1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

so sánh âm tiết trong tiếng việt và tiếng pháp tìm ra những điểm tương đồng hay khác biệt sự giống và khác nhau đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc học ngoại ngữ

15 7 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 283,82 KB

Nội dung

Tính quan trọng của việc hiểu về cấu trúc âm tiết - Âm tiết đóng vai trò quan trọng trong cả tiếng Việt và tiếng Pháp, ảnh hưởng đến cách phát âm và cấu trúc từ vựng.. VD: French → Pháp

Trang 1

Trường Đại học Ngoại ngữ - ĐHQGHN

Bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa Việt Nam

BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU NHÓM

Tên vấn đề nghiên cứu: So sánh âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Pháp, tìm ra

những điểm tương đồng hay khác biệt Sự giống và khác nhau đó có ảnh hưởng như thế nào đến việc học ngoại ngữ ?

Danh sách nhóm:

học

Đánh giá kết quả làm việc

Trang 2

Mục lục

I Mở đầu 3

1 Lý do chọn đề tài 3

2 Mục tiêu nghiên cứu 3

3 Phương pháp nghiên cứu 4

4 Giới hạn nghiên cứu 4

II Nội dung nghiên cứu 4

1 Khái niệm và đặc điểm của Âm tiết 5

2 Cấu trúc và phân loại Âm tiết 7

a Cấu trúc và phân loại Âm tiết trong tiếng Việt 7

b Cấu trúc và phân loại Âm tiết trong tiếng Pháp 6

3 Vai trò của Âm tiết trong tiếng Việt và ngoại ngữ 5

4 Ảnh hưởng của Âm tiết 5

a Ảnh hưởng của âm tiết tới tốc độ nói 7

b Ảnh hưởng của âm tiết tới mật độ nghĩa 6

5 Điểm tương đồng khác biệt và sự ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ 5

6 Những thuận lợi và khó khăn khi học ngoại ngữ 5

III Kết luận 4

Trang 3

I Mở đầu

1 Lý do chọn đề tài

a Tính quan trọng của việc hiểu về cấu trúc âm tiết

- Âm tiết đóng vai trò quan trọng trong cả tiếng Việt và tiếng Pháp, ảnh hưởng đến cách phát âm và cấu trúc từ vựng Hiểu biết về cấu trúc và tính chất của âm tiết giúp người học có cơ sở tốt hơn trong việc học và sử dụng ngôn ngữ

b Khám phá sự đa dạng và tương đồng giữa các ngôn ngữ

- So sánh âm tiết giữa tiếng Việt và tiếng Pháp giúp nhóm hiểu rõ hơn về đặc điểm riêng biệt của cả hai ngôn ngữ Điều này cũng là cơ hội để khám phá sự đa dạng của ngôn ngữ và mở rộng kiến thức ngôn ngữ của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

a Phân tích và so sánh các cấu trúc âm tiết

- Mục tiêu chính của nghiên cứu là phân tích và so sánh cấu trúc của âm tiết trong tiếng Việt và tiếng Pháp Các yếu tố như số lượng nguyên âm, phụ âm, vị trí của dấu thanh, v.v., sẽ được xem xét và đánh giá

b Xác định điểm tương đồng và khác biệt

- Nghiên cứu sẽ giúp xác định và mô tả rõ ràng những điểm tương đồng và khác biệt trong cấu trúc và tính chất của âm tiết giữa tiếng Việt và tiếng Pháp

c Đánh giá ảnh hưởng đối với việc học và sử dụng ngoại ngữ

- Cuối cùng, mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá ảnh hưởng của việc hiểu biết về cấu trúc âm tiết đối với quá trình học và sử dụng tiếng Pháp Nhóm sẽ xem xét cách những điểm tương đồng và khác biệt này ảnh hưởng đến việc học và sử dụng ngoại ngữ của mình

Qua việc nghiên cứu về đề tài này, nhóm sẽ có cơ hội hiểu rõ hơn về cấu trúc ngôn ngữ, sự tương quan giữa hai ngôn ngữ tiếng Việt-tiếng Pháp và ảnh hưởng của nó đối với việc học và sử dụng tiếng Pháp Từ đó giúp cải thiện và thúc đẩy quá trình tiếp thu ngôn ngữ của mình một cách hiệu quả hơn Bên cạnh đó, việc tìm hiểu về

