1. Trang chủ
  2. » Cao đẳng - Đại học

BM luật đề cương bài giảng môn Pháp luật đại cương

100 13 1
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 1,74 MB

Nội dung

Đề cương bài giảng môn pháp luật đại cương dành cho năm nhất. Đây là tài liệu vô cùng hữu ích cũng như là những kiến thức căn bản nhất của pháp luật mà ai cũng nên biết, vô cùng dễ hiểu và dễ học. Mau chóng tải xuống để học nhé

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - MARKETING

KHOA KINH TẾ - LUẬT

BỘ MÔN LUẬT

ĐỀ CƯƠNG BÀI GIẢNG

HỌC PHẦN PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG

(Hệ chất lượng cao)

(Lưu hành nội bộ, dùng cho dạy và học trực tuyến)

Tp Hồ Chí Minh – 2021

Trang 2

Theo chủ nghĩa Mác - Lênin, Nhà nước và pháp luật là "đôi bạn đồng hành", là hai

hiện tượng xã hội luôn gắn liền với nhau Do đó nguyên nhân về sự ra đời của nhà nước cũng chính là nguyên nhân dẫn đến sự ra đời của pháp luật

Trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ, chưa có Nhà nước và pháp luật Ở thời kỳ đó, quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi các quy tắc hình thành một cách tự phát, xuất phát từ nhu cầu, lợi ích chung của cả cộng đồng và cũng là lợi ích của mỗi thành viên trong cộng đồng Đó là những quy phạm xã hội, chủ yếu gồm: tập quán, các tín điều tôn giáo và những quy phạm đạo đức Các quy phạm này được đảm bảo thực hiện bằng sự tự giác của mỗi người và bằng uy tín tự nhiên của các thủ lĩnh cộng đồng Bên cạnh đó, kết cấu xã hội còn hết sức đơn giản Tổ chức đầu tiên của xã hội loài người là thị tộc, nhiều thị tộc hợp lại thành bào tộc, nhiều bào tộc hợp thành bộ lạc vì thế, chưa cần đến những quy tắc đa dạng, phức tạp để quản lý xã hội

Khi Nhà nước ra đời, đồng thời với việc thiết lập bộ máy nhà nước, giai cấp thống trị

đã đặt ra một loạt các quy tắc xử sự mới thể hiện ý chí của mình và bắt buộc các thành viên trong xã hội phải tuân theo bằng chính sức mạnh của bộ máy nhà nước Hệ thống các quy phạm mới thể hiện ý chí của giai cấp thống trị chính là pháp luật

Bằng sự thừa nhận của nhà nước, các quy tắc như đạo đức, phong tục tập quán phù

hợp với lợi ích của giai cấp thống trị bị biến đổi thành những quy tắc xử sự chung Đây là

phương thức hình thành đầu tiên của pháp luật Bên cạnh đó, thông qua các hình thức

sáng tạo pháp luật, nhà nước đã tiến hành hoạt động xây dựng, bổ sung thêm các quy định

pháp luật mới các có tính quy phạm phổ biến Đó chính là phương thức hình thành thứ

hai của pháp luật

Pháp luật là hệ thống các quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung, do nhà nước đặt

ra hoặc thừa nhận để điều chỉnh các quan hệ xã hội, thể hiện ý chí của nhà nước và được nhà nước bảo đảm thực hiện

1.1.2 Bản chất của pháp luật

Bản chất của pháp luật được thể hiện ở hai tính chất cơ bản là tính giai cấp và tính xã hội

 Tính giai cấp

Pháp luật luôn phản ánh ý chí của Nhà nước, của giai cấp thống trị Sở dĩ như vậy là

vì, nhờ nắm trong tay quyền lực nhà nước nên giai cấp thống trị có điều kiện biến ý chí của giai cấp mình thành ý chí nhà nước và thể hiện chúng trong các văn bản pháp luật

Trang 3

Nói cách khác, pháp luật là sản phẩm của sự thể chế hóa ý chí của giai cấp thống trị Mặt khác, tính giai cấp của pháp luật còn thể hiện ở chỗ mục đích của pháp luật là điều chỉnh quan hệ giữa các tầng lớp xã hội, nhằm tạo ra một trật tự xã hội phù hợp với lợi ích của giai cấp thống trị

 Tính xã hội

Nói đến tính xã hội của pháp luật cũng chính là nói tới vai trò xã hội, giá trị xã hội của pháp luật Pháp luật trong bất kỳ kiểu nhà nước nào cũng có tính chất này, tuy phạm vi và mức độ thể hiện khác nhau.Tính chất xã hội của pháp luật thể hiện:

- Pháp luật là kết quả khái quát hóa các quan hệ xã hội cơ bản, quan trọng nhất thành những mô hình, khuôn mẫu của hành vi mang tính chuẩn mực

- Pháp luật được ra đời từ nhu cầu quản lý xã hội về mọi mặt

- Tính chất xã hội của pháp luật còn thể hiện thông qua các giá trị và vai trò của pháp luật Nhiều giá trị xã hội được đăng tải, được phản ánh trong pháp luật

1.1.3 Thuộc tính của pháp luật

So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có những ưu thế vượt trội nhờ các thuộc tính đặc trưng sau đây:

 Tính quy phạm phổ biến

Xét về mặt từ ngữ, “quy phạm” có nghĩa là khuôn mẫu, mô hình Pháp luật có tính

quy phạm nghĩa là pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực cho hành vi xử sự của con người

đã được xác định cụ thể Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự, là mô hình xử sự chung, là khuôn mẫu của hành vi mà mọi chủ thể phải tuân theo

Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ và theo thời gian Việc

áp dụng những quy phạm này chỉ bị đình chỉ khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền hủy bỏ, bãi bỏ; sửa đổi, bổ sung hay thời hạn các quy phạm đã hết

 Tính được Nhà nước bảo đảm thực hiện

Nhà nước không những đảm bảo tính hợp lý về nội dung của pháp luật mà còn là chủ thể đảm bảo cho pháp luật được thực hiện trong thực tế đời sống bằng quyền lực của mình Nhà nước bảo đảm thực hiện pháp luật thông qua các hình thức:

+ Nhà nước trao cho các quy phạm pháp luật tính quyền lực bắt buộc đối với mọi cơ quan, tổ chức và công dân

Trang 4

+ Nhà nước thực hiện sự cưỡng chế với nhiều hình thức khác nhau để khôi phục trật

tự pháp luật khi có vi phạm pháp luật

1.1.4 Chức năng của pháp luật

Trong khoa học pháp lý, chức năng của pháp luật được hiểu là những phương diện, những tác động của pháp luật đến các quan hệ xã hội thông qua đó phản ảnh bản chất của pháp luật Pháp luật có ba chức năng cơ bản: chức năng điều chỉnh, chức năng bảo vệ và chức năng giáo dục

 Chức năng điều chỉnh

Chức năng điều chỉnh quả pháp luật được thể hiện:

Pháp luật là phương tiện quan trọng để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm trật tự hóa các quan hệ xã hội thông qua việc quy định quyền và nghĩa vụ nhất định đã được quy định dưới hình thức cho phép, bắt buộc, ngăn cấm, khuyến khích đối với các chủ thể khi tham gia các quan hệ xã hội được pháp luật điều chỉnh

 Chức năng bảo vệ

Pháp luật ra đời là để bảo vệ trật tự xã hội, bảo vệ cho lợi ích của giai cấp cầm quyền

và ở mức độ nào đó pháp luật còn là phương tiện bảo vệ cho lợi ích hợp pháp của các chủ thể khác trong xã hội

 Chức năng giáo dục

Pháp luật không chỉ là phương tiện để điều chỉnh các quan hệ xã hội mà còn là nhân

tố tác động đến suy nghĩ, tình cảm, của con người, qua đó tạo nên những thay đổi nhất định hành vi xử sự của họ

1.2 Hệ thống pháp luật

1.2.1 Khái niệm hệ thống pháp luật

Hệ thống pháp luật được hiểu là một chỉnh thể bao gồm cả cấu trúc bên trong của pháp luật (hệ thống cấu trúc) và hình thức thể hiện ra bên ngoài của pháp luật (hình thức pháp luật)

Trang 5

 Đặc điểm

Quy phạm pháp luật trước hết là một loại quy phạm xã hội dùng để điều chỉnh hành vi của con người, hoạt động của tổ chức Vì vậy, nó mang đầy đủ những đặc tính chung vốn

có của quy phạm xã hội như: là quy tắc xử sự chung, là khuôn mẫu để mọi người làm theo,

là tiêu chuẩn để xác định giới hạn và đánh giá hành vi của con người Ngoài những đặc tính chung của quy phạm xã hội thì quy phạm pháp luật còn có những đặc tính riêng:

- Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự mang tính bắt buộc chung

Tính bắt buộc chung của quy phạm pháp luật được hiểu là bắt buộc đối với mọi tổ chức, cá nhân nằm trong hoàn cảnh, điều kiện mà quy phạm pháp luật đã quy định

- Quy phạm pháp luật chỉ do nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện

Các quy phạm pháp luật phải được ban hành, thừa nhận hoặc phê chuẩn bởi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo một trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định Bên cạnh

đó, nhà nước cũng thành lập một hệ thống cơ quan có chức năng kiểm tra, giám sát, cưỡng chế để đảm bảo cho các quy phạm pháp pháp luật được thực hiện trên thực tế một cách chính xác, triệt để

Nội dung của mỗi quy phạm đều chứa đựng quy tắc hành vi

Nội dung của mỗi quy phạm pháp luật thường chỉ ra quyền và nghĩa vụ pháp lý của các bên tham gia vào quan hệ xã hội mà quy phạm pháp luật đó điều chỉnh

Quy phạm pháp luật được thể hiện dưới hình thức xác định

Trong các nhà nước hiện nay, quy phạm pháp luật chủ yếu được ghi vào văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục nhất định Nội dung quy phạm pháp luật được sắp xếp theo cấu trúc nhất định và có tính thống nhất Ngoài ra, mỗi một quy phạm pháp luật không tồn tại một cách biệt lập, riêng lẻ mà giữa chúng luôn có mối quan hệ mật thiết, thống nhất với nhau tạo thành một chỉnh thể

 Cấu trúc của quy phạm pháp luật

Cấu trúc của quy phạm pháp luật chính là những thành phần tạo nên quy phạm pháp luật

Các bộ phận hợp thành của quy phạm pháp luật bao gồm: Giả định, quy định và chế tài

Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu lên những hoàn cảnh,

điều kiện có thể xảy ra trong cuộc sống và cá nhân hay tổ chức nào ở vào những hoàn

cảnh, điều kiện đó phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật đó

Bộ phận giả định của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Tổ chức, cá nhân nào? Khi nào? Trong những hoàn cảnh, điều kiện nào?

Giả định của quy phạm pháp luật có thể đơn giản (Chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện) hoặc có thể phức tạp (nêu lên nhiều hoàn cảnh, điều kiện )

Trang 6

6

- Quy định là một bộ phận của quy phạm pháp luật trong đó nêu cách xử sự mà tổ

chức hay cá nhân ở vào hoàn cảnh, điều kiện đã nêu trong bộ phận giả định của quy phạm pháp luật được phép hoặc buộc phải thực hiện

Bộ phận quy định của quy phạm pháp luật trả lời câu hỏi: Phải làm gì? Được làm gì? Không được làm gì? Làm như thế nào?

Mệnh lệnh được nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật có thể dứt khoát (chỉ nêu một cách xử sự và chủ thể phải xử sự theo mà không có sự lựa chọn), hoặc không dứt

khoát (nêu ra hai hoặc nhiều cách xử sự mà chủ thể có thể lựa chọn)

- Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những biện pháp tác động

mà nhà nước dự kiến để đảm bảo cho pháp luật được thực hiện nghiêm minh

Bộ phận chế tài của quy phạm pháp luật trả lời cho câu hỏi: Hậu quả sẽ như thế nào nếu vi phạm pháp luật, không thực hiện đúng mệnh lệnh của nhà nước đã nêu ở bộ phận quy định của quy phạm pháp luật

Các biện pháp tác động mà nhà nước nêu ra trong chế tài của quy phạm pháp luật rất

đa dạng Theo quy định của pháp luật Việt Nam, các chế tài gồm:

Chế định pháp luật là một nhóm quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một nhóm quan

hệ xã hội có tính chất giống nhau hoặc có quan hệ mật thiết với nhau trong cùng một lĩnh vực

Chế định pháp luật mang tính chất nhóm tương ứng với tính chất của nhóm quan hệ

xã hội mà nó điều chỉnh Tuy nhiên, bản thân từng chế định lại có sự liên hệ và tác động qua lại với các chế định khác trong hệ thống pháp luật, bởi bản thân các nhóm quan hệ xã hội được điều chỉnh bởi từng chế định không tồn tại biệt lập với nhau mà cùng tồn tại trong từng lĩnh vực của đời sống xã hội

1.2.2.3 Ngành luật

 Khái niệm

Ngành luật là tổng thể các quy phạm pháp luật có đặc tính chung điều chỉnh các quan

hệ xã hội cùng loại trong một lĩnh vực nhất định với phương pháp điều chỉnh tương ứng

 Căn cứ phân chia ngành luật

Việt Nam phân định ngành luật trên cơ sở hai căn cứ chủ yếu là đối tượng điều chỉnh

và phương pháp điều chỉnh của ngành luật

Đối tượng điều chỉnh của một ngành luật là những quan hệ xã hội có đặc điểm cùng

loại thuộc một lĩnh vực nhất định của đời sống xã hội được ngành luật đó tác động, chi phối

Trang 7

Phương pháp điều chỉnh của một ngành luật là cách thức mà nhà nước sử dụng để tác

động vào các quan hệ xã hội mà ngành luật đó điều chỉnh Có hai phương pháp điều chỉnh điển hình thường được sử dụng là phương pháp thỏa thuận bình đẳng và phương pháp quyền lực phục tùng

1.2.2.4 Các ngành luật cơ bản trong hệ thống pháp luật Việt Nam

- Luật Hiến pháp: là một ngành luật chủ đạo trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội cơ bản nhất về tổ chức và thực hiện quyền lực Nhà nước, về chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân

- Luật Hành chính: là tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ pháp

sinh trong hoạt động chấp hành – điều hành của các cơ quan hành chính Nhà nước và các quan hệ mang tính chất chấp hành - điều hành phát sinh từ hoạt động của các cơ quan Nhà nước khác và các tổ chức đoàn thể xã hội khi thực chức năng quản lý hành chính

- Luật Hình sự: là hệ thống các quy phạm pháp luật quy định hành vi nào bị coi là

tội phạm và hình phạt đối với người có hành vi phạm tội

- Luật Tố tụng Hình sự: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ

xã hội phát sinh trong quá trình khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự

- Luật Dân sự: là một ngành luật quan trọng trong hệ thống pháp luật Việt Nam,

bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát sinh giữa các cá nhân,

tổ chức, pháp nhân và các chủ thể khác được xác lập dựa trên nguyên tắc bình đẳng về mặt pháp lý, quyền tự định đoạt, quyền khởi kiện dân sự và trách nhiệm tài sản của những chủ thể tham gia quan hệ đó

- Luật Tố tụng dân sự: gồm tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ xã hội phát sinh giữa Tòa án, Viện kiểm sát, các đương sự và những người tham gia tố tụng khác trong quá trình giải quyết vụ, việc dân sự quy định những nguyên tắc cơ bản

- Luật Kinh tế: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong quá trình tổ chức, quản lý, hoạt động kinh doanh giữa các doanh nghiệp với nhau, giữa doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nước về kinh tế

- Luật Lao động: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ lao động

giữa người lao động làm công ăn lương với người sử dụng lao động và các quan hệ xã hội liên quan đến quan hệ lao động

- Luật Hôn nhân và gia đình: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan

hệ hôn nhân - gia đình về nhân thân và tài sản

- Luật Tài chính: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh trong lĩnh vực hoạt động tài chính của nhà nước, quá trình tạo lập, phân phối và

sử dụng quỹ tiền tệ của Nhà nước

- Luật Ngân hàng: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội

phát sinh trong hoạt động tiền tệ, tín dụng và ngân hàng

Trang 8

8

- Luật Đất đai: bao gồm các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội phát

sinh trong lĩnh vực quản lý và sử dụng đất đai, trong đó đất đai thuộc sở hữu toàn dân do nhà nước làm đại diện chủ sở hữu

Bên cạnh các ngành luật trong nước trên, để xây dựng và thực hiện pháp luật không

thể không kể đến bộ phận pháp luật quốc tế bao gồm hai bộ phận là công pháp quốc tế

Là các quyết định có trước về từng vụ việc cụ thể của cơ quan hành chính, cơ quan xét

xử cấp trên, được nhà nước thừa nhận là khuôn mẫu để các cơ quan cấp dưới giải quyết những vụ việc tương tự về sau (án lệ)

1.2.3.3 Văn bản quy phạm pháp luật

 Khái niệm văn bản quy phạm pháp luật

Điều 2 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 đã đưa ra khái niệm như

sau: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa quy phạm pháp luật, được ban hành

theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này

Văn bản có chứa quy phạm pháp luật nhưng được ban hành không đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật này thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật

 Đặc điểm của văn bản quy phạm pháp luật

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục, hình thức được pháp luật quy định

- Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (các quy phạm pháp luật)

- Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống và trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra

- Tên gọi, nội dung và trình tự ban hành các loại văn bản quy phạm pháp luật được quy định cụ thể trong pháp luật

 Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam

Theo Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 và Luật số 63/2020/QH14sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 80/2015/QH13 thì hệ thống văn bản quy phạm pháp luật ở Việt Nam hiện nay bao gồm:

- Hiến pháp

Trang 9

- Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội

- Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa

Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

- Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước

- Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch

Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

- Quyết định của Thủ tướng Chính phủ

- Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao

- Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ Không ban hành thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh)

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

- Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện)

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã)

- Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã

1.3 Quan hệ pháp luật

1.3.1 Khái niệm, đặc điểm của quan hệ pháp luật

 Khái niệm quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội được quy phạm pháp luật điều chỉnh trong đó các bên tham gia quan hệ có các quyền và nghĩa vụ được nhà nước bảo đảm thực hiện

 Đặc điểm của quan hệ pháp luật

Quan hệ pháp luật có những đặc điểm sau:

- Quan hệ pháp luật xuất hiện trên cơ sở quy phạm pháp luật

- Quan hệ pháp luật là quan hệ xã hội mang tính ý chí

Trang 10

10

- Quan hệ pháp luật là quan hệ mà các bên tham gia quan hệ mang quyền và nghĩa

vụ pháp lý và việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lý đó được đảm bảo bằng sự cưỡng chế của nhà nước

- Sự xuất hiện, thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật luôn gắn liền với sự kiện pháp lý

1.3.2 Cấu trúc của quan hệ pháp luật

Cấu trúc của quan hệ pháp luật bao gồm các bộ phận có những nét đặc thù riêng là: chủ thể, nội dung và khách thể

1.3.2.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật

Chủ thể của quan hệ pháp luật là cá nhân, tổ chức đáp ứng các điều kiện do pháp luật quy định và tham gia vào quan hệ pháp luật

Điều kiện do nhà nước quy định để tổ chúc, cá nhân có thể tham gia quan hệ pháp luật gọi là năng lực chủ thể

 Năng lực chủ thể

Năng lực chủ thể là khả năng của cá nhân, tổ chức thỏa mãn các điều kiện do pháp luật quy định để có thể trở thành chủ thể của mỗi quan hệ pháp luật Năng lực chủ thể gồm: năng lực pháp luật và năng lực hành vi

- Năng lực pháp luật là khả năng của chủ thể được hưởng quyền và thực hiện nghĩa

vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật

- Năng lực hành vi là khả năng của chủ thể được nhà nước thừa nhận bằng hành vi

của mình có thể xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của pháp luật khi tham gia vào quan hệ pháp luật

 Các loại chủ thể

* Cá nhân: gồm có công dân, người nước ngoài và người không có quốc tịch, trong

đó công dân là loại chủ thể cá nhân quan trọng và phổ biến của các quan hệ pháp luật

Công dân là khái niệm dùng để chỉ mối quan hệ pháp lý giữa cá nhân với nhà nước

thông qua các quy định của pháp luật Với tư cách là công dân của một nhà nước, cá nhân

đó được nhà nước bảo hộ theo luật pháp quốc gia và luật quốc tế, đồng thời phải có nghĩa

vụ đối với nhà nước theo quy định của pháp luật

Người nước ngoài là người mang quốc tịch của nước khác với nước mà họ đang sinh

sống

Người không quốc tịch: là những người không mang quốc tịch của một nhà nước nào

* Tổ chức: là một tập thể người liên kết chặt chẽ với nhau để thực hiện những công

việc, hoạt động chung nhằm đạt được mục đích nào đó Trong xã hội có nhiều loại tổ chức khác nhau và được tham gia vào các mối quan hệ pháp luật khác nhau Sự khác nhau này

do năng lực chủ thể mà nhà nước quy định cho các loại tổ chức khác nhau Các tổ chức là

chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm: pháp nhân, nhà nước và các tổ chức khác

Trang 11

 Pháp nhân: đây là những tổ chức được tạo ra để hoạt động vì lợi ích chung của

các thành viên tổ chức hoặc lợi ích của xã hội Pháp nhân là khái niệm pháp lý phản ánh địa vị pháp lý của tổ chức Để được công nhận là pháp nhân, tổ chức phải thỏa mãn những điều kiện sau:

- Là tổ chức hợp pháp

- Có cơ cấu thống nhất và hoàn chỉnh thể hiện ở sự tồn tại của cơ quan lãnh đạo và các bộ phận cấu thành

- Có tài sản độc lập và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản đó

- Nhân danh mình tham gia vào các quan hệ pháp luật và chịu trách nhiệm về hậu quả phát sinh từ mọi hoạt động của pháp nhân

Đối với pháp nhân, năng lực pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng một lúc,

vào thời điểm tổ chức được thành lập và được ghi nhận trong điều lệ, quy chế hoặc văn

bản của nhà nước

 Nhà nước được xem là chủ thể đặc biệt của quan hệ pháp luật Bởi lẻ, nhà nước

là tổ chức đại diện chính thức cho toàn xã hội nên nhà nước chỉ tham gia những quan hệ

xã hội cơ bản và quan trọng nhất như: quan hệ pháp luật hành chính, quan hệ pháp luật hình sự, quan hệ pháp luật quốc tế Nhà nước tự quyết định loại quan hệ pháp luật mà nhà nước sẽ tham gia và tự quy định cho mình các quyền trong các quan hệ đó

Các tổ chức khác là những tổ chức không có tư cách pháp nhân, bao gồm: các tổ

hợp tác, hộ gia đình, doanh nghiệp tư nhân, các đơn vị thành viên của pháp nhân, Các

tổ chức này tham gia vào quan hệ pháp luật với năng lực chủ thể hạn chế hơn so với pháp nhân Điều đó thể hiện trong các ngành luật cụ thể

1.3.2.2 Nội dung của quan hệ pháp luật

Nội dung của quan hệ pháp luật bao gồm quyền và nghĩa vụ pháp lý của chủ thể khi tham gia vào quan hệ pháp luật và được Nhà nước đảm bảo thực hiện

+ Chủ thể có thể yêu cầu các cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ lợi ích hợp pháp của mình khi bị các chủ thể khác xâm hại

- Nghĩa vụ pháp lý

Trang 12

+ Chủ thể phải kiềm chế không thực hiện một số hành vi nhất định

+ Phải gánh chịu trách nhiệm pháp lý khi xử sự không đúng với quy định bắt buộc của pháp luật

1.3.2.3 Khách thể của quan hệ pháp luật

Khách thể quan hệ pháp luật là lợi ích vật chất, tinh thần hoặc những lợi ích xã hội khác mà chủ thể tham gia quan hệ pháp luật hướng tới, mong muốn đạt được khi tham gia quan hệ pháp luật và vì chúng các chủ thể mới tham gia vào các quan hệ pháp luật

 Khái niệm sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý là những sự kiện cụ thể xảy ra đời sống phù hợp với những điều kiện, hoàn cảnh, tình huống được dự kiến trong quy phạm pháp luật mà sự xuất hiện hay mất đi của những sự kiện này sẽ làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật

 Phân loại sự kiện pháp lý

Sự kiện pháp lý được phân loại dựa trên nhiều cơ sở khác nhau nhưng phổ biến nhất

là dựa trên yếu tố ý chí

- Căn cứ vào yếu tố ý chí, sự kiện pháp lý được phân thành sự biến và hành vi

+ Sự biến là những hiện tượng tự nhiên và xã hội, không phụ thuộc vào ý chí các bên tham gia quan hệ pháp luật, mà trong những trường hợp nhất định, pháp luật gắn sự xuất hiện của chúng với sự hình thành ở các chủ thể các quyền và nghĩa vụ pháp lý

+ Hành vi pháp lý (hành động hoặc không hành động) là những sự kiện xảy ra theo

ý chí của con người, là hình thức biểu thị ý chí của các bên tham gia quan hệ pháp luật

- Căn cứ vào số lượng các hoàn cảnh, điều kiện làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quan hệ pháp luật, sự kiện pháp lý chia thành sự kiện pháp lý đơn giản và sự kiện pháp lý phức tạp

+ Sự kiện pháp lý đơn giản chỉ bao gồm một sự kiện thực tế mà pháp luật gắn sự xuất hiện với sự phát sinh, thay đổi, chấm dứt quan hệ pháp luật

+ Sự kiện pháp lý phức tạp bao gồm một loạt các sự kiện mà chỉ với sự xuất hiện của chúng các quan hệ pháp luật mới phát sinh, thay đổi hay chấm dứt

Trang 13

1.4 Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật, trách nhiệm pháp lý

1.4.1 Thực hiện pháp luật

Thực hiện pháp luật được hiểu là một quá trình hoạt động có mục đích của các chủ thể pháp luật làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi thực tế hợp pháp của các chủ thể pháp luật

Căn cứ vào tính chất của hoạt động thực hiện pháp luật, khoa học pháp lý đã xác định

có các hình thức thực hiện pháp luật sau:

1.4.1.1 Tuân thủ (tuân theo) pháp luật

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm

Áp dụng pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các cơ quan nhà nước

có thẩm quyền căn cứ vào các quy định của pháp luật mà tổ chức cho các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật

- Áp dụng pháp luật là hoạt động được tiến hành theo những trình tự, thủ tục, hình thức chặt chẽ do pháp luật quy định

- Áp dụng pháp luật là hoạt động mang tính cá biệt điều chỉnh các quan hệ xã hội xác định

- Áp dụng pháp luật là hoạt động đòi hỏi tính sáng tạo

1.4.2 Vi phạm pháp luật

1.4.2.1 Khái niệm, dấu hiệu vi phạm pháp luật

 Khái niệm vi phạm pháp luật

Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ

Trang 14

14

 Các dấu hiệu

Một hành vi bị coi là vi phạm pháp luật phải có đầy đủ 4 dấu hiệu sau đây:

- Vi phạm pháp luật là hành vi xác định của con người

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi của chủ thể

- Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện

1.4.2.2 Cấu thành vi phạm pháp luật

Cấu thành vi phạm pháp luật gồm 4 các yếu tố: Mặt khách quan của vi phạm pháp luật; Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật; Chủ thể của vi phạm pháp luật; Khách thể của vi phạm pháp luật

 Mặt khách quan

Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên ngoài của vi phạm pháp luật gồm hành vi trái pháp luật, sự thiệt hại cho xã hội, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội

- Hành vi trái pháp luật là những hành vi do chủ thể thực hiện dưới dạng hành động

hoặc không hành động, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ, ví dụ hành

vi giết người, hành vi ngược đãi trẻ em Nếu trên thực tế, chủ thể không thực hiện hành

vi trái pháp luật thì không có vi phạm pháp luật xảy ra

- Sự thiệt hại cho xã hội là những thiệt hại về vật chất hoặc tinh thần mà xã hội phải

gánh chịu Việc xác định sự thiệt hại của xã hội chính là xác định mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật Ví dụ như thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, thu nhập

- Mối quan hệ nhân quả giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội, nghĩa

là sự thiệt hại cho xã hội phải do chính hành vi trái pháp luật đó trực tiếp gây ra Trong trường hợp giữa hành vi trái pháp luật và sự thiệt hại cho xã hội không có mối quan hệ nhân quả thì không thể buộc chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm về những thiệt hại mà không liên quan đến hành vi trái pháp luật mà họ gây ra

Ngoài ra, trong mặt khách quan còn có các dấu hiệu khác như: thời gian, địa điểm, phương tiện, công cụ vi phạm pháp luật

 Mặt chủ quan

Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là toàn bộ các dấu hiệu bên trong của nó, bao gồm yếu tố lỗi và các yếu tố có liên quan đến lỗi là động cơ, mục đích của chủ thể thực hiện vi phạm pháp luật

- Lỗi là trạng thái tâm lý phản ánh thái độ của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật

của mình, cũng như đối với hậu quả của hành vi đó Lỗi được thể hiện dưới 2 hình thức: lỗi cố ý và lỗi vô ý

Lỗi cố ý bao gồm:

Trang 15

+ Lỗi cố ý trực tiếp: chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội do

hành vi của mình gây ra, mong muốn cho hậu quả đó xảy ra

+ Lỗi cố ý gián tiếp: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội

do hành vi của mình gây ra, tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả xảy ra

Lỗi vô ý bao gồm:

+ Lỗi vô ý vì quá tự tin: Chủ thể vi phạm nhìn thấy trước hậu quả thiệt hại cho xã hội

do hành vi của mình gây ra, nhưng hy vọng, tin tưởng điều đó không xảy ra hoặc nếu xảy

ra có thể ngăn chặn được

+ Lỗi vô ý do cẩu thả: Chủ thể vi phạm không nhận thấy trước hậu quả nguy hiểm

cho xã hội do hành vi của mình gây ra, mặc dù có thể thấy hoặc cần phải nhận thấy trước

- Động cơ là lý do thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật

- Mục đích là kết quả cuối cùng mà chủ thể mong muốn đạt được khi thực hiện hành

vi vi phạm

Trong mặt chủ quan, lỗi là dấu hiệu bắt buộc, còn động cơ và mục đích không phải là dấu hiệu bắt buộc Trong thực tế có nhiều trường hợp, chủ thể thực hiện hành vi không có mục đích và động cơ

 Chủ thể

Chủ thể vi phạm pháp luật có thể là cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý Đối với cá nhân thì cá nhân đó phải đạt độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, có khả năng nhận thức, kiểm soát và điều khiển được hành vi của mình Những cá nhân không

có khả năng nhận thức, điều khiển hoạt động của bản thân thì không là chủ thể của vi phạm pháp luật Đối với tổ chức phải chú ý tới tư cách pháp nhân hoặc địa vị pháp lý của

tổ chức đó Ở mỗi loại vi phạm pháp luật đều có cơ cấu chủ thể riêng, chúng ta sẽ xem xét

kỹ trong từng ngành khoa học pháp lý cụ thể

 Khách thể

Khách thể của vi phạm pháp luật là những quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ nhưng

bị hành vi vi phạm pháp luật xâm hại đến Mức độ nguy hiểm của hành vi vi phạm pháp luật phụ thuộc vào tính chất của các quan hệ xã hội bị xâm hại, nói cách khác nó phụ thuộc vào tính chất của khách thể

1.4.2.3 Các loại vi phạm pháp luật

- Vi phạm hình sự (tội phạm)

Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy định trong Bộ luật Hình sự, do người có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện một cách cố ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nền văn hoá, quốc phòng, an ninh, trật tự an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, tự do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp khác của công dân, xâm phạm những lĩnh vực khác Chủ thể của

vi phạm hình sự là cá nhân, pháp nhân thương mại

Trang 16

16

- Vi phạm hành chính

Vi phạm hành chính là hành vi do cá nhân, tổ chức thực hiện một cách cố ý hoặc vô

ý, xâm phạm các quy tắc quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm hình sự và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt hành chính

- Vi phạm dân sự

Vi phạm dân sự là những hành vi trái pháp luật, có lỗi của các cá nhân, tổ chức có năng lực trách nhiệm dân sự, xâm hại tới các quan hệ tài sản, quan hệ nhân thân

- Vi phạm kỷ luật

Vi phạm kỷ luật là những hành vi có lỗi, trái với những quy chế, quy tắc xác lập trật

tự trong nội bộ cơ quan, xí nghiệp, trường học , nói khác đi, là không thực hiện đúng kỷ luật lao động, học tập, phục vụ được đề ra trong cơ quan, xí nghiệp, trường học đó

1.4.3 Trách nhiệm pháp lý

1.4.3.1 Khái niệm và đặc điểm

Trách nhiệm pháp lý là là một loại quan hệ pháp luật đặc biệt giữa nhà nước và chủ thể vi phạm pháp luật, trong đó nhà nước buộc các chủ thể vi phạm phải gánh chịu những hậu quả pháp lý bất lợi, các biện pháp cưỡng chế được quy định trong phần chế tài của quy phạm pháp luật

Từ khái niệm, trách nhiệm pháp lý có các đặc điểm sau:

- Cơ sở thực tế của trách nhiệm pháp lý là vi phạm pháp luật

- Cơ sở pháp lý của trách nhiệm pháp lý là quyết định có hiệu lực pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền

- Trách nhiệm pháp lý gắn liền với cưỡng chế nhà nước

Trang 17

1.4.4 Mối quan hệ giữa vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý

Trách nhiệm pháp lý có mối quan hệ chặt chẽ với vi phạm pháp luật, có thể nói đây lả mối quan hệ nhân quả, theo đó vi phạm pháp luật là nguyên nhân, là cơ sở để xác định trách nhiệm pháp lý Do vậy, mức độ vi phạm pháp luật càng nghiêm trọng thì chủ thể sẽ gánh chịu trách nhiệm pháp lý càng nặng; vi phạm pháp luật loại nào sẽ chịu loại trách nhiệm pháp lý tương ứng Tuy nhiên, một hành vi trái pháp luật có thể gây ra một hoặc nhiều vi phạm pháp luật, nên chủ thể cũng sẽ phải gánh chịu một hoặc nhiều trách nhiệm pháp lý

Trang 18

18

CHƯƠNG 2 PHÁP LUẬT VỀ TÀI SẢN, QUYỀN SỞ HỮU VÀ THỪA KẾ

2.1 Tài sản

2.1.1 Khái niệm tài sản

Căn cứ Điều 105 Bộ luật Dân sự năm 2015 (BLDS 2015), tài sản được quy định như sau:

“1 Tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

2 Tài sản bao gồm bất động sản và động sản Bất động sản và động sản có thể là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai”

 Vật

Xem xét các quy định về tài sản và quyền sở hữu trong BLDS 2015, vật được xem là tài sản phải đáp ứng các điều kiện sau:

- Là một bộ phận của thế giới vật chất

- Thỏa mãn nhu cầu về vật chất hoặc tinh thần của con người

- Con người có thể chiếm hữu (nắm giữ, quản lý)

Thứ hai, đối với vật thì chúng ta có thể khai thác công dụng hữu ích từ chính vật đó,

còn tiền thì không thể khai thác công dụng hữu ích từ chính đồng tiền giấy hay đồng tiền

xu

Thứ ba, vật được xác định số lượng bằng những đơn vị đo lường thông thường thông

dụng (tấn, tạ, kilogam, mét ) còn tiền lại được xác định theo mệnh giá của đồng tiền đó như 500.000 đồng, 200.000 đồng, 100.000 đồng

Thứ tư, chủ sở hữu có toàn quyền đối với vật và có thể thực hiện ba quyền chiếm hữu,

sử dụng, định đoạt vật đó, nếu việc thực hiện quyền đó không ảnh hưởng đến lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, lợi ích của các chủ thể khác Nhưng người có tiền (chủ sở hữu) không thể thực hiện quyền chủ sở hữu như đối với tài sản thông thường, mà phải tuân theo những quy định nghiêm ngặt của nhà nước

Ngoài những điểm khác biệt trên, cần chú ý tiền chỉ được coi là tài sản khi chúng có giá trị lưu hành

1 Hoàng Thế Liên, Bình luận khoa học Bộ luật dân sự năm 2005 (tập 1), Nxb Chính trị quốc gia, năm 2008, Trang

358 - Trang 359

Trang 19

 Giấy tờ có giá

BLDS 2015 không định nghĩa cụ thể giấy tờ có giá là gì mà chỉ nêu giấy tờ có giá là một loại tài sản Theo Khoản 8 Điều 6 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010; Khoản

1 Điều 3 Thông tư 04/2016/TT-NHNN và Khoản 1 Điều 2 Thông tư 01/2012/TT-NHNN,

đồng thời, căn cứ vào các văn bản quy phạm pháp luật chuyên ngành như Luật các công

cụ chuyển nhượng 2005, Pháp lệnh ngoại hối 2005…nhận thấy giấy tờ có giá có các đặc điểm sau:

- Trị giá được bằng tiền

- Xác nhận quyền tài sản của một chủ thể xác định

- Chỉ được phát hành bởi một số chủ thể đủ điều kiện theo quy định của pháp luật

 Quyền tài sản

Quyền tài sản là quyền trị giá được bằng tiền, bao gồm quyền tài sản đối với đối tượng quyền sở hữu trí tuệ, quyền sử dụng đất và các quyền tài sản khác (Điều 115 BLDS 2015)

Từ quy định trên, quyền tài sản có các đặc điểm sau:

- Trị giá được bằng tiền

- Có thể chuyển giao trong giao dịch dân sự

1 Bất động sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai;

c) Tài sản khác gắn liền với đất đai, nhà, công trình xây dựng;

d) Tài sản khác theo quy định của pháp luật

2 Động sản là những tài sản không phải là bất động sản”

Bên cạnh đó, Khoản 2, Điều 105 BLDS 2015 quy định bất động sản và động sản có thể

là tài sản hiện có và tài sản hình thành trong tương lai

2.1.2.2 Hoa lợi, lợi tức

Hoa lợi là sản vật tự nhiên mà tài sản mang lại Lợi tức là các khoản lợi thu được từ việc khai thác tài sản (Đ.109 BLDS 2015)

2.1.2.3 Tiền và Giấy tờ có giá

Như đã phân tích trong phần “Khái niệm tài sản”, tiền và giấy tờ có giá là các loại tài sản mang tính chất đặc biệt

Trang 20

20

 Tiền

Hiện nay, ngoài tiền đồng do ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành được phép sử dụng thì nhà nước Việt Nam cũng cho phép việc sử dụng ngoại tệ làm phương tiện thanh toán theo quy định pháp luật

 Giấy tờ có giá

Bộ luật Dân sự năm 2015 thừa nhận giấy tờ có giá là một loại tài sản nhưng không quy định cụ thể về loại tài sản này Căn cứ vào nội dung giải đáp về giấy tờ có giá tại Công văn 141/TANDTC-KHXX, có thể liệt kê một số loại giấy tờ có giá như sau: Hối phiếu đòi

nợ, trái phiếu Chính phủ, các loại chứng khoán

 Vật chia được và vật không chia được

Vật chia được là vật khi bị phân chia vẫn giữ nguyên tính chất và tính năng sử dụng ban đầu Vật không chia được là vật khi bị phân chia thì không giữ nguyên được tính chất

và tính năng sử dụng ban đầu (Điều 111 BLDS 2015)

 Vật tiêu hao và vật không tiêu hao

Vật tiêu hao là vật khi đã qua một lần sử dụng thì mất đi hoặc không giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu Vật không tiêu hao là vật khi đã qua sử dụng nhiều lần mà cơ bản vẫn giữ được tính chất, hình dáng và tính năng sử dụng ban đầu (Điều 112 BLDS 2015)

 Vật cùng loại và vật đặc định

Vật cùng loại là những vật có cùng hình dáng, tính chất, tính năng sử dụng và xác định được bằng những đơn vị đo lường Vật đặc định là vật phân biệt được với các vật khác bằng những đặc điểm riêng về ký hiệu, hình dáng, màu sắc, chất liệu, đặc tính, vị trí (Điều

113 BLDS 2015)

 Vật đồng bộ

Vật đồng bộ là vật gồm các phần hoặc các bộ phận ăn khớp, liên hệ với nhau hợp thành chỉnh thể mà nếu thiếu một trong các phần, các bộ phận hoặc có phần hoặc bộ phận không đúng quy cách, chủng loại thì không sử dụng được hoặc giá trị sử dụng của vật đó bị giảm sút (Điều 114 BLDS 2015)

Trang 21

2.2.1 Quyền sở hữu

2.2.1.1 Khái niệm sở hữu và quyền sở hữu

Ở đây, cần có sự phân biệt rõ ràng giữa khái niệm “sở hữu” và khái niệm “quyền sở

hữu” vì “sở hữu” là một quan hệ xã hội tồn tại một cách khách quan, vĩnh viễn còn “quyền

sở hữu” là các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành, luôn luôn biến đổi phụ thuộc

vào các điều kiện kinh tế, chính trị - xã hội trong từng giai đoạn lịch sử cụ thể

Theo quy định tại Đ.158 BLDS 2015, quyền sở hữu được hiểu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của pháp luật

2.2.1.2 Nội dung quyền sở hữu

 Quyền chiếm hữu

Theo quy định tại Điều 179 BLDS 2015 thì “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài sản” BLDS 2015 đã phân chia chiếm hữu thành các trường hợp sau:

- Chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu

- Chiếm hữu ngay tình và chiếm hữu không ngay tình (Điều 180, Đ.181 BLDS 2015)

- Chiếm hữu liên tục và chiếm hữu công khai (Điều 182, Đ.183 BLDS 2015)

- Chiếm hữu có căn cứ pháp luật (chiếm hữu hợp pháp) và chiếm hữu không có căn cứ pháp luật (chiếm hữu bất hợp pháp) (Điều 165 BLDS 2015)

2.2.1.3 Các căn cứ xác lập, chấm dứt quyền sở hữu và các hình thức sở hữu

 Căn cứ xác lập quyền sở hữu

Theo quy định của BLDS 2015, quyền sở hữu được xác lập trong các các trường hợp sau:

- Do lao động, do hoạt động sản xuất, kinh doanh hợp pháp, do hoạt động sáng tạo ra đối tượng quyền sở hữu trí tuệ (Đ.222 BLDS 2015)

- Chuyển giao quyền sở hữu theo thoả thuận (Đ.223 BLDS 2015)

- Thu hoa lợi, lợi tức (Đ.224 BLDS 2015)

- Do sáp nhập, trộn lẫn, chế biến (Đ.225, Đ.226, Đ.227 BLDS 2015)

- Tài sản vô chủ, tài sản không xác định được chủ sở hữu (Đ.228 BLDS 2015)

- Tài sản bị chôn giấu, bị vùi lấp, chìm đắm được tìm thấy (Đ.229 BLDS 2015)

- Tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên (Đ.230 BLDS 2015)

- Gia súc bị thất lạc (Đ.231 BLDS 2015)

Trang 22

22

- Gia cầm bị thất lạc (Đ.232 BLDS 2015)

- Vật nuôi dưới nước (Đ.233 BLDS 2015)

Ngoài ra, việc xác lập quyền sở hữu do thừa kế hoặc theo bản án, quyết định của Toà

án, theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác Bên cạnh đó, BLDS 2015 xác lập quyền sở hữu theo thời hiệu, theo đó người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản, 30 năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp người chiếm hữu tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó

 Căn cứ chấm dứt quyền sở hữu

Theo quy định tại điều 237 BLDS 2015, quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

- Chuyển giao quyền sở hữu (Đ.238 BLDS 2015)

- Từ bỏ quyền sở hữu (Đ.239 BLDS 2015)

- Tài sản mà người khác đã được xác lập quyền sở hữu (Đ.240 BLDS 2015)

- Xử lý tài sản để thực hiện nghĩa vụ của chủ sở hữu (Đ.241 BLDS 2015)

- Tài sản bị tiêu huỷ (Đ.242 BLDS 2015)

- Tài sản bị trưng mua, bị tịch thu (Đ.243,244 BLDS 2015)

 Các hình thức sở hữu

Bộ luật dân sự năm 2015 đã quy định chi tiết các hình thức sở hữu như sau:

- Sở hữu toàn dân (Đ.197 - Đ.204 BLDS 2015)

- Sở hữu riêng (Đ205, Đ.206 BLDS 2015)

- Sở hữu chung (Đ.207 - Đ.220 BLDS 2015)

2.2.1.4 Bảo vệ quyền sở hữu

 Khái niệm bảo vệ quyền sở hữu

Dưới góc độ pháp luật dân sự, bảo vệ quyền sở hữu là việc chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có thể tự mình hoặc yêu cầu toà án, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền buộc người có hành vi xâm phạm phải trả lại tài sản, chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật việc thực hiện quyền sở hữu, quyền chiếm hữu và yêu cầu bồi thường thiệt hại

 Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu

- Đòi lại tài sản (Đ.166,167,168 BLDS 2015)

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người sử dụng tài sản, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật Chủ sở hữu không có quyền đòi lại tài sản từ sự chiếm hữu của chủ thể đang có quyền khác đối với tài sản đó

Quyền đòi lại tài sản của chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp được hiểu theo 2 khía cạnh sau:

Trang 23

Thứ nhất, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp tự mình yêu cầu người được lợi về

tài sản không có căn cứ pháp luật phải trả lại tài sản

Thứ hai, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền kiện người được lợi về tài

sản không có căn cứ pháp luật ra trước Tòa án buộc họ phải trả lại tài sản

Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật có nghĩa vụ hoàn trả tài sản theo quy định của pháp luật, cụ thể: Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật và không ngay tình phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp Người chiếm hữu, sử dụng tài sản, được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình có các phương thức xử lý như sau:

+ Người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình đối với tài sản

là động sản không phải đăng ký quyền sở hữu thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp chỉ có quyền đòi lại tài sản khi người chiếm hữu ngay tình có được động sản này thông qua hợp đồng không có đền bù với người không có quyền định đoạt tài sản hoặc trong trường hợp người chiếm hữu ngay tình có được động sản thông qua hợp đồng có đền bù thì chủ sở hữu có quyền đòi lại động sản nếu động sản đó bị lấy cắp, bị mất hoặc trường hợp khác bị chiếm hữu ngoài ý chí của chủ sở hữu

+ Chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp có quyền đòi lại tài sản là động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người chiếm hữu tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình trừ 2 trường hợp sau:

Thứ nhất, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có quyền đòi lại tài sản là

động sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người thứ ba chiếm hữu ngay tình nhận được tài sản này thông qua bán đấu giá

Thứ hai, chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không có quyền đòi lại tài sản là động

sản phải đăng ký quyền sở hữu hoặc bất động sản từ người thứ ba chiếm hữu ngay tình giao dịch với người mà theo bản án, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền là chủ sở hữu tài sản nhưng sau đó người này không phải là chủ sở hữu tài sản do bản án, quyết định bị huỷ, sửa

Ngoài ra, cần lưu ý rằng trong mọi trường hợp thì chủ sở hữu, người chiếm hữu hợp pháp không thể đòi lại tài sản từ người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn

cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn 10 năm đối với động sản,

30 năm đối với bất động sản mà họ đã trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp tài sản thuộc hình thức sở hữu nhà nước không có căn cứ pháp luật thì dù ngay tình, liên tục, công khai, dù thời gian chiếm hữu là bao lâu cũng không thể trở thành chủ sở hữu tài sản đó

- Quyền yêu cầu chấm dứt hành vi cản trở trái pháp luật đối với việc thực hiện quyền

sở hữu, quyền khác đối với tài sản (Đ.169 BLDS 2015)

Trang 24

24

Khi thực hiện quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản, chủ thể có quyền yêu cầu người có hành vi cản trở trái pháp luật phải chấm dứt hành vi đó hoặc có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác buộc người đó chấm dứt hành vi vi phạm

- Yêu cầu bồi thường thiệt hại (Đ.170 BLDS 2015)

Chủ sở hữu, chủ thể có quyền khác đối với tài sản có quyền yêu cầu người có hành vi xâm phạm quyền sở hữu, quyền khác đối với tài sản bồi thường thiệt hại

2.2.2 Các quyền khác đối với tài sản (từ Điều 245 đến Điều 273 BLDS 2015)

2.2.2.1 Khái niệm

Theo Điều 245 BLDS năm 2015 thì Quyền khác đối với tài sản bao gồm:

- Quyền đối với bất động sản liền kề;

- Quyền hưởng dụng;

- Quyền bề mặt

Chủ sở hữu đối với tài sản sẽ được thực hiện mọi hành vi theo ý chí của mình đối với tài sản nhưng không được trái với quy định của pháp luật, gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác Các chủ thể có quyền khác đối với tài sản được pháp luật dân sự cho phép thực hiện mọi hành vi trong phạm vi quyền được quy định cụ thể tại Bộ Luật dân sự, luật khác có liên quan nhưng các hành vi này không được gây thiệt hại hoặc làm ảnh hưởng đến lợi ích quốc gia, dân tộc, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu tài sản hoặc của người khác

2.2.2.2 Nội dung các quyền khác đối với tài sản

 Quyền đối với bất động sản liền kề

Quyền đối với bất động sản liền kề được quy định cụ thể trong Bộ luật dân sự 2015 bao gồm các quyền về cấp, thoát nước; quyền về tưới, tiêu; quyền về lối đi qua; quyền về mắc đường dây tải điện, đường dây thông tin liên lạc

- Quyền về cấp, thoát nước; tưới, tiêu (Điều 252 và Điều 253 BLDS 2015)

Theo quy định tại Điều 252 và Điều 253 của Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về quyền cấp thoát nước qua bất động sản liền kề và quyền tưới nước, tiêu nước trong canh tác như sau:

- Trường hợp do vị trí tự nhiên của bất động sản mà việc cấp, thoát nước buộc phải qua một bất động sản khác thì chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua phải dành một lối cấp, thoát nước thích hợp, không được cản trở hoặc ngăn chặn dòng nước chảy

- Người sử dụng lối cấp, thoát nước phải hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua khi lắp đặt đường dẫn nước; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường Trường hợp nước tự nhiên chảy từ vị trí cao xuống vị trí thấp mà gây thiệt hại cho chủ sở hữu bất động sản có nước chảy qua thì người sử dụng lối cấp, thoát nước không phải bồi thường thiệt hại

Trang 25

- Người có quyền sử dụng đất canh tác khi có nhu cầu về tưới nước, tiêu nước, có quyền yêu cầu những người sử dụng đất xung quanh để cho mình một lối dẫn nước thích hợp, thuận tiện cho việc tưới, tiêu; người được yêu cầu có nghĩa vụ đáp ứng yêu cầu đó; nếu người sử dụng lối dẫn nước gây thiệt hại cho người sử dụng đất xung quanh thì phải bồi thường

- Quyền về lối đi qua (Điều 254 BLDS 2015)

Theo Điều 254 BLDS năm 2015 quy định cho chủ sở hữu bất động sản được quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình lối đi ngay cả trong trường hợp lối đi đã có nhưng không đủ để được coi là hợp lý, cụ thể như sau:

- Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ Lối đi được

mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

- Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối

đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định mà không có đền

 Về quyền hưởng dụng (Điều 257 - Điều 266 BLDS 2015):

Theo Điều 257 Bộ luật dân sự 2015, quyền hưởng dụng là quyền của chủ thể được khai thác công dụng và hưởng hoa lợi, lợi tức đối với tài sản thuộc quyền sở hữu của chủ thể khác trong một thời hạn nhất định

 Về quyền bề mặt (Điều 267 - Điều 273 BLDS 2015)

Điều 267 Bộ luật dân sự 2015 (BLDS) quy định “Quyền bề mặt là quyền của một chủ thể đối với mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất

mà quyền sử dụng đất đó thuộc về chủ thể khác”

- Căn cứ xác lập quyền bề mặt: Quyền bề mặt được xác lập thông qua theo thỏa

thuận; theo di chúc; hoặc theo quy định của pháp luật (Điều 268 BLDS 2015)

Trang 26

26

- Thời hạn quyền bề mặt: Theo quy định tại Điều 270 BLDS 2015 thì thời hạn của

quyền bề mặt được xác định theo quy định của luật, theo thỏa thuận hoặc di chúc nhưng không vượt quá thời hạn của quyền sử dụng đất Trường hợp thỏa thuận hoặc di chúc không xác định thời hạn của quyền bề mặt thì mỗi bên có quyền chấm dứt quyền này bất

cứ lúc nào nhưng phải thông báo bằng văn bản cho bên kia biết trước ít nhất là 06 tháng

- Nội dung quyền bề mặt:

Điều 271 BLDS quy định “1 Chủ thể quyền bề mặt có quyền khai thác, sử dụng mặt đất, mặt nước, khoảng không gian trên mặt đất, mặt nước và lòng đất thuộc quyền sử dụng đất của người khác để xây dựng công trình, trồng cây, canh tác nhưng không được trái với quy định của Bộ luật này, pháp luật về đất đai, xây dựng, quy hoạch, tài nguyên, khoáng sản và quy định khác của pháp luật có liên quan 2 Chủ thể quyền bề mặt có quyền

sở hữu đối với tài sản được tạo lập theo quy định tại khoản 1 Điều này 3 Trường hợp quyền bề mặt được chuyển giao một phần hoặc toàn bộ thì chủ thể nhận chuyển giao được

kế thừa quyền bề mặt theo điều kiện và trong phạm vi tương ứng với phần quyền bề mặt được chuyển giao”

- Chấm dứt quyền bề mặt: Theo Điều 272 BLDS 2015 thì quyền bề mặt chấm dứt

khi: thời hạn hưởng quyền bề mặt đã hết; chủ thể có quyền bề mặt và chủ thể có quyền sử dụng đất là một; chủ thể có quyền bề mặt từ bỏ quyền của mình; quyền sử dụng đất có quyền bề mặt bị thu hồi theo quy định của Luật đất đai; theo thỏa thuận của các bên hoặc

theo quy định của luật

2.3 Thừa kế

2.3.1 Khái niệm về thừa kế và quyền thừa kế

Thừa kế được hiểu là sự chuyển dịch tài sản thuộc sở hữu của người chết cho những người sống

Quyền thừa kế là quyền của cá nhân để lại tài sản của mình theo di chúc hoặc cho những người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

2.3.2 Những nguyên tắc về thừa kế

 Pháp luật bảo hộ quyền thừa kế của cá nhân

Nội dung của nguyên tắc này thể hiện tại Đ.626 BLDS 2015, cụ thể là cá nhân có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình; để lại tài sản của mình cho người thừa kế theo pháp luật; hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật

 Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền thừa kế

Bộ luật dân sự năm 2015 quy định “Mọi cá nhân đều bình đẳng về quyền để lại tài sản của mình cho người khác và quyền hưởng di sản theo di chúc hoặc theo pháp luật” (Đ.610 BLDS 2015)

Theo quy định tại Đ.609 BLDS 2015, mọi cá nhân không phân biệt giới tính, tuổi tác, địa vị xã hội, tôn giáo đều có quyền lập di chúc để định đoạt tài sản của mình sau khi mình

Trang 27

chết hoặc để lại di sản cho người thừa kế theo pháp luật Đối với người thừa kế thì họ đều

có quyền bình đẳng trong việc hưởng thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật

 Nguyên tắc tôn trọng quyền định đoạt của người có tài sản và người thừa kế

Đối với người có tài sản, họ có quyền định đoạt tài sản bằng cách lập di chúc để lại tài sản cho bất kỳ cá nhân, tổ chức nào theo ý chí, nguyện vọng của mình; có quyền sửa đổi,

bổ sung, thay thế, hủy bỏ di chúc; truất quyền hưởng di sản của người thừa kế Tuy nhiên, quyền định đoạt của người có tài sản bị hạn chế trong trường hợp pháp luật quy định tại Đ.644 BLDS 201

Đối với người thừa kế thì họ có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản theo BLDS năm 2015 Tuy nhiên, theo BLDS 2015 thì quyền định đoạt của người thừa kế vẫn

bị hạn chế trong trường hợp họ từ chối nhận di sản thừa kế nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

2.3.3 Những quy định chung về thừa kế

Người để lại di sản thừa kế: Người để lại di sản thừa kế là người mà sau khi chết có

tài sản để lại cho người khác theo trình tự thừa kế theo di chúc hoặc theo pháp luật Người

để lại di sản thừa kế chỉ có thể là cá nhân

Người thừa kế: Được hiểu là người được người chết để lại di sản theo di chúc hoặc

theo pháp luật Người thừa kế bao gồm:

Người thừa kế không là cá nhân: Có thể là cơ quan, tổ chức hưởng thừa kế theo di

chúc, phải tồn tại vào thời điểm mở thừa kế Cơ quan, tổ chức có thể trở thành người thừa

kế theo di chúc

Người thừa kế là cá nhân Người thừa kế là cá nhân phải là người còn sống vào thời

điểm mở thừa kế hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm mở thừa kế nhưng đã thành thai trước khi người để lại di sản chết

Việc thừa kế của những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm:

Trường hợp những người có quyền thừa kế di sản của nhau đều chết cùng thời điểm hoặc được coi là chết cùng thời điểm do không thể xác định được người nào chết trước (sau đây gọi chung là chết cùng thời điểm) thì họ không được thừa kế di sản của nhau và

di sản của mỗi người do người thừa kế của người đó hưởng, trừ trường hợp thừa kế thế vị theo quy định tại Điều 652 của BLDS 2015

- Di sản (Điều 612 BLDS 2015)

Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản

chung với người khác

Di sản chỉ bao gồm tài sản của một người, không bao gồm nghĩa vụ tài sản mà người

đó để lại Từ quy định về tài sản trong BLDS, có các di sản cụ thể như: Vật, tiền, giấy tờ

có giá, quyền tài sản

- Thời điểm mở thừa kế (K1 Đ.611 BLDS 2015)

Trang 28

28

Thời điểm mở thừa kế là thời điểm người có tài sản chết Trường hợp Tòa án tuyên bố một người là đã chết thì thời điểm mở thừa kế là ngày được xác định tại khoản 2 Điều 71 của Bộ luật Dân sự 2015

- Địa điểm mở thừa kế (K2 Đ 611 BLDS 2015)

Địa điểm mở thừa kế là nơi cư trú cuối cùng của người để lại di sản; nếu không xác định được nơi cư trú cuối cùng thì địa điểm mở thừa kế là nơi có toàn bộ di sản hoặc nơi

có phần lớn di sản

- Từ chối nhận di sản (Đ 620 BLDS 2015)

Khi mở thừa kế, người thừa kế có quyền nhận di sản và cũng có quyền từ chối nhận di sản Người thừa kế có quyền từ chối nhận di sản, trừ trường hợp việc từ chối nhằm trốn tránh việc thực hiện nghĩa vụ tài sản của mình đối với người khác

- Tài sản không có người nhận thừa kế (Đ 622 BLDS 2015)

Trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không được quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản thì tài sản còn lại sau khi đã thực hiện nghĩa

vụ về tài sản mà không có người nhận thừa kế thuộc về Nhà nước

- Người không có quyền hưởng di sản (Đ 621 BLDS 2015)

Đối với người thừa kế có hành vi vi phạm pháp luật nghiêm trọng, xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe của người để lại thừa kế, vi phạm nghĩa vụ đạo đức xâm hại đến quyền lợi của người để lại thừa kế, thì pháp luật sẽ tước bỏ quyền thừa kế của người đó, trường hợp này bị coi là người không có quyền hưởng di sản Tuy nhiên, những người này vẫn được hưởng di sản, nếu người để lại di sản đã biết hành vi của những người đó, nhưng vẫn cho họ hưởng di sản theo di chúc

- Thời hiệu thừa kế (Đ.623 BLDS 2015)

Việc quy định về thời hiệu khởi kiện là căn cứ quan trọng để người dân thực hiện quyền thừa kế của mình, nếu kết thúc thời hạn quy định trong thời hiệu khởi kiện mà chủ thể không thực hiện quyền khởi kiện thì bị mất quyền khởi kiện (Khoản 3, Điều 150 BLDS 2015) Tuy nhiên, nếu các bên không yêu cầu tòa án áp dụng thời hiệu thì tòa án tiếp tục công nhận quyền và nghĩa vụ của các bên (Khoản 2, Điều 149 BLDS 2015)2 Thời hiệu

để người thừa kế yêu cầu chia di sản là 30 năm đối với bất động sản, 10 năm đối với động sản, kể từ thời điểm mở thừa kế Thời hiệu yêu cầu người thừa kế thực hiện nghĩa vụ về tài sản của người chết để lại là 03 năm, kể từ thời điểm mở thừa kế

án, quyết định giải quyết vụ, việc; người được hưởng lợi từ việc áp dụng thời hiệu có quyền từ chối áp dụng thời hiệu, trừ trường hợp việc từ chối đó nhằm mục đích trốn tránh thực hiện nghĩa vụ (khoản 2 Điều 149) Tham khảo

Bộ Tư pháp, Những điểm mới cơ bản của Bộ luật Dân sự năm 2015, Nxb Lao động xã hội năm 2017, Trang 103

Trang 29

Theo quy định của BLDS 2015, có 2 loại thừa kế là thừa kế theo di chúc và thừa kế theo pháp luật

- Thừa kế theo di chúc:

Thừa kế theo di chúc là việc chuyển di sản thừa kế của người đã chết cho những người còn sống theo sự định đoạt của người đó khi còn sống

- Người lập di chúc:

Người lập di chúc là người thành niên có đủ điều kiện theo quy định tại điểm a khoản

1 Điều 630 của BLDS 2015: “Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép” Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi được lập di chúc, nếu được cha, mẹ hoặc người giám hộ đồng ý về việc lập di chúc

2.3.4.2 Điều kiện để di chúc có hiệu lực (Đ.630 BLDS 2015)

Một là, người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt trong khi lập di chúc; không bị lừa dối,

đe dọa hoặc cưỡng ép;

Hai là, nội dung di chúc không trái pháp luật, đạo đức xã hội; hình thức di chúc không

trái qui định của pháp luật

Ngoài ra, người lập di chúc có thể lập di chúc miệng nhưng phải tuân theo quy định của pháp luật Di chúc miệng được coi là hợp pháp nếu người di chúc miệng thể hiện ý

chí cuối cùng của mình trước mặt ít nhất hai người làm chứng và ngay sau khi người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng, người làm chứng ghi chép lại, cùng ký tên hoặc điểm chỉ Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày người di chúc miệng thể hiện ý chí cuối cùng thì di chúc phải được công chứng viên hoặc cơ quan có thẩm quyền chứng thực xác nhận chữ ký hoặc điểm chỉ của người làm chứng

Trang 30

30

Hiệu lực của di chúc: Di chúc có hiệu lực từ thời điểm mở thừa kế

2.3.4.4 Người thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc (Đ.644 BLDS 2015)

Nhằm bảo vệ quyền lợi của những người thân thích, ruột thịt nhất của người chết, đồng thời duy trì tình đoàn kết trong gia đình, bảo vệ quyền lợi của người già, trẻ em và những người yếu thế, Bộ luật Dân sự quy định những người sau đây vẫn hưởng di sản bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được người lập di chúc cho hưởng hoặc chỉ cho hưởng ít hơn 2/3 suất đó, trừ khi họ là những người từ chối hưởng di sản theo Điều 620 hoặc không có quyền hưởng di sản quy định tại Khoản 1 Điều 621:

Con chưa thành niên, cha, mẹ, vợ, chồng; Con đã thành niên không có khả năng lao động

2.3.4.5 Di tặng; Di sản dùng vào việc thờ cúng

- Di tặng (Điều 646 BLDS 2015)

Di tặng là việc người lập di chúc dành một phần di sản để tặng cho người khác Việc

di tặng phải được ghi rõ trong di chúc

Người được di tặng không phải thực hiện nghĩa vụ tài sản đối với phần được di tặng, trừ trường hợp toàn bộ di sản không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người lập di chúc thì phần di tặng cũng được dùng để thực hiện phần nghĩa vụ còn lại của người này

- Di sản dùng vào việc thờ cúng (Điều 645 BLDS 2015)

Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần

di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng

Trường hợp tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng

để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật

Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng

2.3.5 Thừa kế theo pháp luật

2.3.5.1 Khái niệm thừa kế theo pháp luật

Thừa kế theo pháp luật là thừa kế theo hàng thừa kế, điều kiện và trình tự thừa kế do pháp luật quy định

2.3.5.2 Các trường hợp thừa kế theo pháp luật

Theo điều 650 BLDS 2015, thừa kế theo pháp luật được áp dụng trong những trường hợp sau đây:

 Không có di chúc;

 Di chúc không hợp pháp;

Trang 31

 Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; cơ quan, tổ chức được hưởng thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;

 Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản

Thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản sau đây:

 Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

 Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật;

 Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không

có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo

di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế

2.3.5.3 Người thừa kế theo pháp luật (Đ.651 BLDS 2015)

 Diện thừa kế

Diện thừa kế là phạm vi những người có quyền hưởng di sản được xác định trên 3 cơ

sở quan hệ hôn nhân, quan hệ huyết thống và quan hệ nuôi dưỡng giữa người để lại thừa

kế và người thừa kế

 Hàng thừa kế:

Pháp luật phân chia thành 3 hàng thừa kế như sau:

- Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;

- Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;

- Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ

nội, cụ ngoại

Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế nếu hàng thừa kế trước đó không còn ai do đã chết, do không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng thừa kế hoặc từ chối nhận di sản

2.3.5.4 Thừa kế thế vị (Đ 652 BLDS 2015)

Thừa kế thế vị là trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người

Trang 32

32

để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu

còn sống

Như vậy:

- Thừa kế thế vị chỉ phát sinh trong trường hợp di sản được chia theo pháp luật

- Cháu phải còn sống vào thời điểm ông bà chết, chắt phải còn sống vào thời điểm cụ chết hoặc sinh ra và còn sống sau thời điểm ông bà (hoặc cụ chết) nhưng đã thành thai trước thời điểm đó cũng được thừa kế thế vị

- Nếu có nhiều người thừa kế thế vị thì phần di sản mà cha mẹ được hưởng nếu còn sống sẽ được chia đều cho những người thừa kế thế vị

2.3.6 Thanh toán và phân chia di sản

- Xác định di sản

Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa

kế có thể họp mặt để thống kê di sản thừa kế Việc thống kê di sản cần được ghi chép bằng văn bản Đồng thời, những người thừa kế thỏa thuận cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc; cách thức phân chia di sản Mọi thoả thuận của những người thừa

kế phải được lập thành văn bản

- Người phân chia di sản (Đ.657 BLDS 2015)

Người phân chia di sản có thể đồng thời là người quản lý di sản được chỉ định trong di chúc hoặc được những người thừa kế thỏa thuận cử ra

- Thứ tự ưu tiên thanh toán (Đ.658 BLDS 2015)

BLDS 2015 quy định các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

1 Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng

2 Tiền cấp dưỡng còn thiếu

3 Chi phí cho việc bảo quản di sản

4 Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ

5 Tiền công lao động

6 Tiền bồi thường thiệt hại

7 Thuế và các khoản phải nộp khác vào ngân sách nhà nước

8 Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân

9 Tiền phạt

10 Các chi phí khác

- Phân chia di sản theo di chúc (Đ.659 BLDS 2015)

Khi phân chia di sản theo di chúc cần đảm bảo các yêu cầu sau:

Một là, việc phân chia di sản được thực hiện theo ý chí của người để lại di chúc; nếu

di chúc không xác định rõ phần của từng người thừa kế thì di sản được chia đều cho những người được chỉ định trong di chúc, trừ trường hợp có thỏa thuận khác

Trang 33

Hai là, nếu di chúc xác định phân chia di sản theo hiện vật thì người thừa kế được nhận

hiện vật kèm theo hoa lợi, lợi tức thu được từ hiện vật đó hoặc phải chịu phần giá trị của hiện vật bị giảm sút tính đến thời điểm phân chia di sản; nếu hiện vật bị tiêu hủy do lỗi của người khác thì người thừa kế có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại

Ba là, di chúc chỉ xác định phân chia di sản theo tỷ lệ đối với tổng giá trị khối di sản

thì tỷ lệ này được tính trên giá trị khối di sản đang còn vào thời điểm phân chia di sản

- Phân chia di sản theo pháp luật (Đ.660 BLDS 2015)

Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh

ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng

- Hạn chế phân chia di sản (Đ.661 BLDS 2015)

Trường hợp yêu cầu chia di sản thừa kế mà việc chia di sản ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của bên vợ hoặc chồng còn sống và gia đình thì bên còn sống có quyền yêu cầu Tòa án xác định phần di sản mà những người thừa kế được hưởng nhưng chưa cho chia di sản trong một thời hạn nhất định Thời hạn này không quá 03 năm, kể từ thời điểm

mở thừa kế Hết thời hạn 03 năm mà bên còn sống chứng minh được việc chia di sản vẫn ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống của gia đình họ thì có quyền yêu cầu Tòa án gia

hạn một lần nhưng không quá 03 năm

Lưu ý trường hợp đã phân chia di sản mà xuất hiện người thừa kế mới và trường hợp

đã phân chia di sản mà có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

Trang 34

“thỏa ước”, “văn tự”

BLDS 2015 đã đưa ra khái niệm chung nhất về hợp đồng tại Điều 385, “hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự”

3.1.2 Bản chất hợp đồng

3.1.2.1 Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên

Hợp đồng là kết quả của sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên; cho nên bản chất của hợp đồng phải là sự thỏa thuận của các bên, là sự thống nhất của tự do ý chí Ngược lại, những hợp đồng được hình thành không dựa trên sự thỏa thuận, tự nguyện mà bằng sự lừa dối, áp đặt, đe dọa, cưỡng bức thì chắc chắn không được pháp luật thừa nhận là hợp đồng (hợp pháp)

3.1.2.2 Hợp đồng là sự thỏa thuận để tạo ra sự ràng buộc pháp lý

Thỏa thuận là điều kiện cốt lõi để tạo nên hợp đồng Tuy nhiên, sự thỏa thuận chỉ dẫn tới việc hình thành hợp đồng nếu kết quả của sự thỏa thuận đó là tạo ra hiệu lực pháp lý, làm phát sinh thay đổi hay chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các bên mà những quyền và nghĩa vụ này được pháp luật thừa nhận Ngược lại, những thỏa thuận nào không tạo ra sự ràng buộc pháp lý giữa các bên (chẳng hạn, những thỏa thuận liên quan đến quyền và nghĩa vụ mà pháp luật chưa điều chỉnh) hoặc tuy có tạo ra sự ràng buộc nhưng không phải

là sự ràng buộc pháp lý (như thỏa thuận trái đạo đức xã hội) thì cũng không hình thành hợp đồng Chính yếu tố này làm nên bản chất của hợp đồng; đồng thời làm cho thỏa thuận tạo lập hợp đồng khác biệt với các thỏa thuận khác không phải là hợp đồng

Chính vì vậy, hợp đồng nếu không vi phạm điều cấm của pháp luật thì có giá trị pháp

lý như pháp luật đối với các bên, giống như các quyền và nghĩa vụ do pháp luật qui định Mọi sự vi phạm hợp đồng, nếu không được pháp luật miễn trừ trách nhiệm, đều bị coi là trái pháp luật và chủ thể vi phạm phải chịu trách nhiệm pháp lý trước chủ thể kia

3.1.3 Đặc điểm của hợp đồng

Về chủ thể của hợp đồng: Hợp đồng là giao dịch dân sự được tạo nên bởi ít nhất hai

bên chủ thể Các chủ thể này có thể là cá nhân, pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác, Nhà nước và các chủ thể khác Tùy từng loại hợp đồng mà pháp luật đòi hỏi chủ thể giao kết thỏa mãn những điều kiện khác nhau

Trang 35

Về mục đích của hợp đồng: Các bên khi giao kết hợp đồng dân sự là nhằm xác lập,

thay đổi, chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự Quyền và nghĩa vụ dân sự này không chỉ tồn tại trong nhu cầu sinh hoạt, tiêu dùng mà còn cả trong quá trình sản xuất, kinh doanh của các chủ thể

Về nội dung của hợp đồng: Do hợp đồng phụ thuộc sự thỏa thuận của các bên; sự đa

dạng, phong phú của các lĩnh vực khác nhau trong đời sống dân sự cho nên các hợp đồng khác nhau đương nhiên có nội dung khác nhau Vì vậy, pháp luật không thể quy định một cách cụ thể các điều khoản mà tất cả hợp đồng phải có Thay vào đó, BLDS đã đưa ra các điều khoản có tính “định hướng”

Trên cơ sở các nội dung của hợp đồng, người ta thường chia các điều khoản của một hợp đồng thành 3 loại:

+ Điều khoản cơ bản (chủ yếu): là những điều khoản xác định nội dung chủ yếu của

hợp đồng Nếu không thỏa thuận được chúng hợp đồng coi như chưa được giao kết Điều khoản cơ bản do tính chất của từng hợp đồng quyết định hoặc do pháp luật qui định

+ Điều khoản thường lệ: là những điều khoản được pháp luật qui định trước, nếu khi

giao kết hợp đồng mà các bên không có thỏa thuận thì vẫn coi như các bên đã mặc nhiên thỏa thuận và thực hiện như qui định của pháp luật

+ Điều khoản tùy nghi: là điều khoản mà các bên giao kết hợp đồng tự ý chọn và thỏa

thuận với nhau để cụ thể hóa hợp đồng, tạo điều kiện thuận lợi cho các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng

Về hình thức của hợp đồng: bằng lời nói, bằng văn bản, bằng hành vi cụ thể Việc lựa

chọn hình thức nào trong ba hình thức trên để giao kết hợp đồng là do các bên chủ thể của hợp đồng quyết định phù hợp với nguyên tắc tự do giao kết hợp đồng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

3.2 Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng

Do hợp đồng dân sự là một dạng giao dịch dân sự nên các qui định về điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự cũng áp dụng cho hợp đồng dân sự Căn cứ vào Điều 117 BLDS và các qui định có liên quan khác, một hợp đồng dân sự có hiệu lực khi có đủ các điều kiện sau đây:

3.2.1 Chủ thể tham gia hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự

Chủ thể tham gia giao kết hợp đồng có thể là cá nhân, hoặc tổ chức nhưng đều phải có năng lực chủ thể, gồm năng lực pháp luật và năng lực hành vi

Năng lực hành vi của chủ thể là cá nhân được chia thành các mức độ khác nhau: đủ-

có nhưng chưa đủ- không có- hạn chế- mất; các mức độ này quyết định phạm vi tham gia vào quan hệ hợp đồng của các nhóm cá nhân đó

Nếu chủ thể là tổ chức thì người có thẩm quyền ký kết hợp đồng phải là người đại diện hợp pháp

Trang 36

Các bên tham gia hợp đồng hoàn toàn tự nguyện: Những hợp đồng sau đây do không

đảm bảo yếu tố tự nguyện nên không phát sinh hiệu lực: hợp đồng giả tạo, hợp đồng được xác lập do nhầm lẫn, hợp đồng được xác lập do bị lừa dối, hợp đồng được xác lập bởi sự

đe dọa, hợp đồng được xác lập trong lúc không nhận thức, điều khiển được hành vi

3.2.4 Hình thức của hợp đồng đúng qui định của pháp luật

Hình thức của hợp đồng chỉ được xem là yếu tố để đánh giá hiệu lực của hợp đồng khi pháp luật có qui định

3.3 Giao kết hợp đồng

3.3.1 Nguyên tắc giao kết hợp đồng

Qui định nguyên tắc giao kết hợp đồng nhằm đảm bảo an toàn pháp lý cho các bên tham gia giao kết, hướng dẫn xử sự của các chủ thể trong quá trình giao kết và thiết lập quan hệ hợp đồng hợp pháp Bao gồm:

+ Tự do giao kết hợp đồng nhưng không được trái pháp luật, đạo đức xã hội

+ Tự nguyện, bình đẳng, thiện chí, hợp tác, trung thực và ngay thẳng

3.3.2 Trình tự giao kết hợp đồng

Một hợp đồng có thể được hình thành dưới bất cứ hình thức nào để thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên Để đạt được sự thỏa thuận các bên phải bày tỏ ý chí bằng cách trao đổi ý kiến với nhau để đi đến sự thống nhất ý chí Thông thường, ý chí của các bên được thể hiện dưới hình thức là một đề nghị hợp đồng và chấp nhận đề nghị hợp đồng đó Vì vậy, các vấn đề pháp lý cơ bản cần được làm rõ là: đề nghị giao kết hợp đồng, chấp nhận

đề nghị giao kết hợp đồng, thời điểm giao kết và hiệu lực của giao kết hợp đồng

 Đề nghị giao kết hợp đồng

Đề nghị giao kết hợp đồng, trên thế giới, thường được chia làm hai loại là đề nghị hợp đồng (còn gọi là chào hàng, gồm chào hàng bán và chào hàng mua) và đề nghị đàm phán (hay còn gọi là thương thuyết hợp đồng)

Khoản 1 Điều 386 BLDS 2015 quy định “đề nghị giao kết hợp đồng là việc thể hiện

rõ ý định giao kết hợp đồng và chịu sự ràng buộc về đề nghị này của bên đề nghị đối với bên đã được xác định hoặc tới công chúng” Nhìn từ quy định này chúng ta thấy rằng:

Một đề nghị giao kết hợp đồng phải thỏa mãn các yếu tố: thể hiện rõ ý định giao kết, phải

có sự ràng buộc về mặt pháp lý đối với bên được đề nghị và bên được đề nghị phải được xác định hoặc tới công chúng

Trang 37

Như vậy, đề nghị giao kết hợp đồng theo pháp luật Viêt Nam là hành vi pháp lý đơn phương của người đề nghị trong đó chứa đựng một sự tuyên bố: người đưa ra hợp đồng sẵn sàng giao kết hợp đồng với chủ thể xác định trên cơ sở điều khoản đã đưa ra, nếu đề

nghị này được chấp nhận Như vậy, đề nghị hợp đồng là một văn bản hợp đồng có nội

dung hoàn chỉnh được bên đề nghị đưa ra, bên được đề nghị chỉ việc trả lời chấp nhận hay

không chấp nhận đề nghị ấy Nếu người trả lời không đồng ý một điểm dù là thứ yếu của

đề nghị thì trả lời đó được xem như là một đề nghị mới (Điều 392) Đây là điểm khác nhau căn bản giữa đề nghị giao kết hợp đồng với đề nghị đàm phán

Theo khoản 1 điều 388 BLDS, một đề nghị giao kết hợp đồng bắt đầu có hiệu lực theo hai trường hợp: i) do bên đề nghị ấn định; ii) nếu bên đề nghị không ấn định thời hạn thì

nó mặc nhiên phát sinh kể từ khi bên được đề nghị nhận được đề nghị đó, trừ trường hợp luật liên quan có qui định khác

Theo Khoản 2- Điều 388 BLDS, các trường hợp sau đây được coi là đã nhận được đề nghị giao kết hợp đồng:

i) Đề nghị được chuyển đến nơi cư trú, nếu bên được đề nghị là cá nhân; được chuyển đến trụ sở, nếu bên được đề nghị là pháp nhân;

ii) Đề nghị được đưa vào hệ thống thông tin chính thức của bên được đề nghị; iii) Khi bên được đề nghị biết được đề nghị giao kết hợp đồng thông qua các phương thức khác

Như vậy, phụ thuộc vào các cách thức khác nhau mà bên đề nghị gửi/chuyển đề nghị giao kết hợp đồng cho bên được đề nghị (như bằng thư từ, bằng thông điệp dữ liệu, bằng điện thoại, bằng lời nói…) mà pháp luật qui định thời điểm phát sinh hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng khác nhau

Đề nghị giao kết hợp đồng không ràng buộc mãi mãi đối với bên đưa ra đề nghị mà hiệu lực của nó sẽ chấm dứt trong những trường hợp do pháp luật qui định (Điều 391 BLDS):

- Bên nhận được đề nghị chấp nhận giao kết hợp đồng;

- Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận;

- Hết thời hạn trả lời chấp nhận;

- Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực;

- Khi thông báo về việc huỷ bỏ đề nghị có hiệu lực;

- Theo thoả thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

Khi đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt hiệu lực thì không còn giá trị ràng buộc đối với bên đưa ra đề nghị nữa Do đó, nếu bên được đề nghị trả lời chấp nhận khi thời hạn tồn tại hiệu lực của đề nghị đã hết thì trả lời này không có giá trị tạo lập hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác Trả lời chấp nhận giao kết được bên được đề nghị đưa ra khi đề nghị đã hết hiệu lực được coi là một đề nghị mới hay còn gọi là “phản đề

Trang 38

38

nghị” Lúc này, vai trò của bên đề nghị và bên được đề nghị hoán đổi cho nhau: bên được

đề nghị ban đầu là bên đưa ra đề nghị; còn bên đưa ra đề nghị ban đầu trở thành bên được

đề nghị Phản đề nghị nếu bên đưa ra đề nghị ban đầu vẫn chấp nhận thì hợp đồng được giao kết

Như vậy, thời hạn về hiệu lực của đề nghị giao kết hợp đồng không chỉ là cơ sở để xác định một trả lời chấp nhận giao kết có làm phát sinh hợp đồng hay không; mà nó còn có giá trị ràng buộc đối với bên đưa ra đề nghị Bởi vì trong thời hạn này (trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời), nếu bên đề nghị lại giao kết hợp đồng với người thứ ba thì phải bồi thường thiệt hại cho bên được đề nghị mà không được giao kết hợp đồng nếu có thiệt hại phát sinh

 Thay đổi, rút lại, hủy bỏ, chấm dứt đề nghị giao kết

Về vấn đề thay đổi, rút lại đề nghị giao kết hợp đồng, theo qui đinh của BLDS, bên đề

nghị có thể thay đổi hoặc rút lại đề nghị trong hai trường hợp: thứ nhất, nếu bên được đề

nghị nhận được thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị trước hoặc cùng với thời

điểm nhận được đề nghị; và thứ hai, điều kiện thay đổi hoặc rút lại đề nghị phát sinh trong

trường hợp bên đề nghị có nêu rõ về việc được thay đổi hoặc rút lại đề nghị khi điều kiện

đó phát sinh

Về vấn đề hủy bỏ đề nghị giao kết hợp đồng, bên đề nghị chỉ được huỷ bỏ đề nghị khi thỏa mãn 2 điều kiện sau: - Đề nghị có nêu quyền hủy bỏ hợp đồng; - Bên đề nghị thông báo hủy bỏ đề nghị và bên nhận được đề nghị nhận được thông báo trước khi bên này trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

Về vấn đề chấm dứt đề nghị giao kết hợp đồng, đề nghị giao kết hợp đồng chấm dứt trong các trường hợp sau đây: - Bên nhận được đề nghị trả lời không chấp nhận; - Hết thời hạn trả lời chấp nhận; - Khi thông báo về việc thay đổi hoặc rút lại đề nghị có hiệu lực; - Khi thông báo về việc hủy bỏ đề nghị có hiệu lực; - Theo thỏa thuận của bên đề nghị và bên nhận được đề nghị trong thời hạn chờ bên được đề nghị trả lời

 Chấp nhận đề nghị giao kết hợp đồng

Theo Điều 392 và 393 BLDS, một trả lời được xem là chấp nhận giao kết hợp đồng có hiệu lực khi trả lời đó chấp nhận toàn bộ nội dung của đề nghị Nói cách khác, việc chấp nhận phải là chấp nhận vô điều kiện Nếu người trả lời không đồng ý một điểm dù là thứ yếu của đề nghị thì trả lời đó được xem như là một đề nghị mới Đồng thời, trả lời chấp nhận giao kết phải được thực hiện trong thời hạn trả lời

Bộ luật Dân sự cũng cho phép người được đề nghị giao kết hợp đồng có thể rút lại thông báo chấp nhận giao kết hợp đồng nếu thông báo này đến trước hoặc cùng với thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp nhận giao kết hợp đồng

3.3.4 Thời điểm, địa điểm giao kết hợp đồng

 Thời điểm giao kết hợp đồng

Trang 39

Việc xác định thời điểm giao kết hợp đồng có ý nghĩa pháp lý rất quan trọng, vì đây là thời điểm xác định sự gặp gỡ ý chí và thống nhất ý chí của các bên, tức là các bên đạt được

sự thỏa thuận- yếu tố căn bản của hợp đồng Theo Điều 401 BLDS, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác, hợp đồng được giao kết hợp pháp có hiệu lực từ thời điểm giao kết

Tùy thuộc vào phương thức giao kết hợp đồng mà thời điểm các hợp đồng được coi là giao kết khác nhau Theo quy định tại Điều 400 BLDS, thì:

Hợp đồng dân sự được giao kết vào thời điểm bên đề nghị nhận được trả lời chấp

nhận giao kết

Hợp đồng dân sự cũng xem như giao kết khi hết thời hạn trả lời mà bên nhận được

đề nghị vẫn im lặng, nếu có thoả thuận im lặng là sự trả lời chấp nhận giao kết

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng lời nói là thời điểm các bên đã thoả thuận về nội dung của hợp đồng

Thời điểm giao kết hợp đồng bằng văn bản là thời điểm bên sau cùng ký vào văn

bản

Như vậy, tùy hình thức thể hiện thỏa thuận giữa các bên mà pháp luật qui định thời điểm giao kết hợp đồng tương ứng

3.4 Thực hiện hợp đồng

3.4.1 Khái niệm thực hiện hợp đồng

Thực hiện hợp đồng dân sự là việc các bên tiến hành các hành vi mà mỗi bên phải thực hiện nhằm đáp ứng quyền dân sự tương ứng của bên kia

3.4.2 Nguyên tắc thực hiện hợp đồng

Việc thực hiện hợp đồng dân sự phải tuân theo nguyên tắc sau đây:

- Thực hiện đúng, đầy đủ các thỏa thuận trong nội dung của hợp đồng về chất lượng,

sổ lượng, chủng loại của đổi tượng; về thời hạn; về phương thức và các thỏa thuận khác

- Thực hiện hợp đồng một cách trung thực, theo tinh thần hợp tác và có lợi nhất cho các bên, bảo đảm tin cậy lẫn nhau

- Khi thực hiện hợp đồng không được làm thiệt hại đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của chủ thể khác

3.4.3 Thực hiện hợp đồng theo nội dung của hợp đồng

Đối với hợp đồng đơn vụ (Điều 409 BLDS)

Trong hợp đồng đơn vụ, bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đúng như đã thoả thuận; chỉ được thực hiện trước hoặc sau thời hạn nếu được bên có quyền đồng ý

Đối với hợp đồng song vụ (Điều 410 BLDS)

Trong hợp đồng song vụ, khi các bên đã thoả thuận thời hạn thực hiện nghĩa vụ thì mỗi bên phải thực hiện nghĩa vụ của mình khi đến hạn; không được hoãn thực hiện với lý do bên kia chưa thực hiện nghĩa vụ đối với mình

Đối với hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba (Điều 415 BLDS)

Trang 40

vụ thực hiện hợp đồng vì lợi ích của người thứ ba

T hực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản (Điều 420 BLDS)

Mục đích giao kết hợp đồng của các bên có thể đạt được hay không không chỉ phụ thuộc vào việc các bên có thực hiện đúng nội dung của hợp đồng mà còn phụ thuộc vào những điều kiện, hoàn cảnh khách quan Hoàn cảnh thực hiện hợp đồng có thể có sự thay đổi cơ bản khiến cho một bên bị thiệt hại nghiêm trọng nếu tiếp tục thực hiện hợp đồng

Vì vậy, quy định về thực hiện hợp đồng khi hoàn cảnh thay đổi cơ bản cho phép bên bất lợi trong quan hệ hợp đồng yêu cầu điều chỉnh lại hợp đồng, hay yêu cầu Tòa án chấm dứt hoặc sửa đổi hợp đồng khi hoàn cảnh thực hiện hợp đồng đã thay đổi cơ bản, với mục đích bảo đảm tốt hơn sự cân bằng về quyền, lợi ích chính đáng giữa các bên giao kết hợp đồng Theo đó, hoàn cảnh được cho rằng là có sự thay đổi cơ bản khi có đủ 05 điều kiện sau đây (Điều 420):

- Sự thay đổi hoàn cảnh do nguyên nhân khách quan xảy ra sau khi giao kết hợp

đồng (tức là không phụ thuộc vào ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng);

- Tại thời điểm giao kết hợp đồng, các bên không thể lường trước được về sự thay

đổi hoàn cảnh (sự thay đổi hoàn cảnh nằm ngoài ý chí chủ quan của các bên trong hợp đồng);

- Hoàn cảnh thay đổi lớn đến mức nếu như các bên biết trước thì hợp đồng đã không

được giao kết hoặc được giao kết nhưng với nội dung hoàn toàn khác (sự thay đổi của hoàn cảnh làm cho các bên không thể thực hiện được hợp đồng theo những điều khoản đã cam kết);

- Việc tiếp tục thực hiện hợp đồng mà không có sự thay đổi nội dung hợp đồng sẽ

gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên (nếu thiệt hại xảy ra thì một trong các bên không đạt được mục đích giao kết hợp đồng);

- Bên có lợi ích bị ảnh hưởng đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết trong khả năng cho phép, phù hợp với tính chất của hợp đồng mà không thể ngăn chặn, giảm thiểu mức

độ ảnh hưởng đến lợi ích (xác định nghĩa vụ ngăn chặn, giảm thiểu mức độ ảnh hưởng đến lợi ích).

3.5 Hiệu lực của hợp đồng, hợp đồng vô hiệu và hậu quả pháp lý của hợp đồng vô hiệu

3.5.1 Hiệu lực của hợp đồng

3.5.1.1 Khái niệm hiệu lực của hợp đồng

BLDS không qui định các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng dân sự mà có qui định điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự (Điều 117 BLDS) như sau:

Ngày đăng: 15/11/2021, 15:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Tuân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm - BM luật  đề cương bài giảng môn Pháp luật đại cương
u ân thủ pháp luật là một hình thức thực hiện pháp luật, trong đó các chủ thể pháp luật kiềm chế không tiến hành những hoạt động mà pháp luật cấm (Trang 13)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w