- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng và đư
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC CHÍNH TRỊ
BÁO CÁO TỔNG KẾT
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
NHẬN THỨC VÀ VẬN DỤNG QUY LUẬT LƯỢNG - CHẤT TRONG ĐỜI SỐNG VÀ HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Học phần: Triết học Mác-Lênin
SV thực hiện: Đoàn Văn Minh - 50.11.701.019
Hà Nguyên Vũ - 50.11.701.045 Đặng Nguyên Đạt - 50.11.701.006 Nguyễn Ngọc Thuận - 50.11.701.035 Đào Minh Luận - 50.11.701.018
Lê Trần Ngọc Hân - 50.11.701.009 Trịnh Thị Bảo Châu - 50.11.701.005 Nguyễn Thị Ngọc Anh - 50.11.701.004 Nguyễn Thị Phương Uyên - 50.11.701.043 Trần Vũ Vân Phước - 50.11.701.029
Người hướng dẫn: Thầy Phạm Quốc Hương
TP Hồ Chí Minh, 10/2024
Trang 2MỤC LỤC
Nội dung Trang
Khái quát về lượng và chất……… 3
1 Khái niệm về chất……… 3
2 Khái niệm về lượng……… 4
3 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất……… 6
A Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất……… 6
B Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng……… 7
C Ý nghĩa phương pháp luận……… 8
4 Vận dụng quy luật lượng-chất vào học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh……… 9
A Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và đại học……… 10
B Thứ hai, trong học tập và nghiên cứu sinh viên cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn……… 10
C Thứ ba, sinh viên phải liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan……… 10
D Thứ tư, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động……… 11
5 Liên hệ thực tiễn chất – lượng vào đời sống sinh viên Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh……… 11
A Tích Lũy Kiến Thức……… 11
B Tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động……… 11
C Trong công cuộc đổi mới Nhà nước……… … 12
Tài liệu tham khảo……… 13
Trang 3Khái quát về lượng và chất:
- Quy luật là mối liên hệ phổ biến, khách quan, bản chất, bền vững, tất yếu giữa các đối tượng và nhất định tác động khi có điều kiện thích hợp Quy luật có tính khách quan, tính phổ biến, tính ổn định
- Quy luật lượng – chất là một trong ba quy luật cơ bản của phép biện chứng duy vật, quy luật này vạch ra cách thức của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất chỉ ra cách thức của sự phát triển, theo đó sự phát triển
được tiến hành theo cách thức thay đổi lượng sẽ dẫn đến chuyển hóa về chất của sự vật, hiện tượng và đưa sự vật hiện tượng sang một trạng thái phát triển tiếp theo
- Ví dụ: A là một đầu bếp có tay nghề kém (chất ban đầu) nhưng sau một thời gian tìm tòi và học hỏi (lượng) A đã trở thành một đầu bếp lành nghề (chất mới) Nói cách khác, khi A tích lũy đủ kiến thức là lượng thì sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất từ một đầu bếp có tay nghề kém sang một người đầu bếp lành nghề
1 Khái niệm về chất:
Chất là một phạm trù triết học dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng; là sự thống nhất hữu cơ của các thuộc tính làm cho sự vật là nó chứ không phải là cái khác (có thể hiểu, mỗi sự vật hiện tượng đều có những chất vốn có làm nên chính chúng, và nhờ chất này mà có thể phân biệt sự vật hiện tượng này với các sự vật hiện tượng khác Ví dụ tính chất của đường là ngọt, còn tính chất của muối là mặn, nhờ 2 tính chất này mà ta có thể phân biệt muối với đường
Đặc điểm cơ bản của chất là nó thể hiện tính ổn định tương đối của sự vật hiện tượng, nghĩa là khi nó chưa chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác thì chất của nó vẫn chưa thay đổi
