Hơn nữa, tính đặc biệt ấy của dấu hiệu ngôn ngữ được tạo nên từ các đặc điểm cơ bản hay còn gọi là các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ: tính võ đoán, đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH VÀ CHỈ RA MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ
VÀ TƯ DUY
Họ và tên: Hà Nguyên Vũ
Mã sinh viên: 50.11.701.045 Lớp học phần: LITR1800 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đình Việt
TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NGỮ VĂN
TIỂU LUẬN NGÔN NGỮ HỌC ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI:
SO SÁNH VÀ CHỈ RA MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ
VÀ TƯ DUY
Họ và tên: Hà Nguyên Vũ
Mã sinh viên: 50.11.701.045 Lớp học phần: LITR1800 Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Đình Việt
TP Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 11 năm 2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến Th.S Nguyễn Đình Việt vì thầy đã dày công truyền đạt kiến thức và hướng dẫn em trong quá trình làm bài Đồng thời nhờ vào những bài giảng vô cùng hữu ích và thú vị cũng như sự hướng dẫn, hỗ trợ nhiệt tình
của thầy, em đã hoàn thành bài tiểu luận với đề tài: So sánh và chỉ ra mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy.
Em không chỉ cố gắng vận dụng những kiến thức đã học được trong học kỳ qua mà còn nỗ lực tìm hiểu những tài liệu tham khảo khác để hoàn thành bài tiểu luận Nhưng do kiến thức còn hạn chế và chưa có nhiều kinh nghiệm nên khó tránh khỏi những thiếu sót trong quá trình nghiên cứu và trình bày Rất kính mong nhận được những góp ý quý báu của thầy để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Một lần nữa, em xin trân trọng cảm ơn sự quan tâm, giúp đỡ của thầy trong suốt quá trình thực hiện Hy vọng bài tiểu luận này sẽ giúp người đọc có được những phương pháp học tập khoa học, hiệu quả khi học Ngôn ngữ học đại cương, đặc biệt là hiểu kĩ hơn về ngôn ngữ và tư duy cũng như là mối quan hệ giữa chúng
Xin trân trọng cảm ơn!
Trang 4MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
1 Ngôn ngữ là phương tiện tư duy 2
1.1.Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng 1.2 Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quá trình hình thành tư tưởng 2 Ngôn ngữ và tư duy thống nhất nhưng không đồng nhất 3
2.1 Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau 3
2.2 Ng 4
2.3 Tính quy ước 5
2.4 Tính đa trị 6
2.5 Tính bất biến đồng đại 7
2.6 Khả năng biến đổi lịch đại (Tính khả biến) 8
KẾT LUẬN 9
TÀI LIỆU THAM KHẢO 10
Trang 5LỜI MỞ ĐẦU
Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp cơ bản và quan trọng nhất của con người Thông qua ngôn ngữ, chúng ta truyền đạt thông tin, trao đổi nhận thức, trình bày ý kiến, quan điểm
cá nhân, thể hiện được tư tưởng, tình cảm của mình và bày tỏ mối quan hệ, ứng xử, thái độ của con người với con người Đồng thời, ngôn ngữ cũng là công cụ để phát triển tư duy hay nói cách khác “ngôn ngữ là y phục của tư duy” (Samuel Johnson) Thật vậy, ngôn ngữ có vai trò hết sức quan trọng đối với nhân loại Đặc biệt trong hoạt động nghiên cứu khoa học, ngôn ngữ cũng là một phương tiện đóng vai trò không thể thiếu Mặc dù lĩnh vực này không còn quá xa lạ đối với độc giả nhưng cũng có ít người có hiểu biết chính xác và tường tận về nguồn gốc, bản chất cũng như liên hệ giữa ngôn ngữ và tư duy
Dựa vào lý do nêu trên, nhóm chúng em thực hiện đề tài: Phân tích mối liên hệ giữa
ngôn ngữ và tư duy với mục đích định hướng và cung cấp cho độc giả những thông tin cụ
thể, rõ ràng nhất về ngôn ngữ và quan hệ của ngôn ngữ với tư duy Cụ thể trong bài tiểu luận, nhóm sử dụng một số phương pháp nghiên cứu như sau:
Phương pháp chọn lọc: thu thập, sàng lọc thông tin và dữ liệu có liên quan đến đề tài
từ những tài liệu, sách báo, có uy tín và chính thống
Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: sắp xếp, phân chia các tài liệu đã thu thập thành một hệ thống lý thuyết chặt chẽ, mạch lạc
Phương pháp phân tích và tổng hợp hóa lý thuyết: thực hiện phân tích, phản ánh các khía cạnh khác nhau của vấn đề, tổng hợp lý thuyết, khoanh vùng ý nghĩa của đề tài,
từ đó đưa ra kết luận hay đánh giá về vấn đề đang nghiên cứu
Về bản chất, ngôn ngữ là một hệ thống dấu hiệu đặc biệt vì đó là loại dấu hiệu chỉ có
ở con người và có những nét đặc thù Hơn nữa, tính đặc biệt ấy của dấu hiệu ngôn ngữ được tạo nên từ các đặc điểm cơ bản hay còn gọi là các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ: tính võ đoán, đặc trưng tuyến tính của cái biểu đạt, tính quy ước, tính đa trị, tính bất biến đồng đại
và khả năng biến đổi/ tính khả biến lịch đại Tất cả các đặc trưng trên sẽ được trình bày rõ
1
Trang 6ràng, cụ thể trong phần nội dung bên dưới Hy vọng rằng bài tiểu luận này sẽ giúp người đọc hiểu rõ hơn về ngôn ngữ và những kết quả tìm hiểu, phân tích của nhóm có thể đạt được yêu cầu về nội dung và hình thức của giảng viên đưa ra
1 Ngôn ngữ là phương tiện tư duy Tư duy là gì?
1.1 Ngôn ngữ là hiện thực trực tiếp của tư tưởng
1.2 Ngôn ngữ tham gia trực tiếp vào quad trình hình thành tư tưởng
2 Ngôn ngữ và tư duy đồng nhất nhưng không thống nhất
2.1 Ngôn ngữ và tư duy thống nhất với nhau
2.1.1 (Trang 20 NG Thiện Giáp) Ngôn ngữ và tư duy ra đời cùng lúc và chúng hòa quyện vào nhau
2.2 Ngôn ngữ và tư duy không đồng nhất
2.2.1 Ngôn ngữ là cái biểu đạt (vật chất)
2.2.2 Tư duy là cái được biểu đạt( tinh thần)
Đã gửi 1 phút t
2
Trang 7NỘI DUNG
1 Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt
Trước hết, ngôn ngữ được coi là một hệ thống Hệ thống là một tập hợp các yếu tố,
mà trong đó, các yếu tố có mối quan hệ và tác động lẫn nhau Các yếu tố trong hệ thống ngôn ngữ chính là các đơn vị của ngôn ngữ như âm vị, hình vị, từ và câu Các yếu tố này
có nhiều mối quan hệ, chủ yếu như quan hệ tuyến tính và quan hệ liên tưởng Vì vậy, ngôn ngữ chính là một hệ thống
Mỗi yếu tố của ngôn ngữ là một ký hiệu (tín hiệu) vì các yếu tố chỉ ra một khái niệm hoặc tư tưởng nhất định Dựa vào tính hai mặt, mỗi ký hiệu là cái tổng thể do sự kết hợp giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện mà thành, hay như nhà ngôn ngữ học F de
Saussure gọi là cái biểu đạt và cái được biểu đạt Cái biểu đạt là hình thức âm thanh và cái được biểu đạt là khái niệm Ví dụ như hình ảnh âm thanh “gạo” là cái biểu đạt cho
