1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương vận tải bảo hiểm trong ngoại thương ueb Ôn thi cuối kỳ

20 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Cương Vận Tải Bảo Hiểm Trong Ngoại Thương
Trường học Trường Đại Học Kinh Tế Quốc Dân
Chuyên ngành Vận Tải Bảo Hiểm Trong Ngoại Thương
Thể loại Đề Cương
Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 452,04 KB

Nội dung

Bạn đang tìm kiếm một tài liệu ôn thi chất lượng để dễ dàng nắm vững kiến thức về vận tải và bảo hiểm trong ngoại thương? Đây chính là tài liệu bạn cần! Vì sao bạn nên sở hữu tài liệu này? Kiến thức trọng tâm, dễ hiểu Phù hợp cho sinh viên các ngành Kinh tế Quốc tế, Kinh doanh Quốc tế, tài liệu cung cấp kiến thức căn bản và tập trung vào những nội dung trọng điểm nhất. Bạn sẽ không phải lo lắng về việc bỏ sót những kiến thức quan trọng. Tài liệu ôn thi xuất sắc dành riêng cho sinh viên UEB-VNU Đây là đề cương được mình chuẩn bị cực kỳ kỹ lưỡng để ôn thi cuối kỳ. Mình đã áp dụng và đạt A+ với tài liệu này, vì vậy mình tự tin rằng nó sẽ giúp bạn đạt điểm cao nếu bạn học theo. Đặc biệt: Tài liệu được trình bày rõ ràng, dễ tra cứu, giúp bạn tiết kiệm thời gian ôn tập. Có các mẹo làm bài thi và ví dụ thực tế minh họa cho từng phần kiến thức. Hãy đầu tư cho kỳ thi của bạn ngay hôm nay với tài liệu này, vì điểm cao bắt đầu từ việc học đúng cách!

Trang 1

VẬN TẢI

1 So sánh ưu, nhược điểm của các phương thức vận tải: biển, hàng không, đường bộ, đường sắt, container, đa phương thức?

Khái niệm: Vận tải đường biển là việc chuyên chở hàng hoá hay hành khách trong nước hoặc giữa nước này và nước khác bằng đường biển

Đường biển

Ưu điểm - Năng lực vận tải lớn, có thể sử dụng những chiếc tàu siêu

tải trọng Khối lượng vận chuyển bằng đường biển có thể gấp hàng trăm, hàng nghìn lần so với đường hàng không (Năng lực vận tải)

- Thích hợp chuyên chở hầu hết các loại hàng, từ hàng thông dụng, hàng hóa giá trị thấp đến giá trị cao, hoặc hàng hóa có khối lượng và kích thước lớn (Hàng hoá được vận chuyển)

- Chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng thấp vì giao thông trên biển có tự nhiên và việc xây dựng cơ sở hạ tầng biển cũng ít hơn (Chi phí đầu tư)

- Giá thành vận tải thấp bởi có thể vận chuyển với một khối lượng lớn và tiêu thụ nhiên liệu ít (Giá thành vận tải) Nhược

điểm

- Vì hoạt động trên biển nên thời gian vận chuyển chậm và

bị phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, yếu tố thời tiết (Thời gian vận chuyển)

- Tốc độ thấp vì tàu thường di chuyển khá chậm chạp, đặc biệt những lúc gặp điều kiện thời tiết xấu thì việc di chuyển càng trở nên khó khăn hơn (Tốc độ)

Khái niệm: Theo nghĩa hẹp, vận tải hàng không là hình thức vận chuyển hành khách, hàng hoá, hành lý, bưu kiện từ một địa điểm này đến một địa điểm khác bằng máy bay

Đường hàng không

Ưu điểm - Tuyến đường vận tải không phụ thuộc vào địa hình mặt

nước, mặt đất, không phải đầu tư xây dựng

- Tốc độ vận tải cao nhất, do đó thời gian vận chuyển rất nhanh Thời gian vận chuyển so với đường bộ cao gấp 40 lần (Tốc độ)

