Xanh hóa trong dịch vụ vận chuyển, đặc biệt là vận chuyểnđường bộ giúp giảm thiểu các khâu thừa trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải và cuối cùng là giảm được chi phí và nâng cao ch
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP
-
-BÁO CÁO ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ LOGISTICS
Tìm hiểu hoạt động Logistics xanh tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Hiếu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân
MSSV: 2100578
Lớp: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng khóa 9
Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2023
Trang 2
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ - QUẢN LÍ CÔNG NGHIỆP
-
-BÁO CÁO ĐỒ ÁN QUẢN TRỊ LOGISTICS
Tìm hiểu hoạt động Logistics xanh tại Việt Nam
Giảng viên hướng dẫn: TS Lê Thị Thanh Hiếu
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Huỳnh Ngọc Hân
MSSV: 2100578
Lớp: Logistics và quản lí chuỗi cung ứng khóa 9
Cần Thơ, ngày 20 tháng 04 năm 2023
Trang 3MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Phạm vi nghiên cứu 2
4 Ý nghĩa 2
5 Phương pháp nghiên cứu 3
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS XANH 4
1 Khái niệm về Logistics xanh 4
2 Nội dung phát triển logistics xanh 5
2.1 Xanh hóa hoạt động vận tải 5
2.2 Xanh hóa hoạt động kho bãi 5
2.3 Xanh hóa hoạt động đóng gói 5
2.4 Xanh hóa hệ thống thông tin 6
2.5 Phát triển Logistics ngược 6
3 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics xanh 7
3.1 Cơ chế, chính sách pháp luật 7
3.2 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải 7
3.3 Trung tâm logistics 8
3.4 Trình độ phát triển công nghệ thông tin 9
3.5 Khách hàng 9
4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển logistics xanh trên thế giới 10
Trang 44.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển logistics xanh tại Nhật Bản 12
CHƯỜNG 3: TÌM HIỂU THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG LOGISTICS XANH TẠI VIỆT NAM VÀ TRÊN ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG 15
1 Thực trạng hoạt động logistics xanh tại Việt Nam 15
1.1 Thực trạng vận tải xanh 15
1.2 Thực trạng kho bãi xanh 17
1.3 Thực trạng đóng gói bao bì xanh 18
1.4 Thực trạng hệ thống thông tin xanh 19
2 Cơ hội và thách thức trong hoạt động logistics xanh tại Việt Nam 20
2.1 Cơ hội 20
2.1.1 Quy định và chính sách hỗ trợ từ Chính phủ 20
2.1.2 Nhận thức của doanh nghiệp 21
2.1.3 Nhận thức của người tiêu dùng 21
2.2 Thách thức 22
2.2.1 Hạn chế về nguồn lực 22
2.2.2 Cơ sở hạ tầng logistics 23
2.2.3 Hạn chế về quy định, chính sách 23
3 Thực trạng hoạt động logistics xanh tại Đồng bằng Sông Cửu Long 24
3.1 Hạ tầng và dịch vụ logistics 24
3.2 Hoạt động logistics 26
3.3 Nhận thức về logistics xanh 27
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP 29
1 Đầu tư vào hạ tầng logistics xanh 29
Trang 52 Đào tạo nhân lực và nâng cao nhận thức về logistics xanh 29
3 Tạo ra chính sách ưu đãi cho logistics xanh 29
4 Xây dựng mô hình logistics xanh tích hợp 29
5 Tăng cường thông tin và giải pháp tiếp cận logistics xanh 30
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 31
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
Trang 6CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1 Lý do chọn đề tài
Nền kinh tế thế giới đang liên tục phát triển và ngày càng có nhiều thành tựu,nhưng song cùng với nó là các tác động tiêu cực của kinh tế tới môi trường, hậuquả dễ thấy nhất là biến đổi khí hậu và nó đang ngày càng khắc nghiệt hơn TheoNgân hàng Thế giới World Bank, các nước đang phát triển phải chịu 98% thiệt hại