Mọi sự vật, hiện tượng đều có quá trình tồn tại và phát triển qua nhiều giai đoạn, trong mỗi giai đoạn ấy nó lại có chất riêng Mỗi sự vật, hiện tượng không phải chỉ có một chất
mà có thể có nhiều chất Nhờ đó, con người có thể phân biệt sự vật, hiện tượng này với sự vật , hiện tượng khác
Chất có tính khách quan, được cấu thành bởi các thuộc tính khách quan vốn có của sự vật, hiện tượng Vì vậy, để xác định chất của sự vật, hiện tượng thì cần phải xác định các thuộc tính của nó Mà thuộc tính của sự vật, hiện tượng chỉ bộc lộ ra khi nó nằm trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khái niệm khác, nên muốn xác định thuộc tính của
sự vật, hiện tượng thì cần phải đặt sự vật, hiện tượng ấy trong mối liên hệ với các sự vật, hiện tượng khác
Trang 4Mối quan hệ giữa chất và sự vật là mối quan hệ chặt chẽ, không tách rời nhau Trong hiện thực khách quan không thể tồn tại sự vật không có chất và không thể có chất nằm ngoài
sự vật Biểu hiện của chất ở việc thuộc tính của sự vật là những tính chất, những trạng thái, những yếu tố kết cấu thành sự vật Đó là những cái của sự vật từ khi sự vật được sinh
ra hoặc được hình thành trong sự vận động và phát triển của sự vật Mỗi sự vật có rất nhiều thuộc tính, mỗi thuộc tính lại biểu hiện 1 chất của sự vật
Thuộc tính bao gồm thuộc tính cơ bản và thuộc tính không cơ bản
+ Về Thuộc tính cơ bản: là thuộc tính quyết định chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó thay đổi thì chất của sự vật, hiện tượng sẽ thay đổi
+ Về Thuộc tính không cơ bản: là những thuộc tính không quyết định chất của sự vật, hiện tượng, nghĩa là khi nó thay đổi thì chất của sự vật, hiện tượng vẫn chưa thay đổi
Như vậy, Tổng hợp các thuộc tính cơ bản tạo thành chất cơ bản, còn tổng hợp các thuộc tính không cơ bản tạo thành chất không cơ bản của sự vật, hiện tượng
Chất cơ bản là một loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó báo hiệu sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật, hiện tượng Do đó, muốn thay đổi căn bản sự vật, hiện tượng thì cần phải thay đổi chất cơ bản của nó Do đó, muốn thay đổi căn bản sự vật, hiện tượng thì phải thay đổi chất cơ bản của nó
Chất không cơ bản là một loại chất mà sự tồn tại hay mất đi của nó không quyết định sự tồn tại hay mất đi của bản thân sự vật, hiện tượng:
Vì sự phân biệt giữa thuộc tính cơ bản và không cơ bản cũng chỉ mang tính tương đối, cho nên sự phân biệt giữa chất cơ bản và chất không cơ bản cũng mang tính tương đối
Sự vật, hiện tượng có vô vàn thuôc tính nên sự vật, hiện tượng không chỉ có một chất mà còn có vô vàn chất Như vậy, chất biểu hiện tính toàn, tính chỉnh thể thống nhất của sự vật, hiện tượng
Chất và sự vật, hiện tượng gắn liền với nhau: chất là chất của sự vật, hiện
tượng; còn sự vật, hiện tượng tồn tại với tính quy định về chất của nó
2 Khái niệm về lượng:
Lượng là một phạm trù dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng về các phương diện số lượng các yếu tố cấu thành; quy mô của sự tồn tại; tốc
độ, nhịp điệu vận động và phát triển của nó.
Mỗi sự vật, hiện tượng tồn tại dưới nhiều loại lượng khác nhau Ví dụ: phân tử nước
gồm hai nguyên tử hiđro liên kết với một nguyên tử oxi thì lượng nguyên tử hidro và lượng nguyên tử oxi là hai loại lượng tồn tại trong phân tử nước
Lượng xác định bởi những đơn vị đo lường cụ thể với con số chính xác.
