DANH MỤC BẢNG 2.1 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 36 2.2 Nhịp điệu trong bài thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 40 2.3 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Huy Cận 46 2
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
BÙI THỊ THÚY
ĐẶC ĐIỂM NHỊP ĐIỆU VÀ THANH ĐIỆU TRONG THƠ THẤT NGÔN CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ
HUY CẬN
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGÀNH : NGÔN NGỮ VIỆT NAM
MÃ SỐ : 82.22.01.02
Người hướng dẫn khoa học: TS Hồ Thị Kim Ánh
HẢI PHÒNG - 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin khẳng định đề tài "Đặc điểm nhịp điệu và thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận" là công nghiên cứu riêng
của tôi, được hướng dẫn bởi TS Hồ Thị Kim Ánh Các nội dung và kết quả trong đề tài này là trung thực, chưa được công bố dưới hình thức trước đây Tác giả đã thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau, được ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo, để phục vụ cho việc phân tích, nhận xét và đánh giá
Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Tác giả
Bùi Thị Thúy
Trang 4và những kinh nghiệm quý báu, tạo mọi điều kiện thuận lợi, hỗ trợ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất tới cô giáo - TS Hồ Thị Kim Ánh, người đã luôn đồng hành, tận tình hướng dẫn, giúp đỡ, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để thực hiện tốt luận văn
Xin được gửi lời cảm chân thành tới các thầy cô giáo và học sinh trường THCS Mỹ Đức đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài Trong quá trình nghiên cứu, có thể không tránh khỏi những thiếu sót và hạn chế, tôi rất mong muốn nhận được ý kiến đóng góp từ giảng viên và đồng nghiệp để hoàn thiện đề tài hơn
Tôi xin trân trọng cảm ơn!
Hải Phòng, ngày 10 tháng 10 năm 2023
Tác giả
Bùi Thị Thúy
Trang 5MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN i
LỜI CẢM ƠN ii
MỤC LỤC iii
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT v
DANH MỤC BẢNG vi
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 7
1.1 Nhịp điệu và thanh điệu trong thơ 7
1.1.1 Nhịp điệu 7
1.1.2 Thanh điệu 9
1.2 Khái quát về thơ và thơ thất ngôn 12
1.2.1 Thơ 12
1.2.2 Thơ thất ngôn 19
1.3 Về nhà thơ Nguyễn Khuyến và Huy Cận 29
1.3.1 Nhà thơ Nguyễn Khuyến 29
1.3.2 Nhà thơ Huy Cận 30
Tiểu kết chương 1 34
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM NHỊP ĐIỆU TRONG THƠ THẤT NGÔN CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ HUY CẬN 35
2.1 Đặc điểm nhịp điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 35
2.1.1 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 35
2.1.2 Nhịp điệu trong bài thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 40
2.2 Đặc điểm nhịp điệu trong thơ thất ngôn của Huy Cận 45
2.2.1 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Huy Cận 46
2.2.2 Nhịp điệu trong khổ thơ thất ngôn của Huy Cận 52
2.3 Nhận xét về nhịp điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận 58
Trang 62.3.1 Về mặt hình thức 58
2.3.1 Về mặt nội dung 59
Tiểu kết chương 2 62
CHƯƠNG 3: ĐẶC ĐIỂM THANH ĐIỆU TRONG THƠ THẤT NGÔN CỦA NGUYỄN KHUYẾN VÀ HUY CẬN 63
3.1 Đặc điểm thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 63
3.1.1 Khảo sát thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 63
3.1.2 Thanh điệu trong thơ thất ngôn tứ tuyệt của Nguyễn Khuyến 63
3.1.3 Thanh điệu trong thơ thất ngôn bát cú của Nguyễn Khuyến 66
3.2 Đặc điểm thanh điệu trong thơ thất ngôn của Huy Cận 75
3.2.1 Khảo sát thanh điệu trong thơ thất ngôn của Huy Cận 75
3.2.2 Phân tích thanh điệu trong thơ thất ngôn của Huy Cận 76
Tiểu kết chương 3 85
KẾT LUẬN 86
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
Trang 7DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Trang 8DANH MỤC BẢNG
2.1 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 36 2.2 Nhịp điệu trong bài thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 40 2.3 Nhịp điệu trong câu thơ thất ngôn của Huy Cận 46 2.4 Số lượng khổ thơ trong bài thơ thất ngôn của Huy Cận 52 2.5 Nhịp điệu trong khổ thơ thất ngôn của Huy Cận 53
3.1 Thống kê số bài thơ theo luật vần Bằng và luật vần Trắc
trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến 63 3.2 Luật vần Bằng trong thơ thất ngôn tứ tuyệt của Nguyễn
Trang 9MỞ ĐẦU
1 Lý do lựa chọn đề tài nghiên cứu
1.1 Ngôn ngữ là chất liệu của thơ Sự cách tân thơ gắn liền với sự hiện
đại hóa trong ngôn ngữ thơ Nghiên cứu ngôn ngữ thơ người ta thường chú ý nghiên cứu sự hiện đại hóa ngôn ngữ thơ Đặc trưng nổi bật của ngôn ngữ thơ
là sự tổ chức nhịp điệu, âm thanh một cách hài hòa và có quy luật chặt chẽ Vì vậy, trên quan điểm ngôn ngữ học, ngôn ngữ thơ khác với ngôn ngữ văn xuôi
ở chỗ, trong ngôn ngữ văn xuôi các đơn vị xuất hiện một cách tự nhiên, liền mạch và xuôi chiều; còn trong ngôn ngữ thơ, chúng được tổ chức thành các
vế tương đương, chiếu ứng lên nhau theo những vị trí nhất định, tạo nên nhịp điệu cho thơ Nhịp điệu là một trong ba yếu tố cơ bản tạo nên tính nhạc cho thơ, và tính nhạc chính là cơ sở để chúng ta khu biệt giữa thơ ca và văn xuôi
Hơn nữa, sự ngắt nhịp của câu thơ không đơn thuần chỉ là hình thức mà
nó cũng chính là nội dung, bởi lẽ, nhịp thơ là nhịp của cảm xúc, là biểu hiện của những chuyển biến sắc thái tình cảm khác nhau
Bên cạnh nhịp thơ, cách sử dụng tập trung một thanh điệu nào đó cũng góp phần tạo ra điểm nhấn nghệ thuật khác nhau về cao độ trong câu thơ Chẳng hạn, câu thơ có sự tập trung thanh bằng thường gợi cảm giác êm đềm, hài hòa, nhẹ nhàng, không gian được rộng mở, thời gian như được kéo dài hơn, câu thơ có sự tập trung thanh trắc thường tạo ra cảm giác có sự ghập ghềnh, không bằng phẳng, có biến cố…
1.2 Văn học trung đại ra đời đã góp thêm sự phong phú về nội dung,
đa dạng về thể loại, đạt được nhiều thành tựu đỉnh cao về nghệ thuật làm cho diện mạo của văn học dân tộc được hoàn chỉnh và phong phú Nguyễn Khuyến là một trong những nhà thơ tiêu biểu của văn học trung đại Việt Nam chặng cuối Nguyễn Khuyến vừa sáng tác thơ văn bằng chữ Hán, vừa sáng tác thơ văn bằng cả chữ Nôm với thể loại đặc trưng là thất ngôn tứ tuyệt và thất ngôn bát cú Thơ Nguyễn Khuyến vừa trào phúng vừa trữ tình Chính nhờ
Trang 10những bài thơ Nôm giản dị, gần gũi với người dân quê và ấm áp hồn thơ đất Việt ấy mà người đời sau gọi ông là “nhà thơ dân tình làng cảnh” Thơ Nôm
đã đưa tên tuổi của Nguyễn Khuyến đặt ngang tầm với những nhà thơ văn trào phúng bậc thầy trong nền văn học Việt Nam Đồng thời, một điều chúng
ta có thể dễ dàng nhận thấy tất cả các tác phẩm của Nguyễn Khuyến được
chọn dạy ở nhà trường hầu hết là tác phẩm chữ Nôm như Thu điếu, Bạn đến chơi nhà, Khóc Dương Khuê… Thơ Nôm theo thể thất ngôn Đường luật đóng
vai trò hết sức quan trọng và đã làm nên những thành công đặc sắc trong sự nghiệp sáng tác của nhà thơ Nguyễn Khuyến
1.3 Thơ mới ra đời đã mang đến bộ mặt mới cho văn học Việt Nam về
cả nội dung và hình thức Trong Thơ mới, chúng ta thấy được rõ nét hơn được
ý nghĩa của nhịp và thanh điệu trong thơ Cái tôi tự do sáng tạo được giải phóng khỏi khuôn phép gò bó của thơ cũ nên đã tạo được một bước bứt phá cho thi ca Việt Nam giai đoạn 1932 - 1945 Ngôn ngữ thơ đã chuyển biến theo khuynh hướng cách tân Chính vì vậy, chúng ta đã được đón nhận những thi phẩm mới với nhiều dáng vẻ khác nhau với cách gieo vần, bố trí thanh điệu và cách ngắt nhịp rất mới Có thể nói, một trong những yếu tố độc đáo trong thơ mới đó chính là việc tìm cái mới trong cái cũ
Huy Cận không chỉ là đại biểu xuất sắc của phong trào thơ mới, mà còn
