1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Môn tài chính hành vi

14 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Môn Tài Chính Hành Vi
Tác giả Đỗ Thị Trà Vi, Hồ Thị Tường Vi, Ngô Thúy Vi, Mai Trần Khánh Vy, Nguyễn Phúc Thúy Vy
Trường học Trường Đại Học Ngân Hàng Tp. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Tài Chính Hành Vi
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2022
Thành phố Tp. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 1,12 MB

Nội dung

Nhóm nam chọn cách chia theo đề xuất P2 muốn chia đều cho cả hai nhóm thì mỗi nhóm sẽ đều được nhận 12,500 VND và nhóm nữ đã đồng ý.. Nhóm nam và nhóm nữ lúc là người vị tha, lúc là ngườ

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH



NHÓM 15 MÔN TÀI CHÍNH HÀNH VI

Lớp D03

BÀI TẬP NHÓM BUỔI 1

Chấm điểm

TP HỒ CHÍ MINH – NĂM 2022

Trang 2

DANH SÁCH CÁC THÀNH VIÊN

Trang 3

MỤC LỤC

1 TỔNG HỢP BÀI CÁ NHÂN CỦA CÁC THÀNH VIÊN 1

1.1 Đỗ Thị Trà Vi_030136200749 1

1.2 Hồ Thị Tường Vi_030136200750 3

1.3 Ngô Thúy Vi_030136200751 5

1.4 Mai Trần Khánh Vy_030136200769 6

1.5 Nguyễn Phúc Thúy Vy_030136200770 9

2 ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU TỪ BÀI TẬP CÁ NHÂN CỦA MỖI THÀNH VIÊN 11

2.1 Giống nhau 11

2.2 Khác nhau 11

3 RÚT KINH NGHIỆM VÀ VẬN DỤNG 11

Trang 4

1 TỔNG HỢP BÀI CÁ NHÂN CỦA CÁC THÀNH VIÊN

1.1 Đỗ Thị Trà Vi_030136200749

Câu 1: Thảo luận và rút ra bài học về kết quả của thí nghiệm thực tế.

❖ Thảo luận

Trường hợp 1: Giá trị tiền 25,000 VND từ trưởng nhóm nam

- Khi cách chia với các đề xuất được ấn định P1 (22,500;2,500), P2 (12,500; 12,500) Nhóm nam chọn cách chia theo đề xuất P2 muốn chia đều cho cả hai nhóm thì mỗi nhóm sẽ đều được nhận 12,500 VND và nhóm nữ đã đồng ý Vì nhóm nữ nhận được tiền mà tiền từ trưởng nhóm nam

- Khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nam đã chọn chia P1(0;25,000) thì nhóm nam sẽ nhận được 0 VND và nhóm nữ được 25,000 VND, nhóm

nữ đã đồng ý vì nhóm nữ sẽ được lợi Nhóm nam tặng hết tiền cho nhóm nữ

Trường hợp 2: Giá trị tiền 25,000 VND từ giảng viên

- Khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nữ đề xuất: P3(0;25,000) thì nhóm nữ được 0 VND và nhóm nam được 25,000 VND nhóm nam đã đồng ý vì nhóm nam được lợi sẽ được tiền và nhóm nữ không được nhận gì và không mất

gì cả vì là tiền của giảng viên Nhóm nữ tặng hết tiền cho nhóm nam

Trường hợp 3: Giá trị tiền 100,000 VND từ giảng viên

- Số tiền tăng lên và khi cách chia nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia nhóm nam: P4(50,000;50,000) quyết định chia đều không tặng hết cho nhóm nữ nữa, thì nhóm nam

và nữ đều sẽ nhận 50,000 VND, nhóm nữ đã đồng ý vì cả hai nhóm sẽ đều được tiền và nguồn tiền đến từ giảng viên

⮚ Tóm lại, khi số tiền trong trường hợp 1 là 25,000VND từ trưởng nhóm nam, được ấn

