1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5

120 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 120
Dung lượng 2,72 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC BẢNG Số hiệu 1.2 Thực trạng kĩ năng lập luận khi viết văn kể chuyện của học 1.3 Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HOÀNG CẨM

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LẬP LUẬN

TRONG DẠY HỌC VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN

CHO HỌC SINH LỚP 5

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC

HẢI PHÒNG - 2023

Trang 2

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

PHẠM THỊ HOÀNG CẨM

PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LẬP LUẬN

TRONG DẠY HỌC VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài: “Phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học

viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5” là công trình nghiên cứu khoa học của

riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn của tôi là thực tế trung thực

và chưa được công bố trong các công trình nào Các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoàng Cẩm

Trang 4

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành tốt luận văn này, tôi xin bày tỏ lòng kính trọng và biết

ơn sâu sắc tới:

PGS TS Đỗ Thị Thu Hương, người đã đồng hành và hướng dẫn tôi trong quá trình thực hiện luận văn tốt nghiệp Dưới sự chỉ dạy của TS, tôi đã được trang bị những kiến thức nền tảng và kĩ năng cơ bản vô cùng quan trọng

Sự hỗ trợ và động viên từ TS đã truyền cảm hứng và động lực cho tôi để tôi không ngừng phấn đấu và vượt qua khó khăn trong quá trình nghiên cứu

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Ban giám hiệu Nhà trường, Phòng Đào tạo sau Đại học, các thầy giáo, cô giáo là cán bộ giảng viên và cộng tác viên Trường Đại học Hải Phòng Qua những buổi giảng dạy, thầy cô

đã chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm quý báu, đồng thời đóng góp ý kiến và hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Xin được gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu, các thầy giáo,

cô giáo và các em học sinh lớp 5 trên địa bàn Thành Phố Hải Phòng Sự hợp tác và sự đồng lòng của các bạn đã tạo điều kiện và giúp tôi thực nghiệm để

có được những số liệu tin cậy phục vụ cho nghiên cứu của mình

Cuối cùng tôi rất mong nhận được những góp ý chân thành từ quý thầy

cô và các bạn đối với luận văn này Đóng góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn sẽ giúp tôi hoàn thiện và nâng cao chất lượng công trình nghiên cứu của mình Tôi xin chân thành cảm ơn và trân trọng sự giúp đỡ và đóng góp quý báu của tất cả mọi người

Xin chân thành cảm ơn !

Hải Phòng, ngày tháng năm 2023

Tác giả luận văn

Phạm Thị Hoàng Cẩm

Trang 6

DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

1.2 Thực trạng kĩ năng lập luận khi viết văn kể chuyện của học

1.3

Thực trạng nhận thức của giáo viên về phát triển kĩ năng

lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh

lớp 5

32

3.1 Thống kê số lớp, số học sinh thực nghiệm 81 3.2 Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm của trường tiểu

Trang 7

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

Số hiệu

3.1 Kết quả kiểm tra trước khi thực nghiệm của trường tiểu

Trang 8

MỤC LỤC

Trang

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v

DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ v

MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 8

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 8

1.1 Cơ sở lý luận 8

1.1.1 Một số vấn đề về lập luận 8

1.1.2 Khái quát về văn kể chuyện 15

1.1.3 Lập luận trong văn kể chuyện 18

1.1.4 Kỹ năng lập luận trong văn kể chuyện 21

1.2 Cơ sở thực tiễn 25

1.2.1 Khảo sát chương trình tiếng việt lớp 5 (2006) 25

1.2.2 Khảo sát chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2018 27

1.2.3 Khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 29

Tiểu kết chương 1 38

CHƯƠNG 2 39

BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KĨ NĂNG LẬP LUẬN 39

TRONG DẠY HỌC VIẾT VĂN KỂ CHUYỆN CHO HỌC SINH LỚP 5 39

2.1 Các nguyên tắc đề xuất biện pháp phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 39

2.1.1 Nguyên tắc đảm bảo mục tiêu môn học 39

2.1.2 Nguyên tắc đảm bảo tính toàn diện và hệ thống 39

2.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính tích hợp 40

Trang 9

2.1.5 Nguyên tắc đảm bảo tính sư phạm 41

2.2 Biện pháp phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 42

2.2.1 Biện pháp 1: Xây dựng tiêu chí đánh giá kỹ năng lập luận trong bài văn kể chuyện của học sinh lớp 5 42

2.2.1.1 Khái niệm tiêu chí đánh giá 42

2.2.2 Biện pháp 2: Sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển kĩ năng lập luận cho học sinh 47

2.2.2.1 Mục đích của biện pháp 47

Tiểu kết chương 2 80

CHƯƠNG 3 81

THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 81

3.1 Mục đích và yêu cầu thực nghiệm 81

3.1.1 Mục đích thực nghiệm 81

3.1.2 Yêu cầu thực nghiệm 81

3.2 Kế hoạch thực nghiệm 81

3.2.1 Đối tượng thực nghiệm 81

3.2.2 Địa bàn thực nghiệm 82

3.3 Nội dung thực nghiệm 82

3.3.1 Quy trình thực nghiệm 82

3.3.2 Nội dung cần thực nghiệm 84

3.3.3 Điều kiện thực nghiệm 85

3.4 Phương pháp thực nghiệm 86

3.5 Giáo án thực nghiệm 86

3.6 Kết quả thực nghiệm 87

3.6.1 Đánh giá kết quả trước thực nghiệm sư phạm 87

3.6.2 Đánh giá kết quả sau thực nghiệm sư phạm 90

* Đánh giá sự cần thiết định tính 91

3.6.3 Kết luận chung về dạy học thực nghiệm 93

Trang 10

Bên cạnh đó, biện pháp phát triển kĩ năng lập luận trong viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 đưa ra không những người học chủ động nắm vững được kiến thức cơ bản mà còn được rèn luyện được những kỹ năng làm việc nhóm,

kỹ năng phát hiện sửa lỗi sai, kỹ năng vận dụng lí thuyết vào viết văn kể

chuyện 94

Tiểu kết chương 3 95

KẾT LUẬN 96

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

PHỤ LỤC 100

PHỤ LỤC 1 100

Trang 11

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu

1.1 Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn 2018 quy định yêu cầu cần đạt môn Tiếng Việt cho học sinh tiểu học: hình thành và phát triển cho học sinh 4 kĩ năng cơ bản đọc, viết, nói và nghe Trong bốn kĩ năng, kĩ năng viết đứng thứ hai, chiếm khoảng 25% thời lượng dạy học Điều này đã khẳng định, viết là một trong bốn kĩ năng cần hình thành và phát triển cho người học

1.2 Dạy học viết bài văn kể chuyện đã được triển khai trong chương trình Giáo dục phổ thông năm 2018 của các khối lớp ở tiểu học từ lớp 2 đến lớp 4 với nhiều dạng Chẳng hạn lớp 2 viết được 4 – 5 câu thuật lại một sự việc đã chứng kiến hoặc tham gia dựa vào gợi ý Lớp 3 viết được đoạn văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến, tham gia Lớp 4 viết được bài văn thuật lại một sự việc đã chứng kiến (nhìn, xem) hoặc tham gia và chia sẻ suy nghĩ, tình cảm của mình về sự việc đó Viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc,

đã nghe hoặc viết đoạn văn tưởng tượng dựa vào câu chuyện đã đọc, đã nghe

Lên lớp 5, học sinh tiếp tục được học viết bài văn kể chuyện nhưng ở mức độ cao hơn: viết được bài văn kể lại câu chuyện đã đọc, đã nghe với những chi tiết sáng tạo Chính vì vậy, đòi hỏi người học cần biết cách sắp xếp các sự việc trong câu chuyện định kể, nói cách khác, học sinh cần phải biết sử dụng lập luận trong văn kể chuyện để viết được bài văn kể chuyện mạch lạc, chặt chẽ và logic

1.3 Lập luận là đưa ra những lý lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó mà người nói muốn đạt tới Trong mọi loại hình giao tiếp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp đã xác định, người nói, người viết đều phải phát huy kĩ năng lập luận của mình Trong các kiểu bài văn, văn kể chuyện là thể loại văn nghệ thuật gắn liền với đời sống xã hội,

có tác dụng giáo dục đạo đức, tư tưởng tình cảm, kỹ năng sống cho học sinh tiểu học Kiểu văn bản này vận dụng tổng hợp, ở mức độ cao, vốn tri thức về

Trang 12

cuộc sống, kĩ năng sắp xếp các sự kiện, diễn biến của câu chuyện để thuyết phục nhận thức, tư tưởng, tình cảm, hành động của người đọc, người nghe Kĩ năng lập luận giúp người kể chuyện duy trì diễn biến của câu chuyện, sắp xếp các sự kiện trong truyện theo một trật tự chặt chẽ Vì thế quan hệ lập luận xuyên suốt trong toàn bộ văn bản