do biến đổi khí hậu gây ra và phải chi tới 150 tỷ USD mỗi năm trong hai thập kỉđầu thế kỉ XXI để đối phó với nó, trong khi biến đổi khí hậu tác động có mức độđến các nước kinh tế phát triển thì nó đang là hiểm họa đến các nước đang pháttriển bởi nó ảnh hưởng đến tất cả các ngành kinh tế, nông nghiệp và cả cuộc sốngcủa người dân nơi đây
Theo kết quả nghiên cứu đã công bố, 5,5% khí thải toàn cầu xuất phát từLogistics Lý thuyết phát triển bền vững đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi môhình Logistics truyền thống tiêu thụ nhiều năng lượng, giảm thiểu tiếng ồn, rác vàkhí thải Do vậy, Logistics xanh đã ra đời như một hệ quả để đáp ứng nhu cầu pháttriển bền vững Logistics xanh là động lực thúc đẩy môi trường toàn cầu, và là nềntảng của phát triển bền vững
Việt Nam với đặc điểm địa hình đặc biệt, là 1 trong những quốc gia phải đốimặc lâu dài và nặng nề do ảnh hưởng của biến đổi khí hậu Giao thông vận tải làyếu tố quan trọng thúc đẩy nền kinh tế quốc dân, đồng thời nó cũng là nguyên nhânchính trong việc lượng khí cacbon ngày càng tăng cao Theo đánh giá của Bộ Giaothông vận tải, hiện nay chi phí cho Logistics chiếm 25% GDP trong đó vận tảichiếm đến 50 – 60% Xanh hóa trong dịch vụ vận chuyển, đặc biệt là vận chuyểnđường bộ giúp giảm thiểu các khâu thừa trong chuỗi cung ứng, giảm lượng khí thải
và cuối cùng là giảm được chi phí và nâng cao chất lượng cho ngành Logistics.Trong bối cảnh ngày nay, việc phát triển Logistics xanh còn mang lại lợi thế cạnh
Trang 7tranh mạnh mẽ hơn cho các doanh nghiệp Logistics Tuy nhiên, tại Việt Nam phầnlớn đều là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, việc xây dựng và áp dụng Logistics xanhcòn khá mới mẻ và gặp nhiều khó khăn Logistics xanh đã, đang và vẫn sẽ là mộttrong những xu hướng nghề nghiệp cần và thu hút nguồn nhân lực có trình độchuyên môn, đó cũng chính là lý do mà em tìm hiểu và nghiên cứu hoạt độngLogistics xanh tại Việt Nam.
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Nhận xét và phân tích hiện trạng Logistics xanh, xác định các vấn đề vàthách thức trong hệ thống Logistics hiện tại
- Nghiên cứu các khía cạnh, công nghệ và chiến lược qua đó đánh giá hiệu quả
và tiềm năng tác động đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội
- Đề xuất hướng giải pháp thúc đẩy sự phát triển của logistics xanh từ đó tạo
ra một hệ thống bền vững, có hiệu quả và thân thiện với môi trường
- Qua sự tìm hiểu và nghiên cứu, từ đó trau dồi kiến thức, nâng cao trình độchuyên môn đáp ứng nhu cầu nhân lực chủa các doanh nghiệp về chuyên ngành
3 Phạm vi nghiên cứu
Bài báo cáo dưới đây, sẽ xác định các vấn đề hiện tại và đề xuất các giải pháp,công nghệ nhằm thúc đẩy phát triển Logistics xanh tại thị trường trong nước và đặcbiệt là Đồng bằng Sông Cửu Long
4 Ý nghĩa
Logistics xanh mang ý nghĩa quan trọng trong việc bảo vệ môi trường, tối ưuhóa tài nguyên và tăng cường cạnh tranh của ngành Logistics Trong bối cảnh mới,phát triển bền vững là xu thế tất yếu của mọi quốc gia, do đó việc thực hiện hoạtđộng logistics xanh trở nên cấp bách và cần thiết hơn bao giờ hết Tại Việt Nam,bản chất logistics xanh vẫn chưa được hiểu một cách đầy đủ và chính xác dẫn tới
Trang 8giới, logistics xanh được thực hiện theo chuỗi cung ứng thì các doanh nghiệp ViệtNam chỉ mới tiến hành ở một vài mắt xích.
