1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổng hợp vật liệu nano bạc trên nền fe3o4 sử dụng dịch chiết lá sả chanh và Ứng dụng làm chất xúc tác cho phản Ứng khử chất màu rhodamine b

46 3 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 46
Dung lượng 1,41 MB

Nội dung

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PHẠM THỊ ÁNH HỒNG TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO BẠC TRÊN NỀN Fe3O4 SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT LÁ SẢ CHANH VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG KHỬ CHẤT MÀU RHODAMINE B KH

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO BẠC TRÊN NỀN Fe3O4 SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT LÁ SẢ CHANH VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG KHỬ CHẤT MÀU

RHODAMINE B

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHẠM THỊ ÁNH HỒNG

TỔNG HỢP VẬT LIỆU NANO BẠC TRÊN NỀN Fe3O4 SỬ DỤNG DỊCH CHIẾT LÁ SẢ CHANH VÀ ỨNG DỤNG LÀM CHẤT XÚC TÁC CHO PHẢN ỨNG KHỬ CHẤT MÀU

RHODAMINE B

CỬ NHÂN SƯ PHẠM HÓA HỌC

Mã số SV: 3140120098

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC

TS ĐINH VĂN TẠC

Đà Nẵng - Năm 2024

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT iii

DANH MỤC CÁC BẢNG iv

DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ v

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Đối tượng nghiên cứu 2

3 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 2

4.1 Nghiên cứu lý thuyết 2

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm 2

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài 3

6 Bố cục luận văn 3

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 4

1.1 Tổng quan về vật liệu 4

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nguyên tố bạc 4

1.1.2 Giới thiệu sơ lược về Fe3O4 6

1.1.3 Giới thiệu sơ lược về vật liệu Ag/Fe3O4 7

1.2 Tổng quan về cây sả chanh 10

1.2.1 Đặc điểm cây sả chanh 10

1.2.2 Thành phần hóa học của lá cây sả chanh 11

1.2.3 Ứng dụng của lá sả chanh 11

1.3 Tổng quan về chất màu rhodamine B 12

1.3.1 Đặc điểm cấu tạo 12

1.3.2 Tính chất và độc tính 12

Trang 4

1.3.3 Tình trạng sử dụng rhodamine B trong thực tế và khả năng gây ô nhiễm

môi trường 13

1.3.4 Phương pháp xử lý rhodamine B 14

CHƯƠNG 2 THỰC NGHIỆM 16

2.1 Nguyên liệu, hóa chất, dụng cụ và thiết bị 16

2.1.1 Nguyên liệu 16

2.1.2 Hóa chất 16

2.1.3 Dụng cụ và thiết bị 16

2.2 Phương pháp tổng hợp vật liệu 17

2.2.1 Tổng hợp vật liệu Fe3O4 17

2.2.2 Thu dịch chiết nước lá sả chanh 17

2.2.3 Tổng hợp vật liệu Ag/Fe3O4 17

2.3 Phương pháp xác định các đặc trưng lý hóa của vật liệu 18

2.4 Phương pháp xây dựng đường chuẩn để xác định nồng độ rhodamine B 18

2.4.1 Phương pháp UV-Vis 18

2.4.2 Xây dựng phương trình đường chuẩn 18

2.5 Đánh giá khả năng xử lý rhodamine B bằng vật liệu Ag/Fe3O4 19

2.5.1 Hấp phụ chất màu rhodamine B 19

2.5.2 Xúc tác quang phân hủy rhodamine B dưới tác dụng của ánh sáng nhìn thấy trong phòng thí nghiệm 19

2.5.3 Xúc tác khử rhodamine B bằng NaBH4 trong môi trường kiềm 19

2.6 Khảo sát ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình khử rhodamine B bằng NaBH4 xúc tác Ag/Fe3O4 20

2.6.1 Ảnh hưởng của hàm lượng vật liệu 20

2.6.2 Ảnh hưởng của nồng độ NaOH 20

2.6.3 Ảnh hưởng của nồng độ đầu chất màu 20

2.6.4 Ảnh hưởng của nồng độ NaBH4 21

Trang 5

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 22

3.1 Kết quả xác định các đặc trưng lý hóa của vật liệu 22

3.1.1 Kết quả đo phổ XRD 22

3.1.2 Kết quả đo phổ EDX 23

3.1.3 Kết quả chụp ảnh SEM 23

3.2 Kết quả xây dựng phương trình đường chuẩn của rhodamine B 24

3.3 Kết quả đánh giá khả năng xử lý rhodamine B của vật liệu 25

3.4 Kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình khử chất màu rhodamine B bằng NaBH4 xúc tác Ag/Fe3O4 26

3.4.1 Ảnh hưởng của hàm lượng vật liệu 27

3.4.2 Ảnh hưởng của nồng độ NaOH 28

3.4.3 Ảnh hưởng của nồng độ chất màu rhodamine B 30

3.4.4 Ảnh hưởng của nồng độ NaBH4 31

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 33

TÀI LIỆU THAM KHẢO 34

Trang 6

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan khóa luận này là công trình nghiên cứu của tôi và nhóm nghiên cứu dưới sự hướng dẫn của TS Đinh Văn Tạc, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong khóa luận là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ một công trình nào khác và được các đồng tác giả cho phép sử dụng

Trang 7

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên tôi xin chân thành cảm ơn TS Đinh Văn Tạc, người thầy đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong suốt thời gian làm khóa luận

Tôi xin chân thành cảm ơn Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học

Đà Nẵng, đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận này

Tôi xin cảm ơn quý Thầy/Cô trong bộ môn Hóa lý và phương pháp giảng dạy, Hóa phân tích và vô cơ, Khoa Hóa học, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng

đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm khóa luận

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình, những Thầy/Cô và bạn bè đã tạo điều kiện, động viên và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu

Đà Nẵng, tháng 04 năm 2024

Tác giả

Trang 8

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 9

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 10

nhau x20000 (a), x5000 (b)

23

25

26

nhau

27

27

nồng độ NaOH khác nhau vào thời gian phản ứng, có mặt

Trang 11

3.11 Đồ thị phụ thuộc của tốc độ khử RhB trung bình trong 25

phút vào nồng độ ban đầu rhB

30

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Tình trạng ô nhiễm môi trường nước hiện nay trở nên khá phổ biến và phức tạp, chủ yếu do nước thải sinh hoạt và nước thải từ hoạt động công nghiệp Nước thải ngành dệt may là một trong những nguyên nhân chính gây ra hiện tượng ô nhiễm nguồn nước Một số loại thuốc nhuộm từ công nghiệp dệt may không chỉ gây đổi màu nguồn nước mà còn khó phân hủy làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cộng đồng Trong đó, hợp chất màu rhodamine B được sử dụng chủ yếu để nhuộm màu trong ngành công nghiệp này Để tìm ra những phương pháp xử lý chất màu phù hợp giải quyết tình trạng trên đã

có nhiều phương pháp được tiến hành trong đó phương pháp khử chất màu về dạng trung tính, không màu và ít độc đang được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên cứu [9,15]

Nano bạc là các hạt bạc với kích thước chỉ từ vài đến vài trăm nanomet và chúng

có tính chất vật lý và hóa học khác biệt so với bạc thông thường Ứng dụng của nano bạc rất đa dạng trong nhiều lĩnh vực Trong công nghệ môi trường, nano bạc có thể được sử dụng để làm sạch nước và khử trùng bề mặt Ngoài ra, nano bạc còn được sử dụng làm chất xúc tác trong các phản ứng hóa học để phân hủy các chất ô nhiễm màu nhuộm [8] Trong thế kỷ XXI, công nghệ tổng hợp nano bạc đã trở thành một lĩnh vực quan trọng trong nghiên cứu và ứng dụng vật liệu Sự tiến bộ đáng kể của công nghệ cho phép sản xuất các hạt có kích thước và hình dạng đồng nhất kiểm soát được chất lượng sản phẩm Các phương pháp tổng hợp nano thông thường được sử dụng bao gồm phương pháp hóa học, vật lý và sinh học Hiện nay việc nghiên cứu chế tạo hạt nano bằng phương pháp sử dụng dịch chiết thực vật làm tác nhân khử và ổn định kích thước hạt đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới quan tâm, nghiên cứu do đây là một phương pháp khá hiệu quả an toàn thân thiện với môi trường và chi phí thực hiện thấp [4,9]

Sả chanh là loài thực vật nhiệt đới được phân bố ở nhiều nước Đông Nam Á Tại Việt Nam, cây sả chanh thường được trồng ở nhiều vùng khí hậu khác nhau từ miền Bắc đến miền Nam Lá sả chanh thường được sử dụng rộng rãi trong ẩm thực và y học dân gian [10] Dịch chiết của loài thực vật này chứa một lượng lớn citral có tính kháng khuẩn mạnh và khả năng khử mùi, xua đuổi côn trùng Hợp chất này còn đóng vai trò là chất khử trong quá trình điều chế các hạt nano bạc, đồng, Vật liệu composite nano bạc phân

Trang 13

xúc tác, điều này mang lại giá trị lớn về mặt kinh tế cũng như môi trường [3]

xúc tác tốt cho phản ứng khử màu rhodamine B Tuy nhiên ảnh hưởng của các yếu tố đến quá trình xúc tác khử của vật liệu chưa được nghiên cứu chi tiết

Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu với nội dung “Tổng hợp vật liệu nano bạc trên nền Fe3O4 sử dụng dịch chiết lá sả chanh và ứng dụng làm chất xúc tác cho phản ứng khử chất màu rhodamine B”

2 Đối tượng nghiên cứu

3 Mục tiêu nghiên cứu

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Nghiên cứu lý thuyết

- Tiến hành thu thập, tổng hợp tài liệu liên quan đến thành phần hóa học của lá sả chanh; nghiên cứu các phương pháp chiết tách, thu hồi dịch chiết thực vật; phương pháp tổng hợp xanh tổng hợp các kim loại ở dạng nano;

- Tiến hành thu thập, tổng hợp nhiều nguồn tài liệu, các bài báo khoa học đã được

- Nghiên cứu và tìm hiểu thông tin liên quan đến phản ứng khử rhodamine B bằng

xúc tác đã được nghiên cứu cũng như tác dụng của chúng

4.2 Nghiên cứu thực nghiệm

- Phương pháp chưng ninh, sử dụng dung môi nước để thu dịch chiết nước lá sả chanh

- Phương pháp quang phổ hấp thụ phân tử UV-Vis để phân tích và xác định nồng

độ chất màu rhodamine B

- Phương pháp đo XRD, EDX, SEM để phân tích và xác định các đặc trưng lý hóa

Trang 14

của vật liệu Ag/Fe3O4 được tạo thành

5 Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

Cung cấp thêm thông tin tư liệu về phương pháp hóa học xanh tổng hợp vật liệu

Từ vật liệu dễ kiếm, chi phí thấp, từ đó điều chế được vật liệu có hoạt tính xúc tác tốt cho phản ứng khử rhodamine B, đồng thời dễ dàng thu hồi và tái sử dụng, có thể ứng

dụng trong xử lý nước thải để giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước

6 Bố cục luận văn

Ngoài phần mở đầu, kí hiệu các chữ viết tắt, danh mục các bảng, hình, đồ thị, sơ

đồ, kết luận và kiến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục Khóa luận được chia làm các chương như sau:

Chương 1 TỔNG QUAN

Chương 2 THỰC NGHIỆM

Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

Trang 15

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN 1.1 Tổng quan về vật liệu

1.1.1 Giới thiệu sơ lược về nguyên tố bạc

Bạc (silver) đã được phát hiện từ thời tiền sử, đây là một trong những kim loại quý

và được sử dụng rộng rãi, có vai trò quan trọng trong nền văn minh của loài người

Từ hàng nghìn năm trước Công nguyên, bạc được tìm thấy dưới dạng khoáng vật trong tự nhiên thường dùng để làm tiền tệ và trang sức quý giá Nó cũng được sử dụng trong y học cổ đại với tác dụng chống khuẩn và làm thuốc trị bệnh [9]

Trong thời kỳ Trung cổ, kim loại này tiếp tục được sử dụng làm tiền tệ và trang sức, đặc biệt là tại các quốc gia châu Âu Bạc đã trở thành một phần quan trọng của thương mại quốc tế thông qua con đường Tây Á và Tây Âu, giúp thúc đẩy sự phát triển của thương mại và kinh tế

Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, bạc vẫn tiếp tục được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Sự có mặt của vật liệu này không chỉ làm đồ trang sức, ứng dụng trong y học còn được phát triển trong công nghệ điện tử, pin năng lượng mặt trời đặc biệt, với

sự phát triển khoa học kĩ thuật hiện nay công nghệ nano đã và đang trở thành xu hướng mới Bạc nano là một trong những lĩnh vực nghiên cứu phát triển nhanh chóng với nhiều tiềm năng trong tương lai

