1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề cương bài giảng các phương pháp giáo dục trẻ em

36 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Phương Pháp Giáo Dục Trẻ Em
Tác giả Lê Thị Hiền
Trường học Trường Đại Học Sư Phạm - Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Tâm Lý - Giáo Dục
Thể loại biên soạn
Năm xuất bản 2022
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 36
Dung lượng 713,57 KB

Nội dung

Đó là: – Thông minh về ngôn ngữ – Thông minh về logic – toán học – Thông minh về tri giác không gian – Thông minh về âm nhạc – Thông minh về cơ thể, cử chỉ, động học – Thông minh về xã h

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

KHOA: TÂM LÝ - GIÁO DỤC

CÁC PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC

TRẺ EM

Biên soạn: Lê Thị Hiền

Đà nẵng, 2022

Trang 2

Chương 1 Phương pháp giáo dục phát triển trí tuệ cho trẻ em

1.1 Ca ́ c luâ ̣n điểm khoa ho ̣c

1.1.1 Lý thuyết đa trí thông minh của Howard Gardner

Thuyết đa trí tuệ là một lý thuyết về trí thông minh của con người được nhìn nhận bằng nhiều cách, mang tính đa dạng, được nghiên cứu và công bố bởi tiến sĩ Howard Gardner Theo Gardner, trí thông minh (intelligence) được ông quan niệm như sau "là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tạo ra các sản phẩm mà các giải pháp hay sản phẩm này

có giá trị trong một hay nhiều môi trường văn hóa" và trí thông minh cũng không thể chỉ được đo lường duy nhất qua chỉ số IQ

Năm 1983, ông đã xuất bản một cuốn sách có nhan đề Frames of Mind (tạm dịch

Cơ cấu của trí tuệ), trong đó ông công bố các nghiên cứu và lý thuyết của mình về sự đa dạng của trí thông minh (Theory of Multiple Intelligences)

Theo Gardner có sự tồn tại của 8 dạng thức/ kiểu thông minh khác nhau và các kiểu thông minh này đều ảnh hưởng đến sự thành công của một người Đó là:

– Thông minh về ngôn ngữ

– Thông minh về logic – toán học

– Thông minh về tri giác không gian

– Thông minh về âm nhạc

– Thông minh về cơ thể, cử chỉ, động học

– Thông minh về xã hội, giao tiếp

– Thông minh về nội tâm

– Thông minh về tự nhiên

Theo Gardner, các cá nhân phát triển một hoặc nhiều kiểu trí thông minh thông qua

sự di truyền của gen, giáo dục và xã hội hóa của các giá trị văn hóa Nói cách khác, các kiểu trí thông minh này tiến hóa qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và những cơ hội do môi trường sống của cá nhân mang lại Như vậy, về bản chất, trí thông minh là một cấu trúc tâm thần phức hợp, đa diện, đa thành tố, hòa nhập nhiều loại năng lực, có tính độc lập tương đối, ổn định, nhưng không tĩnh tại mà phát triển nhờ sự trải nghiệm của cá nhân qua sự tương tác giữa các tố chất sinh học và những cơ hội do môi trường sống của cá nhân

Trang 3

đó Như vậy, theo Gardner, mỗi trẻ em sỡ hữu một hoặc một số kiểu thông minh này, rất hiếm khi một đứa trẻ hội đủ các kiểu thông minh Do vậy chúng ta thay vì quan tâm đến trẻ có trí thông minh bao nhiêu, thì hãy quan tâm xem trẻ thông minh như thế nào Và vấn

đề quan trọng là người lớn hỗ trợ và nuôi dưỡng các kiểu thông minh này thế nào? Định hướng cho các em chọn nghề gì phù hợp với khả năng trí tuệ khi các em lớn lên

1.1.2 Lý thuyết tương tác văn hóa xã hội của Vygotsky

Lý thuyết về văn hoá xã hội do Lev Vygotsky khởi xướng nhấn mạnh đến tầm quan trọng của yếu tố xã hội và văn hoá có tác động đến sự phát triển nhận thức của trẻ em Hai yếu tố này tác động thông qua sự tương tác của trẻ với đồ vật và với người lớn hay nói cách khác đó là sự tương tác xã hội – đóng vai trò cơ bản trong sự phát triển nhận thức Vygotsky khẳng định: “Tất cả các chức năng trong phát triển văn hóa của trẻ xuất hiện hai lần: đầu tiên, trên bình diện xã hội và sau đó ở cấp độ cá nhân; đầu tiên, giữa những con người (liên tâm lý) và sau đó bên trong đứa trẻ (nội tâm lý)” Giống như người cùng thời với ông – Piaget – Vygotsky tin rằng trẻ em là những người tích cực xây nên kiến thức và những kỹ năng của chính chúng Ông tin rằng sự phát triển của trẻ em là kết quả của sự tương tác giữa đứa trẻ và môi trường xã hội của nó Thông qua hoạt động chơi, trẻ sẽ có được ý nghĩa trừu tượng về sự vật, phân biệt được vật này với vật khác và làm cho chúng nhận thức đầy đủ hơn về thế giới xung quanh

Ví dụ: khi trẻ xưng hô là anh, em với búp bê có nghĩa là lúc này đứa trẻ đã nhận thức được vai trò, nhiệm vụ của mình trong gia đình là như thế nào Đứa trẻ có thể dùng cái gối làm

em bé, cái nắp làm cái tô, cây que là cái muỗng - những đồ vật đó có tính tượng trưng cho

em bé thật và đồ nấu ăn thật mà bé chưa thể sử dụng thành thục được

Hoạt động chơi không những giúp trẻ học được những kỹ năng, những quy luật xã hội mà còn giúp trẻ tự điều chỉnh bản thân mình Ví như một đứa trẻ đang đứng tại vạch xuất phát trong cuộc thi bơi lội cùng với những trẻ khác, đứa trẻ nào cũng muốn nhảy xuống nước bơi ngay nhưng quy định xã hội giúp trẻ phải chờ đợi có dấu hiệu xuất phát mới được bơi