Âm tiết giúp nhóm chúng em có thêm cơ hội để tìm hiểu sâu hơn về tiếng Việt

Trang 4

3 Phương pháp nghiên cứu

4 Giới hạn nghiên cứu

II Nội dung nghiên cứu

1 Khái niệm và đặc điểm của Âm tiết

a Khái niệm Âm tiết

- Âm tiết là đơn vị phát âm ngắn nhất, được phát âm như một nhịp đơn lẻ Mỗi âm tiết thường bao gồm một nguyên âm hoặc một tổ hợp nguyên âm, đôi khi kèm theo một hoặc nhiều phụ âm

- Dù lời nói có chậm lại đến đâu chăng nữa thì cũng chỉ có thể tách được đến âm tiết là hết

- Tuy nhiên đây là tính chất không thể phân chia được của âm tiết về phương diện phát âm còn về phương diện thính giác thì khác

VD: khi nghe âm tiết “đơn”, người Việt có thể phân nó thành các yếu tố nhỏ hơn

là đ, ơ và n

- Sở dĩ về phương diện phát âm, âm tiết có tính chất toàn vẹn, không thể phân chi được là bởi vì nó được phát âm bằng một đợt căng của cơ thịt của bộ máy phát

âm Cứ mỗi lần cơ thịt của bộ máy phát âm căng lên rồi chùng xuống là ta có một

âm tiết

- Khi phát âm mỗi một âm tiết, các cơ thịt của bộ máy phát âm đều phải trải qua ba giai đoạn: tăng cường độ căng, đỉnh điểm căng thẳng và giảm độ căng Tương ứng với ba giai đoạn này là sự phát triển của độ vang: tăng cường độ vang, độ vang cao nhất và giảm dần độ vang

b Đặc điểm của Âm tiết

Trang 5

- Để chỉ khái niệm âm tiết trong ngôn ngữ học, theo truyền thống người Việt thường dùng từ tiếng hoặc tiếng một Âm tiết của tiếng Việt có những đặc điểm đáng chú

ý dưới đây:

❖ Có tính độc lập cao:

- Âm tiết tiếng Việt bao giờ cũng được thể hiện khá đầy đủ, rõ ràng, được tách và ngắt ra thành từng khúc đoạn riêng biệt

- Âm tiết tiếng Việt thường không bị nhược hóa (reduction) hay mất đi và không có hiện tượng nối âm

VD:

• Trong tiếng Anh: This is an apple (chữ “s” sẽ nối với nguyên âm “a” Khi này, chữ “s” sẽ được đọc là /z/)

• Trong tiếng Pháp: Les organes (chữ “s” sẽ nối với nguyên âm “o”, chữ “s” sẽ được đọc là /z/)

• Trong tiếng Việt: “Các anh” không nói thành “Cá canh”

- Các âm tiết được phát ra hết sức khúc chiết, rành rọt, rõ mồn một cho nên người nghe có thể nhận biết một cách dễ dàng ranh giới của chúng và số lượng âm tiết trong một câu nói

❖ Có khả năng biểu hiện ý nghĩa:

- Trong tiếng Việt, có một điều đáng chú ý là tuyệt đại đa số các âm tiết đều có

nghĩa

- Số lượng âm tiết tự thân mang nghĩa chiếm tuyệt đại đa số Nói cách khác, ở tiếng Việt gần như toàn bộ các âm tiết đều hoạt động như từ

VD: mặt, mũi, ăn, uống, ngủ, nghỉ,

- Có một số âm tiết tuy chưa hẳn là từ độc lập như các từ đơn nhưng trong những hoàn cảnh nhất định chúng vẫn có khả năng hoạt động như một từ thực sự

VD:

Có tài mà cậy chi tài

Chữ tài cùng với chữ tai một vần

Trang 6

- Áp lực ngữ nghĩa của các âm tiết tiếng Việt rất mạnh, đến mức khiến cho những

âm tiết nước ngoài vốn vô nghĩa trở nên có một lượng ngữ nghĩa nhất định

VD: French → Pháp

German → Đức

- Âm tiết trong tiếng Việt không chỉ là một đơn vị ngữ âm đơn thuần như âm tiết trong các ngôn ngưc châu Âu mà còn là một đơn vị từ vựng và ngữ pháp chủ yếu

