1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Hãy cho biết thị trường này là loại gì? các chiến lược mà doanh nghiệp nên áp dụng trong thị trường này Để hoạt Động hiệu quả hơn là gì

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 2,8 MB

Nội dung

CHƯƠNG I: THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý thuyết 1.1.1 Tìm hiểu về thị phần a Khái niệm Thị phần tỉ trọng trong thị trường là khái

Trang 1

NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC VIỆT NAM BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG TP HỒ CHÍ MINH

KHOA KINH TẾ QUỐC TẾ

Họ và tên: Nguyễn Thanh Phong

Mã số sinh viên: 050611230985Lớp: MES302_2321_11_L32 Giảng viên hướng dẫn : Lê Kiên Cường

Trang 2

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 6 năm 2024

Trang 3

PHIẾU CHẤM ĐIỂM CỦA GIẢNG VIÊN

Giảng viên :

Nhận xét (nếu có):

Điểm:

Giảng viên (Ký và ghi rõ họ tên)

Trang 4

MỤC LỤC

Trang 5

LỜI NÓI ĐẦU

Trong thời đại hiện nay, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thế giới trong mọi lĩnh vực từ công nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật, sản xuất chế biến hàng hoá, dịch vụ, thì phương tiện giao thông cũng góp phần vô cùng quan trọng trong việc phát triển thế giới, phát triển nhân loại Đi cùng với việc phát triển mạnh mẽ ấy thì nhu cầu và việc mong muốn nhanh chóng, thuận tiện của con người cũng nâng cao Do vậy ngành hàng không đã trở thành một ngành quan trọng của kinh tế Việt Nam và các nước trên thế giới, cũng từ đó mà ra đời nhằm phục vụ ngườidân

Ngành hàng không Việt Nam ngày nay không ngừng phát triển và đóng một vai trò quan trọng nhất định trong nền kinh tế nước nhà Sau khi trải qua giai đoạn khủng hoảng, khó khăn do đại dịch COVID 19 gây

ra thì các hãng hàng không và các ngành khác đã lao đao, đứng không vững phải xoay xở trước tình hình chung của cả nước Tuy nhiên, ngành hàng không và các nghành khác đã vượt qua được giai đoạn khó khăn và

đã ổn định lấy lại được phong độ tiếp tục phục vụ các nhu cầu cơ bản của người dân về việc đi lại và vận chuyển hàng hóa Cuộc khủng hoảng do COVID 19 gây ra vừa là thách thức vừa là cơ hội để ngành hàng không Việt Nam nhận ra được những điểm yếu và thiếu sót từ đó có được nhữngsửa đổi thích hợp và hoàn thiện để thích ứng với sự biến đổi đổi không ngừng của thế giới hiện nay

Do hiểu được vai trò và tầm quan trọng của ngành hàng không trong thời đại hiện nay, nên em quyết định chọn đề tài này để nghiên cứu

Trang 6

CHƯƠNG I: THỊ PHẦN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TRONG NGÀNH HÀNG KHÔNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY 1.1 Cơ sở lý thuyết

1.1.1 Tìm hiểu về thị phần

a) Khái niệm

Thị phần (tỉ trọng trong thị trường) là khái niệm chỉ phần trăm lượng tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp đang chiếm lĩnh trên thị trường Thị phần của một doanh nghiệp tỷ lệ thuận với mức doanh thu mà họ có được thể hiện qua doanh số sản phẩm và dịch vụ tiêu thụ doanh nghiệp Số liệu về thị phần sẽ cho biết được doanh nghiệp hoạt động như thế nào so với các đối thủ cạnh tranh

b) Vai trò của thị phần

Giúp doanh nghiệp hiểu rõ được tốc độ phát triển của mình

việc nắm bắt được tốc độ tăng trưởng và phát triển không chỉ giúp nhàlãnh đạo có cái nhìn bao quát về tình hình mà còn tìm ra những hướng điphù hợp

Giúp doanh nghiệp biết khả năng cạnh tranh của mình trường thương mại

Khi xác định được thị phần hiệu quả, doanh nghiệp có thể áp dụng cách tính thị phần và biết được phần trăm trên thị trường mà mình chiếm lĩnh,

từ đó nhận biết được vị thế của mình trên thị trường và khả năng cạnhtranh so với các đối thủ khác

Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc bổ sung nhân lực, tài nguyên và tăng động lực phát triển

Nếu thị phần của doanh nghiệp đang ở mức thấp, doanh nghiệp cần có kếhoạch bổ sung nguồn lực để triển khai các chiến dịch gia tăng thị phần

Trang 7

Đây cũng là một cơ hội để doanh nghiệp xác định được những đối thủcạnh tranh, ưu nhược điểm trong chiến lược cạnh tranh của mình.

