1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Chuyên đề thực tập: Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá của thành phố Hà Nội

104 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đẩy Mạnh Xuất Khẩu Hàng Hoá Của Thành Phố Hà Nội
Tác giả Đặng Tuấn Anh
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Anh Minh
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế
Thể loại chuyên đề thực tập
Năm xuất bản 2017
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 42,67 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XUẤT KHẨU HÀNG HÓACUA DIA PHƯƠNG 1.1 Tổng quan về xuất khẩu 1.1.1 Khái niệm xuất khẩu Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụthương

Trang 1

| ee eae

TRUONG DAI HQC KINE TE QUOC DAN

CHƯƠNG TRINH CHAT LUONG CAO

=“ nan

HNV NV E2 | x

CHUYÊN DE THỰC TAP

CHUYÊN NGÀNH: QUAN TRI KINH DOANH QUỐC TE

DA Y MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CUA

Trang 2

TRUONG DAI HỌC KINH TE QUOC DAN

CHUONG TRÌNH CHAT LƯỢNG CAO

TRUONG ĐHKTQD.

TT THONG TIN THU VIEN

DAY MANH XUAT KHAU HANG HOA CUA

THANH PHO HA NOI

Ho va tén sinh vién : Đặng Tuấn Anh

Lớp : Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế CLCKhóa : K55

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Tác giả xin gửi lời cảm ơn chân thành tới TS Nguyễn Anh Minh - giảng

viên trực tiếp hướng dẫn đã tận tình giúp đỡ, định hướng tác giả trong mỗi bước nghiên cứu Đồng thời, xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô trong

Khoa quản trị kinh doanh — Trường Dai học Kinh Tế Quốc Dân và cô, chú, anh chi trong Viện nghiên cứu kinh tế Thành phố Hà Nội đã tạo điều kiện dé tác giả hoàn

thành đề tài này.

Trong quá trình thực hiện chuyên đề, do trình độ có hạn sẽ không tránh khỏi

những thiếu sót Em rất mong được các thầy cô giáo và các bạn đóng góp ý kiến.

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

The

Dang Tuan Anh

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết

quả nêu trong chuyên đề thực tập này là do tôi tự thu thập, trích dẫn, tuyệt đối không sao chép từ bất kỳ một tài liệu nào.

Hà Nội, ngày 31 tháng 5 năm 2017

Tác giả chuyên dé thực tập tốt nghiệp

Me

Trang 5

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN

LỜI CAM ĐOAN

DANH MỤC CHỮ CAI VIET TAT

LOT MỞ ĐẦU -2¿©22©+E©EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEE117132711271121117112712712 1A re |

1 Lý do lựa chọn để tầi Set TH 11 1111111117111 1111717111717171 2x2 Eecre 1

2 Mucidich va nHICTH VỤ nphiỀn]GUU cố sseeones ote 1

4 Kết cấu chuyên đề s©+z+++Ek#EEESEEEEEEEEEEEE1121171171171121112110712212 71 xe, 2

CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CUA DIA

PHƯƠNGG 2-2 s©2S9©2eE292E25920929E209E249E292024g229920422sersspcoe 3

1.1 Tổng quan về xuất khẩu ¬ B§296%5956095524053555015 3

1.1.2 Các hình thức xuất khâu 2-2 ©z+E+£+Ek£E+E£EEESEkEEkEEEerrkerrkerrxrrkerrke 41.1.3 Vai trò của xuất khẩu s- s6 s+St+kSkEESEEEEEEEEEEEEEEEEkEEEEEEEEkEEkEEkerkerkrreerkee 71.2 Nội dung xuất khẩu hàng hóa của địa phương -2 5-s° s2 11

1.2.2 Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hóa của dia phương 12

1.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu của địa phương - 15 1.2.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp địa

J9)0I9;1 07701000 0V ớố ố ÔÔÔỒÔỒÔÓÔÓỎÓÔÓÔỎỐỔCOố CC 15

1.2.5 Đánh giá thực hiện kế hoạch xuất khâu của địa phương . - l6 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới xuất khẩu hàng hóa của địa phương 17

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu địa phương 20CHƯƠNG 2: THUC TRẠNG XUÁT KHẨU HANG HOA CUA THÀNH

PHO HA NỘI GIAI DOAN 2010-2016 5-22 s2 cssesseszee 23

2.1 Phan tích các đặc điểm của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến xuất

khẩu hàng hóa của thành phố -2- << ssssvss+szezsezszczs 232.1.1 Chiến lược phát triển thương mại của Thành phố Hà Nội - 23

2.1.3 Nguồn nhân lực của Thành Phố 2-2 2£ ++££E+£++£+Ex£+++++zrxzcsez 26

Trang 6

2.1.4 Cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tự nhiên và công nghệ của Hà Nội 27

2.2.3 Kiểm tra, đánh giá thực hiện kế hoạch đây mạnh xuất khẩu của Hà Nội 46 2.3 Kết quả xuất khẩu hàng hóa của Thành phố Hà Nội giai đoạn 2011 -

TH HỖ: enesoesskorovoiholobrrgiihokatkkdubrtiSit05136001040101018098540964I9/18i597003305/860704135004007 47

2.3.1 Tổng kim ngạch xuất khẩu của Hà Nội giai đoạn 201 1-2016 - 47

2.3.3 Cơ cấu thị trường xuất khẩu hàng hóa của Thành phố Hà Nội 52 2.4 Đánh giá xuất khẩu hàng hóa của Thanh phố Hà Nội giai đoạn 2011-

| TA DŨI DO NI DƯ NODANNOyAMMMM.m3 54

2.4.1 Những thành tựu đạt được trong xuất khẩu của Thành Phố giai đoạn

2011-i 000 0000000000000 000000000000 54

2.4.2 Những mặt còn tôn tại trong xuất khẩu của Thành phố giai đoạn 201 1-2016 56

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HUONG VÀ GIẢI PHÁP DAY MẠNH XUAT

KHẨU HÀNG HÓA CUA THÀNH PHO HÀ NỘI DEN NĂM 2025 63 3.1 Phương hướng đây mạnh xuất khẩu hàng hóa của thành phố hà nội đến

3.3 Kiến nghị với Nhà nướcC 2-2 ©zeEEseuererreeseereseovseovee 88

3.3.1 Đây mạnh cải cách thủ tục hành chính liên quan đến thuế và hải quan 88 3.3.2 Day mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ tiếp cận thông tin doanh

HEHP ỐC CC cố 89

3.3.3 Tăng cường nhận thức va bảo hộ về thương hiệu quốc gia - 90

4180009005757 .H ÔÒỎ 92

Trang 7

DANH MỤC CHU CAI VIET TAT

Việt tat Giai nghia

NQ-HDND

QD- TTg

Cục XTTM Cục Xúc tiên thương mại

Nghị quyết - Hội đông nhân dân

Quyét định- Trên giây tờ

KH- UBND Kê hoạch- Uy ban nhân dân

SCT- UBND Sở công thương- Uy ban nhân dân

z2 Doanh nghiệp

Cụm công nghiệp

DNXK Doanh nghiép xuat khau

DNNVV Doanh nghiép nho va vira

KHCN Khoa hoc công nghệ

NGTK Niên giám thông kê

TCHQ Tổng cục Hải quan

|

Hiệp định vê thương mại hang hóa

ASEAN- Trung Quốc

Khu vực mậu dịch tự do ASEAN

Tô chức thương mại thê giới

Hiệp định đôi tác xuyên Thái Bình

IPP

Duong

GDP Tông sản phâm quôc nội

GRDP Tông sản phâm trên địa bàn

Trang 8

LỜI MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Giai đoạn 2010-2016 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của nén kinh tế

Việt Nam, bên cạnh những tác động tích cực như sự hội nhập ngày càng sâu rộng

của kinh tế Việt Nam với khu vực và thế giới thông qua rất nhiều hiệp định Tuy

nhiên điều này cũng làm kinh tế nước ta chịu nhiều tác động tiêu cực ngược lại như ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới, hoạt động thương mại suy giảm,

nợ công có xu hướng gia tang, đặt nền kinh tế Việt Nam trong đó có thành phố

Hà Nội phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức

Thời gian qua, xuất khẩu của Thành phố Hà Nội đã đạt được nhiều thành

tựu: thị trường ngày càng được mở rộng sang các nước yêu cầu cao như Nhật

Ban, châu Âu, mặt hàng xuất khẩu da dạng hóa hơn và có xu hướng chuyển dich

sang chú trọng vào hàng công nghiệp và thủ công mỹ nghệ Bên cạnh do, van

còn nhiều tổn tai trong xuất khâu hàng hóa của Thành phố Hà Nội như chưa phát

triển xứng tầm với tiềm năng Thủ đô về hiệu quả, chất lượng thấp, sức cạnh tranh chưa cao, kim ngạch xuất khẩu cao nhưng giá trị gia tăng lại không đáng kể, cơ cầu sản phẩm xuất khâu mat cân đối.

Giai đoạn 2017-2025, Việt Nam bước vào giai đoạn hội nhập sâu hơn và

rộng hơn vào nền kinh tế toàn cầu: ASEN hình thành cộng đồng kinh tế khu vực

(AEC), các hiệp định thương mại tự do mới (FTA) với Hàn Quốc va EU, hay như Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) Theo đó, Việt Nam cũng như

các nước tham gia sẽ phải cạnh tranh lành mạnh hơn, xóa bỏ độc quyền, cắt giảm

dan hàng rào thuế quan dan tiến tới xóa bỏ Với vị thế là Thủ đô, xuất khẩu Hà

Nội sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội hơn nữa trong thời gian tới.

Vì thế, trong thời gian thực tập tại Viện nghiên cứu phát triển kinh tế-xã hội Thành Phó Hà Nội, tôi chọn đề tài: “Đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa của Thành Phố Hà Nội” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình.

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu của chuyên đề là nghiên cứu những van dé lý luận

-thực tiễn về xuất khâu hàng hóa của Thành Phố Hà Nội giai đoạn 2011 - 2016 và

1

Trang 9

đề xuất giải pháp nhằm day mạnh xuất khẩu hàng hóa của Thành Phố Hà Nội đến

-năm 2025.

Đề thực hiện được mục tiêu dé ra, chuyên đề tập trung vào phân tích các

nhiệm vụ ngắn sau đây:

- Trinh bày những van đề lý luận cơ bản về xuất khẩu hàng hóa của địa phương.

- Phân tích, đánh giá tình hình thực trạng xuất khâu hàng hóa tại Thành Phố Hà

Nội giai đoạn 2011 - 2016.

- Dé xuất giải pháp nhằm day mạnh xuất khẩu hang hóa của Thành Phố Hà Nội

giai đoạn 2017 - 2025.

a Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Xuất khâu hàng hóa của thành phố Hà Nội giai

đoạn 2011 - 2016.

Phạm vi nghiên cứu: Chuyên đề tập trung nghiên cứu xuất khâu hàng hóa

của Thành phố Hà Nội dưới góc độ vĩ mô, cụ thé là phân tích những công việc

mà các cơ quan, tô chức thuộc chính quyền Thành Phó Hà Nội thực hiện dé tổ

chức xuất khẩu hàng hóa.

Về mặt thời gian, chuyên đề nghiên cứu thực trạng xuất khẩu của Thành

Phố giai đoạn 2011 2016 và đề xuất kiến nghị giải pháp cho giai đoạn 2017

-2025.

4 Kết cấu chuyên đề

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục bảng, hình, từ viết tắt, tài liệu

tham khảo phụ lục, chuyên dé chia thành 3 chương cu thé như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận về xuất khẩu hàng hóa của địa phươngChương 2: Thực trạng xuất khẩu hàng hóa của thành phố Hà Nội giai

đoạn 2010-2016

Chương 3: Phương hướng, giải pháp nhằm đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa

Thành phố Hà Nội đến năm 2025

Trang 10

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE XUẤT KHẨU HÀNG HÓA

CUA DIA PHƯƠNG

1.1 Tổng quan về xuất khẩu

1.1.1 Khái niệm xuất khẩu

Xuất khẩu là hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụthương mại nhằm mục đích thu lợi nhuận giữa 2 chủ thể ở hai quốc gia khácnhau, trong đó nước cung ứng hàng hóa và dịch vụ gọi là nước xuất khẩu, cònhoạt động kinh doanh đối với nước này gọi là hoạt động kinh doanh xuất khẩu.Đây là hoạt động kinh doanh thương mai ở phạm vị quốc tế với mục tiêu chủ yếu

là tìm kiếm lợi nhuận.

