1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước Ở việt nam hiện nay cho biết quan Điểm cá nhân của anhchị về vấn Đề này

18 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phân Tích Cơ Chế Kiểm Soát Quyền Lực Tư Pháp Trong Tổ Chức Bộ Máy Nhà Nước Ở Việt Nam Hiện Nay
Tác giả Trần Trung Hoà Sơn
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Luật Hiến Pháp và Luật Hành Chính
Thể loại Tiểu Luận
Định dạng
Số trang 18
Dung lượng 125,73 KB

Nội dung

Ở Việt Nam hiện nay, kiểm soát quyền lực nhà nước đã trở thành một nguyên tắc hiến định, một giá trị cốt lõi trong tổ chức, hoạt động quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa V

Trang 1

TIỂU LUẬN HỌC PHẦN

KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC NHÀ NƯỚC TRONG NHÀ NƯỚC PHÁP QUYỀN XÃ HỘI CHỦ NGHĨA

VIỆT NAM

Đề tài: “Phân tích cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp trong

tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay Cho biết quan điểm cá nhân của anh/chị về vấn đề này”

Họ và tên: TRẦN TRUNG HOÀ SƠN

Ngày, tháng, năm sinh: 07/3/2000

MSSV: 30NC20214

Lớp: 30NC202

Ngành: Luật Hiến pháp và Luật Hành chính

Trang 3

MỞ ĐẦU

Quyền lực nhà nước có nguồn gốc từ nhân dân, thuộc về nhân dân và được người dân trao cho Nhà nước để thay mình thực hiện các nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của mình Vì thế ở bất kì quốc gia nào trên thế giới, vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước cũng luôn là tất yếu khách quan nhằm hạn chế sự lộng quyền, lạm quyền trong quá trình thực hiện quyền lực của nhà nước

Ở Việt Nam hiện nay, kiểm soát quyền lực nhà nước đã trở thành một nguyên tắc hiến định, một giá trị cốt lõi trong tổ chức, hoạt động quyền lực của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam Theo đó, Hiến pháp năm 2013 đã đặt nền móng hiến định cho việc xây dựng và hoàn thiện các cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước Theo các nhà khoa học pháp lý, quyền tư pháp là một trong ba quyền lực được người dân trao cho Nhà nước Vì vậy, khi bàn về vấn đề kiểm soát quyền lực nhà nước, như một lẽ tất yếu, quyền tư pháp cũng không nằm ngoài sự kiểm soát Tuy nhiên với vai trò là nơi quyết định, phân xử tính đúng đắn của các quan hệ xã hội, kiểm soát quyền

tư pháp luôn đòi hỏi một cơ chế, chính sách đặc biệt sao cho không ảnh hưởng đến tính độc lập khi thực hiện nhưng vẫn kiềm chế được nhánh quyền lực này.

Từ những cơ sở trên, nhằm mục đích đi sâu, nghiên cứu, phân tích vấn đề kiểm

soát quyền tư pháp ở Việt Nam hiện nay, học viên lựa chọn đề tài: “Phân tích cơ chế

kiểm soát quyền lực tư pháp trong tổ chức bộ máy nhà nước ở Việt Nam hiện nay Cho biết quan điểm cá nhân của anh/chị về vấn đề này”.

NỘI DUNG

I NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC

TƯ PHÁP

1.1 Khái niệm cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp

Khái niệm quyền tư pháp

Ở Việt Nam, khái niệm quyền tư pháp vẫn được định nghĩa hoặc giải thích một cách chính thức từ phía các cơ quan nhà nước, do đó, vẫn tồn tại những quan điểm khác nhau về nội hàm của khái niệm “quyền tư pháp”

Quan điểm thứ nhất cho rằng quyền tư pháp là quyền mà Nhà nước giao cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, giải quyết các vụ án hình sự, dân sự, hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động,… theo trình tự, thủ tục tố tụng tư pháp, bao gồm các thủ tục tố tụng hình sự, thủ tục tố tụng dân sự, thủ tục tố tụng hành chính,… Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân, Tòa án nhân dân , Cơ