1.1.2 Thị trường và cấu trúc thị trường

a) Thị trường

Thị trường là nơi diễn ra hoạt động trao đổi, mua bán hàng hóa, dịch vụgiữa người mua và người bán Là nơi các nhà sản xuất và người tiêu dùngtương tác để xác định giá trị, sản lượng của hàng hóa, dịch vụ

b) Cấu trúc thị trường

Là một tập hợp các đặc tính của thị trường thể hiện môi trường

kinh tế mà các doanh nghiệp hoạt động trong đó Cấu trúc của

một thị trường chi phối mức độ của quyền điều chỉnh giá của nhà

quản lý doanh nghiệp trong cả ngắn hạn lẫn dài hạn

* Phân loại cấu trúc thị trường:

Thị trường phân thành 4 loại, dựa theo các tiêu chí :

Tiêu chí Cạnh tranh hoàn

hảo

Cạnh tranh độc quyền Độc quyền nhóm Độc quyền

Trở ngại xâm nhập

Cạnh tranh phi giá Không Quảng cáo và phân

vụ giặt ủi, dầu gội

Ô tô, xăng, thiết bị điện,

Công cộng ( điện nước )

Trang 8

đầu, bột giặt, sữa

1.2 Giới thiệu về các hãng hàng không tại Việt Nam

Ngành hàng không tại Việt Nam được đánh giá là một trong nhữngngành dịch vụ chủ chốt, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế củaquốc gia Với tần suất chuyến bay ngày càng tăng tại các sân bay lớn.Trước xu hướng phát triển mạnh mẽ này, Việt Nam đang trong quá trình

mở rộng và cải thiện hệ thống đường hàng không nhằm tăng cường khảnăng kết nối với các quốc gia khác Đồng thời còn mở ra cơ hội việc làm

đa dạng Tính đến thời điểm hiện tại, Việt Nam có tổng cộng 4 hãng hàngkhông nội địa, bao gồm Vietnam Airlines, Vietjet Air, Jetstar Pacific vàBamboo Airways Các hãng hàng không này cung cấp mạng lưới đa dạngvới tổng cộng 49 đường bay nội địa, kết nối nhiều sân bay quan trọng tại

Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Sài Gòn, Đà Lạt và hàng loạt các điểmquốc tế

Mỗi hãng hàng không đều mang đến cho khách hàng những trải nghiệmdịch vụ khác nhau thông qua hạng ghế, chất lượng phục vụ, giá vé,chương trình khuyến mãi hấp dẫn… Dù có những ưu điểm và nhượcđiểm riêng, nhưng mục tiêu chung mà tất cả các hãng bay đều hướng đến

là đảm bảo an toàn và cung cấp vé máy bay với giá trực tiếp cạnh tranh,tạo điều kiện thuận lợi cho hành khách có nhu cầu dùng dịch vụ

1.2.1 Vietnam Airlines

Trang 9

Vietnam airlines là hãng hàng không đầu tiên của Việt Nam Đượcthành lập từ năm 1956 và chính thức thành lập với tên gọi Hàng khôngQuốc gia.Vietnam Airlines là hãng hàng không quốc gia của Việt Nam và

đã đạt tiêu chuẩn 4 sao, là đối tác đáng tin cậy của nhiều hànhkhách Hiện nay, mạng đường bay của VNA đã mở rộng ra 19 tỉnh, thànhphố và 42 điểm đến quốc tế tại Mỹ, các nước Châu Âu, Úc và châuÁ.VNA đã trải qua một hành trình dài phát triển và đã trở thành một biểutượng của chất lượng dịch vụ cũng như sự uy tín

1.2.2 Vietjet Air

Vietjet Air là hãng hàng không được thành lập vào năm 2007, đượcgọi là hãng hàng không giá rẻ VJ ngày càng mở rộng mạng lưới chuyến bay của mình, phục vụ nhiều tỉnh thành trong nước và quốc tế Với số lượng lớn các chuyến bay hàng ngày và chiến lược giá rẻ, Vietjet Air thu hút một lượng lớn hành khách