Xuất khâu hàng hóa là hoạt động kinh doanh buôn bán trên phạm vi quốc

tế Nó là cả một hệ thống buôn bán trong một nên thương mại có tô chức cả bên

trong và bên ngoài nham bán sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước và ra nước

ngoài thu ngoại tệ, qua đây mạnh sản xuất hàng hóa phát triển, chuyển đổi cơ cấukinh tế 6n định từng bước nâng cao mức sống của người dân

Xuất khâu hàng hóa nằm trong lĩnh vực phân phối và lưu thông hàng hóatrong chuỗi cung ứng của quá trình tái sản xuất mở rộng, nhằm liên kết sản xuất

với tiêu dùng của quốc gia này và quốc gia khác Mục dich của xuất khẩu là khai thác lợi thế của từng quốc gia trong phân công lao động quốc tế Khi việc trao

đổi hàng hóa giữa các quốc gia đều có lợi thì các quốc gia đều tham gia tích cực

mở rộng hoạt động nay, qua đó day mạnh xuất khâu hàng hóa phát triển.

Xuất khẩu là một bộ phận quan trọng của thương mại quốc tế, sự ra đời

của xuất khâu cũng là sự ra đời của thương mại thương mại quốc tế Tiền đề xuấthiện sự trao đổi là phân công lao động xã hội Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiệnnay, phạm vi chuyên môn hóa ngày càng tăng, số sản phẩm và dịch vụ để thỏamãn nhu cầu con người ngày một dồi dào, sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc

gia ngày càng tăng Trước hết thương mại xuất hiện từ sự đa dạng và điều kiện tự

nhiên của sản xuất giữa các nước, nên chuyên môn hóa sản xuất một số mặt hàng

có lợi thế và nhập khẩu các mặt hàng khác từ nước ngoài mà sản xuất trong nướckém lợi thế thì chắc chắn sẽ đem lại lợi nhuận lớn hơn Hoạt động xuất khẩu diễn

3

Trang 11

ra trên mọi lĩnh vực, trong mọi điều kiện của nền kinh tế, từ xuất khâu hàng tiêudùng cho đến tư liệu sản xuất, máy móc hàng hóa thiết bị công nghệ cao Tất cảhoạt động này đều nhằm mục tiêu đem lại lợi ích cho quốc gia nói chung và các

doanh nghiệp tham gia nói riêng.

Hoạt động xuất khẩu diễn ra rất rộng về không gian và thời gian Nó có

thể diễn ra trong thời gian rất ngắn song cũng có thể kéo dà hằng năm, có thể

diễn ra trên phạm vi hai quốc gia hay nhiều quốc gia khác nhau.

1.12 Cac hình thức xuât khâu

Dé có cái nhìn rõ ràng hơn về xuât khâu thì trước tiên cân phân biệt các hình thức xuât khâu, nội dung của các hình thức xuât khâu va ưu nhược diém cua

từng loại Việt Nam hiện nay có 6 hình thức xuất khẩu thông dụng như sau:

1.1.2.1 Xuất khẩu ty thác

Trong phương thức này, đơn vị có hàng xuất khẩu là bên ủy thác giao cho

đơn vị xuất khẩu là đơn vị nhận ủy thác tiến hành xuất khẩu một hoặc một số lô

hàng nhất định với danh nghĩa mình (bên nhận ủy thác) nhưng với chi phí của

bên nhận ủy thác Về bản chất, chỉ phí trả cho bên nhận ủy thác chính là tiền thù

lao trả cho đại lý Theo nghị định 64-HDBT, chỉ phí ủy thác xuất khâu không cao

hơn 1% của tổng doanh thu ngoại tệ về xuất khẩu theo điều kiện FOB tại Việt

Nam.

Ưu nhược điềm của xuất khẩu uy thác

Ưu điểm: Công ty ủy thác xuất khẩu không phải bỏ vốn vào kinh doanh,

tránh được rủi ro trong kinh doanh mà vẫn thu được một khoản lợi nhận là hoa

hồng cho xuất khẩu Do chỉ thực hiện hợp đồng ủy thác xuất khẩu nên tất cả chỉ

phí từ nghiên cứu thị trường, giao dịch đàm phán ký kết hợp đồng và thực hiện

ký kết hợp đồng không phải chi, nên giảm chỉ phí trong hoạt động kinh doanh

của công ty.

Nhược điểm: Do không phải bỏ vốn và kinh doanh nên hiệu quả kinh

doanh

Trang 12

thấp không đảm bảo tính chủ động trong kinh doanh Thị trường và khách hàng

bị thu hẹp vì công ty không có liên quan tới việc nghiên cứu thị trường và tìm

khách hàng.

1.1.2.2 Xuất khẩu trực tiếp

Trong phương thức này, đơn vị kinh doanh xuất nhập khẩu trực tiếp ký

kết hợp đồn ngoại thương, với tư cách là một bên phải tổ chức thực hiện hợp đồng đó Hợp đồng ký kết giữa hai bên phải phù hợp với luật lệ quốc gia và quốc

tế, đồng thời đảm bảo được lợi ích quốc gia và đảm bảo uy tín kinh doanh của

doanh nghiệp Dé thực hiện hợp đồng xuất khẩu, đơn vị kinh doanh cần thực hiện

các công việc: ký hợp đồng nội (mua và trả tiền hàng cho các đơn vị trong nước),

ký hợp đồng ngoại (giao hàng và thanh toán tiền hàng với bên nước ngoài), và

một số việc như xin giấy phép làm thủ tục hải quan, mua bảo hiểm, và một số

thủ tục khác.

Ưu, nhược điềm hình thức xuất khẩu trực tiếp

Ưu điểm: Đơn vị kinh doanh chủ động trong kinh doanh, có thể tự mình

có thé tham gia thị trường va do vậy có thé đáp ứng, gợi mở, kích thích nhu cầunhu cau thị trường Don vị tổ chức hoạt động kinh doanh tốt, dem lại hiệu quả

kinh doanh cao có thể tự khẳng định sản phẩm, nhãn hiệu của mình trên thị

trường quốc tế, dần dần đưa được uy tín ra thế giới

Nhược điểm: Trong điều kiện đơn vị kinh doanh mới được mấy năm thì

áp dụng hình thức này rất khó do điều kiện vốn sản xuất hạn chế, am hiểu thương

trường quôc tê còn mờ nhạt, uy tín nhãn hiệu sản phâm còn xa lạ với khách hàng.

1.1.2.3 Gia công hàng xuất khẩu

Gia công hàng xuất khẩu là một phương thức kinh doanh trong đó một

bên (gọi là bên nhận gia công) nhập khẩu nguyên liệu hoặc thành phẩm của một

bên khác (gọi là đặt gia công) dé chế biến ra thành phẩm giao lai cho bên dat gia

công và nhận thù lao (gọi là chi phí gia công) Tóm lại, gia công xuất khâu là đưa

các yếu tố sản xuất (chủ yếu là nguyên vật liệu) từ nước ngoài về để sản xuất

hàng hóa theo yêu cầu của bên đặt hàng, nhưng không phải để tiêu dùng trong

Trang 13

nước mà là để xuất khẩu thu ngoại tệ chênh lệch do hoạt động gia công đem lại.

Vì vậy, suy cho cùng, gia công xuất khẩu là hình thức xuất khâu lao động, nhưng

là loại lao động dưới dạng được sử dụng (được thể hiện trong hàng hóa) chứ không phải dưới dạng xuất khẩu nhân công ra nước ngoài.

Gia công xuất khâu là một phương thức phổ biến trong thương mại quốc

tế Hoạt động này phát triển sẽ khai thác được nhiều lợi thế của cả hai bên: bên

đặt gia công và bên nhận gia công Ưu điểm của hình thức này là không cần bỏ

vốn vào kinh doanh nhưng đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao, rủi ro thấp, thanh

toán đảm bảo vì đầu ra chắc chắn Tuy nhiên, gia công xuất khẩu đòi hỏi làm

những thủ tục sản xuất, cán bộ kinh doanh phải có nhiều kinh nghiệm trong

nghiệp vụ này, kê cả trong việc giám sát quá trình thực hiện gia công.

1.1.2.4 Buôn bán đối lưu (hàng đổi hang)

Đây là phương thức giao dịch mà trong đó xuất khâu kết hợp chặt chẽ với

nhập khâu, người bán đồng thời là người mua hàng, lượng hàng trao đổi có giá trịtương đương Ở đây, mục đích xuất khẩu không phải nhằm thu về ngoại tệ mànhằm thu về một lượng hàng có giá trị hàng xuất khẩu Có nhiều loại hình buônbán đối lưu: hàng đổi hàng (áp dụng phổ biến), trao đổi bù trừ (mua đối lưu,chuyền giao nghĩa vụ )

Trong hình thức trao đổi hàng hóa, hai bên trao đổi trực tiếp những hàng

hóa có giá trị tương đối, mà không sử dụng tiền làm trung gian Giả sử như 12tan gạo đổi 1 ô tô

Trong hình thức trao đổi bù trừ có thé là hình thức xuất khẩu liên kết với nhập khẩu ngay trong hợp đồng, có thé bù trừ hoặc bù trừ song song.

Trong nghiệp vụ mua bán đối lưu thường một bên giao thiết bị cho bên

kia rồi đổi lai mua thành phẩm hoặc bán thành phẩm.

1.1.2.5 Xuất khẩu theo nghị định thư

Đây là hình thức xuất khẩu hàng hóa (thường là trả nợ) được ký theo nghị

định thư giữa hai chính phủ.

Uu và nhược điểm

-Ưu điểm: Khả năng thanh toán chắc chắn (do Nhà nước trả cho đơn vị

6

Trang 14

xuất khâu), giá cả hàng hóa nhìn chung dễ chấp nhận.

-Nhược điểm: Phụ thuộc vào nghị định thư của chính phủ

Với hình thức xuất khẩu như trên, việc áp dụng hình thức này còn tùy

thuộc bản thân doanh nghiệp xuất khẩu (khả năng tài chính, hiệu quả kinh doanh)

và phải đáp ứng được yêu cầu của cả hai bên sản xuất, gia công trong nước cũng

như nước ngoài.

1.1.2.6 Xuất khẩu tại chỗ

Ngoài xuất khẩu ra nước ngoài còn có hình thức xuất khẩu tại chỗ.

Xuất khẩu tại chỗ là hàng hóa do doanh nghiệp tại Việt Nam (bao gồm cả doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) sản xuất rồi

bán cho thương nhân nước ngoài theo hợp đồng mua bán, được thương nhân

nước ngoài thanh toán tiền mua hàng bằng ngoại tệ nhưng giao hàng cho doanh

nghiệp sản xuất khác tại Việt Nam theo chỉ định của thương nhân nước ngoài dé

tiếp tục sản xuất, gia công xuất khẩu

Để được hưởng các ưu đãi về thuế, doanh nghiệp phải thỏa mãn các điều kiện sau: Hàng hóa xuất khẩu tại chỗ được thực hiện trên cơ sở hợp đồng mua bán ngoại thương ký với thương nhân nước ngoài, trong đó ghi rõ mặt hàng, số

lượng, tên và địa chỉ doanh nghiệp nhận hàng tại Việt Nam Thương nhân nước

ngoài phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán tiền với hàng xuất khẩu tại chỗ bằng

ngoại tệ tự do chuyển đổi qua ngân hàng Doanh nghiệp phải mở tờ hải quan

hàng hóa xuất khẩu — nhập khâu tại chỗ Hàng hóa doanh nghiệp xuất khẩu tại

chỗ sản xuất (nếu là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài) phải phù hợp với

quy định tại giấy phép đầu tư Khi thực hiện hoạt động xuất khẩu tại chỗ, doanh

nghiệp được hưởng các lợi ích từ thuế giá trị gia tăng: Hàng hóa xuất khẩu tại

chỗ được hưởng thuế giá trị gia tăng 0%

Hình thức xuất khẩu tại chỗ phù hợp với doanh nghiệp vừa và nhỏ, vì

xuất khẩu sang nước ngoài cần nhiều chỉ phí cho việc xúc tiến thương mại, tìm đối tác, nộp thuế và phù hợp với các doanh nghiệp có nguồn tài chính vững vàng.

