Trong mẫu hợp đồng thuê tàu GENCON do Hội đồng hàng hải quốc tế Balticban hành năm 1922 và được sửa đổi lần gần đây nhất vào năm 1994 quy định cụ thé về rủi ro chiến tranh như sau: “ Rui
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DÂN
KHOA BẢO HIEM
Dé tai:
TINH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VU BAO HIEM HÀNG HOA XNK VAN CHUYEN BANG DUONG BIEN TAI TONG CONG TY
CO PHAN BAO HIEM QUAN DOI
Ho tén sinh vién : PHAM TRAN HOANG Lớp : KINH TE BẢO HIẾM 52B
MSSV : CQ521431
Giáo viên hướng dẫn : TS NGUYEN THỊ CHÍNH CHUYEN DE THỰC TAP
———ễễễ—ễ—ễ————————— HÀ NỘI - 2014
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE QUOC DAN
KHOA BAO HIEM
ĐẠI HỌC KTQD
TT THÔNG TIN THƯ VIỆN
TINH HÌNH KINH DOANH NGHIỆP VỤ BẢO HIẾM HÀNG HOÁ
XNK VẬN CHUYEN BANG DUONG BIEN TẠI TONG CÔNG TY
CO PHAN BẢO HIẾM QUAN DOL
Ho tén sinh vién : PHAM TRAN HOANG Lop : KINH TE BẢO HIEM 52B
Trang 3Khoa Bảo hiểm
MỤC LỤC
DANH MỤC TU VIET TẮTT ¿2£ S2S22E2E2E+2E2EE22E22E22E2EE22E2EEeErrrrrrrrrer 3
DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO 25222222 22222122E 2321 2EzErrrrrrees 4LOT 5ý 6
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE BẢO HIẾM HANG HÓA XNK VẬN
CHUYEN BANG DUONG BIEN 2-52 2S2222122212211211 11121121 cEEecrk 9
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
GHUyETTbanip (dường BIỂnG cac co co 9
1.2 Rủi ro và tốn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bang đường
biển _ 22-2 2222221222222222111112 22222111111 02.1112 cccee 121.2.1 Rui ro đối với hàng hóa XNK vận chuyển bang đường biễn 12
1.2.2 Tổn thất va chỉ phí ¿- 2+ ++2++2E++2EE+£EEE£EE+E2E1222122122212221221 c2 xe 14L3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằng đường
0080 19
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm 191.3.2 Giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm ¿- +: 20
1.3.3 Các điều kiện bảo hiểm - 22 ©22+222++2EE+SEEEEEE23122112221222212Ex.e 23
1.3.4 Hợp đồng bảo hiểm -¿- 22 22©E2+EEE£EEEEEEEEEE2EE122712271 22121 re 28
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiện quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa
AONK vấn Chuyen bang tưởng ĐIỂTHecesceneaniiebroaidikitiabiA111481114444385356388865c158566 53 32
1.4.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh -2 22 2222222222222 32
1.4.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh - -¿- +: + ++ss+++vsvsexsexvxs 32
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KINH DOANH BẢO HIEM HANG HÓA XNK
VẬN CHUYEN BẰNG DUONG BIEN TẠI TONG CÔNG TY CO PHAN BẢO
HIẾM QUẦN ĐỘI -2 52-2222 EE22E122121112111 211121112111 T11211E 111111 re 34
2.1 Vài nét về Tổng công ty cổ phần bảo hiểm quân đội s¿ 34
2.2 Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường
Trang 4Khoa Bảo hiểm
2.2.4 Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất 2-2 s++z+sz+£x+zzxzxzcrxd 552.3 Đánh giá thực trạng kinh doanh bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bằng
đường biển tại MIC 2¿©+t2SE29EE+9EE29211E2112211271127112117112111 211 z1xe 57
2.3.1 Kết quả và hiệu quả kinh doanh cccccssssesssecssesseessseessecssesssecsseesssecssessses 572.3.2 Hạn chế và nguyên nhân - 2-2 +2 +£EE£EE+£EE£EEEEEEEEEEEEEEEExrrrrrrkee 62
CHƯƠNG 3: GIẢI PHAP NHẰM PHÁT TRIEN BẢO HIEM HÀNG HÓA
XNK VẬN CHUYEN BANG DUONG BIEN TẠI MIC 2- 66
3.1 Định hướng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyền bằng đường
biên của MIC trong thời gian tỚI ¿c5 22332132 EE£t#EEeEeEEexeksexesrrsrsrerrrree 66
3.2 Giải pháp nhằm phát triển bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằng
đường biên tai MIC trong thời gian tỚI - -¿- c2 +2% S232 E+t**x£+Eeeeveerxeexces 69
3.2.1 Nâng cao và day mạnh hoạt động khai thác 2- 2 se se+zxczxd 69
3.2.2 Chú trọng nâng cao công tác giám định, bồi thường - ¿ 73
3.2.3 Đây mạnh công tác chống trục lợi bảo hiểm có hiệu quả ‹-+- 75
3.2.4 Tăng cường công tác đề phòng, hạn chế tổn thắt 2 s++ss+¿ 75
3.2.5 Tang tính hiệu quả của công tác quan lí, quan trị doanh nghiệp 76
3.2.6 Một số biện pháp khác -2-2+2+++EEE+EEE+tEEEE2E11211 11x EExcrt 77
3.3 Kiến nghị Chung c cceccccccecsessssesssesssesssesssesssesesecsseessvessesssecesecssecssesenuessneeasees 79
3.3.1 Về phía nhà nước - ¿+2 +++++++EEe+ExeEEEEEEEEEEkEEEEEEEEEEEkrEkkrrrrerrvee 79
3.3.2 Về phía Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam 2 2+22+tcSEExerrrrtrrrrrred 81
KẾT LUẬN 22 2s 2122711 211127112 11.11211111 eeree 83
TÀI LIEU THAM KHẢO 22-222 2E xEEE12251121111211122111221121112211 2E xe 84
PHU LỤC 2-22 2S22E221221221122112 11 1111111171111 111 errey 86
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 5Khoa Bảo hiểm
DANH MỤC TU VIET TAT
Từ viết tắt Nội dung
BH Bảo hiểm
CNH-HDH Công nghiệp hóa- Hiện đại hóa
ĐKBH Điều kiện bảo hiểm
aa 2 DLBH Dai ly bao hiém
DNBH Doanh nghiép bao hiém
DT Doanh thu
GPDC Giấy phép điều chỉnh HĐBH Hợp đồng bảo hiểm
ICC Phòng thương mại quốc tế
KDBH Kinh doanh bảo hiểm
MGBH Môi giới bảo hiểm
MIC Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội
Pham Tran Hoang Kinh té bao hiém 52B
Trang 6Khoa Bảo hiểm
DANH MỤC BANG, BIEU, SƠ DO
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1 Danh sách cổ đông sáng lập MIC 35
Bảng 2.2 Cơ cấu doanh thu theo báo cáo hợp nhất các năm của 39
MIC giai đoạn 2009 — 2013
Bảng 2.3 Tình hình thực hiện kế hoạch doanh thu phí bảo hiểm 43
hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển tại MIC
(2009 — 2013)
Bảng 2.4 Tình hình khai thác bảo hiểm hàng hóa XNK vận 44
chuyên bằng đường biên tại MIC từ 2009-2013
Bảng 2.5 Tỷ trọng doanh thu phí của nghiệp vụ so với tổng doanh 45
thu phí toàn công ty giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.6 Quy trình giám định trên phân cấp bảo hiểm hàng hóa 48
XNK
Bảng 2.7 Tình hình giám định bảo hiểm hàng hóa XNK vận 49
chuyên bằng đường biển tại MIC giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.8 Tình hình bồi thường và giải quyết bồi thường bảo 51
hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường bién tai
MIC giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.9 Tình hình chi đề phòng tốn thất và hạn chế tổn thất 57
của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển
bằng đường bién tai MIC giai đoạn 2009-2013
Bảng 2.10 Kết quả và hiệu quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa 59
XNK vận chuyển bằng đường biển tai MIC giai đoạn
2009-2013
Trang 7_ Khoa Bao hiém
Bang 3.1 Chi tiêu kế hoạch hoạt động cho năm 2014 của MIC 68
|
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của MIC 36
Biểu đồ 2.1 | Thị phần doanh thu bảo hiểm gốc theo doanh nghiệp 4]
nam 2013
Biểu d6 2.1 | Ty lệ bồi thường hàng hóa XNK vận chuyển đường 52
biển của MIC và toàn thị trường giai đoạn 2009-2013
Trang 8Khoa Bảo hiểm
LỜI MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế Việt Nam đã và đang có những bước phát triển không ngừng, với tốc
độ tăng trưởng va khả năng thu hút lượng vốn dau tư nước ngoài lớn, dần dẫn khangđịnh vị thế của mình trong khu vực Châu Á nói riêng và trên thế giới nói chung.Trong xu thế phát triển chung của nền kinh tế, ngành bảo hiểm Việt Nam cũng cónhững bước tiến vượt bậc khi chỉ từ duy nhất 1 doanh nghiệp bảo hiểm trực thuộc
Nhà nước vào năm 1993, đến nay, con số đó đã tăng lên 59 doanh nghiệp bảo hiểmhoạt động trong các lĩnh vực nhân thọ, phi nhân thọ, tái bảo hiểm và môi giới bảohiểm Năm 2013 vừa qua cho thấy sự lớn mạnh đó được khẳng định vững chắc hơn
với sự tăng lên của doanh thu toàn ngành tăng gần 70 lần, từ 700 tỷ đồng năm 1993,
lên đến gần 46.000 tỷ đồng năm 2013, cùng tốc độ tăng trưởng bình quân bảo hiểmxAp xỉ 20%/năm
Khi hàng loạt khu công nghiệp hình thành, thị trường sản xuất và gia công hàng
hóa xuất khẩu nước ngoài của các công ty trong nước, cũng như việc nhập khẩu
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất ngày càng trở thành một hoạt động thiết yếu
của quá trình tái sản xuất của Việt Nam, hoạt động xuất nhập khẩu đã trở thành mộtmắt xích quan trọng trong dây chuyền phát triển kinh tế Cùng với những biến đổi
không ngừng của những hoạt động thương mại quốc tế đó, vận chuyên hàng hóa nói
chung và vận chuyền hàng hóa bằng đường biển nói riêng ngày càng phát triển
mạnh mẽ Theo thống kê, hơn 90% lượng vận tải thương mại của thế giới được thựchiện bằng đường biển Chính vì thé bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyểnđường biển đã trở thành một nghiệp vụ truyền thống và thiết yếu trong tập quánthương mại quốc tế Sự phát triển của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩuvận chuyên bằng đường biển đã tạo điều kiên cho các nhà xuất nhập khẩu yên tâm
mở rộng quy mô hoạt động, đảm bảo khả năng tài chính của doanh nghiệp, đồng
thời cũng đây nhanh quá trình thu hút vốn đầu tư nước ngoài
Với đường bờ biển dài trải suốt dọc đất nước, Việt Nam được coi là điểm trung
chuyên đường thủy quan trọng của khu vực và trên thế giới Bên cạnh đó, tiềm năngxuất khâu những nguồn tài nguyên phong phú cùng nhu cầu nhập khẩu lớn, hoạt
động xuất nhập khẩu tại Việt Nam đang diễn ra ngày càng mạnh mẽ, đặc biệt là
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 9Khoa Bảo hiểm
trong giai đoạn hội nhập vào nền kinh tế quốc tế như hiện nay Điều này chứng tỏ
một tiềm năng lớn về hàng hóa XNK cũng như cơ hội cho bảo hiểm hàng hóa xuấtnhập khẩu vận chuyên bằng đường biển phát triển So với lịch sử ra đời và phát
triển từ rất lâu đời của nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu hàng hóa vận
chuyên bằng đường biển ở các nước trên thế giới, việc triển khai nghiệp vụ trên ở
Việt Nam đã và đang gặp nhiều khó khăn, thách thức, đòi hỏi các doanh nghiệp bảo
hiểm trong nước không ngừng nỗ lực để nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ
Với mong muốn đi sâu tìm hiểu và nghiên cứu về vấn đề này, trong thời gian
thực tập tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội (MIC), em đã lựa chọn đề tài
“Thực trạng kinh doanh bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường biến tại Tổng công ty Cé phần Bảo hiểm Quân đội” cho bài chuyên đề
thực tập tốt nghiệp của mình.