Trang 4

Ảnh hưởng của văn hóa – xã hội đến sự phát triển nhận thức: Vygotsky cho rằng trẻ em sinh ra đã có những năng lực cơ bản cho sự phát triển trí tuệ, được biểu hiện thông qua sự chú ý, nhận thức, trí nhớ…

Trẻ em rất tò mò và chính sự tò mò ấy sẽ làm cho chúng tích cực tham gia vào việc học hỏi để phát hiện và phát triển thêm những vốn hiểu biết mới do văn hóa – xã hội đem lại

Trẻ sẽ được học tập những điều quan trọng nếu như trẻ có sự tương tác xã hội với một người có sự khéo léo, có năng lực tốt Ví dụ: đứa trẻ có thể khó khăn trong việc ghép hình nhưng sẽ dễ dàng đối với chúng khi có một người ngồi cạnh bên mô tả hoặc thể hiện một số động tác cơ bản, chẳng hạn như việc tìm kiếm tất cả các góc, cạnh, cung cấp một vài miếng ghép điển hình và khuyến khích khi trẻ ghép được một mảnh ghép, như thế sẽ giúp cho trẻ học hỏi nhanh hơn và tạo cho trẻ cảm giác thoải mái, thích thú hơn trong việc học

Vùng phát triển gần (ZPD - Zone of Proximal Development): đề cập đến việc học tập và thực hiện độc lập một nhiệm vụ thông qua tương tác của trẻ với bạn bè hoặc những người xung quanh

Ví dụ: đứa con không thể biết cách thắt dây giày và đó là sự khó khăn đối với nó nếu không có sự hướng dẫn, chỉ dạy của người cha hay người xung quanh, dần dần với những kỹ năng trẻ học được, trẻ có thể độc lập làm những động tác ấy mà không cần đến

sự giúp đỡ của người khác

Ví dụ khác: lúc đầu trẻ sẽ không biết cách chơi nhảy dây, bắn bi, ô ăn quan… ra sao nhưng qua sự tương tác, học hỏi bạn bè xung quanh đã giúp trẻ biết được cách chơi trò chơi đó như thế nào Không những vậy, với những kiến thức về trò chơi đó trẻ có thể tự tổ chức và làm phong phú thêm trò chơi cho mình

Vygotsky thấy khu phát triển gần như là khu vực nhạy cảm nhất đối với sự học tập thông qua học hỏi của đứa trẻ, cho phép đứa trẻ phát triển những kỹ năng quan trọng sau

đó chúng sẽ sử dụng những kỹ năng một cách độc lập - phát triển chức năng tâm thần cao hơn

Trang 5

Vận dụng thuyết văn hóa – xã hội của Vygotsky vào giáo dục: Lý thuyết phát triển văn hóa – xã hội của Vygosky chú trọng đến việc giáo dục con người, đặc biệt là giáo dục trẻ em, trẻ có thể học những kỹ năng, những kinh nghiệm trong xã hội thông qua bắt chước hay sự dạy dỗ

- Trường hợp trẻ học tập bằng cách bắt chước: Ví dụ: đứa trẻ nhìn thấy người cha mỗi lần nghe điện thoại thì thường dùng một vật nào đó tương tự chiếc điện thoại để điều khiển TV, dần dần vì sự tò mò ham học hỏi của trẻ con, một hôm nó thấy chiếc điện thoại thì liền cầm lên đặt vào tai, kêu “hê lô, hê lô” và sau đó dùng chiếc điện thoại đưa lại gần

TV để điều khiển

Chính nhờ sự tương tác với xã hội làm cho trẻ nhận thức ngày càng cụ thể hơn, phong phú hơn về thế giới xung quanh, thông qua đó trẻ cũng học tập được những kinh nghiệm từ xã hội, làm tiền đề cho sự phát triển về sau của chúng

- Trường hợp trẻ học tập thông qua dạy dỗ: Ví dụ: một đứa trẻ lớp 1 gặp phải một bài toán khó, bản thân chúng sẽ không dễ dàng gì để giải được bài toán đó nhưng nếu có

sự hướng dẫn của người thầy bằng cách phân tích đề bài, chú ý những con số tính toán và nhớ lại phép tính cơ bản… thì chắc hẳn bài toán đó sẽ trở nên nhẹ nhàng đối với trẻ

1.2 Ca ́ c nguyên tắc hỗ trơ ̣ phát triển trí tuê ̣ cho trẻ em

Giáo viên, phụ huynh trợ giúp nhiều hơn khi trẻ gặp khó khăn và không trợ giúp hoặc trợ giúp ít hơn khi trẻ có thể tự làm được

Phát triển nhận thức của trẻ như: ngôn ngữ, ghi nhớ, lập luận logic… và khả năng

tổ chức lại các suy nghĩ của trẻ, cũng như hiểu ý kiến của người khác phải thông qua trò chơi (trò chơi giả vờ, đóng vai có ý nghĩa đặc biệt quan trọng)

Đề cao việc học khám phá có sự hỗ trợ của người lớn

Giáo viên cần điều chỉnh hoạt động dạy của mình phù hợp với hoạt động tiếp nhận của trẻ

Trẻ càng sử dụng các giác quan thì càng học dễ hơn và có hiệu quả hơn: mỗi giác quan mang đến các thông tin khác nhau, cần sử dụng thường xuyên các giác quan

Phát triển độ nhạy cảm của các giác quan: ví dụ cụ thể, đa dạng,… gắn với những

gì trẻ đã biết và kích hoạt nó

Trang 6

Tìm mọi cách kích hoạt sự phát triển ngôn ngữ giúp trẻ suy nghĩ về những hành vi

và kế hoạch hành động của mình và ngôn ngữ là nền tảng để phát triển các quá trình nhận thức cao hơn như: chú ý có chủ định, ghi nhớ có ý thức, đặt kế hoạch, giải quyết vấn đề

1.3 Ca ́ c yêu cầu thiết kế bài tâ ̣p giúp trẻ phát triển trí tuê ̣

Các bài tập phải đáp ứng nhiệm vụ phát triển và phù hợp với lứa tuổi

Mỗi bài tập có mục đích rõ ràng, nhằm phát triển một hoặc một số thao tác trí tuện nào?

Bắt đầu từ các bài tập dễ đến khó (mỗi bài tập gồm: chuẩn bị, giải thích và đưa yêu cầu…)

Các bài tập không quá dễ hay quá khó, gây được hứng thú

Hình thức tổ chức dưới dạng trò chơi (đặc biệt đóng vai)

Người lớn (cha/mẹ/anh/chị…) cùng chơi với trẻ

Người lớn không áp đặt, mà khuyến khích trẻ chủ động, tích cực khám phá, trải nghiệm, chỉ gợi ý khi thật cần thiết

Tập trung kích hoạt “vùng phát triển gần nhất”…

1.4 Ca ́ c phương pháp phát triển trí thông minh cho trẻ

Sự phát triển của trẻ em có tính đa mặt, đa hướng, là sản phẩm của các quá trình tích cực khám phá, liên tục trải nghiệm và giàu tương tác giữa đứa trẻ (một chủ thể đang phát triển) với môi trường sống xung quanh nó (với trẻ mầm non thì trước hết là cha mẹ, các thành viên trong gia đình, nhóm trẻ cùng chơi, lớp học mầm non) Tuy nhiên, sự phát triển này không phải là sự lập trình được mã hóa trong gen, không diễn ra đồng đều, tốc độ phát triển cũng không giống nhau và phụ thuộc rất lớn vào sự hỗ trợ kịp thời của người lớn

Các nhà nghiên cứu tâm lí trẻ em đều cho rằng mỗi đứa trẻ dù mới 2 -3 tuổi đã được xem là một chủ thể tích cực, đang thay đổi từng ngày Nhiều nhà tâm lí học phát triển cho rằng: nếu một đứa trẻ ngay từ tuổi mầm non đã được dạy cách suy nghĩ (biết đặt câu hỏi…), học cách tư duy hiệu quả thì cơ hội thành công học đường và thành công trong cuộc sống sau này là rất lớn

Trang 7

Vậy ngay tư tuổi mầm non, trẻ cần phải được dạy như thế nào? Giáo viên, phụ huynh

có thể làm gì đề sớm kích hoạt các khả năng trí tuệ tiềm ẩn nuôi dưỡng, phát triển thành tài năng?

1.4.1 Da ̣y tre ̉ biết cách suy nghĩ, tư duy hiê ̣u quả

Trẻ được 3 tuổi, não bộ đã có sự phát triển vượt bậc, đặc biệt là não trước Đây là vùng não phụ trách tư duy, nên khả năng suy nghĩ của trẻ đến 3 tuổi tiến bộ đáng kể Cho đến thời điểm trước 3 tuổi, việc giáo dục chủ yểu tập trung vào việc dạy trẻ quan sát, ghi nhớ là chủ yếu, song theo giáo sư Shichida, từ 3 tuổi trở đi cần phải chuyển dần sang giáo dục tư duy cho trẻ, tức là chuyển dần sang cách dạy trẻ phải tự suy nghĩ

Trẻ càng chơi trò chơi đòi hỏi tư duy nhiều, trẻ càng có cơ hội phát triển tư duy tốt hơn, chỉ số thông minh cũng cao hơn Vì vậy, đồ chơi thích hợp cho trẻ ở độ tuổi này là những trò chơi đòi hỏi sự vận dụng đầu óc để trẻ tự suy nghĩ, tự lắp ráp, sáng tạo ra những cách chơi, cách khám phá mới, tạo ra đồ vật mới Ví dụ như bộ đồ chơi xếp hình, gồm các miếng gỗ dẹt hình tam giác, hình tròn, nửa hình tròn, hình chữ nhật, hình vuông… sơn màu khác nhau (xanh, đỏ, vàng…) là đồ chơi rất bổ ích Trẻ thường rất thích bộ đồ chơi này, vì

nó có thể xếp thành vô vàn những hình thù khác nhau… tạo ra “thế giới” theo cách suy nghĩ và kinh nghiệm của trẻ Với những miếng gỗ này, có thể kích thích tư duy của trẻ, giúp trẻ rèn luyện khả năng quan sát, tập trung chú ý, suy nghĩ và tưởng tượng sáng tạo… Giáo viên, phụ huynh hướng dẫn trẻ xếp thành tàu, xe, chim, vường thú, công viên… thì

đó là một trò chơi hết sức bổ ích

Thời kì 3 tuổi, cùng với khả năng tư duy, kĩ năng vận động tinh của trẻ cũng phát triển vượt bậc Các cô giáo, phụ huynh nên cố gắng hết mức có thể thông qua các tình huống, nhiệm vụ, kích hoạt để trẻ có thể dung đầu ngón tay vào những việc cần thao tác tỉ

mỉ càng nhiều càng tốt Ví dụ như cho trẻ dùng kéo, cho trẻ dán bằng hồ dán, chơi gấp giấy, chơi đan dây (1 sợi dây thắt nút làm 1 vòng lớn, đan qua đan lại bằng các ngón tay, biến thành nhiều hình dạng khác nhau)… Cho trẻ chơi những trò như vậy sẽ khiến trẻ trở thành người có các ngón tay cực kì khéo léo Sự khéo léo của các ngón tay có thể sánh được với mức độ thông minh của trẻ Ngược lại, trẻ không dùng tay thuần thục được sẽ thành người vụng về Chính sự khéo léo này hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển khả năng

Trang 8

quan sát, mô hình hóa Vào thời kì các kĩ năng vận động tinh phát triển, nên cho trẻ đạp xe

3 bánh, đu xà đơn, vẽ tranh, đánh đàn piano, chơi bàn tính gẩy hạt, xếp que tính, chơi các trò chơi suy luận nhân quả (điều gì xảy ra… nếu trời mưa rất to)

1.4.2 Trợ giúp và khuyến khích để trẻ tích cực trải nghiệm nhiều hoạt động

Ba tuổi là thời kì tự lập Khả năng tự suy nghĩ đã hình thành Trước đây trẻ vẫn bám dính lấy mẹ nhưng giờ đột nhiên trở nên tự lập hơn, bước đầu có suy nghĩ của riêng mình Tính tự lập hình thành dần dần, ban đầu chỉ là mức tự lập “một phần, rồi một nửa”, lúc rời

mẹ, lúc lại quay lại trông chờ sự giúp đỡ hoặc đồng ý của mẹ, cứ như vậy lặp đi lặp lại Thế nhưng sự trợ giúp kịp thời, một phần hay một nửa này lại rất quan trọng Việc người

mẹ không làm hộ, mà động viên, cổ vũ để trẻ tự làm, chỉ trợ giúp trẻ khi thật cần thiết ở giai đoạn tự lập này là rất quan trọng

Trẻ 3 – 4 tuổi không muốn nhờ mẹ làm hộ hết, mà chúng muốn tự làm lấy Trẻ muốn

tỏ ý chí của riêng mình, muốn thể hiện tâm trạng của chúng nên hay bị cha mẹ cho là

“không nghe lời”, “hay chống đối” Nhiều người coi đây là thời kì phản kháng tiếp theo sau thời kì “phản kháng đáng sợ lúc trẻ 2 tuổi” Nhưng thực ra không nên coi đây là một thời kì phản kháng, mà phải nhìn nhận đó là những dấu hiệu tuyệt vời của thời kì bắt đầu

tự lập, bắt đầu khẳng định cái tôi của trẻ

Điều quan trọng là bố mẹ phải luôn cổ vũ, khích lệ, thường xuyên gửi “thông điệp yêu thương” tới trẻ Theo các chuyên gia tâm lí trẻ em, nếu có được sự cổ vũ, tình yêu dào dạt của cha mẹ, trẻ sẽ dần tự tin và tự lập tốt hơn Để được như vậy, không phải cứ để con chơi một mình mà được, cha mẹ phải chơi cùng với con Trước khi con chơi với bạn khác, phải cho con có kinh nghiệm thật nhiều từ việc chơi với bố mẹ Tính xã hội ở trẻ được hình thành trước tiên từ mối quan hệ mẹ - con Để tạo dựng được nền tảng đó, cần phải thường xuyên đưa con ra ngoài nhiều như có thể và tạo cho con được trải nghiệm thực tế nhiều đến mức tối đa Ví dụ dẫn trẻ đi thật nhiều nơi như vườn bách thú, thủy cung; đi ra biển, lên núi, ra cánh đồng; rồi đi chợ, đi siêu thị, đến cửa hang bách hóa, cửa hàng rau, viện bảo tàng, thư viện, hiệu sách… Tuy nhiên nếu chỉ đưa trẻ đến những nơi đó không thôi thì mục đích giáo dục chưa đạt được Đến những nơi đó, bố mẹ phải suy nghĩ sao cho đồng thời

Trang 9

với việc cho con trải nghiệm thực tế, phải thu hoạch được một vốn từ phong phú, năng lực phân tích, tóm tắt tổng hợp các sự vật hiện tượng

Cha mẹ cần có phương pháp: giao nhiệm vụ cho trẻ quan sát, yêu cầu trẻ ghi nhớ, phát hiện… Hãy hỏi trẻ với những câu hỏi: cái gì, như thế nào, theo con tại sao? Yêu cầu trẻ kể lại những trải nghiệm của chúng, đưa ra các câu đố, biến thành các trò chơi, thi đấu…

là cách phù hợp nhất Trẻ thực sự hiểu, biết, suy nghĩ được về sự vật là ở chỗ, trẻ kể lại được kinh nghiệm của chúng bằng từ ngữ trừu tượng, trẻ có thể từ lời nói hình dung được những gì mình trải nghiệm bằng ngôn ngữ Đằng sau việc trải nghiệm cuộc sống là sự phát triển năng lực tư duy, nhờ có năng lực tư duy, trẻ sẽ hình thành khái niệm, nâng cao năng lực nhận thức…

1.4.3 Chơi cùng trẻ để hỗ trợ sư phát triển trí tuệ

Có người cho rằng dạy chữ, dạy số, dạy Tiếng Anh cho trẻ như vậy làm khổ đứa trẻ Họ cho rằng phải để cho trẻ tự chơi mới phát triển được Đây là quan điểm sai lầm Các bậc cha mẹ phải biết trước một điều rằng, nếu cứ để cho trẻ chơi rông đến một lúc nào

đó bắt ép trẻ phải học theo bài có ích nào đó sẽ là việc làm gây tác hại đến não bộ của trẻ đang phát triển

Theo giáo sư Shichida, tốc độ phát triển của não nhanh hơn mức độ người ta tưởng tượng gấp nhiều lần Đến 3 tuổi thì não đã hoàn chỉnh đến 60%, đến 6 tuổi là 80% Nếu bắt đầu học tập từ 6 tuổi, lúc đó não đã cơ bản hoàn chỉnh, tính chất cố định, việc làm thay đổi đường hằn trên não bộ hay nâng cao chất lượng của não đều khó khăn hơn Như vậy lúc trẻ 2 – 3 tuổi là thời kì thích hơp cho việc làm quen với các kĩ năng vận động tinh, ghi nhớ, vẽ tranh, ngôn ngữ… Nếu cho trẻ học tập những kĩ năng này trong độ tuổi 2 – 4 tuổi, não bộ sẽ có phản ứng tốt với việc học, khắc sâu vào não, nâng cao chất lượng của tế bào thần kinh Cũng theo giáo sư Shichida, chỉ cần một kĩ năng vận động tinh rất nhỏ như sử dụng sự phối hợp của ngón cái và ngón trỏ trong việc cầm, nhặt những vật nhỏ… cũng làm nâng cao đáng kể chất lượng não bộ thời kì này

Học tập của trẻ 2 – 6 tuổi không đơn thuần là cho trẻ thu nạp kiến thức, mà là kích hoạt để tăng cường sự phát triển của tế bào thần kinh não (trở thành tế bào thần kinh giàu ribonucleic acid – RNA, cái được coi là mầm sống của kí ức) Mạng lưới thần kinh trong

Trang 10

não đã hoàn thành 80% tức là không dễ thay đổi đối với 80% đã hoàn thành ấy nữa, tư chất thiên tài sẽ mất đi và có thể không bao giờ trở lại nữa

Theo các chuyên gia, trước khi trẻ 1 tuổi đã có thể học qua quan sát, lắng nghe, bắt chước Thời kì từ 1 – 3 tuổi là thời kì “tối ưu”, nếu được giáo dục đúng đắn, não có thể phát triển với tố chất “thiên tài” Thời kì từ 3 – 6 tuổi là thời kì tiếp nối, có thể nâng cao đáng kể chất lượng não bộ, nếu trẻ được giáo dục thích hợp Ví dụ, vào thời kì này nếu dạy trẻ chơi cờ tướng thì trẻ sẽ sớm có lực cờ mà người lớn khó so sánh được

Việc làm đầu tiên để giáo dục con trẻ là việc tạo ra môi trường kích thích trẻ tích cực khám phá, liên tục củng cố, trải nghiệm và làm giàu tương tác sẽ giúp trẻ có thể phát triển nhanh và toàn diện vô số khả năng như năng lực ngôn ngữ, trí nhớ, tư duy, vận động tinh, vẽ tranh, sáng tạo… một cách tự nhiên nhất

Tuy nhiên, cái chúng ta thường thấy lại là, mặc dù con trẻ có tiềm năng hết sức phong phú nhưng lại không để ý, hay bị ngăn cấm không được tự do bộc lộ Nhiều khi cha

mẹ chỉ để con thích chơi gì thì chơi, hoặc là chẳng làm gì cả cứ để thời gian trôi qua vô bổ Vậy là bỏ qua các thời kì tối ưu cho sự phát triển các năng lực trí tuệ ở thời kì này và sẽ phải trả giá đắt khi trẻ lớn lên

Đây cũng là lí do tại sao đại đa số tài năng của trẻ nhỏ đáng ra được phát triển tột

độ lại bị lụi tàn, vì sự không biết cách hoặc thiếu sự đầu tư, quan tâm đúng mức Năng lực trí nhớ và năng lực phân tích, tổng hợp khái quát, đặc biệt là năng lực sáng tạo cũng vì thế

xã hội như vậy Ngược lại, phải nói rằng những trẻ em không được nhờ giúp đỡ việc gì bao

Trang 11

giờ sẽ trở nên lười nhác, ích kỉ và rất thụ động, kém linh hoạt Những trẻ em luôn phải nghe những lời chê của cha mẹ là những trẻ bất hạnh

Các phụ huynh cần nhớ rằng, càng khen, càng nhìn nhận việc làm của trẻ là có giá trị, càng khuyến khích trẻ cố gắng Đây chính là cách giáo dục trẻ tích cực nhất, giúp trẻ lớn khôn, lanh lợi Bố mẹ ít khen, hay chê bai, phàn nàn, con cái của họ thường có tinh thần không ổn định, tính cách bất thường, phát sinh nhiều vấn đề về hành vi kém thích nghi

1.4.4 Nuôi dưỡng sở thích, năng lực quan sát để giáo dục cá tính

Điều cần lưu ý ở đây là trẻ em là một chủ thể đang phát triển, có tính đơn nhất và tính lịch sử (mỗi trẻ hình thành những thói quen xã hội khác nhau) Vậy điều quan trọng khi giáo dục trẻ là phải biết “cắt may” – giáo dục mang tính cá nhân, giáo dục để phát triển

cá tính của trẻ Cá tính của trẻ từ khi sinh ra đã có mỗi đứa mỗi tính Một cách tự nhiên, chúng bắt đầu cuộc đời bằng những quan tâm, hứng thú khác nhau Đến 2 – 3 tuổi có trẻ thích chơi thú nhún, đu quay, trẻ khác thích ô tô, tàu hỏa, hoặc thích siêu nhân, trẻ khác thì chỉ thích búp bê, say mê vẽ, múa, hát hoặc tạo hình, chơi game trên máy tính… Sự quan tâm của trẻ đến những thứ đó quá ư mạnh mẽ, rõ rệt, song thường thì bố mẹ chúng không những không coi sự quan tâm đó của trẻ là điều tốt đẹp mà ngược lại, họ lo lắng rằng sự quan tâm của con họ đã bị chệch đường, phải làm sao “thay đổi hoặc điều chỉnh”, thậm chí

“loại bỏ” được sự quan tâm đó của con bằng cách hướng sự quan tâm của con vào một thứ khác Điều này nhiều khi gây tổn hại cho sự phát triển của trẻ

Nếu trẻ bộc lộ những khuynh hướng sở thích khác người như vậy, bố mẹ phải vui mừng, gìn giữ, nuôi dưỡng khuynh hướng đó của trẻ Là bởi vì, khi trẻ tập trung sự quan tâm được vào một điều gì tức là đã đạt được hai điều lợi ích to lớn Thứ nhất, đó là khả năng tập trung cao độ vào việc đó Thứ hai, đó là khi đã tập trung quan tâm vào một việc

gì đó, rồi khi tư duy thì trí năng cũng đạt đến mực độ cao hơn Khi tập trung vào một điều

gì, chắc chắn trẻ sẽ tự tư duy lấy, trẻ có những cách suy nghĩ sáng tạo độc đáo Biết cách nuôi dưỡng khuyến khích điều này sẽ khơi nguồn, ươm mầm năng khiếu phát triển thành tài năng

Trang 12

Khơi nguồn những hứng thú say mê ngay từ khi mới 2 – 3 tuổi giúp ích rất nhiều cho phát triển khả năng tư duy khi trẻ lớn lên Trẻ sớm được giao nhiệm vụ (thông qua việc trẻ phải suy nghĩ về các yêu cầu của trò chơi, quy tắc chơi, các hình thức thưởng phạt…) sớm hình thành khả năng tư duy linh hoạt sắc bén, cho dù một thời gian sau tự nhiên trẻ chuyển hướng quan tâm sang một việc khác, vẫn rất có ích

1.4.5 Sử dụng các ba ̀i tập, tình huống, câu hỏi giúp trẻ phát triển trí tuê ̣

- Phát hiện các chi tiết thiếu/ thừa/ không hợp lí… trong một bức vẽ/ bức tranh Ví dụ: vẽ đôi mắt không có lông mi/lông mày; vẽ con vật thiếu tai, thiếu chân; ngôi nhà thiếu cửa…

- Phát hiện các chi tiết khác biệt giữa hai bức tranh Ví dụ: chọn hai bức tranh về đại thể giống nhau, chỉ có một số chi tiết nhỏ khác biệt, yêu cầu trẻ tìm những chi tiết khác biệt đó

- Nhận biết mối liên hệ sự vật theo đặc điểm/ thuộc tính… có chung đặc điểm nào

đó Cha mẹ lựa chọn các con vật/ sự vật… cho trẻ quan sát, tìm mối liên hệ thông qua các câu hỏi: Chúng có chung đặc điểm gì? Giống nhau những điểm gì?