5 Phương pháp nghiên cứu
Do vẫn còn giới hạn về mặt thời gian thực hiện cũng như về mặt tiếp cận dữliệu, phương pháp nghiên cứu được áp dụng trong bài là nghiên cứu tại bàn (deskresearch) với nguồn dữ liệu là dữ liệu thứ cấp Cụ thể, dữ liệu được tập hợp và thuthập từ các bài báo khoa học được đăng trong tạp chí trong nước Bên cạnh đó,nghiên cứu cũng sử dụng dữ liệu từ báo cáo của các tổ chức nghiên cứu thị trường,các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước Các thông tin, dữ liệu chủ yếu được tìmkiếm thông qua mạng internet, kho tàng thông tin khổng lồ và dễ dàng tiếp cận giúptiết kiệm thời gian nhưng vẫn đảm bảo tin cậy Toàn bộ dữ liệu đã được chọn lọc kĩcàng, độ chính xác phù hợp với bài nghiên cứu
Trang 9CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ LOGISTICS XANH
1 Khái niệm về Logistics xanh
Logistics xanh còn gọi là “Green Logistics”, hay các thuật ngữ tương tự như
“Logistics xanh bền vững” có nguồn gốc vào những năm 1980 Bằng nhiều cáchtiếp cận, các tổ chức và các nhà nghiên cứu đã đề cập nhiều khái niệm khác nhau
về Logistics xanh Theo Guochuan (2010) định nghĩa logistics xanh là hệ thống cáchoạt động logistics được tạo ra để đồng thời đáp ứng nhu cầu, sở thích của conngười và tuân theo xu hướng phát triển bền vững Trong Báo cáo logistics ViệtNam 2022, đã đưa ra khái niệm về logistics xanh: “Logistics xanh là hoạt độnglogistics hướng tới các mục tiêu bền vững, thân thiện và bảo vệ môi trường, giảmtối đa tác động tiêu cực đến môi trường”
Xét về bản chất, nó tập trung nhấn mạnh vào những nỗ lực và biện pháp nhằmgiảm thiểu tác động tiêu cực của hoạt động logistics, tạo ra các giá trị bền vững đểphát triển cho các công ty và doanh nghiệp, bảo vệ môi trường và thúc đẩy nềnkinh tế
Trang 102 Nội dung phát triển logistics xanh
2.1 Xanh hóa hoạt động vận tải
Vận tải đóng vai trò quan trọng trong logistics, song nó cũng gây ảnh hưởnglớn đến môi trường Các phương tiện vận tải sử dụng nhiều nguyên liệu và thải ramôi trường lượng lớn khí độc hại Đặc biệt, phương tiện giao thông đường bộ cóảnh hưởng nhiều nhất thể hiện ở lượng khí thải, tiếng ồn và ùn tắc giao thông Cáctuyến đường bộ, bến cảng, sân bay được xây dựng ngày càng nhiều là nguồn gây ônhiễm lớn
Theo Báo cáo Logistics Việt Nam 2022, 51% doanh nghiệp vận tải đã có giảipháp nâng cao hiệu quả hoạt động bền vững: sử dụng ít phương tiện hơn, thay thếbằng những phương tiện sạch, ít phát thải khí cacbon, chuyển đổi từ đường bộ sangđường thủy, đường sắt, tối ưu hóa quá trình vận chuyển Từ đó, giúp tạo ra một hệthống vận tải bền vững và hiệu quả
2.2 Xanh hóa hoạt động kho bãi
Thiết kế và xây dựng kho không chỉ để đảm bảo các yêu cầu lưu trữ an toàncho hàng hóa mà còn phải đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường Kho bãi với cáctính năng thân thiện môi trường như sử dụng năng lượng mặt trời, ánh sáng tựnhiên, diện tích phù hợp, tường và sàn dày hoặc cho phép tái chế tại chỗ sẽ tiếtkiệm năng lượn, giảm thiểu tiếng ồn và khí thải tới môi trường Do đó, điều nàybuộc các doanh nghiệp phải thiết kế xanh hóa kho bãi không chỉ đạt được hiệu quảkinh tế mà còn tăng thêm tính xanh trong hoạt động logistics của mình
2.3 Xanh hóa hoạt động đóng gói
Đóng gói có vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị sản phẩm cho thị trường
Có ba loại bao bì chính: bao bì chính, bao bì thứ cấp và bao bì vận chuyển Kíchthước, hình dạng và vật liệu của bao bì ảnh hướng đến chi phí lưu trữ và vậnchuyển Sử dụng vật liệu đóng gói tái sử dụng và tối ưu hóa việc sắp xếp pallet cóthể giảm thiểu chi phí, giúp giảm số lượng bao bì cần xử lý và tiết kiệm tài nguyên
Trang 11Sự không phù hợp của bao bì có thể dẫn đến hư hỏng sản phẩm trong quá trình vậnchuyển và tạo ra lãng phí bao bì, gây tăng lượng rác đổ vào môi trường Sử dụngvật liệu bao bì thích hợp, để đảm bảo an toàn cho sản phẩm và tối ưu hóa thiết kế,đạt được hiệu quả kinh tế và môi tường một cách tốt nhất.