2 Mục đích nghiên cứu đề tài
Trên cơ sở lý thuyết về bảo hiểm, cùng với việc nghiên cứu thực trạng kinh
doanh bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyên bằng đường biển tại MIC, từ đó phântích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sự phát triển của nghiệp vụ
nói riêng và của toàn Tổng công ty nói chung Thông qua đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện chất lượng, nâng cao hiệu quả kinh doanh cho Tổng công tytrong thời gian tới.
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đề tài nghiên cứu về thực trạng kinh doanh nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất
nhập khẩu vận chuyền bằng đường biển tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân
đội trong giai đoạn 05 năm gần đây, từ năm 2009 đến năm 2013 Thông qua kiến
thức chuyên ngành và thực tế tại doanh nghiệp, đề tài tập trung phân tích, đánh giá
tình hình kinh doanh, đề xuất giải pháp cho sự phát triển của công ty.
4 Phương pháp nghiên cứu đề tài
Xuất phát từ yêu cầu, mục đích và đặc điểm của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập
khẩu vận chuyển bằng đường biển, cũng như quy định về công tác thực tập tốt
nghiệp của Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội, phương pháp nghiên cứu chính của chuyên đề là phương pháp nghiên cứu tài liệu và phân tích tổng hợp.
thông qua các tài liệu chuyên ngành, tài liệu nghiệp vụ và những số liệu thu thập
được từ công ty dé tổng kết, phân tích và đánh giá tình hình kinh doanh nghiệp vụ
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 10Khoa Bảo hiểm
bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyên bằng được biển tai MIC Ngoài ra, em cũng sử
dụng những phương pháp khác để hỗ trợ việc nghiên cứu đề tài được hiệu quả như
phương pháp thống kê, tổng kết kinh nghiệm
5 Kết cấu dé tài
Kết cấu của đề tài ngoài phần mở đầu và kết luận bao gồm ba chương:
Chương I: Lý luận chung về bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyển bằng
đường bién
Chương II: Thực trạng khai thác nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khâu
vận chuyền bằng đường biển tại Tổng công ty Cổ phan Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Chương III: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh nghiệp vụ bảo
hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận chuyên bằng đường biển tại Tổng công ty Cổphan Bảo hiểm Quân đội (MIC)
Em xin chân thành cảm ơn cô giáo TS Nguyễn Thị Chính đã trực tiếp hướng dẫn
em thực hiện đề tài này, cùng sự giúp đỡ và hướng dẫn nhiệt tình của các anh chịlàm việc tại Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội đã tạo điều kiện thuận lợi
cho em hoàn thành bài báo cáo này.
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 11Khoa Bảo hiển
CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CHUNG VE BẢO HIẾM HÀNG HÓA XNK VẬN CHUYEN BANG DUONG BIEN
1.1 Lịch sử ra đời và phát triển của bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu vận
chuyển bằng đường biển
Hoạt động bảo hiểm bắt đầu từ lĩnh vực hàng hải Bảo hiểm hàng hải đã ra đờiđầu tiên đánh dấu sự ra đời của bảo hiểm thương mại trên thế giới, nhằm đảm bảo
cho các rủi ro cho hàng hóa vận chuyển, cho tàu biển và cho trách nhiệm dân sự chủ
tàu Từ lâu các thương nhân đã quan niệm rằng họ có nhu cầu bảo vệ chính họ
chống lại những hệ quả của các hiểm họa mà họ, tàu thuyền và hàng hóa của họphải đối mặt khi hành trình trên biển Những văn bản xa xưa đề cập đến sự bảo vệchống lại những tổn thất do các hiểm hoa hàng hải bắt đầu vào khoảng những năm
215 trước Công nguyên khi chính quyền La Mã đền bù cho những nhà cung ứng các
vật dụng quân sự đối với những tổn thất xảy ra khi những hàng hóa này ở trên tàu
thuyền
Người ta đã phát triển một quan điểm rằng: nếu như một con tau gap sự có có thé
thực hiện một hành động khẩn cấp nhằm để tránh sự hiểm họa thì hành động khẩn
cấp này, với mục đích bảo vệ quyền lợi của mọi người cũng như sinh mạng của họ,
phải được tiến hành, phí tổn cho hành động này sẽ được chia sẻ cho tất cả những
bên tham gia vào hành trình Các quy tắc được xây dựng trong quá khứ vẫn còn ảnh hưởng đến phương thức giải quyết các tổn thất vận tải biển ngày này.
Có nhiều ý kiến bàn luận khác nhau về bảo hiểm hàng hải ra đời khi nào và bắt
đầu ở đâu Nhưng các ý kiến đó đều cho rằng, vấn đề bảo hiểm được thực hiện lần
đầu tiên bởi những thương nhân của thành phố Lombardy ở miền bắc nước Ý vào
khoảng những năm 1250 sau Công nguyên Ở nước Ý thời gian đó thịnh hàng một hình thức cho vay đặc biệt, đó là hình thức “cho vay mạo hiểm”, theo đó trong
trường hợp xảy ra tốn thất đối với con tàu và hàng hóa trong quá trình vận chuyền,
người vay sẽ được miễn thường không trả khoản tiền vay cả vốn lẫn lãi Ngược lại
họ sẽ phải trả một lãi suất rất cao khi hàng hóa đến bến an toàn, như vậy có thé hiểu
lãi suất cao này là hình thức sơ khai của phí bảo hiểm Song số vụ tổn thất Xảy ra
ngày càng nhiều làm cho các nhà kinh doanh cho vay vốn cũng lâm vào thế nguy
hiểm và thay thế nó là hình thức bảo hiểm ra đời trải qua nhiều biến có, trong một
thời gian dài tồn tại sự độc quyền giao kết bảo hiểm do Văn phòng Bảo hiểm đảm
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 1210
-Khoa Bao hiém
nhiệm cho đến năm 1601 thi bao hiểm đã trở thành một van dé quan trọng va là
nguyên nhân cho sự ra đời của Đạo luật Trọng Tải vào năm đó Như vậy, bảo hiểmhàng hải ra đời đầu tiên tại Ý Sau đó cùng với việc phát triển ra An Độ Dương vàtìm ra Châu Mỹ, ngành hàng hải nói chung và bảo hiểm hàng hóa nói riêng đã phát
triển rất nhanh chóng Theo đà chuyển đổi trung tam buôn bán thương mại, hoạt
động hàng hải cũng từ nước Ý chuyển qua Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, tiếp đến là
Hà Lan, Anh, Đức Đến thế kỷ 17, nước Anh đã chiếm vị trí hàng đầu trong buônban và hàng hải quốc tế với Luân Đôn là trung tâm phôn thịnh nhất Các tiệm ca
phê là nơi gặp gỡ của các nhà buôn, chủ ngân hàng, người chuyên chở, người bảo
hiểm để giao dịch, trao đôi tin tức, bàn luận trực tiếp với nhau Năm 1692,
Edward Lloyd’s mở quán café tại Luân Đôn Quán café này là nơi gặp gỡ của các
nhà buôn vận chuyển hàng của mình bằng đường biển và đường bộ ngoài ra còn làtrung tâm cung cấp thông tin vận chuyên đường biển Năm 1770, quán café này trởthành một tổ chức của các nhà bảo hiểm có tư cách pháp nhân và đổi tên gọi là
“Lloyd’s” Vào năm 1779, các hội viên của Uy ban Lloy’s đã thông qua hợp đồng S.G (The ship and goods form for marine insurance policy) được xem như mẫu hợp
đồng chung về rủi ro cho cả tàu thuyền và hàng hóa; mẫu hợp đồng này được áp
dụng trong hơn 200 năm Trong thời gian này, vận tải đường biển đã phát triển từ
những con tàu buồm băng gỗ đến những chiếc đóng bằng sắt thép, lực day đã trở nên phức tạp hơn với sự xuất hiện của máy chèo, chân vit và tia nước Ngoài ra, với
sự phát minh những tàu thuyền chuyên dụng như tàu du lịch, tàu chở container vàtàu chuyên vận tải chat lỏng gọi là tàu dau (tanker) đã mang lại những thách thứcmới Tổ chức này hoạt động với tư cách là tổ chức tư nhân đến năm 1871 thì hợpnhất lai theo luật Quốc hội và trở thành Hội đồng Lloyd’s và sau này đã trở thành
nơi giao dịch kinh doanh bảo hiểm và hãng bảo hiểm lớn nhất thế giới.
Đến nay, bảo hiểm hàng hải đã phát triển rộng khắp thế giới và được hầu hết cácquốc gia triển khai Một số thị trường bảo hiểm hàng hải lớn của thế giới là: Anh,
Mi, Đức, Nhat Ban, Pháp, Trung Quốc, Trong đó, thị trường bao hiểm London là
thị trường lớn nhất thế giới và là mẫu mực cho ngành bảo hiểm của nhiều nước Các
điều khoản, luật lệ, tập quán của London được các thị trường bảo hiểm khác ápdụng, nhất là Luật bảo hiểm hàng hải năm 1906 và các điều khoản thông dụng như:các điều khoản bảo hiểm hàng hóa, các điều khoản bảo hiểm thân tàu và các điều
khoản bảo hiểm hàng hóa theo mẫu của Lloyd’s của Viện những người bảo hiểm
Phạm Tran Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 13ali
-Khoa Bao hiém
London ILU Hợp đồng mẫu Lloyd’s Policies của Anh là hợp đồng mẫu lâu đời nhất từ 1779 và được các tổ chức bảo hiểm của Anh dùng cho đến tận cuối năm
1981 Cho đến 1982, ITU mới cho ra mẫu hợp đồng mới, kèm theo các điều kiện của hợp đồng mới (ICC 1982) để thay thế mẫu hợp đồng cũ và các điều khoản cũ
(ICC 1963).