định trước thì nhóm nam chọn chia P2 (12,500;12,500) và khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nam đã chọn chia P1(0; 25,000) tặng hết cho nhóm nữ Và trường hợp 2 khi số tiền 25,000 VND từ giảng viên cách chia theo nhóm đề xuất chủ động

tỷ lệ chia thì nhóm nữ đề xuất: P3(0;25,000) nhóm nữ tặng hết cho nhóm nam Và đến khi

Trang 5

trường hợp 3, tăng số tiền từ 25,000VND lên 100,000 VND từ giảng viên thì nhóm nam không tặng hết nữa mà chia P4(50,000;50,000)

Nhóm nam và nhóm nữ lúc là người vị tha, lúc là người vị kỉ vì quyết định của các nhóm bị ảnh hưởng bởi: giá trị tài sản là thấp hay cao, nguồn tiền từ đâu, lợi ích mà nhóm nhận được Qua đó, thấy khi giá trị tài sản càng lớn thì làm cho các nhóm khó chia, khả năng cho đi khó hơn dẫn dến con người sẽ tư lợi giữ cho bản thân phần nhiều làm thử thách lòng vị tha Và khi nguồn tiền không phải là tiền của mình, mà là tiền của người khác thì rất là dễ cho đi, đang có sai lệch về tính toán trong đầu óc là rất cảm tính vì 100,000VND của ai cũng đều như nhau là 100,000VND

❖ Rút ra bài học hoặc những băn khoăn về kết quả của thí nghiệm thực tế:

Qua thí nghiệm thực tế trên, cho thấy con người hành xử phức tạp con người lúc là người vị tha, lúc là người vị kỉ không hoàn toàn là bên nào cả Vì thế, trong quyết định của con người khi để đưa ra quyết định bao giờ mình cũng phải có căn cứ để đưa ra quyết định Khi giá trị tài sản càng lớn khó cho đi, con người sẽ tư lợi giữ cho bản thân phần nhiều làm thử thách lòng vị tha Và khi nguồn tiền không phải là tiền của mình, mà là tiền của người khác thì rất là dễ cho đi, đang có sai lệch về tính toán trong đầu óc là rất cảm tính

Câu 2: Bằng chứng về sự vi phạm của lý thuyết thị trường hiệu quả trong giới hạn kinh doanh chênh lệch giá là:

- Trong thực tế, cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng không phải lúc nào cũng diễn ra Còn EMH cho rằng luôn tồn tại cơ chế điều chỉnh thị trường về trạng thái hiệu quả: Cơ chế kinh doanh chênh lệch giá Hiện tượng định giá sai trên thị trường

→ cơ hội kinh doanh chênh lệch giá & là cơ hội hợp lý → điều chỉnh thị trường về trạng thái cân bằng Theo EMH, arbitrage không rủi ro và không tốn chi phí Còn trong thực tế,

có giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch giá (limits to arbitrage)

+ Rủi ro cơ bản (fundemental risk)

+ Chi phí thực hiện (implementation costs)

Trang 6

+ Rủi ro từ những nhà đầu tư bất hợp lý (noise trader risk)

Ví dụ: Trong thực tế, cơ hội kinh doanh chênh lệch giá sẽ bị trở ngại bởi các chi phí thực hiện (chi phí thu thập thông tin, chi phí giao dịch, chi phí phân tích ) hay bị ảnh hưởng bởi các nhà đầu tư có quyết định trái ngược lại với thị trường làm ngăn chặn cơ hội kinh doanh chênh lêch giá

- Giả thuyết thị trường hiệu quả, thị trường là hiệu quả, theo đó giá cả bằng giá trị của tài sản, do đó không ai có thể tìm kiếm tỷ suất sinh lời vượt trội Trong thực tế thị trường không luôn luôn đúng

Ví dụ: Nếu thị trường hiệu quả khi các doanh nghiệp công bố BCTC lập tức giá cổ phiếu trên thị trường biến động ngay tăng/ giảm nếu kết quả BCTC tốt/xấu Nhưng trong thực tế, có những bất thường thị trường khi công bố BCTC nhưng giá cổ phiếu chưa có biến động ngay chứng tỏ thị trường đang không hiệu quả

1.2 Hồ Thị Tường Vi_030136200750

Câu 1: Thảo luận và rút ra bài học về kết quả của thí nghiệm thực tế.

