1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại việt nam

64 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam
Tác giả Hoàng Tiến Dũng
Người hướng dẫn PGS. TS. Lê Quang Diễn
Trường học Đại học Bách Khoa Hà Nội
Chuyên ngành Kỹ thuật Hóa học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 64
Dung lượng 1,33 MB

Nội dung

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNGLUẬN VĂN THẠC SĨ Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam HO

Trang 1

ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI TRƯỜNG HÓA VÀ KHOA HỌC SỰ SỐNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ

Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu,

sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế

tại Việt Nam

HOÀNG TIẾN DŨNG

Dung.HT202270M@sis.hust.edu.vn

Ngành Kỹ thuật Hóa học

Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Lê Quang Diễn

Trường: Trường Hóa và Khoa học sự sống

HÀ NỘI, 09/2023

Chữ ký của GVHD

Trang 2

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BẢN XÁC NHẬN CHỈNH SỬA LUẬN VĂN THẠC SĨ

Họ và tên tác giả luận văn: Hoàng Tiến Dũng

Đề tài luận văn: Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu, sử dụng

làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam

Chuyên ngành: Kỹ thuật Hóa học

Mã số HV: 20202270M

Tác giả, Người hướng dẫn khoa học và Hội đồng chấm luận văn xác nhận tác giả đã sửa chữa, bổ sung luận văn theo biên bản họp Hội đồng ngày 30/10/2023 với các nội dung sau:

- Đã rà soát, viết ngắn gọn lại phần tổng quan, tập trung vào vấn đề nghiên cứu;

- Bổ sung thông tin nguyên liệu, hóa chất và phương pháp thực nghiệm sử dụng trong nghiên cứu;

- Viết lại kết luận, làm nổi bật nên các kết quả đạt được so với mục tiêu;

- Chỉnh sửa các tài liệu tham khảo, trích dẫn trong nội dung theo quy định và

bổ sung một số tài liệu tham khảo còn thiếu;

- Rà soát các lỗi chính tả, lỗi văn bản

Ngày tháng năm 2023

PGS.TS Lê Quang Diễn

CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG

Trang 3

ĐỀ TÀI LUẬN VĂN

Nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam

Giảng viên hướng dẫn

PGS TS Lê Quang Diễn

Trang 4

Nghiên cứu được thực hiện bằng sự hỗ trợ từ đề tài KHCN “Nghiên cứu thành phần của một số loại giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất giấy Bao bì Công nghiệp” được Bộ Công Thương giao cho Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam thực

hiện

Để hoàn thành được chương trình học Thạc sỹ Ngành kỹ thuật Hóa học nêu trên, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới PGS.TS Lê Quang Diễn - người thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo và tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình học Thạc sỹ và Luận văn này

Tôi xin chân trọng cảm ơn các Quý Thầy Cô Trường Hóa và Khoa học sự sống, Phòng đào tạo đại học - Đại học Bách Khoa Hà Nội, các Thầy Cô nhóm chuyên ngành Kỹ thuật Xenlulo-Giấy, tham gia giảng dạy, hướng dẫn và hỗ trợ, chỉ bảo, tạo điều kiện cho tôi hoàn thành chương trình học tập và nghiên cứu Tôi xin chân trọng cảm ơn Ban lãnh đạo Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, tập thể cán bộ nhân viên Công ty CP Công nghệ Xen_Lu_Lo đã tạo điều kiện về mặt thời gian, sử dụng thông tin dữ liệu chuyên ngành để hoàn thành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023

Trang 5

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN

1 Sự cần thiết

Những năm gần đây tăng trưởng công nghiệp giấy Việt Nam đặc biệt là lĩnh vực tái chế giấy sẽ khá cao Nhu cầu nguyên liệu là giấy phế liệu (giấy thu hồi) cần sử dụng là rất lớn, ước khoảng 8,0 triệu tấn vào năm 2030, trong khi chủng loại các sản phẩm giấy và cactong sử dụng trong nước cũng như trên thế giới khá

đa dạng cùng với đặc điểm, thói quen tiêu dùng ở mỗi quốc gia có sự khác biệt, thói quen thu gom, phân loại và sơ chế giấy thu hồi để tái chế không có sự thống nhất, khiến cho giấy thu hồi khi sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế có

sự khác biệt về thành phần, tính chất ngay cả khi chúng cùng chủng loại nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau

Thực tế cho thấy, để quy trình sản xuất giấy tái chế được duy trì ổn định, tạo ra sản phẩm giấy mới nào đó từ giấy thu hồi đạt được chất lượng cần thiết, thì chỉ nên sử dụng một loại giấy thu hồi Nếu sử dụng các loại giấy thu hồi khác nhau hoặc cùng loại giấy thu hồi nhưng có nguồn gốc xuất xứ khác nhau thì chất lượng giấy tái chế mới sản xuất ra chỉ ở mức trung bình thấp, hoặc để có chất lượng như mong muốn thì có thể chi phí sản xuất cao hơn Tuy nhiên thực tế thì việc sử dụng các loại giấy phê liệu làm nguyên liệu luôn phải thay đổi, vì vậy mà tính chất của giấy thu hồi là yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giấy sản xuất và hiệu quả quá trình tái chế giấy

Giấy thu hồi được lưu thông trên thị trường thế giới như một loại hàng hóa,

là nguyên liệu thứ cấp quan trọng, là lĩnh vực kinh doanh lớn và mang lại lợi nhuận cao, luôn nhận được những khuyến khích, ưu đãi từ phía Nhà nước Tất cả các dạng giấy phế liệu được phân loại theo nhóm và ký hiệu cụ thể Số lượng chủng loại được quy định bởi các tiêu chuẩn quốc gia hoặc vùng lãnh thổ Do thực tế việc tách riêng từng loại giấy để thu hồi là không khả thi, chẳng hạn không thể chỉ tách riêng giấy hòm hộp hay giấy in, mà mỗi một loại giấy “chính” lại có lẫn một số loại giấy “phụ” nào đó Vì vậy, các chủng loại giấy được phân loại theo loại giấy

“chính”, nhưng khác nhau về tỉ lệ các loại giấy “phụ” khác Đấy chính là những yếu tố tạo nên tính chất của giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế hiện nay Tính chất giấy thu hồi chỉ được xác định dựa trên nhưng tiêu chuẩn không rõ ràng của nhà cung cấp và tiêu chuẩn kỹ thuật của quốc gia xuất xứ hàng hóa, gây những khó khăn trong đánh giá, xác định tính chất đối với công tác quản lý nhà nước, sản xuất giấy tái chế Vì vậy nghiên cứu tính chất của các loại giấy phế liệu

sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy có ý nghĩa khoa học và thực tiễn cao

Trang 6

2 Mục tiêu

Xác định được thành phần tạp chất, đặc trưng xơ sợi và tính chất tạo giấy của các loại giấy, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam

3 Nội dung thực hiện

- Phân loại và chuẩn bị mẫu giấy phế liệu

- Phân tích thành phần tạp chất (hàm lượng lignin, hàm lượng xơ sợi xenlulo, hàm lượng các tạp chất vô cơ, hàm lượng các chất hữu cơ và các chất vô cơ không tan có trong giấy phế liệu); kích thước xơ sợi của các loại giấy phế liệu

- Nghiên cứu tính chất tạo giấy của bột giấy từ giấy phế liệu

4 Phương pháp thực hiện

Các tính chất cơ bản của xơ sợi và thành phần tạp chất được xác định theo

nhiều phương pháp khác nhau

5 Sản phẩm thu được

Thành phần tạp chất, đặc trưng xơ sợi và tính chất tạo giấy của các loại giấy,

sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế tại Việt Nam

Hà Nội, ngày 20 tháng 9 năm 2023

Trang 7

MỤC LỤC

LỜI CÁM ƠN 1

TÓM TẮT NỘI DUNG LUẬN VĂN 2

MỤC LỤC 4

MỞ ĐẦU 9

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 12

1.1 Khái quát về tình hình sử dụng giấy tái chế 12

1.2 Lợi ích của việc tái chế giấy 21

1.3 Khái quát về thành phần và tính chất của giấy tái chế 22

Những yếu tố ảnh hưởng từ các hóa chất có trong giấy tái chế 22 Những yếu tố ảnh hưởng từ quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển giấy thu hồi tới nhà máy sản xuất giấy tái chế 25

1.4 Tổng quan về các loại hóa chất trong giấy thu hồi 28

Dầu khoáng 31

Phthalat 32

Phenol 33

Paraben 33

Các chất vô cơ 34

Các chất khác 34

1.5 Ý nghĩa thực tiễn của tính chất giấy thu hồi 35

CHƯƠNG 2 NGUYÊN LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC NGHIỆM 37

2.1 Nguyên vật liệu 37

2.2 Phương pháp thực nghiệm 39

Chuẩn bị mẫu giấy cho phân tích 39

Trang 8

Xác định độ ẩm của nguyên liệu bằng phương pháp sấy khô 39

Xác định hàm lượng lignin, xenlulo, các chất vô cơ và chất dẻo hữu cơ của giấy thu hồi 40

