Phạm Mai trong “Đôi điều về chuyển thể điện ảnh” cho rằng: Chuyển thể là diễn dịchhay trình bày tác phẩm văn học gốc bằng một bộ phim theo quan niệm, hiểu biết, sáng tạo củađạo diễn điện
Trang 1ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
BÀI BÁO CÁO
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1945 - NAY
ĐÀ NẴNG – 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG – TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
KHOA NGỮ VĂN
BÀI BÁO CÁO
HỆ THỐNG THỂ LOẠI VÀ TÁC GIA TIÊU BIỂU VĂN HỌC VIỆT NAM HIỆN ĐẠI 1945 - NAY
Người hướng dẫn khoa học
TS BÙI BÍCH HẠNH
ĐÀ NẴNG – 2024
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH 2
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC 2
1.1 Khái niệm “chuyển thể” 2
1.2 Vấn đề chuyển thể 2
1.2.1 Các nguyên tắc chuyển thể 2
1.2.2 Các hình thức chuyển thể 4
1.2.3 Chuyển thể - quá trình tái sáng tạo nội dung 4
Tiểu kết 6
CHƯƠNG 2:MỐI QUAN HỆ VÀ “CÁI KHÁC” GIỮA TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH 7
CHUYỂN THỂ TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC 7
2.1 Mối quan hệ giữa tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học 7
2.1.1 Chủ đề, tư tưởng 7
2.1.2 Cốt truyện 9
2.1.3 Hệ thống nhân vật 12
2.2 “Cái khác” trong chất liệu sáng tác của điện ảnh khi chuyển thể từ văn học 18
2.2.1 Cảnh quay 18
2.2.2 Âm thanh 22
2.2.3 Màu sắc 24
2.2.4 Diễn xuất 26
2.2.5 Bối cảnh 30
Trang 4Tiểu kết 34
KẾT LUẬN 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO 37
PHỤ LỤC 39
Trang 5MỞ ĐẦU
Loại hình nghệ thuật văn học ra đời từ rất sớm, thể hiện qua nhiều hình thức khácnhau như truyện ngắn, thơ ca, kịch Văn học sử dụng ngôn từ nghệ thuật để xây dựng thếgiới hình tượng phong phú và đa dạng Văn học có chức năng phản ánh cuộc sống thực tại,các vấn đề về xã hội, văn hóa thời đại Chúng cung cấp phương tiện để các tác giả thể hiệnnhững tư tưởng, tình cảm, cảm xúc và quan điểm cá nhân
Trong khi đó, điện ảnh ra đời muộn hơn vào khoảng cuối thế kỉ 19 Dù “sinh sau đẻmuộn” nhưng điện ảnh nhanh chóng trở thành một phần không thể thiếu đối với côngchúng Điện ảnh không chỉ là công cụ để giải trí mà còn là phương tiện giáo dục, phản ánh
và thúc đẩy xã hội
Xuất phát từ hai loại hình nghệ thuật khác nhau nhưng khi tác phẩm văn học chuyểnthể sang tác phẩm điện ảnh thì chúng không hề tách bạch mà bao hàm lẫn nhau Việcchuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh đã trở thành hiện tượng phổ biến và không còn
xa lạ Mối quan hệ giữa văn học và tác phẩm điện ảnh chuyển thể từ văn học không chỉ là sựkết hợp của hai loại hình nghệ thuật khác nhau mà còn là một hành trình tái sáng tạo lẫnnhau Việc chuyển thể văn học sang điện ảnh tạo ra các cuộc đối thoại giữa cái cũ và cáimới, giữa việc trung thành với nguyên tác và sự sáng tạo trong tư duy làm phim Quá trìnhchuyển thể cũng đặt ra nhiều thách thức khi vừa phải giữ vững tinh thần của nguyên tác, vừatạo ra một tác phẩm điện ảnh hấp dẫn. Khi chuyển đổi loại hình nghệ thuật, hiển nhiên độchênh giữa hai loại hình nghệ thuật sẽ tạo ra “cái khác” Nghiên cứu đề tài “Tác phẩm điệnảnh chuyển thể từ tác phẩm văn học: mối quan hệ và “cái khác” sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơnphần nào mối quan hệ và sự khác biệt giữa văn học và điện ảnh, đồng thời, mở ra những gócnhìn mới về sự sáng tạo trong cách xây dựng tác phẩm trong hai lĩnh vực nghệ thuật khácnhau
Trang 6NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHUYỂN THỂ TÁC PHẨM ĐIỆN ẢNH
TỪ TÁC PHẨM VĂN HỌC
1.1 Khái niệm “chuyển thể”
Trong cuốn “Điện Ảnh & Văn học - Dẫn luận và nghiên cứu” (Timothy Corrigan):
“Chuyển thể là một trong những hoạt động điển hình trong sự giao lưu văn học và điện ảnh, mô
tả sự chuyển hóa tiểu thuyết, kịch cùng những nguồn văn học khác của phim” [15; tr.6]
Theo Bùi Trần Quỳnh Ngọc, “Chuyển thể (adaptation) là một thuật ngữ được sử dụngrộng rãi hiện nay khi bàn về các tác phẩm điện ảnh được sáng tạo trên nền tác phẩm văn học” [18; tr.6]
Phạm Mai trong “Đôi điều về chuyển thể điện ảnh” cho rằng: Chuyển thể là diễn dịchhay trình bày tác phẩm văn học gốc bằng một bộ phim theo quan niệm, hiểu biết, sáng tạo củađạo diễn điện ảnh Có thể nói tiểu thuyết là kể lại câu chuyện tell, còn phim là trình diễn câuchuyện show” [16; tr.24]
Tóm lại, khái niệm “chuyển thể” được hiểu là chuyển đổi tác phẩm văn học sang loạihình nghệ thuật khác như điện ảnh, kịch Tác phẩm văn học văn học được xem là tác phẩmgốc, tác phẩm điện ảnh là một thực thể khác với văn bản gốc, có mối quan hệ liên văn bản vớivăn bản gốc
