1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

tiểu luận vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên

22 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Nhưng kỹ năng tự học, tự tìm tòi mới là thứ giúp bạn tiến xa hơn, ngay cả khi không chi trả cho bất kỳ dịch vụ giáo dục nào.2.3.2Các câu lạc bộ ngoại ngữ: Câu lạc bộ ngoại ngữ là một nhó

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNGTRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

Lê Thị Anh Thư

Nguyễn Thị Thảo QuyênTrần Công Hưng

Phan Văn Tài Em

Đà Nẵng,2023

Trang 2

MỤC LỤC

1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Đặt vấn đề 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu 1

1.3 Đối tượng nghiên cứu 1

1.4 Phạm vi nghiên cứu 1

1.5 Phương pháp nghiên cứu 2

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ 2

2.1 Thực trạng 2

2.2 Nguyên nhân 2

2.3 Môi trường học ngoại ngữ 3

2.3.1 Các trung tâm Ngoại ngữ: 3

3.4 Việc học Ngoại ngữ trong trường 12

3.5 Đối với chuyên ngành 14

3.6 Thời gian và chi phí 15

4 KẾT LUẬN 16

4.1 Kết quả đạt được của đề tài 16

4.2 Giải pháp 17

4.2.1 Đối với sinh viên: 17

4.2.2 Đối với nhà trường: 18

4.3 Hạn chế của đề tài: 18

4.4 Hướng phát triển của đề tài: 19

Trang 3

1 MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề

Quá trình toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế đang ngày càng phát triển sâu rộng trong mỗi quốc gia trên thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài phạm vi tác động đó.Từ sau năm 1986, nền kinh tế Việt Nam càng đổi mới qua nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa và đặc biệt là việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO điều đó khẳng định Việt Nam đã đang và sẽ ngày càng phát triển về mọi mặt Một trong những cơ hội là Việt Nam có thể thu hút được nhiều nhà đầu tưnước ngoài hơn bằng việc tăng cường giao tiếp bằng Ngoại ngữ.Không chỉ giúp doanh nghiệp Việt Nam giao tiếp trực tiếp với các nhà đầu tư nước ngoài mà còn có thể đưa sản phẩm của mình vào thị trường quốc tế Tuy nhiên , để làm được điều đó thì giao tiếp bằng Ngoại ngữ là điều cơ bản và tất yếu cần phải có.Hiện nay, Việt Nam chú trọng phát triển và nâng cao trình độ Ngoại ngữ của người dân nói chung và đặc biệt là các bạn sinh viên một cách hiệu quả và thực tế, để đáp ứng yêu cầu và cạnh tranh được trong thời kỳ Hội nhập Do đó, việc học ngoại ngữ của sinh viên là vấn đề mà chúng ta phải quan tâm.

Theo báo cáo của Taige Rich Vietnam thì hơn 70% các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam thì cần yêu cầu về ngoại ngữ, nhiều nhất vẫn là tiếng Anh Và ngoại ngữ là cơ sở để đạt được các quyết định về thăng tiến hay tăng lương Chứng chỉ bằng A, B, C chiếm 65% yêu cầu, yêu cầu bằng chuyên đại học chiếm 26%, các chứng chỉ khác như IELTS hay TOEFL chiếm khoảng 9%.Thấyđược tầm quan trọng của việc học Ngoại ngữ trong thời đại hội nhập, chúng tôi đã lựa chọn đề tài:” Tìm hiểu về vấn đề học Ngoại ngữ của sinh viên hiện nay”

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Dự án nhằm phân tích thực trạng vấn đề học Ngoại ngữ của sinh viên hiện nay,mong các bạn đón nhận dự án một cách tích cực, thông qua đó có thể hỗ trợ các bạn nhận thức được tầm quan trọng của Ngoại ngữ trong thời kỳ Hội nhập Quốc tế và đưa ra phương án, đề xuất giải pháp để khắc phục, cải thiện tình trạng học Ngoại Ngữ của sinh viên giúp đạt hiệu quả cao, phục vụ tốt cho học tập và cuộc sống.

