1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục Ở các trường mầm non công lập quận gò vấp thành phố hồ chí minh

127 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Management of Educational Socialization Work in Public Preschools in Go Vap District, Ho Chi Minh City
Tác giả Huỳnh Vợ Kim Trang
Người hướng dẫn TS. Hà Văn Hoàng
Trường học The University of Danang, University of Education
Chuyên ngành Educational Management
Thể loại thesis
Năm xuất bản 2024
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 127
Dung lượng 6,66 MB

Nội dung

Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập .... Trên cơ sở thực trạng công tác XHHGD,

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-o0o -

HUỲNH VÕ KIM TRANG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN LÝ GIÁO DỤC

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

-o0o -

HUỲNH VÕ KIM TRANG

QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC

Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Chuyên ngành: Quản lý giáo dục

Mã số: 8.140.114

LUẬN VĂN THẠC SỸ

Người hướng dẫn khoa học: TS HÀ VĂN HOÀNG

Đà Nẵng, năm 2024

Trang 3

Toi xin c�m doan lu�n van v&i de tai"Quan ly cong tac xii hqi boa giao dQC ()' cac tnrang mlm non cong lip quin Go Vip, thanh ph6 H6 Chi Minh" la san phfim qua trinh nghien cuu khoa h9c d()c l�p cua toL Cac thong tin, s6 li�u trong lu�n van la trung va chua tung cong b6 trong cac cong trinh nghien c(ru khac

Hqc vien

Huynh Vo Kim Trang

Trang 5

MANAGEMENT OF EDUCATIONAL SOCIALIZATION WORK IN PUBLIC PRESCHOOLS

IN GO VAP DISTRICT, HO CHI MINH CITY

Major: Educational management

Student's full name: Huynh Vo Kim Trang

Scientific instructor: Ha Van Hoang, PhD

Training institution: The University ofDanang, University of Education and Science

Abstract

The thesis has conducted an overview of research related to educational socialization and management of educational socialization in preschools The project also studied the theoretical basis for managing educational socialization in preschools

Based on the application of survey research methods using questionnaires and in-depth interviews, the study conducted a survey and assessed the current status of educational socialization work and management of educational socialization work in schools Public kindergarten in Go Vap district, Ho Chi Minh City Research results show that educational socialization work in public preschools in Go Vap district, Ho Chi Minh City has achieved quite good results, but there are still certain shortcomings and shortcomings both in terms of content and form of educational socialization

The results of studying the current situation also show that, although the management of educational socialization work in public preschools in Go Vap district, Ho Chi Minh City, although achieving quite good results, still has the above limitations an · aspects This comes from factors within the school as well

as factors outside the school

Based on analysis of the current situation, the project has proposed measures to manage educational socialization in public preschools in Go Vap district, Ho Chi Minh City, including:

- Organize awareness raising activities for forces inside and outside the school about educational socialization in public preschools.

- Institutionalize guidelines and policies on socialization of education in public preschools

- Organize and build a society-wide learning movement in public preschools

- Mobilize and effectively use resources for preschool education in public preschools

- Building and expanding the class system and diversifying types of preschool education.

Next Research Direction of the Topic

In the future, the topic can be expanded in the direction of researching the management of educational socialization work in public preschools in Ho Chi Minh City or researching factors affecting social work management education in public preschools in GoVap district, Ho Chi Minh City

Keywords: Educational management, educational socialization work, educationaj socialization work management, public preschool, Go Vap district

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

TRANG THÔNG TIN LUẬN VĂN ii

THESIS INFORMATION PAGE iii

MỤC LỤC iv

DANH MỤC VIẾT TẮT viii

DANH MỤC CÁC BẢNG ix

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích nghiên cứu 2

3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu 2

3.1 Khách thể nghiên cứu 2

3.2 Đối tượng nghiên cứu 2

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu 2

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4.2 Phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận 2

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn 2

5.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học 3

6 Cấu trúc của luận văn 3

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON 4

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề 4

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài 4

1.1.2 Nghiên cứu trong nước 5

1.2 Các khái niệm chính của đề tài 8

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục 8

1.2.2 Công tác xã hội hoá giáo dục 10

1.2.3 Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 13

1.2.4 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 13

1.3 Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 13

1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 13

1.3.2 Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 14

1.3.3 Nội dung công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 15

Trang 7

1.3.4 Phương pháp, hình thức xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 16

1.3.5 Điều kiện thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non 17

1.4 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 21

1.4.1 Quản lý việc thể chế hoá chủ trương, chính sách 21

1.4.2 Quản lý việc xây dựng phong trào học tập toàn xã hội ở cấp mầm non 22

1.4.3 Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ 23

1.4.4 Quản lý việc huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non 24

1.4.5 Quản lý xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp và đang dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non 25

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non 26

1.5.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước, địa phương, ngành 26

1.5.2 Điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế của nhà trường 26

1.5.3 Nhận thức, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên 27

1.5.4 Nhận thức của cha mẹ trẻ, các lực lượng xã hội 27

1.5.5 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương 28

Tiểu kết chương 1 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC 30 Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN GÒ VẤP THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 30

2.1 Khái quát quá trình khảo sát thực trạng 30

2.1.1 Mục tiêu khảo sát 30

2.1.2 Đối tượng khảo sát 30

2.1.3 Nội dung khảo sát 30

2.1.4 Phương pháp khảo sát 30

2.2 Khái quát về đặc điểm kinh tế - xã hội, giáo dục mầm non của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 31

2.2.1 Khái quát về điểm kinh tế - xã hội của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 31

2.2.2 Khái quát tình hình giáo dục mầm non của quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 32

2.3 Thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 36

2.3.1 Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác XHH giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 36

Trang 8

2.3.2 Thực trạng thực hiện mục tiêu công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường

mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 37

2.3.3 Thực trạng thực hiện nội dung công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 38

2.3.4 Thực trạng phương pháp, hình thức xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 40

2.3.5 Thực trạng các điều kiện thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 44

2.4 Thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 46

2.4.1 Thực trạng quản lý việc thể chế hoá chủ trương, chính sách về xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 46

2.4.2 Thực trạng quản lý xây dựng phong trào học tập toàn xã hội ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 47

2.4.3 Thực trạng quản lý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 49

2.4.4 Thực trạng quản lý công tác huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 51

2.5 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập Quận Gò Vấp Thành phố Hồ Chí Minh 54

2.6 Đánh giá chung về thực trạng công tác xã hội hóa giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 55

2.6.1 Về điểm mạnh 55

2.6.2 Điểm hạn chế và nguyên nhân 56

Tiểu kết chương 2 58

CHƯƠNG 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA GIÁO DỤC Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON CÔNG LẬP QUẬN GÒ VẤP 59

THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 59

3.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 59

3.1.1 Nguyên tắc đảm bảo lợi ích 59

3.1.2 Nguyên tắc đảm bảo pháp lý 59

3.1.3 Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi 59

3.1.4 Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống 60

Trang 9

3.2 Các biện pháp quản lý công tác xã hội hóa ở các trường mầm non công lập

quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh 60

3.2.1 Tổ chức hoạt động nâng cao nhận thức cho các lực lượng trong và ngoài nhà trường về công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập 60

3.2.2 Thực hiện thể chế hoá chủ trương, chính sách về xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập 61

3.2.3 Tổ chức xây dựng phong trào học tập toàn xã hội ở các trường mầm non công lập 64

3.2.4 Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non ở các trường mầm non công lập 67

3.2.5 Xây dựng, mở rộng hệ thống lớp học và đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non 73

3.3 Mối quan hệ giữa các biện pháp 75

3.4 Khảo nghiệm về tính cấp thiết và tính khả thi của các biện pháp đề xuất 75

3.4.1 Mục đích, nội dung khảo nghiệm 75

3.4.2 Phương pháp khảo nghiệm 76

3.4.3 Kết quả khảo nghiệm 77

Tiểu kết chương 3 80

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 81

1 Kết luận 81

2 Khuyến nghị 82

TÀI LIỆU THAM KHẢO 83

PHỤ LỤC 1

Trang 11

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.2 Thực trạng nhận thức về vai trò, ý nghĩa của công tác XHH

giáo dục ở các trường mầm non công lập

36

Bảng 2.3 Thực trạng thực hiện mục tiêu công tác xã hội hoá giáo dục ở

các trường mầm non công lập

37

Bảng 2.4 Thực trạng thực hiện nội dung công tác xã hội hoá giáo dục ở

các trường mầm non công lập

Bảng 2.7 Thực trạng các điều kiện thực hiện công tác xã hội hoá giáo

dục ở các trường mầm non công lập

44

Bảng 2.8 Thực trạng quản lý việc thể chế hoá chủ trương, chính sách

về xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập

46

Bảng 2.9 Thực trạng quản lý xây dựng phong trào học tập toàn xã hội

ở các trường mầm non công lập

47

Bảng 2.10 Thực trạng quản lý xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh

cho trẻ ở các trường mầm non công lập

49

Bảng 2.11 Thực trạng quản lý công tác huy động các nguồn lực phục vụ

giáo dục mầm non ở các trường mầm non công lập

51

Bảng 2.13 Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến công tác xã hội hóa

giáo dục và quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập

54

Trang 12

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên của việc hình thành và phát triển nhân cách của con người, giữ vị trí mở đầu cho toàn bộ quá trình giáo dục và đào tạo, là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, do đó GDMN có vị trí đặc biệt quan trọng trong toàn bộ sự nghiệp giáo dục con người Luật Giáo dục năm

2019, tại Điều 16 về xã hội hóa sự nghiệp giáo dục khẳng định: “Phát triển giáo dục, xây dựng xã hội học tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển sự nghiệp giáo dục Thực hiện đa dạng hóa các loại hình cơ sở giáo dục và hình thức giáo dục; khuyến khích, huy động và tạo điều kiện để tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sự nghiệp giáo dục; khuyến khích phát triển cơ sở giáo dục dân lập, tư thục đáp ứng nhu cầu xã hội về giáo dục chất lượng cao Tổ chức, gia đình và cá nhân có trách nhiệm chăm lo sự nghiệp giáo dục, phối hợp với cơ sở giáo dục thực hiện mục tiêu giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục

an toàn, lành mạnh Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp giáo dục được khen thưởng theo quy định của pháp luật”

