Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là cán bộ quản lý trường mầm non tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, gi
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-o0o -
TRẦN THỊ BÍCH TRÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC
Đà Nẵng, năm 2024
Trang 2ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
-o0o -
TRẦN THỊ BÍCH TRÂM
QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ THỦ
DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 8.140.114
LUẬN VĂN THẠC SỸ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS VÕ VĂN LUYẾN
Đà Nẵng, năm 2024
Trang 3Tac gia xin cam doan lu�n van "Quan ly hoc;it a9ng kim tra aanh gia kit qua cham s6c, giao d1;tc tre 5-6 tu6i fr;Ii cac tru&ng mdm non cong l{tp thanh ph6 Thu Ddu M(jt tinh Binh Duang" la cong trinh cua rieng tac gia du6'i sµ hu6ng d:in
cua Ti�n sI Vo Van Luy�n
Nhfrng k�t qua nghien cuu duqc trinh bay trong lu�n van cua tac gia la chua duqc cong b6 a bit ki cong trinh nao Cac tai li�u tham khao d€u duqc trfch dan ro ngu6n g6c va li�t ke dfiy du trong danh mvc tai li�u tham khao, ngoai ra cac s6 li�u trong lu�n van la trung thgc Tac gia chiu trach nhi�m v€ d€ tai nghien cuu cua minh
Da Nfmg, ngayJJ·: thang 5 nam 2024
Trfrn Thi B ich Tram
Trang 5MANAGEMENT OF ACTIVITIES OF INSPECTION AND ASSESSMENT
OF RESULTS OF CAREING AND EDUCATION OF CHILDREN 5-6 YEARS OLD IN PUBLIC KINDERGARTEN THU DAU MOT CITY, BINH DUONG
PROVINCE
Branch: Educational Administration
Full name of Master student:Tran Thi Bich Tram
Supervisors: Dr Vo Van Luyen
Training institution: University of Science and Education - the University of UDN -UEd
Danang-The study has generalized the theoretical basis of activities of testing and evaluating the results of care and education for 5-6-year-old children at public preschools in Thu Dau Mot city Binh Duong province At the same time, on the basis of applying research methods such as: survey method by questionnaire, in-depth interview method, the thesis has analyzed and evaluated the current situation of management of inspection and evaluation activities results of care and education for 5-6-year-old children at public preschools in Thu Dau Mot city, Binh Duong province Research results show that the activities of examining and evaluating the results of care and education for 5-6-year-old children at public preschools in Thu Dau Mot city Binh Duong province have been paid attention, but effective not high On the other hand, the research results also show that, the management
of activities, checking and evaluating the results of care and education for 5-6-year-old children at public preschools in Thu Dau Mot city Binh Duong province It's been done quite often and has been quite effective At the same time, the study also pointed out the factors inside and outside the school that affect the management of activities, testing and evaluating the results of care and education for 5-6-year-old children at public preschools
in the city Thu Dau Mot Binh Duong province
On the basis of generalization of theory and analysis of the current situation, the research has proposed 5 measures to improve the efficiency of management of testing and evaluation of results of care and education for 5-6-year-old children at schools public kindergarten in Thu Dau Mot city Binh Duong province Measures are assessed as urgent and feasible through the use of expert methods On the other hand, the study also proposes recommendations for the Ministry of Education and Training, the Department of Education and Training of Binh Duong Province, and the Department of Education and Training of Thu Dau Mot City
Further research directions
In the future, the research may expand the scope of the object to be th� activities of checking and evaluating the results of care and education for 5-6 year old children at public preschools in Binh Duong province
Keywords: Management, assessment, 5-6 years old children, public preschool.
�Vo Van Luyen, PhD Tran Thi Bich Tram �
Trang 6MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
DANH MỤC BẢNG x
DANH MỤC HÌNH ẢNH xii
DANH MỤC BIỂU ĐỒ xiii
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục đích nghiên cứu 2
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 3
4 Giả thuyết khoa học 3
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 3
6 Phương pháp nghiên cứu 4
7 Đóng góp mới của đề tài 4
8 Cấu trúc của luận văn 5
Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP 6
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 6
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài 6
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước 8
1.2 Các khái niệm cơ bản 10
1.2.1 Quản lý 10
1.2.2 Hoạt động kiểm tra đánh giá 11
1.2.3 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 12
1.3 Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 12
1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 12
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 13
1.3.3 Nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 14
1.3.4 Phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 15
Trang 71.3.5 Hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 17
1.3.6 Điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 18
1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 19
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 19
1.4.2 Quản lý mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 19
1.4.3 Quản lý nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 20
1.4.4 Quản lý phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 21
1.4.5 Quản lý hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 22
1.4.6 Quản lý điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 23
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập 23
1.5.1 Các yếu tố khách quan 23
1.5.2 Các yếu tố chủ quan 24
Tiểu Kết Chương 1 26
Chương 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ 27
KẾT QUẢ CHĂM SÓC, GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG 27
2.1 Khái quát về đặc điểm kinh tế xã hội và đặc điểm cấp học mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 27
2.1.1 Khái quát đặc điểm kinh tế - xã hội thành phố Thủ Dầu Một 27
2.1.2 Giới thiệu về đặc điểm cấp học mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 27
2.2 Khái quát về khảo sát thực trạng 28
2.2.1 Mục đích khảo sát 28
2.2.2 Đối tượng khảo sát 28
2.2.3 Nội dung khảo sát 29
2.2.4 Phương pháp khảo sát và xử lý số liệu 29
2.3 Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 30
Trang 82.3.1 Nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 302.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 322.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 332.3.4 Thực trạng thực hiện phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 342.3.5 Thực trạng thực hiện hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 362.3.6 Thực trạng điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương 372.4 Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 402.4.1 Nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 402.4.2 Thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 412.4.3 Thực trạng quản lý nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 432.4.4 Thực trạng quản lý phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 452.4.5 Thực trạng quản lý hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 462.4.6 Thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 48
Trang 92.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu
Một tỉnh Bình Dương 50
2.5.1 Yếu tố khách quan 50
2.5.2 Yếu tố chủ quan 51
2.6 Đánh giá chung về thực trạng 51
2.6.1 Những điểm mạnh 51
2.6.2 Những điểm hạn chế 52
2.6.3 Nguyên nhân của những hạn chế 53
Tiểu Kết Chương 2 54
Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ CHĂM SÓC- GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI TẠI CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP TẠI THÀNH PHỐ THỦ DẦU MỘT TỈNH BÌNH DƯƠNG 55
3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 55
3.1.1 Đảm bảo tính mục tiêu 55
3.1.2 Đảm bảo tính thực tiễn 55
3.1.3 Đảm bảo tính hiệu quả 55
3.1.4 Đảm bảo tính khả thi 56
3.1.5 Đảm bảo tính hệ thống 56
3.2 Một số biện pháp quản lý động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương 56
3.2.1 Biện pháp 1: Nâng cao nhận thức cho cán bộ quản lý, giáo viên và cha mẹ trẻ về hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 56
3.2.2 Biện pháp 2: Tổ chức chỉ đạo xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi phù hợp với đặc điểm tình hình thực tế 58
3.2.3 Biện pháp 3: Bồi dưỡng năng lực cho giáo viên về kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 60
3.2.4 Biện pháp 4: Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để nâng cao chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 61
3.2.5 Biện pháp 5: Xây dựng cơ chế phối hợp giữa nhà trường và gia đình trong hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 63
3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 65