Ví dụ: số lượng sinh viên của lớp Sư Phạm Anh là 51 người
Lượng biểu thị dưới dạng khái quát, tức là cần dùng đến khả năng trừu tượng để nhận
thức Ví dụ: lượng trình độ nhận thức, phẩm chất đạo đức của một con người
Trang 5Lượng được biểu thị bởi những yếu tố bên ngoài Ví dụ: chiều cao, chiều dài, chiều
rộng
Lượng biểu thị yếu tố quy định kết cấu bên trong Ví dụ: số lượng nguyên tử của một
nguyên tố hóa học
Lượng có tính khách quan, là vốn có của bản thân các sự vật, hiện tượng, vì bất kì sự vật, hiện tượng nào cũng đều chiếm một vị trí nhất định trong không gian và được diễn
ra trong một khoảng thời gian nào đó
Mỗi sự vật, hiện tượng có vô vàn chất nên nó cũng có vô vàng lượng Mỗi loại lượng
có phương thức xác định khác nhau, có những loại lượng được biểu thị bằng con số chính xác, nhưng cũng có những lượng phải bằng sự trừu tượng hóa, khái quát hóa mới xác định được nó
Sự phân biệt giữa lượng và chất cũng chỉ mang tính tương đối, tùy thuộc vào từng mối quan hệ nhất định, nghĩa là trong mối quan hệ này nó là lượng nhưng trong mối quan
hệ khác nó là chất của sự vật, hiện tượng
Lượng của sự vật không phụ thuộc vào ý chí, ý thức của con người có thể thấy, trong một sự vật có nhiều loại lượng khác nhau, sự vật hiện tượng càng phức tạp thì lượng chất cũng sẽ càng phức tạp Ví dụ: có những lượng ta có thể đo đếm được chính xác như trọng lượng cơ thể hay chiều cao của một con người
Lượng của sự vật biểu hiện kích thước dài hay ngắn, số lượng ít hay nhiều, quy mô lớn hay nhỏ, trình độ cao hay thấp, nhịp điệu nhanh hay chậm Bên cạnh đó, lượng có thể
đo đếm được, đôi khi có thể biểu thị dưới dạng trìu tượng và khái quát hay nhận biết qua tư duy đồng thời, lượng vẫn thường xuyên biến đổi cùng sự vận động và biến đổi của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: trình độ nhận thức, phẩm chất đạo đức của một người
Lượng còn biểu thị yếu tố kết cấu bên trong của sự vật ( số lượng nguyên tử hợp thành nguyên tố hóa học, số lượng lĩnh vực cơ bản của đời sống xã hội) hoặc có những lượng còn vạch ra yếu tố quy định bên ngoài của sự vật (chiều dài, chiều rộng, chiều cao của sự vật)
Một sự vật có nhiều loại lượng khác nhau
Ví dụ như tinh thể muối được hình thành từ 1 nguyên tử natri và 1 nguyen tử clo
Đường là hợp chất hữu cơ với 11 nguyên tử Cacbon, 22 nguyên tử Hidro và 11 nguyên
tử Oxi
Chất và lượng là hai phương diện khác nhau cùng tồn tại khách quan trong một sự vật hiện tượng , hai phương diện này tồn tại khách quan, tuy nhiên sự phân biệt chỉ mang tính tương đối Điều này phụ thuộc vào từng mối quan hệ cụ thể xác định Có những tỉnh quy định trong mối quang hệ này là chất của sự vật, song trong mối quan hệ khác
lại biểu thị lượng của sự vật và ngược lại.
Trang 63 Mối quan hệ biện chứng giữa lượng và chất
A Thứ nhất, từ những sự thay đổi về lượng dẫn đến những sự thay đổi về chất.
Mọi sự vật, hiện tượng đều là sự thống nhất giữa lượng và chất, hai mặt đó không tách rời nhau mà có sự liên hệ, tác động qua lại lẫn nhau một cách biện chứng
Chất là mặt tương đối ổn định, còn lượng là mặt thường xuyên biến đổi, nên sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng bao giờ cũng bắt đầu thay đổi về lượng Tuy nhiên, không phải bất cứ sự thay đổi nào về lượng cũng dẫn đến sự thay đổi về chất ngay tức khắc, mặc dù mọi sự thay đổi về lượng đều ảnh hưởng đến trạng thái tồn tại của sự vật, hiện tượng Ở một giới hạn nhất định, sự thay đổi về lượng chưa dẫn tới sự thay đổi về chất
Sự thay đổi dần dần về lượng trong khuôn khổ của độ tới điểm nút sẽ làm thay đổi nhất của sự vật thông qua bước nhảy, chất mới ra đời và tác động trở lại sự thay đổi của lượng mới, tạo thành quá trình vận động phát triển liên tục của sự vật hiện tượng
Ví dụ: sự chuyển từ thể lỏng sang thể khí, thể rắn của nước
Nước nằm trong khoảng nhiệt độ từ trên 0°c đến dưới 100°c thì ở thể lỏng vì trong khoảng nhiệt độ này lượng nhiệt độ của nước chưa thể chuyển từ thể lỏng sang thể khí hoặc là thể rắn.Và khoảng này được gọi là độ
- Độ là ở khoảng giới hạn mà trong đó sự thay đổi về lượng chưa làm thay đổi
căn bản chất của sự vật, hiện tượng Tức là khi còn trong giới hạn của độ, sự vật hiện tượng vẫn còn là nó chưa thể chuyển hóa thành sự vật, hiện tượng khác
-Tiếp tục với ví dụ bên trên, khi lượng nhiệt độ của nước đạt đến mốc 0°c hoặc 100°c, nước sẽ bắt đầu chuyển từ thể lỏng sang thể rắn hoặc là thể khí Và tại điểm 0°c và 100°c này được gọi là điểm nút
- Điểm nút: thời điểm mà tại đó sự vật thay đổi về lượng đã có thể làm thay đổi
chất của sự vật
- Sự vận động, biến đổi của sự vật, hiện tượng thường bắt đầu từ sự thay đổi về lượng Khi lượng thay đổi đến một giới hạn nhất định sẽ tất yếu dẫn đến những sự thay đổi về chất Giới hạn đó chính là Điểm nút Sự thay đổi về lượng khi đạt tới điểm nút, với những điều kiện nhất định tất yếu sẽ dẫn đến sự ra đời của chất mới(sự thay đổi về lượng đạt đến điểm nút) Đây chính là bước nhảy trong quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: khi nước từ thể rắn chuyển sang thể lỏng, ở thời gian và nhiệt độ bắt đầu
chuyển đổi chất thì đó chính là điểm nút của nước, hoặc từ thể lỏng sang thể khí ( bay hơi) ở nhiệt độ 100 độ C, thì 100 độ C đó chính là điểm nút hay nói cách khác 0 độ và
100 độ là điểm nút để nước chuyển sang trạng thái rắn hoặc trạng thái khí ( bay hơi) Cũng ví dụ trên, nếu lượng nhiệt độ của nước đạt đến điểm nút là 0°c thì chất lỏng của nước sẽ chuyển sang chất rắn; còn khi lượng của nước đạt đến điểm nút là 100°c thì
Trang 7chất lỏng của nước chuyển sang chất khí Và hai giai đoạn nêu trên được gọi là bước nhảy
- Bước nhảy: là sự chuyển hóa về chất của sự vật do những sự thay đổi về lượng
gây nên Có nhiều loại bước nhảy:
+ Theo nhịp điệu: bước nhảy đột biến và bước nhảy dần dần
+ Theo quy mô: bước nhảy toàn bộ và bước nhảy cục bộ
B Thứ hai, sự tác động trở lại của chất đối với lượng
Khi chất mới ra đời lại có sự tác động trở lại lượng của sự vật Chất mới tác động tới lượng của sự vật, hiện tượng trên nhiều phương diện: làm thay đổi kết cấu, quy mô, trình độ, nhịp điệu của sự vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng
Muốn chuyển từ chất cũ sang chất mới phải thông qua bước nhảy
Bước nhảy là phạm trù triết học dùng để chỉ sự chuyển hóa tất yếu trong quá trình phát triển của sự vật hiện tượng, là sự chuyển hóa về chất của sự vật do sự thay đổi về lượng trước đó gây nên Sự thay đổi về chất diễn ra với nhiều hình thức bước nhảy khác nhau, được quyết định bởi mâu thuẫn, tính chất và điều kiện của mỗi sự vật Đó
là các bước nhảy: nhanh và chậm, lớn và nhỏ, cục bộ và toàn bộ, tự phát và tự giác,… Bước nhảy là sự kết thúc một giai đoạn vận động, đồng thời, cũng là điểm khởi đầu cho một giai đoạn mới, phát triển liên tục của sự vật, hiện tượng
Ví dụ: trong xã hội: sự phát triển của lực lượng sản xuất (lượng đổi) tới khi mâu thuẩn với quan hệ sản xuất lỗi thồi (chất cũ) sẽ dẫn đến đấu tranh giai cấp mà đỉnh cao là cách mạng xã hội (bước nhảy) làm cho xã hội cũ mất đi, xã hội mói tiến bộ hơn ra đời
Các hình thức của bước nhảy:
Căn cứ vào nhịp điệu:
- Bước nhảy đột biến: là bước nhảy làm thay đổi căn bản về chất nhanh chóng ở tất
cả các bộ phận cấu thành sự vật,
Ví dụ: Radium khi tiếp xúc ngay lập tức sẽ bị nhiễm phóng xạ
- Bước nhảy dần dần: là quá trình thay đổi về chất diễn ra trong thời gian dài, thực hiện từ từ, từng bước bằng cách tích lủy dần những nhân tố của chất mới, loại bỏ nhân
tố của chất cũ
Ví dụ: quá trình tiến hóa từ vượn thành con người
Căn cứ vào quy mô
- Bước nhảy toàn bộ: làm thay đổi căn bản về chất của sự vật ở tất cả các mặt các bộ phận các yếu tố cấu thành nên sự vật
- Bước nhảy cục bộ: là bước nhảy làm thay đổi một số yếu tố, một số bộ phận của sự vật
Ví dụ: những kì thi học phần sẽ chỉ thay đổi điểm số trong học phần đó và sẽ không
ảnh hưởng đến các học phần khác
Tóm lại, bất kỳ sự vật, hiện tượng nào cũng có sự thống nhất biện chứng giữa hai mặt chất và lượng Sự thay đổi dần dần về lượng tới điểm nút lất yếu sẽ dẫn đến sự thay
Trang 8đổi về chất thông qua bước nhảy; đồng thời, chất mới sẽ tác động trở lại lượng, tạo ra những biến đổi mới về lượng của sự vật, hiện tượng Quá trình đó liên tục diễn ra, tạo thành phương thức cơ bản, phổ biến của các quá trình vận động, phát triển của sự vật, hiện tượng trong tự nhiên, xã hội tư duy
C Ý nghĩa phương pháp luận
- Như vậy, trong nhận thức và thực tiễn cần phải coi trọng cả hai mặt chất và lượng:
+ Cần chú ý khâu tích lũy về lượng để đến khi có đầy đủ điều kiện chin muồi sẽ làm thay đổi chất của sự vật, hiện tượng
+ Theo đó, chống lại bệnh chủ quan, nóng vội, duy ý chí, khi lượng chưa biến đổi đến điểm nút mà đã vội vàng thực hiện bươc nhảy và
+ chống lại bệnh bảo thủ, trì trệ, khi lượng đã biến đổi đến điểm nút nhưng không chịu thực hiện bước nhảy
- Trong đời sống xã hội, cần nhận thức đúng và vận dụng biện pháp cụ thể để thay đổi chất của sự vật, hiện tượng như:
+ Thay đổi số lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng
+ Thay đổi chất lượng các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng ,
+ Thay đổi cơ chế tác động giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng,
+ Thay đổi trật tự sắp xếp giữa các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng (thay đổi cấu trúc của sự vật, hiện tượng),
+ Thay đổi chức năng của các yếu tố cấu thành nên sự vật, hiện tượng và chức năng của toàn bộ sự vật, hiện tượng
+ Thay đổi môi trường tồn tại của sự vật, hiện tượng
Bước nhảy của sự vật, hiện tượng hết sức đa dạng, phong phú, do vậy cần vận dụng linh hoạt các hình thức bước nhảy cho phù hợp với điều kiện cụ thể Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó cần nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng dẫn đến chất một cách hiệu quả nhất
Ví dụ: khi nghiên cứu về các chất trong hóa vô cơ hay hóa hữu cơ, người ta khôgn chỉ nghiên cứu để xác định các tính chất hóa học cơ bản vốn có của nó mà còn phải nghiên cứu giải thích tính chất đó được tạo thành bởi số lượng nguyên tố nào với cấu tạo liên kết ra sao Nhờ đo có thể tạo ra được sự biến đổi của các chất đó trên cơ sở làm thay đổi lượng tương ứng
Trang 9Đặc biệt trong đời sống xã hội, quá trình phát triển không chỉ phụ thuộc vào điều kiện khách quan, mà còn phụ thuộc vào nhân tố chủ quan của con người Do đó cần nâng cao tính tích cực chủ động của các chủ thể để thúc đẩy quá trình chuyển hóa từ lượng dẫn đến chất một cách hiệu quả nhất
4 Vận dụng quy luật lượng-chất vào học tập của sinh viên Trường Đại học Sư phạm TPHCM
Trong quá trình học tập tại đh sphcm, mỗi sinh viên đều được trang bị những kiến thức
cơ bản của các môn học thuộc hai lĩnh vực cơ bản, đó là: Khoa học tự nhiên và khoa học xã hội Bên cạnh đó, mỗi học sinh lại tự trang bị cho mình những kĩ năng, những hiểu biết riêng về cuộc sống, về tự nhiên, xã hội Ta thấy rõ rằng là:
- Quá trình tích lũy về lượng - tri thức của mỗi học sinh là một quá trình dài, đòi hỏi nỗ lực không chỉ từ phía gia đình, nhà trường mà còn chính từ sự nỗ lực và khả năng của bản thân người học
- Quy luật lượng chất thể hiện ở chỗ, mỗi sinh viên dần tích lũy cho mình một lượng kiến thức nhất định Việc tích lũy kiến thức sẽ được đánh giá qua các kì học, trước hết
là các kì thi giữa kì, cuối kì và kết thúc học phần
Cho nên, khi nghiên cứu, học tập và biết cách vận dụng quy luật Lượng – Chất vào quá trình học tập cũng là một trong những phương thức thúc đẩy, thay đổi quá trình học tập của sinh viên Từ đó có thể đưa ra những giải pháp học tập một cách hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên nâng cao khả năng vận dụng những tri thức lý luận vào các hoạt động thực tiễn của bản thân
Một số giải pháp nâng cao hiệu quả vận dụng quy luật (từ sự thay đổi về lượng dẫn đến thay đổi về chất và ngược lại trong quá trình học tập của sinh viên Đại học Sư phạm Thành Phố Hồ Chí Minh hiện nay) đó là:
A Thứ nhất, sinh viên cần nhận thức được sự khác nhau cơ bản giữa việc học tập ở phổ thông và đại học
So với học ở phổ thông thì khối lượng kiến thức ở cấp độ đại học tăng lên một cách đáng kể
- Ví dụ: Nếu học phổ thông thì một môn học sẽ kéo dài trong một năm, vì thế khối lượng kiến thức được chia đều ra kiến học sinh dễ dàng tiếp nhận hơn Trong khi ở đại học một môn chỉ kéo dài khoảng 10 đến 15 buổi học (từ 2 đến 3 tháng) Rõ ràng sự tăng lên đáng kể về số lượng kiến thức sẽ khiến tân sinh viên gặp những khó khăn Chính vì thế sinh viên cần phải chủ động tìm hiểu và sẵn sàng để thích nghi với sự thay đổi này
Tiếp đến là các nhiệm vụ trong học tập,
- Ví dụ: Nếu học phổ thông hoạt động chủ yếu là ở trên lớp còn học đại học còn đi kiến tập, thực tập, Đây là cơ hội cũng nhưng cũng là thách thức cho sinh viên
Trang 10Chính vì vậy mà sinh viên cần phải thay đổi nếp sống mới sao cho phù hợp với hoàn cảnh hiện tại, phù hợp với yêu cầu của ngành giáo dục đối với đại học
B Thứ hai, trong học tập và nghiên cứu sinh viên cần tiến hành từ dễ đến khó, tránh nóng vội đốt cháy giai đoạn.