1.2.3 Bamboo Airways

Trang 10

Đây là hãng hàng không hybrid (lai giữa truyền thống và giá rẻ) và được thành lập vào năm 2017 dưới sự quản lí của Tập đoàn FLC Bamboo Airways chính thức gia nhập thị trường ngành hàng không với chuyến bay đầu tiên khởi hành vào ngày 16 tháng 1 năm 2019 Bamboo Airways là hãng hàng không trẻ, năng động và đầy tiềm năng,luôn nỗ lực mang đến cho khách hàng những trải nghiệm bay tuyệt vời nhất với chất lượng dịch vụ tốt, giá cả cạnh tranh và phong cách phục vụ chuyên nghiệp, thân thiện Hãng luôn đặt mục tiêu phát triển bền vững, góp phần khẳng định vị thế của Việt Nam trên bản đồ hàng không quốc tế.

1.3 Thị phần của các doanh nghiệp trong ngành hàng không tại Việt Nam hiện nay

Năm 2019 Cục Hàng không Việt Nam cho thấy bức tranh thị phần hàng không trong năm 2019 có những thay đổi Vietnam Airlines chiếm 33,3% thị phần, so với xấp xỉ 34,5% hồi đầu năm Jestar Pacific và VASCO chiếm lần lượt 10,6% và 1,9%, giảm một bậc trên bảng xếp hạngthị phần tải cung ứng Ngược với sự sụt giảm thị phần tải cung ứng của 3 hãng hàng không thuộc Vietnam Airlines Group (gồm Vietnam Airlines, Jetstar Pacific, VASCO), hãng hàng không tư nhân Vietjet tiếp tục dẫn đầu, nắm 42,2% thị phần tải cung ứng, tiếp tục tăng trưởng so với mức

Trang 11

41,2% trong tháng 1-2019 Tân binh” Bamboo Airways chính thức cất cánh từ tháng 1-2019, đến tháng 12-2019, Bamboo Airways đã chiếm 12,3% thị phần, chủ yếu lấy khách từ phân khúc hàng không truyền thống, mô hình của Vietnam airlines Theo thống kê, sự tăng trưởng lượt khách trung bình trên toàn thị trường trong năm 2019 đạt 13%, cho thấy

có sự mở rộng về dung lượng thị trường

Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 bùng phát làm ảnh hưởng rất nhiềuđến nền kinh tế Việt Nam Trong số đó, ngành hàng không đã phải chịu

sự ảnh hưởng nặng nề nhất Bamboo Airway có sự gia tăng phần trăm thị phần, chiếm hơn 10% Ngoài ra, các “ông lớn hàng không” vẫn có những dấu ấn tích cực trong bối cảnh đại dịch Vietjet Air vẫn giữ được một con

số ổn định – 40% thị phần Và cũng trong năm này, thị phần nội địa của Vietnam Airlines đã “đuổi kịp” Vietjet Air Nhìn chung, năm 2020 là mộtnăm đầy khó khăn cho ngành hàng không Việt Nam Tuy nhiên, Vietnam Airlines đã tận dụng tốt cơ hội để gia tăng thị phần, trong khi các hãng hàng không tư nhân gặp nhiều khó khăn hơn

Năm 2021, thị phần ngành hàng không Việt Nam tiếp tục chịu ảnhhưởng nặng nề của đại dịch COVID-19, tuy nhiên đã có những dấu hiệu

Trang 12

phục hồi so với năm 2020 Theo số liệu của Hiệp hội Vận tải Hàng khôngQuốc tế (IATA), sản lượng vận tải hành khách nội địa và quốc tế của ViệtNam giảm 57% so với năm 2019.Vietnam Airlines vẫn duy trì vị trí dẫnđầu với 47% thị phần nội địa trong năm 2021, tuy nhiên vẫn giảm do ảnhhưởng nặng nề từ việc đóng cửa đường bay quốc tế.VietJet Air giữ vị tríthứ hai với khoảng 32,2% thị phần nội địa Thế nhưng, Bamboo Airwaysbất ngờ tăng thị phần từ 17,3% lên 19,7%, trở thành hãng hàng không tưnhân lớn thứ hai tại Việt Nam Nhìn vào bức tranh thị phần hàng khôngViệt Nam, có thể thấy rõ Bamboo Airways đang ngày càng tiến gần hơnvới các lớp "đàn anh" dù còn khá non trẻ.