Trang 7học thì hình ảnh, âm thanh là hệ thống kí hiệu trong điện ảnh Khi chuyển đổi từ hệ thống kíhiệu này sang hệ thống kí hiệu khác, để đảm bảo tính thống nhất thì đạo diễn, nhà biên kịch cầnphải tuân thủ theo các nguyên tắc chuyển thể sau:
Việc tôn trọng nguyên tác, giữ đúng tinh thần và thông điệp của tác phẩm văn học làđiều cốt lõi trong quá trình chuyển thể Việc chuyển tải phải đảm bảo rằng những giá trị mà tácgiả gốc muốn truyền tải được duy trì trong điện ảnh Các yếu tố quan trọng như chủ đề, tình tiếtquan trọng và cách phát triển nhân vật nên được giữ nguyên Quá trình chuyển thể nguyên tácvăn học lên màn ảnh được bắt đầu từ việc “phá bỏ bố cục của nguyên tác” [11; tr.25] Điều nàyđồng nghĩa với việc nhà biên kịch phải có cách sắp xếp lại trình tự, bố cục của những đoạn văn,biến cố, nhân vật mình thích và những tuyến cốt truyện Sau khi đã chọn lựa được những chấtliệu như các sự kiện, tình huống truyện và các nhân vật, nhà biên kịch phải có cách xâu chuỗimới sao cho đáp ứng các quy luật của hệ thống ký hiệu điện ảnh Các yếu tố này khi được tổchức lại theo hệ thống ký hiệu điện ảnh không chỉ giúp làm rõ hơn những thông điệp trong tácphẩm gốc mà còn giúp điện ảnh lấp đầy những khoảng trống trong nội dung, sáng tạo trongkhuôn khổ, đồng thời truyền đạt đúng với tư tưởng và giá trị của nguyên tác
Nhân vật trong điện ảnh trở thành “yếu tố hàng đầu” [11; tr.25] Khi sang điện ảnh, đạodiễn và nhà biên kịch phải để nhân vật tự bộc lộ tâm trạng, hành động, tính cách thông qua cửchỉ, lời nói Đạo diễn và nhà biên kịch phải để nhân vật tự nói bằng ngôn ngữ đời thường củachính họ Trong một tác phẩm văn học, ta có thể quen với việc nhân vật trải lòng dài đến vàitrang giấy, thế nhưng trong điện ảnh thì không Điều này khiến khán giả cảm thấy chán, khôngtập trung vào mạch phim
Cuối cùng, đạo diễn “phải để hình ảnh cất tiếng nói” [11; tr.25] Hình ảnh trong điện ảnhkhông còn là những con chữ tĩnh lặng mà là những chuyển động cựa quậy liên tục, có khả năngtruyền tải cảm xúc, ý nghĩa, tác động trực tiếp mạnh mẽ đến khán giả
Tóm lại, việc chuyển đổi tác phẩm văn học sang điện ảnh là quá trình đòi hỏi sự cânnhắc kỹ lưỡng các yếu tố để đảm bảo giữ được tinh thần của nguyên tác nhưng vẫn phải có sựsáng tạo trong khuôn khổ
3
Trang 81.2.2 Các hình thức chuyển thể
Theo Hoàng Thị Minh Hoa, văn học có thể được chuyển thể thành điện ảnh thông quahai hình thức: “chuyển thể trung thành với nguyên tác, chuyển thể không theo sát nguyên tác.”[11; tr.26] Ở hình thức chuyển thể theo sát với nguyên tác văn học, nhà biên kịch “dựa chủ yếu
vào tác phẩm văn học” [12] Như vậy, khi chuyển thể, nhà biên kịch và đạo diễn sẽ cố gắng giữ
lại các tình tiết, nhân vật và sự kiện trong tác phẩm văn học mà không thay đổi nhiều về cấutrúc nội dung Thực chất, đây là một hình thức chọn lọc và bảo tồn những yếu tố hay từ vănhọc, điều chỉnh sao cho phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh Mục tiêu của quá trình này là làm sao
để khi đưa lên màn ảnh, tác phẩm văn học vẫn giữ nguyên được hồn cốt cũng như giúp ngườiđọc tiếp nhận mạnh mẽ, hiệu quả hơn
Đối với hình thức chuyển thể không theo sát nguyên tác văn học, “tác phẩm văn học chỉgóp một phần hoặc chỉ là cái cớ để triển khai cốt truyện riêng trong tác phẩm điện ảnh.” [11; tr
.26] Hình thức chuyển thể này dành sự tự do sáng tạo nhiều hơn cho chủ thể Các nhà làm
phim có thể tự do trong việc sử dụng cốt truyện, cấu trúc, hành động nhân vật, lời thoại vànhững chất liệu khác trong văn học Họ xem tác phẩm văn học là một tư liệu để khai thác, sángtạo để khiến bộ phim chuyển thể có phần độc đáo, khác biệt so với nguyên tác Hơn nữa, họ cóthể đưa vào tác phẩm điện ảnh của mình tư tưởng mới mà không lo lắng về việc phá hủy đi tưtưởng, chủ đề gốc trong tác phẩm văn học
Dù lựa chọn chuyển thể tác phẩm văn học sang điện ảnh theo hình thức nào thì các nhàlàm phim cũng có những thuận lợi và khó khăn nhất định Đạo diễn và nhà biên kịch phải hếtsức khéo léo để vận dụng lợi thế của điện ảnh nhằm bổ trợ cho những thế mạnh sẵn có của vănhọc.
1.2.3 Chuyển thể - quá trình tái sáng tạo nội dung
Chuyển thể văn học sang điện ảnh là một quá trình tái sáng tạo đầy thử thách, đòi hỏi sựkết hợp hài hòa giữa việc giữ gìn tinh thần, thông điệp và giá trị cốt lõi của tác phẩm gốc, đồngthời điều chỉnh phù hợp với ngôn ngữ đặc thù của điện ảnh Đây không chỉ đơn thuần là việc
“sao chép” hay “bám sát” nguyên tác mà còn là việc chuyển đổi những giá trị nhân văn, tư
4
Trang 9tưởng triết lý và chủ đề trọng tâm của câu chuyện một cách sinh động, hấp dẫn qua hình thứcthể hiện mới.