 Trường hợp 1: 25,000 VND từ trưởng nhóm nam.

 Các đề xuất được ấn định: P1 (22,500; 2,500) và P2 (12,500; 12,500) cho kết quả là nhóm nam chọn P2 và nhóm nữ đồng ý, với kết quả cho thấy nhóm nam chia như vậy

là để công bằng cho nhóm nữ mặc dù 25,000 VND từ trưởng nhóm nam

 Khi nhóm nam đề xuất chủ động tỷ lệ chia P1(0;25,000) và nhóm nữ đồng ý, kết quả cho thấy nhóm nam đã dành hết số tiền tặng cho nhóm nữ, cho thấy nhóm nam là người vị tha vì đã nghĩ cho nhóm nữ

 Trường hợp 2: 25,000 VND từ giảng viên.

Khi nguồn tiền thay đổi và chuyển sang giảng viên thì nhóm nữ đề xuất P3(0;25,000) và nhóm nam đồng ý, kết quả cho thấy nhóm nữ đã chấp nhận tặng hết số tiền cho nhóm nam vì trước đó nhóm nam đã dành tặng số tiền 25,000 VND của mình ở TH1

 Trường hợp 3: 100,000 VND từ giảng viên.

Trang 7

Khi nguồn tiền và mệnh giá thay đổi đến từ giảng viên thì nhóm nam đã chủ động chia P4(50,000;50,000) và nhóm nữ đồng ý, kết quả cho thấy nhóm nam đã không còn tặng tất

cả số tiền cho nhóm nữ nữa vì số tiền đã được thay đổi lớn hơn trước đó, đồng thời nhóm nam không thể dành hết về phần mình vì làm như vậy nhóm nữ sẽ không đồng ý và số tiền đó sẽ thuộc về giảng viên

Tóm lại, kết quả của thí nghiệm trên đã chỉ rõ nhóm nam và nhóm nữ không hẳn là người

vị tha và cũng không hẳn là người vị kỷ, họ sẽ thay đổi khi số tiền ấy đến từ nơi khác và

có mệnh giá lớn hơn, họ sẽ sẵn sàng cho đi nếu như số tiền ấy nhỏ dù cho đến từ bản thân hay là từ người khác và sẽ giữ lại hoặc dành phần hơn cho mình nếu số tiền ấy có mệnh giá lớn Vì vậy, tài chính sẽ có tác động đến hành vi của con người chúng ta, khi chúng ta phải có một quyết định nào đó cần phải xác định cụ thể trên mọi phương diện để trách mắc sai lầm và đem đến tai họa về sau

Câu 2: Bằng chứng về sự vi phạm của lý thuyết thị trường hiệu quả trong giới hạn kinh doanh chênh lệch giá là:

Kinh doanh chênh lệch giá (Arbitrage) được hiểu là hoạt động mua và bán đồng thời một loại tài sản như nhau trên hai thị trường khác nhau nhằm thu lợi nhuận từ sự khác biệt về giá (Sharpe and Alexander, 1990) và những hoạt động như vậy yêu cầu không giới hạn vốn và rủi ro

Ví dụ: Khi nhà kinh doanh chênh lệch giá mua chứng khoán/tài sản giá thấp và bán chính

nó ở thị trường có giá cao hơn, anh ta sẽ nhận ngay lợi nhuận do hoạt động này

Ví dụ về giá trị cổ phiếu Ford

Giả sử giá trị cơ bản của Ford là $20/cổ phiếu Tưởng tượng rằng lúc này những nhà đầu

tư không khôn ngoan (irrational traders) trở nên quá bị quan về triển vọng tương lai ảm đạm của Ford, và bán ngay cổ phiếu Ford với giá $15 Lúc này, theo lý thuyết thị trường hiệu quả (gọi tắt EMH) thì những nhà đầu tư khôn ngoan (Rational traders) thấy đây là cơ hội hấp dẫn vì giá thấp hơn giá trị cơ bản ($20) và mua chúng với mức giá hời Với áp lực

Trang 8

mua cổ phiếu Ford của các nhà đầu tư khôn ngoan sẽ làm cho cổ phiếu Ford trở lại giá trị

cơ bản của nó ($20)

1.3 Ngô Thúy Vi_030136200751

Câu 1: Thảo luận và rút ra bài học về kết quả của thí nghiệm thực tế.

* Trường hợp 1: Nguồn tiền 25,000 VND từ trưởng nhóm nam

 Khi cách chia với những đề xuất được ấn định là P1 (22,500; 2,500) và P2 (12,500; 12,500) thì nhóm nam đã chọn đề xuất là P2 ( 12,500; 12,500) chia đều số tiền cho

cả hai nhóm và nhóm nữ đã đồng ý Vì chia theo đề xuất này nhóm nữ nhận được lợi là số tiền giá trị 12,500 VND từ trưởng nhóm nam

 Khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nam đã chọn chia P1 (0;25,000) lúc này nhóm nam sẽ nhận 0 VND và nhóm nữ sẽ nhận 25,000 VND, nhóm nữ đã đồng ý vì nhận được lợi là toàn bộ số tiền từ trưởng nhóm nam Nhóm nam chấp nhận chia toàn bộ số tiền cho nhóm nữ

=> Do 25,000 VND là nguồn tiền từ trưởng nhóm nam và giá trị nhỏ Nên khi được ấn định trước thì nhóm nam chọn chia P2(12,500; 12,500) còn khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia thì nhóm nam chọn P1(0; 25,000) chia hết số tiền cho nhóm nữ Vậy nhóm nam thuộc nhóm người vị tha

* Trường hợp 2: Nguồn tiền 25,000 VND từ giảng viên

 Ở cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nữ đã đề xuất chọn P3 (0;25,000) lúc này nhóm nữ sẽ nhận được 0 VND và nhóm nam sẽ nhận 25,000 VND Vì đây không phải là tiền của mình mà là của giảng viên tài trợ nên nhóm nữ quyết định chia toàn bộ số tiền cho nhóm nam và không mất cũng như không nhận được gì Nhóm nam đã đồng ý vì có lợi

=> Do 25,000 VND là nguồn tiền từ giảng viên nên khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia thì nhóm nữ đã chọn chia P3 (0; 25,000) chia hết số tiền cho nhóm nữ Vậy nhóm nữ thuộc nhóm người vị tha

* Trường hợp 3: Nguồn tiền 100,000 VND từ giảng viên

 Ở cách chia theo nhóm đề xuất chủ động chia, nhóm nam đã đề xuất chọn P4 (50,000; 50,000) lúc này nhóm nam quyết định chia đều số tiền chứ không chia

Trang 9

toàn bộ số tiền cho nhóm nữ nữa Tức là nhóm nam sẽ nhận được 50,000 VND và nhóm nữ sẽ nhận được 50,000 VND Nhóm nữ đã đồng ý vì cả hai nhóm đều sẽ nhận được tiền và nguồn tiền đến từ giảng viên

=> Do số tiền 100,000 VND là nguồn tiền từ giảng viên và số tiền đã tăng lên nên khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia thì nhóm nam không chia hết cho nhóm

nữ nữa mà quyết định chia đều và chọn P4 (50,000; 50,000) Vậy nhóm nam vừa thuộc nhóm vị tha vừa thuộc nhóm vị kỉ

Tóm tắt: Nhóm nam và nhóm nữ có những thay đổi liên tục trong quyết định của mình

có lúc là người vị tha, có lúc là người vị kỉ do ảnh hưởng bảo những nguyên nhân sau: giá trị của tài sản, nguồn tiền đến từ đâu, lợi ích mà nhóm nhận được Từ đây ta có thể thấy được rằng, khi giá trị của tài sản càng lớn thì sẽ làm khả năng chấp nhận cho đi của con người khó hơn dẫn đến con người sẽ đặt phần lợi của bản thân cao hơn làm thách thức của lòng vị tha cao hơn Hơn nữa, khi nguồn tiền không phải là của mình thì rất dễ cho đi và đang có những sai lệch về tính toán trong đầu óc rất cảm tính

Rút ra bài học thực tế:

Con người có hành vi rất phức tạp và cảm tính có lúc là người vị tha nhưng cũng có lúc là người vị kỉ do sự tác động bởi nhiều yếu tố Chính vì điều này mà trong mỗi quyết định của con người thì lúc nào cũng cần phải có căn cứ rõ ràng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng Một khi tài sản càng lớn thì sự cho đi càng khó khăn và sự ích kỉ của con người sẽ cao hơn, tư lợi cho bản thân nhiều hơn làm thách thức lòng vị tha Và khi nguồn tiền không phải là của mình thì rất dễ cho đi và luôn có những sai lệch ở tính toán trong đầu óc rất là cảm tính

1.4 Mai Trần Khánh Vy_030136200769

Câu 1: Thảo luận và rút ra bài học về kết quả của thí nghiệm thực tế.

Vì 2 nhóm đã được giải thích về người vị tha hoặc vị kỷ trước khi thực nghiệm nên kết quả của các thí nghiệm như sau:

Trường hợp 1: 25.000 VND từ trưởng nhóm nam

Trang 10

 Các đề xuất được ấn định

Ta có 2 phương án được nhóm nam đề xuất là:

+ P1(22.500;2.500): Nhóm nam đề xuất sẽ chia 22.500 VND cho nhóm nữ,

số tiền nhóm nam nhận là 2.500 VND

Nếu nhóm nữ nhận số tiền ít hơn thì nhóm nữ sẽ không đồng ý, và toàn bộ số tiền của nhóm nam sẽ thuộc về giảng viên Vì thế, nhóm nam quyết định sẽ chia cho nhóm nữ 22.500 VND, phương án chia này sẽ gây bất lợi cho bên nhóm nam vì số tiền mà nhóm nam nhận được sẽ ít hơn so với bên nhóm nữ

=> Không chọn phương án 1

+ P2(12.500;12.500): Nhóm nam đề xuất sẽ chia 50:50, tức sẽ chia cho

nhóm nữ 12.500 VND, số tiền nhóm nam nhận là 12.500 VND

Nhóm nam quyết định chia với tỷ lệ đồng đều, số tiền nhóm nam và nhóm

nữ nhận được sẽ bằng nhau là 12.500 VND

=> Chọn phương án

 Nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia

P1 (0,25.000): Nhóm nam đề xuất sẽ không chia tiền cho nhóm nữ, số tiền

nhóm nam nhận là 25.000 VND

Nhóm nam đề xuất chia theo tỷ lệ này, tức sẽ được nhận toàn bộ số tiền của mình là 25.000 VND Phương án chia này bắt buộc nhóm nữ phải đồng ý vì nếu không đồng ý, toàn bộ số tiền của nhóm nam sẽ thuộc về giảng viên

Trường hợp 2: 25.000 VND từ giảng viên

Nhóm nữ đề xuất chia như sau:

P3 (0;25.000) : Nhóm nữ đề xuất sẽ không chia tiền cho nhóm nam, số tiền nhóm nữ nhận là 25.000 VND

Trang 11

Nhóm nữ đề xuất chia theo tỷ lệ này, tức sẽ được nhận toàn bộ số tiền của mình là 25.000 VND Phương án chia này bắt buộc nhóm nam phải đồng ý

vì nếu không đồng ý, toàn bộ số tiền sẽ thuộc về giảng viên và không có nhóm nào được nhận tiền

Trường hợp 3: 100.000 VND từ giảng viên

Nhóm nam đề xuất chia như sau:

P4 (50.000; 50.000): Nhóm nam đề xuất sẽ chia 50:50, tức sẽ chia cho nhóm

nữ 50.000 VND, số tiền nhóm nam nhận là 50.000 VND

Nhóm nam quyết định chia với tỷ lệ đồng đều và nhóm nữ đã đồng ý Số tiền nhóm nam và nhóm nữ nhận được sẽ bằng nhau là 50.000 VND

Bài học thực tế :

- Nếu số tiền xuất phát từ người đề xuất:

+ Xu hướng chia theo tỷ lệ 50:50, tức số tiền mà người đề xuất và người được đề xuất nhận được sẽ bằng nhau

+ Chia theo tỷ lệ mà bên người đề xuất sẽ có lợi hơn, tức sẽ nhận được nhiều tiền hơn

+ Không chia tiền cho người được đề xuất, toàn bộ số tiền của người đề xuất

sẽ không bị mất đi

- Nếu số tiền xuất phát từ nguồn khác ( không phải của người đề xuất và người được đề xuất)

+ Tiền cũng sẽ được chia theo tỷ lệ 50:50, tức số tiền mà người đề xuất và người được đề xuất nhận được sẽ bằng nhau

+ Chia theo tỷ lệ mà bên người đề xuất sẽ có lợi hơn, có thể không chia bất

kỳ đồng nào cho bên được đề xuất Toàn bộ số tiền sẽ thuộc về người đề xuất

Trang 12

Câu 2: Bằng chứng về sự vi phạm của lý thuyết thị trường hiệu quả trong giới hạn kinh doanh chênh lệch giá là:

Một số vi phạm lý thuyết thị trường hiệu quả trong giới hạn kinh doanh chênh lệch giá:

- Nhà đầu tư không phân tích và xử lý đúng những thông tin mà thị trường cung cấp,dẫn đến những kỳ vọng “lệch lạc” về tương lai của cổ phiếu mà họ đầu tư vào

1.5 Nguyễn Phúc Thúy Vy_030136200770

Câu 1: Thảo luận và rút ra bài học về kết quả của thí nghiệm thực tế.

Trường hợp 1: Nguồn tiền 25,000 VND từ trưởng nhóm nam

 Các đề xuất được ấn định:

 Khi cách chia với những đề xuất được ấn định là P1 (22,500; 2,500) và P2 (12,500; 12,500) thì nhóm nam đã chọn đề xuất là P2 ( 12,500; 12,500) chia đều số tiền cho

cả hai nhóm và nhóm nữ đã đồng ý Vì chia theo đề xuất P1 nhóm nam chia 22,500 cho nhóm nữ và nhóm nam nhận 2,500 sẽ gây bất lợi cho nhóm nam nên P1 không được chọn

 Nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia :

 Khi cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nam đã chọn chia P1 (0;25,000) lúc này nhóm nữ sẽ nhận 0 VND và nhóm nam sẽ nhận 25,000 VND, nhóm nữ đã đồng ý vì nếu không nhận thì toàn bộ số tiền sẽ thuộc về giảng viên Ở trường hợp này vì số tiền không phải của nhóm nữ nên nhóm nữ nhường toàn bộ lợi ích cho nhóm nam nên nhóm nữ thuộc nhóm vị tha

Trường hợp 2: Nguồn tiền 25,000 VND từ giảng viên

 Ở cách chia theo nhóm đề xuất chủ động tỷ lệ chia, nhóm nữ đã đề xuất chọn P3 (0;25,000) lúc này nhóm nam sẽ nhận được 0 VND và nhóm nữ sẽ nhận 25,000 VND Vì đây không phải là tiền của mình mà là của giảng viên tài trợ nên nhóm

Ngày đăng: 05/12/2024, 16:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w