1.4 Trong thực tiễn khi dạy học viết bài văn kể chuyện cho học sinh lớp 5, tôi nhận thấy các em còn mắc khá nhiều lỗi về lập luận khi kể chuyện Học sinh thường không xác định rõ mục đích kể chuyện, ý nghĩa của truyện, chưa biết sắp xếp trật tự các sự kiện, diễn biến trong câu chuyện, hoặc không biết nhấn mạnh các tình tiết cần thiết để làm bật nổi ý nghĩa của câu chuyện Học sinh cũng chưa làm toát lên được tính cách nhân vật, điều này khiến cho

ý nghĩa của câu chuyện chưa được bộc lộ rõ nét Đó là chưa kể đến các loại lỗi mà các em mắc phải trong diễn đạt, lựa chọn tình tiết, miêu tả ngoại hình

và tính cách nhân vật, sử dụng các tác tử và kết tử lập luận

1.5 Những năm gần đây, việc nghiên cứu về lập luận không còn bó hẹp trong phạm vi ngữ dụng học mà đã có sự mở rộng Theo đó, các kết quả nghiên cứu về lập luận còn có thể ứng dụng vào dạy học tạo lập văn bản nói chung, dạy học học sinh viết văn kể chuyện nói riêng Bởi lẽ, “Tính lập luận

là sợi chỉ đỏ đảm bảo tính mạch lạc về nội dung bên cạnh tính liên kết về hình thức của văn bản, của diễn ngôn” [9, tr 174]

Trên đây là những lí do khiến chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:

“Phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5” Đề tài này góp phần giúp cho các em học sinh lớp 5 biết cách

sử dụng kĩ năng lập luận trong khi làm văn kể chuyện, từ đó viết được bài

văn kể chuyện đáp ứng được yêu cầu cần đạt của chương trình Tiếng Việt tiểu học 2018

2 Lịch sử vấn đề nghiên cứu

2.1 Tình hình nghiên cứu lập luận ở Việt Nam

Trong cả ngôn ngữ nói và viết, lập luận đều đóng vai trò vô cùng quan

Trang 13

trọng trong việc điều khiển hoạt động, mục đích giao tiếp, lập luận quyết định đến thành công của hoạt động giao tiếp

Tại Việt Nam, lập luận cũng được nhắc đến bởi các nhà Việt ngữ học Tác giả Nguyễn Đức Dân quan niệm: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó: rút ra một/một số kết luận hay chấp nhận một kết luận nào đó” [Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học tập 1, Nxb Giáo dục Hà Nội] [9] Như vậy lập luận là quá trình người nói đưa ra những lí lẽ nhằm đạt được mục đích nói Công trình Đại cương ngôn ngữ học của Đỗ Hữu Châu (1996) [8] và Ngữ dụng học của Nguyễn Đức Dân (1998)

đã giới thiệu những vấn đề cơ bản trong lí thuyết lập luận như khái niệm lập luận, quan hệ lập luận, cấu trúc lập luận, lẽ thường trong lập luận… Có thể nói, đây là những công trình đặt nền móng cho những nghiên cứu tiếp theo về lập luận tại Việt Nam [9]

Năm 1994, Nguyễn Minh Lộc (1994) trong công trình “Tìm hiểu kết tử nghịch hướng lập luận “nhưng” trong tiếng Việt [13], đã chỉ ra đặc điểm chung của kết tử theo lí thuyết lập luận đồng thời chỉ ra một số điểm đặc biệt của kết tử này Kiều Tập (1996), Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Sư phạm

Hà Nội Khi nghiên cứu “Các kết tử lập luận “nhưng”, “tuy”, “nhưng”, “thế mà”/vậy mà” và các cơ sở của lập luận” đã khẳng định: “đặc điểm nối kết của một số kết tử “nhưng”, “tuy…nhưng…”, “thế mà/vậy mà” là những kết tử ba

vị trí nghịch hướng trong kết luận”[25].Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra những đặc điểm chung và điểm đặc biệt của các kết tử

Tiếp đó năm 2016, tác giả Nguyễn Thu Trang và đã nghiên cứu kết tử lập luận cả ở chiều rộng và chiều sâu [26] Ngoài ra công trình của Nguyễn

Thị Hường, Chu Thị Quỳnh Phương (2010): Lập luận trong hội thoại của

nhân vật (qua tài liệu văn xuôi Việt Nam giai đoạn 1930-1945) [12], Nguyễn

Thị Thắm (2019): Lập luận trong luật tục Ê đê… nghiên cứu lập luận dưới

Trang 14

góc độ diễn ngôn [27] Những công trình nghiên cứu kể trên cho thấy tính ứng dụng của lập luận trong thực tiễn giao tiếp tiếng Việt

2.2 Tình hình nghiên cứu về văn kể chuyện và lập luận trong văn kể chuyện

Văn kể chuyện là một thể loại văn bản được giảng dạy trong nhà trường phổ thông từ rất sớm và có trong các khối lớp ở Tiểu học Với tư cách là một trong các kiểu văn bản thuộc văn bản văn học, loại văn bản này được rất nhiều nhà nghiên cứu quan tâm Thông thường người ta không chỉ thuần túy

kể về một câu chuyện mà thông qua câu chuyện đó gửi gắm tới người đọc, người nghe một bài học, kết luận nào đó Đây chính là biểu hiện của lập luận trong văn kể chuyện

Trong thực tế có nhiều nhà nghiên cứu cũng đang quan tâm tìm hiểu về văn kể chuyện và lập luận trong văn kể chuyện Tuy nhiên, những nghiên cứu

về văn kể chuyện thường được trình bày trong các công trình về dạy học Tập làm văn ở tiểu học

Trước hết, có thể đề cập tới một số công trình tiêu biểu về dạy học Tập làm văn ở tiểu học nói chung và dạy học văn kể chuyện nói riêng:

Tài liệu "Bồi dưỡng giáo viên" (NXB GD - 2004,2005,2006) [30] đã đề cập đến một số yêu cầu cơ bản về kiến thức và kĩ năng mà học sinh bắt buộc phải đạt được trong phân môn Tập làm văn Đồng thời đưa ra những biện pháp dạy Tập làm văn với nội dung phong phú và bổ ích đối với GV Tiểu học

Nguyễn Trí đã đưa ra các phương pháp dạy tập làm văn kể chuyện theo

kỹ năng cần rèn luyện và các kiểu bài văn cụ thể trong cuốn “Luyện tập văn kể

chuyện ở Tiểu học”, Nxb Giáo dục, Hà Nội [28] Giúp các em nắm chắc cách

làm của từng kiểu bài Tác giả Nguyễn Trí đã đưa ra phương pháp dạy với từng bài văn kể chuyện Sách còn chỉ ra các cách kể chuyện khác nhau Từ đó học sinh thấy sự đa dạng khi viết văn kể chuyện và các em tự do sáng tạo tìm cách viết văn kể chuyện cho riêng mình

Trang 15

Nghiên cứu của Chu Thị Thủy An đã đề ra các biện pháp rèn luyện kĩ

năng lập luận khi làm văn kể chuyện như: “định hướng lập luận qua việc xây

dựng và sắp xếp các sự việc để tạo thành cốt truyện; định hướng lập luận qua việc kể lại hành động, ý nghĩ và lời nói của nhân vật; định hướng lập luận qua

việc lựa chọn các chi tiết miêu tả cùng chủ đề và sử dụng các từ ngữ cùng trường nghĩa để miêu tả ngoại hình nhân vật Bên cạnh đó, cũng có thể sử

dụng các biện pháp rèn luyện kĩ năng lập luận cho học sinh như các thể loại khác: định hướng lập luận bằng các tác tử và kết tử lập luận, định hướng lập luận bằng cách sắp xếp vị trí luận cứ và kết luận có chủ hướng, định hướng lập luận bằng việc xây dưng các mô hình đoạn văn, bài văn Nhờ kĩ năng lập luận câu chuyện kể có tính mạch lạc hơn, nhất quán hơn về nội dung, ý nghĩa; tăng sức hấp dẫn và thuyết phục với người nghe, người đọc Từ đó phát triển được kỹ năng lập luận khi học sinh viết bài văn kể chuyện [3]

3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số biện pháp phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học văn

kể chuyện cho học sinh tiểu học lớp 5

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về lập luận, văn kể chuyện, lập luận trong

văn kể chuyện…

- Khảo sát thực trạng giáo viên tại hai trường tiểu học: Tiểu học An Lư

và tiểu học Quang Trung của thành phố Hải Phòng về việc dạy học phát triển

kĩ năng lập luận trong viết văn kể chuyện

- Đề xuất một số biện pháp tổ chức dạy học phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5

- Thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng tính khả thi và tính hiệu quả của một số biện pháp

4 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể

Trang 16

chuyện cho học sinh lớp 5

5 Khách thể nghiên cứu:

Rèn kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp

5 của hai trường tiểu học: Tiểu học An Lư và tiểu học Quang Trung trên địa bàn Thành phố Hải Phòng

7 Phương pháp nghiên cứu

Để luận văn hoàn thành đúng với thời gian quy định, đạt được mục đích

đề ra Tôi đã sử dụng một số phương pháp sau,

Phương pháp phân tích - tổng hợp: Sử dụng khi đọc tài liệu phân tích, tổng hợp các các vấn đề liên quan đến lí thuyết của đề tài

Phương pháp so sánh, đối chiếu: Sử dụng để đối chiếu và so sánh kết quả trước và sau khi tiến hành thực nghiệm một số biện pháp đã đề xuất trong chương 2

Phương pháp điều tra - khảo sát: Thiết kế các phiếu điều tra trên Google form, gửi qua email đến giáo viên cần tiến hành điều tra Kết quả điều tra được thu thập qua bảng tính excel và được xử lí bằng các phần mềm chuyên dụng

Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Phương pháp này dùng để tổ chức dạy học thử nghiệm tại hai trường Tiểu học: Tiểu học An Lư và tiểu học Quang Trung trên địa bàn thành phố Hải Phòng, nhằm đánh giá tính khả thi,

Trang 17

hiệu quả của các biện pháp đề xuất nhằm phát triển kĩ năng lập luận trong văn

kể chuyện cho học sinh lớp 5 được nêu trong luận văn

8 Giả thiết nghiên cứu

Trong giảng dạy viết văn kể chuyện ở lớp 5 giáo viên chưa chú ý đến phát triển kĩ năng lập luận Nếu vận dụng kĩ năng lập luận vào dạy viết văn kể chuyện

ở lớp 5 thì chất lượng làm văn kể chuyện của học sinh sẽ được nâng cao

9 Kết cấu của luận văn

Gồm: phần Mở đầu, Kết luận, danh mục Tài liệu tham khảo, Phụ lục, nội dung luận văn được chia thành ba chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn

Chương 2: Biện pháp phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn

kể chuyện cho học sinh lớp 5

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 18

Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra các lí lẽ nhằm thuyết phục người nghe vào một hệ thống luận cứ nào đó để rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó” [9, tr 165]

Theo Đỗ Hữu Châu: “Lập luận là một hoạt động ngôn từ Bằng công cụ ngôn ngữ, người nói đưa ra những lí lẽ nhằm dẫn dắt người nghe đến một hệ thống xác tín nào đó, rút ra một (một số) kết luận hay chấp nhận một (một số) kết luận nào đó.” [8]

Nguyễn Thị Nhịn (2001) đưa ra khái niệm: “Lập luận là người nói hay viết đưa ra một hay một số lí lẽ mà người viết cho là luận cứ nhằm dẫn dắt người đọc hay người nghe vào một kết luận nào đó mà người nói hay người viết mong muốn hướng tới” [14 tr 141]

Chu Thị Thủy An, Võ Thị Ngọc (2014) khảng định: “Lập luận là chiến lược hội thoại nhằm dẫn dắt người nghe vào một kết luận do người nói đưa ra hoặc có ý định dẫn dắt người nghe vào kết luận ấy "[3, tr.137]

Mỗi nhà nghiên cứu về lập luận diễn đạt theo các cách khác nhau nhưng vẫn cùng quan điểm sau: Lập luận là thông qua ngôn ngữ lời nói đưa ra những luận cứ (lý lẽ) thuyết phục người được giao tiếp đồng ý một kết luận hoặc chấp nhận một kết luận mà người (nói viết) mong muốn hướng tới

Trang 19

Trong mọi loại hình giao tiếp, nhằm đạt được mục đích giao tiếp đã xác định, người nói, người viết cần phải phát huy kĩ năng lập luận của mình

Như vậy, dù diễn đạt bằng cách nào thì các nhà nghiên cứu đều có điểm

thống nhất rằng: Lập luận là đưa ra lí lẽ để người cùng giao tiếp đi đến một

kết luận hoặc chấp nhận một kết luận mà người nói (người viết) muốn hướng tới Vì thế, trong hoạt động giao tiếp (dù trực tiếp hay gián tiếp), muốn

đạt được mục đích thì người nói phải có một chiến lược giao tiếp thích hợp

mà lập luận là một trong các chiến lược ấy

1.1.1.2 Đặc điểm của lập luận

Theo nghiên cứu của Ngữ dụng học, trong quá trình tiến hành hoạt động giao tiếp, để đạt được mục đích giao tiếp, người nói (người viết) phải lựa chọn chiến lược giao tiếp phù hợp và đạt được hiệu quả cao Trong đó, lập luận là một chiến lược giao tiếp được sử dụng nhiều nhất và quan trọng nhất

Yếu tố của lập luận bao gồm: luận cứ (lí lẽ), kết luận (kết luận có thể là hàm ẩn hoặc tường minh rõ ý) và các chỉ dẫn lập luận Các công trình nghiên cứu cho thấy, lập luận là quan hệ xuyên suốt trong một đoạn văn, một văn bản hay một phát ngôn Quan hệ đó đi từ luận cứ đến kết luận hay ngược lại

a Thành phần của lập luận

Một lập luận thường có hai phần: luận cứ và kết luận

Luận cứ là những lí lẽ, dẫn chứng diễn đạt bằng các phát ngôn Luận cứ

có thể thông tin miêu tả hay một định luật Quan hệ lập luận có thể đồ họa như sau:

P r Trong đó: p là lí lẽ hay luận cứ r là kết luận

b Vị trí và số lượng của các thành phần trong lập luận

Luận cứ và kết luận là các thành phần của lập luận Trong một lập luận, kết luận đứng đầu, đứng cuối hay đứng giữa luận cứ còn tùy vào nội dung của văn bản

- Kết luận đứng ở vị trí đầu trong lập luận

Trang 20

Ví dụ 1: Cà Mau là đất mưa dông Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng

chiều mưa Đang nắng đó, mưa đổ ngay xuống đó Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn Trong mưa thường nổi cơn dông (Tiếng Việt 5 tập 1 Đất Cà Mau – theo Mai Văn Tạo )"[18, tr.89]

Lập luận trên kết luận đứng trước “ Cà Mau là đất mưa dông” là hệ quả

được nhấn mạnh

Luận cứ: “Vào tháng ba, tháng tư, sớm nắng chiều mưa Đang nắng

đó, mưa đổ ngay xuống đó Mưa hối hả, không kịp chạy vào nhà Mưa rất phũ, một hồi rồi tạnh hẳn Trong mưa thường nổi cơn dông” Là thông tin

miêu tả giải thích cho nó đứng ở đằng sau

Ví dụ 2: Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ Nó muốn giúp bông hoa

Nó chắp cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua, chao lại Sẻ non cố đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ (Tiếng Việt 3 tập 2 Chú sẻ và bông hoa bằng lăng - Theo PHẠM HỔ )"[21, tr 78]

Lập luận này, kết luận r: “Sẻ non rất yêu bằng lăng và bé Thơ” đứng trước Luận cứ giải thích cho kết luận là P: “Nó muốn giúp bông hoa Nó chắp

cánh, bay vù về phía cành bằng lăng mảnh mai Nó nhìn kĩ cành hoa rồi đáp xuống Cành hoa chao qua, chao lại Sẻ non cố đứng vững Thế là bông hoa chúc hẳn xuống, lọt vào khuôn cửa sổ.”

