất ngập nước, vườn quốc gia, đảo và sông (Do, Kim, Kim, & Joo, 2015)
1.2.3 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn vùng đất ngập nước
Du lịch có thể gây ra những tác động tiêu cực đến hệ sinh thái các vùng đất ngập nước, có thể kể đến như: Ô nhiễm tiếng ồn, phát thải carbon, ô nhiễm môi trường nước, khai thác quá mức vật liệu xây dựng, thức ăn từ vùng đất ngập nước
Trang 2516
(Duim & Henkens, 2007); Khai thác và tiêu thụ quá mức nguồn nước ngọt và nước ngầm ven biển (Stefano, 2004),… Từ đó, nó đe dọa đến tính toàn vẹn và thậm chí gây xáo trộn các đặc tính tự nhiên của vùng đất ngập nước (Khoshkam, Marzuki, & Arzjani, 2014)
Tuy nhiên, các hoạt động du lịch cũng có thể là một trong những yếu tố quan trọng để đạt được mục tiêu phát triển bền vững (Mowforth & Munt, 2003) Nhiều nghiên cứu đã nhấn mạnh rằng phát triển du lịch giữ vai trò hết sức quan trọng đối với việc bảo tồn hiệu quả các vùng đất ngập nước Tại các nước đang phát triển, các vùng đất ngập nước đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm sinh kế và an ninh lương thực cho hàng triệu người Điều đó đã gây ra những áp lực cho các nguồn tài nguyên đất ngập nước, bởi vậy tiếp tục gia tăng nghèo đói và sự suy thoái Nó giống như một cái vòng luẩn quẩn, cần phải được phá vỡ Chính vì thế, việc phát triển du lịch bền vững tại các khu vực đất ngập nước được xem là một trong những giải pháp khả thi để giảm thiểu đói nghèo của cộng đồng, và bảo tồn vùng đất ngập nước (Duim & Henkens, 2007) Do đó, muốn bảo tồn hiệu quả vùng đất ngập nước cần phải đặt sinh
kế cộng đồng địa phương vào trong những mối quan tâm cần thiết (WWF & Equilibrium, 2008) Bản thân hoạt động du lịch giúp gia tăng doanh thu, góp phần tạo
ra nguồn ngân sách nhau cho bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước (Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012) Alessi và cộng sự năm 2019 đã nhấn mạnh rằng phát triển du lịch bền vững đã tạo ra nguồn kinh phí quan trọng cho các hoạt động bảo tồn và thúc đẩy lối sống xanh vùng đất ngập nước biển đảo (Alessi, et al., 2019) Điều này cũng đã được khẳng định bởi Duim và cộng sự (Duim & Henkens, 2007),
Lamsal và cộng sự (Lamsal, Atreya, Pant, & Kumar, 2016)
Về mặt giá trị hệ sinh thái, vùng đất ngập nước là điểm đến đắc địa cho du lịch, cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ, không chỉ cho các cộng đồng sống bên trong mà cả bên ngoài các khu vực đất ngập nước (Duim & Henkens, 2007) Trong
đó, nhiều vùng đất ngập nước ven biển được coi là những điểm đến du lịch phổ biến, hấp dẫn trên thế giới Trong nhiều thế kỷ, khu vực biển Địa Trung Hải là điểm đến rất hấp dẫn đối với khách du lịch toàn cầu Ngày nay, hàng triệu người đổ về khu vực này mỗi năm, với con số có thể đạt từ 235 triệu đến 355 triệu người vào năm 2025, tăng gần gấp đôi so với mức năm 1990 Du lịch là hoạt động thương mại lớn nhất trong vùng Great Barrier Reef, nơi có hệ sinh thái rạn san hô lớn nhất thế giới ở Úc Công viên biển Great Barrier Reef đón tới bình quân 1,8 triệu lượt khách mỗi năm (Duim &
Trang 2617
