1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề bài tìm hiểu về một thành tố văn hóa việt nam’ chủ Đề tournhã nhạc cung Đình huế

12 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Nhã nhạc cung đình Huế
Tác giả Hà Huệ, Linh Chi, Hồng Hạnh, Bích Điệp, Hoàng Trang, Kiều Oanh
Người hướng dẫn Hoàng Thúy Quỳnh
Trường học Đại học quốc gia Hà Nội
Chuyên ngành Quản lý giải trí và sự kiện
Thể loại báo cáo giữa kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 139,45 KB

Nội dung

TÌM HIỂU CHUNG Nhã nhạc cung đình Huế vừa là nét văn hoá, là nơi hội tụ tinh hoa của nền âm nhạc nước ta và còn được tôn vinh là một trong những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG KHOA HỌC LIÊN NGÀNH VÀ NGHỆ THUẬT

BÁO CÁO GIỮA KỲ HỌC PHẦN CƠ SỞ VĂN HÓC VIỆT NAM

Đề bài: ‘‘Tìm hiểu về một thành tố văn hóa Việt Nam’’

Chủ đề tour: ‘‘Nhã nhạc cung đình Huế”

Nhóm sinh viên thực hiện : Hà Huệ, Linh Chi, Hồng Hạnh,

Bích Điệp, Hoàng Trang, Kiều Oanh

Ngành

Giảng viên hướng dẫn

: Quản lý giải trí và sự kiện : Hoàng Thúy Quỳnh

HÀ NỘI, THÁNG 11/2024

Trang 2

MỤC LỤC

1 TÌM HIỂU CHUNG 1

2 NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, Ý NGHĨA 2

3 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT 4

4 ĐẶC ĐIỂM 4

5 CÁC NGHI THỨC VÀ ĐIỆU MÚA GẮN LIỀN 4

6 Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG TRONG NHÃ NHẠC 5

7 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ 5

8 TẦM QUAN TRỌNG 5

Trang 3

1 TÌM HIỂU CHUNG

Nhã nhạc cung đình Huế vừa là nét văn hoá, là nơi hội tụ tinh hoa của nền âm nhạc nước ta và còn được tôn vinh là một trong những di sản văn hoá phi vật thể của nhân loại.Nhã nhạc là niềm tự hào của mỗi người dân xứ Huế và là một trong những tài sản vô giá mà nước Việt ta may mắn có được.Nước ta cùng ba nước đồng văn khác tại khu vực châu Á gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên

sở hữu nhiều nét tương đồng về văn học - nghệ thuật điển hình là nhạc cung đình riêng của từng nước.Nhã nhạc cung đình Huế đã được ra đời từ thế kỷ 13, trải qua rất nhiều các thời kỳ lịch sử có nhiều sự thay đổi, bổ sung nhưng Nhã nhạc vẫn phải mang nét cao sang quý phái uy nghiêm trang trọng toát lên sự thịnh vượng.Vậy chúng ta hãy cùng ngược dòng thời gian để tìm hiểu Nhã nhạc cung đình Huế qua sự kiện “Dấu ấn Nhã nhạc - Âm vang di sản Việt”

2 NGUỒN GỐC, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN, Ý NGHĨA

- Nguồn gốc: Nhã nhạc bắt nguồn từ các nghi lễ cung đình của các triều đại

phong kiến Việt Nam, và chính thức trở thành loại hình âm nhạc của triều đình nhà Nguyễn Dưới thời nhà Nguyễn, khi Huế trở thành kinh đô, Nhã nhạc được phát triển và hoàn thiện, gắn liền với các nghi lễ quan trọng của hoàng cung Chính từ đó, Nhã nhạc đã được bảo tồn và phát triển, trở thành một phần không thể thiếu trong văn hóa cung đình.”