Bảo hiểm hàng hải của Việt Nam xuất hiện muộn hơn so với các nước trên thếgiới, nhưng so với các nước khu vực Đông Nam Á thì bảo hiểm Việt Nam có lịch
sự hình thành và phát triển lâu đời hơn Trong thời kỳ Pháp thuộc, từ những năm
1920 tại cả hai miền Nam Bắc đã có các chi nhanh Công ty bảo hiểm quốc gia Pháp,sau đó là của Nhật Bản Loại hình bảo hiểm chủ yếu lúc bấy giờ là bảo hiểm hànghải và bảo hiểm tai nạn con người
Sau đó, thời kỳ đầu nhà nước giao cho một công ty chuyên môn trực thuộc Bộ tàichính kinh doanh bảo hiểm đó là công ty Bảo hiểm Việt, nay là Tổng công ty Bảohiểm Việt Nam, Công ty Bảo hiểm Việt Nam được thành lập ngày 17/12/1964 theo
quyết định 179/CP và chính thức đi vào hoạt động ngày 15/1/1965
Trước năm 1964 Bảo Việt chỉ làm đại lý bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu chocông ty Bảo hiểm nhân dân Trung Quốc trong trường hợp mua theo giá FOB, CF và
bán theo giá CIF với mục đích là học hỏi kinh nghiệm.
Từ năm 1975-1992 Bảo Việt đã triển khai thêm nhiều nghiệp vụ và mở rộng phạm vi hoạt động Từ chỗ chỉ có quan hệ tái bảo hiểm với một số nước xã hội chủ
nghĩa cũ thì trong thời kỳ này Bảo Việt đã có quan hệ đại lý, giám định, tái bảo
hiểm với hơn 40 nước trên thế giới Năm 1965 khi Bảo Việt đi vào hoạt động, Bộ
Tài chính đã ban hành quy tắc chung về Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường
biển Đến năm 1990, để phù hợp với sự phát triển của hàng hải và thương mại, Bộ
Tài chính lại ban hành quy tắc chung mới về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển QTC-1990 Sau đó, Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã ban hành Quy
tắc chung về bảo hiểm hàng hóa bằng đường biển QTC-1995, QTC-1999 và gầnđây nhất là QTC-2004
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang có những bước phát triển mạnh mẽ,xuất phát từ yêu cầu đảm bảo cho nền kinh tế phát triển ổn định thu hút vốn đầu tư
nước ngoài thì việc đa dạng hóa các loại hình kinh doanh bảo hiểm là một đòi hỏi
thiết thực Để đáp ứng yêu cầu cấp bách trên, Nghị định 100/CP của chính phủ về
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 1412
-Khoa Bao hiém
hoạt động kinh doanh bảo hiểm đã được ban hành ngày 18/12/1993 đã tao điều kiện
cho nhiều công ty bảo hiểm ra đời và phát triển Hiện nay với sự góp mặt của 45
công ty bảo hiểm gốc trong cả nước, trong đó có 29 công ty bảo hiểm phi nhân thọ
và 16 công ty bảo hiểm nhân tho, cùng 12 công ty môi giới bảo hiểm, thị trường bảo
hiểm Việt Nam đã bắt đầu phát triển với sự cạnh tranh gay gắt giữa các công ty,
nghiệp vụ bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khâu vẫn là một nghiệp vụ truyền thống màcác nhà bảo hiểm Việt Nam vẫn duy trì và phát triển với các biện pháp, chiến lược,
sách lược giành thắng lợi trong cạnh tranh
1.2 Rui ro và tốn thất trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường
biển
1.2.1 Rủi ro đối với hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường bién
Rủi ro hàng hải là những rủi ro do thiên tai, tai nạn bất ngờ trên biển gây ra làm
hư hỏng hàng hóa và phương tiện chuyên chở.
Dé được bảo hiểm, rủi ro hàng hải phải đảm bảo các điều kiện như: phải có kha
năng xây ra; phải có tính chất không xác định; phải có tính chất xảy ra trong tươnglai; phải có tính chất hợp pháp
Có hai cách phân loại rủi ro hàng hải phô biên là căn cứ vào nguôn gôc sinh ra rủi ro và căn cứ vào trách nhiệm của bảo hiềm.
1.2.1.1 Căn cứ vào nguôn goc sinh ra rủi ro
Nêu căn cứ vào nguôn gôc sinh ra rủi ro, rủi ro hàng hải có thê phân thành các loại sau:
- Rui ro do thiên tai: Thiên tai là những hiện tượng do thiên nhiên gây ra như
biển động, mưa đá, bão, lốc, sét đánh, thời tiết xấu, song than, động đất, núi
lửa mà con người không chống lại được Trong một số trường hợp, việc xác
định những hiện tượng tự nhiên này có phải là thiên tai hay không cần dựa vào
các tiêu chuẩn của các ngành chuyên môn khí tượng, địa chất Ví dụ, mưa rào là
cơn mưa to có lượng mưa trên lómm/giờ hay trên 50mm/24 giờ Nếu mưa to
nhưng lượng nước mưa chưa đạt tiêu chuẩn này thì không thuộc vào rủi ro được
bảo hiểm
- Rui ro do tai họa của biển: là những rủi ro xảy ra với con tàu ở ngoài biển,
như cháy nỗ, chìm đắm, mắc cạn, đâm va (hai tàu đâm va nhau, đâm va phải đá
Phạm Tran Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 15Khoa Bao hiém
ngầm, đâm va phải vật thé khác), tàu bị lật úp mắt tích Những rủi ro này được
gọi là những rủi ro chính.
- _ Rủi ro do các tai nan bat ngờ khác: là những thiệt hại do tác động ngẫu nhiênbên ngoài không thuộc những tai nạn của biển nói trên Tai nạn bat ngờ khác cóthể xảy ra trên biển (nhưng nguyên nhân không phải một tai họa trên biển), trên
bộ, trong quá trình vận chuyển, xếp đỡ, giao đỡ, giao nhận, lưu kho, bảo quản như hàng bi cong, bẹp, thối, hấp hơi, thiếu hụt, mất trộm, mất cắp, không giao
hàng Những rủi ro này được gọi là rủi ro phụ hay rủi ro đặc biệt.
- — Rủi ro do các hiện tượng chính trị, xã hội hoặc do lỗi của người được bảo
hiểm gây nên như các rủi ro chiến tranh (chiến tranh, nội bộ, khởi nghĩa), hànhđộng thù địch hoặc tàu và hàng bị bắt, bị tịch thu chiếm giữ, thiệt hại do bom,min, thủy lôi ; rủi ro đình công (đình công cấm xưởng, bạo động, nổi loạn của
dân chúng hoặc do hành vi của người đình công) và các hành động khủng bố
Trong mẫu hợp đồng thuê tàu GENCON do Hội đồng hàng hải quốc tế Balticban hành năm 1922 và được sửa đổi lần gần đây nhất vào năm 1994 quy định cụ thé
về rủi ro chiến tranh như sau: “ Rui ro chiến tranh gồm bat kỳ cuộc chiến tranh nao(thực sự hay nguy cơ), hành động chiến tranh, nội chiến, sự thù địch, cách mạng,
phiến loạn, nổi loan dân sự, hoạt động tương tự chiến tranh, đặt mìn (cho dù có thật
hay chỉ nghe nói), cướp biển, hành động của người khủng bố, hoạt động chiến
tranh, hay thiệt hại do ác ý, hoạt động phong tỏa (cho dù đối với các tàu hay chỉ đối
với một số tàu hay những tàu cắm cờ của nước nào đó) bởi bất cứ người, tổ chứchay người khủng bố, nhóm khủng bố nào, hoặc Chính phủ của bat kỳ quốc gia nào
mà theo cứ phán đoán của thuyền trưởng hoặc chủ tàu là nguy hiểm hoặc có thể trở
thành nguy hiểm đối với tàu, hàng hóa, thủy thủ hay những người khác ở trên tàu”.
- Rủi ro do bản chất hoặc tính chất đặc biệt của hàng hóa được bảo hiểm như
nội ty hay an tỳ Nội tỳ là những hư hại mang tính bản chất của hang hóa, còn 4n
tỳ của hàng hóa là những hư hỏng của hàng hóa mà bằng khả năng thông thường
con người không phát hiện được.
- Rủi ro gây ra thiệt hại như làm mất thị trường, sụt giá mà nguyên nhân trực
tiếp là chậm trễ
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 1614
-Khoa Bao hiém
1.2.1.2 Can cứ trách nhiệm của bảo hiểm
Theo trách nhiệm bảo hiểm có thé chia ra: rủi ro thường được bảo hiểm, rủi ro
phải bảo hiểm riêng và rủi ro không được bảo hiểm
- Rui ro thông thường: là rủi ro được bảo hiểm trong những điều kiện bảo
hiểm hang hóa thông thường như A, B, C Vì vậy rủi ro thông thường còn được gọi
là rủi ro được bảo hiểm
Rủi ro thông thường gồm: Rủi ro mắc cạn, chìm đắm, đâm va, ném hàng xuống
biển, mat tích, và các rủi ro phụ như rách, vỡ, gi, bẹp, cong vénh, hấp hơi, mat mùi,
lây ban, va đạp vào hàng hóa khác, nước mưa, hành vi ác ý, trộm cắp, cướp, móccâu
- Ri ro phải bảo hiểm riêng: Là những rủi ro loại trừ đối với bảo hiểm hang
hải Đó là các rủi ro đặc biệt, phi hàng hải như chiến tranh, đình công Các rủi ro
này chỉ được bảo hiểm nếu có mua riêng, mua thêm Khi chỉ mua bảo hiểm hàng
hải thì những rủi ro này bị loại trừ.
- Rui ro loại trừ: là những rủi ro thường được bảo hiểm trong mọi trường hợp
đối với bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển
Rủi ro loại trừ gồm một số rủi ro sau đây: Buôn lậu, thu, pha bao vây, lỗi vố ý của người được bảo hiểm, nội tỳ, an ty, tàu không đủ khả năng đi biển, tàu đi chệch hướng, chủ tàu mắt khả năng tài chính.
1.2.2 T6n thất và chi phi
Tổn thất trong bảo hiểm hàng hóa là thiệt hại xảy ra với hàng hóa được bảo hiểm
do rủi ro gây ra: mất mát, hư hại về hàng hóa và những chỉ phí bất thường liên quan đến sự mất mát và hư hại đó.
1.2.2.1 Căn cứ vào qui mô, mức độ ton thất
e Tổn thất bộ phán ( Patial loss)
Là sự mat mát một phan đối tượng bảo hiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểm Ví
dụ lô hàng 10 tan đường trong quá trình vận chuyền bị tổn thất 1 tắn Các dạng cụ
thé của tén thất bộ phận bảo gồm:
- - Giảm một phần giá trị sử dụng của hàng hóa Ví dụ gạo bị ngắm nước, bị
chua phải làm thức ăn cho gia súc.
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 1715
-Khoa Bao hiém
- Giảm về số lượng như số bao bi, số kiện hàng bi giao thiếu hoặc bị nước
Loại 1: Tén thất toàn bộ thực tế (actual total loss)
La tôn thất mà do hàng hóa bị phá hủy hoàn toàn hay bị hư hỏng nghiêm trọng
không còn là vật phâm như ban đầu hoặc người được bảo hiểm bị tước quyền sở
hữu với hàng hóa không lấy lại được Tổn thất toàn bộ thưc tế bảo gồm:
Hàng hóa bị hủy hoại hoàn toàn.
Hàng hóa bị tước đoạt hoàn toàn không lấy lại được.