2.4 Xanh hóa hệ thống thông tin
Một hệ thống thông tin hoàn hảo đóng vai trò quan trọng trong việc xanh hóahoạt động logistics bằng cách cung cấp thông tin thời gian thực và điều khiển chínhxác hoạt động trong lĩnh vực logistics như đóng gói, lưu trữ, vận chuyển, chế biến,phân phối, xếp dỡ và quản lý hàng tồn kho Điều này giúp đáp ứng yêu cầu kinh tế
và môi trường, đồng thời tạo điều kiện cho việc thực hiện dịch vụ logistics kết hợpvới trách nhiệm xanh
Ngoài ra, việc số hóa dữ liệu không chỉ cải thiện hiệu quả hoạt động và tăngnăng suất lao động, mà còn giảm thiểu việc in ấn và do đó giảm tác động tiêu cựcđến môi trường Mạng lưới liên kết thông tin giữa các doanh nghiệp và cơ quanchuyên ngành cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm thiểu thủ tục hànhchính, tiết kiệm thời gian và hạn chế di chuyển, góp phần giảm thiểu tác động xấuđến môi trường
2.5 Phát triển Logistics ngược
Phát triển logistics xanh không thể thiếu hoạt động logistics ngược Logisticsnược là quá trình thu hồi sản phẩm khách hàng trả lại, sản phẩm cần bảo hành, bảodưỡng hoặc sản phẩm và bao bì đã kết thúc sử dụng từ người tiêu dùng cuối cùng.Bao gồm 2 bước chính là thu hồi, tái sử dụng sản phẩm và xử lý chất thải, nó tậndụng nguyên liệu tái chế, phế phẩm và phụ phẩm trong quá trình sản xuất, thu gomphế liệu từ vất liệu đóng gói và vận chuyển
Hoạt động logistics ngược đóng góp vào việc bảo vệ môi trường và mang lạinhiều lợi ích cho suwjphats triển bển vững của doanh nghiệp Khi nhà kho hoặc các
Trang 12hoạt động sản xuất phát sinh lượng lớn chất thải bao bì hoặc khi sản phẩm hết hạn
sử dụng hoặc bị hư hỏng, chúng trở thành phế thải Việc xử lý chất thải một cáchthích hợp để không gây ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường là vô cùng quan trọng.Quản lý chất thải là một khía cạnh quan trọng trong việc bảo vệ môi trường vàbảo vệ tài nguyên Việc tận dụng nguyên liệu tái chế và phế phẩm tring quá trìnhsản xuất giúp giảm sự tốn kém tài nguyên và năng lượng Đồng thời, thu gom phếliệu từ vật liệu đóng gói và vận chuyển giúp giảm thiểu khối lượng chất thải và tácđộng môi trường
3 Yếu tố ảnh hưởng đến phát triển logistics xanh
3.1 Cơ chế, chính sách pháp luật
Chính phủ đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của logisticsxanh thông qua các chính sách khuyến khích và hỗ trợ Chính phủ tạo điều kiệnthuận lợi cho doanh nghiệp phát triển logistics xanh bằng cách cung cấp ưu đãi vềthuế và vay vốn, mở rộng quy định nhận hỗ trợ và ưu đãi