3.4 Khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp đã được đề xuất 66
3.4.1 Mục đích khảo nghiệm 66
3.4.2 Nội dung khảo nghiệm 66
3.4.3 Đối tượng khảo nghiệm 66
3.4.4 Phương pháp khảo nghiệm 67
Trang 103.4.5 Kết quả khảo nghiệm 67
3.4.6 Tương quan tính cấp thiết và tính khả thi 70
3.4.7 Hệ số tương quan Spearman 71
Tiểu Kết Chương 3 72
KẾT LUẬN KHUYẾN NGHỊ 73
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 76 PHỤ LỤC PL 1
Trang 12DANH MỤC BẢNG
Số hiệu
2 3
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
31
2 4 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện mục tiêu của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 32
2 5 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện nội dung của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 33
2 6 Kết quả khảo sat thực trạng thực hiện phương pháp của hoạt
động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 35
2 7 Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện hình thức của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 36
2 8 Kết quả khảo sát thực trạng điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm
tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 37
2 9
Kết quả khảo sát thực trạng nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên về tầm quan trọng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
40
2 10 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý mục tiêu của hoạt động kiểm
tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 42
2 11 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý nội dung của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 43
2 12 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý phương pháp của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 45
2 13 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý hình thức của hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 46
2 14 Kết quả khảo sát thực trạng quản lý điều kiện đảm bảo hoạt động
kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi 48
Trang 132 15
Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
50
2 16
Kết quả khảo sát thực trạng các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi
51
3 1 Kết quả khảo sát tính cấp thiết của các biện pháp đề xuất 67
3 2 Kết quả khảo sát tính khả thi của các biện pháp đề xuất 68
3 3 Tương quan giữa tính cấp thiết và tính khả thi 70
Trang 14DANH MỤC HÌNH ẢNH
Trang 152.2
Thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh BìnhDương
49
Trang 16MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong những năm gần đây, công tác giáo dục mầm non đã được Đảng và Nhà nước quan tâm Các nghị quyết của Đảng về giáo dục mầm non đều đã xác định rõ vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược Giáo dục và Đào tạo con người và đã chỉ ra bước đi thích hợp với khả năng thực tế của đất nước Nhận thức đúng đắn về vị trí của giáo dục mầm non trong chiến lược phát triển con người sẽ giúp cho nền giáo dục nước
ta phát triển tiến kịp các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế giới Ở nước ta, công tác giáo dục mầm non đã được Đảng và nhà nước quan tâm Mục tiêu của Giáo dục Mầm non là giúp trẻ phát trển toàn diện về thể chất, tình cảm, kỹ năng xã hội, nhận thức
và thẩm mỹ, hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách, chuẩn bị vững vàng tâm thế cho trẻ vào lớp 1; hình thành và phát triển ở trẻ em những chức năng tâm, sinh lý, năng lực và phẩm chất mang tính nền tảng, những kỹ năng sống cần thiết phù hợp với lứa tuổi, khơi dậy và phát triển tối đa những khả năng tiềm ẩn, đặt nền tảng cho việc học tập ở trường phổ thông
Đối với Chương trình Giáo dục Mầm non, hoạt động giáo dục trẻ 5 – 6 tuổi rất quan trọng, là tiền đề cho việc học và phát triển toàn diện của trẻ Đại hội XIII đảng ta đã xác định “Phấn đấu đến năm 2030, phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi; tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, chú trọng phát triển toàn diện trẻ em về thể chất, nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm - xã hội và thẩm mỹ, giúp trẻ hình thành những yếu tố đầu tiên của nhân cách” [11, tr 120] Nghị định số 105/2020/NĐ-CP của Chính phủ: Quy định chính sách phát triển giáo dục mầm non, quy định các chính sách về mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục mầm non; cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi giáo dục mầm non; đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục mầm non; tài chính, ngân sách cho giáo dục mầm non, nhằm mục đích tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, đáp ứng yêu cầu phát triển của trẻ em và của xã hội [10]
Chăm sóc và giáo dục trẻ em đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển toàn diện của trẻ em Để đảm bảo chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ em tại các trường mầm non công lập, việc quản lý hoạt động, kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi là rất cần thiết Việc kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục và chăm sóc trẻ em giúp cho các cơ quan quản lý giáo dục có thông tin chính xác về hoạt động giáo dục và chăm sóc trẻ em tại các trường mầm non công lập, từ đó đưa ra những chính sách, giải pháp phù hợp để cải thiện chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ em Việc đánh giá kết quả cũng giúp cho cha mẹ trẻ có cái nhìn rõ hơn về sự phát triển của con em mình, từ đó có thể hỗ trợ và giúp đỡ con em mình phát triển tốt hơn Do đó, việc quản
Trang 17lý hoạt động, kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi là rất quan trọng và cần được thực hiện đầy đủ và chính xác
Đánh giá trong giáo dục là khâu quan trọng góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, trong đó kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mần non có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ Kết quả kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi giúp giáo viên có cơ sở để xây dựng kế hoạch giáo dục phù hợp đối với trẻ và đề xuất đối với các cấp quản lý giáo dục trong việc nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ của lớp, trường, địa phương Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ giúp các cấp quản lý giáo dục có được những thông tin cần thiết về thực trạng thực hiện chương trình giáo dục mầm non, từ đó có những biện pháp quản lý phù hợp để nâng cao chất lượng Các biện pháp quản lý là hệ thống các tác động nhằm đảm bảo cho quá trình hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ diễn ra khách quan, trung thực, chính xác, góp phần vào thực hiện có hiệu quả mục tiêu đánh giá
Trên thực tế, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương còn nhiều hạn chế, chưa mang lại hiệu quả như mong muôn như: Một số cán bộ quản lý, giáo viên chưa đầu tư cho việc xây dựng các loại kế hoạch Kế hoạch mới chỉ dừng ở kế hoạch chung chưa sát với đặc điểm của từng lớp, từng trẻ Việc sử dụng các phương pháp đánh giá phục vụ công tác quản lý và đánh giá trẻ chưa phù hợp và hiệu quả Các phương pháp đa số là phương pháp cũ Việc đánh giá trẻ theo giai đoạn ở một số lớp vẫn chưa đảm bảo theo các chỉ số (mục tiêu) sự phát triển của trẻ ở các độ tuổi Có nhiều nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên như: trình độ đội ngũ giáo viên chưa đồng đều; kỳ vọng của cha mẹ trẻ đối với chất lượng giáo dục mầm non cao; cơ sở vật chất, đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học chưa đáp ứng đủ cho việc giáo dục và vui chơi của trẻ, các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non chưa có tính hệ thống và đồng bộ
Xuất phát từ những yêu cầu về lý luận và thực tiễn trên, với tư cách là cán bộ
quản lý trường mầm non tôi chọn đề tài nghiên cứu “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương” làm đề tài nghiên cứu của mình, nhằm góp phần
vào việc nâng cao chất lượng hoạt động quản lý và nâng cao chất lượng giáo dục mầm non của địa phương
2 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng, đề xuất các biện pháp quản lý hoạt
Trang 18động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương nhằm góp phần nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ, nâng cao giáo dục mầm non của địa phương
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non công lập
3.2 Đối tượng nghiên cứu
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
4 Giả thuyết khoa học
Hiện nay, trước bối cảnh đổi mới giáo dục mầm non diễn ra mạnh mẽ, quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương chưa thực sự đem lại hiệu quả tích cực trong việc góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc- giáo dục Nếu dựa trên quy trình đánh giá phù hợp, đề xuất được các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương tại nhà trường thì sẽ khắc phục những khó khăn trong công tác đánh giá trẻ, giúp cho giáo viên đánh giá đúng năng lực trẻ 5- 6 tuổi, giúp trẻ 5- 6 tuổi đạt được các tiêu chí theo Bộ chuẩn từ đó nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ 5- 6 tuổi của nhà trường
5 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu
5.1 Nhiệm vụ nghiên cứu
Xây dựng cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non ở trường mầm non công lập
Đánh giá thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
Đề xuất các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
và khảo nghiệm tính cấp thiết và khả thi của các biện pháp
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non ở 8 trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương: Trường mầm non Hoa Mai; Trường Mầm Non Đoàn Thị Liên; Trường Mầm Non Phú Tân; Trường Mầm Non Hòa Phú; Trường Mầm non Hoa Phượng
Trang 19Số lượng khách thể khảo sát: 122; trong đó cán bộ quản lý: 10; tổ trưởng tổ phó chuyên môn: 10; giáo viên:102
Đề tài sẽ tiến hành khảo sát trong 3 năm học: 2021-2022; 2022-2023; 2023-2024
6 Phương pháp nghiên cứu
6.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu tài liệu, phân tích, khái quát hóa, so sánh, tổng hợp các thông tin, tư liệu có liên quan đến vấn đề đánh giá trong giáo dục mầm non, quản lý giáo dục, quản
lý hoạt động đánh giá trong giáo dục, các văn bản pháp quy, để tổng quan tư liệu nghiên cứu vấn đề, xác định hệ thống khái niệm và xây dựng khung lí thuyết của vấn đề nghiên cứu
6.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Phương pháp điều tra viết: Chúng tôi thiết kế phiếu trưng cầu ý kiến tìm hiểu nhận thức, nguyện vọng của cán bộ quản lý, giáo viên để thu thập thông tin về thực trạng hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ mầm non và thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ, giáo án của giáo viên; nghiên cứu kế hoạch hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ, phiếu đánh giá trẻ , từ đó, rút ra được những nhận xét về thực trạng đánh giá
và thực trạng quản lý hoạt động đánh giá
- Phương pháp quan sát: Quan sát hoạt động giáo viên và trẻ trong giờ học và giờ chơi để thu thông tin hỗ trợ cho việc đánh giá thực trạng vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp phỏng vấn/trò chuyện: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với giáo viên đang thực hiện nhiệm vụ chăm sóc, giáo dục trẻ và tiến hành đánh giá trẻ tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương; Ban giám hiệu, Tổ trưởng chuyên môn
6.3 Nhóm phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng các công thức toán thống kê để xử lí định lượng số liệu điều tra thực trạng
7 Đóng góp mới của đề tài
Tổng kết về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
5 - 6 tuổi theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 – 6 tuổi Tác giả đề ra các biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non hiện nay
Kết quả nghiên cứu có thể được áp dụng cho việc quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục của trẻ theo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 - 6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
Trang 208 Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, tài liệu tham khảo và phụ lục; nội dung chính của luận văn được cấu trúc thành ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non công lập
Chương 2: Thực trạng quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
Chương 3: Biện pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập tại thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
Trang 21CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT
QUẢ CHĂM SÓC GIÁO DỤC TRẺ 5-6 TUỔI Ở
TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP
1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1 Các nghiên cứu ở nước ngoài
Từ khi xuất hiện mô hình nhà trường thì cũng là thời điểm các hình thức đánh giá người học từ đó cũng ra đời Tuy nhiên ở mỗi giai đoạn lịch sử, mỗi quốc gia đều có các hình thức đánh giá khác nhau nhưng về cơ bản đều đưa ra những quy định chuẩn, phù hợp với yêu cầu của giáo dục chung và của xã hội hiện tại Chẳng hạn: Thời kì phong kiến sử dụng thi, kiểm tra theo các quy định nghiêm ngặt để đánh giá kết quả của người học; Thời kì tiền công nghiệp thi, kiểm tra phải phù hợp với trình độ người học
và coi đó là một cách thức dạy và học, có vai trò khuyến khích tính tích cực, tự giác của học sinh; Thời kì hậu công nghiệp đánh giá phát triển theo tiêu chí hướng vào mục đích, yêu cầu của chương trình giảng dạy
Hiện nay ở hầu hết các nước có nền kinh tế phát triển trên thế giới luôn ưu tiên quan tâm cho giáo dục mầm non Giáo dục mầm non ở các nước đó được coi là mối quan tâm hàng đầu của toàn xã hội Xu hướng tập trung đánh giá quá trình phát triển của trẻ và xác định những vấn đề đặc biệt trong quá trình phát triển của trẻ được chú trọng đặc biệt Có thể kể đến một số nghiên cứu ở các nước trên thế giới như sau:
Hsieh, Y., Lin, Y., & Chang, Y (2015) “Developing an assessment system for kindergarten education”, nghiên cứu này tập trung vào việc phát triển một hệ thống
đánh giá cho giáo dục mẫu giáo Nghiên cứu đề xuất một hệ thống đánh giá toàn diện,
hỗ trợ việc đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục của trẻ 5-6 tuổi Bài nghiên cứu này
có thể chứa các phần như mô tả về quá trình phát triển hệ thống đánh giá, các tiêu chí
và chỉ tiêu được sử dụng, phương pháp thu thập dữ liệu, và các kết quả chính của nghiên cứu [37]
Nguyen, T., & Smith, J (2016) “Assessing kindergarten children's learning outcomes: A comparative study of assessment methods” nghiên cứu này nhằm so sánh
hiệu quả của các phương pháp đánh giá khác nhau trong việc đánh giá kết quả học tập của trẻ 5-6 tuổi 5-6 tuổi Mục tiêu là tìm hiểu các phương pháp đánh giá nào mang lại kết quả đáng tin cậy và có khả năng đánh giá chính xác nhất Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh giữa các phương pháp đánh giá khác nhau Các phương pháp đánh giá được lựa chọn và áp dụng cho mẫu trẻ 5-6 tuổi, và sau đó, các kết quả đánh giá được so sánh để xác định hiệu quả và khả năng đánh giá của từng phương pháp Nghiên cứu nhằm xác định phương pháp đánh giá nào mang lại kết quả đáng tin cậy và có khả năng
Trang 22đánh giá chính xác nhất cho trẻ 5-6 tuổi 5-6 tuổi Kết quả được trình bày và phân tích
để cung cấp thông tin về hiệu quả của từng phương pháp đánh giá và khuyến nghị về việc áp dụng chúng trong môi trường giáo dục mẫu giáo [41]
Sharma, A., & Gupta, R (2017) “Assessing the impact of early childhood education on cognitive development: Evidence from a randomized controlled trial International Journal of Educational Development” nghiên cứu này tập trung vào việc
đánh giá tác động của giáo dục mầm non sớm đối với phát triển nhận thức của trẻ Nghiên cứu được thực hiện thông qua một thử nghiệm ngẫu nhiên kiểm soát, sử dụng phương pháp nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm soát, để đánh giá sự ảnh hưởng của giáo dục mầm non sớm đối với phát triển nhận thức của trẻ 5-6 tuổi Bài nghiên cứu này bao gồm mô tả về quy trình thực hiện thử nghiệm ngẫu nhiên kiểm soát, phương pháp đo lường và hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục nhận thức của trẻ, các kết quả thống kê liên quan đến sự khác biệt giữa nhóm thí nghiệm và nhóm kiểm soát,
và nhận định về tác động của giáo dục mầm non sớm đối với phát triển nhận thức của trẻ [42]
Kim, S., & Lee, J (2018), “Evaluating the effectiveness of play-based learning
in kindergarten: A comparative study”, nghiên cứu này tập trung vào việc đánh giá hiệu
quả của việc áp dụng phương pháp học dựa trên trò chơi trong môi trường mẫu giáo Nghiên cứu sử dụng phương pháp so sánh để so sánh hiệu quả của phương pháp học dựa trên trò chơi so với các phương pháp giảng dạy khác trong việc đạt được kết quả học tập ở trẻ 5-6 tuổi Bài nghiên cứu này có thể bao gồm mô tả về quy trình triển khai phương pháp học dựa trên trò chơi, phương pháp thu thập dữ liệu, mẫu số lượng trẻ tham gia nghiên cứu, và các kết quả chính về hiệu quả của phương pháp học dựa trên trò chơi so với các phương pháp khác Mục tiêu của nghiên cứu là đánh giá xem liệu việc áp dụng phương pháp học dựa trên trò chơi có mang lại hiệu quả tốt hơn trong việc đạt được kết quả học tập ở trẻ 5-6 tuổi hay không [39]
Jones, L., & Brown, K (2019), “Using formative assessment to improve teaching and learning in early childhood education” Nghiên cứu này tập trung vào việc sử dụng
đánh giá hình thành để cải thiện việc giảng dạy và học tập trong giáo dục mầm non Nghiên cứu khám phá cách sử dụng đánh giá hình thành trong môi trường giáo dục mầm non và tác động của nó đối với việc cải thiện chất lượng giảng dạy và học tập Bài nghiên cứu này có thể bao gồm mô tả về việc áp dụng đánh giá hình thành trong giáo dục mầm non, các phương pháp và công cụ được sử dụng để thu thập thông tin đánh giá, và cách
mà việc áp dụng đánh giá hình thành đã ảnh hưởng đến việc cải thiện giảng dạy và học tập trong môi trường giáo dục mầm non [38]
Smith, E., & Johnson, M (2020), “Measuring social-emotional skills in kindergarten: A comparative analysis of assessment approaches” nghiên cứu này tập
Trang 23trung vào việc đo lường kỹ năng xã hội - cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi trong môi trường mầm non Nghiên cứu thực hiện một phân tích so sánh các phương pháp đánh giá khác nhau
để đo lường kỹ năng xã hội - cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi Bài nghiên cứu này có thể bao gồm mô tả về các phương pháp đánh giá được sử dụng để đo lường kỹ năng xã hội - cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi, bao gồm các công cụ đo lường, phương pháp thu thập dữ liệu
và quy trình phân tích dữ liệu Nghiên cứu cũng so sánh và phân tích kết quả của các phương pháp đánh giá khác nhau để xác định hiệu quả và tính khả thi của chúng trong việc đo lường kỹ năng xã hội - cảm xúc của trẻ 5-6 tuổi [43]
“Martinez, V., & Thompson, J (2021), “Assessing the impact of teacher training
on kindergarten educational outcomes: A longitudinal study” nghiên cứu này tập trung
vào việc đánh giá tác động của đào tạo giáo viên đối với kết quả giáo dục ở trẻ 5-6 tuổi Nghiên cứu được thực hiện dưới dạng một nghiên cứu theo dõi dọc để theo sát tác động của quá trình đào tạo giáo viên trong thời gian dài đến kết quả giáo dục ở trẻ 5-6 tuổi Bài nghiên cứu này có thể bao gồm mô tả về quy trình đào tạo giáo viên, các phương pháp đo lường và đánh giá kết quả giáo dục của trẻ 5-6 tuổi, và kết quả thống kê và phân tích dữ liệu về tác động của quá trình đào tạo giáo viên lên kết quả giáo dục của trẻ 5-6 tuổi trong thời gian dài [40]
Tổng quan các nghiên cứu quốc tế về hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non: Các nghiên cứu quốc tế đã chỉ ra rằng hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ em mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục mầm non Các nghiên cứu này tập trung vào các khía cạnh như: phát triển các hệ thống đánh giá toàn diện, so sánh hiệu quả của các phương pháp đánh giá, đánh giá tác động của giáo dục mầm non đến phát triển của trẻ, ứng dụng đánh giá hình thành để cải thiện quá trình dạy và học Các nghiên cứu quốc tế đã cung cấp nhiều bài học kinh nghiệm, phương pháp và định hướng có giá trị để hoàn thiện và nâng cao hiệu quả của hoạt động kiểm tra, đánh giá trong lĩnh vực giáo dục mầm non Những bài học này rất có ý nghĩa để tham khảo và áp dụng vào bối cảnh giáo dục mầm non của Việt Nam
1.1.2 Các nghiên cứu ở trong nước
Các nhà khoa học trong nước đã có nhiều công trình nghiên cứu về hệ thống lý luận QLGD, giáo dục Đại học, quản lý nhà trường, quản lý chất lượng giáo dục; có nhiều công trình xây dựng cơ sở lý luận về hoạt động đánh giá và quản lý hoạt động đánh giá của người học
Vũ Thị Ngọc Lê (2016), "Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trong giáo dục mầm non", nghiên cứu tìm hiểu về các quá trình quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá trong giáo dục mầm non, điều tra về vai trò và trách nhiệm của các nhà quản lý trong việc
tổ chức, lập kế hoạch và triển khai hoạt động kiểm tra, đánh giá Nghiên cứu xem xét các
Trang 24phương pháp và công cụ được sử dụng trong quá trình kiểm tra và đánh giá trong giáo dục mầm non Các phương pháp có thể bao gồm quan sát, phỏng vấn, bài kiểm tra, bài tập và các công cụ đánh giá khác, xem xét các tiêu chí đánh giá chất lượng, bao gồm tính tin cậy, tính hợp lý, tính phổ biến và tính thực tế của các kết quả kiểm tra, đánh giá [33]
Nguyễn Thị Thu Hiền (2016), "Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non ở thành phố Hồ Chí Minh", Nghiên cứu tìm hiểu về các đặc điểm phát triển về thể chất, tâm lý, xã hội và nhận thức của trẻ 5-6 tuổi Nó xem xét các giai đoạn phát triển quan trọng và yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ trong độ tuổi này Nghiên cứu xác định mục tiêu chăm sóc và giáo dục đối với trẻ 5-6 tuổi trong các trường mầm non tại thành phố Hồ Chí Minh Hoạt động kiểm tra và đánh giá: Nghiên cứu tìm hiểu về các hoạt động kiểm tra và đánh giá được áp dụng trong việc đánh giá tiến bộ, kỹ năng và khả năng của trẻ 5-6 tuổi [34]
Phạm Thị Mỹ Lệ (2017), "Nghiên cứu một số vấn đề quản lý kiểm tra, đánh giá trong giáo dục mầm non ở Việt Nam", nghiên cứu xem xét các hình thức kiểm tra trong giáo dục mầm non, như kiểm tra định kỳ, kiểm tra đánh giá đầu vào và đầu ra, các phương pháp đánh giá phát triển trẻ, và cách thức sử dụng kết quả kiểm tra để cải thiện quá trình giảng dạy và học tập, tìm hiểu về các tiêu chí và chỉ tiêu để đánh giá chất lượng giáo dục mầm non, cũng như phương pháp đánh giá và công cụ được sử dụng Nghiên cứu có thể xem xét cách thức đo lường, ghi nhận và phân tích dữ liệu để đánh giá chất lượng giáo dục mầm non [32]
Nguyễn Thị Hồng Vân (2018), "Nghiên cứu về mô hình đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo công lập” nghiên cứu và phân tích
các mô hình đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mẫu giáo công lập Tác giả tìm hiểu về các tiêu chí và phương pháp để đánh giá hiệu quả chăm sóc và giáo dục trẻ em ở độ tuổi này Nghiên cứu mô hình đánh giá được áp dụng trong các trường mẫu giáo công lập tại Việt Nam Tác giả trình bày các kết quả nghiên cứu, nhận định về hiệu quả của mô hình đánh giá hiện tại và đề xuất các cải tiến và khuyến nghị [31]
Vũ Thị Ngọc Lê (2019), "Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi trong bối cảnh giáo dục mầm non hiện nay", Nghiên cứu đưa
ra một cái nhìn tổng quan về bối cảnh giáo dục mầm non hiện nay, bao gồm chính sách, quy định, mô hình giáo dục và xu hướng phát triển của giáo dục mầm non ở một số quốc gia hoặc khu vực cụ thể xem xét các phương pháp và chiến lược quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá trong giáo dục mầm non, về vai trò của các cơ quan quản lý giáo dục, nhà trường và giáo viên trong việc tổ chức, triển khai và đánh giá hoạt động này [36]
Các nghiên cứu trên đã đề cập đến những khía cạnh khác nhau của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi ở trường mầm non
Trang 25Nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu về Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập thành phố Thủ Dầu Một tỉnh Bình Dương
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Quản lý
Quản lý không chỉ là một hoạt động cụ thể mà đã trở thành một khoa học, một nghệ thuật và trở thành một trong những nghề phức tạp nhất trong xã hội hiện đại - nghề quản lý Có nhiều cách tiếp cận khác nhau xung quanh khái niệm “Quản lý”:
Quản lý là hoạt động có mục đích của con người, là sự tác động có tổ chức, có hướng đích của chủ thể quản lý tới đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu chung Quản lý là một hoạt động thực hiện những tác động hướng đích của chủ thể quản lý đến khách thể quản lý để khai thác có hiệu quả những tiềm năng và cơ hội tổ chức làm cho
tổ chức vận hành và đạt được mục đích của tổ chức đặt ra [5]
Quản lý là quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra công việc các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích đã định [11]
Khái niệm QLGD hiện nay còn có nhiều cách tiếp cận và diễn đạt khác nhau như: Theo tác giả Nguyễn Ngọc Quang: "QLGD là hệ thống tác động có mục đích, có
kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý (hệ giáo dục) nhằm làm cho hệ vận hành theo đường lối và nguyên lý giáo dục của Đảng, thực hiện các tính chất của nhà trường
xã hội chủ nghĩa Việt Nam, mà tiêu điểm hội tụ là quá trình dạy học - giáo dục thế hệ trẻ, đưa hệ thống giáo dục tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất" [14]
Theo tác giả Nguyễn Thị Mỹ Lộc: “QLGD là quá trình tác động có kế hoạch, có
tổ chức của các cơ quan QLGD các cấp tới thành tố của quá trình dạy học - giáo dục nhằm làm cho hệ giáo dục vận hành có hiệu quả và đạt tới mục tiêu giáo dục nhà nước
đề ra” [5]
Từ các nhận xét trên, có thể kết luận như sau: QLGD là những tác động có hệ thống, có ý thức hợp với quy luật của chủ thể quản lý ở các cấp khác nhau lên tất cả các mắt xích của hệ thống giáo dục nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành liên tục, phát triển mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng
QLGD được tiếp ở góc độ vĩ mô và góc độ vi mô:
Ở góc độ vĩ mô: Chủ thể QLGD là hệ thống các cơ quan QLGD trong hệ thống giáo dục quốc dân, đối tượng của quản lý là hệ thống giáo dục quốc dân và hệ thống quản lý, mục tiêu của quản lý là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước
Tiếp cận góc độ vĩ mô: quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có ý thức, hợp quy luật của chủ thể quản lý các cấp khác nhau đến tất cả các mắt xích của hệ
Trang 26thống giáo dục, nhằm đảm bảo cho hệ thống giáo dục vận hành đúng quy luật và liên tục phát triển, mở rộng cả về số lượng cũng như chất lượng, thực hiện mục tiêu của nền giáo dục: nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
Ở góc độ vĩ mô: Chủ thể QLGD là chủ thể quản lý nhà trường (Hiệu trưởng, giám đốc cơ sở giáo dục), đối tượng của quản lý là các quá trình dạy học, quá trình giáo dục
và các thành tố tham gia vào các quá trình đó (giáo viên, HS-SV, các lực lượng khác,
cơ sở vật chất, tài chính, )
Quản lý nhà trường là hệ thống tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý nhà trường làm cho nhà trường vận hành theo đường lối, quan điểm giáo dục của Đảng, thực hiện được các tính chất của nhà trường Việt Nam, đưa nhà trường tới mục tiêu dự kiến tiến lên trạng thái mới về chất, góp phần thực hiện mục tiêu chung của giáo dục là hình thành, phát triển nhân cách người học theo yêu cầu của xã hội
1.2.2 Hoạt động kiểm tra đánh giá
Bất cứ một quá trình nào lĩnh vực nào mà con người tham gia vào cũng nhằm tạo
ra những biến đổi nhất định, muốn biết những biến đổi đó diễn ra ở mức độ nào thì cần phải đánh giá Trong thực tiễn, đánh giá được thực hiện ở các lĩnh vực khác nhau và diễn ra trong những tình huống rất đa dạng, đánh giá là hoạt động của con người nhằm phán xét về một hay nhiều đặc điểm của sự vật, hiện tượng, con người theo những quan niệm và chuẩn mực nhất định mà người đánh giá cần tuân theo Trong giáo dục, đánh giá là bộ phận hợp thành rất quan trọng, một khâu không thể tách rời của quá trình giáo dục và đào tạo, đánh giá có vai trò tích cực trong việc điều chỉnh giáo dục, là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo
Khái niệm đánh giá được sử dụng trong lĩnh vực giáo dục được hiểu theo nhiều cách khác nhau Theo C.E Beeby (1997) “Đánh giá là sự thu thập và lý giải một cách
có hệ thống những bằng chứng dẫn tới sự phán xét về giá trị theo quan điểm hành động” Theo R.Tyler “Quá trình đánh giá là chủ yếu là quá trình xác định mức độ thực hiện các mục tiêu của chương trình giáo dục” (1984) Theo Owen & Rogers (1999) “Đánh giá là việc thu thập thông tin một cách hệ thống và đưa ra những nhận định dựa trên cơ sở các thông tin thu được”
Như vậy, quan niệm về đánh giá được xem xét phù hợp với mục đích, đối tượng
cụ thể cần đánh giá Chúng tôi quan niệm: đánh giá là sự thu thập thông tin một cách hệ thống về thực trạng của đối tượng được đánh giá, từ đó đưa ra những nhận định xác thực dựa trên cơ sở các thông tin thu được, làm cơ sở cho việc đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục
Đánh giá là một quá trình bao gồm việc chuẩn bị cho đánh giá, thu thập, phân tích, xử lý các thông tin thu được, chuyển giao kết quả đến những người liên quan để có
Trang 27được những quyết định thích hợp Sản phẩm của đánh giá là các thông tin và bằng chứng thu được trong quá trình đánh giá, các nhận định rút ra trên cơ sở các thông tin và bằng chứng thu được, các kết luận Đánh giá trong giáo dục bao gồm việc trả lời các câu hỏi như: mục đích của đánh giá; những gì cần được đánh giá; ai đánh giá; những thủ tục của đánh giá; phương pháp nào được sử dụng; đánh giá bằng những tiêu chuẩn nào
1.2.3 Quản lý hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ
5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục là quá trình theo dõi, thu thập thông tin, phân tích và đưa ra nhận định về mức độ đạt được các mục tiêu, kỳ vọng trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ em
Quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng tới đích của chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý để thực hiện quá trình đánh giá đã được ban hành
Quản lý hoạt động đánh giá trong giáo dục mầm non về thực chất là quá trình định hướng và kiểm soát hoạt động đánh giá của giáo viên nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục theo mục tiêu giáo dục đã đề ra
Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là tổng thể các công việc của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh: bao gồm việc thực hiện các chức năng quản lý để thực hiện một cách tốt nhất tất cả các khâu trong quá trình đánh giá nhằm xác định chính xác sự tiến bộ của trẻ và giúp giáo viên điều chỉnh liên tục các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục
1.3 Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
1.3.1 Tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập rất quan trọng vì nó mang lại nhiều lợi ích cho cả học sinh, giáo viên và hệ thống giáo dục Dưới đây là một số tầm quan trọng của hoạt động kiểm tra đánh giá này:
Kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ giúp đo lường tiến bộ của học sinh Nó cho phép giáo viên và nhà trường nhận biết những kỹ năng, kiến thức và sự phát triển của trẻ em trong quá trình học tập Điều này giúp xác định mức độ thành công của quy trình giảng dạy và chăm sóc và điều chỉnh phương pháp dạy học nếu cần thiết
Kiểm tra đánh giá cung cấp thông tin về chất lượng giáo dục tại các trường mầm non công lập Kết quả từ các hoạt động này có thể giúp cải thiện chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ em bằng cách xác định các khía cạnh mà cần được cải thiện và phát triển
Trang 28Khi đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ, người giáo viên có thể nhận ra những điểm mạnh và yếu của học sinh, từ đó định hướng và phát triển cá nhân cho từng trẻ em Điều này giúp tạo ra môi trường học tập tốt hơn, nâng cao sự tự tin và khả năng học tập của học sinh
Kiểm tra đánh giá là cơ hội để giáo viên và nhà trường giao tiếp với cha mẹ trẻ
về tiến trình học tập và phát triển của trẻ Kết quả đánh giá có thể giúp cha mẹ trẻ hiểu
rõ hơn về năng lực và tiến bộ của con em mình, đồng thời tạo ra một cơ chế giao tiếp liên tục giữa gia đình và trường học
Kiểm tra đánh giá là một công cụ quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường mầm non công lập Nó giúp nhà trường và cơ quan quản lý giáo dục
có cái nhìn toàn diện về hoạt động giảng dạy và chăm sóc trẻ em Kết quả đánh giá có thể được sử dụng để thúc đẩy sự nâng cao chất lượng giáo dục và cải thiện quy trình giảng dạy
Tóm lại, hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là rất quan trọng để đo lường tiến bộ học tập, đánh giá chất lượng giáo dục, hỗ trợ định hướng và phát triển cá nhân, giao tiếp với cha mẹ trẻ
và đảm bảo chất lượng giáo dục
1.3.2 Mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ qua các hoạt động, qua các giai đoạn cho ta biết những biểu hiện về tâm sinh lý của trẻ hàng ngày, sự phát triển toàn diện của trẻ qua từng giai đoạn, khả năng sẵn sàng và chiều hướng phát triển của trẻ ở những giai đoạn tiếp theo từ đó có thể phục vụ nhiều mục đích khác nhau
Mục tiêu chung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ mầm non là nhằm xác định mức độ phát triển của trẻ so với mục tiêu của từng độ tuổi để có biện pháp thích hợp giúp trẻ tiến bộ
Mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập bao gồm:
Mục tiêu chính của kiểm tra đánh giá là đo lường tiến bộ học tập của trẻ em Điều này giúp xác định mức độ thành công của quy trình giảng dạy và chăm sóc, nhận biết những kỹ năng, kiến thức và sự phát triển mà trẻ em đã đạt được trong quá trình học tập
Kiểm tra đánh giá giúp xác định nhu cầu và khía cạnh phát triển của từng trẻ em Bằng cách nhận biết điểm mạnh và yếu của học sinh, người giáo viên và nhà trường có thể định hướng và phát triển cá nhân cho từng trẻ em để tạo ra một môi trường học tập phù hợp và hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ
Hoạt động kiểm tra đánh giá cung cấp phản hồi cho học sinh và cha mẹ trẻ về tiến trình học tập và phát triển của trẻ Điều này giúp tăng cường sự tự tin và khả năng
Trang 29học tập của học sinh và cho phép cha mẹ trẻ tham gia vào quá trình giáo dục và hỗ trợ phát triển của con em mình
Mục tiêu cuối cùng của kiểm tra đánh giá là đảm bảo chất lượng giáo dục tại các trường mầm non công lập Kết quả đánh giá được sử dụng để đánh giá và cải thiện chất lượng giảng dạy và chăm sóc trẻ, đồng thời đưa ra các điều chỉnh và cải tiến cần thiết trong quy trình giáo dục
Tóm lại, mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là đo lường tiến bộ học tập, xác định nhu cầu và khía cạnh phát triển của trẻ, cung cấp phản hồi cho học sinh và cha mẹ trẻ, và đảm bảo chất lượng giáo dục
1.3.3 Nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ gồm các nội dung:
* Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục thể chất
- Đánh giá về chiều cao, cân nặng của trẻ đáp ứng yêu cầu đối với từng độ tuổi
- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục vận động bao gồm: Một số vận động thể chất nâng cao và chuyên sâu duy trì độ dẻo dai, sức bền và sức khỏe; Khả năng phối hợp các giác quan và vận động; Vận động nhịp nhàng, biết định hướng trong không gian; Một số vận động của đôi tay; Thói quen, kỹ năng về giữ gìn sức khoẻ, vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường và đảm bảo sự an toàn
- Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục năng khiếu thể dục, thể thao
* Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục nhận thức
- Đánh giá sự ham hiểu biết, thích khám phá, tìm tòi những sự vật hiện tượng xung quanh của trẻ
- Đánh giá khả năng quan sát, so sánh, phân loại, phán đoán chú ý và ghi nhớ có chủ định
- Đánh giá sự hiểu biết ban đầu về bản thân
- Đánh giá khả năng diễn đạt sự hiểu biết của mình thông qua hành động, cử chỉ, lời nói, ngôn ngữ
- Đánh giá khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề đơn giản theo những cách khác nhau
* Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục ngôn ngữ
- Đánh giá kỹ năng nghe và hiểu được lời nói trong giao tiếp hàng ngày, nghe kể chuyện, đọc thơ, các từ chỉ người, sự vật, hiện tượng, đặc điểm, các từ biểu cảm, khái quát
Trang 30- Đánh giá khả năng phát âm rõ các tiếng trong Tiếng Việt
- Đánh giá khả năng diễn đạt bằng lời nói rõ ràng (hay kết hợp với nét mặt, cử chỉ, điệu bộ) để thể hiện ý muốn, cảm xúc, tình cảm của mình và của người khác