- Sinh viên khi học đủ những kiến thức cơ bản có sự biến đổi về chất mới có thể học
tiếp những kiến thức sâu hơn, khó hơn
Ví dụ: Nhiều sinh viên trong quá trình học tập do không tập trung, còn mải mê vui
chơi, dẫn đến sự chậm chễ trong học tập, rồi “nước tới chân mới nhảy” khi sắp thi họ mới tập trung cao độ vào việc học Giai đoạn ôn thi là lúc ta củng cố lại kiến thức chứ không phải học mới, do đó sinh viên học tập chăm chỉ trong thời gian này không thể đảm bảo lượng kiến thức qua được kỳ thi Ngược lại có nhiều sinh viên có ý thức học ngay từ đầu, nhưng họ lại nóng vội, muốn học nhanh, nhiều để hơn người khác, chưa học cơ bản đã đến nâng cao, chưa học xong đại cương đã muốn học chuyên ngành
Như vậy, muốn tiếp thu được tri thức ngày càng nhiều và đạt được kết quả cao, thì mỗi sinh viên cần phải hàng ngày học tập, học từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để có sự biến đổi về chất
C Thứ ba, sinh viên phải liên tục phấn đấu học tập và rèn luyện, tránh tư tưởng chủ quan.
- Khi bước chân vào đại học, không ít sinh viên tự mãn với những gì đã đạt được, không tiếp tục nỗ lực và phấn đấu vươn lên
Suy ra nhiệm vụ của mỗi sinh viên là phải tiếp tục học hỏi, trau dồi thêm những kiến thức (tích lũy về lượng),
Cho nên mỗi sinh viên cần phải không ngừng học tập phấn đấu để tiếp cận những tri thức mới ở trình độ cao hơn
D Thứ tư, mỗi sinh viên cần phải tự rèn luyện ý thức học tập tích cực, chủ động.
- Khi tích lũy hành vi (lượng) dần dần sẽ tạo nên thói quen (chất), sinh viên cần rèn luyện cho mình tính chăm chỉ, tự chủ năng động trong quá trình học tập, tích lũy tri thức giản đơn nhất từ những thói quen hàng ngày
- Trong cuộc sống cũng như trong quá trình học tập sinh viên phải rèn luyện hàng ngày để hình thành những thói quen học tập, rèn luyện tốt,
ví dụ như: phải biết tiết kiệm thời gian, chăm chú nghe giảng, ghi chép bài đầy đủ khi tham gia các tiết học trên lớp, về nhà chăm chỉ làm bài tập, nghiên cứu sách tham khảo, học tập nghiêm túc và khoa học, tích lũy nhiều thói quen như vậy sẽ góp phần hình thành nên tính cách, giúp chúng ta thành công trong học tập cũng như trong cuộc sống