Trang 4

quan thi hành án đều thực hiện quyền tư pháp theo những mức độ khác nhau Việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án gắn liền với chức năng xét xử và chỉ thực hiện khi và chỉ khi xét xử chứ không bao trùm cả chức năng điều tra, chức năng công tố và chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp Hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân chỉ xảy ra khi vụ việc được chuyển đến Tòa

án xem xét, giải quyết và hoàn toàn độc lập với hoạt động điều tra của cơ quan điều tra, hoạt động thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của Viện kiểm sát Do vậy, quyền tư pháp được hiểu là tập hợp những hoạt động cụ thể do cơ quan tư pháp thực hiện trong tố tụng tư pháp, liên quan trực tiếp đến việc giải quyết vụ án, các tranh chấp pháp luật, hướng tới mục đích giải quyết các vụ án, tranh chấp một cách khách quan, đúng đắn và các hoạt động liên quan đến thi hành các phán quyết của Tòa án, mà các hoạt động đó thuộc về cơ quan điều tra, viện kiểm sát, tòa án và thi hành án Những người theo quan điểm này, dựa trên căn cứ tại Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 02/01/2002 và Nghị quyết 49-NQ/TW ngày 02/6/2005 của Bộ Chính trị về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020

Nhóm quan điểm thứ hai tiếp cận quyền tư pháp theo nghĩa hẹp Theo đó, những học giả theo quan điểm này cho rằng quyền tư pháp là lĩnh vực quyền lực Nhà nước được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, quyết định áp dụng pháp luật khi có sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật Theo đó, chủ thể thực hiện quyền tư pháp chỉ là Tòa án và hoạt động xét xử là hoạt động thực hiện quyền tư pháp của Tòa án Nói đến tư pháp là nói đến lĩnh vực hoạt động xét xử của Tòa án và ngược lại Cùng chung quan điểm này, theo PGS.TS Nguyễn Đăng Dung, trong sách chuyên khảo “Thể chế Tư pháp trong Nhà nước pháp

quyền”, NXB Tư pháp, năm 2004, trang 11, có viết: “Tư pháp là một lĩnh vực

quyền lực nhà nước, được thực hiện thông qua hoạt động phân xử và phán xét tính đúng đắn, tính hợp pháp của các hành vi, các quyết định pháp luật khi có

sự tranh chấp về các quyền và lợi ích giữa các chủ thể pháp luật”.

Có thể thấy hai luồng quan điểm trên khác nhau ở phạm vi của quyền tư pháp và chủ thể thực hiện quyền lực nhà nước này Tuy nhiên, học viên cho rằng quan điểm thứ hai là phù hợp hơn cả

Trang 5

Tiếp cận ở góc độ lý luận lịch sử, tại quyển XI của tác phẩm “Tinh thần pháp luật” Montesquieu đã giải thích quyền tư pháp là quyền “trừng trị tội phạm, phân xử tranh chấp giữa các cá nhân”1 Trong quan niệm của Montesquieu, quyền tư pháp chính là quyền xét xử các tranh chấp giữa các chủ thể pháp lý trong xã hội Đây là quyền áp dụng các quy định của pháp luật có liên quan để xác định rõ quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm, hậu quả pháp lý của các bên tham gia tranh chấp dựa trên những tình tiết khách quan của vụ việc Quan niệm của Rousseau về cơ quan tư pháp trong tác phẩm “Khế ước xã hội” cũng không có nhiều khác biệt với Montesquieu, theo ông khi nói đến cơ quan tư pháp phải hiểu đó là tòa án, là hoạt động xét xử của tòa án2 Còn theo định nghĩa của Black’s Law Dictionary nổi tiếng thì, quyền tư pháp (judicial power) là