Thách thức lớn nhất của quá trình này là tránh làm mất đi hoặc biến dạng những yếu tốcốt lõi của tác phẩm văn học Nếu không cẩn thận, bộ phim chuyển thể có thể xa rời nguyên tác
và không còn giữ được sức mạnh vốn có Do đó, người làm phim cần hiểu sâu sắc về tác phẩmgốc, đồng thời sở hữu khả năng sáng tạo để truyền tải tinh thần đó bằng ngôn ngữ điện ảnh.Trong khi văn học có thể diễn tả chi tiết và đào sâu tâm lí nhân vật thông qua lời kể và miêu tả,thì điện ảnh đòi hỏi nhịp độ nhanh hơn, hình ảnh cô đọng và tiết tấu lôi cuốn để thu hút khángiả Các yếu tố như cảnh quay hành động, đối thoại ngắn gọn hoặc hình ảnh giàu biểu cảmthường được sử dụng để thay thế cho cách kể chuyện bằng ngôn từ của văn học Vì vậy, tácphẩm chuyển thể không phải là bản sao mờ nhạt của nguyên tác, mà là một sản phẩm sáng tạođộc lập Nó mang dấu ấn của văn bản gốc nhưng đồng thời phản ánh phong cách, ý đồ nghệthuật của đạo diễn và đặc trưng của điện ảnh
“Chuyển thể không chỉ là việc “trung thành” với tác phẩm văn học mà còn là cơ hội đểsáng tạo và bổ sung các yếu tố mới nhằm nâng cao tính hấp dẫn và phù hợp với thời đại” [18; tr.8] Điện ảnh không chỉ “đọc lại” tác phẩm văn học qua lăng kính hình ảnh, âm thanh, mà còn
mở ra những góc nhìn mới, làm nổi bật hoặc tái khám phá những giá trị sâu sắc tiềm ẩn của tácphẩm gốc Ngược lại, sự thành công của các tác phẩm điện ảnh chuyển thể cũng có thể khơi gợilại sức sống cho nguyên tác văn học, tạo cơ hội để chúng được đón nhận bởi thế hệ khán giảmới Bằng việc thêm thắt chi tiết, đổi mới cách thể hiện hoặc đặt câu chuyện trong bối cảnhhiện đại hơn, chuyển thể đã và đang mở rộng không gian sáng tạo vô tận, vừa làm giàu cho điệnảnh vừa tái định hình mối quan tâm của công chúng với văn học nguyên bản
Khi chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh, quá trình này mang lại nhiềugiá trị nhưng cũng đối mặt với không ít thách thức Điện ảnh giúp đưa tác phẩm văn học đếnvới công chúng rộng rãi hơn nhờ sức mạnh của hình ảnh, âm thanh và diễn xuất, đồng thời táikhám phá những khía cạnh mới hoặc làm nổi bật các giá trị tiềm ẩn của nguyên tác Việcchuyển thể còn mở ra cơ hội đổi mới cách tiếp cận câu chuyện, thu hút khán giả hiện đại vàkhơi dậy sự quan tâm đến văn học, đặc biệt khi thành công của phim có thể thúc đẩy tác phẩm
5
Trang 10gốc được tái bản và đón nhận bởi thế hệ độc giả mới từ trong đến ngoài nước Tuy nhiên, quátrình này cũng gặp không ít hạn chế, như nguy cơ làm mất đi chiều sâu vốn có của văn học dogiới hạn thời gian hoặc có thể biến dạng ý nghĩa nguyên tác nếu sáng tạo không phù hợp Chấtlượng tác phẩm chuyển thể phụ thuộc lớn vào khả năng của đạo diễn và biên kịch, và đôi khikhông thể đáp ứng kỳ vọng của độc giả trung thành với tác phẩm gốc Vì vậy, chuyển thể vừa
là cơ hội để sáng tạo vừa là thách thức trong việc giữ gìn tinh thần và giá trị cốt lõi của văn học
Tiểu kết
Chuyển thể văn học - điện ảnh là cả quá trình biến đổi một tác phẩm văn học sang mộtloại hình nghệ thuật điện ảnh Trong quá trình chuyển thể, đạo diễn cần phải tôn trọng tinh thầncủa tác phẩm gốc và sáng tạo trong khuôn mẫu để phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh Các hìnhthức chuyển thể bao gồm bám sát vào nguyên tác và không bám sát vào nguyên tác đều phảigiữ nguyên giá trị tinh thần cốt lõi của văn bản gốc Quá trình tái sáng tạo nội dung đã tái tạo lạinội dung, cốt truyện và cảm xúc của tác phẩm theo một hình thức mới, càng làm sáng tạo thêmcách tiếp nhận của văn chương Những yếu tố này cùng nhau tạo nên một tác phẩm điện ảnhdựa trên nền tảng của văn học nhưng mang đến một góc nhìn khác hoàn toàn mới mẻ và sinhđộng
6
Trang 11giả, do cuộc sống gợi lên, làm tổ trong kho ấn tượng của anh ta" [Dẫn theo 19; tr.195] Chủ đề
trong tác phẩm văn học là một vài nét tư tưởng lặp lại nhiều lần trong tác phẩm của nhà văn Ví
dụ, trong các tác phẩm của Nam Cao, ta dễ dàng nhận thấy chủ đề về nạn đói và sự suy đồi của
xã hội Còn trong các sáng tác của Vũ Trọng Phụng, ông đã tố cáo và vạch trần những bất công,
sự xuống cấp của xã hội Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám, một xã hội đầy bê bối, lừa dối
và thối nát, với những tấn trò đời phơi bày những mặt trái của xã hội lúc bấy giờ Chủ đề thểhiện sự sâu sắc và phức tạp trong những quan niệm, suy nghĩ của nhà văn về các vấn đề được
đề cập trong tác phẩm Nó giống như chất keo kết nối các yếu tố, tình tiết khác nhau trong câuchuyện, tạo nên sự mạch lạc và giúp người đọc có được cái nhìn toàn diện về nội dung và ýnghĩa của tác phẩm
Trong điện ảnh, các nhà làm phim luôn nhận thức rõ vai trò chủ đạo của chủ đề khichuyển thể từ văn học Một bộ phim hay, có sức hút và tầm ảnh hưởng lâu dài, không chỉ đơnthuần là sự nối tiếp các tình tiết, mà chủ yếu là sự chuyển tải thông điệp và tư tưởng mà tácphẩm văn học gốc muốn truyền đạt Khi một tác phẩm văn học được chuyển thể thành phim,điều quan trọng là làm sao để giữ nguyên được tinh thần chủ đề của văn bản gốc nhưng cũngcần có những điều chỉnh phù hợp với ngôn ngữ và cách thức thể hiện của điện ảnh, giúp khángiả cảm nhận được chiều sâu và sự phong phú của chủ đề đó qua hình ảnh và âm thanh Làngđiện ảnh Việt Nam đã từng có nhiều bộ phim lấy tác phẩm văn học làm nguồn mạch để khai
thác Ví dụ, phim Chị Dậu (1980) chuyển thể từ tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, hay Làng
7
Trang 12Vũ Đại ngày ấy (1982) chuyển thể từ các truyện ngắn của Nam Cao như Chí Phèo , Sống mòn