1.1.3 Vai trò của xuất khẩu

1.1.3.1 Vai trò của xuất khẩu đối với quốc gia

7

Trang 15

Hoạt động xuất khẩu tạo nguồn vốn ngoại tệ quan trọng -cho thu nhậpquốc dân và cân đối với nhu cầu nhập khẩu Kinh doanh thương mại quốc tế,xuất khẩu vừa dé thu ngoại tệ mang lại thu nhập cho kinh tế quốc gia, vừa thỏamãn nhu cầu tiêu dùng, giúp nền kinh tế tăng trưởng, day mạnh xuất khẩu, làmgiàu ngân sách ngoại tệ, cân đối ngoại tệ của quốc gia.

Hoạt động xuất khâu phát huy các lợi thế của quốc gia Để hoạt động xuất

khẩu phát triển, các doanh nghiệp phải chon ra những mặt hàng có chi phí sản

xuất và chỉ phí xuất khâu thấp hơn so với mặt bằng chung trên thị trường Hoạtđộng xuất khẩu vừa thúc day việc khai thác các lợi thé của quốc gia vừa làm choviệc khai thác có hiệu quả hơn vì khi xuất khẩu, các doanh nghiệp xuất nhậpkhẩu có ngoại tệ để nhập máy móc, thiết bị tiên tiến nâng cao năng suất lao động

Hoạt động xuất khẩu góp phần làm chuyển dịch cơ cấu sản xuất, địnhhướng sản xuất, thúc day tăng trưởng kinh tế Mỗi quốc gia đều có hai xu hướngxuất khẩu: xuất khẩu đa dạng và xuất khâu mũi nhọn

Xuất khâu da dạng là hình thức xuất khâu tất cả mặt hàng sao cho thuđược tối đa nguồn ngoại tệ Tuy nhiên với mỗi mặt hàng lại có quy mô nhỏ bé,chất lượng không cao do không được chú trọng đầu tư nên không mang lại hiệu

quả cao.

Xuất khẩu hàng mũi nhọn: Dựa trên quy luật lợi thế so sánh của DavidRicardo tức là tập trung vào sản xuất và xuất khâu những mặt hàng mà mình cóđiều kiện nhất, có lợi thế so sánh hay chính là việc thực hiện chuyên môn hóa vàphân công lao động quốc tế Khi đó quốc gia có khả năng dẫn đầu trên thị trường,

có khả năng trở thành nhà phân phối độc quyền và đạt được mức lợi nhuận cao.Khi mặt hàng xuất khẩu đó mang về mức lợi nhuận siêu ngạch thì các doanhnghiệp sẽ tập trung đầu tư để phát triển ngành hàng đó Từ đó, cơ cấu xuất khâumũi nhọn làm thay đổi cơ cấu các ngành sản xuất trong nền kinh tế vì cơ cấu mộtnên kinh tế chính là số lượng các ngành sản xuất và tỉ trọng của chúng so vớitổng thé

Xuất khâu giúp tạo công ăn việc làm cho người dân, tăng thu nhập từ đónâng cao mức sống Xuất khâu tăng trưởng, kéo theo tăng trưởng về sản xuất, các

doanh nghiệp mở rộng sản xuất và tăng quy mô dẫn đến nhu cau về lao động

Trang 16

tăng lên Sản xuất hàng xuất khâu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều laođộng, thu nhập ổn định cho đời sống người lao đông Chính vì vậy tăng trưởng

về xuất khẩu sẽ tạo ra nhiều việc làm hơn cho xã hội, tạo thêm thu nhập và cảithiện mức sống của người dân

Hoạt động xuất khẩu nâng cao uy tin của quốc gia trong quan hệ kinh tế

đối ngoại, giúp cho các mối quan hệ kinh tế trở nên bền chặt hơn, làm tiền đề cho

các hoạt động du lịch, ngân hàng, đầu tư, phát triển Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu giúp tăng nguồn ngoại tệ, góp phần làm cân bằng cán cân thương mại, hơn nữa xuất khẩu mạnh sẽ đảm bảo khả năng thanh toán với đối tác, nâng cao tín nhiệm Nhờ hoạt động xuất khẩu sang các quốc gia khác, sản phẩm của mỗi quốc gia được bày bán rộng rãi trên thế giới, nâng cao tầm vóc của quốc gia

trong khu vực.

1.1.3.2 Vai trò của xuất khẩu đối với địa phương

Đối với địa phương, phát triển xuất khẩu sẽ tạo điều kiện cho ngành chủlực và các ngành vệ tinh có cơ hội phát triển thuận lợi Ví dụ khi phát triển ngànhdệt may xuất khâu sẽ tạo cơ hội đầy đủ cho việc phát triển ngành sản xuấtnguyên liệu như bông hay thuốc nhuộm Sự phát triển của ngành công nghiệp

chế tạo ô tô có thể sẽ kéo theo sự phát triển của ngành công nghiệp chế tạo thiết

bị phục vụ cho nó Từ đó phát triển xuất khẩu theo một định hướng quy mô, tập

trung tận dung tối đa khả năng của địa phương

Xuất khâu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, dong góp vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc day san xuất phát triển Ngoài ra còn tạo ra khả năng mở rộng thị trường tiêu thụ góp

phan cho sản xuất phát triển và ôn định, mở rộng khả năng cung cấp đầu vào chosản xuất, nâng cao năng lực sản xuất địa phương

Xuất khẩu có tác động tích cực đến việc giải quyết công ăn việc làm và cải thiện đời sống của nhân dân địa phương Tác động đó thể hiện trước hết ở chỗ:

sản xuất hàng hoá xuất khẩu là nơi thu hút lao động vào làm việc với thu nhậpkhông thấp Xuất khẩu còn tạo ra nguồn vốn dé nhập khẩu vật phẩm tiêu dùngthiết yếu phục vụ đời sống và đáp ứng ngày một phong phú thêm nhu cầu tiêu

dùng của nhân dân.

Trang 17

1.1.3.3 Vai trò của xuất khẩu đối với doanh nghiệp

Xuất khẩu tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng thị trường tiêu thụ sản

phẩm do danh nghiệp sản xuất.

Cùng với sự bùng nỗ của nền kinh tế toàn cầu thì xu hướng vươn ra thị

trường quốc tế là một xu hướng chung của tất cả các quốc gia và doanh nghiệp

Xuất khâu là một trong những con đường quen thuộc để các doanh nghiệp thựchiện kế hoạch phát triển, mở rộng thị trường không chỉ trong phạm vi quốc gia

mà còn trên phạm vi toàn cầu Nhờ có xuất khẩu mà tên tuổi của doanh nghiệpkhông chỉ được khách hàng trong nước biết đến mà còn có những khách hàng

nước ngoài chú ý.

Xuất khẩu tạo nguồn ngoại té, nâng cao thế mạnh cạnh tranh cho các

doanh nghiệp Ngoại tệ là một nguồn lực mạnh mẽ về tài chính của doanh

nghiệp, xuất khẩu - thu về ngoại té tao thé manh vé tai chinh va canh tranh trongkinh doanh của doanh nghiệp Day là một yếu tố vô cùng quan trọng của doanhnghiệp dé tăng dự trữ, từ đó nâng cao khả năng nhập khâu, thay thế, bé sung,nâng cap, máy móc thiết bị

Xuất khẩu phát huy cao độ tính năng động sáng tạo của người lao động,

đội ngũ nhân viên XNK và các đơn vị tham gia Thông qua đó yêu cầu cán bộ và

nhân viên tích cực tìm tòi, phát triển các thị trường mà doanh nghiệp có khả năng

thâm nhập.

Xuất khẩu buộc các doanh nghiệp phải luôn luôn đổi mới và hoàn thiện cơ

cầu tổ chức bộ máy va năng lực quản trị kinh doanh Xuất khẩu tất yếu dẫn đến

cạnh tranh, theo dõi lẫn nhau giữa các doanh nghiệp cùng tham gia trong và

ngoài nước Đây là một trong những nguyên nhân thúc day các doanh nghiệp

tham gia xuất khâu phải nâng cao chất lượng hàng hóa, đổi mới và nâng cao tô

chức bộ máy cũng như năng lực quản trị kinh doanh, từ đó hạ giá thành sản

phẩm, tiết kiệm các yếu tố đầu vào.

Sản xuất hàng hóa xuất khâu giúp doanh nghiệp thu hút được nhiều lao

động Tạo thu nhập én định cho đời sống cán bộ công nhân viên, tăng thêm thu

nhập và tăng thêm lợi nhuận cho doanh nghiệp.

10

Trang 18

1.2 Nội dung xuất khẩu hàng hóa của địa phương

1.2.1 Xác định mục tiêu xuất khẩu hàng hóa của địa phương

Địa phương là tỉnh hay thành phố là một đơn vị hành chính — lãnh thé có

vị trí rất quan trọng Đây được xác định là một địa bàn có đầy đủ điều kiện đểxây dựng một cơ cấu kinh tế trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước, trong sơ đồ

phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo vùng kinh tế Kế hoạch phát triển

xuất khẩu là một phan của quy hoạch thương mại trong tổng thé phát triển kinh tế

- xã hội của từng địa phương Do vậy việc xác định mục tiêu và hệ thống quanđiểm về xuất khâu địa phương là rất quan trong, yêu cầu cần nhất quán với

đường lối, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, của vùng và nền

kinh tế quốc dân Việc xác định mục tiêu, kế hoạch xuất khẩu của từng địa

phương sẽ do Sở Công Thương của địa phương xây dựng căn cứ theo tình hình

cụ thé dé phù hợp nhất.

Xác định mục tiêu kế hoạch xuất khẩu, là một phần trong hệ thống mụctiêu của quy hoạch phát triển thương mại địa phương Căn cứ kế hoạch xuấtkhẩu, các doanh nghiệp địa phương sẽ lên từng kế hoạch cụ thể tương ứng, đảm

bảo nhất quán với chính sách và phụ hợp với điều kiện doanh nghiệp Ngoài ra,

kế hoạch còn là cơ sở cho các hoạt động hỗ trợ hay điều chỉnh của chính quyền

nhằm đảm bảo mục tiêu được thực hiện đúng tiến độ và có những điều chỉnh kịp

thời Dựa trên cơ sở mục tiêu đặt ra, chính quyền và doanh nghiệp trên địa bàn cóthé tận dụng khai thác tối đa tiềm lực, nguồn lực của địa phương đồng thời hệthống mục tiêu, là thước đo kết quả, đánh giá kết quả hoạt động của các doanh

nghiệp và chính quyền địa phương.

Để xác định mục tiêu xuất khẩu, địa phương cần tiến hành khảo sát môitrường kinh doanh, thế mạnh của địa phương và các thông tin về doanh nghiệptrên địa bàn, thị trường xuất khẩu, xu thế thị trường hiện tại, tương lai trên thế

giới Dựa trên những thông tin thông qua khảo sát, địa phương có thể xây dựng

mục tiêu xuất khâu tùy theo tình hình mà có thể là dài hạn hoặc ngắn hạn Mục

tiêu cần đảm bảo:

- Tính cụ thể: Là kim chỉ nam định hướng cho các hoạt động xuất khẩu

của doanh nghiệp trên địa bàn và các quyết định liên quan sau này của chính

11

Trang 19

quyền Vì vậy

mục tiêu thương mai đặt ra cần cụ thé, rõ ràng và minh bạch.

- Có khả năng do lường: Mục tiêu xuất khâu cần phải có các chỉ tiêu để đánh giá như: tổng kim ngạch xuất khâu cả kỳ, tăng trưởng xuất khẩu đặt ra hằng

năm, từ đó đặt ra từng mức đo lường cho các giai đoạn và là thước đo dé đánh

giá hiệu quả xuất khẩu của địa phương.

- Có khả năng thực hiện: Việc xây dựng mục tiêu xuất khẩu cần căn cứ

dựa trên thông tin khảo sát được về địa phương, thị trường trong và ngoài nước,

các doanh nghiệp trên địa bàn, từ đó đặt ra mục tiêu có khả năng hoàn thành khi

hết kỳ thực hiện để đảm bảo xuất khẩu luôn đi đúng hướng với thương mại của

địa phương đó, tránh trường hợp đặt ra mục tiêu quá cao ngoài khả năng của địa

phương gây thua lỗ, lệch lạc so với đường lối chung.

- Có tính thực tế: Bởi kinh tế địa phương là một thé trong quy hoạch kinh

tế vùng, kinh tế quốc dân vì vậy mục tiêu xuất khẩu của địa phương phải luôn

đảm bảo thực hiện mục tiêu thương mại chung của địa phương, của vùng và quốc

gia Địa phương cần xác định vị thé của mình trong nền kinh tế quốc dân, từ đó

có quyết định trong việc đặt ra mục tiêu phù hợp với tầm của địa phương và quốc

gia Ngoài ra mục tiêu cần thực tế, tận dụng tối đa các nguồn lực, lợi thế kinh tế

để tạo ra thế mạnh xuất khâu nhưng vẫn phải cân bằng giữa các nguồn lực saocho phù hợp nhất cho sự phát triển chung của địa phương

- Có hạn thời gian: Căn cứ theo tính hình địa phương và nhu cầu đặt mục

tiêu mà sẽ có mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn cho từng trường hợp, nhưng đều cần

có một hạn thời gian cụ thể nhất định làm mốc để tiến hành tô chức thực hiện,

giám sát đảm bảo xuất khâu địa phương luôn đúng tiến độ, không bị trì hoãn và

chậm lại trong chiến lược thương mại của địa phương, trong quy hoạch thương mại chung của vùng và quốc gia.

1.2.2 Xây dựng kế hoạch xuất khẩu hàng hóa của địa phương

1.2.1.1 Phân tích và dự báo môi trường kinh doanh

Xây dựng kế hoạch tối ưu phụ thuộc rất nhiều vào thông tin đưa tới từ môi

trường xung quanh mà ngành thương mại địa phương đang phải đương đầu Các

yêu tô môi trường có một ảnh hưởng sâu rộng đên toàn bộ các bước tiép theo của

12

Trang 20

quy trình hoạch định và thực thi kế hoạch xuất khẩu Kế hoạch cần được xây

dựng dựa trên cơ sở thông tin đã được thu thập.

Môi trường tổng quát ngành, doanh nghiệp có thể gặp được chia làm 3

mức độ: Môi trường vĩ mô ảnh hưởng đến tất cả các ngành của nền kinh tế quốc dân Môi trường tác nghiệp được xác định được xác định đối với từng ngành và

từng đối tượng trong ngành đều chịu chung sự ảnh hưởng của môi trường này

Môi trường nội bộ bao gồm các yếu tố nội tại của một bộ phận Đây là môi trường mà bộ phận có thể kiểm soát được Khi nghiên cứu môi trường nhằm hoạch định kế hoạch cần thấy rõ hai yếu tố tác động mạnh mẽ đó là (1) tính phức tạp của môi trường, môi trường có rất nhiều yếu tố tác động, dẫn đến càng phức

tạp thì càng khó khăn trong quá trình ra quyết định, (2) tính biến động của môi

trường, đặc trưng của môi trường là biến động không ngừng, diễn biến phức tạp

và rất khó dự đoán Khi nghiên cứu cần phải thấy được quy luật, bản chất của

môi trường dé có những dự báo chính xác

Nghiên cứu và dự báo môi trường phải xác định được yếu tố nào của môi

trường tác động lớn đến hoạt động thương mại của doanh nghiệp trên địa bàn, tác

động thuận lợi hay nghịch, yếu tố nào tác động không đáng kẻ, tác động lâu dài hay ngắn hạn.

Thu thập thông tin là quá trình tìm kiếm thông tin về các điều kiện môi trường có liên quan Cần xây dựng một cơ chế hữu hiệu cho công tác thu thập thông tin, xử lý thông tin và đưa thông tin đến đúng nơi cần thiết Khi xây dựng chiến lược cần xác định những thông tin cần thiết và lên kế hoạch thu thập thông

tin, xử lý và hoạt động theo trật tự và thời gian hoạch định, đưa đến đúng nơi cần,

đúng thời gian để tiến trình xây dựng kế hoạch xuất khâu được đảm bảo.

1.2.1.2 Xác định mục tiêu của kế hoạch xuất khẩu

Trong quy trình xây dựng kế hoạch, xác định mục tiêu xuất khẩu là mộtbước hết sức quan trọng Dé xác định được mục tiêu xuất khâu đúng đắn cần phải

dựa vào thông tin đã thu thập, tình hình dự báo Hệ thống mục tiêu xây dựng có thé căn cứ theo tùy tình hình của địa phương, có thé là mục tiêu dai hạn, ngắn hạn, phát triển nhanh, chậm hay én định cán cân thương mại của địa phương.

13

Trang 21

Mục tiêu thể hiện phương hướng phát triển xuất khẩu của địa phương trong thời gian thực hiện, có tác động rất lớn đến cán cân thương mại địa phương trước và sau quá trình thực hiện kế hoạch Do vậy, mục tiêu kế hoạch xuất khẩu

cần được thảo luận, đánh giá kỹ lưỡng, phối hợp giữa các Sở, Ban, Ngành liên

quan và các doanh nghiệp địa phương.

1.2.1.3 Phân tích và lựa chọn các phương án kế hoạch xuất khẩu

Kế hoạch phát triển xuất khẩu gồm có nhiều mục tiêu nhỏ và tác động

nhiều mặt đến thương mại địa phương nên, do đó phải phân tích, lựa chọn từnhiều phương án để có được phương án hợp lý từ mục tiêu, đến nội dung và giảipháp Khi tổ chức triển khai xây dựng kế hoạch có thé giao cho nhiều bộ phận

khác nhau xây dựng và mỗi bộ phận có thể trình 2 hay 3 phương án để lựa chọn.

Trên cơ sở các phương án kế hoạch đã được các bộ phận trình lãnh đạo tiến hành

đánh giá các phương án Phương án đề xuất cần đảm bảo một số yêu cầu cơ bảnnhư: phù hợp với điều kiện môi trường dự báo; phù hợp với đường lối, chính

sách kinh tế, chính sách đối ngoại của Dang và Nhà nước; có tính khả thi, thích

hợp về nguồn vốn, vật chất và nguồn nhân lực; đồng thời giúp huy động và sử

dụng tối ưu các nguồn lực Ngoài ra, ta cần phân tích những rủi ro, những hạn chế mà kế hoạch xuất khẩu đó đem lại, sao cho phù hợp với cơ sở hạ tầng phục

vụ xuất khẩu, sản xuất lưu thông nguồn hàng hiện tại và tương lai Hơn nữa kế

hoạch đưa ra phải có tính hiện thực và hiệu quả.

Khi phân tích lựa chọn kế hoạch có thé sử dung 2 phương pháp:

- Phương pháp trực tiếp: So sánh giữa các phương án với nhau tức là so

sánh mục tiêu với mục tiêu, nội dung với nội dung, giải pháp với giải pháp của

từng kế hoạch.

- Phương pháp cho điểm: Xây dựng thang điểm cho từng phần của kế

hoạch Sau đó cham điểm theo thang thống nhất rồi tổng hợp lại So sánh tông sốđiểm của từng phương án dé quyết định lựa chọn

Chúng ta có thể lựa chọn ra một phương án kế hoạch tối ưu và điều chỉnh,

hoàn thiện nó Cũng có thé lựa chọn một phương án khá nhất rồi bổ sung bằng

các ưu điêm của các phương án không được lựa chọn và trên cơ sở đó chinh lý

14

Trang 22

lại cho tôi ưu.

1.2.3 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu của địa phương

Xây dựng kế hoạch mới chỉ hoàn thành một phần công việc, phần quyếtđịnh chính là tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu Trước khi triển khai hiệu quả

đồng bộ kế hoạch, lãnh đạo phải quán triệt đầy đủ, sâu sắc tư tưởng và nội dung

chủ yếu của kế hoạch đến cán bộ chủ chốt phải thực hiện Phải có kế hoạch chitiết, cụ thể về phân công và phối hợp trong triển khai thực hiện kế hoạch, đồngthời quy định rõ thời gian hoàn thành các nhiệm vụ Ngoài ra cần phổ biến đếncác doanh nghiệp xuất khâu và nhà đầu tư trong khu vực

Kế hoạch xuất khẩu được triển khai và đi vào thực tế thông qua các chủtrương chính sách và nằm trong chiến lược thương mại của địa phương Việcđiều tiết các chủ trương và chính sách này đều được quản lý từ Bộ Công Thươngthông qua Chính phủ, phối hợp với các bộ ban ngành liên quan nhằm hướng dẫn,kiểm tra và tổ chức thực hiện di đúng hướng

Đối với địa phương, cơ quan chính trong việc triển khai thông tin, tổ chứcthực hiện các chủ trương chính sách, đồng thời phối hợp với Bộ Công Thương

sẽ do Sở Công Thương làm chủ, đồng thời phối hợp với các sở liên quan, nhằm

đưa các nghị quyết, chính sách đến với thực tiễn các doanh nghiệp Ngoài rathường xuyên tổ chức những đề án khảo sát độc lập nhằm đánh giá kết quả thực

hiện các chính sách này tại địa phương, những bat cap con tồn tại từ đó sửa đổi

để chiến lược được triển khai và đi vào thực tế một cách thực sự

Việc cụ thể hóa các mục tiêu kế hoạch thành các quyết sách thường ngày

đòi hỏi sự linh hoạt, sáng tạo cao và thống nhất giữa các cơ quan ban ngành Mặt

khác, địa phương cần phải bám sát kế hoạch để triển khai thực hiện, thườngxuyên tổng kết đánh giá kịp thời trong thực hiện kế hoạch để có sự điều chỉnh

phù hợp với thực tiến.

1.2.4 Tổ chức thực hiện kế hoạch hỗ trợ xuất khẩu cho các doanh nghiệp địa

phương

Luôn luôn song hành cùng với các doanh nghiệp trên địa bàn và các nhà

xuất khẩu, chính quyền thường tổ chức các buổi khảo sát đề án độc lập về các

I5

Trang 23

nghị quyết, chính sách trong quá trình triển khai Từ kết quả điều tra của đề án,những kiến nghị của cơ quan nhà nước và các nhà xuất khẩu, chính quyền nắm

bắt được thực trang va có thé sẽ điều chỉnh hoặc ban hành thêm các quyết định nhằm hỗ trợ, giải quyết các khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện kế

hoạch thương mại của các doanh nghiệp và các nhà xuất khẩu

Ngoài việc đặt ra quyết định, chính sách theo quy hoạch thương mại, kế hoạch xuất khẩu của địa phương, song hành cùng việc tổ chức thực hiện các chính sách, chính quyền căn cứ theo tình hình sẽ thực hiện các công cụ hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu như:

- Trợ cấp xuất khẩu: là các chính quyền hỗ trợ khoản tiền cho các doanh nghiệp hoặc các nhà xuất khâu đưa hàng ra nước ngoài bán Trợ cấp xuất khâu có

thé theo khối lượng hay theo giá trị

- Có các chính sách uu đãi về tiền thuê đất, hệ thống cơ sở hạ tang (dién,

nước, viễn thông), các thủ tục hành chính thuận lợi với các khu công nghiệp va

các khu chế xuất tạo điều kiện cho nhà sản xuất, doanh nghiệp xuất khẩu.

- Tro cấp tín dụng hay xuất khẩu: cũng như trợ cấp xuất khâu nhưng

dưới hình thức một khoản vay có tính chất trợ cấp cho người mua.

Tùy theo từng giai đoạn và tình hình cụ thể, chính quyền địa phương có

thể vận dụng linh hoạt các công cụ hỗ trợ xuất khẩu dé đảm bảo xuất khẩu và cáncân thương mại địa phương luôn én định và phát triển

1.2.5 Đánh giá thực hiện kế hoạch xuất khẩu của địa phương

Bước cuối cùng trong quy trình xây dựng kế hoạch xuất khẩu là kiểm tra

đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch Để bảo đảm việc kiểm tra có hiệu quả,lãnh đạo cần phải xác định nội dung kiểm tra, đề ra các yêu cầu kiểm tra, địnhlượng kết quả đạt được, so sánh các kết quà đó với mục tiêu đặt ra của kế hoạch,xác định các nguyên nhân sai lệch và thông qua biện pháp chắn chỉnh

Cần phải đề ra các thủ pháp kiểm tra đối với bất kỳ yếu tố hoặc kết quả

nào được coi là quan trọng của kế hoạch Phương pháp kiềm tra có thể thực hiện toàn diện cũng có thể kiểm tra điểm Xác định tiêu chuẩn kiểm tra càng rõ ràng

và đơn giản càng tốt Vì có một số mục tiêu và kết quả không thể đo lường một

16

Trang 24

cách trực tiếp được, nên cần có các chỉ tiêu thay thế hoặc phương pháp định tính Một trong những nội dung then chốt của công tác kiểm tra đánh giá kế hoạch xuất khẩu là phải xác định rõ các nguyên nhân dẫn đến kết quả thực hiện bị sai lệch so với mục tiêu đề ra Trên cơ sở phân tích vì sao có sự sai lệch giữa quá trình tổ chức thực hiện với mục tiêu đề ra, mới có thé dé ra các biện pháp hành

động đúng đăn Quá trình kiểm tra, đánh giá thực tế thực hiện cũng là quá trình

xem xét, rà soát lại toàn bộ kế hoạch xuất khẩu Kết quả kiểm tra có thể khẳng

định tính đúng đắn của kế hoạch đã xây dựng, kiểm định các mục tiêu và giải pháp Mặt khác thông qua kiểm tra đánh giá thực hiện cần phải hiệu chinh các mục tiêu, xem xét lại chiến lược và điều chỉnh kế hoạch trực tiếp hoặc gián tiếp

qua các kế hoạch, quyết sách cụ thể.

Kết quả kiểm tra cũng là quá trình ghi nhận và đánh giá những thành tích,

khen thưởng kịp thời những bộ phận đạt kết quả cao trong thực hiện chiến lược,

phát hiện kịp thời khâu yếu kém dé chan chinh, phê bình, vấn dé quan trọng là

đánh giá lại hệ thống tô chức thực hiện, hiệu quả của thực tiễn, xem xét lại cácnguồn lực và phân bố hợp lý hơn các nguồn lực đầu tư Chuẩn bị kết thúc giai

đoạn kế hoạch này lại bắt tay xây dựng kế hoạch mới cho kỳ tương lai.

1.3 Các nhân tố ảnh hướng tới xuất khẩu hàng hóa của địa phương

Theo quan điểm kinh tế học cổ điển thì một nước, một dia phương luôn

thúc đây xuất khâu những ngành hàng mà mình có lợi thế Vì vậy việc nghiên

cứu, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khấu và các ngành hàng chủ chốt

từ đó chọn ra những ngành hang có tiềm năng cao để tập trung thúc đẩy xuất khẩu là rất quan trọng Nếu thực hiện tốt việc lựa chọn ngành hàng thì sẽ góp phần không nhỏ vào mục tiêu tăng trường kinh tế, ồn định xã hội.

1.3.1 Các nhân 16 từ phía địa phương

1.3.1.1 Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Địa phương là một thể trong nền kinh tế quốc dân, tuy nhiên căn cứ theo từng tình hình cụ thể, các địa phương sẽ có các chiến lược phát triển kinh tế- xã

hội riêng phù hợp với điều kiện của địa bàn mà vẫn đi theo phát triển chung của

ĐẠI HỌC K.T.Q.D_ 59 -412

TT THÔNG TIN THƯ VIỆN a

Chél thing cao

PHÒNG LUẬN ÁN - TU LIEU

Trang 25

nền kinh tế quốc dân.

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương thể hiện tổng thể

định hướng phát triển trong thời gian dài 10-20 năm tầm nhìn 30 năm bao gồm:

Quan điểm phát triển, mục tiêu phát triển, định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực riêng biệt và giải pháp thực hiện chiến lược Đây là văn bản tổng quát

thể hiện định hướng phát triển trong thời gian đài của địa phương vì vậy có tác

động rất sâu sắc đến định hướng thương mại trong đó bao gồm cả xuất khẩu địa

phương trong cả một thời kỳ.

Chiến lược định hướng cho sự phát triển các ngành nghề trong đó có

thương mại của địa phương đi đúng hướng và đến được mục tiêu Nó chỉ rõ con đường phát triển kinh tế của địa phương trong khoảng thời gian từ 10-20 năm từ

đó các chủ thé tham gia trong quá trình thương mại nói chưng và xuất khẩu nói

riêng có thể nhận định và xác định phương hướng phát triển tránh bị lạc hướng,

chủ động nắm bat cơ hội và đón đầu xu thế kinh tế khu vực Ngoài ra thông qua

chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương giúp các chủ thể tham gia hoạt động trong nền kinh tế chủ động thích nghi với môi trường khi nắm bắt được phương hướng phát triển kinh tế vĩ mô; hạn chế rủi ro và tăng khả năng nam bắt các cơ hội trong tương lai, trong đó bao gồm cả xuất khẩu, vì vậy chiến lược phát triển kinh tế — xã hội của đất nước và địa phương là yếu tố then chốt tác động đến xuất khẩu của địa phương đó.

1.3.1.2 Sự phát triển của các ngành hàng công nghiệp tại dia phương

Thứ nhất, sự phát triển của các ngành hàng công nghiệp tại địa phương

góp phần phản ánh số lượng đầu mối tham gia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu Nếu quy mô sản xuất các ngành hàng lớn, các doanh nghiệp sẽ có điều kiện thuận lợi trong việc nguồn hàng, tuy nhiên các doanh nghiệp này cũng phải đương đầu với sự cạnh tranh ngày càng gay gắt trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và đối mặt với sự cạnh tranh không lành mạnh khi đối thủ bán phá bán ra

thị trường thế giới

Hon thé sự phát triển của các ngành hàng công nghiệp địa phương còn tạo lên một mạng lưới liên kết giữa các doanh nghiệp Mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh ảnh hưởng khá nhiều đến kết quả hoạt động sản xuất các doanh

18

Trang 26

nghiệp đó Nếu sở hữu một mạng lưới kinh doanh lớn, đối tác xuất khâu được bố

trí hợp lý, các doanh nghiệp rat thuận lợi trong hoạt động tạo ra nguồn hàng cũng

như vận, gop phan nâng cao hiệu quả kinh doanh xuất nhập khẩu Ngược lại, nếu

mạng lưới kinh doanh là quá thiếu, hoặc các điểm doanh nghiệp bố trí quá cách

xa nhau sẽ gây cản trở cho hoạt động kinh doanh, đánh mất sự năng động và khả

năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường Do vậy, sự phát triển của

các ngành hàng công nghiệp tại địa phương là điều kiện hết sức thuận lợi để phát triển hoạt động xuất nhập khẩu.

1.3.1.3 Nguồn nhân lực của địa phươngNguồn nhân lực là tổng thể các tiềm năng, năng lực, khả năng của mỗi cá

nhân của mỗi cộng đồng và toàn xã hội đã tạo ra sự phát triển cho xã hội được

thé hiện qua các yếu tố như giáo duc, chuyên môn kỹ năng lao động, mức sống,

sức khỏe, tư tưởng tình cảm.

Trong thời đại ngày nay nguồn nhân lực đang ngày càng được đánh giá là

một yếu tố quan trọng hàng đầu bên cạnh nguồn vốn và công nghệ, có ảnh hưởng sâu rộng tới nền kinh tế, đặc biệt là nền kinh tế phát triển bền vững Một quốc gia

muốn hòa nhập vào nền kinh tế toàn cầu, thì điều kiện cốt lõi phải có được là

nguồn nhân lực có cha lượng, có đủ trình độ về cả chuyên môn và ngoại ngữ để

sẵn sàng làm việc trong môi trường quốc tế Đối với một quốc gia hay địaphương, xu thế hội nhập toàn cầu hóa sẽ tạo ra cơ hội lớn hơn cho các quốc gia,địa phương có nguồn nhân lực chất lượng cao, bản lĩnh trên thương trường, kinh

nghiệm trong lĩnh vực kinh doanh Đồng thời nhân lực cũng sẽ là một điểm cực yếu với những quốc gia, hay địa phương mà chất lượng nhân lực không đảm bảo Tuy nhiên trong ngắn hạn, nguồn nhân lực gần như không thay đổi, vì vậy chúng

ít tác động tới sự biến động của hoạt động xuất nhập khẩu.

13.14 Cơ sở hạ tang kỹ thuật, tự nhiên và công nghệ cua dia phương

° Về tự nhiên và công nghệ

Khoảng cách địa lý giữa các địa phương, giữa các nước xuất khẩu ảnh

hưởng trực tiếp đến chỉ phí vận tải cũng như thời gian thực hiện hợp đồng, thay

đổi mức độ rủi ro khi vận chuyển hàng Do vậy vị trí giữa các doanh nghiệp xuất

khẩu sẽ ảnh hưởng đến hoạt động lựa chọn đối tác, lựa chọn khu vực thị trường

19

Trang 27

xuất khẩu và tiêu thụ.

Sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ thông tin cho

phép các nhà kinh doanh nắm bắt một cách chính xác và nhanh chóng thông tin,

tạo điều kiện thuận lợi cho việc theo dõi, điều khiển hàng hoá xuất khẩu, tiết

kiệm chi phí, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khấu.

° Về hạ tang phục vu cho hoạt động xuất khẩu

Hạ tầng cơ sở ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của mỗi doanh nghiệp, với mỗi dia phương và mỗi quốc gia do mỗi nơi lại sở hữu một hệ

thống giao thông, ngân hàng, cơ sở kiểm tra chất lượng hàng hóa khác nhau

Hệ thống giao thông giúp quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa giữa

các kho bãi của doanh nghiệp tới đối tác hoặc người tiêu dùng Đặc biệt, trong bối cảnh hiện nay khi tàu thủy vẫn là phương tiện vận chuyển hàng hóa chính giữa các quốc gia hệ thống cảng biển thì mức độ trang bị, hệ thống xếp dỡ, kho

tàng sẽ quyết định mức độ an toàn của hàng hóa, cũng như giảm bớt thời gian

vận chuyền và bốc dỡ cho chủ hàng.

Hệ thống ngân hàng tân tiến, an toàn cho phép các nhà kinh doanh xuất

khẩu thuận lợi trong việc thanh toán, quay vòng vốn Ngoài ra ngân hàng là một nhân tố đảm bảo lợi ích cho các bên , đặc biệt là bên xuất khẩu khi đảm bảo thanh toán bang dịch vụ mở LC Hệ thống bảo hiểm, kiểm tra chất lượng hang

hoá cho phép các hoạt động xuất khẩu được thực hiện một cách an toàn hơn,

đồng thời giảm bớt được mức độ thiệt hại khi có rủi ro xảy ra.

1.3.2 Các nhân tố bên ngoài tác động đến xuất khẩu địa phương

1.3.2.1 Xu thế hội nhập và tình hình kinh tế khu vực và thế giới

Hội nhập quốc tế là một quá trình phát triển tất yếu, do bản chất xã hội

của lao động và quan hệ giữa con người Sự ra đời và phát triển của kinh tế thị trường cũng là động lực hàng đầu thúc đây quá trình hội nhập Hội nhập diễn ra

dưới nhiều hình thức, cấp độ và trên nhiều lĩnh vực khác nhau, theo tiến trình từthấp đến cao Hội nhập đã trở thành một xu thế lớn của thế giới hiện đại, tác độngmạnh mẽ đến quan hệ quốc tế và đời sống của từng quốc gia Ngày nay, hội nhập

quốc tế là lựa chọn chính sách của hầu hết các quốc gia dé phát triển Thông qua

hội nhập quốc tế kinh tế cũng có sự hòa nhập giao lưu giữa các quốc gia thông

20

Trang 28

qua các thỏa thuận hợp tác quốc tế trên thế giới như: thỏa thuận thương mại ưu

đãi ( PTA), khu vực mậu dịch tự do (FTA), liên minh thuế quan (CU), hay liên

minh kinh tế - tiền tệ

Trong xu thế hội nhập khu vực hoá, toàn cầu hoá ngày càng gay gắt nhưngày nay thì sự phụ thuộc giữa các nước ngày càng tăng Chính vì thế mỗi biếnđộng của tình hình kinh tế xã hội trên thể giới đều ít nhiều trực tiếp hoặc giántiếp ảnh hưởng đến nền kinh tế nước ta Hơn nữa, khi xuất khâu hàng hoá sangcác nước, người xuất khấu phải đối mặt với các hàng rào thuế quan của quốc gia

đó Hàng rào này chặt chẽ hay lỏng lẻo sẽ tùy vào quan hệ kinh tế song phươnggiữa hai nước nhập khẩu và xuất khâu, vì vậy các quốc gia luôn có định hướng

mở rộng hội nhập sâu rộng với các quốc gia khác trên thế giới, nhằm hạn thuếquan rườm rà, góp phần đây mạnh hoạt động xuất khẩu hàng hóa

1.3.2.2 Tỷ giá giá hỗi dodi và tỷ suất ngoại tệ

Tỷ giá hối đoái và tỷ suất ngoại tệ của hàng xuất khâu: Tỷ giá hối đoái là

giá cả của một don vi tiền tệ này thể hiện bằng một số đơn vị tiền tệ của nước

kia Giá đồng nội tệ giảm có lợi cho xuất khẩu và ngược lại giá đồng nội tệ tăngngược lại sẽ gây bất lợi Xu hướng này hầu như đúng đối với các quốc gia đang

hực thi chế độ tỷ giá thả nổi hay thả nổi có quản lý, nơi tỉ giá danh nghĩa sát hoặc

tiến sát giá trị thực, còn đối với các quốc gia theo chế độ tỉ giá cố định, việc

giảm, tăng tỷ giá chính là giảm, tăng tỷ giá danh nghĩa không phải là tỷ giá thực,

do đó nếu một sự tăng tỷ giá hối đoái mà vẫn khiến tỷ giá danh nghĩa thấp hơn tỷgia thực thì đồng nội tệ vẫn bị xem là định giá cao hơn trị thực, tác động thúc đây

xuất khẩu sẽ không nhiều

Thông qua tỷ giá, nhà nước tác động đến tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

và cán cân thương mại quốc tế Tỷ giá hối đoái có ảnh hưởng mạnh mẽ và sâusắc đến quan hệ kinh tế đối ngoại, tình trạng cán cân thanh toán, tăng trưởng kinh

tế, lạm phát và thất nghiệp Khi điều chỉnh tỷ giá hối đoái để thực hiện mục tiêukinh tế xã hội, Nhà nước phải xem xét nhiều mặt, tính toán đến nhiều tác độngkhác nhau, trái chiều nhau của tỷ giá Mặt khác còn phải cảnh giác đối phó với

nạn đầu cơ tiền tệ trên thế gidi có thé làm cho nội tệ bat ngờ lên giá hoặc hạ giá

do tác động của sự di chuyên các luông vôn ngoại tệ gây ra làm cho nên kinh tê

21

Trang 29

trong nước không ôn định.

Tỷ giá hối đoái và chính sách tỷ giá hối đoái là nhân tố quan trọng để

doanh nghiệp đưa ra quyết định liên quan đến hoạt động mua bán hàng hoá quốc

tê nói chung và hoạt động xuât khâu nói riêng.

1.3.2.3 Cơ chế chính sách và định hướng phát triển thương mại của Nhà nước

Chính sách mỗi quốc gia vừa có ảnh hưởng tích cực và cũng có thể hạnchế hoạt động xuất khẩu Nhà nước nắm vai trò đầu tàu trong việc mở rộng, phát

triển hoạt động xuất khẩu Cơ chế mở cửa thông thoáng từ việc tạo dựng các mốiquan hệ giữa các nước trong khu vục và trên thế giới giúp tăng sự liên kết giữacác doanh nghiệp trong các nước đó; từ đó các doanh nghiệp địa phương có thé

dễ đàng hơn trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài Tuy nhiên, khi

không én định về chính trị sẽ cản trở sự phát triển kinh tế của đất nước, tạo tâm

lý e ngại trong việc hợp tác giữa hai doanh nghiệp trong hai quốc gia khác nhau

Để đạt được mục tiêu phát triển xuất khẩu, nhà nước cần sử dụng các công

cụ tác động đến xuất khẩu như trợ cấp xuất khâu, định hướng ngành nghề tiềmnăng của mỗi vùng miền, từ đó giúp các sản pham có sự đồng bộ về chất lượng,tăng năng lực cạnh tranh về giá, cũng như chất lượng trên thị trường thé giới

1.3.2.4 Yếu tố ảnh hưởng khácMột yếu tố ảnh hưởng lớn đến khả năng xuất khẩu của địa phương là yếu

tố văn hóa - xã hội ở từng vùng miền Hoạt động của con người luôn luôn ton taitrong một điều kiện xã hội nhất định Chính vì vậy, yếu tố xã hội ảnh hưởng rấtlớn đến hoạt động của con người, đặc biệt là yếu tố văn hoá trong giao kết hợpđồng giữa các bên Văn hóa mỗi khu vực, mỗi quốc gia khác nhau dẫn tới nhữngquy định về xuất khâu hàng hóa Nền văn hoá tạo nên cách sống của mỗi cộngđồng sẽ quyết định các thức tiêu dùng, thứ tự ưu tiên cho nhu cầu mong muốnđược thoả mãn và cách thoả mãn của con người sống trong đó Chính vì vậy vănhoá là yếu tố chi phối lối sống nên các nhà xuất khâu luôn luôn phải quan tâm

tìm hiệu yêu tô văn hoá ở các thị trường mà mình tiên hành hoạt động xuât khâu.

Trang 30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU HÀNG HÓA CỦA

THÀNH PHÓ HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2010-2016

2.1 Phân tích các đặc điểm của thành phố Hà Nội ảnh hưởng đến xuất

khâu hàng hóa của thành phô

2.1.1 Chiến lược phát triển thương mại của Thành phố Hà Nội

Ngày 5/4/2012 UBND Thành phố đã thông qua Quy hoạch phát triển

thương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 Đây là quy hoạch chiến lược phát triển thương mại của Thành phố trong thời gian đến năm 2020 Trong quy hoạch, Thành phố đã nêu rõ quan điểm Hà Nội cần chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và dựa trên lợi thế so sánh về nguồn

lực, kết hợp chặt chẽ sản xuất với thị trường và thương mại quốc tế Phát triển

các ngành công nghiệp chất lượng cao gắn với chiến lược phát triển kinh tế tri

thức, phát triển bền vững di dời các cơ sở sản xuất không phù hợp với quy hoạch

và gây ô nhiễm môi trường tại các khu dân cư, phát triển công nghiệp gắn với đảm bảo an ninh quốc phòng và bảo vệ môi trường Tập trung đào tạo nguồn

nhân lực chất lượng cao phục vụ nhu cầu phát triển công nghiệp theo hướng hiện

đại, góp phần thiết thực xây dựng Thủ đô Hà Nội về cơ bản có nền công nghiệp

theo hướng hiện đại trước năm 2020 Chủ trương xây dựng Hà Nội trở thành

trung tâm công nghệ cao của cả nước, phát triển công nghiệp gắn với khoa học

công nghệ, các trung tâm nghiên cứu, thiết kế, chế tạo, thử nghiệm sản phẩm mới

và văn phòng của các tập đoàn sản xuất lớn, thể hiện quyết tâm của Thành phố đưa Hà Nội trở thành trung tâm thương mại lớn, trung tâm về giao thương và

kinh tế của cả nước, khu vực Đông Nam Á

Trong giai đoạn 2011-2016, chiến lược phát triển thương mại của Thành

Phố luôn đóng vai trò chủ đạo trong định hướng đường phát triển thương mại

trong đó có xuất khẩu của Hà Nội

Theo định hướng hội nhập, thị trường xuất khẩu của Hà Nội dần mở rộng sau các năm, đến năm 2016, hàng hóa xuất khẩu của Thành phố đã thâm nhập

được vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, Châu Âu và ngày càng mở rộng

về chuyển dịch cơ cấu xuất khẩu theo Quy hoạch, chú trọng phát triển

23

Trang 31

công nghiệp, tổng mức kim ngạch xuất khâu năm 2016 của Hà Nội đạt 10613 triệu USD tăng 1,08 lần so với năm 2011 (9782 triệu USD) và 1,3 lần so với năm

2010 (8,109 triệu USD) Cơ cấu ngành hàng xuất khẩu chuyên dịch tăng dan tỷ trọng các mặt hàng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với các ngành nghề nông, lâm, thủy sản.

Có thể thấy định hướng phát triển thương mại của Thành Phố có vai trò

then chốt trong sự phát triển thương mại, bao gồm xuất khâu của Hà Nội Xuất khẩu của Thành phố vẫn thực hiện tốt theo quy hoạch, ngày càng mở rộng và

phát triên sâu hơn nữa.

2.1.2 Sự phát triển kinh té- xã hội tại Hà Nội

Kinh tế Thủ đô Hà Nội trong những năm qua đã phát triển nhanh, cơ cấukinh tế ngày càng chuyển dịch theo hướng hiện dai Tổng GRDP đứng thứ hai cả

nước, sau thành phố Hồ Chí Minh Năm 2016, tổng sản phẩm nội địa (GRDP) đạt 478.964 tỷ đồng tăng 8,2% so năm 2015 (442.668 tỷ đồng), trong đó ngành công

nghiệp và xây dựng tăng 9% (đóng góp 2,75% vào mức tăng chung), các ngành dich

vụ tăng 8,3% (đóng góp 4,67% vào mức tăng chung), ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ san tăng 2,21% (đóng góp 0,07% vào mức tăng chung).

Hà Nội là một trong số ít địa phương của cả nước có tỷ trọng dịch vụ

(56,37%) cao hơn ngành công nghiệp (30,79%) trong cơ cau kinh tế trên địa ban

Thành phố năm 2016 và là ngành có tỷ trọng cao nhất Các thành phần kinh tếđều được Thành phố khuyến khích phát triển Các doanh nghiệp Nhà nước giữ vịtrí quan trọng và ổn định qua các năm (năm 2015 khu vực Nhà nước chiếm

43,3% trong cơ cau GDP) Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước phát triển mạnh cả

về số lượng và quy mô, góp phan đáng kể vào tăng trưởng kinh tế và giải quyết

việc làm (năm 2015 khu vực kinh tế ngoài nhà nước chiếm 39,1%) Khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động có hiệu quả, góp phần nâng cao trình

độ công nghệ, trình độ quản lý và tay nghề của người lao động (năm 2015, khuvực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 16,6%)

Hà Nội luôn là trung tâm phát triển kinh tế, đầu tư của cả miền Bắc và cảnước với vị thế và tổng mức GRDP đứng thứ 2 cả nước là nền tảng vững chắc

thúc đây xuất khâu của Thành phó Với cơ cấu các thành phan tham gia nền kinh

tế đông đảo va năng động xu hướng ty trọng kinh tế nhà nước giảm dan, kinh tế

24

Trang 32

ngoài nhà nước ngày một gia tăng, xuất khẩu của Thành phố đang dan trở nên đa

dạng và chủ động hơn trên thị trường quốc tế.

Về mạng lưới doanh nghiệp hiện tại trên địa bàn Thành phó, doanh nghiệp

Hà Nội có sự phát triển mạnh mẽ, luôn là một trong hai địa phương dẫn đầu về số

doanh nghiệp thành lập và đăng ký kinh doanh Hiện nay Hà Nội có 117.000

doanh nghiệp với trên 95%, là những doanh nghiệp vừa và nhỏ, cung cấp việc

làm cho 65% lực lượng lao động thành phó Hoạt động doanh nghiệp gia tăng

đáng kể từ năm 2.000 và hướng mạnh vào ngành thương mai.

Xét theo tiêu chí vốn và lao động, tỷ lệ doanh nghiệp nhỏ và cực nhỏ tăng

nhanh; ngược lại, doanh nghiệp quy mô vừa có chiều sút giảm Trong cơ cấu sản

xuất kinh doanh trên địa bàn, số hộ bán buôn bán lẻ chiếm 53,5%: ăn uống lưu

-trú 19%; hoạt động hỗ trợ hành chính 1.4% DNNVV tập trung chủ yếu vào.

thương mại bán buôn bán lẻ; ngành công nghiệp và xây dựng chỉ chiếm 25%;

khoa học công nghệ 9.0%; hỗ trợ hành chính 4% va thông tin truyền thông trên

3,1% Nhìn chung, doanh nghiệp Hà Nội phát triển ở mức trung bình so với cả

nước Theo thống kê năm 2010, vốn bình quân của một lao động doanh nghiệp

tương đương mức chung cả nước (31 triệu đồng) với doanh thu 781.2 triệu/lao

động, cao hơn 19% so với bình quân chung cả nước.

Từ quy mô, nguồn vốn và lao động: doanh nghiệp Hà Nội cũng như cả

nước có nhiều hạn chế về KH&CN Khảo sát của UBND cho thấy: Trong khi tỷ

lệ nhập khẩu công nghệ thiết bị hàng năm của các nước đang phát triển chiếm

gan 40% tổng kim ngạch nhập khẩu; thì tại Việt Nam, tỷ lệ này chưa đến 10%

Theo Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), trình độ và mức độ

làm chủ công nghệ của các doanh nghiệp Việt Nam thuộc hàng thấp, bị các nước

trong khu vực bỏ cách khá xa (30 năm trước, Thái Lan, Malaixia đã có trình độ

phát triển tương đương với Việt Nam hiện tại)

Có thé thay, mạng lưới doanh nghiệp phát triển trên địa bàn Hà Nội khá dàyđặc và mức độ gia tăng cao, tuy nhiên, vẫn là phát triển nhỏ lẻ, với số lượng

doanh nghiệp vừa và nhỏ cao, chưa phát triển theo đúng quy hoạch, đây là một

bất lợi khi tham gia thị trường xuất khâu do các doanh nghiệp nhỏ nên sẽ khó

chống lại được những biến đổi và yêu cầu khắt khe của thị trường nhập khẩu, số

25

Trang 33

lượng doanh nghiệp xuất khẩu hạn chế và chủ yếu là các doanh nghiệp nông,lâm, thủy sản Các doanh nghiệp về công nghiệp chủ yếu là nhập về ráp linh kiện

và xuất khâu ngược lại, chỉ là ở mức tái xuất là chủ yếu

Cần có những công ty đi đầu, vươn lên lớn mạnh đóng vai trò đầu tàu, quyhoạch các doanh nghiệp vừa và nhỏ phát triển theo mô hình vệ tinh, hỗ trợ doanhnghiệp lớn mạnh thì xuất khẩu Hà Nội mới vững chắc, phát triển và đương đầu

tốt với thị trường.

2.1.3 Nguồn nhân lực của Thành Phố

Từ khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008 đến nay, Hà Nội có quy môdân số đứng thứ hai toàn quốc Tính đến 31/12/2015 dân số Hà Nội có khoảng7.6 triệu người (đứng sau Thành phố Hồ Chí Minh là 7,98 triệu người) Với tốc

độ tăng dân số nhanh, lực lượng lao động của Hà Nội không ngừng dồi dào hơn.Theo thống kê gần đây, Hà Nội là một trong 5 thành phố có lượng cung ứng lao

động lớn nhất cả nước Mặt khác, Hà Nội là một trong những trung tâm kinh tế

lớn của cả nước, nhu cau lao động tại Hà Nội giữ ở mức cao so với các địaphương khác Lượng cầu lao động tại Hà Nội nhìn chung tăng đều hàng năm,ngoài lao động tại chỗ còn có một lượng lớn lao động từ các địa phương khác Đềđáp ứng nhu cầu, Hà Nội đã thực hiện kế hoạch phát triển các doanh nghiệp trênđịa bàn cả về số lượng lẫn quy mô, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu việc làm

cho người lao động Theo thống kê, năm 2016 số người lao động trên địa bàn

Thành phố là 48,72 triệu người chiếm 57,8% tổng dân số trên dia bàn Đây là

một điểm nhấn lợi thế cho các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn, dựa trên lựclượng lao động đông đảo, doanh nghiệp có thể chủ động lựa chọn lực lượng laođộng phù hợp, giảm phan nào chi phí nhân công, tranh thủ lợi thế về lao độngcủa doanh nghiệp trên thị trường quốc tế

Xét về đặc điểm ngành nghề của nguồn lao động tại Hà Nội, thì lao động

có kĩ năng trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản chiếm một tỉ lệ nhỏ trong

khi đó lao động giản đơn và lao động phổ thông chiếm tỉ lệ lớn hon Có thé thay hiện nay Thành phố đang còn tình trạng thiếu hụt hay “khát” lao động phổ thông

khá cao Da phan lao động phổ thông đều là người ngoại tỉnh, trong khi đó lao

26

Trang 34

động tại Hà Nội không mặn mà với công việc nặng nhọc, lương thấp Đối với kế

hoạch xuất khẩu đang thực hiện theo xu thế chuyển dịch cơ cấu ngành sản xuất

theo hướng tăng tỷ trọng hàng công nghiệp thì đây là một bắt lợi khi tỉ lệ lao

động phổ thông, đủ đáp ứng trình độ công nghiệp hiện nay còn thấp, làm chậm

quá trình chuyên đổi cơ cấu hàng xuất khâu

Về chất lượng nguồn lao động, Hà Nội được xem là một trong nhữngthành phố có tỉ lệ lao động qua đào tạo cao nhất cả nước; bởi nhiều năm qua côngtác đào tạo nghề cho lao động luôn được Chính quyền Thành phố đặc biệt quantâm Theo thống kê, đến nay, toàn Thành phố có gần 300 cơ sở dạy nghè, trong

đó cơ sở tư nhân chiếm khoảng 70% Trung bình hàng năm Thành phố đào tạomới hơn 140.000 lao động Hà Nội được đánh giá là thành phố có nguồn nhânlực chất lượng cao, với gần 37% lao động có trình độ và tay nghề, trong đó,

lượng lao động trình độ đại học, cao đẳng, trung cấp chiếm đa số Nguồn nhân

lực chất lượng cao của Hà Nội chiếm 30% nguồn nhân lực chất lượng cao của cảnước Tuy nhiên, có thể nhận thấy nhiều hạn chế, tồn tại của công tác đào tạo

nguồn nhân lực Thủ đô Đó là, năng suất lao động của Việt Nam nói chung và HàNội nói riêng còn rất thấp Lao động qua đào tạo của Hà Nội phân bố không đều,

chủ yếu tập trung ở khu vực đô thị, các quận nội thành, trong khi ở khu vực nông

thôn đa phần lao động chưa qua đào tạo Cơ cấu này cho thấy Hà Nội cũng như

cả nước đang trong tình trạng thiếu đội ngũ công nhân kĩ thuật lành nghề đã qua

đào tạo bài bản Ngoài ra, Hà Nội hiện nay vẫn còn tình trạng "thừa thầy, thiếu

thợ", do tâm lí nhiều thanh niên hiện nay là thích học đại học hon học nghề, dovậy, nhiều trường dạy nghề đã không có đủ sức thu hút được nhiều học sinh HàNội là thành phố có lực lượng nhân công qua dao tạo lớn nhất cả nước, điều nàygiúp các doanh nghiệp xuất khâu có điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ công

nhân phù hợp với xu thế thị trường hội nhập, trẻ hóa hiện nay, ngoài ra còn là

điểm nhấn với đội ngũ nhân công lao động trẻ, năng động sẽ là nền tảng giúpdoanh nghiệp chủ động hơn trên thị trường và trước những biến đổi xu thế hội

nhập hiện nay.

2.1.4 Cơ sở hạ tang kỹ thuật, tự nhiên và công nghệ của Hà Nội

27

Trang 35

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc Bộ, phía Bắc tiếp giáp với cáchầu hết các tỉnh thuộc đồng bằng Bắc Bộ, là đầu mối kết nối với các địa phươngthông qua hệ thống giao thông vận tải đường bộ, đường sắt, đường thủy và hang

không Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Hà Nội đồng thời nằm trên hành lang

công nghiệp xuyên A, cầu nói giữa Trung Quốc, Nhật Bản với phan còn lại củachâu Á Có thể nói, vị trí và địa thế của Hà Nội rất thuận lợi cho việc phát triểnthành một trung tâm chính trị, kinh tẾ, văn hoá, khoa học lớn có tầm cỡ trong khu

vực Nhận định lợi thế, Hà Nội đã tích cực thực hiện các hoạt động từ quy hoạch đến đầu tư kết cấu giao thông Thủ đô với các vùng lân cận dé nâng tầm cơ sở hạ

tầng giao thông nối liền Hà Nội và các khu vực kinh tế khác Đầu tư hạ tầng giaothông phát triển đáng kể, các đường hướng tâm cơ bản hoàn thành tốt Đặc biệt,

trong việc phát triển vận tải từ quy hoạch đến triển khai có bước phát triển đột phá với các dự án đường vành đai, xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhén - ga Hà

Nội: Cát Linh - Hà Đông Hà Nội nằm trong vi trí trung tam, cửa ngõ kết nối vớicác khu vực kinh tế khác, có thể qua đường thủy, đường bộ hay đường hàngkhông đều rất thuận lợi Đây là điểm nhấn thuận lợi đối với các doanh nghiệp

xuất khâu trong kết nối với thị trường trên quốc tế, tranh thủ lợi thế vị trí trung

tâm, thuận lợi vận chuyền, giao thương làm lợi thế cạnh tranh khi tham gia xuất

khẩu

Bộ Giao thông Vận tải đã tích cực phối hợp với thành phố Hà Nội trong

việc xây dựng, hoàn chỉnh các quy hoạch: Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô Hà

Nội, Quy hoạch đường vành đai 4, vành đai 5 vùng Thủ đô, Kế hoạch phát triển

Giao thông Vận tải Thủ đô giai đoạn 2011-2015, Quy hoạch giao thông vận tải

Thủ đô đến năm 2030 tầm nhìn đến 2050 Đến nay, hiện nay cơ sở hạ tầng tại HàNội đang được đầu tư phát triển kết cấu theo hướng hiện đại, đồng bộ

Theo chủ trương của Bộ Giao thông Vận tải ưu tiên về nguồn lực xâydựng hạ tầng giao thông thành phố Ngoài việc trực tiếp đầu tư phát triển một sốcông trình hạ tầng giao thông lớn như cầu Nhật Tân, đường nối Nhật Tân - Nội

Bài, đại lộ Thăng Long, nhà ga T2 Nội Bài, cầu Vĩnh Thịnh Bộ còn tập trung

đầu tư các dự án vành đai của thành phố như các dự án đường vành đai 3, cầu

Thanh Trì và hệ thống hạ tầng giao thông khớp nối với các vùng lân cận Hệ

28

Trang 36

thống giao thông đối ngoại đã và đang từng bước được đầu tư theo quy hoạch,

bảo đảm sự kết nối hạ tầng đường bộ giữa Thủ đô với các địa phương trong cả

nước.

Hà Nội đã kết nối thuận lợi đến các vùng, miền trên cả nước và các quốcgia trên thế giới Về lĩnh vực hàng không, sân bay quốc tế Nội Bài được đầu tư

xây dựng thêm nhà ga Quốc tế T2 đưa vào khai thác đã nâng cao năng lực vận tải

hàng không cho Thủ đô Về vận tải đường bộ, Hà Nội đã có trên 500 tuyến vậntải hành khách liên tỉnh dé kết nối với 62 tỉnh, thành phố trong cả nước thông qua

10 bến xe liên tỉnh đã được công bố hoạt động Bên cạnh đó, để tạo sự đi lại

thuận tiện của người dân giữa các nước trong khu vực, từ Hà Nội đã có nhiều

tuyến liên vận quốc tế đảm bảo phục vụ hành khách

Có thể thấy từ 2011 đến nay, giao thông Hà Nội đã được nâng tầm, đảmbảo giao thông thông suốt kết nối giữa Hà Nội và các khu vực kinh tế khác trên

cả nước và trong vùng một cách nhanh chóng, việc này giảm chi phí vận chuyển

liên tuyến giữa Hà Nội và các thành phố cũng như nội thành đi rất nhiều, thời

gian vận chuyển hang hóa được rút ngắn, chi phí vận chuyển giảm nhiều, qua đó

lợi thế cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu được nâng lên đáng kể Ngoài ra, con

đường kết nối giữa Hà Nội và các khu vực kinh tế trên thế giới đã được cải thiệnnhư hàng lang công nghiệp xuyên Á, con đường kết nối giữa Trung Quốc, NhậtBản và phần còn lại của châu Á đã được rút ngắn đi rất nhiều, con đường hàng

hóa xuất khẩu của Việt Nam đến các thị trường nãy đã được rút ngắn, an toàn

hơn trước nhiều, hàng hóa Việt Nam nói chung và Hà Nội nói riêng đã có thêm

những lợi thé dé có thé hấp dẫn các nhà nhập khẩu nước ngoài và ngày càng xuấthiện ngày càng nhiều hơn trên thị trường thế giới

2.2 Thực trạng thực hiện nội dung đây mạnh xuất khẩu của thành phố hà

nội giai đoạn 2010-2016

2.2.1 Xác định mục tiêu xuất khẩu của Thành phố

Ngày 5/4/2012 UBND Thành phố đã thông qua Quy hoạch phát triểnthương mại trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm

2030 Đây là quy hoạch chiến lược phát triển thương mại của Thành phố trong

thời gian đến năm 2020 Căn cứ theo Quy hoạch phát triển thương mại, hang

29

Trang 37

năm Thành phố Hà Nội có những kế hoạch hang nam nham thuc hién day manhxuất khẩu của Hà Nội Từ năm 2011, Hà Nội đã dé ra các kế hoạch Kế hoạch số58/KH-UBND ngày 14/2/2015; Kế hoạch số 40/KH-UBND ngày 17/02/2016; Kếhoạch số 89/KH-UBND ngày 17/04/2017 về thực hiện các giải pháp day mạnh

xuất khẩu trên địa bàn thành phố Hà Nội qua các năm, Kế hoạch xác định những

mục tiêu như sau:

2.2.1.1 Mục dich xuất khẩu

Đỗi mới và nâng cao chất lượng công tác dự báo thị trường, tăng cường

xúc tiến thương mại, đây manh xuất khẩu Tiếp tục thực hiện cuộc vận động

“Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” Thực hiện hiệu quả việc trao

đổi, kết nối cung cầu hàng hóa giữa Hà Nội với các địa phương Phát triển cáclĩnh vực dich vụ tài chính - ngân hàng, bảo hiểm, công nghệ thông tin, viễnthông, các dịch vụ giám định khoa học, dịch vụ hỗ trợ kinh doanh Đây mạnhthu hút, kêu gọi đầu tư hai dự án logistics theo quy hoạch

Đây mạnh phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng nhanh hàm

lượng công nghệ cao Day mạnh kêu gọi các doanh nghiệp trong và ngoài nước

đầu tư vào các khu, cụm công nghiệp; phát triển công nghiệp công nghệ thông

tin, công nghệ vật liệu mới, phát triển công nghiệp hỗ trợ, nhất là trong lĩnh vực

cơ điện tử, chế tạo máy, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm đặc biệt là cácmặt hàng xuất khẩu

Các Sở, ban, ngành coi đây là nhiệm vụ trọng tâm trong giai đoạn hiện

nay nhằm giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn, duy trì và mở rộng thị

trường, đây mạnh xuất khẩu hàng hóa; phân công rõ trách nhiệm cho các Sở, ban,

ngành dé chủ động triển khai và kiểm tra đánh giá việc tô chức thực hiện các giải

pháp đây mạnh xuất khẩu trên địa ban Thanh phó

Tạo chuyển biến rõ nét về môi trường đầu tư, kinh doanh, năng lựccạnh tranh cấp tỉnh PCI Tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong sản xuat,

kinh doanh, xóa bỏ rào cản, phát triển mạnh doanh nghiệp, thúc đây khởi nghiệp,đổi mới sáng tạo Thực hiện tốt Chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Tuyên truyền, tập huấn phổ biến kiến thức về hội nhập quốc tế Thực hiện cóhiệu quả các chính sách ưu đãi, nhất là vê thuế, tín dung, đất đai, nhân lực dé hỗ

trợ sản xuất kinh doanh, khuyến khích ứng dụng công nghệ cao, công nghiệp hỗ

trợ, khuyến nông, sản xuất chế biến tiêu thụ nông sản

Kết hợp hài hòa giữa phát triển thương mại nội địa và quốc té, giữa thi

30

Trang 38

trường thành thị và nông thôn, giữa thương mại truyền thống và hiện đại Đây

mạnh xuât khâu các mặt hàng có tỷ lệ nội địa hóa và giá trị gia tăng cao.

2.2.1.2 Mục tiêu cu thé về xuất khẩu

Mục tiêu cả giai đoạn: Tốc độ tăng trưởng kim ngạch xuất khâu hàng hóa

trên địa bàn Hà Nội đạt bình quân 14 15%/năm giai đoạn 2011 2015, đạt 13

-14%/năm giai đoạn 2016 - 2020; Đến năm 2020, sản phẩm xuất khẩu đã qua chế

biến chiếm 65% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Thành phó

Mục tiêu qua từng năm:

Năm 2014, Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 10,4 tỷ USD, tăng

6% -7% so với năm 2013 Cuối năm sau khi tổng kết, tổng kim ngạch xuất khẩu

Hà Nội đạt 11,071 ty USD tăng trưởng 13,99% so với năm 2013 và hoàn thành

106,4% mục tiêu đặt ra.

Năm 2015, Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 12,5 tỷ USD, tăng

trưởng 10% so với năm 2014 Cuối năm sau khi tổng kết, tổng kim ngạch xuất

khẩu Hà Nội dat 10,475 ty USD, tăng trưởng -5,4% so với năm 2014, đạt 83,8%

mục tiêu đặt ra.

Năm 2016, Hà Nội đặt mục tiêu xuất khẩu đạt khoảng 12,2 tỷ USD, tăng

trưởng 7,5% so với năm 2015 Cuối năm sau khi tong kết, tổng kim ngạch xuất

khẩu Hà Nội đạt 10,613 tỷ USD, tăng trưởng 1,3% so với năm 2015 và đạt 87%

mục tiêu đặt ra.

Có thể thấy tăng trưởng xuất khâu hàng hóa qua các năm của Hà Nội thiếu

ồn định, ngoại trừ năm 2014, các năm còn lại đều chưa hoàn thành được mục tiêu

đề ra hăng năm

Tuy nhiên qua mục tiêu xuất khâu có thể nhận thấy, Hà Nội dang dan thé hiện quyết tâm trong công tác đây mạnh xuất khâu hàng hóa của Thanh phố, Kế hoạch tác động đến mọi mặt của xuất khâu Hà Nội, chủ trương đổi mới chính

sách tạo điều kiện thuận lợi đây mạnh xuất khẩu, nâng cao chất lượng bộ máy

chính quyền nhằm hỗ trợ tốt hơn cho các doanh nghiệp trên địa bàn, tăng cường

kết nối giữa các cấp, giữa chính quyền Hà Nội với doanh nghiệp, giữa các doanh

nghiệp với nhau đồng thời nâng cao chất lượng hàng hóa xuất khẩu, tăng cường

31

Trang 39

tỷ lệ công nghệ cao đáp ứng yêu câu quôc tê.

2.2.2 Tổ chức thực hiện kế hoạch xuất khẩu của Thành phố

Hằng năm, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với các ngành, đơn vị xâydựng và trình UBND Thành Phố ban hành các chương trình, kế hoạch day mạnhxuất khẩu trên địa bàn Thành Phố như: Chương trình số 60/SCT-UBND ngày13/5/2011, Chương trình số 41/SCT-UBND ngày 27/03/2012, Kế hoạch số19/KH-UBND ngày 28/1/2013, Kế hoạch số 31/KH - UBND ngày 25/01/2014,

Kế hoạch số 58/KH - UBND ngày 14/02/2015, kế hoạch số 40/KH - UBNDngày 17/2/2016, Kế hoạch số 89/KH-UBND Bên cạnh đó là các chính sách pháttriển xuất khẩu như: cải cách thủ tục hành chính; xây dựng, triển khai các chính

sách hỗ trợ hoạt động xuất khẩu; hỗ trợ nâng cao năng lực cạch tranh cho các

doanh nghiệp và sản phẩm xuất khẩu; thực hiện các hoạt động xúc tiến thươngmại trong và ngoài nước; triển khai các dự án phát triển hạ tầng và công nghệphục vụ trong hoạt động kinh doanh, xuất khẩu Các kết quả nổi bật đã đạt đượctrong những năm qua cụ thé như sau:

Sở Thông tin truyền thông hỗ trợ các Sở, ngành đây mạnh ứng dụng công

nghệ thông tin trong quản lý phục vụ doanh nghiệp 100% Các Sở, ban ngành,

UBND quận, huyện thi xã đã có website/céng thông tin điện tử và kết nối với

công giao tiếp của Hà Nội, từ đó tạo thuận lợi cho doanh nghiệp kết nối thông

tin, tra cứu và thực hiện các thủ tục hành chính nhanh chóng, gọn nhẹ.

Tiến hành ra soát và bãi bỏ gần 50 thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vựcthuế, tài nguyên môi trường, tạo thuận lợi và đơn giản hóa thủ tục hành chính chocác doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn Hà Nội

Hiện đại hóa quản lý thu ngân sách liên ngành giữa các cơ quan thuế - kho bạc - hải quan - tài chính và ủy nhiệm thu thuế qua các ngân hàng thương mại,

32

Trang 40

kết nối trao đổi dữ liệu vói các kho bạc Nhà nước của 30 quận huyện và nhiều

điểm giao dịch thuộc 14 ngân hàng thương mại thực hiện thu thuế Cục thuế đã giảm hàng trăm giờ thực hiện thủ tục hành chính về thuế, riêng với thời hạn giải

quyết đối với trường hợp “kiểm tra trước, hoàn thuế sau” từ 60 ngày còn 40 ngày

và trường hợp “hoàn thuế trước, kiểm tra sau” từ 15 ngày làm việc xuống còn 6 ngày làm việc Cục Hải quan đây mạnh thực hiện hải quan điện tử, rút ngắn thời gian thông quan, triển khai Hệ thống thông quan tự động và một cửa quốc gia (VNACCS/VCIS) từ ngày 01/4/2014, với gần 99,8% số tờ khai phát sinh với giá trị kim ngạch xuất nhập khâu chiếm 99,4% tổng kim ngạch xuất nhập khâu làm

thủ tục qua các cửa khâu của Cục ứng dụng hệ thống này

Ban Quản lý khu công nghiệp và chế xuất triển khai việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ C/O ưu đãi qua hệ thống Ecosys, đảm bảo cấp C/O ưu đãi trong vòng 2 giờ đối với hàng xuất khẩu bằng đường hàng không, 8 giờ đối với các

phương tiện khác Đối với việc cấp Giấy chứng nhận xuất xứ ưu đãi C/O Mẫu D,tạo điều kiện về cơ sở hạ tầng để thực hiện cấp C/O điện tử va cấp ngay sau khinhận được hồ sơ giấy của doanh nghiệp (cấp 02 giờ)

Việc cải cách thủ tục hành chính của các Sở, ngành đã tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu, đặc biệt là doanh nghiệp trong các khu công nghiệp, khu chế xuất trong hoạt động kinh doanh xuất nhập khẩu, tiết kiệm được chi phí và rút ngăn thời gian làm thủ tục, nâng cao lợi thế canh tranh đối

với doanh nghiệp xuất khẩu

Phát triển quan hệ đối tác Hải quan Doanh nghiệp được lãnh đạo Cục Hải

quan Hà Nội đặc biệt chú trọng triển khai Nhận thức được tam quan trọng của nhiệm vụ đó, Hà Nội triển khai thực hiện Quyết định số 1005/QD-TCHQ về việc ban hành hướng dẫn phát triển quan hệ đối tác Hải quan Doanh nghiệp Việc

thiết lập quan hệ đối tác đã trở thành một nhiệm vụ trọng tâm, chiến lược, nhằmxây dụng quan hệ đối tác trên cơ sở bình đẳng trước pháp luật, để tạo thuận lợi

cho hoạt động thương mại và đảm bảo công tác quản lý Nhà nước về Hải quan, góp phần thúc đây hoạt động XNK, phát triển kinh tế trên địa bàn Thủ đô và các

tỉnh lân cận.

Các Sở, Ban, Ngành của Thành Phố đã tích cực triển khai công tác cải

33

Ngày đăng: 06/12/2024, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w