- Kết luận đứng ở vị trí giữa trong lập luận

Ví dụ 3: Hằng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước

nhà tạo thành những vệt sáng lóng lánh rất đẹp Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng Bà nội rất thích nắng nhưng nắng không lọt vào phòng bà Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà.(Tia nắng bé nhỏ - Tiếng việt 3, tập 1-Theo HÀ YÊN)"[20, tr.97, 98]

Trong lập luận này, kết luận r: “Bà nội rất thích nắng nhưng nắng

không lọt vào phòng bà” đứng giữa hai luận cứ p: “Hằng ngày, nắng xuyên qua những tán lá trong khu vườn trước nhà tạo thành những vệt sáng lóng

Trang 21

lánh rất đẹp Nhưng phòng ngủ của tất cả mọi người trong gia đình lại ở phía không có nắng” và P:” Na chưa biết làm cách nào để đem nắng cho bà”

Ví dụ 4: Đấy là lúc tàu Thống Nhất chạy xuyên qua núi, thôi chiếu

phim, chuyển qua diễn trò ảo thuật, biến ngày thành đêm Rồi phim lại chiếu, màn hình cửa sổ lại hiện ra rừng xanh với cát trắng Có những lúc phim chiếu chậm dần rồi dừng hẳn Màn hình cửa sổ tàu Thống Nhất hiện ra đủ thứ quà cùng những lời mời ngọt ngào Kẹo mè xửng, nho Mường Mán, củ đậu Tháp Chàm, thứ gì cũng ngon (Đoàn tàu Thống Nhất - Tiếng việt 3, tập 1- Trần Quốc Toàn)"[20, tr.16]

Trong lập luận trên, kết luận r : “Màn hình cửa sổ tàu Thống Nhất hiện ra

đủ thứ quà cùng những lời mời ngọt ngào”đứng giữa

Luận cứ p đứng trước kết luận: “Đấy là lúc tàu Thống Nhất chạy xuyên

qua núi, thôi chiếu phim, chuyển qua diễn trò ảo thuật, biến ngày thành đêm Rồi phim lại chiếu, màn hình cửa sổ lại hiện ra rừng xanh với cát trắng Có những lúc phim chiếu chậm dần rồi dừng hẳn có giá trị giải thích nguyên

nhân dẫn đến kết luận r

Luận cứ q đứng sau kết luận: “Kẹo mè xửng, nho Mường Mán, củ đậu

Tháp Chàm, thứ gì cũng ngon.” có giá trị cụ thể hóa, làm rõ hơn một khía

cạnh nhỏ trong kết luận r

- Kết luận đứng ở sau luận cứ trong lập luận

Ví dụ 5: Để những ngọn đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh

giữ hải đăng phải thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét Bất kể ngày đêm, mưa nắng, trời yên biển lặng hay dông tố bão bùng, họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.( Những ngọn hải đăng – Tiếng việt 3, tập 1 tr 133, 134 – Sơn Tùng)"[20, tr.133, 134]

Trong lập luận trên:

Kết luận r: “họ luôn sẵn sàng khắc phục mọi sự cố.” về đứng sau

Trang 22

Kết luận này được xem như là hệ quả của luận cứ p: “Để những ngọn

đèn chiếu sáng đêm đêm, những người canh giữ hải đăng phải thay phiên nhau kiểm tra, bảo dưỡng thường xuyên Có những đêm mưa gió, họ phải buộc dây bảo hiểm quanh người, trèo lên đỉnh cột đèn xem xét.” đứng

trước nó

Ví dụ 6: “ Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm trước những bức vẽ chạm trổ

tinh xảo Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian Dương nhìn ông, cảm xúc yêu thương lòng trào lên khó tả” ( Để cháu nắm tay ông - Tiếng việt 3, tập 1 – Dương Thụy)" [20, tr.100, 101]

Trong lập luận trên:

Luận cứ p nêu nguyên nhân, lí do: “Ông ngoại cứ đứng trầm ngâm

trước những bức vẽ chạm trổ tinh xảo Bàn tay ông run run khi chạm vào các cột đá nhuốm màu thời gian.” đứng trước

Kết luận r: “Dương nhìn ông, lòng trào lên cảm xúc yêu thương khó tả”

như là hệ quả tất yếu đứng ở sau

Ví dụ 7: “Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình và Thảo tình cờ gặp đám

mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ Cả hai reo lên, thích thú”: ( Quê mình đẹp nhất - Tiếng việt 2, tập 1– Võ Thu Hương) [22, tr 58]

Trong lập luận trên:

Luận cứ p nêu nguyên nhân, lí do: “Trong giấc mơ, Nguyên thấy mình

và Thảo tình cờ gặp đám mây đang nằm ngủ trên đỉnh núi Hai bạn nhẹ nhàng leo lên và nghĩ rằng đám mây sẽ cõng mình lên trời Đám mây thức dậy, đưa hai bạn lên tận trời xanh Xung quanh hai bạn là những đám mây nhiều sắc màu Gần đó, cầu vồng lung linh, rực rỡ.” đứng trước

Kết luận r: “Cả hai reo lên, thích thú” như là hệ quả tất yếu đứng ở sau

c Quan hệ lập luận

Trang 23

Các thành phần của lập luận có quan hệ với nhau gọi là quan hệ lập luận Trong quan hệ lập luận lí lẽ được gọi là luận cứ Có thể nói mối quan hệ lập luận giữa luận cứ với luận cứ, giữa luận cứ với kết luận, giữa hay nhiều lập luận trong một đoạn văn Luận cứ có thể là thông tin miêu tả hay là một định luật, một nguyên lí xử thế nào đấy

Ví dụ 8:

- Trời mưa (p) nên (3) đường lầy lội (r)

- Con mèo này màu đen (p) (nên) rất dễ sợ (r)

P là một thông tin miêu tả

Ví dụ 9: Ốm rồi thì phải đi viện (p) mà em đã làm việc cả ngày rồi

(q)→ȝ em phải nghe nhạc một lát (r)

Hai luận cứ trong ví dụ có tác dụng: p “Ốm rồi thì phải đi viện” là một nguyên lí sinh hoạt và q: “em đã làm việc cả ngày rồi” là nhận xét về một

trạng thái tâm sinh lí

* Quan hệ lập luận có hai dạng:

- Đồng hướng lập luận: Các luận cứ cùng hướng đến một kết luận, nói

cách khác, p và q đồng hướng khi cả hai cùng hướng đến một kết luận chung

P r

Q r

Ví dụ 10:” Chiếc xe này rẻ, mới chạy được 5000 km, mua được đấy”

- Nghịch hướng lập luận: quan hệ nghịch hướng lập luận xảy ra khi

luận cứ p hướng đến kết luận, còn luận cứ q đi ngược lại với kết luận

Trang 24

đó, cũng có nhiều kiểu lập luận trong văn bản Có một số kiểu lập luận trong đoạn văn như sau:

- Lập luận đơn: Lập luận đơn là hoạt động sử dụng ngôn từ bằng công

cụ ngôn ngữ, người nói hoặc viết đưa ra những lý lẽ, dẫn chứng để người nghe hoặc đọc đến một kết luận khẳng định hoặc phủ định (một vấn đề nào đó) mà người nói hoặc viết muốn đạt tới

Ví dụ 12: Chiếc xe này rẻ, mới chạy được 5000 km, anh lại mới lĩnh

tiền thưởng, mua luôn đi

- Lập luận phức: Là dùng nhiều lí lẽ, dẫn chứng để chứng minh cho

nhiều luận cứ trong một văn bản

Mô hình lập luận: r ← p1, p2, p3, p4, p5, p6, p7

Đây là một lập luận có thành phần lập luận gồm 7 luận cứ và kết luận Xét về quan hệ định hướng lập luận, ta thấy các luận cứ đồng hướng, bổ sung cho nhau và cùng hướng đến r

Hai luận cứ (p5), (p6) là các lập luận bộ phận nối kết thành phần luận

cứ và kết luận có mối quan hệ nguyên nhân -kết quả Từ ‘vì’ thực hiện chức năng của kết tử, đây là kết tử hai vị trí Cấu trúc lập luận: r <- (vì) p

Người viết dựa trên kết quả nghiên cứu khoa học đã sử dụng luận cứ khoa học (p2), (p4), (p6) mang tính chính xác tạo nên tính thuyết phục cao

Trong quan hệ tương hợp giữa các luận cứ có sự gắn kết, các kết tử

‘cũng’, ‘còn’, ‘sẽ’ khiến các luận cứ gắn kết với nhau bổ sung cho nhau làm

rõ cho kết luận

- Tam đoạn luận: một cách suy luận trong suy luận diễn dịch, suy luận

đi từ hai mệnh đề để tiến đến một kết luận tất yếu đã ngầm chứa trong hai mệnh đề đó Tam đoạn luận gồm 3 bộ phận: tiền đề lớn, tiền đề nhỏ, và kết luận Nó có thể được coi là một phương thức của lý luận suy diễn, trong đó hai trong số các mệnh đề là tiền đề và phần còn lại hoạt động như một kết luận Tam đoạn luận là một lập luận trong đó, dựa trên một tiền đề so sánh hai khái niệm với một phần ba, cho phép suy ra hoặc suy ra một hệ quả

Trang 25

Ví dụ 13: Vợ hắn (tức vợ Đội Tảo) thấy Chí Phèo thở ra mùi rượu và

biết rõ đầu đuôi món nợ, lấy năm mươi đồng giấu chồng đưa cho người nhà

đi theo Chí Phèo Đàn bà họ thích bình yên; họ đã yên thì không nói, gồng người lên làm gì cho mệt Vả lại, bà đội cũng nghĩ rằng: chồng mình đang ốm Và năm chục đồng bạc đối với mình là mấy, lôi thôi lại chả tốn đến ba

lần năm chục đồng (Nam Cao, Chí Phèo)

Ví dụ trên có 3 lập luận Mỗi lập luận là một tam đoạn luận

+ Tam đoạn luận 1

Đại tiêu đề

Tiểu tiền đề ẩn

Đàn bà thích bình yên

Vợ Đội Tảo là đàn bà

Kết luận Vợ Đội tảo thích bình yên ( trả tiền để tránh rắc rối)

+ Tam đoạn luận 2

Đại tiêu đề

Tiểu tiền đề ẩn

Người có nợ phải trả nợ Đội Tảo có nợ

Kết luận Đội Tảo phải trả nợ

+ Tam đoạn luận 3

Đại tiêu đề

Tiểu tiền đề ẩn

Muốn “quỵt” nợ phải đánh thằng chủ nợ Đội Tảo không đánh nhau được (đang ốm)

Kết luận Đội Tảo phải trả nợ

1.1.2 Khái quát về văn kể chuyện

1.1.2.1 Khái niệm

Trong đời sống hằng ngày chúng ta thường được nghe kể những câu chuyện Từ thuở còn nằm trong nôi, ta được nghe tiếng ru ầu ơ của mẹ, của bà

Con cò mà đi ăn đêm

Đậu phải cành mềm, lộn cổ xuống ao

Ông ơi ông vớt tôi nao

Tôi có lòng nào ông hãy xáo măng

Có xáo thì xáo nước trong

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con

Trang 26

Lời ru đã thể hiện nội dung câu chuyện kể về một con cò đi ăn đêm, ta liên tưởng đến con người và nó rất gần gũi với trẻ thơ

Văn kể chuyện là một loại văn dùng lời để kể lại một câu chuyện, một

sự kiện, một con người trong đời sống xã hội thông qua việc sắp xếp, tưởng tượng nhào nặn, hư cấu của người viết Văn kể chuyện thì ta hiểu thể loại này được dùng để kể lại câu chuyện về sự việc, con người trong đời sống hiện thực thông qua diễn biến của cốt truyện, miêu tả các nhân vật có phần hư cấu của tác giả

Tóm lại, văn kể chuyện là một thể loại văn nghệ thuật thuộc phân môn Tập làm văn Học sinh viết văn kể chuyện là các em đã sản sinh ra văn bản nói hoặc viết mà nội dung của nó là những câu chuyện có cốt truyện, có nhân vật, có hư cấu Qua bài làm của học sinh, nó tác động đến người đọc cả về nhận thức lẫn tình cảm để người tiếp nhận văn bản nhìn nhận đánh giá một cách khách quan về đời sống tình cảm của các em

1.1.2.2 Đặc điểm

Văn kể chuyện được chia thành hai dạng chính: kể chuyện từ đời sống người thật, việc thật và kể chuyện tưởng tượng, hư cấu Từ hai dạng chính này, người ta có thể phân chia thành các loại nhỏ hơn, kể lại chuyện đã được nghe, được đọc; kể lại chuyện chứng kiến hoặc tham gia, chuyện danh nhân, chuyện cổ tích, kế tiếp theo những chuyện đã có, Việc phân chia chỉ mang tính chất ước lệ Tuy nhiên, dù ở dạng nào đi nữa thì văn kể chuyện cũng có những đặc điểm sau:

a Cốt truyện

Cốt truyện là hệ thống các biến cố tạo thành khung quan trọng nhất trong nội dung văn bản truyện kể Dù đơn giản hay phức tạp đã nói tới truyện thường là phải có cốt truyện Như vậy, cốt truyện chính là sự việc có diễn biến, qua đó chuyển tải chân lí cuộc đời Một cốt truyện hay chủ yếu vẫn là ý nghĩa của nó Khi kể, người ta có thể kể về con người hay sự việc có thật đã xảy ra trên đời, cũng có thể bịa ra câu chuyện, bịa ra nhân vật dựa trên kinh

Trang 27

nghiệm sống của mình nhưng vẫn đảm bảo giá trị nhân văn của nó Chuyện và nhân vật là hư cấu hay có thật không phải là điều quan trọng mà quan trọng là mỗi câu chuyện nói được điều gì đó bổ ích cho con người và cuộc đời

Đứng ở góc độ khác nhau, người ta có thể chia nhân vật trong truyện thành nhân vật chính – nhân vật phụ, nhân vật chính diện – nhân vật phản diện, nhân vật điển hình – nhân vật không điển hình Trong văn kể chuyện trung tâm của các sự kiện, biến cố bao giờ cũng là nhân vật Các nhân vật trong văn kể chuyện cũng có thể không phải là những con người cụ thể ở ngoài đời, mà thường là do sự hư cấu, nhào nặn từ nhiều hình mẫu khác nhau của tác giả

Như vậy nhân vật là yếu tố không thể thiếu được trong truyện kể Nhân vật là trung tâm làm nảy sinh xung đột và giải quyết xung đột; tạo ra nội dung

cho truyện kể, nội dung chuyện có hay không là do biến cố của nhân vật tạo ra

c Hư cấu

Hư cấu là cái do nhà văn tưởng tượng ra, sáng tạo ra trên cơ sở hiện thực, nhằm mục đích nghệ thuật nhất định Hư cấu rất cần thiết cho sáng tạo nghệ thuật và văn kể chuyện rất cần có hư cấu Thông thường tác giả thường dựa vào một hư cấu chính rồi từ đó tưởng tượng, sáng tạo, thêm bớt, bồi đắp vào trong truyện Tác giả có thể lấy đặc điểm của người này ghép vào người khác để tạo nên những nhân vật có đặc trưng riêng, nổi bật hơn để đạt mục đích nghệ thuật của tác giả Hư cấu hay còn gọi là sự bịa đặt một cách hợp lý,

có nghệ thuật để làm cho câu chuyện thêm hấp dẫn, ly kì

Trang 28

d Lời kể

Lời kể là sử dụng những ngôn từ có nghệ thuật để kể lại câu chuyện (sự việc, nhân vật, ) và để gửi gắm tình cảm, cách nhìn, cách nghĩ của mình đối với những sự kiện, nhân vật trong truyện Người viết phải biết lựa chọn lời kể sao cho phù hợp nội dung chuyện, phù hợp với tâm lý, tính cách của nhân vật, vừa thỏa mãn được nhu cầu thẩm mỹ của người đọc, người nghe một cách cao nhất

Nói đến lời kể thì ta phải bàn đến câu văn văn và giọng kể Thực ra câu văn và giọng kể là hai yếu tố không thể tách rời nhau Nó quan hệ chặt chẽ với nhau, quy định lẫn nhau Câu văn được dùng trong khi kể chuyện phải là câu văn giàu hình ảnh, gợi cảm, giàu hình tượng, màu sắc âm thanh, Tránh viết những câu văn bằng từ ngữ trừu tượng hoặc bằng những từ ngữ khô khan

Vì vậy, ta dễ dàng bắt gặp trong văn kể chuyện các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, Từ ngữ dùng trong câu văn cũng phải được chọn lọc, bởi mỗi một từ mang một sắc thái riêng Hơn nữa, đặt từ ở vị trí nào thì câu văn mới hay, đó là cái tài của người viết mà Nguyễn Tuân đã từng ví “dùng chữ chẳng khác gì đi con cờ trong bàn cờ tướng vậy”

Khi sử dụng biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh câu văn hay hơn

Vận dụng như thế nào để có hiệu quả là do suy nghĩ của người viết

1.1.3 Lập luận trong văn kể chuyện

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa Khi viết bài văn kể chuyện, người viết phải xác định được cốt truyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào, Chính vì thế, trong quá trình làm bài văn kể chuyện, người viết cần sử dụng kĩ năng lập luận là cách sắp xếp các lí lẽ, dẫn chứng để kể lại một câu chuyện hấp dẫn, sinh động và thuyết phục được bạn đọc Đó là cách sắp xếp các sự việc trong câu chuyện, sắp xếp các câu trong bài văn kể chuyện để tạo nên tính mạch lạc, logic cho bài văn của mình, có ý nghĩa nhất định Từ ý nghĩa này cho thấy

Trang 29

quan niệm kỹ năng lập luận trong văn kể chuyện là khả năng kể một câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, chính xác và có sự sáng tạo

Đối với học sinh tiểu học, kĩ năng lập luận thể hiện qua việc xây dựng

và sắp xếp các sự việc để tạo thành cốt truyện Mỗi sự việc chính là một luận

cứ nhằm hướng đến kết luận là nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Kết luận của lập luận trong văn kể chuyện có thể tường minh hoặc hàm ẩn Do đặc thù của môn học, cấp học nên trong quá trình rèn kĩ năng lập luận cho học sinh lớp 5 khi viết bài văn kể chuyện thường gặp những khó khăn sau:

Vốn từ vựng ít, nên khi học sinh kể chuyện thiếu hoặc không đúng các

sự việc, kể chưa cảm xúc, không biết cách diễn đạt khi viết bài văn kể chuyện Nhiều học sinh chưa hiểu được nội dung câu chuyện, nên khi viết văn kể lại câu chuyện sẽ không có cảm xúc, thiếu mạch câu chuyện

Vậy để viết văn kể chuyện sao cho đúng, hay, hấp dẫn học sinh cần sử dụng kĩ năng lập luận thuần thục xuyên suốt cả bài văn

- Đối với kiểu bài viết văn kể chuyện đã nghe, đã đọc: để lập luận trở

nên thuyết phục, học sinh khi kể lại chuyện đã nghe đã đọc cần có các điều kiện sau:

Người kể có truyện đã đọc hoặc nghe kể (không có văn bản truyện trước mắt, hoàn toàn dựa vào trí nhớ) Không phải học thuộc lòng câu chuyện, chỉ cần nhớ lại các chi tiết sau khi đọc và nghe kể Học sinh nhớ lại nội dung, dựa vào cốt truyện, nhân vật, chi tiết thậm chí đến cả một vài ngôn từ của truyện rồi dùng lời của mình, sử dụng các tác tử và kết tử (các quan hệ từ hay

là các từ nối) để viết thành bài văn kể chuyện giúp người ( đọc, nghe) hiểu được nội dung, nắm được ý nghĩa của câu truyện Ví dụ: Kể lại truyện “ Cây tre trăm đốt” đừng lạc thành truyện “ Tấm Cám”; kể lại truyện “Dế Mèn phiêu lưu kí” đừng đưa nhân vật Sọ Dừa vào

Yêu cầu khi viết văn kể lại truyện đã nghe, đã đọc: người viết sử dụng

kĩ năng lập luận kể trung thành cốt truyện, nhân vật, chi tiết quan trọng nhưng

Trang 30

lại có thể dùng lời lẽ khác nhau, cách nhấn mạnh hay lướt qua để làm tăng sức hấp dẫn của câu chuyện và giữ đúng ý nghĩa câu chuyện

Khi kể chuyện người kể có thể thay đổi ngôi kể Câu chuyện “Cây tre trăm đốt” có thể kể lại bằng lời của anh trai cày, lúc đó câu chuyện sẽ bắt đầu bằng lời tự giới thiệu: “Tôi là anh trai cày đi ở cho phú ông trong làng…”khiến câu chuyện đã nghe quen mà lạ, mới mẻ

- Đối với kiểu bài viết văn kể chuyện người thật việc thật Ở chương

trình lớp 5 phạm vi câu chuyện mở rộng hơn, viết bài văn kể về câu chuyện xảy ra ở ngoài xã hội, ở nơi công cộng Do đó để viết văn kể chuyện hay, lúc này học sinh sẽ nhớ lại những sự việc: ở nhà, ở lớp học, khi đi trên đường hay tới trường,… sử dụng kĩ năng lập luận sẽ viết được bài văn kể chuyện hay và hấp dẫn

Lập luận là một hoạt động có mục đích, người viết đưa ra lập luận luôn nhằm đến việc mong muốn thuyết phục người nghe tin tưởng vào mục đích giao tiếp của mình

Lập luận trong văn kể chuyện là một hoạt động đưa ra chứng minh bằng

lí lẽ, để làm cho câu chuyện được tái hiện hấp dẫn, đặc sắc hơn Một lập luận tốt khi tiến hành viết văn kể chuyện sẽ bao gồm: luận điểm (cốt truyện); lí lẽ hoặc dẫn chứng (chi tiết, sự kiện liên quan đến nhân vật chính, nhân vật phụ)

Lập luận trong văn kể chuyện có vai trò quan trọng trong giao tiếp ngôn ngữ, nó tái hiện lại nội dung và ý nghĩa câu chuyện, là công cụ để đạt được mục tiêu truyền tải thông điệp từ câu chuyện với hiệu quả cao nhất: giúp các đối tượng giao tiếp thấu hiểu lẫn nhau, tránh những thông tin sai lệch hoặc cách hiểu sai lệch, giúp khẳng định những ý kiến, quan điểm đúng đắn và bác

bỏ những ý kiến, quan điểm sai lầm để thuyết phục, lôi kéo sự đồng tình của người (đọc, nghe)

Trình độ lập luận là kết hợp hài hòa của giữa kĩ năng nhận thức, tư duy trìu tượng, phân tích, tổng hợp suy luận phán đoán về các hiện tượng, sự vật,

sự việc diễn ra trong diễn biến của câu chuyện Do đó, kĩ năng lập luận trong

Trang 31

văn kể chuyện là thước đo trí tuệ, độ trưởng thành của học sinh, tư duy logic,

kỹ năng ngôn ngữ của mỗi người

1.1.4 Kỹ năng lập luận trong văn kể chuyện

1.1.4.1 Quan niệm về kỹ năng

Theo tác giả Vũ Dũng thì: “Kỹ năng là năng lực vận dụng có kết quả tri thức về phương thức hành động đã được chủ thể lĩnh hội để thực hiện những nhiệm vụ tương ứng” [11, tr.36]

Theo tác giả Thái Duy Tuyên, “Kỹ năng là sự ứng dụng kiến thức trong hoạt động” [31, tr.28]

Theo N.Đ Lêvitov (1983) “Kỹ năng là thực hiện hành động có kết quả với việc lựa chọn và sử dụng những phương tiện hợp lý trong những điều kiện nhất định Người có kỹ năng không chỉ nắm vững lý thuyết về hành động mà phải biết vận dụng thực tế”[15] ;

B.Ph Lômôv (2000) cho rằng “Kỹ năng không chỉ bao gồm những hành động vận động mà cả những hành động trí tuệ, độc lập kế hoạch quá trình làm việc và tìm thấy trong mỗi trường hợp cụ thể các phương pháp hành động hợp lý” [6] ;

Như vậy kỹ năng là một dạng hành động được thực hiện và vận dụng thành thạo những hiểu biết về tri thức đã thu lượm từ học tập, từ thực tế, từ vốn hiểu biết để thực hiện nhanh có hiệu quả một hoạt động nào đó để đạt mục đích đã đề ra Kĩ năng không phải do bẩm sinh, mà là cách thức hoạt động của con người, là khả năng vận dụng kiến thức để thực hiện thành công và có hiệu quả một hành động Sự thành thạo, tính đúng đắn, linh hoạt, mềm dẻo khi thực hiện hoạt động chính là tiêu chí đánh giá về sự phát triển kĩ năng

Người có kĩ năng phải là người có kiến thức, có hiểu biết thực tế, biết vận dụng linh hoạt những hiểu biết mình tiếp thu được vào thực hiện nhanh có hiệu quả một hoạt động có mục đích Để đánh giá được một con người có kỹ năng hay không, không phải dựa vào sự tiếp thu kiến thức, mà dựa vào việc vận dụng kiến thức để thực hiện hành động có mục đích và kết quả làm việc

Trang 32

Ví dụ: Một học sinh có kỹ năng viết văn là học sinh biết vận dụng các biện pháp nghệ thuật khi viết văn làm cho câu văn giầu hình ảnh và có cảm xúc, ngoài ra học sinh đó còn biết vận dụng những từ nối và thay đổi từ đồng nghĩa để liên kết các câu (vận dụng kiến thức liên môn), làm cho bài văn mình viết hay hơn cuốn hút người nghe hơn

1.1.4.2 Quan niệm về kỹ năng lập luận trong văn kể chuyện

Kể chuyện là kể lại một chuỗi sự việc có đầu có cuối, liên quan một hay một số nhân vật Mỗi câu chuyện cần nói lên được một điều có ý nghĩa Khi viết bài văn kể chuyện, người viết phải xác định được cốt chuyện, xem chúng gồm những sự việc gì, diễn biến và kết thúc ra sao Các nhân vật trong chuyện có hành động, lời nói, ý nghĩ, tình cảm như thế nào, Chính vì thế, trong quá trình làm bài văn kể chuyện, người viết cần sử dụng kĩ năng lập luận cho bài viết của mình logic, có ý nghĩa nhất định

Kỹ năng lập luận có thể được học qua sách vở, internet, qua người có kinh nghiệm đi trước nhưng bên cạnh đó cũng phải luôn được thực hành, trau dồi liên tục qua những buổi tranh luận, hùng biện, thì dần dần kỹ năng đó mới thuộc về sở hữu của bản thân Con người càng có tinh thần hăng hái học hỏi,

mở rộng vốn sống, kiến thức của bản thân thì người đó càng có nhiều kiến thức

để lập luận về bản chất của một vấn đề với tư duy cực kỳ sắc bén, logic

Kĩ năng lập luận trong văn kể chuyện là khả năng kể lại một câu chuyện rõ ràng, mạch lạc, chặt chẽ, chính xác và có sự sáng tạo Đối với học

sinh tiểu học, kĩ năng lập luận thể hiện qua việc xây dựng và sắp xếp các sự việc để tạo thành cốt truyện Mỗi sự việc chính là một luận cứ nhằm hướng

đến kết luận là nội dung, ý nghĩa của câu chuyện Kết luận có thể tường minh cũng có thể hàm ẩn

Học sinh thể hiện kĩ năng lập luận qua việc kể lại hành động, ý nghĩ và

lời nói của nhân vật trong câu chuyện Hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân

vật là các yếu tố làm nên tính cách của nhân vật trong câu chuyện Hành động, lời nói, ý nghĩ của nhân vật chính là các luận cứ là những yếu tố làm

Trang 33

nên tính cách của nhân vật trong câu chuyện Kết luận chính là điều mà người nghe, người đọc rút ra về tính cách của mỗi nhân vật và mục đích, ý nghĩa của câu chuyện

Khi rèn luyện cho học sinh kĩ năng lựa chọn cách kể về hành động, ý nghĩ, lời nói nhân vật phù hợp với tính cách nhân vật, thể hiện được cách nhìn, cách nghĩ của mình về các nhân vật trong câu chuyện, làm nổi bật nội dung, ý nghĩa của câu chuyện hấp dẫn người ( đọc, nghe) chính là rèn kỹ năng lập luận khi làm văn kể chuyện cụ thể là kĩ năng sử dụng luận cứ để dẫn dắt người nghe hiểu được ý nghĩa của câu chuyện đi đến kết luận và những thông điệp cần giáo dục hàng ngày

1.1.4.3 Đặc điểm tâm lí học sinh lớp 5 với việc phát triển lập luận trong bài viết văn kể chuyện

Tư duy của HS lứa tuổi tiểu học là tư duy cụ thể, mang tính hình thức, dựa trên những đặc điểm trực quan của sự vật và hiện tượng cụ thể Nhà tâm

lí học nổi tiếng J.Piagie (Thụy Sĩ) cho rằng tư duy của trẻ từ 7 đến 10 tuổi về

cơ bản còn ở giai đoạn những thao tác cụ thể, trên cơ sở đó, có thể diễn ra quá trình hệ thống hóa các thuộc tính, tài liệu trong kinh nghiệm trực quan

Ví dụ, trong giờ Học vần, ở lớp 1 để các em dễ hình dung ra vần đang học thì bên cạnh kênh chữ thì kênh hình là một phần không thể thiếu để hỗ trợ các em học tập

Nhờ ảnh hưởng của việc học tập, học sinh tiểu học dần chuyển nhận thức về mặt bên ngoài của sự vật hiện tượng và nhận thức về các thuộc tính và dấu hiệu bản chất của hiện tượng vào bên trong của sự vật hiện tượng Điều

đó khả năng tạo ra những khái quát đầu tiên, so sánh đầu tiên, xây dựng suy luận sơ đẳng Trên cơ sở đó, học sinh dần dần học tập các khái niệm khoa học Để hình thành cho học sinh nhớ một khái niệm khoa học, cần phải dạy cho các em cách xem xét, phân biệt những dấu hiệu, thuộc tính của đối tượng Những dấu hiệu này không phải bao giờ cũng dễ nhận ra và dễ phân biệt với các dấu hiệu không bản chất

Trang 34

Kĩ năng phân biệt các dấu hiệu và lấy ra các thuộc tính bản chất không

dễ gì thực hiện ngay được Vì đối với học sinh tiểu học, tri giác trước hết là những dấu hiệu bên ngoài và những dấu hiệu này chưa chắc đã là bản chất

Đó là nguyên nhân của những sai lầm thường xuyên của học sinh tiểu học trong quá trình lĩnh hội khái niệm Những sai lầm này thường là sự thay thế các dấu hiệu, thuộc tính không bản chất ngang hàng với dấu hiệu bản chất

Khi khái quát hoá, học sinh đầu Tiểu học chỉ quan tâm các dấu hiệu trực quan ở bên ngoài có liên hệ với chức năng của đối tượng, nghĩa là công dụng và chức năng Nhờ hoạt động giáo dục và trình độ nhận thức phát triển, học sinh cuối cấp Tiểu học đã hiểu và phân tích những khái niệm lớn hơn và sâu hơn nhận ra được mối liên hệ giữa những khái niệm về giống loài Trên

cơ sở này, học sinh biết phân loại và phân hạng trong nhận thức Sự phân loại

là căn cứ vào dấu hiệu chung chia ra các cá thể dựa vào các lớp vốn được coi

là khái niệm Sự phân hàng là sự sắp xếp các cá thể dựa vào các dấu hiệu có thể biến thiên

Hoạt động phân tích trực quan của học sinh những lớp đầu Tiểu học rất

sơ đẳng, các em thường thực hiện hoạt động phân tích trực quan trước khi trực tiếp tri giác đối tượng Học sinh lớp 5 tiến hành phân tích đối tượng mà không chú ý quan sát các hành động thực tiễn của đối tượng đó Lúc này học sinh có khả năng nhận biết các dấu hiệu và những khía cạnh khác nhau của đối tượng dưới dạng ngôn ngữ

Nhiều công trình nghiên cứu tâm lí học sinh tiểu học cho rằng học sinh

ở bậc học này gặp một vài khó khăn nhất định khi cần xác minh và hiểu mối quan hệ nhân quả và mối liên hệ trực tiếp đã xác lập, nếu suy luận về sự kiện hoặc nguyên nhân xảy ra sự kiện thì mối liên hệ này không được xác định rõ ràng bởi vì sự kiện ấy sẽ do nhiều nguyên nhân tạo ra

Mặc dù đặc điểm tư duy trẻ em ở lứa tuổi lớp 1,2,3 mang đậm màu sắc cảm xúc và chiếm ưu thế ở tư duy trực quan hành vi, các phẩm chất tư duy chuyển biến dần từ cảm xúc thành tư duy trừu tượng khái quát Nhưng khả

Trang 35

năng khái quát hoá vẫn phát triển nhanh theo lứa tuổi và học sinh lớp 5 đã có thể khái quát hoá lí luận

Ở đầu Tiểu học mức độ ảnh hưởng sáng tạo khá đơn giản, không vững chắc và ít thay đổi Riêng giai đoạn lớp 5 thì tưởng tượng sáng tạo đã bắt đầu phát triển và từ những hình ảnh cũ các em đã sáng tạo ra những hình ảnh mới Tưởng tượng sáng tạo tương đối phát triển ở giai đoạn này, các em bắt đầu phát triển khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh, Đặc biệt, tưởng tượng của các em trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những hình ảnh, sự việc, hiện tượng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các em

Tóm lại, đặc điểm tâm lí của học sinh Tiểu học còn chưa vững, khả năng lập luận trong văn kể chuyện còn chưa phong phú Nghiên cứu đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 5 có ý nghĩa rất lớn đến khả năng phát triển kĩ năng lập luận trong bài viết văn kể chuyện Trong quá trình học tập, tâm lí của học sinh lớp 5 thay đổi rất nhiều Sự phát triển của tâm lí dẫn đến sự tổ chức lại một cách căn bản của quá trình nhận thức, biến chứng được tiến hành một cách có chủ định Điều này giúp học sinh thích nghi tốt với việc phát triển lập luận trong bài viết văn kể chuyện

1.2 Cơ sở thực tiễn

1.2.1 Khảo sát chương trình tiếng việt lớp 5 (2006)

Văn kể chuyện là một thể loại văn quan trọng trong chương trình Tập làm văn ở Tiểu học

Ở tiểu học, văn kể chuyện bắt đầu dạy được dạy từ lớp 1 trong phân môn Kể chuyện và từ lớp 2 đến cuối cấp tiểu học các em đã được học kể chuyện trong phân môn Tập làm văn và Kể chuyện Đây là phương thức tự sự

đã ổn định, được sử dụng nhiều trong đời sống, trong nhà trường và trong văn học vì thế học sinh Tiểu học cần sớm học văn kể chuyện Ở trường học, có nắm được văn kể chuyện, học sinh mới dần có cơ sở để hiểu rõ hơn các bài

Trang 36

tập đọc được trích từ các truyện ngắn, truyện dài, viết dựa trên các phương thức tự sự

Mục tiêu cơ bản của chương trình Tiếng Việt 2006 xác định: “Hình

thành và phát triển ở HS các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (đọc, viết, nói, nghe ), để các em học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi; [ 5 ]

Nội dung, chương trình Tiếng Việt lớp 5 (2006) bao gồm các phân môn:

* Phân môn Tập đọc: Bài tập đọc có khả năng khơi gợi ở các em những tình cảm giữa người với người, những tấm lòng nhân ái, những sự sẻ chia đồng cảm Qua các bài tập đọc, học sinh được bồi dưỡng tâm hồn, bồi dưỡng những tình cảm trong sáng trong lòng các em

* Phân môn Luyện từ và câu: Học sinh tiếp tục được học mở rộng vốn

từ theo từng chủ đề khác nhau

* Phân môn Tập làm văn: Học sinh lớp 5 thực hiện viết các bài văn miêu tả, chủ yếu tả cảnh, tả người, tả cây cối, tả con vật, tả đồ vật Học sinh cần hoàn thiện bài văn có đảm bảo đầy đủ bố cục, cách diễn đạt

* Phân môn Chính tả: Môn chính tả khắc phục được tình trạng sai lỗi chính tả của học sinh đồng thời những tiết chính tả cũng giúp các em phân biệt các âm đầu, âm cuối để từ đó các em hạn chế sai trong việc viết chính tả cũng như phát âm chính xác hơn

* Phân môn Kể chuyện: Môn kể chuyện ở lớp 5 chiếm 1 tiết trong 1 tuần học của các em Ở lớp 5, học sinh đa phần kể những câu chuyện đã chứng kiến hoặc tham gia Đối với lớp 5, khi kinh nghiệm sống của các em đã

có, việc khai thác các câu chuyện em đã chứng kiến hoặc tham gia là vô cùng hợp lí Các câu chuyện sẽ rất gần với các em học sinh ở đời thực, qua đó các

em sẽ tự rút ra được cho mình những bài học kinh nghiệm sống

Từ những nội dung cơ bản của chương trình lớp 5 đã cho chúng ta thấy tầm quan trọng của văn kể chuyện trong chương trình Từ đó cho chúng ta thấy

Trang 37

việc dạy học phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 là vô cùng cần thiết

1.2.2 Khảo sát chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2018

1.2.2.1 Mục tiêu cần đạt của chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2018

Theo thông tư 32 (2018): “ Ban hành chương trình giáo dục phổ thông”

BGD&ĐT

a) Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống;

có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh

b) Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói

Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người

và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học.[ 2 9 ]

1.2.2.2 Yêu cầu cần đạt của chương trình Tiếng Việt Tiểu học 2018 Thông tư 32 (2018): “Ban hành chương trình giáo dục phổ thông” BGD&ĐT đã nêu rõ:

a Yêu cầu cần đạt các phẩm chất chủ yếu và kĩ năng đặc thù

Góp phần hình thành và phát triển ở học sinh các phẩm chất chủ yếu và

kĩ năng đặc thù theo từng mức độ tương ứng với môn học và cấp học đã được quy định tại Chương trình tổng thể

Trang 38

b Yêu cầu cần đạt về kĩ năng đặc thù

- Năng lực ngôn ngữ

Đọc đúng, trôi chảy và diễn cảm văn bản; hiểu được nội dung chính của văn bản, chủ yếu là nội dung tường minh; bước đầu hiểu được nội dung hàm

ẩn như chủ đề, bài học rút ra từ văn bản đã đọc

Ở cấp tiểu học, yêu cầu về đọc gồm yêu cầu về kĩ thuật đọc và kĩ năng đọc hiểu Đối với học sinh các lớp đầu cấp (lớp 1, lớp 2), chú trọng cả yêu cầu đọc đúng với tốc độ phù hợp và đọc hiểu nội dung đơn giản của văn bản Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5, chú trọng nhiều hơn đến yêu cầu đọc hiểu nội dung cụ thể, hiểu chủ đề, hiểu bài học rút ra được từ văn bản

Từ lớp 1 đến lớp 3, viết đúng chính tả, từ vựng, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn văn ngắn; ở lớp 4 và lớp 5 bước đầu viết được bài văn ngắn hoàn chỉnh, chủ yếu là bài văn kể, tả và bài giới thiệu đơn giản

Viết được văn bản kể lại những câu chuyện đã đọc, những sự việc đã chứng kiến, tham gia, những câu chuyện do học sinh tưởng tượng; miêu tả những sự vật, hiện tượng quen thuộc; giới thiệu về những sự vật và hoạt động gần gũi với cuộc sống của học sinh

Viết đoạn văn nêu những cảm xúc, suy nghĩ của học sinh khi đọc một câu chuyện, bài thơ, khi chứng kiến một sự việc gợi cho học sinh nhiều cảm xúc; nêu ý kiến về một vấn đề đơn giản trong học tập và đời sống; viết một số kiểu văn bản như: bản tự thuật, tin nhắn, giấy mời, thời gian biểu, đơn từ, ; bước đầu biết viết theo quy trình; bài viết cần có đủ ba phần (mở bài, thân bài, kết bài)

Trình bày dễ hiểu các ý tưởng và cảm xúc; bước đầu biết sử dụng cử chỉ, điệu bộ thích hợp khi nói; kể lại được một cách rõ ràng câu chuyện đã đọc, đã nghe; biết chia sẻ, trao đổi những cảm xúc, thái độ, suy nghĩ của mình đối với những vấn đề được nói đến; biết thuyết minh về một đối tượng hay quy trình đơn giản

Trang 39

Nghe hiểu với thái độ phù hợp và nắm được nội dung cơ bản; nhận biết được cảm xúc của người nói; biết cách phản hồi những gì đã nghe

- Năng lực văn học

Phân biệt văn bản truyện và thơ (đoạn, bài văn xuôi và đoạn, bài văn vần); nhận biết được nội dung văn bản và thái độ, tình cảm của người viết; bước đầu hiểu được tác dụng của một số yếu tố hình thức của văn bản văn học (ngôn từ, nhân vật, cốt truyện, vần thơ, so sánh, nhân hoá) Biết liên tưởng, tưởng tượng và diễn đạt có tính văn học trong viết và nói

Đối với học sinh lớp 1 và lớp 2: nhận biết được văn bản nói về ai, về cái gì; nhận biết được nhân vật trong các câu chuyện, vần trong thơ; nhận biết được truyện và thơ

Đối với học sinh lớp 3, lớp 4 và lớp 5: biết cách đọc diễn cảm văn bản văn học; kể lại, tóm tắt được nội dung chính của câu chuyện, bài thơ; nhận xét được các nhân vật, sự việc và thái độ, tình cảm của người viết trong văn bản; nhận biết được thời gian và địa điểm, một số kiểu vần thơ, nhịp thơ, từ ngữ, hình ảnh đẹp, độc đáo và tác dụng của các biện pháp tu từ nhân hoá, so sánh Hiểu được ý nghĩa hoặc bài học rút ra từ văn bản Viết được đoạn, bài văn kể chuyện, miêu tả thể hiện cảm xúc và khả năng liên tưởng, tưởng tượng.[ 2 9 ]

1.2.3 Khảo sát thực trạng phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5

1.2.3.1 Mục đích khảo sát

Tìm hiểu thực trạng phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn

kể chuyện cho học sinh lớp 5 ở hai trường tiểu học: Tiểu học Quang Trung và Tiểu học An Lư của thành phố Hải Phòng

1.2.3.2 Nội dung khảo sát

Tìm hiểu thực trạng nhận thức và quá trình phát triển kĩ năng lập luận trong dạy học viết văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 của giáo viên

Tìm hiểu thực trạng kĩ năng lập luận của học sinh trong văn kể chuyện lớp 5

Trang 40

1.2.3.3 Phạm vi khảo sát

Hai trường tiểu học Tiểu học Quang Trung và Tiểu học An Lư trên địa bàn thành phố Hải Phòng Số lượng phiếu điều tra được khảo sát là 14, bài văn kể chuyện của học sinh lớp 5 được khảo sát gồm 209 bài

1.2.3.4 Phương pháp khảo sát

Dự giờ một số tiết học Kể chuyện và Tập làm văn kể chuyện lớp 5

Giáo viên: Sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu thực trạng dạy học kĩ

năng lập luận trong văn kể chuyện cho học sinh lớp 5 ở hai trường tiểu học Tiểu học Quang Trung và Tiểu học An Lư thuộc thành phố Hải Phòng

Học sịnh lớp 5: Làm bài văn kể chuyện

+ Cách lựa chọn các luận cứ chi tiết

+ Sự xuất hiện tác tử và kết tử lập luận

+ Có sử dụng và sử dụng đúng các dấu hiệu giá trị học

a Kết quả khảo sát về kĩ năng lập luận của học sinh

Bảng 1.2 Thực trạng kĩ năng lập luận khi viết văn kể chuyện

của học sinh lớp 5

Mức độ Thành thạo Chưa thành thạo

Nội dung khảo sát

Ngày đăng: 05/12/2024, 10:55

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w