Hành vi chuyển giá, với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận và giảm nghĩa vụ thuế, không chỉ gây thất thu ngân sách lớn cho các quốc gia mà còn làm gia tăng bất bình đẳng trong môi trường kinh
Trang 1HỌC VIỆN NGÂN HÀNG KHOA TÀI CHÍNH
BÀI TẬP LỚN HỌC PHẦN: THUẾ QUỐC TẾ
ĐỀ TÀI:
THỰC TRẠNG CHUYỂN GIÁ QUỐC TẾ HIỆN NAY VÀ CÁC BIỆN PHÁP
PHÒNG CHỐNG CHUYỂN GIÁ TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn: TS Nguyễn Quỳnh Trang Lớp tín chỉ: 241FIN95A01
Nhóm SV thực hiện: Nhóm 4
Hà Nội, ngày 28 tháng 11 năm 2024
Trang 2
DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM 4
1 Lê Huyền Trang 24A4011899 lehuyentrang365
@gmail.com 0912633904
2 Đào Thị Thu Thảo 24A4011609 thuthao2610200
3@gmail.com 0385591574
3 Ngô Minh Trang 24A4011902 ngotrang2208@
gmail.com 0968834493
4 Phan Đỗ Nhật Hà 24A4010306 nhatha2408@gm
5 Nguyễn Thị Huệ 24A4011853 huenguyen9nl@
gmail.com 0348104568
@gmail.com 0388901460
7 Trần Minh Huyền 24A4012071 mhuyen2322003
@gmail.com 0812023836
Trang 3BẢNG ĐÁNH GIÁ SỰ THAM GIA ĐÓNG GÓP CỦA CÁC THÀNH VIÊN
phân công hoàn thành Mức độ đóng góp Mức độ
2 Đào Thị Thu Thảo Thực trạng chuyển
giá hiện nay
5 Nguyễn Thị Huệ Các biện pháp chống
chuyển giá
6 Vi Thị Dung Phân tích ví dụ
Tổng hợp word
Trang 4MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
1 Thực trạng chuyển giá quốc tế hiện nay 2
2 Các trường hợp chuyển giá tiêu biểu 2
2.1 Ví dụ về nâng khống giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao 2
2.2 Ví dụ về nhập khẩu nguyên vật liệu thành phẩm từ công ty liên kết với giá cao, bán sản phẩm cho bên liên kết giá thấp so với thị trường 3
2.3 Ví dụ về cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn 4
2.4 Ví dụ về tài trợ cho nghiệp vụ nội bộ tập đoàn từ công ty mẹ 5
2.5 Ví dụ về điều chỉnh giá mua bán hàng hóa/dịch vụ 5
3 Các giải pháp phòng chống chuyển giá quốc tế 6
3.1 Hoàn thiện khung pháp lý 6
3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu về giao dịch liên kết 6
3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát 6
3.4 Thực hiện kê khai và minh bạch giao dịch liên kết 6
3.5 Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành thuế 7
3.6 Quy định chế tài phạt cao đối với hành vi chuyển giá 7
4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 7
4.1 Kinh nghiệm quốc tế trong phòng chống chuyển giá 7
4.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam 8
KẾT LUẬN 10
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11
Trang 5MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia, chuyển giá quốc tế đã trở thành một vấn đề kinh tế và pháp lý ngày càng phức tạp Hành
vi chuyển giá, với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận và giảm nghĩa vụ thuế, không chỉ gây thất thu ngân sách lớn cho các quốc gia mà còn làm gia tăng bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh Tại Việt Nam, khi nền kinh tế ngày càng hội nhập sâu rộng, hiện tượng chuyển giá từ các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đã trở thành một thách thức lớn đối với cơ quan quản lý thuế Nghiên cứu này tập trung phân tích thực trạng chuyển giá quốc tế, các phương thức mà doanh nghiệp thường sử dụng để chuyển giá, cùng với những nỗ lực của Việt Nam và các quốc gia trên thế giới trong việc phòng chống hành vi này Qua đó, bài viết đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý và xây dựng một môi trường kinh doanh minh bạch, công bằng tại Việt Nam
Trang 6NỘI DUNG
1 Thực trạng chuyển giá quốc tế hiện nay