- Đánh giá khả năng cảm nhận được các vần điệu, nhịp điệu bài thơ, đồng dao,
ca dao, tục ngữ phù hợp với lứa tuổi
- Đánh giá một số kỹ năng ban đầu về việc đọc và viết để vào học lớp 1
* Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục tình cảm - xã hội
- Đánh giá một số trạng thái cảm xúc và thể hiện tình cảm phù hợp với các đối tượng và hoàn cảnh cụ thể
- Đánh giá tình cảm của trẻ như yêu quý gia đình, trường, lớp và nơi sinh sống
- Đánh giá việc thực hiện một số quy định đơn giản trong sinh hoạt Có ý thức tự phục vụ, kiên trì thực hiện công việc được giao
- Đánh giá thái độ của trẻ: Mạnh dạn, hồn nhiên, tự tin, có thái độ lễ phép trong giao tiếp, ứng xử văn minh và có văn hóa trong cuộc sống thường ngày
- Đánh giá một số phẩm chất cá nhân như: tự tin, mạnh dạn, tự lực
* Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục thẩm mỹ
- Đánh giá hiểu biết của trẻ về cái đẹp;
- Đánh giá nhu cầu, hứng thú tham gia các hoạt động sáng tạo nghệ thuật (hát, múa vận động theo nhạc, đọc thơ, kể chuyện, đóng kịch, )
Hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ được thực hiện theo từng độ tuổi và từng gia đoạn phát triển Việc đánh giá phải dựa trên kết quả mong đợi tương ứng với độ tuổi và giai đoạn phát triển ở trẻ Kết quả mong đợi là trình độ phát triển mà đứa trẻ cần đạt tới trong giới hạn độ tuổi của mình, là các tiêu chí cụ thể hóa các kênh phát triển của trẻ
Như vậy, để đánh giá mức độ phát triển của trẻ, cần phải đưa ra các mốc phát triển (hay kết quả mong đợi) của mỗi giai đoạn lứa tuổi như là một thước đo đặc thù Mốc phát triển này không mang tính bất biến mà nó có thể thay đổi theo sự phát triển của trình độ văn minh xã hội Hơn nữa, mốc phát triển này được quy định bởi mỗi nền giáo dục của mỗi quốc gia hay dân tộc Bên cạnh những đặc tính riêng của mốc phát triển, có một số mốc chung cho đại đa số trẻ trong độ tuổi và mốc này không tính đến
sự khác biệt văn hóa
1.3.4 Phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Các phương pháp sau đây thường được sử dụng để theo dõi và hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ trong trường mầm non: quan sát tự nhiên; trò chuyện với trẻ; phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ; sử dụng tình huống; trao đổi với cha mẹ trẻ; kiểm tra trực tiếp Tuy nhiên quan sát tự nhiên là phương pháp
sử dụng nhiều nhất trong chủ yếu trong trường mầm non
Trang 31ra hay biết cách giải quyết những xung đột không; trẻ có biết giải quyết những tình huống khác xảy ra trong quá trình chơi hay không
1.3.4.2 Trò chuyện với trẻ:
- Trò chuyện là cách tiếp cận trực tiếp với trẻ thông qua giao tiếp bằng lời nói Trong trò chuyện giáo viên có thể đưa ra câu hỏi, gợi mở kéo dài cuộc trò chuyện, để có thể thu thập các thông tin theo mục đích đã định
- Khi trò chuyện với trẻ giáo viên cần xác định mục đích, nội dung phù hợp Chuẩn bị phương tiện đồ dùng, đồ chơi, cần thiết để tạo ra sự gần gũi quen thuộc Gợi
ý để trẻ dùng động tác, cử chỉ biểu đạt, nếu trẻ chưa nói bằng lời Dùng lời nói ngắn gọn, đơn giản; ân cần trò chuyện với trẻ, động viên khuyến khích trẻ hướng vào trò chuyện Khi đưa ra câu hỏi cần cho trẻ thời gian suy nghĩ trả lời, có thể gợi ý Trò chuyện khi trẻ thoải mái, vui vẻ, tự nguyện
1.3.4.3 Phân tích sản phẩm hoạt động của trẻ:
- Dự vào sản phẩm hoạt động của trẻ (sản phẩm vẽ, nặn, xé dán, xếp hình ) để xem xét, phân tích, đánh giá tư tưởng, mức độ khéo léo, sự sáng tạo, khả năng thẩm mỹ của trẻ, sự tiến bộ của trẻ Thông qua sản phẩm của trẻ có thể đánh giá được mức độ kiến thức, kỹ năng, trạng thái cảm xúc, thái độ của trẻ
- Việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ thông qua sản phẩm mà trẻ cần lưu ý: không chỉ căn cứ vào kết quả sản phẩm đó mà căn cứ vào quá trình trẻ thực hiện để tạo ra sản phẩm (sự chú ý, ý thức thực hiện sản phẩm đến cùng, thời gian thực hiện, cách thức sử dụng dụng cụ
- Giáo viên cần ghi lại những nhận xét của mình vào từng sản phẩm của trẻ và lưu lại thành hồ sơ riêng của từng trẻ Do sản phẩm của trẻ thu thập theo thời gian nên giáo viên có thể dựa vào sản phẩm đó hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ
Trang 321.3.4.4 Sử dụng tình huống
- Là cách thức thông qua tình huống thực tế hoặc tình huống giả định để đánh giá kiến thức, thái độ, hành vi xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề của trẻ (Ví dụ: Thái độ đồng tình, không đồng tình đối với hành vi tốt/ không tốt: đỡ bạn khi bạn bị ngã, xả rác bừa bãi Kỹ năng giải quyết vấn đề: có gọi người lớn khi gặp bất chắc không? biết chạy
ra khi đám cháy? biết nối gậy để khều quả bóng dưới gầm giường? biết từ chối khi người
lạ rủ đi không
- Khi sử dụng các tình huống giả định để thu thập thông tin cần thiết về trẻ, giáo viên cần chú ý:
+ Tình hống phải phù hợp với mục đích đánh giá
+ Tổ chức tình huống khéo léo để trẻ tích cực tham gia và bộc lộ một cách tự nhiên
+ Những kết quả theo dõi được về trẻ trong quá trình chơi cần được ghi chép lại
1.3.4.5 Trao đổi với cha mẹ trẻ:
- Nhằm khẳng định thêm những nhận định, đánh giá của giáo viên về trẻ đồng thời có biện pháp tăng cường sự phối hợp với gia đình trong chăm sóc, giáo dục trẻ
- Giáo viên có thể trao đổi với cha mẹ trẻ hàng ngày, trao đổi với các cuộc họp cha
mẹ trẻ, qua những buổi thăm gia đình trẻ để thu thập thêm thông tin về trẻ (VD: Trẻ ít nói, thiếu hòa đồng có phải do chậm phát triển ngôn ngữ, hay chưa thích ứng với môi trường lớp học, do mắc bệnh tự kỷ hoặc do sự bất đồng trầm trọng với gia đình )
1.3.4.6 Sử dụng bài tập (Kiểm tra trực tiếp)
- Là cách sử dụng bài tập, giao nhiệm vụ cho trẻ tự giải quyết, thực hiện để xác định xem trẻ đã biết gì, làm được những việc gì
- Bài tập có thể thực hiện với một nhóm trẻ, hoặc với từng trẻ
- Cho trẻ thực hiện bài tập khi trẻ vui vẻ, sảng khoái
- Tránh các can thiệp gây ảnh hưởng khi trẻ thực hiện bài tập
- Một bài tập có thể kết hợp đo một số chỉ số/ lĩnh vực
- Kết quả thực hiện của trẻ được ghi vào phiếu đánh giá của từng trẻ
Lưu ý: Khi thực hiện sự theo dõi, đánh giá trẻ giáo viên cần thực hiện phối hợp các phương pháp với nhau một cách linh hoạt để có kết quả đáng tin cậy
1.3.5 Hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Hình thức kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia, bang, hoặc hệ thống giáo dục Dưới đây là một số hình thức phổ biến mà các trường mầm non công lập có thể sử dụng để kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi:
Trang 33Xét theo tính liên tục và thời điểm đánh giá, có hai hình thức hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ mầm non như sau:
* Đánh giá trẻ hằng ngày
Đánh giá trẻ hằng ngày là giáo viên thường xuyên xem xét tình trạng sức khỏe; trạng thái cảm xúc, thái độ, hành vi và kiến thức kỹ năng của trẻ để kịp thời điều chỉnh
kế hoạch hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ hằng ngày
Giáo viên theo dõi và ghi chép lại những thay đổi rõ rệt của trẻ và những điều cần lưu ý để kịp thời điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho phù hợp
* Đánh giá trẻ theo giai đoạn
Đánh giá trẻ theo giai đoạn là giáo viên xác định mức độ đạt được của trẻ ở các lĩnh vực phát triển theo giai đoạn (cuối chủ đề/tháng, cuối mỗi độ tuổi) trên cơ sở đó điều chỉnh kế hoạch chăm sóc, giáo dục cho giai đoạn tiếp theo
Đánh giá trẻ theo giai đoạn là giáo viên xác định mức độ chủ đề/tháng, kết quả mong đợi cuối độ tuổi Kết quả đánh giá được giáo viên lưu giữ trong hồ sơ cá nhân của trẻ
1.3.6 Điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Điều kiện để đảm bảo hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập bao gồm:
Các trường mầm non công lập cần có quy trình và kế hoạch chuẩn bị cho hoạt động kiểm tra và đánh giá, bao gồm việc xác định mục tiêu đánh giá, lựa chọn phương pháp và công cụ đánh giá phù hợp với lứa tuổi và khả năng của trẻ
Cần cung cấp đủ nguồn lực, bao gồm thời gian, nhân lực và tài liệu hỗ trợ, để giáo viên và nhân viên trường mầm non có thể thực hiện hoạt động kiểm tra và đánh giá một cách chính xác và hiệu quả
Các trường mầm non công lập cần đảm bảo môi trường học tập và chơi đạt tiêu chuẩn an toàn, kích thích sự phát triển của trẻ và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kiểm tra và đánh giá Môi trường nên được trang bị đủ tài liệu và thiết bị hỗ trợ cho các phương pháp đánh giá
Cha mẹ trẻ đóng vai trò quan trọng trong quá trình kiểm tra và đánh giá Các trường mầm non cần tạo ra các cơ hội giao tiếp, họp và chia sẻ thông tin với cha mẹ trẻ
để nắm bắt được tình hình phát triển của trẻ và nhận định chính xác về khả năng và nhu cầu của trẻ
Hoạt động kiểm tra và đánh giá cần được thực hiện một cách công bằng và khách quan, không phân biệt đối xử giữa các trẻ và không gây áp lực không cần thiết lên trẻ Cần có sự minh bạch trong quy trình và kết quả đánh giá để cha mẹ trẻ và cộng đồng có thể theo dõi và đánh giá công tác chăm sóc và giáo dục trẻ
Trang 34Những điều kiện trên đảm bảo rằng hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập được thực hiện một cách đáng tin cậy và mang lại thông tin hữu ích để cải thiện quá trình chăm sóc và giáo dục cho trẻ