“thẩm quyền được trao cho tòa án và các thẩm phán xem xét và quyết định các

vụ việc và đưa ra phán quyết có giá trị bắt buộc thi hành đối với các vụ việc ấy; quyền giải thích và áp dụng pháp luật khi có tranh cãi phát sinh từ việc một điều

gì đó có phù hợp hay không phù hợp với pháp luật điều chỉnh việc ấy”3

Về mặt pháp lý, Hiến pháp năm 2013 cũng đã rất minh định rõ về quyền

tư pháp Lần đầu tư trong lịch sử lập hiến, Hiến pháp 2013 đã khẳng định: “Tòa

án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt nam, thực hiện quyền tư pháp” tại khoản 1 Điều 102 Các nhà lập pháp Việt Nam đã hiến định TAND là cơ quan xét xử, là cơ quan thực hiện quyền tư pháp mà không phải bất kì cơ quan nào khác Điều này đã đặt vị thế của TAND lên ngang bằng với Quốc hội (cơ quan được trao quyền lập pháp) và Chính phủ (cơ quan được trao quyền hành pháp ) Nói cách khác, quyền phán xử của nhà nước đối với các tranh chấp trong xã hội chỉ được trao cho Tòa án, Tòa án được công nhận là cơ quan thực hiện một trong ba nhánh quyền lực nhà nước – quyền tư pháp – quyền phán xử đối với các tranh chấp trong xã hội

Từ những lập luận trên, có thể khẳng định rằng nội hàm của khái niệm quyền tư pháp là quyền xét xử, là việc nhân danh công lý giải quyết tranh chấp, giải quyết xung đột xã hội bằng việc xét xử, thông qua thủ tục xét xử do luật

1 Montesquieu (1748): Bàn về tinh thần pháp luật (bản dịch tiếng Việt của Hoàng Thanh Đạm), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2006, tr.105-106.

2 TS Tống Đức Thảo, 2019, Kiểm soát quyền tư pháp trong nhà nước pháp quyền, Tạp chí Lý luận chính trị số

5-2019, truy cập tại website: http://lyluanchinhtri.vn/home/index.php/nguyen-cuu-ly-luan/item/2923-kiem-soat-quyen-tu-phap-trong-nha-nuoc-phap-quyen.html#:~:text=Nh%C6%B0%20v%E1%BA%ADy%2C%20c

%E1%BA%A3%20Montesquieu%20v%C3%A0,kh%C3%A1ch%20quan%20c%E1%BB%A7a%20v%E1%BB

%A5%20vi%E1%BB%87c

3 Bryan A Garner (ed.): Black’s Law Dictionary, 9th ed (St Paul, MN: 2009) at 924.

Trang 6

định Theo đó, chủ thể thực hiện quyền tư pháp là Tòa án và chỉ có Tòa án được thực hiện quyền lực này Còn những hoạt động điều tra, kiểm sát, hay thi hành

án là những hoạt động bổ trợ cho hoạt động tư pháp của Tòa án, bảo đảm cho các phán quyết của Tòa án được thực thi Và vì thế học viên cho rằng những hoạt động này mang hơi hướng màu sắc của quyền lực hành pháp hơn cả

Khái niệm cơ chế kiểm soát quyền lực tư pháp

Trong tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước, kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là “hoạt động xem xét, theo dõi, đánh giá để ngăn ngừa, loại bo rnhững nguy cơ, những việc làm sai trái của Nhà nước, cơ quan, nhânn viên nhà nước, bảo đảm cho quyền lực nhà nước đợc tổ chức và thực hiện đúng Hiến pháp, pháp luật, đạt được mục đích mong muốn”4 Kiểm soát quyền lực nhà nước là hoạt động xem xét,, theo dõi, đánh giá của các chủ thể khác nhau Quyền lực nhà nước không phải là quyền lực tự có của Nhà nước mà là quyền lực của nhân dân, tuy nhiên, nhân dân không trực tiếp thực hiện quyền lực nhà nước mà ủy quyền, giao quyền cho Nhà nước thay mình thực hiện Tuy nhiên, lịch sử đã chứng minh rằng quyền lực nói chung và quyền lực nhà nước nói riêng nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dần trở nên tha hóa, lạm dụng và dẫn đến sự lạm quyền, chuyên quyền, tham nhũng, hối lộ, tiêu cực Chính vì thế, mục đích của kiểm soát quyền lực nhà nước nhằm đảm bảo quyền lực nhà nước được tổ chức và thực hiện một cách đúng đắn, phục vụ tối đa lợi ích của Nhân dân