Bạc kí hiệu là Ag, có khối lượng mol nguyên tử là 107,87 g/mol Kim loại Ag nằm

ở ô thứ 47, chu kì 5, phân nhóm phụ nhóm IB trong bảng hệ thống tuần hoàn, có cấu hình

xuất hiện trong tự nhiên có thể ở dạng nguyên chất như bạc tự sinh, hay ở dạng hợp kim với vàng và các kim loại khác, hoặc ở trong các khoáng vật như argentite và chlorargyrite [9]

Bạc thuộc nhóm kim loại chuyển tiếp là có màu ánh kim trắng bóng, có độ mềm, đàn hồi, dễ uốn và thay đổi hình dạng (cứng hơn so với vàng) Bạc dẫn điện tốt nhất trong tất cả các kim loại nhưng do chi phí vật liệu cao nên nó không được sử dụng rộng rãi để chế tạo dây dẫn điện như đồng Bạc nguyên chất có độ dẫn nhiệt cao nhất, màu trắng nhất,

độ phản xạ cao nhất (mặc dù nó phản xạ tia cực tím rất kém) và có điện trở thấp nhất trong tất cả các kim loại [2]

Kết tinh của kim loại bạc ở dạng lập phương tâm diện, có bán kính nguyên tử là

Trang 16

Kim loại bạc được dùng trong công nghiệp làm chất dẫn và tiếp xúc, tráng gương

và trong điện phân của các phản ứng hóa học Các hợp chất của nó còn được sử dụng rộng rãi trong phim ảnh Trong y học bạc nitrat loãng dùng làm chất kháng khuẩn, nó có

học cao và có thể tiêu diệt vi khuẩn trong ống nghiệm ở nồng độ đủ [16] Trong vi mạch của một số linh kiện điện tử có mặt kim loại này vì cần tính dẫn điện cao của bạc Bên cạnh đó, thuộc tính xúc tác của bạc làm cho nó trở nên lý tưởng để sử dụng như một chất xúc tác trong các phản ứng oxi hóa - khử ví dụ việc sản xuất formaldehyde từ methanol

và không khí bằng các tấm lọc bằng bạc hay các chất kết tinh chứa tối thiểu 99,95% bạc theo trọng lượng

Hiện nay, phương pháp tổng hợp nano bạc với dịch chiết từ thực vật là một phương pháp đáng chú trọng trong lĩnh vực xúc tác khử [14], nó mang lại nhiều ưu điểm về tính bền vững và không độc hại, phù hợp với yêu cầu của nhiều ứng dụng trong ngành công nghiệp và y học Dịch chiết thường được lấy từ các thực vật có chứa các chất khử tự nhiên như flavonoid, polyphenol, acid hữu cơ hoặc các hợp chất tổng hợp chứa các nhóm chức năng có khả năng khử Các phương pháp trích xuất dịch chiết có thể bao gồm sử dụng dung môi hữu cơ hoặc nước để chiết tách các chất có hoạt tính từ nguyên liệu ban đầu

Dịch chiết từ thực vật hoặc hợp chất khử được sử dụng như chất khử để khử ion

trong dung dịch, với các hạt nano bạc được hình thành dưới dạng các hạt đồng nhất hoặc cấu trúc nano phức tạp hơn, tùy thuộc vào điều kiện phản ứng và thành phần của dịch chiết [12,14]

Nano bạc được tổng hợp bằng phương pháp này thường có khả năng xúc tác khử cao Chúng có thể được sử dụng trong nhiều ứng dụng khác nhau như khử chất hữu cơ,

Trang 17

khử NOx trong khí thải xe hơi, hay khử các chất độc hại trong môi trường Bên cạnh đó còn có khả năng làm xúc tác cho các phản ứng oxi hóa khử như oxi hóa chất hữu cơ hoặc trong quá trình sản xuất chất đồng hóa [14]

Trong tổng hợp vật liệu nano bạc sử dụng dịch chiết, việc sử dụng các chất khử tự nhiên từ thực vật hoặc hợp chất tổng hợp có tính khử cao giúp tạo ra nano bạc có tính chất xúc tác ưu việt và có thể ứng dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau

1.1.2 Giới thiệu sơ lược về Fe3O4

oxygen được sắp xếp tạo thành 2 loại lỗ hổng: loại thứ nhất là lỗ hổng tứ diện (nhóm A) được giới hạn bởi 4 ion oxygen, loại thứ hai là lỗ hổng bát diện (nhóm B) được giới hạn

Trong phòng thí nghiệm, oxide sắt từ thường được điều chế dưới dạng bột màu

Có nhiều phương pháp chế tạo hạt nano oxide sắt từ tính [6] như:

+ Phương pháp đồng kết tủa: cho phép tạo ra các hạt nano từ tính có kích thước và

tổng hợp bằng phương pháp này có kích thước từ vài nanomet đến vài chục nanomet, đồng thời đảm bảo được tính đồng nhất hóa học và hoạt tính cao của sản phẩm tạo thành Phương pháp này có ưu điểm nổi trội như: quy trình đơn giản, phản ứng xảy ra nhanh, có thể tạo ra hạt có độ đồng nhất và độ phân tán cao Tuy nhiên, phương pháp này có nhược điểm là sản phẩm hạt nano tạo thành có độ từ hóa thấp và dễ bị kết tụ

+ Phương pháp nghiền: Vật liệu từ tính được nghiền cùng với chất hoạt động bề mặt (acid oleic, ) và dung môi (dầu, n-hexan, ) Ở đây, chất hoạt động bề mặt giúp quá trình nghiền trở nên dễ dàng và ngăn các hạt kết tụ lại với nhau Sản phẩm nghiền trải qua quá trình tách hạt rất phức tạp để thu được các hạt tương đối đồng đều

Trang 18

+ Phương pháp điện hóa: được dùng để chế tạo hạt nano oxide sắt từ với kích thước hạt nano từ 3-8 nm, được điều khiển bằng cách thay đổi mật độ dòng điện phân Dung dịch điện hóa được sử dụng là dung dịch hữu cơ, sự phân tán của các hạt nano nhờ vào các chất hoạt hóa bề mặt dương Nhược điểm của phương pháp này là quá trình chế tạo hạt khá phức tạp và hiệu suất không cao như các phương pháp khác nên ít được nghiên cứu

1.1.3 Giới thiệu sơ lược về vật liệu Ag/Fe3O4

Bên cạnh các nghiên cứu về hạt nano kim loại riêng rẽ, các tổ hợp hạt nano kim

tâm rất lớn của các nhà khoa học trên thế giới, đặc biệt trong các lĩnh vực điện tử, y sinh

và môi trường Tổ hợp của hai hay nhiều vật liệu ở kích thước nano không những có khả năng kết hợp và phát huy được tối đa những tính năng ưu việt của từng loại vật liệu mà còn có thể hạn chế được những nhược điểm của chúng khi hoạt động riêng lẻ [5,13]

2 dạng cấu trúc chính:

Hình 1.1 Sơ đồ vật liệu composite lai hoá dị thể AgNPs - Fe 3 O 4 NPs

Nhóm tác giả Guihuan Xing đã đưa ra mô hình hóa về cấu trúc lai hóa dị thể của

nhân và cũng hứa hẹn khả năng diệt tế bào ung thư bằng phương pháp làm nóng Plasmon

bởi lực hút Van der Waals, hoặc liên kết hóa học quyết định bởi các nhóm chức năng của lớp polymer bao quanh các hạt nano

- Vật liệu nanocomposite cấu trúc lõi – vỏ

tác giả Begum Akduman chế tạo thành công vật liệu nanocomposite cấu trúc lõi – vỏ với

Trang 19

nhân nano Fe3O4 bọc bởi lớp vỏ Ag biến tính với N-axetyl cystein, kích thước khoảng

mục đích ứng dụng mạnh tính chất của nano Ag như tăng khả năng diệt khuẩn, hoặc ứng dụng Plasmon bề mặt [5]

bằng phương pháp thủy nhiệt một giai đoạn Sản phẩm được xác định có kích thước khoảng 200 nm, lớp lõi Ag có kích thước từ 50 - 100 nm Vật liệu có khả năng xúc tác khử 4-nitrophenol và có thể tái sử dụng nhiều lần [5]

có tính chất đặc trưng rõ rệt của AgNPs, như tính chất plasmon bề mặt hay tính kháng

của vật liệu sẽ giảm đi rõ rệt

+ Tính chất từ: Do tương tác với các thành phần khác nhau trong nanocomposite,

bão hòa cao, phân bố siêu dị hướng) có thể bị thay đổi, theo hướng tăng lên hoặc giảm

đi, tùy thuộc vào cấu trúc của composite Nhóm tác giả Xueping Zhang đã công bố hệ

phân hủy rhodamine B và có thể tái sử dụng nhiều lần [5]

+ Tính chất quang: Do AgNPs trong nanocomposite tổ hợp tương tác với

chuyển dịch này được giải thích do những thay đổi về SRP trên bề mặt AgNPs khi có mặt

+ Tính kháng khuẩn: Nhóm tác giả Ping Gong và nhóm tác giả Bhupendra đã chỉ

ra rằng nanocomposite tổ hợp vẫn giữ được khả năng ức chế trên các dòng vi khuẩn và

trên dòng vi khuẩn gram (-) so với thành phần AgNPs dạng tự do [5]

Trang 20

Nhóm tác giả Jiang Jiang đã chế tạo thành công hệ thể dị hai pha Fe3O4 - Ag nanocomposite, bước đầu thử nghiệm thành công trong đánh dấu sinh học tế bào, làm

giàu trong các kít thử miễn dịch, dựa trên tính chất siêu thuận từ của vật liệu [5]

Waals, đồng thời chịu chi phối bởi các mắt mạng trong hệ polymer, nên sự đồng nhất

AgNPs phân tán đồng nhất có thể kết hợp tốt nhất tính chất của cả hai thành phần, ứng dụng hiệu quả làm hệ điều trị đa chức năng [13]

Một số phương pháp tổng hợp đã được nghiên cứu về loại vật liệu lai này:

màu nâu được tách ra và rửa sạch, tiếp tục được biến tính bề mặt bằng N-axetyl cystein Bằng các phương pháp phân tích hóa lý: (phương pháp TEM, SEM, XRD), nhóm tác giả

Nhóm nghiên cứu của R Prucek đã công bố kết quả nghiên cứu cấu trúc nano tổ

pháp khử hóa học các ion bạc bởi maltose trong sự có mặt của pha từ và các phân tử polyacrylate Cấu trúc nano tổ hợp này có hoạt tính diệt khuẩn và diệt nấm được tăng

và tái sử dụng cao [5]

càng rộng rãi, đặc biệt trong lĩnh vực xúc tác, môi trường và y sinh Qua một số báo cáo

phương pháp hóa học xanh sử dụng dịch chiết lá sả chanh và ứng dụng làm chất xúc tác cho việc xử lý nước thải dệt nhuộm là hướng nghiên cứu tiềm năng

Trang 21

1.2 Tổng quan về cây sả chanh

1.2.1 Đặc điểm cây sả chanh

Tên gọi tiếng Việt: Sả chanh, Cỏ sả, Cỏ chanh, Hương mao

Tên tiếng Anh: Lemongrass, Oil grass, Citronella grass

Tên khoa học: Cymbopogon Citratus Stapf

Bộ: Poales

Họ: Poaceae

Chi: Cymbopogon

Loài: Cymbopogon Citratus

Sả chanh (Cymbopogon Citratus) là một loại thảo mộc ở vùng nhiệt đới bắt nguồn

từ Ấn Độ và Sri Lanka Cây sả chanh là loại cây mọc thành bụi, cao từ 0,5 – 1,8 m Bẹ lá

và chồi thân cây thường có màu tía đến trắng xanh Phiến lá thon dài, hẹp, mép lá hơi nhám, đầu lá nhọn hơi rủ xuống, có màu xanh sáng và có mùi thơm nhẹ Bẹ lá cuốn chặt vào nhau, không có lông nhưng có sọc dọc Hoa mọc thành nhiều cụm nhỏ không cuống [3]

Hình 1.2 Cây sả chanh Hình 1.3 Củ sả chanh

Sả chanh chịu hạn tốt nhưng chịu nhiệt kém Loài thực vật này được phân bố rộng rãi ở các nước nhiệt đới và cận nhiệt đới, thích hợp với khí hậu ẩm ướt, điều kiện đầy đủ ánh sáng [3,9] Ở nước ta cây sả chanh được trồng hầu hết khắp cả nước, trên các vùng đồn điền, trang trại, vườn nhà hộ dân Sả chanh còn được trồng nhiều ở một số nước Nam