, Lão Hạc Thực tế, nhiều khi, giá trị của những bộ phim này còn lan tỏa rộng rãi hơn cả bản
văn gốc, nhờ vào cách thức thể hiện sinh động và gần gũi với công chúng hiện đại Tuy nhiên,
để đạt được những thành công đó, đạo diễn và biên kịch cần bám sát và tôn trọng tinh thần chủ
đề và tư tưởng của tác phẩm gốc Nếu họ sáng tạo hoặc thay đổi quá nhiều những yếu tố quantrọng, thông điệp của tác phẩm có thể bị làm sai lệch, gây phản ứng trái chiều từ người xem.Việc này ảnh hưởng đến giá trị nghệ thuật của bộ phim Do đó, việc bảo vệ sự nguyên vẹn củachủ đề trong quá trình chuyển thể là điều vô cùng quan trọng để đảm bảo sự thành công của bộphim cả về mặt nghệ thuật lẫn tư tưởng
Phim điện ảnh Chị Dậu (1980) của đạo diễn Phạm Văn Khoa đã thành công khi chuyển thể trung thành những chủ đề, tư tưởng trong tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố Ở hai loại
hình điện ảnh và văn học, chủ đề về cuộc sống khốn cùng của người nông dân trước Cách mạngtháng Tám chịu sự bóc lột sưu thuế bởi bọn thực dân Pháp và tay sai của chúng là vấn đề nổibật Ngoài ra, sự mâu thuẫn giữa người nông dân và địa chủ cũng được khai thác, đề cập Trong
Tắt đèn, nhà văn Ngô Tất Tố đã khắc họa một xã hội đầy rẫy những bất công khi mà người
nông dân như gia đình chị Dậu bị ép buộc nộp những thứ thuế má vô lý, bị áp bức vô nhân đạo.Khi lên màn ảnh, đạo diễn Phạm Văn Khoa đã tái hiện lại một cách sống động, phát triển chủ
đề, tư tưởng ấy hơn ở trong nguyên tác thông qua các cảnh phim những tên tay sai thực dânPháp đến thu thuế mặc cho người dân kiệt quệ tiền nong hay cảnh chị Dậu đau khổ tột cùng khiphải tìm mọi cách bán chó, bán đứa con dại để nộp thuế Qua đó, ta thấy rõ được sự độc ác, tànnhẫn của bọn thực dân và sự bế tắc, bị dồn vào bước đường cùng đến mức phải “tức nước vỡbờ” của người nông dân
Chủ đề và tư tưởng đóng vai trò như phương tiện hữu ích giúp tác giả chuyển tải nhữngthông điệp, phản ánh hiện thực cuộc sống trong tác phẩm của mình Khi chủ đề, tư tưởng được
kế thừa và chuyển thể từ văn học sang điện ảnh, chúng sẽ được giữ gìn và tái hiện sống động,chân thực qua hình ảnh, âm thanh và diễn xuất… Sự nối tiếp chủ đề từ văn bản văn học củađiện ảnh góp phần làm cho hiện thực được khắc họa một cách rõ ràng hơn Khi các nhà làmphim giữ gìn, phát huy được chủ đề trong nguyên tác, điện ảnh sẽ tạo điều kiện cho những giá
8
Trang 13trị tư tưởng của tác phẩm văn học vượt qua những rào cản về không gian, thời gian để đến vớicông chúng hiện đại, nhất là ở thời đại mà người đọc sách ngày càng ít đi.
2.1.2 Cốt truyện
Một bộ phim chuyển thể từ văn học sẽ lấy cốt truyện của văn bản gốc làm chất liệuchính để xây dựng kịch bản phim Cốt truyện được hiểu là “chuỗi các sự kiện được tạo dựngtrong tác phẩm tự sự và kịch, nằm dưới lớp lời trần thuật, làm nên cái sườn của tác phẩm.” [1
9; tr.92] Nó là khởi đầu cho mọi sự vận động, phát triển của câu chuyện Gắn liền với cốt
truyện là các sự kiện, xung đột, ngoại cảnh, nội thất và hệ thống nhân vật được khắc họa vớingoại hình, nội tâm đa dạng, phong phú Cốt truyện mở ra một trường hành động cho các nhânvật và cho phép nhà văn khai thác, lý giải tính cách nhân vật để làm nổi bật lên chủ đề, tư tưởngcủa tác phẩm
Cốt truyện gốc trong tác phẩm văn học đặt nền tảng cơ bản cho tác phẩm điện ảnhchuyển thể Dù có sự thay đổi ở một vài chi tiết nhưng các yếu tố quan trọng trong cốt truyệnnhư nhân vật, tình huống truyện, sự kiện cốt lõi vẫn được giữ lại trong phim Nhà làm phimthường dựa vào mạch truyện chính ở tác phẩm văn học để xây dựng khung kịch bản cho phim.Không chỉ vậy, việc cung cấp cốt truyện của văn học được xem như một sự khởi đầu, nhà biênkịch và đạo diễn có thể dựa vào đó mà mở rộng thêm một số yếu tố khác của cốt truyện chưađược đề cập, khai thác ở trong sách truyện Từ đó, những bộ phim chuyển thể sẽ hấp dẫn, thuhút hơn
Bộ phim Vợ chồng A Phủ (1961) của đạo diễn Mai Lộc đã kế thừa nguyên vẹn cốt
truyện từ truyện ngắn nổi tiếng cùng tên của nhà văn Tô Hoài Kịch bản phim được chính TôHoài chuyển thể từ tác phẩm của mình, giữ lại những chi tiết, sự kiện quan trọng, nhân vật vàphản ánh đúng những chủ đề mà tác phẩm văn học đề cập Phim xoay quanh hai nhân vậtchính, Mị và A Phủ, đều xuất thân từ gia đình nghèo khó và phải sống dưới sự áp bức tàn nhẫncủa chế độ phong kiến, họ bị giam hãm trong bóng tối và chịu đựng những đau khổ dưới áchbóc lột của thống lý Pá Tra Hắn đã bắt ép Mị gả cho con trai hắn, A Sử, để làm dâu gạt nợ, bắt
A Phủ phải làm người ở đợ suốt đời để trả nợ vì vô tình làm mất trâu của Pá Tra Khi A Phủ bị
Pá Tra trói, bỏ đói và tra tấn gần chết, việc này đã khiến Mị nhớ lại cuộc đời bi thảm của chính
9
Trang 14mình Mị quyết định liều lĩnh cắt dây trói cứu A Phủ và hai người cùng nhau trốn đến Phiềng
Sa sống Vì hoàn cảnh tương đồng, họ đã tìm thấy sự đồng cảm và từ đó nên duyên vợ chồng.Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, Mị và A Phủ cùng với đồng bào trong vùng cao đượcgiác ngộ Họ đã vùng lên đấu tranh giành quyền tự do và xây dựng một cuộc sống mới, tự do vàhạnh phúc, không còn bị áp bức Bên cạnh việc tái hiện cốt truyện trong nguyên tác, đạo diễnMai Lộc khi chuyển thể thành phim đã sáng tạo hơn Trong truyện ngắn, giai đoạn sống ở HồngNgài, giữa Mị và A Phủ chỉ là những con người cùng chung số phận nghèo khó, bị thống lý PáTra gạt nợ Nhưng ở trên phim, đạo diễn thêm thắt chi tiết Mị thể hiện tình yêu của mình, “đầumày cuối mắt” với A Phủ ngay khi anh vừa xuất hiện trong nhà Thống lý Pá Tra.