Henkens, 2007) Ở Caribe, các rạn san hô đã tạo ra hoạt động du lịch trị giá ước tính 4,7 tỷ đô la Mỹ và 2,1 tỷ đô la Mỹ doanh thu ròng vào năm 2000 Tại Hoa Kỳ, các hoạt động du lịch trên các bãi biến, cửa sông và đất ngập nước chiểm xấp xỉ 85% các hoạt động du lịch (UNWTO, 2010) Mặc dù du lịch ở vùng đất ngập nước đã phát triển khá rộng rãi từ lâu, nhưng nó chưa bao giờ được xem xét một cách chi tiết cho tới Hội nghị Ramsar lần thứ 11, được tổ chức tại Romania Lần đầu tiên, hội nghị đã nhấn mạnh rằng du lịch là một trong những dịch vụ hệ sinh thái quan trọng mà các vùng đất ngập nước cung cấp Có rất nhiều việc mà các quốc gia sẽ phải làm, từ cấp trung ương đến cấp địa phương, để đảm bảo du lịch vùng đất ngập nước là bền vững, phù hợp với nguyên tắc “sử dụng khôn khéo” đất ngập nước của hội nghị Ramsar (Ramsar
Convention Secretariat & UNWTO, 2012, p 16)
Ở Việt Nam, Quỹ Môi trường toàn cầu GEF và SGP là đại diện tiêu biểu triển khai hiệu quả nhiều dự án phục hồi hệ sinh thái vùng đất ngập nước ven biển
để phục vụ phát triển du lịch từ bắc vào nam (The GEF Small Grants Programme, 2015) (The GEF Small Grants Programme & Hội nông dân huyện Tuy Phong, 2018)
Trong thế giới các nước đang phát triển, hàng triệu người đang phải sống dựa vào nguồn lợi từ vùng ĐNN để đảm bảo sinh kế và an ninh lương thực của họ Điều đó gia tăng áp lực lên các nguồn tài nguyên ĐNN còn lại và bởi vậy tiếp tục gia tăng nghèo đói và sự suy thoái Nó giống như một cái vòng luẩn quẩn, cần phải được phá
vỡ Chính vì thế, đối với các khu ĐNN, du lịch được coi là giải pháp khả thi để giảm thiểu đói nghèo của cộng đồng, từ đó đảm bảo cho các hoạt động bảo tồn hiệu quả (Duim & Henkens, 2007)
Hội nghị Ramsar đã khẳng định rất rõ ràng rằng thu nhập tạo ra từ du lịch có thể đóng góp vào chi phí quản lý các tác động của nó đối với môi trường Có nhiều cách thức khác nhau cho hoạt động này, như có thể thu phí vé đối với các điểm đến đất ngập nước hấp dẫn như trường hợp hồ Nakuru, Kenya; hoặc không thu phí vé vào như Vườn quốc gia Soomaa ở Estonia Nhưng tất cả đều đạt được hiệu quả về đóng góp của doanh thu du lịch cho bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước (Ramsar Convention Secretariat &
UNWTO, 2012)
Trang 2718
Hình 1 Mối quan hệ giữa phát triển du lịch và bảo tồn vùng đất ngập nước
Như vậy, với mối quan hệ tương hỗ giữa phát triển du lịch và bảo tồn đất ngập nước (Hình 1) cho thấy phát triển du lịch gắn với bảo tồn các vùng đất ngập nước nói chung và các khu Ramsar nói riêng là cấp thiết, được coi là một trong những chiến lược quan trọng phục vụ phát triển và quy hoạch bền vững vùng đất ngập nước Đặc trưng điểm đến đất ngập nước tạo ra tầm nhìn tổng thể và chiến lược cho du lịch, quy định lượng khách đến và loại hình du lịch được chấp nhận và có tính bền vững, quyết định nơi và cách thức mà các hoạt động du lịch được diễn ra, được quản lý và phát triển (Ramsar Convention Secretariat & UNWTO, 2012) Nhận thức được mối quan hệ này, bản thân nhiều doanh nghiệp kinh doanh du lịch toàn cầu cũng đang đóng góp công sức cho việc phục hồi, bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước (IUCN, 2012) (Lim & McAleer, 2005)
1.2.4 Thực trạng hoạt động du lịch gắn với bảo tồn đất ngập nước vùng biển đảo Việt Nam
Trong nhiều năm trở lại đây, sự kết hợp giữa các hoạt động du lịch sinh thái