Hàng hóa không còn lại vật thể bảo hiểm
Hàng hóa ở trên tàu mà được tuyên bố mắt tích
Loại 2: Tén thất toàn bộ ước tính (contructive total loss)
Là ton thất về hàng hóa mà không sao tránh khỏi tổn thất toàn bộ thực sự hay
những chỉ phí phải bỏ ra để sửa chữa, khôi phục và đưa hàng hóa về bến đến bằng
hoặc vượt quá giá trị hàng hóa.
Tổn thất toàn bộ ước tinh gồm 2 dạng:
Dạng thứ nhất: Chắc chắn tổn thất toàn bộ thực sự sẽ xảy ra, ví dụ một lô ngô
được chở từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường ngô bị ngắm nước và bắt đầu thối,
nếu có mang về Việt Nam thì ngô sẽ thối hết, tổn thất toàn bộ thực sự chắc chắn sẽxay ra.
Dang thứ 2: Xét về tài chính thì coi là tổn thất toàn bộ, như vận chuyền sắt thép
từ nước ngoài về Việt Nam, dọc đường tàu hỏng máy buộc phải vào Hồng Kông đểsửa chữa Để sửa tàu phải dỡ sắt lên bờ, trong thời gian sửa chữa phải lưu kho lưubãi sắt thép, khi chữa xong lại phải tái sắp xếp thép lên tàu và đưa sắt thép về Việt
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 1816
-Khoa Bảo hiêm
Nam Tổng các chỉ phí phải bỏ ra trong trường hợp này có thể bằng hoặc lớn hơn
giá trị bảo hiểm của sắt thép
Khi hàng hóa bị tốn thất toàn bộ ước tính, người được bảo hiểm có thể từ bỏhàng hóa, tức là từ bỏ mọi quyền lợi liên quan đến hàng hóa hay là sự tự nguyện củangười được bảo hiểm chuyển quyền sở hữu về hàng hóa cho người bảo hiểm dé đòi
bồi thường toàn bộ Muốn từ bỏ hàng hóa phải tuân thủ các quy định sau:
Một: Tuyên bố từ bỏ hàng (Notice of abandonment-NOA) gửi cho người bảohiểm bằng văn bản
Hai: Chỉ từ bỏ khi hàng hóa còn ở dọc đường và chưa bị tốn thất toàn bộ thực sự
Ba: Khi từ bỏ đã được người bảo hiểm chấp nhận thì không thay đổi được nữa,
sở hữu về hàng hóa thuộc về người bảo hiểm và người được bảo hiểm bồi thường
toàn bộ.
1.2.2.2 Căn cứ vào quyền lợi và trách nhiệm
e Tổn thất riêng (Particular average)
Là tổn thất của từng quyền lợi bảo hiểm do thiên tai, tai nan bat ngờ gây nên Ví
du, dọc đường tàu bị sát đánh làm hàng hóa của chủ hang A bị cháy, tổn that của
hàng A là di thiên tai, chủ hàng A phải tự chịu, hoặc đòi công ty bảo hiểm, không
được phân bổ tổn thất cho chủ tàu và các chủ hàng khác Tổn thất trong trường hợpnày là tổn thất riêng
e Ton thất chung (General average)
La những thiệt hai xảy ra do những chi phí hoặc hi sinh đặc biệt được tiến hàng
một cách cô ý và hợp lý nhằm mục đích cứu tàu, hàng hóa và cước phí trong một hành trình chung trên biển khỏi sự nguy hiểm chung đối với chúng Muốn có TTC
phải có hành động TTC Có hành động TTC khi và chỉ khi có sự hi sinh hoặc chi
phí bất thường được tiến hành một cách cố ý và hợp lý vì an toàn chung trên biển.Trong bảo hiểm hàng hóa, các trường hợp được coi là tổn thất chung phải có các
đặc trung sau:
- Hanh động TTC phải là hành động tự nguyện, hữu ý của những người trên
tàu theo lệnh của thuyền trưởng hoặc người thay mặt thuyền trưởng;
Pham Tran Hoàng Kinh tế bao hiểm 52B
Trang 19Khoa Bao hiém
- Hi sinh hoặc chi phí phải đặc biệt bất thường: phải hợp lý va vi an toàn
chung cho tat cả các quyền lợi trong hành trình
- Nguy cơ đe dọa toàn bộ hành trình phải nghiêm trọng và thực tế.
- Thiệt hại hoặc chi phí phải có hậu quả trực tiếp của hành động TTC.
(Theo Quy tắc York-Antwerp 1974)
Tổn thất chung chia làm 2 bộ phận:
Bộ phận thứ nhất: Hy sinh tổn thất chung
Là những thiệt hại hoặc chi phí do hậu quả trực tiếp của hành động tồn thất
chung Ví dụ: Tàu gặp bão lớn, buộc phải vứt hàng của chủ hàng A xuống biển để
cứu toàn bộ hành trình Hang A bị vứt xuống biển là hy sinh tổn thất chung Những
dạng tổn thất sau được coi là hi sinh tổn thất chung: tàu bị mắc cạn, để đưa tàu rakhỏi nơi mắc cạn pha thúc máy làm nỗ nồi hơi, thiệt hại về nồi hơi là hi sinh tổn
thất chung: hàng hóa bị cháy, thuyền trưởng yêu cầu bơm nước lên tàu để chữa
cháy, thiệt hại hàng hóa do ngắm nước chữa cháy là hi sinh tốn thất chung,
Bộ phận thứ 2: Chi phí tổn thất chung
Phải trả cho người thứ ba trong việc cứu tàu, hàng, cước phí thoát nạn hoặc chi
phí làm cho tàu tiếp tục hành trình Những chỉ phí sau đây được coi là chỉ phí tổn
thất chung; Chi phí ra các cảng lánh nan, chi phí lưu kho lưu bãi tại cảng lánh nạn,
chi phí tạm thời sửa chữa những hư hại của tau, chi phí tăng thêm về nhiên liệu
do hậu quả của hàng động tồn thất chung.
Thủ tục giấy tờ liên quan đến TTC: Khi xảy ra TTC, chủ tàu hoặc thuyền trưởngphải tiến hành một số công việc sau:
- _ Tuyên bố TTC.
- Moi giám định viên để giám định tổn thất của tàu và hàng (nếu có).
- Gui cho các chủ hàng bản cam đoan đóng góp TTC dé chủ hàng và người
được bảo hiểm điền vào và xuat trình khi nhận hàng.
- Chi định một chuyên viên tính toán, phân bổ TTC.
- Lam kháng nghị hàng hải (nếu có liên quan đến người thứ ba).
Đông thời chủ hàng phải làm các việc sau:
EZ: HỌC KTOD
IG TIN Ty» é bảo hiểm 52B
Sone LUẬN LÁN - TƯ LIỆU |
bac 0 ã®ww
Pham Tran Hoang
Trang 20Khoa Bảo hiêm
- _ Kê khai giá trị hàng hóa nêu chủ tàu yêu câu.
- Nhận bản cam đoan đóng góp TTC, điền vào và gửi cho công ty bảo hiểm.Công ty bảo hiểm sẽ ký vào giấy cam đoan đóng góp TTC và trả lại để chủ hàngnhận hàng Nếu hàng không được bảo hiểm thì chủ hàng phải ký quỹ bằng tiền mặt
hoặc xin bảo lãnh của ngân hàng, thuyền trưởng mới gioa hàng Nhìn chung khi cóTTC xảy ra, người được bảo hiểm phải báo cho công ty bảo hiểm được hướng dẫn
là thủ tục, không tự ý ký vào bản cam đoan đóng góp TTC.
Luật lệ giải quyết TTC: Khi có TTC, các quyền lợi trong hành trình có tráchnhiệm đóng góp vào TTC Nhưng quá trình phân bổ đóng góp, tiêu chuẩn, quy tắcthì các bên phải thỏa thuận trong hợp đồng vận tải Cho đến nay, hầu hết tất cả các
vận đơn đường biển và hợp đồng thuê tàu đều qui định là khi có TTC xảy ra giải
quyết theo qui tắc York- Antwerp 1974
Ngoài thiệt hại vật chất về hàng hóa được phân loại như trên thì khi hàng hóa
được bảo hiểm gặp rủi ro, còn có thé phát sinh thêm các thiệt hại chi phí sau:
© Chi phí dé phòng và hạn chế tồn thất: bao gồm các chi phí cần thiết va hợp
ly mà người được bảo hiểm đã chi nhằm ngăn ngừa tổn thất hoặc bảo vệ cho hànghóa không bị tổn thất khi gặp rủi ro bảo hiểm Tổng của những chỉ phí này không
vượt quá STBH, thường bao gồm các chi phí như: chi phí đóng gói, thay bao bì, cứu hàng, lưu kho bãi, Theo điều 16 “Điều khoản trách nhiệm của người được bảo
hiểm” có nhiệm vụ bảo vệ hàng hóa trong quá trình vận chuyền, đồng thời qui địnhnhà bảo hiểm hàng hóa phải trả mọi chi phí hợp lý liên quan đến nhiệm vụ ấy
© Chỉ phí gửi hàng tiếp: là khoản chi phí tăng thêm mà người bảo hiểm sẽ hoàn trả lại cho người được bảo hiểm khi người được bảo hiểm chỉ ra một cách hợp lí và
thỏa đáng để dỡ hàng lưu kho và gửi hàng tới nơi nhận thuộc phạm vi bảo hiểm mà
nguyên nhân là do việc vận chuyển kết thúc tại một cảng hoặc một nơi khác không
phải nơi có tên trong HDBH.