Xác định độ tro bằng phương pháp đốt 42

2.3 Xác định hình thái và kích thước xơ sợi của các mẫu giấy 43

2.4 Phương pháp chế tạo và phân tích tính chất mẫu giấy tái chế sản xuất từ các mẫu giấy thu hồi 43

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 44

3.1 Thành phần và tính chất xơ sợi trong giấy thu hồi 44

Hàm lượng lignin có trong giấy thu hồi 45

Hàm lượng xenlulo của giấy thu hồi 46

Hàm lượng các chất vô cơ của giấy thu hồi 47

Hàm lượng các chất vô cơ không tan của giấy thu hồi 48

Hàm lượng các chất hữu cơ không tan của giấy thu hồi 49

3.2 Nghiên cứu đặc trưng xơ sợi và tính chất tạo giấy của giấy thu hồi 51

CHƯƠNG 4 KẾT LUẬN 56

TÀI LIỆU THAM KHẢO 57

Trang 9

DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1 Năng lực sản xuất, sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giấy của

Việt Nam (đvt: triệu tấn) (Nguồn: VPPA tổng hợp) 16

Hình 1.2 Lượng sử dụng, thu gom trong nước và nhập khẩu giấy thu hồi của Việt Nam (đvt: triệu tấn) (Nguồn: VPPA tổng hợp) 17

Hình 1.3 Thị trường chính cung cấp giấy thu hồi cho Việt Nam năm 2021 18 Hình 3.1 Ảnh SEM của các mẫu giấy thu hồi A1, A2, A3 52

Hình 3.2 Ảnh SEM của các mẫu giấy thu hồi B1, B2, B3 53

Hình 3.3 Ảnh SEM của các mẫu giấy thu hồi C1, C2 54

Hình 3.4 Ảnh SEM của các mẫu giấy thu hồi M1, M2 54

Hình 3.5 Ảnh SEM mẫu giấy in của Tổng công ty Giấy Việt Nam 55

Trang 10

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Nhu cầu sử dụng và tỷ lệ thu gom giấy phế liệu của Việt Nam 16Bảng 1.2 Định nghĩa các vật liệu không sử dụng được trong giấy thu hồi cho sản xuất giấy đồ họa 27Bảng 1.3 Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu và cung cấp thông tin định lượng của danh sách các hóa chất ở Bước 1 28Bảng 2.1 Ký hiệu các mẫu giấy thu hồi 37

Trang 11

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

EPRC Hội đồng Tái chế Giấy Châu Âu

PfR Giấy dùng cho tái chế

CTRSH Chất thải rắn sinh hoạt

VPPA Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam

ONP Giấy báo cũ

OMG Giấy tạp chí cũ

BPA Bisphenol A

BBP Benzyl butyl phthalate

SEM Phương pháp đo kính hiển vi điện tử quét

BBP: Benzyl butyl phthalate

BPA: Bisphenol A

CAS: Chemical Abstracts Service

CEPI: Confederation of European Paper Industries

DBP: Dibutyl phthalate

DEHP: Diethylhexyl phthalate

DIBP: Diisobutyl phthalate

DIPN: Diisopropyl naphthalene

EDCs: Endocrine Disrupting Chemicals

EFSA: European Food Safety Authority

EuPIA: European Printing Ink Association

FDHA: Swiss Federal Department of Home Affairs

NIAS: Non-Intentionally Added Substances

PCBs: Polychlorinated biphenyls

PBT: Persistent, Bioaccumulative and Toxic

vPvB: very Persistent and very Bioaccumulative

ZELLCHEMING Vereins der Zellstoff- und Papier-Chemiker und –ingenieure

(German for: Association of Chemical Pulp and Paper Chemists and Engineers)

Trang 12

MỞ ĐẦU

Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp chế biến trọng yếu, đóng vai trò quan trọng trong đời sống xã hội hiện đại, liên quan mật thiết với hầu hết các ngành kinh tế và lĩnh vực sản xuất kinh doanh khác như năng lượng, hóa chất, lâm nghiệp, vận tải, Cùng với sự hiện đại hóa công nghiệp, tăng xuất khẩu, ra tăng thu nhập và mức sống, thị hiếu của người dân, các sản phẩm giấy không ngừng được đa dạng hóa và ngày càng được nâng cao chất lượng, trở thành nhu cầu thiết yếu của hầu hết các tầng lớp người tiêu dùng, đóng góp đáng kể cho nền kinh tế quốc dân

Sau hơn 35 năm thực hiện công cuộc đổi mới, ngành công nghiệp giấy Việt Nam đã thể hiện là một trong những ngành công nghiệp chế biến trọng yếu, đóng vai trò quan trọng, đáp ứng nhu cầu thiết yếu của xã hội, đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển nền kinh tế quốc dân, nâng cao trình độ văn hoá và trình độ dân trí, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho người lao động, tạo nguồn thu lớn cho ngân sách, góp phần xoá đói giảm nghèo cho các dân tộc vùng sâu vùng

xa Trong những năm gần đây, ngành công nghiệp giấy Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc cả về giá trị sản xuất và giá trị gia tăng tăng trưởng cao, liên tục trong thời gian dài; sản lượng bột giấy và giấy sản xuất trong nước ngày càng tăng, đa dạng; xuất khẩu tăng, thu nhập và đời sống người lao động trong ngành ngày càng được cải thiện Đồng thời, ngành giấy còn đóng vai trò hỗ trợ cho sản phẩm, ngành công nghiệp khác phát triển tăng trưởng xuất khẩu như: Điện thoại và các linh phụ kiện, may mặc, giày dép, điện tử - điện lạnh, đồ gia dụng, máy quay phim và ảnh, máy móc và thiết bị dụng cụ khác, hàng thủy tinh, nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản,

Sản xuất giấy Việt Nam ngày càng đang dạng về chủng loại sản phẩm và loại hình tổ chức doanh nghiệp, bên cạnh các doanh nghiệp nhà nước như Tổng công ty giấy Việt Nam, ngành giấy Việt Nam hiện có cả doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh, doanh nghiệp vốn đầu tư nước ngoài Trong đó các doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh quy mô nhỏ vẫn chiếm số lượng lớn với các dây chuyền sản xuất quy mô nhỏ và vừa Tổng số doanh nghiệp sản xuất và gia công giấy năm

2020 là 3233 doanh nghiệp trong đó có hơn 300 doanh nghiệp đang quản lý, vận

hành khoảng 354 dây chuyền sản xuất bột giấy và giấy các loại (theo thống kê của Hiệp hội giấy và Bột giấy Việt Nam) [1] [2]

Năng lực sản xuất giấy Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt năm 2020 đạt khoảng

Trang 13

đến năm 2022 đạt khoảng 8,24 triệu tấn Ngành giấy Việt Nam hiện chủ yếu là sản xuất giấy bao bì công nghiệp làm thùng carton, chiếm đến 82% sản lượng và nguyên liệu hầu hết là giấy đã qua sử dụng (giấy thu hồi)

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn rất lớn đặc biệt

là lĩnh vực sản xuất giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao: Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người của Việt Nam hiện còn khá thấp, chỉ 55,3 kg/người/năm so với mức trung bình thế giới là 70kg/người/năm, của Thái Lan là 76kg/người/năm, của Mỹ và Nhật Bản là 200kg/người/năm, của EU là 250kg/người/năm trong khi Việt Nam là nước có dân số đông khoảng 99,667 triệu người (năm 2023) đứng thứ

15 trên thế giới

Quy mô dân số đông, tốc độ tăng dân số và đô thị hóa nhanh, và tiềm năng tăng trưởng mạnh của các ngành tiêu dùng trong nước cùng với triển vọng xuất khẩu nhờ sự chủ động tham gia hợp tác sâu rộng và toàn diện trong các hiệp định thương mại mới như hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), hiệp định VN-EU giúp các ngành công nghiệp sử dụng nhiều bao bì giấy như da giày, dệt may, thủy sản, nông lâm sản, điện thoại và thiết bị phụ kiện,…tăng trưởng xuất khẩu

Giấy phế liệu (giấy đã qua sử dụng, giấy thu hồi) là nguồn nguyên liệu quan trọng cho ngành công nghiệp sản xuất giấy đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giấy bao

bì [3] [4] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tái chế giấy mang lại lợi ích rất lớn trong việc bảo vệ môi trường [5] [6] tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Việc tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội như giảm khai thác tài nguyên, giảm việc chặt phá rừng Sản xuất giấy từ giấy phế liệu giúp giảm tiêu thụ năng lượng, chất thải rắn, nước thải và khí thải so với sản xuất từ giấy từ bột nguyên sinh Tái chế một tấn giấy có thể tiết kiệm được 24 cây xanh không bị chặt và đem đi làm bột giấy, tiết kiệm được khoảng 39,84 lít nước cùng với gần 4.000 kWh điện, tiết kiệm được 605 lít dầu thô, số cây không

bị chặt có thể tạo ra lượng Oxi đủ cho 12 người thở trong 1 năm và hạn chế tối đa lượng khí thải CO2 tương đương lượng khí thải của một chiếc ôtô trong gần 2 tháng

Do đó việc thu hồi và tái sử dụng giấy đã được các nước trên thế giới quan tâm, ban hành Luật, quy chuẩn, quy định từ hướng dẫn, khuyến kích đến bắt buộc thu gom, phân loại và tái sử dụng giấy đã qua sử dụng, việc này đã tăng tỷ lệ thu hồi giấy đã qua sử dụng trong những thập kỷ qua ở bình diện cả trên toàn thế giới

và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng Theo Hội đồng Tái chế Giấy Châu Âu (EPRC),

tỷ lệ tái chế giấy Châu Âu đã tăng từ 71,7 % trong năm 2018 lên 72 % vào năm

Trang 14

2019 [4] do mức tiêu thụ giấy dùng cho tái chế (Paper for Recycling - PfR) ổn định trong ngành công nghiệp giấy Châu Âu Tại Châu Âu, có 13 quốc gia có tỷ lệ tái chế trên 70%, 12 quốc gia dưới 60 % Xuất khẩu sợi thu hồi từ Hoa Kỳ sang Châu