❖ Có một cấu trúc chặt chẽ:

- Âm tiết tiếng Việt là một cấu trúc, ở dạng đầy đủ nhất có 5 phần: thanh điệu, âm

đầu, âm đệm, âm chính, âm cuối

• Năm phần cấu tạo nên âm tiết tiếng Việt không phải bình đẳng như nhau về mức độ độc lập và về khả năng kết hợp

• Thanh điệu và âm đầu kết hợp với phần còn lại của âm tiết (phần vần) một cách lỏng lẻo

VD: chông vợ hài → hai vợ chồng

• Các yếu tố của phần vần gồm âm đệm, âm chính, âm cuối thì kết hợp với nhau khá chặt chẽ Có nhiều thực nghiệm chứng minh rằng âm chính và âm cuối có sự bù trừ

- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc hai bậc:

• Bậc 1: (thanh điệu, âm đầu, phần vần) kết hợp với nhau lỏng lẻo, có tính độc lập cao

• Bặc 2: (âm đệm, âm chính, âm cuối) kết hợp với nhau khá chặt chẽ, có tính độc lập thấp

2 Cấu trúc và phân loại Âm tiết

a Cấu trúc và phân loại Âm tiết trong tiếng Việt

❖ Cấu trúc: Âm tiết tiếng Việt có một cấu trúc chặt chẽ, ở dạng đầy đủ gồm năm phần không bình đẳng như nhau về mức độ độc lập và về khả năng kết hợp

Thanh điệu

Trang 7

Âm đầu Vần

* Cấu trúc hai bậc âm tiết tiếng Việt

- Bậc 1 (thanh điệu, âm đầu, vần): các yếu tố kết hợp lỏng lẻo, có tính độc lập cao

- Bậc 2 (âm đệm, âm chính, âm cuối): các yếu tố kết hợp khá chặt chẽ, tính độc lập thấp

❖ Phân loại: Căn cứ vào cách kết thúc âm tiết, âm tiết tiếng Việt chia làm bốn loại:

1 Âm tiết mở Những âm tiết kết thúc bằng những nguyên

âm mở (o, a, u, ơ, ) ta, to, mo, thu

2 Âm tiết nửa mở Những âm tiết kết thúc bằng bán nguyên âm

(u, i,…)

thau, cháu, kêu, quai

3 Âm tiết nửa

khép

Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm vang ( m, n, ng,…)

canh măng, lanh chanh

4 Âm tiết khép Những âm tiết kết thúc bằng một phụ âm

b Cấu trúc và phân loại Âm tiết trong tiếng Pháp

❖ Cấu trúc cơ bản của một âm tiết thường bao gồm ba phần:

- Phụ âm đầu: là phần mở đầu của âm tiết, thường gồm một hoặc nhiều phụ âm

Trang 8

- Âm chính, thường là nguyên âm: là phần trung tâm và quan trọng nhất của âm tiết, thường là một nguyên âm

- Phụ âm cuối: là phần kết thúc của âm tiết, có thể là một hoặc nhiều phụ âm

- Vần âm tiết: bao nguyên âm và phụ âm Đây là phần tạo nên âm sắc chính của âm tiết

❖ Phân biệt âm tiết trong tiếng Pháp

Khi học ngoại ngữ, việc phân biệt và nắm bắt âm tiết của ngôn ngữ đó là rất quan trọng Dưới đây là một số yếu tố giúp phân biệt âm tiết trong các ngôn ngữ khác nhau:

- Số lượng âm tiết: Một từ có thể có một hoặc nhiều âm tiết Ví dụ, từ "mont" có

một âm tiết, trong khi từ "montpellier" có bốn âm tiết

- Trọng âm (Stress): Một số ngôn ngữ, sử dụng trọng âm để phân biệt các từ và ý

nghĩa

- Âm vị và âm thanh (Phonemes and Sounds): Các ngôn ngữ khác nhau có các bộ

âm vị khác nhau

- Ngữ điệu (Intonation): Ngữ điệu cũng ảnh hưởng đến cách phân biệt âm tiết, đặc

biệt trong các ngôn ngữ thanh điệu như tiếng Việt, tiếng Trung Quốc, nơi ngữ điệu của một âm tiết có thể thay đổi nghĩa của từ