Ví dụ: Hổ, báo, sư tử… có đặc điểm gì chung? (đều là động vật hoang dã, chúng đều thích ăn thịt…)

Ví dụ: Nước đá, nước chè, nước biển, nước ngọt… có đặc điểm gì chung? (đều là nước, đều là chất lỏng, không có hình dạng cố định, có thể bay hơi…)

- Phân loại con vật/ sự vật… theo tiêu chí:

Ví dụ: Mèo, chó, chuột, gà, chim, hổ, báo, lợn… (động vật nuôi/ hoang dã…) Mèo, chó, chuột, gà, chim, hổ, báo, lợn… (biết bay/ không biết bay…)

Trò chơi: Trời (nói các con vật sống/ sự vật trên trời: chim/ máy bay…), đất (nói các con vật sống/ sự vật trên mặt đất: lợn/ ngôi nhà… ), biển (nói các con vật sống/ sự vật dưới biển: cá/ tàu thủy…)

- Xếp hình/ lắp ghép hình Ví dụ: xếp các khối lập phương theo mẫu

- Tìm một thứ không đi cùng với những thứ còn lại Ví dụ: Hãy xem con vật nào trong hai bức tranh dưới đây không đi cùng với các con vật còn lại? Tại sao?

Trang 13

- Tìm những thứ đi cùng với nhau theo cặp/ nhóm/ bộ Ví dụ: Hãy quan sát kĩ bức tranh dưới đây và phân loại/ phát hiện chúng có mối quan hệ với nhau theo cặp/ nhóm/ bộ

- Suy luận nhân quả Ví dụ: Nếu bé thấy cây hoa bị héo chết thì nguyên nhân do đâu? Răng bé sâu do đâu?

- Suy luận logic Ví dụ: Bé hãy sắp xếp các bức tranh theo trật tự mô tả sự sinh trưởng của cây

- Suy luận đối lập Ví dụ: Ban ngày thì sáng, ban đêm thì…

- Tư duy ngược, tìm các cặp từ có nghĩa đối lập Ví dụ: Thuyền chạy trên núi, ngựa chạy dưới sông/ Tôm tép bắt cò đầy đồng/ Gà con bắt cáp sổ lồng đầy đàn…; ngược nghĩa với từ vui/ tức giận… là những từ gì?

- Giải quyết tình huống Ví dụ: Bé sẽ làm gì nếu thấy bạn có đồ chơi đẹp bé rất thích (ngược lại…)?

Trang 14

CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ CHO TRẺ EM 2.1 Ca ́ c luâ ̣n điểm khoa ho ̣c

2.1.1 Lý thuyết “ Hành vi chủ nghĩa” của B F SKinner

Trong tác phẩm “ Hành vi bằng lời” xuất bản năm 1957, B F SKinner kết luận rằng:

“ngôn ngữ giống như bất kỳ một hành vi âm thanh nào đó, cha mẹ nhận những âm giống

từ, khích lệ các âm thanh bằng cử chỉ âu yếm, nụ cười và nhắc lại các từ này cho trẻ nghe”

“Bắt chước” cùng với kết hợp hành vi được dùng để giải thích nguyên nhân trẻ nắm bắt từ ngữ một cách nhanh chóng, thậm chí cả cấu trúc ngữ pháp phức tạp Bắt chước cùng bắt buộc và động viên khích lệ khi trẻ nói đúng sẽ giúp trẻ lĩnh hội ngôn ngữ nhanh chóng hơn Tuy nhiên hiện nay các nhà nghiên cứu ít có xu hướng theo quan điểm chủ nghĩa hành vi trong nghiên cứu trẻ em Một mặt, nếu trẻ có được sự dạy dỗ tích cực ở phía người lớn thì đến 6 tuổi trẻ sẽ có vốn từ khổng lồ Mặt khác, người ta cũng có thể quan sát thấy trẻ em sáng tạo ra những dạng ngôn ngữ mà trẻ chưa hề học được từ phía người lớn Như vậy, có thể giả định rằng trẻ em đã tự phát triển ngôn ngữ của mình và tự xây dựng, tìm hiểu các quy luật về ngữ pháp Tuy vậy tư tưởng của SKinner và các hành vi chủ nghĩa khác không thể phủ nhận hoàn toàn Trong thực tế chúng ta thấy vai trò của cha mẹ và những nhà giáo dục là rất to lớn trong sự phát triển ngôn ngữ trẻ em Những nguyên tắc của hành vi chủ nghĩa có vai trò lớn trong giáo dục khuyết tật về ngôn ngữ giúp trẻ vượt qua những trì trệ

về ngôn ngữ (Rat-net, 1993)

2.1.2 Lý thuyết “ Tự nhiên chủ nghĩa” của Noam Chomsky

Nhà ngôn ngữ học Noam Chomsky (1957) trong tác phẩm: “Cấu trúc ngữ nghĩa” đã phân tích có phê phán lý thuyết của Skinner, lần đầu tiên thu phục thế giới rằng: trẻ em đóng vai trò chính, là nhân tố chính trong sự phát triển ngôn ngữ của mình Ngược lại hoàn toàn với chủ nghĩa hành vi, Chomsky lập luận rằng những cấu trúc bên trong là năng lực hiểu và sản sinh ngôn ngữ Ông coi ngôn ngữ là hiện tượng có cơ sở sinh học, là thành tựu của con người Lý thuyết của ông là lý thuyết theo khuynh hướng tự nhiên Nghiên cứu những thành tích về ngữ pháp của trẻ em, Chomsky cho rằng: những nguyên tắc để xây dựng câu là quá phức tạp để dạy trẻ cũng như rất khó khăn cho việc lĩnh hội đối với trẻ nhỏ

Trang 15

tuổi Nhưng con người sinh ra cùng với cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ - mô hình cấu trúc bẩm sinh có cơ sở khoa học giúp cho việc lĩnh hội ngôn ngữ, chỉ cần có thêm tác động của môi trường bên ngoài Theo Chomsky (1976) trong cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ có vùng ngữ pháp toàn cầu- kho chứa tất cả các nguyên tắc của tất cả ngôn ngữ trên thế giới Trẻ em sẽ

sử dụng những kiến thức này để giải mã các phạm trù ngôn ngữ và mọi quan hệ trong bất

kỳ quan hệ nào mà trẻ em được tiếp xúc Khi đưa ra hệ thống ngữ pháp toàn cầu, Chomsky

đã nhấn mạnh đặc điểm chung của các loại ngôn ngữ trên thế giới Thêm vào đó, cơ quan lĩnh hội ngôn ngữ (LDA) đặc biệt dành cho chức năng lĩnh hội ngôn ngữ, những chức năng

tư duy cấp cao không cần thiết để tiếp thu tất cả các cấu trúc ngôn ngữ Thay vào đó trẻ em làm điều này một cách tự phát Vì vậy đối nghịch với quan điểm hành vi chủ nghĩa, quan điểm tự nhiên chủ nghĩa coi việc dạy có chủ định của cha mẹ là không cần thiết cho sự phát triển ngôn ngữ

2.1.3 Lý thuyết về sự phát triển ngôn ngữ và nhận thức

2.1.3.1 Lý thuyết của Pieget

Pieget và Vưgotsky nghiên cứu vấn đề nóng hổi trong tâm lý học: vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển trí tuệ Vấn đề hai ông đặt ra là: có phải trẻ em hình thành các suy nghĩ trước rồi sau đó dịch chúng sang từ ngữ, hay năng lực về ngôn ngữ mở ra một cánh cửa phát triển trí tuệ, giúp trẻ tư duy theo cách thức cao hơn Trong tác phẩm “Ngôn ngữ

và tư duy của trẻ”- Pieget cho rằng: Ngôn ngữ là tương đối không quan trọng trong sự phát triển tư duy Thay vào đó, ông còn cho rằng những tiến bộ về mặt tư duy xảy ra khi trẻ hành động trực tiếp với các vật thể vật chất, phát hiện ra những thiếu sót trong cách thức

tư duy hiện có và luyện tập nó để sáng tạo ra phương thức tư duy phù hợp với hiện thực bên ngoài Sau đó một vài năm, nhà tâm lý học trẻ tuổi Vưgotsky (1934/1986) xem xét lại kết luận trên Trong “Tư duy và ngôn ngữ của trẻ em” ông lập luận rằng: hoạt động tinh thần của con người là kết quả của hoạt động có tính chất xã hội chứ không phải là hoạt động học tập một cách cá thể Ngôn ngữ là phương thức đầu tiên mà qua đó con người trao đổi những giá trị xã hội Vưgotxky coi ngôn ngữ là vô cùng quan trọng trong sự phát triển

tư duy và ông cũng coi sự làm quen với ngôn ngữ là thành tựu lớn nhất trong sự phát triển trẻ em Vào khoảng hai tuổi đầu tuổi thứ ba, trẻ em có những bước tiến nhảy vọt về ngôn

Trang 16

ngữ Piget công nhận rằng: ngôn ngữ là phương thức linh hoạt nhất thể hiện tinh thần của con người Nếu tách tư duy ra khỏi hành vi làm cho nhận thức của con người có hiệu quả hơn rất nhiều so với trước đó giai đoạn - trực quan hành động Khi chúng ta tư duy về từ chúng ta sẽ vượt qua giới hạn về thời gian và không gian cụ thể Chúng ta có thể liên hệ với quá khứ, hiện tại, tương lai cùng một lúc, sáng tạo ra biểu tượng về hiện thực khách quan càng lớn hơn, liên quan chặt chẽ với nhau hơn Mặc dù nhìn thấy sức mạnh của ngôn ngữ, song Pieget không công nhận ngôn ngữ có vai trò trong những hình thức cao hơn tư duy Thay vào đó ông coi hoạt động trực quan sẽ dẫn đến biểu tượng bên trong của kinh nghiệm mà sau này trẻ gọi là từ Ví dụ: những từ đầu tiên trẻ thường gọi là những từ chỉ hành động và sự vật quen thuộc Tuy nhiên lý thuyết của Pieget không nói lên một cách chính xác mô hình trực quan hành động đã chuyển hoá thành biểu tượng đó như thế nào và sau đó thành các phạm trù, được biểu hiện trong võ bọc từ ngữ như thế nào Như vậy Pieget không đánh giá hết vai trò của ngôn ngữ trong sự phát triển của tư duy

2.1.3.2 Lý thuyết xã hội hoá của Vưgotxky

Vưgotxky tin rằng (Pieget cũng vậy) trẻ em là những chủ thể tìm tòi tri thức tích cực, nhưng ông không coi đứa trẻ là những cá thể tách biệt Trong lý thuyết của ông, trẻ

em và môi trường xã hội hợp tác với nhau để định hướng nhận thức theo cách thức xã hội quen thuộc Ông cho rằng: sự nhận thức của con người vừa có tính ngôn ngữ, lại vừa có cơ

sở là ngôn ngữ Nhưng Pieget cho rằng: ở trẻ có loại ngôn ngữ tự ngã trung tâm Ngôn ngữ

tự ngã trung tâm của trẻ là loại ngôn ngữ trẻ tự nói với chính mình, không hề quan tâm đến đối tượng giao tiếp, nó xuất hiện ở những đứa trẻ chưa được xã hội hoá một cách đầy đủ

và nó cũng không có một chức năng thực tế nào trong hoạt động giao tiếp của trẻ Hay nói cách khác, đây là loại ngôn ngữ có tính duy kỷ (chỉ nói với chính mình, không đặt mình vào quan hệ đối thoại Vưgotsky phản đối mạnh mẽ kết luận của Pieget Ông lập luận rằng, trẻ em tự nói với chính mình là để tự điều khiển và điều chỉnh hành vi Do vậy ngôn ngữ giúp trẻ tư duy về hành vi của mình và lựa chọn các hành động phù hợp Vưgotsky đánh giá ngôn ngữ như nền tảng cho tất cả các quá trình tư duy bậc cao, như điều khiển chú ý, ghi nhớ có chủ định và nhớ lại… Tóm lại, hai mươi năm qua các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá hai quan điểm trên, xem quan điểm nào là đúng đắn Kết quả là loại ngôn

Trang 17

ngữ tự ngã nói với chính mình không được gọi là ngôn ngữ tự ngã trung tâm nữa mà được gọi là ngôn ngữ cá nhân Và nếu như ngôn ngữ cá nhân thúc đẩy cơ bản sự phát triển nhận thức, vậy nó xuất hiện từ đâu? Câu trả lời của Vưgotsky nhấn mạnh bản chất xã hội của nhận thức Đó là sự khác biệt cơ bản giữa Vưgotsky và Pieget Vưgotsky coi rằng tất cả các quá trình nhận thức bậc cao đều là kết quả cuả các sự tương tác xã hội Lý thuyết này

đề cập đến một loạt bài tập mà trẻ không tự giải quyết nhưng có thể thực hiện được với sự giúp đỡ của người lớn hay của bạn bè có kỹ năng cao hơn Khi chúng tham gia vào các hoạt động và đối thoại với những người có kỹ năng cao hơn Chúng sẽ học tập ngôn ngữ của các đối thoại này, biến chúng thành một phần của ngôn ngữ cá nhân của trẻ và sử dụng ngôn ngữ này để tổ chức nỗ lực cá nhân theo cách thức tương tự Thứ hai là “đặc điểm hướng dẫn thích ứng” Đó là sự thay đổi của những ủng hộ xã hội trong quá trình giảng dạy Người lớn thay đổi sự giúp đỡ của mình để phù hợp với mức độ phát triển tư duy hiện

có của trẻ bằng cách sử dụng các chỉ dẫn, giảng giải trực tiếp dần dần khả năng của trẻ được nâng cao, hướng dẫn thích ứng này sẽ giảm đi cùng với sự phát triển khả năng thành công của trẻ

2.2 Ca ́ c nguyên tắc giáo du ̣c phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

2.2.1 Xây dựng và duy trì môi trường ngôn ngữ tích cực cho trẻ

2.2.2 Không cản trở trẻ bằng những chỉ trích thô bạo

2.2.3 Lắng nghe trẻ nói, khuyến khích, động viên trẻ

2.3 Ca ́ c phương pháp giáo du ̣c phát triển ngôn ngữ cho trẻ em

2.3.1 Trở thành một hình mẫu tốt cho trẻ

Trẻ em thường học bằng cách quan sát và sao chép người lớn Người lớn (ba mẹ, thầy cô) cần đảm bảo rằng mình đang làm mẫu cho kỹ năng nói và ngôn ngữ tốt nhất có thể, bao gồm:

- Nói chậm, để trẻ có thời gian xử lý thông tin bạn cung cấp cũng như rõ ràng và bình tĩnh

- Sử dụng các câu ngắn để chúng không bị tràn ngập ngôn ngữ

- Giao tiếp bằng mắt, nhìn xuống tầm mắt của trẻ nếu cần thiết

Trang 18

- Mô hình hóa cách phát âm và cấu trúc câu phù hợp, đảm bảo phát âm từng từ và

âm thanh

- Dán nhãn các đồ vật và hành động xung quanh bạn để dạy chúng thêm từ vựng

- Lắng nghe cẩn thận khi trẻ đang nói chuyện với bạn, hãy tập trung hết sức để nghe câu chuyện của trẻ

- Không làm gián đoạn khi trẻ đang nói chuyện

- Thể hiện sắc thái biểu cảm, cử chỉ hoặc hành động khi nói để giúp truyền đạt ý nghĩa của bạn

- Sử dụng ngôn ngữ biểu cảm để thảo luận về các đối tượng, hành động và cảm xúc

Ví dụ sử dụng các câu như “một bức tranh đẹp!”, “Hãy nhìn vào tòa tháp cao đó!” Điều này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng của mình

là gì?”

Thu hút trẻ vào cuốn sách bằng cách sử dụng ngữ điệu, chỉ vào hình ảnh và để trẻ đoán điều gì sẽ xảy ra tiếp theo Bên cạnh những cuốn sách yêu thích của trẻ, hãy đọc những cuốn sách dành cho trẻ em về các chủ đề khác nhau, đặc biệt là khi trẻ ngày càng lớn hơn, để các em có thể mở rộng vốn từ vựng của mình Nói về những từ mà trẻ không quen thuộc, hỏi xem bé có biết nghĩa của nó không và giải thích nó nếu trẻ chưa hiểu

2.3.3 Thường xuyên trò chuyện với trẻ, nuôi dưỡng và khuyến khích các cảm xúc tích cực

Nói chuyện với trẻ càng nhiều càng tốt sẽ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ Điều quan trọng là phải nói chuyện với trẻ ngay cả khi các bé không thể nói chuyện với bạn Ngay từ khi sinh ra, bạn nên trò chuyện về những gì bạn đang làm và đặt câu hỏi cho con, các bé

có thể đáp lại bất kỳ cử chỉ hoặc tiếng động nào đó Điều này dạy cho trẻ cách thức hoạt động của các cuộc hội thoại và bé cũng được tiếp xúc với rất nhiều từ vựng và cấu trúc câu

Ngày đăng: 04/12/2024, 08:12

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w