1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

bài tập đề bài tìm hiểu chính sách đầu tư ra nước ngoài của một quốc gia cụ thể

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Tìm hiểu chính sách đầu tư ra nước ngoài của một quốc gia cụ thể
Tác giả Nguyễn Phương Anh, Nguyễn Thị Ngọc Anh, Lê Quỳnh Anh, Ngô Vân Anh, Hoàng Anh Dũng, Dương Thị Hiền
Người hướng dẫn ThS. Bùi Thị Lành
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại Bài tập
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,62 MB

Nội dung

Khái niệmĐầu tư trực tiếp ra nước ngoài FDI: là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốcgia, trong đó nhà đầu tư nước ngoài này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sangnước khác để t

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN

VIỆN TIÊN TIẾN, CLC VÀ POHE

Bài tập

Đề bài:

Tìm hiểu chính sách đầu tư ra nước ngoài của một quốc gia cụ thể

Giáo viên hướng

Nguyễn Phương Anh_11200247 Nguyễn Thị Ngọc Anh_11200285

Lê Quỳnh Anh_11200144 Ngô Vân Anh_11204355 Hoàng Anh Dũng_11200914 Dương Thị Hiền_11201410

Hà Nội, tháng 2 năm 2023

Trang 2

Mục lục

III THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM 11

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Singapore vào Việt Nam 11

3 Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam 13

3.3 Tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam theo khu vực 14

4 Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Singapore vào Việt Nam 14

5 Giải pháp tăng cường thu hút nguồn vốn FDI từ Singapore vào Việt Nam trong thời gian tới

16

Trang 3

I Lý thuyết chung

1 Khái niệm

Đầu tư trực tiếp ra nước ngoài (FDI): là hoạt động di chuyển vốn giữa các quốc gia, trong đó nhà đầu tư nước ngoài này mang vốn bằng tiền hoặc bất kỳ tài sản nào sang nước khác để tiến hành hoạt động đầu tư và trực tiếp nắm quyền quản lý cơ sở kinh doanh tại nước đó

Thực chất, FDI là một loại hình đầu tư quốc tế, mà chủ đầu tư bỏ vốn để xây dựng hoặc mua phần lớn, thậm chí toàn bộ các cơ sở kinh doanh ở nước ngoài để trở thành chủ

sở hữu toàn bộ hay từng phần cơ sở đó và trực tiếp quản lý điều hành hoặc tham gia quản

lý điều hành hoạt động của đối tượng mà họ bỏ vốn đầu tư Đồng thời, họ cũng chịu trách nhiệm theo mức sở hữu về kết quả sản xuất kinh doanh của dự án

2 Nguồn vốn

FDI được thực hiện chủ yếu từ nguồn vốn tư nhân, vốn của các công ty nhằm mục đích thu được lợi nhuận cao hơn qua việc triển khai hoạt động sản xuất ở nước ngoài

3 Các hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài.

FDI thường được thực hiện thông qua các hình thức tùy theo quy định của Luật đầu tư nước ngoài của nước sở tại

Các hình thức FDI phổ biến trên thế giới hiện nay là:

+ Hợp đồng hợp tác kinh doanh – BCC

+ Doanh nghiệp liên doanh – JV

+ Hợp đồng cấp giấy phép công nghệ hay quản lý hợp đồng li xăng

+ Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài

+ Hợp đồng phân chia sản phẩm, BOT, BTO, BT, mua lại và sáp nhập doanh nghiệp

Trang 4

+ Buôn bán đối ứng

Các hình thức FDI này có thể được thực hiện tại các khu vực đầu tư đặc biệt có yếu tố quốc tế như khu chế xuất, khu công nghiệp tập trung, đặc khu kinh tế, kinh tế cửa khẩu…tùy thuộc vào điều kiện cụ thể và từng lĩnh vực mà các quốc gia lựa chọn và thành lập các khu vực đầu tư nước ngoài phù hợp, để thu hút các hình thức FDI khác nhau

Động cơ thúc đẩy lôi cuốn mạnh mẽ các nhà kinh doanh mở rộng hoạt động đầu tư

ra nước ngoài là: tiếp cận và sử dụng các nguồn lực ở nước ngoài

4 Các đặc điểm của FDI

- Mức vốn đầu tư trực tiếp: tỷ lệ vốn của các nhà đầu tư nước ngoài trong vốn pháp định của dự án phải đạt mức độ tối thiểu tùy theo luật đầu tư của từng nước qui định Ví dụ luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1987 quy định chủ đầu tư nước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án, ở Mỹ quy định 10%