- Đảm bảo an toàn cho hàng hoá tốt, vấn đề va chạm cũng

ít xảy ra vì tỉ lệ tai nạn thấp và có nhiều quy định chặt chẽ

về an toàn và an ninh (Sự an toàn)

- Vận tải hàng không cung cấp dịch vụ tiêu chuẩn, chất lượng cao vì đặc tính giá trị của hàng hoá và yêu cầu về

sử dụng công nghệ cao (Dịch vụ) Nhược

điểm - Cước vận tải cao hơn nhiều so với các phương thức vậntải thông thường khác và tính theo trọng lượng, kích

thước (Giá thành vận tải)

- Hạn chế chuyên chở hàng có khối lượng lớn, kồng kềnh v

ì nó sẽ bị giới hạn bởi kích thước khoang, kích thước cửa,

và trọng tải thực chở của máy bay (Hàng hoá được vận

Trang 2

- Chịu ảnh hưởng bởi thời tiết vì chuyến bay có thể bị trì hoãn do điều kiện thời tiết không tốt

- Chi phí đầu tư lớn về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như đào tạo nhân lực phục vụ

Khái niệm: Vận tải đường bộ là  loại hình vận chuyển hàng hóa từ nơi này sang nơi khác bằng cách dùng những phương tiện di chuyển trên đường bộ như rơ moóc, xe bồn, xe container, xe đầu kéo,…

Đường bộ

Ưu điểm - Tính cơ động và tiện lợi cao hơn các phương thức vận

tải khác thì có thể đến được mọi nơi, mọi chỗ với lịch vận chuyển rất linh hoạt

- Vận chuyển hàng hoá hiệu quả cũng như cung cấp dịch vụ nhanh chóng, an toàn, thích hợp với những lô hàng vừa và nhỏ với cự li ngắn và trung bình

Nhược

điểm

- Giá thành tương đối cao vì có thể chịu ảnh hưởng các yếu tố: trọng tải nhỏ, tỷ lệ chạy không hàng cao, chất lượng đường bộ không đồng đều (Giá thành vận tải)

- Khối lượng, kích thước và mặt hàng vận chuyển còn hạn chế hơn so với vận chuyển bằng đường sắt và đường biển (Hàng hoá được vận chuyển)

- Tiềm ẩn nhiều rủi ro như vấn đề giao thông và điều kiện thời tiết

Khái niệm: Vận tải đường sắt là loại hình vận tải hành khách và hàng hoá bằng phương tiện có bánh được thiết kế để chạy trên đường ray

Đường sắt

Ưu điểm - Sức chở lớn:mỗi toa xe có thẻ chở 20-50 tấn hàng, cá biệt

có thể đến 70-80 tấn hàng Dung tích mỗi toa xe khá rộng, tiện lợi cho việc chuyên chở hàng có thể tích, kích thước khá lớn (Năng lực vận tải)

- Tốc độ vận chuyển khá cao, liên tục, và đều đặn Trung bình tàu chở hàng có tốc độ 100km/h (Tốc độ)

- Giá thành tương đối thấp Giảm dần khi tăng khoảng cách vận chuyển Giúp khách hàng tiết kiểm chi phí tối

đa hóa lợi nhuận (Giá thành vận tải)

- Ít phụ thuộc vào thời tiết khí hậu nên vận tải đường sắt có thể phục vụ vận chuyển liên tục, đều đặn, có kế hoạch,

an toàn

Nhược

điểm - Chi phí đầu tư và xây dựng khá cao.Việc xây dựng tuyếnđường sắt tốn nhiều công sức, thời gian, đi qua nhưng

vùng địa hình phức tạp, bất lợi (Chi phí đầu tư)

- Tính linh hoạt, cơ động kém vì hoàn toàn phụ thuộc vào điều kiện đường ray sẵn có Việc mở rộng phạm vi vận chuyển đòi hỏi xây dựng các ga đường sắt, các tuyến

Trang 3

đường sắt mới hoặc đường nhánh nối vào mạng đường sắt quốc gia hoặc quốc tế

Khái niệm: Vận tải hàng hoá bằng container là vận tải hàng hoá được đựng trong các container

Container

Ưu điểm - Đối với chủ hàng: Đảm bảo an toàn cho đối tượng chuyên

chở, tiết kiệm các loại chi phí như chi phí bao bì, chi phí chuyên chở và tạo thuận lợi cho việc cơ giới hoá việc xếp

dỡ hàng hoá làm cho hàng được xếp dỡ nhanh hơn

- Đối với người chuyên chở: Có điều kiện sử dụng container làm công việc thu gom, chia lẻ hàng hoá và thực hiện vận tải ĐPT đưa hàng từ cửa đến cửa Bên cạnh

đó, giúp tận dụng dung tích tàu, giảm thời gian xếp dỡ, tăng năng lực vận tải cũng như giảm trách nhiệm khiếu nại, tổn thất hàng hoá

- Đối với XH: Tạo điều kiện cơ giới hoá, hiện đại hoá cơ sở vật chất ngành giao thông vận tải cũng như giảm chi phí vận tải trong toàn XH

Nhược

điểm

- Vốn đầu tư lớn vì cũng có nhiều loại container dành riêng cho một số loại hàng đặc biệt hoặc cơ sở vật chất liên quan như cẩu, xe nâng,

- Hạn chế về mặt địa lý vì không phải địa điểm giao nhận nào cũng có sẵn cơ sở hạ tầng giao thông phù hợp với hình thức vận tải container

- Hạn chế về chủng loại hàng hoá chuyên chở vì một số mặt hàng siêu trường, siêu trọng không thể dùng container được mà phải dùng phương thức vận tại khác

- Hạn chế về chuyên chở hàng hoá 2 chiều vì không phải hàng hoá nào cũng có thể được đóng vào cùng một loại container

Khái niệm: VTĐPTQT là phương pháp vận tải trong đó hàng hóa được vận chuyển bằng hai hay nhiều phương thức vận tải khác nhau, trên cơ sở một chứng từ vận tải,một chế độ trách nhiệm và chỉ một người chịu trách nhiệm

về hàng hóa trong suốt hành trình chuyên chở từ một địa điểm nhận hàng ởnước này đến mộtđịa điểm giao hàng ở nước khác

Đa phương thức

Ưu điểm - Có khả năng vận tải từ cửa đến cửa (door to door

Transport) thông qua việc sử dụng những công nghệ mới trong vận tải và thông tin, một đầu mối duy nhất, một chứng từ duy nhất, thủ tục hải quan đơn giản nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí bỏ ra

- Vận tải đa phương thức cho phép chuyên chở nhiều loại hàng, vận chuyển hàng hóa với một khối lượng, kích cỡ lớn

- Tạo ra những dịch vụ vận tải mới, góp phần giải quyết công ăn việc làm cho XH

Trang 4

Nhược

điểm - Đòi hỏi cơ sở vật chất, kết cấu hạ tầng hoàn thiện nhưđường xá, cầu cống, ga, cảng, bến bãi, trạm đóng

gói giao nhận container, phương tiện vận chuyển, xếp, dỡ và chi phí đầu tư khá lớn cho cơ sở hạ tầng

2 Trong vận tải đường biển: Thưởng xếp dỡ nhanh là gì? Phạt xếp dỡ chậm là gì? So sánh sự khác nhau giữa hai cách tính.

Khái niệm: Thời gian xếp dỡ hay thời gian làm hàng (Laytime) là thời gian tàu phải lưu lại cảng để tiến hành việc xếp hàng lên tàu hay dỡ hàng khỏi tàu, còn gọi là thời gian cho phép (Allowed time)

- Thưởng xếp dỡ nhanh: Người chuyên chở phải trả cho người thuê tàu một khoản tiền về việc người thuê tàu xếp dỡ hàng hóa nhanh hơn so với thời gian quy định trong hợp đồng

- Phạt xếp dỡ chậm: Người thuê tàu phải trả cho người chuyên chở một khoản tiền về việc xếp dỡ hàng hoá chạm hơn so với thời gian quy định của hợp đồng

So sánh:

Thưởng xếp dỡ nhanh Phạt xếp dỡ chậm Mức tiền thưởng/phạt Mức thưởng = ½ Mức

phạt

- Thưởng cho toàn tàu trong 1 ngày

- Thưởng cho 1 đơn vị trọng tải/dung tích

Mức phạt = 2 Mức thưởng

- Phạt cho toàn tàu trong 1 ngày

- Phạt cho 1 đơn vị trọng tải/dung tích Thời gian, nguyên tắc

thưởng/phạt Thời gian thưởng có 2 cách quy định:

- Tính cho toàn bộ thời gian tiết kiệm được (for all time saved)

“Một khi đã phạt thì luôn luôn bị phạt”, tức

là một khi đã phạt thì những ngày tiếp theo kể

cả chủ nhật, ngày lễ, ngày xấu trời đều bị

Trang 5

- Chỉ thưởng cho thời gian làm việc tiết kiệm được (for all working time saved) (kiểu như ko tính CN, ngày lễ ấy)

phạt

Tổng tiền thưởng/phạt Tổng tiền thưởng = mức

thưởng x thời gian thưởng

Tổng tiền phạt = mức phạt x thời gian phạt

3 Quy trình giao nhận hàng hoá FCL/FCL, LCL/LCL, FCL/LCL, LCL/FCL.

3.1 Phương pháp nhận nguyên, giao nguyên (FCL/FCL)

Khái niệm: Nhận nguyên, giao nguyên tức là hàng xếp trong nguyên một container, người gửi hàng và người nhận hàng chịu trách nhiệm đóng hàng vào và dỡ hàng ra khỏi container và người chuyên chở nhận nguyên từ người gửi hàng ở nơi đi và giao nguyên cho người nhận ở nơi đến Quy trình giao nhận hàng hoá FCL/FCL:

- Chủ hàng giao nguyên container đã đóng hàng và niêm phong kẹp chỉ cho người chuyên chở tại bãi container (CY) của cảng đi

- Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu và vận chuyển đến cảng đến;

- Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ container khỏi tàu và đưa

về bãi container

- Người chuyên chở giao container trong tình trạng nguyên niêm phong cho người nhận tại bãi container của cảng đến

Trong phương pháp này thì chi phí đóng hàng vào và dỡ ra khỏi container đều thuộc chủ hàng (người gửi hoặc người nhận)

3.2 Phương pháp nhận lẻ, giao lẻ (LCL/LCL)

Khái niệm: Hàng lẻ là lô hàng của một người gửi hàng có khối lượng nhỏ, không đủ đóng trong một container Nhận lẻ, giao lẻ tức là người chuyên chở nhận lẻ từ người gửi hàng và giao lẻ cho người nhận

Quy trình giao nhận hàng hoá LCL/LCL:

- Người chuyên chở nhận nhiều lô hàng của nhiều chủ hàng lẻ gửi cho nhiều người nhận lẻ tại kho gom hàng lẻ (CFS), cấp B/L

- Người chuyên chở bằng chi phí của mình đóng gói hàng lẻ của nhiều chủ hàng vào cùng 1 container và niêm phong kẹp chì;

- Người chuyên chở bằng chi phí của mình xếp container đã đóng hàng lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;

- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ container khỏi tàu và đưa

về kho CFSở cảnh đến;

Trang 6

- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ hàng ra khỏi container và giao cho các người nhận hàng lẻ tại CFS trên cơ sở xuất trình B/L