Từ khái niệm về kiểm soát quyền lực nhà nước nêu trên, cùng với khái niệm “quyền tư pháp”, có thể hiểu rằng, kiểm soát quyền lực tư pháp là hoạt động của chủ thể có thẩm quyền theo dõi, xem xét, đánh giá nhằm ngăn ngừa, loại bỏ những hành động sai trái trong quá trình thực hiện hoạt động xét xử, đảm bảo cho việc thực hiện quyền tư pháp được đúng mục đích và có hiệu quả5 Cụ thể, kiểm soát quyền tư pháp là hoạt động thực hiện bởi Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, giới truyền thông và người dân quan sát, theo dõi để xem xét, kiểm tra, giám sát tính hợp pháp, tính đúng đắn của cơ quan thực hiện quyền tư pháp theo quy định của Hiến pháp, pháp luật

4 Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2016), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà

nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

5 Nguyễn Mai Thuyên, 2023, Cơ chế tự kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học

Trang 7

Theo định nghĩa của Từ điển Tiếng Việt, cơ chế là “cách thức theo đó một quá trình thực hiện”6 Có tác giả cho rằng “Cơ chế là khái niệm dùng để chỉ một chuỗi những khâu liên kết với nhau theo một logic nhất định, nhờ vậy mục tiêu được thực hiện”7 Như vậy, cơ chế là hệ thống các yếu tố mối quan hệ hữu, liên quan đến cách thức tổ chức, hoạt động, cách thức tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng Cơ chế tác động lên chủ thể nhất định nhằm điều chỉnh hoạt động của chủ thể đó theo mục đích nhất định

Xét trên phương diện tổ chức, cơ chế bao gồm hệ thống các quy định (thể chế) và các chủ thể (thiết chế) tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu trong một lĩnh vực nhất định, cụ thể bằng các phương thức nhất định8 Cơ chế kiểm soát quyền lực nhà nước được hiểu là “một chỉnh thể gồm tất cả các thể chế và các thiết chế trong xã hội có liên quan đến việc kiểm soát quyền lực nhà nước, gắn kết chặt chẽ với nhau, cùng vận hành nhằm đảm bảo cho quyền lực nhà nước được tổ chức, thực hiện đúng mục đích, hiệu quả”9

Từ các khái niệm trên, có thể định nghĩa: Cơ chế kiểm soát quyền lực tư

pháp là tổng thể các yếu tố thể chế, thiết chế gắn kết chặt chẽ với nhau hợp thành hệ thống cùng vận hành nhằm theo dõi, đánh giá, ngăn ngừa và loại bỏ những nguy cơ, hành động sai trái phát sinh trong quá trình thực hiện quyền tư pháp.

1.2 Chủ thể của kiểm soát quyền lực tư pháp, đối tượng của kiểm soát quyền lực tư pháp

Chủ thể của kiểm soát quyền lực tư pháp

Quyền lực tư pháp là một trong 03 nhánh quyền lực nhà nước, vì thế chủ thể của kiểm soát quyền lực tư pháp cũng tương tự như chủ thể kiểm soát quyền lực nhà nước Theo đó, các chủ thể này được hiểu là những cá nhân, tổ chức bằng những biện pháp, cách thức khác nhau có khả năng kiểm soát quyền lực nhà nước Cụ thể bao gồm: nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền liên quan;

6 Viện Ngôn ngữ học, 2015, Từ điển Tiếng Việt, Hoàng Phê (chủ biên), Nxb Đà Nẵng

7 Phạm Ngọc Quang (2004), Thực hiện dân chủ ở cơ sở trong quá trình đổi mới – thành tựu, vấn đề và giải pháp, Tạp chí Lý luận chính trị, số 3/2004.

8 Nguyễn Mai Thuyên, 2023, Cơ chế tự kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của Tòa án nhân dân ở Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Luật học.

9 Nguyễn Minh Đoan (chủ biên) (2016), Cơ chế pháp lý kiểm soát quyền lực nhà nước của các cơ quan nhà

nước ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội

Trang 8

nhân dân và các tổ chức xã hội như cơ quan thông tin ngôn luận, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,…

Đối tượng của kiểm soát quyền lực tư pháp

Các đối tượng thuộc phạm vi chịu sự kiểm soát quyền lực tư pháp là tất cả các tổ chức, cá nhân nắm giữ và thực hiện quyền lực tư pháp Nói một cách cụ thể, đối tượng của kiểm soát quyền lực tư pháp chính là hệ thống tòa án nhân dân các cấp (chủ thể thực hiện quyền tư pháp) cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong hệ thống tòa án các cấp

Như vậy, Tòa án vừa là chủ thể kiểm soát quyền lực tư pháp của mình, đồng thời cũng là đối tượng bị kiểm soát Đặc điểm này sẽ được giải thích cụ thể hơn ở mục phương thức kiểm soát quyền lực tư pháp sau

1.3 Nội dung và phương thức kiểm soát quyền lực tư pháp

Nội dung của kiểm soát quyền lực tư pháp bao hàm các nội dung sau10: (1) Kiểm soát cách thức tổ chức hệ thống tòa án nhân dân các cấp và quá trình lựa chọn (bầu cử, bổ nhiệm, tuyển dụng) những cán bộ, công chức, người lao động trong hệ thống tòa án các cấp; (2) Kiểm soát về giới hạn quyền lực tư pháp nhằm bảo đảm quyền tư pháp mà người dân trao cho chỉ được thực hiện trong phạm vi được Hiến pháp và pháp luật cho phép Thông qua việc quy định nhiệm

vụ, quyền hạn (thẩm quyền) của Tóa án nhân dân; (3) Kiểm soát việc hoạch định, ban hành và thực thi chính sách của Tòa án

Phương thức kiểm soát quyền lực tư pháp Việc kiểm soát và tổ chức

thực hiện việc kiểm soát quyền lực nhà nước nói chung và kiểm soát quyền lực

tư pháp nói riêng có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau, thông qua phương thức với những nội dung và quy trình kiểm soát khác nhau ở các thời điểm khác nhau Có thể việc kiểm soát quyền lực tư pháp được tiến hành từ bên ngoài, nhưng cũng có thể được tiến hành từ bên trong; có thể kiểm soát công khai, kiểm soát ngầm; kiểm soát giai đoạn; kiểm soát liên tục;…

Tuy nhiên, trong phạm vi của tiểu luận này, học viên sẽ tập trung phân tích vào hai hình thức chính là kiểm soát quyền lực tư pháp từ bên ngoài và kiểm soát quyền lực tư pháp từ bên trong

10 Nguyễn Văn Quyết (2017), Kiểm soát quyền lực nhà nước ở một số nước và kinh nghiệm cho Việt Nam, Luận văn thạc sĩ Luật học.

Trang 9

Kiểm soát quyền lực tư pháp từ bên trong (Tự kiểm soát) là việc Tòa án tự kiểm soát các hoạt động của mình khi thực hiện quyền tư pháp dựa trên cơ sở nhận thức của chính Tòa án về vấn đề kiểm soát quyền lực mà mình được nắm giữ Sự nhận thức này có thể là các nhận thức về chuẩn mức, các giá trị đạo đức của con người, xã hội, nhận thức về tính hợp lý cũng như sự cần thiết, quan trọng của việc kiểm soát nên Tòa án tự giác thực hiện kiểm soát hoạt động của chính mình Sự tự kiểm soát không cần cưỡng chế hay có những sự tác động từ bên ngoài của các chủ thể khác nên sẽ có tính hiệu quả cao Song trên thực tế, sự

tự kiểm soát của chủ thể quyền lực cũng chỉ mang tính tương đối, không thể bao quát hết phạm vi quyền lực của mình Chính vì thế, bên cạnh hình thức này, kiểm soát quyền lực tư pháp còn được thực hiện bằng một hình thức khác, kiểm soát từ bên ngoài