Năng lực quản trị xanh của chính phủ, mức độ tiếp cận của doanh nghiệp vớichính sách logistics xanh, khả năng giám sát của xã hội và tốc độ phát triển củanganh logistics đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện hệ thống chính sáchlogistics xanh Có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cấp logistics xanh để đạtđược mục tiêu phát triển bền vững
Chính phủ cần thúc đẩy sự phát triển của logistics xanh bằng cách xây dựng
cơ chế bên trong chính sách hỗ trợ, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và hiệuquả, đẩy mạnh năng lực quản lý và giám sát của chính phủ, tạo điều kiện thuận lợicho doanh nghiệp thúc đẩy sự phát triển của logistics xanh
3.2 Cơ sở hạ tầng giao thông vận tải
Các phương tiện vận tải đều có điểm chung là khả năng tiêu thụ nhiên liệu lớn
và gây khí thải nhà kính, gây ô nhiễm môi trường Lượng nhiên liệu tiêu thụ và khí
Trang 13thải của phương tiện vận tải phụ thuộc vào đặc điểm kỹ thuật, trọng tải, cơ sở hạtầng và điều kiện giao thông.
Để giảm tác động tiêu cực này, chuyển đổi từ vận tải đường bộ sang đường sắt
và đường biển có thể giảm lưu lượng và tối ưu hóa quá trình vận chuyển Sự cảitiến động cơ và công nghệ sản xuất phương tiện vận tải, cũng như việc thay thếnhiên liệu hóa thạch bằng nhiên liệu thân thiên với môi trường như năng lượng mặttrời, dầu diesel sinh học, đều là những giải pháp quan trọng để giảm tiêu thụ nhiênliệu và khí thải
Quy hoạch mạng lưới giao thông phù hợp với mục tiêu, tính chất và điều kiệnđịa phương sẽ mang lại hiệu quả tốt cho sự phát triển kinh tế xã hội và hệ thốnglogistics Thêm vào đó, việc khuyến khích sử dụng các phương tiện vận tải thânthiện với môi trường và thiết kế các chính sách khuyến nghị, ưu đãi cho việc ápdụng các công nghệ và quy trình vận chuyển xanh cũng đóng vai trò quan trọng.Bao gồm việc thúc đẩy sử dụng xe điện, phát triển hạ tầng sạc điện, đầu tư vàonghiên cứu và phát triển công nghệ vận chuyển xanh
3.3 Trung tâm logistics
Trung tâm logistics đang trở thành yếu tố then chốt để thúc đẩy sự phát triểncủa hoạt động sản xuất, lưu thông hàng hóa và xuất nhập khẩu Chúng đóng gópquan trọng trong việc đảm bảo chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh và sự phát triểnbền vững của toàn bộ hệ thống dịch vụ logistics
Trong ngữ cảnh logistics xanh, trung tâm logistics đóng vai trò quan trọngtrong việc cắt giảm tắc nghẽn giao thông và tăng cường hiệu xuất lưu thông hànghóa trong khu vực đô thị bằng cách áp dụng lịch trình vận tải đa phương thức vàxây dựng hệ thống phân phối thân thiện với môi trường
Bằng cách tối ứu hóa quy trình vận chuyển và sử dụng các phương thức vậntải kết hợp, trung tâm logistics có thể giảm tắc nghẽn giao thông bằng cách chuyển
Trang 14hướng một phần lưu lượng hàng hóa từ đường bộ sang đường sắt hoặc đường biển,giúp giảm ô nhiễm không khí và tiết kiệm năng lượng.