e Chi phí TTR: là những chi phí bảo quản hàng hóa dé giảm bớt hu hại hoặc để
khỏi hu hại thêm, như: chi phí xếp dỡ, gửi hàng, đóng gói lại ở bến khởi hành và
dọc đường, nếu những chi phí xảy ra ở bến dich thì không được bồi thường Có tổnthất chỉ phí riêng sẽ hạn chế và giảm bớt TTR
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 21Khoa Bao hiém
e — Chi phi cứu nan: là tiền công trả cho người cứu nan khi đã bỏ ra công sức,
vật tư kỹ thuật và bằng mọi biện pháp cần thiết dé cứu tài sản đang bị đe dọa bởi rủi
ro Cũng có thé coi đây là khoản tiền thường cho người đã cứu nan mình
© Chi phí đặc biệt bao gom:
Chi phí chứng minh tổn thất: Là chi phí bỏ ra cho việc chứng nhận hoặc giámđịnh hang hóa tổn thất Ngoài ra, chi phí đặc biệt còn bao gồm các chỉ phí khôngđịnh trước được cho việc chứng nhận hoặc giám định hàng hóa tổn thất Luật bảo
hiểm hàng hải 1906 của Anh qui định rằng chỉ phí đặc biệt không được tính thêm
vào tôn thất riêng khi so sánh TTR với số tiền miễn đền
Chi phí tái phát sinh tại bến đích: Khi hàng tới cảng đích nếu gặp tổn that thì có
thể tiến hành các biện pháp ngăn chặn việc hàng hư hỏng thêm như chỉ phí tách
riêng phần hàng tổn thất khỏi hàng nguyên, chi phí tay rửa nước biển đều được
người bảo hiểm bồi thường bổ sung vào TTR nhưng không vượt quá STBH
1.3 Nội dung cơ bản của bảo hiểm hang hóa XNK vận chuyển bằng đường
biển
1.3.1 Đối tượng bảo hiểm Người tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm
© Đối tượng bảo hiểm
Trong hợp đồng bảo hiểm tài sản nói chung luôn luôn có một tài sản hoặc một
vật thể bị đe dọa bởi các rủi ro, tài sản hay vật thé đó được gọi là đối tượng bảo
hiểm Vì vậy, đối tượng bảo hiểm trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyện bằng
đường biển là hàng hóa XNK đang trong quá trình vận chuyển từ địa điểm này đến
địa điểm khác (bao gồm cả thời gian lưu kho, chờ xếp lên phương tiện vận chuyền,
trung chuyển hoặc chờ chủ hàng nhận lại hàng theo qui định của điều khoản bảohiểm) Theo luật Hàng bảo hiểm hàng hải Anh năm 1906 qui định rõ “hàng hóa” có
nghĩa là “hàng hóa với tính chất thương mại và không bao gồm đồ đạc cá nhân hay lương thực dự trữ trên tàu Nếu không có tập quán trái ngược hàng hóa chở trên
boong không thê gọi chung là hàng hóa”
e Người tham gia bảo hiểm Người được bảo hiểm
Trong bảo hiểm hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển, người mua bảo
hiểm có thể là người mua hoặc người bán hàng, tùy thuộc vào thỏa thuận trong hợpđồng mua bán hàng hóa Nếu trong hợp đồng mua bán hàng hóa, tiền hàng mà
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 22Khoa Bao hiêm
người mua có nghĩa vụ trả cho người bán bao gôm cả phí bảo hiém thì người bán có nghĩa vụ mua bảo hiêm cho hàng hóa Ngược lại, nêu tiên hàng chưa bao gôm phí bảo hiểm thì người mua bảo hiêm cho hàng hóa là người mua hàng.
Nếu người mua bảo hiểm là người bán hàng, thì họ là người có quyền lợi bảo
hiểm cho tới thời điểm chuyển giao rủi ro của hàng hóa Ké từ thời điểm đó, ranh
giới chuyền giao rủi ro từ người bán sang người mua, người có quyền lợi bảo hiểm
là người mua hàng Nếu người mua bảo hiểm là người bán hàng, thông thường họ
có nghĩa vụ tham gia bảo hiểm cho hàng hóa theo điều kiện, điều khoản, số tiền bảohiểm thích hợp, đồng thời phải là thủ tục ký hậu để chuyển quyền lợi bảo hiểm chongười mua Người nào đứng ra mua bảo hiểm cho hàng hóa, người đó có nghĩa vụ
thanh toán phí bảo hiểm Đối tượng tham gia bảo hiểm hàng hóa rất đa dạng có thể
là cá nhân, co quan tổ chức, công tu cé phần trách nhiệm hữu han, các công ty giao
nhận, hãng vận tải-những người có lợi ích bảo hiểm liên quan đến hàng hóa XNK
Người được bảo hiểm là người có quyền lợi bảo hiểm được một công ty bảohiểm đảm bảo Người có quyền lợi bảo hiểm là người mà khi có sự cố bảo hiểm xảy
ra thì dan họ đến một tổn thất, một trách nhiệm pháp ly hay làm mất đi của honhững quyền lợi được pháp luật thừa nhận Vì vậy, trong bảo hiểm hàng hóa XNK,người được bảo hiểm thông thường là những người mua hàng hóa đó
1.3.2 Giá trị bảo hiểm Số tiền bảo hiểm Phí bảo hiểm
1.3.2.1 Giá trị bảo hiểm
Giá trị bảo hiểm (GTBH) là giá trị thực tế của lô hang, thường là giá CIF, nó bao
gồm: giá hàng hóa ghi trên hóa đơn bán hàng (hoặc giá thực tế tại nơi gửi hàng nếu
không có hóa đơn), cộng cước phí vận chuyên, phí bảo hiểm và các chỉ phí liên
quan.
Công thức xác định giá CIF:
CIF= C+I+F, IER*CIF.
= CIF=(C+F)/(1-R)
GTBH được xác định theo công thức:
V= CIF = (C+F)/(1-R)
Trong đó: V - Giá trị bảo hiểm.
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 231.3.2.2 Số tiền bảo hiểm
Số tiền bảo hiểm (STBH) là số tiền được đăng ký bảo hiểm, ghi trong hợp đồng bảo hiểm Số tiền bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sở giá trị bảo hiểm Hóa đơn hàng là tài liệu chắc chắn nhất để xác định GTBH của hàng hóa Trừ khi có thỏa thuận khác nếu người tham gia bảo hiểm yêu cau, người bảo hiểm có thé tinh gộp cả tiền lãi ước tính vào STBH Tuy nhiên, khoản tiền lãi ước tính được tính gộp vào số tiền bảo hiểm không vượt quá 10% của tiền hàng cộng với chi phí vận chuyên và phí bảo hiểm (giá trị CIF) của hàng hóa Nói cách khác, số tiền bảo hiểm tối đa
được chấp nhận bảo hiểm là 110% giá tri CIF
Bảo hiểm dưới giá trị: Khi số tiền bảo hiểm nhỏ hơn giá trị bảo hiểm thì được gọi
là bảo hiểm dưới giá trị Người bảo hiểm chịu trách nhiệm bồi thường tổn thất theo
tỷ lệ giữa số tiền bảo hiểm và giá trị bảo hiểm, kể cả các cho phí khác thuộc phạm
Bảo hiểm trùng: Là trường hợp cùng một đối tượng bảo hiểm nhưng tham giabảo hiểm với cùng điều kiện, cùng một sự kiện bảo hiểm ở nhiều công ty bảo hiểm
khác nhau và tổng số tiền bảo hiểm của các hợp đồng lớn hơn nhiều lần giá trị bảohiểm
1.3.2.3 Phí bảo hiểm
Phí bảo hiểm là một khoản tiền do người tham gia bảo hiểm nộp cho người bảohiểm để hàng hóa được bảo hiểm Phí bảo hiểm được xác định dựa trên cơ sởGTBH hoặc STBH và tỉ lệ phí bảo hiểm Phí bảo hiểm (P) được xác định như sau:
P= S,*(a+1)*R.
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 24212 ;
Khoa Bao hiém
Trong đó: S,_Sé6 tiền bảo hiểm
a - Số phần trăm lãi dự tính
R - Tỉ lệ phí bảo hiểm
Trong thực tế, chủ hàng thường mua bảo hiểm ngang giá trị nên:
P= CIF*R (nếu không bảo hiểm lãi dự tính)
Hoặc P= CIF*(a+1)*R (nếu bảo hiểm lãi dự tính a)
Tỉ lệ phí bảo hiểm được ghi trong hợp đồng bảo hiểm theo thỏa thuận giữa người
bảo hiểm và người tham gia bảo hiểm R phụ thuộc vào các yếu tố sau:
- _ Loại hàng hóa: Hàng hóa dé bị tổn thất như dễ vỡ, dễ bị mất cắp thì tỉ lệ
phí bảo hiểm sẽ cao hơn
- Loai bao bì: Bao bì càng chắc chắn, tỉ lệ phí bảo hiểm càng ha.
- Phuong tiện vận chuyển: Hàng được chở trên tàu trẻ có tỉ lệ phí thấp hơn trên
Trong một số trường hợp có nguy cơ gia tăng rủi ro (ví dụ hàng được vận chuyên
trên tàu gia ), tỉ lệ phí bảo hiểm bao gồm hai phan như sau:
R= Rete i Rgác
Với : Rage - Tỉ lệ phí gốc.
Rzu„ - Tỉ lệ phí phụ (phụ phí tàu già, chuyển tải, chiến tranh, đình céng, )
Ty lệ phí bảo hiểm (R) được tính trên cơ sở thống kê rủi ro tổn thất Tại Việt
Nam, tỷ lệ phí bảo hiểm được ban hành 5 năm một lần dựa trên khung phí bảo hiểm
do Bộ Tài chính ban hành, R phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Loại hàng hóa, bao bì; cách xếp hàng (trên boong hay trong hằm tàu); loại tàu (cắm cờ thường hay cờ phương tiện, tuổi tau ); quảng đường vận chuyên; điều kiện bảo hiểm; quan hệ với công ty bảo hiểm; chính sách của một quốc gia.
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 25Khoa Bao hiém
1.3.3 Cac diéu kién bao hiém
Trước hết, cần đề cập tới những điều kiện giao hang trong hoạt động ngoại
thương quốc tế Quá trình XNK có liên quan đến nhiều bên, trong đó có bốn bên
chủ yếu: người bán, người mua, người vận chuyên, người bảo hiểm do đó cần phải
phân định rõ trách nhiệm giữa các bên Việc phân định trách nhiệm giữa các bên
dựa trên ba loại hợp đồng là: Hợp đồng mua bán, Hợp đồng vận chuyền, Hợp đồngbảo hiểm và trách nhiệm này phụ thuộc vào điều kiện giao hàng của Hợp đồng muabán Theo các điều kiện thương mai quốc tế INCOTERMS 2010” có 11 điều kiện
giao hang, được chia thành 2 nhóm riêng biét:
Các điều kiện áp dụng cho mọi phương pháp vận chuyển:
e EXW- Ex Works - Giao tại xưởng.
e FCA- Free Carrier — Giao cho nhà chuyên chở.
e CPT- Carriage Paid To — Cước phí trả tới.
e _ CIP- Carriage and Insurance Paid- Cước phí và bảo hiểm trả tới
e© DAT- Delivered At Terminal (new) — Giao hàng tại bãi ( điều khoản mới).
e DAP- Delivered At Place (new) — Giao hang tại nơi đến ( điều khoản mới).
e DDP- Delivered Duty Paid- Giao hàng đã trả thuế
Các điều kiện chỉ sử dụng cho vận tải đường biển hoặc đường thủy nội địa:
e FAS- Free Alongside Ship — Giao tai mạn tàu.
e FOB- Free on Boat — Giao lên tàu.
e CFR- Cost and Freight — Tra cước đến bến
e CIF- Cost, Insurance and Freight — Trả cước, bảo hiểm tới bến.
Số điều kiện trong Incoterms 2010 đã giảm so với Incoterms 2000 từ 13 xuốngcòn 11 điều kiện, trong đó bổ sung 2 điều khoản mới là DAT (Delivered at
Terminal) và DAP (Delivered at Place)- bỏ các điều khoản DAT ( Delivered at
Frontier) — giao tại biên giới, DES ( Delivered Ex-ship), DEQ (Delivered Ex- Quay)
va DDU( Delivered Duty Unpaid).