- Mức độ tham gia quản lý vốn: các nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc

tự mình quản lý , điều hành các dự án mà họ bỏ vốn đầu tư Quyền quản lý doanh nghiệp phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn của chủ đầu tư trong vốn pháp định của dự án Nếu nhà đầu

tư nước ngoài góp 100% vốn trong vốn pháp định thì doanh nghiệp hoàn toàn thuộc sở hữu của nhà đầu tư đó và cũng do họ quản lý toàn bộ

- Lợi ích của các bên: lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh được phân chia cho các bên theo tỷ lệ góp vốn vào vốn pháp định, sau khi nộp thuế cho nước sở tại và trả lợi tức

cổ phần ( nếu có)

5 Tác động của FDI

5.1 Đối với nước đi đầu tư (nước chủ nhà)

5.1.1 Tác động tích cực

- Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp quản lý và điều hành dự án, nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất cho họ Từ đó, có thể đảm bảo hiệu quả cao hơn của vốn FDI

Trang 5

- Chủ đầu tư nước ngoài có điều kiện mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm nguyên liệu, kể cả công nghệ và thiết bị trong khu vực và trên thế giới

- Có thể giảm giá thành sản phẩm do khai thác được nguồn lao động giá rẻ hoặc gần nguồn nguyên liệu hoặc gần thị trường tiêu thụ sản phẩm Từ đó góp phần nâng cao hiệu quả kinh tế của vốn FDI, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, tăng năng suất và thu nhập quốc dân

- Tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước sở tại vì thông qua FDI, chủ đầu tư nước ngoài xây dựng được các doanh nghiệp của mình nằm trong lòng các nước thi hành chính sách bảo hộ

5.1.2 Tác động tiêu cực.

- Đầu tư nước ngoài có nguy cơ gặp nhiều rủi ro hơn trong nước, do đó các doanh nghiệp này thường phải áp dụng nhiều biện pháp khác nhau để phòng ngừa, hạn chế rủi ro

- Làm giảm việc làm và thu nhập của lao động trong nước cũng như giảm nguồn vốn tiết kiệm, có thể xảy ra hiện tượng chảy máu chất xám nếu chủ đầu tư để mất bản quyền sở hữu công nghệ trong quá trình chuyển giao

5.2 Đối với nước nhận đầu tư (nước sở tại)

5.2.1 Tác động tích cực

- Tạo điều kiện khai thác được nhiều vốn từ bên ngoài do không quy định mức vốn góp tối đa mà chỉ quy định mức tối thiểu cho các nhà đầu tư nước ngoài

- Tạo điều kiện tiếp thu kỹ thuật và công nghệ hiện đại, kinh nghiệm quản lý, kinh doanh của nước ngoài

- Tạo các điều kiện thuận lợi để khai thác tài nguyên và phát huy tốt nhất các lợi thế của mình về các nguồn nội lực như: tài nguyên thiên nhiên, khí hậu, về vị trí địa lý,

Trang 6

nhân lực…từ đó tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, thúc đẩy tăng trưởng phát triển kinh tế, tăng kim ngạch xuất khẩu, cải thiện đời sống của nhân dân

- Nâng cao khả năng cạnh tranh của quốc gia, của doanh nghiệp và hàng hóa, tạo điều kiện thuận lợi trong tiếp cận với thị trường nước ngoài

5.2.2 Tác động tiêu cực

- Môi trường chính trị và kinh tế nước sở tại tác động trực tiếp đến dòng vốn FDI

- Nếu không có một quy hoạch đầu tư tổng thế, chi tiết và khoa học, thì sẽ xảy ra tình trạng đầu tư tràn lan kém hiệu quả, tài nguyên bị khai thác bừa bãi và sẽ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng

- Nếu không thẩm định kỹ càng về công nghệ sẽ có thể nhận chuyển giao từ các nước đi đầu tư các công nghệ lạc hậu hoặc không phù hợp với nền kinh tế trong nước, dễ

bị thua thiệt do giá chuyển nhượng nội bộ từ các công ty quốc tế gây ra dẫn đến

- Giảm số lượng doanh nghiệp trong nước, ảnh hưởng tới cán cân thanh toán của nước nhận