Kiểm soát quyền lực tư pháp từ bên ngoài là việc các chủ thể khác không phải tòa án thực hiện các nội dung kiểm soát như đã phân tích ở trên với tòa án theo quy định của pháp luật Hình thức này có thể được thực hiện bởi các cơ quan cũng nắm giữ quyền lực nhà nước là cơ quan lập pháp (Quốc hội) và cơ quan hành pháp (Chính phủ) Ngoài ra, người dân, các tổ chức khác (tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội,….) cũng cũng có thể thực hiện hình thức này với tư cách là chủ thể gốc của quyền lực nhà nước11

II THỰC TRẠNG CƠ CHẾ KIỂM SOÁT QUYỀN LỰC TƯ PHÁP TRONG TỔ CHỨC BỘ MÁY NHÀ NƯỚC HIỆN NAY

2.1 Cơ chế tự kiểm soát quyền lực tư pháp

2.1.1 Thực trạng thể chế của cơ chế tự kiểm soát quyền lực tư pháp

Nhìn chung thể chế của cơ chế tự kiểm soát quyền lực tư pháp ở nước ta hiện nay cơ bản đã đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu thực tiễn với nền tảng là Hiến pháp 2013 là thể chế gốc

Cụ thể, Hiến pháp năm 2013 xác định kiểm soát quyền lực nhà nước là một tron gnhững nội dung của nguyên tắc tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước ở Việt Nam hiện nay: “Quyền lực nhà nước là thống nhất, có sự ph ân công, phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các

11 Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp 2013 quy định: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ;

tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông

dân và đội ngũ trí thức”

Trang 10

quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp” (khoản 3 Điều 2) Từ quy định của này, Hiến pháp đã đặt nền tảng, nguyên tắc cho việc tổ chức và thực hiện các nhánh quyền lực nhà nước theo hướng kiểm soát quyền lực Về cơ quan TAND, Hiến pháp 2013 đã nâng tầm vị thế của Tòa án trong tổ chức bộ máy nhà nước bằng việc khẳng định “Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, thực hiện quyền tư pháp” Đồng thời, Hiến pháp năm 2013 cũng xác định rõ nhiệm vụ của Tòa án là bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người, quyền công dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân Việc xác lập địa vị của Tòa án như vậy là cơ sở để thiết lập cơ chế hữu hiệu kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp Ngoài ra, Hiến pháp 2013 cũng quy định về các nguyên tắc tổ chức và hoạt động của TAND, như nguyên tắc độc lập tư pháp, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử,… Những điều chỉnh này một mặt tăng cường tính độc lập của Tòa án trong việc thực hiện quyền tư pháp – xét xử, mặt khác tăng cường sự

sự kiểm soát quyền lực trong việc thực hiện quyền tư pháp của tòa án, hạn chế tình trạng tùy tiện, chủ quan, duy ý chí của đội ngũ nhân sự ngành Tòa án12

Hiến pháp năm 2013 là cơ sở hiến định để xây dựng, hoàn thiện hệ thống thể chế của cơ chế tự kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của TAND Theo

đó, các đạo luật, văn bản dưới luật được ban hành cũng góp phần thiết lập được

cơ chế tự kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của chủ thể thực hiện quyền lực tư pháp ở Việt Nam

Luật Tổ chức TAND năm 2014 Đây là cơ sở pháp lý quan trọng của cơ

chế tự kiểm soát việc thực hiện quyền tư pháp của TAND Luật đã quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của TAND, về tổ chức của TAND, về các nguyên tắc và hoạt động của TAND làm cơ sở cho sự giới hạn quyền tư pháp mà TAND thực hiện, như nguyên tắc xét xử có Hội thẩm tham gia, nguyên tắc xét

xử công khai, nguyên tắc xét xử hai cấp, nguyên tắc tranh tụng trong xét xử được bảo đảm Những quy định trong Luật về tổ chức, nhiệm vụ, quyền hạn của mỗi cấp TAND đã định hình mối quan hệ kiểm soát quyền lực giữa các cấp Tòa án

Các luật, bộ luật tố tụng cũng là cơ sở pháp lý quan trọng cho sự vận

hành của quyền tư pháp, đồng thời cũng xác lập thể chế cho sự kiểm soát trong

12 Nguyễn Mai Thuyên (2023), tlđd, str.87.

Ngày đăng: 05/12/2024, 12:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w