Trong các điều kiện trên, thong dung nhất là điều kiện FOB (giao trên tàu), điều
kiện CFR (Trả cước đến bến), và điều kiện CIF (Trả cước, bảo hiểm tới bến) Cũng
theo các điều kiện trên, ngoài phần giá hàng, tùy vào từng điều kiện cụ thể mà có
thể có thêm cước phí vận chuyển và phí bảo hiểm Có những điều kiện giao hàng
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 2624 ;
Khoa Bao hiém
mà người ban không có trách nhiệm thuê tau vận chuyên và mua bảo hiểm cho hang
hóa Như vậy có nghĩa là tuy bán được hàng nhưng phí dịch vụ vận chuyên và bảo
hiểm sẽ do người mua đảm nhận (theo điều kiện FOB) Cũng có trường hợp theo
điều kiện mà ngoài việc xuất khâu được hàng hóa, người bán còn có trách nhiệm
thuê tàu vận chuyển và bảo hiểm cho số hàng hóa (theo điều kiện CIF) Như vậy,
nếu nhập khẩu hàng hóa theo điều kiện FOB, hay điều kiện CFR thì sẽ giữ đượcdịch vụ vận chuyển và bảo hiểm, hoặc chỉ dịch vụ bảo hiểm Còn nếu trong hoạtđộng xuất khẩu, theo điều kiện CIF, người bán cũng giữ được dịch vụ vận chuyền
và bảo hiểm Nhờ đó góp phần thúc đấy sự phát triển của ngành vận tải đường biển
và ngành bảo hiểm của quốc gia đó
Điều kiện bảo hiểm là những qui định phạm vi trách nhiệm của người bảo hiểm
đối với tổn thất của hàng hóa Hàng được bảo hiểm theo điều kiện bảo hiểm nào, chỉ
những rủi ro tổn thất qui định trong điều kiện đó mới được bồi thường Dưới đây là
các điều kiện được dùng phổ biển trên thế giới của Viện những người bảo hiểm
London (Institute of London Underwriters -ILU) Ngày 01/01/1963, ILU xuất ban
ba điều kiện bảo hiểm hàng hóa là FPA, WA va AR Các điều kiện bảo hiểm này
được áp dụng rộng rãi trong hoạt động thương mại quốc tế Ngày 01/01/1982, ILU
xuất bản các điều kiện bảo hiểm mới thay thế các điều kiện bảo hiểm cũ Trong đó,các điều kiện bảo hiểm hàng hóa bao gồm:
Điều kiện bảo hiểm C — Institute cargo clauses C (ICC C);
Diéu kién bao hiém B - Institute cargo clauses B (ICC B);
Diéu kién bao hiém A - Institute cargo clauses A (ICC A);
Diéu kién bao hiém chién tranh — Institute war clauses;
Điều kiện bảo hiểm đình công — Institute strikes clauses
So với các điều kiện bảo hiểm cũ, các điều kiện bảo hiểm mới trình bày rõ ràng,
dễ hiểu hơn Điều kiện bảo hiểm mới đã khắc phục được sự mập mờ, khó hiểu và ngôn ngữ cỗ được sử dụng trong điều kiện bảo hiểm cũ Tên gọi các điều kiện bảo
hiểm là C, B, A thay vì các tên gọi cũ là FPA, WA, AR nên dễ nhớ, dễ sử dụng hơn
Và điều cơ bản là nội dung của các điều kiện bảo hiểm mới có những thay đổi Cácđiều kiện bảo hiểm C, B, A có hiệu lực từ ngày 01/0401983 và hiện nay được áp
dụng rộng rãi trên thị trường bảo hiểm thế giới.
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 2725
-Khoa Bao hiém
1.3.3.1 Diéu kién bao hiém C
a Phạm vi bảo hiểm
Phạm vi bảo hiểm của điều kiện C bảo gồm:
- Tén thất hay tổn hại của hàng hóa được bảo hiểm có nguyên nhân hợp lí do cháy hoặc nỗ; tàu bị mắc cạn, chìm đắm, bị lật, đâm va; đỡ hàng tại cảng lánh nạn,
hàng hóa được bảo hiểm bị mất do tàu hoặc phương tiên chở hàng mắt tích.
- _ Hi sinh tổn thất chung, ném hàng khỏi tàu, phần đóng góp TTC
- Phan trách nhiệm mà người được bảo hiểm phải chịu theo điều khoản “Hai
tàu đâm va nhau đều có lỗi” Khi tai nạn đâm va xảy ra giữa hai tàu sẽ làm phát sinh
trách nhiệm dân sự của các chủ tàu và được giải quyết theo điều khoản “Hai tàu
đâm va nhau đều có lỗi” Mức trách nhiệm dân sự phát sinh được tính dựa vào các
mức độ lỗi của chủ tàu và tổng giá trị thiệt hại của tàu kia (gồm thiệt hại thân tàu,
con người hàng hóa và thiệt hại kinh doanh) Do đó, sau khi được bồi thường trách
nhiệm dân sự thì phần trách nhiệm của chủ hàng phải chịu là kết quả của giá trị thiệt
hại hàng hóa nhân với mức độ lỗi của chủ tàu kia.
b Loại trừ bảo hiểm
b1 Loại trừ chung
Trong bắt kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho:
- Mất mát, hư hỏng hay chỉ phí được qui cho hành vi xấu cố ý của người được
bảo hiểm
- Đối tượng được bảo hiểm bị rò chảy thông thường, hao hụt trong lượng hoặc
giảm thé tích thông thường hoặc hao mòn thông thường
- Mat mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra do việc đóng gói hoặc chuẩn bị cho đốitượng được bảo hiểm chưa đầy đủ hoặc không thích hợp, theo chủ ý của điều nàyviệc “đóng gói” phải được coi như bao gồm cả việc xếp hàng vào “container” hoặc
“kiện gỗ” nhưng chỉ khi nào việc xếp hàng đó được tiến hành bởi người được bảohiểm hoặc người làm công cho họ
- - Mất mát hư hỏng hay chi phí gây ra bởi khuyết tật vốn có hoặc tính chấtriêng của đối tượng được bảo hiểm
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 2826 ;
Khoa Bao hiém
- MAt mát hư hỏng hay chi phí trực tiếp gây ra bởi chậm trễ ngay cả khi chậm
trễ do một rủi ro được bảo hiểm gây ra (trừ những chi phí được chi trẻ theo điều 2
kể trên)
- Mat mát hư hỏng hay chi phí phíphát sinh từ tình trạng không trả được nợ
hoặc thiếu thốn về tài chính của Chủ tàu, người quản lý, người thuê hoặc người điều
hành tàu.
- Hu hại hoặc phá hủy do cố ý gây ra cho đối tượng bảo hiểm hay bộ phận bat
kỳ của đối tượng đó do hành động sai trái của bat kỳ người nao.
- Mat mát hu hỏng hay chỉ phí phát sinh từ việc sử dung bat kỳ một loại vũ khí
chiến tranh gì có sử dụng năng lượng nguyên tử, phân hạt nhân và/hoặc phản ứng
hạt nhân, phóng xạ hoặc tương tự.
b2 Điều khoản loại trừ tàu không đủ khả năng đi biển và không thích hợp cho
việc chuyên chở
- Trong bất kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những
mat mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi:
+ Tàu hoặc thuyền không đủ khả năng đi biển
+ Tàu, thuyền, phương tiện vận chuyền container hoặc kiện gỗ không thích hợp
cho việc chuyên chở an toàn đối tượng được bảo hiểm.
Nếu người được bảo hiểm hoặc những người làm công cho họ được biết riêng
tình trạng không đủ khả năng đi biển hoặc không thích hợp đó vào thời gian đối
tượng được bảo hiểm được xếp vào các phương tiện trên
- _ Người bảo hiểm bỏ qua mọi trường hợp vi phạm những cam kết ngụ ý tàu đủkhả năng đi biển và thích hợp cho việc chuyên chở đối tượng được bảo hiểm tới nơiđến trừ khi người được bảo hiểm hoặc người làm công cho họ được biết riêng vềtình trạng không đủ khả năng đi biển hay không thích hợp đó
b3 Điều khoản loại trừ chiến tranh
Trong bat kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những mắt
mát hư hỏng hoặc chi phí gây ra bởi
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 29Khoa Bảo hiêm
- _ Chiến tranh, nội chiến, cách mạng, nổi loạn, khởi nghĩa hoặc xung đột dân sựphát sinh từ những biến cố đó, hoặc bất kỳ hành động thù địch nào gây ra hoặc
chống lại bên tham chiến
- Bat giữ, tịch thu, kiềm chế hay cầm giữ và hậu quả của những sự việc đóhoặc bat kỳ mưu toan nào nhằm thực hiện những hành vi đó
- Min, thủy lôi, bom hoặc những vũ khí chiến tranh hoang phế khác
b4 Điều khoản loại trừ đình công
Trong bat kỳ trường hợp nào bảo hiểm này sẽ không bảo hiểm cho những mất
mát hư hỏng hoặc chi phí
- Gay ra bởi những người đình công, công nhân bị cam xưởng hoặc những
người tham gia gây rối lao động náo loạn hoặc bạo động dân sự
- Hau qua của đình công, câm xưởng, gây roi loạn lao động, náo loạn hoặc bạo
Theo điều kiện này, ngoài các rủi ro được bảo hiểm theo điều kiện C, công ty bảo
hié còn bồi thường tồn thất hay tổn hại đối với hàng hóa được bảo hiểm do độngđất, núi lửa, sét đánh; bị nước biển cuốn khỏi tàu; nước biển, nước sông hồ, hồ xâm
nhập vào ham tau, vào container hoặc nơi dé hàng hóa, tốn thất nguyên kiện hàng trong quá trình xếp đỡ, chuyển tải.
b Loại trừ bảo hiểm
Giống điều kiện bảo hiểm C
1.3.3.3 Điều kiện bảo hiểm A
a Phạm vi bảo hiểm
Đây là điều kiện bảo hiểm có phạm vi rộng nhất, bảo hiểm tắt cả những hư hỏng,mât mát của hàng hóa, kê cả rủi ro cướp biên chỉ trừ rủi ro loại trừ theo qui định và
không áp dụng mức miễn thường.