khái niệm “sản phẩm từ cây lúa và nằm trong một quá trình sản xuất nông nghiệp”, khái niệm ấy là cái được biểu đạt
Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu đặc biệt hơn hẳn so với cái hệ thống khác bởi tính phức tạp của nó và chỉ có con nguời mới có các ký hiệu này Nhờ vào chiếc lưỡi linh hoạt và sự phát triển của thanh quản nên con người đã có cho mình một hệ thống ký hiệu
vô cùng đặc biệt, khác hẳn với những loài động vật, vốn chỉ dùng những âm thanh riêng
để giao tiếp như tiếng gầm gừ, tiếng hú,… Thêm vào đó, ngôn ngữ bao gồm các yếu tố không đồng loại cho nên nó tạo ra nhiều hệ thống và hệ thống con khác nhau Mỗi hệ thống con như vậy bao gồm những yếu tố tương đối đồng loại.Chính những hệ thống ấy tạo nên sự phức tạp của ngôn ngữ Không chỉ vậy, hệ thống ký hiệu ngôn ngữ còn có những tính chất đặc biệt được trình bày ở nội dung bên dưới
3
Trang 82 Các đặc trưng của ký hiệu ngôn ngữ
2.1 Tính võ đoán
Mối quan hệ giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có tính võ đoán, tức là giữa hình thức ngữ âm và khái niệm không có mối quan hệ tương quan nào Mối quan hệ này được tạo ra hoàn toàn dựa vào quy ước của người bản ngữ Vì vậy, cùng một khái niệm, nhưng mỗi ngôn ngữ sẽ có hình thức âm thanh khác nhau Chẳng hạn như khái niệm “người phụ nữ có vai trò hợp pháp trong một cuộc hôn nhân” trong tiếng Việt dùng âm “vợ”, tiếng Anh dùng âm “wife” hay tiếng Trung dùng âm “femme”,v.v…
Có thể nói, tính võ đoán đã tạo nên sự đa dạng giữa từ vựng của các ngôn ngữ Cũng
vì tính chất này, nhiều người học ngoại ngữ đã gặp nhiều trở ngại đối với việc học từ vựng Robert Lawrence Trask, một giáo sư ngôn ngữ học người Mỹ chỉ ra rằng: “Sự hiện diện rộng khắp của tính võ đoán trong ngôn ngữ là lí do chính khiến chúng ta mất rất nhiều thời gian để học từ vựng của một ngôn ngữ nước ngoài” Ta không thể dựa vào
âm thanh của một từ để suy luận ra nghĩa của từ ấy Chính vì thế, ta phải bỏ rất nhiều thời gian để học và trau dồi vốn từ vựng của một ngôn ngữ nước ngoài
Bên cạnh đó, trong một vài dấu hiệu ngôn ngữ còn xuất hiện tính hình hiệu (iconicity) Trái ngược với tính võ đoán, trong tính hình hiệu, mối quan hệ giữa hình thức ngữ âm và khái niệm hay giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt có mối liên hệ với nhau Chẳng hạn như trong tiếng Anh, các từ chỉ hình dạng tròn hay tâm trạng buồn rầu thường có nguyên âm mởnhư “circle /ˈsɜː.kəl/” (vòng tròn), “oval /ˈəʊ.vəl/ ” (hình bầu dục) , “sorrow /ˈsɒr.əʊ/” (nỗi u phiền)… hay các từ chỉ hình dạng nhọn và tâm trạng vui
vẻ lại thường có nguyên âm khép (2) như “stick /stɪk/” (que củi), “cheer /tʃɪər/” (khích lệ),… Tình hình hiệu còn thường thấy trong các từ tượng thanh Chẳng hạn như khi nghe
âm thanh “meo meo” thì ta nghĩ đến ngay là con mèo, nghe “gâu gâu” thì nghĩ đến con chó Tuy nhiên, những dấu hiệu ngôn ngữ mang tính hình hiệu không nhiều và cũng bị chi phối bởi tính võ đoán, tức cũng bị ảnh hưởng bởi sự lựa chọn của người bản ngữ Cùng là “con gà” nhưng người Việt Nam nghe là “ò ó o”, người Mỹ nghe là “cock-a-doodle-doo” hay người Đan Mạch lại nghe ra “kykkeliky” Có thể nói, trong nhiều
4
