1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Bài tập nhóm môn thủ tục Đặc biệt trong tố tụng dân sự Đề bài thủ tục xác Định năng lực hành vi dân sự của cá nhân và thực tiễn Áp dụng

24 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thủ Tục Xác Định Năng Lực Hành Vi Dân Sự Của Cá Nhân Và Thực Tiễn Áp Dụng
Tác giả Nguyễn Xuân Hiếu, Lê Hương Ly, Lê Bảo Ngọc, Nguyễn Thị Thu Nguyệt, Lưu Văn Thanh, Lưu Thanh Thúy, Đinh Minh Đạo, Lê Thành Lợi, Vũ Mỹ Hoàng Anh, Vũ Phương Anh, Lùng Thị Tuyết Ngân
Người hướng dẫn Giáo viên chấm thứ nhất, Giáo viên chấm thứ hai
Trường học Trường Đại Học Luật Hà Nội
Chuyên ngành Thủ Tục Đặc Biệt Trong Tố Tụng Dân Sự
Thể loại bài tập nhóm
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 373,6 KB

Nội dung

Từ đó có thể hiểu một cách khái quát: Thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân là trình tự, thủ tục tố tụng do Tòa án có thẩm quyền tiến hành để xem xét chấp nhậnhay không chấp nhận yêu cầu t

Trang 1

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Hà Nội - 2024

Trang 2

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH MỨC ĐỘ THAM GIA

VÀ KẾT QUẢ THAM GIA LÀM BÀI TẬP NHÓM

Môn học: Thủ tục đặc biệt trong tố tụng dân sự

Nhóm: 04      Lớp: N03.TL2

Nhóm trưởng: Nguyễn Xuân Hiếu

Đề bài: Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân và thực tiễn áp dụng.

Xác định mức độ tham gia và kết quả tham gia của từng sinh viên trong việc thực hiện bài tập nhóm như sau:

Đánh giá của SV

Đánh giá của GV

Ký tên

(số)

Điểm (chữ)

4 Nguyễn Thị Thu Nguyệt 460535

11 Lùng Thị Tuyết Ngân 460735

Kết quả điểm bài viết: ………

Giáo viên chấm thứ nhất: ……….

Giáo viên chấm thứ hai: ………

Kết quả điểm thuyết trình: ……….

Điểm kết luận cuối cùng: ………

Thứ.…ngày….tháng….năm 2024

NHÓM TRƯỞNG

Trang 3

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG1

I Khái quát về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 1

1 Khái niệm thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân  1

2 Đặc điểm thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân  1

3 Ý nghĩa thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 2

4 Cơ sở hình thành quy định về  thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân2

II Quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 3

1 Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu 3

1.1 Thủ tục nhận đơn yêu cầu  3

1.2 Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu 3

2 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu  6

3 Phiên họp xét đơn yêu cầu 7

3.1 Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu 7

3.2 Trình tự tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu 8

3.3 Quyết định chấp nhận đơn yêu cầu 10

III Đánh giá thực tiễn áp dụng thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự cá nhân và một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật 11

1 Kết quả đạt được trong thực tiễn áp dụng thủ tục xác định năng lực hành

vi dân sự của cá nhân  11

2 Hạn chế, bất cập trong thực tiễn áp dụng thủ tục xác định năng lực hành

vi dân sự của cá nhân  12

3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật tố tụng dân sự về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân  13

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 14

PHỤ LỤC 16

Trang 5

MỞ ĐẦU

Việc xác định NLHVDS của cá nhân không chỉ là điều kiện cần thiết để họ có thểtham gia vào các giao dịch DS mà còn giúp các hợp đồng giao kết có hiệu lực trênthực tế và bảo vệ quyền, lợi ích cho những chủ thể còn lại trong giao dịch đó Phápluật TTDS nước ta đã có những quy định cụ thể về thủ tục xác định NLHVDS của cánhân và cũng đã đạt được một số thành tựu tích cực Tuy nhiên, quá trình thi hành thủtục vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, bất cập trên thực tế Nhận thức được tầm quan

trọng của vấn đề, nhóm lựa chọn đề tài: “Thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự

của cá nhân và thực tiễn áp dụng” để nghiên cứu.

NỘI DUNG

I Khái quát về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân

1 Khái niệm thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 

Thủ tục được hiểu là thứ tự và cách thức để tiến hành một công việc theo đúng

trình tự đã được quy định

NLHVDS của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập,

thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự;1 là thuộc tính nhân thân của cá nhân và đầy đủ khi

cá nhân đến tuổi thành niên

Xác định NLHVDS của cá nhân là việc giải quyết yêu cầu tuyên bố một người

mất NLHVDS; hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hànhvi

Từ đó có thể hiểu một cách khái quát: Thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân

là trình tự, thủ tục tố tụng do Tòa án có thẩm quyền tiến hành để xem xét chấp nhậnhay không chấp nhận yêu cầu tuyên bố một người mất NLHVDS, bị hạn chếNLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức và làm chủ hành vi

2 Đặc điểm thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 

Thứ nhất, thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân có tính bắt buộc chung, cụ

thể, cần tuân thủ theo một trình tự pháp luật chặt chẽ bao gồm việc nộp đơn yêu cầu,thu thập và xem xét đánh giá chứng cứ từ cơ quan giám định, bằng chứng từ các nhânchứng; sau đó, tiến hành phiên họp và ra các quyết định cuối cùng. 

Thứ hai, mang tính chuyên môn và có tính chất phức tạp bởi quá trình xác

định NLHVDS của cá nhân cần có sự tham gia của các chuyên gia y tế và tâm thần đểđánh giá tình trạng sức khỏe của cá nhân một cách chính xác, khách quan Qua đó,xác định cá nhân có đủ điều kiện về năng lực pháp luật và năng lực về hành vi trongquá trình xác định thủ tục này không

1  Điều 19 BLDS 2015

Trang 6

Thứ ba, có tính công khai và minh bạch ở chỗ các quyết định của Tòa án về

NLHVDS của cá nhân phải được lập thành văn bản và công khai theo quy định củapháp luật để dễ dàng kiểm tra, giám sát Bên cạnh đó, còn là cơ sở để Tòa án có thểcăn cứ để giải quyết các quan hệ dân sự nếu các bên có tranh chấp trong tương lai. 

Thứ tư, thể hiện sự phù hợp với thực tiễn bởi việc xác định NLHVDS

của cá nhân có thể lường trước các vấn đề có thể sẽ xảy ra và cho phép thực

hiện một số chuyển đổi khi tình trạng sức khỏe của cá nhân cải thiện và còn có thể được phục hồi NLHVDS Điều này đảm bảo được quyền và lợi ích chính đáng của họ trong việc tham gia các quan hệ dân sự trên thực tế.

3 Ý nghĩa thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân 

Thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo

vệ quyền lợi và trách nhiệm pháp lý của cả cá nhân và cộng đồng như:

Thứ nhất, cụ thể hóa chủ trương của Đảng và Nhà nước trong việc bảo

đảm quyền con người đặc biệt là những người yếu thế trong xã hội, đáp ứng

yêu cầu cải cách tư pháp trong tình hình mới Nghị quyết số 27 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ 6 BCH TW Đảng khóa XIII đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước về vấn đề bảo đảm và bảo vệ quyền con người, quyền công dân và xây dựng nền tư pháp chuyên nghiệp.

Thứ hai, đáp ứng yêu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật tố tụng dân sự

Việt Nam, tạo điều kiện cho Tòa án giải quyết các yêu cầu về xác định

NLHVDS của cá nhân một cách nhanh chóng, hiệu quả, kịp thời và giảm tải được số lượng lớn đơn yêu cầu còn tồn đọng.

Thứ ba, đảm bảo tính nhân văn, thể hiện sự tôn trọng phẩm giá và quyền

lợi của cá nhân liên quan, đảm bảo rằng họ không bị phân biệt đối xử hoặc tổn

hại do tình trạng sức khỏe của mình Đồng thời, pháp luật vẫn đảm bảo một số

cá nhân bị hạn chế vẫn có thể được tham gia các quan hệ dân sự.

4 Cơ sở hình thành quy định về  thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của

cá nhân

Thứ nhất, cá nhân là chủ thể cơ bản và chủ yếu trong hầu hết các giao

dịch dân sự Tuy nhiên, có những chủ thể do bệnh tật hoặc do sử dụng các chất kích thích nên không thể nhận thức hay làm chủ được hành vi của mình Việc này khiến pháp luật khó đảm bảo được những rủi ro có thể xảy ra khi họ tham gia vào các giao dịch dân sự Kết quả là khi các giao dịch bị ảnh hưởng đã đặt

ra yêu cầu về một hành lang pháp lý để giải quyết.

Trang 7

Thứ hai, thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân không phải là một thủ

tục mới mà đã xuất hiện trong pháp luật của nhiều nước trên thế giới với những tên gọi tương tự, ví dụ như: Chương XXXI PLTTDS của Cộng hòa Liên bang Nga; BLTTDS của Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, Vì vậy, việc xây dựng thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân là phù hợp với xu thế chung, đáp ứng được yêu cầu xã hội, mà ở đó pháp luật TTDS Việt Nam có thể tận dụng được kinh nghiệm của những nước khác trên thế giới để hình thành hành lang pháp lý cho việc xây dựng thủ tục xác định NLHVDS của cá nhân ở trong nước

II Quy định của pháp luật TTDS Việt Nam về thủ tục xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân

1 Thủ tục nhận đơn và thụ lý đơn yêu cầu

1.1 Thủ tục nhận đơn yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 373 BLTTDS 2015, thủ tục nhận đơn yêu cầu được thực hiện tương tự như thủ tục nhận đơn khởi kiện quy định tại khoản 1 Điều 191 Bộ luật

này

1.2 Thủ tục thụ lý đơn yêu cầu

Tòa án sẽ ra thông báo thụ lý đơn yêu cầu trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày thụ

lý bằng văn bản2 cho người yêu cầu, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến việcgiải quyết việc dân sự và Viện kiểm sát cùng cấp3 khi đáp ứng được các điều kiệnsau:

Thứ nhất, điều kiện về đơn yêu cầu

Đơn yêu cầu phải có đầy đủ nội dung quy định tại khoản 2 Điều 362

BLTTDS 20154 Nếu không đủ nội dung theo quy định trên thì Thẩm phán yêu cầungười yêu cầu sửa đổi, bổ sung trong thời hạn 07 ngày, kể từ ngày nhận được yêu

cầu Thủ tục sửa đổi, bổ sung đơn yêu cầu thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều

193 BLTTDS 20155 Trường hợp đơn yêu cầu đã có đầy đủ nội dung hoặc đã sửa đổi,

bổ sung và đáp ứng yêu cầu của Luật thì thẩm phán sẽ tiến hành thụ lý việc dân sự.Ngược lại, nếu hết thời hạn trên mà người yêu cầu không sửa đổi, bổ sung đơn yêucầu thì thẩm phán sẽ trả lại đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo

Thứ hai, điều kiện về các tài liệu, chứng cứ kèm theo

Đối với yêu cầu tuyên bố mất NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức,làm chủ hành vi cần có: kết luận của cơ quan chuyên môn như tổ chức giám định, cơ

2 Văn bản gồm các nội dung quy định tại khoản 2 Điều 365 BLTTDS 2015;

3 Khoản 1 Điều 365 BLTTDS 2015

4 Xem phụ lục (1);

5 Xem phụ lục (2) ;

Trang 8

quan y tế, ; hoặc chứng cứ khác như sổ bệnh án, xác nhận của người thân thích, lánggiềng, UBND, tổ dân phố, cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc, để chứng minhngười đó bị tâm thần hoặc mắc các bệnh dẫn tới không thể nhận thức, làm chủ hành

vi của mình

Đối với yêu cầu tuyên bố hạn chế NLHVDS cần có chứng cứ chứng minhngười đó nghiện ma túy hoặc các chất kích thích khác như kết luận của cơ quan giámđịnh, cơ quan y tế về tỷ lệ chất kích thích trong máu, nước tiểu, kết quả điện nãođồ, xác nhận của UBND Người yêu cầu cũng phải chứng minh người đó đã thựchiện các giao dịch liên quan đến tài sản thuộc sở hữu chung của các thành viên tronggia đình trong tình trạng sử dụng chất kích thích và đã gây thiệt hại về tài sản cho giađình họ

Thứ ba, điều kiện về thẩm quyền giải quyết đơn yêu cầu

Một là, thẩm quyền của Tòa án theo cấp: Tòa án cấp huyện sẽ có thẩm quyền

giải quyết yêu cầu tuyên bố một người mất NLHVDS; bị hạn chế NLHVDS hoặc cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi.6 Đối với yêu cầu này mà đương sự hoặctài sản ở nước ngoài cần phải ủy thác tư pháp cho cơ quan đại diện nước CHXHCN

VN ở nước ngoài, Tòa án nước ngoài thì thẩm quyền giải quyết thuộc về TAND cấptỉnh.7

Hai là, thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ: sẽ được xác định là nơi người bị

yêu cầu tuyên bố mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhậnthức, làm chủ hành vi cư trú, làm việc.8 Trong trường hợp không xác định được nơi

cư trú thì sẽ xác định nơi người đó đang sinh sống là nơi cư trú; nơi làm việc có thể làtrụ sở công ty, văn phòng, công xưởng,

Ba là, thẩm quyền của Tòa án theo sự lựa chọn: người yêu cầu có thể yêu cầu

Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi có tài sản của người bị yêu cầugiải quyết9 Tuy nhiên, không phải việc dân sự nào người yêu cầu cũng được phép lựachọn Tòa án giải quyết mà chỉ trong trường hợp: được phép lựa chọn hoặc lựa chọnđúng Tòa án có thẩm quyền theo quy định pháp luật

Ngoài ra, nếu việc dân sự không thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thìTòa sẽ trả lại đơn yêu cầu cùng tài liệu, chứng cứ kèm theo cho người yêu cầu Mặtkhác, nếu sự việc đã được Tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền giải quyết thì ngườiyêu cầu sẽ không có quyền yêu cầu giải quyết lại

6 điểm a khoản 2 Điều 35 BLTTDS 2015;

7 khoản 3 Điều 35 BLTTDS 2015

8 điểm a khoản 2 Điều 39 BLTTDS;

9 điểm a khoản 2 Điều 40 BLTTDS 2015

Trang 9

Thứ tư, điều kiện về quyền yêu cầu

Người yêu cầu chỉ có quyền yêu cầu khi người bị yêu cầu thuộc vào các

trường hợp mà BLDS 2015 quy định Cụ thể: khoản 1 Điều 22, chỉ được yêu cầu

Tòa tuyên bố mất NLHVDS của một người khi họ bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác

mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi Khoản 1 Điều 23, chỉ được yêu cầu

tuyên bố người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi với người thành niên

do tình trạng thể chất hoặc tinh thần mà không đủ khả năng nhận thức, làm chủ hành

vi nhưng chưa đến mức mất NLHVDS Khoản 1 Điều 24, chỉ được yêu cầu tuyên bố

một người bị hạn chế NLHVDS khi họ nghiện ma túy, các chất kích thích khác dẫnđến phá tán tài sản của gia đình

Theo khoản 1 Điều 376 BLTTDS 2015: “Người có quyền, lợi ích liên quan,

cơ quan, tổ chức hữu quan có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố một người mất NLHVDS hoặc bị hạn chế NLHVDS hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành

vi theo quy định của BLDS”.

Người có quyền, lợi ích liên quan ở đây có thể hiểu là người bị ảnh hưởng trực

tiếp bởi việc tham gia vào các quan hệ pháp luật dân sự của người bị yêu cầu Nhưvậy, họ là những người có quan hệ huyết thống, hôn nhân, nuôi dưỡng đối với người

bị yêu cầu như: cha, mẹ, vợ, chồng, con trưởng thành, anh, chị, em, người thânthích, Đồng thời, để có quyền yêu cầu thì những người này phải có NLHV TTDStheo khoản 2 Điều 69 BLTTDS 201510

Cơ quan, tổ chức hữu quan có thể xác định là UBND xã, cơ quan tiến hành

TTHS, cơ quan đăng ký kết hôn, cơ quan xác lập các thủ tục liên quan đến giao dịch

về tài sản của người đó,

Thứ năm, điều kiện về lệ phí sơ thẩm

Trường hợp xét thấy đơn yêu cầu và tài liệu, chứng cứ kèm theo đã đủ điềukiện hoặc đã sửa đổi, bổ sung theo yêu cầu của Tòa án và đã đáp ứng điều kiện thìTòa sẽ xác định tiền tạm ứng lệ phí và thông báo cho người có đơn yêu cầu nộp tại cơquan thi hành án cùng cấp trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đượcthông báo, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp lệ phí Khi người yêu cầuxuất trình biên lai nộp tạm ứng lệ phí, Tòa án sau đó sẽ ra quyết định thụ lý đơn yêucầu11 Nếu người yêu cầu được miễn nộp tạm ứng lệ phí hoặc miễn nộp lệ phí thì Tòa

án sẽ thụ lý đơn yêu cầu kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu. 12

10  Xem khoản 2 Điều 69 BLTTDS 2015;

11 điểm a khoản 4 Điều 363 BLTTDS 2015;

12 điểm c khoản 4 Điều 363 BLTTDS;

Trang 10

2 Chuẩn bị xét đơn yêu cầu

Theo khoản 1 Điều 366 BLTTDS 2015, trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày

thụ lý yêu cầu, Tòa án phải tiến hành các công việc sau:

Thứ nhất, trưng cầu giám định sức khỏe, bệnh tật của người bị yêu cầu tuyên

bố hạn chế NLHVDS hoặc giám định pháp y tâm thần với người bị yêu cầu tuyên bố

mất NLHVDS hoặc người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi13 theo đềnghị của người yêu cầu Đây sẽ là căn cứ quan trọng để Tòa án chấp nhận hay khôngchấp nhận đơn yêu cầu Các kết luận giám định sẽ cho thấy mức độ ảnh hưởng củabệnh tật hay các chất kích thích dẫn tới hạn chế NLHVDS hay mất NLHVDS hoặc cókhó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi

Thứ hai, lấy lời khai từ những người thân thích của người bị yêu cầu về tình

trạng sức khỏe, khả năng nhận thức và tình hình tài sản hoặc các giao dịch về tài sản.Việc này sẽ giúp Tòa án nắm bắt chính xác các tình tiết của vụ việc, bởi họ là ngườibiết rõ nhất về tình hình của người đang bị yêu cầu

Thứ ba, ra các quyết định:

Một là, quyết định đình chỉ việc xét đơn yêu cầu Đối với trường hợp người

yêu cầu rút đơn yêu cầu, Tòa án sẽ ra quyết định đình chỉ và trả lại đơn yêu cầu và tàiliệu, chứng cứ kèm theo.14 Người yêu cầu là người ảnh hưởng chính từ việc này, vìvậy, khi họ không còn yêu cầu nữa thì Tòa án cũng sẽ tôn trọng quyết định của họ

Hai là, quyết định tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu BLTTDS không quy định

về việc tạm đình chỉ việc xét đơn yêu cầu Vì vậy, trong quá trình chuẩn bị xét đơnyêu cầu, tạm đình chỉ sẽ được áp dụng tương tự những căn cứ tạm đình chỉ giải quyết

vụ án dân sự theo Điều 214 BLTTDS 201515 Quyết định này sẽ đảm bảo được quyềnlợi cho các bên và Tòa án sẽ có thêm thời gian cần thiết để xem xét

Ba là, quyết định mở phiên họp Tòa án sẽ phải gửi ngay quyết định này và hồ

sơ việc dân sự cho VKS nghiên cứu tham gia phiên họp trong thời hạn 07 ngày, kể từngày nhận được hồ sơ Khi hết thời hạn, VKS phải trả hồ sơ cho Tòa án để Tòa tiếnhành mở phiên họp giải quyết việc dân sự16; đồng thời Tòa phải mở phiên họp để giảiquyết các yêu cầu xác định năng lực hành vi dân sự trong thời hạn 15 ngày, kể từngày ra quyết định mở phiên họp.17

3 Phiên họp xét đơn yêu cầu

13 Điều 377 BLTTDS 2015

14 điểm c khoản 2 Điều 366 BLTTDS;

15 Xem thêm Điều 214 BLTTDS 2015;

16 Khoản 3 Điều 366 BLTTDS;

17 Khoản 4 Điều 366 BLTTDS;

Trang 11

3.1 Thành phần tham gia phiên họp xét đơn yêu cầu

Thứ nhất, người tiến hành tố tụng:

Thẩm phán: Yêu cầu tuyên bố một người mất NLHVDS, bị hạn chế NLHVDS

hoặc có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi là yêu cầu dân sự thuộc khoản 1 Điều 27 BLTTDS Vì vậy, thẩm quyền giải quyết yêu cầu này do một thẩm phán giải

quyết18 Việc chỉ có 01 TP giải quyết bởi lẽ người có yêu cầu giải quyết việc dân sựđến Tòa án yêu cầu Tòa án giải quyết không phải do họ có mâu thuẫn, tranh chấp với

ai mà họ chỉ có yêu cầu Tòa án công nhận hay không công nhận một sự kiện pháp lý

có liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của họ

Đại diện VKSND: Theo khoản 1 Điều 367 BLTTDS 2015, “Kiểm sát viên

Viện kiểm sát cùng cấp phải tham gia phiên họp; trường hợp KSV vắng mặt thì Tòa

án vẫn tiến hành phiên họp” Có thể thấy rằng, sự tham gia của KSV trong phiên họp

giải quyết việc dân sự này là không quá quan trọng, có thể có hoặc không Việc thamgia của VKS có thể hạn chế được tình trạng lạm quyền của Thẩm phán; song việcvắng mặt của VKS cũng không gây ra hậu quả nghiêm trọng

Thứ hai, người tham gia tố tụng:

Người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo vệ quyền và lợi ích

hợp pháp của họ phải tham gia phiên họp theo giấy triệu tập của Tòa án theo khoản 2

Điều 367 BLTTDS 2015 Việc có mặt tại phiên họp vừa là quyền vừa là nghĩa vụ của

người yêu cầu hoặc người đại diện hợp pháp của họ Do đó, khi người yêu cầu vắngmặt lần thứ nhất, Tòa án sẽ hoãn phiên họp trừ khi người yêu cầu đề nghị Tòa án giảiquyết việc dân sự vắng mặt họ thì tòa án tiếp tục giải quyết Quy định như vậy đểđảm bảo quyền có mặt tại phiên họp để họ bảo vệ các quyền yêu cầu của mình vớiviệc dân sự Trường hợp Tòa án triệu tập lần hai mà người yêu cầu vắng mặt thì bịcoi là từ bỏ yêu cầu và Tòa án ra quyết định đình chỉ giải quyết việc dân sự. 

Người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người

bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ Theo khoản 3 Điều 367 BLTTDS, những

chủ thể này sẽ được Tòa án triệu tập tham gia phiên họp giải quyết việc dân sự Nếu

có người vắng mặt thì Tòa sẽ quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiênhọp Như vậy theo khoản 3 Điều trên, quyền quyết định hoãn hay tiếp tục phiên họpkhi người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan hoặc người đại diện hợp pháp, người bảo

vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ vắng mặt khi được triệu tập sẽ do Tòa án quyếtđịnh mà không triệu tập lần thứ hai

18 Khoản 2 Điều 67 BLTTDS

Trang 12

Mặt khác, có quan điểm cho rằng quy định tại khoản 2, 3 Điều 367 Bộ luật

này tạo ra sự bất bình đẳng giữa người yêu cầu với người có quyền lợi, nghĩa vụ liênquan Bởi, người yêu cầu phải vắng mặt lần thứ hai Tòa án mới ra quyết định đình chỉgiải quyết việc dân sự; tuy nhiên, đối với người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan, nếuvắng mặt lần đầu, Tòa án có thể quyết định hoãn hoặc vẫn tiến hành phiên họp màkhông cần phải triệu tập lần thứ hai Có thể thấy, nếu như khoản 2 quy định như vậy

để đảm bảo quyền có mặt tại phiên họp của người yêu cầu, là sự tôn trọng nguyên tắc

tự định đoạt của đương sự thì dường như đã tạo nên sự thiên vị hay nói cách khác làchưa thực sự đảm bảo sự bình đẳng về quyền tham gia phiên họp giữa các đương sựtrong việc dân sự bởi theo khoản 3 quyền quyết định hoàn toàn thuộc về Tòa án màngười có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan không được triệu tập tới lần thứ hai nhưngười yêu cầu

Tuy nhiên, nhóm nhận định rằng các quy định này không tạo ra sự mâu thuẫnhay thiên vị đối với 1 trong các bên đương sự Bởi các nhà làm luật đã dự tính cáctình huống có thể xảy ra và mong muốn phiên họp không bị hoãn nhiều lần; qua đó,nhanh chóng giải quyết việc dân sự và đặc biệt đã trao phần lớn quyền quyết định choTòa án

Người làm chứng, người giám định, người phiên dịch Tòa án có thể triệu tập

những người này tham gia trong trường hợp cần thiết khi xem xét, đánh giá lời khaicủa người làm chứng hoặc kết luận của người giám định tại phiên họp hay trongtrường hợp có đương sự không sử dụng được tiếng việt cần có người phiên dịch,

3.2 Trình tự tiến hành phiên họp xét đơn yêu cầu

Phiên họp giải quyết việc dân sự được tiến hành theo trình tự quy định tại

Điều 369 BLTTDS 2015 như sau:

Trước khi phiên họp được tiến hành, thư kí Tòa án tiến hành báo cáo với thẩm

phán hoặc HĐXX về sự vắng mặt, có mặt của những người tham gia phiên họp

Khi bắt đầu phiên họp, thẩm phán chủ toạ phiên họp tuyên bố khai mạc phiênhọp và đọc quyết định mở phiên họp giải quyết việc dân sự; kiểm tra căn cước củanhững người được triệu tập tham gia phiên họp Nếu có người vắng mặt, thẩm phánhoặc hội đồng xét xử sẽ quyết định hoãn phiên họp hoặc vẫn tiến hành phiên họphoặc đình chỉ giải quyết việc dân sự Sau đó, thẩm phán chủ toạ phiên họp sẽ phổbiến quyền và nghĩa vụ cho những người tham gia tố tụng

Tiếp theo, thẩm phán chủ toạ phiên họp sẽ giới thiệu họ, tên những người tiếnhành tố tụng, người giám định, người phiên dịch và hỏi các đương sự hoặc người đạidiện của họ xem có ai yêu cầu thay đổi những người đó hay không Nếu có yêu cầuthay đổi thì hội đồng xét xử hoặc chánh án tòa án đang giải quyết việc dân sự hoặc

Ngày đăng: 03/12/2024, 21:37

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w