Chuyển giá quốc tế hiện nay là một vấn đề kinh tế và pháp lý ngày càng phức tạp, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự mở rộng mạnh mẽ của các tập đoàn đa quốc gia Nhiều doanh nghiệp lợi dụng chuyển giá để tối ưu hóa lợi nhuận và giảm nghĩa vụ thuế thông qua các phương thức phổ biến như lợi dụng chênh lệch thuế suất giữa các quốc gia, định giá sai các giao dịch nội bộ, hoặc đặt trụ sở tại các thiên đường thuế nhằm chuyển lợi nhuận khỏi những nơi có thuế suất cao Điều này không chỉ gây ra thất thu ngân sách lớn cho các quốc gia mà còn làm gia tăng bất bình đẳng trong môi trường kinh doanh Để đối phó, các tổ chức quốc tế như OECD đã triển khai sáng kiến chống xói mòn
cơ sở thuế và chuyển lợi nhuận (BEPS), trong đó các quốc gia được khuyến khích áp dụng các biện pháp như báo cáo tài chính tại từng quốc gia và triển khai các hiệp định thuế song phương Đồng thời, việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu cũng đang được thúc đẩy nhằm hạn chế chuyển lợi nhuận qua các thiên đường thuế
Tại Việt Nam, chuyển giá quốc tế cũng là một vấn đề nóng, đặc biệt khi quốc gia này thu hút ngày càng nhiều vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) Nhiều doanh nghiệp FDI bị nghi ngờ sử dụng các chiến lược chuyển giá để khai lỗ kéo dài, chuyển lợi nhuận
về công ty mẹ ở nước ngoài hoặc sang các quốc gia có thuế suất thấp hơn Theo Tổng cục Thuế, Việt Nam đã thất thu hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm do các hành vi chuyển giá tinh
vi này Để ứng phó, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều quy định pháp luật quan trọng, như Nghị định 20/2017/NĐ-CP và sau đó là Nghị định 132/2020/NĐ-CP, nhằm kiểm soát chặt chẽ hơn các giao dịch liên kết Ngoài ra, Việt Nam cũng đã tham gia sáng kiến BEPS của OECD và thực hiện các quy định về báo cáo tài chính của các tập đoàn đa quốc gia Tuy nhiên, việc thực thi các quy định này vẫn còn gặp nhiều thách thức, do thiếu nguồn lực và kinh nghiệm, cũng như sự phức tạp của các hành vi chuyển giá hiện đại Trong tương lai, Việt Nam cần tăng cường năng lực quản lý thuế, nâng cao hợp tác quốc tế và cải thiện môi trường pháp lý để kiểm soát hiệu quả hơn các hành vi chuyển giá, đảm bảo một môi trường kinh doanh minh bạch và công bằng
2 Các trường hợp chuyển giá tiêu biểu
2.1 Ví dụ về nâng khống giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao
Để nói về bê bối nâng khống giá trị tài sản góp vốn, chuyển giao thì không thể không kể đến Vạn Thịnh Phát, Vụ án Vạn Thịnh Phát (hay Đại án Vạn Thịnh Phát), cũng được Tòa án nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh gọi là vụ án Trương Mỹ Lan và đồng phạm, là một vụ bê bối kinh tế, tham nhũng đặc biệt nghiêm trọng diễn ra tại Công ty cổ phần Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn ( SCB) do tỷ phú Trương Mỹ Lan cầm đầu trong hơn 10 năm Tổng cộng đã có 86 người bị truy tố, và
Trang 7tổng số tiền thiệt hại của vụ án lên tới 677.000 tỷ đồng (tương đương 27 tỷ USD) thông qua việc lừa đảo giải ngân thông qua các hồ sơ cho vay của Ngân hàng SCB lên tới 1 triệu tỷ đồng (tương đương 44 tỷ USD), trở thành một trong các vụ bê bối kinh tế lớn nhất trong lịch sử Việt Nam Nhiều chuyên gia cũng cho rằng, vụ bê bối này có thể là một trong những vụ lừa đảo tài chính lớn nhất trong lịch sử thế giới
Trong giai đoạn từ ngày 01/01/2012 đến ngày 07/10/2022, Trương Mỹ Lan đã chỉ đạo lập khống hồ sơ, cho vay, giải ngân 2.527 khoản với tổng số tiền 1.066.608 tỷ đồng Đến ngày 17/10/2022 còn 1.284 khoản vay còn dư nợ 677.286 tỷ đồng đều thuộc nhóm
nợ không có khả năng thu hồi Do đó, đây cũng được xem là thiệt hại của Vụ án Dư nợ gốc các khoản vay của Trương Mỹ Lan chiếm 93% tổng dư nợ gốc của 23.042 khoản vay còn dự nợ tại Ngân hàng SCB
Do mức độ thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng của Vụ án, từ giai đoạn điều tra, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công An đã tiến hành thu giữ hơn 2.485 nghìn tỷ đồng, 23,4 triệu USD, kê biên 1.237 bất động sản, kê biên hơn 857 triệu cổ phần SCB của bà Lan và các
cá nhân đứng tên hộ chủ tịch Vạn Thịnh Phát; 137 triệu cổ phần 5 công ty của các pháp nhân, cá nhân đứng tên hộ bà Lan và kê biên 22 tài sản là phương tiện gồm 1 du thuyền, 2 tàu, 19 ô tô nhằm để để khắc phục hậu quả vụ án do bà Trương Mỹ Lan gây ra
2.2 Ví dụ về nhập khẩu nguyên vật liệu thành phẩm từ công ty liên kết với giá cao, bán sản phẩm cho bên liên kết giá thấp so với thị trường
Ví dụ điển hình của hoạt động này là trường hợp của Công ty CocaCola CocaCola
có mặt ở Việt Nam từ những năm 1960, nhưng đến năm 1994 mới chính thức thực hiện chiến lược kinh doanh lâu dài Lần lượt các năm 1995, 1998 các liên doanh ở miền Bắc, miền Nam, miền Trung được thành lập Đến tháng 10/1998 các liên doanh này chuyển đổi thành công ty 100% vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Theo báo cáo tài chính, lỗ lũy kế đến quý III năm 2011 của CocaCola Việt Nam lên đến 3.768 tỷ đồng, nhiều hơn cả vốn điều lệ của Công ty là 2.950 tỷ đồng Mặc dù lỗ nhưng sản lượng thực tế của công ty tăng trưởng khoảng 20% mỗi năm và công ty vẫn mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh Đây là lý do để CocaCola dính vào “nghi án” chuyển giá ở Việt Nam Theo phía đại diện doanh nghiệp khẳng định, Coca Cola luôn tuân thủ đầy đủ các trách nhiệm pháp lý và kê khai tài chính minh bạch, việc thua lỗ là từ những lý do khách quan Đầu tiên là do chi phí nguyên phụ liệu để sản xuất quá cao, chiếm từ 70 – 85% chi phí sản xuất Mức giá cao như vậy là vì đây là công thức độc quyền, lâu đời của “The Coca-Cola Company”, vì vậy nguồn cung mang tính độc quyền nên mới tồn tại mức giá quá cao như vậy
Theo thống kê của Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh, trong vòng 4 năm (2007 -2010), tổng doanh thu của Công ty tăng 2,5 lần từ 1.000 tỷ đồng lên 2.500 tỷ đồng nhưng tổng chi phí lại tăng lên 3 lần Do thua lỗ trong một thời gian dài nên Công ty chưa phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp Năm 2009 là năm đầu tiên Công ty tuyên bố có lãi (3,5
Trang 8tỷ đồng) song lại được phép chuyển lỗ theo quy định của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp Giải thích cho hiện tượng thua lỗ của CocaCola ở góc độ quản lý, đại diện Cục thuế Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng nguyên nhân nằm ở chi phí nguyên phụ liệu, trong đó chủ yếu là hương liệu được nhập trực tiếp từ công ty mẹ với giá rất cao Trung bình chi phí nguyên phụ liệu chiếm trên 70% giá vốn; đặc biệt năm 2010 chi phí nhập nguyên vật liệu từ công ty mẹ lên đến 1.671 tỷ đồng trên doanh thu 2.329 tỷ đồng Tuy nhiên, việc chứng minh Coca Cola vi phạm pháp luật là rất khó, bởi không có cơ sở so sánh, đối chiếu giá nguyên liệu với các doanh nghiệp khác cùng ngành nghề, vì nguyên liệu là do công ty mẹ của Coca-Cola Việt Nam độc quyền cung cấp Cũng không thể lấy chi phí nguyên phụ liệu của doanh nghiệp Việt Nam cùng ngành nghề để so sánh vì đây
là doanh nghiệp đặc thù Điều này khiến cho báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn duy trì tình trạng lỗ do kết quả chi phí hoạt động nhiều hơn doanh thu,