- Lịch sử, quá trình hình thành và phát triển: Nhã nhạc cung đình Huế có

một lịch sử lâu đời và phong phú, gắn liền với sự phát triển của các triều đại phong kiến Việt Nam đặc biệt là triều Nguyễn

+ Vốn là loại hình âm nhạc cung đình, là biểu tượng cho sự trường tồn, hưng thịnh của quyền lực quân chủ phong kiến nên Nhã nhạc mang lời lẽ tao nhã, điệu thức thể hiện chất cao sang, quý phái Nhã nhạc được coi trọng ở nhiều triều đại quân chủ Việt Nam Theo sử sách ghi nhận thì Nhã nhạc Việt Nam có từ thời Lý (1010-1225) và bắt đầu hoạt động một cách quy củ dần về sau

Trang 4

+ Đến thời Lê (1427-1788) thì loại hình nghệ thuật này đã được dành riêng cho giới quý tộc, bác học với kết cấu phức tạp, chặt chẽ cùng quy mô tổ chức rõ ràng, chi tiết Cũng chính từ Triều Lê mà Nhã nhạc được định ra các loại riêng biệt như sau: Giao nhạc, Miếu nhạc, Cửu nhật nguyệt lai trùng nhạc, Đại triều nhạc, Thường triều nhạc, Đại yến nhạc, Dù đạt được nhiều thành quả lớn vào giai đoạn này nhưng Nhã nhạc không giữ được sự phát triển liên tục về sau mà đến cuối của triều Lê thì đi vào thời

kỳ suy thoái và nhạt phai vì nhiều nguyên nhân khác nhau

+ Đến thời nhà Nguyễn (1802 - 1945), hình thức âm nhạc bác học mang tên Nhã nhạc cung đình Huế phát triển mạnh mẽ trở lại và được tổ chức bài bản hơn bao giờ hết Nhất là thời kỳ từ nửa đầu thế kỷ XIX, khi mới lập nghiệp ở phương Nam, triều đình của vua Gia Long đã sớm biết sử dụng nghệ thuật âm nhạc để “di dưỡng tinh thần” Từ đây tên gọi Nhã nhạc gắn liền với cung đình Huế và thực sự phát triển theo mô thức, quy phạm đúng chuẩn của nhà nước quân chủ Giai đoạn này cũng là bước chuẩn bị quan trọng tạo tiền đề phát triển cho âm nhạc cung đình các đời vua sau Cũng chính từ đây, loại hình này trở nên có hệ thống, bài bản phong phú, thậm chí có hàng trăm nhạc chương với lời ca bằng chữ Hán

+ Sau năm 1945 ( sau khi nhà Nguyễn sụp đổ ) Nhã nhạc dần mai một và

có nguy cơ bị thất truyền Trải qua thời gian các thời kì Nhã nhạc bị suy yếu dần dù vậy nhờ sự nỗ lực của các nghệ nhân và các nhà nghiên cứu, Nhã nhạc đã được khôi phục và phát triển trở lại Ngày nay Nhã nhạc cung đình Huế gặp nhiều khó khăn về việc truyền dạy bảo tồn tuy nhiên

nó vẫn được giữ gìn và phát triển bởi các nghệ nhân chân chính

Trang 5

- Ý nghĩa: Nhã nhạc Cung đình Huế được xem là một trong những loại hình âm

nhạc cao quý nhất của Việt Nam, đại diện cho vẻ đẹp truyền thống và tinh hoa văn hoá của triều Nguyễn Nhã nhạc không chỉ là âm nhạc giải trí mà còn mang

ý nghĩa tâm linh sâu sắc Nó đóng vai trò là cầu nối giữa trời và đấ, giữa thần linh và con người thể hiện ước muốn hoàng gia về quốc thái dân an, mưa thuận gió hoà.Đây còn là biểu tượng của quyền vương và sự trường tồn, hưng thịnh của triều đại Do gắn liền với lịch sử các triều đại phong kiến đặc biệt là nhà Nguyễn nên Nhã nhạc sẽ phản ánh đời sống văn hoá tinh thần của người Việt xưa Nó giúp bảo tồn phát huy truyền dạy các giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ Nhã nhạc thể hiện sự tinh tế sâu sắc trong âm nhạc truyền thống Việt Nam kết hợp hài hoà giữa các yếu tốdân gian và cung đình

3 GIÁ TRỊ VĂN HOÁ LỊCH SỬ NGHỆ THUẬT

-Nhã nhạc cung đình Huế là một trong những nét văn hoá nghệ thuật vô cùng độc đáo của xứ Huế đã được UNESCO công nhận là kiệt tác di sản văn hoá phi vật thểvà truyền khẩu của nhân loại vào 7/11/2003 và lễ đón bằng công nhận được tổ chức tại Paris ngày 31/1/2004.Nó là sự công nhận giá trị không chỉ về

âm nhạc mà còn của lịch sử nghệ thuật và tín ngưỡng Đây là vinh dự và niềm

tự hào to lớn cho Huế cũng như dân tộc VN Đồng thời sự vinh danh này còn góp phần tạo nên sức hút, nét hấp dẫn rất riêng cho ngành du lịch của thành phố Huế cổkính và thơ mộng Nhã nhạc mang lại các giá trị lịch sử, nghệ thuật, tâm linh, giáo dục Nó là sự kết tinh tinh hoa văn hoá dân tộc thể hiện qua các làn điệu dân gian được nâng lên tầng cao nghệ thuật cung đình Nhã nhạc giúp gắn kết cộng đồng khơi dậy tinh thần dân tộc bởi nó có vai trò quan trọng trong các

lễ nghi, nghi thứ.Nhã nhạc cung đình Huế còn là một tư liệu lịch sử quý giá, phản ánh đời sống xã hội của các triều đại phong kiến Bên cạnh đó còn thể hiện

sự quyền lực của triều đình, giúp giao lưu văn hoá với các nước láng giềng góp phần quảng bá hình ảnh Việt Nam ra thế giới

Trang 6

- Nhã nhạc có một hệ thống âm nhạc hoàn chỉnh với các quy tắc, luật lệ nghiêm ngặt, những giai điệu phải được sáng tác một cách cẩn thận phù hợp với từng nghi lễ thểhiện sự uy nghiêm và tôn kính của hoàng gia đối với thần linh, tổ tiên đòi hỏi trình độ cao để biểu diễn Nhã nhạc là sự kết hợp hài hoà giữa âm nhạc,

ca hát, vũ đạo và trang phục tạo nên tổng thể nghệ thuật độc đáo Nó còn mang đến cho người nghe những cảm xúc sâu lắng, tinh tế thể hiện vẻ đẹp thanh cao

và trang trọng

4 ĐẶC ĐIỂM

-Nhã nhạc cung đình Huế có một hệ thống nhạc cụ phong phú và đa dạng, mỗi

loại nhạc cụ đều mang một âm sắc và vai trò riêng biệt trong dàn nhạc Các nhạc cụ được chia thành nhiều loại khác nhau :

+ Nhã nhạc gồm 8 nhạc cụ: trống bản, tỳ bà, đàn nguyệt, đàn nhị, 2 địch, tam âm, phách tiền, tạo nên âm thanh trầm ấm làm nền cho dàn nhạc.Các

ca sinh với giọng hát truyền cảm thể hiện làn điệu trữ tình sâu lắng cùng với các động tác vũ đạo uyển chuyển, tinh tế thể hiện sự uy nghi của triều đình

+ Ti trúc tế nhạc gồm 8 ca sinh và 8 ca nhạc công, kết hợp hài hoà giữa các nhạc cụ truyền thống như đàn nguyệt, đàn nhị, sáo trúc , …và tiếng hát của các ca sinh.Các ca sinh và nhạc công thường mặc trang phục truyền thống, biểu diễn theo nghi thức cung đình tạo nên một không gian trang nghiêm và thanh lịch.Các làn điệu trong ti trúc tế nhạc thường mang tính trữ tình, sâu lắng, thể hiện những tâm trạng, tình cảm của con người + Ty chung - ty khánh gồm 6-7 nhạc công chơi các nhạc cụ bác chung, đặc khánh, biên chung, biên khánh tạo ra các âm thanh trong trẻo, ngân nga,

Trang 7

tạo ra điểm nhấn làm nổi bật giai điệu chính mang lại cảm giác thanh tịnh thư thái giúp con người thư thái, tìm lại sự cân bằng

+ Ty cổ thường gồm 7 nhạc công mỗi người chơi một nhạc cụ khác nhau như đàn nguyệt, đàn nhị, trống, … Âm thanh ty cổ thường trầm ấm sâu lắng tạo nên không gian âm nhạc ấm áp và gần gũi

+ Huyền nhạc : gồm 26 nhạc cụ kiến cổ, bác chung, đặc khánh, bộ biên chung, bộ biên khánh, bác phụ, chúc trống, 2 đàn cầm, 2 đàn sắt, 2 bài tiêu, 2 tiêu, 2 địch, 2 sinh, 2 huân, 2 trì, 2 Phách bản.Âm thanh đa dạng phong phú được sử dụng trong các nghi lễ

+ Đại nhạc : gồm hơn 40 nhạc cụ ( trống, kèn, phách, chuông , …).Âm thanh hùng tráng với âm lượng to có thể vang xa hàng cây số tạo nên không khí trang nghiêm phù hợp với không gian rộng lớn của các lễnghi cung đình

5 CÁC NGHI THỨC VÀ ĐIỆU MÚA GẮN LIỀN

- Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ là âm nhạc mà còn kết hợp cùng các nghi thức( nghi thức cung đình, lễ tế, lễ thượng cờ, yết kiêu, lễ mừng thọ, đăng quang) và điệu múa:

- Điệu múa cung đình: Là sự kết hợp tao nhã, mượt mà giữa âm thanh nhã

nhạc, du dương, tiết tấu độc đáo của các nhạc cụ truyền thống, cùng những điệu múa uyển chuyển, thanh thoát mà không kém phần mạnh mẽ, vững chắc( qua từng động tác di chuyển, vung tay chính xác, mạnh mẽ)

+ Chủ đề và nội dung: Múa cung đình thường xoay quanh các câu chuyện

huyền thoại, truyền thuyết dân gian, hoặc các sự kiện lịch sử Điệu múa như mô tả lại các hình tượng thần thánh, các điệu múa mừng chiến

Trang 8

thắng, hoặc các điệu múa tôn vinh các lễ hội, nghi thức tôn kính các bậc vua chúa

+ Điệu múa cung đình nổi bật:

• Múa Tứ Linh: Vừa là một điệu múa, vừa là một hình thức diễn trên

nền nhạc không lời; Được phổ biến tại kinh thành Thăng Long từ xa xưa, Múa Tứ Linh thường được diễn vào mỗi dịp xuân về.Khi trình diễn điệu múa này, người múa sẽ mặc trang phục khắc hoạ những linh vật cổ được làm từ giấy bồi, vẽ màu sắc sặc sỡ; Cánh và mình thì được làm bằng vải hoặc lụa được thêu kim tuyến và chỉ ngũ sẵc Điệu múa như mô tả lại hình tưởng của 4 linh vật( Long-Ly- Quy- Phụng)

• Múa Lục cúng hoa đăng: Điệu múa này tượng trưng cho 6 lần cúng

( Hương-Hoa-Đăng-Trà-Quả-Thực) Với 48 vũ sinh vừa nam vừa nữ hoá thân thành kim đồng- ngọc nữ, đội mũ hoa sen, thắt dây kết bông, chân quấn sà cạp, hai tay cầmhai chậu đèn sen vừa múa vưa hát trong không gian trang nghiêm mà chẳng kém phần lộng lẫy, thường được biểu diễn tại các lễ vạn thọ, thánh thọ, tiên thọ, lễ cúng mụ của triều đình xưa

• Múa Trình tường tập khánh: Trình tường Tập khánh" được múa vào các ngày lễ Tứ ngũ tuần đại khánh Điệu múa có bốn vị tứ trụ thiên thần vâng mệnh thượng đế xuống trần gian để chúc cho nhà vua sống lâu trăm tuổi, chúc muôn dân giàu sang, ấm no và hạnh phúc Bốn diễn viên hóa thân vào hai vị thiên thần mặt đỏ râu bạc và hai vị mặt trắng râu đen Cả bốn vị đội mũ xuân thu, bình thiên, kim khôi, bao đĩnh, trong mặc giáp, ngoài phủ áo dao bào, đeo đai, xiêm trường, quần giáp, chân đi hia, lưng giắt thần thông bửu bối Hiện nay vũ khúc này được

Trang 9

đưa vào chương trình "Đại Nội về đêm" ở Huế và trở thành điểm nhấn quan trọng rất được du khách yêu thích

6 Ý NGHĨA BIỂU TƯỢNG TRONG NHÃ NHẠC

Trong âm nhạc cung đình, âm nhạc và múa không chỉđơn thuần là biểu diễn mà còn bao hàm cả những biểu tượng văn hóa

- Tượng trưng cho sự hòa hợp của trời đất: âm nhạc cung đình sử dụng âm

thanh và nhịp điệu để tạo nên sựcân bằng, tượng trưng cho triết lý âm dương hòa hợp Bằng những giai điệu và nhịp điệu, âm nhạc du dương truyền tải những mong ước về một cuộc sống bình yên, thịnh vượng

- Tôn trọng thiên nhiên: nhiều giai điệu tao nhã kết hợp những âm thanh tự

nhiên như tiếng gió, tiếng nước, thểhiện lòng tôn trọng và gắn kết của người dân việt nam với thiên nhiên

o Biểu tượng về sự tôn kính, trang nghiêm

▪ Điều này được thể hiện rõ nét ở tầng lớp thưởng thức( tầng lớp quyền quý, vua chúa); không gian trình diễn trang trọng, tráng lệ( cung điện, lễ hội hoàng gia…); các nghi lễ, điệu múa găn liền, nhạc cụ( mang đậm giá trịvăn hoá lâu đời, âm thanh tao nhã, nhã nhặn…)

o Biểu tượng của hoàng gia và quyền lực

▪ Âm nhạc cung đình là phương tiện thể hiện quyền lực và sự thịnh vượng của một triều đại Những tác phẩm âm nhạc tao nhã với

Trang 10

giai điệu trang trọng, sâu sắc thường được sửdụng trong các nghi

lễ nhằm thể hiện uy quyền của hoàng gia, triều đình, vua chúa

▪ Các biểu tượng như trống, kèn và các nhạc cụkhác có âm thanh vang mạnh cũng thường được sử dụng trong các lễ kỷ niệm của hoàng gia như biểu tượng của sức mạnh và quyền lực

o Biểu tượng của sự yên bình và sang trọng

▪ Ngược lại, một phần quan trọng của âm nhạc tao nhã còn là cách thể hiện tinh tế và tao nhã Những giai điệu nhẹ nhàng, uyển chuyển của các nhạc cụ có âm điệu nhẹnhàng như đàn tam thập lục, đàn bầu, sáo phản ánh vẻ đẹp cao quý, văn hóa cung đình và mang đến cảm giác yên bình, tinh tế

- Âm nhạc cung đình không chỉ đơn thuần là giải trí mà nó còn là phương tiện để người nghe và người tham gia nghi lễ cảm nhận được vẻ đẹp của trời đất và sự hòa hợp của vũ trụ

o Biểu tượng của sự hòa hợp giữa con người và thiên nhiên

▪ Âm nhạc cung đình chịu ảnh hưởng nặng nềcủa triết lý âm dương, ngũ hành và các yếu tốtự nhiên Âm nhạc cung đình không chỉ là sựkết hợp của các nhạc cụ mà còn là sự hòa trộn của các yếu tố tự nhiên và vũ trụ như đất, trời, nước, gió

▪ Những giai điệu của nhạc cung đình gợi lên những hình ảnh của thiên nhiên như núi, sông, mây, trời, thể hiện sự gắn kết giữa con người với thế giới tự nhiên

o Biểu tượng của sự trường thọ và bất tử

Trang 11

▪ Những tác phẩm âm nhạc tao nhã thường được sáng tác với tâm niệm trường tồn, phản ánh khát vọng ổn định và phát triển bền vững của một quốc gia, một triều đại Những giai điệu của nhạc cung đình truyền tải khát vọng về sự bất tử và vĩnh cửu, cũng như hình ảnh các triều đại phong kiến mong muốn sự phát triển và thịnh vượng lâu dài

o Biểu tượng của sự đoàn kết cộng đồng

▪ Mặc dù âm nhạc cung đình chủ yếu gắn liền với triều đình, nhưng

nó cũng phần nào thểhiện sự gắn kết cộng đồng trong các nghi lễtập thể và các sự kiện quan trọng của nhà nước, và việc biểu diễn âm nhạc cung đình từhoàng gia đến quan lại thường là cơ hội cho mọi tầng lớp trong xã hội Công chúng được khuyến khích tham gia và cảm nhận sự kết nối này

7 BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ÂM NHẠC CUNG ĐÌNH HUẾ

Trong thời hiện đại, âm nhạc cung đình không còn phổ biến nhưng nó vẫn được bảo tồn qua các hoạt động biểu diễn trong các tổ chức nghệ thuật và tại festival huế Các hoạt động bảo tồn bao gồm những nỗ lực sau:

- Giáo dục thế hệ trẻ: nhiều khóa học âm nhạc tao nhã đã được mở tại huế và

trường mỹ thuật để dạy nhạc cụ, kỹ thuật ca hát và múa cung đình

- Biểu diễn tại các sự kiện văn hóa: âm nhạc cung đình ngày nay được biểu

diễn tại các lễ hội văn hóa quốc tếnhư festival huế nhằm quảng bá văn hóa việt nam và giới thiệu âm nhạc cung đình tới bạn bè quốc tế

Trang 12

-Ứng dụng âm nhạc cung đình trong nghệ thuật đương đại: một số nghệ sĩ

trẻ đang thử nghiệm kết hợp âm nhạc cung đình với các thể loại âm nhạc hiện đại như jazz, nhạc điện tử để thu hút sự chú ý của giới trẻ

8 TẦM QUAN TRỌNG

-Nhã nhạc cung đình Huế không chỉ đơn thuần là một loại hình âm nhạc mà còn

là di sản văn hoá vô cùng quý báu, phản ánh sâu sắc lịch sử văn hoá và tinh thần dân tộc VN :

+ Bảo tồn giá trị văn hoá truyền thống khi được UNESCO công nhận là di sản phi vật thể, là tinh hoa âm nhạc với sự kết tinh âm nhạc văn hoá Việt Nam mang đậm dấu ấn các nền văn hoá khác như Trung Quốc, Ấn Độ + Phát triển tinh thần : nuôi dưỡng tâm hồn nâng cao tính thẩm mĩ, rèn luyện nhân cách thông qua Nhã nhạc ngta rèn được tính kiên nhẫn, sự tập trung tinh thần kỷ luật cao

+ Liên kết cộng đồng : cầu nối giữa các thế hệ duy trì và truyền dạy những giá trị văn hoá truyền thống cho thế hệ trẻ

+ Quảng bá hình ảnh Việt Nam : Nhã nhạc là một trong những biểu tượng văn hoá đặc trưng của Việt Nam góp phần quảng bá hình ảnh đất nước đến quốc tế, nó còn thu hút du khách đặc biệt là những người quan tâm đến văn hoá Việt Nam

Ngày đăng: 06/12/2024, 12:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w