Trang 9trường hợp, tính võ đoán và tính hình hiệu tồn tại song song với nhau, đối lập với nhau nhưng thống nhất lẫn nhau
2.2 Đặc trưng tuyến tính của cái được biểu đạt
Tính tuyến tính của cái được biểu đạt có thể hiểu là sự kế tiếp, lần lượt xuất hiện theo trình tự thời gian, một chiều, một tuyến của các yếu tố ngôn ngữ tạo thành chuỗi âm thanh (hoặc chữ viết) Đặc trưng tuyến tính của tín hiệu ngôn ngữ thể hiện ở chỗ chúng phải lần lượt kế tiếp nhau mà không thể xuất hiện đồng thời Âm này rồi đến âm kia, từ này rồi đến từ khác tạo thành một chuỗi (biểu hiện ngôn ngữ âm thanh và chữ viết) Đặc trưng tuyến tính là đặc điểm phân biệt tín hiệu ngôn ngữ với các loại tín hiệu khác Nếu như ở hội họa, điêu khắc, kiến trúc,… (những loại hình nghệ thuật được sắp xếp trên một không gian đa chiều hoặc không cần trật tự) ta có thể cùng lúc ngắm nhìn toàn bộ, tổng thể bức tranh, pho tượng, tất cả các đường nét, hình khối, màu sắc, nhưng
ở ngôn ngữ lại khác Ngôn ngữ có tính tuyến tính rõ rệt, luôn đặt ra yêu cầu sắp xếp Chẳng hạn như chúng ta có thể chiêm ngưỡng pháo hoa với hàng loạt những màu sắc, hình dạng khác nhau đồng thời xuất hiện trên nền trời nhưng ta không thể cùng lúc nói
ra 2 yếu tố ngôn ngữ cùng một lúc Ta phải phát âm từng âm một kế tiếp nhau, hết âm này tới âm khác Ví dụ như câu “Bình minh trên biển” Các chữ phải xuất hiện lần lượt
từ trái sang phải: “Bình”-“minh”-“trên”-“biển”
Đặc trưng này đem lại hiệu quả to lớn nhưng cũng gây hạn chế trong hoạt động truyền tải thông tin Dựa vào tính tuyến tính, ta nhận thấy mỗi trật tự từ sẽ cho một hiệu quả biểu đạt ý khác nhau Ví dụ như nếu thay đổi trật tự từ trong câu: “Sao bảo nó không đến?” sẽ cho những câu có ý nghĩa hoàn toàn khác nhau Bên cạnh đó có thể lấy văn chương làm ví dụ Trong tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố có viết: “Gõ đầu roi xuống đất, cai lệ thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ…” Rõ ràng ta có thể thay đổi trật tự từ và không làm thay đổi nghĩa cơ bản như “Cai lệ gõ đầu roi xuống đất, thét bằng giọng khàn khàn của người hút nhiều xái cũ…” nhưng với trật tự từ trên câu văn đã có tác dụng nhấn mạnh, tạo sự gay cấn, gây ấn tượng cho người đọc về sự hung hãn của nhân vật cai lệ Ngoài ra nhờ tính tuyến tính, con người mới có thể phân tích và
5
Trang 10nhận diện các đơn vị ngôn ngữ, phát hiện ra những quy tắc kết hợp các yếu tố để tạo thành các đơn vị ngôn ngữ khác nhau Còn về hạn chế của tính tuyến tính trong ngôn ngữ, ta có thể so sánh với các loại hình nghệ thuật khác Nếu nhìn vào một bức tranh, một hình ảnh về chiến tranh ác liệt ta có thể có được cái nhìn toàn diện về một trận chiến
ác liệt đó nhưng để cảm nhận điều ấy trong văn chương ta phải theo dõi lần lượt từng diễn biến sự kiện, từng con người để rồi sau đó mới có những cảm nhận chung nhất Nhưng cũng chính hạn chế đó đem lại cho ngôn ngữ một sức mạnh không thể thay thế là truyền tải những biến chuyển tinh vi nhất trong tâm hồn con người và kích thích sự tưởng tượng
2.3 Tính quy ước
Ngôn ngữ có bản chất xã hội, hình thành và phát triển trong xã hội loài người, do ý muốn và nhu cầu giao tiếp với nhau của con người Để có thể hiểu nhau và giao tiếp được, những người sống trong cùng một cộng đồng đã đặt ra các quy ước cho những ký hiệu ngôn ngữ Mỗi cộng đồng ngôn ngữ đều có những quy tắc về dấu hiệu ngôn ngữ khác nhau Chính vì thế, chỉ có những người ở trong cùng một cộng đồng, cùng có chung các quy ước ngôn ngữ mới hiểu được nhau và giao tiếp với nhau Chẳng hạn, do quá trình biến đổi ngữ âm nên tiếng Bắc đã không phân biệt âm ch và tr, s và x, r và d, nhưng khi giao tiếp, người miền Bắc vẫn hiểu được rõ ý nghĩa của từ mà họ đang sử dụng; hay nguời Việt hiện nay sẽ không thể hiểu được tiếng Việt-Mường cổ (được sử dụng từ thế kỉ II đến thế kỉ thứ X sau Công nguyên) vì 2 cộng đồng này có sự khác biệt
về quy tắc ngữ âm Cũng nên lưu ý rằng, tính võ đoán là do quy ước của một cộng đồng ngôn ngữ tạo thành
Có thể nói, nhờ có tính quy ước mà mỗi cá nhân trong cùng một cộng đồng ngôn ngữ mới có thể hiểu và giao tiếp với nhau “Quy ước một khi đã được chấp nhận thì càng ổn định, càng tạo thói quen dùng thống nhất, dài lâu thì càng thuận lợi cho cộng
đồng.”-GS Nguyễn Minh Thuyết - Tổng chủ biên Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể
6
Trang 112.4 Tính đa trị
Trong các hệ thống tín hiệu khác, mối quan hệ giữa cái biểu hiện và cái được biểu hiện có tính đơn trị, nghĩa là mỗi cái biểu hiện chỉ tương ứng với một cái được biểu hiện Chẳng hạn như biển báo, tiếng kèn, tiếng trống Ở ngôn ngữ thì không hoàn toàn như thế Giữa cái biểu đạt và cái được biểu đạt của dấu hiệu ngôn ngữ không có mối quan hệ một đối một Trong ngôn ngữ nhiều trường hợp một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái được biểu đạt và ngược lại
Trong ngôn ngữ, một cái biểu đạt tương ứng với nhiều cái được biểu đạt ta sẽ thấy ở hiện tượng đồng âm và hiện tượng nhiều nghĩa Ví dụ như xét trong câu “Ba ơi, có ba con chim đang bay kìa.” Cùng là âm “ba” nhưng âm “ba” đầu tiên là danh từ chỉ người
bố còn từ ba tiếp theo chỉ số lượng có 3 con chim Đây là hiện tượng đồng âm trong tiếng Việt: một âm “ba” nhưng lại có nghũa hoàn toàn khác nhau Hoặc trong tiếng Anh chúng
ta có từ “fan” vừa có nghĩa là cái quạt, vừa có nghĩa là người hâm mộ; hay có từ “fine” vừa có nghĩa là danh từ hình phạt tiền, vừa có nghĩa là tính từ ổn, khỏe
Bên cạnh đó, trong ngôn ngữ, một cái được biểu đạt tương ứng với nhiều cái biểu đạt Điều này thể hiện qua hiện tượng đồng nghĩa và đồng sở chỉ Chẳng hạn như ta có từ
“con heo” đồng nghĩa với “con lợn”; “bố” đồng nghĩa với “ba”, “cha”, “tía”, “thầy”: đều chỉ người đàn ông sinh ra mình; hay từ “chết” đồng nghĩa với “mất”, “hy sinh”, “ra đi”,
… Ngoài ra, tiếng Việt còn có biểu thức đồng sở chỉ: những từ ngữ quy được về một vật
sở chỉ Ví dụ như Nguyễn Du trong truyện Kiều đã dùng hàng loạt các danh từ, biểu thức khác nhau như Kiều, chị, nàng, thiếp, người ấy,… để gọi Thúy Kiều
Nhờ có tính chất này mà ngôn ngữ trở thành một phương tiện biểu đạt rất tinh tế và sinh động, thể hiện rõ nhất ở ngôn ngữ văn chương:
“Rộng thương cỏ nội hoa hèn Chút than bèo bọt dám hèn mai sau”
Hoa ở đây có thể được hiểu là cơ quan sinh sản của cây hạt kín, thường có màu sắc
và hương thơm hoặc cũng có thể được hiểu là chỉ Thúy Kiều Từ đó, đã tạo nên sự phong phú cho câu thơ
7