và theo đó trốn tránh được nghĩa vụ đóng thuế đối với nhà nước Trong khi đó, công ty
mẹ hay công ty liên kết được hưởng lợi từ giá hàng hóa, dịch vụ thấp, nhưng sau đó lại thực hiện hình thức hỗ trợ vốn hoặc cho vay để doanh nghiệp tại Việt Nam tiếp tục hoạt động và mở rộng kinh doanh
2.3 Ví dụ về cung cấp dịch vụ nội bộ tập đoàn
Google được coi là một ví dụ điển hình về việc tận dụng các “chiến lược” giảm thuế một cách tinh vi Theo các cuộc điều tra, gã khổng lồ công nghệ này chỉ phải đóng mức thuế cực thấp, chiếm khoảng 2,5% tổng lợi nhuận thu được từ hoạt động tại nước ngoài
Để đạt được điều này, Google đã thiết lập một cấu trúc công ty phức tạp Cụ thể, doanh thu từ chi nhánh tại Ireland (Google Ireland Limited) được chuyển sang một công
ty con tại Hà Lan (Google Netherlands Holdings BV) Từ đó, khoản tiền này tiếp tục được luân chuyển đến một công ty khác có trụ sở tại Bermuda, được gọi là Google Ireland Holdings
Điểm đặc biệt nằm ở chỗ Google Ireland Limited, với hàng nghìn nhân viên, chịu trách nhiệm quản lý quyền sở hữu trí tuệ và tối ưu hóa thuế Trong khi đó, công ty tại Bermuda – Google Ireland Holdings – lại không có bất kỳ nhân viên nào
Cách thức hoạt động này cho phép Google sử dụng công ty con tại Hà Lan làm
“trạm trung chuyển”, thay vì chuyển thẳng tiền đến Bermuda Nhờ chính sách ưu đãi thuế của Ireland, Google gần như không phải chịu thuế tại quốc gia này
Với chiến lược "chuyển giá" tinh vi, Google đã gia tăng lợi nhuận gấp 5 lần tại các thị trường nước ngoài nhưng mức thuế thu nhập phải đóng lại thấp hơn so với những tập đoàn công nghệ lớn khác như Apple hay IBM
2.4 Ví dụ về tài trợ cho nghiệp vụ nội bộ tập đoàn từ công ty mẹ
Trang 9Trường hợp của Starbucks Doanh số kinh doanh năm 2012 của Starbucks tăng 4%
so với năm trước đó, và đạt 413 triệu Bảng Anh Tuy nhiên Starbucks báo cáo thua lỗ 30 triệu Bảng Anh do đó không phải đóng thuế lợi nhuận Và vì vậy suốt 15 năm Starbucks giải thích rằng các chi nhánh của Starbucks ở nước Anh tuy kinh doanh phát triển cao, nhưng phải nộp "lệ phí bản quyền" cho công ty mẹ nhiều nên vẫn bị thua lỗ
Hằng năm Starbucks Anh quốc sẽ phải trích 6% lợi nhuận để thanh toán cho Starbucks Hà Lan tiền "bản quyền" sử dụng logo, thương hiệu; phải mua cà phê của Starbucks Thụy Sỹ với giá bằng giá cà phê trên thị trường cộng với 20% Riêng khoản chi phí và chuyển giá, tính bình quân mỗi năm Starbucks Anh Quốc lỗ khoảng 5 triệu bảng Anh và do đó không phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp
Các công ty mẹ đóng trụ sở ở nơi áp dụng mức thuế thấp Các công ty con ở nơi áp dụng mức thuế cao thường không được tự chủ về tài chính và kế toán, trả lệ phí bản quyền và mua thương hiệu rất cao, thậm chí cả trả lãi cho nguồn vốn có trong điều lệ và vốn kinh doanh, có nghĩa là tất tần tật những khoản được trừ trước khi nộp thuế đều nhiều và cao như có thể được Công ty con dù thua lỗ trong sổ sách nhưng công ty mẹ vẫn lại lãi trên thực tế
2.5 Ví dụ về điều chỉnh giá mua bán hàng hóa/dịch vụ
a Trường hợp này không thể không nhắc đến công ty chế biến trà Ô Long Jun
Chow (doanh nghiệp FDI 100% vốn đầu tư của Đài Loan) Vào Việt Nam từ năm 2006, công ty này có vốn đầu tư là 6,344 tỷ đồng Sau 4 năm, năm 2010, tổng số lỗ được công
ty khai báo lên tới 23,903 tỷ đồng, số lỗ gấp gần 4 lần số vốn đầu tư Sau cuộc điều tra của
cơ quan thuế, công ty đã phải thừa nhận hành vi chuyển giá của mình Thực chất, nguyên liệu là trà ô long có giá 175.000 đồng/kg nhưng giá bán thành phẩm cho công
ty mẹ lại chỉ từ2,8-4 USD/kg (tương đương 84.000 VNĐ) Như vậy, công ty chế biến trà Ô Long Jun Chow đã thực hiện hành vi chuyển giá bằng cách bán sản phẩm với giá rất thấp trong khi chi phí đầu vào lại quá cao
b Tại Malaysia, Executive Offshore Shipping SDN BHD hoạt động trong lĩnh vực
cho thuê tàu hỗ trợ ngoài khơi Công ty này có liên quan đến một công ty khác, Eagle High (L) Limited (“EHLL”) có trụ sở tại Labuan – một khu vực pháp lý thuế thấp EHLL
là một công ty sở hữu tàu Cả hai công ty đều là một phần của cùng một tập đoàn được gọi là Executive Offshore Group EHLL đã cung cấp (i) dịch vụ cho thuê tàu và (ii) dịch
vụ quản lý thủy thủ đoàn cho Executive Offshore Shipping trong các năm đánh giá từ
2014 đến 2016 Khi xem xét các dịch vụ do EHLL cung cấp, Executive Offshore Shipping đã trả cho EHLL một khoản phụ phí cộng thêm là 35% dưới dạng phí thuê tàu
và phí quản lý thủy thủ đoàn
Trang 10Tháng 12/2021 Sau khi kiểm toán, cơ quan thuế kết luận rằng phương pháp so sánh và định giá chuyển nhượng do Executive Offshore Shipping lựa chọn là không phù hợp và mức tăng giá 35% đối với phí thuê tàu và quản lý thủy thủ đoàn không phải là giá thị trường Cục Thuế đã ban hành đánh giá về thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo các điều khoản giá thị trường của Mục 140A của Đạo luật Thuế thu nhập Malaysia năm
1967, áp dụng phương pháp biên lợi nhuận ròng giao dịch
3 Các giải pháp phòng chống chuyển giá quốc tế
3.1 Hoàn thiện khung pháp lý
Việc hoàn thiện khung pháp lý là yếu tố then chốt để chống chuyển giá hiệu quả tại Việt Nam Nhà nước cần ban hành và liên tục cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật, đảm bảo chúng phù hợp với thực tiễn và các nguyên tắc quốc tế Nghị định 132/2020/NĐ-CP đã đặt ra nền tảng quan trọng để kiểm soát giao dịch liên kết, tuy nhiên, cần bổ sung các chế tài mạnh mẽ hơn để xử lý hành vi chuyển giá và gian lận thuế, đồng thời điều chỉnh các quy định liên quan trong Luật Quản lý Thuế để tăng tính răn đe
3.2 Xây dựng cơ sở dữ liệu về giao dịch liên kết
Một cơ sở dữ liệu đầy đủ và đáng tin cậy sẽ hỗ trợ cơ quan thuế trong việc xác định giá trị thị trường của giao dịch liên kết Việt Nam cần xây dựng hệ thống dữ liệu giá chuẩn từ các giao dịch độc lập làm căn cứ so sánh, áp dụng các phương pháp quốc tế như phương pháp so sánh giá độc lập (CUP), phương pháp giá bán lại và chi phí cộng lãi Điều này giúp giảm thiểu tình trạng mập mờ trong kê khai giao dịch liên kết của các doanh nghiệp
3.3 Tăng cường kiểm tra, giám sát
Cơ quan thuế các cấp cần tăng cường thanh tra giá chuyển giao, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Thuế Chú trọng việc thanh tra, kiểm tra giá chuyển giao đối với các DN có nhiều thành viên; các ngành nghề có dấu hiệu rủi ro lớn
về thuế do hành vi chuyển giá của DN liên kết, các DN đã và đang thực hiện tái cơ cấu có khả năng lợi dụng chuyển giá để tránh thuế Đối với các trường hợp chuyển giá, phải có chế tài xử phạt theo hướng tăng mức phạt và hình thức phạt so với quy định hiện tại để đảm bảo tính nghiêm minh của pháp luật
3.4 Thực hiện kê khai và minh bạch giao dịch liên kết
Một trong những biện pháp hiệu quả là yêu cầu doanh nghiệp minh bạch trong kê khai giao dịch liên kết Doanh nghiệp cần cung cấp đầy đủ báo cáo giao dịch liên kết theo yêu cầu, bao gồm tài liệu quốc gia, tài liệu cục bộ và báo cáo lợi nhuận liên quốc gia (CbCR) Đồng thời, việc tăng cường mức xử phạt đối với hành vi không nộp hoặc nộp thiếu hồ sơ kê khai sẽ thúc đẩy tính tuân thủ và ngăn chặn gian lận
3.5 Tăng cường đào tạo và phát triển nguồn nhân lực ngành thuế