3.4 Trình độ phát triển công nghệ thông tin
Hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và thông suốt đóng vai trò rất quan trọngtrong sự phát triển của logistics xanh Nó đảm bảo kết nối hiệu quả giữa các doanhnghiệp cung cấp dịch vụ logistics, doanh nghiệp sử dụng dịch vụ và trung tâmlogistics khu vực và toàn cầu thông qua công nghệ thông tin hiện đại Hệ thống nàycung cấp thông tin chính xác và kịp thời về hàng hóa, tạo sự liên kết, phối hợp vàgiảm thiểu ô nhiễm môi trường
Các công nghệ thông tin như hệ thống quản lý kho, theo dõi vị trí và trạng tháihàng hóa, cùng với các ứng dụng quản lý chuỗi cung ứng, đóng góp vào việc nângcao chất lượng dịch vụ logistics Nhờ đó, quá trình vận chuyển và quản lý hàng hóatrở nên tin cậy và chính xác hơn, giảm thiểu rủi ro gặp sự cố và sai sót
Hạ tầng công nghệ thông tin giúp tối ưu hóa hoạt động logistics, giảm thiểuthời gian và khoảng cách di chuyển Công nghệ thông tin hiện đại cho phép địnhtuyến và phân phối hàng hóa một cách thông minh, tiết kiệm năng lượng và giảmlượng khí thải gây ô nhiễm môi trường
Cùng với sự nhận thức tăng cao về vấn đề môi trường, nhiều doanh nghiệplogistics toàn cầu, kể cả khi thuê ngoài dịch vụ, đặt yêu cầu tiêu chuẩn khí thải đốivới các doanh nghiệp logistics thứ ba Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp logistics
Trang 15phải thực hiện các biện pháp xanh hơn, sử dụng phương tiện vận chuyên và côngnghệ tiết kiệm năng lượng, và áp dụng các quy trình quản lý môi trường hiệu quả.Tuy đây là một thách thức lớn cho doanh nghiệp, nhưng nó lại mang lại cơ hội pháttriển và tạo sự khác biệt cho các doanh nghiệp logistics.
4 Những bài học kinh nghiệm về phát triển logistics xanh trên thế giới 4.1 Bài học kinh nghiệm phát triển logistics xanh tại Singapore
Tại Singapore xu hướng phát triển bền vững và chống biến đổi khí hậu diễn ranhanh chóng trên nhiều mặt: từ quy hoạch tổng thể cho đến phát triển logisticsxanh, xây dựng các tòa nhà thông minh Đây là nỗ lực chủa chính phủ nhằm thựchiện Kế hoạch Singapore xanh năm 2030
- Cơ sở hạ tầng
Singapore là một trong những quốc gia đi đầu trên thế giới về phát triển cảngbiển thông minh Chính quyền cảng biển tại đây đã thiết lập một hệ thống giaothông hàng hải hiệu quả bằng cách hợp tác chặt chẽ với hang tàu Mạng lưới nàykết nối các cảng lớn trên toàn thế giới thông qua các chuyến hàng ngày Song đó,
họ cũng đang tiên phong trong việc nghiên cứu các phương tiện dẫn đường tự độngkhông người lái, tận dụng các cảm biến thông minh để phát hiện các bất thườngtrong vận chuyển như dự đoán các điểm tắc nghẽn giao thông… Trong lĩnh vựchàng không, Singapore cung cấp Airport Logistics Park để quản lý hàng hóa nhạycảm với thời gian, hàng lạnh và hàng dễ hư hỏng Nhân viên tại đây được đào tạothường xuyên để nắm bắt các công nghệ mới nhất và được trang bị kỹ năng cầnthiết để xử lý các loại hàng hóa đặc biệt
- Chính sách, quy định
Kế hoạch Singapore xanh, được đưa ra từ tháng 2/2021, tập trung vào 5 trụ cộtchính:
Trang 16+ Thành phố trong thiên nhiên: Singapỏe đặt trọng tâm vào không gian xanh
và sự gần gũi với thiên nhiên thông qua việc dành khảng 200 ha đất (tăng 50%) chocác công viên thiên nhiên và mục tiêu trồng gần 1 triệu cay xanh vào năm 2030.+Tái quy hoạch năng lượng: Singapore đang dần chuyển sang sử dụng nguồnnăng lượng sạch hơn, nhằm tăng hiệu suất và ứng phó với biến đổi khí hậu Theo
đó, từ năm 2030, tất cả các ô tô mới đăng ký phải sử dụng các loại năng lượng sạchnhư xe điện, xe hybrid hoặc xe chạy bằng pin nhiên liệu hydro Đồng thời, đtặ mụctiêu loại bỏ dần các xe sử dụng động cơ xe đốt trong trong lĩnh vực sản xuất ô tôvào năm 2024
+ Sống bền vững: Singapore tập trung vào giảm lượng khí thải carbon, bảo vệmôi trường và tiết kiệm tài nguyên Họ đặt mục tiêu giảm 30% rác thải đến bãichôn lấp, thúc đẩy tái chế và luân chuyển vật liệu phế thải để biến rác thành tàinguyên quý giá
+Kinh tế xanh: Singapore tìm kiếm đầu tư mới để giảm khí thải carbon vàtăng hiệu quả sử dụng năng lượng Chính phủ giới thiệu “Chương trình phát triểnbền vững doanh nghiệp” nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, dặc biệt là doanh nghiệpvừa và nhỏ, nhận thức về tầm quan trọng của phát triển bền vững Mục tiêu củaSingapore là trở thành trung tâm hàng đầu về thương mại và dịch vụ carbon, baogồm tài chính xanh, tư vấn bền vững, giao dịch chứng chỉ carbon và quản lý rủi ro.+ Tương lai bền vững: Singapore đang tập trung xây dựng khả năng chốngchịu với biến đổi khí hậu và tăng cường an ninh lương thực Để đối phó với nướcbiển dâng, Singapore đang phát triển hệ thống phòng thủ ven biển Đồng thời, họcđặt mục tiêu tăng sản lượng lương thực địa phương để dáp ứng 30% nhu cầu dinhdưỡng của Singapore vào năm 2030
Singapore đã chuẩn bị để từ bỏ vị thế là trung tâm dầu khí và cung cấp nhiênliệu hàng ải toàn cầu bằng cách giảm sản lượng các nhà máy lọc dầu Họ đang nỗ
Trang 17lực mạnh mẽ để trở thành trung tâm năng lượng sạch hàng đầu trong khu vực, tậptrung vào cung cấp khí thiên nhiên hóa lỏng và hidrogen cho khu vực Đông Nam
Á Singapore đã đầu tư lớn vào hạ tầng cảng và cơ sở lưu trữ các nhiên liệu khôngphát thải cacbon Cơ quan tiền tệ của Singapore(MAS) đã thành lập nhiều chươngtrình tài trợ cho các dự án kinh tế xanh và cung cấp vay vốn cho phát triển bềnvững Hơn nữa, MAS đã thành lập quỹ trị giá 2 tỷ USD để hỗ trợ hoạt động tàichính xanh ngoài Singapore
- Doanh nghiệp cung cấp và sử dụng dịch vụ logistics
Doanh nghiệp ở Singapore ngày càng tăng cường ưu tiên các giải pháp xanh
và bền vững Cảnh giác về môi trường cũng gia tăng trong ngành logistics củaSingapore Một số doanh nghiệp đã chọn sử dụng xe điện và tìm kiếm giải phápthông minh để giao hàng cuối cùng cho khách hàng
- Khách hàng và người dân
Chính phủ Singapore đã tiến hành cuộc khảo sát nhận thức về biến đổi khí hậuhai năm một lần từ năm 2011 đến nay Cuộc khảo sát năm 2021 được thực hiện với1.000 người dân Singapore từ 15 tuổi trở lên Kết quả cho thấy hơn 90% người dân
đã nhận thức về biến đổi khí hậu và những tác động của nó như phá hủy hệ sinhthái, tăng nhiệt độ toàn cầu và nước biển dâng cao 78,2% số người được hỏi cũngcho biết họ sẵn lòng đóng góp vai trò của mình để xây dựng một Singapore cólượng khí thải cacbon thấp, ngay cả khi đêm đó có thể gây ra một số chi phí bất tiệntrong việc tiêu dùng Điều này cho thấy người dân Singapore đang ngày càng quantâm đến vấn đề môi trường
4.2 Bài học kinh nghiệm về phát triển logistics xanh tại Nhật Bản
- Hạ tầng logistics
Ngay từ những năm 1960, Nhật Bản đã xây dựng và phát triển một hệ thống
Trang 18Năm 1965, chính phủ Nhật Bản đã xây dựng 4 trung tâm logistic tại Kasai, HopingIsland, Oshima và a Adachi ở Tokyo Đồng thời, Nhật Bản đã tăng cường nâng cấpcác hệ thống giao thông, cải thiện vận tải đường sông và biển, giảm tắc nghẽn giaothông đường bộ và phát triển mạng lưới vận tải đa phương thức kết nối các địaphương trong nước Chính phủ đã đầu tư một số kinh phí lớn vào cơ sở hạ tầnggiao thông vận tải, bao gồm đường sắt đường, đường bộ, đường hàng không và cầucảng Hơn nữa, Nhật Bản đã tận dụng lợi ích của giải pháp công- tư kết hợp trongviệc phát triển hạ tầng logistic.
- Quy định và chính sách
Từ năm 1989, Nhật Bản đã đặt ba mục tiêu phát triển logistics xanh trong 10năm, gồm giảm 3-6% khí thải hợp chất nitơ, giảm 6% hạt vật chất phát ra và giảm10% thành phần lưu huỳnh trong xăng Năm 1992, Chính phủ Nhật Bản công bốgiới hạn khí thải nitrogen dioxide cho 5 loại xe tải được sử dụng bởi các doanhnghiệp Đồng thời, chính phủ đã bắt buộc tuân thủ tiêu chuẩn khí thải thấp đối với
xe du lịch trong khu vực đô thị Đến năm 1993, các doanh nghiệp phải cam kết thaythế xe cũ và sử dụng xe mới tuân thủ tiêu chuẩn môi trường
Chính phủ Nhật Bản đã tập trung vào việc điều chỉnh chính sách và chiến lượctrong lĩnh vực logistics Sự ưu tiên hàng đầu là đảm bảo hệ thống phân phối hiệuquả Nhật Bản đặt hai chiến lược cơ bản là: (1) Xây dựng các trung tâm logisticsxung quanh các thành phố lớn và khu vực giao thông chính, nhằm tối ưu hóa dịch
vụ logistics đô thị; (2) Chính phủ Nhật Bản đứng ra chỉ đạo và hỗ trợ xây dựng cáctrung tâm logistics Đồng thời, chính phủ áp đặt quy định giới hạn khí thải xe tải,đưa ra tiêu chuẩn cụ thể để kiểm soát khí thải carbon, đồng thời quy định về bao bìxanh và khuyến khích việc tái chế nguồn lực
- Doanh nghiệp logistics
Trang 19Các doanh nghiệp logistics tại Nhật Bản đã hiểu rõ tầm quan trọng của pháttriển bền vững Họ đã chủ động thực hiện các biện pháp để giảm hiệu ứng nóngtoàn cầu, ô nhiễm không khí, kẹt xe và sử dụng năng lượng hiệu quả Một số biệnpháp đã được áp dụng bao gồm tăng cường sử dụng tuyến đường sắt, phương thứcvận tải biển và phát triển vận tải đa phương thức Điều này giúp đảm bảo ít tácđộng đến môi trường và tối ưu hóa phương thức vận chuyển.
- Khách hàng
Các tổ chức, chính quyền địa phương và người dân Nhật Bản đang nỗ lực lớn
để duy trì môi trường sạch Sự nhất quán trong thông điệp về bảo vệ môi trường đãtác động trực tiếp đến nhận thức của người dân thông qua các tuyến đường, phươngtiện truyền thông và các nguồn thông tin công cộng Người Nhật thể hiện ý thứcgiữ gìn vệ sinh môi trường không chỉ qua việc sử dụng xe đạp làm phương tiệnchính và mang theo túi xách có ngăn chứa rác khi đi ra ngoài, mà còn bằng cáchphân loại rác thải trước khi vứt vào thùng rác Hơn nữa, nhiều cửa hàng đã tạo racác hệ thống thu mua và tái sử dụng đồ dùng gia đình, giúp giảm lượng rác thảiđược sinh ra và đồng thời phục hồi và bán lại cho người có nhu cầu