1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tổ chức dạy học chương “Điện trường” vật lí 11 phát triển năng lực vật lí của học sinh

117 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 117
Dung lượng 5,52 MB

Nội dung

Thực tế trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của GD phổ thông, HĐ đổi mới phương pháp DH, kiểm tra đánh giá đã được ngành GD Đà Nẵng tổ chức thực hiện và thu được những kết

Trang 1

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ - -

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG

“ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ

CỦA HỌC SINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Trang 2

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

KHOA VẬT LÍ - -

NGUYỄN THỊ THÙY LINH

TỔ CHỨC DẠY HỌC CHƯƠNG

“ĐIỆN TRƯỜNG” - VẬT LÍ 11 PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ

CỦA HỌC SINH KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

Chuyên ngành: Sư phạm Vật lí Khoá học: 2020 – 2024

Người hướng dẫn: TS Phùng Việt Hải

Đà Nẵng, 2024

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các thầy cô, bạn bè trong Khoa Vật lí - Đại học sư phạm Đà Nẵng đã giúp đỡ tận tình để em có thể hoàn thành

đề tài nghiên cứu này

Em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến TS Phùng Việt Hải đã cung cấp tài liệu nghiên cứu, hướng dẫn tận tình từ lúc em hình thành ý tưởng đến lúc hoàn thành xong

đề tài nghiên cứu

Em xin cảm ơn quý thầy cô giảng viên khoa Vật lí trường Đại học Sư phạm Đà Nẵng truyền đạt kiến thức, kinh nghiệm, sự nhiệt huyết với nghề cho tôi trong suốt quá trình học tập và làm đề tài nghiên cứu tại trường

Em cũng xin cảm ơn đến Ban giám hiệu trường THPT Sơn Trà, quý thầy cô tổ Vật lí, đặc biệt là cô Võ Thị Diệu Hương đã tạo điều kiện cho em tham dự, quan sát, tiếp cận HS, phân tích tiến trình, thực nghiệm sư phạm tại trường, làm cơ sở để hoàn thành tốt khóa luận tốt nghiệp

Do trình độ lí luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn nhiều hạn chế nên bài nghiên cứu không thể không tránh khỏi những sai sót Vì vậy, em rất mong được sự thông cảm, góp ý và đánh giá chân thành của quý thầy cô và bạn bè để em có thể nâng cao kiến thức của bản thân, phục vụ tốt quá trình công tác của em sau này

Em xin chân thành cảm ơn!

Đà Nẵng, tháng 4 năm 2024 Sinh viên thực hiện

(Ký và ghi rõ họ tên)

Nguyễn Thị Thùy Linh

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN I DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT IV DANH MỤC BẢNG BIỂU V DANH MỤC HÌNH ẢNH VII

MỞ ĐẦU 1

1 Lí do chọn đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

3 Nhiệm vụ nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

5 Phương pháp nghiên cứu 2

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH 4

1.1 Năng lực Vật lí 4

1.1.1 Khái niệm năng lực 4

1.1.2 Các năng lực và phẩm chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018 4

1.1.3 Năng lực Vật lí 5

1.2 Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí 6

1.2.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giả theo hướng phát triển phẩm chất năng lực 6

1.2.2 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển phẩm chất năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí 11

1.3 Khảo sát thực trạng DH chương “Điện trường” - Vật lí 11 theo hướng phát triển ăng lực Vật lí của HS 16

1.3.1 Mục đích khảo sát 16

1.3.2 Đối tượng và nội dung khảo sát 16

1.3.3 Phương pháp khảo sát 17

1.3.4 Kết quả khảo sát 17

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 25

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung dạy học chương “Điện trường” - Vật lí 11 26

2.1.1 Vị trí, đặc điểm chương “Điện trường” - Vật lí 11 26

2.1.2 Phân tích nội dung kiến thức chương “Điện trường” - Vật lí 11 26

2.1.3 Mục tiêu dạy học chương “Điện trường” - Vật lí 11 27 2.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Điện trường” - Vật lí 1128

Trang 5

2.2.2 Thiết kế tiến trình dạy học bài 17 Khái niệm điện trường 35

2.2.3 Thiết kế tiến trình dạy học bài 18 Điện trường đều 44

2.2.4 Thiết kế tiến trình dạy học bài 19 Thế năng điện 54

2.2.5 Thiết kế tiến trình dạy học bài 20 Điện thế 61

2.2.6 Thiết kế tiến trình dạy học bài 21 Tụ điện 67

2.3 Thiết kế công cụ kiểm tra, đánh giá khi dạy học chương 3 – Điện trường phát triển năng lực Vật lí của học sinh 76

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 82

CHƯƠNG 3 THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 83

3.1 Mục đích thực nghiệm sư phạm 83

3.2 Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm 83

3.3 Tiến hành thực nghiệm sư phạm 83

3.3.1 Công tác chuẩn bị 83

3.3.2 Tổ chức thực nghiệm 83

3.4 Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm 89

3.4.1 Đánh giá định tính 89

3.4.2 Đánh giá định lượng 92

3.4.3 Đánh giá chung về việc tổ chức dạy học theo hướng phát triển năng lực 98

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 101

1 Kết luận 101

2 Khuyến nghị 101

TÀI LIỆU THAM KHẢO 102 PHỤ LỤC B PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO GIÁO VIÊN B PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN DÀNH CHO HỌC SINH THPT E

Trang 6

DANH MỤC KÝ HIỆU VÀ CỤM TỪ VIẾT TẮT

Trang 7

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 2 1 Mục tiêu DH chương “Điện trường” – Vật lí 11 28

Bảng 2 2 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 16 29

Bảng 2 3 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 17 37

Bảng 2 4 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 18 45

Bảng 2 5 Bảng tóm tắt tiến trình dạy học bài 19 55

Bảng 2 6 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 20 62

Bảng 2 7 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 21 69

Bảng 2 8 Tiêu chí đánh giá năng lực Vật lí của chương 3 Điện trường 81

Bảng 3 1 Biểu hiện của HS ứng với tiêu chí đánh giá NLVL 91

Bảng 3 2 Biểu hiện của HS ứng với tiêu chí đánh giá NLVL 92

Bảng 3 3 Biểu hiện NLVL của cả lớp thông qua việc làm nhóm 96

Bảng 3 4 Bảng quy đổi điểm của cả lớp thông qua làm nhóm 98

Biểu đồ 1 1 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về việc sử dụng phương pháp DH tích cực trong giảng dạy 17

Biểu đồ 1 2 Biểu đồ thể hiện những phương pháp mà GV nghĩ giúp phát triển phẩm chất và NL Vật lí của HS 18

Biểu đồ 1 3 Biểu đồ thể hiện tần suất mà GV sử dụng các phương pháp DH tích cực trong giảng dạy 18

Biểu đồ 1 4 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về phương pháp DH giúp HS phát triển và phẩm chất NL Vật lí 19

Biểu đồ 1 5 Biểu đồ thể hiện khỏ khăn của GV khi sử dụng các phương pháp DH để phát triển phẩm chất và NL 19

Biểu đồ 1 6 Biểu đồ thể hiện khó khăn của G trong việc soạn giáo án theo CV 5512 theo hướng phát triển NL Vật lí cho HS 20

Biểu đồ 1 7 Biểu đồ thể hiện nhận thức của GV về các thành tố NL Vật lí 20 Biểu đồ 1 8 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV trong việc thành tố NL khó khăn nhất

Trang 8

Biểu đồ 1 11 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của HS đối với môn Vật lí 22 Biểu đồ 1 12 Biểu đồ thể hiện các HĐ mà GV thường tổ chức để DH môn Vật lí cho

HS 23 Biểu đồ 1 13 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của HS đối với các HĐ mà GV tổ chức 23 Biểu đồ 1 14 Biểu đồ thể hiện tần suất mà GV tổ chức các HĐ dạy và học môn Vật lí 23 Biểu đồ 1 15 Biểu đồ thể hiện mong muốn của HS để học tập môn Vật lí tốt hơn 24

Trang 9

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 1 Mối quan hệ giữa mục tiêu HĐ DH và đánh giá trong DH định hướng phát

triển NL 7

Hình 1 2 Sơ đồ phương pháp DH theo trạm 11

Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức DH nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề 13

Hình 1 4 Sơ đồ KWL 16

Hình 3 1 GV chiếu hình ảnh và đặt câu hỏi mở đầu 84 Hình 3 2 HS đang trả lời câu hỏi GV đặt ra 84

Hình 3 3 GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận PHT số 1 85

Hình 3 4 HS thảo luận nhóm hoàn thành PHT số 1 85

Hình 3 5 Đại diện nhóm 1 báo cáo kết quả 86

Hình 3 6 Đại diện nhóm 3 nhận xét câu trả lời của nhóm 1 86

Hình 3 7 GV chốt kiến thức phần I Điện thế tại một điểm trong điện trường 86

Hình 3 8 GV chuyển giao nhiệm vụ cho các nhóm thảo luận PHT số 2 87

Hình 3 9 Các nhóm thảo luận hoàn thành PHT số 2 88

Hình 3 10 GV chốt kiến thức phần II Mối liên hệ giữa điện thế và cường độ điện trường 88

Hình 3 11 HS tích cực tham gia trò chơi 89

Hình 3 12 Minh chứng cho chỉ số hành vi [VL 1.1] – PHT số 1 của nhóm 6 91

Hình 3 13 Minh chứng cho chỉ số hành vi [VL1.2] và [VL 1.5] – PHT số 2 của nhóm 4 92

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

Trong thế kỉ 21, sứ mệnh hết sức quan trọng của GD trong bối cảnh hiện nay là đào tạo ra những con người năng động, có đầy đủ phẩm chất và NL, đáp ứng được nhu cầu của thời đại Hiện nay GD Việt nam nói chung, GD phổ thông nói riêng đang từng bước đổi mới theo hướng phát triển phẩm chất, NL người học Theo đó năm 2018, chương trình GD phổ thông tổng thể và chương trình môn học đã được xây dựng và ban hành với mục tiêu phát triển toàn diện PC và NL người học

Để nâng cao chất lượng GD nói chung phải đổi mới đồng bộ, trong đó đổi mới phương pháp DH là then chốt Bởi lẽ, phương pháp DH (PPDH) là yếu tố năng động sáng tạo trong quá trình DH, nó phụ thuộc vào trình độ chuyên môn nghiệp

vụ và nghệ thuật giảng dạy của người GV - lực lượng quyết định chất lượng GD Đòi hỏi GV phải thường xuyên trau đồi những kiến thức kĩ năng chuyên môn nghề nghiệp mới để nâng cao chất lượng GD HS cũng cần phải thay đổi tư duy tích cực, chủ động, tiếp nhận, sáng tạo để tìm tòi học hỏi những giá trị mới Nhưng để hiểu

và vận dụng đúng đắn các phương pháp DH hiệu quả nhằm phát triển NL cho HS không phải người GD nào cũng làm được Vậy làm sao để mỗi GV đều nắm vững

và vận dụng thành công các phương pháp DH theo hướng phát triển NL trong lớp học của mình, tôn trọng sự khác biệt về NL, trình độ, sở thích, nhu cầu và nền tảng xuất thân của mỗi HS

DH phát triển NL giúp người GV tìm ra được những cách tiếp cận phù hợp với mỗi HS Không giống như phương pháp “một chiếc áo cùng cỡ vừa cho tất cả”,

DH theo định hướng phát triển NL cho phép HS được học tập theo khả năng, sở thích cá nhân, được áp dụng những gì đã học vào cuộc sống thông qua sự gắn kết giữa bài học và đời sống Điều này giúp HS thích ứng với những thay đổi của cuộc sống trong tương lai Đối với một số HS, DH phát triển NL cho phép đẩy nhanh tốc

độ hoàn thành chương trình học, tiết kiệm thời gian và công sức của việc học tập

Tổ chức DH theo hướng phát triển NL Vật lí của HS hiện nay không chỉ là phong trào mà còn là một yêu cầu bắt buộc với mọi GV Thực tế trong những năm qua, cùng với sự phát triển chung của GD phổ thông, HĐ đổi mới phương pháp

DH, kiểm tra đánh giá đã được ngành GD Đà Nẵng tổ chức thực hiện và thu được những kết quả bước đầu thể hiện trên các mặt Cụ thể: Sở GD và Đào tạo Đà Nẵng

đã chỉ đạo các trường THPT thực hiện các HĐ đổi mới phương pháp DH thông qua

tổ chức các hội thảo, các lớp bồi dưỡng, tập huấn phương pháp DH

Tuy nhiên, tỉ lệ GV thực hiện được DH phát triển NL cho HS theo yêu cầu ở các trường THPT chưa phải là nhiều, thậm chí ở một số nhà trường còn mang tính

Trang 11

hiệu quả Nhiều GV đã chủ động đổi mới kế hoạch giảng dạy theo chương trình

GD 2018 tuy nhiên do nhiều nguyên nhân khách quan GV chưa thực sự giảng dạy theo giáo án đã soạn nên việc DH theo hướng phát triển NL Vật lí cho HS chưa hiệu quả

Với tất cả những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Tổ chức dạy học chương “Điện trường” - Vật lí 11 phát triển năng lực Vật lí của học sinh” làm đề tài khóa

luận của mình

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thiết kế tiến trình DH chương “Điện trường” - Vật lí 11 phát triển NL Vật lí củaHS

- Tổ chức DH chương “Điện trường” - Vật lí 11 theo tiến trình đã thiết kế từ đó đánh giá sự phát triển NL Vật lí củaHS

3 Nhiệm vụ nghiên cứu

- Nghiên cứu cơ sở lí luận của tổ chức DH và phát triển NL Vật lí cho HS trong

chương trình GD phổ thông 2018

- Điều tra thực trạng DH chương “Điện trường” – Vật lí 11 ở trường THPT Sơn Trà trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

- Nghiên cứu nội dung chương “Điện trường”

- Xây dựng tiến trình DH chương “Điện trường” theo định hướng phát triển NL Vật lí cho HS

- Tiến hành thực nghiệm sư phạm đánh giá tính khả thi, hiệu quả của đề tài, từ đó

đề xuất áp dụng vào thực tiễn

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu:

- Việc tổ chức DH theo hướng phát triển NL Vật lí của HS lớp 11 ở trường THPT

4.2 Phạm vi nghiên cứu:

- Đề tài tập trung nghiên cứu việc thiết kế DH theo định hướng phát triển NL Vật

lí kiến thức trong chương “Điện trường” - Vật lí 11 trong SGK Vật lí 11 KNTT với cuộc sống

- Địa bàn: Trường THPT Sơn Trà - Đà Nẵng

Trang 12

- Nghiên cứu chương trình của Bộ ban hành về chương trình Vật lí THPT, nghiên cứu SGK, sách bài tập, tài liệu tham khảo liên quan đến chương “Điện trường”- Vật lí 11

5.2 Phương pháp điều tra, khảo sát:

- Điều tra thực trạng DH Vật lí nói chung và DH chương “Điện trường” - Vật lí

11 tại một số trường THPT ở Đà Nẵng

5.3 Phương pháp thực nghiệm sư phạm:

- Tổ chức DH thực nghiệm các tiết học chương “Điện trường” Sau khi học hết chương, tổ chức kiểm tra nội dung kiến thức chương, từ đó đánh giá thực nghiệm sư phạm, so sánh với mục tiêu nghiên cứu của đề tài

5.4 Phương pháp thống kê toán học:

- Sử dụng các phương pháp thống kê toán học để phân tích, đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm và rút ra kết luận

Trang 13

NỘI DUNG CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ TỔ CHỨC DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC VẬT LÍ CỦA HỌC SINH

1.1 Năng lực Vật lí

1.1.1 Khái niệm năng lực

Năng lực (tiếng Anh: competency) là khái niệm được nhiều nhà nghiên cứu đề cập đến, không chỉ trong nhiều môn học mà còn nhiều lĩnh vực khác Thuật ngữ này

có nguồn gốc từ tiếng Latinh, nguyên gốc của nó là “competentia” có nghĩa là “gặp gỡ” Khái niệm này được quan tâm bắt đầu vào những năm 70 của thế kỷ XX Các nhà nghiên cứu tiếp cận khái niệm “NL” nhiều góc nhìn khác nhau, trong đó 3 cách phổ biến nhất là: quan điểm tiếp cận dựa vào những đặc điểm chung (the generic approach), quan điểm tiếp cận dựa vào nhận thức (the connitive approach) và quan điểm tiếp cận dựa vào hành vi (the behaviourist approach) Mặc dù xuất phát từ những cách tiếp cận khác nhau các định nghĩa đều có điểm chung khi bàn về cấu trúc và thành tố của NL

1.1.2 Các năng lực và phẩm chất trong chương trình giáo dục phổ thông 2018

Theo Chương trình GDPT 2018 ban hành kèm theo Thông tư số 32/2018/TT- BGDDT ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ GD và Đào tạo, các biểu hiện

về phẩm chất và NL cần đạt của HS cấp TIIPT là: NL chung và NL chuyên môn

- 3 NL chung là: Tự chủ và tự học; Kỹ năng giao tiếp và hợp tác nhóm với các

thành viên khác; Giải quyết vấn đề theo nhiều cách khác nhau một cách sáng tạo và triệt để

NL chung là những NL cơ bản, thiết yếu hoặc cốt lõi, làm nền tảng cho mọi HĐ của con người trong cuộc sống và lao động nghề nghiệp Các NL này được hình thành

và phát triển dựa trên bản năng di truyền của con người, quá trình GD và trải nghiệm trong cuộc sống; đáp ứng yêu cầu của nhiều loại hình HĐ khác nhau Nhưng NL chung sẽ được nhà trường và GV giúp các tôi HS phát triển trong chương trình GD phổ thông

- 7 NL đặc thù hay còn gọi là NL chuyên môn: Ngôn ngữ; Tính toán; Tin học; Thể chất; Thẩm mỹ; Công nghệ; Tìm hiểu tự nhiên và xã hội

Trang 14

Các phẩm chất của HS trong chương trình GD tổng thể gồm: yêu nước, nhân ái, chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm

- Nhận biết và nêu được các đối tượng, khái niệm, hiện tượng, quy luật, quá trình Vật

- Giải thích được mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng, quá trình

- Nhận ra điểm sai và chỉnh sửa được nhận thức hoặc lời giải thích; đưa ra được những nhận định phê phán có liên quan đến chủ đề thảo luận

- Nhận ra được một số ngành nghề phù hợp với thiên hướng của bản thân

b) Tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ Vật lí

Tìm hiểu được một số hiện tượng, quá trình Vật lí đơn giản, gần gũi trong đời sống và trong thế giới tự nhiên theo tiến trình; sử dụng được các chứng cứ khoa học để kiểm tra các dự đoán, lí giải các chứng cứ, rút ra các kết luận; biểu hiện cụ thể là:

- Đề xuất vấn đề liên quan đến Vật lí: Nhận ra và đặt được câu hỏi liên quan đến vấn đề; phân tích được bối cảnh để đề xuất được vấn đề nhờ KNTT, kinh nghiệm đã có và dùng ngôn ngữ của mình để biểu đạt vấn đề đã đề xuất

- Đưa ra phán đoán và xây dựng giả thuyết: Phân tích vấn đề để nêu được phán đoán; xây dựng và phát biểu được giả thuyết cần tìm hiểu

- Lập kế hoạch thực hiện: Xây dựng được khung logic nội dung tìm hiểu; lựa chọn được phương pháp thích hợp (quan sát, thực nghiệm, điều tra, phỏng vấn, tra cứu tư liệu); lập được kế hoạch triển khai tìm hiểu

- Thực hiện kế hoạch: Thu thập, lưu giữ được dữ liệu từ kết quả tổng quan, thực nghiệm, điều tra; đánh giá được kết quả dựa trên phân tích, xử lí các dữ liệu bằng các tham số thống kê đơn giản; so sánh được kết quả với giả thuyết; giải thích, rút ra được

Trang 15

- Viết, trình bày báo cáo và thảo luận: Sử dụng ngôn ngữ, hình vẽ, sơ đồ, biểu bảng để biểu đạt được quá trình và kết quả tìm hiểu; viết được báo cáo sau quá trình tìm hiểu; hợp tác được với đối tác bằng thái độ tích cực và tôn trọng quan điểm, ý kiến đánh giá

do người khác đưa ra để tiếp thu tích cực và giải trình, phản biện, bảo vệ được kết quả tìm hiểu một cách thuyết phục

- Ra quyết định và đề xuất ý kiến, giải pháp: Đưa ra được quyết định xử lí cho vấn đề

đã tìm hiểu; đề xuất được ý kiến khuyến nghị vận dụng kết quả tìm hiểu, nghiên cứu, hoặc vấn đề nghiên cứu tiếp

c) Vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học

Vận dụng được kiến thức, kĩ năng đã học trong một số trường hợp đơn giản, bước đầu sử dụng toán học như một ngôn ngữ và công cụ để giải quyết được vấn đề; biểu hiện cụ thể là:

- Giải thích, chứng minh được một vấn đề thực tiễn

- Đánh giá, phản biện được ảnh hưởng của một vấn đề thực tiễn

- Thiết kế được mô hình, lập được kế hoạch, đề xuất và thực hiện được một số phương pháp hay biện pháp mới

- Nêu được giải pháp và thực hiện được một số giải pháp để bảo vệ thiên nhiên, thích ứng với biến đổi khí hậu; có hành vi, thái độ hợp lí nhằm phát triển bền vững

1.2 Một số phương pháp, kĩ thuật dạy học nhằm phát triển năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí

1.2.1 Định hướng chung về phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giả theo

hướng phát triển phẩm chất năng lực

Với cách hiểu như trên về NL, việc DH định hướng phát triển NL về bản chất chỉ là cần và coi trọng thực hiện mục tiêu DH hiện tại ở các mức độ cao hơn, thông qua việc yêu cầu HS “vận dụng những kiến thức, kĩ năng một cách tự tin, hiệu quả và thích hợp trong hoàn cảnh phức hợp và có biến đổi, trong học tập cả trong nhà trường

và ngoài nhà trường, trong đời sống thực tiễn Việc DH thay vì chỉ dừng ở hướng tới mục tiêu DH hình thành kiến thức, kĩ năng và thái độ tích cực ở HS thì còn hướng tới mục tiêu xa hơn đó là trên cơ sở kiến thức, kĩ năng được hình thành, phát triển khả năng thực hiện các hành động có ý nghĩa đối với người học Nói một cách khác việc

DH định hướng phát triển NL về bản chất không thay thế mà chỉ mở rộng HĐ DH

Trang 16

các tình huống, các nhiệm vụ gắn với thực tế Với các mục tiêu về kĩ năng cần yêu cầu

HS đạt được ở mức độ phát triển kĩ năng thực hiện các HĐ đa dạng Các mục tiêu này đạt được thông qua các HĐ trong và ngoài nhà trường

- Về phương pháp DH: Ngoài cách DH thuyết trình cung cấp kiến thức cần tổ chức

HĐ DH thông qua trải nghiệm, giải quyết những nhiệm vụ thực tiễn Như vậy thông thường, qua một HĐ học tập, HS sẽ được hình thành và phát triển không phải một loại NL mà là được hình thành đồng thời nhiều NL hoặc nhiều NL thành tố mà ta không cần (và cũng không thể) tách biệt từng thành tố trong quá trình DH

- Về nội dung DH: Cần xây dựng các HĐ, chủ đề, nhiệm vụ đa dạng gắn với

thực tiễn

- Về kiểm tra đánh giá: Về bản chất đánh giá NL cũng phải thông qua đánh giá khả

năng vận dụng kiến thức và kĩ năng thực hiện nhiệm vụ của HS trong các loại tình huống phức tạp khác nhau.Trên cơ sở này, các nhà nghiên cứu ở nhiều quốc gia khác nhau đề ra các chuẩn NL trong GD tuy có khác nhau về hình thức, nhưng khá tương đồng về nội hàm Trong chuẩn NL đều có những nhóm NL chung Nhóm NL chung này được xây dựng dựa trên yêu cầu của nền kinh tế xã hội ở mỗi nước Trên cơ sở NL chung, các nhà lí luận DH bộ môn cụ thể hóa thành những NL chuyên biệt Tuy nhiên không dừng ở các NL chuyên biệt, các tác giả đều cụ thể hóa thành các NL thành phần, những NL thành phần này được cụ thể hóa thành các thành tố liên quan đến kiến thức, kĩ năng… để định hướng quá trình DH, kiểm tra đánh giá của GV

Khác với việc tổ chức HĐ DH, các công cụ đánh giá cần chỉ rõ thành tố của NL cần đánh giá và xây dựng được các công cụ đánh giá từng thành tố của các NL thành phần Sự liên hệ giữa mục tiêu, HĐ DH và công cụ đánh giá được thể hiện như trong hình 1:

Hình 1 1 Mối quan hệ giữa mục tiêu HĐ DH và đánh giá trong DH định hướng

phát triển NL

Trang 17

Định hướng chung về phương pháp DH giả theo hướng phát triển phẩm chất NL:

Với những quan niệm trên, đánh giá kết quả học tập theo định hướng tiếp cận

NL cần chú trọng vào khả năng vận dụng sáng tạo tri thức trong những tình huống ứng dụng khác nhau Hay nói cách khác, đánh giá theo NL là đánh giá kiến thức, kĩ năng

và thái độ trong những bối cảnh có ý nghĩa Đánh giá kết quả học tập của HS đối với các môn học và HĐ GD theo quá trình hay ở mỗi giai đoạn học tập chính là biện pháp chủ yếu nhằm xác định mức độ thực hiện mục tiêu DH về kiến thức, kĩ năng, thái độ

và NL, đồng thời có vai trò quan trọng trong việc cải thiện kết quả học tập của HS

Xét về bản chất thì không có mâu thuẫn giữa đánh giá NL và đánh giá kiến thức, kĩ năng, đánh giá NL được coi là bước phát triển cao hơn so với đánh giá kiến thức, kĩ năng Để chứng minh HS có NL ở một mức độ nào đó, phải tạo cơ hội cho HS được giải quyết vấn đề trong tình huống mang tính thực tiễn Khi đó HS vừa phải vận dụng những kiến thức, kĩ năng đã được học ở nhà trường, vừa sử dụng những kinh nghiệm của bản thân thu được từ những trải nghiệm bên ngoài nhà trường (gia đình, cộng đồng và xã hội) để giải quyết vấn đề của thực tiễn Như vậy, thông qua việc hoàn thành một nhiệm vụ trong bối cảnh thực, người ta có thể đồng thời đánh giá được cả khả năng nhận thức, kĩ năng thực hiện và những giá trị, tình cảm của người học Mặt khác, đánh giá NL không hoàn toàn phải dựa vào chương trình GD của từng môn học như đánh giá kiến thức, kĩ năng, bởi NL là tổng hóa, kết tinh kiến thức, kĩ năng, thái

Trang 18

thường xuyên, đánh giá định kỳ sau từng chủ đề, từng chương nhằm mục đích phản hồi điều chỉnh quá trình DH (đánh giá quá trình);

(ii) Chuyển từ chủ yếu đánh giá kiến thức, kĩ năng sang đánh giá NL của người học Tức là chuyển trọng tâm đánh giá chủ yếu từ ghi nhớ, hiểu kiến thức, … sang đánh giá

NL vận dụng, giải quyết những vấn đề của thực tiễn, đặc biệt chú trọng đánh giá các

NL tư duy bậc cao như tư duy sáng tạo;

(iii) Chuyển đánh giá từ một HĐ gần như độc lập với quá trình DH sang việc tích hợp đánh giá vào quá trình DH, xtôi đánh giá như là một phương pháp DH;

(iv) Tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra, đánh giá: sử dụng các phần mềm thẩm định các đặc tính đo lường của công cụ (độ tin cậy, độ khó, độ phân biệt, độ giá trị) và sử dụng các mô hình thống kê vào xử lí phân tích, lí giải kết quả đánh giá

Với những định hướng trên, đánh giá kết quả học tập các môn học, HĐ GD của

HS ở mỗi lớp và sau cấp học trong bối cảnh hiện nay cần phải:

- Dựa vào cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng (theo định hướng tiếp cận NL) từng môn học, HĐ GD từng môn, từng lớp; yêu cầu cơ bản cần đạt về kiến thức, kĩ năng, thái độ (theo định hướng tiếp cận NL) của HS của cấp học

- Phối hợp giữa đánh giá thường xuyên và đánh giá định kì, giữa đánh giá của GV và

tự đánh giá của HS, giữa đánh giá của nhà trường và đánh giá của gia đình, cộng đồng

- Kết hợp giữa hình thức đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan và tự luận nhằm phát huy những ưu điểm của mỗi hình thức đánh giá này

- Có công cụ đánh giá thích hợp nhằm đánh giá toàn diện, công bằng, trung thực, có khả năng phân loại, giúp GV và HS điều chỉnh kịp thời việc dạy và học

Việc đổi mới công tác đánh giá kết quả học tập môn học của GV được thể hiện qua một số đặc trưng cơ bản sau:

a) Xác định được mục đích chủ yếu của đánh giá kết quả học tập là so sánh NL của HS với mức độ yêu cầu của chuẩn kiến thức và kĩ năng (NL) môn học ở từng chủ đề, từng lớp học, để từ đó cải thiện kịp thời HĐ dạy và HĐ học

b) Tiến hành đánh giá kết quả học tập môn học theo ba công đoạn cơ bản là thu thập thông tin, phân tích và xử lí thông tin, xác nhận kết quả học tập và ra quyết định điều chỉnh HĐ dạy, HĐ học Yếu tố đổi mới ở mỗi công đoạn này là:

(i) Thu thập thông tin: thông tin được thu thập từ nhiều nguồn, nhiều hình thức và

bằng nhiều phương pháp khác nhau (quan sát trên lớp, làm bài kiểm tra, sản phẩm học tập, tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau, ); lựa chọn được những nội dung đánh giá cơ bản và trọng tâm, trong đó chú ý nhiều hơn đến nội dung kĩ năng; xác định đúng mức

độ yêu cầu mỗi nội dung (nhận biết, thông hiểu, vận dụng, ) căn cứ vào chuẩn kiến

Trang 19

trên lớp, PHT, bài tập về nhà, ); thiết kế các công cụ đánh giá đúng kĩ thuật (câu hỏi

và bài tập phải đo lường được mức độ của chuẩn, đáp ứng các yêu cầu dạng trắc nghiệm khách quan hay tự luận, cấu trúc đề kiểm tra khoa học và phù hợp, ); tổ chức thu thập được các thông tin chính xác, trung thực Cần bồi dưỡng cho HS những kĩ thuật thông tin phản hồi nhằm tạo điều kiện cho HS tham gia đánh giá và cải tiến quá trình DH

(ii) Phân tích và xử lí thông tin: các thông tin định tính về thái độ và NL học tập thu

được qua quan sát, trả lời miệng, trình diễn, được phân tích theo nhiều mức độ với tiêu chí rõ ràng và được lưu trữ thông qua sổ theo dõi hàng ngày; các thông tin định lượng qua bài kiểm tra được chấm điểm theo đáp án/hướng dẫn chấm – hướng dẫn đảm bảo đúng, chính xác và đáp ứng các yêu cầu kĩ thuật; số lần kiểm tra, thống kê điểm trung bình, xếp loại học lực,… theo đúng quy chế đánh giá, xếp loại ban hành

(iii) Xác nhận kết quả học tập: xác nhận HS đạt hay không mục tiêu từng chủ đề, cuối

lớp học, cuối cấp học dựa vào các kết quả định lượng và định tính với chứng cứ cụ thể,

rõ ràng; phân tích, giải thích sự tiến bộ học tập vừa căn cứ vào kết quả đánh giá quá trình và kết quả đánh giá tổng kết, vừa căn cứ vào thái độ học tập và hoàn cảnh gia đình cụ thể Ra quyết định cải thiện kịp thời HĐ dạy của GV, HĐ học của HS trên lớp học; ra các quyết định quan trọng với HS (lên lớp, thi lại, ở lại lớp, khen thưởng,…); thông báo kết quả học tập của HS cho các bên có liên quan (HS, cha mẹ HS, hội đồng

GD nhà trường, quản lí cấp trên,…) Góp ý và kiến nghị với cấp trên về chất lượng chương trình, SGK, cách tổ chức thực hiện kế hoạch GD,

Trong đánh giá thành tích học tập của HS không chỉ đánh giá kết quả mà chú ý

cả quá trình học tập Đánh giá thành tích học tập theo quan điểm phát triển NL, không giới hạn vào khả năng tái hiện tri thức mà chú trọng khả năng vận dụng tri thức trong việc giải quyết các nhiệm vụ phức hợp

Cần sử dụng phối hợp các hình thức, phương pháp kiểm tra, đánh giá khác nhau Kết hợp giữa kiểm tra miệng, kiểm tra viết, bài tập thực hành; kết hợp giữa trắc nghiệm tự luận và trắc nghiệm khách quan Kiểm tự luận thường đòi hỏi cao về tư duy,

óc sáng tạo và tính lôgic của vấn đề, đặc biệt là sự thể hiện những ý kiến cá nhân trong cách trình bày, tuy nhiên không bao quát được hết kiến thức chương trình GD phổ thôngc và kết quả kiểm tra nhiều khi còn phụ thuộc vào NL của người chấm bài Kiểm

Trang 20

Hình 1 2 Sơ đồ PPDH theo trạm

nước, nhiều khi sự lựa chọn còn mang tính may mắn Do đó việc kết hợp hai hình thức kiểm tra này sẽ phát huy được những ưu điểm và hạn chế bớt những nhược điểm của mỗi hình thức kiểm tra

1.2.2 Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phát triển phẩm chất

năng lực cho học sinh trong dạy học Vật lí

Một số phương pháp DH tích cực phát triển phẩm chất NL cho HS trong DH Vật lí:

a Phương pháp dạy học theo trạm (learning by station):

- Khái niệm: Xuất phát từ quá trình tổ chức DH ở bậc tiểu học, DH theo trạm đã được

áp dụng rộng rãi nhờ tính linh hoạt trong các bước tổ chức thực hiện DH theo trạm là cách thức tổ chức DH đặt dấu nhấn vào việc tổ chức nội dung DH thành từng nhiệm

vụ nhận thức độc lập của các nhóm HS khác nhau HS có thể thực hiện nhiệm vụ theo cặp, theo nhóm hoặc HĐ cá nhân theo một thứ tự linh hoạt

Việc phân hóa trong DH theo trạm khả là linh hoạt, đa dạng Có thể thực hiện phân hóa theo nội dung bằng cách xây dựng những nhiệm vụ tự chọn với mức độ khó

dễ khác nhau Cũng có thể tổ chức DH theo trạm với sự phân hóa về mức độ hướng dẫn cụ thể, chi tiết hay là khái quát, định hướng chung thông qua hệ thống phiếu trợ giúp

Một đặc trưng quan trọng của DH theo trạm đó là phải đảm bảo sự linh hoạt, các nhiệm vụ phải có tính độc lập đối với nhau Do đó, trong trường hợp DH các bài học có các đơn vị kiến thức có liên hệ logic chặt chẽ ta có thể tổ chức bài học thành nhiều hệ thống trạm (vòng tròn học tập) khác nhau, sao cho các các nhiệm vụ trong mỗi hệ thống trạm đó là độc lập với nhau [16]

- Các bước tổ chức DH theo trạm:

Trang 21

• Mỗi hệ thống trạm gồm các trạm học tập, nhiệm vụ ở các trạm học tập độc lập với nhau Nội dung hệ thống trạm có thể là kiến thức của một bài học hoặc một phần kiến thức xác định

• Các kiến thức độc lập với nhau trong một bài học có thể xây dựng thành một hệ thống trạm

Bước 2: Xây dựng nội dung các trạm

• Ở mỗi trạm học tập có thể xây dựng các loại nhiệm vụ phong phú Các nhiệm

vụ ở các trạm có thể xây dựng được thể hiện trong bảng sau

Tiến hành thí

nghiệm và xử lí kết

quả thí nghiệm

Cần có ảnh chụp các thiết bị, ô dành cho việc vẽ bố trí thí nghiệm, các câu hỏi, câu định hướng việc tiến hành thí nghiệm

Có thể chuẩn bị dụng cụ để tạo ra hiện tượng cần giải thích

Làm việc mới máy

Máy tính có chứa tư liệu

thông tin quan

Mô tả rõ ràng nội dung nhiệm vụ: đọc, tóm tắt dưới dạng bảng biểu hay sơ đồ tư duy

Văn bản cần đọc

Trang 22

- Khái niệm: Thảo luận nhóm là phương pháp/hình thức DH, trong đó GV chia lớp

thành nhiều nhóm nhỏ (mỗi nhóm từ 6 đến 8 HS) Các thành viên trong nhóm đều phải

làm việc, trao đổi từ đó đưa ra ý kiến chung của cả nhóm về vấn đề được giao

- Các bước tổ chức DH theo nhóm:

Bước 1: Lựa chọn đề tài (là trọng tâm bài học)

Bước 2: Chia nhóm (theo tổ hoặc theo danh sách, hoặc kĩ thuật quân bài)

Bước 3: Giao nhiệm vụ và giám sát nhóm làm việc

Bước 4: Trình bày và thảo luận (qua giấy A0 hoặc trên máy tính)

c Phương pháp dạy học nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề

- Khái niệm: DH nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề là phương pháp DH tạo điều kiện

để HS có thói quen tìm tòi giải quyết vấn đề theo cách tư duy mang tính khoa học Nó không những tạo nhu cầu, hứng thú học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức, mà còn phát triển

NL sáng tạo của HS Nét đặc trưng chủ yếu của DH nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề

là sự lĩnh hội tri thức diễn ra thông qua HĐ phát hiện và giải quyết các vấn đề Sau khi giải quyết vấn đề, HS sẽ thu nhận được kiến thức mới, kĩ năng mới hoặc thái độ tích cực

- Các bước tổ chức DH nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề:

Hình 1 3 Sơ đồ tổ chức DH nêu/phát hiện và giải quyết vấn đề

d Phương pháp dạy học theo dự án

Trang 23

- Khái niệm: DH theo dự án là phương pháp DH trong đó người học thực hiện một

nhiệm vụ học tập phức tạp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực hành nhằm tạo ra một sản phẩm cụ thể Nhiệm vụ học tập được người học thực hiện với tính tự lực cao trong quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện

Bước 3: Thu thập thông tin

• HS sẽ bắt đầu tìm câu trả lời cho câu hỏi nghiên cứu

• GV có thể hỗ trợ để HS khai thác sâu các yếu tố cho dự án, giúp các tôi tiếp cận sâu hơn với dự án

Bước 4: Xử lí thông tin

• HS bắt đầu xử lí các dữ liệu thu thập được Các tôi sẽ kết hợp các yếu tố, giải nghĩa các yếu tố đơn lẻ và tổng hợp để có cái nhìn toàn cảnh về những gì đã khám phá và tìm hiểu

• Sự phát triển của dự án cũng có thể được đánh giá, trình bày theo nhiều cách, không chỉ dưới dạng các báo cáo viết, mà có thể là các bài báo, ảnh, hoặc các sản phẩm kèm theo nhận xét, bản tin radio, video, truyện, kịch, mô hình, tranh

vẽ hoặc tượng, bài hát,

Bước 5: Trình bày kết quả

• Các hình thức báo cáo có thể được thực hiện theo nhiều cách khác nhau: triển lãm, thuyết trình, trưng bày trong lớp, múa rối, tác phẩm nghệ thuật, dã ngoại, các sự kiện,

Một số kĩ thuật DH tích cực phát triển phẩm chất NL cho HS trong DH Vật lí

Trang 24

• Trong nhóm thảo luận có thể có một vị trí không có người ngồi Các thành viên tham gia nhóm quan sát có thể thay nhau ngồi vào chỗ đó và đóng góp ý kiến vào cuộc thảo luận, ví dụ đưa ra một câu hỏi đối với nhóm thảo luận hoặc phát biểu ý kiến khi cuộc thảo luận bị chững lại trong nhóm Cách luyện tập này được gọi là phương pháp thảo luận “bể cá”, vì những người ngồi vòng ngoài có thể quan sát những người thảo luận, tương tự như xtôi những con cá trong một

bể cá cảnh

• Trong quá trình thảo luận, những người quan sát và những người thảo luận sẽ thay đổi vai trò với nhau

- Các bước tổ chức: Một nhóm trung tâm sẽ tiến hành thảo luận chủ đề của GV đưa

ra, các thành viên còn lại của lớp sẽ ngồi xung quanh, tập trung quan sát nhóm đang thảo luận

b Kỹ thuật mảnh ghép (Jigsaw)

- Khái niệm: Là kĩ thuật tổ chức HĐ học tập hợp tác kết hợp giữa cá nhân, nhóm và

liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của HS, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá trình hợp tác (Không chỉ nhận thức hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 1 mà còn phải truyền đạt kết quả và hoàn thành nhiệm vụ ở Vòng 2)

- Các bước tổ chức:

Bước 1: GV giao việc cho từng nhóm

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận và rút ra kết quả, đảm bảo từng thành viên của nhóm đều có khả năng trình bày kết quả của nhóm

Bước 3: Mỗi nhóm được tách ra và hình thành nhóm mới theo sơ đồ

Bước 4: Từng thành viên lần lượt trình bày kết quả thảo luận của mình

c Kỹ thuật khăn trải bàn

- Khái niệm: Là hình thức tổ chức HĐ mang tính hợp tác kết hợp giữa HĐ cá nhân và

HĐ nhóm nhằm kích thích, thúc đẩy sự tham gia tích cực, tăng cường tính độc lập, trách nhiệm của người học và phát triển mô hình có sự tương tác giữa người học với người học

- Các bước tổ chức:

Bước 1: GV chia nhóm, phân công nhóm trưởng, thư ký, giao vật tư

Bước 2: GV giao vấn đề, từng thành viên viết ý kiến của mình vào góc của tờ giấy.Bước 3: Nhóm trưởng và thư ký tổng hợp các ý kiến, đánh giá và lựa chọn những ý kiến quan trọng viết vào giữa tờ giấy

d Kỹ thuật KWL

Trang 25

Hình 1 4 Sơ đồ KWL

- Khái niệm: KWL là một kĩ thuật DH do Donna Ogle giới thiệu năm 1986 Trong đó,

"K" (Known) – Những điều đã biết; “W” (Want to know) - Những điều muốn biết; "L" (Learned) - Những điều đã học được

Trang 26

Nội dung khảo sát: Thực trạng DH chương “Điện trường” theo quan điểm phát triển NLVL

Biểu đồ 1 1 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về việc sử dụng phương pháp DH

tích cực trong giảng dạy

Trang 27

Biểu đồ 1 2 Biểu đồ thể hiện những phương pháp mà GV nghĩ giúp phát triển

phẩm chất và NL Vật lí của HS

Phần đông GV cho biết sử dụng PPDH nêu và giải quyết vấn đề, DH trò chơi với tần suất rất thường xuyên Bên cạnh đó, PPDH theo trạm, dự án và bàn tay nặn bột được rất ít thầy (cô) áp dụng trong giảng dạy vì gặp rất nhiều khó khăn trong tổ chức

Biểu đồ 1 3 Biểu đồ thể hiện tần suất mà GV sử dụng các phương pháp DH tích

cực trong giảng dạy

Hầu hết các thầy (cô) đều nghĩ các phương pháp sẽ giúp phát triển phẩm chất và NLVL của HS là PPDH nêu và giải quyết vấn đề, theo trạm, thao nhóm, trò chơi (chiếm 75%) Tuy nhiên vẫn còn PPDH truyền thống theo kiểu thuyết trình chiếm một phần không nhỏ (62,5%)

Trang 28

Biểu đồ 1 4 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV về phương pháp DH giúp HS

Trang 29

Biểu đồ 1 6 Biểu đồ thể hiện khó khăn của GV trong việc soạn giáo án theo CV

5512 theo hướng phát triển NL Vật lí cho HS

Qua khảo sát, 100% GV nhận thức được những NL thành tố Vật lí

Biểu đồ 1 7 Biểu đồ thể hiện nhận thức của GV về các thành tố NL Vật lí

Trang 30

Biểu đồ 1 8 Biểu đồ thể hiện quan điểm của GV trong việc thành tố NL khó khăn

nhất trong phát triển NL Vật lí của HS

Qua khảo sát, các GV đều cho rằng để DH phát triển NLVL một cách dễ dàng, hiệu quả cần có đầy đủ thiết bị, dụng cụ DH

Biểu đồ 1 9 Biểu đồ thể hiện mong muốn của GV để DH phát triển NL Vật lí dễ

dang, hiệu quả

Mức độ sử dụng các PPDH tích cực của GV nhằm phát triển NLVL được thể hiện rõ nét qua biểu đồ 1.10 Theo đó hiện nay GV rất hiếm khi dử dụng các PPDH tích cực nhằm phát triển NLVL trong chương 3 “Điện trường” – Vật lí 11

Trang 31

Biểu đồ 1 10 Biểu đồ thể hiện mức độ của GV sử dụng các phương pháp DH tích

cực nhằm phát triển NL Vật lí

- Đối với HS:

Qua biểu đồ 1.11 cho thấy phần lớn HS đối với môn Vật lí rất thích (28,8%), thích (30,1%), một số ít HS không thích (1,4%0 và rất không thích (4,1%) Qua việc tổ chức DH phát triển NLVL cho HS này, tôi mong muốn sẽ giúp HS yêu thích môn Vật

lí hơn

Biểu đồ 1 11 Biểu đồ thể hiện mức độ yêu thích của HS đối với môn Vật lí

Qua biểu đồ 1.12 thể hiện các HĐ mà Gv thường tổ chức để dạy và học cho HS là nghe giảng (89%), giải bài tập (78,9%)

Trang 32

Biểu đồ 1 12 Biểu đồ thể hiện các HĐ mà GV thường tổ chức để DH môn Vật lí

Trang 33

Qua biểu đồ 1.15, HS tham gia khảo sát hầu hết mong muốn được quan sát và

trải nghiệm thực tế chiếm tới 57,5% và thực hiện dự án Sttôi (60,3%)

Biểu đồ 1 15 Biểu đồ thể hiện mong muốn của HS để học tập môn Vật lí tốt hơn

Trang 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Trên đây, tôi đã trình bày những cơ sở lí luận và thực tiễn của việc tổ chức DH phát triển NLVL của HS Bên cạnh đó tôi phát triển nội dung tiến trình giảng dạy sao cho có thể phát huy được NLVL của HS trong HĐ học tập

- Tôi đã làm rõ các khái niệm về NL và NLVL, những biểu hiện của NLVL ở

HS trong học tập môn Vật lí

- Nghiên cứu chi tiết việc tổ chức DH Vật lí theo hướng phát triển NLVL của

HS, nghiên cứu các PPDH phát triển NLVL của HS hiện nay

- Xây dựng công cụ kiểm tra, đánh giá NLVL của HS trong DH Vật lí, Tổ chức điều tra, khảo sát một số GV bộ môn Vật lí và HS khối 11, trường THPT trên địa bàn Đà Nẵng về thực trạng của việc tổ chức DH phát triển NLVL

Từ đó tôi vận dụng các cơ sở lí luận và thực tiễn trên giúp tôi xây dựng chi tiết hơn việc tổ chức DH phát triển NLVL của HS trong chương “Điện trường” – Vật lí 11

Trang 35

CHƯƠNG 2 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH DH CHƯƠNG “ĐIỆN TRƯỜNG” PHÁT TRIỂN NL VẬT LÍ CỦA HS

2.1 Phân tích cấu trúc, nội dung dạy học chương “Điện trường” - Vật lí 11

2.1.1 Vị trí, đặc điểm chương “Điện trường” - Vật lí 11

Chương “Điện trường” nằm ở chương III của chương trình Vật lí 11 sách KNTT là một chương quan trọng trong chương trình học kì II và đươc phân bố 18 tiết với 6 bài hoc Hầu hết trong điện học mọi lí thuyết Vật lí nói chung đều dựa trên nền tảng là các địên tích

Trước khi học chương “Điện trường” HS nhắc tới điện chưa hiểu rõ bản chất lực điện và tương tác điện Nhưng khi HS học chương này, HS sẽ hiểu rõ hơn về bản chất của lực điện và hiệu điện thế Khi học chương “Điện trường” HS đã được học một

số kiến thức trong chương này nhưng ở mức độ cơ bản ở THCS Các kiến thức trong chương này là tiền đề cho chương “Dòng điện Mạch điện”

2.1.2 Phân tích nội dung kiến thức chương “Điện trường” - Vật lí 11

Trang 36

2.1.3 Mục tiêu dạy học chương “Điện trường” - Vật lí 11

Khái niệm điện

trường

- Nêu được khái niệm điện trường là trường lực được tạo ra bởi điện tích, là dạng vật chất tồn tại quanh điện tích và truyền tương tác giữa các điện tích