là nhà thơ lớn của nền thơ ca Việt Nam hiện đại Ông đã luôn khẳng định được cái tôi sáng tạo với những vần thơ mang âm hưởng riêng mà ở đó tiếng Việt đã phát huy được những thế mạnh đặc sắc Trong thơ Huy Cận, bài thơ thất ngôn có số lượng khá nhiều Sự đổi mới nghệ thuật cũng như khả năng sáng tạo và hòa nhập nhanh chóng của Huy Cận đã tạo nên dấu ấn đặc sắc của nhà thơ giữa dòng chảy văn học thời đại mới Những bài thơ bảy chữ của Huy Cận đều để lại những tình cảm đặc biệt trong lòng người đọc Nét đặc sắc và cũng là những cách tân của thơ mới bảy chữ của Huy Cận so với thơ thất
Trang 11ngôn của Nguyễn Khuyến thể hiện trên những phương diện khác nhau từ kết cấu bài thơ, cách đối thanh cho đến cách gieo vần, cách ngắt nhịp
Chính vì lí do này mà chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm nhịp điệu và thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận” Luận văn của chúng tôi hy vọng sẽ làm rõ đặc điểm về nhịp điệu, thanh
điệu trong các bài thơ thất ngôn của hai tác giả Nguyễn Khuyến và Huy Cận
Từ đó, luận văn mong muốn có cái nhìn toàn diện hơn về thơ của Nguyễn Khuyến và Huy Cận, góp phần thiết thực cho việc tìm hiểu, phân tích, giảng dạy thơ thất ngôn
2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1 Những nghiên cứu về thơ nói chung
Thơ ca nói chung từ lâu đã là đối tượng nghiên cứu của những người yêu thơ nói riêng và các ngành nghệ thuật có liên quan nói chung
Có nhiều nhà nghiên cứu bàn đến tính nhạc trong thơ, tuy nhiên, giới nghiên cứu chỉ mới thống nhất ở một điểm là khẳng định trong ngôn ngữ thơ
có đặc điểm của tính nhạc, nhưng tính nhạc đó được biểu hiện cụ thể như thế nào thì chưa có được tiếng nói chung Các tác giả như Dương Quảng Hàm (1943), Bùi Kỉ (1950), Nguyễn Trung Thu (1968), Bùi Văn Nguyên và Hà Minh Đức (1971), Hà Minh Đức (1974), Bùi Công Hùng (1983), Hữu Đạt (1996), Lạc Nam (1993), Lý Toàn Thắng (1999), Nguyễn Phan Cảnh (2001), Mai Ngọc Chừ (2005)… ở những quy mô và mức độ nhất định khi bàn về hình thức của thơ đều nhấn mạnh vai trò của nhạc điệu trên những phương diện khác nhau Dựa vào các thuộc tính âm thanh ngôn ngữ như cao độ, độ mạnh, độ dài các tác giả như Dương Quảng Hàm (1943), Bùi Văn Nguyên và
Hà Minh Đức (1971), Lạc Nam (1993), Lý Toàn Thắng (1999)… nhấn mạnh yếu tố thanh điệu và luật phối thanh tạo ra âm sắc trầm bổng và giai điệu, nhạc điệu cho câu thơ Tác giả Mai Ngọc Chừ (2005) lại quan tâm đến các đơn vị âm thanh như nguyên âm, phụ âm trong sự kết hợp với nhau để tạo nên
Trang 12vần thơ và sự hài âm của vần thơ kết hợp với nhịp làm nên tính nhạc cho thơ Còn các tác giả Nguyễn Trung Thu (1968), Hà Minh Đức (1974), Nguyễn Phan Cảnh (2001) lại nhấn mạnh yếu tố nhịp điệu, xem nhịp điệu là sức mạnh
cơ bản năng lực của câu thơ
2.2 Những nghiên cứu về thơ thất ngôn
Từ trước đến nay, đã có nhiều công trình văn học sử nghiên cứu về sự
ra đời, nguyên tắc sáng tác, luật thơ, tác gia, tác phẩm thơ thất ngôn Đường luật Việc nghiên cứu về nguồn gốc, thời gian ra đời của thất ngôn Đường luật
ở Trung Quốc, thời gian du nhập của thơ thất ngôn Đường luật vào Việt Nam
nói chung khá thống nhất Từ những năm giữa thế kỷ XIX đã có “Thi văn Việt Nam” (1951) của tác giả Hoàng Xuân Hãn, “Lược thảo lịch sử văn học Việt Nam tập III” (1957) của nhóm sáu tác giả, đứng đầu là Vũ Đình Liên, “Sơ thảo lịch sử văn học Việt Nam” (1957) của Văn Tân, “Mấy vấn đề văn học sử Việt Nam” (1958) của Trương Tửu, “Giáo trình lịch sử văn học Việt Nam” (2000) của Nguyễn Đăng Mạnh, “Con đường giải mã văn học trung đại Việt Nam” (2021) của Nguyễn Đăng Na Về cơ bản, trong các công trình trên,
các tác giả đã đề cập vấn đề nguồn gốc của thể loại thơ thất ngôn Đường luật,
lý giải thời điểm ra đời và những vai trò, ảnh hưởng của của thơ thất ngôn Đường luật đến thơ ca Việt Nam nói chung, những tác giả và tác phẩm thơ thất ngôn Đường luật tiêu biểu trong thời kỳ văn học trung đại Việt Nam
Ở một xu hướng nghiên cứu khác, việc nghiên cứu đã được mở rộng một cách có hệ thống hơn Hướng nghiên mới này phổ biến và tương đối hiệu quả về thơ thất ngôn Đường luật Đó là hướng nghiên cứu trên phương diện cấu trúc thể thơ, quy luật gieo vần, hài thanh, ngắt nhịp Nghĩa là việc nghiên cứu thơ thất ngôn Đường luật theo hướng này đã đi sâu vào lý thuyết sáng tác, vận hành mà không chỉ đơn thuần nghiên cứu về lịch sử hay những tác giả tác phẩm tiêu biểu như khuynh hướng trên Những công trình nghiên cứu chi tiết vào từng thể loại cụ thể của thơ thất ngôn Đường luật có thể kể đến như:
“Những khuynh hướng trong thi ca Việt Nam” (1962) của tác giả Minh Huy;
Trang 13“Các thể thơ và sự phát triển của hình thức thơ ca trong văn học Việt Nam” (1971) của nhóm tác giả Bùi Văn Nguyên, Hà Minh Đức, “Thơ và mấy vấn đề trong thơ Việt Nam hiện đại” (1974) cũng của tác giả Hà Minh Đức, “Phong trào thơ mới 1932 - 1945” (1982) của tác giả Phan Cự Đệ, “Lý luận và phê bình văn học” (2021) của Trần Đình Sử, “Thi pháp thơ Đường” (2007) của
Nguyễn Bích Hải Các công trình vừa kể đã nêu ra khái niệm, các kiểu loại, quy luật sáng tác của thơ thất ngôn Đường luật Các tác giả cũng phân tích chi tiết về sự phát triển của thể thơ thất ngôn Đường luật về phương diện cấu trúc hình thức, về niêm, luật
Tiếp tục xu hướng trên của các tác giả, chúng tôi lựa chọn đề tài: "Đặc điểm nhịp điệu và thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận" nhằm mục đích chỉ ra sự cách tân của thể thơ bảy chữ hiện đại so với
thể thơ thất ngôn truyền thống
3 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của luận văn là tìm hiểu đặc điểm nhịp điệu và thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận nhằm làm sáng tỏ thơ bảy chữ hiện đại phát triển như thế nào so với thơ thất ngôn truyền thống, qua
đó chỉ ra sự cách tân của thể thơ này từ truyền thống đến hiện đại
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Luận văn đặt ra những nhiệm vụ nghiên cứu như sau:
- Xây dựng cơ sở lí thuyết về thơ nói chung, thơ thất ngôn nói riêng và
lý thuyết về nhịp điệu, thanh điệu
- Khảo sát và chỉ ra đặc điểm chung trong thơ thất ngôn của tác giả Nguyễn Khuyến, Huy Cận ở hai phương diện nhịp điệu và thanh điệu
- Chỉ ra sự kế thừa và cách tân về nhịp điệu, thanh điệu giữa thể thơ thất ngôn truyền thống và thể thơ bảy chữ hiện đại
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Trang 14Đối tượng nghiên cứu của luận văn là thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và thơ thất ngôn của Huy Cận dưới góc độ ngôn ngữ học
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu nhịp điệu và thanh điệu trong các bài thơ thất ngôn của hai tác giả Nguyễn Khuyến và Huy Cận ở:
+ “Tuyển tập thơ Nguyễn Khuyến” (2005), Nxb Giáo dục;
+ “Tuyển tập thơ Huy Cận” (2001), Nxb Văn học
5 Phương pháp nghiên cứu
Để đạt được mục đích, luận văn sử dụng các phương pháp và các thủ pháp nghiên cứu sau đây:
- Phương pháp miêu tả:
Luận văn sử dụng phương pháp miêu tả để miêu tả đặc điểm về nhịp điệu, thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và thơ thất ngôn của Huy Cận
- Phương pháp so sánh, đối chiếu:
Luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh, đối chiếu các bài thơ thất ngôn của tác giả Nguyễn Khuyến và Huy Cận nhằm chỉ ra sự cách tân của của thể thơ thất ngôn
- Thủ pháp thống kê, phân loại:
Luận văn sử dụng thủ pháp thống kê, phân loại để thống kê, phân loại cách sử dụng nhịp điệu, thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến
và thơ thất ngôn Huy Cận
6 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung luận văn gồm 3 chương:
- Chương 1: Cơ sở lý luận
- Chương 2: Đặc điểm nhịp điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận
- Chương 3: Đặc điểm thanh điệu trong thơ thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1 Nhịp điệu và thanh điệu trong thơ
1.1.1 Nhịp điệu
1.1.1.1 Khái niệm nhịp điệu
Nhịp điệu (Rhythm) là một thuật ngữ được sử dụng ở nhiều lĩnh vực, trong đó có một số lĩnh vực đặc trưng như âm nhạc, và văn học nghệ thuật Hiện nay, chưa có một quan điểm hay định nghĩa nhất quán mang tính phổ quát về nhịp điệu nói chung trong thơ văn Ở mỗi góc độ nghiên cứu khác nhau, các học giả quan niệm theo các khía cạnh khác nhau
Theo quan điểm của nhà nghiên cứu Hoàng Phê: “Nhịp điệp chính là sự lặp lại một cách tuần hoàn các âm cao và thấp theo các trật tự hay cách thức nhất định [28, tr.892] Như vậy, chúng ta có thể nhận diện được nhịp điệu thông qua những âm thanh, những chuyển động hàng ngày của cuộc sống có tính tuần hoàn, khi ta nghe tiếng kêu của kim đồng hồ quay, nghe tiếng bước chân đều đặn của đoàn quân theo tiếng nhạc, hay khi ta nghe chính nhịp đập đều đặn của trái tim
Tác giả Vũ Thị Sao Chi cho rằng, có hai vấn đề chính khi nói về nhịp điệu: “ Thứ nhất, nhịp điệu là phương thức diễn ra trong các hiện tượng của
xã hội và tự nhiên theo hình thức lặp tuần hoàn, trong những chu kỳ nhất định hay một khoảng cách nhất định; Thứ hai, căn cứ vào vào cách thức tạo lập và tính chất nội dung có thể phân chia nhịp điệu thành hai loại: nhịp điệu tự nhiên và nhịp điệu nhân tạo Nhịp điệu tự nhiên là sự tuần hoàn đơn giản theo phản xạ tự nhiên của một số kích thích nhất định, không có ý nghĩa Còn nhịp điệu nhân tạo được phân biệt với mức độ cao hơn Đó là thứ nhịp điệu có ý nghĩa do con người tạo ra xuất phát từ nhu cầu nhận thức, thông tin, thẩm mỹ, muốn mô phỏng, tái tạo lại cái tự nhiên khách quan trong cách cảm nhận chủ quan” [5, tr.13]
Như vậy, hiểu theo nghĩa chung nhất, nhịp điệu là hình thức phân bố trong thời gian những chuyển động nào đó Nhịp điệu thể hiện tính chất đều
Trang 16đặn của chuyển động, sự cân đối của những độ dài về thời gian hay sự luân phiên dưới dạng chuyển động âm thanh Nhịp điệu được tạo bởi âm thanh và những khoảng lặng Những âm thanh và sự im lặng này hợp thành đơn vị âm thanh, lặp đi lặp lại phát sinh thành nhịp điệu
1.1.1.2 Vai trò của nhịp điệu và cơ sở của cách ngắt nhịp trong thơ
- Vai trò của nhịp điệu trong thơ
Trong thơ, nhịp điệu có vai trò đặc biệt quan trọng, Tác giả Đinh Văn Đức nhấn mạnh: “Nhịp điệu chính là nguồn gốc của các giai điệu, tiết tấu và
âm hưởng trong câu thơ, đoạn thơ Nó là cơ sở để phân biệt giữa văn xuôi và thơ Một bài thơ dù làm theo kiểu nào đi nữa người ta cũng không thể bỏ qua nhịp điệu, và thơ có thể thiếu vần, nhưng thiếu nhịp điệu thì thơ không còn là thơ nữa” [17, tr.915]
Trong công trình Ngôn ngữ thơ Việt Nam, Tác giả Hữu Đạt nhắc đến quan điểm của Maiacôpxki: “Nhịp điệu là sức mạnh cơ bản, năng lực cơ bản của câu thơ, không giải thích được nó đâu, chỉ có thể nói về nhịp điệu như nói
về lực hay từ điện - đó là những dạng năng lượng” [11, tr.192]
Có thể nói, Thơ là một cấu trúc đặc biệt được đặc trưng bởi sự phụ thuộc của toàn thể các yếu tố vào nguyên tắc nhịp điệu Do đó, nhịp điệu là xương sống của thơ Giữa thơ và nhịp điệu có quan hệ qua lại Nếu như thơ đã
có được một tứ thơ hay thì chỉ cần có nhịp điệu là đủ, vần luật không cần cho lắm Tự thân cái tứ thơ hết sức nên thơ trên cơ sở nhịp điệu có thể hoán cải tất
cả để đem đến cho bài thơ cái vẻ hoàn chỉnh nên thơ Như vậy, nhịp điệu trong thơ giữ một vai trò hết sức quan trọng Nó luôn luôn có tác dụng nâng
đỡ cảm xúc, làm tăng thêm sức biểu đạt cho thơ
Mặt khác, cùng với vần điệu và thanh điệu, nhịp điệu góp phần tạo nên giai điệu, tính nhạc cho thơ Với mỗi cách ngắt nhịp khác nhau ta sẽ có các tiết tấu, cung bậc khác nhau Với thơ cũ, nhịp điệu câu thơ xuất hiện trên cơ
sở lặp lại và luân phiên các đôn vị âm luật theo sự cấu tạo của ngôn ngữ Do vậy, thơ cũ thường ngắt nhịp 4/3 Cách ngắt nhịp này một phần do tâm lý
Trang 17sáng tác theo khuôn mẫu, một phần để tuân thủ các quy tắc vận luật của thơ Đường Còn các nhà thơ hiện đại như Nguyễn Bính, Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, Xuân Diệu, Tố Hữu không chỉ kế thừa cách ngắt nhịp truyền thống của thơ cổ điển mà còn có nhiều sáng tạo, cách tân các cách ngắt nhịp nhằm thực hiện dụng ý nghệ thuật và tăng thêm tính nhạc cho thơ
- Cơ sở của cách ngắt nhịp trong thơ
Dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, có một số cách ngắt nhịp như sau:
- Ngắt nhịp dựa vào các dấu hiệu nhận dạng ngay trên bề mặt hình thức của câu thơ với các dấu câu: dấu chấm (.); dấu phẩy (,); dấu hai chấm (:); dấu chấm cảm (!); dấu gạch ngang (-)
- Ngắt nhịp dựa vào ngữ nghĩa của một cú đoạn hoặc một ngữ đoạn trong câu thơ Ngữ đoạn là sự kết hợp giữa từ với từ hoặc tổ hợp từ tạo thành các ngữ danh từ, động từ, tính từ, còn cú đoạn là kết cấu chủ - vị hoặc đề- thuyết Một nhịp tương đương với một cú đoạn hay ngữ đoạn
- Ngắt nhịp dựa vào các vế của câu so sánh Bởi vì nhịp thơ được phân tách tương đương với một vế của câu so sánh
- Ngắt nhịp theo vế đứng trước hoặc đứng sau từ có vai trò liên kết
- Với câu thơ có phần đảo ngữ chính là điểm nhấn nghệ thuật được đánh dấu bằng một nhịp, được sắp xếp vào nhịp đầu tiên Các yếu tố còn lại trong câu thơ sẽ được ngắt theo những cách khác nhau tuỳ thuộc vào dụng ý nghệ thuật của tác giả
1.1.2 Thanh điệu
1.1.2.1 Khái niệm thanh điệu
Luồng không khí từ phổi đi lên làm cho dây thanh rung động Sự rung động của dây thanh tạo ra hiệu quả hai mặt: một mặt tạo ra các âm hữu thanh (nguyên âm và phụ âm hữu thanh), mặt khác tạo ra sự chuyển biến về cao độ của âm tiết Thanh điệu là thuật ngữ chỉ sự thay đổi về cao độ trong phạm vi một âm tiết
Như vậy, thanh điệu là khái niệm dùng để chỉ cao độ của một âm tiết Cao độ này có được là do sự rung bật của dây thanh Tùy thuộc vào sự rung
Trang 18động đó nhanh hay chậm, mạnh hay yếu, biến chuyển ra sao,… mà ta có các thanh điệu khác nhau Thanh điệu là một âm vị siêu đoạn tính Nó được biểu hiện trong toàn âm tiết, hay đúng hơn là toàn bộ phần thanh tính của âm tiết (bao gồm cả âm đầu, âm đệm, âm chính và âm cuối)
Về mặt chữ viết thanh điệu được ghi bằng các dấu: “˴” (huyền), “~” (ngã), “?” (hỏi), “/” (sắc), “.” (nặng)
Có những âm tiết như “ta”, “tôi”, khi viết ra không có dấu, nhưng thực
tế, khi phát âm vẫn có một thanh điệu Thanh này gọi là thanh không dấu (thanh ngang) Như vậy theo truyền thống, tiếng Việt có sáu thanh điệu Trừ thanh không dấu còn năm thanh khác, mỗi thanh mang tên của dấu ghi thanh
ấy Sự tồn tại của sáu thanh sẽ được xác minh khi xét đến các thế đối lập âm
vị học vốn được xác lập trong tiếng Việt
Thanh điệu là đơn vị không có tính âm đoạn, nhưng có đường nét, độ cao, tồn tại trong âm tiết Do đó, các thanh điệu phân biệt với nhau theo hai đặc trưng chủ yếu là độ cao và đường nét vận động Dựa vào hai đặc trưng đó
có thể phân loại thanh điệu theo hai cách:
- Dựa vào độ cao của điểm kết thúc:
+ Các thanh có âm vực cao: thanh ngang, ngã, sắc
+ Các thanh có âm vực thấp: thanh huyền, hỏi, nặng
Sự đối lập về âm vực này là cơ sở để cấu tạo từ láy âm
- Dựa vào âm điệu hay theo đường nét vận động:
+ Các thanh có đường nét bằng phẳng, gọi là thanh bằng (B): thanh ngang, huyền
+ Các thanh có đường nét không bằng phẳng, gãy khúc, gọi là thanh trắc (T): thanh ngã, hỏi, sắc, nặng
Sự đối lập về âm điệu là tiền đề để xây dựng luật bằng - trắc trong thơ Hai mặt đối lập đó tạo nên giá trị biểu trưng của thanh điệu tiếng Việt Những phẩm chất âm thanh trên làm cho âm tiết tiếng Việt lúc bổng lúc trầm, lúc rút ngắn lúc kéo dài dàn trải, lúc mềm mại nhẹ nhàng lúc mạnh mẽ, dứt khoát,
Trang 19tạo hiệu quả về âm thanh khi sử dụng Trong sáng tác văn chương, thanh điệu làm nên tính nhạc, nhất là đối với thơ Tính nhạc và âm hưởng tạo ra từ việc phối thanh mang lại hiệu quả về nhận thức và cảm xúc lớn
Luật phối thanh của các thể thơ có luật như lục bát, song thất lục bát, các thể thơ Đường luật chủ yếu theo luật bằng - trắc (không chú ý nhiều đến luật cao - thấp) Giới hạn bởi thi luật song luật bằng - trắc trong thơ lục bát vẫn co giãn, không nghiêm ngặt như các thể thơ Đường luật, đặc biệt là thơ thất ngôn bát cú Đường luật Đây được xem là một trong những thể thơ có niêm luật chặt chẽ, nghiêm ngặt nhất trong nền văn học thế giới Luật phối thanh thơ thất ngôn bát cú rất phức tạp, buộc phải theo sự quy định về thanh bằng, thanh trắc trong từng câu và trong cả bài (tiếng thứ 1, 3, 5, 7 không cần theo luật, tiếng thứ 2, 4, 6 bắt buộc phải theo luật) Sự xen kẽ, điệp, đối bằng trắc làm cho điệu thơ cân xứng, hài hoà, nhịp nhàng và giàu tính nhạc Đối với thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật, ở mức độ nhất định nào đó, luật bằng trắc cùng quy định chặt chẽ về hiệp vần, đối đã dẫn đến hạn chế về cá tính sáng tạo và sự tự do thể hiện cảm xúc, rung động của người nghệ sĩ
1.1.2.2 Đặc điểm của thanh điệu trong thơ
Trong các thể thơ truyền thống, thanh điệu phân bố có quy luật:
- Âm tiết gieo vần của dòng thơ trên với âm tiết gieo vần của dòng thơ dưới phải cùng một âm vực
- Nếu trong một dòng thơ có hai âm tiết gieo vần, một âm tiết gieo vần với dòng thơ trên và một âm tiết gieo vần với dòng thơ dưới thì hai âm tiết ấy không nhất thiết phải cùng âm điệu Nếu cùng một âm điệu thì phải trái nhau
về âm vực
Sự phân bố thanh điệu trong các vần thơ của những thể thơ truyền thống (lục bát, song thất lục bát,…) có thể tóm tắt là trong các âm tiết hiệp vần giữa câu thơ trên và câu thơ dưới chỉ có thể có những thanh điệu cùng loại: xét về mặt âm điệu (cùng bằng hoặc cùng trắc) Mặc dù vậy, nếu trong một câu thơ có hai âm tiết tham gia hiệp vần, một âm tiết hiệp vần với câu
Trang 20trên, một âm tiết hiệp vần với câu dưới thì thanh điệu được phân bố trong hai
âm tiết đó không nhất thiết phải cùng âm điệu và nếu chúng cùng một âm điệu thì lại phải trái nhau về âm vực
Các vần thơ truyền thống được sáng tác ngày nay không còn bị quy định chặt chẽ như trong thi pháp truyền thống nữa nhưng về cơ bản cũng vẫn căn cứ vào sự tương đồng về âm điệu khi các âm tiết hiệp vần nằm ở những câu thơ như nhau
1.2 Khái quát về thơ và thơ thất ngôn
1.2.1 Thơ
1.2.1.1 Khái niệm thơ
Thơ là một trong những loại hình nghệ thuật kỳ diệu và cũng là người bạn đồng hành từ bao đời nay của nhân loại Niềm khao khát nhất của những người yêu thơ là được chạm đến “bản thể” của thơ Có rất nhiều quan niệm, các hiểu khác nhau về thơ dưới nhiều góc độ nghiên cứu
Trong văn học Trung Hoa cổ đại, thơ đã được đề cập từ rất sớm với quan niệm trên ba phương diện để tạo nên một bài thơ đó chính là âm thanh, tình cảm, ý nghĩ và ngôn ngữ qua tác phẩm Đến đời Đường, Bạch Cư Dị đã nêu lên các yếu tố then chốt tạo thành điều kiện tồn tại của thơ Ông cũng là một trong
những người sớm nhất đưa ra quan điểm riêng về thơ: “Cái gọi là thơ thì không
gì cảm hóa nhân tâm bằng tình cảm, không thể bắt đầu thơ bằng cái gì khác ngoài ngôn ngữ, không gì thân thiết bằng âm thanh, sâu sắc bằng nghĩa lý” Ông quan niệm thơ như một thực thể sinh vật đặc biệt: “Hoa của nó là âm thanh, quả của nó là nghĩa lý và lá của thơ là ngôn ngữ” [2, tr.126 ]
Trong xã hội phương Tây, A rít xtốt với tác phẩm Nghệ thuật thi ca đã
nhìn nhận thơ như là một sự mô phỏng, nhưng sự mô phỏng ấy không chỉ đơn thuần là sao chép, chụp lại, mà mô phỏng trong sự sáng tạo Nhà thơ Vôn te thì đánh giá rất cao tới mặt biểu hiện của thơ qua hình thức, ông cho rằng thơ chính là những nét nhạc du dương của sự hùng biện [29, tr.11]
Nhà văn Pháp Victo Hugo cũng đa ra rất nhiều ý kiến về thơ, ông cho
Trang 21rằng, thơ được ra đời từ những ý tưởng, và những ý tưởng này phải xuất phát
từ chính tâm hồn của mỗi người nghệ sĩ Câu thơ chính là chiếc áo lụa với vẻ đẹp kiêu sa, duyên dáng khoác trên cơ thể của con người [18, tr.5] Nhà thơ người Đức - Goethe luôn nhấn mạnh chỉ có những điều gặp trong cuộc sống gây ra cảm xúc mãnh liệt, đốt đến cháy lòng, làm cho con người khổ đau và hành phúc tới tận cùng mới có thể viết được thành thơ, và Goethe chỉ viết ra được những bài thơ khi ông yêu [29, tr.8]
Trong dòng chảy văn học hiện đại Việt Nam đã xuất hiện rất nhiều nhà thơ nổi tiếng và cũng có khá nhiều quan điểm đa dạng khác nhau về thơ Mỗi nhà thơ có một cách khai thác với mỗi góc độ khác nhau
Tố Hữu là nhà thơ cách mạng, ông luôn coi thơ chính là thứ vũ khí tốt nhất để đấu tranh, để xoay chuyển lòng người, thơ chính là hình thức tươi đẹp của người chiến sĩ cách mạng đang đấu tranh cho độc lập, tự do, hòa bình Với Tố hữu, thơ là tư tưởng là người, là một phần của sự nghiệp cách mạng Nói đến thơ là nói đến cái tốt đẹp, nói đến ngày mai tương sáng nói đến cuộc sống mới chứ không phải là sự gặm nhấm quá khứ, hoàn niệm, tìm đến sự tận cùng đau khổ không lối thoát, Tố hữu cho rằng, thơ không tách rời
tư tưởng và cảm xúc của con người, nó góp phần thức tỉnh niềm tin, tập hợp tạo nên sức mạnh Thơ là tiếng nói của cảm xúc trào dâng từ trong đáy lòng [23, tr.439]
Nhà thơ Lưu Trọng lư nhấn mạnh, thơ chính là điều cốt lõi của tình yêu và cuộc sống Với Lưu Trọng Lư, mỗi bài thơ phải như một cánh cửa được mở ra để đón tình yêu và những điều tốt đẹp vào trong tâm hồn của con người Nhà thơ Chế Lan Viên khái quan về thơ bằng những câu thơ
Thơ, thơ đong từng ngao như tát bể
Là cái cân nhỏ xíu lại cân đời
Đừng làm nhưng câu thơ khuôn mình theo văn phạm
Như cây xanh thẳng quá chim không về [7, tr 146]
Trường Chinh là nhà thơ cách mạng, nhà lãnh đạo của Đảng với bút
Trang 22danh Sóng Hồng, ông là một người rất yêu thơ, coi thơ như là cuộc sống của bản thân mình, ông quan niệm thơ phải gắn liền với thời đại, với con người, với xã hội, thơ vừa nó lên tình cảm nhưng cũng vừa thể hiện được lý lẽ, niềm tin và hy vọng của cộng đồng, dân tộc và trong mỗi con người Thơ cần có nguồn cảm xúc mạnh mẽ cháy bỏng trong cõi lòng
Dưới góc độ nghiên cứu về ngôn ngữ học, các nhà nghiên cứu cũng có nhiều quan điểm khá đa dạng về thơ Nhà ngôn ngữ học Hoàng Phê quan niệm thơ chính là nghệ thuật sử dụng ngôn ngữ, nhưng ngôn ngữ đó khác với giao tiếp thường ngày, mà đây là laoại ngôn ngữ giàu cảm xúc, giàu hình ảnh,
và đặc biệt là tính nhạc được thể hiện rõ nét [28, tr.257]
Trong công trình nghiên cứu Ngôn ngữ thơ, tác giả Nguyễn Phan Cảnh
đã nhận định: “Rõ ràng là, trong văn xuôi, lặp lại là điều tối kỵ và phương trình không được dùng để xây dựng nên những thông báo ” [2, tr.78] Nhận
xét này chính là cơ sở để Nguyễn Phan Cảnh nhấn mạnh “nguyên lý song hành” trong tổ chức ngôn ngữ thơ
Tác giả Hữu Đạt khi nghiên cứu về ngôn ngữ thơ đã đưa ra quan niệm
về thơ như sau: “Thơ là một thể tài của văn học được trình bày bằng hình thức ngắn gọn, súc tích nhất với các tổ chức ngôn ngữ có vần điệu và quy luật phối âm riêng của từng ngôn ngữ nhằm phản ánh cuộc sống tập trung và khát quát nhất, dưới dạng các hình tượng nghệ thuật” [11, tr 20 ]
Dưới góc nhìn của ngôn ngữ học, chúng tôi rất tán thành với định nghĩa về thơ của tác giả Hữu Đạt Tuy vậy, không thể khiên cưỡng trong một quan niệm nhất định, cần phải linh hoạt trong quan niệm để phù hợp với từng góc độ nghiên cứu Do vậy, Do đó, quan niệm của chúng tôi về thơ nhằm để thuận tiện cho các thao tác nghiên cứu về nhịp điệu và thanh điệu trong thơ
thất ngôn của Nguyễn Khuyến và Huy Cận như sau: “Thơ là một thể loại văn chương được đặt trong một chỉnh thể văn bản ngôn từ có sự tương xứng giữa hình thức biểu hiện và nội dung Thơ mang đặc trưng của tư duy hình tượng với sự tham gia của vần điệu và các quy luật hòa phối ngữ âm trong
Trang 23từng ngôn ngữ; về nội dung có nhiệm vụ hướng con người đến Chân, Thiện, Mỹ, đến những giá trị vững bền của đời sống; về hình thức cần đảm bảo các nguyên tắc: thẩm mỹ, công phu, sáng tạo”
1.2.1.2 Đặc điểm ngôn ngữ thơ
* Khái niệm ngôn ngữ thơ
Thơ là một thể loại của văn học nghệ thuật Vì thế, ngôn ngữ thơ trước hết là ngôn ngữ văn học Trên một diện tích ngôn ngữ chật hẹp, lại cần có sự
tổ chức chặt chẽ về thanh điệu, nhịp điệu, vần điệu, bảo đảm tối đa về nghĩa
và mang sắc thái chủ quan của nhà thơ Tất cả những điều này đã làm cho ngôn ngữ thơ ca có một phẩm chất riêng có, ngôn ngữ thơ luôn giàu sức biểu hiện, hàm xúc Mỗi từ ngữ được tạo ra đều được chắt lọc từ một dung lượng lớn các tín hiệu thẩm mỹ Thơ chính là sự thăng hoa, sự kết tinh của nghệ thuật ngôn từ Trong thơ, ngôn ngữ có điều kiện rất thuận lợi để bộc lộ vẻ đẹp của mình hơn so với các lĩnh vực khác
Nếu như âm nhạc, chất liệu đặc trưng là âm thanh với trường độ thấp hoặc cao Hội họa thường mang dấu ấn của sắc màu, đường nét Thơ cũng có chất liệu của riêng mình, đó chính là ngôn ngữ Ngôn ngữ thơ chính là một chất liệu đặc biệt để truyền tải tình cảm, tư tưởng, quan điểm, bởi lẽ nó không chỉ dùng để nói lên ý tưởng của tác giả, mà xung quanh nó còn là ngữ
âm, ngữ pháp, từ vừng
Xét về phương tổ chức ngôn ngữ, ngôn ngữ thơ là một chỉnh thể với sự
đa dạng sắc thái, trong thơ, ngôn ngữ không những được gọt dũa công phu
mà còn được tạo ra ở một trình độ cao, gắn liền với màu sắc, âm thanh, hình ảnh Ngôn ngữ thơ liên tục được làm mới, bởi vì cuộc sống, xã hội và con người luôn vận động liên tục Sứ mệnh của thơ ca cũng chính là cập nhật, điều chỉnh, định hình cuộc sống để hướng tới những giá trị mới tốt đẹp hơn
Phương thức biểu hiện của thơ luôn đa dạng, thơ tồn tại dưới dạng nhiều phương thức biểu hiện khác nhau Trong đó, ngôn ngữ và hình ảnh là những chất liệu cần có trước tiên, nó được ví von như một chất gây mê, vừa là
Trang 24sự cộng dồn hình ảnh và ngôn từ về mặt số lượng, vừa là sự chọn lọc, hòa quyền để tạo nên tư tưởng, tinh thần sáng tạo, hiệu ứng nghệ thuật và thể hiện dụng ý của tác giả
Tóm lại, ngôn ngữ thơ chính là ngôn ngữ thi ca và được dùng trong thi
ca, loại ngôn ngữ mà về mặt hình thức đến nội dung đều được gọt dũa tỉ mỉ
Về mặt hình thức, ngôn ngữ thơ được bảo đảm bằng các tính chất như vần, hòa âm, nhịp thơ
Về nội dung, ngôn ngữ thơ được đặc trưng thể hiện bởi tư duy bằng hình tượng và sự hàm súc
Sự kết hợp biện chứng giữa hình thức và nôị dung của ngôn ngữ thơ đã tạo nên những ý nghĩa tích cực để hướng con người tới những giá trị Chân, Thiện, Mỹ Chính vì vậy, chúng ta thường quan tâm nghiên cứu đến vấn đề âm điệu, vần điệu, nhịp điệu, từ loại hay các biện pháp tu từ khi tìm hiểu ngôn ngữ thơ nói chung cũng như ngôn ngữ của một số tác giả tiêu biểu nói riêng
* Đặc trưng ngôn ngữ thơ
- Về phương diện ngữ âm và thể thơ
Có thể nói, tính nhạc là đặc trưng cơ bản của thơ Đây là điều mà ít được nhắc tới trong văn xuôi Trong mọi ngôn ngữ, tính nhạc được biểu hiện theo cơ cấu và các tổ chức khác nhau về ngữ âm Nguyên âm, thanh điệu, phụ
âm trong tiếng Việt là cơ sở cho ngôn ngữ thơ ca của nước ta có dáng vẻ trầm bổng, du dương, độc đáo khi thể hiện tính nhạc Những sự đối lập khi khai thác tính nhạc trong thơ thường được sử dụng như sau:
+ Sự đối lập khép - mở, trầm - bổng của các nguyên âm
+ Sự đối lập cao - thấp; bằng - trắc của các thanh điệu
+ Sự đối lập về bằng - trắc giữa các dãy phụ âm mũi và phụ âm tắc vô thanh trong phụ âm cuối
Tính nhạc trong thơ được hình thành chủ yếu từ vần và nhịp
Trang 25Vần là sự hòa âm, cộng hưởng theo quy luật của ngữ âm giữa 2 âm tiết,
2 từ cuối dòng thơ hay ngay trong dòng thơ Vần thực hiện các chức năng liên kết, sự ngừng nhịp hay nhấn mạnh trong các câu thơ, khổ thơ
Cách thức tổ chức ngôn ngữ trong thơ thường được gọi là ngữ pháp Trên thực tế, trong từng câu thơ không nhất thiết phải có đủ thành phần chủ ngữ, vị ngữ như trong văn phạm thông thường
Yêu cầu đặt ra đối với câu thơ là không làm ảnh hưởng đến việc tiếp nhận của người đọc, vì vậy ngôn ngữ thơ rất linh hoạt, không bị gò bó bởi một nguyên tắc cố định nào Nhà thơ có thể sử dụng nhiều kiểu câu khác nhau như điệp ngữ, đảo ngữ, vắt dòng từ đó mở ra những giá trị mới cho ngôn ngữ thơ ca Đây chính là điều vô cùng “lý thú” của ngôn ngữ thơ Thông qua
đó, nhiều hình thức, lớp nghĩa đa dạng phong phú được hình thành và cũng tạo nên nét riêng có của mỗi nhà thơ, mỗi người sáng tác thơ đều có một
“khoảng trời riêng”, “thế giới ngôn từ” riêng của mình
- Về phương diện từ loại và các biện pháp tu từ chủ yếu
+ Từ loại:
(+) Từ láy
Căn cứ vào cách hòa phối ngữ âm có 2 kiểu từ láy chính là từ láy bộ phận (ví dụ như: Lung linh, ve vãn; chới với) và láy toàn bộ (ví dụ như: song
song, điệp điệp)
Dựa vào số lần tác động trong phương thức láy chúng ta có thể phân biệt các kiểu từ láy như láy đôi, láy ba, láy tư
Các nhà văn, nhà thơ lớn thường tận dụng và khai thác tối đa tiềm năng
to lớn của từ láy trong văn chương để biểu cảm một cách phong phú và hiệu quả nhất
(+) Lớp từ tình thái: Trạng thái tình cảm, cảm xúc của người nói thường được biểu hiện thông qua lớp từ tính thái Từ tình thái thường đứng trong câu một cách riêng lẻ, không phụ thuộc vào bất cứ thành phần nào của
Trang 26câu Nếu như đứng đầu câu biểu thị gọi, đáp như: ơi, vâng, dạ biểu thị sự ngạc nhiên như: A: mẹ đi chợ về
Từ tình thái thể hiện những sắc thái tình cảm nghi vấn, cảm xúc ngạc
nhiên khi đứng ở cuối câu như: nhỉ, hở, hả, hử…
+ Các biện pháp tu từ
(+) Ẩn dụ: Là biện pháp tu từ có sức mạnh biểu cảm rất lớn, đem đến cho ngôn ngữ cái lạ và ngữ nghĩa có chiều sâu, tạo nên hình ảnh đa dạng
Ví dụ: Bây giờ mận mới hỏi đào,
Vườn hồng đã có ai vào hay chưa ? (Ca dao)
Thực chất thông qua hai loài cây Mận và Đào để ẩn ý tới hình ảnh
người con gái và người con trai Đây thực chất là sự ngầm so sánh, vế so sánh được giản lược đi, chỉ còn lại về được so sánh Biện pháp tu từ ẩn dụ cũng phản ánh phong cách thời đại, phong cách sáng tác cảu các nhà thơ, nghiên cứu nghệ thuật ẩn dụ, chúng ta cũng phần nào hiểu được phong cách nghệ thuật thơ ca của tác giả sáng tác
(+) So sánh: So sánh thường có hai vế, vế đầu là hiện tượng cần được biểu đạt một cách hình tượng Vế sau là hiện tượng thường được dùng để so sánh, các vế được liên kết với nhau bằng những từ so sánh như “bằng”,
“như”, “hơn”, “là”
Ví dụ: Thân em như hạt mưa sa,
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày (Ca dao)
Trang 27Trong thực tế, có những thao tác so sánh diễn ra trong tư duy nhưng không được thể hiện bằng biểu thức ngôn ngữ so sánh mà bằng biểu thức không có cấu trúc so sánh Trong thơ văn, lời thơ phải bao hàm nội dung, cảm xúc và tính thẩm mỹ cao Vì vậy, so sánh là phương thức tạo hình và biểu đạt gợi cảm nhất
(+) Điệp ngữ
Đây là một phương thức tổ chức lời văn bằng cách lặp nhằm tạo ra hai
vế, mỗi về là một câu tương đối hoàn chỉnh được viết thành hai dòng cân xứng sóng đôi với nhau Hình thức tu từ này có đặc điểm là một từ, cụm từ, câu hoặc đoạn thơ được lặp lại với dụng ý nhấn mạnh hoặc gây ấn tượng cho người nghe
Ví dụ:
Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim Nhìn thấy sao trời và đột ngột cánh chim Như sa, như ùa vào buồng lái
(Phạm Tiến Duật - Bài thơ về tiểu đội xe không kính)
Sức thuyết phục của câu thơ, bài thơ được thể hiện khá rõ nét ở phương thức tác giả dùng các biện pháp tu từ như thế nào Ví dụ như, nhờ có phép điệp ngữ, mạch thơ được tuôn trào như những đợt sóng làm cho cảm xúc lâng lang, câu thơ, đoạn thơ trở nên cân đối, hài hòa, có tác dụng nhấn mạnh ý nghĩa, tình cảm, sắc thái, nổi bật lên những từ quan trọng có ý nghĩa sâu sắc, thuyết phục người đọc Theo thời gian, ngôn ngữ thơ ca ngày một phát triển
và hoàn thiện hơn
1.2.2 Thơ thất ngôn
Cổ thi thất ngôn hay còn gọi là thơ thất ngôn Đường luật, thơ Đường luật là một trong những thể loại thơ xuất hiện từ rất sớm trong văn học Trung Quốc, cụ thể là được ra đời từ đời Đường (618 - 907) Đây là thể thơ mỗi câu
có bảy chữ Thơ thất ngôn được coi là một thể loại thơ thịnh hành trong các
Trang 28sáng tác thơ ca ở khu vực Đông Nam Á thời kỳ văn học trung đại Nhưng thực chất, phải đến đời nhà Đường thì thi luật của nó mới được các nhà thơ đưa ra những quy định nghiêm ngặt, cụ thể, rõ ràng, thống nhất trong suốt thời kỳ phong kiến Ở Việt Nam, vào thời kỳ Bắc thuộc, thơ thất ngôn Đường luật rất phổ biến, được những cây bút quý tộc ưa sử dụng vì luật thơ chặt chẽ, thể hiện được tài năng của người làm thơ
Vì luật thơ thất ngôn Đường luật chặt chẽ và nghiêm ngặt, thêm vào đó
là lịch sử lâu đời nên suốt một thời gian dài, trên thi đàn Việt Nam, thơ thất ngôn Đường luật được xem là có tầm quan trọng bậc nhất trong các thể loại của văn học Việt Nam Đã có nhiều nhà nghiên cứu lịch sử văn học đưa ra căn cứ để xác định thời điểm thơ thất ngôn Đường luật vào Việt Nam Thơ Đường luật được ra đời ở Việt Nam vào khoảng thế kỷ X, khi văn học viết được ra đời Trong suốt hơn mười thế kỷ qua, người Việt Nam dựa trên một thể thơ ngoại nhập để vận dụng linh hoạt, sáng tác ra rất nhiều thi phẩm có giá trị nghệ thuật độc đáo
Chúng ta vẫn còn nhớ nhiều tác gia văn học trung đại nổi danh với thể loại thơ thất ngôn Đường luật Với thơ thất ngôn Đường luật, thi hào Nguyễn
Trãi đã tạo nên một "niềm ưu ái" đầy tâm huyết qua “Bình ngô đại cáo” Trình Quốc công Nguyễn Bỉnh Khiêm với tập “Bạch Vân quốc ngữ thi tập”
đã tạo nên một phong cách triết gia trầm tĩnh, nhuần nhị Hồ Xuân Hương được mệnh danh là “bà chúa thơ Nôm” để lại dấu với phong cách thơ trữ tình
với các bài thơ thất ngôn nổi tiếng như Bánh trôi nước, Vịnh cái quạt Tác phẩm Qua đèo ngang của Bà Huyện Thanh Quan cũng thể hiện một phong
cách đường thi mẫu mực
Trải qua hơn mười thế kỷ, thơ ca cổ Việt Nam đã đóng góp một phần không nhỏ cho tinh hoa văn học dân tộc, và đạt đến những thành tựu nghệ thuật đỉnh cao Thơ thất ngôn Đường luật đã trở thành món ăn tinh thần hấp dẫn, quen thuộc của nhiều thế hệ người Việt Nam yêu thơ
Trang 291.2.2.1 Thơ thất ngôn truyền thống
* Khái niệm
Về khái niệm thơ thất ngôn, chúng tôi đi theo quan niệm của tác giả Đỗ
Đức Hiếu và nhóm biên soạn trong cuốn “Từ điển văn học” Trong mục “Thơ Đường luật” các tác giả đã viết: “Thơ Đường luật còn gọi là thơ cận thể hay thơ cách luật ngũ ngôn Thể thơ cách luật ngũ ngôn hoặc thất ngôn được đặt
ra từ đời Đường ở Trung Quốc Có ba dạng chính: Thơ bát cú (mỗi bài tám câu), thơ tứ tuyệt (mỗi bài bốn câu), và thơ bài luật (dạng kéo dài của thơ Đường luật) Trong đó thơ bát cú, nhất là thất ngôn bát cú (mỗi bài tám câu, mỗi câu bảy chữ) được coi là dạng cơ bản vì từ nó, có thể suy ra các dạng khác Về bố cục, một bài bát cú gồm 4 phần: đề, thực, luận, kết” [33, 1690]
Thơ Đường luật được gọi là thơ cận thể vì nó được sáng tác theo niêm luật riêng Thơ Đường luật đối lập và phân biệt với thể loại thơ cổ phong (cổ thể, cổ thi), không theo niêm luật, không hạn chế số câu, chữ như thơ Đường
luật
Niêm, Luật, Đối, Vần và Bố cục là 5 yếu tố phối hợp làm nên một bài thơ Đường luật chuẩn mực Hệ thống những quy tắc này rất phức tạp, đòi hỏi nhà thơ khi sáng tác phải tuân theo một cách nghiêm ngặt Các nhà thơ Việt Nam thời kỳ trung đại và cả thời kỳ hiện đại sau này khi làm thơ theo lối cận thể đã sáng tạo được rất nhiều tác phẩm xuất sắc dựa trên những quy tắc này
như “Chức phận làm con” của Nguyễn Bỉnh Khiêm, “Thu điếu” của Nguyễn Khuyến, “Đây thôn Vĩ Dạ” của Hàn Mặc Tử, “Tràng Giang” của Huy Cận
* Các loại thơ thất ngôn truyền thống
Thơ thất ngôn Đường luật, nếu xét về số câu, tức là xét về hình thức, gồm có 2 dạng là thất ngôn bát cú, thất ngôn tứ tuyệt
- Thất ngôn bát cú: là thể thơ mỗi bài có tám câu, mỗi câu sẽ có 7 chữ
Thất ngôn bát cú được xem là dạng phổ biến nhất của thể thơ Đường luật Những thành tựu đáng kể nhất của thơ thất ngôn Đường luật đa số được sáng tác bằng thể loại thất ngôn bát cú
Trang 30- Thất ngôn tứ tuyệt: là thể thơ mỗi bài có 4 câu và mỗi câu 7 chữ,
trong đó các câu 1, 2, 4 hoặc chỉ các câu 2, 4 hiệp vần với nhau ở chữ cuối
Có thể nói, bài thơ thất ngôn tứ tuyệt chính là một bài thất ngôn bát cú lược
bỏ đi 4 câu đầu hoặc 4 câu cuối Quy luật bằng - trắc của thanh điệu, bên cạnh
đó là những quy tắc về và niêm, vần trong thể loại thất ngôn tứ tuyệt vẫn được giữ nguyên Riêng, luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6 trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt có thể lược bỏ, không cần giữ như trong thể loại thất ngôn bát cú Lúc này sẽ trở thành một bài thơ “4 câu 3 vần” mà Nguyễn Du đã sử dụng để viết
Các quy tắc của niêm luật bao gồm các quy tắc về vần, thanh và số lượng chữ cho các câu thơ Các nhà thơ sử dụng niêm luật để đảm bảo tính đúng đắn và chính xác của thơ, tạo ra một âm điệu đặc biệt và tạo ra sức hấp dẫn âm nhạc cho bài thơ của họ Về vần, các nhà thơ sử dụng các vần có thể kết hợp với nhau nhằm tạo ra sự đồng nhất trong bài thơ và tăng tính thẩm mỹ của bài thơ Về thanh và số lượng thanh, các nhà thơ cũng sử dụng các quy tắc này để tạo ra một sự cân đối và ổn định về âm điệu cho bài thơ
Với sự phát triển của văn hóa, văn học, niêm luật không còn được sử dụng phổ biến như trước đây Các nhà thơ hiện đại thường tập trung vào ý tưởng và nội dung của bài thơ hơn là niêm luật Tuy nhiên, niêm luật vẫn là
Trang 31một phần không thể thiếu trong văn học Trung Quốc, trong thơ Đường luật và vẫn được sử dụng trong các bài thơ truyền thống và cổ điển
Ngoài ra, niêm luật còn có tầm quan trọng đặc biệt trong việc giới thiệu văn hóa Hán ngữ đến với thế giới Những bài thơ được viết theo niêm luật đã trở thành một biểu tượng của văn hóa Hán ngữ và được phổ biến rộng rãi trên toàn thế giới Từ đó, người ta có thể hiểu rõ hơn về giá trị văn hóa và nghệ thuật của thơ thất ngôn
Việc sử dụng niêm trong thơ thất ngôn không chỉ mang tính thẩm mỹ
mà còn phản ánh tư duy của tác giả Các câu niêm với nhau tạo nên một sự tương đồng, sự đồng nhất, giống như một nỗi nhớ, một sự hoài niệm hay một tình yêu mãnh liệt nào đó Điều này càng tạo ra sự sâu sắc và tinh tế hơn trong từng câu thơ, đồng thời thể hiện tinh hoa và sự trau chuốt của văn học Trung Quốc
Trong bài thơ thất ngôn, các câu được xem là niêm với nhau nếu có chữ thứ hai giống nhau hoặc cùng là bằng hoặc cùng là trắc Điều này tạo ra một
sự thống nhất và uyển chuyển trong bài thơ, giúp cho người đọc dễ dàng tiếp thu và cảm nhận sâu sắc hơn về sự tinh tế của từng câu thơ
Niêm trong một bài thơ thất ngôn chuẩn (thất ngôn bát cú) được xác định dựa trên nguyên tắc:
– Câu 1 niêm với câu 8
– Câu 2 niêm với câu 3
– Câu 4 niêm với câu 5
– Câu 6 niêm với câu 7
Đây là các nguyên tắc của một bài thơ thất ngôn chuẩn Theo nguyên tắc này, một bài thơ thất ngôn sẽ bị gọi là “thất niêm” khi tác giả không tuân thủ nguyên tắc niêm của các câu như trên
Trong bài thơ thất ngôn, việc sử dụng niêm không chỉ là một nét đặc trưng của văn hóa Trung Quốc, mà còn phản ánh tâm hồn và cốt cách của thi
Trang 32nhân Việc sử dụng niêm cũng giúp đưa người đọc vào một trạng thái tâm lý nhất định, giống như một sự trầm mặc, một sự hoài niệm hay một nỗi cô đơn
Những nguyên tắc niêm trong thơ thất ngôn không chỉ là một nét đẹp của thơ ca Trung Quốc cổ điển nói riêng mà còn thể hiện nét đẹp của thơ ca nhân loại nói chung bởi sự đa dạng, sự tinh tế và sự trau chuốt của nó
* Luật trong thơ thất ngôn
- Luật Đối âm (luật bằng - trắc)
Trong thơ thất ngôn, luật sẽ căn cứ dựa trên thanh bằng và thanh trắc Các chữ thứ 2 - 4 - 6 và 7 trong cùng một câu thơ được dùng để xây dựng luật bằng - trắc Chữ có thanh bằng là các chữ không có dấu hoặc dấu huyền Chữ
có thanh trắc là những chữ bao gồm tất cả các dấu thanh còn lại: dấu sắc, dấu hỏi, dấu ngã, dấu nặng
Những bài có luật bằng là bài sử dụng thanh bằng trong chữ thứ hai của câu đầu tiên Nếu chữ thứ 2 trong câu đầu tiên mà sử dụng thanh trắc thì được gọi là luật trắc Thêm vào đó, ở luật bằng thì trong cùng một câu, chữ thứ 2 và chữ thứ 6 phải giống nhau về thanh điệu và đồng thời chữ thứ 4 có thanh điệu không được giống với 2 chữ kia (chữ thứ 2 và chữ thứ 6) Cụ thể là nếu chữ thứ 2 và thứ 6 đã sử dụng thanh trắc thì chữ thứ 4 bắt buộc phải sử dụng thanh bằng hoặc ngược lại Nếu một câu thơ trong bài thơ đường luật không sử dụng quy tắc này sẽ được gọi là “thất luật”
Thi nhân của Đường thi đã đúc kết cách sắp xếp các thanh bằng, trắc là:
- Luật Đối ý
Trang 33Trong một bài thơ được sáng tác theo thể loại Đường luật, cùng với đối
âm, đối ý cũng là một nguyên tắc cố định Theo nguyên tắc đối ý, trong bài thơ thất ngôn, ý nghĩa của câu thứ 3 phải đối với ý nghĩa của câu thứ 4 và ý nghĩa của câu thứ 5 phải đối với ý nghĩa của câu thứ 6 Đối ý có cả phương diện từ vựng lẫn ngữ pháp Chẳng hạn, về phương diện từ vựng, trong các câu, nghĩa của từ đơn phải đối với từ đơn, nghĩa của từ láy phải đối với từ láy, nghĩa của từ ghép phải đối với nghĩa của từ ghép Về phương diện ngữ pháp, động từ đối với động từ, danh từ với danh từ Đối còn diễn ra trên phương diện không gian, chẳng hạn cảnh động đối với cảnh tĩnh, trên đối với dưới …
Đối ý là nguyên tắc bắt buộc Trong một bài thơ thất ngôn, nếu ý nghĩa của câu thứ 3 không đối với ý nghĩa của câu thứ 4 và ý nghĩa của câu thứ 5 cũng không đối với ý nghĩa của câu thứ 6 thì bài thơ đó bị coi là “thất đối” và
dĩ nhiên là có giá trị không cao
- Vần
Vần là một yếu tố quan trọng trong thơ thất ngôn Vần góp phần tạo ra một thứ âm điệu riêng, thú vị và thu hút sự chú ý của người đọc Những chữ vần với nhau là những chữ có cách phát âm giống hoặc gần giống nhau Các nhà thơ khi sáng tác thơ thất ngôn sẽ phải sắp xếp các chữ trong câu thơ sao cho chúng có âm điệu đặc biệt, tức là có vần với nhau theo luật chặt chẽ của thể thơ này
Vần được sử dụng tại cuối các câu thứ nhất, thứ hai, thứ tư, thứ sáu và thứ tám trong một bài thơ thất ngôn chuẩn Các câu này được gọi là “vần với nhau” Một bài thơ thất ngôn sẽ bị coi là “thất vận” nếu từ cuối của một trong các câu này không giống nhau về vần
Vần còn được chia thành hai loại chính là “vần chính” và “vần thông”
“Vần chính” là những từ có vần giống nhau hoàn toàn, còn “vần thông” là những từ có vần gần giống nhau Hầu hết thơ thất ngôn dùng vần thanh bằng, tuy nhiên cũng có một số ngoại lệ
Trang 34Một số nhà thơ Đường còn sử dụng các kỹ thuật vần khác nhau để tạo
ra âm điệu đặc biệt Ví dụ, việc sử dụng “vần liệt” để kết hợp các từ có vần giống nhau ở giữa câu Hoặc sử dụng “vần cắt” để tách câu thành các phần có vần riêng biệt
Ví dụ:
Bà Huyện Thanh Quan đã rất khéo léo trong việc sử dụng vần trong bài
thơ “Qua đèo Ngang” Đây là một trong những bài thơ Đường nổi tiếng nhất
và được đánh giá cao về sự tinh tế trong việc sử dụng vần Hai câu đầu tiên của bài thơ là:
Bước tới đèo Ngang, bóng xế tà,
Cỏ cây chen đá, lá chen hoa
Ở đây, chữ “tà” và “hoa” được coi là vần với nhau và là “vần thông” Mặc dù chúng chỉ phát âm gần giống nhau, tuy nhiên, sự kết hợp này vẫn tạo
ra một âm điệu đặc biệt và thu hút sự chú ý của người đọc
Do đó, để tạo ra một bài thơ Đường hay và thu hút sự chú ý của người đọc, việc sử dụng vần là một trong những yếu tố quan trọng Ngoài ra, việc áp dụng kỹ thuật vần đúng cách còn giúp cho bài thơ trở nên tinh tế, độc đáo và mang tính nghệ thuật cao hơn, góp phần làm nên vẻ đẹp của thơ Đường
- Bố cục
Bố cục là cách sắp xếp các câu trong bài thơ thất ngôn sao cho thể hiện
rõ rệt nhất tư tưởng, chủ đề của bài thơ Xét về bố cục, một bài thơ theo thể thất ngôn bát cú có bốn phần: đề, thực, luận, kết
Phần Đề gồm hai câu, câu thư nhất là phá đề, câu thứ hai là thừa đề Phá đề là câu mở ý của đầu bài ra, thừa đề tiếp ý phá đề để chuyển vào phần Thực Nội dung của câu đề nêu cảm nghĩ chung về người, cảnh vật
Phần Thực là hai câu tiếp theo (câu 3 và 4) giải thích rõ ý của câu Đề, miêu tả chi tiết về cảnh, việc, tình để làm rõ cho cảm xúc nêu ở hai câu đề
Phần Luận gồm câu 5 và câu 6 Phần Luận có nhiệm vụ bàn luận, mở rộng cảm xúc, thường nêu ý tưởng chính của nhà thơ
Trang 35Phần Kết có nhiệm vụ khép lại bài thơ đồng thời nhấn mạnh những cảm xúc đã được giãi bày ở các phần trên
Trên cơ sở những niêm luật của thơ thất ngôn Đường luật, khi lan tỏa trong đời sống văn hóa người Việt Nam đã hình thành nên một thể thơ mới bảy chữ Đây là thể thơ đã dựa trên nền thể loại thơ thất ngôn cổ điển để sáng tạo và cách tân về ngôn ngữ, vần điệu, thanh điệu và nhịp điệu Tuy thế, thơ mới bảy chữ vẫn dựa vào hai khuôn thanh cơ bản của thất ngôn truyền thống
là BTB và TBT
1.2.2.2 Thơ mới bảy chữ
Trong thơ ca trung đại, thất ngôn Đường luật là một thể thơ quy định chặt chẽ về niêm luật Muốn làm được một bài thất ngôn đòi hỏi nhà thơ phải tuân thủ đúng quy luật kết cấu đã định trước Chính sự gò bó này đã làm cho thể thất ngôn Đường luật truyền thống khó diễn tả được trạng thái cảm xúc và suy nghĩ phong phú của nhà thơ Tuy nhiên, khi phong trào Thơ mới hình thành thì thể thơ bảy chữ với những cách tân lại được lên ngôi, trở thành một thể thơ quen thuộc, phổ biến làm nên tên tuổi của một số nhà thơ Những bài thơ thất ngôn không giới hạn về số câu cũng như cách gieo vần linh hoạt làm
cho lời thơ uyển chuyển, tăng cường khả năng biểu hiện cho câu thơ “Thơ mới đã triệt hạ vai trò chủ soái của thể thất ngôn bát cú và tấn công vào mọi quy tắc ràng buộc về niêm luật, về kết cấu, đối của thơ cũ” [31, tr 86]
Thơ mới bảy chữ đã dựa trên nền thể loại thơ thất ngôn cổ điển để sáng tạo và cách tân về ngôn ngữ, vần điệu, thanh điệu và nhịp điệu Chỗ khác giữa thơ mới bảy chữ với thơ thất ngôn tứ tuyệt hay thất ngôn bát cú Đường luật trước hết là bài thơ mới bảy chữ được chia thành các khổ và mỗi khổ thơ có thể kéo dài không hạn định, có khổ 4 - 6 câu, có khổ 7 - 8 câu, có khổ 10 câu Vần và nhịp trong thơ mới bảy chữ tương đối tự do, phóng khoáng: có khổ vần bằng, có khổ vần trắc Tuy nhiên, thơ mới bảy chữ vẫn dựa vào hai khuôn thanh cơ bản của thể thơ thất ngôn truyền thống là BTB và TBT Mỗi khổ thơ mới bảy chữ giống như là một bài thất ngôn tứ tuyệt, có luật bằng - trắc, thể
Trang 36thơ, kiểu vần, loại nhịp Mỗi khổ thơ thường được làm theo một thể thanh điệu nhất định, tính theo chữ thứ hai của dòng thơ thứ nhất Nếu chữ đó là thanh bằng ta sẽ có thể bằng, dẫn theo tiếng thứ 2 của câu 2 là thanh trắc, tiếng thứ 2 của câu 3 cũng là thanh trắc và tiếng thứ 2 của câu 4 là thanh bằng Nếu chữ đó là thanh trắc thì ta có thể trắc, dẫn theo tiếng thứ 2 của câu
2 là thanh bằng, tiếng thứ 2 của câu 3 là thanh bằng, còn tiếng thứ 2 của câu 4
là thanh trắc Có thể lấy hai khổ thơ sau trong bài Tràng Giang của Huy Cận
Trang 371.3 Về nhà thơ Nguyễn Khuyến và Huy Cận
1.3.1 Nhà thơ Nguyễn Khuyến
1.3.1.1 Sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến sinh năm 1835, tại làng Hoàng Xá, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định Xuất thân trong một gia đình nho học, hai bên nội ngoại đều có truyền thống hiếu học
Sáng tác của Nguyễn Khuyến gồm hơn 800 tác phẩm có giá trị, bao gồm thơ, văn, câu đối, ca trù viết bằng chữ Hán và chữ Nôm nhưng thành
công nhất là ở thể loại thơ Nôm Các tác phẩm gồm có Quế Sơn thi tập, Yên Đổ thi tập, "Bạn đến chơi nhà" và 3 bài thơ về mùa thu cùng nhiều bài
ca, hát ả đào, văn tế, câu đối truyền miệng Trong đó, Quế sơn thi tập có
khoảng 200 bài thơ bằng chữ Hán và 100 bài thơ bằng chữ Nôm với nhiều thể loại khác nhau Có bài Nguyễn Khuyến viết bằng chữ Hán rồi dịch ra chữ Nôm hoặc ông viết bằng chữ Nôm rồi dịch sang chữ Hán Cả hai loại đều khó để xác định đâu là bản nguyên tác, đâu là bản dịch vì chúng rất điêu luyện Trong bộ phận thơ Nôm, Nguyễn Khuyến vừa là nhà thơ trào phúng vừa là nhà thơ trữ tình, nhuốm đậm tư tưởng Lão - Trang và triết lý Đông Phương Thơ chữ Hán của ông hầu hết là thơ trữ tình Nguyễn Khuyến có những đóng góp to lớn trong việc bảo tồn giá trị của thơ văn chữ Hán và phát triển thơ văn Nôm dân tộc Ông sử dụng các thể văn chương quen thuộc như thất ngôn bát cú Đường luật, câu đối, hát nói và song thất lục bát
mà thể nào cũng thành công
1.3.1.2 Nét đặc sắc trong thơ Nguyễn Khuyến
Nguyễn Khuyến dồn rất nhiều tài năng và tâm huyết vào chủ đề các sáng tác trữ tình Thơ Nguyễn Khuyến tiêu biểu cho tâm hồn của con người Việt Nam Ông được biết đến với tư cách là nhà thơ của vùng đồng quê chiêm trũng Bắc bộ Tuy học rộng, tài cao và đã từng đứng trong hàng ngũ quan lại của xã hội đương thời trong suốt 10 năm, nhưng nơi Nguyễn Khuyến gắn bó duy nhất trong cuộc đời là quê cha Quê cha gắn với hồi ức tuổi thơ đồng thời
Trang 38cũng tạo nên vốn hiểu biết sâu sắc, tình cảm đẹp đẽ của Nguyễn Khuyến với làng quê, cảnh sắc nông thôn Những vần thơ trữ tình trong trẻo về cảnh vật, bức tranh thiên nhiên nông thôn đã làm nên thương hiệu trong thơ trữ tình Nguyễn Khuyến Các tác phẩm nổi tiếng nhất và tiêu biểu nhất của vùng đồng bằng chiêm trũng Bắc Bộ của Nguyễn Khuyến đó chính là chùm ba bài thơ về
mùa thu: Thu vịnh, Thu điếu và Thu ẩm
Nguyễn Khuyến còn là một nhà thơ, một nhà văn hóa có cách ứng xử tinh tế, sâu sắc với thiên nhiên và con người Cảnh nông thôn Việt Nam trong thơ ông là những tác phẩm thơ - hoạ tuyệt diệu và hữu tình, có sức lay động trái tim con người Việt Nam ở nhiều thời đại Mỗi bài thơ viết về người nông dân của cụ Tam Nguyên Yên Đổ đã cho ta cái nhìn đa chiều, trọn vẹn, đầy đủ hơn, nó không chỉ là tình cảnh của riêng người nông dân Bắc Bộ mà còn là điển hình cho cả một tầng lớp của dân tộc ta lúc bấy giờ
Nói tóm lại, vì tình yêu với những con người bình dị, cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp nơi làng quê, Nguyễn Khuyến đã lưu giữ và khắc họa một cách khá đủ đầy bức tranh văn hóa Việt buổi đương thời qua những tác phẩm thơ văn đặc sắc
1.3.2 Nhà thơ Huy Cận
1.3.2.1 Về cuộc đời Huy Cận
Huy Cận tên thật là Cù Huy Cận, bút danh Huy Cận, sinh ngày
31/5/1919, trong một gia đình nhà nho nghèo gốc nông dân dưới chân núi Mồng Gà, bên bờ sông Ngàn Sâu (thượng nguồn sông La) ở làng Ân Phú, huyện Hương Sơn, nay là xã Ân Phú, huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh
Ông lúc nhỏ học ở quê, sau vào Huế học trung học, đậu tú tài Pháp; rồi ra Hà Nội học trường Cao đẳng Canh nông Từ năm 1942, ông tham gia phong trào sinh viên yêu nước và Mặt trận Việt Minh và được bầu vào Ủy ban Giải phóng (tức Chính phủ Cách mạng lâm thời sau đó) Huy Cận cũng từng cộng tác với nhóm Tự Lực Văn Đoàn
Sau Cách mạng tháng Tám, khi mới 26 tuổi, ông đã là Bộ trưởng Bộ
Trang 39Canh nông trong Chính phủ liên hiệp lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Những năm 1945 - 1946, ông là Ủy viên Ban thanh tra đặc biệt của Chính phủ Sau này ông làm Thứ trưởng Bộ Văn hóa, rồi Bộ trưởng đặc trách Văn hóa Thông tin trực thuộc Hội đồng Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phụ trách các công tác văn hóa và văn nghệ Từ 1984, ông là Chủ tịch Ủy ban Trung ương Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam Ngoài ra, ông còn là Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa I, II và VII
Huy Cận mất ngày 19/2/2005 tại Hà Nội Huy Cận đã được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật (đợt I - năm 1996) Tháng 6 năm 2001, Huy Cận được bầu là viện sĩ Viện Hàn lâm Thơ Thế giới Ngày 23/2/2005, ông được Nhà nước truy tặng Huân chương Sao Vàng Ở một số thành phố đã có đường phố mang tên nhà thơ Huy Cận Ở huyện Vũ Quang, tỉnh Hà Tĩnh (quê ông), có Trường Trung học Phổ thông mang tên Cù Huy Cận
1.3.2.2 Nét đặc sắc trong thơ Huy Cận
Là một trong những nhà thơ nổi bật nhất của phong trào Thơ Mới, thơ Huy Cận có vẻ đẹp “thầm kín rạo rực”, “không phô bày”, đây chính là phát hiện của nhà thơ Xuân Diệu khi bình luận về Huy Cận Xuân Diệu ví thơ Huy Cận “như nụ mùa xuân, như trái mùa hè, gói gắm lại, nhưng đầy căng nhựa thơm và mật ngọt” Huy Cận làm say đắm người đọc không phải bằng màu sắc, mà sức quyến rũ trong thơ chính là mùi thơm Xuân Diệu cho rằng cái sức mạnh thầm kín đặc biệt trong thơ bạn mình có được là do kết hợp cái rụt
rè của Á Đông và cái tươi đậm của Âu Tây
Huy Cận là một người yêu thích thơ ca Việt Nam và thơ Đường, cũng như chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn học Pháp Những ảnh hưởng này đã giúp cho ông phát triển phong cách thơ ca độc đáo và góp phần tạo nên sự đa dạng trong văn học Việt Nam Những vần thơ với một vẻ đẹp trong sáng, thanh tao,
cổ kính mang đậm phong vị Đường thi là một trong những điểm nhấn thơ
Trang 40Huy Cận Năm 1942, trong cuốn “Nhà văn hiện đại”, Vũ Ngọc Phan đã chỉ ra
vẻ đẹp riêng của Huy Cận qua “Đẹp xưa” , “Tràng Giang”, “Thu rừng”
Sáng tác của Huy Cận trước Cách mạng tháng 8 thường mang nét sầu não, buồn thương trong khi sau đó lại thể hiện sự tươi vui và lạc quan Tuy nhiên, điểm chung của các tác phẩm của ông luôn là sự tương tác với hiện thực cuộc sống và thời đại, từ đó tạo nên những bức tranh thơ ca sống động
và chân thật Năm 1940, tập thơ đầu - “Lửa thiêng” của Huy Cận ra mắt bạn đọc Trong số 46 nhà thơ được đưa vào tuyển tập “Thi nhân Việt Nam”, vị trí
của Huy Cận lại được Hoài Thanh - Hoài Chân khẳng định bằng việc đưa vào
số lượng bài thơ nhiều chỉ sau Xuân Diệu Thơ Huy Cận “nhiều tình mà ít chuyện”, ông có khả năng “tìm ra thơ trong những chốn ta tưởng không còn thơ nữa” Từ những nhận xét xác đáng ấy, Hoài Thanh đã kịp thời ghi nhận một việc làm táo bạo của Huy Cận: “Tìm về những cảnh xưa nơi bao nhiêu người đã sa lầy” Với hướng đi ấy, Huy Cận “đã gọi dậy hồn buồn của Đông
Á, người đã khơi dậy cái mạch sầu mấy nghìn năm vẫn ngấm ngầm trong cõi đất này”[31,Tr.155]
Sau 1945, Huy Cận bước sang một thời kỳ sáng tạo mới, biến đổi từ một nhà thơ bận tâm đến vũ trụ cá nhân của mình, đầy rẫy những xáo trộn cảm xúc, thành một nhà văn đóng góp những bài thơ sôi động ca ngợi lối sống mới và những thay đổi đang diễn ra trên quê hương
Huy Cận là nhà thơ lớn, nhà văn hóa lớn tầm cỡ thế giới Tuy am hiểu nhiều nền văn minh, văn hóa của nhân loại, hồn thơ ông vẫn đậm đà bản sắc dân tộc Suối nguồn thơ ca truyền thống đã rót vào tâm hồn Huy Cận những giai điệu du dương, khiến cho tiếng thơ - những khi đạt đến độ thuần thục - rất dễ đi vào lòng người
Thể thơ lục bát truyền thống, thể thơ năm chữ của dân ca Nghệ Tĩnh trong sáng tác của Huy Cận vừa mộc mạc chân tình vừa lắng đọng, hàm súc Tuy nhiên, hể thơ thất ngôn là một trong những thể thơ yêu thích nhất của nhà thơ khi sáng tác Những bức tranh thiên nhiên trong thơ Huy Cận thường rất ít