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 30Khoa Bảo hiêm
b Loại trừ bảo hiểm
Điều kiện A không loại trừ hư hại hoặc phá hủy do hành vi cố ý có chủ tâm do hành động sai lầm của bất kỳ người nào gây ra Còn các điều khoản loại trừ khác
giống với các điều kiện B,C
Như vậy, ba điều kiện bảo hiểm C, B, A theo ICC 1982 đều không phân biệt TTTB và TTBP, chủ hàng đều có trách nhiệm chứng minh tổn thất là thuộng rủi ro
được bảo hiểm Nhưng điều kiện bảo hiểm A có phạm vi bảo hiểm rộng nhất và chỉ
điều kiện bảo hiểm B áp dụng miễn thường
1.3.4 Hợp đồng bảo hiểm
1.3.4.1 Khái niệm
HĐBH hàng hóa XNK vận chuyển bằng đường biển là một văn bản, trong đó
công ty bảo hiểm cam kết sẽ bồi thường cho người tham gia bảo hiểm các tổn thất của hàng hóa theo các điều kiện bảo hiểm đã kí kết, còn người tham gia bảo hiểm
cam kết trả phí bảo hiểm
HĐBH coi như đã được kí kết khi người bảo hiểm chấp nhận bảo hiểm bằng vănbản Trừ khi có thỏa thuận khác, người được bảo hiểm phải thanh toán phí bảo hiểmngay khi nhận được Đơn bảo hiểm Người bảo hiểm chỉ bồi thường khi đã nhậnđược phí bảo hiểm trước khi tổn thất xảy ra (trừ khi có thỏa thuận khác)
HĐBH có tính chất:
- La một văn bản bồi thường (contract of indemnity)
- Là một hợp đồng tín nhiệm (contract of goodfaith)
- La một văn bản có thể chuyển nhượng được (negotiable contract)
Thông thường, nếu không có thỏa thuận khác, HĐBH hàng hóa XNK vận chuyểnbằng đường biển bắt đầu có hiệu lực ké từ khi hàng hóa được bảo hiểm rời kho haynơi chứa hang tại địa điểm ghi trong HDBH dé bắt đầu vận chuyền và tiếp tục cóhiệu lực trong suốt quá trình vận chuyển bình thường Hiệu lực của HĐBH kết thúctại một trong các thời điểm sau phụ thuộc vào thời điểm nào đến trước:
- - Khi giao hàng vào kho hay nơi chứa hàng cuôi cùng của người nhận hang hoặc của một người nào khác tại nơi nhận có tên trong HĐBH;
Phạm Tran Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 3129
-Khoa Bao hiém
- Khi giao hàng cho bất kỳ kho hay nơi chứa hang nào khác, dù trước khi tớinơi nhận ghi trong HĐBH mà người được bảo hiểm chọn dùng làm nơi chia hay
phân phối hàng hoặc nơi chứa hàng ngoài quá trình vận chuyên bình thường;
- _ Khi giao hàng vào bat kỳ kho hay nơi chứa hàng nào mà hàng bị chuyển tới
do nhằm lẫn;
- _ Khi hết han 60 ngày ké từ khi hoàn thành việc dỡ hàng hóa được bảo hiểm
khỏi tàu biển tại cảng đỡ hàng cuối cùng ghi trong HĐBH
1.3.4.2 Các loại hợp đồng bảo hiểm
Có hai loại hợp đồng là HĐBH chuyến và HĐBH bao
a Hợp dong bảo hiểm chuyến (Voyage Policy)
Là HĐBH cho một chuyến hàng chuyên chở từ địa điểm này đến địa điểm khác
ghỉ trong hợp đồng Công ty bảo hiểm chỉ chịu trách nhiệm về hàng hóa trong phạm
vi một chuyên HĐBH chuyến được thể hiện bằng Don bảo hiểm hay Giấy chứng
nhận bảo hiểm do Công ty bảo hiểm cấp Đơn bảo hiểm và Giấy chứng nhận bảo
hiểm đều có giá trị pháp lí như nhau nhưng về hình thức và cách sử dụng có khác
nhau.
Nội dung của đơn bảo hiểm được ghi ở cả hai mặt: mặt trước thường ghi các chỉtiết về hàng, tàu, hành trình Mặt sau thường ghi các điều lệ hay qui tắc của Công tybảo hiểm Còn giấy chứng nhận bảo hiểm chỉ có một mặt như đơn bảo hiểm Nộidung của một HĐBH chủ yếu bao gồm:
- Ngày cấp don bảo hiểm, nơi kí kết hợp đồng bảo hiểm
- _ Tên và địa chỉ của người mua bảo hiểm
- Tên hàng được bảo hiểm, số lượng va trọng lượng của hàng
- $6 hợp đồng XNK hoặc số thư tín dụng, số vận tải đơn
- Qui cách đóng gói, loại bao bì và kí mã hiệu của hàng
- Tên tàu hoặc phương tiện vận chuyền hàng
- Cách xếp hàng trên tàu
- Cảng khởi hành, cảng chuyển tải và cảng cuối
- Ngày tàu khởi hành
Pham Tran Hoang Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 32Khoa Bảo hiêm
- Giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm, điều kiện bảo hiểm
- Tỉ lệ phí bảo hiểm và phí bảo hiểm
- Noi và cơ quan giám định tổn that
- Noi và cơ quan giải quyết bồi thường
- Ngày tháng năm giao kết hợp đồng
- Phuong thức và địa điểm trả tiền bồi thường, do người được bảo hiểm chọn.
Loại hợp đồng này có rất nhiều nhược điểm, chỉ áp dụng cho từng chuyến cụ thê,
thủ tục ký kết rất phức tap, gây phiền toái cho người bảo hiểm Mặt khác đôi khi
chủ hàng vì lý do nào đó không tiến hành mua bảo hiểm cho vài chuyến hàng nhất
định gây tình trạng mất 6n định trong quan hệ giữa khách hàng và người bảo hiểm
b Hợp đồng bảo hiểm bao
Hợp đồng bảo hiểm bao là hợp đồng cho một khối lượng hàng được vận chuyên
trong chuyến kế tiếp nhau trong một thời gian nhất định (thường là một năm) hoặcnhận bảo hiểm cho một lượng hang vận chuyền nhất định (không ké đến thời gian).Trong HĐBH bao, hai bên chỉ thỏa thuận những van đề chung nhất như tên hàngđược bảo hiểm, loại tàu chở hàng, cách tĩnh GTBH, STBH tối đa cho mỗi chuyếnhàng và điều kiện bảo hiểm, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điểm liên quan khác đãđược thỏa thuận giữa các bên Tuy nhiên, trong HDBH bao luôn có ba điều kiện cơ
bản sau:
- Điều kiện xếp hạng tàu được chuyên chở hàng hóa sẽ được bảo hiểm: tàu
phải có cấp hạng cao và nếu do 10 hãng đăng kiểm nồi tiếng trên thế giới cấp mới
được chấp nhận một cách tuyệt đối Tàu phải có khả năng đi biển bình thường vàtuổi tàu dưới 15 năm
- — Điều kiện về quan hệ trên tinh thần thiện chí: Nghĩa là đã mua bảo hiểm baocủa người bảo hiểm nào đó trong thời gian đó người được bảo hiểm không đượcohesp mua bảo hiểm hàng hóa của người bảo hiểm khác
- Điều kiện về giá trị bảo hiểm: người được bảo hiểm phải kê khai giá tri theo
từng chuyến về số kiện, giá CIF hoặc giá FOB, số hợp đồng mua ban, số thư tíndụng (L/C), số vận đơn (B/L)
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 3331
-Khoa Bảo hiêm
Trong thời gian có hiệu lực của hợp đồng bao, mỗi lần vận chuyển hàng hóa, người tham gia bảo hiểm phải gửi giấy báo vận chuyên cho người bảo hiểm Nếu có thay đổi đặc biệt nào về số lượng, giá trị hàng phải tiến hành ký kết hợp đồng bảo
hiểm khác
Sau khi cấp đơn bảo hiểm, nếu người được bảo hiểm thấy cần bổ sung, sửa đổi một số điều và công ty bảo hiểm đồng ý thì công ty bảo hiểm sẽ cấp giấy bảo hiểm
bổ sung Giấy này có giá trị như một đơn bảo hiểm, là một bộ phận được kèm them
và không thể tách rời đơn bảo hiểm ban đầu.
1.3.4.3 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm
Hợp đồng bảo hiểm được in sẵn thành mẫu thường gồm 2 mặt: mặt trước gồm các thông tin về người bảo hiểm, người được bảo hiểm và đối tượng bảo hiểm; mặt sau in sẵn các quy định cơ bảo về bảo hiểm Mẫu của các nước khác nhau có thể
khác nhau song hiện nay hầu hết các nước, các công ty đều sử dụng mẫu đơn bảohiểm của Hiệp hội bảo hiểm London từ tháng 4 năm 1982 theo quy định của ICC-
1982 Nội dung của hợp đồng bảo hiểm hàng hóa xuất nhập khẩu gồm có những nội
- Noi bắt đầu vận chuyền, chuyên tải, nơi hàng đến
- Thời gian khởi hành và thời gian cả hành trình.
- — Người gửi hàng.
- Điều kiện bảo hiểm, giá trị bảo hiểm, số tiền bảo hiểm
- Noi giám định tổn thất, nơi thanh toán bồi thường
- Dia điểm và ngày ký kết hợp đồng
- Ky tên, đóng dấu
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 3432
-Khoa Bao hiêm
Hợp đồng bảo hiểm coi như được ký kết khi Công ty bảo hiểm có chấp nhậnbằng văn bản cấp cho người được bảo hiểm như Đơn bảo hiểm hoặc giấy chứngnhận bảo hiểm sau khi ký kết hợp đồng, nếu một trong những chỉ tiết trên còn thiếu(trừ giá trị bảo hiểm và tên hàng hóa được bảo hiểm) hoặc nếu người mua thấy cần
bổ sung hay sửa đổi thì người mua bảo hiểm báo ngay cho Công ty bảo hiểm dé làm
Giấy sửa đổi bổ sung (Endorsement) kịp thời
Ngoài ra người có nhu cầu bảo hiểm còn phải báo cho người bảo hiểm biết
những tình huống quan trọng khác mà họ biết để giúp cho người bảo hiểm phánđoán rủi ro Người bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm nếu phí bảo hiểm
không được thanh toán đúng thời hạn quy định.
1.4 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiện quả kinh doanh bảo hiểm hàng hóa
XNK vận chuyển bằng đường biển
1.4.1 Chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh
Kết quả kinh doanh là một số tuyệt đối, phản ánh cụ thể kết quả đạt được khi
thực hiện một công việc nào đó Kết quả kinh doanh của một nghiệp vụ bảo hiểm
được thê hiện ở hai chỉ tiêu chủ yếu là doanh thu và lợi nhuận
Nghiên cứu doanh thu qua nhiều chỉ tiêu như: doanh thu kế hoạch vè doanh thu
thực hiện, doanh thu từng chi nhánh, doanh thu theo khu vực.
Có hai chỉ tiêu lợi nhuận:
Lợi nhuận trước thuế = Tổng doanh thu — Tổng chi phi
Lợi nhuận trước thuế là chỉ tiêu dùng để đánh giá khả năng thu được lợi nhuận
của công ty, do đã loại bỏ lãi vay và thuế, chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế có thể làm rõ hon khả năng tạo lợi nhuận của công ty, dễ dang giúp người đầu tư so sánh các
công ty với nhau.
Lợi nhuận sau thuế = Lợi nhuận trước thuế - Thuế thu nhâp doanh nghiệp
1.4.2 Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh là một số tương đối, được xác định bằng tỉ số giữa kết quả
thực tế đạt được và chỉ phí đã bỏ ra để tạp ra kết quả đó hoặc ngược lại
Hiệu quả kinh doanh là chỉ tiêu quan trọng, là thước đo sự phát triển của bản thân
nghiệp vụ và phản ánh trình độ sử dụng chi phí trong việc tạo ra những kết quả kinh
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 35Khoa Bảo hiêm
doanh nhất định nhằm đạt được các mục tiêu đề ra Những chỉ tiêu bề nổi như tốc
độ tăng doanh thu, tăng lợi nhuận chỉ nói lên động thái của kết quả kinh doanh chứ
chưa thé đề cập đến chi phí kinh doanh Nếu chi phí kinh doanh tăng nhanh và sửdụng lãng phí, về lâu dài tốc độ tăng đó sẽ không có ý nghĩa và hoàn toàn không có
hiệu quả.
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh một nghiệp vụ bảo hiểm Mỗi chỉ
tiêu biểu thị một mặt, một yếu tố hay một loại chi phí nào đó trong quá trình sửdụng Tuy nhiên ở đây chỉ đề cập đến một số chỉ tiêu cơ bản như:
- Hiệu quả theo doanh thu = Doanh thu nghiệp vụ/ Chi phí nghiệp vụ.
Chỉ tiêu này phan ánh cứ một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thìtạo ra bao nhiêu đồng doanh thu
- Hiệu quả theo lợi nhuận = Lợi nhuận trước thuế/ Chi phí nghiệp vụ
Chỉ tiêu này phan ánh cứ một đồng chi phí mà doanh nghiệp bỏ ra trong kỳ thìtạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trước thuế
- Hiệu quả sử dụng tài san = Lợi nhuận trước thuê/ Tông giá tri tài sản.
Chỉ tiêu này dùng để đo lường khả năng sinh lời của một đồng vốn đầu tư vào
doanh nghiệp.
- Hiệu qua sử dụng von = Lợi nhuận sau thuê/ Nguôn von chủ sở hữu.
Các chỉ sô này các lớn càng tôt, thê hiện hiệu của kinh doanh nghiệp vụ của
doanh nghiệp rất cao
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 3634
-Khoa Bao hiém
CHUONG 2: THUC TRANG KINH DOANH BAO HIEM HANG HOA XNK VAN CHUYEN BANG DUONG BIEN TAI
TONG CONG TY CO PHAN BAO HIEM QUAN DOI
2.1 Vai nét về Tong công ty cỗ phan bảo hiểm quân đội
Công ty cỗ phan bảo hiểm quân đội được thành lập từ ngày 08/10/2007 theo Giấyphép thành lập và hoạt động số 43 GP/KDBH của Bộ Tài chính, MIC cũng là doanh
nghiệp bảo hiểm đầu tiên thành lập theo Nghị định số 45/CP ngày 27/03/2007 củaChính phủ với số vốn điều lệ là 300 tỷ đồng hoạt động trong lĩnh vực bảo hiểm phi
nhân thọ Sau gần 7 năm hoạt động, MIC đã dần khẳng định được vị trí của mình
trên thị trường bảo hiểm Việt Nam, ngày 31/05/2011 Bộ Tài chính cấp Giấy phépđiều chỉnh số 43/GPDC8/KDBH đổi tên thành Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm
Quân đội và ngày 24/11/2011, Bộ Tài chính cấp Giấy phép điều chỉnh số 43/GPDC10/KDBH chap nhận Tổng công ty Cổ phần Bảo hiểm Quân đội tăng vốn
điều lệ lên 400 tỷ đồng, đồng thời thành lập thêm 5 Công ty Bảo hiểm thành viênnâng số Công ty Bảo hiểm thành viên trực thuộc Tổng công ty lên 24 đơn vị Chính
việc chuyển đổi lên Tổng Công ty và tăng vốn điều lệ này đã góp phần tạo điều kiện cho MIC có thể phát triển nguồn nhân lực sẵn có, mở rông quy mô hoạt động, phát
triển thêm sản pham bảo hiểm hàng không
Với sự hội tụ của 9 cỗ đông sáng lập là các đơn vị kinh tế mạnh, trong đó đơn vị
nam phần lớn cổ phan chi phối là Ngân hàng thương mại cổ phan quân đội (18% tỷ
lệ sở hữu), Công ty Cổ phần Đầu tư và phát triển công nghệ cao (11% tỷ lệ sở hữu),
cùng các cổ đông sáng lập khác Dưới đây là danh sách các cổ đông sáng lập MIC
cùng tỷ lệ sở hữu và giá trị vôn góp tương ứng của các cô đông
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B
Trang 37Khoa Bao hiém
Bang 2.1 Danh sách cỗ đông sáng lap MIC
STT Cé đông sáng lập Tỷ lệ | Giá trị vốn góp | Số cổ phần
sở hữu | (Triệu đồng) sở hữu
(%) (cô phan)
1 Ngân hang TMCP Quân Đội 18 54.000 5.400.000
2 Ngân hang TMCP các doanh i 21.000 2.100.000
nghiép ngoai quéc doanh
3 Công ty cổ phần Hóa dầu 7 21.000 2.100.000
7 Công ty Tài chính Dầu khí 4 12.000 1.200.000
§ Công ty cổ phần đầu tư và l1 33.000 3.300.000
phát triển công nghệ cao
9 Công ty cổ phần Đức Mạnh 4 12.000 1.200.000
al
(Nguon: Ban cáo bạch tài chính MIC năm 2013)
Cơ câu tô chức
Về bộ máy tổ chức, là doanh nghiệp bảo hiểm ra đời muộn nên cán bộ chủ chốt
của MIC được mời về từ các tập đoàn bảo hiểm lớn và các công ty bảo hiểm hiện có
trên thị trường Chính vì vậy, MIC đã kế thừa và rút kinh nghiệm từ các doanh
nghiệp bảo hiểm đi trước để hình thành cơ cấu tổ chức và bộ máy hoạt động tương
đối thuần thục và nhanh chóng có sự phối hợp giữa các bộ phận
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 38Khoa Bao hiém
Sơ đồ 2.1 Tổ chức bộ máy hoạt động của MIC
Đại hội đồng cổ đông
Ban điều hành
|
Văn phòng |
Ban Tài chính kế toán
Ban BH tài sản kỹ thuật
Công ty hạng 1 Công ty hạng 2 Công ty hạng 3
Phạm Tran Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 39Khoa Bao hiém
Diễn giải
- Dai hội đồng cổ đông là cơ quan quyết định cao nhất của MIC, có các quyền
và nhiệm vụ hết sức quan trọng như: thông qua định hướng phát triển của Tổngcông ty; bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm thành viên Hội đồng quản trị, thành viên Bankiểm soát; quyết định đầu tư hoặc bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% tổng
giá trị tài sản được ghi trong báo cáo tài chính gần nhất của MIC: quyết định sửa
đổi, bé sung hay thay thế Điều lệ Tổng công ty; đưa ra các quyết định về loại cổ
phần và tổng số cổ phần của từng loại được quyền chào bán; quyết định mức cé tứchằng năm của từng loại cổ phần cùng các quyền hạn khác được quy định trong điều
lệ của MIC.
- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý Tổng công ty, có toàn quyền nhân danh MIC để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của MIC, trừ những vấn đề thuộc thâm quyền của Đại hội đồng cổ đông Hội đồng quản trị có từ 07 — 09 thành viên và có nhiệm kỳ trong 05 năm, với những quyền hạn như: quyết định chiến
lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch kinh doanh hàng năm của MIC; bổ
nhiệm, miễn nhiệm, luân chuyền, cách chức, ký hợp đồng, chấm dứt các chức danh
cao trong Tổng công ty như Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, kế toán trưởng,
giám đốc hay trưởng văn phòng đại diện tại nước ngoài ; xét duyệt chương trình,
nội dung tài liệu phục vụ hoạt động Đại hội đồng cổ đông hoặc thực hiện các thủ tục hỏi ý kiến để Đại hội đồng cổ đông thông qua quyết định; kiến nghị bổ sung,
sửa đổi Điều lệ của MIC và các quyền khác được quy định tại Điều lệ
- Ban kiểm soát đo Đại hội đồng cổ đông bau ra gồm từ 03 — 05 thành viên, có
nhiệm kỳ 05 năm, với quyền hạn và nhiệm vụ như: giám sát Hội đồng quản trị,
Tổng giám đốc trong việc quản lý và điều hành Tổng công ty, chịu trách nhiệm
trước Đại hội đồng cổ đông trong việc thực hiện các nhiệm vụ được giao; kiểm tra
tính hợp lý, hợp pháp, tính trung thực và mức độ cần trọng trong quản lý, điều hành
hoạt động kinh doanh, trong tổ chức công tác kế toán, thống kê và lập báo cáo tài
chính hay thẩm định báo cáo tình hình kinh doanh, báo cáo tài chính năm và nửa năm của Tổng công ty, báo cáo đánh giá công tác quản lý của Hội đồng quản trị.
- Ban điều hành gồm các thành viên giữ các chức vụ cao do Hội đồng quản trị
bổ nhiệm, có nhiệm kỳ 05 năm và chịu trách nhiệm về các mảng khác nhau trong
hoạt động kinh doanh, đầu tư hay quản lý của Tổng công ty, gồm Tổng Giám đốc
Phạm Trần Hoàng Kinh tế bảo hiểm 52B
Trang 4038
-Khoa Bao hiêm
và 03 Phó Tổng giám đốc Tổng giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Tổng công ty, chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao và được ủy nhiệm đầy đủ quyền hạn cần thiết để quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh hằng ngày của MIC Các phó Tổng giám đốc trực tiếp quản lý, chỉ đạo các hoạt động kinh doanh bảo hiểm thuộc các địa bàn, chỉ đạo hoạt động đầu tư tài chính trong phạm vi công việc được Tổng giám đốc giao
phó.
- Các phòng ban và đơn vị trực thuộc có các chức năng khác nhau trong việc
tham mưu, giúp việc cho Ban Tổng giám đốc, lãnh đạo Tổng công ty trong việc chỉ đạo, điều hành các phòng ban khác thực hiện chương trình, kế hoạch công tác, quy
chế làm việc, kinh doanh các nghiệp vụ bảo hiểm thuộc lĩnh vực bảo hiểm được
phân công.
Các lĩnh vực kinh doanh
- _ Hoạt động kinh doanh bảo hiểm gốc: công ty đã triển khai được hon 80 sản
phẩm bảo hiểm phi nhân thọ trong đó các sản phâm thế mạng như bảo hiểm xây
dựng- lắp đặt, bảo hiểm tài sản, bảo hiểm máy móc thiết bị của chủ thầu, bảo hiểmhàng hải Mới đây, sau khi chuyển đối lên Tổng công ty và tăng số vốn điều lệ đãgóp phần tạo điều kiện cho MIC có thể phát triển nguồn nhân lực sẵn có, mở rộngquy mô hoạt động, phát triển thâm sản pham bảo hiểm hang không
- _ Nhận và nhượng tái cho các nghiệp vụ bảo hiểm gốc Các nhà Tái bảo hiểm
đứng đầu nhận tái của MIC là các doanh nghiệp Tái bảo hiểm hàng đầu trên thế giớinhư Munich Re, Odeyssey RE; các nhà Tái bảo hiểm khác trong chương trình Táibảo hiểm của MIC cũng đều là các nhà Tái được xếp hạng năng lực tài chính tốt
theo Standard & Poor và A.M.Best như Labuan Re, ACR, Hannover Re, Malaysia
Re Bên cạnh đó, MIC chủ động tăng cường và mở rộng quan hệ với thị trường
bảo hiểm trong nước và quốc tế dé cùng hợp tác trao đổi dich vu, đảm bảo công tác
nhượng tái nhanh chóng, an toàn, hiệu quả và công tác nhận tái phát triển bền vững,
đem lại lợi nhuận cao.
- — Hoạt động đầu tư tài chính: là một tổ chức tài chính, bên cạnh hoạt động kinh
doanh bảo hiểm, Tổng công ty còn tham gia hoạt động đầu tư tài chính nhằm phân
tán rủi ro và tối đa hóa lợi nhuận Hoạt động đầu tư của Tổng công ty được thực
hiện trên cơ sở phân tích và đánh giá một cách thận trọng về cơ hội và những rủi ro
Pham Tran Hoàng Kinh té bao hiém 52B