1.4 Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
1.4.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là một yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ Dưới đây là một số lợi ích và tầm quan trọng của việc quản lý hoạt động này:
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá giúp đảm bảo rằng quá trình chăm sóc
và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non công lập đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục Điều này đảm bảo rằng trẻ được tiếp cận với một môi trường học tập phù hợp
và được hỗ trợ để phát triển toàn diện
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá cung cấp thông tin chi tiết về tiến trình học tập và phát triển của trẻ Nhờ đó, nhà trường có thể định hướng và điều chỉnh chương trình giáo dục, hoạt động chăm sóc, phát triển chuyên môn của giáo viên và cải thiện các khía cạnh khác của quá trình giảng dạy và học tập
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá là một cơ hội để giao tiếp và chia sẻ thông tin với cha mẹ trẻ về sự phát triển của trẻ Điều này giúp tạo sự đồng thuận và hỗ trợ từ cha mẹ trẻ trong việc phát triển và giáo dục trẻ
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá đảm bảo tính khách quan và công bằng trong việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ Điều này đảm bảo rằng các quyết định và phân loại dựa trên các tiêu chí rõ ràng và các tiêu chuẩn chung, không phụ thuộc vào sự chủ quan của cá nhân
Quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá giúp xác định những khu vực mạnh và yếu của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ Điều này cung cấp thông tin cần thiết để phân bổ nguồn lực và tài trợ một cách hiệu quả, tập trung vào việc cải thiện kết quả giáo dục và phát triển của trẻ
Tóm lại, quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo chất lượng giáo dục và phát triển toàn diện cho trẻ nhỏ
1.4.2 Quản lý mục tiêu của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý mục tiêu của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục
Trang 35trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là quá trình xác định và đề ra những mục tiêu cụ thể và khả đo đạt mà hoạt động này nhằm đạt được Dưới đây là một số phương pháp quản lý mục tiêu trong hoạt động kiểm tra và đánh giá:
Đầu tiên, quản lý cần xác định những mục tiêu chung của hoạt động kiểm tra và đánh giá Điều này có thể bao gồm việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục toàn diện của trẻ, đánh giá các kỹ năng xã hội, ngôn ngữ, vận động, và các khía cạnh khác của quá trình học tập và phát triển
Sau đó, quản lý cần thiết lập các mục tiêu cụ thể và rõ ràng mà hoạt động kiểm tra và đánh giá nhằm đạt được Ví dụ, mục tiêu có thể liên quan đến việc đo lường tiến
độ phát triển của trẻ trong các lĩnh vực như khả năng ngôn ngữ, kỹ năng toán học, tư duy sáng tạo, và kỹ năng xã hội
Quản lý cần sử dụng các tiêu chí đánh giá để xác định mức độ đạt được của mục tiêu Các tiêu chí này có thể bao gồm các bài kiểm tra, quan sát, danh sách kiểm tra, hoặc các hình thức đánh giá khác phù hợp với đặc thù của trẻ 5-6 tuổi
Mục tiêu cần được đối chiếu với các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục và chăm sóc trẻ ở độ tuổi tương ứng Điều này giúp đánh giá xem hoạt động chăm sóc và giáo dục
có đáp ứng được các tiêu chuẩn chất lượng hay không
Quản lý cần đánh giá và kiểm tra tiến độ đạt được của các mục tiêu và từ đó điều chỉnh hoạt động kiểm tra và đánh giá Các điều chỉnh này có thể bao gồm việc thay đổi phương pháp, nội dung, hay hình thức kiểm tra để đảm bảo tính chính xác và hiệu quả của quá trình đánh giá
Tổ chức và quản lý mục tiêu trong hoạt động kiểm tra và đánh giá giúp định hình
và theo dõi tiến trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Điều này đảm bảo rằng quá trình học tập và phát triển của trẻ được đảm bảo và phù hợp với các tiêu chuẩn chất lượng giáo dục
1.4.3 Quản lý nội dung của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý nội dung của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là quá trình xác định, tổ chức và quản lý các nội dung cần đánh giá và kiểm tra để đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với mục tiêu giáo dục Dưới đây là một số phương pháp và quy trình quản lý nội dung:
Xác định các lĩnh vực cần đánh giá: Đầu tiên, quản lý cần xác định các lĩnh vực quan trọng cần được đánh giá trong quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi Các lĩnh vực này có thể bao gồm ngôn ngữ, toán học, vận động, kỹ năng xã hội, tư duy sáng tạo
và phát triển tư duy logic
Xác định các mục tiêu đánh giá cụ thể: Sau đó, quản lý cần xác định các mục tiêu đánh giá cụ thể trong mỗi lĩnh vực Ví dụ, trong lĩnh vực ngôn ngữ, mục tiêu đánh giá
Trang 36có thể bao gồm việc đo lường khả năng nghe, nói, đọc và viết của trẻ
Lựa chọn phương pháp đánh giá: Quản lý cần lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp để thu thập thông tin Các phương pháp này có thể bao gồm quan sát, phỏng vấn, bài kiểm tra, danh sách kiểm tra hoặc sử dụng các công cụ và đánh giá chuẩn
Tổ chức và lập kế hoạch cho hoạt động kiểm tra: Quản lý cần tổ chức và lập kế hoạch cho các hoạt động kiểm tra theo lịch trình phù hợp Điều này đảm bảo rằng mỗi lĩnh vực đều được đánh giá đầy đủ và kỹ lưỡng
Xử lý và phân tích dữ liệu: Sau khi thu thập dữ liệu, quản lý cần xử lý và phân tích
dữ liệu để đánh giá kết quả và đưa ra nhận định Sự phân tích này giúp hiểu rõ hơn về tiến
độ phát triển của trẻ và định hướng công việc chăm sóc và giáo dục tiếp theo
Sử dụng kết quả đánh giá: Kết quả đánh giá cần được sử dụng một cách có ích
để cải thiện chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ 5-6 tuổi Quản lý cần áp dụng kết quả này để điều chỉnh phương pháp dạy học, nội dung giảng dạy, phân bổ nguồn lực và xây dựng chương trình giáo dục phù hợp
Quản lý nội dung của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với mục tiêu giáo dục, từ đó đảm bảo rằng trẻ nhỏ nhận được một quá trình chăm sóc và giáo dục tốt nhất
1.4.4 Quản lý phương pháp của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý phương pháp của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là quá trình xác định và lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp để thu thập thông tin và đánh giá tiến độ phát triển của trẻ Dưới đây là một số phương pháp quản lý trong hoạt động kiểm tra và đánh giá:
Lựa chọn phương pháp đánh giá phù hợp: Quản lý cần lựa chọn các phương pháp đánh giá phù hợp với đặc thù của trẻ 5-6 tuổi
Quan sát: Theo dõi hành vi, hoạt động và tương tác của trẻ để hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục và tiến bộ của họ
Bài kiểm tra: Sử dụng bài kiểm tra hoặc bài tập để đánh giá năng lực và kiến thức của trẻ trong các lĩnh vực như ngôn ngữ, toán học, và trí tuệ
Phỏng vấn: Tiến hành phỏng vấn với trẻ hoặc cha mẹ trẻ để hiểu thêm về môi trường học tập và phát triển của trẻ
Quản lý cần đảm bảo tính tin cậy và hợp lý của các phương pháp đánh giá được sử dụng Điều này bao gồm việc đảm bảo rằng các bài kiểm tra được thiết kế một cách chặt chẽ và đáng tin cậy, các tiêu chí đánh giá rõ ràng và có ý nghĩa, và việc thu thập dữ liệu được thực hiện một cách chính xác và khách quan
Trang 37Quản lý cần đảm bảo rằng phương pháp đánh giá đồng bộ với chương trình giáo dục đang được áp dụng tại các trường mầm non công lập Điều này giúp đánh giá mức
độ đạt được của mục tiêu giáo dục và xác định các kỹ năng và kiến thức cần được phát triển
Quản lý cần đa dạng hóa phương pháp đánh giá để đảm bảo tính toàn diện và phù hợp với sự đa dạng của trẻ 5-6 tuổi Sử dụng nhiều phương pháp khác nhau giúp thu thập thông tin đa chiều về các khía cạnh khác nhau của sự phát triển của trẻ
Quản lý phương pháp trong hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập giúp đảm bảo tính khách quan và hiệu quả của quá trình đánh giá, từ đó cung cấp thông tin chính xác và đáng tin cậy về tiến trình phát triển của trẻ
1.4.5 Quản lý hình thức của hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý hình thức của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập là quá trình xác định và tổ chức các hình thức đánh giá phù hợp để thu thập thông tin về tiến độ phát triển của trẻ Dưới đây là một số yếu tố quản lý trong việc xác định hình thức đánh giá:
Quản lý cần xác định loại hình đánh giá phù hợp với mục tiêu và nội dung đánh giá Có thể sử dụng các hình thức như đánh giá hàng ngày, đánh giá định kỳ, đánh giá định hướng, hoặc đánh giá cuối kỳ
Quản lý cần xác định các công cụ và kỹ thuật đánh giá phù hợp để thu thập thông tin Có thể sử dụng quan sát trực tiếp, bài kiểm tra, danh sách kiểm tra, bảng đánh giá, phỏng vấn, hoặc các công cụ đánh giá khác tùy thuộc vào mục tiêu và nội dung đánh giá
Quản lý cần quyết định về hình thức báo cáo kết quả đánh giá Có thể sử dụng báo cáo viết, hồ sơ cá nhân của trẻ, biểu đồ tiến trình phát triển, hoặc các hình thức báo cáo khác để trình bày kết quả đánh giá một cách rõ ràng và dễ hiểu Quản lý cần đảm bảo tính nhất quán và công bằng trong việc áp dụng hình thức đánh giá Các tiêu chí đánh giá
và phương pháp đánh giá nên được áp dụng đồng nhất cho tất cả trẻ, đảm bảo rằng mỗi trẻ
có cơ hội được đánh giá theo cách công bằng và khách quan
Quản lý cần tạo điều kiện cho tương tác và phản hồi giữa giáo viên và trẻ, cũng như giữa giáo viên và cha mẹ trẻ Điều này giúp xây dựng một môi trường đánh giá tích cực và khuyến khích trẻ tham gia vào quá trình đánh giá và phát triển
Quản lý hình thức của hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập đảm bảo tính linh hoạt, phù hợp và đáng tin cậy, từ đó cung cấp thông tin chính xác và hữu ích về tiến trình phát triển của trẻ
Trang 381.4.6 Quản lý điều kiện đảm bảo hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
Quản lý điều kiện con người và vật chất là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập diễn ra một cách hiệu quả Dưới đây là một số khía cạnh quản lý trong việc đảm bảo điều kiện con người và vật chất:
Quản lý cần đảm bảo có đủ giáo viên và nhân viên có đủ năng lực và chuyên môn
để thực hiện hoạt động kiểm tra và đánh giá Đội ngũ này cần được đào tạo về phương pháp và quy trình đánh giá, và có khả năng tương tác và giao tiếp với trẻ và cha mẹ trẻ một cách hiệu quả
Quản lý cần đảm bảo có đủ tài liệu và tài nguyên cần thiết để thực hiện hoạt động kiểm tra và đánh giá Điều này bao gồm các bài kiểm tra, danh sách kiểm tra, hướng dẫn đánh giá, tài liệu tham khảo, và các công cụ đánh giá khác Ngoài ra, cần có sự đầu tư vào các thiết bị và cơ sở vật chất phù hợp để thực hiện hoạt động đánh giá
Quản lý cần đảm bảo môi trường học tập thoải mái và an toàn để thực hiện hoạt động kiểm tra và đánh giá Môi trường này nên có đủ không gian để trẻ tham gia các hoạt động đánh giá và phát triển, cung cấp các tài liệu và tài nguyên cần thiết, và tạo điều kiện thuận lợi cho tương tác và phản hồi giữa giáo viên, trẻ và cha mẹ trẻ
Quản lý cần xây dựng và duy trì một hệ thống quản lý và hỗ trợ hiệu quả để đảm bảo hoạt động kiểm tra và đánh giá diễn ra thuận lợi Điều này bao gồm việc lập lịch, tổ chức, giám sát và đánh giá quá trình đánh giá Ngoài ra, cần có các chính sách và quy định rõ ràng về việc đảm bảo tính bảo mật và riêng tư trong việc thu thập và sử dụng thông tin đánh giá
Quản lý điều kiện con người và vật chất trong hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập giúp đảm bảo môi trường thuận lợi và đáng tin cậy để thu thập thông tin và đánh giá tiến trình phát triển của trẻ một cách hiệu quả
1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập
1.5.1 Các yếu tố khách quan
1.5.1.1 Văn bản quản lý về hoạt động đánh giá
Hệ thống văn bản chiếm một vị trí hết sức quan trọng là một mắt xích không thể thiếu được Vì vậy trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp và hệ thông các văn bản pháp lý, công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại các trường mầm non đang diễn ra, thực hiện và đạt hiệu quả
1.5.1.2 Chương trình giáo dục
Chương trình giáo dục: Yếu tố này liên quan đến nội dung và mục tiêu giáo dục
Trang 39được đặt ra cho trẻ 5-6 tuổi Chương trình giáo dục phải đáp ứng đúng yêu cầu và mục tiêu của chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non Quản lý cần đảm bảo rằng các hoạt động kiểm tra và đánh giá được phù hợp với chương trình giáo dục và mang lại thông tin chính xác về sự tiến bộ và phát triển của trẻ
1.5.1.3 Cơ sở vật chất
Cơ sở vật chất đóng một vai trò không thể thiếu trong việc quản lý hoạt động kiểm tra và đánh giá kết quả chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non công lập Các yếu tố cơ sở vật chất như phòng học và không gian cần đảm bảo đủ rộng rãi, thoáng đãng để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tổ chức hoạt động kiểm tra và đánh giá Trang thiết bị giáo dục cần được đầy đủ và chất lượng, bao gồm bảng đen, sách giáo trình, đồ dùng học tập và các công cụ hỗ trợ như máy chiếu, máy tính Khu vực ngoài trời và vườn trường cung cấp không gian cho các hoạt động thể chất và phát triển toàn diện của trẻ Đồng thời, cơ sở vật chất an toàn và bảo mật là điều cần thiết để đảm bảo
an toàn cho trẻ em và nhân viên trong quá trình thực hiện hoạt động kiểm tra và đánh giá Hơn nữa, việc sử dụng công nghệ thông tin để quản lý thông tin, trang trí phòng học thân thiện và trang phục gọn gàng của nhân viên cũng đóng góp vào việc tạo môi trường chuyên nghiệp và hiệu quả hơn
1.5.2 Các yếu tố chủ quan
1.5.2.1 Nhận thức của nhà quản lý, giáo viên
Đối với cán bộ quản lý: Để quản lý tốt công tác đánh giá trẻ 5-6 tuổi tại trường mầm non, người Hiệu trưởng phải có nhận thức đúng đắn về mục tiêu, nội dung, ý nghĩa của việc đánh giá trẻ Từ đó xây dựng kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra việc đánh giá, sử dụng kết quả đánh giá cho phù hợp với nhà trường Đưa ra được nhiều biện pháp, giải pháp trong công tác kiểm tra, giám sát, đôn đốc, giáo viên thực hiện các yêu cầu,
có những hiểu biết, nhận thức đúng đắn về các chủ trương của ngành, về các văn bản pháp quy, các chỉ đạo khác của Bộ giáo dục & ĐT về công tác này Chịu trách nhiệm về
tổ chức thực hiện hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ 5-6 tuổi ; báo cáo kết quả thực hiện về Phòng giáo dục & ĐT Biết nắm bắt thời cơ, tranh thủ mọi nguồn lực như xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất, thiết bị dạy học để đáp ứng công tác đánh giá trẻ Sử lý và giải quyết thỏa đáng, kịp thời các mọi ý kiến thắc mắc, đề nghị của giáo viên, cha mẹ học sinh về các khâu nhận xét, đánh giá, khen thưởng theo phạm
vi và quyền hạn của hiệu trưởng Vì vậy hoạt động hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ phụ thuộc rất lớn vào nhận thức của cán bộ quản lý Một cán bộ quản lý có năng lực sẽ quản lý sát sao, hiệu quả nội dung công việc
Đối với đội ngũ giáo viên mầm non trong nhà trường đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm khối mẫu giáo, là người trực tiếp chăm sóc, giáo dục và đánh giá trẻ, là chiếc cầu nối gắn kết mỗi học sinh - nhà trường - gia đình giáo viên mầm non được xác định “là
Trang 40lực lượng chủ yếu quyết định chất lượng trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non”, và sự khẳng định đó là có cơ sở khoa học và thực tiễn Bởi vậy việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục có khách quan, công bằng hay không phụ thuộc lớn vào năng lực đánh giá của giáo viên
Giáo viên phải biết xây dựng kế hoạch, thực hiện kế hoạch chăm sóc, giáo dục trẻ, tự điều chỉnh nội dung giáo dục trẻ ở các chủ đề sau cho phù hợp khi có sự thay đổi, điều chỉnh Cuối chủ đề, cuối năm học hoặc khi được yêu cầu, có trách nhiệm thông báo đánh giá quá trình học tập và kết quả đánh giá của trẻ cho cha mẹ trẻ Duy trì được mối liên hệ với cha mẹ trẻ để phối hợp chăm sóc, giáo dục trẻ 5-6 tuổi Ngoài ra, giáo viên chủ nhiệm lớp mẫu giáo còn phải người hướng dẫn, gợi mở trẻ tham gia các hoạt động giáo dục, thực hiện chương trình CSGD trẻ theo đúng Quy chế và Điều lệ trường mầm non Biết cách tổ chức cho trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động ngày hội ngày lễ, giúp trẻ hình thành kỹ năng tự phục vụ lao động, kỹ năng vệ sinh cá nhận
và phát triển toàn diện đầy đủ các mặt: đức, trí, thể, mỹ theo hướng giáo dục lấy trẻ làm trung tâm Do điều kiện ở các xã khác nhau, điều kiện thực tế của từng trường, từng lớp cũng khác nhau, do đó khả năng nhận thức của trẻ cũng khác nhau, chính vì vậy người giáo viên cần nghiên cứu, nắm vững hướng dẫn của ngành, nắm được các nguyên tắc thực hiện và trao đổi trong trường đề xuất hình thức thực hiện, phù hợp, hiệu quả
1.5.2.2 Năng lực đánh giá của giáo viên
Giáo viên mầm non có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định việc học tập và
sự phát triển của trẻ 5-6 tuổi giáo viên có trình độ, được giao lưu học hỏi thường xuyên
về chuyên môn sẽ có nhiều tương tác với trẻ tích cực hơn, nhanh nhạy hơn, thích ứng hơn, cung cấp những trải nghiệm về phát triển nhận thức và ngôn ngữ phong phú hơn
Giáo viên biết cách xây dựng kế hoạch, tổ chức và thực hiện nội dung chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp với đặc điểm của lớp và từng cá nhân trẻ
Dựa vào nội dung và kết quả mong đợi trong kế hoạch năm học để xây dựng các nội dung giáo dục và các phương pháp đánh giá trẻ Giáo viên biết tìm tòi, vận dụng nhiều phương pháp để phục vụ công tác đánh giá trẻ Trong quá trình thực hiện linh hoạt các hình thức đánh giá trẻ để đảm bảo kết quả được chuẩn xác nhất Như vậy, đội ngũ giáo viên lớp mẫu giáo là những đối tượng rất quan trọng trong việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ 5-6 tuổi tại các trường mầm non
1.5.2.3 Năng lực quản lý hoạt động đánh giá của nhà quản lý
Hiện nay ở các trường mầm non đều đang thực hiện việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ 5-6 tuổi Vì vậy, các cán bộ quản lý phải là người phải hiểu đúng, đủ về hoạt động hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ ở nhà trường Để có thể đánh giá đúng kết của của giáo viên đang tham vào việc hoạt động kiểm tra đánh giá kết quả chăm sóc - giáo dục của trẻ thì nhà quản