1.3 Đối tượng nghiên cứu

Với dự án này thì đối tượng được hướng đến để thực hiện phân tích, nghiên cứu là sinh viên các Trường Đại học thuộc Đại học Đà Nẵng

1.4 Phạm vi nghiên cứu

 Nội dung nghiên cứu: Vấn đề học Ngoại ngữ của sinh viên hiện nay

 Phạm vi đối tượng nghiên cứu: 51 sinh viên từ các Trường Đại Học khác nhau thuộc Đại họcĐà Nẵng.

 Phạm vi các khoản mục nghiên cứu:

- Mức độ quan tâm của sinh viên đối với Ngoại ngữ.- Khả năng phát triển.

- Phân loại sinh viên theo các Trường đại học – so sánh tỷ lệ nhu cầu đối với Ngoại ngữ tương ứng với mỗi Trường Đại Học

1

Trang 4

- Thực trạng trình độ của sinh viên hiện nay.- Phương pháp học Ngoại ngữ cho sinh viên

 Phạm vi thời gian thực hiện: Nhóm nghiên cứu dự án từ ngày 22/10/2023 - 6/11/2023

1.5 Phương pháp nghiên cứu

Hai phương pháp được sử dụng:

Phương pháp nghiên cứu định lượng: Thực hiện đánh giá bởi 54 câu trả lời của đối tượng nghiên cứu thông qua Google Form ,các câu hỏi được nhóm thực hiện dự án tạo ra.

Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phân tích các môi trường tiếp cận cụ thể, phân tích các thực trạngcủa vấn đề thông qua khảo sát từ đó đưa ra kết luận chung về vấn đề Ngoại ngữ của sinh viên hiện nay.

2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NHU CẦU HỌC NGOẠI NGỮ

2.1 Thực trạng

Hiện nay, học ngoại ngữ đang trở thành một thách thức đối với sinh viên Mặc dù nhu cầu học ngoại ngữ tăng cao trong xã hội hiện nay, nhưng vẫn có rất nhiều sinh viên gặp khó khăn khi học và sử dụng ngoại ngữ.

Một trong những thách thức lớn nhất của sinh viên khi học ngoại ngữ là thiếu thời gian và tài chính Với cuộc sống bận rộn và áp lực học các môn chính trong trường đại học, việc tìm thời gian để học ngoại ngữ thường rất khó khăn Hơn nữa, học ngoại ngữ đòi hỏi một khoản chi phí đáng kể để tham gia các khóa học hoặc chương trình học ngoại ngữ, điều này không phải ai cũng có điều kiện Ngoài ra, một thách thức khác của sinh viên là thiếu tự tin khi sử dụng ngoại ngữ Sự sợ hãi trong việc giao tiếp bằng ngôn ngữ ngoại quốc và lo lắng về việc mắc sai lầm khi sử dụng ngôn ngữ cũng góp phần làm cho sinh viên khó tiến bộ trong việc học ngoại ngữ.

2.2 Nguyên nhân

Nguyên nhân chính gây khó khăn trong việc học ngoại ngữ của sinh viên bao gồm: Đầu tiên có thể nói đến phương pháp giảng dạy không phù hợp, nhiều sinh viên vẫn đang phải học theo phương pháp truyền thống, tập trung chủ yếu vào việc học ngữ pháp và từ vựng mà ít được thực hành và giao tiếp thực tế Điều này khiến cho sinh viên thiếu kỹ năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong thực tế, không tự tin khi tiếp xúc với người nước ngoài.

Môi trường học tập là một yếu tố quan trọng, môi trường học tập tập trung vào việc đạt kết quả và điểm số cao, gây áp lực cho sinh viên và khiến họ không có đủ thời gian để tập trung vào việc học ngoại ngữ Ngoài ra, nhiều sinh viên cũng gặp khó khăn về mặt tài chính để tham gia các khóa học ngoại ngữ, du lịch đến các nước nói tiếng ngoại ngữ hoặc tìm kiếm môi trường giao tiếp tiếng nước ngoài Hơn nữa, việc tiếp cận với nguồn tài liệu ngoại ngữ cũng có hạn chế ở một số trường học, khiến nhiều sinh viên không có cơ hội tiếp xúc với tài liệu bản ngữ để tăng cường từ vựng và kỹ năng đọc hiểu.

Too long to read onyour phone? Save

to read later onyour computer

Save to a Studylist

Trang 5

Để giải quyết vấn đề học ngoại ngữ của sinh viên, cần có sự cải tiến trong phương pháp giảng dạy và môi trường học tập, nhằm tạo điều kiện cho sinh viên phát triển các kỹ năng ngôn ngữ Đồng thời, cần tạo ra nhiều cơ hội cho sinh viên tiếp xúc với ngôn ngữ nước ngoài và tài liệu bản ngữ, nhằm tăngcường vốn từ vựng và kỹ năng đọc hiểu.

2.3 Môi trường học ngoại ngữ

2.3.1Các trung tâm Ngoại ngữ:

Các trung tâm Ngoại ngữ đang là xu hướng phổ biến được đa số mọi người lựa chọn là môi trường tiếp cận mục tiêu phát triển Đây là nơi mà bạn có thể học các kỹ năng ngôn ngữ mới, rèn luyện và mở rộng kiến thức của mình.

- Được tiếp cận nhiều giáo viên nước ngoài giúp cho kĩ năng nghe, nói cũng như phản xạ trong giao tiếp cải thiện rõ rệt

- Được làm bài test đánh giá năng lực sau khi kết thúc mỗi khóa học để nắm rõ trình độ bản thân

 Nhược điểm:- Lớp học quá đông

- Một số trung tâm Anh ngữ tổ chức các lớp học với quy mô 10-20 học viên Giáo viên không thể đầu tư thời gian cho từng người, cũng như khó kiểm tra bài tập và đánh giá năng lực chi tiết.

- Về phía học viên, lớp học đông người chắc chắn làm giảm cơ hội được tương tác trực tiếp vớigiáo viên Thường các học viên học lực khá, tự tin, năng động sẽ dành được sự quan tâm, chú ý hơn Các bạn rụt rè, ngại nói dễ mất đi cơ hội thể hiện mình.

- Lộ trình không cá nhân hóa

- Mỗi học viên có nền tảng kiến thức và năng lực tiếp nhận thông tin khác nhau Một số mạnh về phát âm, ngữ điệu nhưng nói chậm, thiếu ý tưởng Một số nói trôi chảy, tốc độ ấn tượng nhưng ngữ pháp nhiều sai sót, thiếu mạch lạc.

- Lớp học phụ thuộc vào một lộ trình, bài giảng sẵn có sẽ không khai thác được điểm mạnh củahọc viên, đồng thời mất rất nhiều thời gian để tiến bộ Hơn nữa, vì đông người, tiến độ học còn phụ thuộc vào năng lực trung bình của các học viên trong lớp, trong khi đó học ngoại ngữlại là hành trình cá nhân.

- Thời gian cố định

Sinh viên ngoài lịch học trên trường còn tham gia hoạt động ngoại khóa, làm các công việc time Người đi làm đôi khi vướng lịch họp đột xuất, hoặc làm thêm giờ trên công ty để “chạy deadline” dự án Những tình huống trên có thể khiến các bạn không tham dự đầy đủ mọi buổi học Chỉ cần nghỉ 1-2 buổi, học viên bỏ lỡ nhiều kiến thức, từ đó nảy sinh tâm lý chán nản.

part-Các trung tâm ngoại ngữ thường không xếp lịch học bù, các bạn chỉ bắt kịp tiến độ học tập bằng cáchtham khảo bài vở của học viên khác.

3

Trang 6

- Thiếu môi trường học

Tại một vài trung tâm, bạn chỉ có thể luyện giao tiếp ngoại ngữ tại các lớp cố định diễn ra 2-3 buổi/tuần, không có thêm hoạt động ngoại khóa, lớp học bổ trợ Tệ hơn, lớp học đông hạn chế thời gian học viên được tương tác trực tiếp với giáo viên Để thấy được hiệu quả rõ rệt, người học nên đếncác môi trường cho phép bản thân được nói, tương tác, sử dụng ngoại ngữ liên tục, hằng ngày.

- Thiếu phương pháp

Nhiều cơ sở giáo dục ngoại ngữ vẫn hướng theo phương pháp giảng dạy truyền thống, trong đó giáo viên là trung tâm – tập trung giảng dạy kiến thức một chiều, quy trình học có phần bị động và tuyến tính khi phụ thuộc vào giáo trình sẵn có Phương pháp này không phù hợp với người trưởng thành Buổi học nên là sự phối hợp của cả người dạy và người học.

- Bản thân thiếu nỗ lực

Dù học ở bất kỳ trung tâm nào và được tạo điều kiện tốt đến đâu, bản thân người học nếu không tự giác hoàn thiện đủ các bài tập, tự tin đóng góp ý kiến trên lớp học và chủ động học hỏi thêm, cũng sẽ không tiến bộ và nâng cao được kỹ năng ngoại ngữ toàn diện.

Trung tâm ngoại ngữ thực ra chỉ đóng vai trò như người hướng dẫn, các giáo viên sẽ dạy bạn kiến thức, kỹ năng cần thiết Nhưng kỹ năng tự học, tự tìm tòi mới là thứ giúp bạn tiến xa hơn, ngay cả khi không chi trả cho bất kỳ dịch vụ giáo dục nào.

2.3.2Các câu lạc bộ ngoại ngữ:

Câu lạc bộ ngoại ngữ là một nhóm người có chung sở thích và sự quan tâm với Ngoại ngữ, thường gặp nhau để trao đổi, tập trung vào việc nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ Các câu lạc bộ này thường có nhiều chủ đề khác nhau, nhưng chủ yếu tập trung vào việc học ngoại ngữ, thảo luận về văn hóa, lịch sử, và những vấn đề khác liên quan đến ngôn ngữ.

 Ưu điểm:

Các câu lạc bộ ngoại ngữ cũng cho phép học viên giao tiếp với những người có cùng sở thích và khả năng ngôn ngữ Học viên có thể giao lưu với những người đến từ các quốc gia khác nhau, đặc biệtlà những người có cùng mục tiêu học ngoại ngữ Việc trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm, và học hỏi từ nhau sẽ giúp học viên tiếp thu nhanh hơn, tăng khả năng tiếp thu thông tin và trau dồi khả năng giao tiếp.

Các lợi ích của việc tham gia vào một câu lạc bộ ngoại ngữ là rất nhiều

- Thứ nhất, các câu lạc bộ ngoại ngữ cung cấp cho học viên một môi trường thân thiện và thoải mái khi không có áp lực về việc học ngoại ngữ Với các hoạt động giải trí và thú vị như trò chơi, văn nghệ, thảo luận và chia sẻ kinh nghiệm, học viên sẽ cảm thấy hứng thú và dễ dàng tiếp thu kiến thức mới.

- Thứ hai, các câu lạc bộ ngoại ngữ giúp học viên có thể tiếp cận nhiều nguồn tài nguyên hữu ích khác nhau để học tập, như sách, bài báo, video, và các nguồn tài liệu tham khảo từ việc trao đổi giữa nhiều thành viên Học viên có thể học hỏi từ người khác, tìm hiểu thêm về văn hóa và lịch sử của các quốc gia khác nhau, và mở rộng kiến thức của mình về ngoại ngữ.- Thứ ba, các câu lạc bộ ngoại ngữ cũng giúp học viên phát triển kỹ năng mềm quan trọng, như

kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng tự tin và kỹ năng quản lý thời gian Những kỹ năng này sẽ rất hữu ích trong việc thăng tiến trong công việc, giao tiếp với người nước ngoài, hoặc thậm chí chỉ là trong cuộc sống hàng ngày.

- Cuối cùng, các câu lạc bộ ngoại ngữ còn giúp học viên mở rộng mối quan hệ xã hội và kết nốivới những người có cùng sở thích và mục tiêu học tập Học viên có thể kết nối với những người bạn mới, tìm kiếm cơ hội học tập và làm việc, và phát triển mối quan hệ bền vững trong tương lai.

4

Trang 7

Để tận dụng tối đa lợi ích từ các câu lạc bộ ngoại ngữ, học viên cần chọn câu lạc bộ phù hợp với mục tiêu học tập và sở thích của mình Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng nghe nói tiếng Anh, thì bạn nên tham gia các câu lạc bộ hội thoại tiếng Anh Nếu bạn quan tâm đến văn hóa và lịch sử của Nhật Bản, bạn có thể tham gia câu lạc bộ tiếng Nhật và văn hóa Nhật Bản Ngoài ra, học viên cũng cần chủ động tham gia vào các hoạt động và sự kiện của câu lạc bộ để tận dụng tối đa trải nghiệm họctập Họ cũng nên thường xuyên giao tiếp với các thành viên khác trong câu lạc bộ để cải thiện kỹ năng ngôn ngữ của mình và mở rộng mối quan hệ xã hội Cuối cùng, các câu lạc bộ ngoại ngữ là một phần quan trọng của việc học ngoại ngữ và phát triển kỹ năng mềm Với sự hỗ trợ từ các câu lạc bộ ngoại ngữ, học viên có thể nâng cao trình độ ngoại ngữ của mình và trở thành những người học ngoại ngữ thành công trong cuộc sống.

- Thứ hai là về thời gian và tài chính Tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ có thể đòi hỏi một khoản chi phí nhất định, ví dụ như phí tham gia hoặc phí vận động Ngoài ra, việc tham gia các hoạt động và sự kiện của câu lạc bộ cũng có thể mất đi một phần thời gian quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của học viên

- Thách thức về ngôn ngữ cũng thành một rào cản khi tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ Nếu học viên không thực sự tự tin trong việc sử dụng ngoại ngữ, tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ có thể gây ra căng thẳng và áp lực Tuy nhiên, đây cũng có thể là một cơ hội để học viên vượt qua nỗi sợ này và phát triển kỹ năng ngoại ngữ của mình

- Cuối cùng là khó khăn trong việc kết nối Với những người mới tham gia, việc kết nối và tạo ra mối quan hệ có thể là một thách thức Nhưng khi tham gia các hoạt động và sự kiện của câu lạc bộ sẽ là cầu nối giúp các thành viên gặp gỡ và kết nối với những người có cùng sở thích và mục tiêu.

Nói chung, việc tham gia các câu lạc bộ ngoại ngữ có thể mang lại nhiều lợi ích về mặt học thuật và phát triển kỹ năng mềm Tuy nhiên, thực trạng của các câu lạc bộ ngoại ngữ lại không đáp ứng được nhu cầu học tập và rèn luyện ngôn ngữ cho người tham gia Nguyên nhân của vấn đề này là gì?- Một trong những nguyên nhân chính là sự thiếu chuyên nghiệp của người quản lý câu lạc bộ Nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ không có một kế hoạch hoạt động cụ thể, không có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng cho các thành viên và không đưa ra được một phương pháp học tập hiệu quả Điều này khiến cho các học viên không biết mình đang học và tiến bộ như thế nào Ngoài ra, nhiều người quản lý cũng không có đủ kinh nghiệm để định hướng và hỗ trợ cho học viên, khiến cho các câu lạc bộ ngoại ngữ trở nên thiếu chuyên nghiệp và không thực sự hữu ích cho người học.

- Thứ hai, một vấn đề khác là sự đa dạng trong môi trường học tập của các câu lạc bộ ngoại ngữ Nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ chỉ tập trung vào một số kĩ năng nhất định như nghe, nói hoặc đọc, mà không kết hợp các kĩ năng này với nhau Điều này khiến cho các học viên không thể rèn luyện tất cả các kỹ năng cần thiết để sử dụng tiếng nước ngoài trong đời sống hàng ngày Ngoài ra, việc tập trung quá nhiều vào một kỹ năng nhất định có thể khiến cho các học viên cảm thấy nhàm chán và mất hứng thú trong quá trình học tập.

- Thứ ba, một vấn đề khác là sự thiếu tương tác và giao tiếp trong môi trường học tập Nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ không có đủ số lượng học viên để tạo ra một môi trường học tập đa dạng và phong phú Điều này khiến cho các học viên không có cơ hội để giao tiếp với những người có trình độngoại ngữ khác nhau và từ đó không thể mở rộng vốn từ vựng và kiến thức của mình Bên cạnh đó,

5

Trang 8

nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ cũng không đưa ra các hoạt động tương tác và thảo luận giữa các học viên,khiến cho môi trường học tập trở nên khô khan và tẻ nhạt.

- Cuối cùng, một vấn đề quan trọng khác đó là sự thiếu tài liệu và công cụ học tập hiệu quả Nhiều câu lạc bộ ngoại ngữ không có đủ tài liệu học tập và các công cụ hỗ trợ học tập hiệu quả, khiến cho các học viên không thể tiến bộ và nâng cao trình độ của mình Việc thiếu tài liệu và công cụ học tập cũng khiến cho các học viên không có cơ hội để thực hành và rèn luyện kĩ năng nói, nghe, đọc và viết một cách hiệu quả.

Tóm lại, thực trạng của các câu lạc bộ ngoại ngữ đang gặp phải nhiều vấn đề và thách thức khiến cho môi trường học tập không đáp ứng được đầy đủ nhu cầu học tập và rèn luyện ngôn ngữ của người tham gia Để giải quyết vấn đề này, cần có sự quan tâm và đầu tư đúng mực từ các người quản lý câu lạc bộ, đồng thời tạo ra một môi trường học tập đa dạng, tương tác và phong phú, đồng thời cung cấp đầy đủ tài liệu và công cụ học tập hiệu quả để giúp các học viên tiến bộ và phát triển kỹ năng ngôn ngữ của mình.

2.3.3Học Ngoại ngữ trực tuyến:

Môi trường tiếp cận ngoại ngữ là yếu tố quan trọng trong quá trình học ngoại ngữ của một người Trong thời đại hiện nay, với sự phát triển của công nghệ thông tin, việc học ngoại ngữ trực tuyến cũngđang dần trở thành một môi trường tiếp cận thuận tiện được nhiều người lựa chọn.

 Ưu điểm:

Môi trường học tập trực tuyến có nhiều ưu điểm vượt trội.

- Đầu tiên, việc học trực tuyến giúp tiết kiệm thời gian và chi phí di chuyển đến trung tâm học ngoại ngữ Người học có thể linh hoạt thời gian học phù hợp với thời gian biểu cá nhân và có thể học bất cứ đâu có kết nối Internet

- Thứ hai, môi trường học trực tuyến cung cấp đa dạng các nguồn tài liệu học tập như video, âm thanh, bài viết và sách giáo khoa Người học có thể dễ dàng tiếp cận và tham khảo những nguồn tài liệu này trong quá trình học tập Ngoài ra, môi trường học tập trực tuyến cũng cung cấp cho người học các công cụ hỗ trợ như phần mềm luyện nói, viết hoặc nghe

- Thứ ba, môi trường học tập trực tuyến cho phép người học tương tác với giáo viên khác trên toàn cầu thông qua các công nghệ trực tuyến như email, chat, video call hay học trực tuyến Điều này giúp người học có thể học và trau dồi khả năng giao tiếp tiếng Anh với những người nói tiếng Anh khác.

Vì vậy, môi trường học trực tuyến cung cấp nhiều lợi ích cho người học ngoại ngữ Nó cho phép học viên có thể học tập bất kỳ lúc nào và ở bất kỳ đâu, giúp họ linh hoạt trong việc sắp xếp thời gian học tập phù hợp với lịch trình cá nhân Ngoài ra, học trực tuyến cũng cung cấp cho người học nhiều tài liệu học tập phong phú và đa dạng từ các trang web, ứng dụng học ngoại ngữ, các trang mạng xã hội cho đến các khóa học trực tuyến có tính chất chuyên sâu và chất lượng.

Không những thế, môi trường học trực tuyến còn giúp người học có thể tiết kiệm chi phí vì họ không phải di chuyển đến các trung tâm đào tạo ngoại ngữ, mua sách giáo khoa hay các vật dụng học tập khác Hơn nữa, học trực tuyến cũng giúp người học có thể tiết kiệm thời gian vì họ không phải di chuyển và sắp xếp lịch học linh động hơn.

 Nhược điểm:

Tuy nhiên, việc học trực tuyến cũng có những thách thức và hạn chế Trong môi trường học tập trực tuyến, người học thường dễ bị xao nhãng và thiếu tương tác Điều này có thể ảnh hưởng đến khả năngnghe, nói và phản xạ ngoại ngữ của người học Đồng thời, môi trường học tập trực tuyến cũng đòi hỏi người học có khả năng tự học và tự quản lý thời gian.

- Thách thức đầu tiên đối với môi trường học trực tuyến là việc tìm kiếm nguồn tài liệu học tập chất lượng Với sự phát triển của công nghệ thông tin, có rất nhiều nguồn tài liệu học tập trực tuyến,

6

Trang 9

từ video, âm thanh đến sách giáo khoa Nên không phải tài liệu nào cũng đảm bảo chất lượng và phù hợp với nhu cầu học tập của từng người Việc lựa chọn tài liệu học tập đúng cũng như cách thức sử dụng tài liệu học tập đó cũng là một yếu tố quan trọng để đạt được hiệu quả học tập.

- Thách thức thứ hai đối với môi trường học trực tuyến là việc xác định độ khó của bài tập và bài kiểm tra Trong môi trường học trực tuyến, người học thường không có sự giám sát trực tiếp của giáo viên và sinh viên khác, do đó, độ khó của các bài tập và bài kiểm tra cần được xác định đúng để đảm bảo tính khách quan và đồng đều cho các học viên.

- Thách thức thứ ba là việc đảm bảo sự tương tác giữa người học và giáo viên, sinh viên khác trong môi trường học trực tuyến Việc tương tác này giúp người học có thể nhận được sự hỗ trợ, giải đáp thắc mắc và trao đổi kiến thức với những người có cùng mục tiêu học tập Do đó, môi trường học trực tuyến cần đảm bảo sự tương tác này thông qua các kênh như email, chat, video call hay các hoạt động học trực tuyến.

2.4 Những khó khăn trong việc học ngoại ngữ.

Việc học ngoại ngữ có thể đối mặt với một số khó khăn,trong đó phổ biến mà người học ngoại ngữ thường gặp phải:

Mỗi ngôn ngữ có một ngữ cảnh văn hóa riêng, và hiểu rõ văn hóa của ngôn ngữ đó là một thách thức Cách giao tiếp, thói quen, giá trị và niềm tin có thể khác biệt toàn diện, và việc hiểu và thích nghi với các khía cạnh này có thể đòi hỏi thời gian và nỗ lực.

Mỗi ngôn ngữ có các quy tắc ngữ pháp riêng, và việc nắm bắt và áp dụng chúng có thể là một thách thức Cấu trúc câu, thời gian, danh từ, động từ và các thành phần ngữ pháp khác có thể khác biệtso với ngôn ngữ mẹ đẻ và đòi hỏi sự chú ý đặc biệt.

Một khía cạnh khó khăn khác là phát âm Mỗi ngôn ngữ có các âm thanh đặc biệt, và việc học cách phát âm đúng có thể là một thử thách Người học cần luyện tập và làm việc với giáo viên hoặc người bản ngữ để cải thiện khả năng phát âm.

Việc học từ vựng mới cũng là một khía cạnh quan trọng Một ngôn ngữ có hàng ngàn từ vựng và cụmtừ khác nhau, và việc ghi nhớ, áp dụng và sử dụng chúng trong ngữ cảnh thực tế có thể là một thách thức.

Một khó khăn phổ biến khác là tự tin khi giao tiếp bằng ngôn ngữ mục tiêu Sự sợ hãi về việc mắc lỗi, không hiểu hoặc không thể nói như người bản ngữ có thể làm giảm sự tự tin và khó khăn trong việc tham gia vào các cuộc trò chuyện thực tế.

Học một ngôn ngữ mới đòi hỏi sự kiên nhẫn và sự đầu tư thời gian liên tục Đôi khi, việc duy trì và tiếp tục học có thể trở nên khó khăn khi gặp phải những khó khăn hoặc khi không có động lực đủ mạnh.

Mặc dù có những khó khăn như trên, việc học ngoại ngữ vẫn rất đáng giá Bằng cách vượt qua những thách thức này và kiên nhẫn luyện tập, người học có thể đạt được mục tiêu của mình và tận hưởng các lợi ích của việc nắm vững một ngôn ngữ mới.

7

Trang 10

3 KẾT QUẢ KHẢO SÁT

Để có cái nhìn rõ hơn về vấn đề học Ngoại ngữ ở sinh viên cũng như đánh giá nhu cầu và trình độ của sinh viên hiện nay Nhóm chúng tôi đã tiến hành lên bảng khảo sát thông qua hình thức biểu mẫu online để thăm dò ý kiến của toàn thể các bạn sinh viên Đại học Đà Nẵng Với tổng số phiếu khảo sát thu thập về là 54 Chúng tôi đã tiến hành tổng hợp và rút ra được những kết quả sau:

3.1 Mục đích học ngoại ngữ của sinh viên

Khi đặt câu hỏi về mục đích của việc học Ngoại ngữ của sinh viên, chúng tôi đã đưa ra 4 lựa chọn dành cho sinh viên để có thể lựa chọn mục đích phù hợp nhất:

Có bằng để tốt nghiệp

Nâng cao trình độ và khả năng cạnh tranhMuốn tìm một công việc tốt sau khi ra trườngSở thích

Kết quả thu được là (các phương án số lựa chọn theo tỉ lệ %)

Nhìn vào kết quả khảo sát có thể thấy, phần lớn sinh viên có mục đích học học Ngoại ngữ là muốn nâng cao trình độ bản thân và tăng khả tranh chiếm tỉ lệ 38.9%, cùng với đó là vì muốn tìm mộtcông việc tốt sau khi ra trường chiếm 31,5% Điều này khá dễ hiểu trong thời đại “hội nhập” như ngàynay, việc tích lũy thêm một ngoại ngữ mới sẽ là một cơ hội lớn cho bản thân Ngoài ra, mục đích học Ngoại ngữ để có bằng tốt nghiệp ra trường chiếm tỷ lệ 14,8% Nhiều bạn sinh viên học tốt Ngoại ngữ thì việc học khá dễ dàng và đặt ra cho mình nhiều mục đích to lớn hơn Nhưng việc học Ngoại ngữ sẽ trở thành một thử thách của bản thân nếu bạn học không tốt Ngoại ngữ, vì thế việc học Ngoại ngữ vì sở thích được ít chú trọng tới Điều này cho thấy rất ít sinh viên xem việc học Ngoại ngữ là một sở thích mà thay vào đó chỉ học để đạt đủ yêu cầu của ngành học

3.2 Môi trường học tập

3.2.1Môi trường tiếp cận

Thông qua khảo sát chúng tôi biết được các bạn sinh viên tiếp cận ngoại ngữ từ sớm cụ thể là vào Tiểu học chiếm 68,5%, bên cạnh đó cũng có bạn đã tiếp cận từ rất sớm là Mẫu giáo với 9.3% Điều đó cho thấy việc tiếp cận ngoại ngữ từ sớm giúp các bạn có nhiều thời hơn trong việc trao dồi vàdần phát triển trong việc học ngoại ngữ của mình Trong đó 11,1% là tiếp cận từ Trung học cơ sở và số ít là từ Trung học phổ thông và Đại học

8

Trang 11

Môi trường học là một trong những yếu tố quyết định trong việc học Ngoại ngữ Hiện nay môi trường học tập Ngoại ngữ của sinh viên rất phong phú, có thể đáp ứng mọi nhu cầu của sinh viên Cụ thể, chúng tôi đã đưa ra môi trường 5 tiêu biểu:

Dựa vào số liệu thu thập được cho thấy sinh viên lựa chọn Tự học Ngoại ngữ chiếm tỉ lệ cao nhất,với tỉ lệ đạt 55,6% Bởi việc tự học giúp sinh viên tự do trong việc sắp xếp thời gian học, ít phải chịu áp lực, căng thẳng, sinh viên cho thể học theo năng lực của bản thân Và cũng đồng thời tiết kiệm chi phí.

Lựa chọn Trung tâm ngoại ngữ cũng là một sự lựa chọn cao, với tỉ lệ 53,7%, đây là một môi trường được đánh giá tốt, sinh viên có thể dễ dàng tiếp cận với việc học Ngoại ngữ hơn, và được đa số các bạn sinh viên lựa chọn.

Và theo yêu cầu của các trường Đại học hiện nay, các bạn sinh viên cũng chọn việc học Ngoại ngữ theo Học phần trên trường, với tỉ lệ 48,1%

Học Ngoại ngữ qua trực tuyến chiếm tỉ lệ thấp, với thời đại công nghệ phát triển như hiện nay thì Internet là một phần không thể thiếu, vì vậy môi trường học trực tuyến cũng là một lựa chọn lý tưởng dành cho sinh viên tuy nhiên vẫn chiếm tỷ lệ thấp nhất Với số liệu này thì cũng phù hợp với những hạn chế cũng như thách thức mà môi trường này đang gặp phải

Đối với phương án Các câu lạc bộ học thuật thì rất hiếm sinh viên lựa chọn hay xem xét Chúng tôi đánh giá môi trường CLB là một môi trường rất tiềm năng và năng động, việc các bạn sinh viên ít cânnhắc đến có thể là vì sự rụt rè và thiếu tự tin vào khả năng Ngoại ngữ của mình Do phần lớn của kết quả khảo sát thì sinh viên có trình độ trung bình chiếm 53,9%.

9

Ngày đăng: 28/05/2024, 16:16

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w