z

Thị phần của các hãng hàng không năm 2021

Năm 2022 chứng kiến sự phục hồi của ngành hàng không sau đạidịch COVID-19, với VietJet Air và Vietnam Airlines chiếm phần lớn thịphần nhờ mạng lưới đường bay rộng và chiến lược kinh doanh hiệu quả.Vietnam Airlines gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch và giánhiên liệu tăng cao, tuy nhiên vẫn giữ vị thế dẫn đầu thị trường nội địa,chiếm 38% thị phần với mạng lưới đường bay rộng khắp, đội tàu bay hiệnđại và dịch vụ chất lượng cao Vietjet Air vẫn giữ phong độ và tiếp tục

Trang 13

tăng trưởng mạnh mẽ, chiếm 36% thị phần, thu hút khách hàng bởi giá vécạnh tranh và mô hình hàng không giá rẻ tiên phong tại Việt Nam Lầnnày, Bamboo Airways tăng trưởng ấn tượng, chiếm 17,1% thị phần, hãnghàng không trẻ tuổi nhưng đã khẳng định vị thế với dịch vụ cao cấp, tậptrung vào phân khúc khách hàng doanh nhân và du lịch cao cấp Năm 2023, thị trường hàng không Việt Nam chứng kiến sự cạnh tranh gay gắt do ảnh hưởng của dịch COVID-19 và các yếu tố vĩ mô khác Do đó chi phí tăng cao, tính mùa vụ và rủi ro tài chính khiến các hãng hàng không phải thắt chặt chi tiêu và điều chỉnh chiến lược kinh doanh Mặc dù lượng chuyến bay thực hiện đã tăng so với cùng kỳ năm

2022, tốc độ tăng trưởng vẫn chưa đạt được mức trước dịch Vietjet Air tiếp tục dẫn đầu thị trường với 44.059 chuyến bay, chiếm 37,2% thị phần.Tiếp theo là Vietnam Airlines với 42.682 chuyến bay (36,2% thị phần) vàBamboo Airways với 17.638 chuyến bay (15% thị phần) Cả ba hãng này chiếm tổng cộng 88,2% thị phần toàn thị trường

CHƯƠNG II: THỊ TRƯỜNG NGÀNH HÀNG KHÔNG Ở VIỆT

NAM

Trang 14

Trong ba năm qua, ngành hàng không đã trải qua những hỗn loạnbất ngờ Nhu cầu giao thông hàng không tăng mạnh trở lại trong năm

2022, dẫn đến khả năng phục hồi vào năm 2023 về mức trước đại dịchCOVID Đứng trước bối cảnh khủng hoảng của ngành hàng không thếgiới, ngành hàng không Việt Nam cũng phải hứng chịu những tác độngtiêu cực mà đại dịch COVID-19 đem lại Trong báo cáo tình hình pháttriển doanh nghiệp năm 2020 và 5 tháng đầu năm 2021, Bộ Kế hoạch vàĐầu tư cho biết, thị trường ngành hàng không sụt giảm nghiêm trọngnhất Do những hạn chế bởi dịch bệnh, Qua nghiên cứu đặc điểm thịtrường, có thể thấy các doanh nghiệp hàng không của Việt Nam không

hoạt động theo thị trường cạnh tranh hoàn hảo mà hoạt động theo cấu trúc thị trường độc quyền nhóm Để làm rõ khẳng định này, ta đến với

các phân tích sau:

2.1 Số lượng người sản xuất

Ngành hàng không vận tải hành khách ở Việt Nam có số lượngcông ty cũng như các hãng bay không nhiều, chỉ có một vài hãng ở ViệtNam thì tổng miếng bánh thị phần của cả 3 hãng Vietnam Airlines,Vietjet Air và Bamboo Airway là gần 100% Tuy nhiên, hai “ông lớn” làVietnam Airlines và Vietjet Air vẫn đang lần lượt thống trị thị trường nàyvới tổng 75% thị phần cao nhất ngành Hiện tại, Vietnam Airlines vàVietJet Air đang khai thác 52 đường bay quốc tế đến 30 thành phố thuộc

17 quốc gia và vùng lãnh thổ Sự cạnh tranh của ngành tăng thêm khi có

sự gia nhập của một doanh nghiệp mang hơi hướng cộng hưởng từ nhữnglợi thế và bù đắp ‘’khoảng trống’’ của hai mô hình trên là BambooAirways và đem đến kết quả tăng trưởng thị phần ấn tượng chỉ trong 3năm vận hành, sức mạnh cạnh tranh Bamboo được phát huy hơn ngaytrong tình hình dịch bệnh vừa qua

2.2 Đặc điểm của ngành hàng không:

Trang 15

Các hãng hàng không tại Việt Nam có nhiều đặc điểm riêng biệtdựa trên phạm vi hoạt động, dịch vụ, và mô hình kinh doanh.Mỗi hãnghàng không tại Việt Nam đều có ưu điểm riêng, phục vụ cho các nhu cầukhác nhau của hành khách từ tiết kiệm chi phí đến trải nghiệm dịch vụcao cấp:

Vietnam Airlines có mạng lưới đường bay rộng lớn, bao gồm hơn

20 điểm đến quốc tế và hơn 20 điểm đến nội địa Hãng khai thác cácchuyến bay đến nhiều khu vực khác nhau trên thế giới như châu Á, châu

Âu, châu Úc và Bắc Mỹ Vietnam Airlines cung cấp các hạng ghế khácnhau, bao gồm Hạng Thương gia (Business Class), Hạng Phổ thông đặcbiệt (Premium Economy) và Hạng Phổ thông (Economy Class) Hànhkhách có thể trải nghiệm các tiện ích như hệ thống giải trí hiện đại, bữa

ăn chất lượng cao, chỗ ngồi thoải mái, và dịch vụ chăm sóc khách hàngchuyên nghiệp Vietnam Airlines là thành viên của SkyTeam, một trongnhững liên minh hàng không lớn nhất thế giới Điều này giúp hành khách

có thể kết nối dễ dàng với mạng lưới đường bay toàn cầu của SkyTeam.Hãng chú trọng đến việc đào tạo nhân viên và cải thiện dịch vụ chăm sóckhách hàng để đảm bảo mọi hành khách đều có trải nghiệm tốt nhất khibay cùng Vietnam Airlines Vietnam Airlines không chỉ là một biểutượng của ngành hàng không Việt Nam mà còn là đại diện cho hình ảnhđất nước trong mắt bạn bè quốc tế, với sự chuyên nghiệp, an toàn và chấtlượng dịch vụ cao

Trang 16

VietJet Air là một hãng hàng không giá rẻ hàng đầu tại Việt Nam,nổi tiếng với các chuyến bay giá rẻ và phong cách phục vụ năng động, trẻtrung Dưới đây là những đặc điểm nổi bật của VietJet Air VietJet Air cómạng lưới đường bay rộng lớn, phục vụ nhiều điểm đến nội địa và quốc

tế Hãng khai thác các chuyến bay đến các thành phố lớn và các điểm dulịch phổ biến Hãng không chỉ tập trung vào thị trường nội địa mà còn mởrộng mạng lưới bay quốc tế đến các nước trong khu vực châu Á và một

số điểm đến xa hơn VietJet Air hoạt động theo mô hình hàng không giá

rẻ (LCC - Low-Cost Carrier), tập trung vào việc giảm thiểu chi phí vậnhành để cung cấp giá vé cạnh tranh VietJet Air chủ yếu cung cấp HạngPhổ thông (Economy Class) Dịch vụ cơ bản và tiện ích trên máy bayđược thiết kế đơn giản, phù hợp với mô hình giá rẻ VietJet Air nổi bậtvới hình ảnh thương hiệu trẻ trung, năng động và sáng tạo Các tiếp viêncủa hãng thường mặc đồng phục sặc sỡ và tươi trẻ, tạo ấn tượng vui vẻcho hành khách VietJet Air đã tạo ra một sự khác biệt lớn trong thịtrường hàng không Việt Nam bằng cách cung cấp các chuyến bay giá rẻvới phong cách phục vụ tươi mới và năng động, phù hợp với nhu cầu củanhiều đối tượng hành khách

Cho đến năm 2019, một mô hình hàng không mới mang tên HybridAirline đã xuất hiện, kết hợp giữa hãng hàng không truyền thống và hãng hàng không giá rẻ Bamboo Airways là hãng bay đầu tiên tiên phong tại thị trường hàng không Việt Nam theo mô hình kinh doanh này Hành khách sẽ có cơ hội trải nghiệm đầy đủ các dịch vụ của một hãng hàng không truyền thống với mức giá hợp lý Đây được xem là chiến lược dài hạn của Bamboo Airways, bởi thị trường hàng không Việt Nam đang trong giai đoạn đặc biệt khi khách hàng vừa nhạy cảm với giá vé, vừa yêucầu cao về chất lượng dịch vụ

2.3 Rào cản gia nhập thị trường của ngành hàng không tại Việt Nam

Ngày đăng: 05/12/2024, 15:58

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN