1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực Trạng Kiến Thức Thái Độ Thực Hành Dự Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Của Sinh Viên Nữ Tại Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định Năm 2024.Pdf

77 3 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thực Trạng Kiến Thức, Thái Độ, Thực Hành Dự Phòng Ung Thư Cổ Tử Cung Của Sinh Viên Nữ Tại Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định Năm 2024
Tác giả Trần Thị Linh
Trường học Trường Đại Học Điều Dưỡng Nam Định
Chuyên ngành Y Học Dự Phòng
Thể loại luận văn thạc sĩ y học
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thái Bình
Định dạng
Số trang 77
Dung lượng 1,45 MB

Nội dung

Ung thư cổ tử cung (CTC) là bệnh lý trong đó các tế bào ở cổ tử cung (phần dưới của tử cung) phát triển quá mức kiểm soát của cơ thể. Năm 2022, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phổ biến thứ tư ở phụ nữ trên toàn cầu, ước tính có khoảng 662 000 ca mắc mới và 348 000 ca tử vong [1]. Khoảng 94% số ca mắc mới và tử vong trên toàn thế giới vào năm 2022 xảy ra ở các nước có thu nhập thấp và trung bình [2]. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở các nước nghèo, nơi chẩn đoán bệnh muộn khiến tiên lượng bệnh kém. Việc áp dụng sàng lọc định kỳ làm giảm trường hợp mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, nhưng phần lớn được thực hiện các nước phát triển. Hầu hết các nước đang phát triển đều không sàng lọc hoặc công tác sàng lọc tỏ ra nhiều hạn chế. 85% gánh nặng toàn cầu xảy ra ở các nước đang phát triển[3]. Tỷ lệ sống sót 5 năm của người phụ nữ có ung thư cổ tử cung xâm lấn là 91%. Nếu ung thư cổ tử cung lan ra những mô xung quanh hoặc các cơ quan, tỷ lệ sống sót 5 năm là 60%. Nếu ung thư di căn xa, tỷ lệ sống sót 5 năm là 19%. [4] Tại Hoa Kỳ, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến thứ 3 và là bệnh ung thư phổ biến thứ 15 ở phụ nữ. Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 50; nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi. Năm 2021, ước tính có khoảng 295.748 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tại Hoa Kỳ[5] . Trên thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung cao hơn ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình; tỷ lệ này cao nhất ở châu Phi cận Sahara. Ở phụ nữ, đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở 23 quốc gia và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở 36 quốc gia [6]. Ước tính ở Hoa Kỳ số ca mắc mới năm 2022 khoảng 14100 trường hợp và tử vong do ung thư cổ tử cung là 4.280.

Trang 1

+

BỘ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ

TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI BÌNH

TRẦN THỊ LINH

THỰC TRẠNG KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ, THỰC HÀNH

DỰ PHÒNG UNG THƯ CỔ TỬ CUNG CỦA SINH VIÊN NỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐIỀU DƯỠNG NAM ĐỊNH

NĂM 2024

LUẬN VĂN THẠC SỸ Y HỌC Chuyên ngành: Y học dự phòng

THÁI BÌNH, NĂM 2024

Trang 2

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT

CBCNV Cán bộ công nhân viên

CIN Ung thư nội biểu mô cổ tử cung

HPV Human Papiloma Virus

(Vi rút gây ung thư cổ tử cung ở người) IARC Cơ quan Quốc tế nghiên cứu về Ung thư

KAP Kiến thức, thái độ, thực hành

QHTD Quan hệ tình dục

UTCTC Ung thư cổ tử cung

STD Sexually Transmitted Disease (Bệnh lây qua đường tình dục)

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC THUẬT NGỮ VÀ CHỮ VIẾT TẮT i

MỤC LỤC ii

DANH MỤC CÁC BẢNG Lỗi! Thẻ đánh dấu không được xác định ĐẶT VẤN ĐỀ 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cổ tử cung 3

1.2 Khái niệm ung thư cổ tử cung 4

1.3 Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung 5

1.4 Một số đặc điểm và con đường lây truyền của virut HPV 6

1.4.1 Một số đặc điểm của virut HPV 6

1.4.2 Các đường lây truyền và hậu quả do nhiễm HPV 7

1.5 Tình hình nhiễm HPV 8

1.5.1 Tình hình nhiễm HPV trên thế giới 8

1.6 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc-xin HPV 10

1.7 Một số nghiên cứu về KAP về phòng chống UTCTC 11

1.7.1 Nghiên cứu trên thế giới 11

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15

2.1 Điạ điểm: 15

2.2 Thời gian nghiên cứu: 15

2.3 Đối tượng nghiên cứu: 15

2.4 Thiết kế nghiên cứu: 15

2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu: 16

2.6 Phương pháp chọn mẫu: 16

Trang 4

2.7 Các biến số, chỉ số nghiên cứu: 17

2.7.1 Biến số: Mô tả kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024 17

2.7.2 Biến số: Phân tích các yếu tố liên quan đến kiến thức, thái độ và thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024 21

2.8 Tiêu chí đánh giá 22

2.8.1 Đánh giá về kiến thức HPV, bệnh UTCTC và vắc xin phòng UTCTC 22

2.8.2 Thái độ về HPV và vắc xin phòng UTCTC 23

2.8.3 Thực hành về tiêm phòng vắc xin phòng UTCTC 24

2.9 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu 24

2.10 Các sai số và cách khống chế sai số 24

2.11 Xử lý số liệu: 25

2.12 Đạo đức nghiên cứu 25

CHƯƠNG 3 26

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 26

CHƯƠNG 4: DỰ KIẾN BÀN LUẬN 46

DỰ KIẾN KẾT LUẬN 48

DỰ KIẾN KHUYẾN NGHỊ 50

TÀI LIỆU THAM KHẢO 51

PHỤ LỤC 1 58

PHỤ LỤC 2: 69

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang 6

Đây là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong do ung thư ở các nước nghèo, nơi chẩn đoán bệnh muộn khiến tiên lượng bệnh kém Việc áp dụng sàng lọc định

kỳ làm giảm trường hợp mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung, nhưng phần lớn được thực hiện các nước phát triển Hầu hết các nước đang phát triển đều không sàng lọc hoặc công tác sàng lọc tỏ ra nhiều hạn chế 85% gánh nặng toàn cầu xảy ra ở các nước đang phát triển[3] Tỷ lệ sống sót 5 năm của người phụ nữ có ung thư cổ tử cung xâm lấn là 91% Nếu ung thư cổ tử cung lan ra những mô xung quanh hoặc các cơ quan, tỷ lệ sống sót 5 năm là 60% Nếu ung thư di căn

xa, tỷ lệ sống sót 5 năm là 19% [4]

Tại Hoa Kỳ, ung thư cổ tử cung là bệnh ung thư phụ khoa phổ biến thứ 3 và

là bệnh ung thư phổ biến thứ 15 ở phụ nữ Tuổi trung bình khi chẩn đoán là 50;

nó thường được chẩn đoán ở phụ nữ từ 35 đến 44 tuổi Năm 2021, ước tính có khoảng 295.748 phụ nữ mắc bệnh ung thư cổ tử cung tại Hoa Kỳ[5] Trên thế giới, tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung cao hơn ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình; tỷ lệ này cao nhất ở châu Phi cận Sahara Ở phụ nữ, đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở 23 quốc gia và là nguyên nhân gây tử vong do ung thư hàng đầu ở 36 quốc gia [6] Ước tính ở Hoa Kỳ số ca mắc mới năm 2022 khoảng 14100 trường hợp và tử vong do ung thư cổ tử cung là 4.280

Tại Việt Nam, ung thư cổ tử cung xếp thứ 12 trong số ca mắc mới năm 2020, với 4132 ca, chiếm 2,3% số ca ung thư mắc mới; và xếp thứ 12 trong số ca tử vong năm 2020, với 2223 ca, chiếm 1,8% số ca tử vong do ung thư[1] Đây là loại ung thư phổ biến ở phụ nữ Việt Nam, với khoảng 14 ca mắc mới mỗi ngày

Trang 7

Ở nước ta cứ 100.000 phụ nữ có 20 người mắc ung thư cổ tử cung và có 11 người tử vong [7]

