HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2024TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN VIỆN TRUYỀN THÔNG & THỂ THAO --- ---TIỂU LUẬN Học phần: NHẬP MÔN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN ĐỀ TÀI Anh/chị hãy trình bày nh
Trang 1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
VIỆN TRUYỀN THÔNG & THỂ THAO
-
-TIỂU LUẬN Học phần: NHẬP MÔN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
HỌ TÊN SINH VIÊN: VŨ PHƯƠNG LINH
MSSV: 241A300165
NGÀNH: NHẬP MÔN TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN GIẢNG VIÊN GIẢNG DẠY: ThS NGUYỄN THỊ DIỄM PHƯƠNG
Trang 2TP HỒ CHÍ MINH, THÁNG 11/2024
TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HIẾN
VIỆN TRUYỀN THÔNG & THỂ THAO
-
-TIỂU LUẬN Học phần: NHẬP MÔN NGÀNH TRUYỀN THÔNG ĐA PHƯƠNG TIỆN
ĐỀ TÀI
Anh/chị hãy trình bày những hiểu biết của mình về ảnh hưởng của truyền thông đa phương tiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội
Trang 3NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
Điểm : ………
Giảng viên
ThS Nguyễn Thị Diễm Phương
Trang 4
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 1
3 Mục tiêu nghiên cứu 1
PHẦN NỘI DUNG 2
Chương 1 Các khái niệm 2
1.1Khái niệm về truyền thông 2
1.2 Khái niệm về truyền thông đa phương tiện 3
Chương 2: Vai trò của Truyền thông , Truyền thông đã phương tiện trong các lĩnh vực của đời sống xã hội 4
2.1 Vai trò đối với chính trị 4
2.2 Vai trò đối với kinh tế 5
2.3 Vai trò đối với văn hoá 5
2.4 Vai trò đối với xã hội 6
2.5 Vai trò đối với giáo dục 6
Chương 3 Các sản phẩm của truyền thồng đa phương tiện 7
Chương 4: Ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của truyền thông đa phương tiện đối với từng lĩnh vực đời sống xã hội 10
4.1 Chính trị 10
4.2 Kinh tế 11
4.3 Văn hoá 12
4.4 Xã hội 13
PHẦN KẾT LUẬN 15 TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 5
PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong một tấm thảm đương đại phản ánh hầu hết sự tồn tại hiện hữu của con người thì truyền thông đóng một vai trò như một “vũ khí” biến đổi chúng trở thành yếu
tố không thể thiếu để kết nối mọi người xung quanh, tạo ra những ý kiến khác nhau và phản ánh lại những sắc thái đa dạng của xã hội.
Đặc biệt trong một kỷ nguyên truyền thông mới, các phương thức truyền thông truyền thống đang dần bị thay đổi và phát triển theo cấp số nhân thành các nền tảng kỹ thuật số mang lại sự tương tác linh hoạt hơn mà nâng tầm chất lượng cuộc sống của mọi người Nhờ đó mà mọi người tiếp cận được với truyền thông nhiều hơn từ đời sống
xã hội cho đến chính trị kinh tế, ảnh hưởng của truyền thông đa phương tiện còn mở rộng xa hơn nữa khi tác động hầu hết đến mọi khía cạnh hằng ngày, thậm chí đến cả giao tiếp, các mối quan hệ và cả cấu trúc xã hội, ngoài ra còn tạo sự kết nối giữa người với người, cộng đồng với cộng đồng như thể xâm nhập vào từng ngóc ngách của cuộc sống Trong những năm qua, có lẽ nó đã thay đổi nhận thức, hành vi, quan điểm của rất nhiều người, mang đến lợi ích không ngờ nhưng dù muốn hay không nó cũng mang lại những ảnh hưởng xấu nhất định nào đó
Vì vậy, việc phân tích ảnh hưởng của truyền thông trong các lĩnh vực đời sống
xã hội sẽ giúp hiểu được khái quát hơn các góc độ về mặt tích cực và tiêu cực mà truyền thông mang lại cho mỗi cá nhân nói riêng và đất nước xã hội nói chung.
2 Mục đích nghiên cứu
Mục đích: Nghiên cứu ảnh hưởng của truyền thông tác động đến các lĩnh vực của đời sống xã hội giúp hiểu rõ hơn hành vi, nhận thức, quyết định của cá nhân lẫn cộng đồng
3 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu: Giúp mọi người nâng cao năng lực phân tích đánh giá thông tin để tránh
những thông tin thiếu chính xác từ đó phát triển phương tiện truyền thông hiệu quả
Mục tiêu cụ thể : Trình bày khái quát các khái niệm truyền thông
ưởng của truyền thông đa phương tiện đối với các lĩnh vực đời sống xã hội
Mặt tích cực và tiêu cực của truyền thông đa phương tiện đối với các lĩnh vực đời sống
xã hội
Trang 6PHẦN NỘI DUNG
Chương 1 Các khái niệm
1.1Khái niệm về truyền thông
Trong thời đại công nghệ 4.0, nhu cầu truyền thông của con người ngày càng trở nên quan trọng và trở thành thiết yêu của toàn xã hội Với sức mạnh vốn có, truyền thông đang nắm giữ những thế mạnh riêng mà không gì có thể phủ nhận được Truyền thông đã phá vỡ khoảng cách về không gian, thời gian, địa lý giữa con người với con người Đồng thời cung cấp thông tin trên toàn cầu ở mọi lúc, mọi nơi.
Truyền thông là hoạt động trao đổi, tương tác qua lại với mục đích: giao tiếp, thông báo, truyền thông tin, hoạt động chuyển giao, chia sẻ thông tin và hướng dẫn thay đổi…
Theo tiếng Latinh Truyền thông có từ gốc là "communicare" Được dịch nghĩa
là "chung" hay "cộng đồng" Xét về nội hàm thì truyền thông có thể hiểu là phương tiện, cách thức, con đường để chia sẻ và truyền tải thông tin giữa con người với con người, con người và xã hội Truyền thông chính là quá trình chuyển hóa những kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, suy nghĩ, tình cảm, thông tin từ người này sang người khác, nhóm người này sang nhóm người khác hay từ một người tới cộng đồng, xã hội thông qua hoạt động truyền thông như ngôn từ, ngôn ngữ, tín hiệu, hình ảnh, cử chỉ và hành động Đây là quá trình năng động, liên tục và có tính hai chiều, trong đó mỗi người có thể vừa là nguồn cung cấp vừa là nguồn tiếp nhận thông tin; Truyền thông còn nhằm khuyến khích những tấm gương tốt và chỉ trích những thái độ, hành vi thiếu tích cực.
Ngoài bản chất là tác động đến các hành vi của công chúng, truyền thông ra đời
có yếu tố song hành với con người Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu cũng đã đưa ra nhiều định nghĩa về truyền thông dưới mọi góc nhìn đa dạng như:
Theo Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2017): Truyền thông là hoạt động trao đổi thông tin giữa các cá thể trong xã hội về các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhằm tích lũy vốn kiến thức, tăng kỹ năng và kinh nghiệm.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm về truyền thông như sau : Truyền thông là quá
trình giao tiếp, ở đó các cá thể trong xã hội liên tục truyền thông tin qua lại lẫn nhau
Trang 7Thông tin có thể là: tâm tư, tình cảm, quan điểm hay tin tức thời sự, Từ đó tác động vào suy nghĩ, nhận thức và hướng tới điều chỉnh hành động cho phù hợp với nhu cầu phát triển của các cá thể và xã hội.
Mô hình hoàn hảo nhất và được áp dụng cho đến ngày nay là mô hình truyền
thông hai chiều Claude Shannon
1.2 Khái niệm về truyền thông đa phương tiện
Cuối thế kỷ XX, thế giới chính thức bắt đầu bước vào giai đoạn xã hội hóa truyền thông đa phương tiện (multimedia) Từ lâu con người đã khám phá ra rằng các thông điệp mà con người hiểu và nhớ một cách dễ dàng hơn là khi chúng được biểu đạt thông qua sự kết hợp của các phương tiện khác nhau.
Theo Tony Cawkell (1996) trong cuốn Multimedia Handbook "Truyền thông đa phương tiện là quá trình xử lý và thể hiện thông tin dưới hai hoặc nhiều dạng phương tiện." Chẳng hạn, giáo viên vừa có thể dùng bảng đen để giải thích cho bài giảng vừa kết hợp nhiều loại phương tiện khác như video, hình ảnh, sử dụng công nghệ thông tin,
Jonasses (1999) lại đưa ra một khái niệm:"Truyền thông đa phương tiện là sự tích hợp của hơn một dạng truyền thông trong việc thông tin Nói một cách chung nhất, thuật ngữ này hướng đến sự tích hợp của các dạng truyền thông như: chữ viết, âm thanh, đồ họa, hình ảnh, ảnh động, video và các hình khối không gian khác trong một
hệ thống máy tính".
Theo tác giả Nguyễn Thị Trường Giang (2017), đã khái quát: Truyền thông đa phương tiện là hình thức truyền tải thông tin, sử dụng nhiều phương tiện biểu đạt như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm thanh, đồ họa có khả năng tác động vào nhiều giác quan của con người Trong đó ứng dụng công nghệ thông tin (các phần mềm công nghệ, máy tính) để sáng tạo, thiết kế, sản xuất và truyền đi những thông điệp của chủ thể truyền thông.
Qua các quan điểm định nghĩa trên đều nói đến các phương tiện chuyển tải thông tin gồm: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động, video, âm thanh,… tạo nên sự khác biệt với truyền thông đại chúng Từ đó có thể hiểu khái niệm một cách bao quát
nhất: Truyền thông đa phương là hình thức truyền thông điệp tới công chúng bằng sự
kết hợp của hai hay nhiều phương tiện như: văn bản, hình ảnh tĩnh, hình ảnh động,
Trang 8video, âm thanh, đồ họa, các chương trình tương tác và sử dụng công nghệ thông tin trong sáng tạo, thiết kế, sản xuất nội dung, sau đó được "xuất bản" trên mạng
Internet toàn cầu.
Chương 2: Vai trò của Truyền thông , Truyền thông đã phương tiện trong các
lĩnh vực của đời sống xã hội
2.1 Vai trò đối với chính trị
Truyền thông đa phương tiện đóng góp quan trọng trong lĩnh vực chính trị, đặc biệt là trong việc giao tiếp và kết nối hiệu quả với công chúng Khi công nghệ và các nền tảng số tiến bộ, truyền thông đa phương tiện đã trở thành một công cụ mạnh mẽ để xây dựng và phát tán các thông điệp chính trị.
Đầu tiên, sự kết hợp giữa âm thanh, hình ảnh, video và đồ họa trong truyền thông đa phương tiện giúp các thông điệp chính trị trở nên sinh động và dễ hiểu Ví dụ, các đoạn video chiến dịch bầu cử của ứng cử viên tổng thống như Barack Obama vào năm 2008 sử dụng hình ảnh và âm nhạc để khơi gợi cảm hứng và tạo kết nối mạnh mẽ với cử tri.
Truyền thông làm cho chính phủ, người thi hành pháp luật được trong sạch và minh bạch hơn, thông qua thông tin phản biện của các đối tượng dân chúng trong xã hội Bên cạnh đó, truyền thông đa phương tiện cũng giúp tăng cường sự tương tác và tham gia chính trị của công dân Các nền tảng mạng xã hội như Twitter và Facebook cho phép người dân tham gia thảo luận, đặt câu hỏi và phản hồi trực tiếp với các chính trị gia giúp giáo dục chính trị và nhân cao nhận thức của công dân Các Video tài liệu, podcast đều cung cấp thông tin chi tiết về các vấn đề chính trị, pháp luật nóng hổi hiện nay làm người dân hiểu rõ về chính sách quyết định của chính phủ về các vấn đề phức tạp đất nước
Một số ví dụ tiêu biểu cho việc ứng dụng này là những bài phát biểu của các chính trị gia được đăng tải trên nền tảng Youtube, nơi nhiều người có thể xem và bình luận Việc này không chỉ giúp thông tin được lan truyền rộng rãi, mà còn góp phần nâng cao độ nhận diện của những chính trị gia.Hiện nay nước ta đã ứng dụng công nghệ truyền thông trong chính trị với nhiều cơ quan báo chí truyền tải thông tin qua các
Trang 9nền tảng số, internet với nội dụng đa dang nhưng bước đầu vẫn đang gặp phải các thách thức lớn.
2.2 Vai trò đối với kinh tế
Truyền thông đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế hiện đại, giúp các doanh nghiệp kết nối với khách hàng, xây dựng thương hiệu và thúc đẩy doanh thu, giới thiệu sản phẩm và dịch vụ, từ đó tạo điều kiện cho người tiêu dùng nhận diện và sử dụng
Nó cũng góp phần kích thích nhu cầu tiêu thụ, qua đó hỗ trợ các công ty tạo ra việc làm
và thúc đẩy sự phát triển kinh tế Hơn 90% ngân sách marketing của doanh nghiệp được chi cho các hoạt động truyền thông nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ, thu hút
sự chú ý của người tiêu dùng như chiến dịch “Real Beauty” của Dove, kết hợp video và hình ảnh thực tế để tạo sự kết nối mạnh mẽ với khách hàng
Sự kết hợp giữa video, âm thanh, hình ảnh và đồ họa trong truyền thông đa phương tiện tạo điều kiện cho việc truyền đạt thông điệp thương hiệu một cách thu hút
và nổi bật Ngoài ra, truyền thông còn là một ngành kinh tế thiết yếu trong mỗi quốc gia, giúp doanh nghiệp mở rộng thị trường toàn cầu, kết nối với khách hàng ở bất kỳ đâu, như các chiến dịch bán hàng trực tuyến quốc tế của các thương hiệu lớn Cung cấp công ăn việc làm và đóng góp vào giá trị tổng thể của nền kinh tế.Bên cạnh đó, truyền thông cũng là một công cụ hữu ích giúp người tiêu dùng đánh giá chất lượng sản phẩm
và dịch vụ từ các nhà sản xuất
2.3 Vai trò đối với văn hoá
Truyền thông đại chúng từ xưa đến nay đều đóng vai trò quan trọng trong phát triển văn hóa, giáo dục Các sản phẩm văn hóa - thông tin, dịch vụ truyền thông vừa mang tính giáo dục, vừa góp phần thúc đẩy quá trình toàn cầu hóa, tăng cường hội nhập, giao lưu giữa các dân tộc cùng bạn bè năm châu Ngoài ra còn bảo tồn, phát triển và lan tỏa văn hóa, giúp các giá trị văn hóa được truyền tải một cách sinh động và
dễ tiếp cận với nhiều đối tượng khác nhau
Nó không chỉ giúp nâng cao khả năng trải nghiệm văn hóa mà còn tạo cơ hội cho văn hóa địa phương và quốc gia được quảng bá rộng rãi trên toàn cầu Ví dụ, các
bộ phim hoạt hình của Studio Ghibli như Spirited Away hay các chương trình truyền
hình Nhật Bản, với sự kết hợp hoàn hảo giữa hình ảnh, âm nhạc và cốt truyện, đã giới thiệu văn hóa Nhật Bản đến với Với khả năng tác động nhanh chóng, mạnh mẽ và rộng lớn, truyền thông có vai trò to lớn trong việc nâng cao dân trí, xây dựng các chuẩn
Trang 10mực lối sống, đạo đức, ứng xử tốt đẹp, bồi dưỡng nhân cách, làm phong phú thêm đời sống văn hóa của toàn xã hội Hoạt động truyền thông đại chúng là một phần của đời sống văn hóa xã hội hiện đại, hay nói khác đi nó là một thành tố cấu thành đời sống văn hóa tinh thần của xã hội (Nguyễn Chí Thảo, 2016).
Ở khía cạnh văn hóa, truyền thông thể hiện rõ vai trò vừa là công cụ gìn giữ các
di sản văn hóa của dân tộc, vừa là công cụ giúp thúc đẩy quá trình giao lưu văn hóa Làm sao để nền văn hóa Việt Nam vẫn giữ được bản sắc vốn có của nó lại vừa có thể tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại là sứ mệnh đồng thời cũng là nhiệm vụ đặt nặng lên vai các nhà truyền thông
2.4 Vai trò đối với xã hội
Truyền thông và dư luận xã hội có mối quan hệ tương tác mật thiết, ảnh hưởng lẫn nhau Truyền thông không chỉ phản ánh mà còn phổ biến ý kiến công chúng, trong khi đó, dư luận xã hội vừa là đối tượng nghiên cứu vừa là đối tác của truyền thông Truyền thông đa phương tiện không chỉ mang đến những thông điệp rõ ràng mà còn làm nổi bật tính cấp bách của các vấn đề xã hội như môi trường, bất bình đẳng, quyền
con người, và sức khỏe cộng đồng Ví dụ, chiến dịch #MeToo trên mạng xã hội, qua
các bài viết, video và hình ảnh, đã tạo ra một làn sóng toàn cầu về sự lan tỏa của chiến dịch giúp nâng cao nhận thức về bạo lực tình dục mà còn khơi gợi sự thay đổi trong hành vi xã hội, đặc biệt là trong các môi trường làm việc và học đường.