- Sử dụng biểu thức 𝐸 = 𝑄

4𝜋𝜀0𝑟 2, tính và mô tả được cường độ điện trường do một điện tích điểm Q đặt trong chân không hoặc trong không khí gây ra tại một điểm cách nó một khoảng

r

- Nêu được ý nghĩa của cường độ điện trường và định nghĩa được cường độ điện trường tại một điểm được đo bằng tỉ số giữa lực tác dụng lên một điện tích dương đặt tại điểm đó và

- Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này

Trang 37

- Thảo luận để mô tả được tác dụng của điện trường đều lên chuyển động của điện tích bay vào điện trường đều theo phương vuông góc với đường sức và nêu được ví dụ về ứng dụng của hiện tượng này

Tụ điện và điện

dung

- Định nghĩa được điện dung và đơn vị đo điện dung (fara)

- Vận dụng được (không yêu cầu thiết lập) công thức điện dung của bộ tụ điện ghép nối tiếp, ghép song song

- Thảo luận để xây dựng được biểu thức tính năng lượng tụ điện

- Lựa chọn và sử dụng thông tin để xây dựng được báo cáo tìm hiểu một số ứng dụng của tụ điện trong cuộc sống

Bảng 2 1 Mục tiêu DH chương “Điện trường” – Vật lí 11

2.2 Thiết kế tiến trình dạy học một số kiến thức chương “Điện trường” - Vật lí 11

2.2.1 Thiết kế tiến trình dạy học bài 16 Lực tương tác giữa hai điện tích

BÀI 16: LỰC TƯƠNG TÁC GIỮA HAI ĐIỆN TÍCH

Môn học: Vật lí Lớp 11 Thời gian thực hiện: 2 tiết

- Năng lực tự chủ, tự học: Chủ động trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: Thảo luận nhóm, báo cáo, trao đổi kết quả HĐ một

cách tích cực

2 Phẩm chất

Trang 38

- Video về dùng khăn cọ xát lên tóc: Link video

- Hình ảnh về cân xoắn Coulomb, sơ đồ máy lọc bụi không khi, sơn tĩnh điện

2 Học sinh: SGK, vở ghi bài, giấy nháp, giấy A3,…

III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1 Bảng tóm tắt tiến trình DH (chuỗi các HĐ dạy và thời gian dự kiến)

Các bước tiến hành Hoạt động Tên hoạt động Thời gian dự kiến

15 phút

Bảng 2 2 Bảng tóm tắt tiến trình DH bài 16

HĐ1 Đặt vấn đề (10 phút)

a Mục tiêu: Từ việc thảo luận tình huống đưa ra trong video dùng khăn cọ xát lên tóc

giúp HS nhận ra có sự tương tác giữa các điện tích khi cọ xát GV yêu cầu HS dự đoán

về sự phụ thuộc của các đại lượng vào độ lớn của lực tương tác để tìm hiểu về độ lớn

của lực điện vào độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng

b Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: Tạo nhóm đôi (2 HS ngồi cạnh nhau), yêu cầu các nhóm

quan sát video dùng khăn cọ xát lên tóc, thảo luận tình huống trong video và đưa ra câu trả lời cho các câu hỏi sau: Link video

CH1: Khi cọ xát tóc với khăn thì vật nào nhiễm điện?

CH2: Vì sao sau khi cọ xát tóc lại dựng đứng lên?

- Thực hiện nhiệm vụ: HS vận dụng những hiểu biết sẵn có và sự quan sát để đưa ra ý

kiến cá nhân và thảo luận nhóm đôi để trả lời CH1, CH2

- Báo cáo kết quả và thảo luận: HS bất kì đứng tại chỗ trả lời câu hỏi Các HS còn lại

nhận xét và góp ý

- Kết luận và nhận định: GV nhận xét bài làm của các HS và đưa ra đáp án câu hỏi:

CH1: Khi cọ xát tóc với khăn thì cả 2 đều trở thành vật nhiễm điện

CH2: Vì sau khi cọ xát 2 vật nhiễm điện khi đó tóc sẽ bị khăn hút và dựng thẳng lên

→ GV đặt vấn đề cần tìm hiểu trong bài học: Ở môn Khoa học tự nhiên 8, chúng ta

Trang 39

đẩy nhau, khác dấu hút nhau Theo tôi, độ lớn của lực tương tác giữa hai điện tích phụ thuộc như thế nào vào độ lớn của các điện tích và khoảng cách giữa chúng? Để hiểu rõ hơn về điều này chúng ta cùng tìm hiểu bài học ngày hôm nay

{GV ghi tiêu đề bài học: BÀI 16 LỰC HÚT VÀ ĐẨY GIỮA CÁC ĐIỆN TÍCH} HĐ2 Tìm hiểu về lực hút và đẩy giữa các điện tích (15 phút)

a Mục tiêu: Thực hiện thí nghiệm hoặc bằng ví dụ thực tế, mô tả được sự hút (hoặc

đẩy) của một điện tích vào một điện tích khác

b Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm phát PHT số 1 cho các nhóm,

yêu cầu HS đọc phần I trong SGK trang 61, thực hiện thí nghiệm và hoàn thành PHT

số 1 vào giấy

PHT SỐ 1

Nhóm:

Câu 1 Thực hiện thí nghiệm, giải thích và mô tả hiện

tượng xảy ra khi:

a) Dùng len cọ xát một đầu thanh nhựa B rồi đưa lại gần

đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A (Hình 16.1a)

b) Dùng lụa cọ xát một đầu thanh thuỷ tinh C rồi đưa lại

gần đầu đã được cọ xát của thanh nhựa A (Hình 16.1b)

Câu 2 Dựa vào Hình 16.2a, vẽ các vectơ lực biểu diễn

tương tác giữa các điện tích trong các Hình 16.2b, c còn lại

Câu 3 Biểu diễn lực điện tác dụng lên mỗi điện tích đặt tại các đỉnh của một tam giác

đều Biết các điện tích trên đều cùng dấu và cùng độ lớn

- Thực hiện nhiệm vụ: Các nhóm thảo luận, thực hiện nhiệm vụ và ghi lại kết quả

- Báo cáo kết quả và thảo luận: Đại diện một nhóm đứng lên trình bày Các nhóm còn

Trang 40

I Lực hút và đẩy giữa các điện tích

Có hai loại điện tích trái dấu Điện tích xuất hiện ở thanh thủy tinh được cọ xát vào len được quy ước gọi là điện tích dương, điện tích xuất hiện ở thanh nhựa được cọ sát vào vải được quy ước gọi là điện tích âm

- Các điện tích cùng loại đẩy nhau

- Các điện tích khác loại thì hút nhau

HĐ3 Tìm hiểu về định luật Coulomb (20 phút)

a Mục tiêu: Phát biểu được định luật Coulomb và nêu được đơn vị đo điện tích

b Tổ chức thực hiện:

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV chia lớp thành 8 nhóm phát PHT số 2 cho các nhóm,

yêu cầu HS đọc phần II trong SGK trang 62, thực hiện thí nghiệm và hoàn thành PHT

Ngày đăng: 04/12/2024, 09:17

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w