Bên cạnh đó, ta có thể bắt gặp trong bộ phim Cánh đồng bất tận, cốt truyện trong
nguyên tác được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình tái hiện gần như là trọn vẹn Thế nhưngmột tác phẩm điện ảnh chuyển thể hay không dừng lại ở việc minh họa cho bản gốc mà phải có
sự tiến xa về mặt sáng tạo Chính vì vậy mà ở trong đoạn kết phim đã có sự thay đổi một số chitiết Thay vì để nhân vật Nương gọi em trai Điền kêu cứu thì đạo diễn đã để cô gọi “tía” Haynếu trong truyện ngắn, ông Út Vũ chỉ cởi áo đắp cho con, tìm mọi cách che chắn thân con thì Út
Vũ trên màn ảnh lại ngước mặt lên kêu trời Khác với cảnh Nương hỏi cha: “Không biết con có
bị có con không?” [22; tr.218] thì cô xuất hiện ở cuối phim với hình ảnh ôm chiếc bụng bầu đithênh thang giữa cánh đồng xanh bát ngát Sự sáng tạo trong việc thay đổi các tình tiết khác từcốt truyện ở tác phẩm gốc đã giúp cho người xem có cái nhìn lạc quan hơn về số phận của nhânvật, khiến họ tin rằng ngay trong hoàn cảnh khó khăn cũng sẽ có cơ hội được hy vọng vàotương lai tươi đẹp phía trước
Phim Tro tàn rực rỡ được chuyển thể dựa trên hai tác phẩm Tro tàn rực rỡ và Củi mục
trôi về Khi chuyển thể sang tác phẩm điện ảnh, đạo diễn đã tái cấu trúc lại cốt truyện, thêm các
tình tiết mới và bổ sung các sự kiện phụ xoay quanh các sự kiện chính mà vẫn trung thành với
cốt truyện Cốt truyện phim được lồng ghép từ hai truyện Tro tàn rực rỡ và Củi mục trôi về
thông qua các cảnh quay cùng với sự xuất hiện các chi tiết, sự kiện và các cặp nhân vật Theonhư thống kê trong Phụ lục 1, thời lượng phân bố của các cảnh quay chiếm phần lớn bởi cốt
truyện chính Tro tàn rực rỡ Củi mục trôi về chỉ chiếm phần nhỏ, là một sự bổ sung, kết hợp
làm toàn vẹn hơn bức tranh về đời sống con người nơi sông nước Việc đưa ra các mốc thời
10
Trang 15gian và các lượt xuất hiện của các nhân vật cho thấy các sự kiện trong tác phẩm luôn đượcchuyển hóa và lồng ghép vào nhau Đặc biệt, việc xây dựng mối quan hệ giữa Nhàn và Loankhùng thông qua các sự kiện như: đám cưới, cháy nhà… là cách mà đạo diễn thực hiện việc
lồng ghép hai cốt truyện để tạo nên bộ phim Tro tàn rực rỡ.
Tương tự như truyện ngắn Tro tàn rực rỡ, bộ phim cũng bắt đầu từ đám cháy Trong
dòng hồi tưởng, mạch phim tương tự như truyện ngắn khi nhân vật Hậu nhớ về ngày đám cướicủa Nhàn, đêm Hậu và Dương ngủ với nhau, khi ba đánh vì chửa hoang, đám cưới của haingười, con Nhàn chết đuối, Tam đốt nhà Tuy nhiên, đạo diễn Bùi Thạc Chuyên đã sáng tạothêm các chi tiết, sự kiện khác để làm bật lên tư tưởng, chủ đề của tác phẩm Cốt truyện phim
đã gây dựng thêm các chi tiết làm nên cuộc sống của Hậu và Dương như cảnh Dương ngoàikhơi làm việc, Hậu ở nhà sinh hoạt cùng gia đình, Hậu nấu cháo cho chồng, Dương chơi đùacùng con… nhằm làm chân thực, mô tả chi tiết cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc của haingười Đặc biêt, đạo diễn đã sáng tạo ra chi tiết trong lúc đi mua rượu, vì tức giận một kẻ sayrượu quấy rối Nhàn, Dương đã cầm chai rượu đập vào đầu hắn để cứu Nhàn Điều này càngkhẳng định thêm tình cảm của Dương dành cho Nhàn dù anh tỏ vẻ không quan tâm đến Nhàn
Khác với nguyên tác Tro tàn rực rỡ, đạo diễn đã thay đổi cốt truyện phim khi đẩy cuộc
sống của hai vợ chồng Nhàn và Tam lên ngang hàng so với Dương và Hậu Trong truyện ngắn
Tro tàn rực rỡ, cuộc sống hôn nhân của Nhàn và Tam không được đề cập nhiều đến mà chỉ
được nhắc qua sơ Chẳng hạn, thay vì cảnh tiệc cưới ở đầu phim cùng với sự xuất hiện và tròchuyện của rất nhiều nhân vật thì trong truyện ngắn, việc này chỉ được thể hiện qua hồi ức củanhân vật Hậu: “Em, chồng và Tam, Nhàn cưới cùng năm Tam và Nhàn cưới trước, hai bảytháng hay.” [21; tr.140] Việc Nhàn mang thai và sinh đứa thứ hai được đề cập đến trongtruyện ngắn nhưng sang điện ảnh được lược bỏ đi Hầu hết, nhân vật Hậu khi kể về cuộc sốngcủa gia đình Nhàn và Tam đều tập trung vào những vụ cháy nhà Trong khi đó, bộ phim đi từnhững ngày đầu họ cưới nhau, yêu thương nhau rồi trải qua bi kịch đứa con gái của mình chếtđuối dẫn đến tình trạng Tam đốt nhà thường xuyên và đỉnh điểm là khi Nhàn bị thiêu
Trong quá trình xây dựng bộ phim, việc kiến tạo lại cốt truyện khi có sự lồng ghép giữahai cốt truyện được thực hiện khéo léo thông qua sự tương tác của các nhân vật Tiêu biểu làmối quan hệ giữa nhân vật Nhàn và Loan Chiếm một phần nhỏ thời gian, dung lượng cốt
11
Trang 16truyện của Củi mục trôi về được tinh giản lại và được chuyển thể bám sát với nguyên tác hơn Đạo diễn đã cơ bản giữ nguyên các sự kiện trong cốt truyện Củi mục trôi về như: gã tìm về
chùa, các cuộc trò chuyện giữa Gã và thầy, Loan muốn Gã cưới mình, Gã bỏ đi… Bên cạnh đó,đạo diễn đã xây dựng thêm các cảnh quay như Loan thả rắn vì muốn cắn chết Gã và ném đá vào
Gã Điều này nhằm tô đậm nỗi căm ghét, sự tức giận, oán hờn của nạn nhân đối với kẻ làm hạimình
Cốt truyện văn học là bước đầu tiên trong quá trình chuyển thể, là bản thiết kế cho kịchbản phim Nó cung cấp khung sườn, là nền móng cho bản thiết kế trên giấy của một bộ phimtương lai Trong kịch bản phim chuyển thể, nhà biên kịch viết những gì sẽ thấy trên phim và nógiúp đạo diễn chuyển hóa từng câu chữ trong văn học thành hình ảnh trên phim Nó như mộtcông cụ quan trọng giúp đạo diễn hình dung về bộ phim mà mình sẽ thực hiện Đạo diễn sẽ sửdụng cốt truyện như kim chỉ nam để phát triển các cảnh quay, chọn góc máy, lựa chọn các chitiết trong cảnh vật và xây dựng không khí
2.1.3 Hệ thống nhân vật
Cũng giống như chủ đề, tư tưởng và cốt truyện, hệ thống nhân vật ở tác phẩm văn họcđược xem là cái hồn của tác phẩm Abrams cho rằng nhân vật là “người được giải thích bởi độcgiả như là người cung cấp những phẩm chất đạo đức, tính cách, xúc cảm được biểu hiện bằnglời nói – tức đối thoại, bằng việc làm – tức hành động” [Dẫn theo 9; tr.6] Vậy nên có thể hiểunhân vật văn học là những con người hoặc những con vật, sự vật mang tính cách, bóng dángcủa con người ở trong tác phẩm
Nhân vật trong phim điện ảnh chuyển thể từ văn học sẽ kế thừa những yếu tố cơ bản nhưtính cách, đặc điểm ngoại hình, động cơ hành động, mối quan hệ với các nhân vật khác từ tácphẩm gốc Mặc dù trong quá trình chuyển thể, một số yếu tố có thể được điều chỉnh hoặc thayđổi để phù hợp với ngôn ngữ điện ảnh, nhưng những đặc điểm vốn có của nhân vật vẫn phảiđược giữ lại và phát huy để giữ đúng tinh thần của tác phẩm văn học Những điểm nổi bật vềtâm lý, hành vi của nhân vật sẽ được xây dựng, thể hiện qua diễn xuất, lời thoại và ngôn ngữ cơ
thể Ví dụ như nhân vật Nương ở phim Cánh đồng bất tận cũng mang cả những đặc tính, phẩm
chất trong truyện lên từng cảnh quay Đó là hình ảnh một cô gái mới lớn xinh đẹp, luôn giàu
12
Trang 17tình yêu thương và lòng trắc ẩn Nương thương người đàn bà làm điếm như Sương, bù đắp choĐiền sự thiếu thốn tình thương từ người mẹ, thấu hiểu và cảm thông cho nỗi đau của người cha.
Ở truyện ngắn Cánh đồng bất tận của nhà văn Nguyễn Ngọc Tư, Nương là người kể chuyện.
Toàn bộ câu chuyện về gia đình Út Vũ được kể lại theo lời của Nương Vì thiếu thốn tìnhthương của người mẹ, đồng thời phải chịu sự lạnh nhạt ghét bỏ từ người cha nên Nương có tâm
lý không ổn định, lúc nào cũng mang nặng một vẻ gì đó đau đớn Tuy nhiên, Nương (do NinhDương Lan Ngọc thủ vai) đã được đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình hướng dẫn cho cô cáchtiết chế, kiềm bớt đi cảm xúc nhân vật để Nương khi xuất hiện trên phim sẽ nhẹ nhàng hơn sovới trong truyện
Hay ta thấy được trong phim Mắt biếc của Victor Vũ, khi chuyển thể từ tiểu thuyết cùng
tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh, bên cạnh việc giữ nguyên hệ thống nhân vật từ nguyên tác,đạo diễn đã sáng tạo thêm nhân vật Hồng Trong phim, Hồng được giới thiệu là một cô gái đãlớn lên cùng Ngạn, Hà Lan tại làng Đo Đo Sau này, cô dành cho Ngạn tình cảm đơn phương,kéo dài nhiều năm không nguôi Cô vẫn yêu Ngạn dẫu cho tình cảm ấy không được hồi đáp Sựthêm thắt nhân vật Hồng vào trong phim cùng với những phân cảnh Ngạn lạnh nhạt với Hồnggiúp làm rõ hơn tình yêu to lớn mà Ngạn dành cho Hà Lan Sự kết hợp giữa việc chuyển thểtrung thành với việc sáng tạo thêm từ những cái đã có từ tác phẩm gốc sẽ giúp người xem cómột trải nghiệm phong phú và sâu sắc hơn
Nhân vật trong bộ phim “Tro tàn rực rỡ” được chọn dựa trên nhân vật trong truyện ngắn
“Tro tàn rực rỡ” và “Củi mục trôi về” Sự giữ nguyên hệ thống nhân vật ấy làm cho người xemcảm thấy như vừa đang ở trong câu chuyện của Nguyễn Ngọc Tư, vừa có những nét mới, nétriêng của tính chất điện ảnh, tạo sự hấp dẫn đối với người xem Nhàn (Phương Anh Đào thủvai) và Tam (Quang Tuấn thủ vai) đã đưa đôi vợ chồng Nhàn - Tam từ “Tro tàn rực rỡ” lên mànảnh một cách rất chân thực Đó là hình ảnh của những người dân miền sông nước mỗi ngày đềutất bật nỗi lo về cơm áo gạo tiền Bên cạnh sự thiếu thốn, nghèo nàn về vật chất, Tam và Nhàncòn phải chịu bất hạnh về tinh thần Số phận trớ trêu thay khi Nhàn sinh đứa thứ hai bị chết lưu,rồi con Hoa - đứa con gái nhỏ là kết tinh tình yêu duy nhất của họ cũng chết đuối dưới mé kênh.Diễn xuất của Tam (Quang Tuấn) khiến ta phải bất ngờ, anh diễn rất ăn nhập với hình tượngmột người chồng suy sụp hoàn toàn khi mất đi đứa con gái đầu lòng Nỗi đau xé ruột gan ấy
13
Trang 18làm Tam không thể khóc được nữa, vì thế mà anh mới đốt nhà Từ đó, Tam bị một chứng bệnh
mê lửa, hắn luôn nhìn lửa một cách say đắm, đê mê khi căn nhà dần dần bị cháy rụi, vùi trongđống tro tàn Hiểu được điều bất hạnh đó, Nhàn gạt phăng đi nỗi đau của chính mình, tìm cáchxoa dịu vết thương lòng của chồng Dẫu cho mỗi ngày Tam càng lạnh nhạt với Nhàn hơn, Nhànvẫn muốn bù đắp cho anh Chính má Tam cũng từng bảo Nhàn đi cưới chồng khác, bà cũngcúng heo ăn mừng, hay những người hàng xóm khi đã quen với việc Tam đốt nhà cũng khôngcòn muốn chữa những đám cháy ấy nữa, riêng Nhàn thì luôn thông cảm, thấu hiểu cho Tam.Nhàn chính là một người vợ không bỏ mặc chồng mình mà còn cố gắng gom nhặt những thứvụn vặt để dựng lại mái nhà trong lặng lẽ, để rồi nó lại trở thành nắm tro tàn trong tay Tam.Nhàn làm thế vì Nhàn biết chỉ khi đốt nhà, Tam mới tạm thời quên đi được nỗi đau mất mát ấy,hay trong đám lửa thì anh mới nhìn thấy vợ mình Tình yêu thương, sự kiên nhẫn chịu đựng, hysinh của Nhàn rồi cũng theo Nhàn tan trong đống tro ở lần cháy nhà cuối cùng “Nhàn đã khôngchạy ra khỏi đống lửa như mọi khi, anh à! Không biết chị thấy mệt rồi hay vì nghĩ chỉ ở giữađám cháy Tam mới nhìn thấy chị” [21; tr.144]
Cùng chung một nỗi bất hạnh bị chồng phớt lờ, Hậu (do Bảo Ngọc Doling thủ vai) cũngtái hiện rõ hình ảnh một người phụ nữ luôn khao khát được chồng nhìn đến Hậu với chồngcưới nhau không vì tình yêu mà chỉ đơn giản vì cô trót mang bầu sau đêm nông nổi vì menrượu Hậu biết chồng mình luôn đặt Nhàn trong lòng, vì vậy mà cô luôn tìm cách tiếp cậnchồng mình thông qua những câu chuyện về Nhàn mà cô gom nhặt được Bằng cách này, Hậu
có thể gần gũi với chồng hơn, để “nối xứ Thơm Rơm vào nhà chồng” [21; tr141] để rồi anh lạitrở về mỗi khi hết con nước Thậm chí Hậu còn sợ một ngày nào đó, những câu chuyện vềNhàn đã hết, Hậu sẽ không còn cái cớ để được chồng mình lắng nghe Qua diễn xuất của BảoNgọc Doling, hình tượng nhân vật Hậu - một người vợ mỗi ngày đều hết lòng đợi chờ chồngmình quay về, mong rằng anh có thể đoái hoài đến mình hiện lên một cách sinh động, tựa như
từ trong truyện ngắn Tro tàn rực rỡ bước ra Dù là trong truyện hay trên từng thước phim, Hậuvẫn luôn đối mặt với sự hững hờ, vô tình của chồng Việc chồng của Hậu - Dương (do Lê CôngHoàng thủ vai), lạnh nhạt với vợ là vì anh ta đã mất đi người con gái mình thương Sự mất mát
ấy khiến Dương không còn muốn đếm xỉa đến những người đàn bà nào nữa Nỗi bất hạnh củaanh ta là yêu nhưng không được đáp trả Dù đảm nhận một vai diễn ít lời thoại, Lê Công Hoàng
14
Trang 19đã khắc họa rõ nét nhân vật người chồng với sự chán nản, bỏ bê vợ con đi biền biệt khi tình yêucủa đời anh đã có một mái ấm hạnh phúc với người đàn ông khác.
Nhân vật Loan khùng (Hạnh Thúy thủ vai) là một người đàn bà khi buồn thì cười, lúcvui lại khóc và buồn vui đều thái quá khác thường, chỉ có niềm mơ ước về một cái đám cưới làluôn âm ỉ mãi Loan từng bị một thiếu niên cưỡng hiếp khi còn nhỏ Sau sự mất mát đầu đời quálớn, đứa bé gái gầy gò, tóc dài, mắt chong chong ngơ ngác ngày ấy đã biến thành một ngườiđàn bà nửa điên nửa tỉnh, vật vờ, chao chát Khi người từng phá nát đi cuộc đời Loan ra tù, côcũng giống với những người trong xóm “không đủ nhớ để nhảy xổ vào cào cấu, băm vằm gãđàn ông ấy cho hả giận” [21; tr129] Lạ lùng thay, dần dần gã ấy đã trở thành lý do khiến côthường xuyên đến chùa Cô luôn tìm đủ trò để hắn chú ý đến mình, thậm chí cô từng đề nghị:
“Anh cưới tui đi, không thì ai cưới bây giờ” [21; tr134] Gã đàn ông tên Khang (Thạch KimLong) sau khi ra tù, hắn đi đủ nơi để làm lụng mưu sinh, sau cùng lại chọn trở về Thổ Sầu Banđầu hắn còn trốn tránh chui lủi, khi được thầy khuyên nhủ thì hắn lộ diện với những công việc
ở nhà chùa Diện mạo mới của hắn (cạo trọc đầu, ăn vận như bậc tu hành) khiến cho người dântrong làng không thể nhớ ra Những dằn vặt, ân hận về tội lỗi mình gây ra lúc trước khiến gãcảm thấy nhục nhã, không thể đáp ứng lời đề nghị “cưới Loan” của người đàn bà bất hạnh kia.Hắn ám ảnh và bỏ đi khỏi Thổ Sầu
Khi chuyển từ tác phẩm văn học sang bộ phim “Tro tàn rực rỡ”, hệ thống nhân vật cơbản vẫn giữ nguyên nhưng vẫn có sự thay đổi Bùi Thạc Chuyên đã xây dựng và thay đổi cácmối quan hệ giữa các nhân vật Trong truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ”, nhân vật chính là Hậu đánhmất vị trí trung tâm khi chuyển thể sang phim Thay vào đó, các nhân vật khác có thời lượngxuất hiện dài hơn như Nhàn, Dương, Tam xuất hiện khiến nhân vật trở nên phi trung tâm Sốlượng xuất hiện của cặp nhân vật Hậu - Dương và Nhàn - Tam chiếm dung lượng lớn, trong khicâu chuyện của Loan – Gã lép về hơn; điều này hiển nhiên ảnh hưởng chịu ảnh hưởng bởi cốttruyện phim
Trong truyện ngắn “Tro tàn rực rỡ”, nhân vật Hậu được kể ở ngôi thứ nhất với điểmnhìn bên trong Sang đến điện ảnh, nhân vật Hậu được thể hiện qua điểm nhìn bên ngoài vàđiểm nhìn bên trong Trong đoạn mở đầu của bộ phim, Bùi Thạc Chuyên để cho nhân vật Hậu
15
Trang 20tự độc thoại “Em sẽ kể lại không sót thứ gì Lần này nhà chị Nhàn không lợp ngói nên khôngnghe ngói nổ Lửa cháy coi bộ êm êm Em chỉ ước tình yêu của anh với Nhàn tiêu tan vào tronglửa kia” [8] Trong các cảnh quay sau, hầu như nhân vật Hậu được xây dựng thông qua điểmnhìn bên ngoài Không chỉ thay đổi điểm nhìn trong cách xây dựng nhân vật, đạo diễn đã sángtạo thêm một số các sự kiện để thể hiện rõ tính cách, tâm lí của nhân vật Trong cảnh phim, thái
