Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế hiện chưa nghiêm túc và
Trang 1BỘ TƯ PHÁP TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI
-BÀI TẬP NHÓM MÔN: LUẬT ĐẤT ĐAI
Đề số 1:
Anh/chị hãy chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và
công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế hiện chưa nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị hãy làm sáng tỏ vấn đề này.
Hà Nội, 2024
Trang 2BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA VÀ KẾT QUẢ THAM
GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM
Ngày: 5/6/2024 Địa điểm: Trường Đại học Luật Hà Nội
Nhóm số: 01 Lớp: N11.TL2 Khoa: Luật Kinh tế Khoá: 47 Tổng số sinh viên của nhóm: 07
Có mặt: 07 Vắng mặt: 0
Nội dung: Chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và
công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất? Pháp luật đất đai hiện hành
có nhiều quy định thể hiện những yêu cầu cụ thể về công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, tuy nhiên trên thực tế hiện chưa
nghiêm túc và chưa hiệu quả vấn đề này Bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn, anh chị làm sáng tỏ vấn đề này
Môn học: Luật Đất đai
Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm với kết quả như sau:
ST
T
MÃ
ĐÁNH GIÁ
Trang 36 472203 Tống Yến Nhi X
7 472204 Phạm Hoàng Thu Thảo X
Kết quả bài viết……… NHÓM TRƯỞNG
Giáo viên chấm thứ nhất………
Giáo viên chấm thứ hai………
Kết quả thuyết trình………
Giáo viên cho thuyết trình………
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
2 Khái niệm công khai, minh bạch
3 Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
II Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Mục đích
2 Ý nghĩa
III Đánh giá quy định pháp luật về vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Tích cực
2 Hạn chế 10
IV Một số kiến nghị về vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất 11
1 Kiến nghị hoàn thiện quy định pháp luật 11
2 Kiến nghị nâng cao hiệu quả áp dụng pháp luật 13
V Liên hệ, so sánh với Luật Đất đai 2024 14
KẾT LUẬN 16
Trang 5MỞ ĐẦU
Ngày nay quá trình đô thị hoá diễn ra với tốc độ nhanh, cùng với sức ép
về dân số, nhu cầu về đất ở, đất xây dựng cơ sở hạ tầng ngày càng tăng
Trước tình hình đó, vấn đề đặt ra là sử dụng tài nguyên đất sao cho hợp lý nhằm đảm bảo tính tiết kiệm và đạt hiệu quả cao Để bảo đảm việc sử dụng tài nguyên đất một cách đúng đắn hiệu quả nhất, pháp luật Việt Nam đã đưa ra những quy định hết sức cụ thể Đặc biệt là những quy định về tính minh bạch
và công khai hóa trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Những quy định này
có vai trò hết sức quan trọng, nó đảm bảo lòng tin của người dân đối với nhà nước cùng với đó nhân dân cũng sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về tính công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Tuy nhiên, trên thực tế vấn
đề này vẫn chưa được thực hiện nghiêm túc và chưa hiệu quả Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề chúng em xin chọn đề số một để chỉ rõ mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Qua đó, bằng kiến thức đã học và quan sát thực tiễn làm sáng tỏ vấn
đề
NỘI DUNG
I Khái quát chung
1 Khái niệm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Theo khoản 2 Điều 3 Luật đất đai 2013, quy hoạch sử dụng đất là việc
phân bổ và khoanh vùng đất đai theo không gian sử dụng cho các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, bảo vệ môi trường và thích ứng biến đổi khí hậu trên cơ sở tiềm năng đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành, lĩnh vực đối với từng vùng kinh tế - xã hội và đơn vị hành chính trong một khoảng thời gian xác định
Trang 6Quy hoạch đất đai luôn gắn với kế hoạch hóa đất đai Theo khoản 3
Điều 3 Luật đất đai 2013, kế hoạch sử dụng đất là việc phân chia quy hoạch
sử dụng đất theo thời gian để thực hiện trong kỳ quy hoạch sử dụng đất
Quy hoạch đất đai mang tính chất chiến lược lâu dài còn kế hoạch sử dụng đất được tính toán trong từng giai đoạn
2 Khái niệm công khai, minh bạch
Khái niệm “công khai” theo Từ điển Tiếng Việt Hoàng Phê nghĩa là
“không giữ kín, mà để cho mọi người cùng biết” Trong hoạt động của bộ
máy nhà nước, công khai nghĩa là các hoạt động của nhà nước phải được công
bố hoặc truyền tải trên các phương tiện thông tin đại chúng, làm cho người dân có thể tiếp cận được thông tin của nhà nước một cách dễ dàng
Khái niệm “minh bạch” có hàm nghĩa rộng hơn Cũng theo Từ điển
Tiếng Việt Hoàng Phê, “minh bạch” có nghĩa là “rõ ràng, rành mạch” Minh
bạch trong hoạt động của bộ máy nhà nước có nghĩa là không những phải công khai mà còn thể hiện tính nhất quán, dễ hiểu, dễ tiếp cận của thông tin, không khuất tất, không gây khó khăn cho người dân trong quá trình cung cấp thông tin
Như vậy, công khai, minh bạch trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền tạo điều kiện cho người dân tiếp cận đầy đủ các thông tin trong quá trình xây dựng, lập, phê duyệt và đưa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai vào đời sống
3 Nội dung quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
Nội dung pháp luật về vấn đề quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được quy định từ Điều 38 đến Điều 41 Luật đất đai 2013 Theo đó, căn cứ vào hệ thống quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất của từng cấp, nội dung quy hoạch
và kế hoạch sử dụng đất sẽ được xác định một cách cụ thể
Các nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất gắn với việc điều tra xây dựng cơ bản, các điều kiện về tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình hiện
Trang 7trạng sử dụng đất ở từng địa phương và của cả nước đế xác định tiềm năng đất đai phục vụ cho quá trình phát triển Nội dung quy hoạch sử dụng đất bao quát các biện pháp để xác định phương hướng, mục tiêu sử dụng đất trong từng kì quy hoạch, xác định diện tích các loại đất phân bổ cho các nhu cầu khác nhau về quốc phòng, an ninh, nhu cầu phát triển kinh tế, nhu cầu sử dụng đất phục vụ đầu tư trong nước và nước ngoài Qua việc xác định các mục tiêu nêu trên, từ đó đưa ra các giải pháp để hiện thực thi quy hoạch, đưa quy hoạch vào cuộc sống tránh tình trạng không xem xét đầy đủ mọi yếu tố
về kinh tế, xã hội, bảo vệ mới tường làm cho nhiều quy hoạch không mang tính khả thi gây cản trở đầu sống và sự phát triển
II Mục đích, ý nghĩa của vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
1 Mục đích
Đối với nhà nước: Các cơ quan chức năng nắm rõ được thông tin về
quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tạo thuận lợi trong công tác kiểm tra giám sát, tránh tình trạng một số cá nhân lợi dụng phục vụ lợi ích nhóm, mục đích
cá nhân làm trong sạch bộ máy quản lý Thị trường bất động sản diễn ra công khai, minh bạch sẽ giúp các cơ quan chức năng hạn chế và dần dần khắc phục tình trạng thất thu các loại thuế do không kiểm soát được những giao dịch “ ngầm”, giao dịch “ ảo” xảy ra Đồng thời, là cơ sở để cơ quan Nhà nước áp dụng pháp luật chính xác, đúng người đúng việc tránh tranh chấp không đáng có
Đối với người sử dụng đất: Trong xã hội, Nhà nước pháp quyền “của
dân, do dân và vì dân”, thì tính công khai, minh bạch trong quản lý là lẽ đương nhiên, nhằm bảo đảm bản chất dân chủ của xã hội, thể hiện quyền của người dân trong việc tham gia quản lý Nhà nước Đồng thời, tạo điều kiện để người dân dễ dàng hơn trong việc tiếp cận thông tin về quy hoạch kế hoạch sử dụng đất đã được phê duyệt để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của mình
Trang 8Hạn chế được các khiếu kiện, khiếu nại về việc thực hiện dự án, thu hồi đất, bồi thường, tái định cư,…
2 Ý nghĩa
Thứ nhất, đối với Nhà nước, đó là sự bảo đảm cho việc sử dụng đất đai
hợp lý và tiết kiệm, đạt các mục tiêu nhất định phù hợp với các quy định của Nhà nước
Thứ hai, kịp thời xử lý các hành vi vi phạm, ngăn chặn những hậu quả
phát sinh không đáng có, giải quyết các sai phạm trong việc quản lý đất đai, thực hiện sai kế hoạch, sai mục đích
Thứ ba, thúc đẩy nền kinh tế phát triển qua những giao dịch bất động
sản, hạn chế rủi ro cho các nhà đầu tư và ổn định giá trị thị trường Đồng thời đóng vai trò quan trọng trong quá trình hội nhập quốc tế, đảm bảo tin cậy đối với các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước
Thứ tư, minh bạch công khai giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp
luật, lạm quyền hay tham nhũng trong các tổ chức, doanh nghiệp Xây dựng được môi trường minh bạch công khai, trung thực về các hoạt động liên quan đến quyền lợi của mọi người, thực hiện tốt các quy định của pháp luật, giúp nhân dân tin tưởng các hoạt động của các cơ quan quản lý đặc biệt là những
cơ quan nhà nước có thẩm quyền
III Đánh giá quy định pháp luật về vấn đề minh bạch và công khai hóa quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
1 Tích cực
Thứ nhất, trong việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất:Tại khoản 6
Điều 35 Luật Đất đai năm 2013 quy định ngay từ nguyên tắc lập quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất phải dựa trên nguyên tắc dân chủ và công khai cho thấy tính dân chủ được coi trọng Nguyên tắc này được thể hiện rõ hơn tại Điều 43
về nội dung lấy ý kiến về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Hay như ở khoản
Trang 93 Điều 10 Luật Quy hoạch năm 2017 quy định rằng chính sách của nhà nước
về hoạt động quy hoạch phải bảo đảm khách quan, công khai, minh bạch
Thứ hai, trong công bố, lấy ý kiến, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử
dụng đất:Tại Điều 48, Điều 49 Luật Đất đai 2013 quy định việc công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất Theo đó quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh, cấp huyện sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định, phê duyệt phải được công bố Bộ Tài nguyên môi trường
có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử; đồng thời UBND các cấp cũng có trách nhiệm công bố công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử Thời gian công bố công khai được thực hiện trong 30 ngày kể từ có quyết định phê duyệt của cơ quan nhà nước có thẩm quyền Việc công khai được thực hiện trong suốt kỳ quy hoạch,
kế hoạch sử dụng đất
Trong giai đoạn này, Chính phủ, UBND cấp tỉnh và cấp huyện có trách nhiệm tổ chức lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất ở từng cấp Đối với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp quốc gia, cấp tỉnh sẽ tiến hành thông qua hình thức công khai thông tin về nội dung của quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trên trang thông tin điện tử của Bộ Tài nguyên môi trường, UBND cấp tỉnh Trong khi đó, việc lấy ý kiến đóng góp của nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện được thực hiện thông qua hình thức tổ chức hội nghị, lấy ý kiến trực tiếp và công khai thông tin trên trang thông tin điện tử của UBND cấp tỉnh và UBND cấp huyện
So sánh với kết quả rà soát việc công khai thông tin đất đai trên cổng thông tin điện tử của chính quyền cấp tỉnh và cấp huyện năm 2021, kết quả năm 2022 cho thấy có sự cải thiện trong việc công khai thông tin kế hoạch sử dụng đất cấp huyện và bảng giá đất cấp tỉnh và mức độ phản hồi của chính quyền địa phương đối với yêu cầu cung cấp thông tin của công dân Cụ thể,
về việc công khai bảng giá đất cấp tỉnh, tính đến ngày 6/10/2022, có 41/63
Trang 10tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (chiếm 65%) đã đăng tải công khai bảng giá đất trên cổng thông tin điện tử của địa phương, tăng 22,2% so với kết quả rà soát năm 2021
Về việc công khai kế hoạch sử dụng đất hàng năm cấp huyện, tính đến ngày 6-10-2023, trong số 705 UBND cấp huyện, có 65,2% đã thực hiện công khai kế hoạch sử dụng đất cấp huyện năm 2023 trên cổng thông tin điện tử của mình, tăng 17,3% so với năm 2021 và tăng 10% so với năm 2022 Trong
số này chỉ có 22,8% ban hành kế hoạch sử dụng đất đúng thời hạn và chỉ có 7% đăng tải thông tin đúng thời hạn1
Thứ ba, trong quản lý, giám sát trách nhiệm của các chủ thể tham gia xây
dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất: Điểm a Khoản 3 Điều 199 Luật Đất đai 2013 quy định về việc lập, điều chỉnh, công bố, thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là một trong các nội dung giám sát của công dân trong quản lý và sử dụng đất đai Ngoài ra, việc tổ chức công bố công khai về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, công khai điều chỉnh quy hoạch chi tiết dự án (nếu có) nhằm tạo thuận lợi cho các tổ chức, đơn vị và cộng đồng dân cư giám sát, kịp thời phát hiện và chấn chỉnh các sai phạm trong công tác quản lý đất đai cũng được ghi nhận tại Điều 49
Thứ tư, trong cơ chế đảm bảo thực hiện minh bạch công khai và dân chủ
trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.Đã ghi nhận các quy định về xử lý vi phạm pháp luật trong thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất của các cá nhân, tổ chức, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thực hiện công khai, minh bạch và dân chủ trong quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất tại chương 13 Luật Đất đai 2013 Cùng với đó là bổ sung nhiều điều luật quy định ở chương 9 về việc xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu đất đai, hệ thống giám sát theo dõi, đánh giá một cách công khai, minh bạch
1 Thảo Uyên, “Việc công khai minh bạch thông tin đất đai là rất quan trọng”, Báo điện tử Đảng Cộng sản
Việt Nam, (2024), https://dangcongsan.vn/day-manh-cai-cach-tu-phap-va-hoat-dong-tu-phap/tin-tuc/viec-cong-khai-minh-bach-thong-tin-dat-dai-la-rat-quan-trong-661119.html
Trang 11và bảo đảm cho mọi người dân được tiếp cận dựa trên tinh thần nhất quán đất đai thuộc sở hữu toàn dân
2 Hạn chế
Thứ nhất, về đối tượng được lấy ý kiến đóng góp về quy hoạch, kế hoạch
sử dụng đất: Theo quy định hiện hành còn chưa bao quát hết các đối tượng, bởi vì ngoài những hộ dân chịu ảnh hưởng trực tiếp thuộc vùng quy hoạch thực hiện dự án thì một số người dân khác sống trong khu vực này có thể chịu tác động ít nhiều từ dự án do sự thay đổi về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, cơ sở hạ tầng xã hội, môi trường… Do đó, những đối tượng này cũng nên biết được một số thông tin cần thiết và cơ bản để chủ động được quá trình lao động, sinh hoạt, sản xuất, kinh doanh của mình
Thứ hai, người dân chưa thực sự hiểu rõ cách thức để tiếp cận thông tin
trên trang thông tin điện tử của các cơ quan có thẩm quyền; thông tin đăng tải đôi khi còn chưa rõ ràng để mọi người có thể tiếp cận; một bộ phận công chức còn xem nhẹ việc cung cấp thông tin, vấn đề tiêu cực, quan liêu cũng ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực hiện quyền của người dân hay việc chế tài đối với các trường hợp bưng bít, gây khó dễ khi người dân muốn tìm hiểu thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất vẫn chưa cụ thể, rõ ràng.
Thứ ba, với các trang công khai quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, lượng
truy cập không lớn, chưa thu hút được sự chú ý và tiếp cận của người dân do qua đánh giá kết quả nghiên cứu cho thấy, các thông tin về quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất thường được ban hành chậm hơn so với quy định Cụ thể,
hồ sơ kế hoạch sử dụng đất phần lớn không được đăng tải đầy đủ, rải rác hoặc đăng tải ở nhiều chuyên mục và thiếu thống nhất; chức năng tìm kiếm chưa hiệu quả, công cụ tìm kiếm không trả về kết quả cần tìm,…
Thực tế nhiều năm qua, một số địa phương người dân luôn bị động, hạn chế các thông tin liên quan đến quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, một số địa phương công tác quản lý đất đai còn nhiều bất cập Tính đến cuối năm 2023,