Vì vậy, sinh viên sẽ tìm hiểu và phân tích tâm lý khách du lịch Nhật Bản qua bài tiểu luận để hiểu rõ hơn về tính cách, những tác động đến tâm lý du khách, cũng như đưa ra những điểm mạn
Trang 1HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
KHOA QUẢN LÝ XÃ HỘI
BÀI TIỂU LUẬN KẾT THÚC HỌC PHẦN
TÂM LÝ HỌC DU LỊCH
ĐỀ BÀI: TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG
TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT BẢN
Họ và tên:……… MSV:……….
Mã phách:………
Giảng viên: TS.Phạm Văn Đại
Hà Nội – 2023
CHỦ ĐỀ
Trang 2TÌM HIỂU ĐẶC TRƯNG TÂM LÝ DU KHÁCH NHẬT BẢN
A Đặt vấn đề
Theo thông tin từ Tổng cục Du lịch, trong tháng 1/2023, ngành du lịch Việt Nam đã đón gần 872.000 lượt khách du lịch quốc tế trong đó lượng khách Nhật Bản là 34.000 lượt, đứng thứ 5 trong số những nước có lượng du khách đến Việt Nam nhiều nhất Việc nắm bắt tâm lý khách du lịch Nhật Bản là cơ sở quan trọng giúp khái thác nguồn khách tiềm năng này Để chinh phục những khách hành khó tính này không hề đơn giản Vì vậy, sinh viên sẽ tìm hiểu và phân tích tâm lý khách du lịch Nhật Bản qua bài tiểu luận để hiểu rõ hơn về tính cách, những tác động đến tâm lý du khách, cũng như đưa ra những điểm mạnh
và điểm yếu của du lịch Việt Nam đối với khách du lịch Nhật Bản, từ đó có biệnpháp để thu hút nhóm khách tiềm năng này
Bài tiểu luận nhằm giúp nhân viên làm trong ngành du lịch hiểu rõ hơn khách hàng mình đang phục vụ, để phục vụ tốt hơn Từ đây, đem đến sự hài lòng cho du khách và đưa du lịch Việt Nam ngày càng phát triển
B Nội dung
Trang 3I Những vấn đề lý luận
1 Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu
a Khái niệm “Tâm lý” là gì?
Trong cuộc sống hàng ngày, nhiều người vẫn thường sử dụng từ "tâm lý"
để nói về lòng người, về cách cư xử của con người Đó là cách hiểu tâm lý ở cấp
độ nhận thức thông thường Trong tiếng Việt thuật ngữ "tâm lý", "tâm hồn" được định nghĩa một cách tổng quát là ý nghĩ, tình cảm làm thành đời sống nội tâm, thế giới bên trong của con người
Theo nghĩa đời thường, chữ "tâm" được dùng với các cụm từ "nhân
tâm","tâm đắc", "tâm địa", "tâm can" thường có nghĩa như là chữ "lòng", thiên
về tình cảm còn chữ "hồn" thường để diễn đạt tư tưởng, tinh thần, ý thức, ý chí của con người "Tâm hồn", "tinh thần" luôn gắn liền với "thể xác" Trong tiếng
La tinh "Psyche" là "linh hồn", "tinh thần" và "logos" là học thuyết, là "khoa học" Vì thế "Tâm lý học" (Psychologie) là khoa học về tâm hồn Nói một cách khái quát chung nhất: Tâm lý bao gồm tất cả những hiện tượng tinh thần xảy ra trong đầu óc con người, gắn liền và điều hành mọi hành động, hoạt động của con người
Tâm lý con người rất đa dạng, phong phú, bí ẩn và tiềm tàng nhưng giữa chúng có mối quan hệ với nhau rất chặt chẽ Tâm lý có sức mạnh vô cùng to lớn,
nó có thể điều khiển và điều chỉnh hành vi của con người Tâm lý là hiện tượng rất quen thuộc, gần gũi nhưng cũng rất mênh mông, xa vời Tâm lý là "thế giới bên trong" vô cùng phức tạp, hấp dẫn, kỳ diệu, thậm chí kỳ lạ, huyền bí rất dễ hiểu nhưng cũng vô cùng khó hiểu Ngày nay, việc áp dụng những kiến thức tâm
lý hiện đại vào việc điều hành xã hội và khơi dậy tiềm năng to lớn trong con người là một yêu cầu cấp bách, vì thiếu nó thì mọi hoạt động chắc chắn sẽ thất bại Phần đông chúng ta đều biết điều đó, có thể lý giải khá rành mạch về điều đó; nhưng khi vào cuộc với trăm ngàn tình huống khó xử của muôn mặt đời thường liên quan đến hiện tượng tâm lý thì lại tỏ ra lúng túng, thậm chí hết sức
Trang 4ngạc nhiên, bất ngờ, không sao giải thích nổi Khi bị ức chế quá mức, trong cơn điên của sự nóng giận dễ dẫn đến những hành vi vô cùng phi lý
Vậy TÂM LÝ là gì ? Là một thực thể hay chỉ là một ảo ảnh? Nó có thật hay không có thật ? Do đâu mà nó có một sức mạnh to lớn như vậy? Theo
nghiên cứu của các nhà khoa học, tâm lý là hiện tượng tinh thần, nó tồn tại trongđầu chúng ta Nó là hình ảnh chủ quan khi phản ánh thế giới khách quan Tâm lý
là chức năng của não bộ, là chức năng của vật chất có tổ chức cao, nhưng nó lại không phải là vật chất, không thể sờ mó, cân, đong, đo, đếm được Tâm lý có nguồn gốc ý thức, có sự tham gia của ý thức và chi phối của ý thức Ngoài ra, hiện tượng tâm lý còn có những dấu hiệu của vô thức, bao gồm những hiện tượng mà con người không nhận thức rõ bản chất của hành vi, mất khả năng định hướng, đôi khi hành động theo bản năng Miền giao nhau giữa ý thức và vôthức là tiềm thức Tiềm thức lúc đầu là do ý thức, nhưng được nhắc đi nhắc lại nhiều lần được khắc sâu, ăn sâu, lắng sâu vào bên trong con người để biến thànhtiềm thức Tâm lý mang nhiều đặc trưng của tiềm thức, khi tiềm thức đã quá sâu thì nó sẽ trở thành công thức tâm lý, tập quán và thói quen tâm lý, muốn thay đổi không thể một sớm một chiều
b Khái niệm “Đặc trưng tâm lý” là gì?
Đặc trưng tâm lý (psychological traits) là các đặc điểm ổn định và tích lũycủa tâm lý mà người ta thường sử dụng để mô tả và đo lường sự khác biệt giữa
cá nhân Đây là những đặc điểm không thể quan sát trực tiếp mà thường được suy luận dựa trên hành vi và phản ứng của người đó trong các tình huống khác nhau
Các đặc trưng tâm lý có thể bao gồm những yếu tố như tính cách, đặc điểm, cảm xúc, giác quan, và các khía cạnh khác của trạng thái tâm lý Các nghiên cứu về đặc trưng tâm lý thường tập trung vào việc hiểu rõ cách những đặc điểm này ổn định qua thời gian và làm thế nào chúng ảnh hưởng đến hành vicủa mỗi người
Trang 5c Khái niệm “Du khách”
“Du khách” hay còn gọi là khách du lịch Là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi học, làm việc để nhận thu nhập ở nơi đến
2 Vai trò của việc tìm hiểu tâm lý khách du lịch Nhật Bản
Tìm hiểu về tâm lý của khách du lịch Nhật Bản đóng vai trò quan trọng trong ngành du lịch, giúp các doanh nghiệp du lịch và nhà tổ chức sự kiện hiểu
rõ hơn về nhu cầu, mong muốn, và thái độ của khách hàng Dưới đây là một số vai trò chính của việc tìm hiểu tâm lý khách du lịch Nhật Bản:
a Phục vụ tốt hơn:
Hiểu rõ về tâm lý khách du lịch Nhật Bản giúp doanh nghiệp du lịch tối
ưu hóa dịch vụ của mình để đáp ứng mong đợi và yêu cầu của khách hàng
Cung cấp trải nghiệm du lịch phù hợp với tâm lý và giá trị văn hóa của khách hàng Nhật Bản
b Quảng cáo và tiếp thị:
Tìm hiểu tâm lý giúp doanh nghiệp tạo ra chiến lược quảng cáo và tiếp thịhiệu quả hơn, hướng đến những yếu tố làm hài lòng và thu hút khách du lịch Nhật Bản
Áp dụng cách tiếp cận phù hợp để kích thích sự quan tâm và niềm tin của khách hàng Nhật Bản
c Đối thoại và giao tiếp:
Hiểu biết về tâm lý giúp cải thiện giao tiếp với khách du lịch Nhật Bản, từviệc sử dụng ngôn ngữ thích hợp đến những nét văn hóa và quy tắc giao tiếp
Tạo ra các thông điệp và nội dung mà khách hàng Nhật Bản có thể đồng cảm và tương tác
d Tích hợp yếu tố văn hóa:
Trang 6Tìm hiểu về tâm lý giúp tích hợp yếu tố văn hóa vào trải nghiệm du lịch,
từ việc chọn lựa địa điểm, thức ăn, đến các hoạt động giải trí
Đảm bảo rằng các sự kiện và chương trình du lịch phản ánh đúng nét văn hóa và giá trị của khách hàng Nhật Bản
e Xây dựng mối quan hệ lâu dài:
Hiểu rõ tâm lý khách du lịch giúp xây dựng mối quan hệ lâu dài với kháchhàng Nhật Bản thông qua sự tôn trọng và đáp ứng đúng nhu cầu của họ
Duy trì sự tương tác và liên lạc để duy trì mối quan hệ sau mỗi chuyến đi.Tóm lại, việc tìm hiểu về tâm lý khách du lịch Nhật Bản không chỉ là một phần quan trọng của chiến lược kinh doanh trong ngành du lịch mà còn là cơ hội
để xây dựng mối quan hệ chặt chẽ và bền vững với khách hàng này
II Thực tiễn vấn đề
1 Đất nước Nhật Bản
a Vị trí địa lý, địa hìnhNhật Bản nằm ở khu vực Đông Á, phía tây của Thái Bình Dương và bao gồm bốn quần đảo lớn: Kuril, Nhật Bản, Ryukyu, và Izu-Ogasawara Là một đảoquốc, Nhật Bản không tiếp giáp với bất kỳ quốc gia hay lãnh thổ nào trên đất liền, mà chỉ được bao bọc bởi các vùng biển: Thái Bình Dương ở phía đông và phía nam, biển Nhật Bản ở phía tây bắc, biển Đông Hải ở phía tây, và biển Okhotsk ở phía đông bắc
Các điểm cực theo kinh độ và vĩ độ ở Nhật Bản bao gồm:
- Điểm cực Đông: Đảo Minami Tori-shima ở 24°16’59″B 153º59’11″Đ
- Điểm cực Tây: Mũi Irizaki ở 24°26’58″B 122º56’1″Đ
- Điểm cực Nam: Đảo Okino Tori-shima ở 20°25’31″B 136°04’11″Đ
- Điểm cực Bắc: Mũi Kamoiwakka ở 45°33’21″B 148°45’14″Đ
Trang 7Quốc gia và lãnh thổ lân cận bao gồm Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, và quần đảo Bắc Mariana
Về mặt địa hình, Nhật Bản có rất nhiều núi lửa trong đó núi cao nhất là núi Phú Sĩ có chiều cao 3776m – đây là một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng nhất củađất nước mặt trời mọc Nơi thấp nhất của Nhật Bản là Hachinohe mine (sâu 160m nhân tạo) và hồ Hachirogata (sâu 4m)
b Khí hậuNhật Bản nằm trong vùng khí hậu ôn hòa với 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông Mùa Xuân và mùa Thu được coi là thời điểm thích hợp nhất để du lịch, với vẻ đẹp tuyệt vời thu hút nhiều du khách Du lịch theo tour vào những mùa này giúp trải nghiệm những vùng đất đẹp nhất của Nhật Bản
Mùa Hạ (từ tháng 6 đến tháng 8) có nhiệt độ và độ ẩm cao, với khả năng mưa nhiều và rủi ro thiên tai như bão, lũ, sóng thần, động đất Công nghệ phát triển giúp dự báo và đo lường tình huống thời tiết xấu để cảnh báo cho người dân
Mùa Đông (từ tháng 12 đến tháng 2) mang đến tuyết rơi và nhiệt độ có thể giảm xuống đến -30°C Tuy nhiên, cũng là thời điểm để trải nghiệm vẻ đẹp của Nhật Bản khi chìm đắm trong tuyết
2 Kinh tế - xã hội
a Kinh tếNhật Bản là nước rất nghèo nàn về tài nguyên, ngoại trừ gỗ và hải sản, trong khi dân số quá đông, phần lớn tài nguyên nhiên liệu phải nhập khẩu, kinh
tế bị tàn phá kiệt quệ trong chiến tranh
Tuy nhiên, với các chính sách phù hợp, kinh tế Nhật Bản đã nhanh chóng phục hồi trong những năm 1945 - 1954, phát triển cao độ trong những năm 1955-1973 khiến cho cả thế giới hết sức kinh ngạc và khâm phục Nhật Bản là một nước có nền kinh tế - công nghiệp - tài chính thương mại dịch vụ - khoa học
Trang 8kĩ thuật lớn đứng thứ hai trên thế giới (đứng sau Hoa Kỳ) Cán cân thương mại
và dự trữ ngoại tệ đứng hàng đầu thế giới, nên nguồn vốn đầu tư ra nước ngoài rất nhiều, là nước cho vay, viện trợ tái thiết và phát triển lớn nhất thế giới
Nhật Bản có nhiều tập đoàn tài chính, ngân hàng đứng hàng đầu thế giới
Đơn vị tiền tệ là: đồng Yên Nhật
b Xã hộiĐiều đặc biệt về xã hội Nhật Bản là sự khỏe mạnh và sự làm việc chăm chỉ của người dân Người Nhật được mô tả như "Laboranimal" vì họ có thể làm việc suốt cả ngày mà vẫn duy trì sức khỏe tốt Ngay cả phụ nữ và những người cao tuổi cũng tham gia tích cực vào lao động vì đam mê và sự yêu thích công việc, không chỉ vì tiền bạc
Tính cách này, cùng với lòng đam mê làm việc, được cho là một trong những yếu tố quan trọng giúp Nhật Bản vượt qua những thách thức của môi trường khắc nghiệt và tạo nên một quốc gia tiên tiến hàng đầu thế giới Dù là quốc gia nghèo về tài nguyên và đối mặt với khí hậu khắc nghiệt, Nhật Bản đã trở thành một cường quốc toàn cầu, đứng thứ ba trên thế giới
Dân số Nhật Bản lớn, đứng thứ mười trên thế giới với khoảng 127,2 triệu người vào năm 2022 Khu vực Tokyo, với thủ đô Tokyo và các quận lân cận, là trung tâm đô thị lớn nhất thế giới với khoảng 30 triệu dân Người Nhật có nguồngốc từ sự di cư và giao thương, và sau hàng nghìn năm sống ở quần đảo, họ đã phát triển một xã hội có độ đồng nhất cao nhất, trở thành quốc gia thuần nhất về thành phần dân tộc
3 Con người – đặc điểm chung về tính cách con người Nhật Bản
a Tính cách tiêu biểu
- Chăm chỉ: Nhắc đến người Nhật Bản, không thể không nhắc đến sự chăm chỉ,quyết tâm và kiên cường của người Nhật Được mệnh danh là quốc gia “tự lực – tự cường”, người Nhật luôn nỗ lực, chăm chỉ, hết mình với
Trang 9công việc, họ luôn cố gắng làm tốt nhất có thể Nhờ có tính cách này mà chỉ trong 30 năm, từ một nước bị chiến tranh tàn phá, họ đã trở thành một cường quốc kinh tế đứng top đầu thế giới.
- Coi trọng bản sắc văn hoá dân tộc: Người Nhật Bản luôn cập nhật cái mớinhưng cũng rất chú trọng và giữ gìn bản sắc dân tộc nhờ vậy mà nền văn hóa Nhật Bản rất đa dạng màu sắc, có cả nét đặc trưng truyền thống nhưng cũng vừa có nét hiện đại Ngoài ra, họ cũng rất coi trọng các phongtục, lễ hội cổ truyền Vào các dịp lễ, tết người Nhật thường tổ chức long trọng theo văn hoá địa phương với nhiều quan iệm truyền thống
- Tiết kiệm: người Nhật rất tiết kiệm trong sinh hoạt và đời sống hằng ngày Họ cũng có rất nhiều phương pháp tiết kiệm chi phí hàng tháng và luôn cố gắng theo đuổi lối sống tối giản Thay vì di chuyển bằng các phương tiện như ô tô, xe máy, người Nhật thường di chuyển bằng xe đạp, vừa tiết kiệm lại vừa tốt cho sức khỏe
- Đúng giờ: Một trong những đặc trưng nổi bật nhất của người Nhật chính
là sự đúng giờ Bất kể trong công việc, trong các cuộc họp, vui chơi, thư giãn họ luônđến rất đúng giờ Việc đến đúng giờ không chỉ thể hiện sự nghiêm túc, chuyên nghiệp trong tác phong của người Nhật Bản mà còn thể hiện sự tôn trọng người khác
- Cẩn thận: Tính cách cẩn thận, chỉn chu của người Nhật thể hiện ở việc chú trọng từng chi tiết nhỏ trong mọi việc Người Nhật thích sự hoàn hảo,
sự chính xác tuyệt đối và họ cho rằng khi chú ý từng chi tiết thật cẩn thận
sẽ tạo nên sự hoàn hảo
b Cách giao tiếp, nói chuyện, chào hỏi
Người Nhật rất chú trọng đến lối cư xử và giao tiếp hằng ngày Những lễ nghi trong văn hóa ứng xử của người Nhật cũng thể hiện sự độc đáo này được cái cúi chào bắt tay Họ lấy sự hài hòa làm gốc rễ của đạo đức
- Cúi người: được coi là một tập quán đặc biệt của người Nhật Bản Khi chào hỏi, khi nhờ vả, khi xin lỗi cũng như khi cảm ơn, người Nhật thường
Trang 10cúi người Thậm chí như khi nói chuyện điện thoại, tuy biết mình và người đối thoại không nhìn thấy nhau nhưng nhiều người vẫn bất giác cúi đầu để biểu thị sự tôn trọng.
- Giao tiếp bằng mắt: Trong giao tiếp của người Nhật, việc tránh nhìn trực diện vào mắt đối tác được coi là quan trọng và thể hiện sự tôn trọng và kính trọng Thay vì nhìn thẳng, họ thường chọn nhìn vào một vật trung gian như caravat, cuốn sách, đồ trang sức, lọ hoa, hoặc cúi đầu xuống và nhìn sang một bên Nhìn thẳng vào mắt đối tác có thể bị xem là thiếu lịch
sự, khiếm nhã và không đúng mực trong văn hóa giao tiếp của họ
- Gián tiếp và nhập nhằng: thường thì họ giải thích ít những gì họ ám chỉ vànhững câu trả lời thì cũng rất mơ hồ Họ không bao giờ nói “không” và chẳng nói cho biết rằng họ không hiểu Nếu cảm thấy bất đồng hoặc không thể làm những yêu cầu của người khác họ thường nói “điều này khó”
- Sự im lặng: người Nhật có khuynh hướng nghi ngờ lời nói và quan tâm nhiều đến hành động, họ sử dụng sự im lặng như một cách để giao tiếp và
họ tin rằng nói ít thì tốt hơn nói quá nhiều Trong buổi thương thảo, người
có vị trí cao nhất thường ít lời nhấtvà những gì anh ta nói ra là quyết định sau cùng, im lặng cũng là cách không muốn làm mất lòng người khác
c Nguyên tắc sống
- Du khách Nhật ít khi biểu lộ sự không hài lòng một cách trực tiếp, ví dụ nếu chất lượng tour du lịch có vấn đề học thường gửi thư hoặc thông qua đại lý
- Họ luôn coi rằng “Khách hàng là thượng đế” bởi họ cho là người trả tiền luôn có vị thế cao hơn người nhận tiền Bởi vậy khi trải nghiệm dịch vụ,
họ hay có nhiều yêu cầu, hay phàn nàn và luôn đòi hỏi sự phục vụ với chất lượng cao nhất
- Trung thực: một trong những cách xây dựng chữ tín cho bản thân chính làtrung thực Trung thực sẽ giúp cho những người xung quanh tin tưởng và
đề cao nhân cách của bạn hơn bao giờ hết Một ví dụ làm rõ vấn đề này đó
Trang 11là ở Nhật Bản đã và đang hình thành rất nhiều cửa hàng hoạt động theo
mô hình tự phục vụ Trong những cửa hàng này không có bóng dáng nhânviên nào nhưng không một ai lo lắng việc mất hàng, mất tiền lại Bởi vì hệthống camera an ninh được bố trí ở mọi ngóc ngách Vậy nên, chỉ cần có
1 hành động bất minh nào, ngay lập tức bạn sẽ bị cảnh sát mới về làm việc
- Văn hóa xếp hàng: người Nhật rất coi trọng kỷ luật Dù ở bất cứ vị trí nào đichăng nữa thì khi tham gia vào các hoạt động tập thể mang ý nghĩa cộngđồng thì vẫnphải tuân thủ quy tắc xếp hàng theo thứ tự trước sau
d Khẩu vị và cách ăn uống
- Người Nhật ăn bằng đũa, không cầm thức ăn bằng tay, không vứt
đồ thừa hay xương thịt cá ra bàn ăn hay xuống sàn nhà mà phải bỏ vào đĩa riêng
- Thực phẩm chủ yếu của người Nhật bao gồm cá, rau biển, đậu nành, rau quả, gạo, trái cây, trà xanh, Người Nhật ăn cơm hàng ngày, khẩu phần ăn thường chia nhỏ và chia thành nhiều bữa
- Không bao giờ được dùng tay để hứng đồ ăn, việc dùng tay để hứng đồ ăn khi gắp bị coi là bất lịch sự ở Nhật
- Tránh dùng răng cắn đôi miếng thức ăn, nhìn chung, bạn nên ăn cả miếng và tránh dùng răng xé nhỏ Các món ăn Nhật thường được chia làm nhiều phần rất vừa miệng Việc đặt miếng thức ăn cắn dở xuống bát bị coi là bất lịch sự Bạn có thể che miệng lại khi nhai những miếng to
- Không dùng đũa chạm vào đồ ăn nếu không gắp: Bạn sẽ bị coi là người bất lịch sự nếu dùng đũa của mình chạm vào đồ ăn trên đĩa nhưng rồi lại không gắp
- Không đặt đũa lên trên bát: Nếu muốn đặt đũa xuống, bạn phải dùng gác đũa Nếu không có, bạn phải bọc đũa trong tờ giấy quấn đũa ban đầu và đặt xuống trên bàn