Á đã tăng gần gấp ba lần kể từ năm 2002, chủ yếu xuất sang Trung Quốc Năm

2009, khoảng 36 % lượng sợi thu hồi ở Mỹ được xuất khẩu sang Châu Á [7]

Tỷ lệ thu hồi, tuần hoàn, tái sử dụng giấy đã qua sử dụng (giấy phế liệu) ngày càng tăng tuy nhiên thành phần, tính chất của các loại giấy phế liệu luôn luôn thay đổi, chất lượng giấy thu hồi bị giảm do ngày càng nhiều giấy đã qua sử dụng được thu gom và chúng ta không thể phân loại và tách riêng hòm hộp hay giấy in, giấy viết, giấy photo, mà mỗi một loại giấy phế liệu luôn có loại giấy “chính” và lẫn một số loại giấy “phụ” nào đó Ngoài ra, do việc lạm dụng sử dụng các loại hóa chất quá trình sản xuất giấy như các chất phụ gia tổng hợp, bao gồm chất trợ bảo lưu, chất gia keo, chất trắng, chất diệt khuẩn, chất kết dính tổng hợp, v.v chiếm hơn 1% lượng nguyên liệu thô sử dụng trong sản xuất giấy [8] hay hóa chất từ quá trình in, nhuộm, thêm chất kết dính và dán nhãn, v.v trong gia công giấy thành các sản phẩm cuối cùng như thùng carton, sổ, vở, sách giáo khoa, ….được giữ lại trong sản phẩm giấy sau khi sử dụng

Vì vậy, cần có một cái nhìn tổng quát, có hệ thống ảnh hưởng của các thành phần có trong giấy phế liệu dùng để tái chế và kích thước xơ sợi đến độ bền xơ sợi của các loại giấy tái chế (chất lượng giấy tái chế); giá giấy tái chế cũng như chất lượng giấy sản xuất mới từ giấy tái chế và hiệu quả sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá thêm về chất lượng của giấy phế liệu như một nguồn tài nguyên, và cuối cùng là để người tiêu dùng chấp nhận giấy tái chế nói chung

Việc tiếp tục nghiên cứu, xác định thành phần tạp chất, đặc trưng xơ sợi và tính chất tạo giấy của các loại giấy, sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế

để cải thiện, tăng hiệu quả của việc xử lý giấy thu hồi cũng như tìm ra các cách sử dụng hiệu quả hơn giấy phế liệu này như là một trong những biện pháp thay thế cho việc chôn lấp, đốt giấy đã qua sử dụng

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Khái quát về tình hình sử dụng giấy tái chế

Công nghiệp giấy là một trong những ngành công nghiệp chế biến đóng góp đáng kể trong nền kinh tế quốc dân, với sản phẩm đa dạng gần gũi và giữ vai trò quan trọng trong đời sống xã hội Công nghiệp giấy liên kết chặt chẽ với nhiều lĩnh vực ngành nghề như lâm nghiệp, nông nghiệp, hóa chất, in, bao bì, cơ khí chế tạo máy, điện và tự động hóa, Bao bì giấy là loại bao bì phổ biến, góp mặt trong hầu hết các ngành xuất khẩu như dệt may, da giày, thủy sản, điện tử,… sau khi sử dụng hình thành một lượng lớn chất thải rắn gây áp lực môi trường, nếu không được tái

sử dụng Chính vì vậy, việc tận dụng và tái chế giấy phế liệu có ý nghĩa quan trọng không chỉ về mặt kinh tế mà cả về môi trường

Giấy phế liệu (giấy đã qua sử dụng, giấy thu hồi) là nguồn nguyên liệu quan trọng, không thể thiếu của ngành công nghiệp giấy, đặc biệt là lĩnh vực sản xuất giấy bao bì [3] Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việc tái sử dụng giấy mang lại lợi ích rất lớn đối với bảo vệ môi trường [5] [6] tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên Bên cạnh đó, tái sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp và xã hội như giảm khai thác tài nguyên, khi diện tích rừng nguyên liệu giấy hạn chế

Sản xuất giấy từ giấy phế liệu giúp giảm tiêu thụ năng lượng, chất thải rắn, nước thải và khí thải so với sản xuất từ giấy từ bột nguyên thủy Tái chế một tấn giấy tương đương với khoảng 24 cây xanh không bị khai thác cho sản xuất giấy, tiết kiệm được khoảng 39,84 lít nước cùng với gần 4.000 kWh điện, tiết kiệm được

605 lít dầu thô Số cây xanh không bị khai thác có thể tạo ra lượng oxi đủ cho 12 người thở trong 1 năm và hạn chế tối đa lượng khí thải CO2 tương đương lượng khí thải của một chiếc ôtô trong gần 2 tháng [5] [6] Do đó, việc thu gom, phân loại và tái chế giấy được coi là nguồn tài nguyên, có lợi về kinh tế và môi trường lớn cần được thúc đẩy càng nhiều càng tốt Với các doanh nghiệp, việc sử dụng phế liệu để sản xuất giúp giảm chi phí do giá thành phế liệu thấp, giảm thiểu chi phí xử lý môi trường

Xơ sợi giấy tái chế đóng vai trò quan trọng trong ngành công nghiệp giấy thế giới như nguyên liệu thay thế bột giấy nguyên sinh Việc thu hồi, phân loại và

sử dụng giấy thu hồi trong những thập kỷ qua đã tăng trên toàn thế giới, và xu hướng này sẽ tiếp tục tăng

Trang 16

Tại Nhật Bản, từ khi Luật Khuyến khích sử dụng nguồn tài nguyên tái chế

có hiệu lực thực hiện ngày 25/10/1991 (nay là Luật Khuyến khích hiệu quả sử dụng tài nguyên), tỷ lệ thu gom giấy của Nhật Bản đã tăng từ 25% lượng giấy đã qua sử dụng lên trên 80% mang lại hiệu quả rất lớn cho Nhật Bản [9]

Năm 2016, tổng sản lượng giấy và bìa của Nhật Bản sản xuất được khoảng 26,3 triệu tấn, Nhật Bản trở thành nhà sản xuất giấy và bìa lớn thứ ba thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ Giấy (giấy báo, giấy in và các loại giấy dùng cho máy thông tin, giấy bao gói, giấy vệ sinh ) chiếm 56,0% tổng sản lượng (đạt 14,7 triệu tấn), trong khi các tông (các tông sóng, các tông trắng, các tông tráng có đốm, các tông xây dựng ) chiếm 44,0% (đạt 11,6 triệu tấn) Nguyên liệu sử dụng cho sản xuất giấy và bìa là bột nguyên sinh và giấy phế liệu Năm 2016, sử dụng giấy phế liệu đạt khoảng 17,0 triệu tấn, bột nguyên sinh khoảng 9,5 triệu tấn

Giấy phế liệu có thể được chia thành hai loại chính theo nguồn: Giấy phế liệu sau tiêu dùng từ các hộ gia đình, cửa hàng và những người dùng cuối khác và giấy phế liệu trước tiêu dùng từ các cơ sở sử dụng, chế biến, gia công giấy Một loại trung gian cũng có thể được định nghĩa là giấy phế liệu thương mại, bao gồm các thùng chứa rỗng và các vật liệu khác với số lượng lớn từ các trung tâm mua sắm, siêu thị và các doanh nghiệp khác

Khối lượng giấy phế liệu sử dụng làm nguyên liệu sản xuất giấy tái chế hàng năm đã tăng liên tục từ 8,1 triệu tấn năm 1980 lên 21,2 triệu tấn trong năm

2016, đạt tỷ lệ thu hồi 81,3%

Tiêu thụ giấy phế liệu tại Nhật Bản đã tăng từ 7,9 triệu tấn năm 1980 lên 17,0 triệu tấn trong năm 2016 (tăng 215,2%) Tỷ lệ sử dụng giấy phế liệu cũng tăng liên tục từ 41,5% năm 1980 lên 51,5% năm 1990; năm 1999 là 56,1%; năm

2003 là 60,2%; năm 2004 là 60,4%; năm 2005 là 60,3%; năm 2015 là 64,3% đã vượt xa mục tiêu mà Luật Tái chế đặt ra [6]

Xuất khẩu giấy phế liệu của Nhật Bản đã vượt mức 1 triệu tấn vào năm

2001 và tăng lên 4,14 triệu tấn trong năm 2016 Lượng xuất khẩu năm 2016 tương đương 19,5% lượng giấy phế liệu trong năm là 21,2 triệu tấn

Một đặc điểm đáng chú ý trong quá trình tái chế giấy là mỗi loại giấy có xu hướng tái chế thành sản phẩm riêng: báo cũ chủ yếu được chuyển thành giấy báo mới; thùng hòm hộp các tông sóng cũ trở thành đầu vào của các tông sóng mới; tạp chí cũ được chế biến thành hộp giấy; giấy máy tính và giấy photocopy được

xử lý thành giấy in và giấy photocopy mới… Điều này cho thấy tầm quan trọng của việc phân loại giấy phế liệu chính xác tại nguồn và loại bỏ các vật liệu cấm có

