1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế hoạch bài dạy hóa học về phản ứng cháy, nổ

11 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phản Ứng Cháy, Nổ
Tác giả Phan Thị Thu Hiền
Người hướng dẫn Nguyễn Thị Thúy Thảo
Trường học Trường Thpt Đào Duy Từ
Chuyên ngành Hóa học
Thể loại Kế hoạch bài dạy
Năm xuất bản 2023 - 2024
Thành phố Quảng Bình
Định dạng
Số trang 11
Dung lượng 1,43 MB

Nội dung

Năng lực chung - Năng lực tự chủ tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản ứng - Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng yêu cầu củ

Trang 1

SỞ GD&ĐT TỈNH QUẢNG BÌNH TRƯỜNG THPT ĐÀO DUY TỪ

- -

KẾ HOẠCH BÀI DẠY HÓA HỌC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ

Giáo viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Thúy Thảo

Sinh viên thực hiện: Phan Thị Thu Hiền Lớp: 10A3

Thời gian: Thứ 6, ngày 22/03/24

Năm học: 2023 -2024

Trang 2

CHUYÊN ĐỀ 2 BÀI 7: HÓA HỌC VỀ PHẢN ỨNG CHÁY, NỔ

(Tiết 1)

I MỤC TIÊU

1 Năng lực chung

- Năng lực tự chủ tự học: Chủ động, tích cực tìm hiểu về nhiệt động học của phản

ứng

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Hoạt động nhóm một cách hiệu quả theo đúng

yêu cầu của giáo viên, đảm bảo các thành viên trong nhóm được tham gia và trình bày báo cáo;

- Năng lực giải quyết vấn đề sáng tạo: Thảo luận với các thành viên trong nhóm

nhằm giải quyết các vấn đề trong bài học để hoàn thành nhiệm vụ học tập và cuộc sống

2 Năng lực hóa học :Tính được ∆rH0của một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ.Tính được sự thay đổi của tốc độ phản ứng cháy, tốc độ phản ứng hô hấptheo giả định về sự phụ thuộc vào nồng độ oxygen

- Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Tính được của một

số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ

- Vận dụng kĩ năng đã học: Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng giải quyết

các bài tập

3 Phẩm chất

- Tham gia tích cực các hoạt động nhóm phù hợp với khả năng của bản thân, có niềm say mê, hứng thú với việc khám phá và học tập

- Biết giúp đỡ bạn bè trong các hoạt động nhóm

II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.Đối với GV: , Giáo án,PPT ,hình ảnh.

2.Đối với HS: SGK,vở ghi, giấy nháp ,đồ dùng học tập ( bút, thước ) bảng

nhóm,bút viết bảng nhóm…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1.Hoạt động: Khởi động (5 phút )

a) Mục tiêu

– Tạo hứng thú và kích thích sự tò mò của học sinh vào chủ đề học tập Học sinh

Trang 3

tiếp nhận kiến thức chủ động, tích cực, hiệu quả.

b) Nội dung

– HS hoạt động cá nhân: Xử lí tình huống về đám cháy dầu

NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG

1 Tại một đám cháy xảy ra tại kho chứa dầu Theo em, có thể dùng nước để dập

tắt đám cháy này hay không? Vì sao?

c) Sản phẩm

– Câu trả lời của HS

SẢN PHẨM NHIỆM VỤ KHỞI ĐỘNG

1 Dập tắt đám cháy xăng dầu không thể dùng nước Do xăng dầu nhẹ hơn nước

nên khi dùng nước chữa cháy sẽ khiến xăng dầu nổi lên trên Không những không dập tắt được lửa mà còn làm đám cháy lan rộng hơn Nguyên lý chữa cháy dựa vào việc làm mất nguồn oxy cung cấp cho đám cháy và làm đám cháy tắt Vì thế cần các loại hoá chất chữa cháy có khả năng ngăn đám cháy tiếp xúc với khí oxygen

d) Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– Yêu cầu HS quan sát hình suy nghĩ

câu trả lời cho câu hỏi trong nhiệm vụ

khởi động

– HS nhận nhiệm vụ học tập, nêu thắc mắc nếu có

Thực hiện nhiệm vụ

– Theo dõi HS thực hiện nhiệm vụ – HS quan sát video và suy nghĩ trả lời

câu hỏi

Báo cáo kết quả, thảo luận

– GV yêu cầu 01 HS trình bày câu trả

lời

– 01 HS trả lời

– Các HS khác theo dõi, nhận xét

Kết luận, nhận định

– GV yêu cầu HS khác nhận xét, bổ

sung câu trả lời

– GV kết luận lại câu trả lời, giải thích

và dẫn dắt vào bài học Các hiện tượng

cháy, nổ xảy ra hầu hết do các phản ứng

– HS góp ý, bổ sung câu trả lời

– HS theo dõi, lắng nghe giải thích của GV

Trang 4

hóa học gây nên, tỏa nhiều nhiệt, tốc độ

phản ứng lớn Nhiệt của phản ứng

cháy, nổ được xác định như thế nào?