Trong phương pháp này thì chi phí đóng hàng vào và dỡ ra khỏi container đều do người chuyên chở chịu và trong thực tế đã xuất hiện một dịch vụ gọi

là dịch vụ gom hàng mà chính người chuyên chở đã đảm nhận luôn dịch vụ này

3.3 Phương pháp nhận lẻ, giao nguyên (LCL/FCL)

Khái niệm: Nhận lẻ, giao nguyên được sử dụng khi có nhiều chủ hàng cần gửi hàng cho một người nhận tại nơi đến Khi đó người chuyên chở nhận hàng từ nhiều người gửi và giao nguyên cho người nhận

Quy trình giao nhận hàng hoá LCL/FCL:

- Chủ hàng giao lô hàng lẻ cho người chuyên chở hoặc người gom hàng tại kho gom hàng lẻ (CFS) qui định và lấy vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng trong đó có ghi chữ "part of container";

- Sau khi kiểm tra hải quan, người chuyên chở hoặc người gom hàng đóng hàng vào container tại CFS;

- Người chuyên chở xếp container lên tàu và vận chuyển đến nơi đến;

- Người chuyên chở dỡ container khỏi tàu và đưa về bãi container (CY) hoặc CFS của cảng đến và giao cho người nhận

- Người chuyên chở bằng chi phí của mình dỡ hàng ra khỏi container và giao cho các người nhận hàng lẻ tại CFS trên cơ sở xuất trình B/L

3.4 Phương pháp nhận nguyên, giao lẻ (FCL/LCL)

Khái niệm: Nhận nguyên, giao lẻ được sử dụng khi 1 chủ hàng cần gửi hàng cho nhiều người nhận tại nơi đến Khi đó người chuyên chở đến nhận thì nhận nguyên container từ chủ hàng và có thể cấp nhiều B/L tương ứng với

số lượng người nhận Tại nơi đến người chuyên chở sẽ giao lẻ cho từng người nhận tại CFS

Quy trình giao nhận hàng hoá FCL/LCL:

- Chủ hàng giao nguyên container đã đóng và niêm phong kẹp chỉ cho người chuyên chở tại bãi container (CY) của cảng đi và cấp nhiều B/L tương ứng với số lượng người nhận

- Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, xếp container lên tàu và vận chuyển đến cảng đến

- Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ container khỏi tàu và đưa

về kho CFS

- Người chuyên chở, bằng chi phí của mình, dỡ hàng hoá ra khỏi container và giao cho từng người nhận tại CFS trên cơ sở xuất trình B/L

4 Bài tập tính toán xếp dỡ hàng hoá.

Trang 7

Các bước làm bài:

Ví dụ: Trao NOR: 15h00 ngày 17/02/2022; Kết thúc: 10h45 ngày

22/02/2022; Có 1 ngày chủ nhật 20/02/2022; Thời gian bị gián đoạn là 9,15 giờ Tính:

a) Thời gian làm hàng được công nhận trong điều kiện WWD SHEX.EU và WWD.SHEX.UU

b) Tính mức thưởng/phạt trong điều kiện WWD SHEX.EU và WWD.SHEX.UU, biết thời gian cho phép làm trong hợp đồng là 4 ngày

Bài làm B1: Tính tổng time giữa 2 mốc bắt đầu làm hàng và kết thúc làm hàng

B2: Tính thời gian cho phép (Note: thường tính theo NOR Nếu đề có cho hợp đồng thuê tàu

chuyến mẫu GENCON: Nếu NOR được hãng tàu trao và chấp nhận trước 12h trưa, Laytime sẽ tính từ 13h cùng ngày Nếu NOR được hãng tàu trao và chấp nhận sau 12h trưa thì sẽ tính từ 6h sáng ngày hôm sau Còn nếu đề không nói mẫu hợp đồng gì thì cứ lấy theo thời gian NOR luôn).

TH1: Quy định theo WWD SHEX.EU nghĩa là ngày làm việc liên tục 24h thời tiết tốt, không kể chủ nhật và ngày lễ (cho dù có làm) Theo đó, vì ngày 20/02/2022 là ngày chủ nhật và chủ hàng có làm nên sẽ không tính

15h 17/02

10h45 22/02

15h 21/02

4 ngày 15h 17/02

19,75 giờ

Trang 8

 Thời gian cho phép là: 3 ngày (trừ 1 ngày CN) + 19,75 giờ = 3*24 +19,75 = 91,75 giờ

TH2: Quy định theo WWD SHEX.UU nghĩa là ngày làm việc liên tục 24h thời tiết tốt, không kể chủ nhật và ngày lễ (trừ khi có làm) Theo đó, dù ngày 20/02/2022 là ngày chủ nhật nhưng chủ hàng có làm nên vẫn sẽ được tính

 Thời gian cho phép là: 4 ngày + 19,75 giờ = 4*24 +19,75 = 115,75 giờ

B3: Tính thời gian làm hàng được công nhận

TH1: WWD.SHEX.EU

Thời gian làm hàng được công nhận là: 91,75 – 9,15 = 82,6 giờ hay 3,44 ngày

TH2: WWD.SHEX.UU

Thời gian làm hàng được công nhận là: 115,75 – 9,15 = 106,6 giờ hay 4,44 ngày

B4: Tính mức thưởng/phạt

TH1: WWD.SHEX.EU

Vì thời gian làm hàng được công nhận là 3,44 < thời gian trong hợp đồng

là 4 ngày nên người thuê tàu sẽ được thưởng xếp dỡ nhanh Thời gian thưởng (theo cách thưởng cho toàn bộ thời gian tiết kiệm được) là: 4 – 3,44 = 0,56

 Tổng tiền thưởng = mức thưởng x 0,56

TH2: WWD.SHEX.UU

Vì thời gian làm hàng được công nhận là 4,44 > thời gian trong hợp đồng

là 4 ngày nên người thuê tàu sẽ bị phạt xếp dỡ chậm Thời gian phạt là: 4,44 – 4 = 0,44

 Tổng tiền thưởng = mức thưởng x 0,44

*Giả sử hợp đồng theo quy định WWD.SHEX.EU và thời gian quy định là 2 ngày thì thời gian phạt là 3,44 – 2 +1 = 2,44 (vì lúc đầu đã trừ đi ngày CN nhưng vì nguyên tắc phạt là một khi đã phạt thì luôn luôn phạt nên ngày CN vẫn tính vào thời gian phạt) (lưu ý đây là TH ngày CN nằm sau ngày kết thúc làm hàng cho phép theo hợp đồng).

Ví dụ: Hàng về đến cảng Đà Nẵng, chủ tàu thông báo cho phép công ty dỡ

lô hàng trên xuống bãi cảng trong thời hạn 7 ngày (7 WWDSHEXEU) Công

ty được biết hợp đồng thuê tàu quy định: thời điểm bắt đầu tính thời gian xếp dỡ hàng hoá: theo mẫu hợp đồng Gencon 94 Ngày nghỉ từ 13h chiều thứ bảy đến 7h sáng ngày thứ 2 Khi tàu đến cảng, thời gian biểu thực hiện việc dỡ hàng như sau: Thứ 3 (5/5): trao và chấp nhận NOR lúc 9h sáng Thứ

Trang 9

6 (8/5): mưa trong vòng 5 tiếng không dỡ hàng được; thứ ba (12/5): mưa 9h không dỡ hàng được Thứ 5 (14/5): kết thúc dỡ hàng thực tế lúc 13h Tính

thưởng phạt xếp dỡ nếu có, biết thưởng xếp nhanh áp dụng cho toàn bộ thời gian tiết kiệm được với mức 2.000 USD/ngày Mức phạt bằng 2 lần

mức thưởng

Bài làm

- Tổng thời gian giữa 2 mốc bắt đầu làm hàng (13h ngày 5/5) và kết thúc làm hàng (13h ngày 14/5) là: 9 ngày

- Thời gian làm hàng được công nhận là:

Quy định theo WWD SHEX.EU nghĩa là ngày làm việc liên tục 24h thời tiết tốt, không kể chủ nhật và ngày lễ (cho dù có làm) Theo đó, vì ngày 10/02/2022 là ngày chủ nhật và chủ hàng cũng không làm nên sẽ không tính

Từ ngày 13h 9/5 đến 7h 11/5 không làm, tổng thời gian là: 42 giờ

Thời gian mưa không làm được hàng là: 5 + 9 =14 giờ

 Thời gian làm hàng được công nhận là: 9 ngày – 42 giờ - 14 giờ = 160 giờ hay 6,67 ngày

- Do quy định là 7 WWD SHEX.EU nên công ty sẽ được thưởng xếp dỡ nhanh:

+ Thời gian thưởng là: 7*24 – 160 = 8 giờ hay 1/3 ngày

+ Tổng tiền thưởng là: 1/3 * 2000 = 666,7 USD

Trang 10

BẢO HIỂM

1 Tại sao nói bảo hiểm là một ngành kinh doanh?

Định nghĩa: Bảo hiểm là một sự cam kế bồi thường của người bảo hiểm đối với người được bảo hiểm về những thiệt hại, mất mát của đối tượng bảo hiệm do một rủi do đã thoả thuận gây ra, với điều kiện người được bảo hiểm

đã thuê bảo hiểm cho đối tượng bảo hiểm đó và nộp một khoản tiền gọi là phí bảo hiểm

Bảo hiểm là một ngành kinh doanh vì nó thực hiện các hoạt động kinh doanh và thu lợi nhuận thông qua các dịch vụ bảo vệ tài sản và rủi ro cho người được bảo hiểm Bên cạnh đó, bản chất của bảo hiểm chính là sự trang trải những tổn thất của những người được bảo hiểm gặp rủi

ro cho rất cả những người tham gia bảo hiểm cùng chịu (thông qua phí bảo hiểm) Sẽ có người bảo hiểm hay là những công ty kinh doanh bảo hiểm là người trung gian đứng ra nhận lãnh tổn thất và phân chia tổn thất này có tất cả những người tham gia bảo hiểm

2 So sánh tổn thất toàn bộ và tổn thất bộ phận.

Căn cứ vào mức độ tổn thất có thể phân loại tổn thất thành tổn thất toàn bộ

và tổn thất bộ phận

Tổn thất toàn bộ Tổn thất bộ phận

- Khái niệm: TTTB được chia thành

hai loại:

1 TTTB thực tế: Toàn bộ hàng hoá

bị huỷ hoại, hư hỏng, mất mát,

biến chất mà không có cách gì lấy

lại được nữa

*Cấu thành trường hợp TTTB

thực tế hàng hoá được bảo hiểm:

+ Bị mất hoàn toàn hoặc trên thực

tế không thể đưa trở lại được cho

người được bảo hiểm

+ Sự mất mát của đối tượng bảo

hiểm đã không còn cứu vãn nổi

+ Bị mất hoàn toàn trong các tai

nạn chìm tàu, cháy tàu

+ Đối tượng bảo hiểm đã mất đi

giá trị thương mại hoặc công dụng

vốn có của nó

*Trách nhiệm của người bảo hiểm

là bồi thường số tiền = 100%A

(V)

2 TTTB ước tính: Bị mất mát, hư

hỏng đại bộ phận hàng hoá, chưa

- Khái niệm: Sự mất mát, hư hỏng

1 phần đối tượng được bảo hiểm thuộc một hợp đồng bảo hiểm hoặc đối tượng bị giảm giá trị thực

tế những không dẫn đến tổn thất toàn bộ

- TTBP về hàng hoá thường tồn tại

dưới các dạng sau:

+ Giảm một phần giá trị sử dụng của HH

+ Giảm một phần về thể tích + Giảm một phần về số lượng + Giảm một phần về trọng lượng

- Số tiền bồi thường = A

V Giá trị tổn thất

Ngày đăng: 04/12/2024, 22:55

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w