❖ Ví dụ về phân biệt âm tiết trong một số ngôn ngữ

• Tiếng Việt có cấu trúc âm tiết đơn giản hơn, với mỗi âm tiết thường tương ứng với một từ hoặc một từ đơn lẻ

Ví dụ: "một" có phụ âm đầu là /m/, âm chính /o/, và phụ âm cuối /t/

• Tiếng Pháp có cấu trúc âm tiết trung gian giữa tiếng Anh và tiếng Việt Mặc

dù không có cụm phụ âm phức tạp như tiếng Anh, nhưng cũng không đơn giản như tiếng Việt

Ví dụ: "château" (/ʃɑ.to/)

Phụ âm đầu: /ʃ/

Trang 9

Âm chính (nguyên âm): /ɑ/ (âm tiết đầu), /o/ (âm tiết thứ hai)

Phụ âm cuối: không có (âm tiết đầu), không có (âm tiết thứ hai)

Hoặc một ví dụ khác với từ có cụm phụ âm:

Ví dụ: "transporter" (/tʁɑ̃s.pɔʁ.te/)

Phụ âm đầu: /tʁɑ̃s/ (âm tiết đầu), /pɔʁ/ (âm tiết thứ hai), /t/ (âm tiết thứ ba)

Âm chính (nguyên âm): /ɑ̃/ (âm tiết đầu), /ɔ/ (âm tiết thứ hai), /e/ (âm tiết thứ ba)

Phụ âm cuối: không có (âm tiết đầu), /ʁ/ (âm tiết thứ hai), không có (âm tiết thứ ba)

3 Vai trò của Âm tiết trong tiếng Việt và ngoại ngữ

Âm tiết đóng vai trò quan trọng trong cả tiếng Việt và ngoại ngữ, tuy nhiên, cách thức và mức độ quan trọng của chúng có thể khác nhau giữa các ngôn ngữ

a Trong tiếng Việt

- Cấu trúc ngữ âm: Mỗi âm tiết bao gồm ba phần chính : âm đầu, âm chính và thanh điệu Ví dụ, trong từ "bàn", "b" là âm đầu, "a" là âm chính và "n" là âm cuối

- Phân biệt nghĩa : Thanh điệu là yếu tố quan trọng trong tiếng Việt Một từ có thể

có nhiều nghĩa khác nhau tùy thuộc vào thanh điệu Ví dụ : "ma" (không thanh),

"má" (dấu sắc), "mà" (dấu huyền), "mã" (dấu ngã), "mả" (dấu hỏi), "mạ" (dấu nặng)

- Ngữ pháp và ngữ nghĩa : m tiết có thể đóng vai trò như một từ riêng biệt hoặc một phần của từ ghép Ví dụ, "nhà" và "cửa" là hai âm tiết đơn lẻ nhưng khi ghép lại thành "nhà cửa" thì mang nghĩa tổng hợp

b Trong tiếng Pháp

- Đơn vị ngữ âm và ngữ điệu: Âm tiết trong các ngoại ngữ thường được sử dụng

để xác định ngữ điệu và nhịp điệu của câu

- Hỗ trợ phát âm và ngữ âm học: Việc nhận biết và phân tích âm tiết giúp người học ngoại ngữ cải thiện phát âm và nhận diện các mẫu âm thanh trong ngôn ngữ

Trang 10

đó Điều này đặc biệt quan trọng trong các ngôn ngữ có trọng âm rõ ràng như tiếng Anh hoặc tiếng Pháp

- Cấu trúc từ vựng : Trong nhiều ngoại ngữ, âm tiết là cơ sở để xây dựng từ mới và

mở rộng vốn từ Ví dụ, trong tiếng Anh, tiền tố và hậu tố thường là các âm tiết bổ sung vào gốc từ để tạo ra từ mới (ví dụ: "un-" trong "unknown", "-ness" trong

"happiness")

4 Ảnh hưởng của Âm tiết tới tốc độ nói và mật độ nghĩa

a Ảnh hưởng của âm tiết tới tốc độ nói

❖ Mặt vật lý học

- Âm thanh của ngôn ngữ có nhiều điểm giống với các âm thanh khác trong tự nhiên Nó cũng là kết quả của sự chấn động của các phần tử không khí trong tự nhiên vốn bắt nguồn từ một vật thể nhất định

- Độ cao: Âm thanh phát ra bao giờ cũng ở một độ cao nhất định Mức độ cao thấp

của âm phụ thuộc vào sự chấn động nhanh hay chậm của các phần tử không khí trong một đơn vị thời gian nhất định

- Độ mạnh: Độ mạnh của âm do biên độ dao động quyết định Biên độ dao động

càng lớn, âm phát ra càng mạnh

- Độ dài: Độ dài hay cường độ của âm phụ thuộc vào sự chấn động lâu hay chóng

của các phần tử không khí

❖ Sự phân tiết

- Trong một chuỗi âm thanh liên tục của lời nói, thao tác đầu tiên của quá trình làm nổi bật có thể nhận thấy là sự đối lập giữa các đoạn âm thanh và các đoạn không

có âm thanh Đoạn không có âm thanh gọi chung là sự phân tiết Trong các ngôn ngữ phân tiết tính như tiếng Việt, chúng ta có thể thấy có các bậc cấu trúc của sự đối lập đó về trường độ và thời gian từ nhỏ đến lớn như sau: 1/ Chỗ ngắt, 2/ Chỗ ngừng và 3/ Chỗ nghỉ Thực tế giao tiếp, bằng trực cảm, ta cũng có thể quan sát được các loại đơn vị phân tiết này Mỗi đơn vị phân tiết được thể hiện ở ranh giới kết thúc của một loại đơn vị có phạm vi tương ứng trong ngữ lưu

❖ Tốc độ

Trang 11

- Tốc độ lời nói là sự rải âm tiết khi nói trên một đơn vị thời gian Do đó, ta thường

có nhận xét: nói nhanh, nói chậm, nói bình thường Dòng âm thanh được phát ra khi nói là hiện thực trực tiếp của tư tưởng Sự phân bố âm tiết trong tiết nhịp do kết cấu tầng bậc của âm tiết, do ý thức của người nói

b Ảnh hưởng của âm tiết tới mật độ nghĩa

❖ Âm tiết trong tiếng Việt có tính độc lập cao:

- Mỗi âm tiết trong tiếng Việt đều có một đặc trưng riêng, không phụ thuộc hoặc bị ảnh hưởng bởi các âm tiết xung quanh Khác biệt so với nhiều ngôn ngữ khác, mỗi âm tiết trong tiếng Việt đều được kết hợp với một thanh điệu cụ thể, làm cho việc xác định và phân biệt chúng trở nên dễ dàng hơn

❖ Âm tiết trong tiếng Việt có khả năng biểu hiện ý nghĩa:

- Tiếng Việt là một trong những ngôn ngữ ít ỏi mà trong đó, mỗi âm tiết thường mang một ý nghĩa cụ thể Ví dụ, âm tiết "mưa" không chỉ là một đơn vị âm học

mà còn là một từ chỉ hiện tượng thời tiết Khả năng này cho phép âm tiết trong tiếng Việt không chỉ đóng vai trò như một đơn vị âm thanh mà còn là một phần quan trọng trong việc truyền đạt ý nghĩa và ngữ cảnh của câu chuyện

❖ Âm tiết trong tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ:

- Khác với quan niệm rằng âm tiết là một khối đồng nhất, âm tiết tiếng Việt thực sự

có một cấu trúc phức tạp Mỗi thành phần trong cấu trúc đều có một vai trò và chức năng cụ thể, làm cho âm tiết trở nên độc đáo và dễ nhận biết trong tiếng Việt Cũng vì thế mà làm tiếng Việt trở thành một ngôn ngữ khó học bậc nhất

5 Điểm tương đồng khác biệt và sự ảnh hưởng đến việc học ngoại ngữ

a Những điểm tương đồng

❖ Cấu trúc âm tiết cơ bản: bao gồm nguyên âm + phụ âm

- Nguyên âm: Hệ thống nguyên âm trong cả hai ngôn ngữ đều bao gồm các nguyên

âm đơn và nguyên âm kép

Ví dụ:

• Nguyên âm đơn: a, e, i, o, u (tiếng Việt); a, e, i, o, u (tiếng Pháp)

• Nguyên âm kép: oa, oe, ă, ơ, ư (tiếng Việt); ai, ei, oi, ou (tiếng Pháp)

Ngày đăng: 01/07/2024, 14:09

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w