1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu về tài nguyên du lịch tỉnh quảng nam

49 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 49
Dung lượng 41,88 MB

Nội dung

* Lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam  Thời gian: từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hằng năm  Địa điểm: Dinh bà Thu Bồn, ven sông Thu Bồn, Duy Tân, Duy Xuyên, Quảng Nam Đối với người dân

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC GIAO THÔNG VẬN TẢI – PHÂN HIỆU TPHCM

KHOA VẬN TẢI – KINH TẾ

Mai Hà Anh - 6154004027

TỔ CHỨC VẬN TẢI DU LỊCH

Trang 2

MỤC LỤC

I Các loại tài nguyên du lịch tại Quảng Nam: 4

1 Tài nguyên du lịch tự nhiên: 4

1.1 Địa hình: 4

1.2 Khí hậu: 4

1.3 Tài nguyên sinh vật: 5

2 Tài nguyên du lịch văn hóa: 5

2.1 Các lễ hội: 5

2.2 Các di tích lịch sử - văn hóa: 11

2.3 Nghề và các làng nghề truyền thống: 14

2.4 Bảo tàng: 19

II Các loại hình du lịch phổ biến tại Quảng Nam: 22

1 Du lịch sinh thái: 22

2 Du lịch tâm linh: 26

3 Du lịch biển đảo: 30

4 Du lịch khám phá: 34

5 Du lịch kết hợp (MICE): 34

III Đặc sản ẩm thực tại Quảng Nam: 35

IV Hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ: 42

1 Cơ sở lưu trú: 42

2 Cơ sở ăn uống: 45

3 Cơ sở giải trí: 49

V Các phương thức vận tải kết hợp du lịch: 53

Trang 3

I Các loại tài nguyên du lịch tại Quảng Nam:

1 Tài nguyên du lịch tự nhiên:

1.1 Địa hình:

Địa hình tỉnh Quảng Nam tương đối phức tạp, thấp dần từ Tây sang Đông, hìnhthành các vùng sinh thái: vùng núi cao, vùng trung du, vùng đồng bằng và venbiển Mặt khác địa hình bị chia cắt theo các lưu vực sông Vu Gia, Thu Bồn, TamKỳ, đã tạo nên các tiểu vùng có những nét đặc thù như:

- Vùng đồng bằng: Nhỏ, hẹp thuộc hạ lưu các sông Vu Gia, Thu Bồn, Tam Kỳ,được phù sa bồi đắp hàng năm, nhân dân có truyền thống thâm canh lúa nước,cây công nghiệp ngắn ngày và cây thực phẩm

- Vùng ven biển: Đa phần là đất cát, sản xuất chủ yếu là hoa màu, trồng rừngchống cát bay, nuôi trồng và đánh bắt hải sản, Trong quá trình công nghiệp hoáthì vùng này có lợi thế về mặt bằng xây dựng thuận lợi, gần các sân bay, bếncảng, các hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và lưới điện quốc gia

- Vùng trung du: Với độ cao trung bình 100m, địa hình đồi bát úp xen kẽ các dảiđồng bằng, thuộc miền Tây các huyện Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc, QuếSơn, Nhân dân có truyền thống trồng lúa, màu, cây công nghiệp, chăn nuôi,trồng rừng, khai thác khoáng sản nhỏ

- Vùng miền núi: Gồm 08 huyện phía Tây của tỉnh, là vùng núi cao, đầu nguồncác lưu vực sông, nơi cư trú của đồng bào các dân tộc ít người Thế mạnh củavùng là rừng, cây công nghiệp dài ngày và chăn nuôi đại gia súc Vùng có cáckhu rừng đặc sản như sâm Trà Linh, quế Trà My, Phước Sơn, có những khu vựcđất đai thuận lợi cho phát triển cây cao su (Hiệp Đức), tiêu (Tiên Phước) và cáccây công nghiệp dài ngày khác tạo điều kiện để hình thành các vùng nguyên liệucho công nghiệp chế biến nông lâm sản, thực phẩm

1.2 Khí hậu:

- Quảng Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, chỉ có 2 mùa là mùa mưa vàmùa khô, chịu ảnh hưởng của mùa đông lạnh miền Bắc Nhiệt độ trung bình năm25.4oC, mùa đông nhiệt độ vùng đồng bằng có thể xuống dưới 20 C Độ ẩmo

Trang 4

trung bình trong không khí đạt trên 84% Lượng mưa trung bình khá cao, nhưngphân bố không đều theo thời gian và không gian, mưa ở miền núi nhiều hơnđồng bằng, mưa tập trung vào các tháng 9 - 12, chiếm 80% lượng mưa cả năm.Mùa mưa trùng với mùa bão, nên các cơn bão đổ vào Quảng Nam thường gây ra

lở đất, lũ quét ở các huyện trung du miền núi và gây ngập lũ ở các vùng vensông

- Vì vậy, thời điểm đẹp nhất để đi du lịch Quảng Nam là khoảng tháng 2 – tháng 4hàng năm, bởi đó là thời điểm chiều lòng khách du lịch nhất Trời ít mưa, không cónắng oi bức như mùa hè, khí hậu dễ chịu, không gian thoáng đãng Thời điểm này

du khách có thể thoải mái đến tham quan những cảnh đẹp ở Hội An hay khám phánhững hoạt động, địa điểm mới để cảm nhận trọn vẹn, đầy đủ nhất vẻ đẹp tạiQuảng Nam

1.3 Tài nguyên sinh vật:

- Hiện nay, diện tích rừng tự nhiên tại tỉnh Quảng Nam còn khoảng 386.224 havới trữ lượng gỗ khoảng 30 triệu m và 50 triệu cây tre nứa Ngoài gỗ3 (sản lượngkhai thác có thể đạt trên dưới 80.000 m /năm), 3 còn có các loại lâm sản quý nhưtrầm, quế, sâm, trẩu, song mây,…

- Quảng Nam có bờ biển dài trên 125 km và thềm lục địa rộng lớn, có nguồn hảisản phong phú thuộc vùng biển Nam Trung Bộ Theo Viện Quy hoạch thuỷ sảnthì vùng biển Nam Trung Bộ có trữ lượng cá trên 42 vạn tấn, trữ lượng mựckhoảng 7.000 tấn, tôm biển khoảng 4.000 tấn

2 Tài nguyên du lịch văn hóa:

2.1 Các lễ hội:

Là vùng đất hội tụ và kết tinh nhiều nền văn hóa độc đáo, những lễ hội ở QuảngNam trở thành “đặc sản” nơi đây Một số lễ hội nổi bật như:

* Lễ hội Làng gốm Thanh Hà

 Thời gian: ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm

 Địa điểm: miếu Nam Diêu, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam

Trang 5

Làng gốm Thanh Hà là làng nghề truyền thống nổi tiếng tại Quảng Nam Tồn tạiqua nhiều thế kỷ, nơi đây nổi tiếng với những sản phẩm gốm sứ, gạch ngói chấtlượng vang danh trong và ngoài nước Lễ hội làng gốm Thanh Hà được các nghệnhân và hàng trăm hộ dân trong làng tổ chức long trọng để cúng tổ nghề Trongngày lễ, rất nhiều trò chơi dân gian hấp dẫn được tổ chức dạng thi đấu giữa cácđội Điển hình là: cõng nàng về dinh, chuốt gốm, nấu cơm bằng niêu đất, đậpnồi, đánh trống khi bịt mắt, đua thuyền.

* Lễ rước cộ Bà chợ Được

 Thời gian: tổ chức 3 năm 1 lần, vào ngày 11 tháng Giêng (âm lịch)

 Địa điểm: xã Bình Triều, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam

Tương truyền rằng hàng trăm năm trở về trước, nơi đây có vị nữ linh anh kiệtNguyễn Thị Của Bà chuyên cho thuốc cứu người, trị bọn quan tham và làmnhiều việc giúp đỡ dân làng giúp đời sống nhân dân ngày càng phát triển Đểtưởng nhớ, tôn vinh và tri ân bà, người dân địa phương cùng nhau tổ chức lễ hộitại lăng Bà chợ Được.Trong ngày lễ hội ở Quảng Nam này, hương chức và ngườidân sẽ tiến hành nghi thức cầu an, truy niệm cùng nhiều hoạt động văn nghệ vàgiải trí khác Nổi bật là lễ rước cộ Bà, xuất phát từ lăng thờ đi vòng quanh chợ đểdân chúng chiêm bái

Trang 6

* Lễ hội Nguyên Tiêu

 Thời gian: 16 tháng Giêng âm lịch hằng năm

 Địa điểm: Hội quán Triều Châu và Quảng Triệu, Hội An

Theo phiên âm, “Nguyên” là thứ nhất, còn “Tiêu” là đêm, ghép lại, Nguyên tiêuchỉ đêm Rằm đầu tiên của một năm Cộng đồng người Hoa tại Hội An cũng rấtchú trọng lễ hội này Hằng năm, lễ hội Tết Nguyên Tiêu ở Hội An đều được tổchức long trọng và trở thành lễ hội ở Quảng Nam nổi bật Không chỉ đơn thuần

là vui chơi, thưởng ngoạn, hội còn mang ý nghĩa tâm linh quan trọng Theo đóngười gốc Hoa tại Hội An sẽ làm lễ cúng các vị tiền hiền, cầu bình an và maymắn đầu năm.Tết Nguyên Tiêu là một trong những lễ hội ở Hội An được tổ chứcrất linh đình, nhộn nhịp Ngoài cộng đồng người Hoa, lễ hội thu hút nhiều dukhách đến tìm hiểu và tham dự

*

Lễ hội Bà Thu Bồn ở Quảng Nam

 Thời gian: từ ngày 10 đến 12 tháng 2 âm lịch hằng năm

 Địa điểm: Dinh bà Thu Bồn, ven sông Thu Bồn, Duy Tân, Duy Xuyên, Quảng Nam

Đối với người dân vùng Quảng Nam, bà Thu Bồn là người có công lao gây dựngnên nghề nông – ngư nghiệp nơi đây Hình ảnh của bà gắn liền với sức mạnh tinh

Trang 7

thần, ý chí vươn lên, và cũng là biểu tượng của sự yêu thương, đoàn kết, giúp đỡnhau trong cuộc sống Lễ hội Bà Thu Bồn chính là dịp để cư dân nơi đây bày tỏlòng biết ơn và tưởng nhớ đến bà.Trong suốt 3 ngày hội, có rất nhiều hoạt độngđược tổ chức, bao gồm cả nghi thức tế lễ, cuộc thi đua thuyền, các trò chơi dângian và những chương trình biểu diễn nghệ thuật đặc sắc Vào đêm cuối cùng,người dân sẽ cùng rước đuốc, thả hoa đăng trên sông, tạo nên khung cảnh rực rỡ,lấp lánh.

* Lễ hội Bà Chiêm Sơn

 Thời gian: từ ngày 10 đến 12 tháng Giêng âm lịch hằng năm

 Địa điểm: Dinh bà Chiêm Sơn, xã Duy Trinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Là lễ hội của cư dân làm nghề nuôi tằm dệt vải của xã DUY TRINH, huyện DuyXuyên Lễ hội là dịp bày tỏ niềm tôn kính với người đã khai sinh ra nghề ươm tằmdệt lụa cho địa phương Người tham gia lễ hội có cơ hội thưởng thức các món ănđặc trưng của người Quảng Nam Lễ hội còn là dịp để tham gia các trò chơi dângian như đá gà, ném bóng vào rổ, hát bài chòi

* Giỗ Tổ nghề Yến

 Thời gian: ngày 9 và ngày 10 tháng 3 âm lịch hằng năm

 Địa điểm: xã Tân Hiệp, đảo Cù Lao Chàm

Trang 8

Lễ giỗ Tổ nghề Yến là một trong những lễ hội ở Quảng Nam đã tồn tại từ lâu đời

và vẫn được lưu truyền cho đến nay Đây là dịp để người dân tưởng nhớ tớinhững người đã khai sinh ra nghề khai thác Yến sào và bày tỏ sự cảm tạ vớithiên nhiên, đất trời vì đã mang đến tài nguyên quý giá này cho xứ Quảng

* Lễ hội đêm Rằm phố cổ Hội An

 Thời gian: từ 18:00 – 22:00 giờ đêm 14 âm lịch hằng tháng

 Địa điểm: phố cổ Hội An

Nhắc đến du lịch Hội An hay lễ hội ở Quảng Nam, không thể không kể tới hội đêmRằm – biểu tượng đặc trưng của phố cổ Theo đó, khung cảnh và hoạt động nơiđây đều hướng tới mục đích làm sống lại cảnh phồn hoa phố thị của những nămđầu thế kỷ XX Vào những ngày này, khắp phố cổ Hội An đều trở nên lung linh,huyền ảo trong ánh sáng phát ra từ những chiếc đèn lồng trang trí Bắt đầu từ 18giờ đến đêm khuya, cả khu phố đèn lồng Hội An đều bừng sáng, tạo nên khungcảnh rực rỡ, đầy màu sắc

- Ngoài một số các lễ hội ở trên thì còn có một số các lễ hội khác như:

Trang 10

Đà Nẵng non nửa giờ chạy xe với cự ly 30 km.

Khu phố cổ Hội An là một điểm du lịch rất nổi tiếng nhờ nét cổ kính, yên bình,nơi đây vẫn bảo tồn gần như nguyên trạng một quần thể di tích kiến trúc cổ gồmnhiều công trình nhà ở, hội quán, đình chùa, miếu mạo, giếng, cầu, nhà thờ tộc,bến cảng, chợ … những con đường phố hẹp chạy ngang dọc tạo thành các ôvuông kiểu bàn cờ Cảnh quan phố phường Hội An bao quát một màu rêu phong

cổ kính như một bức tranh sống động Sự tồn tại một đô thị như Hội An làtrường hợp duy nhất ở Việt Nam và cũng hiếm thấy trên thế giới Đây được xemnhư một bảo tàng sống về kiến trúc và lối sống đô thị

* Thánh địa Mỹ Sơn

Địa chỉ: Xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Trang 11

Thánh địa Mỹ Sơn cách thành phố Đà Nẵng khoảng 69 km và cách thành cổ TràKiệu khoảng 20 km, là tổ hợp bao gồm nhiều đền đài Chăm Pa, trong một thunglũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi Đây từng là nơi tổ chứccúng tế của vương triều Chăm Pa cũng như là lăng mộ của các vị vua Chăm Pahay hoàng thân, quốc thích Thánh địa Mỹ Sơn được coi là một trong nhữngtrung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á và là di sản duynhất của thể loại này tại Việt Nam Năm 1999, thánh địa Mỹ Sơn đã đượcUNESCO chọn là một trong các di sản thế giới.

* Tháp Khương Mỹ

Địa chỉ: Thôn 4, xã Tam Xuân, huyện Núi Thành, tỉnh Quảng Nam

Trang 12

Di tích Khương Mỹ nằm gần Quốc lộ 1A, cách thành phố Đà Nẵng khoảng 75km

về phía Tây - Nam Bao gồm 3 tháp liên hoàn nằm kề nhau, được xây dựngkhoảng đầu thế kỷ X Tại đây đã phát hiện nhiều tác phẩm điêu khắc (hiện đượctrưng bày tại Bảo tàng điêu khắc Champa Đà Nẵng) và nhiều chum vại có niênđại khoảng vài trăm năm Di tích tháp Chăm Khương Mỹ bao gồm ba tháp: thápBắc, tháp Giữa và tháp Nam và được công nhận là di tích quốc gia vào năm1989

* Phật viện Đồng Dương

Địa chỉ: làng Đồng Dương, xã Bình Định Bắc, huyện Thăng Bình, Quảng Nam

Phật viện Đồng Dương là một trong những tu viện Phật giáo của vương quốc Chămpa, thuộc vào hàng tu viện lớn nhất ở khu vực Đông Nam Á thời bấy giờ vừađược công nhận di tích quốc gia đặc biệt Tháp Đồng Dương gồm có hệ thống các tháp nằm gần nhau, được xây dựng vào thời kỳ Chăm Pa còn bị ảnh hưởng của Phật giáo, nên có tính chất đặc biệt so với các tháp khác trong hệ thống tháp Chăm, nó được mệnh danh là tòa tu viện Phật giáo giữa đô thành Hệ thống tháp Đồng Dương nằm ngay chính trung tâm đô thành Indrapura trong thời kỳ vương triều Indrapura

* Tháp Chiên Đàn

Trang 13

Địa chỉ: Tháp Chăm Chiên Đàn, Tam An, Phú Ninh, Quảng Nam

Tháp cổ Champa – tháp Chiên Đàn được xây dựng từ cuối thế kỷ IX đến đầu thế

kỷ X Công trình mang đậm kiến trúc của Champa cổ, điển hình nhất ở phần thân

và chóp mái Phần tháp ở phía Nam được xây dựng sớm nhất, sau đó là tháp ở khu vực trung tâm và phía Bắc

* Tháp Bằng An

Địa chỉ: Đường tỉnh 609, Điện An, Điện Bàn, Quảng Nam, cách chùa Cầu Hội An 14km về phía Tây

Tháp Bằng An là công trình có giá trị văn hóa, lịch sử to lớn Ngọn tháp mang dáng vẻ trầm mặc này dù đã trải qua hàng nghìn năm tuổi với nhiều biến cố nhưng vẫn lưu giữ được nét kiến trúc cổ xưa

2.3 Nghề và các làng nghề truyền thống:

* Làng bích hoạ Tam Thanh

Địa chỉ: Thôn Hòa Trung, xã Tam Thanh, cách TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam

Trang 14

Làng bích hoạ Tam Thanh là ngôi làng bích họa đầu tiên của Việt Nam Nhữngbức tranh mô tả cuộc sống như cảnh thiên nhiên với các rặng dừa nghiêng bóngxuống dòng Trường Giang, những con thuyền cập bến buổi hoàng hôn trên biển,hay chính những nhân vật trong các ngôi nhà cũ, xuống cấp, là những đứa trẻhồn nhiên thả diều, đá bóng, những phiên chợ quê ngồi chồm hổm góc làng, tất

cả hình ảnh này đem đến một cái nhìn chân thực cho những du khách ghé thăm

* Làng gốm Thanh Hà

Địa chỉ: Phạm Phán, Thanh Hà, Hội An, Quảng Nam

Làng gốm Thanh Hà là một trong những làng nghề lâu đời tại Việt Nam Khi đếnvới làng gốm Thanh Hà sẽ nhìn thấy được của hình ảnh một ngôi làng cổ xưa vớinhững hình ảnh cây đa, bến nước cũng những con người cẩn mẩn, tảo tần Ngôilàng càng trở nên đẹp hơn khi có những người dân vô cũng dễ thương và thânthiện Ngoài ra, khi đến đây du khách có thể trải nghiệm làm gốm và có thể đemnhững sản phẩm mình làm ra tặng cho những người mà mình yêu mến

* Làng lụa Hội An

Địa chỉ: Số nhà 28 đường Nguyễn Tất Thành, thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam

Trang 15

Làng lụa Hội An là một trong các làng nghề truyền thống ở Quảng Nam Nơi đâytrưng bày, lưu giữ và tái hiện nghề ươm tơ, dệt lụa cổ truyền Làng nghề Hội Anđang sở hữu bộ sưu tập 100 áo dài duyên dáng và các trang phục truyền thốngđộc đáo của 54 dân tộc Việt Nam Tại đây còn có một cây dâu cổ thụ có từ thờiChăm Pa cao hơn 10m và lá cây có hình chân chim cực lạ

* Làm đèn lồng - Làng nghề truyền thống Hội An

Địa chỉ: Xưởng sản xuất đèn lồng Hà Linh: 72 Trần Nhân Tông, phường CẩmChâu, TP Hội An, Quảng Nam

Nghề làm đèn lồng Hội An là 1 trong 9 làng nghề tiêu biểu tại Việt Nam Làngnghề Hội An làm đèn lồng đã tồn tại hơn 400 năm Đèn lồng lung linh sắc màu

là biểu tượng đặc trưng của phố cổ Hội An.Tại đây du khách sẽ được chiêmngưỡng quy trình làm ra một chiếc đèn lồng đẹp, bắt mắt với các bước làm rất tỉ

mỉ và công phu Công đoạn để chọn lựa nguyên liệu làm lồng đèn cũng khá khắtkhe: tre phải là loại tre già còn tươi được ngâm trong 10 ngày với nước muối rồiphơi phô, vát mỏng, vải bọc là loại vải tơ tằm, vải xoa và có màu sắc rực rỡ

* Làng mộc Kim Bồng

Địa chỉ: Đường Nông Thôn, thôn Trung Hà, xã Cẩm Kim, thành phố Hội An, tỉnhQuảng Nam

Trang 16

Kim Bồng là làng nghề Quảng Nam chuyên về làm mộc Làng mộc Kim Bồng đãtồn tại hơn 600 năm Ngôi làng nghề này nổi tiếng với nghề mộc đóng thuyền, nghề mộc dân dụng, nghề mộc xây dựng, nghề nề đắp vẽ và chạm trổ linh vật.

Để khám phá trọn vẹn làng nghề, du khách có thể thuê xe đạp và dạo quanh làng.Vừa bước chân vào đây là bạn đã nghe được các âm thanh quen thuộc của tiếng đục, tiếng cốc cốc, keng keng đặc trưng

* Làng rau Trà Quế Hội An

Địa chỉ: Làng Trà Quế, xã Cẩm Hà, Hội An, Quảng Nam

Làng rau Trà Quế là nơi vẫn đang duy trì phương pháp trồng rau hữu cơ có từ xa xưa Người dân Trà Quế chỉ trồng những loại rau thơm như hành, tía tô, húng, ngò… Để rau luôn xanh tốt, nông dân luôn bón rau bởi loại rong vớt từ đầm.Du lịch làng nghề Hội An trồng rau Trà Quế, du khách sẽ được trải nghiệm một ngày làm nông dân trồng rau chính hiệu với các hoạt động như xới đất, gieo hạt, tưới cây và cả thu hoạch Tại làng nghề còn có các lớp học nấu ăn thú vị để hướng dẫn bạn làm bánh xèo, mì Quảng

* Làng chiếu Bàn Thạch

Địa chỉ: Thôn Đông Bình, xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam

Trang 17

Làng chiếu Bàn Thạch đã tồn tại hơn 500 năm là một trong 3 làng nghề truyềnthống lâu đời nổi tiếng nhất xứ Quảng Khi đến làng nghề Hội An làm chiếu này,

du khách sẽ được trải nghiệm chợ phiên sôi động được họp vào tầm 4 - 5 giờsáng.Điểm khác lạ của chiếu làng Bàn Thạch là các họa tiết được tạo ra từ sợiđay, sợi cói chứ không phải in khuôn họa tiết như nơi khác

* Làng đúc đồng Phước Kiều

Địa chỉ: Điện Phương, Điện Bàn, Quảng Nam

Phước Kiều là ngôi làng ở Hội An đã tồn tại hơn 400 năm với nghề đúc đồng.Làng đúc đồng Phước Kiều nổi tiếng với các sản phẩm văn hóa truyền thống nhưcồng chiêng, nhạc cụ, đồ thờ cúng, đồ phong thủy Du lịch làng nghề Hội AnPhước Kiều, du khách sẽ được chiêm ngưỡng các món lư đồng, đồ đồng cực kỳtinh xảo Đây còn là dịp để bạn gặp gỡ các nghệ nhân tài hoa của làng đúc đồng

và tìm hiểu về công đoạn từ nhồi đất, giáp khuôn, pha chế kim loại

* Làng dệt Mã Châu

Địa chỉ: Huyện Duy Xuyên, Quảng Nam

Trang 18

Làng lụa Mã Châu là một làng nghề có tuổi đời đã hơn 600 năm Theo người dânđịa phương kể lại, từ khi cô thôn nữ hái dâu trở thành Hoàng hậu, bà chăm lo condân và dạy cho khắp nơi nghề trồng dâu nuôi tằm, ươm tơ dệt lụa Cũng từ đó,vùng Duy Xuyên và Điện Bàn ngày càng phát triển thịnh vượng nghề truyền thốngnày

* Làng trống Đông Yên

Địa chỉ: Ấp Nam xã Đại Minh, huyện Đại Lộc, tỉnh Quảng Nam

Nghề trống Lâm Yên đã tồn tại hơn 200 năm, ông tổ của nghề này là ông PhanCông Thiên (người Bắc Việt Nam di cư vào Nam và dừng chân ở Lâm Yên, QuảngNam vì ông nhận ra rằng mọi thứ ở đây đều hòa hợp với yếu tố thiên thời – địa lợi– nhân hoà), để phát triển nghề trống trên mãnh đất này.Làng Trống Lâm Yên hàngnăm đều cho ra số lượng từ khoảng 1.500 đến 2.000 sản phẩm đến các tỉnh thànhtrong cả nước

2.4 Bảo tàng:

Bản thân phố cổ Hội An đã như một “bảo tàng sống”, nhưng trên những con phốxinh đẹp tại đây, cũng có một vài bảo tàng thực thụ giúp du khách hiểu thêm vềlịch sử và văn hóa độc đáo của nơi này Nằm rải rác quanh phố cổ, những bảo tàng

Trang 19

này kể một câu chuyện cực kỳ lôi cuốn về Hội An và trưng bày nhiều cổ vật thú vị

có niên đại hàng ngàn năm

* Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh

Địa chỉ: Số 149 đường Trần Phú, P Minh An, TP Hội An, Quảng Nam

Sa Huỳnh được cho là nền văn hóa đã định cư và giao thương sớm nhất ở Hội

An Các phát hiện khảo cổ ở Hội An và Cù lao Chàm đã vén bức màn cổ xưa củavăn hóa Sa Huỳnh, cho thấy người Sa Huỳnh từng trao đổi nữ trang và đồ gốmvới các quốc gia châu Á khác Bảo tàng này trưng bày nhiều hiện vật, bao gồmcông cụ sắt, đồ gốm, và đồ trang trí được tìm thấy ở các khu vực từng có người

Sa Huỳnh sinh sống ở Quảng Nam Trong số cổ vật đáng giá nhất tại đây còn cóchuỗi mộ chum, một nét văn hóa đặc sắc của người Sa Huỳnh

* Bảo tàng gốm sứ mậu dịch

Địa chỉ: 80 Trần Phú, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam

Hơn 300 món đồ gốm cổ có xuất xứ từ Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, TháiLan, Ấn Độ và Trung Đông hội tụ trong bộ sưu tập tại bảo tàng gốm sứ mậu dịchcủa Hội An Tại đây còn trưng bày những mẫu bát đĩa, lọ hoa thế kỷ 15 sản xuấttại các lò gốm phía Bắc của Việt Nam, được vớt lên từ xác tàu đắm ở Cù Lao

Trang 20

Chàm Bảo tàng nằm trong một căn nhà phố hai lầu truyền thống, với mộtkhoảng sân đầy nắng phân chia gian trước và sau.

* Bảo tàng nghề y truyền thống

Địa chỉ: 46 Nguyễn Thái Học, P Minh An, TP Hội An, Quảng Nam

Bước vào bảo tàng độc đáo này, du khách sẽ được du hành ngược thời gian về một tiệm thuốc bắc cổ ở Hội An, với một tủ thuốc đông y cao gần tới trần nhà, khu vực ngồi chờ và khu khám bệnh được phân cách bởi một bức bình phong gỗ chạm khắc cầu kỳ Bảo tàng trưng bày bếp nung, ấm sắc thuốc, và các công cụ khác từng được thầy thuốc sử dụng, bên cạnh các quy trình xử lý, bảo quản thảo dược truyền thống của Hội An

* Bảo tàng văn hóa dân gian

Địa chỉ: 33 Nguyễn Thái Học, Phường Minh An, Hội An, Quảng Nam

Bảo tàng văn hóa dân gian là nơi hoàn hảo để du khách tìm hiểu về văn hóaQuảng Nam Bảo tàng trưng bày về các nghề thủ công truyền thống như làmlồng đèn, nghề mộc, nuôi tằm, và thêu Du khách đam mê nghệ thuật sẽ thích thúvới khu trưng bày ở tầng trên về nghệ thuật sân khấu địa phương, trang phục, và

lễ hội

Trang 21

* Bảo tàng di sản vô giá của Réhahn (Precious Heritage by Réhahn)

Địa chỉ: 26 Đường Phan Bội Châu, Cẩm Châu, Hội An, Quảng Nam

Di sản vô giá (Precious Heritage) là một phòng triển lãm kiêm bảo tàng đượcsáng lập bởi Réhahn, một nhiếp ảnh gia người Pháp đã đem lòng yêu mến Hội

An Bảo tàng miễn phí này trưng bày một bộ sưu tập trang phục truyền thống từ

50 cộng đồng dân tộc thiểu số trên khắp Việt Nam Mỗi bộ trang phục đượctrưng bày cùng một bức ảnh chân dung chụp người dân tộc đó, bên cạnh thôngtin về từng nền văn hóa

II Các loại hình du lịch phổ biến tại Quảng Nam:

1 Du lịch sinh thái:

Hiện nay, các khu du lịch sinh thái Quảng Nam đang được đầu tư phát triển, đáp ứng nhu cầu tham quan ngày càng cao của du khách trong và ngoài nước Với lợi thế về cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa truyền thống đặc sắc… Quảng Nam đã và đang trở thành một trong những địa điểm du lịch hấp dẫn nhất trên cả nước Một sốkhu du lịch sinh thái nổi bật bao gồm:

* Khu du lịch sinh thái Cổng Trời Đông Giang

Địa chỉ: Xã Mà Cooih, huyện Đông Giang, Quảng Nam

Trang 22

Cổng Trời Đông Giang là một trong những khu du lịch sinh thái Quảng Nam nổitiếng, hội tụ đầy đủ dịch vụ nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí, bảo tồn văn hóa vàthưởng thức ẩm thực Với giá vé vào cửa chỉ từ 200.000 VNĐ/người, bạn đã có thểhòa mình vào một “kiệt tác” giữa Đại Ngàn, khám phá quần thể hang động, thácsuối đẹp tựa tranh vẽ.

* Khu du lịch sinh thái Suối Tiên

Địa chỉ: Xã Quế Hiệp, thuộc địa bàn huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam

Với tổng diện tích lên tới 12.27 ha, khu du lịch sinh thái Suối Tiên được quy hoạchthành 5 phân khu khác nhau, du khách đến đây có thể thưởng ngoạn phong cảnhthiên nhiên hữu tình, tắm suối, check-in với những con thác trắng xóa, sử dụng cácdịch vụ nghỉ dưỡng, ăn uống đa dạng

* Khu du lịch sinh thái Hồ Phú Ninh

Địa chỉ: Thôn Trung Đàn, xã Tam Đại, thuộc huyện Phú Ninh, Quảng Nam

Trang 23

Nằm cách ga Tam Kỳ khoảng 7km với khung cảnh được ví như “Hòn NgọcXanh” với núi non hùng vĩ, phong cảnh hoang sơ, hữu tình Bên cạnh đó, du khách

có thể sử dụng các dịch vụ nghỉ dưỡng, nhà hàng, trung tâm hội nghị, tắm suốikhoáng nóng… hay tham gia các hoạt động giải trí như: xe đạp leo núi, lửa trại,câu cá, chèo thuyền,…

* Khu du lịch sinh thái rừng Hà Gia

Địa chỉ: Khối phố Hà Bản, thuộc phường Điện Dương, thị xã Điện Bàn, QuảngNam

Khu du lịch sinh thái Hà Gia với quang cảnh miền quê yên bình Tại đây, du khách

sẽ được nghỉ ngơi tại các căn phòng view sông tuyệt đẹp, xung quanh là hồ sen, ao

cá, lũy tre – một khung cảnh đậm chất làng quê Việt mang đến cho mọi người cảmgiác nhẹ nhàng, thư thái

* Khu du lịch sinh thái Khe Lim

Địa chỉ: Xã Đại Hồng, thuộc huyện Đại Lộc, Quảng Nam

Trang 24

Khe Lim Quảng Nam gây ấn tượng với du khách bởi những con thác dựng đứng,chảy từ độ cao lên tới hàng trăm mét, tung bọt trắng xóa Xung quanh những conthác này bốn bề đều là núi rừng hoang sơ, tạo nên một cảnh đẹp động lòng người.

* Rừng dừa Bảy Mẫu

Địa chỉ: Tổ 2, thôn Cần Nhân, thuộc xã Cẩm Thanh, TP Hội An, Quảng Nam

Rừng dừa Bảy Mẫu là một trong những khu du lịch sinh thái nổi tiếng được kếthợp nhiều trong các tour du lịch Đà Nẵng, Quảng Nam Nơi đây sở hữu cảnh quanthiên nhiên yên bình với những rừng dừa xanh mướt, rạch nước trong veo Dukhách khi đến với rừng dừa Bảy Mẫu sẽ được đi thuyền thúng qua những con rạch,ngắm nhìn hệ sinh thái tự nhiên, thoải mái chụp ảnh và vui chơi

* Đồi chè Đông Giang

Địa chỉ: Nông trường Quyết Thắng, xã Ba, thuộc huyện Đông Giang, Quảng Nam

Ngày đăng: 03/12/2024, 16:10

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w