Mỹ và Đông Nam Á

Trang 22

1.2.2 Thành phần hóa học của lá cây sả chanh

Tinh dầu sả chanh là chất lỏng có màu vàng nhạt, thơm mùi sả Có tỉ lệ 1-2 % tinh dầu trong lá, với thành phần chủ yếu là citral (khoảng 65-85 %) và các thành phần khác (nerol geraniol, citronellal, terpinolen, geranyl acetat và methylheptenon) thay đổi tuỳ theo từng loại sả Sả có mùi đặc trưng là do thành phần metylheptenon có trong tinh dầu Flavonoid (luteolin, isoorientin 2’-O-rhamnoside, quercetin, kaempferol và apiginin) [10]

Thành phần hóa học và tỉ lệ phần trăm các hợp chất chứa trong dịch chiết lá sả chanh được trình bày ở Bảng 1.2 [9]

Bảng 1.2 Thành phần hóa học của lá sả chanh

Sả chanh được sử dụng rất phổ biến trong đời sống hằng ngày Trong ẩm thực và

đồ uống nó được dùng để tạo mùi và hương vị Trong y học dân gian để điều trị một số vấn đề sức khỏe như cảm lạnh, đau đầu, đầy hơi, nôn mửa và khó tiêu thì hương thơm của sả cũng có thể giúp giảm căng thẳng và lo lắng Tinh dầu sả, dùng trừ muỗi, khử mùi tanh hôi, dùng xoa ngoài chống cúm phòng bệnh truyền nhiễm Tinh dầu sả còn dùng trong công nghiệp chất thơm, làm nước hoa, xà phòng thơm…

Ngoài ra, trong một vài nghiên cứu gần đây cho thấy dịch chiết lá sả chanh chứa các tác nhân khử được sử dụng để tổng hợp các nano kim loại [3,9]

Năm 2013, Lương Thị Tú Uyên cùng nhóm nghiên cứu của mình đã tổng hợp

chất kháng khuẩn [9]

Năm 2014, Tăng Trung Kiên cùng với cộng sự đã nghiên cứu thành công nano đồng bằng dịch chiết lá sả và ứng dụng làm chất kháng khuẩn [3]

Trang 23

1.3 Tổng quan về chất màu rhodamine B

1.3.1 Đặc điểm cấu tạo

Rhodamine B là một hợp chất hóa học viết tắt là (RhB), là một thành phần được

sử dụng chủ yếu trong phẩm nhuộm công nghiệp

Phân tử khối là 479,02 g/mol

Màu sắc: Basic Violet 10; Brilliant Pink B

Công thức cấu tạo của rhodamine B:

Hình 1.4 Cấu tạo của Rhodamine B 1.3.2 Tính chất và độc tính

Ở nhiệt độ phòng, rhodamine B tồn tại ở dạng rắn, màu đỏ được sử dụng nhiều trong công nghiệp dệt nhuộm Tinh thể rhodamine B khó tan trong nước lạnh và ethanol, khi đun nóng thì tan dễ hơn, khi hòa tan vào nước hình thành dung dịch có màu đỏ Trong môi trường nước, RhB tồn tại ở dạng cation, hấp thụ ánh sáng trong vùng khả kiến (400

- 700 nm), cực đại hấp thụ tại bước sóng 554 nm

RhB không có trong danh mục phụ gia thực phẩm và không được phép sử dụng Các cơ sở sản xuất đã sử dụng để nhuộm màu hạt dưa và các thực phẩm khác Rhodamine

B được coi là có độc tính vừa phải Trong điều kiện bình thường, nó thường không gây

ra nguy hiểm nếu tiếp xúc ngắn hạn Tuy nhiên, nếu được tiêu thụ hoặc tiếp xúc với lượng lớn trong thời gian dài, Rhodamine B tích lũy lâu dài sẽ gây ung thư Chất này tạo màu

đỏ nhưng chúng là hóa chất độc hại với sức khỏe con người Rhodamine là chất có nhiều gốc như: Rhodamine A, Rhodamine B, Rhodamine C, Rhodamine S nhưng đặc điểm của

nó là cho màu đỏ đẹp và bền Còn với Rhodamine B tổng hợp có một hoặc nhiều vòng

Ngày đăng: 04/12/2024, 10:37

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w