và nghiên cứu khoa học đã mang lại doanh thu cho nhiều khu đất ngập nước tại Việt Nam, có thể kể đến như khu vực đất ngập nước Vân Long (Ninh Bình), VQG Xuân Thủy (Nam Định) với quy mô khoảng 40-50 đoàn/năm, Thái Thụy (Thái Bình), Tam Giang – Cầu Hai (Thừa Thiên Huế) cũng đã đón khách Bên cạnh đó, các mô hình du lịch kết hợp cũng được nhiều địa phương áp dụng như du lịch rừng ngập mặn kết hợp tìm hiểu hoạt động nuôi trồng thủy sản tại vịnh Ông Bền, vịnh Gành Rái, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã tạo sinh kế cho người dân tham gia chuỗi du lịch, tạo động lực bảo vệ tài nguyên thiên nhiên; hay vùng đầm phá ven biển như Rú Chá, Cồn Tè, Hải Dương, Thuận An (thành phố Huế) đã thu hút du khách nội địa tham quan hệ sinh thái tự nhiên cùng trải nghiệm nuôi trồng thủy sản Các hoạt
Hệ sinh thái đất ngập nước và cộng đồng địa phương
Trang 2819
động du lịch sinh thái nông nghiệp tại rừng ngập mặn Cà Mau (Cà Mau) và Cần Giờ (Tp Hồ Chí Minh) cũng đã bước đầu được triển khai (Thành, 2022)
Mặt khác, các hoạt động bảo tồn hệ sinh thái đất ngập nước cũng nhận được
sự quan tâm lớn của Chính Phủ trong những năm gần đây, góp phần phục vụ phát triển du lịch Quỹ Môi trường toàn cầu SGP là một trong những đại diện tiêu biểu triển khai hiệu quả nhiều dự án phục hồi hệ sinh thái đất ngập nước ven biển để phục vụ phát triển du lịch ở nước ta, có thể kể đến như: Phục hồi và khai thác bền vững cua đá Cù Lao Chàm dựa vào cộng đồng; Dự án phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh nhằm phục vụ du lịch sinh thái và phát triển bền vững; Dự án khôi phục và sử dụng bền vững hệ sinh thái rạn san hô cho phát triển du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Tam Hải, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam; Dự án Xây dựng
mô hình cộng đồng tự quản lý, bảo vệ và tôn tạo khu bảo tồn đa dạng sinh học Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình (The GEF Small Grants Programme, 2015);
Dự án Bảo tồn rùa biển phục vụ du lịch sinh thái dựa vào cộng đồng tại KBTB Hòn Cau, Bình Thuận (The GEF Small Grants Programme & Hội nông dân huyện Tuy Phong, 2018) Các hoạt động tham quan du lịch Khu bảo tồn vịnh Nha Trang chỉ tính riêng năm 2006 đã thu được đến 150.000USD tiền phí, trong đó 115.000USD được trích lại cho các hoạt động bảo tồn (Hoang, Meine, & Pham, 2008) Côn Đảo
là nơi đầu tiên của Việt Nam triển khai thành công dự án bảo tồn loài vích quý hiếm Hàng năm, Côn Đảo có khoảng 2000 lượt rùa mẹ lên đẻ trứng, với trên 100.000 rùa con được thả về biển mỗi năm, nhờ đó tạo nên sức hấp dẫn đối với khách du lịch sinh thái Các dự án phục hồi rạn san hô ở Côn Đảo, Quy Nhơn, Cù Lao Chàm… cũng đã được thực hiện và đạt được những thành công nhất định, góp phần đa dạng hóa các sản phẩm du lịch đất ngập nước ở đây
Mặc dù nhiều vùng đất ngập nước đã nỗ lực triển khai các chương trình bảo tồn, nhưng hoạt động gắn kết giữa du lịch và bảo tồn ở vùng đất ngập nước, đặc biệt
là các vùng đất ngập nước ven biển đảo vẫn còn nhiều bất cập Dưới tác động của các hoạt động du lịch, hệ sinh thái rừng ngập mặn nhiều nơi bị phá vỡ, các rạn san
hô bị phá hủy, diện tích cỏ biển suy giảm Nước biển ô nhiễm, kéo theo hàng loạt sinh vật biển, trong đó có nhiều loài quý hiếm bị suy giảm và thậm chí bị tuyệt chủng… Rác thải bãi biển cũng là một vấn nạn, gây ảnh hưởng đến vẻ đẹp của cảnh quan biển, đồng thời gây ô nhiễm môi trường nước biển Cùng với sự gia tăng số lượng du khách và phát triển du lịch thiếu quy hoạch, tình trạng khan hiếm tài nguyên nước ngọt, quá tải điện sinh hoạt và hạn chế diện tích để xây dựng cơ sở hạ tầng, vấn đề xử lý rác thải và nước thải,… cũng đang là bài toán khó đối với nhiều
Trang 2920
huyện đảo, và đương nhiên vùng đất ngập nước ven biển huyện Côn Đảo cũng không phải ngoại lệ
1.3 Quan điểm nghiên cứu
Quan điểm lãnh thổ: Trong nghiên cứu địa lý, các vấn đề nghiên cứu có sự
gắn bó, kết nối với một vùng lãnh thổ cụ thể Chính vì vậy, mỗi vùng lãnh thổ đều
có những đặc điểm khác biệt, được quy định bởi các điều kiện địa lý khác nhau Vùng đất ngập nước ở Côn Đảo rất đa dạng về kiểu loại, phong phú về tài nguyên,
đa dạng sinh học cao, có nhiều chức năng và giá trị rất quan trọng Đất ngập nước phân bố ở hầu khắp các vùng sinh thái Dựa trên các yếu tố riêng đó của vùng để đề xuất giải pháp phù hợp với mục đích nghiên cứu
Quan điểm tổng hợp: Đối tượng nghiên cứu trong địa lý luôn tồn tại trong
các mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau Đối tượng này vừa là nguyên nhân vừa
là kết quả của đối tượng khác Trong quá trình nghiên cứu, chúng ta đặt chúng trong mối quan hệ giữa các thành phần cấu trúc của một lãnh thổ cụ thể Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu đề tài, để đánh giá thực trạng du lịch, hệ thống lãnh thổ du lịch, trên các yếu tố kinh tế, xã hội, môi trường nhằm đảm bảo tính toàn diện và thống nhất
Quan điểm hệ thống: Hệ thống là một thể thống nhất hoàn chỉnh, phức tạp có
tổ chức, tổng hợp hoặc phối hợp các vật thể và các bộ phận bên trong nó Giữa hệ thống và môi trường bên ngoài cũng có sự thống nhất Trong quá trình nghiên cứu một hệ thống, phải chú ý đến tính hệ thống bên trong, tính hệ thống bên ngoài Vận dụng quan điểm này vào nghiên cứu đề tài, nhằm nhận thức được lĩnh vực hoạt động du lịch của huyện Côn Đảo mang tính hệ thống, có mối liên hệ chặt chẽ về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu
Quan điểm phát triển bền vững: Thuật ngữ “phát triển bền vững” xuất hiện
lần đầu tiên vào năm 1980 trong ấn phẩm Chiến lược bảo tồn Thế giới (IUCN- Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và Tài nguyên thiên nhiên Quốc tế), được sử dụng rộng rãi vào năm 1987 nhờ vào báo cáo Brundtland (Báo cáo Our Common Fulture) của ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới- WCED (nay gọi là ủy ban Brundtland) Nội dung báo cáo có ghi: phát triển bền vững là” sự phát triển có thể đáp ứng được những nhu cầu hiện tại mà không ảnh hưởng, tổn hại đến những khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai ” Trên quan điểm này, đề tài áp dụng vào việc
Trang 3021
nghiên cứu phát triển du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước Để đưa ra các giải pháp phù hợp nhất cho lĩnh vực phát triển du lịch của huyện Côn Đảo
Quan điểm tiếp cận hệ sinh thái: tiếp cận giữa các hoạt động du lịch với
vùng đất ngập nước trong việc ra quyết định bằng cách sử dụng các công cụ đánh giá khoa học để xem xét sự phụ thuộc, đan chéo, gắn kết, và tương tác lẫn nhau Và mối liện hệ bền vững qua lại giữa con người và đa dạng sinh học chỉ có thể phát triển trong một khu vực hệ sinh thái rộng hơn, tiếp cận hệ sinh thái khuyến khích tầm nhìn rộng hơn, và khai thác các mối liên kết tác động của du lịch tới bảo tồn đất ngập nước (IUCN, 2008) Ở cấp độ cao hơn, tiếp cận hệ sinh thái được coi là phương pháp hiệu quả được nhắc đến nhằm mục đích sử dụng khôn khéo các vùng đất ngập nước, bởi nó giúp đạt được sự cân bằng trong ba mục tiêu của Công ước Ramsar (Ramsar Convention Secretariat, 2010a)
Trang 3122
1.4 Phương pháp nghiên cứu
1.4.1 Phương pháp thu thập, tổng hợp tài liệu
Cơ sở tài liệu được thu thập và đưa vào sử dụng chủ yếu gồm số liệu thống kê về khách, doanh thu du lịch, cơ sở hạ tầng du lịch của UBND huyện Côn Đảo, và thống kê khách riêng của VQG Côn Đảo năm 2021 Số liệu về du lịch VQG Côn Đảo được phân tích trong mối quan hệ tổng thể của du lịch chung huyện Côn Đảo và tham khảo số liệu, tài liệu trong hồ sơ đề cử Vườn di sản ASEAN cho VQG Côn Đảo, kế hoạch hành động đa dạng sinh học đến năm
2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu, phương án quản lí rừng bền vững VQG Côn Đảo, tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đến năm 2030
1.4.2 Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa
Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa là phương pháp quan trọng của nghiên cứu này Mục đích của phương pháp là để mô tả, đánh giá thực trạng tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng và vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch, các tour-tuyến tham quan, lượng khách, hoạt động kinh doanh du lịch và các hoạt động bảo tồn vùng đất ngập nước VQG Côn Đảo Học viên đã thực hiện 02 đợt khảo sát thực địa tại Côn Đảo từ 15/3-23/3/2022, và 28/7-6/8/2022
Các tuyến khảo sát chính của đề tài gồm:
- Tuyến khảo sát các bãi biển phía đông: bãi Vông, bãi Lò Vôi, bãi An Hải
- Tuyến khảo sát các bãi biển phía tây: bãi Đầm Trầu, bãi Đầm Trầu nhỏ, bãi Bàng, bãi Ông Đụng, bãi Nhát
- Tuyến khảo sát trong thị trấn: BQL VQG Côn Đảo – chợ Côn Đảo – bến Đầm, cùng các tuyến khảo sát trong các khu dân cư 1, 2, 3, 5, 6, 7, 8, 9, 10 để thực hiện điều tra xã hội học
- Tuyến khảo sát biển đảo: vịnh Côn Sơn – Hòn Cau – Hòn Trứng – vịnh Đầm Tre – Hòn Bảy Cạnh – Hòn Bà – Bến Đầm
1.4.3 Phương pháp điều tra xã hội học
Đây cũng là phương pháp nghiên cứu chính của đề tài Đề tài sẽ tiến hành đợt điều tra xã hội học trên hai đối tượng chính: 106 hộ gia đình tham gia hoạt động du lịch, sinh sống trên địa bàn huyện Côn Đảo và 100 du khách
Trang 3223
Cuộc điều tra được tiến hành thông qua các cuộc phỏng vấn trực tiếp các hộ gia đình thuộc đối tượng cần nghiên cứu, bằng bảng hỏi cấu trúc với các nội dung chính như sau: khảo sát đặc điểm hộ gia đình/du khách, lấy ý kiến nhận xét của người dân và
du khách về sức hấp dẫn của tài nguyên du lịch, sản phẩm du lịch, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học của huyện đảo Bên cạnh đó, đề tài cũng khảo sát ý kiến du khách về chất lượng dịch vụ, chất lượng nguồn lao động du lịch và thái độ ứng xử của cộng đồng địa phương đối với khách du lịch; khảo sát ý kiến người dân địa phương về ý thức bảo
vệ môi trường và thái độ đối với cộng đồng địa phương của khách du lịch Đề tài cũng khảo sát ý kiến của người dân địa phương và du khách về khả năng sẵn lòng chi trả cho hoạt động bảo tồn VQG Côn Đảo Kết quả của cuộc điều tra sẽ là cơ sở quan trọng để học viên đánh giá được thực trạng và tiềm năng phát triển du lịch gắn với hoạt động bảo tồn vùng đất ngập nước ở huyện Côn Đảo
Đặc điểm hộ gia đình dân cư được phỏng vấn
Sau bước loại trừ phiếu lỗi, 106 phiếu hỏi hộ gia đình dân cư được đưa vào nhập liệu và tiến hành phân tích (xem bảng dưới)
Bảng 1 Đặc điểm hộ gia đình dân cư ở Côn Đảo được phỏng vấn
Quy mô hộ gia đình Hộ gia đình 1-2 người 16 15,1
Trang 33Trong số 106 hộ gia đình được hỏi, phần lớn các hộ có quy mô gia đình từ
3-5 người, với tổng tỷ lệ 74,3-5% 76,2% số hộ có tỷ lệ người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 50% Việc tiến hành điều tra phỏng vấn được chọn ngẫu nhiên ở các khu dân cư sinh sống, tuy nhiên, số hộ gia đình được hỏi tập trung hơn cả ở khu dân cư
số 2, 3, 5, 7 – là những nơi dân cư tập trung đông đúc, thuộc thị trấn Côn Đảo
Bảng 2 Tỷ lệ các hộ gia đình tham gia kinh doanh, dịch vụ du lịch
Loại hình kinh doanh, dịch vụ
du lịch
Số hộ gia
Số lao động
Thu nhập bình quân (triệu đồng/LĐ)
Kinh doanh khách sạn 15 14,2 32 15,6 Kinh doanh homestay 5 4,7 10 10,8 Kinh doanh dịch vụ ăn uống 25 23,6 52 12,7 Bán hàng lưu niệm, đồ khô… 30 28,3 43 12,9
Hướng dẫn viên du lịch 22 20,8 22 17,4 Cung cấp rau cho nhà hàng,
Trang 3425
dịch vụ du lịch, cụ thể như kinh doanh dịch vụ lưu trú (18,9%), dịch vụ ăn uống (23,6%), dịch vụ vận tải (29,2%), dịch vụ bãi biển (6,6%), bán hàng lưu niệm, đồ khô (28,3%), có lao động làm hướng dẫn viên du lịch (20,8%), hoặc tham gia cung cấp nông hải sản cho các nhà hàng, khách sạn (30,2%) Các hoạt động thu hút được nhiều lao động của gia đình tham gia vào các hoạt động kinh doanh, dịch vụ du lịch gồm có kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống và bán hàng lưu niệm Theo thông tin của những người được hỏi, các mặt hàng nông hải sản mà người dân địa phương có thể cung cấp cho nhà hàng, khách sạn trên địa bàn huyện Côn Đảo không đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn của du khách Do đó, một tỷ lệ lớn mặt hàng này phải được nhập về từ đất liền
Về mức thu nhập, có thể nhận thấy các lao động trong khách sạn, dịch vụ vận tải, bán hàng hay cung cấp thủy hải sản cho nhà hàng, khách sạn đạt mức thu nhập khá cao, khoảng từ 15,6-19,4 triệu đồng/tháng Các lao động trong các dịch vụ còn lại có mức lương thấp hơn, nhưng không phải quá thấp nếu so với lao động cùng ngành nghề ở trong đất liền Đây là một trong những mặt tích cực đối với dân
cư sinh sống và làm việc ở Côn Đảo Bù lại, giá cả hàng hóa ở ngoài đảo khá cao, khiến cho mức chi tiêu sinh hoạt của người dân cũng cao hơn so với đời sống bình quân của người dân ở trong đất liền
Đặc điểm của du khách đến Côn Đảo
Tổng số phiếu du khách được hỏi tại Côn Đảo sau khi loại trừ những phiếu lỗi còn 100 phiếu Từ đây, đặc điểm của du khách đến Côn Đảo được tóm lược lại thông qua dữ liệu trong bảng sau:
Bảng 3 Đặc điểm của du khách đến Côn Đảo
Trang 36Khách đến Côn Đảo thường với mục đích tham quan, khám phá (67%), và mục đích tâm linh (76%), nghỉ dưỡng (24%) Với một số khách đến Côn Đảo chỉ với mục đích đi lễ, họ thường ở lại Côn Đảo 1 ngày Trong khi đó, phần lớn khách đến Côn Đảo thường lựa chọn ở lại đây 2 ngày (48%) hoặc 3 ngày (30%)
Do giá cả dịch vụ tại Côn Đảo khá đắt đỏ so với nhiều nơi trong đất liền, cùng với mức độ hài lòng cao của du khách đối với tài nguyên và dịch vụ du lịch,
do đó mức độ chi trả của du khách ở Côn Đảo cũng khá cao, 21,7% chi trả từ mức 3-5 triệu đồng/người; 36,9% chi trả từ mức 5-7 triệu đồng/người và 40,2% chi trả ở mức trên 7 triệu đồng/người Đối với những khách ở các khu nghỉ dưỡng cao cấp như Six Senses, du khách có thể chi tiêu đến hàng chục triệu đồng chỉ cho dịch vụ lưu trú
1.4.4 Phương pháp phân tích thống kê
Nhằm đánh giá thực trạng hoạt động du lịch gắn với bảo tồn vùng đất ngập nước của VQG Côn Đảo Trong quá trình nghiên cứu, học viên đã áp dụng phương pháp phân tích thống kê trên phần mềm Excel 2019, để có nguồn dữ liệu về đặc điểm hộ gia đình tham gia kinh doanh du lịch ở Côn Đảo, đặc điểm khách, đánh giá mức độ hài lòng của cư dân và khách đối với thực trạng phát triển du lịch tại Côn Đảo, nhằm đưa ra bức tranh về hiện trạng du lịch Côn đảo tính đến năm 2021
1.4.5 Phương pháp phân tích SWOT
Mô hình SWOT là mô hình nổi tiếng và đang được sử dụng phổ biến trong phân tích kinh doanh doanh nghiệp từ nửa cuối thế kỷ 20 cho đến nay, do một nhóm các nhà kinh tế học đưa ra (Humphrey, 2005) Tên mô hình được viết tắt từ các chữ
cái: Strengs – điểm mạnh, Weakness – điểm yếu, Opportunities – cơ hội và Threats
– thách thức Trong đó, điểm mạnh và điểm yếu được coi là những yếu tố chủ quan của đối tượng đánh giá; còn cơ hội và thách thức là những yếu tố khách quan tác
Trang 3728
động đến đối tượng đánh giá Không có mô hình cụ thể cho các đối tượng khác nhau, vì nó phụ thuộc nhiều vào mục đích hướng tới của điểm mạnh và cơ hội là những yếu tố thuận lợi cho việc đạt mục đích của doanh nghiệp, ngược lại, điểm yếu và thách thức là yếu tố bất lợi, cản trở việc đạt được mục đích đó (Humphrey, 2005)
Nghiên cứu này ứng dụng phương pháp phân tích SWOT để làm rõ các điểm mạnh và hạn chế, đồng thời xác định cơ hội và thách thức trong phát triển du lịch bền vững của huyện Côn Đảo- tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu
Tiểu kết chương 1
Đất ngập nước là hệ sinh thái có giá trị, chúng cung cấp nhiều hàng hóa và dịch vụ, không chỉ cho người dân địa phương sống xung quanh họ mà còn cho các cộng đồng sống bên ngoài các khu vực đất ngập nước Nhiều vùng đất ngập nước là điểm đến đắc địa cho du lịch Một mặt, chúng là điểm đến tham quan, nghỉ dưỡng, tận hưởng thiên nhiên cho du khách; cung cấp các sản vật đặc sắc cho du lịch Bên cạnh đó, chúng cũng cung cấp nguyên liệu thô để xây dựng cơ sở hạ tầng du lịch, đồng thời có chức năng điều hòa khí hậu và lọc nước, góp phần tạo ra môi trường sinh thái lành mạnh Tuy vậy, giống như hầu hết các khu vực ven biển, không phải tất cả các vùng đất ngập nước đều được bảo vệ cẩn thận, mặc dù một số vùng đất tốt nhất được chỉ định là Vườn quốc gia, di sản Thế giới và vùng đất ngập nước có tầm quan trọng quốc tế (các khu Ramsar)
Những nỗ lực bảo tồn đất ngập nước hiện nay trên toàn cầu rất đáng được ghi nhận Nhiều sáng kiến, giải pháp về bảo tồn đất ngập nước gắn với du lịch bền vững được triển khai ở nhiều lục địa, như châu Âu, châu Mỹ, châu Mỹ, châu Úc,… Một số sáng kiến, giải pháp chính có thể kể đến như: thiết kế các chương trình, dự
án phát triển sinh kế cộng đồng phù hợp để tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học; thiết kế trung tâm giáo dục đất ngập nước để nâng cao nhận thức của du khách và cộng đồng địa phương; tích hợp mục tiêu bảo tồn vào hoạt động quản lý du lịch và
du lịch sinh thái,… Những hoạt động quản lý nguồn năng lượng, nguồn nước và xả thải cũng rất được chú trọng, nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường đất ngập nước ven biển và gây phương hại đến môi trường của đa dạng sinh học
Ở Việt Nam, nhiều dự án bảo tồn đa dạng sinh học vùng đất ngập nước ven biển gắn với du lịch bền vững, du lịch sinh thái cũng đã được đầu tư triển khai
Trang 3829
Điểm sáng của các dự án này chính là tổ chức GEF – Quỹ môi trường toàn cầu Việt Nam, với nhiều sáng kiến mô hình bảo tồn loài gắn với du lịch sinh thái cụ thể ở từng địa phương Có thể kể đến như mô hình phục hồi và bảo tồn rừng dừa nước Cẩm Thanh; bảo tồn và sử dụng bền vững hệ sinh thái rạn san hô biển ở Núi Thành, Quảng Nam; hoạt động bảo tồn đất ngập nước có sự tham gia của cộng đồng ở các vùng đất ngập nước Ba Bể, Na Hang và Yok Don; mô hình cộng đồng tự quản lý, bảo vệ và tôn tạo khu bảo tồn đa dạng sinh học Vân Long, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình; mô hình bảo tồn rùa biển phục vụ du lịch sinh thái của KBTB Hòn Cau, Bình Thuận,… Đây là những mô hình đã đạt được những hiệu quả nhất định về kinh tế, xã hội và môi trường, đóng góp vai trò to lớn trong nâng cao nhận thức của cộng đồng về bảo tồn đất ngập nước, cần được tiếp tục khuyến khích và phát huy
Trang 3930
CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DU LỊCH VÙNG ĐẤT NGẬP NƯỚC
VEN BIỂN HUYỆN CÔN ĐẢO 2.1 Khái quát về khu vực nghiên cứu
Côn Đảo là một quần đảo nằm ở phía Đông Nam nước ta, thuộc tỉnh Bà
Rịa – Vũng Tàu, với toạ độ địa lý: 8036’-8048’ vĩ Bắc 106031’-106046’ kinh Đông Côn Đảo gồm 16 hòn đảo lớn nhỏ, với tổng diện tích 75,2km2 đảo lớn nhất được gọi là Côn Sơn, có diện tích 57,4km2 Quần đảo Côn Đảo cách Vũng Tàu 180km về phía nam tây nam, cách cửa sông Hậu khoảng 90km về phía nam đông nam và nằm trên tuyến hàng hải quốc tế từ thành phố Hồ Chí Minh đi Singapore, Bangkok, Kong Pong Xom (Campuchia) Về mặt hành chính, Côn Đảo là huyện đảo, thuộc tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu Đây là quần đảo tiền tiêu, có vị
trí vô cùng quan trọng đối với an ninh quốc phòng và kinh tế- xã hội của Việt Nam
Hình 2 Bản đồ vị trí huyện Côn Đảo
Côn Đảo cách đất liền nơi gần nhất (Sóc Trăng) khoảng 84km thuộc lớp đảo khá xa bờ Ở vị trí đó quần đảo đã khống chế được một vùng biển rất rộng lớn - vùng biển Tây Nam Biển Đông, đồng thời là điểm nối tiếp với các bồn trũng ở phía Đông như Tư Chính, Vũng Mây và Trường Sa thuộc Việt Nam Bên cạnh đó, trên quần đảo có 3 đảo được chọn làm điểm chuẩn để lập đường cơ sở thẳng dùng để
Trang 40VQG Côn Đảo thuộc huyện Côn Đảo, có tổng diện tích tự nhiên là 19.883,15
ha, gồm: (i) Phần diện tích bảo tồn rừng trên các hòn đảo: 5.883,15 ha; (ii) Phần diện tích bảo tồn biển: 14.000 ha; (iii) Diện tích vùng đệm trên biển là: 20.500 ha Vùng đất ngập nước của VQG Côn Đảo là một trong 9 khu Ramsar quan trọng của Việt Nam
Bảng 4 Khái quát thông tin về các đảo chính thuộc huyện Côn Đảo
1 Hòn Bà 5.450km2 - Giữa Côn Sơn và Hòn Bà là một vũng đầm còn
gọi là vịnh Tây Nam, nơi đây sâu và khuất gió tạo điều kiện cho tàu thuyền tránh sóng
- Theo truyền thuyết, vào thế kỷ 18 (năm 1784) Nguyễn Ánh giam cầm người vợ trẻ của mình là thứ phi Hoàng Phi Yến (tức Lê Thị Răm) trong một hang đá trên hòn đảo này Hòn Bà nối liền với hòn Côn Sơn bằng Cửa Tử, tạo thành vịnh Bến Đầm Đây là vịnh kín gió, rộng là nơi neo đậu trú bão của
tàu thuyền ngư dân trên biển
Vung
0,15 km2 Hình dạng như chiếc vung nồi úp lên mặt biển xanh
Hòn Vung là một hòn đảo nhỏ nằm ngay sát phía nam của đảo Hòn Bà
3 Hòn Trọc 4,4 km2 Hòn Trọc nằm về phía tây đảo Côn Sơn và chỉ cách
hòn đảo chính này khoảng vài trăm mét Đảo có diện tích khá nhỏ, chỉ khoảng 0,4km² nhưng lại là nơi sinh sống của rất nhiều loài trai, ốc, trong đó có loài
trai làm ngọc quý hiếm mang lại giá trị cao