Trang 17

thể gây ảnh hưởng đến quá trình xử lý tiếp theo Các vật liệu cấm không chỉ bao gồm các vật liệu không phải là giấy như kim loại, nilong và vải , mà còn bao gồm giấy và các tông có gắn màng nhựa hoặc băng dính Các vật liệu cấm đề cập đến tất cả các vật liệu không phải giấy cũng như các vật liệu giấy không phù hợp để tái chế giấy

Tiêu chuẩn chất lượng giấy phế liệu được đưa ra bởi Trung tâm Xúc tiến Tái chế Giấy phế liệu xác định hai loại chất gây ô nhiễm, loại A và B Ô nhiễm loại A bao gồm các vật liệu cấm (các vật liệu không phải là giấy) cũng như bất kỳ vật liệu hỗn hợp nào có thể can thiệp đáng kể vào sản xuất giấy mới Cụ thể, danh mục này bao gồm các vật liệu như đá, thủy tinh, kim loại, nhựa, vải, giấy tráng bọt nhiệt (giấy kết hợp với bọt nở ra dưới tác dụng của nhiệt để tạo ra bề mặt có hoa văn), giấy in dệt, giấy thơm và giấy tổng hợp bao gồm giấy đá (về mặt kỹ thuật không phải là giấy vì được làm từ nhựa và khoáng chất) Ô nhiễm loại B bao gồm các vật liệu tốt nhất là nên được loại trừ khỏi nguyên liệu sản xuất như giấy than, giấy sao chép không carbon, giấy nhiều lớp, băng dính, giấy nhiệt

Phân loại giấy phế liệu: Nhật Bản phân loại giấy phế liệu thành 9 nhóm bao gồm 26 chủng loại, chủ yếu căn cứ vào chủng loại sản phẩm giấy và nguồn thu hồi giấy

Tại Châu Âu, với chính sách tăng cường sử dụng phế liệu giấy làm nguyên liệu cho sản xuất giấy, tỷ lệ thu hồi giấy phế liệu của Châu Âu tăng từ 40% năm

1990 lên 70% vào năm 2013 qua đó giúp giảm tiêu thụ năng lượng (giảm khoảng 33%), chất thải rắn (giảm khoảng 39%), nước thải (giảm khoảng 49%), khí thải nhà kính và CO2 (giảm khoảng 37%) so với sản xuất từ giấy từ bột nguyên sinh, giảm chi phí trong quá trình sản xuất Giá giấy phế liệu tăng từ 90 euro/tấn năm

2006 lên 120 euro/tấn năm 2012 (tại Châu Âu) vì vậy tăng động lực cho thu gom giấy đã qua sử dụng và tăng tỉ lệ thu gom giấy [10]

EN 643 là danh sách các loại giấy và bảng tiêu chuẩn châu Âu về giấy phế liệu có hiệu lực từ năm 2002 và được sửa đổi vào năm 2013, EN 643 được thiết lập bởi cơ quan tiêu chuẩn hóa quốc gia

Theo EN 643, vật liệu không mong muốn có nghĩa là vật liệu không phù hợp để sản xuất giấy phế liệu và có thể bao gồm các yếu tố sau:

- Thành phần không phải là giấy

- Giấy và bìa không theo định nghĩa riêng từng loại

- Giấy và bìa gây bất lợi cho sản xuất

- Giấy không phù hợp để khử mực (nếu có)

Trang 18

Một thay đổi lớn trong EN 643 sửa đổi là việc đưa ra mức dung sai tối đa cho các thành phần không phải là giấy (tối đa 1,5% cho phần lớn các loại) và cho các vật liệu không mong muốn Danh sách định nghĩa xếp loại giấy trong EN 643 sửa đổi bổ sung hai cột định mức dung nạp tối đa trong giấy để tái chế bao gồm

“thành phần không giấy” và “vật liệu không mong muốn” Trọng lượng của chúng trong sản phẩm được kiểm tra bằng phương pháp lấy mẫu và đo lường đã được thống nhất

Bảng phân loại và tiêu chuẩn các nhóm giấy phế liệu theo tiêu chuẩn EN 643: Đã phân ra thành 5 nhóm giấy phế liệu chính, bao gồm các nhóm giấy thông thường, các nhóm giấy trung bình, các nhóm giấy cao cấp, các loại giấy kraft và nhóm giấy đặc biệt Cũng trong bảng phân loại này, các nhóm giấy loại được chia

ra rất cụ thể và đặc điểm của chúng Từ đó có thể giúp việc thu gom và phân loại

dễ dàng

Theo Hội đồng Tái chế Giấy Châu Âu (EPRC), tỷ lệ tái chế giấy ở Châu Âu

đã tăng từ 71,7% trong năm 2018 lên 72% vào năm 2019 [4], toàn Châu Âu có 13 quốc gia có tỷ lệ tái chế giấy vượt 70%, 12 quốc gia dưới 60% Xuất khẩu giấy thu hồi từ Hoa Kỳ sang Châu Á đã tăng nhanh chóng, tăng gần gấp ba lần kể từ năm

2002 Các mặt hàng xuất khẩu này chủ yếu đến Trung Quốc Trong năm 2009, khoảng 36% lượng xơ sợi thu hồi ở Mỹ được xuất khẩu sang Châu Á [7]

Với sự phát triển nhanh chóng của các quy trình tẩy sợi để tái sử dụng các sợi thứ cấp, quy trình tái chế giấy đang ngày càng trở nên hiệu quả hơn Chất lượng giấy làm từ sợi thứ cấp đang tiệm cận với chất lượng của giấy sản xuất từ sợi nguyên sinh Sản xuất thân thiện với môi trường hơn nhiều so với sản xuất từ bột nguyên sinh

Tại Việt Nam, những năm gần đây, năng lực sản xuất giấy Việt Nam có sự cải thiện rõ rệt năm 2020 đạt khoảng 6,866 triệu tấn/năm, tăng 181,74% so với năm 2015 (trung bình tăng 36,35%/năm), năm 2022 đạt khoảng 8,24 triệu tấn Ngành giấy Việt Nam hiện chủ yếu là sản xuất giấy bao bì công nghiệp làm thùng carton, chiếm đến 82% sản lượng và nguyên liệu hầu hết là giấy đã qua sử dụng (giấy tái chế, giấy thu hồi hay giấy phế liệu)

Giai đoạn 2015-2020 chứng kiến sự phát triển bùng nổ về năng lực sản xuất giấy bao bì Việt Nam tuy nhiên việc thu gom giấy đã qua sử dụng của Việt Nam rất thấp, chưa tương xứng với tốc độ phát triển của ngành giấy bao bì Việt Nam Theo số liệu thống kê, tính toán của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, nhu cầu

sử dụng, tỷ lệ thu hồi giấy của Việt Nam qua các năm như sau:

Trang 19

Bảng 1.1 Nhu cầu sử dụng và tỷ lệ thu gom giấy phế liệu của Việt Nam

2019 2020 2021 2022

1 Nhu cầu sử dụng 4.143,92 4.782,58 5.559,48 5.760,48

2 Thu gom trong nước 1.989,08 2.343,46 2.668,55 2.995,45

3 Nhập khẩu 2.154,84 2.439,11 2.890,93 2.765,03

4 Tiêu dùng giấy của Việt Nam 5.439,22 5.179,58 6.434,71 6.767,93

5 Tỷ lệ thu hồi giấy của Việt Nam 36,57% 45,24% 41,47% 44,26% Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Giấy và Bột giấy Việt Nam, năm 2021 tổng sản lượng giấy các loại đạt 5,59 triệu tấn, tăng 8,0%, tăng 0,47 triệu tấn so với năm 2020 (4,94 triệu tấn) Trong đó, giấy bao bì (testliner và medium) được sản xuất chủ yếu từ nguyên liệu giấy thu hồi, đạt 4,761 triệu tấn, tăng 11%, tương ứng 0,482 triệu tấn so với năm 2020 (Hình 1.1) [2]

Hình 1.1 Năng lực sản xuất, sản xuất, tiêu thụ và xuất nhập khẩu giấy của Việt

Nam (đvt: triệu tấn) (Nguồn: VPPA tổng hợp)

Giấy thu hồi là nguyên liệu chính, chiếm đến 88% nhu cầu nguyên liệu để sản xuất giấy, riêng giấy bao bì đến 98% Tuy nhiên, nguồn cung giấy phế liệu trong nước không thể đáp ứng được nhu cầu của các doanh nghiệp, lượng giấy thu hồi thu gom trong nước chỉ đáp ứng khoảng 48% nhu cầu; 52% nhu cầu giấy thu hồi phải nhập khẩu từ các khu vực và quốc gia khác trên thế giới

Trang 20

Hình 1.2 Lượng sử dụng, thu gom trong nước và nhập khẩu giấy thu hồi của

Việt Nam (đvt: triệu tấn) (Nguồn: VPPA tổng hợp)

Việt Nam hiện là nước xuất khẩu hàng hóa, việc tham gia cùng lúc và có hiệu lực các Hiệp định thương mại tự do đặc biệt là ba Hiệp định gồm CPTPP, EVFTA và RCEP đã tạo điều kiện rất thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu và gia nhập thị trường thế giới của hàng hóa Việt Nam Ngành công nghiệp giấy đóng góp lớn vào việc tăng trưởng và phát triển hàng hóa xuất khẩu, giấy bao bì là bao

bì cho hầu hết các ngành sản xuất xuất khẩu chủ lực như: giày dép, điện tử, may mặc, thủy sản, đồ gỗ,… Việc xuất khẩu hàng hóa tăng mạnh kéo theo lượng bao

bì giấy đi theo hàng hóa xuất khẩu ra nước ngoài nhiều hơn làm giảm lượng bao

bì tiêu thụ thực tế trong nước dẫn tới lượng giấy phế liệu và tỷ lệ thu gom trong nước thấp, không cao

Nguồn giấy thu hồi được Việt Nam nhập khẩu từ 56 quốc gia và khu vực, vùng lãnh thổ khác nhau [2] Trong đó lớn nhất là Mỹ và canada chiếm 35,3%, Nhật Bản chiếm 26,1%, các quốc gia ở Châu Âu chiếm 20,4%, các quốc gia khác còn lại chiếm 18,2% tổng lượng giấy thu hồi nhập khẩu của Việt Nam Hình 1.3 Nguồn cung giấy thu hồi đang ngày càng thu hẹp do xu lướng tái chế tại chỗ, các tập đoàn lớn kiểm soát nguồn cung

Việc nhập khẩu giấy thu hồi từ nhiều nguồn khác nhau cùng với sự khác nhau về các chủng loại giấy thu hồi làm thành phần và tính chất của giấy thu hồi biến động đã và đang gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp tái chế giấy cũng như các cơ quan quản lý nhập khẩu và quản lý môi trường của Việt Nam

Trang 21

Hình 1.3 Thị trường chính cung cấp giấy thu hồi cho Việt Nam năm 2021

(đvt: %) (Nguồn: VPPA tổng hợp)

Tại Việt Nam, chính sách quản lý nhập khẩu giấy phế liệu làm nguyên liệu cho sản xuất vẫn gây rào cản, khó khăn, tăng chi phí và thời gian Các chính sách mới liên quan tới quản lý nhập khẩu phế liệu làm nguyên liệu sản xuất có hiệu lực

từ 2018, các hoạt động tích trữ thùng sóng cũ (OCC) giảm dần; giá OCC ổn định trở lại giúp nâng cao biên lợi nhuận của các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì, khi

mà nguồn nguyên liệu đầu vào là giấy OCC chiếm đến trên 60% trong cấu trúc chi phí sản xuất Trong dài hạn (5-10 năm tới) các chính sách của Trung Quốc liên quan tới quản lý nhập khẩu giấy phế liệu sẽ có tác động tích cực đối với các doanh nghiệp sản xuất giấy bao bì tại Việt Nam nếu chúng ta tận dụng hiệu quả sự thay đổi này

Thế giới đã có xu hướng sử dụng bao bì giấy thay cho bao bì nhựa từ nhiều năm qua, Hàn Quốc được biết đến là quốc gia tiêu thụ sản phẩm nhựa dùng một lần lớn nhất thế giới, đạt mức 98,2 kg/người/năm (theo báo cáo chính phủ Hàn Quốc năm 2016), cũng đã chính thức cấm sử dụng túi nilon từ ngày 01/01/2020

và khuyến khích sử dụng các sản phẩm giấy Do vậy, nhu cầu về sử dụng giấy các loại, đặc biệt là giấy bao bì sẽ tiếp tục tăng, đặc biệt là tại Việt Nam khi mức độ sử dụng giấy bình quân đầu người hiện khoảng 51kg/người, so với mức trung bình thế giới là 58kg/người Theo dự báo của VPPA trong 5-10 năm tới, nhu cầu giấy các loại sẽ tăng từ 8-10%/năm, riêng giấy bao bì có thể tăng tới 15-18%/năm Đây

là cơ hội tốt cho sự phát triển của ngành giấy Việt Nam và đi kèm theo đó chắc chắn sẽ xảy ra tình trạng thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất giấy, như đã từng xảy

ra với Trung Quốc giai đoạn 2000-2005

Việt Nam cũng đã đưa ra các quy định và tiêu chuẩn về giấy phế liệu Theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường đối với phế liệu giấy nhập khẩu làm

35.3

26.1 20.4

7.5

Mỹ & Canada Nhật Bản Châu Âu Brazil Thái Lan Chile Khác

Trang 22

nguyên liệu sản xuất (QCVN 33:2018/BTNMT), các quy chuẩn được đưa ra và áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân nhập khẩu và sử dụng phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các cơ quan quản lý nhà nước liên quan đến hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu giấy nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; các tổ chức đánh giá sự phù hợp có liên quan đến hoạt động nhập khẩu phế liệu giấy từ nước ngoài Các quy định về kỹ thuật như quy định phân loại, làm sạch phế liệu, loại giấy phế liệu được nhập khẩu, quy định về kiểm tra, quản lý giám định giấy phế liệu Trong đó, có nêu các nội dung đáng chú ý như:

Quy định về phân loại, làm sạch phế liệu: Phế liệu giấy nhập khẩu bao gồm một hoặc một số khối hàng phế liệu giấy đã được phân loại riêng biệt theo từng

mã HS thuộc Danh mục phế liệu được phép nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất do Thủ tướng Chính phủ ban hành Trong mỗi khối hàng phế liệu giấy nhập khẩu được phép lẫn lượng phế liệu giấy có mã HS khác (thuộc Danh mục phế liệu giấy được phép nhập khẩu) so với mã HS khai báo trong hồ sơ nhập khẩu Tỷ lệ khối lượng phế liệu giấy có mã HS khác không vượt quá 20% tổng khối lượng của khối hàng phế liệu giấy nhập khẩu

Quy định về loại phế liệu giấy được phép nhập khẩu: Các loại phế liệu giấy (bao gồm cả các loại giấy đã được tráng phủ bề mặt) và các tông, được lựa chọn, phân loại từ giấy và các tông đã qua sử dụng hoặc bị loại ra trong quá trình sản xuất, phân loại, gia công, in ấn được sử dụng để tái sản xuất thành giấy và các tông

Quy định về loại phế liệu giấy không được phép nhập khẩu: Vỏ bao bì giấy

đã qua sử dụng để chứa dầu, nhớt, mỡ, hóa chất, thực phẩm; các loại bao bì giấy còn đóng kín Giấy hoặc các tông đã qua sử dụng có thành phần chất chống cháy (hợp chất PBDE - PolyBrominated Diphenyl Ether, hợp chất PBB -PolyBrominated Biphenyl, các hợp chất gốc phthalate)

Tiêu chuẩn về giấy loại ở nước ta cũng đã được đưa ra (TCVN 5946:2007)

do Ban Kỹ thuật Tiêu chuẩn TCVN/TC 6 Giấy và sản phẩm giấy biên soạn, Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng đề nghị, Bộ Khoa học và Công nghệ công

bố Tiêu chuẩn này quy định cách phân loại giấy loại một cách tổng quát, bởi vậy trong các hợp đồng giữa bên mua và bên bán nên có các chi tiết kỹ thuật cụ thể, nhưng không được trái với các quy định trong tiêu chuẩn này Theo tiêu chuẩn này, các nhóm giấy loại cũng đã được phân ra và có các đặc tính phân loại

Việc đưa ra các quy chuẩn và tiêu chuẩn giúp việc phân loại và sử dụng dễ dàng hơn trong việc thu gom và sử dụng giấy phế liệu Tuy nhiên, thực tế hiện nay các doanh nghiệp thu gom và sử dụng giấy phế liệu vẫn gặp phải khó khăn, vướng

Trang 23

mắc, đồng thời tạo ra những ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của các doanh nghiệp:

Việc thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT ngày 14/9/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất và Công văn số 5943/BTNMT-TCMT ngày 26/10/2018 của Bộ Tài nguyên và Môi trường hướng dẫn thực hiện Thông tư 08/2018/TT-BTNMT và Thông tư 09/2018/TT-BTNMT ban hành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia

về môi trường đối với phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất gây ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động và quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp: Thời gian làm thủ tục kéo dài làm phát sinh chi phí lưu container/lưu bãi rất lớn tại các cảng Chỉ riêng với ngành giấy: phí lưu container, lưu bãi đã lên tới hàng trăm tỷ đồng; nhiều doanh nghiệp buộc phải ngừng sản xuất do thiếu nguyên liệu dẫn đến bị khách hàng phạt, tâm lý người lao động bất an; chi phí sản xuất tăng cao, không cạnh tranh được với các sản phẩm nhập khẩu từ các nước trong khu vực ngay trên sân nhà Ngoài ra, khó khăn trong việc kiểm định nhập khẩu và tồn đọng quá nhiều container tại các cảng gây thiếu hụt, mất cân đối container trong vận chuyển của các hãng tàu, làm cho cước vận chuyển đến Việt Nam cao hơn nhiều so với các nước trong khu vực như Thái Lan, Indonesia, Malaysia

Do vậy, việc nghiên cứu các giải pháp về quản lý và sử dụng giấy phế liệu làm nguyên liệu sản xuất cho ngành công nghiệp giấy Việt Nam để nâng cao tỷ lệ thu gom giấy tại Việt Nam để phục vụ cho sản xuất trong nước, qua đó làm tăng năng lực cạnh tranh của ngành giấy trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế và giảm lượng nhập khẩu giấy phế liệu là đòi hòi cấp thiết

Về Quy hoạch phát triển ngành giấy Việt Nam của Bộ Công Thương: Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp Giấy Việt Nam đến năm 2020, có xét đến năm

2025 tại Quyết định số 10508/QĐ-BCT của Bộ Công Thương ngày 18/11/2014 đã xác định rõ: Quan điểm phát triển ngành giấy là phải áp dụng công nghệ tiên tiến

để nâng cao chất lượng sản phẩm, giảm tiêu hao nguyên liệu, năng lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và sản phẩm, tập trung xây dựng một số thương hiệu quốc gia với sản phẩm giấy và bột giấy để cạnh tranh hiệu quả trong tiến trình hội nhập kinh tế;

Tiềm năng phát triển ngành công nghiệp giấy Việt Nam còn rất lớn đặc biệt

là lĩnh vực sản xuất giấy bao bì công nghiệp chất lượng cao: Mức tiêu thụ giấy bình quân đầu người của Việt Nam hiện còn khá thấp, chỉ 55,3 kg/người/năm so với mức trung bình thế giới là 70kg/người/năm, của Thái Lan là 76kg/người/năm, của Mỹ và Nhật Bản là 200kg/người/năm, của EU là 250kg/người/năm trong khi

Trang 24

Việt Nam là nước có dân số đông khoảng 99,667 triệu người (năm 2023) đứng thứ

15 trên thế giới Do vậy, nhu cầu giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất của Việt Nam trong tương lai gần còn rất lớn trong khi tỷ lệ thu hồi và tái sử dụng giấy phế liệu trong nước chưa cao, nhu cầu nhập khẩu giấy thu hồi làm nguyên liệu cho sản xuất giấy tái chế trong nước là rất lớn

1.2 Lợi ích của việc tái chế giấy

Tái chế giấy thải có một số lợi ích, cho cả con người và Trái Đất [5] Tái chế một tấn giấy có thể tiết kiệm được 17-24 cây xanh không bị chặt và đem đi làm bột giấy, tiết kiệm được khoảng 39,84 lít nước cùng với gần 4.000 kWh điện, tiết kiệm được 605 lít dầu thô, số cây không bị chặt có thể tạo ra lượng Oxi đủ cho

12 người thở trong 1 năm và hạn chế tối đa lượng khí thải CO2 tương đương lượng khí thải của một chiếc ôtô trong gần 2 tháng

Quá trình tái chế giấy bảo vệ môi trường Sử dụng giấy tái chế để làm giấy mới giúp giảm số lượng cây bị chặt, bảo tồn tài nguyên thiên nhiên Mỗi tấn sợi tái chế tiết kiệm trung bình 17-24 cây cộng với năng lượng nghiền nhỏ liên quan Trong một số trường hợp, dịch vụ tái chế rẻ hơn dịch vụ xử lý rác Giấy tái chế giúp tiết kiệm không gian bãi chôn lấp và giảm lượng ô nhiễm trong không khí

do đốt rác Các doanh nghiệp có thể quảng bá hình ảnh cộng đồng và tích cực bằng cách bắt đầu và duy trì chương trình tái chế giấy Cha mẹ có thể thúc đẩy một môi trường trong sạch và lối sống lành mạnh cho con cái của họ bằng cách dạy chúng

về lợi ích của việc tái chế giấy

Bằng cách sử dụng giấy thu hồi để sản xuất giấy mới, các vấn đề về xử lý được giảm thiểu Tiết kiệm được ít nhất 30 lít nước, khoảng 3000-4000 kWh điện

và 95% ô nhiễm không khí cho mỗi tấn giấy được sử dụng để tái chế Ngoài ra, không gian bãi chôn lấp được tiết kiệm và trong nhiều trường hợp, thu hồi giấy để tái chế có thể tiết kiệm cho cộng đồng khoản tiền mà nếu không họ sẽ phải bỏ ra

để xử lý Điều này là do tiết kiệm được năng lượng sử dụng trong sản xuất bột giấy cần thiết để biến gỗ thành giấy

Giấy tái chế tạo ra ít khí thải gây ô nhiễm hơn cho không khí và nước Giấy tái chế thường không được tẩy trắng lại và khi đó, Oxy, chứ không phải Clo, thường được sử dụng Điều này làm giảm lượng Dioxin được thải ra môi trường như một sản phẩm phụ của quá trình tẩy trắng bằng Clo

Thực tế không phải tái chế giấy chỉ đem lại lợi ích Các nhà máy tái chế giấy được biết đến là nơi phát sinh các chất thải như bùn thải, mực, chất kết dính (nilong) và các vật liệu rắn khác không thể tái sử dụng, được lấy ra khỏi xơ sợi tái

Trang 25

chế Nhưng theo Conservatree, các chất thải nêu trên của ngành tái chế giấy vẫn cần được đưa vào các bãi chôn lấp hoặc có phương án xử lý, kiểm soát để bảo vệ môi trường

Tùy từng trường hợp, việc tái chế giấy có thể phải sử dụng nhiều nguồn lực hơn hoặc tốn quá nhiều nguồn lực hơn so với lợi ích mang lại, phụ thuộc nhiều vào loại giấy thu hồi sử dụng để tái chế và loại giấy tái chế mới mong muốn sản xuất

1.3 Khái quát về thành phần và tính chất của giấy tái chế

Như phân tích trên, giấy tái chế là nguyên liệu thô rất quan trọng của ngành công nghiệp giấy [1], nhưng Chất lượng giấy tái chế (thành phần và tính chất của giấy tái chế) không ổn định, luôn thay đã và đang gây không ít khó khăn đối với các doanh nghiệp tái chế giấy cũng như các cơ quan quản lý nhập khẩu và quản lý môi trường của các nước

Thành phần và tính chất hay chất lượng của giấy tái chế là vấn đề quan trọng để đạt được tỷ lệ tái chế trong khi vẫn đảm bảo tính bền vững của xơ sợi và hiệu quả của quá trình tái chế [11] Chất lượng của giấy thu hồi bị ảnh hưởng bởi rất nhiều các vấn đề khác nhau: Từ quá trình sản xuất giấy, gia công các sản phẩm

từ giấy đến sử dụng, thu gom, phân loại, vận chuyển giấy đã qua sử dụng đến các

cơ sở sản xuất tái chế giấy, cụ thể như sau:

Những yếu tố ảnh hưởng từ các hóa chất có trong giấy tái chế

Hóa chất có trong giấy tái chế có thể đến từ nhiều nguồn khác nhau, do chủ đích thêm vào từ quá trình sản xuất bột giấy và giấy hay từ quá trình gia công, sản xuất các sản phẩm từ giấy hoặc từ quá trình sử dụng các sản phẩm giấy hay từ quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển giấy phế liệu đến cơ sở tái chế giấy

Hoạt động sản xuất, gia công giấy thường gồm hai giai đoạn: Giai đoạn Sản xuất bột giấy và giấy; Giai đoạn Gia công, sản xuất các sản phẩm từ giấy

Giai đoạn i: Sản xuất bột giấy và giấy của ngành công nghiệp giấy

Nguyên liệu chính sử dụng sản xuất giấy thường là bột giấy nguyên sinh và/hoặc bột giấy tái chế được phối theo tỷ lệ khác nhau phụ thuộc vào chủng loại giấy mong muốn sản xuất và phù hợp với mục đích sử dụng giấy mới Ngoài các nguyên liệu chính, quá trình sản xuất giấy, tùy công nghệ từng dây chuyền sản xuất giấy, các nhà thường sử dụng thêm các loại chất phụ gia tổng hợp như chất trợ bảo lưu, chất gia keo, chất tăng trắng, chất diệt khuẩn, chất kết dính tổng hợp, chất độn, hóa chất tạo mầu, hóa chất tráng phủ…v.v để cải thiện tính chất nào đó của giấy hoặc để giảm giá thành sản xuất, tăng hiệu quả sản xuất giấy

Trang 26

Giai đoạn ii: Gia công, sản xuất các sản phẩm từ giấy theo các ngành riêng

biệt (ví dụ: tạp chí định kỳ, vật liệu đóng gói, sách, sổ vở, v.v.) Quá trình gia công, sản xuất các sản phẩm từ giấy gồm các quá trình tạo sóng, quá trình in, nhuộm, thêm chất kết dính và dán nhãn, v.v có thể sử dụng một số hóa chất để cải thiện quá trình sản xuất và chất lượng hoặc chức năng của thành phẩm

Ngoài ra, thực phẩm hay hóa chất có thể nhiễm vào giấy trong quá trình sử dụng giấy làm bao bì chứa các hàng hóa như dược phẩm, thực phẩm, nông sản, lâm sản, thủy sản hay các thiết bị, linh kiện điện tử, dệt may, giày da, hóa chất, dầu mỡ,…

Việc sử dụng các chất phụ gia tổng hợp trong quá trình sản xuất giấy cũng như trong quá trình gia công, sản xuất các sản phẩm từ giấy và trong quá trình sử dụng sản phẩm giấy nêu trên dẫn đến việc các hóa chất này tồn tại trong giấy sau khi sử dụng, được thu hồi làm nguyên liệu và đưa vào quá trình sản xuất giấy tái chế, chúng có thể sẽ hòa tan trong nước và được loại bỏ qua nước thải, hoặc bay hơi và thải ra ngoài không khí hoặc tồn tại trong pha rắn dưới dạng chất thải rắn hay tiếp tục tồn tại trong các sản phẩm giấy mới được sản xuất

Những năm gần đây, sự quan ngại về sự hiện diện của một số chất hóa học còn lại trong giấy có khả năng gây hại cho môi trường, sức khỏe người tiêu dùng như hóa chất từ vật liệu đóng gói có thể ngấm vào thực phẩm [12] [13] [14] Các nghiên cứu gần đây đã chứng minh rằng giấy và các sản phẩm từ giấy có thể chứa nhiều loại chất hóa học [12] [13], hầu hết trong số đó có thể liên quan đến ngành công nghiệp in ấn, với hơn 7.000 hóa chất có thể được sử dụng riêng chỉ trong các sản phẩm bao gói thực phẩm được in [14] Tuy nhiên, có rất ít thông tin về định lượng của các chất cụ thể trong các sản phẩm giấy hoặc giấy phế liệu đưa đi tái chế Hầu hết các nghiên cứu hiện có nhằm vào một nhóm hóa chất hoặc sản phẩm giấy cụ thể [18] [19] [20] [21], và việc cố gắng xác định từng hóa chất đơn lẻ có trong giấy là không khả thi thực tế [15] nên cần phải sàng lọc một cách có hệ thống các hóa chất có thể được sử dụng trong quá trình sản xuất giấy và gia công các sản phẩm từ giấy để xác định những chất nào có thể có vấn đề và các chất nào là quan trọng nhất đối với việc tái chế giấy trong tương lai

Thông tin về các chất hóa học được sử dụng trong sản xuất giấy hoặc gia công giấy, cũng như các hóa chất được xác định trong các dòng sản phẩm giấy thực tế được thu thập, tham khảo từ nhiều nguồn dữ liệu khác nhau như: Hóa chất

sử dụng trong sản xuất giấy và bột giấy được lấy từ các cơ quan đăng ký sản phẩm quốc gia [22] và các đánh giá khoa học [8], cũng như dữ liệu kiểm kê do Cơ quan

An toàn Thực phẩm Châu Âu cung cấp Các chất được sử dụng trong ngành in ấn

Trang 27

được lấy từ một báo cáo gần đây của Đan Mạch [23], danh sách kiểm kê của Hiệp hội Mực in Châu Âu (EuPIA) và quy định gần đây do Bộ Nội vụ Liên bang Thụy

Sĩ (FDHA) ban hành Dựa trên sự kết hợp các nguồn thông tin, nghiên cứu viên đã thu được một tập hợp gần 10.000 chất hóa học được sử dụng, trong đó:

Hầu hết các vật liệu phi sợi đều được đưa vào trong các bước sản xuất, gia công giấy là các chất tự nhiên như đất sét, CaCO3 và tinh bột làm chất độn, chất kết dính, chất hỗ trợ lưu giữ, chất tạo độ bền khô/ướt, lớp phủ, chất diệt khuẩn, chất phân tán, v.v [8]

Trong gia công sản phẩm từ giấy: quá trình in ấn thì phần lớn hóa chất được

sử dụng làm dung môi, thuốc nhuộm, mực in, bột màu, chất kết dính, chất làm cứng, chất quang hóa, chất hóa dẻo, chất hoạt động bề mặt,v.v [23]

Mặc dù không có các quy định cụ thể nào về an toàn hóa chất trong bao bì đựng thực phẩm bằng giấy nhưng luật pháp Châu Âu về các hàng hóa (như nhựa, kim loại, giấy, v.v.) tiếp xúc trực tiếp với thực phẩm cấm sử dụng các hóa chất có thể ngấm, di chuyển vào thực phẩm và ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng, cũng như chất lượng thực phẩm gốc Luật này chỉ áp dụng với các bao bì giấy được sản xuất từ sợi nguyên sinh, chưa có quy định về các loại hóa chất được thêm vào trong quá trình sản xuất, tái chế giấy đối với bao bì giấy được sản xuất từ giấy tái chế Trong khi ngành công nghiệp giấy và chất lượng giấy cuối cùng chịu ảnh hưởng bởi các hóa chất có trong giấy tái chế Do vậy cần phải có một cái nhìn tổng thể toàn diện về những chất hóa học nào được phép và những chất nào nên tránh không được sử dụng trong quá trình sản xuất bột giấy và giấy cũng như trong quá trình gia công các sản phẩm từ giấy để đảm bảo tỷ lệ thu hồi và tái chế giấy cao đồng thời đảm bảo được sự ổn định và chất lượng cao của các sản phẩm giấy sản xuất từ xơ sợi tái chế

Những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra rằng, thành phần cơ bản của giấy thu hồi làm nguyên liệu sản xuất giấy bao bì công nghiệp gồm: nhóm xơ sợi (xenlulo

và hemixenlulo), lignin, nhóm các chất hữu cơ phi xơ sợi, nhóm các tạp chất vô cơ

và các chất hữu cơ không tan trong đó:

- Hàm lượng thành phần nhóm xơ sợi (xenlulo và hemixenlulo) của giấy thu hồi trung bình khoảng 77-81%;

- Hàm lượng lignin chiếm khoảng 15-17%;

- Hàm lượng các chất vô cơ tổng chiếm khoảng 1,5-6,5% và

- Các chất hữu cơ phi xơ sợi không vượt quá 2,0%

Trang 28

Những yếu tố ảnh hưởng từ quá trình thu gom, phân loại và vận chuyển giấy thu hồi tới nhà máy sản xuất giấy tái chế

Tỷ lệ thu hồi giấy ở các khu vực và các quốc gia trên thế giới cũng như nhu cầu giấy thu hồi đang tăng, các nguồn giấy đã qua sử dụng có chất lượng cao như bao bì hòm hộp giấy đã qua sử dụng thải ra từ các cơ sở sản xuất công nghiệp, siêu thị, trung tâm thương mại… được khai thác ngày càng tăng, sản lượng không đáp ứng được nhu cầu sử dụng do vậy các nguồn giấy đã qua sử dụng có chất lượng thấp hơn và phân tán hơn như giấy từ nguồn của các hộ gia đình, văn phòng công sở,… cũng được thu gom ảnh hưởng tới chất lượng giấy thu hồi [24] [11] [25] do

số lần tái chế giấy nhiều, hàm lượng các hóa chất còn lại trong giấy tăng lên

Các sản phẩm từ giấy được sử dụng ngày càng đa dạng về chủng loại và chất lượng như hòm hộp bao bì giấy hay giấy in, giấy viết, giấy photo, giấy bao gói thực phẩm, giấy tạp chí, giấy bìa màu, cốc giấy, đĩa giấy, túi giấy, khay giấy, giấy xây dựng, giấy nến, giấy lót bao bọc hoa quả, giày dép, nên sau khi sử dụng, việc thu hồi, phân loại, tách riêng từng loại giấy để tái sử dụng là không thể

vì vậy mà mỗi một loại giấy phế liệu luôn có loại giấy “chính” và có lẫn một số loại giấy “phụ” nào đó

Mỗi quốc gia, mỗi khu vực lại có hướng dẫn, quy chuẩn phân loại giấy thu hồi riêng, phù hợp với điều kiện thực tế của từng quốc gia và khu vực Do vậy mà chất lượng giấy thu hồi (thành phần giấy thu hồi cũng như tính chất của giấy thu hồi) không ổn định và luôn khác nhau giữa các quốc gia và khu vực

Phương pháp thu gom, phân loại là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giấy thu hồi [26] Các hệ thống thu gom có thể tạo ra chất lượng giấy thu hồi khác nhau trong đó sự khác biệt quan trọng nhất về chất lượng được quan sát thấy giữa chất lượng giấy thu hồi được thu gom bởi hệ thống thu gom riêng biệt

và hệ thống thu gom tập trung Trên thực tế, sự thay đổi từ các hệ thống thu gom riêng biệt từng nguồn thành các hệ thống tập trung, trộn lẫn là thay đổi đáng kể nhất trong ngành công nghiệp tái chế trong những năm qua và một trong những mối đe dọa lớn đối với chất lượng giấy được thu hồi [11] [27] Theo đó, trong hệ thống thu gom tập trung, tất cả các vật liệu có thể tái chế được như hỗn hợp giấy, bìa, chai thủy tinh, lon nước uống, đồ dùng bằng nhựa, v.v sẽ được thu gom cùng nhau trong một thùng Mặc dù các vật liệu có thể tái chế được này được phân loại

và xử lý trong các cơ sở thu hồi vật liệu (MRF) riêng tương ứng, nhưng khả năng lây nhiễm chéo giữa các vật liệu cao hơn dẫn tới tổng lượng vật liệu phi xơ sợi, những tạp chất vô cơ, hữu cơ,… không sử dụng được có lẫn trong giấy thu hồi

Trang 29

tăng từ 1% trong hệ thống thu gom riêng biệt lên từ 5% đến 20% trong hệ thống thu gom tập trung tùy từng trường hợp [28] [29] [30] [31]

Việc thu hồi giấy được thực hiện theo một số cách khác nhau, tùy thuộc vào loại giấy được thu hồi và nguồn gốc của giấy sau khi sử dụng Nhìn chung, giấy tái chế trước khi được mang đi tiêu thụ dễ thu gom hơn vì nó có xu hướng tập trung

ở các địa điểm sản xuất cụ thể, cũng có xu hướng đồng nhất và ít bị ô nhiễm hơn nhiều Những hệ thống này thường giấy thu hồi thường được đóng kiện và đóng gói trực tiếp tại nơi thu gom mà không cần xử lý thêm

Việc thu hồi giấy tái chế sau khi sử dụng khó khăn hơn do các nguồn có xu hướng ít tập trung hơn và giấy thường bị lẫn giữa các loại giấy cũng như bị lẫn với các chất thải khác Một số loại giấy vụn sau tiêu thụ, chẳng hạn như giấy văn phòng

đã phân loại, có thể tương đối sạch vì chúng được thu gom ở các văn phòng, được đóng kiện và thu gom Thông thường, những giấy thu gom này sẽ được bán trực tiếp cho người sử dụng sợi tái chế mà không cần phải xử lý thêm

Giấy đã qua sử dụng được thu gom qua hệ thống thu gom của thành phố ít đồng nhất và cần phải xử lý để có thể sử dụng được làm nguyên liệu cho sản xuất như giấy phế liệu Việc thu gom các loại giấy này có thể được thực hiện thông qua một số cơ chế khác nhau bao gồm thùng lấy hàng, thùng trả hàng, thu gom lề đường và các hệ thống khác Trong khi việc thu gom lề đường là thuận tiện nhất cho người tiêu dùng, nhưng nó phân tán, không tập trung Có thể dễ dàng nhận thấy hiệu quả của việc thu gom lề đường liên quan đến mật độ dân số với sự thay đổi của khả năng tiếp cận trên khắp Hoa Kỳ Các khu vực đông dân cư (dân số trên 250.000 dân) có khả năng tiếp cận các chương trình tái chế tốt hơn nhiều so với các khu vực ít dân cư hơn Nhìn chung ở Hoa Kỳ năm 2015 khoảng 73% dân số được tiếp cận với đồ tái chế ở lề đường, 21% được tiếp cận với các chương trình tái chế bỏ túi và 94% được tiếp cận với một số loại chương trình tái chế Phương

án thu gom này đã tăng lên trong 10 năm qua [32]

Các phương pháp thu gom này phụ thuộc nhiều vào việc người sử dụng cuối cùng phân loại hiệu quả giấy ra khỏi dòng chất thải rắn sinh hoạt (CTRSH) Việc phân loại này có thể thực hiện được khá dễ dàng vì hiện giấy chiếm là phần lớn trong CTRSH trước khi tái chế Việc thu hồi và phân loại giấy sau khi trộn với chất thải khác trở lên khó khăn hơn nhiều Trong trường hợp này, loại và lượng ô nhiễm

có thể làm tăng đáng kể chi phí thu gom, phân loại và xử lý giấy thu hồi, có thể vượt lợi tích về kinh tế mà các chủ doanh nghiệp nhận được để phân loại các vật liệu có thể tái chế trước khi thu gom Ngoài ra, cũng phải xem xét khả năng cân bằng của dòng CTRSH Mặc dù lợi thế khi loại bỏ giấy ra khỏ dòng CTRSH hơn

Trang 30

so với việc thu gom và đưa đến bãi chôn lấp, việc phân loại, tách giấy khỏi CTRSH đốt để sản xuất năng lượng sẽ làm giảm giá trị năng lượng của vật liệu, vì giấy là một phần đáng kể của vật liệu dễ cháy

Hàm lượng vật liệu không sử dụng được là một trong những yếu tố quyết định đến chất lượng của giấy thu hồi Theo danh sách Châu Âu về các cấp độ tiêu chuẩn được phục hồi Giấy và Bảng (EN 643), vật liệu không sử dụng được bao gồm các thành phần không phải giấy, giấy và bìa gây bất lợi cho sản xuất thành phẩm (Bảng 1.2) Giấy bao gồm các thành phần có chứa các vật chất lạ nhiễm vào giấy trong quá trình xử lý, có thể gây ra hư hỏng đối với máy móc hoặc gián đoạn sản xuất, có thể làm giảm giá trị của thành phẩm Giấy và bìa có hại cho sản xuất

là các loại giấy và bìa đã được phục hồi hoặc xử lý theo cách mà chúng ở mức tiêu chuẩn cơ bản, không thích hợp làm nguyên liệu thô để sản xuất, hoặc thực sự gây

hư hại, hoặc sự hiện diện của nó làm cho toàn bộ lô hàng giấy không sử dụng được Trong trường hợp các loại giấy đồ họa như giấy in báo, giấy có trọng lượng nhẹ được tráng hoặc siêu tráng, tất cả đều là giấy báo cũ (ONP) và giấy tạp chí cũ (OMG) thuộc về các loại giấy mong muốn và tất cả bao bì màu nâu và xám được phân loại là không phù hợp Tuy nhiên cũng có hộ các loại giấy thải có xếp hạng không rõ ràng và mỗi nhà máy giấy đều đặt riêng thông số kỹ thuật tùy thuộc vào loại giấy thu hồi được mua và loại giấy được sản xuất [24]

Bảng 1.2 Định nghĩa các vật liệu không sử dụng được trong giấy thu hồi cho sản

xuất giấy đồ họa

Kim loại, nhựa, thủy tinh, dệt may, gỗ, cát

và vật liệu xây dựng, vật liệu tổng hợp, giấy tổng hợp, chất bẩn, vải, dây thừng, dây, rác, dây cao su, chất thấm cá nhân (tã, miếng lót, v.v )

Giấy và bìa gây bất lợi cho sản xuất (vết bẩn hoặc vật liệu không mong muốn)

Thùng sóng cũ (OCC), túi Kraft, thùng gấp, danh bạ điện thoại, giấy không carbon, giấy màu, phong bì, catalogue, băng dính, giấy than, thư rác, giấy sáp Thành phần có trong giấy phế liệu dùng để tái chế, kích thước xơ sợi có ảnh hưởng rất lớn đến độ bền xơ sợi của các loại giấy tái chế (chất lượng giấy tái chế); giá giấy tái chế cũng như chất lượng giấy sản xuất mới từ giấy tái chế và hiệu quả sản xuất giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi nhằm tạo cơ sở cho việc đánh giá thêm

về chất lượng của giấy phế liệu như một nguồn tài nguyên, và cuối cùng là để người tiêu dùng chấp nhận giấy tái chế nói chung

Trang 31

1.4 Tổng quan về các loại hóa chất trong giấy thu hồi

Hầu hết các hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất giấy đều là chất độn như đất sét, đá vôi CaCO3, chất kết dính như tinh bột, chất hỗ trợ lưu giữ, chất tạo

độ bền khô/ướt, lớp phủ, chất diệt khuẩn, chất phân tán, v.v [8] tuy nhiên chúng chủ yếu là các hóa chất có nguồn gốc tự nhiên, không nguy hại

Để xác định các hóa chất chính liên quan đến tái chế giấy, quy trình lựa chọn sàng lọc đã được áp dụng để sàng lọc đối với những hóa chất được coi là có hại nhất, có nhiều khả năng tồn đọng trong xơ sợi giấy nhất (và không bay hơi hoặc tan trong nước nước trong quá trình xử lý, tái chế và nghiền lại) và bền trong dung môi Quy trình bao gồm bốn bước sau:

Bước 1) lập danh sách các hóa chất có thể được sử dụng trong ngành công nghiệp giấy và ngành công nghiệp in ấn hoặc các hóa chất có thể đã được xác định trên giấy (khoảng 10.000 loại hóa chất);

Bước 2) xác định hóa chất có hại tiềm tàng;

Bước 3) xác định các hóa chất chủ yếu liên quan đến chất rắn;

Bước 4) xác định các hóa chất không dễ phân hủy sinh học

Tổng quan về nguồn gốc tài liệu tham khảo để lập danh sách gần 10.000 hóa chất có trong giấy thu hồi ở Bước 1 trên được trình bày trong Bảng 1.3

Bảng 1.3 Nguồn dữ liệu được sử dụng trong nghiên cứu và cung cấp thông tin

định lượng của danh sách các hóa chất ở Bước 1

Nguồn Số loại hóa

chất

Tài liệu khoa

học

348 Tài liệu khoa học cung cấp dữ liệu phân

tích về việc xác định hoặc định lượng hóa chất trong giấy và/hoặc bìa

Sản xuất giấy và các sản phẩm từ giấy, và NIAS

Trang 32

Nguồn Số loại hóa

chất

RiskCycle 12 Cơ sở dữ liệu về các chất phụ gia hóa

học được sử dụng trong sản xuất giấy

EFSA 223 Hóa chất hiện đang được sử dụng trong

sản xuất giấy và bìa

Sản xuất giấy

FDHA 4575 Hóa chất được phép sử dụng trong mực

in sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm

Sản xuất các sản phẩm từ giấy *

EuPIA 3858 Danh sách kiểm kê các hóa chất được sử

dụng trong mực in sản xuất bao bì đóng gói thực phẩm

Sản xuất các sản phẩm từ giấy *

*không giới hạn đối với giấy (paper matrix)

Hình 1.4 Phân loại việc sử dụng hóa chất từ danh sách ở Bước 2 (1.4a); phân phối

theo giai đoạn của hóa chất, tức là theo danh sách ở bước 3 (1.4b); khả năng phân hủy sinh học của các hóa chất liên quan đến pha rắn, tức là danh sách ở bước 4 (1.4c)

Ngày đăng: 07/12/2024, 15:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w