Các yếu tố nào ảnh hưởng đến mức độ

mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ,chúng

ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm

nay,Hóa học về phản ứng cháy ,nổ

2 Hoạt động 2 : Hình thành kiến thức (25 phút )

2.1 Biến thiên enthalpy của một số phản ứng cháy, nổ

a) Mục tiêu

– Tính được rH0 một số phản ứng cháy, nổ để dự đoán mức độ mãnh liệt của phản ứng cháy, nổ

b) Nội dung

–Học sinh làm việc hoạt động nhóm

PHIẾU HỌC TẬP 1.1 Đốt cháy than đá (Nhóm 1,nhóm 4)

Câu 1: Phản ứng đốt cháy carbon trong than đá: C (s) + O (g) 2 CO (g) 2

Tính biến thiên enthalpy ( ) của phản ứng thông qua các giá trị năng lượng liên kết

1.2 Đốt cháy khí thiên nhiên (Nhóm 1)

Câu 2: Xét phản ứng: CH (g) + 2O → CO (g) + 2H O 4 2 2 2

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng biết nhiệt tạo thành :

Trang 5

1.3 Đốt cháy gas (Nhóm 2)

Câu 3: Đốt cháy một loại gas chứa propane và butane với tỉ lệ số mol tương ứng

là 2 : 3

C3H8 (g) +5O (g) 2 3CO (g) + 4H O (g) 2 2 (propane)

C4H10 (g) + O (g) 2 4CO (g) + 5H O (g) 2 2 (butane)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy 1 mol gas được tính thông qua các giá trị nhiệt tạo thành sau :

(kJ/

mol)

1.4 Đốt cháy xăng (Nhóm 3,nhóm 4)

Câu 4: Phản ứng đốt cháy octane, chất có nhiều trong xăng.

C8H18 (g) + O (g) 2 8CO (g) + 9H O (g)2 2

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính thông qua các giá trị năng lượng liên kết :

1.5 Đốt cháy cồn (Nhóm 3,nhóm 4)

Câu 5: Phản ứng đốt cháy ethanol:

C2H5OH (l) + 3O (g) 2 2CO (g) + 3H O (g) 2 2

Tính biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng được tính thông qua các giá trị nhiệt tạo thành :

Chất C2H5OH (l) O (g)2 CO (g)2 H O (g)2

Trang 6

c) Sản phẩm

- Câu trả lời của HS

SẢN PHẨM 1.1.Đốt cháy than đá.

= (cđ) – (sp) = 712 + 494 – 799.2 = –392 (kJ/mol)

1.2 Đốt cháy

khí thiên nhiên.

= (sp) – (cđ) = –394 -242 2 – (–75)= –803 (kJ/mol)

1.3 Đốt cháy gas

(propane) = – 394.3 – 242.4 – (–105)= –2045 (kJ/mol)

(butane) = – 394.4 – 242.5 – (–126)= –2660 (kJ/mol)

Biến thiên enthalpy chuẩn của phản ứng đốt cháy gas:

(gas) = 0,4  (propane) + 0,6  (butane) = – 2414(kJ/mol)

1.4 Đốt cháy xăng

= (418 18 + 346 7 + 494 12,5) – (732 16 + 459 18) = –3 853     (kJ/mol)

1.5 Đốt cháy cồn.

= –394 2 – 242 3 – (–276 + 0) = –1 238(kJ/mol) 

d) Tổ chức thực hiện

Trang 7

Chuyển giao nhiệm vụ học tập

– GV tổ chức HS hoạt động nhóm trả lời

nhiệm vụ

– GV chia lớp thành 4 nhóm Yêu cầu mỗi

nhóm thảo luận và thực hiện một trong

nhiệm vụ

– HS tiếp nhận nhiệm vụ và nêu thắc mắc (nếu có)

Thực hiện nhiệm vụ

– GV điều phối, tổ chức các nhóm cho HS

– GV theo dõi quá trình thực hiện nhiệm

vụ của các nhóm Đưa ra các gợi ý đơn

giản để các nhóm thảo luận

– HS thảo luận và thực hiện nhiệm

vụ của nhóm mình

Báo cáo kết quả, thảo luận

– GV yêu cầu đại diện bất kì nhóm lên

bảng trình bày kết quả thảo luận đã được

– HS lên bảng trình bày kết quả thảo luận

– Các HS khác tập trung theo dõi phần trình bày để nhận xét, phản biệt hoặc góp ý (nếu có)

Kết luận, nhận định

– GV yêu cầu HS khác nêu nhận xét phần

trình bày

– GV nhận xét về độ chính xác của các câu

trả lời, phân tích các nội dung mà học sinh

trình bày, thống nhất nội dung cốt lõi (kiến

thức trọng tâm) để ghi vào vở

– GV đặt câu hỏi em có nhận xét gì về

lượng chất tỏa ra khi đố cháy các chất

trên ?

-GV đưa ra một số hình ảnh liên quan đến

các đám cháy xảy ra do xăng,cồn, gas

– HS nêu lên nhận xét và bổ sung (nếu có)

– Theo dõi và ghi nhận nội dung kiến thức trọng tâm

Kiến thức trọng tâm

+ Có 2 cách tính biến thiên enthalpy của một phản ứng

-Tính theo năng lượng liên kết :

∆ r H298

o =

E b(cđ)

− ¿∑E b(sp)

-Tính theo nhiệt tạo thành :

Trang 8

∆ r H298

o =

∆ f H298

o (sp)

− ¿∑∆ f H298

o (cđ) + Việc xác định biến thiên enthalpy của phản ứng cháy,nổ giúp sử dụng nguyên liệu tiết kiệm ,an toàn và phòng tráng sự cố hỏa hoạn

+ càng âm, phản ứng thường mạnh liệt hơn

3.Hoạt động 3: Luyện tập (15 phút)

a Mục tiêu: Vận dụng kiến thức đã học để hoàn thành một số bài tập.

b Nội dung: Giáo viên tổ chức trò chơi “Cung chúc tân xuân ”và yêu cầu học sinh

trả lời một số câu hỏi Qua đó giúp học sinh nhớ lại một số kiến thức đã học

c Sản phẩm: Câu trả lời của học sinh

BỘ CÂU HỎI TRÒ CHƠI Câu 1: Gas trong đời sống hằng ngày được dùng để làm gì? Thành phần chính là

?

Câu 2: Trong các phản ứng đốt cháy than,cồn,gas,khí thiên nhiên,xăng.Phản ứng

nào có nguy cơ gây hỏa hoạn nhiều nhất ? Vì sao ?

Câu 3: Cồn hiện nay được dùng để làm gì ?

BÀI TẬP

Câu 4: Xét phản ứng: CH (g) + 2O → CO (g) + 2H O 4 2 2 2 = – 802 kJ

Tính của CH (g) biết 4 của CO (g) và H O(g) lần lượt là –3942 2 kJ/mol và –242 kJ/mol

Câu 5 : Ngày 04 tháng 8 năm 2020 đã xảy ra một vụ nổ kinh hoàng ở nhà kho

tại cảng Beirut của Lebanon Đây là nhà kho chứa khoảng 2 700 tấn NH4NO3 một loại hóa chất vừa được sử dụng làm phân bón, vừa được dùng làm thuốc nổ

do có khả năng phân hủy thành khí và hơi, kèm theo tỏa nhiệt mạnh:

2NH NO(s) → 2N (g) + O (g) + 4HO(g)

Trang 9

Tính của phản ứng, biết của NH4NO3(s) và của H2O(g) lần lượt là –365,6 kJ/mol và – 242 kJ/mol

DỰ KIẾN TRẢ LỜI CÂU HỎI Câu 1: Gas được dùng khá phổ biến làm nhiên liệu đun nấu ở nhiều gia đình, có

thành phần chính là propane (C3H8) và butane (C4H ) 10

Câu 2: Phản ứng đốt cháy xăng gây nguy cơ hoả hoạn nhiều nhất.Vì phản ứng

đốt cháy xăng tỏa ra một lượng

Câu 3: Cồn (ethanol) hiện được dùng để sản xuất xăng sinh học E5 (chứa 5%

thể tích ethanol) Ngoài ra, cồn còn được dùng làm nhiên liệu cho đèn cồn, làm chất đốt để nướng thực phẩm ở nhiều gia đình

Câu 4:

Câu 5: Tổng nhiệt tạo thành chất đầu là:

Trang 10

Tổng nhiệt tạo thành các chất sản phẩm là:

Biến thiên enthalpy của phản ứng:

d Tổ chức thực hiện

Chuyển giao nhiệm vụ:

Yêu cầu học sinh tham gia trò chơi với nội

dung liên quan đến kiến thức

-Sau khi nghe đọc câu hỏi HS giành quyền trả

lời bằng cách đưa tay

-Mỗi câu đúng được 1 điểm cộng

- Học sinh nhận nhiệm vụ

Thực hiện nhiệm vụ:

- Theo dõi HS và mời HS trả lời.

- HS quan sát, và đưa tay giành quyền trả lời

Báo cáo sản phẩm/thảo luận

- Giáo viên gọi HS - chỉ định/xung phong lên trả

lời câu hỏi và giải thích

- Trả lời câu hỏi đã chọn

Kết luận:

Trang 11

- Nhận xét và chốt kiến thức.

Quảng Bình, ngày 20 tháng 03 năm 2024

Giáo viên hướng dẫn Sinh viên thực tập

Nguyễn Thị Thúy Thảo Phan Thị Thu Hiền

Ngày đăng: 04/12/2024, 16:15

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w