độ của Hậu đối với Nhàn trước hết là sự ganh ghét, đố kị qua các cảnh phim như khi Nhàn nhờHậu chở về, Hậu cố tình lái thật nhanh để Nhàn say sóng rồi cười cợt cô; hay cảnh nhân vật Hậugọi tên con vẹt mình nuôi tên Nhàn và dạy nó chửi thề Trong truyện ngắn, hai nhân vật nữ Hậu
và Nhàn hầu như không có bất cứ giao thiệp nào trừ lần “Nhàn hỏi mua ít lá dừa nước” [21;tr138] Khi chuyển thể sang phim, Nhàn và Hậu trở thành bạn bè, từ cảnh Nhàn dạy Hậu nấucháo, Hậu mua quần áo tặng cho con Nhàn, Hậu lao xuống sông cứu Hoa và sẵn sàng tháo lợpnhà mình đưa cho Nhàn Từ ganh ghét đố kị, Hậu chuyển sang cảm mến, khâm phục sự đảmđang của Nhàn Nhưng cho dù đã thân thiết, đứng trước bản tính đố kị của đàn bà, nỗi ganhghét và bất lực khi không thể có được trái tim của chồng mình; khi nhà Nhàn cháy; Hậu hả hê
“Quả thật lúc đó em đã mong lửa cháy to hơn, cháy lâu hơn Em thấy mình thật ác với chịNhàn, ác với cả anh nữa” [8] Việc thay đổi mối quan hệ giữa Hậu và Nhàn trong bộ phim cànglàm bật lên sự ghen ghét, đố kị của Hậu khi đứng trước bạn mình
Trong câu chuyện về Nhàn và Tam, cuộc sống hôn nhân của họ được khắc họa chi tiết
từ những ngày đầu cưới nhau đầy hạnh phúc cho đến khi mọi thứ tan vỡ Những mâu thuẫn, thửthách dần dần hiện lên rõ nét, như một bức tranh u ám về tình yêu và sự đổ vỡ Những mâuthuẫn nhỏ cũng dần trở nên rõ ràng khi tác giả khéo léo lồng vào những chi tiết về cuộc sốnghàng ngày của Tam Tam trong công việc hàng ngày, phải làm việc với những đồng nghiệp xấutính, họ thường xuyên lừa lấy hết đồ ăn mà Nhàn chuẩn bị cho Tam Điều này không chỉ làmTam bực bội mà còn khiến anh nghi ngờ lòng yêu thương của vợ, tưởng rằng Nhàn đã khôngcòn quan tâm đến mình Sự hiểu lầm này tích tụ, trở thành một trong những nguyên nhân đẩycuộc hôn nhân của họ đến bờ vực tan vỡ Đỉnh điểm là cái chết bi thương của đứa con, một sựkiện đã khiến cả hai đắm chìm trong nỗi đau không gì có thể bù đắp Cảm giác bất lực của Tamcòn hiện rõ qua một hành động cực đoan khác: tự thiêu chính bản thân mình trong một nỗ lựctuyệt vọng để thoát khỏi nỗi đau Điều này không chỉ phản ánh sự đổ vỡ trong tâm hồn mà còn
16
Trang 21làm nổi bật sự tuyệt vọng và mất kiểm soát trong cuộc sống của anh Khi Tam đốt hết ngôi nhàcủa mình, cảnh tượng anh lục lọi trong đống tro tìm di ảnh của con càng làm tăng thêm sự đaukhổ và bất lực của anh, như một sự truy tìm hy vọng trong vô vọng Những chi tiết này khôngchỉ làm nổi bật sự phức tạp trong quá trình chuyển biến tâm lý của các nhân vật mà còn thể hiện
sự khao khát và bất lực trong tình yêu của Nhàn và Tam Sự khắc họa tỉ mỉ và sâu sắc về mốiquan hệ giữa hai người, từ những hiểu lầm nhỏ nhặt đến nỗi đau khổ tột cùng, tạo nên một câuchuyện đầy bi kịch nhưng cũng rất chân thực
Nhân vật Loan cũng thay đổi trong cách xây dựng của Bùi Thạc Chuyên Loan lần đầutiên xuất hiện trong đám cưới của Hậu, gương mặt ngờ nghệch, kính rượu cùng sư thầy Loan
là người rửa bát thuê, mặc dù là người điên, cô luôn tốt bụng, giúp đỡ mọi người không ngạingần Mỗi lần nhà Nhàn cháy, Loan luôn là người đầu tiên xuất hiện, đôi tay gầy guộc nhưngmạnh mẽ cầm chậu nước dập lửa Trong khi những người khác dần chán ngán và không quantâm đến những vụ cháy liên tục, chỉ có Loan – người đàn bà điên – vẫn lăn xả vào biển lửa, kêugọi mọi người xung quanh cùng cứu Nhàn Không chỉ xây dựng thêm mối quan hệ giữa Loan
và Nhàn Đối với gã, ban đầu Loan căm hận khôn nguôi Nhưng rồi dần dần gã trở thành lý do
để cô lui tới chùa Khi tình yêu lần đầu rạo rực trong con người cô thì gã lại từ chối bằng cách
bỏ đi Người phụ nữ chạy đi tìm gã, úp mặt vào tường đau đớn, thể hiện sự đau đớn nỗi khátkhao về tình yêu khi được ở bên cạnh gã Sự thay đổi và bổ sung này không chỉ làm nhân vật trởnên sinh động, mà còn thể hiện rõ khát vọng tình yêu mãnh liệt của người đàn bà điên Đồngthời, các sự kiện này cũng liên kết các phần của cốt truyện phim, tạo nên một tổng thể hài hoà
từ hai truyện ngắn "Tro tàn rực rỡ" và "Củi mục trôi về"
Độc giả hình dung nhân vật qua con mắt đọc, trí tưởng tượng, suy tưởng Còn đối vớiđiện ảnh, khán giả có thể nhìn thấy được nhân vật thông qua con người thật bằng tai bằng mắtvới những hành động diễn của diễn viên Các nhân vật điện ảnh luôn vận động, thể hiện tínhcách của mình từ việc đối mặt với các sự kiện diễn ra trong không gian, thời gian thật Khi cácnhân vật từ văn bản văn học đi vào phim, chúng không chỉ được tái hiện mà còn được làm giàuthêm qua diễn xuất của các diễn viên Sự thể hiện này làm nổi bật những yếu tố mà có thể độcgiả không nhận ra khi chỉ đọc văn bản, như cách mà nhân vật thể hiện cảm xúc qua ánh mắt,giọng nói Vì vậy, khi đưa hệ thống nhân vật từ văn bản gốc đi vào một bộ phim, người đọc tác
17