Bên cạnh đó, truyền thông đa phương tiện cũng rất quan trọng trong việc nâng cao hiểu biết của cộng đồng đối với các vấn đề xã hội cấp bách Các chiến dịch tuyên truyền về bảo vệ môi trường, ngăn ngừa dịch bệnh hoặc các chương trình giáo dục sức khỏe cộng đồng thường xuyên áp dụng hình ảnh và video để tạo ra sự tương tác và truyền đạt thông điệp một cách hiệu quả.
Là công cụ mạnh mẽ giúp các nhóm xã hội, đặc biệt là những nhóm yếu thế, đòi hỏi quyền lợi và tiếng nói của mình Các nền tảng trực tuyến như YouTube, Twitter hay Facebook cung cấp không gian cho những người không có quyền lực hoặc các nhóm thiệt thòi, như người khuyết tật, phụ nữ, người dân tộc thiểu số, lên tiếng về những bất công mà họ đang phải đối mặt.
2.5 Vai trò đối với giáo dục
Trong lĩnh vực giáo dục, truyền thông đóng vai trò quan trọng trong việc cải thiện chất lượng giáo dục tại Việt Nam hiện nay Việc áp dụng công nghệ thông tin vào
Trang 11giảng dạy ở các bậc học được coi là một bước tiến lớn, giúp nâng cao khả năng giảng dạy và học tập, đồng thời hỗ trợ nền giáo dục Việt Nam hòa nhập với hệ thống giáo dục toàn cầu.
Nhờ vào Internet và các thiết bị kết nối thông minh, cả giáo viên và học sinh có thể dễ dàng truy cập và tìm kiếm thông tin liên quan đến quá trình giảng dạy và học tập Bên cạnh đó, các phương tiện truyền thông như phát thanh, truyền hình, báo in và báo điện tử cũng góp phần tạo ra mối liên kết giữa gia đình và nhà trường, nâng cao nhận thức cùng kỹ năng sống cho học sinh Ứng dụng truyền thông đa phương tiện trong giáo dục còn khiến cho người học không bị hạn chế bởi không gian, khoảng cách,
họ có thể học ở bất kỳ đâu, bất cứ khi nào, tạo nên một môi trường học tập đa dạng, thỏa mãn nhu cầu tự học, tự nghiên cứu của mỗi người.
Chương 3 Các sản phẩm của truyền thống đa phương tiện.
Đúc kết từ thực tiễn đều cho thấy các sản phẩm của truyền thông đa phương tiện
sẽ luôn được tích hợp bởi các phương tiện chuyền tải như văn bản (text), hình ảnh tĩnh (still image), hình ảnh động (animation), đồ họa (infographic), âm thanh (audio), video
và các chương trình tương tác (interactive program) được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như giáo dục, giải trí, marketing, và báo chí, giúp truyền tải thông tin một cách sinh động và hiệu quả hơn Sự đa dạng trong các sản phẩm truyền thông không chỉ giúp doanh nghiệp đa dạng hóa cách thức truyền đạt thông tin đến khách hàng, mà còn giúp xây dựng hình ảnh doanh nghiệp một cách chuyên nghiệp và hiệu quả.
Sản phẩm truyền thông nhằm mục đích chuyển tải thông tin, khuyến khích hành động, tác động đến người khác, nâng cao nhận thức về một thương hiệu hoặc sản phẩm
cụ thể, xây dựng hình ảnh công ty, và thúc đẩy hành động từ công chúng hoặc đối tượng mục tiêu Thông qua sản phẩm này, các tổ chức và cá nhân có thể thực hiện giao tiếp, phát tán thông điệp của mình và thiết lập mối quan hệ với khách hàng, đối tác hoặc cộng đồng mà họ hướng tới.
Một số những sản phẩm chính có thể liệt kê như là:
3.1 Video
Có thể nói video là sản phẩm quan trọng của truyền thông đa phương tiện bởi nó kết hợp cả hình ảnh lẫn âm thanh để tạo ra trải nghiệm hấp dẫn, dễ tiếp nhận với mọi