6 Lý do chọn Singapore

Là một đất nước với diện tích khoảng 700 km2 và dân số khoảng 5 triệu người , Singapore hiện đang là một trong các trung tâm thương mại, tài chính lớn của thế giới và đồng thời cũng là một trong những cảng trung chuyển bận rộn nhất thế giới Sau khi tách khỏi Malaysia, Singapore đã phát triển nhanh chóng và trở thành một trong bốn con rồng châu Á Với vị trí địa lý đặc biệt, môi trường đầu tư không có tham nhũng, lực lượng lao động có chất lượng và cơ sở hạ tầng phát triển, Singapore là một địa điểm hấp dẫn thu hút nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Bên cạnh đó, Singapore cũng là một nước

có lượng vốn đầu tư trực tiếp ra nước ngoài lớn với tổng số vốn FDI tăng liên tục qua các năm và luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong cơ cấu vốn đầu tư ra nước ngoài của Singapore

Có thể nói, việc chú trọng đầu tư trực tiếp ra nước ngoài đã mang lại những lợi ích

Trang 7

to lớn cho Singapore không chỉ về mặt kinh tế mà còn về ngoại giao, khai thác được các lợi thế so sánh của Singapore một cách hiệu quả Việt Nam là một trong những thị trường đầu tư lớn của Singapore Cụ thể là, Singapore hiện là quốc gia của ASEAN có lượng vốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam lớn nhất và đồng thời là nhà đầu tư nước ngoài lớn thứ

ba trên tổng số 101 quốc gia đầu tư vào Việt Nam Có thể thấy, Việt Nam và Singapore trên cơ sở cùng là thành viên của ASEAN đã thiết lập được một mối quan hệ đối tác chặt chẽ về thương mại, đầu tư từ đó mang lại những lợi ích to lớn cho cả hai bên

II Tình hình đầu tư ra nước ngoài của Singapore

1 Các chính sách hỗ trợ đầu tư ra nước ngoài

1.1 Chính sách về tài chính

Cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích về tài chính, như kế hoạch Trợ cấp các doanh nghiệp (LDF) Có một vài khuyến khích về tài chính như miễn giảm thuế thời hạn đến 10 năm Vốn cố định bị mất từ việc bán cổ phần có thể bị giảm trừ khỏi nguồn thu nhập của nhà đầu tư, giảm một nửa các khoản chi phí cố định (nghiên cứu thực thi, thành lập văn phòng nước ngoài, ) được cho phép

Hỗ trợ vốn tín dụng ưu đãi: chính phủ cung cấp một phần trên thị trường để huy động thêm vốn, với các xí nghiệp vừa và nhỏ được tài trợ thông qua Quỹ hỗ trợ đầu tư nước ngoài

1.2 Chính sách về Thuế

Miễn giảm thuế thu nhập công ty cho các công ty đầu tư ra nước ngoài chính phủ quy định tất cả các xí nghiệp đầu tư ra nước ngoài mà có được lợi nhuận đều có thể xin miễn thuế kể cả xí nghiệp đầu tư vào các nước chưa có Hiệp định bảo hộ với Singapore đều vẫn được miễn thuế Miễn giảm thuế được mở rộng nhằm thu hút sự đầu tư vào cổ phần, cổ tức từ sự đầu tư và lãi suất nước ngoài

Nguồn thu nhập nước ngoài phải được tính thuế tại quốc gia nước ngoài (nơi mà nguồn thu nhập đó phát sinh), trừ khi được miễn thuế tại đó Thứ hai, mức thuế doanh nghiệp cao nhất tại nước ngoài phải là 15% khi nguồn thu nhập được nhận tại Singapore Cuối cùng, cơ quan thuế phải được thuyết phục rằng việc miễn thuế này mang lại lợi ích cho các đối tượng cư trú trả thuế tại Singapore

1.3 Chính sách của chính phủ

Chính phủ là người hỗ trợ

Trang 8

Để khuyến khích nhiều nhà đầu tư và chủ doanh nghiệp địa phương thành lập và

mở rộng ra nước ngoài, chính phủ Singapore đã khởi xướng Khoản tài trợ Hỗ trợ sẵn sàng cho thị trường (MRA) để hỗ trợ quá trình quốc tế hóa các công ty

Theo khoản tài trợ này, các công ty địa phương có ít nhất 30% cổ phần sở hữu tại địa phương và doanh thu dưới 100 triệu đô la Singapore có thể nhận được tới 70% tài trợ cho các chi phí đủ điều kiện theo 3 hạng mục – xúc tiến thị trường nước ngoài, phát triển kinh doanh ở nước ngoài và thiết lập thị trường nước ngoài

Các công ty ở Singapore có thể sử dụng khoản tài trợ bao nhiêu lần tùy ý để mở rộng sang các quốc gia khác nhau Thông qua khoản tài trợ này, chính phủ hy vọng sẽ thực hiện được lời hứa thúc đẩy các thương hiệu địa phương ra thị trường nước ngoài để thúc đẩy FDI ra nước ngoài

Ngoài ra, việc lựa chọn nước sở tại sẽ là bước đầu tiên trong quy trình tư vấn của các chương trình hỗ trợ từ chính phủ Các công ty có thể nhóm các quốc gia theo khoảng cách địa lý, mức độ công nghiệp hóa, quy mô dân số và các nhóm chiến lược khác Thông tin chi tiết được yêu cầu để sàng lọc các địa điểm hấp dẫn nhất Chính phủ Singapore đã xác định cho mình một vai trò hỗ trợ trong khía cạnh này Dựa trên một cuộc khảo sát do

Ủy ban Phát triển Kinh tế (EDB) ủy quyền, những cách mà khu vực công có thể tạo thuận lợi cho quá trình khu vực hóa đã được xác định (Kỷ yếu Diễn đàn Khu vực hóa, 1993) Các phát hiện cho thấy hai cách quan trọng nhất là hỗ trợ thông tin thị trường và giới thiệu các mối liên hệ kinh doanh ở nước ngoài

Bên cạnh thông tin thị trường, một chuyến thăm cá nhân để có được sự quan sát và hiểu biết trực tiếp thường là cần thiết Chính phủ Singapore tạo điều kiện thuận lợi cho việc này thông qua các cơ quan chính phủ như Ban Phát triển Kinh tế và Ban Phát triển Thương mại (TDB), tổ chức các phái đoàn thương mại ở nước ngoài và các cuộc triển lãm thương mại và xuất khẩu ở nước ngoài Các cơ quan chính phủ này cũng cung cấp thông tin chung và thương mại, hỗ trợ xác định các cơ hội kinh doanh và tạo điều kiện tiếp cận với các quan chức chính phủ ở nước sở tại, trong số những thứ khác

2 Về thị trường đầu tư

Chính sách về thị trường đầu tư: Ban đầu chú trọng đầu tư vào khu vực Châu Á như: Trung Quốc, Ấn Độ và các nước ASEAN khác, sau đó mở rộng sang các nước khác trên thế giới

Trang 9

Nguồn: https://www.singstat.gov.sg/

Một nửa số cổ phiếu DIA của Singapore (tương đương 525,5 tỷ USD) đã được đầu

tư vào châu Á vào cuối năm 2020, khiến khu vực này trở thành khu vực hàng đầu đối với DIA của Singapore Các khu vực khác có đầu tư đáng kể từ Singapore bao gồm Châu Âu (23,1% hay 240,6 tỷ USD) và Nam & Trung Mỹ và Caribe (14,0% hay 145,8 tỷ USD) Các khu vực này chiếm hơn 85% DIA của Singapore

Trung Quốc đại lục, Ấn Độ, Hồng Kông, Indonesia và Malaysia là những điểm đến đầu tư hàng đầu ở châu Á, chiếm 76% cổ phần DIA của Singapore trong khu vực Các khoản đầu tư vào Hà Lan, Vương quốc Anh và Luxembourg cùng nhau đóng góp tới 85%

cổ phần DIA của Singapore ở châu Âu

Trang 10

3 Các lĩnh vực đầu tư chủ yếu

Với đòn bẩy tài chính và sự tích lũy cho đầu tư trong nước hiện cao hơn nhu cầu đầu tư nên hướng tập trung đầu tư ban đâu vào các ngành công nghiệp chế biến cần nhiều lao động như sản xuất đồ điện, đồ điện tử, công nghiệp nặng sử dụng nhiều vốn như hóa chất, cao su, lọc dầu; ngày nay các nhà đầu tư chú trọng hơn vào dịch vụ tài chính, du lịch

và xuất nhập khẩu Singapore cũng chú trọng đầu tư vào các ngành dịch vụ sản xuất, tài chính và bảo hiểm và thông tin truyền thông

Trang 11

Nguồn: https://www.singstat.gov.sg/

Tính đến cuối năm 2020, hơn một nửa DIA của Singapore (51,5% hay 535,3 tỷ USD) đã được đầu tư vào ngành Tài chính & Bảo hiểm, khiến ngành này trở thành ngành hàng đầu ở nước ngoài đối với DIA của Singapore Tiếp theo là ngành Sản xuất, chiếm 18,5% (192,9 tỷ USD) DIA của Singapore Các ngành khác thu hút đầu tư đáng kể là Thương mại Bán buôn & Bán lẻ (7,5% hay 78,0 tỷ USD) và Bất động sản (6,8% hay 70,7

tỷ USD) Nhìn chung, các ngành này đã đóng góp tới hơn 80% Cổ phiếu DIA của

Singapore vào cuối năm 2020

Trang 12

4 Tổng nguồn vốn đầu tư

Nguồn: https://www.singstat.gov.sg/

Quy mô tổng vốn FDI của Singapore rất lớn, năm 2021 đạt 1237.8 triệu S$

Con số này có sự tăng đều qua các năm trong giai đoạn 2017-2021 Năm 2017 tổng vốn FDI là 898.6triệu S$, và con số này đã được tăng lên đến năm 2021 là 1237.8 triệu S

III THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP CỦA SINGAPORE VÀO VIỆT NAM

1 Các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư của Singapore vào Việt Nam

Môi trường đầu tư ở Việt Nam

- Môi trường chính trị và xã hội: Việt Nam có môi trường chính trị - xã hội ổn định,

đáp ứng được nhu cầu làm ăn lâu dài của các nhà đầu tư

Bảng 3-1: Xếp hạng chỉ số hòa bình của Việt Nam 2017 - 2022

Trang 13

Năm 2018 2019 2020 2021 2022

Xếp hạng

(/163)

Có thể thấy, trong các năm từ 2018 đến 2022 Việt Nam là một trong những nước đứng ở thứ hạng cao của bảng xếp hạng các quốc gia yên bình nhất thế

giới Và có xu hướng ngày càng lên hạng theo từng năm

- Môi trường kinh tế vĩ mô: Sau 37 năm đổi mới, Việt Nam từng bước

hình thành thể chế kinh tế thị trường và duy trì môi trường kinh tế vĩ

mô ổn định và nhịp độ tăng trưởng kinh tế cao:

● Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao

● Ngành xuất nhập khẩu ngày càng phát triển

● Việt Nam tăng cường tham gia mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế

- Môi trường kinh doanh

Theo thống kê, đến năm 2020, Việt Nam có 369 khu công nghiệp, tăng 180% so với năm 2005 Việt Nam đã thăng hạng trong xếp hạng chỉ số “thuận lợi kinh doanh” của Ngân hàng Thế giới (WB), tăng 23 bậc lên thứ hạng 70 so với 10 năm trước

Chuyển đổi từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang kinh tế thị trường đã giúp Việt Nam từ một trong những quốc gia nghèo nhất thế giới thành nước có thu nhập trung bình thấp Việt Nam hiện là một trong những quốc gia năng động nhất Đông Á Thái Bình Dương

- Môi trường luật pháp, chính sách:

● Sau các lần sửa đổi, bổ sung năm 2013 và 2014, mức thuế suất thuế TNDN phổ thông được giảm từ 25% xuống 22% (từ 1/1/2014) và xuống 20% (từ 1/1/2016) Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế TNDN năm 2013 đã bổ sung ưu đãi đối với đầu

tư trong khu công nghiệp (trừ khu công nghiệp thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội thuận lợi) và dự án đầu tư mở rộng, đồng thời với chính sách thống nhất và bình đẳng nên môi trường đầu tư , kinh doanh khá hấp dẫn

● Về chính sách ngoại hối ngân hàng, DN được mua bán ngoại tệ ở các

Ngày đăng: 14/08/2024, 14:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w