Phần lớn người bệnh đến khám và điều trị khi bệnh đã ở giai đoạn muộn Trong khi đó, căn bệnh này hoàn toàn có thể tầm soát, phát hiện sớm, điều trị hiệu quả Nhiều nghiên cứu cho thấy, nhiễm HPV là nguyên nhân hàng đầu gây ung thư cổ tử cung, đặc biệt là các tuýp vi rút có nguy cơ cao gây ung thư như HPV 16,18 Tỷ lệ nhiễm HPV ở các bệnh nhân bị ung thư cổ tử cung lên đến hơn 95% Chính vì vậy, để phòng tránh ung thư cổ tử cung, Bộ Y tế khuyến cáo tiêm vaccine HPV cho trẻ gái trong độ tuổi 9 - 45 tuổi Tiêm vaccine là biện pháp dự phòng chủ động nhằm phòng ngừa lây nhiễm các chủng HPV nguy cơ cao, từ đó phòng ngừa ung thư cổ tử cung và các bệnh ung thư khác liên quan đến HPV muộn Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc thiếu kiến thức về HPV cũng như vắc-xin HPV ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vắc-xin của thanh thiếu niên [8, 9] Nghiên cứu của tác giả Najafi Sharjabad cho thấy, cứ tăng một điểm kiến thức thì khả năng chấp nhận tiêm vắc-xin cao hơn 15,0% và tăng một điểm thái độ thì khả năng chấp nhận tiêm vắc-xin cao hơn 16,0% [10] Vì vậy, việc nâng cao kiến thức, thái độ về vắc-xin và việc tiêm phòng là điều cần thiết Tuy nhiên, tại Việt Nam chưa có nhiều nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ về vắc-xin HPV ở sinh viên, đặc biệt là sinh viên ngành khoa học sức khỏe

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là một nôi đào tạo điều dưỡng tương lai của đất nước Phần lớn theo học tại nhà trường là các sinh viên nữ Để nâng cao hiểu biết cho sinh viên về vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên

cứu sau:” Thực trạng kiến thức, thái độ, thực hành dự phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024”

với mục tiêu sau:

1 Mô tả kiến thức, thái độ về phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

2 Mô tả thực trạng tiêm vacxin và xác định một số yếu tố liên quan đến phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

Trang 8

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Đặc điểm giải phẫu, sinh lý cổ tử cung

Cổ tử cung là một phần của hệ sinh dục nữ, dài khoảng 2–3cm (0,8–1,2 in)[11] CTC có hình nón cụt, có âm đạo bám vào chia CTC thành 2 phần: Phần trong âm đạo và phần trên âm đạo Cổ tử cung có lớp niêm mạc lót bên trong, có lớp cơ trơn dày, phía sau phần trên âm đạo cổ tử cung có lớp thanh mạc cấu tạo bởi mô liên kết và phúc mạc bên trên

Ống cổ tử cung rất khác nhau về chiều dài và chiều rộng giữa các phụ nữ hoặc trong suốt cuộc đời của phụ nữ[11]

Bạch huyết cổ tử cung sau và cổ tử cung ngoài chảy dọc theo các động mạch tử cung đến các hạch chậu trong và cuối cùng là đến các hạch cạnh động mạch chủ, còn bạch huyết phần sau của cổ tử cung chạy vào đến các hạch bạch huyết bịt và hạch bạch huyết trước xương cùng[12] Tuy nhiên, ở một số người

có những biến thể khi dẫn lưu bạch huyết từ cổ tử cung đi đến các nhóm khác nhau của hạch vùng chậu Điều này có ý nghĩa trong việc tìm và phát hiện hạch liên quan đến ung thư cổ tử cung

Phía ngoài CTC được bao phủ bởi biểu mô lát tầng (biểu mô kép dẹt gai) giống biểu mô âm đạo nhưng không có nếp gấp Ống CTC được phủ bởi biểu

mô trụ với tế bào cao, tiết dịch nhầy và có nhiều rãnh gồ ghề Vùng tiếp giáp giữa biểu mô lát và biểu mô trụ gọi là vùng chuyển tiếp Phía dưới vùng chuyển tiếp có những tế bào dự trữ, các tế bào này có khả năng tăng sinh và biệt hóa thành biểu mô lát tầng hoặc biệt hóa thành biểu mô trụ, nhằm mục đích tái tạo lại các tổn thương ở CTC

Bình thường pH dịch CTC kiềm nhẹ (7 - 7,5), dịch âm đạo có tính acid nhẹ

và thay đổi từ 3,8 - 4,6 nhờ trực khuẩn doderlin có trong âm đạo chuyển glycogen thành acid lactic Với các môi trường pH này có khả năng bảo vệ niêm mạc âm đạo và CTC, chống lại các tác nhân gây bệnh từ bên ngoài [13]

Trang 9

1.2 Khái niệm ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung (tiếng Anh là Cervical Cancer) là bệnh lý ác tính của tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy) hoặc tế bào biểu mô tuyến cổ tử cung phát triển bất thường dẫn đến hình thành các khối u trong cổ tử cung Các khối u này nhân lên một cách mất kiểm soát, xâm lấn và tác động đến các cơ quan xung quanh, thường gặp nhất là di căn đến phổi, gan, bàng quang, âm đạo và trực tràng Một vài thuật ngữ được dùng để mô tả những thay đổi tiền ung thư, bao gồm ung thư cổ tử cung trong biểu mô (Cervical Intraepithelial Neoplasia - CIN), tổn thương biểu mô vảy (Squamous Intraepithelial Lesion - SIL), và chứng loạn sản Những thay đổi này có thể được phát hiện bằng xét nghiệm PAP

và điều trị kịp thời để ngăn ngừa ung thư tiến triển Hầu hết các ung thư cổ tử cung bắt nguồn từ biểu mô vảy (90%), tiếp đến là biểu mô tuyến Cũng có thể gặp các thể khác của ung thư cổ tử cung như: dạng hỗn hợp biểu mô tuyến và vảy; sarcoma tử cung…

Các khối u ác tính ở CTC có thể di căn và phá hủy các bộ phận khác của cơ thể [14] UTCTC hình thành trong mô CTC do nhiễm vi rút sinh u nhú ở người, HPV Nhiễm HPV là nguyên nhân cần thiết gây UTCTC sau lần nhiễm đầu tiên, khoảng 5-10% có thể hình thành các biến đổi [14] Phụ nữ bị nhiễm HPV nguy cơ cao và phối hợp thêm các nguy cơ khác, tổn thương ban đầu có thể tồn tại và tiến triển trong 10 - 20 năm để hình thành UTCTC với hệ miễn dịch bình thường và chỉ 5-10 năm nếu bị suy giảm miễn dịch

Trang 10

Hình 1.1: Hình ảnh ung thư CTC (Nguồn từ Dược diển Việt Nam)

1.3 Các yếu tố nguy cơ của ung thư cổ tử cung

Nhiễm vi rút HPV (Human Papilloma Virus – Vi rút sinh u nhú ở người):

là một họ gồm hơn 150 týp (chủng loại) vi rút Trong đó HPV 16 gây ra khoảng 60% các trường hợp ung thư cổ tử cung HPV 18 khoảng 10% trường hợp Mỗi loại HPV nguy cơ cao khác liên quan đến ung thư dưới 5% các trường hợp Quan hệ tình dục sớm: những tế bào bao phủ cổ tử cung ( tế bào biểu mô

cổ tử cung) chỉ được hoàn thiện đầy đủ sau tuổi 18, quan hệ tình dục sớm làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, HIV, và HPV, góp phần tăng nguy cơ xuất hiện ung thư cổ tử cung.Ngoài ra quan hệ tình dục sớm, quan hệ nhiều người, sinh nhiều con cũng là một trong những yếu tố nguy cơ cao gây UTCTC

Hút thuốc lá: chủ động hay bị động đều đã được chứng minh có liên quan đến sự phát sinh của ung thư cổ tử cung hay bệnh lí mạn tính như đái tháo đường,… và hội chứng suy giảm miễn dịch HIV

Sử dụng thuốc tránh thai đường uống lâu dài (hơn 5 năm) có thể làm tăng nguy cơ mắc ung thư cổ tử cung ở những phụ nữ nhiễm HPV, nguy cơ giảm xuống sau khi ngừng sử dụng thuốc

Trang 11

1.4 Một số đặc điểm và con đường lây truyền của virut HPV

1.4.1 Một số đặc điểm của virut HPV

Trang 12

Các protein mã hóa bởi E6 và E7 là các protein sẽ gắn với các thành tố p53 và pRb, có vai trò quyết định trong khả năng sinh ung thư của HPV

Tùy theo cơ quan đích, có 2 nhóm HPV:

- Nhóm HPV trên da có cơ quan đích là da bàn tay và bàn chân

- Nhóm HPV niêm mạc xâm nhiễm lớp tế bào trong cùng của niêm mạc môi, miệng, đường hô hấp và biểu mô sinh dục

Cho đến nay, đã có gần 120 loại HPV được xác định Mỗi loại có sự thích nghi cao với một loại biểu mô nhất định Trong các HPV tấn công niêm mạc sinh dục, các HPV có liên quan đến ung thư cổ tử cung và những tổn thương tiền ung thư nên có thể chia thành nhóm:

- Nhóm nguy cơ thấp gồm các type 6,11, 42, 43 và 44

- Nhóm nguy cơ cao gồm các HPV type: 16, 18, 31, 33, 34, 35, 39, 45, 51,

52, 56, 58, 59, 66, 68 và 70

Tuy có sự khác biệt về tần suất nhiễm các loại HPV giữa các vùng địa lý nhưng type 16 và type 18 thường là nguy cơ gây ung thư cổ tử cung ở hầu hết các nơi trên thế giới [18]

Phần lớn nhiễm HPV là lành tính Nhiễm HPV có thể tự khỏi nếu cơ thể

có đáp ứng miễn dịch tốt Ung thư cổ tử cung có thời gian phát triển dài, trung bình có khoảng từ 10 đến 15 năm tiến triển từ loạn sản đến ung thư Đây là khoảng thời gian thuận lợi cho việc tầm soát ung thư cổ tử cung, giúp phát hiện sớm và điều trị những tổn thương loạn sản cũng như ung thư giai đoạn sớm

1.4.2 Các đường lây truyền và hậu quả do nhiễm HPV

Đường lây truyền chủ yếu của HPV là qua đường tình dục khi người phụ

nữ còn trẻ [19], [20] Mặt khác, HPV còn lây truyền qua đường quan hệ tình dục

ở những người nam đồng tính, lưỡng tính và dị tính [21] Do đó, HPV thường cũng được tìm thấy trong đường sinh dục của nam và nữ có và không có tổn thương lâm sàng [22]

Virus HPV rất đề kháng với nhiệt và khi bị làm khô, do đó rất dễ lây nhiễm HPV cũng có thể lây truyền trực tiếp từ da qua da, qua niêm mạc miệng

và niêm mạc bộ phận sinh dục do vết thương hở ở bộ phận sinh dục, qua các

Trang 13

hành vi tình dục trong đó có sờ, chạm vào bộ phận sinh dục bằng tay hoặc bằng miệng của người bệnh sang người lành [23]

HPV còn có thể lây truyền qua các vật dụng như quần áo hay bề mặt tiếp xúc, tuy nhiên cơ chế lây truyền chưa rõ Một số tác giả cho rằng HPV có thể lây truyền từ mẹ sang con trong thời kỳ trước và sau sinh, tuy nhiên các trường hợp này hiếm gặp [24] Trong khi sinh ngã âm đạo của những thai phụ bị nhiễm HPV với tỷ lệ 32% trẻ được sinh ra từ mẹ bị nhiễm HPV có sự hiện diện của HPV trong khoang miệng của trẻ [25]

Nhiều nghiên cứu cũng chỉ ra rằng nhiễm HPV là yếu tố nguy cơ mắc một

số loại ung thư khác như ung thư âm đạo, âm hộ ở phụ nữ; ung thư dương vật ở nam giới hoặc ung thư da, tổ chức liên kết, vòm họng, trực tràng, hậu môn và hầu họng ở cả phụ nữ và nam giới [26], HPV còn có thể gây ra mụn cóc ở cơ quan sinh dục và mụn cơm ở họng, tay, chân Tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng u nhú gây tình trạng không thoải mái, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày, giảm chất lượng cuộc sống của người nhiễm HPV [27]

1.5 Tình hình nhiễm HPV

1.5.1 Tình hình nhiễm HPV trên thế giới

Theo số liệu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có trên 500.000 ca mắc mới và khoảng 250.000 ca tử vong do ung thư cổ tử cung Riêng tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương, cứ mỗi 2 phút lại có một phụ nữ qua đời vì căn bệnh này

Năm 2020, ung thư cổ tử cung ước tính chiếm khoảng 604.000 trường hợp ung thư mới mắc và 342.000 trường hợp tử vong trên toàn thế giới và là loại ung thư phổ biến thứ tư ở nữ giới [15]

Tỷ lệ mắc và tử vong do ung thư cổ tử cung cao hơn ở các nước có thu nhập thấp hoặc trung bình; tỷ lệ này cao nhất ở châu Phi cận Sahara Ở phụ nữ, đây là bệnh ung thư phổ biến nhất ở 23 quốc gia và là nguyên nhân gây tử vong

do ung thư hàng đầu ở 36 quốc gia [15]

Vi-rút gây u nhú ở người (HPV) gây bệnh truyền nhiễm do vi-rút phổ biến nhất ở đường sinh dục [28] Hơn 90,0% các trường hợp bị sùi mào gà ở người là

Trang 14

do nhiễm hai loại HPV6 và HPV11 và hơn 70,0% các trường hợp mắc ung thư

cổ tử cung ở nữ giới là do HPV16 và HPV18 gây ra [29]

Nhiễm HPV rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ Hiện tại, trên thế giới có khoảng 630 triệu người nhiễm HPV, trong đó phụ nữ mắc nhiều hơn nam giới [30] Trong 1 phân tích tổng hợp 194 nghiên cứu trên 1.016.719 phụ

nữ ở 5 châu lục trên thế giới [31] có kết quả tế bào học cổ tử cung bình thường, tác giả ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV chung là 11,7% (khoảng tin cậy (KTC) 95%: 11,6%-11,7%) Trong đó sự phân bố về tỷ lệ nhiễm khác nhau giữa các châu lục như Châu Mỹ Latinh và Caribbean 35,4%; Đông Phi 33,6%, Đông Âu 21,4%, Đông Nam Á 14% là những khu vực có tỷ lệ nhiễm HPV cao nhất Tuy nhiên,

có sự khác biệt đáng kể trong các ước tính, không chỉ giữa các khu vực mà còn giữa các quốc gia và giữa các nghiên cứu trong cùng khu vực

Theo báo cáo của ICO/IARC - Trung tâm thông tin về HPV và ung thư năm 2019 [22], tỷ lệ nhiễm HPV khác nhau ở các vùng trên thế giới Tỷ lệ nhiễm HPV chung trên thế giới ở phụ nữ có tế bào học cổ tử cung bình thường

là 3,8%; các nước Châu Phi 3,7% (KTC 95%: 3,5 - 4,1); Châu Mỹ 4,5% (KTC 95%: 4,4 - 4,6); Châu Á 3,4% (KTC 95%: 3,3 - 3,5); Châu Âu 3,8% (KTC 95%: 3,7 - 3,9); Châu Đại Dương 8,3% (KTC 95%: 7,4 -9,7)

Theo Laia Bruni [23] ghi nhận có 5 type HPV nhiễm phổ biến nhất trên thế giới thuộc nhóm nguy cơ cao là HPV16 (3,2%), HPV 18 (1,4%), HPV 52 (0,9%), HPV 31 (0,8%) và HPV 58 (0,7%) Tuy nhiên, mức độ phổ biến của từng chủng loại có khác nhau theo từng quốc gia và lãnh thổ

1.5.2 Tình hình nhiễm HPV ở Việt Nam

Tại Việt Nam, mỗi năm có đến 5000 ca mắc mới ung thư cổ tử cung, trong

đó có khoảng một nửa số ca gây tử vong Trung bình mỗi ngày, có 7 phụ nữ tử vong và 14 ca mắc mới vì căn bệnh này

Ung thư cổ tử cung là một trong 10 loại ung thư có số ca mắc mới và tử vong hàng đầu tại Việt Nam Theo Viện Ung thư Quốc gia ước tính rằng vào năm 2021, có 14.480 trường hợp ung thư cổ tử cung xâm lấn mới và 4290 trường hợp tử vong [16]

Trang 15

Tại Việt Nam tỷ lệ nhiễm HPV dao động 0,9 – 12% [32]; có sự khác biệt

về tỷ lệ nhiễm giữa các nhóm tuổi, vùng miền khác nhau cũng như ở những đối tượng phụ nữ khác nhau và khu vực cũng như tùy vào nghiên cứu tại cộng đồng hay bệnh viện Trần Thị Lợi [33] ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ thành phố

Hồ Chí Minh là 10,84%, tỷ lệ nhiễm HPV type nguy cơ cao chiếm 9,1% và 1,74% trường hợp nhiễm type nguy cơ thấp; nhiễm đơn type là 69,64%; nhiễm 2 type là 26,19%; nhóm HPV nguy cơ cao có type 16 chiếm 55,95%, type 18 là 38,1%, 11,13% là type 58; nhóm HPV nguy cơ thấp có type 11 chiếm tỷ lệ cao nhất 4,76% Theo Trần Ngọc Dung [34] tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ thành phố Cần Thơ là 6,64% trong đó tỷ lệ nhiễm HPV ở phụ nữ thành thị là 8,65%; ở phụ

nữ nông thôn là 4,4%; 100% phụ nữ nghiên cứu nhiễm type HPV nguy cơ cao, trong đó tỷ lệ phân bố các type HPV từ cao đến thấp là type 52 (29%), type 16 (16%), type 51 (13%); type 39 (8%), các type 18, 56, 58 đồng tỷ lệ 7%, type 35 chiếm 5%, các type còn lại từ 1-2% Phần lớn các phụ nữ nhiễm đơn type (83,53%) Lê Quang Vinh nghiên cứu ở cả 3 miền trong cả nước phát hiện được các loại HPV nguy cơ thấp bao gồm: 6, 11, 42, 43, 61, 62, 70, 71, 81 và các loại HPV thuộc nhóm nguy cơ cao là 16, 18, 31, 33, 35, 39, 45, 51, 52, 53, 56, 58,

59, 66 và 68 Cũng giống như kết quả của nhiều tác giả khác, tỷ lệ HPV 11 và 6

là phổ biến trong nhóm nguy cơ thấp và loại 16, 18 và 58 chiếm đa số trong nhóm nguy cơ cao Tỷ lệ PN chỉ nhiễm 1 loại HPV chiếm nhiều nhất (khoảng 50,4%), số nhiễm 2 loại là 22,9% và số nhiễm từ 3 loại trở lên chiếm 26,7% [35] Như vậy, 2 chủng HPV16 và HPV18 cũng là 2 chủng HPV phổ biến nhất như các nước khác trên thế giới Ngoài ra một số chủng HPV nguy cơ cao là HPV58, HPV52, HPV35, và HPV45 cũng được ghi nhận có tỷ lệ nhiễm cao ở

PN có viêm nhiễm CTC ở Việt Nam

Theo kế hoạch hành động quốc gia của Vụ Sức khỏe Bà mẹ trẻ em - Bộ Y

tế về việc dự phòng và kiểm soát ung thư cổ tử cung giai đoạn 2016- 2025 [36] ghi nhận tỷ lệ nhiễm HPV ở thành phố Hồ Chí Minh luôn cao gấp 4-5 lần so với

Hà Nội

1.6 Phòng ngừa ung thư cổ tử cung bằng vắc-xin HPV

Trang 16

Vắc-xin HPV đã được nghiên cứu và sản xuất nhằm bảo vệ và chống lại các loại vi rút lây truyền qua đường tình dục, điển hình là vi rút HPV gây mụn cơm sinh dục cũng như các chủng HPV nguy cơ cao là nguyên nhân phổ biến nhất gây tiền ung thư, ung thư

Một số loại vắc xin phòng ngừa HPV có sẵn trên toàn thế giới:

• Một vắc xin hai trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm phụ 16 và 18 (gây ra hầu hết các loại ung thư cổ tử cung): Cervarix của Bỉ

• Một vắc xin bốn trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm phụ 16 và 18 cộng với 6 và 11: Gardasil 4 của Mỹ

• Vắc xin 9-valent trong một bảo vệ chống lại các phân nhóm giống như vacxin 4 trong 1 cộng thêm phân nhóm 31, 33, 45, 52, và 58 (gây ra khoảng 15% ung thư cổ tử cung): Gardasil 9 của Mỹ

Phân nhóm phụ 6 và 11 gây > 90% số ca mụn cóc sinh dục nhìn thấy được Các vắc xin nhằm mục đích ngăn ngừa ung thư cổ tử cung nhưng không điều trị nó Vaccin HPV được khuyến nghị cho tất cả mọi người, để đảm bảo tính bảo vệ cao nhất của vacxin thì lý tưởng là tiêm trước khi họ quan hệ tình dục Độ tuổi tiêm vacxin từ 9 – 26 tuổi, đây được coi như một sự can thiệp tiết kiệm cuộc sống cho hàng triệu phụ nữ để ngăn ngừa một số loại nguy cơ cao thường xuyên của HPV Hiệu quả vắc xin đã được chứng minh kể từ 95% công tác phòng chống hiệu quả cho các tổn thương cổ tử cung đã được tài liệu tốt [37],[38],[39]

Chi phí tiêm vacxin tại nước ta hiện nay khá cao dao động 5,5 – 9 triệu cho 1 liệu trình Đây là một chi phí khá cao so với thu nhập của người dân Do

đó, mối quan tâm của phụ huynh do thiếu kiến thức và chi phí vắc xin HPV thường được coi là các rào cản cho việc sử dụng phổ biến chủng ngừa HPV [40] Vì vậy việc nâng cao kiến thức, hành vi của người dân là cần thiết để xây dựng một chương trình phòng ngừa HPV thành công trong tương lai

1.7 Một số nghiên cứu về KAP về dự phòng UTCTC

1.7.1 Nghiên cứu trên thế giới

Việc đánh giá về kiến thức, thái độ, thực hành về phòng chống UTCTC trên thế giới và trong khu vực đã được tiến hành tại một số quốc gia Đối tượng nghiên cứu tập trung chủ yếu độ tuổi 18-25 tuổi Kết quả đều cho thấy tỷ lệ hiểu biết, thực hành tiêm phòng HPV còn rất hạn chế

Trang 17

Ấn Độ là nước có tỷ lệ mắc UTCTC cao nhât Nam Á [41] Cứ 5 PN bị UTCTC trên thế giới thì có một người phụ nữ Ấn Độ Mặc dù vậy, nhưng kiến thức chung về UTCTC của PN tại đây lại rất thấp kể cả những PN có học vấn cao Nghiên cứu gần đây của Aswathy và cộng sự thì 89.2% PN tham gia phỏng vấn không biết bất cứ một yếu tố nguy cơ nào gây UTCTC, 48,8% PN không biết các dấu hiệu của bệnh, 92,8 phần trăm có kiến thức kém về các khía cạnh khác nhau như triệu chứng, yếu tố nguy cơ, xét nghiệm sàng lọc,…[42]

Sau 6 năm từ khi vắc-xin HPV đầu tiên được nghiên cứu thành công, vẫn còn nhiều người cho rằng họ chưa bao giờ nghe nói về việc tiêm vắc-xin HPV [41] Tương tự, tác giả Saswati và cộng sự thực hiện nghiên cứu 1 trên 150 sinh viên tại Ấn Độ năm 2013 cho thấy, có 3,3% trả lời sai và 24,6% không biết về lợi ích vắc-xin HPV, và có đến 69,0% sinh viên trả lời sai hoặc không biết về độ tuổi tiêm vắc-xin HPV [42] Một nghiên cứu khác thực hiện tại Thái Lan vào năm 2018, mức độ kiến thức của sinh viên về vắc-xin HPV chỉ đạt từ thấp đến trung bình, hơn một nửa sinh viên (57,0%) không biết vắc-xin có khả năng chống lại HPV ở cả nam và nữ Trong số 69,7% người không có ý định tiêm vắc-xin HPV, có đến 80,5% người chưa từng nghe nói về vắc-xin này và kiến thức về vắc-xin của họ cũng thấp hơn nhóm có ý định tiêm [43]

Một số nghiên cứu chứng minh rằng, việc thiếu kiến thức về HPV cũng như vắc-xin HPV ảnh hưởng đến tỷ lệ tiêm vắc-xin của thanh thiếu niên Tại Châu Á, các nghiên cứu cũng cho thấy sự thiếu hụt về kiến thức phòng chống UTCTC Nghiên cứu tại Nhật Bản, khi đánh giá kiến thức và thái độ phòng ngừa UTCTC thông qua kiến thức về an toàn trong QHTD, tiêm vắc xin HPV và khám sàng lọc với 245 SV tại một trường đại học quốc tế cho thấy có đến 47%

có QHTD với độ tuổi sớm nhất là 13 tuổi; số có quan hệ từ 3 bạn tình trở lên là 22% nhưng lại chỉ có 42% là có sử dụng bao cao su Là một quốc gia tiến hành tiêm chủng mở rộng vắc xin HPV nhưng tại cuộc điều tra này lại chỉ có 1,5% đã từng hỏi về các biện pháp khám sàng lọc và chỉ có 2 SV đã tiêm phòng Một trong những nguyên nhân chính là SV nhận thức chưa đầy đủ về tình dục an

Trang 18

toàn cũng như mối liên quan giữa HPV và UTCTC; thiếu động lực khi tiếp xúc với cán bộ y tế

Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa bệnh tật Hoa Kỳ, thì UTCTC là loại ung thư có khả năng phòng ngừa cao nhất tại các nước phát triển vì các đối tượng có nguy cơ có tỷ lệ tiếp cận cao với vacxin HPV Tuy nhiên tại các nước đang phát triển, việc triển khai vắc xin phòng ngừa HPV gặp nhiều khó khăn liên quan đến mức độ hiểu biết và nguy cơ gây ung thư của HPV Chính vì thế, gần đây ngày càng nhiều nghiên cứu về kiến thức, thái độ và hành vi trong phòng nhiễm HPV đã được tiến hành trên nhiều nhóm đối tượng khác nhau như SV, PN, cán bộ y tế [44], Kết quả cho thấy mặc dù kiến thức, thái độ, hành vi về phòng nhiễm HPV có cải thiện nhưng tỷ lệ nhóm PN hiểu biết về lĩnh vực này luôn thấp và có sự khác nhau giữa các khu vực, quốc gia trong toàn cầu cũng như giữa các địa phương trong mỗi nước [45]

1.7.2 Nghiên cứu tại Việt Nam

Cho đến nay, các nghiên cứu về HPV ở Việt Nam chủ yếu là xác định tỷ

lệ nhiễm, các loại HPV thường gặp còn các nghiên cứu về kiến thức, thái độ và thực hành về HPV ở PN cho đến nay vẫn chưa có nhiều Mặc dù vậy theo một

số tác giả thì kiến thức, thái độ, hành vi của PN trong phòng nhiễm HPV có sự khác nhau giữa các vùng/miền Sự khác nhau có thể do cách chọn đối tượng và điều kiện kinh tế, xã hội của địa bàn Với các số liệu của các nghiên cứu hiện có,

tỷ lệ đạt kiến thức về HPV cao hơn ở các đối tượng nghiên cứu ở các tỉnh phía Nam[46], [47]

Nghiên cứu của Trương Thị Ánh Nguyệt và cộng sự năm 2022 khoa Y – Dược, Đại học Đà Nẵng, với sự tham gia của 424 sinh viên nhằm đánh giá kiến thức, thái độ về vắcxin Human Papilloma Virus (HPV) và các yếu tố liên quan với tỷ lệ tiêm vắc-xin Kết quả cho thấy điểm trung bình kiến thức về vắc-xin HPV của sinh viên là 5,04 ± 2,50 trên tổng 9 điểm Cứ tăng một điểm kiến thức

về vắc-xin HPV thì xác suất tiêm vắc-xin của sinh viên tăng gấp 1,43 lần (p>0,001) Phần lớn sinh viên có thái độ tích cực với việc tiêm phòng cũng như tuyên truyền, giới thiệu vắc-xin HPV cho bạn bè [48]

Trang 19

Nguyễn Thị Xuân Liễu và Dương Huệ Phương khảo sát về mức độ nhận thức về căn bệnh ung thư cổ tử cung và tình trạng tiêm ngừa HPV của 438 nữ sinh viên khóa 14DDS, khoa Dược, Đại học Nguyễn Tất Thành Kết quả chỉ ra rằng sinh viên Dược có kiến thức sơ lược về bệnh ung thư cổ tử cung Tuy nhiên, đa số sinh viên trả lời sai về đường lây truyền, có đến 79% cho rằng HPV lây qua máu, 71% truyền từ mẹ sang con và có 90,6% sinh viên nhầm lẫn nghĩ HPV gây ung thư buồng trứng Có 82,2% sinh viên biết tiêm vaccine là hiệu quả nhất phòng ngừa HPV nhưng chỉ có 33,3% sinh viên đã thực hiện tiêm ngừa [49]

Nghiên cứu đánh giá kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khoa Xét nghiệm Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2021 của Phạm Minh Tuệ và cộng sự trên 350 sinh viên nữ khoa Xét nghiệm Kết quả cho thấy sinh viên có kiến thức đúng về vắc xin là 62,82%, sinh viên có thái độ đúng về vắc xin ung thư cổ tử cung là 80,3%, tuy nhiên thực hành đúng tiêm vắc xin ung thư cổ tử cung lại có kết quả thấp chiếm 39,87% [50]

Đỗ Thị Thùy Vân và Việt Thị Minh Trang đã tiến hành khảo sát kiến thức, thái độ và hành vi phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên cử nhân điều dưỡng Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch năm 2023 phỏng vấn 378 sinh viên Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nữ SV có kiến thức đúng, thái độ tích cực

và hành vi đúng về phòng UTCTC lần lượt là 26,7%; 83% và 15,8% Nữ SV cử nhân điều dưỡng năm 3 có kiến thức và hành vi tốt hơn nữ SV năm 1, 2 và 4 và không có sự khác biệt thái độ về phòng UTCTC của nữ SV cử nhân điều dưỡng

từ năm 1 đến năm 4 Nghiên cứu cho thấy có mối liên quan giữa kiến thức và hành vi phòng chống bệnh này [51]

Theo Lê Văn Hội (2019) [52] nghiên cứu tại trường Đại học Y Hà Nội báo cáo kết quả 76,7% sinh viên chưa được tiêm ngừa vaccine HPV để ngừa ung thư cổ tử cung; Lý do chưa tiêm vaccin là do giá thành cao chiếm tỷ lệ cao nhất (64,5%) Đặc biệt là mặc dù có 69,3% sinh viên đạt điểm kiến thức về HPV nhưng tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về vaccin ngừa ung thư cổ tử cung lại rất

Trang 20

thấp (17,2%) Đồng thời, tác giả cũng cho rằng có sự khác biệt có ý nghĩa thống

kê về tỷ lệ sinh viên có kiến thức đạt về HPV và vaccin phòng chống ung thư cổ

tử cung giữa các đối tượng khác nhau

Qua đó cho thấy đối tượng sinh viên trường y - các cán bộ y tế trong tương lai nhưng kiến thức, thực hành của họ về phòng nhiễm HPV khá thấp Rõ ràng là các thông tin chính xác và đầy đủ về dự phòng nhiễm HPV và UTCTC không chỉ rất cần được cung cấp cho cộng đồng và các phụ nữ nói chung mà còn cần được lồng ghép phù hợp vào chương trình đào tạo cho các đối tượng chuẩn

bị làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe

CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Điạ điểm:

Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định là một nôi đào tạo cán bộ y tế cho

các bệnh viện và giảng viên cho các trường y dược Hiện nay trường đang đào tạo 2 mã ngành bao gồm: cử nhân điều dưỡng và hộ sinh Những năm gần đây

số lượng sinh viên tuyển sinh được qua các năm trung bình từ 700-900 sinh viên, chủ yếu là sinh viên nữ Hệ cử nhân đại học trường đang đào tạo trong thời gian 4 năm tương đương Y1 đến Y4, mỗi khóa sinh viên được chia vào 14-15 lớp, mỗi lớp có khoảng 50-60 sinh viên nữ

2.2 Thời gian nghiên cứu:

- Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 2 năm 2024 đến tháng 07 năm 2024

2.3 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là sinh viên nữ cử nhân chính quy hệ 4 năm tại trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Tiêu chuẩn chọn đối tượng:

- Tự nguyện đồng ý tham gia vào nghiên cứu

Tiêu chuẩn loại trừ:

- Những học sinh không hợp tác trong quá trình nghiên cứu

2.4 Thiết kế nghiên cứu:

Trang 21

Nghiên cứu được thiết kế theo phương pháp mô tả cắt ngang có phân tích

2.5 Cỡ mẫu nghiên cứu:

Cỡ mẫu nghiên cứu được tính theo công thức cỡ mẫu ước tính cho một tỷ lệ:

n = Z2

Trong đó:

n: cỡ mẫu nghiên cứu

Z1- = 1,96 là giá trị tương ứng của hệ số giới hạn tin cậy, với độ tin cậy của ước lượng là 95%

p: tỷ lệ điều tra trước: 23,3% (tỷ lệ thực hành tiêm phòng UTCTC tại nghiên cứu của Lê Văn Hội về kiến thức, thái độ, thực hành phòng UTCTC của sinh viên nữ khối Y học dự phòng trường Đại học y Hà Nội năm 2019)

d: khoảng sai lệch mong muốn giữa tỷ lệ thu được từ cỡ mẫu và tỷ lệ của quần thể, chọn d = 0,045

Vậy theo công thức tính cỡ mẫu: n = 1,962 x ≈ 340

Cộng thêm 10% tỷ lệ ước tính phiếu thu thập số liệu không hợp lệ thì cỡ mẫu điều tra là 360

2.6 Phương pháp chọn mẫu:

Phương pháp chọn mẫu phân tầng ( theo khối Y1, Y2, Y3, Y4) Trong tầng chọn ngẫu nhiên đơn mỗi khối 3 lớp

Chọn mẫu :

- Lập danh sách lớp theo từng khóa học ( 4 khóa học: Y1, Y2, Y3, Y4)

- Chọn ngẫu nhiên đơn mỗi khóa học 2 lớp sinh viên

- Chọn đối tượng nghiên cứu:

+ Bước 1: Lập danh sách sinh viên của các lớp đã chọn

+ Bước 2: Chọn ngẫu nhiên đơn mỗi lớp 45 sinh viên nữ để tham gia vào nghiên cứu

Trang 22

2.7 Các biến số, chỉ số nghiên cứu:

2.7.1 Biến số: Mô tả kiến thức và thái độ dự phòng ung thư cổ tử cung của sinh

viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

Bảng 2.2: Mô tả về kiến thức về vắc xin HPV phòng ngừa UTCTC

biến số

Cách thu thập

A Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu

Bộ câu hỏi

A4 Tình trạng hôn nhân Tình trạng hôn nhân của SV Danh

mục

Bộ câu hỏi A5 Nơi ở trước khi vào

trường

Nơi cư trú trước khi vào trường

Danh mục

Bộ câu hỏi

A6 Nơi ở hiện tại Nơi ở hiện tại của SV Danh

mục

Bộ câu hỏi A7 Mức sống của gia đình

bạn

Theo đánh giá của địa phương

Thứ hạng

Bộ câu hỏi A8

Tiếp cận thông tin

hàng ngày của đối

tượng

Qua các kênh thông tin nào

mà SV tiếp cận hàng ngày

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

B1 Nghe nói về HPV Đã bao giờ nghe về HPV Nhị phân Bộ câu

hỏi B2 Nguồn thông tin nghe

ở đâu

Qua các kênh thông tin nào

mà SV biết

Danh mục

Bộ câu hỏi

Trang 23

HPV về những con đường lây

truyền HPV

B4 Nguy cơ khiến con

người dễ bị lây nhiễm

Là những hiểu biết của SV

về nguy cơ lây nhiễm

Danh mục

Bộ câu hỏi B5 Con đường lây truyền

HPV

Là những hiểu biết của SV

về con đường lây nhiễm

Danh mục

Bộ câu hỏi B6

B7

HPV là một yếu tố

nguy cơ dẫn đến phát

triển bệnh UTCTC

Kiến thức về nguyên nhân

gây bệnh: Đúng/Sai? Nhị phân

Bộ câu hỏi

Trang 24

B16 Tên vacxin đang có

tại nước ta

Cevarix, Gardasil 4, Gardasil 9

Thứ hạng

Bộ câu hỏi B18

Phản ứng hoặc tác

dụng phụ của vắc xin

phòng UTCTC

Hiểu biết về tác dụng phụ của vắc xin có thể sảy ra khi tiêm

Danh mục

Bộ câu hỏi

Nhị phân

Bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi

Nhị phân

Bộ câu hỏi

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

B23 Số liều vắc xin tiêm

ở độ tuổi hiện tại Số liều cần tiêm là 3 liều

Thứ hạng

Bộ câu hỏi B24 Muốn tiêm thì đến

đâu

Hiểu biết của SV về địa điểm có thể tiêm

Thứ hạng

Bộ câu hỏi B25

Bộ câu hỏi

C THÁI ĐỘ VỀ HPV VÀ VẮC XIN PHÒNG UTCTC

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

Bộ câu hỏi

C3

Vắc xin phòng

UTCTC hiệu quả

trong việc dự phòng

lây nhiễm virus HPV

Mức độ tin tưởng vắc xin

về phòng UTCTC phòng HPV

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

C4 Vắc xin phòng Mức độ tin tưởng vắc xin Thứ Bộ câu

Trang 25

UTCTC hiệu quả

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

Trang 26

2.7.2 Biến số:Thực trạng tiêm vacxin và xác định các yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng UTCTC của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

2.7.2.1 Thực trạng tiêm vacxin dự phòng UTCTC của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

Bộ câu hỏi D2 Loại vacxin đã tiêm

Là đối tượng cho biết loại vacxin mà đối tượng đã tiêm phòng vắc xin UTCTC

Nhị phân

Bộ câu hỏi

D3 Độ tuổi tiêm mũi đầu

D4 Địa điểm SV tiêm Nơi SV đến tiêm vacxin Thứ

hạng

Bộ câu hỏi D5 Các mũi tiêm có

đúng hẹn không Việc tuân thủ đúng lịch tiêm

Thứ hạng

Bộ câu hỏi D6

Bộ câu hỏi

D7 Tình trạng tiêm của

đối tượng Đã tiêm đủ mũi chưa

Nhị phân

Bộ câu hỏi D8 Bạn có dự định tiêm

các mũi thiếu không Dự định của đối tượng

Nhị phân

Bộ câu hỏi D9 Bạn có gặp tác dụng

phụ gì không SV khai báo

Nhị phân

Bộ câu hỏi

D10 Nêu các tác dụng phụ SV khai báo Danh

mục

Bộ câu hỏi D11

Đối tượng có được

tư vấn trước, trong và

sau tiêm không

hạng

Bộ câu hỏi

phòng vắc xin

Là các lý do mà đối tượng khai báo

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

Trang 27

Thứ hạng

Bộ câu hỏi

Nhị phân

Bộ câu hỏi

Nhị phân

Bộ câu hỏi

2.7.2.2 Xác định các yếu tố liên quan đến thực hành dự phòng UTCTC của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024.

+ Mối liên quan giữa đặc điểm cá nhân (tuổi, khối học, dân tộc, tình trạng hôn nhân, nơi ở, mức sống gia đình) và thực hành tiêm vacxin phòng UTCTC

+ Mối liên quan giữa một số kiến thức, thái độ và thực hành tiêm vắc xin phòng UTCTC

+ Mối liên quan giữa kiến thức, thái độ tích cực và thực hành tiêm vacxin phòng UTCTC

2.8 Tiêu chí đánh giá

2.8.1 Đánh giá về kiến thức HPV, bệnh UTCTC, vắc xin và thái độ của đối tượng dự phòng UTCTC

Dựa theo nghiên cứu của Lê Thị Yến Phi năm 2010 [52], mỗi câu trả lời đúng hay mỗi một thái độ tích cực được tính là 1 điểm, đánh giá đạt khi điểm

>= 50% tổng số điểm và không đạt khi điểm < 50% tổng số điểm

Trang 28

2.8.1.1 Đánh giá về kiến thức HPV và bệnh UTCTC:

- Phần đánh giá kiến thức HPV gồm có 18 nội dung (nghe nói, nguồn

thông tin, đối tượng có nguy cơ, con đường lây truyền, các bệnh có thể dẫn tới, hầu hết phụ nữ không bị nhiễm, một số người bị nhiễm mà không biết, nếu bị có thể mang virus suốt đời, nhiễm có thể tự khỏi mà không phải điều trị, có thể điều trị bằng kháng sinh và biện pháp sử dụng bao cao su phòng tránh) Đánh giá kiến thức HPV của đối tượng theo từng nội dung (phụ lục 2) Mỗi lựa chọn đúng

được tính 1 điểm Tổng điểm phần dự kiến về kiến thức HPV là 19 điểm Đối

tượng nghiên cứu được dưới 10 điểm đánh giá không đạt, từ 10 điểm trở lên là đạt

- Phần đánh giá kiến thức UTCTC gồm có 3 nội dung (QHTD nhiều

người làm tăng nguy cơ nhiễm bệnh, HPV là yếu tố nguy cơ dẫn tới phát triển bệnh và UTCTC có thể sàng lọc sớm) Đánh giá kiến thức vệ bệnh UTCTC của đối tượng theo từng nội dung (phụ lục 2) Mỗi lựa chọn đúng được tính 1 điểm

Tổng điểm phần dự kiến về kiến thức UTCTC là 3 điểm Đối tượng nghiên cứu

được dưới 1 điểm đánh giá không đạt, từ 2 điểm trở lên là đạt

2.8.1.2 Đánh giá kiến thức về vắc xin phòng UTCTC

Phần đánh giá kiến thức về vắc xin phòng UTCTC gồm có 8 nội dung (hiệu quả dự phòng UTCTC, đối tượng có nguy cơ cao, độ tuổi tiêm phòng vắc xin, số liều vắc xin cần tiêm, đã có vắc xin phòng UTCTC trên thị trường, phản ứng hoặc tác dụng phụ vắc xin, kênh thông tin về tác dụng phụ của vắc xin và thời gian dự định tiêm vắc xin) Đánh giá kiến thức về vắc xin phòng UTCTC của đối tượng theo từng nội dung (phụ lục 2) Mỗi lựa chọn đúng được tính 1 điểm Tổng điểm phần dự kiến về kiến thức về vắc xin phòng UTCTC là 17

điểm Đối tượng nghiên cứu được dưới 8 điểm đánh giá không đạt, từ 8 điểm trở

Trang 29

thái độ không tích cực: Hoàn toàn không lo lắng, không lo lắng và bình thường; thái độ tích cực: Hơi lo lắng và rất lo lắng Tổng điểm phần dự kiến về thái độ

về HPV là 2 thái độ Đối tượng nghiên cứu trả lời dưới 1 thái độ được đánh giá thái độ không tích cực, trên 1 thái độ được đánh giá là thái độ tích cực

2.8.1.3.2 Thái độ về vắc xin phòng UTCTC

Phần thái độ về tiêm phòng vắc xin phòng UTCTC gồm có 3 câu hỏi từ C3 đến C5 Đánh giá thái độ của đối tượng theo từng nội dung (phụ lục 2) Tổng điểm phần dự kiến về thái độ về vắc xin phòng UTCTC là 3 thái độ Đối tượng nghiên cứu dưới 2 thái độ được đánh giá thái độ không tích cực, từ 2 thái độ được đánh giá là thái độ tích cực

2.8.2 Thực hành về tiêm phòng vắc xin phòng UTCTC

Phần thực hành về tiêm phòng vắc xin phòng UTCTC gồm có 14 câu từ D1 đến D14 Đánh giá thực hành của đối tượng theo từng nội dung (phụ lục 2) Đối tượng nghiên cứu được đánh giá thực hành không đạt khi chưa tiêm vacxin hoặc đã tiêm nhưng chưa đủ liều, thực hành đạt khi đã tiêm và tiêm đủ liều

2.9 Phương pháp và kỹ thuật thu thập số liệu

- Phỏng vấn các SV bằng bộ câu hỏi phỏng vấn được thiết kế sẵn Bộ câu hỏi được xây dựng dựa trên tham khảo các nghiên cứu trước đó Bộ công cụ được thử nghiệm trên 5 SV sau đó được chỉnh sửa trước khi điều tra chính thức

2.10 Các sai số và cách khống chế sai số

Các sai số mắc phải:

- Sai số trong thu thập thông tin

- Sai số do đối tượng cung cấp thông tin không chính xác

Cách khống chế:

- Nghiên cứu viên được tập huấn kỹ trước khi tiến hành điều tra

- Phiếu điều tra phải được thử nghiệm để đảm bảo phù hợp với ngôn ngữ và trình độ cuả đối tượng

- Giải thích rõ cho đối tượng về mục đích của nghiên cứu để họ trả lời thành thật và chính xác với các câu hỏi

- Giám sát ngay các phiếu vừa phỏng vấn

Trang 30

2.11 Xử lý số liệu:

Số liệu định lượng: sẽ được kiểm tra, làm sạch và nhập vào máy tính bằng phần mềm EpiData 3.1 Các phân tích sẽ được thực hiện bằng phần Spss 25 Các kết quả sẽ được tính tỷ lệ % và giá trị trung bình với các test thống kê

y học thông thường

2.12 Đạo đức nghiên cứu

- Nghiên cứu này được Hội đồng thông qua đề cương luận văn Thạc sĩ Y học dự phòng, trường Đại Học Y Thái Bình theo Quyết định số 105/QĐ-YDTB ngày 16 tháng 1 năm 2024 trước khi tiến hành nghiên cứu Nghiên cứu được sự đồng ý và ủng hộ của trường Đại học Điều dưỡng Nam Định cũng như sinh viên tham gia nghiên cứu

- Nghiên cứu không ảnh hưởng đến quá trình giảng dạy và học tập

- Các thông tin của đối tượng được giữ bí mật, mọi thông tin thu thập được

do sự hợp tác của người tham gia và người làm đề tài

- Các số liệu chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu không nhằm mục đích nào khác

- Đối tượng có thể từ bỏ nghiên cứu bất cứ lúc nào

- Các kết quả của nghiên cứu sẽ được phản hồi cho trường

Trang 31

CHƯƠNG 3

DỰ KIẾN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1.Mô tả kiến thức, thái độ về dự phòng UTCTC của sinh viên nữ Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định năm 2024

3.1.1 Một số đặc điểm của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1: Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu (n=90)

Thông tin chung về đặc điểm của

Tỷ lệ (%)

Trang 32

Biểu đồ 3.1: Nơi ở của đối tượng nghiên cứu trước khi vào trường

Nhận xét:

Biểu đồ 3.2: Nơi ở hiện tại của đối tượng nghiên cứu

Nhận xét:

Trang 33

Biểu đồ 3.3 Nguồn tiếp cận thông tin hàng ngày

Trang 35

sai/không biết 44,4 44,4 64,4 37,8 47,8

Một người có thể bị nhiễm virus HPV mà không biết (B9)

Trả lời đúng 57,8 57,8 42,2 54,4 53,1

>0,05 Trả lời

sai/không biết 42,2 42,2 57,8 45,6 46,9

Nếu 1 người nhiễm virut HPV người đó sẽ mang virus đó suốt đời (B10) Trả lời đúng 33,3 33,3 50,5 38,9 38,9

>0,05 Trả lời

sai/không biết 66,7 66,7 50,5 61,1 61,1

Nhiễm virus HPV có thể tự khỏi mà không cần điều trị (B11)

Trả lời đúng 55,6 52,2 54,4 55,6 54,4

>0,05 Trả lời

sai/không biết 44,4 47,8 45,6 44,4 45,6

Nhiễm virus HPVcó thể được điều trị bằng kháng sinh (B12)

Trả lời đúng 30,0 28,9 58,9 21,1 34,7

<0,05 Trả lời

sai/không biết 70,0 71,1 41,1 78,9 65,3

Bao cao su có hiệu quả bảo vệ chống lại việc lây nhiễm virus HPV (B13) Trả lời đúng 72,2 65,6 61,1 81,1 70,0

<0,05 Trả lời

sai/không biết 27,8 34,4 38,9 18,9 30,0

Nhận xét

Trang 36

Bảng 3.5: Kiến thức về HPV của đối tượng nghiên cứu (n=120)

Điểm đánh giá kiến

thức về HPV

Y1 (%)

Y2 (%)

Y3 (%)

Y4 (%)

Chung (n,%) p

Không đạt khi trả lời

sai (<10/19 điểm)

11,1 5,6 1,1 0,0 4,4

<0,05 Đạt khi trả lời đúng

sai/không biết 14,4 35,6 13,3 7,8 17,8

HPV là một yếu tố nguy cơ dẫn đến phát triển bệnh UTCTC (B7)

Trả lời đúng 94,4 87,8 71,1 95,6 87,2

<0,05 Trả lời

sai/không biết 5,6 12,2 28,9 4,4 12,8

UTCTC có thể phát hiện sớm qua sàng lọc UTCTC (B14)

Trả lời đúng 81,1 74,4 76,7 90,0 80,6

<0,05 Trả lời

Y3 (%)

Y4 (%) Chung p

Trang 37

đạt khi trả lời đúng (>=2/3

điểm)

95,6 78,9 85,6 98,9 89,7

Nhận xét:

3.1.2.2 Kiến thức về vắc xin phòng UTCTC

Bảng 3.8 Kiến thức của đối tượng về vắc xin phòng UTCTC

Trang 38

sai/không biết 60,0 70,0 34,4 54,4 54,7

Tiêm phòng vắc xin hiệu quả trong dự phòng về UTCTC (B21)

Trả lời đúng 80,0 75,6 76,7 87,8 80,0

>0,05 Trả lời sai/

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
26. Trần Thị Lợi, Lê Thị Kiều Dung và Hồ Văn Phúc (2009), "Tỷ lệ nhiễm HPV (human Papillomavirus) và các yếu tố liên quan của phụ nữ từ 18-69 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh", Tạp chí Y học TP. Hồ Chí Minh. 14(1), tr. 311 – 320 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tỷ lệ nhiễm HPV (human Papillomavirus) và các yếu tố liên quan của phụ nữ từ 18-69 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Trần Thị Lợi, Lê Thị Kiều Dung và Hồ Văn Phúc
Năm: 2009
27. Program for Appropriate Technology in Health (PATH) (2010), "Tiến bộ trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Các bằng chứng cập nhật về tiêm vaccine và sàng lọc", Outlook. 2(27).28 Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 2022, “Genital HPV Infection – Basic Fact Sheet”, [Online] Available:https://www.cdc.gov/std/hpv/stdfact-hpv.htm. Truy cập 09/02/2023 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tiến bộ trong phòng ngừa ung thư cổ tử cung: Các bằng chứng cập nhật về tiêm vaccine và sàng lọc", Outlook. 2(27). 28 Centers for Disease Control and Prevention (CDC), 2022, “Genital HPV Infection – Basic Fact Sheet
Tác giả: Program for Appropriate Technology in Health (PATH)
Năm: 2010
30. Ville N. Pimenoff, Sara Tous, Yolanda Benavente et al. (2018), Distinct geographic clustering of oncogenic human papillomaviruses multiple infections in cervical cancers: results from a worldwide cross-sectional study.International Journal of Cancer, https://doi.org/10.1002/ ijc.31964 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International Journal of Cancer
Tác giả: Ville N. Pimenoff, Sara Tous, Yolanda Benavente et al
Năm: 2018
31. Laia Bruni, Mireia Diaz, Xavier Castellsague et al. (2010), Cervical Human Papillomavirus Prevalence in 5 Continents: Meta-Analysis of 1 Million Women with Normal Cytological Findings. The Journal of Infectious Diseases, 202(12), pp. 1789- 1799 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Journal of Infectious Diseases
Tác giả: Laia Bruni, Mireia Diaz, Xavier Castellsague et al
Năm: 2010
32. Nguyễn Vũ Quốc Huy (2018), Sàng lọc ung thư cổ tử cung bằng xét nghiệm HPV: Tại sao? Ai? Thế nào?, Hội nghị Phụ Sản Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng, lần thứ VII Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hội nghị Phụ Sản Miền Trung - Tây Nguyên mở rộng
Tác giả: Nguyễn Vũ Quốc Huy
Năm: 2018
36. Bộ Y Tế (2019), Quyết định về việc phê duyệt tài liệu “đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019- 2025”, Số: 3877/QĐ-BYT, ngày 29 tháng 8 năm 2019.37 WHO Who. Human papillomavirus (HPV) and cervical cancer 2016 [Available from: http:// www.who. int/mediacentre /factsheets/fs380 /en/ Sách, tạp chí
Tiêu đề: đề án thí điểm sàng lọc phát hiện sớm ung thư cổ tử cung và xử trí tại một số tỉnh giai đoạn 2019-2025
Tác giả: Bộ Y Tế
Năm: 2019
39. Phillips A, Patel C, Pillsbury A, Brotherton J, (2018), Macartney K. Safety of Human Papillomavirus Vaccines: An Updated Review. Drug safety.;41(4):329-46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Drug safety
Tác giả: Phillips A, Patel C, Pillsbury A, Brotherton J
Năm: 2018
41. H. Rashwan, N. Z. Saat, D. N. Abd Manan, "Knowledge, attitude and practice of malaysian medical and pharmacy students towards human papillomavirus vaccination”, Asian Pac J Cancer Prev, 13(5), 2279-2283, 2012 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Knowledge, attitude and practice of malaysian medical and pharmacy students towards human papillomavirus vaccination
42. S. Tripathy, S. Mohapatra, M. Muthulakshmi, R. J. Rani, (2015) Knowledge, attitude towards human papillomavirus and HPV vaccine among medical students of a tertiary care teaching hospital in India, International journal of reproduction, contraception, obstetrics and gynecology, 4, pp. 1771- 1774 Sách, tạp chí
Tiêu đề: International journal of reproduction, contraception, obstetrics and gynecology
43. W. Chanprasertpinyo, C. Rerkswattavorn, "Human papillomavirus (HPV) vaccine status and knowledge of students at a university in rural Thailand”, Heliyon, 6(8), 04625, 2020 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Human papillomavirus (HPV) vaccine status and knowledge of students at a university in rural Thailand
44. Songthap A, Pitisuttithum P, Kaewkungwal J, Fungladda W, Bussaratid V (2012), Knowledge, attitudes, and acceptability of a human papilloma virus vaccine among students, parents and teachers in Thailand. The Southeast Asian journal of tropical medicine and public health. 43(2):340-53 Sách, tạp chí
Tiêu đề: The Southeast Asian journal of tropical medicine and public health
Tác giả: Songthap A, Pitisuttithum P, Kaewkungwal J, Fungladda W, Bussaratid V
Năm: 2012
45. Marlow L. A., et al. (2013), Knowledge of human papillomavirus (HPV) and HPV vaccination: an international comparison, Vaccine. 31(5), pp. 763- 769 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vaccine
Tác giả: Marlow L. A., et al
Năm: 2013
46. Phạm Thọ Dược (2015), Xác định tỷ lâ nhiễm HPV và khảo sát kiến thức, thái đô thực hành đối với bânh ung thư cổ tử cung của phụ nữtuổi sinh đẻ tại Đăk Lăk năm 2013, Tạp chí Y học Dự phòng. 8(168) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Dự phòng
Tác giả: Phạm Thọ Dược
Năm: 2015
47. Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Hoàng Lan (2012), HPV và nhu cầu thông tin ở phụ nữ 18-65 tuổi tại Thái Nguyên, Huế và Cần Thơ, Tạp chí Y học Quân sự. 5(37), tr. 35-38 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí Y học Quân sự
Tác giả: Nguyễn Thùy Linh và Vũ Thị Hoàng Lan
Năm: 2012
48. Trương Thị Ánh Nguyệt và cộng sự (2022), Đánh giá kiến thức, thái độ của sinh viên khối ngành khoa học sức khỏe tại Đại học Đà Nẵng về vắcxin Human Papilloma Virus (HPV) và các yếu tố liên quan, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 9, tr 78-82 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ
Tác giả: Trương Thị Ánh Nguyệt và cộng sự
Năm: 2022
49. Nguyễn Thị Xuân Liễu và Dương Huệ Phương (2020), Khảo sát kiến thức về ung thư cổ tử cung và tiêm vaccine ngừa HPV của nữ sinh viên khoa Dược năm thứ 5 Đại học Nguyễn Tất Thành, Tạp chí khoa học và công nghệ, số 10, tr 86-91 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ
Tác giả: Nguyễn Thị Xuân Liễu và Dương Huệ Phương
Năm: 2020
50. Phạm Minh Tuệ , Nguyễn Thị Giang , Nguyễn Thị Huyền , (2021),Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắcxin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khoa xét nghiệm Trường Đại học kỹ thuật y tế Hải Dương năm 2021, tạp chí Y học Việt Nam, tập 526 ngày 5/9/2023, trang 305-308 Sách, tạp chí
Tiêu đề: tạp chí Y học Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Tuệ , Nguyễn Thị Giang , Nguyễn Thị Huyền
Năm: 2021
52. Lê Văn Hội (2019), Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối y học dự phòng Trường Đại Học Y Hà Nội năm 2019. Luận văn thạc sĩ y tế công cộng, Đại Học Y Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kiến thức, thái độ, thực hành tiêm vắc xin phòng ung thư cổ tử cung của sinh viên nữ khối y học dự phòng Trường Đại Học Y Hà Nội năm 2019
Tác giả: Lê Văn Hội
Năm: 2019
53. Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phạm Thị Thu Trang, (2020), Thực trạng kiến thức, thái độ về phát hiện sớm ung thư cổ tử cung của sinh viên Trường Đại học y Hà Nội năm 2020 và một số yếu tố liên quan, Tạp chí y học Việt Nam, tập 521 -tháng 12-số 2 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí y học Việt Nam
Tác giả: Nguyễn Thị Thúy Hạnh, Phạm Thị Thu Trang
Năm: 2020
54. Ngọc ltb, ngọc ntt, (2019) Thực trạng kiến thức, thái độ, về ung thư cổ tử cung và dự định phòng ngừa của sinh viên điều dưỡng năm thứ nhất tại Trường Đại học y dược Thái Nguyên năm 2018. Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên; số 194(01):27-34 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa học và công nghệ - Đại học Thái Nguyên

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w