1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

CƠ SỞ VĂN HÓA : Anh chị hãy cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề biến đổi hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay.

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Biến đổi hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay
Chuyên ngành Cơ sở Văn hóa
Thể loại Essay
Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 27,07 KB

Nội dung

Đề bài: Anh chị hãy cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề biến đổi hôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay. Bài làm: Gia đình là một nơi chứa đựng những tình yêu thương mà chúng ta dành cho những người thân yêu. Sau những ngày mệt mỏi của cuộc sống, bận bịu, vất vả trong cuộc sống, đôi khi chúng ta gục ngã thì gia đình chính là nơi giúp ta nạp đầy năng lượng, một sức sống mới để tiếp bước ngày mai. Hôn nhân chính là một điểm tựa vững chắc cho mỗi con người. Với mỗi người chúng ta, gia đình gần gũi vối bất kỳ ai, già, trẻ, gái, trai - như là một tế bào của xã hội, một tổ ấm, một chốn để trở về. Ta có thể thấy, trong hơn hai thập niên vừa qua, với bối cảnh xã hội Việt Nam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế thế giới, nhiều chuyển biến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đình truyền thống không còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới. Nền kinh tế thị trường, sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội thay đổi từng ngày. Sự đổi thay ấy diễn ra cả trong quan niệm của con người, biểu hiện như sự bình đẳng đã được đề cao hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏ nhằm hướng tới một xã hội tiến bộ hơn.

Trang 1

Đề bài: Anh chị hãy cho biết quan điểm cá nhân về vấn đề biến đổihôn nhân gia đình Việt Nam hiện nay.

Bài làm:

Gia đình là một nơi chứa đựng những tình yêu thương mà chúng tadành cho những người thân yêu Sau những ngày mệt mỏi của cuộc sống,bận bịu, vất vả trong cuộc sống, đôi khi chúng ta gục ngã thì gia đìnhchính là nơi giúp ta nạp đầy năng lượng, một sức sống mới để tiếp bướcngày mai Hôn nhân chính là một điểm tựa vững chắc cho mỗi con người.Với mỗi người chúng ta, gia đình gần gũi vối bất kỳ ai, già, trẻ, gái, trai -như là một tế bào của xã hội, một tổ ấm, một chốn để trở về

Ta có thể thấy, trong hơn hai thập niên vừa qua, với bối cảnh xã hội ViệtNam bước vào giai đoạn công nghiệp hóa, hiện đại hóa, toàn cầu hóa, hội nhậpkinh tế thế giới, nhiều chuyển biến lớn lao đã xảy ra, tất yếu khiến quy mô gia đìnhtruyền thống không còn thích nghi được với hoàn cảnh xã hội mới Nền kinh tế thịtrường, sự du nhập của các nền văn hóa nước ngoài đã làm cho xã hội thay đổitừng ngày Sự đổi thay ấy diễn ra cả trong quan niệm của con người, biểu hiện nhưsự bình đẳng đã được đề cao hơn, những chuẩn mực lạc hậu cũng được loại bỏnhằm hướng tới một xã hội tiến bộ hơn Nhất là đối với phụ nữ: họ được đối xửbình đẳng hơn và có nhiều điều kiện để phát triển, nâng cao vị thế xã hội của mình;vai trò của họ trong cuộc sống, trong sản xuất, họ ngày càng trở nên quan trọnghơn, gánh nặng gia đình của người phụ nữ cũng được chia sẻ và họ cơ hội phát huytiềm năng cũng đến nhiều hơn sự bình đẳng về giới tính nói riêng và bình đẳng nóichung làm cho mỗi người được tự do phát triển mà không phải chịu nhiều ràngbuộc như trước Việc Việt Nam ta hội nhập kinh tế đã làm cho mức sống conngười được nâng cao hơn, chất lượng cuộc sống được cải thiện, từ đó cũng làm chonhu cầu hưởng thụ của họ tăng lên Không chỉ riêng lớp trẻ mà mỗi một thành viêntrong gia đình đều muốn được có khoảng không gian riêng, thoải mái để làmnhững gì mình thích, không phải bận tâm đến sự nhận xét của người khác Do cócông ăn việc làm ổn định, con cái đến tuổi kết hôn cũng không phải phụ thuộc kinhtế nhiều vào cha mẹ, từ đó sẽ nảy sinh ra nhu cầu ở riêng cho thuận tiện về mặtsinh hoạt Mặt khác, việc duy trì gia đình truyền thống sẽ kìm hãm sự tự do, làmcho cái tôi, cá tính, năng lực của con người không có cơ hội phát triển, dẫn đến hạnchế về lực lượng nhân tài cho đất nước ta trong thời buổi công nghiệp hóa hiện đại

Trang 2

hóa Vì vậy, gia đình Việt Nam hiện đại đã trải qua rất nhiều biến đổinhưng không hoàn toàn đứt đoạn so với khuôn mẫu truyền thống ngày xưa.

Đầu tiên là biến đổi về cơ cấu gia đình, thay đổi rõ ràng nhất Cơcấu gia đình bao gồm quy mô gia đình và các quan hệ xã hội trong vàngoài gia đình Quy mô gia đình hiện đại ngày nay đã càng ngày càng thunhỏ so với gia đình truyền thống trước kia, số thành viên trong 1 gia đìnhtrở nên ít đi Gia đình hiện nay đại đa số có 2 thế hệ cùng chung sống :ba mẹ và con cái Một số ít gia đình dưới nông thôn vẫn giữ quy môchung sống 3 thế hệ Cá biệt còn có số ít gia đình đơn thân, nhưng phổbiến nhất vẫn là loại hình gia đình hạt nhân quy mô nhỏ

Vậy, rõ ràng là quy mô gia đình Việt Nam ngày càng thu nhỏ để đáp ứngnhững nhu cầu và điều kiện của thời đại mới đặt ra Bên cạnh đó, nó cũng thay đổichính xã hội hay những giá trị của xã hội, làm cho sự bình đẳng nam nữ được đềcao hơn, cuộc sống riêng tư của con người được tôn trọng hơn, tránh được nhữngmâu thuẫn trong đời sống của gia đình truyền thống Sự biến đổi của gia đình chothấy chính nó đang làm chức năng tích cực, thay đổi chính bản thân gia đình

Thứ hai là sự biến đổi về chức năng của gia đình trước tiên phảikể đến chức năng tái sản xuất ra con người trong xã hội truyền thốngngày xưa, ông bà ta luôn có quan niệm càng nhiều con nhiều cháu càngtốt và nhất thiết phải sinh được con trai để nối dõi tông đường Hiện nay,nhu cầu đông con của các gia đình đã giảm, do tác động của nhiềunguyên nhân, phải kể đến vai trò của nhà nước trong cuộc vận động sinhđẻ có kế hoạch trong cả nước, ngoài ra còn do nhiều nguyên nhân chủquan khác Một gia đình mong muốn có từ 1- 2 con, và đặc biệt 1 số giađình không còn coi trọng việc nhất thiết phải có con trai

Về chức năng giáo dục con cái, chăm sóc gia đình, gia đình truyềnthống chủ yếu là chú trọng giáo dục đạo đức , nhân cách cho con em, giađình hiện nay không chỉ giáo dục về nhân cách, đạo đức mà bậc cha mẹcòn chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng mềm cho trẻ, định hướng tươnglai và đầu tư cho con cái học hành càng ngày càng nhiều

Thứ ba là sự biến đổi mối quan hệ trong gia đình Đối với Quan hệgiữa người vợ và người chồng Trước đây, gia đình truyền thống luôn tồntại sự bất bình đẳng giữa người đàn ông và người phụ nữ Ngày nay, sựbình đẳng trong hôn nhân đã dần xuất hiện và phát triển Không chỉ cómô hình người chồng làm chủ gia đình từ gia đình truyền thống, còn có

Trang 3

các mô hình khác cùng tồn tại Đó là người vợ làm chủ gia đình, cả 2 vợchồng cùng làm chủ gia đình.

Đối với quan hệ giữa ba mẹ và con cái Trong gia đình truyềnthống, ba mẹ có uy quyền tuyệt đối với con cái phải nghe theo sự sắpxếp, an bài của ba mẹ Con cái có bổn phận phục tùng, báo hiếu cho bamẹ Trong gia đình hiện nay, mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái đã dânchủ hơn, con cái có quyền bày tỏ ý kiến, được lựa chọn, quyết định vấnđề liên quan đến bản thân mình

Theo quan điểm của riêng tôi, Hôn nhân thường bắt đầu bằng một tình yêulãng mạn, nhiều người tin rằng hôn nhân xuất phát từ tình yêu có thể kéo dài mãimãi Nhưng tôi nghĩ, không chỉ có tình yêu nồng nàn, mà nó cần phải có sự chânthành và chung thủy từ cả 2 phía thì mới có được một cuộc hôn nhân bền vững

Ở Việt nam, nhận thức về hôn nhân và gia đình của giới trẻ là 1 trong nhữngvấn đề rất được quan tâm, đặc biệt là trong thời kỳ sau đổi mới đất nước Tronggiai đoạn trước đổi mới, hôn nhân do ba mẹ quyết định “ cha mẹ đặt đâu con ngồiđấy”, con cái phải nghe theo sự sắp xếp, an bài của ba mẹ, và có rất nhiều cuộc hônnhân không xuất phát từ tình yêu, kết hôn rồi chung sống, dần dần sẽ nảy sinh tìnhcảm Ý nghĩa của hôn nhân ở giai đoạn này mang tính tập thể nhiều hơn là cá nhân.Nó bị chi phối bởi gia đình, quyền lợi của gia đình, đôi khi của cả tổ chức xã hội Đâu đó sẽ có những cuộc hôn nhân không hạnh phúc, nhưng họ không thể hiệnđiều đó ra bên ngoài, họ luôn giữ cho gia đình của họ được nguyên vặn Một phầnbởi vì họ suy nghĩ cho con cái, không muốn con họ sống thiếu cha hoặc thiếu mẹ.Phần khác là họ sợ định kiến của xã hội, nhất là phụ nữ , một khi đã ly thân, ly hônvới chồng thì sẽ bị người đời dè bỉu, phải sống dưới những lời đàm tiếu của xã hộivà không thể tái hôn

Bây giờ hôn nhân đã thay đổi theo thời gian và sự phát triển của xã hội,người Việt Nam cho rằng hôn nhân cần được quyết định bởi bản thân người trongcuộc Tuy quyền lực của ba mẹ trong vấn đề hôn nhân của con giảm đi, nhưng coihôn nhân của con là một việc quan trọng của cả gia đình vẫn được duy trì Xuhướng hiện nay là con cái quyết định và hỏi ý kiến ba mẹ Giới trẻ tự quyết địnhhôn nhân của mình là một hướng tất yếu khi môi trường giao tiếp và làm việc củahọ rộng mở hơn Đặc biệt, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, các mối quanhệ của con cái dần vượt khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ Việc hỏi ý kiến cha mẹtrong quyết định hôn nhân đã thay đổi, nó chủ yếu mang ý nghĩa thể hiện sự kính

Trang 4

trọng của con cái chứ không phải để bố mẹ can thiệp Sự thay đổi nhận thức nàycủa giới trẻ mang giá trị tích cực.

Về vấn đề sống chung không kết hôn, đó là một điển hình của sự biến đổihôn nhân và gia đình ở các nước Tây Âu, Trung Quốc và Nhật ,đó là việc hết sứcbình thường, nhận thức của mọi người rất tích cực Nhưng ở 1 vài nước khác như :Hàn Quốc, Ấn Độ thì nhận thức về việc sống chung không kết hôn còn khá bảothủ, không được chấp nhận về mặt xã hội và đạo đức Họ bị ảnh hưởng bởi phongtục, tập quán, gia đình, tôn giáo và sự thừa nhận của cộng đồng

Ở Việt nam, việc chung sống không kết hôn hay quan hệ tình dục trước hônnhân, hay còn được giới trẻ gọi là “ sống thử” Có sự khác biệt trong nhận thức củanhững người khác thế hệ Giới trẻ thì nhận thức khá thoải mái với vấn đề đó,nhưng đối với người lớn tuổi thì suy nghĩ của họ còn khá bảo thủ, đâu đó sẽ cónhững bậc phụ huynh lớn tuổi khá thoải mái nhưng phần lớn vẫn thiên về khôngđồng tình với việc sống thử Bên cạnh đó, còn có sự khác biệt về suy nghĩ giữa đôthị - nông thôn Giới trẻ cũng như bậc phụ huynh ở đô thị sẽ có suy nghĩ thoánghơn, thoải mái hơn đối với việc sống thử còn ở nông thôn, có thể giới trẻ đã có sựtiếp cận với công nghệ thông tin nên suy nghĩ đã cởi mở hơn, những người lớntuổi, họ vẫn khá bảo thủ trong việc quan hệ thân mật giữa 2 giới, vấn đề trinh - tiếtnhất là đối với phụ nữ Chính vì thế hiện nay, một số ít trong giới trẻ Việt Nam đãquyết định “ sống thử’’ với nhau và chủ yếu là ở thành phố, đô thị, còn nông thônthì hầu như chưa có

Về tình trạng hôn nhân không đăng kí kết hôn vẫn còn tồn tại do nhiềunguyên nhân khác nhau như: do chưa đủ tuổi đăng ký kết hôn hay còn gọi là tảohôn, do phong tục tập quán lạc hậu, do thiếu sự hiểu biết pháp luật và thiếu ý thứctuân thủ pháp luật Tình trạng này xuất hiện nhiều ở những người có trình độ họcvấn thấp, sống ở vùng nông thôn hay miền núi, nơi có sự phát triển kinh tế xã hộicòn hạn chế và người dân tộc thiểu số

Hiện nay, tình trạng độc thân, không muốn lập gia đình tồn tại ở một số ítthanh niên trẻ Họ không muốn lập gia đình, ngại sinh con Họ không muốn bịchôn trong nấm mồ hôn nhân mà muốn có một cuộc sống cá nhân hoàn toàn độclập, tự do, thoải mái Tình trạng sống độc thân ở Việt Nam chủ yếu là do hoàn cảnhsống của họ Một là họ không tìm được người phù hợp với mình, 2 là do kinh tếkhó khăn Lí do khách quan là các vấn đề xã hội hội của gia đình như bạo lực giađình, ngoại tình khiến nhiều người không có hứng thú với việc kết hôn ngày càng

Trang 5

nhiều Điều này làm tăng nhanh tốc độ dân số già của nước ta Là trở ngại lớntrong việc thực hiện chính sách kế hoạch hóa gia đình của nhà nước ta.

Bản thân tôi nghĩ, kết hôn là để sống hợp pháp với người mình yêu Cónghĩa là Hôn nhân mang giá trị cá nhân Hôn nhân là vì cuộc sống hạnh phúc củamỗi chúng ta chứ ko vì bất kì 1ai khác, gia đình hay dòng họ hôn nhân là đểnương tựa lẫn nhau, cả về chỗ dựa vật chất lẫn tinh thần , là động lực để con ngườicố gắng không ngừng nghỉ Hôn nhân bây giờ vẫn có thể kết hợp giữa những giá trịtruyền thống và hiện đại Kết hôn vẫn là để ba mẹ yên tâm, để có thể an sinh lúc vềgià , hoặc đơn giản là để yên bề gia thất

Việc lựa chọn đối tượng kết hôn, các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời cũng cónhiều biếm đổi phù hợp với lối sống hiện đại ngày nay Tiêu chí ngày xưa là phải“môn đăng hộ đối” hay là hoàn cảnh gia đình, tình đồng hương, làng xóm giới trẻhiện nay lựa chọn bạn đời dựa vào các tiêu chí: ngoan hiền, chăm chỉ, biết cáchứng xử/ tư cách đạo đức tốt, khỏe mạnh và có chí làm ăn Những người đàn ông cóthu nhập cao , sống ở đô thị mong muốn và lựa chọn bạn đời tương lai là phải cótrình độ học vấn Phụ nữ thông minh thường chọn những người đàn ông có nghềnghiệp ổn định, có chí làm ăn làm bạn đời tương lai của mình Chính vì thế , xuhướng kết hôn muộn hơn, tự lo lựa chọn bạn đời tăng lên và tiêu chuẩn lựa chọnbạn đời gắn chặt với những đòi hỏi của đời sống kinh tế - xã hội ngày nay

Các cặp hôn nhân sau khi kết hôn đa số vẫn ở với gia đình chồng Một số ítsẽ sống bên nhà vợ ,cũng như có một số bộ phận đáng kể các gia đình sống riêngsau khi kết hôn Nhưng ko phải tất cả các cặp vợ chồng sẽ sống suốt đời với chamẹ chồng hoặc ba mẹ vợ mà sau một thời gian nhất định, họ sẽ tách ra ở riêng nhưng hiện nay, quá trình đó đang ngày càng rút ngắn hơn so với trước đây Sự tồntại cả 2 xu hướng trên phản ánh những nhu cầu khác nhau của cha mẹ và cặp vợchồng trẻ về việc sống chung với gia đình cha mẹ cha mẹ sẽ hỗ trợ cho cặp vợchồng trẻ một phần về mặt kinh tế và chăm sóc con cái Mong muốn của cặp vợchồng trẻ là được nhanh chóng tách ra sống riêng để phát triển kinh tế gia đình vàcó cuộc sống tự do, được tự quyết theo ý mình Tách ra và lại sống chung khi chamẹ của họ về già để thuận tiện cho việc con cái phụng dưỡng cha mẹ già Nếu nhưviệc chung sống sau khi kết hôn là sự hỗ trợ giữa một hoặc cả hai bên thì việcchung sống sau này lại là biểu hiện của sự báo hiếu của con cái với các bậc cha mẹ.Khuôn mẫu sống chung với cha mẹ chồng/ vợ sau khi kết hôn ở Việt Nam khôngphải đơn giản chỉ là sự tiếp tục chuẩn mực truyền thống mà nó còn những quyếtđịnh hợp lý ở hiện đại Vì vậy, việc sống chung với gia đình nhà chồng/ vợ sẽ còntồn tại lâu dài, đặc biệt ở khu vực nông thôn Việt Nam

Trang 6

Thanh niên ngày nay được tự do lựa chọn bạn đời và quyết định việc hônnhân theo quan điểm của mình Hành vi chọn bạn đời đúng đắn, phù hợp là bướctiền đề để mỗi người tạo dựng một gia đình hạnh phúc cho chính mình Tuy nhiên,có thể do quá tự do trong việc kết hôn, nhiều thanh niên nhận thức việc hôn nhânkhông còn quan trọng như trước đây Dưới tác động của cơ chế thị trường, khoahọc công nghệ, toàn cầu hóa… khiến các gia đình chịu nhiều mặt trái: quan hệ vợchồng - gia đình lỏng lẻo; gia tăng tỷ lệ ly hôn, ngoại tình, bi kịch - thảm án giađình, người già cô đơn, trẻ em sống ích kỷ, bạo hành trong gia đình; xâm hại tìnhdục…; Giá trị truyền thống trong gia đình bị coi nhẹ; Kiểu gia đình truyền thống bịphá vỡ, lung lay, gia tăng số hộ gia đình đơn thân, độc thân, kết hôn đồng tính…;Sức ép từ cuộc sống hiện đại (công việc căng thẳng, không ổn định, di chuyểnnhiều…) khiến hôn nhân trở nên khó khăn với nhiều người…

Trong gia đình, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đôi khi “quá mức” dẫnđến cảnh xung đột, ý thức trách nhiệm với gia đình giảm sút Nhiều thanh niênnhận thức: khi vợ chồng xung đột với nhau, không còn yêu nhau thì ly hôn là cáchtốt nhất, là giải thoát cần thiết cho mỗi người và họ luôn đặt cái tôi của mình caohơn quyền lợi của con cái Do đó, có thể thấy, ngày nay tỷ lệ ly hôn trong các giađình trẻ cao hơn nhiều so với trước kia, thời gia đình phong kiến Điều đó chothấy: sự bền vững của gia đình liên quan trực tiếp đến nhận thức của mỗi người vềgia đình, về vai trò, trách nhiệm của người vợ, người chồng trong gia đình

Tất cả những sự biến đổi trên cho thấy sự giao thoa giữa các đặc điểm củacuộc sống hiện đại với việc lưu giữ các giá trị truyền thống, khi có sự lệch pha giữatốc độ phát triển kinh tế - xã hội với chuyển đổi của các giá trị văn hóa Các yếu tốcó ý nghĩa quan trọng ảnh hưởng đến sự hình thành hôn nhân ở Việt Nam baogồm: sự biến đổi tích cực của hệ thống giáo dục; quá trình công nghiệp hóa và đôthị hóa với việc cấu trúc lại cơ cấu kinh tế - xã hội; sự bảo lưu các khuôn mẫu vănhoá; các đặc trưng cá nhân và hộ gia đình Trong điều kiện của một nước mới đạtđược trình độ phát triển kinh tế trung bình, vai trò của các yếu tố hiện đại hóa chưacao thì tác động của các yếu tố văn hóa càng lớn hơn Như vậy, quá trình biến đổigia đình truyền thống thành gia đình hiện đại trên nền tảng của tự do kinh tế và tựdo hôn nhân, rộng hơn nữa là tự do cá nhân đang làm thay đổi về cơ bản quy mô,chức năng và cấu trúc gia đình Sự biến đổi này là một tất yếu, vì vậy, xây dựnggia đình Việt Nam hiện nay cần xem xét những biến đổi nào là phù hợp, nhữngbiến đổi nào là không phù hợp để có những giải pháp để xây dựng gia đình VNphát triển bền vững trong tương lai

Ngày đăng: 10/09/2024, 20:41

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w