Chủ trương xã hội hóa giáo dục ra đời ở nước ta từ cuối những năm 80 đầu những năm 90 Đây là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, có ý nghĩa chiến lược

và tác động tích cực đến phát triển giáo dục Các công tác XHHGD đã huy động được tiềm năng và nguồn lực lớn của xã hội, mở rộng quy mô, đa dạng hóa loại hình trường lớp, tăng cường cơ sở vật chất, đáp ứng nhu cầu học tập của nhân dân, tạo công ăn việc làm ổn định cho hàng vạn người

Công tác XHHGD trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh nói chung, XHHGD mầm non nói riêng cũng đã và đang được đẩy mạnh và đạt được những kết quả nhất định Tuy nhiên, thực tiễn trong những năm qua cho thấy công tác XHHGD còn nhiều khó khăn, bất cập về công tác tổ chức, quản lý hệ thống trường công lập cần được giải quyết, đặc biệt là công tác XHHGD mầm non ở Quận Gò Vấp, thành phố

Hồ Chí Minh cần nghiên cứu để đề xuất các giải pháp hiệu quả trong thực tiễn triển khai công tác XHHGD mầm non

Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: “Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường mầm non công lập quận Gò Vấp thành phố Hồ Chí Minh” làm

đề tài luận văn thạc sĩ của mình

Trang 13

Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

3.2 Đối tượng nghiên cứu

Quản lý công tác XHHGD mầm non ở các trường MNCL quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

4 Nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu

4.1 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHGD ở trường mầm non

- Khảo sát và đánh giá thực trạng công tác XHHGD và quản lý công tác XHHGD ở ở các trường MNCL quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

- Đề xuất các biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường MNCL quận

Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh và khảo nghiệm tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp đề xuất

4.2 Phạm vi nghiên cứu

Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực trạng về quản lý công tác XHHGD và đề suất các biện pháp quản lý của Hiệu trưởng ở các trường mầm non công lập ở các trường MNCL quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Thời gian khảo sát năm 2020-2021; 2021-2022; 2022-2023 Biện pháp đề xuất cho Hiệu trưởng trong giai đoạn 2023-2027

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận

Sử dụng các phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, phân loại và hệ thống hóa các kết quả nghiên cứu xây dựng khung lý luận về quản lý công tác XHHGD ở TMNCL Quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh

5.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn

- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, nhằm khảo sát, đánh giá thực trạng

Trang 14

quản lý công tác XHHGD ở các trường MNCL quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chính Minh; khảo sát tính cấp thiết, khả thi của các biện pháp quản lý

- Phương pháp nghiên cứu sản phẩm hoạt động: Nghiên cứu hồ sơ công tác XHHGD của các trường từ đó rút ra những nhận xét về thực trạng công tác XHHGD của các trường

- Phương pháp phỏng vấn: Tiến hành gặp gỡ và trao đổi với CBQL, giáo viên nhằm làm rõ hơn thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường MNCL quận

Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

5.3 Nhóm phương pháp thống kê toán học

Sử dụng các phép toán thống kê toán học như: tần số, tỷ lệ, điểm trung bình thông qua phần mềm SPSS

6 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm có 03 chương:

Chương 1 Cơ sở lý luận về quản lý công tác XHHGD ở trường mầm non Chương 2 Thực trạng quản lý công tác XHHGD ở các trường MNCL quận

Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Chương 3 Biện pháp quản lý công tác XHHGD ở các trường MNCL quận

Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh

Trang 15

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CÔNG TÁC XÃ HỘI HÓA

GIÁO DỤC Ở TRƯỜNG MẦM NON

1.1 Tổng quan nghiên cứu vấn đề

1.1.1 Nghiên cứu nước ngoài

Thuật ngữ xã hội hoá giáo dục ở nước ngoài được cụ thể háo ở nội hàm các khái niệm như: chức, cá nhân tham gia vào các hoạt động giáo dục như sự huy động (mobilization), sự tham gia (participation), tư nhân hóa (privatization), sự phân quyền (decentralization) Do đó, các công trình nghiên cứu về lĩnh vực này tiêu biểu cần kể đến những nghiên cứu dưới đây

Nghiên cứu của Eravia (2019) đã nhấn mạnh, giáo dục mầm non nhằm phát triển nền tảng trí tuệ, tri thức, nhân cách, nhân cách cao đẹp, kỹ năng đi học cho trẻ

từ 4 - 6 tuổi, gọi là độ tuổi vàng Sự tham gia của cộng đồng vào việc phát triển trường học là phù hợp vì giáo dục là một phần thiết yếu của cuộc sống con người Cộng đồng không chỉ quan tâm đến việc phát triển trường học mà còn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng trong khuôn khổ hình thành các vai trò xã hội thông qua nhiều hình thức tham gia vào các cơ sở giáo dục mầm non Sự tham gia của cộng đồng vào các hoạt động của trường là một đặc điểm của mối quan hệ tốt giữa nhà trường và cộng đồng, nghĩa là mức độ mà cộng đồng có thể được trao quyền trong quá trình giáo dục ở trường là một chỉ số về công tác quản lý trường học được đề cập [21]

Mục tiêu nghiên cứu của Megersa và cộng sự (2019) là kiểm tra thực trạng tham gia của cộng đồng vào giáo dục mầm non và các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của họ tại các khu vực được lựa chọn ở Khu Shoa Tây Nam Thiết kế nghiên cứu khảo sát đã được sử dụng Dữ liệu được thu thập từ 192 giáo viên mầm non, 58 hiệu trưởng trường mầm non, 12 giám sát cụm, 4 chuyên gia giáo dục Wearda và 58 thành viên PTA bằng cách sử dụng bảng câu hỏi, phỏng vấn và thảo luận nhóm tập trung Kết quả nghiên cứu cho thấy sự tham gia của cộng đồng vào giáo dục mầm non còn rất thấp; lĩnh vực tham gia cộng đồng phổ biến nhất là đóng góp tiền mặt và tham gia vào một cuộc họp nhằm cải thiện hành vi của học sinh Cuối cùng, nguyên nhân chính được xác định là thiếu nhận thức, không tham dự họp và không cho con đi học mầm non Có ý kiến đề nghị các trường mầm non cần

Trang 16

xây dựng chiến lược hợp tác hiệu quả để cùng cộng đồng hỗ trợ các trường mầm non Ngoài ra, các trường mầm non cần không ngừng nỗ lực trong việc định hướng, định hướng lại các thành viên trong cộng đồng về mục tiêu, phạm vi, nguyên tắc, phương pháp và hoạt động giáo dục mầm non [22]

Rahmatullah và cộng sự (2020) đã khám phá vai trò và sự tham gia của cộng đồng địa phương trong bối cảnh các trung tâm mầm non của Malaysia (nhà trẻ và mẫu giáo) Kết quả khảo sát chỉ ra rằng sự tham gia của phụ huynh và cộng đồng vào các trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non nhìn từ góc độ quản lý và người thực hành là ở mức trung bình Tổng cộng có ba chủ đề bao quát đã được xác định

từ các cuộc phỏng vấn, đó là hợp tác chuyên môn, chia sẻ nguồn lực và giám sát hoạt động Có sự đa dạng về sự tham gia và hợp tác của cộng đồng với các trung tâm chăm sóc và giáo dục mầm non Những phát hiện này được kỳ vọng sẽ cung cấp những hướng dẫn có giá trị cho việc quản lý và lãnh đạo các trung tâm giáo dục

và chăm sóc trẻ nhỏ về khía cạnh tham gia của cộng đồng, nơi có thể giúp nâng cao

nỗ lực của họ trong việc cung cấp trải nghiệm học tập có chất lượng cho trẻ nhỏ theo học tại trung tâm của họ [24]

Mục đích nghiên cứu Duruh (2021) là tìm hiểu mức độ ảnh hưởng của Giáo dục Mầm non và mối quan hệ cộng đồng đến việc dạy và học Nghiên cứu áp dụng thiết kế khảo sát mô tả sử dụng kỹ thuật lấy mẫu có mục đích Cỡ mẫu gồm 73 Hiệu trưởng và 146 phụ huynh được chọn để tham gia vào nghiên cứu này, đưa ra cỡ mẫu là 219 người trả lời Dữ liệu được thu thập bằng cách thực hiện một bộ câu hỏi

Dữ liệu định lượng được phân tích bằng tần số và tỷ lệ phần trăm Dữ liệu định tính được phân tích bằng cách mô tả nội dung mới nổi từ người trả lời liên quan đến mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu đã xác định rằng, có những lĩnh vực liên quan giữa nhà trường và cộng đồng Các lĩnh vực như cung cấp đất đai, an ninh, sử dụng lớp học

và sân chơi Nghiên cứu này khuyến nghị rằng: Cộng đồng nên khuyến khích các Nhà giáo dục Chăm sóc Trẻ thơ bằng cách gửi họ đi đào tạo, hội thảo và hội thảo thường xuyên Cộng đồng nên tham gia xây dựng và quyên góp các khối lớp học, tài liệu giảng dạy và cuối cùng, nhà trường nên thu hút các phụ huynh tình nguyện đến giảng dạy tại Trung tâm Mầm non Điều này sẽ tăng cường mối quan hệ giữa cha mẹ và con cái, nhà trường và cộng đồng [20]

1.1.2 Nghiên cứu trong nước

Trong những năm gần đây, các nhà khoa học, nhà nghiên cứu như GS.TS Nguyễn Mậu Bành, PGS.TS Trần Quang Nhiếp, TS Hồ Triệu Hùng…có nhiều bài

Trang 17

viết về xã hội hóa giáo dục, Bộ GD&ĐT, viện khoa học giáo dục Việt Nam đã và đang tiến hành hệ thống hóa các đề tài nghiên cứu về xã hội hóa giáo dục, đúc kết kinh nghiệm từ thực tiễn quản lý để phát triển lý luận và đề xuất chính sách nhằm hoàn thiện hệ thống cơ sở lý luận, ban hành các văn bản hướng dẫn địa phương, các đơn vị giáo dục thực hiện nhiệm vụ công tác xã hội hóa giáo dục Trên cơ sở kết quả công tác xã hội hóa giáo dục giai đoạn 2006- 2010, Bộ GD&ĐT đã đề xuất với Chính phủ ban hành Đề án đúng đắn đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục và đào tạo giai đoạn 2012- 2016

Trương Thị Thanh Quý (2017) cũng nhấn mạnh, xã hội hóa giáo dục là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta Chủ trương đó đã được thực hiện trong thời gian dài trong thời kỳ đổi mới, nhưng cho đến nay quan niệm về xã hội hóa giáo dục vẫn còn có nhiều ý kiến khác nhau Khi thực hiện xã hội hóa giáo dục thì trách nhiệm của xã hội trong giáo dục tăng lên, nhưng Nhà nước vẫn phải đảm nhiệm trách nhiệm lớn đối với giáo dục Nhà nước cần đảm bảo cho mọi công dân được hưởng quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức; đầu tư các nguồn lực để phát triển giáo dục; hỗ trợ việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức và nhân viên hoạt động trong lĩnh vực giáo dục; tạo môi trường phát triển cạnh tranh lành mạnh trong lĩnh vực giáo dục; giám sát, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật trong lĩnh vực giáo dục [17]

Nghiên cứu của Phạm Thị Thu Hương (2017) đã nhấn mạnh, xã hội hóa giáo dục là một trong những đường lối, tư duy chiến lược phát triển giáo dục ở Việt Nam, đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế và phát huy truyền thống học tập của dân tộc Việt Nam Trong quá trình xã hội hóa giáo dục, Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận Tuy nhiên, vẫn còn những hạn chế cần khắc phục và nhiều vấn đề cần giải quyết để nâng cao chất lượng xã hội hóa giáo dục, góp phần phát triển nền giáo dục hiện đại, đáp ứng nhu cầu phát triển trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong bối cảnh toàn cầu hóa [9]

Trên cơ sở phân tích công tác xã hội hóa giáo dục của nước ta dựa trên các văn bản chính thức của Đảng và Nhà nước Việt Nam và thực tiễn XHHGD trong những năm qua, nghiên cứu của Trần Thị Huyền Trang và Trần Thị Hoài (2018) đã trình bày những nguyên nhân chính của sự suy giảm hiệu quả của chính sách XHHGD, so sánh gữa XHHGD của nước ta với các đặc điểm cơ bản của một phong

Trang 18

trào xã hội nói chung để rút ra kết luận về sự cần thiết phải huy động nguồn lực xã hội để đẩy mạnh công tác XHHGD trong bối cảnh hiện nay [18]

Trên cơ sở thực trạng công tác XHHGD, nghiên cứu của Phùng Đình Mẫn và Tống Thanh Quang (2019) đã đề xuất 7 giải pháp tăng cường quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường tiểu học thành phố Biên Hoà, tỉnh Đồng Nai, bao gồm: Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân và các lực lượng xã hội ở địa phương về tầm quan trọng của việc thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục; Hoàn thiện tổ chức bộ máy hoạt động, quản lý công tác xã hội hóa giáo dục; Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục; Tổ chức thực hiện công tác XHHGD có hiệu quả; Tăng cường giám sát, chỉ đạo công tác xã hội hóa giáo dục; Nâng cao hiệu quả việc kiểm tra, đánh giá công tác xã hội hóa giáo dục; Phát huy vai trò, ảnh hưởng của nhà trườngtiểu học đối với địa phương [13]

Công trình của Nguyen (2020) cũng đã chỉ ra rằng, cải cách kinh tế đã được thực hiện ở Việt Nam nhằm phát triển nền kinh tế nhiều thành phần theo định hướng

xã hội chủ nghĩa Do đó, với tư cách là một thành phần trong kiến trúc thượng tầng,

hệ thống giáo dục bị ảnh hưởng bởi cơ chế kinh tế, từ góc độ phúc lợi và đầu tư Vì mục tiêu phát triển giáo dục, chính sách “xã hội hóa” trong giáo dục nhằm huy động nguồn lực từ các khu vực ngoài Nhà nước và khuyến khích chia sẻ chi phí và trách nhiệm cung cấp giáo dục được coi là trọng tâm trong giai đoạn này [23]

Nghiên cứu Pham Khanh Ly (2022) cho thấy, sự phối hợp giữa Gia đình - Nhà trường - Xã hội đã phát huy vai trò tích cực, cùng cộng đồng có trách nhiệm quan tâm đến sự nghiệp giáo dục mầm non, nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, góp phần đẩy nhanh số lượng trường Mầm non đáp ứng yêu cầu của tiêu chuẩn quốc gia Tuy nhiên, hiện nay, việc xã hội hóa giáo dục mầm non chưa thực sự phát huy được thế mạnh của nó, bởi trong xã hội vẫn còn nhiều quan niệm chưa thật đầy

đủ, toàn diện Bài viết trình bày kết quả khảo sát, khảo sát thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục nhằm đưa các trường mầm non trên địa bàn quận Phú Xuyên, thủ đô Hà Nội đạt chuẩn quốc gia mức 1 trong giai đoạn hiện nay, những vấn đề cần tiếp tục giải quyết [12]

Nguyễn Thị Oanh (2022) đã khảo sát, đánh giá thực trạng quản lý hoạt động

xã hội hóa giáo dục ỡ trường tiểu học thành phố Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa trong giai đoạn hiện nay trên mẫu khách thể là 170 cán bộ quản lý, giáo viên Cách tiếp cận nghiên cứu theo chức năng quản lý, kết quả cho thấy, đa số khách thể đánh giá thực trạng quản lý hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học đạt mức độ khá

Trang 19

Tuy nhiên, điểm trung bình không đồng đều giữa các chức năng quản lý Trong đó, chức năng chỉ đạo hoạt động được đánh giá mức điểm trung bình cao hơn cả; tiếp đến là chức năng tổ chức; chức năng xây dựng kế hoạch; thấp nhất là chức năng kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường tiểu học [15]

Nguyễn Viết Tuyên và Hồ Văn Thống (2023) đã đánh giá kết quả thực trạng quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở, từ việc khảo sát

279 khách thể khảo sát, trong đó có 9 cán bộ quản lý, 120 giáo viên và 150 cha mẹ học sinh ở 4 trường trung học cơ sở tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước Kết quả khảo sát được chúng tôi xử lý số liệu theo thang đo 4 mức độ để tính điểm trung bình và tỷ lệ phần trăm để phân tích và đánh giá thực trạng Kết quả nghiên cứu cho thấy còn nhiều vấn đề bất cập trong công tác quản lý xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học cơ sở tại thành phố Đồng Xoài, tỉnh Bình Phước, thực trạng này là

cơ sở để các nhà quản lý có cơ sở để đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục ở các trường trung học

cơ sở địa phương này [19]

1.2 Các khái niệm chính của đề tài

1.2.1 Quản lý, quản lý giáo dục

1.2.1.1 Quản lý

Đặng Quốc Bảo cho rằng “Hoạt động quản lý là hoạt động bao gồm hai quá trình “quản” và “lý” tích hợp vào nhau; trong đó, “quản” có nghĩa là duy trì và ổn định hệ, “lý” có nghĩa là đổi mới hệ” [3]

Nguyễn Thị Mỹ Lộc cho rằng: “Quản lý là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo, lãnh đạo và kiểm tra” [11]

Nguyễn Ngọc Quang lại cho rằng “Quản lý là tác động có mục đích, có

kế hoạch của chủ thể quản lý đến tập thể những người lao động (khách thể quản lý) nhằm thực hiện những mục tiêu dự kiến” [16]

Từ các định nghĩa được nhìn nhận theo nhiều góc độ, hầu như các tác giả đều thống nhất về nội hàm của khái niệm quản lý, đó là trả lời câu hỏi: Ai quản lý? (Chủ thể quản lý); Quản lý ai? Quản lý cái gì? (Khách thể quản lý); Quản lý như thế nào? (Phương thức quản lý); Quản lý bằng cái gì? (Công cụ quản lý); quản lý để làm gì? (Mục tiêu quản lý)

Trang 20

Từ các khái niệm trên, có thể hiểu “Quản lý là sự tác động liên tục có tổ chức, có định hướng, có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý đến đối tượng quản lý để chỉ huy, điều khiển, liên kết các yếu tố tham gia vào hoạt động thành một chỉnh thể thống nhất, điều hoà hoạt động của các khâu một cách hợp quy luật nhằm đạt đến mục tiêu xác định trong điều kiện biến động của môi trường”

Để đạt được những mục tiêu đã định, quản lý phải thông qua các chức năng quản lý, bao gồm:

Kế hoạch hoá: là căn cứ vào thực trạng ban đầu của tổ chức và căn cứ vào nhiệm vụ được giao mà vạch ra mục tiêu của tổ chức trong từng thời kì, từng giai đoạn, từ đó tìm ra con đường, biện pháp, cách thức đưa tổ chức đạt được mục tiêu đó

Tổ chức: là những nội dung phương thức hoạt động cơ bản trong việc thành lập cấu trúc của tổ chức mà nhờ cấu trúc đó chủ thể quản lý tác động lên các đối tượng quản lý một cách có hiệu quả nhằm thực hiện mục tiêu kế hoạch

Chỉ đạo: là phương thức tác động của chủ thể quản lý nhằm điều hành tổ chức, nhân lực đã có của tổ chức (đơn vị) vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu quản lý

Kiểm tra: là những hoạt động của công tác quản lý tác động đến khách thể quản lý nhằm đánh giá và xử lí các kết quả vận hành của tổ chức

Như vậy, chức năng quản lý là một trong những vấn đề cơ bản của lí luận quản lý, nó giữ vai trò to lớn trong thực tiễn quản lý, thể hiện đầy đủ nội dung hoạt động của chủ thể quản lý đối với khách thể quản lý, là cơ sở đảm bảo cho hiệu quả của toàn bộ hệ thống được quản lý [1]

1.2.1.2 Quản lý giáo dục

Quản lý giáo dục trên cơ sở quản lý nhà trường là một phương hướng cải tiến quản lý giáo dục theo nguyên tắc tăng cường phân cấp quản lý nhà trường nhằm phát huy tối đa năng lực, trách nhiệm và quyền hạn của các chủ thể quản lý trực tiếp thực hiện mục tiêu giáo dục, đào tạo mà xã hội đang yêu cầu

Theo Đặng Quốc Bảo: Quản lý giáo dục là hệ thống những tác động có mục đích, có kế hoạch, hợp quy luật của chủ thể quản lý trong hệ thống giáo dục, là sự điều hành hệ thống giáo dục quốc dân, điều hành các cơ sở giáo dục nhằm đẩy mạnh công tác giáo dục theo yêu cầu phát triển của xã hội [2]

Như vậy, có thể hiểu Quản lý giáo dục là những tác động có hệ thống, có kế hoạch, có ý thức và hướng đích của chủ thể quản lý ở mọi cấp độ khác nhau đến tất

Trang 21

cả các mắt xích của toàn bộ hệ thống nhằm mục đích đảm bảo cho sự hình thành nhân cách cho thế hệ trẻ trên cơ sở quy luật của quá trình giáo dục về sự phát triển thể lực, trí lực và tâm lực trẻ em [10]

1.2.2 Công tác xã hội hoá giáo dục

Xã hội hoá giáo dục với chúng ta là khái niệm mới, mặc dù đã nhắc đến nhiều lần dưới nhiều hình thức khác nhau nhưng nội hàm của nó còn có những cách hiểu khác nhau Chính do cách hiểu khác nhau ấy mà có nhiều cách làm khác nhau, dẫn đến những chất lượng, hiệu quả khác nhau Không ít người cho rằng xã hội hoá giáo dục là do xã hội thực hiện Mọi hoạt động giáo dục đều do xã hội phải lo liệu như kinh phí giáo dục, cơ sở vật chất, chất lượng giáo dục, trách nhiệm giáo dục Cách hiểu như vậy không xác định được đâu là chủ thể giáo dục, đâu là đối tượng giáo dục, đâu là môi trường giáo dục và đâu là sự kết hợp các mối quan hệ ấy trong quá trình giáo dục Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục mang tính xã hội Trong đó người đi giáo dục và người được giáo dục trong mọi hoạt động về nội dung và phương thức thực hiện, kết quả đạt được đều mang tính xã hội, tính chuẩn mực xã hội rất cao Giáo dục nhằm bồi đắp cho người học tư tưởng, hình thành ý thức chính trị, nhân cách, bản lĩnh dân tộc cùng với những tri thức khoa học, kỹ thuật, văn hoá, đạo đức, lối sống Xã hội hoá giáo dục là làm cho các hoạt động mang tính giáo dục của xã hội được huy động vào quá trình giáo dục một cách tích cực, có hiệu quả Xã hội hoá giáo dục cũng có nghĩa là xã hội tham gia giải quyết một cách phù hợp những vấn đề giáo dục đang đặt ra Xã hội hoá giáo dục là đa dạng hoá các loại hình giáo dục; là mở rộng quy mô đáp ứng yêu cầu giáo dục của

xã hội; là xây dựng cơ cấu ngành học, cấp học hợp lý; là kiểm soát được chất lượng đào tạo toàn diện và ngày càng nâng lên; là hướng tới đáp ứng các yêu cầu phát triển xã hội Xã hội hoá giáo dục là quá trình tiếp thu có chọn lọc những tri thức, những thành tựu văn minh, tiến bộ của thời đại, của thế giới làm cho giáo dục cập nhật với xã hội hiện đại Xã hội hoá giáo dục cũng là quá trình trao đổi những kinh nghiệm, đổi mới nội dung chương trình, phương pháp, hình thức, phương tiện giáo dục một cách phù hợp với đối tượng và điều kiện nước ta Xã hội hoá giáo dục cũng

là quá trình mở rộng phạm vi giáo dục, nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục ở quy mô quốc gia, khu vực và quốc tế Việc coi trọng chăm lo giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, văn hoá của các tổ chức chính trị - xã hội, các hội, đoàn thể, các thôn xóm, tổ dân phố, cộng đồng dân cư thực chất là xã hội hoá giáo dục, là các tổ chức này tham gia vào quá trình giáo dục [14]

Trang 22

Xã hội hóa giáo dục gắn liền với dân chủ hóa giáo dục Chỉ có thể thực hiện

xã hội hóa giáo dục khi xã hội có một nền dân chủ, hiện thân nhân văn và nền dân chủ này được quán triệt trong đời sống giáo dục; mọi người dân có quyền được đi học, học được (tức là lĩnh hội một nền giáo dục phù hợp với hoàn cảnh, khả năng của mình) và phát triển tài năng [4]

Phạm Minh Hạc chỉ ra rằng xã hội hóa giáo dục là: “Làm cho xã hội nhận rõ trách nhiệm của giáo dục, giáo dục phục vụ đắc lực cho phát triển KT- xã hội, thực hiện việc kết hợp giáo dục trong nhà trường và ngoài nhà trường, tạo điều kiện để giáo dục kết hợp với lao động, học đi đôi với hành; xã hội hóa giáo dục có quan hệ hữu cơ với dân chủ hóa giáo dục” [8]

Xã hội hoá giáo dục là huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lý của Nhà nước để xây dựng một xã hội học tập; là việc thực hiện mối liên hệ phổ biến giữa hoạt động giáo dục và cộng đồng xã hội, làm cho giáo dục phù hợp với sự phát triển của xã hội, thích ứng với xã hội, duy trì sự cân bằng giữa hoạt động giáo dục

và xã hội

Xã hội hoá giáo dục được hiểu trên phương diện rộng là toàn thể nhân dân, toàn thể xã hội tham gia vào sự nghiệp giáo dục Xã hội hoá giáo dục là làm cho hoạt động giáo dục trở thành hoạt động chung của toàn xã hội Điều 1 Nghị định 73/1999/NĐ-CP ngày 19/8/1999 của Chính phủ ghi rõ: xã hội hoá hoạt động giáo dục là vận động và tổ chức sự tham gia rộng rãi của nhân dân, của toàn xã hội vào

sự phát triển sự nghiệp giáo dục nhằm từng bước nâng cao mức hưởng thụ về giáo dục trong sự phát triển về vật chất và tinh thần của nhân dân

Xã hội hoá giáo dục là một chính sách được nhiều quốc gia trên thế giới thực hiện có hiệu quả, bao gồm các quốc gia không chỉ nghèo, kém phát triển mà còn cả các quốc gia phát triển Tuy nhiên, ở mỗi quốc gia, qua từng giai đoạn, thuật ngữ

“xã hội hoá giáo dục” có nhiều cách hiểu với nội hàm liên quan đến các khía cạnh như: phi tập trung hoá (decentralization), giáo dục suốt đời (longlife education), xã hội học tập (learning society), giáo dục cộng đồng (community education),…

Xã hội hóa giáo dục là cách nói gọn của “xã hội hóa công tác giáo dục” với nội hàm là phương thức, cách thức, phương châm, cách làm giáo dục, tổ chức và quản lý giáo dục Đảng và Nhà nước ta chủ trương xã hội hóa giáo dục là một tư tưởng chiến lược, một bộ phận quan trọng trong đường lối, chính sách giáo dục

Trang 23

Phi tập trung hoá giáo dục là việc thực hiện phân quyền hạn và trách nhiệm

từ trung ương xuống địa phương, từ các cơ quan quản lý cấp trên xuống cơ quan quản lý cấp dưới, đồng thời huy động sự tham gia của cộng đồng, tổ chức phi chính phủ vá các tổ chức quần chúng vào sự phát triển giáo dục

Xã hội học tập là giáo dục cho mọi người và mọi người làm giáo dục Một xã hội học tập cần đảm bảo quyền được giáo dục cho mọi người, coi quyền được giáo dục là một bộ phận không thể thiếu của nhân quyền; đồng thời, chăm lo sự nghiệp giáo dục là trách nhiệm của mọi người

Theo nghĩa hẹp, giáo dục cộng đồng là hoạt động giáo dục phải đáp ứng mọi lợi ích của cộng đồng hướng vào việc cải thiện chất lượng cuộc sống Theo nghĩa rộng, giáo dục cộng đồng chỉ toàn bộ các hoạt động xã hội, giải trí, văn hoá, giáo dục được tổ chức bên ngoài hệ thống nhà trường chính quy cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, có dự định cải thiện cuộc sống của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng vào sự phát triển giáo dục là tạo cơ hội cho mọi người có quyền được học tập, được tiếp cận nguồn lực giáo dục để phát triển cá nhân, đồng thời mọi người có nghĩa vụ

và trách nhiệm đối với giáo dục cũng như sự phát triển giáo dục của quốc gia

Xã hội hóa giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước” [7]

Có thể coi xã hội hóa công tác giáo dục là một cách làm giáo dục với những đặc điểm cơ bản sau đây:

- Huy động sức mạnh tổng hợp của các ngành có liên quan đến giáo dục: Sự huy động cần thường xuyên, theo một cơ chế vận hành đồng bộ từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở một chiến lược phát triển giáo dục lâu dài cho cả nước cũng như cho mỗi địa phương, địa bàn dân cư nhất định với sự tham gia của các bộ ngành liên quan

- Huy động các lực lượng cộng đồng tham gia vào công tác giáo dục: Các lực lượng xã hội là Mặt trận Tổ quốc, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, Hội LHPN, Hội Cựu chiến binh, Ban Đại diện Cha mẹ học sinh, Hội Khuyến học, Hội Chữ thập đỏ, và mọi tổ chức đoàn thể và cá nhân quan tâm đến sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, đặc biệt là gia đình và dòng họ Sự tham gia của các lực lượng này sẽ giúp cho giáo dục gắn bó với cộng đồng, do cộng đồng thực hiện, vì lợi ích và nguyện vọng của cộng đồng

Trang 24

- Đa dạng hóa các hình thức giáo dục và các loại hình nhà trường: Mở rộng các hình thức giáo dục phi chính quy bên cạnh các hình thức giáo dục chính quy, phát triển các loại hình trường dân lập và tư thục

- Mở rộng các nguồn đầu tư, khai thác tiềm năng về nhân lực, vật lực trong

xã hội, phát huy và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của nhân dân: Đây không những là chính sách lâu dài trong việc thực hiện các chính sách xã hội của Đảng ta

mà còn là biện pháp cần thiết trong giai đoạn hiện nay

1.2.3 Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

Trên cơ sở khái niệm về công tác xã hội hoá giáo dục nói chung, có thể hiểu,

xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non là công tác huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân vào các hoạt động giáo dục ở trường mầm non, đồng thời đa dạng hoá các hình thức giáo dục, lớp mầm non và khai thác, sử dụng các nguồn lực hợp lý, hiệu quả vào công tác giáo dục mầm non

1.2.4 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Từ khái niệm về công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non, có thể hiểu, quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hiệu trưởng tác động lên khách thể quản lý thông qua việc thể chế hoá chủ trương, chính sách, xây dựng phong trào học tập toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống trường lớp và đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non

1.3 Công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

1.3.1 Vai trò, ý nghĩa của công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

Xã hội hóa giáo dục góp phần nâng cao chất lượng GD&ĐT Chính xã hội hóa giáo dục tạo nên những điều kiện thuận lợi về cả tinh thần và vật chất để nâng cao chất lượng giáo dục cũng như góp phần hoàn thiện nội dung, chương trình, phương pháp tạo chuyển biến tích cực chất lượng giáo dục

Xã hội hóa giáo dục tạo ra một xã hội học tập, một động lực thực hiện mục tiêu giáo dục Xã hội hóa giáo dục tạo điều kiện và cơ hội học tập cho mọi người để

từ đó hình thành nên một xã hội, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực và bồi dưỡng nhân tài cho đất nước

Trang 25

Xã hội hóa giáo dục sẽ tạo điều kiện thực hiện dân chủ hóa và công bằng trong giáo dục Thực hiện dân chủ hóa là nhằm xóa bỏ tính khép kín của hệ thống giáo dục nhà trường để xây dựng nền giáo dục đại chúng của dân, do dân và vì dân

Xã hội hóa giáo dục có ý nghĩa đặc biệt to lớn với toàn xã hội Đây là hình thức giúp nâng cao chất lượng giáo dục, hay nâng cao trình độ dân trí Kết hợp sức mạnh của nhiều cá nhân, tổ chức tạo nên một xã hội học tập Bằng cách mở rộng quy mô, bồi dưỡng nhân tài, hình thức dạy và học đa dạng và toàn diện, con người phát triển đầy đủ mọi mặt: không chỉ tri thức mà còn có phẩm chất đạo đức, sức khỏe, ngoại hình và kỹ năng

1.3.2 Mục tiêu của xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

- Xã hội hóa giáo dục Mầm non nhằm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục Mầm non

XHH GVMN sẽ tạo ra các nhân tố đồng thuận giữa nhà trường và xã hội thực hiện mục tiêu giáo dục

Thông qua XHH, nhà trường huy động nguồn nhân lực, tài lực, vật lực của cộng đồng phát triển nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ trong trường Mầm non

- Xã hội hóa giáo dục Mầm non góp phần tăng cường quá trình chuẩn hóa, hiện đại hóa các trường Mầm non

Mục tiêu cao nhất của xã hội hóa giáo dục là giúp cho người học ngày càng được thụ hưởng những điều kiện học tập tốt hơn, nhất là những nơi còn gặp nhiều khó khăn Kêu gọi XHH GVMN không có nghĩa là giảm đầu tư ngân sách cho GVMN mà là tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư, tăng nguồn thu ngoài ngân sách cho GVMN, đây là yêu cầu bức thiết hiện nay Tất nhiên, việc thực hiện XHH GVMN phải phù hợp với sức dân, thuận lòng dân Mọi sự huy động phải hướng vào công việc chuẩn hóa, hiện đại hóa nhà trường: Chuẩn hóa về đội ngũ, chuẩn hóa và hiện đại hóa về cơ sở vật chất sư phạm…

- Xã hội hóa giáo dục Mầm non nhằm thúc đẩy quá trình dân chủ hóa giáo dục

Dân chủ hóa giáo dục là yêu cầu thiết yếu cho sự phát triển giáo dục

Dân chủ hóa giáo dục đặt ra với GVMN là việc để toàn xã hội thực hiện tốt Luật Bảo vệ và chăm sóc trẻ em Trẻ em không phải chỉ được chăm sóc ở nhà

Trang 26

trường mà còn được chăm sóc tại gia đình, phòng chống bạo hành đối với trẻ, phòng chống các tệ nạn xã hội đe dọa trẻ…

Mục tiêu của XHH GVMN là các lực lượng xã hội, gia đình – nhà trường –

xã hội có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực hiện Công ước Quốc tế về quyền trẻ

em mà nước ta đã cam kết thực hiện và Luật chăm sóc giáo dục trẻ em mà Nhà nước đã ban hành

1.3.3 Nội dung công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

a Cộng đồng trách nhiệm đối với giáo dục

Sự tham gia trực tiếp hay gián tiếp của gia đình và các lực lượng xã hội có ý nghĩa trong việc tạo ra môi trường thuận lợi cho GDMN, hoàn thiện nội dung, phương pháp giáo dục cũng như cải tiến công tác quản lý giáo dục Do đó, xã hội hoá GDMN cần lưu ý đến khía cạnh này bởi:

- Giáo dục và đào tạo luôn được coi là công việc hàng đầu của Nhà nước, của các cấp chính quyền, đoàn thể

- Cùng với Nhà nước, các thành phần kinh tế, các đoàn thể nhân dân tuỳ thuộc vào khả năng của mình có thể tham gia vào việc cung ứng và hưởng thụ các dịch vụ giáo dục, góp phần mở rộng quy mô và chất lượng GDMN

- Các tổ chức xã hội, cùng toàn thể nhân dân có vai trò kiểm tra, giám sát, phản biện xã hội đối với các hoạt động GDMN Bởi lẽ, chính họ là người cung ứng

và thụ hưởng GDMN nên sẽ hiểu rõ những thành tựu, hạn chế hay những tiêu cực của GDMN

- Mỗi công dân trong xã hội cần nhận thức được, học tập vừa là quyền lợi, vừa là trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với xã hội Đồng thời, mỗi người phải tự tạo cho mình khả năng tự học, tự học suốt đời, có động cơ học tập là yếu tố nội lực quan trọng

b Huy động, khai thác các nguồn lực xã hội tham gia vào hoạt động GDMN

Xã hội hoá GDMN góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục

Do đó, nếu nhìn nhận xã hội hoá GDMN đơn thuần chỉ là huy động nguồn tài chính của nhân dân là cách nhìn không đúng bản chất của xã hội hoá giáo dục và sẽ không thể phát triển bền vững sự nghiệp giáo dục Một trong những biện pháp hữu hiệu để thực hiện xã hội hoá giáo dục là huy động cộng đồng tham gia xây dựng và phát triển giáo dục trên các bình diện sau đây:

Trang 27

- Huy động các lực lượng xã hội, phát huy vai trò, trách nhiệm của các tổ chức xã hội để tạo ra những tác động tích cực trong việc giáo dục trẻ, xây dựng môi trường học tập hiệu quả Điều này được thể hiện ở vai trò, trách nhiệm của gia đình, nhà trường và các cơ sở giáo dục, các tổ chức chính trị - xã hội, các đoàn thể, doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế,… trong việc phối hợp hành động để cùng nhau góp phần xây dựng, phát triển GDMN

- Huy động triệt để các nguồn cơ sở vật chất, tài chính cho sự nghiệp phát triển GDMN nhằm tạo điều kiện cho hoạt động GDMN phát triển nhanh hơn, đảm bảo chất lượng và hiệu qủa hơn Nguồn tài chính này được huy động từ: ngân sách nhà nước (trung ương và địa phương), các nguồn đầu tư của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội, các phụ huynh, các nhà từ thiện,…

c Đa dạng hoá các loại hình nhà trường, các hình thức giáo dục trên cơ sở nâng cao tính tự chủ của các cơ sở giáo dục

Đa dạng hoá các loại hình nhà trường thể hiện ở việc xây dựng, củng cố, phát triển hệ thống giáo dục công lập còn khuyến khích phát triển các cơ sở giáo dục ngoài công lập theo quy định của nhà nước

Đa dạng hoá các loại hình GDMN là tạo điều kiện để người học có thể lựa chọn những hình thức học phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mình nhằm cập nhật kiến thức ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ, hình thành ý thức học tập suốt đời

1.3.4 Phương pháp, hình thức xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

- Phương pháp hoạt động xã hội hóa GDMN

Hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non là thực hiện phương châm, phương thức giáo dục mang tính xã hội rộng lớn đối với GDMN Các hoạt động giáo dục trong trường mầm non được tiến hành và mở rộng trong xã hội và toàn xã hội thực hiện Để xã hội hóa GDMN có hiệu quả thiết thực, cần có cơ chế, chính sách, định hướng cho mọi người có ý thức và tự nguyện tham gia; xã hội cùng với nhà trường và gia đình kết hợp chặt chẽ trong các hoạt động giáo dục, nhất là GDMN

Để thực hiện có hiệu quả hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non, trước hết cần mở rộng cơ hội học tập cho trẻ (đặc biệt trẻ 5 tuổi) trong độ tuổi đến trường và giải quyết những vấn đề quan trọng của GDMN, tạo điều kiện để các nhà giáo, cá nhân đóng góp công sức, trí tuệ vào quá trình đánh giá chất lượng giáo dục, giảng dạy tại trường mầm non

Trang 28

Tiếp tục mở rộng các trường ngoài công lập, thực hiện chính sách ưu đãi về đất đai, thuế, tín dụng, tạo điều kiện cho loại hình các trường này phát triển Cùng với việc huy động sự đóng góp của nhân dân, chủ yếu là đối với các gia đình có điều kiện và ở các khu vực thuận lợi, cần bổ sung, hoàn chỉnh các chính sách hỗ trợ đối với trẻ hộ nghèo, trẻ khuyết tật và trẻ là gia đình chính sách

Nhà nước tiếp tục tăng đầu tư ngân sách cho Giáo dục và Đào tạo, điều chỉnh cơ cấu phân bổ theo hướng không dàn trải và dành ưu tiên cho đầu tư phát triển GDMN

- Hình thức hoạt động xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

Đa dạng hóa các hình thức giáo dục: Xây dựng và mở rộng các trường mầm non ngoài công lập

Lập các quỹ khuyến học do cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tài trợ cho trẻ có thành tích nổi trội, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn

Tổ chức, tạo điều kiện cho người dân và các tổ chức tham gia góp ý vào các nội dung liên quan đến GDMN

Liên kết với các tổ chức giáo dục, mời người ngoài ngành giáo dục đến tham gia hoạt động nhà trường

Củng cố tổ chức và hoạt động của Hội Khuyến học địa phương, Ban đại diện CMHS đi vào hoạt động có nề nếp, hiệu quả

Nhà nước khuyến khích bằng chính sách tài chính đối với các cá nhân và tổ chức có hoạt động trong lĩnh vực giáo dục như giao đất làm trường, không thu tiền

sử dụng đất, miễn hoặc ưu đãi thuế suất, ưu đãi tín dụng Thường xuyên khen thưởng, động viên các cơ sở giáo dục ngoài công lập, người có công với giáo dục dưới nhiều hình thức khác nhau

1.3.5 Điều kiện thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non

- Hệ thống văn bản, cơ chế, chính sách

Các trường cần nắm bắt đầy đủ hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về công tác xã hội hóa giáo dục Hệ thống các văn bản cụ thể, rõ ràng, phù hợp với yêu cầu phát triển của xã hội thể hiện sự quản lí, chỉ đạo đồng bộ, thống nhất của Đảng

và Nhà nước ta về công tác xã hội hóa giáo dục, do vậy, Đảng và Nhà nước ta đã và đang có những chủ trương, chính sách cụ thể về công tác xã hội hóa giáo dục thông qua các Chỉ thị, Nghị quyết về công tác xã hội hóa giáo dục; đồng thời có kế hoạch

tổ chức triển khai, quán triệt trong nội bộ Đảng, trong các tổ chức chính trị,

Trang 29

- Nhận thức của các lực lượng tham gia vào công tác xã hội hóa giáo dục Nhà trường cần phải tuyên truyền sâu rộng trong đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng như các ban ngành, đoàn thể, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài địa phương để hình thành nhận thức của họ đối với công tác xã hội hóa giáo dục Giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, Nhà nước và của toàn dân

Vì thế, muốn thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục ở trường học đạt kết quả tốt, trước hết phải có sự nhận thức đúng đắn và đồng bộ của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, của đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường cũng như phụ huynh học sinh và cộng đồng Các cấp ủy Đảng, chính quyền phải quán triệt các Nghị quyết của Đảng về thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục và thực hiện đúng trách nhiệm của mình đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương Đội ngũ cán

bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường phải nhận thức được đây là trách nhiệm, là nghĩa vụ của mỗi thành viên trong nhà trường Phụ huynh học sinh và cộng đồng cũng cần nhận thức rõ trách nhiệm xã hội của mỗi cá nhân trong cộng đồng đối với sự nghiệp giáo dục của địa phương, của đất nước

- Sự tham gia, vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể, các lực lượng xã hội tại địa phương

Chủ trương xã hội hóa giáo dục phải được triển khai rộng khắp trong các tổ chức đoàn thể chính trị xã hội và quần chúng nhân dân; làm cho mọi tầng lớp xã hội nhận thức đầy đủ về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác xã hội hóa giáo dục Nhà trường phải xây dựng mục tiêu, chỉ tiêu, kế hoạch hoạt động cụ thể nhằm huy động cả hệ thống chính trị tham gia vào quá trình thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục tại địa phương Tùy vào vai trò và nhiệm vụ của từng lực lượng xã hội để có thể vận động tham gia vào thực hiện các mục tiêu giáo dục đã đề ra

- Năng lực hoạt động của Hội đồng giáo dục cấp cơ sở

Năng lực hoạt động của Hội đồng giáo dục cấp cơ sở cũng ảnh hưởng rất lớn đến thành công của công tác xã hội hóa giáo dục Một Hội đồng giáo dục có cơ chế hoạt động hữu hiệu, phân công phân nhiệm rõ ràng; thực hiện đúng chức năng tư vấn cho địa phương cách làm giáo dục; lập được kế hoạch cụ thể, rõ ràng, có giải pháp phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của địa phương sẽ giúp địa phương tăng cường mức độ phối hợp giữa các lực lượng xã hội vào các hoạt động giáo dục của địa phương

Trang 30

- Sự chủ động của cha mẹ học sinh

Nâng cao nhận thức của các bậc cha mẹ học sinh, của cộng đồng về công tác

xã hội hóa giáo dục là rất quan trọng, góp phần tích cực vào việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, bảo đảm điều kiện cho việc nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục

Gia đình có nhiều tiềm năng trong việc xã hội hóa cá nhân Vai trò và trách nhiệm của gia đình trong giáo dục con cái ngày càng cao Gia đình ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tinh thần và vật chất của mỗi thành viên trong quá trình trưởng thành và phát triển Do vậy gia đình là môi trường giáo dục thuận lợi cho sự phát triển nhân cách trẻ em Cùng với nhà trường, gia đình và xã hội góp phần hình thành nhân cách của trẻ tốt nhất Sự phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường quyết định rất lớn đến thành công của giáo dục nhà trường

- Yếu tố kinh tế - văn hoá - xã hội của địa phương

Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi tạo nguồn lực đầu tư để giáo dục phát triển Khi địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội hóa giáo dục Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến điều kiện

để phát triển giáo dục Đời sống văn hóa phong phú góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển Môi trường xã hội có văn hóa là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách con người Môi trường xã hội có văn hóa còn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tham gia nghiên cứu, học tập; đồng thời tham gia vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống

- Truyền thống hiếu học của địa phương

Địa phương có truyền thống hiếu học sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến tinh thần, thái độ học tập của học sinh và cộng đồng Những tấm gương của gia đình hiếu học, của dòng họ hiếu học sẽ tác động mạnh mẽ đến ý thức học tập con cháu, tạo niềm tin để học sinh phấn đấu và rèn luyện, học tập Đây là điều kiện thuận lợi để dấy lên phong trào học tập trong cộng đồng, góp phần phát triển giáo dục ở địa phương

- Các yếu tố về phía nhà trường

Giáo dục là hoạt động xã hội, do toàn xã hội chăm lo Tuy nhiên, trong tiến trình lịch sử, do sự phân công lao động, sự chuyên môn hóa đã sinh ra hệ thống giáo dục và nhà trường Nhà trường trở thành một hình thức, thiết chế giáo dục mang

Trang 31

tính tổ chức cao Nhà trường hoạt động theo chương trình, kế hoạch, có đội ngũ những nhà chuyên môn được đào tạo một cách hệ thống, có những phương tiện chuyên môn (cơ sở trường, lớp, trang thiết bị ) để chuyển tải nội dung bằng những phương pháp khoa học, hợp lý, nhằm thực hiện một hệ thống những mục tiêu, mục đích giáo dục đã đề ra

Hiệu trưởng nhà trường phải có năng lực và tầm nhìn chiến lược để làm chức năng tham mưu cho lãnh đạo địa phương Hiệu trưởng nhà trường phải là người tư vấn đắc lực để sức mạnh xã hội hóa giáo dục chuyển thành chất lượng xã hội hóa cá nhân Hiệu trưởng phải tham mưu kịp thời cho địa phương để xây dựng và thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục cho phù hợp và đạt hiệu quả Do vậy, Hiệu trưởng nhà trường phải có nhận thức đúng đắn về ý nghĩa, vai trò, nội dung của công tác xã hội hóa giáo dục để tham mưu và tổ chức các hoạt động xã hội hóa giáo dục trong nhà trường Hiệu trưởng tham mưu kịp thời cho lãnh đạo địa phương, tổ chức tốt các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường sẽ nhanh chóng góp phần phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục

Hiệu quả quản lý công tác xã hội hóa giáo dục được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch cho công tác xã hội hóa giáo dục, thành lập các tổ chức, phân công trách nhiệm các thành viên, tổ chức hoạt động, kiểm tra đôn đốc, Nếu năng lực của Hiệu trưởng tốt, các hoạt động xã hội hóa giáo dục trên sẽ lan tỏa đến thầy cô giáo, nhân viên, học sinh đến xã hội Khi đó, công tác xã hội hóa giáo dục của nhà trường sẽ được xã hội đồng thuận cao, hiệu quả hoạt động của xã hội hóa giáo dục đem lại không nhỏ

- Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng là vai trò tham gia của đội ngũ giáo viên, nhân viên đối với công tác xã hội hóa giáo dục

Giáo viên, nhân viên là những thành viên tích cực trực tiếp tham gia các hoạt động của công tác xã hội hóa giáo dục Họ là cầu nối giữa nhà trường với Ban đại diện cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội Thông qua hoạt động chủ nhiệm lớp, hoạt động dạy học, mối gắn kết của giáo viên và Ban đại diện cha mẹ phụ huynh ngày càng chặt chẽ hơn trong việc giáo dục học sinh Vì vậy, để công tác xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cao, không ngừng nâng cao nhận thức về

xã hội hóa giáo dục cho giáo viên, nhân viên là việc làm thường xuyên Nếu tập thể giáo viên, nhân viên có nhận thức tốt, tham gia, đóng góp bằng sức lực và trí tuệ một cách tích cực vào các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường thì kết quả đạt được sẽ rất cao Bên cạnh đó, nhà trường thường xuyên động viên, đánh giá

Trang 32

khen thưởng kịp thời để công tác xã hội hóa giáo dục được duy trì thường xuyên và

có kết quả tốt

1.4 Quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

1.4.1 Quản lý việc thể chế hoá chủ trương, chính sách

Xã hội hóa giáo dục là chủ trương đúng đắn, góp phần huy động các nguồn lực trong xã hội phục vụ phát triển sự nghiệp GD&ĐT Tuy nhiên, trước những vấn

đề đặt ra khi thực hiện chủ trương này, các ngành chức năng, chính quyền các cấp, các tổ chức, cá nhân cần nêu cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền trong thực hiện và thể chế hóa các quy định về xã hội hóa giáo dục Khi thực hiện

xã hội hóa giáo dục cần bảo đảm tính công khai, dân chủ, tự nguyện của mỗi cá nhân, đồng thời thực hiện luôn gắn liền với giám sát Có như vậy, xã hội hóa giáo dục mới thực sự phát huy hiệu quả và thể hiện tính ưu việt của một chủ trương Thể chế hóa các quy định về xã hội hóa giáo dục được triển khai thực hiện ở một số nội dung sau:

Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với quá trình thể chế hóa các quy định về xã hội hóa giáo dục là yếu tố quyết định chất lượng thể chế hóa, bảo đảm hệ thống pháp luật về xã hội hóa giáo dục được đầy đủ, chính xác, kịp thời đường lối, chủ trương của Đảng Theo đó, Nhà nước xây dựng, hoàn thiện các văn bản pháp luật như Hiến pháp, luật, các văn bản hướng dẫn công tác xã hội hóa giáo dục; xử lý đồng bộ nhiều vấn đề liên quan đến công tác xã hội hóa giáo dục, các hoạt động xã hội hóa, quản lý xã hội hóa giáo dục thể chế hóa phù hợp với trình

độ phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực tế tại các đơn vị, trường học, địa phương

Thứ hai, phát huy tính độc lập, sáng tạo của đơn vị, trường học, địa phương triển khai, thực hiện thể chế hóa quy định công tác xã hội hóa giáo dục tại các địa phương Hạn chế tình trạng xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ xã hội hóa giáo dục “chép lại”, rập khuôn các nội dung trong Nghị quyết của Đảng và các văn bản pháp luật cấp trên, bảo đảm thể chế hóa, cụ thể hóa trong từng nhiệm vụ,

kế hoạch, lộ trình thực hiện xã hội hóa giáo dục, đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ được giao Quy định trách nhiệm của người đứng đầu trong việc thể chế hóa pháp luật, xây dựng cơ chế chính sách phối hợp với các lực lượng xã hội, thu hút các nguồn lực bảo đảm công tác xã hội hóa giáo dục phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương gắn với việc phát triển kinh tế, an sinh xã hội

Trang 33

Thứ ba, đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong đội ngũ cán

bộ, đảng viên, công chức, viên chức và mọi tầng lớp nhân dân, nâng cao nhận thức vai trò của công tác xã hội hóa giáo dục tại các đơn vị, trường học Xây dựng ý thức thượng tôn pháp luật; đảng viên, người đứng đầu cấp ủy phải tiên phong thực thi pháp luật, trực tiếp là các pháp luật thể chế hóa thuộc thẩm quyền của cơ quan, tổ chức mình Đồng thời nâng cao tinh thần trách nhiệm của các cán bộ, công chức, viên chức, giáo viên trong thực thi công vụ, phối hợp triển khai thực hiện hiệu quả công tác xã hội hóa giáo dục Hàng năm, tổ chức đánh giá, tổng kết việc thực hiện phổ biến, giáo dục

1.4.2 Quản lý việc xây dựng phong trào học tập toàn xã hội ở cấp mầm non Phong trào học tập toàn xã hội là một trong những chủ trương lớn được phát động trong toàn Đảng, toàn dân bao gồm từ các cấp học khác nhau, từ mầm non đến đại học Xã hội học là một xã hội mà mọi người đều được học, cần phải học và tự giác học thường xuyên, học suốt đời; mọi người được tiếp cận những cơ hội học tập thuận lợi và lấy tự học cùng với ý chí, nghị lực phấn đấu kiên trì của mình là chính

để đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội; mọi người không phân biệt tuổi tác, ngành nghề, trình độ đều thấy học tập là nhu cầu của cuộc sống, luôn cần phải học và học suốt đời, học ở mọi nơi, mọi lúc

Theo UNESCO, học tập suốt đời là tất cả các hoạt động học tập có chủ đích xuyên suốt cuộc đời của một cá nhân từ khi chào đời đến lúc rời xa cuộc sống, theo các phương thức giáo dục chính quy, không chính quy và phi chính quy Để thực hiện quản lý hiệu quả việc xây dựng phong trào học tập toàn xã hội ở cấp mầm non, Hiệu trưởng cần:

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến cho toàn dân về vai trò, ý nghĩa của cấp học mầm non;

- Thực hiện vận động các gia đình có con em trong độ tuổi đi học mầm non đến trường nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ;

- Triển khai, thực hiện hiệu quả ngày hội “Toàn dân đưa trẻ đến trường”;

- Phối hợp cùng tổ dân phố, dòng họ,… vận động các gia đình có con em trong độ tuổi mầm non ra lớp cũng như các hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng, giáo dục trẻ

Trang 34

1.4.3 Quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh cho trẻ Môi trường giáo dục an toàn là môi trường nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trong đó trẻ em được bảo vệ, được đối xử công bằng, nhân ái; không bị bạo hành, xâm hại; môi trường giảm thiểu tối đa hoặc loại bỏ hoàn toàn các yếu tố nguy cơ gây tai nạn thương tích và ảnh hưởng tiêu cực đến tâm lý, sức khỏe tâm thần; trẻ em được dễ dàng tiếp cận với môi trường xung quanh, được tạo điều kiện tốt nhất để phát triển toàn diện phù hợp với độ tuổi, giới tính và khả năng của bản thân

Điều 3 của Thông tư 45/2021/TT-BGDĐT ngày 32/12/2021 quy định nội dung bảo đảm môi trường giáo dục an toàn, bao gồm:

- Xây dựng môi trường giáo dục bảo đảm an toàn, dễ tiếp cận và công bằng đối với mọi trẻ em Chú trọng tổ chức rà soát các tiêu chí cơ sở giáo dục mầm non

an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích quy định tại phụ lục Thông tư này

- Thường xuyên rà soát, kiểm tra chất lượng công trình, điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi, phương tiện, dụng cụ máy móc phục vụ công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong cơ sở giáo dục mầm non, phát hiện và

xử lí kịp thời các hạng mục bị xuống cấp, hư hỏng có nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ em

- Xây dựng phương án bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng chống bạo hành, xâm hại; phòng tránh trẻ bị thất lạc; phòng, chống cháy, nổ; ứng phó với dịch bệnh, thảm họa, thiên tai trong cơ sở giáo dục mầm non

- Ứng phó và xử lí kịp thời khi xảy ra mất an toàn theo đúng quy trình, quy định của pháp luật

- Xây dựng và thực hiện bộ quy tắc ứng xử văn hóa trong cơ sở giáo dục mầm non theo quy định

- Tổ chức thực hiện công tác y tế trường học theo quy định; đối với các cơ sở giáo dục mầm non có tổ chức bữa ăn bán trú bảo đảm thực hiện các yêu cầu, điều kiện và quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm [5]

Trên cơ sở đó, để thực hiện hiệu quả quản lý việc xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh cho trẻ, Hiệu trưởng cần:

- Ban hành kế hoạch xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích trong cơ sở giáo dục mầm non theo năm học

Trang 35

- Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở giáo dục mầm non, gia đình và cộng đồng trong việc xây dựng trường học an toàn, phòng, chống tai nạn thương tích

1.4.4 Quản lý việc huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non Nghị quyết của Chính phủ nhấn mạnh “Việc huy động các nguồn lực của xã hội cho giáo dục và đào tạo không để thay thế mà là nguồn bổ sung quan trọng cho ngân sách nhà nước, góp phần làm tăng tổng nguồn lực đầu tư cho giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước tại các cơ sở công lập, tập trung đầu tư vào những lĩnh vực, địa bàn và đối tượng mà tư nhân không muốn hoặc không có khả năng đầu tư; khuyến khích các cơ sở giáo dục và đào tạo công lập hợp tác, liên doanh, liên kết với các cơ sở ngoài công lập; chuyển đổi một số đơn vị sự nghiệp công lập sang ngoài công lập ở những nơi có điều kiện phù hợp” [6]

Huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho giáo dục như huy động nguồn nhân lực cho giáo dục, lôi cuốn các lực lượng xã hội và cá nhân trong cộng đồng mang hết tâm huyết và tài năng của mình tham gia vào công tác XHHGD; Huy động nguồn tài chính từ các cơ quan Nhà nước, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội, gia đình và cá nhân tự nguyện đóng góp để phát triển giáo dục Việc sử dụng nguồn tài chính này phải triệt để tuân theo nguyên tắc công khai, dân chủ và hiệu quả

Hiệu trưởng thực hiện việc huy động các nguồn lực cho trường mầm non bao gồm:

- Vận động tài trợ: Xây dựng kế hoạch vận động và trình các cấp phê duyệt Căn cứ vào kế hoạch hoạt động năm học và dự toán ngân sách được cơ quan nhà nước giao, định kỳ hoặc đột xuất, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch vận động tài trợ báo cáo phòng giáo dục và đào tạo phê duyệt

Phòng giáo dục và đào tạo có trách nhiệm thẩm định phê duyệt kế hoạch vận động tài trợ trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ của cơ sở giáo dục Trường hợp phát hiện kế hoạch vận động tài trợ không đúng quy trình, quy định và không công khai minh bạch thì phải yêu cầu cơ sở giáo dục dừng triển khai kế hoạch vận động tài trợ

Kế hoạch vận động tài trợ phải xác định rõ nội dung, mục đích, đối tượng thụ hưởng, dự toán kinh phí và kế hoạch triển khai hoạt động cần tài trợ

- Tiếp nhận tài trợ:

Trang 36

- Quản lý, sử dụng tài trợ:

Cơ sở giáo dục có trách nhiệm thành lập Tổ tiếp nhận tài trợ Tổ tiếp nhận tài trợ bao gồm các thành phần chính sau: thủ trưởng cơ sở giáo dục; kế toán trưởng; Ban đại diện cha mẹ học sinh hoặc đại diện Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội sinh viên; đại diện của cộng đồng dân cư trên địa bàn đặt trụ sở của cơ sở giáo dục (nếu có); Thủ trưởng cơ sở giáo dục là Tổ trưởng Tổ tiếp nhận tài trợ; Tổ tiếp nhận tài trợ có trách nhiệm phổ biến, thông tin rộng rãi mục đích, ý nghĩa, nguyên tắc của hoạt động tài trợ; cung cấp thông tin về thời gian, địa chỉ, tên và số tài khoản tiếp nhận tài trợ của cơ sở giáo dục; nghiệm thu và bàn giao đưa vào sử dụng các khoản tài trợ bằng hiện vật hoặc phi vật chất; Tổ tiếp nhận tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ

Cơ sở giáo dục tổ chức tiếp nhận khoản tài trợ theo quy định của Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT ngày 03 tháng 8 năm 2018 thông tư quy định về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ngày 03/8/2018

- Báo cáo tài chính và công khai tài chính:

Các khoản tài trợ phải được tổng hợp kịp thời vào báo cáo quyết toán thu, chi tài chính theo kỳ và báo cáo quyết toán tài chính hàng năm theo quy định của pháp luật

Đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm thẩm tra, xét duyệt quyết toán đối với khoản tài trợ của đơn vị dự toán cấp dưới

Cơ sở giáo dục sử dụng tài trợ phải công khai nội dung báo cáo tài chính năm và công khai quyết toán thu, chi tài chính năm đối với các khoản tài trợ

1.4.5 Quản lý xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp và đang dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non

Quản lý xây dựng, mở rộng hệ thống trường lớp và đang dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non là một trong những nội dung quan trọng trong quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non Do đó, việc Quản lý xây dựng, mở rộng

hệ thống trường lớp và đang dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non bao gồm:

- Xây dựng trường mầm non dân lập do cộng đồng dân cư ở cơ sở gồm tổ chức và cá nhân tại thôn, ấp, bản, làng, buôn, phum, sóc, xã, phường, thị trấn đầu tư xây dựng cơ sở vật chất và bảo đảm điều kiện hoạt động

- Xây dựng trường mầm non tư thục do nhà đầu tư trong nước hoặc nhà đầu

tư nước ngoài đầu tư và bảo đảm điều kiện hoạt động

Trang 37

Mặt khác, các nhà trường cũng chủ động đa dạng hoá các loại hình lớp học, bên cạnh lớp học theo độ tuổi còn tổ chức những lớp học phù hợp đặc điểm dân cư (trẻ là con em của công nhân, trẻ khuyết tật,…)

1.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý công tác xã hội hóa giáo dục ở trường mầm non

1.5.1 Cơ chế, chính sách của Nhà nước, địa phương, ngành

Cơ chế, chính sách của Nhà nước và địa phương cũng như ngành GD&ĐT là một trong những yếu tố tiên quyết ảnh hưởng lớn đến công tác xã hội hoá GD ở các trường mầm non công lập Việc xây dựng cơ chế, chính sách rõ ràng là cơ sở pháp

lý để các trường tiến hành các nội dung, hình thức xã hội hoá một cách hiệu quả, đảm bảo đúng quy trình, pháp quy

Mặt khác, việc triển khai các chính sách và thực hiện cơ chế công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập của địa phương cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến công tác này, đặc biệt sự hướng dẫn chi tiết, cụ thể của các cấp ngành địa phương

Ngược lại, nếu cơ chế, chính sách của của Nhà nước và địa phương cũng như ngành GD&ĐT không rõ ràng, quy định chưa chi tiết sẽ là rào cản lớn trong quá trình triển khai, thực hiện công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập

1.5.2 Điều kiện cơ sở vật chất, cơ chế của nhà trường

Hệ thống cơ sở vật chất, thiết bị công nghệ của nhà trường được trang bị hiện đại là điều kiện để nhà trường tiến hành các hoạt động quản lý công tác xã hội hoá hiệu quả như máy tính kết nối mạng internet cùng website của nhà trường là những yếu tố thuận lợi để nhà trường công bố công khai, minh bạch hoá các nguồn lực được huy động từ xã hội hoá

Đồng thời, cơ chế thực hiện của nhà trường, đặc biệt là cơ chế phối hợp với các bên liên quan như chính quyền địa phương, các mạnh thường quân, doanh nghiệp, các tổ chức đoàn thể trong và ngoài địa bàn,… cũng là yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả công tác xã hội hó giáo dục Nếu cơ chế phối hợp này tốt của nhà trường sẽ là cơ sở để huy động được sức mạnh, nguồn lực xã hội vào công tác giáo dục của nhà trường và ngược lại

Trang 38

1.5.3 Nhận thức, năng lực đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên

Người cán bộ quản lý phát huy tốt vai trò của mình trong việc tham mưu cho chính quyền địa phương, tổ chức tốt các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường, sẽ nhanh chóng góp phần phát triển nhà trường và nâng cao chất lượng giáo dục Ngược lại, khi cán bộ quản lý chưa nhận thức đúng đắn về hoạt động xã hội hóa giáo dục, công tác tham mưu cho chính quyền địa phương hạn chế thì những nơi đó, hoạt động xã hội hóa giáo dục sẽ khó khăn, chậm chạp, làm ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của ngành giáo dục và đào tạo

Nhận thức của cán bộ quản lý được thể hiện qua việc xây dựng kế hoạch cho hoạt động xã hội hóa giáo dục, thành lập các tổ chức, phân công trách nhiệm các thành viên, tổ chức hoạt động, kiểm tra đôn đốc, Nếu năng lực của cán bộ quản lý, tốt, các hoạt động xã hội hóa giáo dục trên sẽ lan tỏa đến thầy cô giáo, nhân viên, học sinh đến xã hội Khi đó, hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường sẽ được xã hội đồng thuận cao, hiệu quả hoạt động của xã hội hóa giáo dục đem lại không nhỏ

Họ là cầu nối giữa nhà trường với hội cha mẹ học sinh, giữa nhà trường với các đoàn thể xã hội Thông qua hoạt động chủ nhiệm lớp, hoạt động dạy học, mối gắn kết của giáo viên và hội cha mẹ phụ huynh ngày càng chặt chẽ hơn trong việc giáo dục học sinh Vì vậy, để hoạt động xã hội hóa giáo dục có hiệu quả cao, không ngừng nâng cao nhận thức về xã hội hóa giáo dục cho giáo viên, nhân viên là việc làm thường xuyên Nếu tập thể giáo viên, nhân viên có nhận thức tốt, tham gia, đóng góp bằng sức lực và trí tuệ một cách tích cực vào các hoạt động xã hội hóa giáo dục của nhà trường thì kết quả đạt được sẽ rất cao

1.5.4 Nhận thức của cha mẹ trẻ, các lực lượng xã hội

Một khi nhận thức của cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội được thông suốt và nâng cao sẽ đem lại hiệu quả rất lớn cho công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non Nhận thức của cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội về vai trò, trách nhiệm của mình trong công tác giáo dục trẻ ở trường mầm non là tiền đề để các trường mầm non huy động nguồn nhân lực, vật lực, tài lực từ các lực lượng này

Nhận thức của cha mẹ trẻ và các lực lượng xã hội tạo nên sự đồng thuận trong phối hợp hành động các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ Nếu các lực lượng này nhận thức chưa đầy đủ, đúng đắn về công tác xã hội hoá giáo dục

sẽ là cản trở đối với việc hoàn thành mục tiêu của các nhà trường mầm non trong hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng và giáo dục trẻ

Trang 39

1.5.5 Tình hình kinh tế - xã hội của địa phương

Yếu tố kinh tế- xã hội, đời sống ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống xã hội và

có tác động qua lại đối với giáo dục Kinh tế phát triển là điều kiện thuận lợi tạo nguồn lực đầu tư để giáo dục phát triển Khi địa phương có nền kinh tế chậm phát triển, đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn thì sẽ hạn chế việc huy động các nguồn lực xã hội trong việc thực hiện các mục tiêu xã hội hóa giáo dục

Yếu tố văn hóa có ảnh hưởng đến điều kiện để phát triển giáo dục Đời sống văn hóa phong phú góp phần thúc đẩy giáo dục phát triển Môi trường xã hội có văn hóa là điều kiện để hình thành và phát triển nhân cách con người Môi trường xã hội

có văn hóa còn tạo điều kiện thuận lợi để mọi người có nhu cầu hưởng thụ văn hóa, tham gia nghiên cứu, học tập; đồng thời tham gia vào quá trình sáng tạo các giá trị văn hóa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống

Trang 40

Tiểu kết chương 1 Chương 1 luận văn đã tiến hành tổng quan các nghiên cứu trong và ngoài nước vể công tác xã hội hoá GD và quản lý công tác xã hội hoá GD ở trường mầm non Đồng thời, đề tài cũng đã nghiên cứu cơ sở lý luận về quản lý công tác xã hội hoá GD ở trường mầm non Theo đó, Xã hội hóa giáo dục là “Huy động toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục quốc dân dưới sự quản lí của nhà nước” Đồng thời, quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở trường mầm non là hoạt động có mục đích, có kế hoạch của chủ thể quản lý hiệu trưởng tác động lên khách thể quản lý thông qua việc thể chế hoá chủ trương, chính sách, xây dựng phong trào học tập toàn xã hội, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động các nguồn lực phục vụ giáo dục mầm non, mở rộng hệ thống trường lớp và đa dạng hoá các loại hình giáo dục mầm non

Nghiên cứu cơ sở lý luận ở chương 1 là nền tảng để đề tài tiến hành phân tích, đánh giá thực trạng và đề xuất các biện pháp quản lý công tác xã hội hoá giáo dục ở các trường mầm non công lập quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh ở chương 2 và chương 3

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:30

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN